You are on page 1of 7

Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ VÀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ.

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt
động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc
thực hiện dự án đầu tư.
Khi nhà đầu tư muốn triển khai dự án trên thực tế, tùy từng dự án cụ thể
mà nhà đầu tư có thể phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án trên
thực tế, vì lý do khác nhau mà nhà đầu tư có thể thực hiện các thủ tục liên quan
đến giãn tiến độ thực hiện dự án, tạm ngừng hoạt động của dự án… Tất cả
những thủ tục đó được gọi chung là thủ tục đầu tư.

II. THỦ TỤC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014.

Để một dự án đầu tư muốn được triển khai trên lãnh thổ Việt Nam, thông
thường nhà đầu tư sẽ phải xem xét rằng dự án đó có thuộc trường hợp phải quyết
định chủ trương đầu tư hay thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu
tư hay không để thực hiện trước khi triển khai dự án trên thực tế. Khi đáp ứng
đủ các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư thì trong quá trình đầu tư nhà đầu tư
đôi khi cũng sẽ phải thực hiện những thủ tục liên quan như : kí quỹ, giãn tiến độ,
tạm ngừng hoạt động dự án…
1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.
Hiện nay, các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư đang được quy
định tại Điều 30, 31 và 32 Luật đầu tư năm 2014, lần lượt tương ứng với thẩm
quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ
trương đâu tư của Quốc hội thì đây là những dự án ảnh hưởng lớn đến môi
trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng lớn đến môi trường, chuyển mục đích
sử dụng đất với diện tích lớn, tác đông lớn đến bộ phận dân cư, tác động động
rất lớn đến kinh tế – xã hội nên phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
quyết định chủ trương đầu tư. Đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định
chủ trương đầu tư của Thủ tường Chính phủ tuy mức độ tác động không lớn như
các dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng do ảnh hưởng của nó đến kinh
tế – xã hội nên vẫn cần có chủ thể có thẩm quyền là Thủ thưởng Chính phủ
quyết định chủ trương đầu tư: cảng hàng không; vận tải hàng không; cảng biển
quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; kinh doanh cá cược, đặt cược,
casino; sản xuất thuốc lá điếu; xây dựng và kinh doanh sân gôn; dự án có quy
mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên… Cuối cũng những dự án cần được Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư là những dự án có ảnh
hưởng thấp hơn đến kinh tế xã hội quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật đầu tư
năm 2014. Khi dự án của nhà đâu tư thuộc những trường hợp luật định phaair
quyết điịnh chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan
quản lý đâu tư có thẩm quyền. Nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì sau 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án
đầu tư thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên
đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội và
Thủ tướng Chính phủ hiện nay pháp luật chưa quy định về thời gian cụ thể
thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Cũng như thủ tục quyết định chủ trương đầu tư thì không phải mọi dự án
đầu tư đều phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, mà chỉ những dự án được
pháp luật quy định mới phải có Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư. Hiện nay
những trường hợp phải thực hiện và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng kí đầu tư đang được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36
Luật đầu tư năm 2014.
"Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế."

Như vậy chỉ những dự án của nhà đầu tư nước ngoài và của tổ chức kinh tế quy định tại
khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư năm 2014 mới bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Tuy nhiên những dự án thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng
nhận đăng kí đầu tư (Khoản 2 Điều 36) vẫn có thể thực hiện thủ tục để được cấp
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư nếu nhà đầu tư có nhu cầu. Để được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí đầu tư thì nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng kí đầu tư
theo quy định của pháp luật, khi nhận đủ hồ sơ thì cơ quan đăng kí đầu tư sẽ cấp
Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư cho nhà đầu tư sau 15 ngày. Trường hợp dự án
thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng
kí đầu từ sẽ được cấp sau 5 ngày làm việc kể từ kí cơ quan đăng kí đầu tư nhận
được văn bản chấp thuận đầu tư và như thế nhà đầu tư chỉ phải nộp hồ sơ 1 lần
nếu thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư và phải có Giấy chứng
nhận đăng kí đầu tư. Quy đình nay đã tạo thuận lợi chi nhà đầu tư trong quá
trình thực hiện các thủ tục đầu tư.
3. Một số thủ tục liên quan khi tiến hành dự án đầu tư:
– Kí quỹ để bảo đảm thực hiện dự án :
Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư sẽ phải kí quỹ lũy tiến từng phần từ
1% đến 3% tùy theo vốn đầu tư của dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 27
Nghị đình 118/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, không phải mọi dự án được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án
đầu tư đểu phải kí quỹ mà có một số ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị
đình 118/2015/NĐ-CP. Khi nhà đầu tư kí quỹ thì tùy thuộc vào từng dự án cụ
thể mà khoản tiền kí quỹ sẽ được hoàn trả lại cho nhà đầu tư theo từng trường
hợp cụ thể.
– Thủ tục giãn tiến độ thực hiện dự án :
Nhà đầu tư phải thực hiện phải đề xuất bằng văn bản cho cơ quan đăng ký
đầu tư khi giãn tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và đưa công trình
chính vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động của dự
án đầu tư đối với các dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc
quyết định chủ trương đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề
xuất, cơ quan đăng ký đầu tư có ý kiến bằng văn bản về việc giãn tiến độ đầu tư.
Đối với dự án được cơ quan đăng ký đầu tư co phép giãn tiến độ thì tổng
thời gian dự án được giãn tiến độ là không quá 24 tháng, trường hợp bất khả
kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng không tính vào thời gian
giãn tiến độ đầu tư.
– Thủ tục tạm ngừng động của dự án đầu tư :
Trong quá trình triển khai dự án đầu tư trên thực tế, vì rất nhiều lý do khác
nhau mà nhà đầu tư phải tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải
thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Lý do tạm ngừng dự án
đầu tư là rất khác nhau nhưng nếu dự án đầu tư do bất khả kháng (thiên tai, lũ
lụt, hỏa hoạn…) thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm
ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

III. THỦ TỤC ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC
NGOÀI THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2014.

Cũng giống như hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì hoạt động đầu tư ra
nước ngoài có 2 thủ tục chủ yếu là thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài.
1. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.

Việc quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài hiện nay thuộc về 2 chủ
thể là Quốc hộ và Thủ tướng Chính phủ. Khác với dự án đầu tư tại Việt Nam
phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì dự án đầu tư nước ngoài
phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chỉ bao gồm 2 dự án là dự án
có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên và dự án yêu cầu áp dụng
cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. Giống như trường
hợp phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, thì Thủ tướng Chính phủ
cũng chỉ quyết định chủ trương đầu tư đối với 2 dự án là dự án thuộc lĩnh vực
ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông
có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; dự án đầu tư không thuộc
trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ
đồng trở lên.
2. Vấn đề pháp lý cơ bản của thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài .

Nếu như hoạt động đầu tư tại Việt Nam, việc cấp Giấy chứng nhận đăng
kí đầu tư được áp dụng với các trường hợp luật định thì việc thực hiện thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài được áp dụng với tất cả các
dự án đầu tư ra nước ngoài. Có thể nói, việc quản lý hoạt động đầu tư ra nước
ngoài thường khó khăn hơn việc quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam nên nhà
làm luật đã quy định hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải có Giấy chứng nhận
đăng kí đầu tư ra nước ngoài trừ trường hợp chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa,
máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu,
thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định
của Chính phủ. Cùng với sự thay đổi về phạm vi phải thực hiện cấp Giấy chứng
nhận đăng kí đầu tư ra nước ngoài thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí
đầu tư ra nước ngoài đã được quy định là của Bộ kế hoạch và đầu tư.
“Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài

1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối
với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần,
phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp
sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành
viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ
51 % vốn điều lệ trở lên.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các
điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà
đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ
phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu
tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức
kinh tế mới.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự
án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của
Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc
nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo
quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh

1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá
nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách
pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu
tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư,
nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội
của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh
về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc
tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của
Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông
số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

2. Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu
tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng
ký đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung
quy định tại khoản 6 Điều này.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý
kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, và gửi cơ
quan đăng ký đầu tư.

5. Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản
lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định theo quy định tại Điều này
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan đăng ký đầu tư.

6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký
đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ
thực hiện dự án;

b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế -
xã hội của dự án;

d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường
hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm
định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 32 của Luật này.

7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.

8. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ
xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối
với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

đ) Công nghệ áp dụng;

e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

g) Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

9. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.”

You might also like