« Home « Kết quả tìm kiếm

Chất thải y tế và cách xử lý


Tóm tắt Xem thử

- Chất thải y tế và cách xử lý, tiêu hủy chất thải Hiện nay chất thải y tế là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và xã hội.
- Vì vậy việcquản lý chất thải y tế để xử lý, tiêu hủy chất thải phải bảo đảm các yêu cầu cần thiết nhằm giảmthiểu những tác động của nó đối với môi trường, góp phần bảo vệ môi trường sống lành mạnh,an toàn.
- Phân loại các chất thải y tế Chất thải y tế được chia làm 5 loại khác nhau như chất thải thông thường, chất thải y tế, chất thảihóa học, chất thải phóng xạ và các vật chứa có áp suất.- Chất thải thông thường bao gồm các hộp các tông, giấy, thức ăn, chai nhựa, lọ thủy tinh.- Chất thải y tế có 5 nhóm như chất thải gây lây nhiễm, các vật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòngthí nghiệm, chất thải dược phẩm và chất thải bệnh phẩm.
- Nhóm chất thải gây lây nhiễm gồm băng gạc bẩn, bông, đồ băng bó, quần áo, găng tay, gạc, tất cả các vật tư hay thiết bị tiếp xúc vớimáu và chất thải của người bệnh.
- Nhóm chất thải y tế từ phòng thí nghiệm gồm găng tay, ốngnghiệm, các vật cấy, cất giữ các chất gây bệnh, túi máu và các chất thải khác từ phòng thínghiệm để nghiên cứu bệnh tật, huyết học, truyền máu, vi sinh học, nghiên cứu mô học.
- Chấtthải dược phẩm gồm thuốc quá hạn sử dụng hoàn trả lại, thuốc phòng bệnh, thuốc bị đổ hoặc hưhỏng hay phải bỏ đi vì không cần giữ các chất trị xạ.
- Chất thải bệnh phẩm gồm mô người có thể bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai vàcác thi thể người, xác động vật và mô động vật phòng thí nghiệm.
- Cần phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh.Ảnh: CTV - Chất thải hóa học được chia thành các nhóm như chất thải không độc hại, chất đường, aminoaxit, các muối vô cơ, hữu cơ và các chất độc hại như formaldehyde, các hóa chất trong định hình,dung môi, trichlore ethylene, hóa chất vô cơ, hữu cơ.- Chất thải phóng xạ là chất thải rắn, chất thải lỏng, các chất thải từ mẫu bệnh phẩm có chứa phóng xạ.- Các vật chứa có áp suất gồm xy ranh khí nén, can nước và các bình chứa khí nén.
- Quy định việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế Theo quy định về nguyên tắc chung, việc phân loại rác thải y tế phải được thực hiện càng gần nơithải ra càng tốt.
- Các chất thải y tế độc hại không được để lẫn với các chất thải thông thường.Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định màu vàng cho các nhóm thuộc chấtthải y tế, màu xanh cho chất thải thông thường và màu đen cho chất thải hóa chất, các chất phóngxạ và trị xạ.Các túi thu gom rác theo quy định tiêu chuẩn là loại nhựa polyethylene và polyprepylene, dungtích tối đa 0,1 m2 và phải được đánh dấu ở mức đầy là 2/3 của túi.Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được làm từ vật liệu rắn,có thể tiêu hủy bằng đốt.
- Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải có dung tích phù hợp chonhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm, nắp đậy.
- Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3.Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được làm từ polyethylene vàcó nắp.
- Dụng cụ chứa phải cùng màu với túi đựngvà phải được đánh dấu ở mức 2/3.Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa.
- Các chất thải y tế phải đượcđựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộc chặt lại.
- Nơi chứa chất thải tại các cơ sở y tế phải cách xa an toàn nơi chứa thức ăn hoặc khu vực nấu ăn, phải được khóa để tránh những người không có nhiệm vụ tùy tiện ra vào, phải có thiết bị lau rửa,quần áo bảo hộ và các túi rác hoặc thùng chứa phải được bố trí ở nơi thuận tiện.
- Tất cả các chất thảichứa trong đó phải xa ánh sáng mặt trời và các chất thải độc hại phải được tách riêng khỏi chấtthải thông thường.Trong các bệnh viện, chất thải được thải ra hàng ngày và thời gian lưu giữ chất thải độc hại là 48giờ.
- Đối với các cơ sở y tế nhỏ, thời gian lưu giữ các chất thải nhóm chất thải gây lây nhiễm, cácvật sắc nhọn, chất thải y tế từ phòng thí nghiệm và chất thải dược phẩm không được quá 1 tuần;riêng chất thải nhóm chất thải bệnh phẩm thì phải được đốt hoặc chôn ngay.Việc vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế bắt buộc các cơ sở y tế phải ký hợp đồng dịchvụ vận chuyển và xử lý rác thải y tế được các cấp chính quyền địa phương phê duyệt đủ tiêuchuẩn để vận chuyển chất thải y tế ra ngoài cơ sở y tế và cần có biên lai xác nhận việc thực hiệntừng đợt.Đối với công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải, các cơ sở y tế trong thành phố cần có một trungtâm lò đốt ở trong khu vực đó.
- Biện pháp chôn lấp chỉ nên áp dụng cho các cơ sở y tếkhông có lò đốt rác.
- Chất thải phải được chôn tại đúng nơi quy định và phải đáp ứng các tiêuchuẩn về môi trường cho phép.
- Bước xử lý ban đầu gồm đun sôi, khử hóa chất và biện phápdùng nhiệt độ sấy khô hoặc ướt chỉ được áp dụng cho chất thải nhóm chất thải y tế từ phòng thínghiệm và các vật liệu, thiết bị dùng để chữa trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, giang maihoặc bệnh lao.
- Xử lý, tiêu hủy chất thải y tế Chất thải y tế gồm 5 nhóm khác nhau, mỗi nhóm có một quy trình xử lý, tiêu hủy riêng.- Chất thải lây nhiễm thực hiện biện pháp chôn lấp, dùng lò đốt và đốt ngoài trời.- Các vật sắc, nhọn được phân loại cùng với các chất thải khác ở hầu hết các bệnh viện huyệnnhưng hầu hết các bệnh viện huyện lại không có kinh phí mua những thùng chứa các vật này.
- Có bệnh viện tái sử dụng các chai nhựa đựng nước uống hoặc các thùng kim loại để chứa kim tiêm,sau đó chôn dưới đất.
- Tuy nhiên ở đa số bệnh viện, các vật sắc, nhọn này được thu gom trong cáctúi nhựa mỏng, có thể gây nguy hiểm cho nhân viên xử lý rác.- Chất thải y tế từ các phòng thí nghiệm sau khi được khử trùng hoặc tẩy uế sẽ được đốt tại chỗhoặc ngoài trời.
- Tuy nhiên, nhiều bệnh viện huyện thiếu các chất tẩy uế cần để khử trùng loạichất thải này.- Chất thải dược phẩm với biện pháp xử lý hiện nay gồm chôn lấp tại chỗ, thải ra nơi thu gon ráccông cộng, đốt trong các lò đốt thô sơ và đốt ngoài trời.- Chất thải bệnh phẩm xử lý với phương pháp tiêu hủy bằng đốt trong các lò đốt thô sơ, đốt ngoàitrời và chôn lấp dưới đất.
- Tại nhiều bệnh viện huyện, thường ghi nhận chó và các động vật khácđào bới các chất thải bệnh phẩm không được chôn lấp kỹ lên mặt đất làm ô nhiễm môi trường.
- Xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải bệnh viện Nghiên cứu về quản lý chất thải y tế cho thấy hầu hết các bệnh viện huyện không quan tâm đúngmức đến việc xử lý chất thải lỏng lây nhiễm và nước thải.
- Các bệnh viện thường thải chất lỏnglây nhiễm, máu và các dịch thể vào hệ thống nước thải mà không được xử lý và nước thải rò rỉtrực tiếp ra môi trường do các ống thoát nước bị hỏng.
- Ở nhiều bệnh viện huyện, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bể phốt và chất thải ra không được qua biện pháp xử lý, đồng thời chất thảicó thể rò rỉ trực tiếp vào môi trường do hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng.
- Tại phần lớn các bệnh viện, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân không có hố tự hoại thích hợp và thải nước ra ngoàikhông qua xử lý khiến cho môi trường vệ sinh trong bệnh viện và khu dân cư lân cận bị ô nhiễm.Hầu hết các bệnh viện đều không có đủ ngân sách hoặc cơ sở vật chất để xử lý loại chất thải lỏnglây nhiễm và nước thải bệnh viện cũng làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- Khuyến nghị Quy chế về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam đã được ban hành từ năm 1999 và hiện nay các cơ sở y tế trên cả nước đang khẩn trương tiến hành triển khai Chương trình hành động quốc gia vềquản lý chất thải y tế đến năm 2015.
- Qua khảo sát thực trạng tình hình, hiện có khoảng 30% tỉnh,thành phố trong toàn quốc không có công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp, đặc biệt là các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao và miền núi.
- Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số2575/1999/QĐ-BYT về quản lý chất thải y tế, chỉ đạo cho tất cả các bệnh viện và các trung tâmy tế thuộc tỉnh, huyện.
- các bệnh viện đa khoa, bệnh viện phụ sản, trạm y tế, dịch vụ y tế tư nhân,trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện.
- thực hành những quyđịnh chi tiết về việc phân loại chất thải, hướng dẫn công tác thu gom, xử lý và loại bỏ chất thải ở các cơ sở y tế.
- Vấn đề này cần được các đơn vị cơ sở y tế khám chữa bệnh và y tế dự phòng trêncả nước đặc biệt quan tâm để góp phần giảm thiểu những tác động, ảnh hưởng của chất thải y tếđối với môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, lành mạnh.TTƯT.BS

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt