« Home « Kết quả tìm kiếm

The suitability of TOEIC English training (Tính phù hợp của việc đào tạo tiếng Anh theo chuẩn TOEIC)


Tóm tắt Xem thử

- TÍNH PHÙ HỢP CỦA VIỆC ĐÀO TẠO TIẾNG ANH THEO CHUẨN TOEIC ThS.Châu Ngọc Thảo Nguyên Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh không những giúp nâng cao vị thế, uy tín và chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn giúp Trường đáp ứng những yêu cầu của xã hội nói chung cũng như của Đại học Quốc Gia - Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHQG - TPHCM) nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn và vững về ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Nhận thấy việc lựa chọn TOEIC - tiêu chuẩn tuyển dụng và đánh giá của hơn 14.000 tổ chức trên thế giới và hơn 350 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, hơn 127 trường Đại học, Cao đẳng, hệ thống trường nghề đã và đang sử dụng TOEIC làm chuẩn đầu ra1.
- Mặc dù các chương trình kiểm tra khác như TOEFL iBT, IELTS.
- đều có giá trị toàn cầu trong việc đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh, nhưng TOEIC có một số điểm khác biệt về mục đích sử dụng và hình thức.
- TOEIC (Test of English for International Communication) là chương trình kiểm tra trình độ sử dụng tiếng Anh trong môi trường giao tiếp quốc tế dành cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ.
- Bài thi TOEIC được thiết kế để đánh giá mọi trình độ Anh ngữ khác nhau từ mức độ sơ cấp đến mức độ cao cấp, thành thạo gần như người bản ngữ.
- Ngoài chức năng là một chương trình kiểm tra trình độ tiếng Anh, TOEIC còn là một công cụ chuẩn cho phép đánh giá và tiêu chuẩn hóa trình độ tiếng Anh cho từng vị trí trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Chức năng này cung cấp cho các nhà tuyển dụng những thông tin hữu ích để tuyển dụng, sắp xếp vị trí, bổ nhiệm những ứng viên có đủ trình độ, xác định nhu cầu đào tạo trong công việc, hay cử nhân viên đi làm việc ở nước ngoài.
- TOEIC đã trở thành một trong những tiêu chuẩn tuyển dụng, đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (Công ty điện tử Samsung Vina, Công ty điện tử LG Vietnam, Công ty liên doanh kính nổi Vietnam.
- ngành tin học và bưu chính viễn thông (Công ty tin học FPT Vietnam, Công ty viễn thông điện lực, Trung tâm đào tạo lập trình viên Aptech.
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Văn phòng khu vực Bắc, Trung, Nam, Đoàn tiếp viên, Ban đào tạo.
- ngành dịch vụ (Hàng không Pacific Airlines, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
- ngành đào tạo (trường đào tạo RMIT Vietnam, trường đào tạo Việt Mỹ, trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ.
- Về hình thức, TOEIC có cả bài thi 2 kỹ năng (Nghe và Đọc) và bài thi 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc và Viết).
- Với những điểm khác biệt đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai lấy kỳ thi TOEIC làm chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên và học viên.
- Chẳng hạn như trong lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam và Viện Khảo thí Giáo dục Hoa kỳ (ETS) vào ngày tại Washington D.C, Bản có ghi "Sử dụng chương trình TOEIC để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thích hợp về khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp, giới thiệu và khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp không chuyên ngữ sử dụng tiêu chuẩn về năng lực sử dụng tiếng Anh theo TOEIC để đánh giá và công nhận tín chỉ cho sinh viên nhằm phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cao hơn cho lực lượng lao động." (Nam, 2008).
- Theo GS.TSKH Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu "Chương trình TOEIC do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ - ETS thiết kế đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các cơ sở đào tạo, các cơ quan, tổ chức và nhất là các đơn vị thuộc khối doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.
- TOEIC được coi là một công cụ hữu hiệu để đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn về trình độ tiếng Anh cho người lao động.
- đã đưa TOEIC vào chương trình giảng dạy chính thức trong hệ thống các trường Cao đẳng và Đại học nhằm định hướng và khuyến khích các em sinh viên rèn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông dụng, đồng thời tạo điều kiện cho các em hòa nhập dễ dàng hơn với môi trường làm việc quốc tế sau khi tốt nghiệp.
- Việc được cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế TOEIC sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai nghề nghiệp của các em sinh viên sau khi tốt nghiệp." Vừa qua, số trường triển khai chuẩn quốc tế (TOEIC) tăng nhanh.
- Theo ông Đoàn Hồng Nam (2008), chủ tịch IIG Việt Nam cung cấp thông tin về độ tăng trưởng của TOEIC làm chuẩn đầu ra ở các trường Đại học như sau.
- 2006: có 6 trường Đại học sử dụng TOEIC  2007: có 8 trường Đại học sử dụng TOEIC  2008: có 21 trường Đại học sử dụng TOEIC Chẳng hạn như Trường Đại học Bách Khoa (ĐHBK), 1 trường qui mô và uy tín đã và đang sử dụng TOEIC như công cụ chuẩn đánh giá trình độ tiếng Anh của sinh viên.
- PGS.TS Phan Thị Tươi, cựu hiệu trưởng Trường ĐHBK TPHCM, phát biểu "Đứng trước nhu cầu thực tiễn của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, Ban giám hiệu nhà trường xác định rằng sinh viên tốt nghiệp ở trường Đại học Bách Khoa không những giỏi về chuyên môn mà còn phải có khả năng về ngoại ngữ, trong đó chủ yếu là tiếng Anh, để có thể giao tiếp và sử dụng tài liệu nước ngoài trong công tác sau này.
- Trong niên học Trường ĐHBK, một lần nữa, là trường đại học đầu tiên áp dụng việc thi xếp loại trình độ ngoại ngữ đầu vào cho tất cả sinh viên năm nhất.
- Để chuẩn bị cho những bước tiến xa hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh tại trường ĐHBK, chúng tôi đã hợp tác với TOEIC Việt Nam xây dựng đế án "Đánh giá, xây dựng tiêu chuẩn để triển khai áp dụng chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho sinh viên Trường ĐHBK - ĐHQG TPHCM bằng chương trình TOEIC".
- Trước tình hình và xu thế này, chúng ta thử nhìn xem định hướng đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL) gồm thông tin cơ bản về chương trình, thời lượng đào tạo, giáo trình, nội dung có phù hợp cũng như xem xét cần điểu chỉnh những gì cho chương trình.
- Định hướng đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Kinh tế - Luật 1.1 Xếp loại trình độ ngoại ngữ đầu vào và chuẩn đầu ra Hằng năm, trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức thi xếp loại trình độ ngoại ngữ đầu vào cho tất cả tân sinh viên bằng bài thi TOEIC.
- Trường cũng đã ban hành Quyết định số 394/QĐ-ĐHKTL-ĐT&QLSV ngày 07 tháng 12 năm 2011 về việc công nhận tốt nghiệp cho sinh viên chính quy bắt đầu từ khóa 11 nếu có một trong các loại chứng chỉ theo quy định ở mục 2, điều 4.
- Trình độ Chứng chỉ Điểm TOEFL iBT 45 TOEIC 500 IELTS 4.5 Sử dụng độc lập (Trung cấp) General English 70 (PET Exam) (Pass) Workplace BEC Pre 65 English BULATS 47 1.2 Chương trình đào tạo tiếng Anh tại Trường Giai đoạn 1: Bộ môn Ngoại ngữ (BMNN) của Trường triển khai thực hiện giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên học bốn học phần đầu với chương trình tiếng Anh Thương mại tổng quát "General Business English" gồm 120 tiết cho học phần tiếng Anh căn bản và 60 tiết cho mỗi học phần 1, 2 và 3.
- Chương trình đào tạo tiếng Anh ở Trường sử dụng giáo trình tiếng Anh Thương mại "Intelligent Business" ở cấp độ sơ cấp và tiền trung cấp của tác giả Irene Barrall và Nikolas Barrall.
- Ngoài ra, sinh viên cũng được luyện 200 câu TOEIC (Nghe và Đọc) ở mỗi học phần từ 1 đến 3.
- thông qua chương trình tiếng Anh Pháp lý đối với sinh viên chuyên ngành Luật bắt đầu từ khóa 14 và chương trình tiếng Anh Thương mại nâng cao cho sinh viên của các chuyên ngành khác như Kinh tế, Kế toán.
- Chương trình tiếng Anh Thương mại vẫn sử dụng giáo trình "Intelligent Business" ở cấp độ trung cấp.
- còn chương trình tiếng Anh cho sinh viên Luật sử dụng giáo trình "Introduction to International Legal English" của Amy Krois-Lindner, Matt Firth và TransLegal.
- Bên cạnh đó, với 60 tiết cho mỗi học phần, sinh viên cũng tiếp tục được luyện 200 câu TOEIC (Nghe và Đọc).
- Trong 60 tiết của học phần 6, sinh viên sẽ học giáo trình "Complete Guide to the TOEIC test" của Bruce Rogers và "Tactics for TOEIC speaking and writing tests" của Grant Trew.
- Căn cứ vào điều 1.1 và 1.2, định hướng đào tạo tiếng Anh tại Trường có thể gói gọn ở một vài điểm.
- Thứ nhất, Trường đã chọn bài thi TOEIC là công cụ để đánh giá và xếp lớp theo trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên năm thứ nhất.
- Thứ hai, TOEIC (với mức điểm 500) là một trong những chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế mà sinh viên UEL từ khóa 11 phải có để Trường xét tốt nghiệp.
- Thứ ba, các chủ đề trong chương trình tiếng Anh Thương mại như thư tín, tiếp thị, tài chính, tuyển dụng, chiến lược, bảo hiểm, dịch vụ, sản xuất.
- Thứ tư, chương trình đào tạo tại Trường chỉ chuẩn bị cho người học những nền tảng cơ bản để có thể dự các kỳ thi kiểm tra tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế như TOEIC.
- Như vậy, phần lớn thời lượng đào tạo tiếng Anh ở Trường chủ yếu tập trung trang bị cho người học các kỹ năng về ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết liên quan đến các hoạt động về kinh tế - thương mại - pháp lý.
- Đề xuất có điều chỉnh chương trình đào tạo tiếng Anh của trường Đại học Kinh tế - Luật Trên báo Tuổi Trẻ ngày trang Tin giáo dục, điểm bình quân sinh viên năm nhất được khảo sát tại 18 trường Đại học Việt Nam dao động ở mức 220 - 245 trên 990 điểm TOEIC.
- Với mức điểm này, sinh viên cần khoảng 360 giờ đào tạo (480 tiết) để đạt được 450 - 500 điểm TOEIC - mức điểm tối thiểu mà rất nhiều doanh nghiệp đang coi để chấp nhận hồ sơ 2.
- Ngoài ra, khi muốn thi lấy bằng tiếng Anh theo chuẩn Quốc tế như TOEIC thì thiết nghĩ sinh viên nên luyện thi vì hình thức bài thi và yêu cầu bài thi có đặc thù riêng của nó.
- Tuy nhiên, không nên sử dụng giờ học chính khóa ở trường Đại học để luyện thi và thi lấy bằng tiếng Anh Quốc tế vì đã là trường Đại học thì chương trình, nội dung phải có tính hàn lâm và tính học thuật.
- Bên cạnh đó, mỗi em sinh viên 2 Theo thông tin tham khảo từ http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20081208/vi-sao-sinh-vien-ra-truong-khong-noi-duoc- tieng-anh/291136.html sẽ có nhu cầu lấy bằng tiếng Anh Quốc tế khác nhau.
- Do vậy, song song với việc học theo số tiết quy định (cứng) của chương trình đào tạo, nên có chương trình tiếp nối (mềm) với chương trình chính quy nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp tục học để thi lấy các chứng chỉ Quốc tế như chứng chỉ tiếng Anh thương mại BEC, BULAT của Anh hay TOEIC của Mỹ hay có cơ hội tiếp tục nâng cao trình độ tiếng Anh.
- Khi kết nối được chương trình chính quy (cứng) và chương trình ngoài chính quy (mềm) sẽ giúp cho sinh viên tiết kiệm được chi phí và thời gian.
- Mai Hữu Hạnh, Giảng viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ về thuận lợi trong việc trường sử dụng chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận chuẩn TOEIC của ETS Hoa Kỳ vì sự chi tiết, đầy đủ, và mang tính hệ thống và logic cao của công cụ này.
- Chuẩn đầu ra theo cách tiếp cận chuẩn TOEIC _ETS không chỉ là một danh mục các yêu cầu về kiến thức, năng lực, kỹ năng đối với sinh viên mà còn nhấn mạnh vào việc sinh viên đạt được các kiến thức, năng lực, kỹ năng đó ở cấp độ nào.
- TOEIC - Chuẩn tiếng Anh quốc tế - Một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo các trường Đại học không chuyên ngữ.
- Quyết định số 394/QĐ-ĐHKTL-ĐT&QLSV ngày 07 tháng 12 năm 2011 của Đại học Kinh tế - Luật: http://www2.uel.edu.vn/Resources/Docs/Hội%20sinh %20viên/Ho%20tro%20sinh%20vien/quyetdinhmienhocminethiav.PDF