Academia.eduAcademia.edu
CƠ BẢN VỀ MẢNG VẢ INTỀRNỀT Tài liệu giới thiệu các khái niệm cơ bản về Mạng và Internet, một số thao tác cơ bản khi làm việc trong mạng LAN, cách kết nối Internet từ nhà và những lưu ý để sử dụng Internet một cách an toàn. [Type the document subtitle] c c 1. c c ........................................................................................................................................ 1 Mạng máy tính .................................................................................................................... 2 1. Khái niệm mạng máy tính .................................................................................................. 2 1.1. Các thiết bị mạng ........................................................................................................... 3 1.2. Phân loại mạng máy tính (theo phạm vi) ..................................................................... 4 1.3. Mô hình mạng Client-Server ......................................................................................... 5 1.4. Một số thao tác cơ bản khi làm việc trong mạng LAN ................................................ 6 2. 1.4.1 Truy cập vào một máy tính khác trong mạng LAN ................................................. 6 1.4.2 Chia sẻ tài nguyên trên mạng ................................................................................... 6 1.4.3 Sử dụng máy in mạng .............................................................................................. 7 Internet................................................................................................................................. 8 2. Khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản khi sử dụng Internet ........................................... 8 2.1. Sử dụng Internet như thế nào? ..................................................................................... 9 2.2. Kết nối Internet từ nhà ................................................................................................ 12 2.2.1 Lựa chọn dịch vụ kết nối........................................................................................ 12 2.2.2 Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP - Internet Service Provider) ........... 13 2.2.3 Các thiết bị cần cho việc kết nối Internet ............................................................... 13 2.3. Trình duyệt Web (web browser) .................................................................................. 14 2.4. Chiến lược tìm kiếm và công cụ tìm kiếm (search engine) ........................................ 18 2.5. An toàn trên Internet ................................................................................................... 20 3. 2.5.1 Các mối đe dọa đến sự an toàn của người dùng internet: ...................................... 21 2.5.2 Các biện pháp để tạo ra sự an toàn khi sử dụng Internet ....................................... 21 Câu hỏi trắc nghiệm.......................................................................................................... 23 Trang 1 - 25 1. Mạng máy tính 1.1. Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính hay hệ thống mạng (Computer network/ network system) là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một quy tắc nhất định với mục đích:  Sử dụng các tài nguyên chung như: thiết bị (máy in, máy fax), chương trình hay dữ liệu...;  Tăng độ tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi xảy ra sự cố đối với một máy tính nào đó;  Tiết kiệm chi phí;  Quản lý tập trung;  Tạo ra môi trường truyền thông mạnh giữa nhiều người sử dụng trên phạm vi rộng. Hình 1-1 Hệ thống mạng máy tính Trang 2 - 25 1.2. Các thiết bị mạng  Card mạng (Network Card) Là thành phần giúp cho các thiết bị (máy tính, máy in, hub, switch, v.v..) giao tiếp được với nhau trong mạng. Hình 1-2 Một số loại card mạng  Cáp mạng (Network Cable) Là hệ thống dây dẫn nhằm kết nối giữa các card mạng trên các thiết bị mạng với nhau. Cáp xoắn Cáp đồng trục Cáp quang Hình 1-3 Các loại cáp mạng phổ biến  Thiết bị ghép nối trung tâm (Hub, Switch) Mạng kết nối sử dụng mô hình hình sao (STAR) yêu cầu một thiết bị trung tâm để kết nối các thiết bị với nhau. Hình 1-4 Hub (bên trái),Switch (bên phải)  Hub có hai nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ 1: cung cấp một điểm kết nối trung tâm cho tất cả máy tính trong mạng. Mọi máy tính đều được cắm vào hub. Các hub đa cổng có thể được nối với nhau nếu cần thiết để cung cấp thêm cho nhiều máy tính. Nhiệm vụ 2: sắp xếp các cổng theo cách để nếu một máy tính thực hiện truyền tải dữ liệu, dữ liệu đó phải được gửi qua dây nhận của máy tính khác. Trang 3 - 25  Switch: thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ giống như của một hub. Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ, khi một PC trên mạng cần liên lạc với máy tính khác, switch sẽ dùng một tập hợp các kênh logic nội bộ để thiết lập đường dẫn logic riêng biệt giữa hai máy tính. Có nghĩa là hai máy tính hoàn toàn tự do để liên lạc với nhau mà không cần phải lo lắng về xung đột. 1.3. Phân loại mạng máy tính (theo phạm vi) Khi phân loại mạng máy tính theo phạm vi địa lý, người ta có thể đưa ra một số loại mạng như mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN), mạng toàn cầu (GAN). Trong khuôn khổ mục này, chúng ta chỉ tiếp cận 2 loại mạng phổ biến nhất hiện nay là LAN và WAN  Mạng LAN (Local Area Network) : Là mạng được cài đặt trong phạm vi tương đối nhỏ hẹp như trong một phòng học, văn phòng, tòa nhà, cơ quan, xí nghiệp, ... với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính trên mạng trong vòng vài km trở lại Hình 1-5 Mạng cục bộ (LAN)  Mạng WAN (Wide Area Network) : Là mạng có diện tích bao phủ rộng lớn, phạm vi của mạng có thể vượt ra khỏi biên giới một quốc gia thậm chí cả lục địa. Mạng Internet chính là một dạng mạng WAN Hình 1-6 Mạng diện rộng (WAN) Trang 4 - 25 1.4. Mô hình mạng Client-Server Mô hình mạng ki u Client/Server: Là mô hình mạng tổng quát nhất. Trong mô hình này, sẽ có một máy tính đóng vai trò Server (người ph c v ) còn các máy tính khác đóng vai trò C ient (người được ph c v ). Hình 1-7 Mô hình Client/Server Ví dụ tại Đại học Thăng Long: - Hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến được lưu trên máy chủ đặt tại trường. - Khi sinh viên đăng nhập hệ thống từ bất kỳ máy tính nào (các máy tính này sẽ đóng vai trò máy trạm) thông qua địa chỉ web http://daotaotructuyen.thanglong.edu.vn với user và mật khẩu bạn nhập vào và chọn Login  một yêu cầu xác thực được gửi tới máy chủ. Tại đây hệ thống phần mềm kiểm tra xem user và mật khẩu bạn nhập có đúng không và trả về kết quả trên màn hình máy tính mà bạn đăng nhập. Máy trạm Máy chủ (Client) (Server) daotaotructuyen.thanglong.edu.vn Hình 1-8 Truy cập hệ thống daotaotructuyen Trang 5 - 25 1.5. Một số thao tác cơ bản khi làm việc trong mạng LAN 1.5.1. Truy cập vào một máy tính khác trong mạng LAN Để truy cập vào một máy tính bất kỳ trong cùng mạng LAN, ta cần biết địa chỉ IP của máy cần truy cập (máy đích). VD: máy đích có địa chỉ IP là: 192.168.1.99 Tại máy tính của mình, ta sử dụng cửa sổ Window Explorer, nhập địa chỉ IP của máy đích vào thanh địa chỉ (Address bar) theo dạng: \\địa-chỉ-IP-máyđích (xem hình dưới đây) 1.5.2. Chia sẻ tài nguyên trên mạng Khi làm việc trên mạng, nếu bạn biết địa chỉ IP của một máy tính nào đó thì bạn có thể truy cập tới máy đó. Tuy nhiên, nếu tài nguyên của máy đó không được chia sẻ thì bạn cũng không thể làm gì được. Để chia sẻ tài nguyên, mở cửa sổ Windows Explorer: - Bấm phải chuột vào thư mục/ ổ đĩa muốn chia sẻ  Share with  Specific people - Chọn người bạn muốn chia sẻ hoặc chọn Everyone nếu chia sẻ cho mọi người - Chọn mức độ chia sẻ trong cột Permission Level :  Read : chỉ đọc, không sửa hay xóa được file  Read/ Write : cho phép đọc, sửa hoặc xóa file - Chọn Share. Thư mục/ ổ đĩa được chia sẻ thành công sẽ có hình bàn tay ở dưới Trang 6 - 25 1.5.3. Sử d ng máy in mạng Đúng như một trong số các mục đích của mạng, các thiết bị có thể được chia sẻ để sử dụng chung. Máy in là một trong số các thiết bị đó. Thông thường, máy in sẽ được kết nối trực tiếp vào một máy tính nào đó trong mạng, sau đó máy tính này sẽ tiến hành chia sẻ máy in cho các máy khác trong mạng cùng sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay có những máy in được kết nối thẳng vào Hub hoặc Switch mà không cần phải phải kết nối vào máy tính nào. Trong trường hợp này, máy in cũng có thể coi như là một máy tính cá nhân (cũng có địa chỉ IP như các máy tính trong mạng) Hình 1-9 Sử dụng máy in trong mạng LAN Khi cần sử dụng máy in mạng, ta cần truy cập đến máy tính có kết nối trực tiếp với máy in và đã chia sẻ máy in (trong trường hợp máy in kết nối với máy tính nào đó). Lúc này cách truy cập tương tự như khi truy cập đến máy tính khác trong mạng LAN Trong trường hợp máy in có địa chỉ IP riêng của mình, người dùng truy cập đến máy in như trường hợp trên, thông qua chính địa chỉ IP của máy in. Trang 7 - 25 2. Internet 2.1. Khái niệm và một số thuật ngữ cơ bản khi sử d ng Internet Theo wikipedia “Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu”. Hình 2-1 Mạng Internet Nền tảng của Internet bắt đầu vào năm 1969, khi Bộ Quốc phòng Mỹ tạo ra ARPAnet, một dự án để cho phép nhân viên quân sự để giao tiếp với nhau trong trường hợp khẩn cấp. Đến năm 2012, số người sử dụng Internet trên toàn thế giới đạt 2.4 tỷ - khoảng một phần ba dân số thế giới. Để lưu trữ tất cả các thông tin đó là có sẵn trên Internet, bạn sẽ cần nhiều hơn 1 tỷ 200 triệu đĩa DVD hoặc Blu-ray.  World Wide Web (www): Mạng Internet mang lại rất nhiều hữu dụng cho người sử dụng, có thể kể ra như là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), công cụ tìm kiếm (search engine), v.v... Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Trang 8 - 25 Internet và WWW không đồng nghĩa:  Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.;  WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet.  HTML (HyperText Markup Language): là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản dùng để tạo ra các trang web trên WWW. Các tập tin HTML là tài liệu có định dạng đặc biệt chứa các liên kết, cũng như hình ảnh và các dạng tập tin đa phương tiện truyền thông khác. Tất cả các trình duyệt web có thể đọc các tập tin HTML. Ngoài HTML, còn phổ biến các trang web sử dụng công nghệ như CSS (Cascading Style Sheets) và JavaScript để làm những việc cao cấp hơn.  URL (Uniform Resource Locator): URL là tham chiếu tới các tài nguyên trên Internet như tập tin, trang web hay còn gọi là địa chỉ web. 2.2. Sử d ng Internet như thế nào? Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ, Internet đã trở thành một công cụ với nhiều tính năng đem lại sự tiện dụng vô cùng hữu ích cho con người. Chúng ta bây giờ rất dễ dàng trong việc liên lạc, kết nối, giao lưu với bạn bè ở khắp mọi nơi, không bị hạn chế về khoảng cách địa lý, mua bán, đi chợ, hoặc thậm chí xem chương trình TV yêu thích của bạn thông qua Internet.  Tìm kiếm thông tin trực tuyến : Cách phổ biến nhất để tìm kiếm thông tin trực tuyến là thông qua một công cụ tìm kiếm (search engine). Tất cả việc bạn phải làm là gõ vào một vài từ, và các công cụ tìm kiếm sẽ cung cấp cho bạn một danh sách kết quả. Có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau mà bạn có thể sử dụng, nhưng Google là một trong những công c mạnh mẽ và được sử d ng phổ biến nhất. Trang 9 - 25 Hình 2-2 Trang web tìm kiếm thông tin Sử dụng nền tảng Internet làm công cụ giao tiếp : Internet không chỉ dừng ở việc tìm kiếm thông tin. Internet cũng giúp chúng ta có thể kết nối với bạn bè, gia đình, và những người bạn chưa từng gặp trước. Ngày nay, có rất nhiều cách khác nhau để giao tiếp trực tuyến, bao gồm cả mạng xã hội, chat, VoIP, và viết blog. Mạng xã hội đã trở thành một trong những cách thức phổ biến giữ liên lạc giữa các cá nhân trong cộng đồng với nhau. Dưới đây là một vài trong số các trang web mạng xã hội phổ biến nhất: - Facebook được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người. Nếu bạn có gia đình hoặc bạn bè ở xa, bạn có thể sử dụng Facebook để theo kịp với cuộc sống của họ. Bạn cũng có thể chia sẻ những điều bạn đã tìm thấy trực tuyến mà bạn quan tâm. - Twitter cho phép bạn chia sẻ những thông điệp ngắn (gọi là "tweet") với toàn thế giới hoặc chỉ với bạn của bạn. Bởi những người có cùng sở thích sau đây, bạn có thể khám phá những điều mới mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất kỳ đâu khác. - LinkedIn là một trang web mà bạn có thể sử dụng cho mạng lưới kinh doanh. LinkedIn cho phép bạn kết nối với những người khác trong lĩnh vực của bạn và khám phá cơ hội việc làm mới. Hình 2-3 Các mạng xã hội phổ biến Trang 10 - 25 Trò chuyện (Chat) và tin nhắn tức thời (IM-instant message) : Dịch vụ Chat và IM cho phép bạn có cuộc trò chuyện với bạn bè của bạn hoặc chỉ cần viết cho họ một đoạn văn bản nhanh chóng. Hai dịch vụ điển hình là Yahoo! Messenger và Microsoft Messenger. Hiện nay, một số trang web, chẳng hạn như Gmail và Facebook, ngoài các ứng dụng chat đã có, các dịch vụ này còn cho phép bạn chat ngay trong trình duyệt của mình. VoIP (Voice over Internet Protocol) cho phép ta có khả năng gọi điện thoại thông qua kết nối Internet. Một số dịch vụ VoIP cũng cho phép bạn làm hội nghị truyền hình, chẳng hạn như Skype và Facebook Video Calling. Nhiều dịch vụ này còn miễn phí hoặc rất rẻ tiền, và một số người sử dụng chúng như là một sự thay thế cho điện thoại cố định hoặc đơn giản là để tiết kiệm tài chính. Hình 2-4 Dịch vụ VoIP Blog: nếu bạn có kiến thức và bằng sự đam mê, bạn có thể tạo blog của riêng bạn và chia sẻ suy nghĩ của bạn với thế giới. Có rất nhiều các trang web như blogger.com và wordpress.com Trang 11 - 25 cho phép bạn tạo một blog miễn phí. Bạn không cần bất kỳ kinh nghiệm thiết kế web nào, hầu hết các công cụ kỹ thuật đã được tạo ra cho bạn, và bạn có thể chọn một mẫu thiết kế trước với hình thức và cảm nhận mà bạn muốn. Internet trong tương lai Internet luôn luôn thay đổi, và những cách thức mà chúng ta truy cập nó cũng sẽ tiếp tục thay đổi. Xu hướng hiện nay sẽ trở nên phổ biến hơn và được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy nhiều công nghệ và các thiết bị trong tương lai sẽ cho phép chúng ta sử dụng Internet theo những cách mới và thú vị. 2.3. Kết nối Internet từ nhà Nếu chúng ta có nhu cầu kết nối máy tính với Internet từ nhà, có những điều gì mà chúng ta cần phải quan tâm ở đây: chi phí lắp đặt, thiết bị, cơ sở hạ tầng mạng nơi ta có dự định lắp đặt, tốc độ đường truyền có nhanh hay không? 2.3.1. Lựa chọn dịch v kết nối Tất cả phụ thuộc vào nơi bạn sống và tốc độ đường truyền mà bạn cần. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP-Internet Service Provider) thường cung cấp các mức độ dịch vụ khác nhau dựa trên nhu cầu của bạn. Nếu bạn đang chủ yếu dùng Internet cho việc sử dụng e-mail và mạng xã hội thì bạn chỉ cần một kết nối với tốc độ vừa phải. Nhưng nếu bạn muốn tải về rất nhiều nhạc hay xem phim trực tuyến thì bạn sẽ muốn có một kết nối nhanh hơn cho nhu cầu này. Một số kiểu kết nối Internet:  Dial-up : sử dụng đường điện thoại để kết nối nên tốc độ rất chậm, giá thành thấp nhất trong số các dịch vụ kết nối. Do sử dụng chung với đường điện thoại nên không dùng đồng thời cả internet và điện thoại cùng lúc. Hiện nay, kiểu kết nối này ít được sử dụng ;  DSL : Nhanh hơn so với kiểu dial-up mặc dù cũng sử dụng trên đường điện thoại. Có thể dùng đồng thời cả Internet và điện thoại. Tuy nhiên, một số nơi cũng không thể lắp đặt theo kiểu này ;  Cáp : Đây là kiểu kết nối phổ biến hiện nay. Khi lắp đặt cần một đường cáp tín hiệu riêng, có thể không cần đến đường cáp tín hiệu TV ;  Vệ tinh: Kết nối thông qua tín hiệu vệ tinh. Tín hiệu nhanh nhưng thường xảy ra độ trễ, vì vậy không nên dùng kiểu kết nối này khi sử dụng các ứng dụng thời gian thực. Tín hiệu vệ tinh có thể bị ảnh hưởng do thời tiết (tuyết, mưa to) ;  3G hoặc 4G: phù hợp với các thiết bị di động (ĐTDD, máy tính bảng). Tín hiệu có thể không nhanh như DSL hay qua cáp. Trang 12 - 25 2.3.2. Lựa chọn nhà cung cấp dịch v Internet (ISP - Internet Service Provider) ISP là nhà cung cấp dịch vụ Internet, chuyên cung cấp các giải pháp kết nối Internet cho các đơn vị tổ chức hay các cá nhân người dùng. Một số ISP ở Việt Nam: FPT, Viettel, VDC, Netnam, ... Trước khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng Inernet của mình. Sau đó thể tham khảo bạn bè, các thành viên gia đình và hàng xóm để xem ISP họ sử dụng. Dưới đây là một số vấn đ cần xem xét khi ựa chọn nhà cung cấp dịch v Internet:  Tốc độ;  Chi phí lắp đặt;  Khả năng dễ dàng cài đặt;  Hồ sơ phục vụ;  Hỗ trợ kỹ thuật;  Các điều khoản hợp đồng. 2.3.3. Các thiết bị cần cho việc kết nối Internet  Modem : Là Thiết bị cần thiết nhất để kết nối máy tính ở gia đình với mạng Internet. Tùy vào kiểu kết nối internet lựa chọn mà ta cần loại modem phù hợp. Kiểu dial-up sử dụng modem điện thoại, dịch vụ DSL sử dụng modem DSL, kiểu cáp sử dụng một modem cáp, và dịch vụ truyền hình vệ tinh sử dụng một bộ chuyển đổi truyền hình vệ tinh. ISP của bạn có thể cung cấp cho bạn một modem (có thể mất phí hoặc miễn phí) khi bạn ký hợp đồng. Hình 2-5 MODEM Trang 13 - 25  Router : Là một thiết bị phần cứng cho phép bạn kết nối nhi u máy tính và các thiết bị khác qua một kết nối Internet duy nhất, được biết đến như một mạng gia đình. Nhiều router có chế độ không dây (wireless), cho phép bạn dễ dàng tạo một mạng không dây. Hình 2-6 Router  Card mạng: xem phần giới thiệu về thiết bị mạng 2.4. Trình duyệt Web (web browser) Trình duyệt web là công cụ bạn sử dụng để truy cập vào WWW. Công việc chính của trình duyệt, hiển thị các trang web. Nó cũng cho phép bạn tạo ra bookmark (đôi khi được gọi là Favorites) để lưu, đánh dấu các trang web bạn thích để bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng lại sau này. Hình 2-7 Trình duyệt Internet Explorer Máy tính cá nhân khi mua thường đã được cài đặt sẵn trình duyệt. Internet Explorer (IE) với các máy tính PCs, Safari với các máy tính Mac. Bên cạnh đấy, ta cũng có thể sử dụng một số trình duyệt miễn phí như: Firefox, Chrome hay Opera Trang 14 - 25 Hình 2-8 Biểu tượng của các trình duyệt phổ biến Tương tự như các ứng dụng hiện đại ngày nay, trình duyệt Web cũng sử dụng giao diện đồ họa (GUI). Trên các thiết bị di động có hỗ trợ màn hình cảm ứng, việc duyệt web còn dễ dàng hơn khi người dùng trực tiếp dùng ngón tay điều khiển thay vì chuột như trên máy tính cá nhân. Một số thành phần chính trên trình duyệt:  Thanh địa chỉ (Address bar): là nơi người dùng nhập địa chỉ (URL) trang web cần truy cập đến.  Các nút đi u hướng (Navigation buttons) - Nút Back: quay trở về địa chỉ web xuất hiện trước đấy so với trang web hiện tại - Nút Forward: quay trở lại với địa chỉ ngay sau vị trí trang web hiện tại Nút Refresh: làm mới (Cập nhật) trạng thái của trang web hiện tại Trang 15 - 25 - Thanh tìm kiếm (Search bar) Một số trình duyệt có riêng một thanh tìm kiếm tích hợp sẵn, bên cạnh thanh địa chỉ để thực hiện việc tìm kiếm web. Tuy nhiên, nhiều trình duyệt đã kết hợp thanh địa chỉ và thanh tìm kiếm vào một thanh công cụ duy nhất. Các thao tác cơ bản khi làm việc với trình duyệt - Lưu dấu trang web (bookmarks, favorites) Nếu bạn đã tìm thấy một trang web mà bạn muốn quay trở lại sau đó, bạn có thể thêm vào danh sách bookmarks. Thay vì phải nhớ địa chỉ web chính xác, bạn chỉ sử dụng bookmarks. Trong Internet Explorer 9, bạn có thể thêm một bookmark bằng cách nhấn vào biểu tượng ngôi sao và sau đó chọn Add to Favorites.  Xem/Xóa lại lịch sử duyệt web (web history) Giả sử bạn truy cập một trang web cách đây vài ngày nhưng quên để đánh dấu nó. Bạn có thể tìm thấy trang một lần nữa bằng cách sử dụng web history, đó là một danh sách các trang web bạn đã truy cập. Trang 16 - 25  Hi n thị nhi u web dưới dạng Tab trên trình duyệt : Nhiều trình duyệt cho phép bạn mở một liên kết trong một tab mới. Điều này cho phép bạn có thể giữ cho trang hiện tại vẫn mở thay vì phải đóng lại rồi mới chuyển sang trang mới. Ví dụ, nếu bạn đang đọc một bài viết mà có một liên kết bên trong bài viết, bạn muốn truy cập đến liên kết đó, bạn có thể dễ dàng mở liên kết trong một tab mới. Để mở một liên kết trong một tab mới, bấm chuột phải vào liên kết Open in a new tab Tải tệp tin trên internet về máy tính : Với nhu cầu lưu trữ, sử dụng dữ liệu, thông tin trên internet. Một trong nhưng thao tác mà bất kỳ ai khi sử dụng trình duyệt cần phải nắm rõ và làm chủ đó là tải (download) tệp tin về máy tính của mình. Nếu bạn bấm vào một liên kết đến một tập tin, nó có thể tải về tự động, nhưng đôi khi nó chỉ mở ra trong trình duyệt của bạn thay vì tải về. Để ngăn chặn nó mở trong trình duyệt, bạn có thể kích chuột phải vào liên kết và chọn Save Target As. Bạn sẽ có thể chọn thư mục mà tập tin được lưu. Trang 17 - 25 Nếu tệp tin bạn muốn tải về là định dạng ảnh (image), bạn bấm phải chuột trên ảnh, chọn Save picture as... 2.5. Chiến ược tìm kiếm và công c tìm kiếm (search engine) Với vô vàn trang web trên World Wide Web, làm thế nào bạn có thể tìm thấy chính xác những gì bạn đang tìm kiếm? Bằng cách sử dụng một công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm là các trang web được thiết kế đặc biệt giúp bạn tìm thấy những gì bạn đang cần trên Web. Tất cả bạn phải làm là gõ vào một hoặc nhiều từ khóa, và các công cụ tìm kiếm sẽ tìm và trả về các trang web phù hợp từ khắp nơi trên Web. Có rất nhiều search engine, ba trong số đó được sử dụng phổ biến là Google, Yahoo và Bing Để bắt đầu tìm kiếm, ta có thể sử dụng thanh công cụ tìm kiếm ngay trên trình duyệt Web, hoặc cũng có thể truy cập vào trang chủ của các dịch vụ tìm kiếm (VD: www.google.com, www.bing.com) Trang 18 - 25 Kết quả tìm kiếm được trả về được liệt kê dưới dạng một website hiển thị trên trình duyệt (xem hình dưới). Các kết quả gần giống (hoặc tương tự, hoặc có liên quan) với từ khóa cần tìm sẽ được liệt kê ở phía dưới của trang web kết quả Một số lưu ý cần thiết cho việc tìm kiếm nhanh và chính xác hơn:  Sử d ng các gợi ý, đ nghị của search engine : Khi nhập từ khóa tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ cố gắng đoán những gì bạn đang tìm kiếm, và nó sẽ hiển thị một danh sách các gợi ý tìm kiếm. Những gợi ý này có thể cung cấp cho bạn những ý tưởng với các điều kiện tìm kiếm mà bạn có thể không nghĩ đến.  Sử dụng các cụm từ khóa tìm kiếm Đặt dấu ngoặc kép “” xung quanh một cụm từ để mỗi từ trong cụm từ không được tìm kiếm một cách riêng biệt. Ví dụ, "sugar cookies", search engine sẽ tìm và chỉ trả về các kết quả tương ứng với cả cụm từ “sugar cookies” thay vì trả về các kết quả liên quan đến “sugar” lẫn “cookies” Trang 19 - 25  Sử dụng cách loại trừ Bạn có thể sử dụng dấu gạch ngang “-” ở đầu của một từ (lưu ý có dấu cách phía trước dấu gạch ngang) để kết quả tìm kiếm loại trừ các trường hợp liên quan đến từ khóa đó VD1 : macaroni - cheese - Một số công cụ tìm kiếm cho phép sử dụng từ khóa NOT (viết hoa) với ý nghĩa giống như sử dụng dấu gạch ngang ở trên VD2: macaroni NOT cheese - Sử dụng từ khóa OR - Bạn có thể sử dụng từ khóa OR (viết hoa) trong cụm từ khóa tìm kiếm. Kết quả trả về là tất cả những gì liên quan đến mỗi từ hoặc tất cả các từ trong cụm từ tìm kiếm VD3: Thăng OR Long - Tìm kiếm với một dạng kết quả cụ thể - Mặc định, khi tìm kiếm ta thường hay ưu tiên các kết quả trả về là địa chỉ web tương ứng với thông tin tìm kiếm. Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc ta lại cần kết quả trả về lại là ảnh (image), videos, sách, bài tin tức, v.v.. - Với công cụ tìm kiếm Google, bạn có thể dễ dàng lựa chọn dạng kết quả trả về 2.6. An toàn trên Internet Chúng ta đều biết cần phải giữ an toàn trong khi sử dụng Internet, nhưng chúng ta có thể lại không biết làm thế nào để an toàn. Trước đây, an toàn trên Internet là chủ yếu về bảo vệ máy tính của bạn khỏi virus. Nhưng ngày nay, với tầm bao phủ rộng lớn của Internet, sự liên tục thay đổi công nghệ, và sự phát triển của xã hội đã khiến người dùng dễ bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị vi phạm quyền riêng tư, và thậm chí bị quấy rối. Trang 20 - 25 2.6.1. Các mối đe dọa đến sự an toàn của người dùng internet:  Virus: virus bản chất là một chương trình tự sao chép, được thiết kế để lây nhiễm sang máy tính bằng cách nhanh chóng lan rộng từ một tập tin khác, đôi khi gây ra thiệt hại lớn. Worms cũng tương tự, ngoại trừ việc nó thường lây lan qua mạng mà không cần có sự can thiệp của con người.  Phishing: thường dưới dạng mail hoặc tin nhắn tức thời được ngụy trang trông giống như thông tin chính thức từ một trang web hợp pháp. Chúng đánh lừa người sử dụng vào việc cung cấp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng, ...  Spam/Junk mail: Thư rác  Malware: Phần mềm độc hại, được thiết kế để gây thiệt hại máy tính của bạn hoặc thu thập thông tin mà bạn không biết. Virus, worm, trojan, spyware đều có thể được coi là malware  Trojan: là một dạng tệp tin độc hại được cài đặt ngầm vào máy tính của người dùng để chiếm quyền điều khiển máy tính đó. Thông thường máy tính bị nhiễm Trojan khi người dùng tải tệp tin trên các website không đảm bảo hoặc các tệp tin đính kèm thư điện tử  Spyware: Phần mềm gián điệp là một loại phần mềm độc hại, nó thu thập thông tin về người dùng, thường theo dõi thói quen duyệt web và sau đó tạo ra các quảng cáo popup. Cùng với việc xâm phạm tính riêng tư của bạn, đôi khi nó có thể can thiệp vào chức năng của máy tính. Phần mềm gián điệp đôi khi đi kèm với các phần mềm khác. Trước khi tải các phần mềm, người dùng nên xem xét đến tên tuổi của nhà sản xuất ra phần mềm đó. 2.6.2. Các biện pháp để tạo ra sự an toàn khi sử d ng Internet - Sử d ng mật khẩu : tránh dùng mật khẩu ngắn, dễ đoán, hoặc thậm chí chỉ sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Tin tặc thường sử dụng phần mềm dò tìm mật khẩu (password-cracking) để có thể dễ dàng crack mật khẩu có độ an toàn yếu. Bằng cách tạo ra các mật khẩu có độ an toàn cao, bạn rất có thể làm giảm cơ hội bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tài chính của mình. Một số mẹo để tạo mật khẩu có độ an toàn cao :  Không sử dụng thông tin liên quan đến cá nhân như tên, ngày sinh khi đặt mật khẩu  Mật khẩu có độ dài ít nhất là 12 ký tự  Lưu trữ mật khẩu ở nơi an toàn  Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ khác nhau  Kết hợp số, ký tự, ký tự đặc biệt, chữ hoa, chữ thường khi đặt mật khẩu Trang 21 - 25 Hình sau đây là một số lỗi thường gặp khi đặt mật khẩu. Hình 2-9 Một số lỗi thường gặp khi đặt mật khẩu Trang 22 - 25  Cài đặt các phần m m phòng, chống virus : phần mềm chống virus có thể bảo vệ bạn khỏi các file đính kèm bị nhiễm virus, các trang web lừa đảo, worms, và spyware. Có rất nhiều các phần mềm chống virus trên thị trường của các công ty trong và ngoài nước. VD: BKAV, KIS, KAV, Microsoft Essential Security, Avast, ...  Sao ưu dữ liệu thường xuyên Với phần mềm chống virus, cơ hội bị mất tập tin của bạn do phần mềm độc hại gây ra được giảm đáng kể. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào cung cấp 100% bảo mật; do đó, sẽ là một ý tưởng tốt nếu chúng ta sao lưu các tập tin của mình thường xuyên. Hệ điều hành Windows 7 và Mac đi kèm với hệ thống sao lưu nội bộ, nhưng điều này sẽ không giúp bạn nếu máy tính của bạn bị mất, bị hư hỏng, hoặc bị đánh cắp. Chúng ta có thể sao lưu dữ liệu thông qua nguồn bên ngoài, có hai lựa chọn cơ bản cho người dùng: ổ đĩa cứng gắn ngoài hoặc dịch vụ sao lưu trực tuyến (Google Drive, Dropbox, iCloud, OneDrive, v.v..) 3. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1:Nếu máy tính của bạn KHÔNG nối mạng thì bạn KHÔNG TH làm những đi u nào sau đây? (chọn nhi u) a. Gửi dữ liệu từ máy tính của bạn sang máy tính khác mà không cần USB b. In tài liệu trên máy tính của bạn bằng máy in dùng chung c. Soạn thảo văn bản d. Gửi dữ liệu từ máy tính của bạn vào USB Câu 2: Khi máy tính của bạn kết nối mạng LAN, nếu người khác biết địa chỉ IP máy tính của bạn thì đ u nào sau đây à KHÔNG đúng? a. Họ có thể truy cập vào máy tính của bạn b. Họ có thể xem, xóa, sửa mọi file trên máy tính của bạn c. Họ có thể xem những file mà bạn đặt trong thư mục chia sẻ trên máy tính của bạn d. Bạn có thể phân các quyền khác nhau đối với những người khác nhau trên cùng một file Câu 3: Thiết bị nào cho phép 5 máy tính kết nối Internet mà chỉ thuê 1 đường truy n ? a. Card mạng b. Dây cáp mạng c. Modem d. Router Trang 23 - 25 Câu 4: Ghép các thuật ngữ và khái niệm? 1. Internet a. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản dùng để tạo ra các trang web 2. WWW b. Địa chỉ web 3. HTML c. Tập hợp các máy tính kết nối với nhau bằng dây cáp mạng, cáp quang 4. URL d. Tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) 5. Hyperlink (hay và các địa chỉ URL Link) e. Đoạn văn bản siêu liên kết, khi bấm vào thì chuyển tới một vị trí khác trong trang web, hoặc trang web khác a. 1d, 2c, 3a, 4e, 5b b. 1c, 2d, 3a, 4e, 5b c. 1c, 2d, 3e, 4b, 5e d. 1c, 2d, 3a, 4b, 5e Câu 5: Internet Explorer (IE), Fire Fox và Chrome là? a. Thư điện tử b. Mạng xã hội c. Trình duyệt web d. Thương mại điện tử Câu 6: Những nguồn thông tin nào sau đây được coi là chính thống và bạn có th trích dẫn vào Ti u luận hoặc Khóa luận ? a. Wikipedia b. Sách c. Bài báo trên các Tạp chí chuyên ngành d. Bài báo trên VnExpress e. Ý kiến thảo luận trên Forum f. Ý kiến của Thầy giáo có uy tín trên Face book Câu 7: Đ an toàn khi sử d ng Internet bạn cần dùng những biện pháp nào? a. Sử dụng mật khẩu có độ an toàn cao b. Cài đặt phần mềm diệt virus có chức năng Internet Security c. Trước khi bấm vào một đường link lạ cần chú ý địa chỉ trang web mà link đó dẫn tới d. Sao lưu dữ liệu thường xuyên Trang 24 - 25 Câu 8: Cách đặt mật khẩu có độ an toàn cao ? a. Không sử dụng thông tin liên quan đến cá nhân như tên, ngày sinh khi đặt mật khẩu b. Mật khẩu có độ dài ít nhất là 12 ký tự c. Lưu trữ mật khẩu ở nơi an toàn d. Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ khác nhau e. Kết hợp số, ký tự, ký tự đặc biệt, chữ hoa, chữ thường khi đặt mật khẩu Câu 9: BKAV, Kapersky, AVG là? a. Phần mềm Xử lý ảnh b. Phần mềm Kế toán c. Phần mềm duyệt web d. Phần mềm diệt virus Câu 10: Google, Yahoo, Bing là? a. Mạng xã hội b. Công cụ tìm kiếm c. Thương mại điện tử d. Thư điện tử Đáp án: 1- a&b, 2 – b, 3 – d, 4 –d, 5 – c, 6 – b&c, 7 – tất cả, 8 – tất cả, 9 – d, 10 – b. Trang 25 - 25