You are on page 1of 113

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT DOANH NGHIỆP

Luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước công bố ngày 12 tháng 12 năm 2005. Đây là đạo luật
có ý nghĩa quan trọng, góp phầnthể chế hoá chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, tạo
điều kiện phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác kinh tế,
khơi dậy tiềm năng và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng
pháp luật.

I. Sự cần thiết ban hành Luật doanh nghiệp

Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước được xây dựng và
hoàn thiện. Các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản và
nhiều đạo luật khác được ban hành và đi vào cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các loại hình
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh, giải phóng sức
sản xuất, huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy vậy, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống các quy định của
pháp luật về doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, vẫn còn những quy định mang tính chất phân biệt
giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những phân biệt đó thể hiện trên các mặt sau:

- Thủ tục, điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường.
- Cơ cấu, thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ.
- Phạm vi kinh doanh, các quyền và mức độ tự chủ thực hiện các quyền kinh doanh.
- Mức độ và phương thức tổ chức lại kinh doanh.
- Chế độ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp...

Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ hạn chế, gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng và một số Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng
định chủ trương xây dựng Luật thống nhất về doanh nghiệp.

Để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần được xác định
trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và
ngoài nước cho phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng
động, hăng hái, tự tin của các doanh nghiệp, doanh nhân; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp -
một động lực quan trọng của sự phát triển; tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch, bình đẳng hơn cho
mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành
Luật doanh nghiệp tại thời điểm này là cần thiết.

II. Những quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Luật Doanh nghiệp

Việc xây dựng Luật Doanh nghiệp dựa trên những quan điểm chỉ đạo sau đây:

Một là, thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được khẳng định tại Đại
hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng; nhất là chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; đổi
mới một cách căn bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện
và động lực để doanh nghiệp nhà nước huy động thêm được vốn đầu tư từ bên ngoài, tiếp thu và đổi mới
công nghệ, kỹ năng quản trị hiện đại; qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của từng doanh
nghiệp nhà nước nói riêng và của khu vực kinh tế nhà nước nói chung.

Ba là, kế thừa những quy định tiến bộ, tích cực của Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp
nhà nước năm 2003, khắc phục những tồn tại, hạn chế như tính thiếu nhất quán, phân biệt đối xử, thiếu
bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu.

Bốn là, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi chủ thể, có quy định hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo
lập, vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, đúng pháp luật. Doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ,
hình thức đầu tư-kinh doanh phù hợp và được nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng thống nhất chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ cơ chế
“xin-cho”, “phê duyệt” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Năm là, đổi mới một cách cơ bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, mà hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi thông qua cơ chế, chính sách và có sự quản lý nhà nước để doanh nghiệp phát triển lành mạnh; coi việc
khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp là một trong những chức năng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp
là đối tượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những quy định trước đây có lợi cho doanh
nghiệp thì được tiếp tục thực hiện trong thời hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền của doanh nghiệp
trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận và quyết định các quan hệ nội bộ phù hợp pháp luật Việt
Nam và các cam kết quốc tế. Đồng thời bảo đảm cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền kiểm
tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.

Sáu là, bảo đảm vừa phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi,
vừa đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nội dung của Luật doanh nghiệp phải
phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết trong các thỏa thuận đa phương và song
phương, nhất là các nguyên tắc cơ bản như “Đối xử quốc gia” và “Tối huệ quốc”. Đồng thời, phải đón trước
được xu thế hội nhập, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh
bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực.

III. Bố cục của Luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp gồm 10 chương, 172 điều


- Chương I. Những quy định chung, gồm 12 điều (từ Điều 1 đến Điều 12);
- Chương II. Thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, gồm 25 điều (từ Điều 13 đến Điều 37);
- Chương III. Công ty trách nhiệm hữu hạn, Chương này có 2 mục. Mục I quy định về công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, gồm 25 điều (từ Điều 38 đến Điều 62). Mục II quy định về công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, gồm 14 điều (từ Điều 63 đến Điều 76).
- Chương IV. Công ty cổ phần, gồm 53 điều (từ Điều 77 đến Điều 129);
- Chương V. Công ty hợp danh, gồm 11 điều (từ Điều 130 đến Điều 140);
- Chương VI. Doanh nghiệp tư nhân, gồm 5 điều (từ Điều 141 đến Điều 145);
- Chương VII. Nhóm công ty, gồm 4 điều (từ Điều 146 đến Điều 149);
- Chương VIII. Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, gồm 11 điều (từ Điều 150 đến Điều
160);
- Chương IX. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, gồm 5 điều (từ Điều 161 đến Điều 165);
- Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 7 điều (từ Điều 166 đến Điều 172).

IV. Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp

1. Phạm vi điều chỉnh

Với tính chất là Luật doanh nghiệp thống nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp bao gồmviệc
thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần
kinh tế nhằm tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

1.1. Về các doanh nghiệp nhà nước

Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Thời hạn
thực hiện chuyển đổi là bốn năm.

Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn về bản chất là chuyển đổi hình thức pháp lý quản trị doanh nghiệp, không phải là sự chuyển
đổi hình thức và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vẫn tồn tại,
phát triển dưới hình thức tổ chức mới.

Về mục đích, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước nhằm đổi mới cơ chế quản lý, phương thức tổ
chức, quản trị doanh nghiệp, góp phần tăng cường tính tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, xoá bỏ sự ỷ
lại của doanh nghiệp và sự can thiệp hành chính, bao cấp kéo dài một cách không hợp lý. Đây là những
điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
và từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.

1.2. Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực có thể chuyển đổi
hoặc không chuyển đổi, có quyền thực hiện theo một trong hai cách sau:
+ Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc đăng
ký lại được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
+ Không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm
vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy
định của Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Luật là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm: công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.

3. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp

3.1. Về quyền của doanh nghiệp

Các quy định của Luật tiếp tục thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự
quyết trong quản lý của doanh nghiệp. Nhà nước thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh
nghiệp của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp; khẳng
định quyền tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh; tự chủ trong việc tổ chức quản lý nội bộ doanh
nghiệp.

Các quy định của Luật về cơ bản thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư và giữa
các doanh nghiệp. Các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được áp dụng chung cho các
chủ thể, không phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong
nước có quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Những khống chế về mức sở hữu
(30%) đối với đầu tư nước ngoài được xoá bỏ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong cơ
cấu lại, mở rộng và đa dạng hoá ngành, nghề kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp
đơn dự án như hiện nay.

Các quyền cụ thể được quy định trong Luật doanh nghiệp (Điều 8) bao gồm:

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở
rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi
tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn;
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh;
- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
doanh nghiệp;
- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định;
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp hoặc thông qua người đại diện
theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Về nghĩa vụ của doanh nghiệp


Để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, kỷ cương, tính lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, Luật cũng
quy định cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp, bao gồm các nghĩa vụ sau:

+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo
đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

+ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định
của pháp luật về kế toán.

+ Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.

+ Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm.

+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

+ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin
về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy
định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa
đổi, bổ sung các thông tin đó.

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

3.3. Về quyền của người lao động trong các doanh nghiệp

Để bảo đảm quyền lợi của người lao động, tại khoản 4 Điều 9 của Luật doanh nghiệp đã quy định nghĩa vụ
của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về
lao động, pháp luật về bảo hiểm.

Ngoài ra, Luật cũng quy định quyền thành lập và tham gia các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội
trong doanh nghiệp, cụ thể Điều 6 quy định như sau:

“1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,
pháp luật và theo Điều lệ của tổ chức mình phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt
động trong các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.”

4. Các hành vi bị cấm

Để ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp trong kinh doanh, Luật quy định cấm các hành vi sau:

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người không đủ điều kiện hoặc từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện theo quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản
trở, sách nhiễu người yêu cầu đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh
doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh; kê khai không trung thực,
không chính xác, không kịp thời những thay đổi trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Kê khai khống vốn đăng ký, không góp đủ và đúng hạn số vốn như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp
vốn không đúng giá trị thực tế.

- Hoạt động trái pháp luật, lừa đảo; kinh doanh các ngành, nghề cấm kinh doanh.

- Kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
- Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền theo quy định của Luật
này và Điều lệ công ty.

- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

5. Các quy định về thủ tục và điều kiện gia nhập thị trường

5.1. Về thủ tục đăng ký kinh doanh

Các quy định của Luật được xây dựng theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong khâu
đăng ký kinh doanh.

Trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể như sau:

- Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ
sơ đăng ký kinh doanh.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo
phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác
không quy định tại Luật này.
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội
dung đăng ký kinh doanh, đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy
chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm báo cáo của
doanh nghiệp khi thay đổi những nội dung đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:

- Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh,
vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì
doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày
quyết định thay đổi.

- Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được cấp lại
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức
khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải trả phí.

5.2. Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Điều 24 của Luật thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có
đủ các điều kiện sau:

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này;
- Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí
cụ thể do Chính phủ quy định.
6. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Để thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp, các đối tác trong kinh doanh, Luật
doanh nghiệp quy định nghĩa vụ công bố nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp
phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ
báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên doanh nghiệp;


+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã
góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh
nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;

+ Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp
khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông
sáng lập;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Nơi đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung những thay
đổi đó.

7. Về tên doanh nghiệp

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, loại bỏ hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, bảo đảm tính văn hóa trong đặt tên doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp đã quy định một số
điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Cấm sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan,
đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của
dân tộc.

8. Các quy định về khung quản trị doanh nghiệp

Các quy định về khung quản trị được áp dụng thống nhất đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh, các quy định về khung quản trị nội bộ của Luật doanh được quy định theo
hướng sau:

- Tăng cường, củng cố thêm các quyền của thành viên, cổ đông; bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của
thành viên, cổ đông thiểu số.
- Tăng cường thêm các quy định quản lý vốn, hạn chế nguy cơ lạm dụng nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.
- Tăng thêm quy định yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý.
- Thiết lập chế độ thù lao, tiền lương gắn với kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Xác định rõ hơn các nghĩa vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên Hội đồng quản trị và giám đốc,
đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng.
- Nâng cao, tăng cường và quy định cụ thể hơn vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát.
- Quy định cụ thể và rõ ràng hơn cơ chế và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền
trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

9. Mô hình doanh nghiệp

9.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn


Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Loại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên được chia làm hai loại, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức và loại công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân.

9.1.1. Về bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn

- Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu
hạn có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
+ Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật
này.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

- Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở
hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

9.1.2. Về quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân:

Luật đã đa dạng hoá các hình thức doanh nghiệp bằng việc cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên mà chủ thể là cá nhân. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì chỉ tổ chức
mới có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nay theo Luật doanh nghiệp thống
nhất thì một cá nhân cũng có quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.

9.1.3. Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty

+ Về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Theo quy định tại Điều 46 của Luật doanh nghiệp
thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ mười một thành viên trở lên phải
thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù
hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm
soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công
ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam;
trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo
quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công
ty.

+ Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Theo quy định tại Điều 67 của Luật thì cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức được quy định như sau:

- Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với nhiệm kỳ không quá
năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên
quan. Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48
của Luật này.

- Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi nào.

- Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý
của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường
hợp này, Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo uỷ quyền.
- Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì người đó làm Chủ tịch công
ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

- Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải
thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho
người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

Theo quy định tại Điều 74 thì cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân
được quy định như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

9.1.4. Về Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty
quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần. Hội đồng thành
viên có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo
cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ
công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho
vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại
thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy
định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý
lỗ của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty;
- Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty

9.2. Công ty cổ phần

9.2.1. Về bản chất pháp lý của công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 77 của Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có bản chất pháp lý như sau:
+ Là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

9.2.2. Về các loại cổ phần

Theo quy định tại Điều 78 thì cổ phần bao gồm các loại sau:
+ Cổ phần phổ thông, là cổ phần mà người sở hữu cổ phần đó được gọi là cổ đông phổ thông.
+ Cổ phần ưu đãi, là cổ phần mà người sở hữu cổ phần đó được gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu
quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ
phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

9.2.3. Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công
ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ
phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty
được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam;
trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo
quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công
ty.

9.2.4. Về Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty
cổ phần.

Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ như sau:

+ Thông qua định hướng phát triển của công ty;


+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức
hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
+ Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
+ Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần
mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
+ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
+ Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
+ Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông
công ty;
+ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

9.2.5. Về Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần


Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ như sau:

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết
định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
+ Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
+ Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này
hoặc Điều lệ công ty;
+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho
vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch
quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác
của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần
vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty;
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi
nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
+ Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá
trình kinh doanh;
+ Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình
thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật,
Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị
thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên
chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải
đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm.
Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có
quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nêu trên.

9.3. Công ty hợp danh

9.3.1. Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Luật doanh nghiệp thống nhất đócông nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia các giao dịch (Luật doanh nghiệp năm 1999 chưa công nhận
tư cách pháp nhân của công ty hợp danh).

9.3.2. Về bản chất pháp lý của công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 130 của Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung
(sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ
của công ty;
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

9.3.3. Về Hội đồng thành viên của công ty hợp danh

Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm
Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty
không có quy định khác.
Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công
việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài
liệu họp.
Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty.
9.4. Doanh nghiệp tư nhân

9.4.1. Về bản chất pháp lý

Theo quy định tại Điều 141 của Luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá
nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền
thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

9.4.2. Về quản lý doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng
ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

10. Nhóm công ty

Theo quy định tại Điều 146 thì nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau:


- Công ty mẹ - công ty con;
- Tập đoàn kinh tế;
- Các hình thức khác.

11. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

11.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 161 thì nội dung quản lý nhà nước bao gồm:

- Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và văn bản pháp luật
có liên quan.
- Tổ chức đăng ký kinh doanh; hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý
doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp;
đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề.
- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

11.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm trước
Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Các bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công
trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách
nhiệm:

- Đánh giá lại theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của hiệp hội doanh nghiệp các điều kiện kinh doanh thuộc
quyền quản lý nhà nước; kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn cần thiết; sửa đổi các điều
kiện kinh doanh bất hợp lý; trình Chính phủ ban hành điều kiện kinh doanh mới bảo đảm yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước được phân công;
- Hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành
các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước;
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật;
- Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; kiểm tra, kiểm soát và xử
lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động;
- Xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc thực hiện tiêu chuẩn chất
lượng hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;
- Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
trong phạm vi địa phương; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
cung cấp thông tin doanh nghiệp; giải quyết khó khăn, cản trở trong đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trong phạm vi thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật;
- Tổ chức đăng ký kinh doanh và thực hiện quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo các nội dung đăng ký
kinh doanh; xử lý hành chính các hành vi vi phạm Luật này và pháp luật có liên quan;
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn tương ứng của các bộ, cơ quan ngang bộ; trực tiếp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
xử lý các vi phạm quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực này;
- Tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh, quyết định biên chế cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm hành chính trong đăng ký kinh doanh.

V. Tổ chức thực hiện

Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Để triển khai thi hành Luật, Chính
phủ đang soạn thảo một số nghị định hướng dẫn cụ thể các vấn đề sau:

- Về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành nghề kinh doanh bị cấm, danh mục ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện, ngành nghề cấm kinh doanh.
- Lệ phí đăng ký kinh doanh.
- Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Tập đoàn kinh tế.
- Cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với
quốc phòng, an ninh.
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; cơ chế thực hiện quyền
chủ sở hữu vốn nhà nước; cách thức và tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng bảo toàn, phát triển vốn
nhà nước; cơ chế phối hợp, kiểm tra và đánh giá đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; các chủ
trương, biện pháp sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn
nhà nước.
- Chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức một số lớp tập huấn về Luật doanh nghiệp cho các Sở Kế
hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan.
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT THƯƠNG MẠI NĂM 2005

A. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997

Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10
thỏng 5 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định thống nhất về hoạt động thương mại trên lónh thổ Việt Nam.
Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thương mại năm 1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế
– xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt
động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp gõy ảnh hưởng xấu đến môi
trường thương mại.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Luật Thương mại năm 1997
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đũi hỏi phải sửa đổi vì nhiều lý do, trong đó có thể kể đến các lý do cơ
bản sau đây:

Một là: Hoạt động thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã phỏt triển mạnh mẽ. Tuy nhiờn, nhiều
hoạt động trên thị trường có bản chất thương mại nhưng lại chưa được coi là hoạt động thương mại (ví dụ
như các hoạt động cung ứng dịch vụ) do Luật Thương mại năm 1997 có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ xác
định hoạt động thương mại bao gồm 14 hành vi thương mại. Nhiều hoạt động thương mại mới xuất hiện
hoặc các doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện nhưng hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ
thể, trong khi những chế định chung của Luật Thương mại năm 1997 không áp dụng được (ví dụ hoạt động
nhượng quyền thương mại). Một số hoạt động thương mại dù đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định
nhưng nội dung cũn sơ sài, hiệu lực pháp lý thấp (như đấu giá hàng hóa)....

Hai là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều
hiệp định song phương và điều ước quốc tế đa phương đã và đang được ký kết hoặc gia nhập, trong đó
đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (BTA). Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực thi các cam
kết trong ASEAN và đẩy mạnh việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mục tiêu
sớm trở thành thành viên của tổ chức này. Do đó, việc thu hẹp sự không tương thích giữa pháp luật thương
mại của Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế là một ưu tiên hàng đầu. Một số nội dung của Luật
Thương mại năm 1997 chưa phù hợp, không thể hiện kịp thời các quy định của BTA và WTO, thiếu cơ sở
pháp lý cho việc thực hiện các cam kết trong BTA núi riờng và quỏ trình hội nhập kinh tế quốc tế núi chung
(vớ dụ cũn một số quy định mang tính phân biệt đối xử chưa hợp lý, thiếu quy định liên quan đến một số
vấn đề quan trọng như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa, quỏ cảnh hàng hóa).

Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hoá, trong đó có mua bán
hàng hóa quốc tế, theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 cũng chưa tương thích với điều ước và
tập quán thương mại quốc tế đã được thừa nhận rộng rói trênthế giới như Công ước Viên năm1980 về mua
bán hàng hoá quốc tế, tập quán theo Incoterms về nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, về thời điểm
chuyển rủi ro...

Ba là: Từ khi có Luật Thương mại năm 1997 tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban
hành hoặc đã và đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại. Do
đó, nhiều chế định của Luật Thương mại năm 1997 đã trở nên không phù hợp (vớ dụ sự chồng chéo với
Luật Doanh nghiệp về địa vị pháp lý của thương nhân, không tương thích với Pháp lệnh Trọng tài Thương
mại về khái niệm hoạt động thương mại …).

Ngoài ra, việc soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)- đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005- với mục tiêu xây dựng những quy định
chung về hợp đồng cũng đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 cho phù hợp theo hướng
bỏ ra khái Luật Thương mại năm 1997 những quy định chung về hợp đồng liên quan đến chào hàng, chấp
nhận chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng… Do đó, Luật Thương mại
năm 2005 chỉ cần quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương
mại, trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Bốn là: Luật Thương mại năm 1997 có những nội dung không cũn đáp ứng được quá trình vận động của
thực tiễn thương mại, ví dụ như các quy định liên quan đến chính sách thương mại. Phải khẳng định rằng
việc có những điều về chính sách thương mại trong Luật Thương mại năm 1997 là một bước đột phá trong
việc chuyển hướng các chính sách thương mại của Việt Nam khi nền kinh tế của chúng ta chuyển sang cơ
chế thị trường. Tuy nhiên, việc quy định những chính sách thương mại trong Luật cũng thể hiện sự bất cập
là làm cho chính sách trở nên cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện kinh tế –
xã hội của từng thời kỳ trong khi Luật lại không thể chế hóa cụ thể các chính sách đó.

Vì những lý do trên, Luật Thương mại năm 1997 cần được sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi
của đạo luật, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại phát triển. B. Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng Luật
Thương mại năm 2005.

Luật Thương mại năm 2005 được xây dựng trên cơ sở quán triệt sâu sắc những nguyên tắc chỉ đạo sau
đây:
1. Bảo đảm thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó xây dựng chính sách, pháp luật thương mại tạo điều kiện phát triển
thị trường hàng hóa và dịch vụ là vấn đề trọng tâm.

2. Tôn trọng và phát huy quyền tự do hoạt động thương mại của cá nhân, pháp nhân.

3. Phù hợp với các nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự, trong đó nguyên tắc tôn trọng tự do, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận được xác định là nền tảng của hoạt động thương mại.

4. Phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về thương mại, trong đó Luật Thương mại điều chỉnh
những nguyên tắc, định chế chung của thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.

5. Bảo đảm sự phù hợp với các điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và
pháp luật, tập quỏn thương mại quốc tế.

6. Bảo đảm tính minh bạch, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước nhưng không gây cản trở cho hoạt
động thương mại hợp pháp trên thị trường.

Luật Thương mại năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 14 thỏng 6 năm 2005. Ngày 27 thỏng 6 năm 2005, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số
10/2005/L/CTN công bố ban hành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

C. Nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005

I. Bố cục của Luật Thương mại năm 2005


Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 chương, 324 điều (Luật Thương mại năm 1997 có 6 chương, 264 điều),
trong đó có 96 điều trong Luật Thương mại năm 1997 được bói bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều
được bổ sung mới. Luật Thương mại năm 2005 có bố cục như sau:
Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 23);
Chương II: Mua bán hàng hóa (từ Điều 24 đến Điều 73);
Chương III: Cung ứng dịch vụ (từ Điều 74 đến Điều 87);
Chương IV. Xúc tiến thương mại (từ Điều 88 đến Điều 140);
Chương V. Các hoạt động trung gian thương mại (từ Điều 141 đến Điều 177);
Chương VI. Một số hoạt động thương mại cụ thể khác (từ Điều 178 đến Điều 291);
Chương VII. Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại (từ Điều 292 đến Điều
319);
Chương VIII. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại (từ Điều 320 đến Điều 322);
Chương IX. Điều khoản thi hành (Điều 323 và Điều 324).
Như vậy, bố cục của Luật Thương mại năm 2005 gần như đã được thay đổi hoàn toàn so với Luật Thương
mại năm 1997. Sự đổi mới đó chủ yếu là do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, không chỉ điều chỉnh
các hoạt động mua bán hàng hóa mà cũn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương
mại. Các nhóm hoạt động thương mại cùng tính chất được tập hợp trong chương riêng như Chương IV
"Xúc tiến thương mại" hay Chương V "Các hoạt động trung gian thương mại".

II. Những nội dung cơ bản

1. Chương I - Những quy định chung


Chương I gồm 3 mục, quy định về: phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; những nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động thương mại; thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Về phạm vi điều chỉnh:phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005 được mở rộng phù hợp với
pháp luật và thông lệ quốc tế, theo hướng Luật Thương mại xác định hoạt động thương mại theo nghĩa
rộng và đưa ra quy định khung cho các hoạt động này. Đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động thương mại gắn liền và phục vụ trực tiếp cho mua bán hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005
đưa ra những chế định cụ thể. Những hoạt động thương mại khác chưa được quy định cụ thể trong Luật
Thương mại năm 2005 sẽ được các luật chuyên ngành quy định.

Về đối tượng áp dụng: Luật Thương mại năm 2005 được áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương
mại, tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Riêng đối với cá nhân hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì căn cứ vào những nguyên
tắc của Luật này, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể sau.

Về những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại:Luật Thương mại năm 2005 quy định các
nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự năm 2005
cũng như thực tiễn hoạt động thương mại tại Việt Nam.

Về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam: Luật Thương mại năm 2005 xác định
các hình thức và quyền hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. So với Luật
Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005 bổ sung thêm 2 hình thức hiện diện thương mại bao
gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bên cạnh hình thức chi nhỏnh, văn
phòng đại diện. Sự bổ sung này là phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như
BTA.

So với Luật Thương mại năm 1997, trong Chương này có những điểm mới sửa đổi, bổ sung cơ bản sau
đây:

1. 1. Phạm vi điều chỉnh


Luật Thương mại năm 2005 đã không điều chỉnh việc xác định địa vị pháp lý của thương nhân.
Phạm vi điều chỉnh mới là các hoạt động thương mại, trong đó hoạt động thương mại được hiểu là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3 khoản 1) đã mở rất rộng các hoạt động thương mại
không bị giới hạn trong 14 hành vi thương mại của Luật Thương mại năm 1997.

1.2. Đối tượng áp dụng


Đối tượng áp dụng của Luật Thương mại 2005 không chỉ dừng lại ở các thương nhân hoạt động thương
mại tại Việt Nam mà cũn cả những thương nhân có hoạt động thương mại tại nước ngoài (mà các bên thỏa
thuận áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định áp dụng Luật này).

Đối tượng áp dụng của Luật này cũng được mở rộng ra đối với những đối tượng không phải là thương
nhân khi có hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lónh
thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục
đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật này.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp
pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6).

1.3. Nguyên tắc áp dụng luật


Một trong những điểm mới của Luật Thương mại năm 2005 là đã xác định rõ ràng vị trí của Luật Thương
mại năm 2005 trong hệ thống pháp luật. Cụ thể là, trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật
Thương mại năm 2005 được xác định là luật chuyên ngành, cũn trong mối quan hệ với các luật quy định
các hoạt động thương mại đặc thù thì Luật Thương mại năm 2005 được xác định là luật chung.

1.4. Hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Luật Thương mại năm 2005 đã dành hẳn một mục trong Chương I để quy định về quyền, nghĩa vụ của văn
phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài và thẩm quyền cấp phép
cho các chủ thể này.

Luật Thương mại năm 2005 đã thừa nhận những hình thức mới của thương nhân nước ngoài khi hoạt động
thương mại tại Việt Nam. Luật Thương mại năm 1997 chỉ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài hai hình thức trên, Luật Thương mại năm 2005 đã quy định bổ
sung hai loại hình doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn của nước ngoài.
2. Chương II – Mua bán hàng hoá

Chương II gồm 3 mục, bao gồm: các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa; quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa; mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa, những quy định về vấn đề này trong Luật
Thương mại năm 2005 có nhiều điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Theo đó, Luật đưa ra những
quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc
tế. Luật cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các
chuẩn mực của WTO. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ các phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi
nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa,Luật Thương mại năm 2005 quy
định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở kế thừa những quy
định về mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại năm 1997, tham khảo Công ước Viên năm 1980 và tập
quán, thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa
phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam.

Đối với những vấn đề chung về hợp đồng trước đây có trong Luật Thương mại năm 1997 nhưng nay đã
được Bộ Luật Dân sự năm 2005 điều chỉnh như nội dung chủ yếu của hợp đồng, chào hàng và chấp nhận
chào hàng, sửa đổi, bổ sung chào hàng...thì Luật Thương mại năm 2005 không quy định để bảo đảm tính
hệ thống và sự phù hợp với Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa,Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra những quy định
khung cho hoạt động này. Những quy định cụ thể sẽ được Chính phủ ban hành phù hợp với điều kiện thực
tế của Việt Nam.

Hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành
trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy có thể nói khái niệm hàng hoá trong Luật
Thương mại năm 2005 đã có tính khái quát cao trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Vì hàng hóa vừa có thể là tài sản được dùng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, vừa có thể là hàng tiêu dùng, cho nên chủ thể của các quan hệ mua bán hàng hoá thường
là thương nhân hoặc giữa một bên là thương nhân và các bên khác là người tiêu dùng.

2.1. Sửa đổi, bổ sung trong Mục 1: Những quy định chung về mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại
năm 2005 có sự bổ sung lớn so với Luật Thương mại năm 1997, thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:

Về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện: Luật
đã quy định cơ sở để quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường. Về cơ bản, hàng hoá lưu thông trên
thị trường thuộc về một trong 4 hình thức sau đây: tự do kinh doanh, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh,
kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Luật giao Chính phủ quy định những điều kiện để quản
lý hàng hoá lưu thông trên thị trường.

Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại
hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì
khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: Luật khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của
mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ
vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Đối với
những mặt hàng cần thực hiện việc quản lý xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thủ tục cấp phép phải đảm
bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo Hiệp định cấp giấy phép xuất nhập khẩu của WTO.

Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lưu thông hàng hoá trong nước: Đây là điểm mới so với
Luật Thương mại năm 1997. Luật đã quy định rõ ràng các biện pháp khẩn cấp bao gồm: thu hồi hàng hóa,
cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép. Luật cũng đồng thời
quy định rõ ràng cơ sở để áp dụng các biện pháp khẩn cấp này, đó là khi hàng hoá là nguồn gốc hoặc
phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.

Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong mua bán hàng hóa quốc tế: Đây cũng là điểm mới so với
Luật Thương mại năm 1997. Như chúng ta đã biết thời gian qua, hoạt động ngoại thương của chúng ta đã
bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp phi thuế của nước ngoài. Trong điều kiện chúng ta đang đàm phán
gia nhập WTO, việc Luật Thương mại năm 2005 quy định cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ áp dụng
biện pháp khẩn cấp trong thương mại quốc tế là rất cần thiết để hạn chế các tác hại tiêu cực của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số chế định để làm rõ các phương thức của hoạt
động xuất nhập khẩu và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc đối với nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng
hóa làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành nhằm nõng cao hiệu lực pháp lý cho việc
thực hiện trên thực tế.

2.2. Sửa đổi, bổ sung trong Mục 2: Một số nội dung cơ bản mới được sửa đổi, bổ sung trong mục này là:

Nghĩa vụ của bên bán: Luật Thương mại bổ sung thêm một số quy định về giao hàng trong trường hợp
không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ về địa điểm giao hàng (Điều 35), thời hạn giao hàng (Điều
37); nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự (Điều 48); nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán là bên bán
không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh
chấp xảy ra (Điều 46 khoản 1). Trường hợp bên bán thực hiện theo yêu cầu của bên mua về kỹ thuật, thiết
kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên
quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán tuân thủ những yêu cầu của bên
mua (Điều 46 khoản 2). Tuy nhiên, bên bán có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên
thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ
trường hợp bên mua đã biết hoặc không thể không biết. Nếu bên bán không thông báo thì bên bán sẽ mất
quyền viện dẫn này (Điều 47 khoản 1) và bên mua cũng mất quyền viện dẫn này nếu bên mua cũng không
thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua biết
hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu
nại của bên thứ ba đó (Điều 47 khoản 2).

Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu: Luật Thương mại bổ sung các quy định về chuyển rủi ro trong
các trường hợp cụ thể sau:
+ Có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mỏt hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua
khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm
đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng
hoá. (Điều 57)
+ Không có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mỏt hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. (Điều 58)
+ Nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro
về mất mỏt hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp (i) khi bên
mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc (ii) khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm
hữu hàng hoá của bên mua. (Điều 59)
+ Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mỏt hoặc hư
hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. (Điều 60)
+ Nếu không thuộc một trong các trường hợp được nêu trên thì rủi ro về mất mỏt hoặc hư hỏng hàng hoá
được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi
phạm hợp đồng do không nhận hàng với điều kiện hàng hoá được xác định rõ ràng bằng ký mó hiệu, chứng
từ vận tải và được thông báo cho bên mua. (Điều 61)

Nghĩa vụ của bên mua: Luật Thương mại sửa đổi, bổ sung các quy định về địa điểm thanh toán (Điều 54),
thời hạn thanh toán trong trường hợp các bên không có thỏa thuận (Điều 55); và nghĩa vụ nhận hàng (Điều
56) và thực hiện những công việc hợp lý của bên mua để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho bên bán. Đây là
sự thay đổi rất quan trọng dựa trên một nguyên tắc chung của “tính hợp lý” – nguyờn tắc cơ bản nhất để
xác định nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch thương mại. Thực tế thương mại cho thấy, không phải
lúc nào, các nội dung mang tính bắt buộc phải có trong hợp đồng được quy định của Luật Thương mại năm
1997 như thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, giá cả, thời hạn, địa điểm thanh toán đều được các bên
thoả thuận cụ thể. Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không
rõ về thời hạn giao hàng thì pháp luật buộc phải quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện
hợp đồng.
2.3. Sửa đổi, bổ sung trong Mục 3:
Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá được quy định tại Mục 3 (từ Điều 63 đến Điều 73).
Đây là một chế định hoàn toàn mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997.

Luật Thương mại đưa ra những quy định mang tính cơ bản nhất đối với hoạt động này để làm cơ sở cho sự
phát triển của hoạt động này trong tương lai. Các quy định của mục này đã nêu bật các đặc điểm cơ bản
sau:

Thứ nhất, các khuôn khổ pháp lý được ghi nhận trong Luật Thương mại không phải là sự “ép buộc” hình
thành nên các thị trường kỳ hạn mà là sự “hỗ trợ bằng hành lang pháp lý” cho sự phỏt triển và hình thành
các thị trường này.

Thứ hai, việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không
chỉ được xử lý bởi các quy định của Luật Thương mại mà sẽ phải được xử lý đồng bộ với các văn bản qui
phạm pháp luật khác.

Thứ ba, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luật Thương mại không quy định một
cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch này mà nhiều vấn đề sẽ được Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, Luật Thương mại khuyến khích việc hình thành và phỏt triển của thị trường kỳ hạn, tuy nhiên, vẫn
đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động này.

Thứ năm, Luật Thương mại thừa nhận và khẳng định quyền của thương nhân trong việc thực hiện hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.

3. Chương III – Cung ứng dịch vụ

Chương này gồm 2 mục, bao gồm các quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ và các quy định
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Về các quy định chung đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, Luật đưa ra quy định về dịch vụ cấm kinh
doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện làm cơ sở quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ
trong nước điều mà cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào xử lý một cách tổng thể.
Song song với điều này, Luật cũng đã có những quy định cơ bản về quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch
vụ của thương nhân được xây dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định
về thương mại dịch vụ của BTA và WTO.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, ngoài việc quy định chung về
nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và khách hàng, Luật cũn đưa ra các quy định đặc thù về nghĩa vụ của
bên cung ứng dịch vụ tựy theo tính chất của loại dịch vụ là dịch vụ theo kết quả công việc hay dịch vụ theo
nỗ lực cao nhất của bên cung ứng dịch vụ.

Cùng với việc mở rộng khái niệm thương mại bao hàm mọi hoạt động sinh lợi, trong đó có dịch vụ, Luật
Thương mại đã có một mục riêng quy định về vấn đề cung ứng dịch vụ.

Cũng tương tự như trong các quy định liên quan đến mua bán hàng hoá, Luật Thương mại chỉ quy định
những nội dung mang tính chung nhất áp dụng đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ như quyền cung
ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân (Điều 75); dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và dịch vụ
kinh doanh có điều kiện (Điều 76). Quyền cung ứng và quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân được xây
dựng trên cơ sở những phương thức cung ứng dịch vụ phù hợp với quy định về thương mại dịch vụ của
BTA và WTO. Trên cơ sở các quy định chung này, Chính phủ sẽ quy định chi tiết về đối tượng cư trú và
không cư trú nhằm xây dựng chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp.

Luật Thương mại không thể quy định cụ thể về tất cả các loại dịch vụ mà chỉ có thể quy định khung chung
về thương mại dịch vụ mà thôi. Những dịch vụ khác trước hết phải tuân thủ quy định của luật chuyên
ngành. Những dịch vụ như dịch vụ lao động, dịch vụ tư vấn pháp lý, dịch vụ đào tạo, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, vận tải…đều có luật chuyên ngành điều chỉnh như Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, những quy
định về dịch vụ tư vấn pháp lý, Luật Bảo hiểm, Luật các Tổ chức tín dụng…

4. Chương IV – Xúc tiến thương mại


Chương này gồm 4 mục, quy định về khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại.
Các hoạt động khuyến mại trước đây chỉ có 6 điều trong Luật Thương mại năm 1997 nay đã được bổ sung
và sửa đổi thành 14 điều; Quảng cáo thương mại tăng từ 12 điều (Luật Thương mại năm 1997) lên 15 điều;
Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ tăng từ 10 điều lên 12 điều; Hội chợ, triển lãm thương mại tăng từ
11 điều lên 12 điều. Nhiều nội dung mới được đưa vào Luật như bổ sung các hình thức khuyến mại, làm rõ
các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt động khuyến mại, trách nhiệm của các bên trong hoạt
động hội chợ, triển lãm...

4.1. Khuyến mại


Những thay đổi chủ yếu của quy định về khuyến mại trong Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương
mại năm 1997 gồm:

- Bổ sung quy định cụ thể quyền thực hiện khuyến mại của thương nhân (Điều 91). Về cơ bản, mọi thương
nhân đều có quyền thực hiện khuyến mại, trừ Văn phòng đại diện của thương nhân do hoạt động khuyến
mại gắn liền với việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng Văn phòng đại diện lại không thể tiến
hành hoạt động này vì không được kinh doanh sinh lời trực tiếp.

- Một số hình thức khuyến mại cũng đã được bổ sung theo hướng khái quát hoá những hình thức có đặc
điểm chung (như các chương trình mang tính may rủi) và bổ sung một số hình thức khuyến mại mà các
thương nhân đã tiến hành trên thực tế nhưng chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh (Điều 92).

- Quy định cụ thể về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại (Điều 93) và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến
mại (Điều 94). Trong đó, Luật đã bổ sung quy định về việc không cho phép hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh được khuyến mại hoặc được dùng để khuyến mại. Luật cũng có quy định hạn chế về mức giá trị tối
đa của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại
nhằm chống việc lợi dụng khuyến mại để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ .

- Bổ sung thêm nghĩa vụ của thương nhân phải thông báo công khai các thông tin liên quan đến hoạt động
khuyến mại mà mình thực hiện và cách thức thông báo cụ thể phù hợp với từng hình thức khuyến mại
nhằm tăng cường trách nhiệm của thương nhân khi thực hiện khuyến mại, tạo sự minh bạch trong hoạt
động khuyến mại, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng (Điều 97).

4.2. Quảng cáo thương mại


Những nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu gồm:
- Khẳng định rõ khái niệm quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại (Điều 102) và kinh
doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại (Điều 104).
- Quy định cụ thể về quyền thực hiện quảng cáo thương mại, theo đó mọi thương nhân hoặc chi nhánh của
thương nhân đều có quyền trực tiếp hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện quảng
cáo thương mại cho mình (Điều 103). Văn phòng đại diện của thương nhân không có quyền này.
- Bổ sung các quy định về quảng cáo thương mại bị cấm nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng, của các thương nhân khác và duy trỡ mụi trường cạnh tranh lành mạnh (Điều 109).

4.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ


Một số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong mục này gồm:
- Quy định cụ thể về quyền trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Theo đó mọi thương nhân và chi nhánh
thương nhân đều có quyền trực tiếp tổ chức trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh
(Điều 118). Riêng Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động này trừ
việc trưng bày giới thiệu tại trụ sở của mình và chỉ được ký hợp đồng thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
trưng bày thực hiện cho thương nhân mà mình đại diện khi có uỷ quyền.
- Bổ sung quy định về cấm trưng bày hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa,
dịch vụ của mình (Điều 123). Tuy nhiên, Luật cho phép trưng bày so sánh nếu hàng hóa của thương nhân
khác là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

4.4. Hội chợ, triển lãm thương mại


Đây cũng là một trong những hoạt động thương mại được điều chỉnh đáng kể so với Luật Thương mại năm
1997, chủ yếu liên quan đến:
- Bói bỏ sự phõn biệt khái niệm về hội chợ thương mại và triển lãm thương mại do trên thực tế cũng như
quy định của pháp luật có thể phân biệt được hai hoạt động này (Điều 129).
- Quy định rõ quyền tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại của thương nhân, Chi nhánh và Văn
phòng đại diện của thương nhân tương tự như đối với hoạt động quảng cáo thương mại và trưng bày giới
thiệu hàng hóa. Tuy nhiên, có một điểm bổ sung là thương nhân nước ngoài được trực tiếp tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (Điều 131).
- Bổ sung các quy định quản lý đối với việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước (Điều 132-133).
- Bổ sung quy định về hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và việc bán, tặng hàng hóa,
dịch vụ đó trong và sau hội chợ, triển lãm thương mại (Điều 136-137).

5. Chương V – Các hoạt động trung gian thương mại


Chương này gồm 4 mục, quy định về đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán
hàng hóa; đại lý thương mại.
Các điều khoản của Chương này kế thừa nhiều nội dung của Luật Thương mại năm 1997, có bổ sung một
số điểm phù hợp với thông lệ quốc tế như quyền đũi bồi thường của bên đại lý trong trường hợp bên giao
đại lý đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng đại lý.

5.1. Đại diện cho thương nhân


Trong chế định này không có nhiều sửa đổi, bổ sung. Luật vẫn quy định khá cụ thể về hợp đồng đại diện
(Điều 142), phạm vi đại diện (Điều 143), thời hạn đại diện (Điều 144), quyền hưởng thù lao đại diện (Điều
147), quyền cầm giữ (Điều 149), nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145) và nghĩa vụ của bên giao đại diện
(Điều 146). Các quy định này thực chất là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây là một trong
những lĩnh vực thể hiện tính chất tư của Luật Thương mại một cách rất rõ rệt.

5.2. Môi giới thương mại


Chế định này cũng ít sửa đổi, bổ sung. Luật vẫn quy định về nghĩa vụ của bên môi giới thương mại (Điều
151), nghĩa vụ của bên được môi giới (Điều 152), quyền hưởng thù lao môi giới (Điều 153) và thanh toán
chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới (Điều 154). Cũng như chế định về đại diện cho thương nhân,
các quy định về môi giới thương mại thực chất cũng là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân nên
gần như không cần hướng dẫn dẫn thêm.

5.3. Uỷ thác mua bán hàng hóa


Chế định này sửa đổi không nhiều. Luật vẫn quy định về bên nhận uỷ thác (Điều 156), bên uỷ thác (Điều
157), hàng hoá uỷ thác (Điều 158), hợp đồng uỷ thác (Điều 159), quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác (Điều
162-163), quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác (Điều 164-165). Cũng như hai chế định trên, chế định uỷ
thác mua bán hàng hoá cũng là việc thừa nhận các quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây cũng là lĩnh
vực thể hiện tính chất tư của Luật Thương mại rất rõ rệt.

5.4. Đại lý thương mại


Những nội dung sửa đổi, bổ sung chính về đại lý thương mại trong Luật Thương mại năm 2005 so với Luật
Thương mại 1997 gồm:
- Mở rộng khái niệm đại lý trong thương mại bao gồm cả đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch
vụ (Điều 166). Theo đó, các điều khoản có liên quan đều được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với việc mở
rộng khái niệm đại lý.
- Sửa đổi các nội dung nhằm thể hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên liên quan đến hình thức đại
lý, quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý, hợp đồng đại lý, thù lao đại lý.
- Bổ sung quy định về quyền của bên đại lý trong việc ký kết hợp đồng đại lý, theo đó bên đại lý có quyền ký
kết hợp đồng đại lý với nhiều bên giao đại lý trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật (Điều 174).
Việc bổ sung quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
- Bổ sung quy định về thời hạn đại lý với quan điểm bảo vệ quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên
giao đại lý chấm dứt hợp đồng đại lý (Điều 177). Trên thực tế, bên đại lý khi làm đại lý thương mại phải đầu
tư ban đầu về nhân lực, vật lực để mở thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của bên giao đại lý. Vì vậy, trong
trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn đại lý chỉ được chấm dứt sau một thời gian hợp lý kể từ khi
một trong hai bên đề nghị chấm dứt hợp đồng đại lý. Trường hợp bên giao đại lý đề nghị chấm dứt hợp
đồng thì bên giao đại lý phải bồi thường cho bên đại lý một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

6. Chương VI – Một số hoạt động thương mại cụ thể khác


Chương này gồm 8 mục, quy định về gia công trong thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa,
dịch vụ; dịch vụ logistics; quỏ cảnh hàng hóa qua lónh thổ Việt Nam và dịch vụ quỏ cảnh hàng hóa; dịch vụ
giỏm định; cho thuê hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

6.1. Gia công trong thương mại


Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc
toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình
sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Luật Thương mại năm 2005 sửa đổi không nhiều vào chế định này. Luật vẫn quy định về hàng hoá gia công
(Điều 180); quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công (Điều 181); quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công
(Điều 182); thù lao gia công (Điều 183) và chuyển giao công nghệ trong gia công với tổ chức, cá nhân nước
ngoài (Điều 184).

6.2. Đấu giá hàng hoá


Đấu giá hàng hoá là hình thức công khai để chọn người mua. Trong tiến trình đấu giá, những người muốn
mua tham gia trả giá theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất là người được mua tài sản bán đấu
giá.
Đối với hoạt động đấu giá hàng hóa, Luật Thương mại năm 1997 chỉ quy định 2 điều liên quan đến đấu giá
hàng hóa và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Trên thực tế, hoạt động bán đấu giá chủ yếu đang được
thực hiện đối với các hàng hóa là tài sản bị tịch thu do vi phạm hành chính hoặc để thi hành án.
Mục tiêu của việc bổ sung lần này là xây dựng đầy đủ những quy định liên quan đến đấu giá hàng hóa trong
Luật Thương mại năm 2005 nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa, nâng cao hiệu
quả và hiệu lực pháp lý của hoạt động thương mại này. Vì vậy, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung 27
điều quy định hoàn chỉnh về hoạt động bán đấu giá hàng hóa.

6.3. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ


Luật Thương mại năm 1997 có 22 điều quy định về đấu thầu hàng hóa. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định
về đấu thầu trong Luật Thương mại năm 2005 gồm những nội dung chính sau:

Thứ nhất, mở rộng khái niệm đấu thầu trong thương mại bao gồm đấu thầu hàng hóa và đấu thầu dịch vụ
(Điều 214).

Thứ hai, xác định rõ những hoạt động đấu thầu trong mua sắm có sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có
nguồn gốc từ Nhà nước (bao gồm mua sắm công, mua sắm của doanh nghiệp nhà nước) không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Thứ ba, do quy định về đấu thầu trong hoạt động thương mại chủ yếu là do thương nhân thực hiện và
không áp dụng cho hoạt động đấu thầu trong mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước hoặc có nguồn gốc
Nhà nước, vì vậy những quy định về đấu thầu trong Luật được xây dựng theo nguyên tắc tăng cường
quyền tự chủ của thương nhân và đơn giản hóa các quy định về thủ tục, giấy tờ phải thực hiện trong quá
trình đấu thầu.

Khác với mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nói chung, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là một tiến trình mua
hàng hóa, dịch vụ theo một quy chế riờng biệt nhằm chọn lựa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo những
yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, giỏ cả và những yêu cầu khác của bên mua hàng. Nói một cách khác, đấu
thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế- kỹ thuật do
bên mời thầu đặt ra trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

6.4. Dịch vụ logistics


Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bói, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư
vấn khách hàng, đóng gói bao bỡ, ghi ký mó hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liờn quan đến hàng
hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là
dịch vụ lô-gi-stớc.
So với 9 điều được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 thì về cơ bản, Luật Thương mại năm 2005
không có thay đổi nhiều nhưng về nội dung thì có sự thay đổi đáng lưu ý sau: đổi tờn của Mục là dịch vụ
logistic và mở rộng khái niệm giao nhận hàng hóa tương đương với khái niệm dịch vụ “logistics”. Khái niệm
này đã được thừa nhận rộng rói trong thương mại quốc tế, trong đó giao nhận chỉ là một khâu của dịch vụ
này.

6.5. Quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Quá cảnh hàng hóa qua lónh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa được quy định tại Mục 5 là một
hoạt động thương mại mới được bổ sung vào Luật Thương mại trên cơ sở luật hóa những quy định về quá
cảnh hàng hóa hiện hành và phù hợp với nguyên tắc của WTO (Điều 5 GATT 1994).
Một số quy định cơ bản trong Luật gồm:
- Khẳng định quyền tự do quá cảnh trong hoạt động thương mại quốc tế. Tất cả hàng hoá mà nhà nước
không cấm của tổ chức, cá nhân nước ngoài đều được quá cảnh lónh thổ Việt Nam (trừ trường hợp được
Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép) và hàng hoá đó chỉ cần làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu
và cửa khẩu xuất khẩu. Nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng hoá qua lónh thổ Việt
Nam phải thuờ thương nhân Việt Nam kinh doanh dịch vụ quá cảnh thực hiện.
- Đưa ra một số quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng dịch vụ quá cảnh hàng
hoá.
- Quy định một số vấn đề liên quan đến quá cảnh như hàng hóa quá cảnh, tuyến đường quá cảnh, thời gian
và thủ tục quá cảnh phù hợp với các điều ước quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. Trên cơ sở những quy
định này, Chính phủ sẽ ban hành những quy định cụ thể.

6.6. Dịch vụ giám định


Nội dung của Mục này cũng có sự thay đổi đáng kể so với những quy định trong Luật Thương mại năm
1997, cụ thể là:

Thứ nhất, mở rộng khái niệm giám định không chỉ bao gồm giám định hàng hóa mà cũn gồm cả giỏm định
dịch vụ (Điều 254). Nội dung giám định được xác định cụ thể trong Luật để tạo điều kiện cho việc áp dụng
(Điều 255).

Thứ hai, một số quy định được bổ sung nhằm tăng cường năng lực của thương nhân kinh doanh dịch vụ
giám định thương mại để nâng cao chất lượng của hoạt động này trên thị trường. Do đó, Luật đã bổ sung
những quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại (Điều 257), phạm vi kinh doanh dịch
vụ giám định thương mại (Điều 258), tiêu chuẩn giám định viên (Điều 259).

Thứ ba, nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đối với kết quả giám định do mình thực
hiện cũng được quy định vừa thông thoáng hơn, vừa chặt chẽ hơn bằng việc bổ sung các quy định về giá trị
của chứng thư giám định, quyền và nghĩa vụ của khách hàng. Nghĩa vụ chịu phạt vi phạm và bồi thường
thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tính chất của
hoạt động giám định nhưng cũng tăng cường trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
đối với khách hàng trong trường hợp cố ý giám định sai (Điều 266).

6.7. Cho thuê hàng hóa


Đây là hoạt động thương mại được bổ sung mới vào Luật Thương mại năm 2005. Thực tế hoạt động
thương mại hiện nay cho thấy, cho thuê hàng hóa là một hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến nhưng pháp
luật thương mại hiện hành lại chưa có quy định cụ thể điều chỉnh với tính chất là một hoạt động thương
mại. Bộ luật dân sự năm 2005 cũng chỉ đưa ra những quy định chung về hợp đồng cho thuê tài sản và chưa
đủ để điều chỉnh hoạt động cho thuê hàng hóa trên thị trường, vì nguyờn tắc của Bộ luật dõn sự năm 2005
là chỉ quy định những vấn đề chung về hợp đồng cũng những hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ do
luật chuyên ngành điều chỉnh.

Do đó, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung quy định về hoạt động cho thuê hàng hóa với 15 điều.
Những quy định về cho thuê hàng hoá này là khá tương đồng với các quy định tại Bộ luật Thương mại
thống nhất Hoa Kỳ (UCC), và Luật Hợp đồng Trung Quốc. Đây là những quy định được đánh giá là khá
chuẩn mực về hoạt động thương mại này.

6. 8. Nhượng quyền thương mại


Hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Mục 8 Chương VI Luật Thương mại năm 2005,
bao gồm các nội dung cơ bản như khái niệm về nhượng quyền thương mại (Điều 284); hợp đồng nhượng
quyền thương mại (Điều 285); quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền (Điều 286 -
289); nhượng quyền lại cho bên thứ ba (Điều 290); đăng ký nhượng quyền thương mại (Điều 291).

Với các nội dung như trên, Luật Thương mại năm 2005 chỉ mới quy định ở mức độ hết sức cơ bản về hoạt
động nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, những quy định này là hết sức cần thiết để Chính phủ có cơ
sở quy định chi tiết về trách nhiệm cung cấp thông tin và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại.

7. Chương VII – Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại
Chương này gồm 2 mục, quy định về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại.
So với Luật Thương mại năm 1997, phần chế tài trong Luật Thương mại năm 2005 được bổ sung thêm hai
loại chế tài là tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. Các chế tài như tạm ngừng
thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng chỉ áp dụng đối với vi phạm cơ bản. Mối
quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp dụng.

7.1. Chế tài trong thương mại


Điểm mới khá quan trọng trong phần này là việc chia hành vi vi phạm hợp đồng làm hai loại, vi phạm cơ
bản và vi phạm không cơ bản. Việc đưa ra khái niệm về hai loại vi phạm này là cơ sở quan trọng để quyết
định việc áp dụng các chế tài trong thương mại. Việc bổ sung này là phù hợp với quy định của pháp luật
quốc tế và thực tiễn hoạt động thương mại của Việt Nam
Luật Thương mại năm 1997 chỉ quy định về các hình thức chế tài sau: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt
vi phạm, bồi thường thiệt hại, huỷ hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung hai chế tài mới là tạm
ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng và điều quan trọng nhất là Luật Thương mại
năm 2005 đã thừa nhận các biện pháp chế tài khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hũa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập
quán thương mại quốc tế. Mối quan hệ giữa các chế tài cũng được xác định rõ để tạo thuận lợi cho việc áp
dụng.

7.2. Giải quyết tranh chấp trong thương mại


Về cơ bản, Luật Thương mại năm 2005 giữ nguyên các quy định của Luật Thương mại năm 1997, có sửa
đổi một số nội dung cho phù hợp với thực tiễn.

8. Chương VIII – Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại


Chương này quy định về hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, việc thi hành quyết định xử phạt hành chính và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính.
Những nội dung cụ thể về xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại sẽ được các văn bản dưới Luật quy
định chi tiết phù hợp với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

9. Chương IX - Điều khoản thi hành


Chương này chỉ có hai điều, quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm
2005. Theo đó, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Luật thương mại ngày
10 tháng 5 năm 1997. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU


LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng
6 năm 2005, Chủ tịch nước công bố theo Lệnh số 15/2005/L/CTN ngày 27 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2006.

I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (cũ) ban hành năm 1991, có hiệu lực thi hành từ năm 1992. Qua 13
năm thực hiện, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã phát huy mặt tích cực, đạt được nhiều kết quả quan
trọng: góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo
đảm nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước; góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước.
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng như trên, nhưng trước yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích tối đa xuất khẩu, Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã bộc lộ một số điểm còn hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình hình mới.

Một là, một số quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa phù hợp với những nội
dung đã cam kết trong đàm phán quốc tế, cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính minh bạch, tạo điều
kiện thuận lợi trong đàm phán gia nhập WTO, cụ thể như:
- Quy định về giá tính thuế nhập khẩu;
- Quy định về thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế;
- Quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử;
- Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
- Quy định về ưu đãi thuế nhập khẩu.

Hai là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, qua thực hiện đã phát huy
tác dụng tốt, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà
nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách và dễ bị lợi dụng, như:
- Quy định về thời hạn nộp thuế;
- Quy định về miễn thuế nhập khẩu;
- Quy định về điều kiện xét giảm thuế nhập khẩu.
Ba là, có những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa phù hợp với quy định
cña Luật hải quan và chưa phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải
quan, như:
- Quy định về thông báo thuế;
- Quy định về truy thu, truy hoàn thuế;
- Quy định về thẩm quyền ban hành biểu thuế và thuế suất;
- Một số cụm từ và việc sắp xếp thứ tự nội dung quy định trong một số chương, điều của Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp giữa Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
Luật hải quan; đồng thời phù hợp với các Luật thuế khác mới ban hành trong thời gian gần đây.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNGLUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Căn cứ vào Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 theo Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg
ngày 6 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian
tới, việc sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đáp ứng mục tiêu, yêu cầu như sau:

Thứ nhất, thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng ổn định, công khai, minh
bạch, không phân biệt đối xử; bảo đảm phù hợp với tiến trình cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế;

Thứ hai, khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu, bảo hộ hợp lý, có điều kiện, có chọn lọc phù hợp
với tiến trình hội nhập;

Thứ ba, góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước;

Thứ tư, kế thừa những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đang phát huy hiệu
quả trong thực tế; sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với điều kiện hội nhập, chưa đồng bộ với
pháp luật hiện hành và chưa đề cao được vai trò quản lý của Nhà nước trong chống gian lận thương mại,
chống thất thu thuế.

III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

A. BỐ CỤC:
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có 7 chương, 29 điều:

Chương I . Những quy định chung có 7 điều từ Điều 1 đến Điều 7 quy định về phạm vi điều chỉnh; đối
tượng chịu thuế; đối tượng không chịu thuế; đối tượng nộp thuế; thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi
của cư dân biên giới; việc áp dụng điều ước quốc tế, giải thích từ ngữ để thống nhất cách hiểu khi áp dụng
Luật.

Chương II. Căn cứ tính thuế và biểu thuế có 5 điều từ Điều 8 đến Điều 12 quy định căn cứ tính thuế,
phương pháp tính thuế và đồng tiền nộp thuế; giá tính thuế và tỷ giá tính thuế; thuế suất; biện pháp về thuế
để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa; thẩm quyền
ban hành biểu thuế, thuế suất.

Chương III. Kê khai thuế, nộp thuế có 3 điều từ Điều 13 đến Điều 15 quy định về trách nhiệm của đối
tượng nộp thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế.

Chương IV. Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thuế có 6 điều từ Điều 16 đến Điều 21 quy định
về miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, trách nhiệm và thời hạn hoàn thuế, truy thu thuế.

Chương V. Khiếu nại và xử lý vi phạm có 3 điều từ Điều 22 đến Điều 24 quy định về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại, xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế.

Chương VI. Tổ chức thực hiện có 3 điều từ Điều 25 đến Điều 27 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm
của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, trách nhiệm của cơ quan hải quan trong quản lý nhà nước về công tác thu thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu.

Chương VII. Điều khoản thi hành có 2 điều là Điều 28, Điều 29 quy định về hiệu lực thi hành Luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
B. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

I. Phạm vi điều chỉnh:


Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu, thuế nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

II. Đối tượng áp dụng:


Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy
định tại Điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

III. Những nội dung sửa đổi cơ bản của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1.Những nội dung sửa đổi để bảo đảm tính minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc của WTO và các
cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập WTO ( Điều 8, Điều 9, Điều
11 và Điều 22):

1.1. Bổ sung phương pháp tính thuế tuyệt đối (Điều 8):
Ngoài việc áp dụng tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định hiện hành, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8
của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung quy định căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo
hình thức thuế tuyệt đối. Theo hình thức tính thuế này thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng
thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị
hàng hóa; trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải
nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với
mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
Hình thức tính thuế này được áp dụng đối với một số mặt hàng trong trường hợp có khả năng gian lận lớn
về giá tính thuế.

1.2. Về giá tính thuế ( Điều 9):


Để thực hiện cam kết quốc tế và đảm bảo tính công bằng, minh bạch về xác định giá tính thuế đối với hàng
hóa nhập khẩu, khoản 2 Điều 9 của Luật quy định về giá tính thuế như sau: “Giá tính thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc
tế”.

1.3. Về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu
hàng hóa ( Điều 11):
Luật thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu hiện hành quy định thu thuế bổ sung đối với các trường hợp hàng
hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà có bán phá giá, có sự trợ cấp của nước xuất khẩu, có xuất xứ từ nước mà
ở nước đó có sự phân biệt đối xử đối với hàng hoá của Việt Nam. Đây là các công cụ thuế cần thiết để tự
vệ, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với sản xuất trong nước. Nhưng do trong Luật
ghi là “thuế bổ sung” nên dễ bị các đối tác nước ngoài cho rằng đây là khoản thu thêm, không phải là một
loại thuế theo đúng quy định của Hiệp định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân
biệt đối xử.

Để đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt
Nam, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, chống bán phá giá và chống trợ cấp
và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, sửa đổi cụm từ “thuế bổ sung” thành biện pháp về thuế để tự
vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa.
“ Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, hàng hóa nhập khẩu còn phải áp
dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp
luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;
2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp
luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật
về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt
đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc
tế.”
1.4. Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( Điều 22):
Để phù hợp với quy định của WTO, quyền của đối tượng nộp thuế được lựa chọn quyền khiếu nại với cơ
quan hải quan hoặc tòa hành chính, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại như sau: “Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan
hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt thì vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành
hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.

2. Những nội dung sửa đổi nhằm khuyến khích tối đa xuất khẩu, đồng thời hạn chế những sơ hở dễ
bị lợi dụng để trốn thuế, nợ thuế (Điều 15, Điều 16, Điều 17 và Điều 18):
2.1. Về thời hạn nộp thuế ( Điều 15):
Về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu về cơ bản tiếp tục giữ như hiện hành; đối với hàng hóa
xuất khẩu nâng thời hạn từ mười lăm ngày lên ba mươi ngày để khuyến khích xuất khẩu. Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu quy định cụ thể thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng;
hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa kinh doanh theo
phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập. Để được hưởng thời hạn nộp thuế quy định đối với
hàng hóa nhập khẩu là vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa kinh doanh theo phương
thức tạm nhập, tái xuất, hoặc tạm xuất, tái nhập, hàng hóa nhập khẩu, Luật còn quy định các điều kiện ràng
buộc, đó là: đối tượng nộp thuế phải có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế hoặc phải có bảo lãnh về
số tiền thuế phải nộp. Quy định này sẽ góp phần khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế.

2.2. Về miễn thuế, xét miễn thuế ( Điều 16 và Điều 17):


Quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu còn có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước. Trong đó miễn thuế, xét miễn thuế đối với đầu tư trong nước là kém ưu đãi hơn so với
đầu tư nước ngoài, chưa khuyến khích phát huy nội lực để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài những quy định miễn
thuế, xét miễn thuế đã có trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, việc miễn thuế nhập khẩu còn được
quy định trong các Luật và các văn bản pháp quy khác như Luật Đầu tư nước ngoài; Luật Khuyến khích đầu
tư trong nước; Luật Khoa học và công nghệ; Luật Dầu khí và một số Nghị định của Chính phủ, Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy định như trên đã kịp thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của một số ngành, lĩnh vực. Nhưng lại dẫn đến chồng chéo, không rõ ràng và phức tạp, khó theo
dõi trong tổ chức thực hiện.
Để đảm bảo sự công bằng và minh bạch về chính sách, không phân biệt đối xử theo đúng quy định của
WTO, Điều 16 và Điều 17 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định miễn thuế, xét miễn thuế. Nội
dung các điều này được quy định trên cơ sở thống nhất giữa ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài; tập hợp, hệ thống hoá các quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế đang quy định tại
các văn bản quy phạm pháp luật khác vào Luật này. Về nguyên tắc, tập hợp lại các quy định về miễn thuế
nhập khẩu là: chọn những quy định miễn thuế ở mức cao nhất cho từng đối tượng đầu tư nước ngoài và
đầu tư trong nước, để áp dụng chung cho các dự án đầu tư; đồng thời bãi bỏ những quy định không khả thi,
khó có căn cứ để thực hiện.

2.3. Về giảm thuế ( Điều 18):


Để đảm bảo việc xét giảm thuế được chính xác, phù hợp với quy trình thủ tục hải quan, sửa đổi điều kiện
để được xét giảm thuế, đó là:
“Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng hoặc
bị mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa”.

3. Những nội dung sửa đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với yêu cầu cải cách hành
chính về thuế và hải quan ( Điều 2, Điều 3, Điều 7, Điều 12, Điều 13, Điều 19, Điều 20, Điều 23, Điều
25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28):
3.1. Về đối tượng chịu thuế (Điều 2)
Để bao quát hết các đối tượng chịu thuế, ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành bổ sung trường hợp
“hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường
trong nước” vào đối tượng chịu thuế.

3.2. Về đối tượng không chịu thuế ( Điều 3)


Để bao quát hết các đối tượng không chịu thuế, ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành, bổ sung
trường hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng
hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác vào đối tượng không chịu thuế;
- Hàng viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
3.3. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới
( Điều 7)
Xuất phát từ thực tế quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới là quan hệ có tính đặc thù,
cần quy định áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên
giới phù hợp với từng thời kỳ, góp phần tích cực và thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, thương
mại của cư dân biên giới nước ta và cư dân biên giới nước ngoài có chung đường biên giới với Việt Nam,
Điều 7 của Luật quy định: Chính phủ quy định việc áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng
hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phù hợp với từng thời kỳ.

3.4. Về thẩm quyền ban hành mức thuế suất (Điều 12):
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vị trí quan trọng được các đối tác tham
gia đàm phán quan tâm hàng đầu và là một trong những nội dung chính trong đàm phán hội nhập. Đối với
sản xuất trong nước, do còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập khẩu, nên chịu tác động
lớn của sự biến động giá cả thị trường thế giới. Những quy định của Luật hiện hành về thực hiện các điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và thẩm quyền điều hành thuế suất thuế nhập khẩu qua
thực tế thực hiện là rất phù hợp, đã phát huy tác dụng tích cực đảm bảo cho việc chủ động trong đàm phán
hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước. Để chủ động trong việc điều
hành và thực hiện cam kết quốc tế, Luật giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng
mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng theo thủ tục do Chính phủ quy định,
bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành;
b) Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường;
c) Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù hợp với điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

3.5. Về trách nhiệm của đối tượng nộp thuế ( Điều 13):
Để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao trách nhiệm của
đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 13 của Luật
quy định trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế: “Đối tượng nộp thuế xuất
khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách
nhà nước.”

3.6. Về hoàn thuế, trách nhiệm và thời hạn hoàn thuế (Điều 19 và 20):
Để bao quát đầy đủ các trường hợp hoàn thuế và bảo đảm công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ thuế của đối tượng nộp thuế, Luật bổ sung thêm các trường hợp được hoàn thuế, đó là:
- Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập;
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất;
- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của tổ chức, cá nhân được
phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất
hoặc mục đích khác đã nộp thuế nhập khẩu;
- Trường hợp có sự nhầm lẫn trong kê khai thuế, tính thuế thì được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa nếu sự
nhầm lẫn đó xảy ra trong thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có
sự nhầm lẫn.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định rõ thời hạn hoàn thuế: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu hoàn thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế có trách nhiệm
hoàn thuế cho đối tượng được hoàn thuế; trường hợp không có đủ hồ sơ hoặc hồ sơ không đúng theo quy
định của pháp luật để được hoàn thuế thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu
hoàn thuế của đối tượng được hoàn thế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế phải có văn bản
yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Đồng thời, Luật quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế và đối tượng
được hoàn thuế: “...nếu việc chậm hoàn thuế do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét hoàn thuế thì
ngoài số tiền thuế phải hoàn còn phải trả tiền lãi kể từ ngày chậm hoàn thuế cho đến ngày được hoàn thuế
theo mức lãi suất vay ngân hàng thương mại tại thời điểm phải hoàn thuế”.

3.7. Về xử lý vi phạm ( Điều 23) :


Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu quy định cụ thể việc xử lý các đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm như: nộp chậm tiền thuế,
tiền phạt; không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này; khai man thuế, trốn
thuế; không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế; có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm. Cụ thể như sau:
- Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày cuối cùng trong thời hạn quy định phải nộp hoặc ngày cuối cùng
trong thời hạn được ghi trong quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, mỗi
ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp; nếu thời hạn chậm nộp là
quá chín mươi ngày thì bị cưỡng chế thi hành.
- Không thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính về thuế.
- Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận.
- Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau
đây:
+ Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước để nộp
thuế, nộp phạt;
+ Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan được quyền tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản theo
quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ
ngày cơ quan hải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc quyết định kê biên tài sản mà đối tượng nộp
thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan được bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo quy
định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
+ Cơ quan hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho
đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt.
- Người nào có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn
thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3.8. Về thẩm quyền và trách nhiệm của Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tổ
chức thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Điều 25, Điều 26 và Điều 27):
Để đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất, phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể, rõ ràng trong việc tổ
chức thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Điều 25 của Luật quy định thẩm quyền và trách nhiệm
của Chính phủ; Điều 26 quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Điều 27 quy định về trách nhiệm của cơ quan hải quan trong quản lý
nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Những nội dung sửa đổi cơ bản của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên đây đã thể hiện đầy đủ mục
tiêu, yêu cầu cải cách hệ thống chính sách thuế theo Chương trình cải cách thuế từ nay đến năm 2010 và
đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách thể chế để gia nhập WTO của Việt Nam.

IV. VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Để Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện tốt trong cuộc sống, trong thời gian tới Bộ Tài chính
sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai một số công việc sau đây:
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đảm bảo kịp thời và động bộ với việc hướng dẫn thi hành Luật Hải
Quan.
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu Luật bằng nhiều hình thức (mở lớp tập huấn, phát hành tài liệu, trên mạng
Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng...) cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu; đội ngũ cán bộ, công chức Hải Quan và các tầng lớp nhân dân.

Trên đây là những nội dung sửa đổi cơ bản của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thông qua để thay thế Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành
với những nội dung cơ bản đã nêu trên nhằm:
- Đảm bảo tính minh bạch, thống nhất chính sách ưu đãi đầu tư, góp phần phát huy nội lực để phát triển
sản xuất; các quy định của Luật phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến
quy định của WTO, do vậy việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩusửa đổi sẽ góp phần tạo
thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập WTO.
- Thông qua việc quy định điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế sẽ góp phần khắc phục tình trạng nợ
đọng thuế, trốn thuế.
- Nâng cao tính chủ động của đối tượng nộp thuế trong việc tự kê khai thuế, tự nộp thuế; tăng cường vai trò
quản lý của cơ quan hải quan; đảm bảo bình đẳng giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan.
- Các quy định của Luật đảm bảo tính thống nhất với Luật hải quan nhằm góp phần thúc đẩy cải cách hành
chính và hiện đại hóa thủ tục hải quan.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi đã thể hiện đầy đủ mục tiêu, yêu cầu cải cách hệ thống chính
sách thuế theo Chương trình cải cách thuế từ nay đến năm 2010 và đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách thể
chế để gia nhập WTO của Việt Nam./.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT ĐẦU TƯ

I- SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ

Thực hiện công cuộc “đổi mới”, những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên
quan đến đầu tư như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật
doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước…, tạo nên một khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt
động đầu tư phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với
yêu cầu hội nhập; tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nhờ hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư đã ban hành, việc huy động nguồn lực đầu tư
cho tăng trưởng kinh tế ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc
cần thiết phải xây dựng một Luật đầu tư chung nhằm tăng cường huy động mọi nguồn lực cho phát triển
kinh tế - xã hội; cụ thể:

Một là: Đường lối đổi mới kinh tế của nước ta là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển
kinh tế; đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
nâng cao đời sống nhân dân. Một trong các giải pháp quan trọng thực hiện chủ trương trên là phải tạo môi
trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực và
ngoại lực. Theo hướng này, việc ban hành Luật đầu tư thống nhất sẽ tạo khung luật pháp, chính sách
chung để các chủ thể kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế được đầu tư, kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh
lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương; khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu
chính đáng.

Hai là: Thực tiễn tiến hành công cuộc "đổi mới" thời gian qua cho thấy, hệ thống pháp luật về đầu tư và môi
trường kinh doanh tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, theo hướng bình đẳng, không phân biệt, tạo
lập “một sân chơi chung” cho các thành phần kinh tế. Những khác biệt về điều kiện đầu tư, kinh doanh như
điều kiện gia nhập thị trường, các yếu tố đầu vào, đầu ra và hoạt động quản lý doanh nghiệp giữa đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài đã được thu hẹp đáng kể, thậm chí nhiều chính sách đã được hòa đồng.
Tuy nhiên, do được ban hành vào các thời điểm khác nhau, có phạm vi, đối tượng điều chỉnh khác nhau
nên các chính sách đầu tư chưa có sự nhất quán, chưa thực sự tạo được “một sân chơi” bình đẳng; tình
trạng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư vẫn còn tồn tại, đã hạn chế việc phát huy các nguồn lực. Những
bất cập của hệ thống pháp luật tách biệt theo thành phần kinh tế ngày càng bộc lộ rõ trước sự phát triển
năng động, đa dạng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do đó, việc xây dựng Luật đầu tư chung
là yêu cầu bức xúc nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý nhằm củng cố niềm
tin của các nhà đầu tư, tạo thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Ba là: Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư như
những cam kết trong khuôn khổ AFTA, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, Hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và đang tích cực
đàm phán gia nhập WTO. Việc ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế trên một mặt đòi hỏi Việt Nam phải
mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với thông
lệ quốc tế, mặt khác vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời
gian, mở cửa thị trường theo lộ trình xác định.
Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trong đó có Luật đầu tư
vừa là yêu cầu cấp thiết; vừa phản ảnh thông điệp quan trọng về việc Việt Nam tiếp tục tăng cường chính
sách đổi mới và cam kết thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; vừa phù hợp điều kiện kinh
tế của Việt Nam.

Bốn là: Cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực đang diễn ra ngày càng
gay gắt, nhất là khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và các nước trong khu vực
đang cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng tự do hóa đầu tư, thương mại, làm cho hệ thống
luật pháp về đầu tư nước ngoài của ta được coi là hấp dẫn, nay đang giảm dần tính cạnh tranh so với các
nước trong khu vực. Do đó, Luật đầu tư mới cần thể hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích có tính cạnh
tranh cao hơn, hoặc ít ra cũng tương đương so với các nước trong khu vực.

Như vậy, việc ban hành Luật đầu tư chung đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của việc tiếp tục
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, của thực tiễn hoạt động đầu tư và yêu cầu của hội nhập, cạnh tranh
quốc tế, nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài của mọi
thành phần kinh tế.

II- TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC SOẠN THẢO LUẬT ĐẦU TƯ

Quá trình xây dựng Luật đầu tư được thực hiện dựa trên những tư tưởng chỉ đạo sau đây:

Một là: Luật đầu tư phải thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đã được khẳng định trong các chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội như: chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, từng bước thống
nhất khung luật pháp, chính sách và điều kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo khuôn khổ pháp lý khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước
ngoài để phát huy lợi thế so sánh của đất nước… Đồng thời, Luật phải thể hiện sự kế thừa và phát huy tư
duy mới, kinh nghiệm tốt từ những nhân tố mới trong đời sống kinh tế-xã hội; phát huy kết quả của quá trình
đổi mới và những tiến bộ đã đạt được trong thời gian qua.

Hai là: Mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh, đảm bảo quyền chủ động, tự quyết định của nhà đầu
tư trong hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền đầu tư và kinh doanh trong tất cả các
ngành nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh;
được lựa chọn hoặc thay đổi hình thức đầu tư, phương thức tổ chức quản lý nội bộ thích ứng với yêu cầu
kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, công nhận và bảo hộ
quyền sở hữu, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đối xử bình đẳng và khuyến khích mọi thành phần
kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh.

Ba là: Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước, cải cách mạnh thủ tục hành chính đối với hoạt
động đầu tư theo hướng “một cửa, một dấu”. Cơ quan quản lý nhà nước phải coi việc khuyến khích, hướng
dẫn, trợ giúp doanh nghiệp là chức năng chính, coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, áp
dụng phổ biến hình thức đăng ký (thay cho giấy phép), giảm quy định mang tính “xin-cho” không cần thiết,
trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư. Nhà nước có các biện pháp bảo
đảm và hỗ trợ để các nhà đầu tư yên tâm, phấn khởi đầu tư và tạo điều kiện để các hoạt động đầu tư có
hiệu quả, đúng pháp luật. Đồng thời, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước nhằm bảo đảm môi trường đầu
tư lành mạnh, minh bạch và hấp dẫn; bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và của cộng đồng, bảo đảm trật tự, kỷ
cương, chống các biểu hiện tiêu cực trong đầu tư kinh doanh.

Bốn là: Những quy định của Luật đầu tư phải phù hợp với đặc điểm, trình độ nền kinh tế đang chuyển đổi
của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phù hợp với lộ trình cam kết trong các
thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, nhất là các nguyên tắc đối
xử quốc gia và tối huệ quốc; việc tiếp cận thị trường đầu tư và các lĩnh vực đầu tư đối với nhà đầu tư nước
ngoài phải bảo đảm vừa mở cửa thu hút các nguồn vốn quốc tế, vừa bảo hộ có điều kiện, có thời hạn, lộ
trình đối với các doanh nghiệp trong nước; qua đó góp phần hình thành môi trường đầu tư minh bạch, ổn
định, có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

III- BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Những nội dung được quy định trong Luật đầu tư đã tạo lập một khung pháp lý thống nhất cho các nhà đầu
tư thuộc các thành phần kinh tế, xoá bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tư.
Đây là một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt
là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, Luật cũng tạo điều kiện pháp lý tăng quyền tự
chủ, quyền tự quyết định của các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ.

Luật đầu tư đã được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật có 10 chương (89 điều), với bố cục như sau:

Chương I. Những quy định chung, gồm 5 điều (từ Điều 1 đến Điều 5), quy định về: phạm vi điều chỉnh;
đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; chính sách về đầu tư; áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế,
pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế.

Chương II. Bảo đảm đầu tư, gồm 7 điều (từ Điều 6 đến Điều 12), quy định về: bảo đảm về vốn và tài sản;
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại; chuyển vốn, tài sản ra
nước ngoài; áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất; bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính
sách; giải quyết tranh chấp.

Chương III. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, gồm 8 điều (từ Điều 13 đến Điều 20), quy định về: quyền
tự chủ đầu tư, kinh doanh; quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư; quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng
cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển
nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; các quyền
khác của nhà đầu tư; nghĩa vụ của nhà đầu tư.

Chương IV. Hình thức đầu tư, gồm 6 điều (từ Điều 21 đến Điều 26), quy định về: các hình thức đầu tư
trực tiếp; đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng; đầu tư phát triển kinh doanh; góp vốn,
mua cổ phần và sáp nhập, mua lại; đầu tư gián tiếp.

Chương V. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, gồm 18 điều (từ Điều 27 đến Điều 44),
quy định về: lĩnh vực ưu đãi đầu tư; địa bàn ưu đãi đầu tư; lĩnh vực đầu tư có điều kiện; lĩnh vực cấm đầu
tư; ban hành danh mục các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện; đối tượng và điều kiện
ưu đãi đầu tư; ưu đãi về thuế; chuyển lỗ; khấu hao tài sản cố định; ưu đãi về sử dụng đất; ưu đãi đối với
nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; thủ tục thực hiện ưu
đãi đầu tư; trường hợp mở rộng ưu đãi; hỗ trợ chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo; hỗ trợ và khuyến
khích phát triển dịch vụ đầu tư; đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu kinh tế; thị thực xuất cảnh, nhập cảnh.

Chương VI. Hoạt động đầu tư trực tiếp, gồm 22 điều (từ Điều 45 đến Điều 66), quy định về: thủ tục đăng
ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước; thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
thẩm tra dự án đầu tư; thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở
lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục
lĩnh vực đầu tư có điều kiện; thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; điều chỉnh dự án đầu tư; thời
hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài; trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu
tư; lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm; thuê, giao nhận đất thực hiện dự án;
chuẩn bị mặt bằng xây dựng; thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản; thực
hiện dự án đầu tư có xây dựng; giám định máy móc, thiết bị; tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam; tài
khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam; bảo hiểm; thuê tổ chức quản lý; tạm ngừng dự án, thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư; chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư; bảo lãnh của Nhà nước cho một số công
trình và dự án quan trọng.

Chương VII. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, gồm 7 điều (từ Điều 67 đến Điều 73), quy định về: quản
lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước; đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế; đầu tư của Nhà
nước vào hoạt động công ích; đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; tổ chức, cá nhân
được giao quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước; thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu
tư; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án.

Chương VIII. Đầu tư ra nước ngoài, gồm 6 điều (từ Điều 74 đến Điều 79), quy định về: đầu tư ra nước
ngoài; lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư ra nước ngoài; quyền của nhà
đầu tư ra nước ngoài; nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài; thủ tục đầu tư ra nước ngoài.

Chương IX. Quản lý nhà nước về đầu tư, gồm 8 điều (từ Điều 80 đến Điều 87), quy định về: nội dung
quản lý nhà nước về đầu tư; trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư; quản lý đầu tư theo quy hoạch; xúc
tiến đầu tư; theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư; thanh tra về hoạt động đầu tư; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện;
xử lý vi phạm.

Chương X. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 88 và Điều 89), quy định về áp dụng pháp luật đối với
các dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật này có hiệu lực và hiệu lực thi hành.
Một số nội dung cơ bản của Luật được thể hiện như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)


Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư
tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển là rất
lớn. Đảng và Nhà nước luôn nhất quán với chủ trương, chính sách kêu gọi các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư. Phạm vi điều chỉnh của Luật đầu tư được quy định tại Điều 1 đã thể hiện rõ
tinh thần đó. Ngoài ra, nội dung Điều 1 cũng chỉ rõ: Luật tập trung điều chỉnh các hoạt động đầu tư nhằm
mục đích kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư kinh doanh vốn nhà nước thông qua các tổ chức kinh
tế, công ty kinh doanh vốn nhà nước. Các hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước không nhằm mục đích
kinh doanh không điều chỉnh trong Luật này mà được quy định cụ thể trong các luật khác có liên quan (như
Luật ngân sách Nhà nước, Luật đấu thầu...).

1.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2)


Luật đầu tư đã thể hiện rất rõ các đối tượng được áp dụng Luật này bao gồm:
(1) Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và
đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
(2). Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư.

2. Áp dụng Luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
Điều 5 quy định:
(1) Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan;
(2) Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó;
(3) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó;
(4) Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên
có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc
áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Như vậy, việc áp dụng Luật đầu tư và các pháp luật khác có liên quan đã được thể hiện tương đối rõ ràng
và rành mạch về trình tự và thủ tục. Bên cạnh đó, còn có sự tôn trọng thoả thuận của các nhà đầu tư thông
qua hình thức hợp đồng.

3. Bảo đảm về vốn và tài sản


Điều 6 quy định:
(1) Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện
pháp hành chính;
(2) Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng
dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời
điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp
của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư;
(3) Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này
được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài;
(4) Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.
Quy định của Điều này nhằm giải tỏa được tâm lý lo lắng, làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn, bảo đảm lợi
ích của các nhà đầu tư trong việc bỏ vốn ra để đầu tư; trong đó trường hợp thật cần thiết, vì lý do quốc
phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư, thì nhà đầu tư sẽ được
Nhà nước thanh toán và bồi thường theo giá cả thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng
là hợp lý.

4. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất (Điều 10)


Lâu nay, vấn đề giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài thường
ở mức cao hơn các nhà đầu tư trong nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế khả
năng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua. Để giải quyết bất hợp lý đó, quy định tại Điều
này đã thể hiện được tính minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài
nước trong việc áp dụng thống nhất mức giá, phí, lệ phí đối với hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát
như điện, nước, bưu chính viễn thông, vận tải... được quy định có tính nguyên tắc như sau: Trong quá trình
hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch
vụ do Nhà nước kiểm soát. Còn việc ghi cụ thể từng lĩnh vực, loại dịch vụ thì văn bản dưới Luật sẽ hướng
dẫn, quy định cụ thể và đầy đủ hơn.

5. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách
Điều 11 quy định:
(1) Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền
lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo
quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
(2) Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà
đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo
đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số
hoặc các biện pháp sau đây:
a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
(3) Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi
pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

6. Giải quyết tranh chấp


Điều 12 quy định:
(1) Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà
giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
(2) Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên
quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt
Nam.
(3) Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc
tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan,
tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
(4) Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt
động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà
đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều này quy định trong Luật đầu tư thể hiện quan điểm khi tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý
nhà nước về đầu tư liên quan đến đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc phải được giải quyết bởi
Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các nước có đầu tư tại Việt Nam đã ký Hiệp định Khuyến
khích và Bảo hộ đầu tư với Nhà nước Việt Nam, một khi đã ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư thì
các tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư có quyền lựa chọn tổ
chức trọng tài Việt Nam hoặc tổ chức trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Mặt khác, khi Việt Nam
tham gia Công ước giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước chủ nhà (Công ước ICSID) thì những
quốc gia chưa ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư với Việt Nam, nhưng đã là thành viên của Công
ước ICSID thì đương nhiên vụ tranh chấp sẽ được giải quyết theo Công ước này.

7. Đầu tư gián tiếp(Điều 26)


Ngoài hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thì hình thức
đầu tư gián tiếp là kênh huy động vốn quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn; bên cạnh đó nước ta
đã và đang tích cực tham gia và cam kết thực hiện lộ trình mở cửa thị trường này. Tuy nhiên, để tránh
những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế của nước ta, Luật đầu tư chỉ quy định những vấn đề nguyên
tắc về các hình thức đầu tư gián tiếp như mua cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá, quỹ đầu tư chứng khoán,
các định chế tài chính trung gian,... những vấn đề có liên quan khác, như hình thức giao dịch, thủ tục đầu
tư, tỷ lệ phần trăm, lĩnh vực đầu tư,... được quy định chặt chẽ và chi tiết bởi các luật cụ thể khác (ví dụ như
Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán...). Vì vậy, Điều này chỉ quy định
mang tính nguyên tắc về đầu tư gián tiếp để khẳng định đây cũng là hoạt động đầu tư quan trọng và dẫn
chiếu đến quy định của các luật chuyên ngành, cụ thể như sau:
(1) Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
(2) Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và
thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quyđịnh của pháp luật về chứng khoán và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.

8. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư


Điều 38 quy định:
(1) Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu
tư quy định tại Điều 45 của Luật này, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy
định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ
quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
(2) Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư quy định tại Điều 47 của Luật này đáp ứng
điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận
đầu tư.
(3) Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản
lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
Các quy định trên đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự lựa chọn của nhà đầu tư, tiếp tục cải cách thủ tục
hành chính, giảm bớt các thủ tục giấy tờ cho nhà đầu tư, đáp ứng nguyện vọng và tâm lý của nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

9. Thủ tục đăng ký đầu tư,thẩm tra dự án đầu tư


Do tính chất và quy mô khác nhau, cũng như để giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, hạn chế
tiêu cực trong làm thủ tục đăng ký đầu tư, Luật đã quy định theo hướng tách riêng giữa thủ tục đăng ký đầu
tư đối với dự án đầu tư trong nước và thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài, cũng như
nội dung đăng ký đầu tư; trong đó quy định rất cụ thể và chi tiết loại dự án nào không phải đăng ký và loại
dự án nào phải làm thủ tục đăng ký... được thể hiện cụ thể như sau:

9.1. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
Điều 45 quy định:
(1) Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
(2) Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm
tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký
đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp
Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
(3) Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
(4) Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

9.2. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Điều 46 quy định:
(1) Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không
thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà
nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

(2) Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:


a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này;
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).

(3) Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.

Quy định tương tự như vậy, đối với những dự án buộc phải thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư
là những dự án không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, chỉ yêu cầu có quy mô vốn từ ba
trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì bắt buộc phải được
thẩm tra bởi cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư; Điều 47 quy định cụ thể như sau:

(1) Đối với dự án đầu tư trong nước, dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ
đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm
tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
(2) Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp cần
thiết, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá bốn mươi lăm ngày;
(3) Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và quy định tiêu chuẩn dự
án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
(4) Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Ngoài một số điều luật đã được giới thiệu ở trên, Luật đầu tư cũng đã quy định một số vấn đề có liên quan
đến: lĩnh vực, địa bàn khuyến khích, ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư (các
Điều 27, 28, 29, 30, 37); Điều chỉnh dự án (Điều 52); Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước
ngoài (Điều 52); Về chuẩn bị mặt bằng xây dựng (Điều 56); Về giám định máy móc, thiết bị (Điều 59); Về
tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam (Điều 60); Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam (Điều
61); Về bảo hiểm (Điều 62); Về bảo lãnh của Chính phủ (các Điều 16, 66); Về đầu tư, kinh doanh vốn nhà
nước (từ Điều 67 đến Điều 73); Về đầu tư ra nước ngoài (từ Điều 74 đến Điều 79); Quản lý nhà nước về
đầu tư (từ Điều 80 đến Điều 87); Về điều khoản thi hành (các Điều 88, 89)...

Luật đầu tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật này ra đời sẽ thay thế các Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm
2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.

IV. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN, PHỔ BIẾN VÀ TUYÊN TRUYỀN LUẬT ĐẦU TƯ
Để Luật đầu tư sớm đi vào cuộc sống, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm thu hút thêm vốn đầu tư
từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, cần thực hiện tốt một số công
tác sau:
- Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện và ban hành một số Nghị định sau:
a) Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, trong đó cần:
+ Khẳng định lại phạm vi điều chỉnh là bao gồm cả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, vốn tư nhân; đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài; đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và
đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
+ Quy định chi tiết về đối tượng điều chỉnh của Nghị định này.
+ Quy định rõ việc đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước, đầu tư ra nước ngoài.
+ Quy định chi tiết các loại hình thức đầu tư, bao gồm hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, đầu tư ra nước
ngoài...
+ Quy định về việc ban hành Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư; Danh mục địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Quy định những dự án nào không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, nhưng nhà đầu tư vẫn phải thực hiện
các quy định của pháp luật có liên quan (nếu có). Quy định những dự án nào không cấp Giấy chứng nhận
đầu tư, kể cả nếu có nhu cầu cũng không cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Quy định thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước.
+ Quy định thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài.
+ Quy định thủ tục thẩm tra đối với dự án quan trọng quốc gia.
+ Nêu rõ các biện pháp bảo đảm về vốn và tài sản đối với hoạt động đầu tư; Về bảo đảm về vốn và tài sản:
Hướng dẫn về thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản nhà đầu tư mà do nhà nước Việt Nam tiến
hành trong trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia.
+ Một số quy định có liên quan đến vấn đề tài chính doanh nghiệp như: Thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp; Thuế thu nhập doanh nghiệp trong các trường hợp khuyến khích đầu tư; Các dự án không được
hưởng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Điều chỉnh
thuế suất ưu đãi và thời hạn miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
chuyển nhượng vốn; Năm tính thuế; Lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; Chuyển lỗ; Trích lập quỹ
doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu; Thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và đối với nguyên liệu để sản xuất sản phẩm bán cho doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; Giá tính thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Khấu hao tài sản cố định;
Nghĩa vụ nộp thuế của các Bên hợp doanh...
b) Nghị định về hình thức đầu tư gián tiếp
Quy định các vấn đề có liên quan đến đầu tư gián tiếp, nhưng không trái với nguyên tắc của Luật đầu tư và
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư. Cần thể hiện rõ: Nội hàm của các loại hình thức đầu tư trực tiếp
quy định tại Điều 21 Luật đầu tư (góp vốn, mua cổ phần...).
- Các Bộ, ngành có liên quan, trong lĩnh vực của mình phụ trách, ban hành các Thông tư hướng dẫn thật cụ
thể, chi tiết thi hành các Nghị định của Chính phủ (nếu có);
- Tiến hành tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các cán bộ, chuyên viên có liên quan trong lĩnh vực
quản lý đầu tư;
- Các báo, đài của Trung ương và địa phương; Trang web của Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan cần giới
thiệu Luật đầu tư đến công chúng; Tổ chức các buổi nói chuyện, giới thiệu về Luật đầu tư cho rộng rãi các
đối tượng được diễn ra ở nhiều địa phương trên khắp đất nước;
- Các tổ chức, Hiệp hội nghề nghiệp như: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội các nhà
đầu tư tài chính, Hiệp hội các nhà doanh nghiệp, các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài cần tuyên
truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam nói chung, Luật đầu tư nói riêng, cũng như các cơ chế, chính sách ưu
đãi đầu tư của Việt Nam đến các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước...

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU


LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG.

Một là xuất phát từ định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật về tài chính-
ngân hàng.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định chủ trương “hình thành môi trường
minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ-ngân hàng” và “hình thành đồng bộ khuôn khổ
pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ-ngân
hàng”. Đường lối của Đảng đặt ra yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống pháp luật thông qua việc xây dựng và hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như ban hành mới, sửa đổi và bổ
sung các đạo luật và Pháp lệnh để hình thành một khuôn khổ pháp lý đồng bộ. Như vậy, việc xây dựng luật
về công cụ chuyển nhượng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, là bước đi cần thiết để thực hiện
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong thời kỳ mới. Việc ra đời Luật Các công cụ chuyển nhượng
còn đóng vai trò bảo hộ, khuyến khích cho việc hình thành, phát triển và sử dụng các công cụ chuyển
nhượng trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước.

Hai là xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện các quy định pháp luật về công cụ
chuyển nhượng.

- Năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Thương phiếu, tuy nhiên, cho đến năm
2005, Pháp lệnh này vẫn chưa đi vào cuộc sống. Việc triển khai chậm Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999
là một thực tế rõ ràng, do những nguyên nhân chủ quan và cả những nguyên nhân khách quan. Bên cạnh
những nguyên nhân về hướng dẫn triển khai thực hiện, còn có nguyên nhân từ chính những bất cập trong
Pháp lệnh. Những quy định trong Pháp lệnh về cơ bản chứa đựng hầu hết các quy tắc chính của Luật thống
nhất về hối phiếu theo Công ước Giơnevơ năm 1930, song vẫn còn những quy định làm hạn chế các hoạt
động của thương phiếu và tạo rủi ro cho ngân hàng (như hoạt động thương phiếu phải gắn với tín dụng
ngân hàng).

- Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh tín dụng ngân hàng, còn xuất hiện và phát triển hình thức tín dụng
thương mại. Để giúp tín dụng thương mại thực hiện được, đã xuất hiện những công cụ giúp doanh nghiệp
đòi nợ hoặc nhận nợ, phục vụ cho các doanh nghiệp thanh toán, đòi tiền lẫn nhau. Những công cụ này gồm
có hối phiếu đòi nợ (bill of exchange), hối phiếu nhận nợ (promisory note), séc (cheque),… Vì những công
cụ này có thể chuyển nhượng được nên người ta gọi chung là công cụ chuyển nhượng. Trên thực tế, quan
hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp, tiểu thương đã tồn tại như một thực tế khách quan trong
nền kinh tế Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện nay, các doanh nghiệp và các ngân hàng đã sử dụng hối phiếu
trong thanh toán quốc tế theo thông lệ quốc tế. Trong thanh toán nội địa, đặc biệt là ở các chợ đầu mối, việc
mua bán chịu đã xuất hiện những “giấy nhận nợ” hay “giấy đòi nợ” do người bán hàng hoặc người thanh
toán phát hành để mua-bán chịu lẫn nhau nhưng chưa được Pháp lệnh điều chỉnh. Bộ luật Dân sự và Pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế cũng chỉ có một số nội dung điều chỉnh đối với thương phiếu; Luật Thương mại (sửa
đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 đã bỏ chương về thương phiếu. Vì vậy, nhu cầu hình
thành một hệ thống các quy định của pháp luật để bảo vệ có hiệu quả quyền của chủ nợ đã trở nên bức
xúc. Mặt khác, trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp nước ta có quy mô sản xuất nhỏ bé, thiếu vốn kinh
doanh, việc đưa thương phiếu vào sử dụng là cần thiết nhằm tạo thêm kênh huy động vốn, tiệp cận tín
dụng thương mại cho các doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc thể chế hoá các quan hệ tín dụng thương
mại bằng các quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng nói chung và pháp luật về thương phiếu nói
riêng là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế.

Ba là, yêu cầu tạo thêm kênh cấp tín dụng cho ngân hàng và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền
tệ đã trở nên cấp thiết.
Luật các tổ chức tín dụng đã cho phép các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu
thương phiếu. Nhưng hoạt động chiết khấu thương phiếu vẫn chưa trở thành kênh cấp tín dụng của các tổ
chức này, vì các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu chưa được ban hành và thương
phiếu cũng chưa được sử dụng trên thực tế. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân làm cho hoạt
động của thị trường tiền tệ còn hạn chế là do thiếu các công cụ của thị trường. Việc thiếu công cụ này xuất
phát từ bất cập của quy định pháp luật về thương phiếu. Thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện
các quy định pháp luật về các công cụ chuyển nhượng để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chiết khấu công
cụ chuyển nhượng và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ.

Bốn là, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện cũng như xây dựng mới
các văn bản pháp luật trong nước nhằm tạo nên một cơ chế pháp lý đồng bộ, phù hợp với thực tiễn của
nước ta, yêu cầu của pháp luật và thông lệ quốc tế. Trong những năm gần đây, cùng với việc nước ta gia
nhập ASEAN, AFTA, APEC, ký Hiệp định song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và việc đàm phán gia nhập
WTO, các doanh nghiệp nước ta ngày càng mở rộng quan hệ giao lưu thương mại, đầu tư với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập và tăng cường giao lưu thương mại này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải tìm hiểu và sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán phổ biến trong quan hệ
thương mại quốc tế, quan hệ tín dụng quốc tế như thư tín dụng, séc, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,...
Mặt khác, quá trình hội nhập cũng đòi hỏi nước ta phải thay đổi, ban hành mới một số văn bản quy phạm
pháp luật mới để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phù
hợp hơn với thể chế, chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó có cam kết của Việt Nam với Ngân hàng
Phát triển Châu Á về việc ban hành Luật các công cụ chuyển nhượng..

Việc đưa các loại công cụ chuyển nhượng với tư cách là phương tiện thanh toán, công cụ tín dụng phổ biến
trong nền kinh tế thị trường vào nền kinh tế nước ta đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng cơ sở pháp lý hoàn
chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động có liên quan đến công cụ chuyển nhượng. Trong đó việc ban hành Luật
các công cụ chuyển nhượng sẽ bảo đảm cho việc hình thành khung pháp lý cần thiết về công cụ chuyển
nhượng và làm cơ sở pháp lý cho việc phát hành, sử dụng các loại công cụ chuyển nhượng trên thực tế.

Từ các lý do đã phân tích ở trên, cho thấy, việc ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng là cần thiết,
không chỉ đáp ứng các yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hoá đường lối của Đảng trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành
có liên quan đến công cụ chuyển nhượng.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG.

Luật các công cụ chuyển nhượng được xây dựng trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc và quan điểm chỉ
đạo sau đây:

- Phải thể chế hoá các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Việc phát hành và sử dụng các công cụ chuyển nhượng phải góp phần lành mạnh hoá các quan hệ tài
chính - tiền tệ trong đời sống xã hội; góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, tín dụng thương mại, tín
dụng ngân hàng giữa các tiểu thương, doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với ngân hàng trong
nền kinh tế thông qua việc tạo thêm kênh cấp tín dụng cho các ngân hàng bằng việc chiết khấu công cụ
chuyển nhượng; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển
nhượng, hạn chế tình trạng nợ nần dây dưa trong nền kinh tế; tạo thêm phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt cho nền kinh tế; tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước điều hành chính
sách tiền tệ có hiệu quả hơn.

- Luật các công cụ chuyển nhượng cần quy định rõ ràng, đầy đủ và cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên
trong việc phát hành, sử dụng, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện hối phiếu.
Đồng thời, phải thực sự là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ
hối phiếu, thúc đẩy việc sử dụng và lưu thông các hối phiếu. Đặc biệt, các quy định về thẩm quyền, thủ tục
giải quyết tranh chấp và biện pháp cưỡng chế thi hành các phán quyết, quyết định của Trọng tài, Toà án cần
phải được sửa đổi, hoàn thiện để tạo ra cơ chế có hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng khi bị vi
phạm. Luật các công cụ chuyển nhượng phải bảo đảm tính đồng bộ và phải phù hợp với hệ thống pháp luật
nước ta.

- Luật các công cụ chuyển nhượng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế và đáp ứng các yêu cầu của quá
trình hội nhập quốc tế và các cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, cũng như các cam kết của Việt
Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam.

Luật Các công cụ chuyển nhượng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Ngày 09 tháng 12 năm 2005, Chủ tịch nước đã ký Lệnh
số 22/2005/L/CTN công bố ban hành. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG.
1. Bố cục
Luật các công cụ chuyển nhượng gồm 6 chương, 83 điều, với các nội dung cơ bản như sau:
Chương I quy định những vấn đề chung (từ Điều 1 đến Điều 15);
Chương II quy định về hối phiếu đòi nợ (từ Điều 16 đến Điều 52). Chương này có 7 mục:
- Mục 1: Phát hành hối phiếu đòi nợ;
- Mục 2: Chấp nhận hối phiếu đòi nợ;
- Mục 3: Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ;
- Mục 4: Chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ;
- Mục 5: Chuyển giao để cầm cố và chuyển gíao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ;
- Mục 6: Thanh toán hối phiếu đòi nợ;
- Mục 7: Truy đòi do hối phiếu đòi nợ không được chấp nhận hoặc không được thanh toán.
Chương III quy định về hối phiếu nhận nợ (từ Điều 53 đến Điều 57);
Chương IV quy định về séc (từ Điều 58 đến Điều 75), gồm 5 mục:
- Mục 1: Các nội dung của séc và ký phát séc;
- Mục 2: Cung ứng séc;
- Mục 3: Chuyển nhượng, nhờ thu séc ;
- Mục 4: Bảo đảm thanh toán séc ;
- Mục 5: Xuất trình và thanh toán séc;
Chương V quy định về khởi kiện, thanh tra và xử lý vi phạm (từ Điều 76 đến Điều 81);
Chương VI quy định về hiệu lực thi hành của Luật và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật (Điều 82 và Điều
83).
Như vậy, bố cục của Luật Các công cụ chuyển nhượng cũng giống như thông lệ chung của hầu hết luật của
các quốc gia khác là đều phân chia thành các chương, mục quy định các vấn đề chung và các vấn đề cụ
thể liên quan đến quan hệ hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc… Bố cục này là phù hợp, dễ tìm hiểu,
tra cứu.

2. Những nội dung cơ bản

Chương I- Những quy định chung


Phần này quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật; đối tượng áp dụng; cơ sở phát hành công cụ chuyển
nhượng; giải thích từ ngữ; áp dụng Luật các công cụ chuyển nhượng và pháp luật có liên quan; áp dụng
điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước
ngoài; các thời hạn liên quan đến công cụ chuyển nhượng; số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng;
công cụ chuyển nhượng ghi trả bằng ngoại tệ; ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng; chữ ký đủ ràng buộc
nghĩa vụ; chữ ký giả mạo; chữ ký của người không được ủy quyền; mất công cụ chuyển nhượng; hư hỏng
công cụ chuyển nhượng; các hành vi bị cấm.
Các quy định tại Chương này đã đưa ra khái niệm chung về công cụ chuyển nhượng, các vấn đề điều
chỉnh mang tính nguyên tắc chung về công cụ chuyển nhượng.

- Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1):So với Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999, phạm vi điều chỉnh của Luật
Các công cụ chuyển nhượng được mở rộng phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, theo hướng Luật
điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển
nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này
gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được
tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường.

Quy định trên nhằm tách bạch, tránh nhầm lẫn giữa công cụ chuyển nhượng với các công cụ dài hạn nhằm
huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán đang được xây
dựng và dự kiến trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2006.

Riêng đối với công cụ chuyển nhượng khác thì căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ sẽ
có quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với công cụ chuyển nhượng khác (khoản 2 Điều 5). Vấn đề
đặt ra là tại sao lại có quy định này mà không quy định cụ thể trong Luật? Trên thế giới, ngoài 3 công cụ hối
phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, còn có công cụ nào khác? Qua tham khảo kinh nghiệm các nước, có
thể thấy rằng ngoài 3 công cụ (hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc) còn xuất hiện thêm một công cụ
chuyển nhượng khác, đó là chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit - CD). Việc chưa đưa các nội dung cụ
thể về chứng chỉ tiền gửi vào phạm vi điều chỉnh của Luật này do các nguyên nhân sau:
+ Luật này điều chỉnh một lĩnh vực rất mới, trước mắt nên điều chỉnh một số công cụ đã rõ và phổ biến. Sau
một số năm thực hiện, tuỳ theo sự phát triển của thị trường, Luật có thể được bổ sung thêm các công cụ
khác (như chứng chỉ tiền gửi).
+ Về bản chất, chứng chỉ tiền gửi là một loại hối phiếu nhận nợ, nhưng các chứng chỉ tiền gửi hiện có của
các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa đúng với thông lệ quốc tế. Muốn điều chỉnh chứng chỉ tiền gửi
trong Luật này thì hệ thống ngân hàng phải “thay đổi” lại toàn bộ hình thức và cơ chế phát hành chứng chỉ
tiền gửi hiện nay, việc này đòi hỏi phải có thời gian.
+ Chứng chỉ tiền gửi thực chất là một hối phiếu nhận nợ, nên những quy định của Luật về hối phiếu nhận
nợ có thể điều chỉnh bất kỳ loại hối phiếu nhận nợ nào kể cả chứng chỉ tiền gửi, khi các chứng chỉ tiền gửi
hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Về đối tượng áp dụng (Điều 2): Luật các công cụ chuyển nhượng được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng trên lãnh thổ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để rõ ràng, Luật cũng đã giải thích rõ thế nào là “quan hệ công cụ chuyển nhượng” tại khoản 19, Điều 4:
“Quan hệ công cụ chuyển nhượng là quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong việc phát hành, chấp nhận,
bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện về công cụ chuyển nhượng”

- Về cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng (Điều 3):Việc quy định cơ sở phát hành công cụ chuyển
nhượng sẽ làm rõ cơ sở phát hành, bao quát hết các giao dịch gốc, như giao dịch mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với tổ chức, cá
nhân; giao dịch cho vay giữa các tổ chức, cá nhân với nhau; các giao dịch thanh toán và giao dịch tặng cho
(nhất là đối với séc).

Như vậy, so với Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999, đã có sự thay đổi. Nếu trước đây chúng ta chỉ cho
phép các doanh nghiệp mới có quyền phát hành thương phiếu thì đến nay đã cho phép mở rộng chủ thể
được quyền ký phát hoặc phát hành công cụ chuyển nhượng để tạo sân chơi bình đẳng cho các thương
nhân đồng thời là một trong những biện pháp góp phần đưa các công cụ này vào cuộc sống. Dựa trên cơ
sở các giao dịch gốc, các công cụ chuyển nhượng sẽ được xuất hiện và sử dụng. Ngoài ra, quy định này
cũng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, nếu không có điều khoản quy định về giao dịch cơ sở của việc ký
phát, phát hành công cụ chuyển nhượng thì sẽ khó khăn trong việc phòng tránh hiện tượng phát hành
khống cũng như khó khăn hơn trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, để quy định này không làm ảnh hưởng tới tính “chuyển nhượng” của công cụ, các nhà lập pháp
đã luật hóa tính trừu tượng của các công cụ này, đó là “Quan hệ công cụ chuyển nhượng quy định trong
Luật này độc lập, không phụ thuộc vào giao dịch cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng” (khoản 2 Điều
3). Nội dung này đã được cụ thể hóa trong quy định tại Chương V về khởi kiện.

- Về giải thích từ ngữ (Điều 4): Luật Các công cụ chuyển nhượng đã đưa ra các giải thích từ ngữ đầy đủ
và phù hợp với các nội dung có liên quan trong Luật. So với Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999, các giải
thích này đã tạo cách hiểu thống nhất, tránh tình trạng dẫn đến những mâu thuẫn và bất cập trong cách
hiểu do tiếng Việt là ngôn ngữ đa nghĩa. Luật đã bỏ không sử dụng khái niệm “thương phiếu” như cách hiểu
trong Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999. Luật đã giải thích rõ khái niệm công cụ chuyển nhượng, đó là
“giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào
một thời điểm nhất định”; đồng thời đã phân biệt rõ giữa hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) và hối phiếu
nhận nợ (Promissory note), cụ thể như:
Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện
một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền
xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

- Về áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước
ngoài (Điều 6):Một thực tế rõ ràng là tập quán thương mại quốc tế áp dụng trong các giao dịch thương mại
quốc tế (trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước) và đi theo nó là các quan hệ thanh toán xuất nhập
khẩu với các nước là các hoạt động hoàn toàn mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và được thế giới
chấp nhận sử dụng trong quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế. Việc cho phép các tổ chức, cá nhân
áp dụng các tập quán thương mại quốc tế sẽ có tác dụng tích cực phát triển các quan hệ thương mại với
nước ngoài, góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong nước và giải quyết việc làm cho người lao động. Do
vậy, Luật các công cụ chuyển nhượng đã quy định rõ một số thông lệ quốc tế được áp dụng trong quan hệ
thanh toán xuất nhập khẩu mà các nước vẫn áp dụng. “…2. Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển
nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp
dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc
thống nhất về nhờ thu của Phòng thương mại Quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan
khác theo quy định của Chính phủ.”

- Về số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng (Điều 8):Tại Chương I, Luật đưa ra một nguyên tắc
chung đối với tất cả các loại công cụ chuyển nhượng, đó là: “Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển
nhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ”.

Đồng thời, để bảo đảm có thể xử lý trong những trường hợp phát sinh trong thực tế như số tiền trên công
cụ chuyển nhượng được ghi hai lần trở lên bằng số hoặc hai lần trở lên bằng chữ, Luật cũng đã xem xét
đến khía cạnh này cho phù hợp với từng loại công cụ, cụ thể:

Đối với hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ, Luật quy định: Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ và hối phiếu
nhận nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
Trong trường hợp số tiền được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có
giá trị nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán (khoản 3 Điều 16 và khoản 3 Điều 53). Quy định
này giống với Luật thống nhất Giơnevơ năm 1930.

Tuy nhiên, đối với séc, do yêu cầu chặt chẽ của công cụ này, Luật đã quy định: Số tiền ghi bằng số trên séc
phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc
không có giá trị thanh toán (khoản 6 Điều 58).

- Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng (Điều 10):Luật các công cụ chuyển nhượng quy định: Công cụ
chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố
nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các
bên.

Đây là nội dung khác so với Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 trong đó quy định ngôn ngữ phải bao gồm
tiếng Việt và tiếng Anh. Việc quy định bắt buộc phải lập công cụ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài khi
công cụ có yếu tố nước ngoài là khó khả thi. Việc cho phép các bên thỏa thuận khi có yếu tố nước ngoài sẽ
tạo sự thuận tiện, thu hút các đối tượng tham gia vào quan hệ công cụ chuyển nhượng.

- Về chữ ký, mất công cụ chuyển nhượng, hư hỏng công cụ chuyển nhượng:Luật các công cụ chuyển
nhượng đã khắc phục được bất cập trong Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 khi có quy định tương đối
đầy đủ về vấn đề chữ ký (Điều 11 về Chữ ký đủ ràng buộc nghĩa vụ; Điều 12 về Chữ ký giả mạo, chữ ký
của người không đựợc ủy quyền). Về nội dung mất công cụ chuyển nhượng (Điều 13), hư hỏng công cụ
chuyển nhượng (Điều 14), Luật đã quy định khá chi tiết về trách nhiệm và quyền của người thụ hưởng và
của các chủ thể liên quan khác.

Chương II: Hối phiếu đòi nợ

Chương này có một số nội dung cần lưu ý như sau:


- Về các nội dung của công cụ chuyển nhượng (Điều 16, Mục I):Công cụ chuyển nhượng làgiấy tờ có
giá mang tính chuẩn mực cao, trên công cụ phải thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung luật định cho từng
loại công cụ cụ thể. Thiếu (không chính xác) một trong các nội dung này, chúng không có giá trị thanh toán.
Các nội dung của công cụ chuyển nhượng là quy định không thể thiếu được trong bất kỳ một luật nào trên
thế giới. Việc quy định về nội dung của từng loại công cụ là rất quan trọng, giúp cho việc nhận dạng và
chuyển nhượng công cụ dễ dàng.
Cũng giống như luật về công cụ chuyển nhượng các nước, Luật Các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam
chỉ liệt kê các nội dung cần và đủ cho công cụ chuyển nhượng, được chia thành 2 nhóm sau:

+ Nhóm các nội dung bắt buộc phải có: Nếu thiếu, không chính xác một trong các nội dung này tờ
thương phiếu không có giá trị để thanh toán. Nhóm các nội dung bắt buộc có thể bao gồm:
Tiêu đề “Hối phiếu đòi nợ” hoặc “Hối phiếu nhận nợ” hoặc “Séc”;
Tên và địa chỉ của người bị ký phát (Nếu không có tên và địa chỉ của người bị ký phát, thì sẽ là hối phiếu
nhận nợ. Người ký phát cũng trở thành người phát hành và chứng chỉ có giá này cũng chỉ là sự ghi nhận
việc cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định của người phát hành đối với người thụ hưởng);
Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát (yêu cầu này nhằm đảm bảo quy định người ký phát chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc ký phát hành hối phiếu và cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong
việc thanh toán số tiền trên hối phiếu nếu người bị ký phát từ chối chấp nhận một phần hay toàn bộ số tiền
trên hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình đề nghị chấp nhận đúng hạn, đúng các điều kiện theo luật định);

Ngày ký phát hành (yêu cầu này nhằm xác định được thời điểm để tính thời hạn thanh toán, tên của người
thụ hưởng. Quy định này có ý nghĩa xác định ai là người thụ hưởng đầu tiên).

+ Nhóm các nội dung tuỳ nghi : Nếu các nội dung này không có trên công cụ chuyển nhượng thì có thể
vẫn có giá trị thanh toán. Các nội dung này bao gồm: Thời hạn thanh toán, địa điểm trả tiền, địa điểm ký
phát (Việc quy định nội dung nào sẽ do từng loại công cụ quyết định). Nguyên tắc này được nêu ra trong
luật của các nước, gọi là nguyên tắc “suy đoán”. Bằng việc sử dụng nguyên tắc này có thể suy đoán các
yếu tố nói trên, các quy định này có tính khoa học nhằm tránh được những vấn đề như địa điểm ký phát ở
trên máy bay, tàu biển, hội chợ triển lãm ở nước ngoài v.v…Nguyên tắc suy đoán được thể hiện tại khoản 2
Điều 16 như sau:
Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán ngay khi
xuất trình;
Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa
chỉ của người bị ký phát;
Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa
chỉ của người ký phát.”
Đối với hối phiếu nhận nợ cũng có quy định tại khoản 2 Điều 52; đối với séc có quy định tại khoản 2 Điều 58
(Tùy đối với mỗi loại công cụ, mà có quy định cụ thể cho phù hợp).

- Về chấp nhận hối phiếu đòi nợ (Mục II): Để bảo vệ quyền lợi của người nắm giữ, người thụ hưởng hối
phiếu đòi nợ, Luật đã có quy định cụ thể về những trường hợp phải xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu
chấp nhận, thời hạn chấp nhận, vi phạm nghĩa vụ xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận, hình
thức và nội dung chấp nhận, nghĩa vụ của người chấp nhận, từ chối chấp nhận.

- Về bảo lãnh hối phiếu đòi nợ (Mục III):Giống như luật của các nước, Luật các công cụ chuyển nhượng
của Việt Nam cũng chỉ quy định chung về bảo lãnh, các quy định về người bảo lãnh và các vấn đề liên quan
đến bảo lãnh được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự, do vậy, không quy định cụ thể trong Luật này.

- Về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ (Mục IV):Một trong những đặc tính ưu việt của công cụ này là tính
chuyển nhượng của nó. Luật các công cụ chuyển nhượng đã bao quát được các nội dung cần thiết nhằm
điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận chuyển
nhượng. Các quy định trong Luật đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh Thương phiếu năm
1999, đồng thời đưa ra các điều khoản mới hoàn chỉnh hơn các quy định cho việc chuyển nhượng các công
cụ, cụ thể như: Hình thức chuyển nhượng (Điều 27), trường hợp không được chuyển nhượng (Điều 28),
nguyên tắc chuyển nhượng (Điều 29), hình thức và nội dung của từng loại chuyển nhượng, quyền và nghĩa
vụ, chiết khấu và tái chiết khấu; trong đó, cần quan tâm một số nội dung cơ bản như sau:
+ Mọi công cụ chuyển nhượng đều có thể chuyển nhượng trừ những công cụ ghi cụm từ “không được
chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự. Quy
định như trên sẽ bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ của cơ chế chuyển nhượng.
+ Việc chuyển nhượng là không có giá trị nếu chuyển nhượng một phần số tiền, ghi thêm bất kỳ điều kiện
nào ngoài những nội dung chuyển nhượng theo luật định. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho từ hai
người trở lên trong một lần chuyển nhượng cũng là không có giá trị. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ
là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ.
+ Đối với hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ, Luật cũng có quy định giống như pháp luật các nước theo
hướng cho phép chúng được chuyển nhượng ngược lại cho người ký phát, người chấp nhận, người
chuyển nhượng trước đó.

- Về chuyển giao để cầm cố và chuyển giao để nhờ thu hối phiếu đòi nợ (Mục V) bao gồm 4 điều, quy
định về quyền được cầm cố, chuyển giao, xử lý hối phiếu được cấm cố, nhờ thu qua người thu hộ.

- Về thanh toán hối phiếu đòi nợ (Mục VI) bao gồm 8 điều, quy định về người thụ hưởng, quyền của
người thụ hưởng, thời hạn thanh toán, xuất trình để thanh toán, thanh toán hối phiếu đòi nợ, từ chối thanh
toán, hoàn thành thanh toán hối phiếu đòi nợ, thanh toán trước hạn.

- Về truy đòi hối phiếu đòi nợ không được chấp nhận hoặc không được thanh toán (Mục VII) bao gồm
5 điều, quy định về quyền truy đòi, văn bản thông báo truy đòi, thời hạn thông báo, trách nhiệm của những
người có liên quan, số tiền được thanh toán.

Chương III: Hối phiếu nhận nợ


Bao gồm các quy định về nội dung của hối phiếu nhận nợ; nghĩa vụ của người phát hành; nghĩa vụ của
người chuyển nhượng lần đầu hối phiếu nhận nợ; hoàn thành thanh toán hối phiếu nhận nợ; bảo lãnh,
chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ.
Trong các quy định trên, các quy định về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi
hối phiếu nhận nợ cũng được áp dụng tương tự các nội dung quy định về hối phiếu đòi nợ từ Điều 24 đến
Điều 52 của Luật này.

Chương IV: Quy định về séc

Bao gồm các quy định về nội dung của tờ séc, ký phát séc, cung ứng, in ấn, giao nhận và bảo quản séc
trắng, chuyển nhượng séc, bảo chi séc, bảo lãnh séc, thanh toán séc đã chuyển nhượng, đình chỉ, từ chối
thanh toán séc, truy đòi séc do không được thanh toán; trong đó, các nội dung truy đòi séc do không được
thanh toán được áp dụng tương tự theo các nội dung về hối phiếu đòi nợ quy định từ Điều 48 đến Điều 52
của Luật này.
Trong các nội dung trên, cần quan tâm đến quy định về tổ chức được quyền cung ứng séc. Luật hiện chưa
mở rộng đối tượng được cung ứng séc gồm tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, vì trên thực tế
hiện nay chỉ có các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng và cung ứng séc trắng cho
khách hàng. Do vậy, quy định về cung ứng séc trắng theo hướng chỉ cho phép ngân hàng, tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở tài khoản cho khách hàng được
cung ứng séc trắng cho khách hàng có nhu cầu sử dụng séc

Chương V: Khởi kiện, thanh tra và xử lý vi phạm

Quy định về khởi kiện của người thụ hưởng và người có liên quan; thời hiệu khởi kiện; giải quyết tranh
chấp; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng; xử lý vi phạm.
Điều 80 của Luật quy định về cơ quan thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công cụ chuyển
nhượng theo hướng có sự phân công chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan. Những nội dung cụ thể về phối
hợp thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công cụ chuyển nhượng được giao cho Chính
phủ quy định cụ thể.
Các nội dung về xử lý vi phạm cũng sẽ được các văn bản dưới Luật quy định chi tiết phù hợp với Pháp lệnh
Xử lý vi phạm hành chính.
Có một vấn đề cần lưu ý trong nội dung của Chương này là việc khởi kiện liên quan đến công cụ chuyển
nhượng.
+ Luật các công cụ chuyển nhượng quy định: Người thụ hưởng phải thực hiện gửi thông báo về việc hối
phiếu bị từ chối chấp nhận, hoặc bị từ chối thanh toán cho người chuyển nhượng và người ký phát; ngay
sau khi thực hiện việc gửi thông báo truy đòi, người thụ hưởng sẽ có quyền khởi kiện và thời hạn thực hiện
quyền khởi kiện là ba năm kể từ ngày bị từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán.
+ Luật các công cụ chuyển nhượng mới đã khắc phục được những bất cấp trong Pháp lệnh Thương phiếu
năm 1999, bảo đảm sự lưu thông của công cụ chuyển nhượng là được chuyển giao dễ dàng, giống như
tiền. Cầm công cụ chuyển nhượng cũng giống như cầm tiền. Người cầm giữ hợp pháp công cụ chuyển
nhượng sẽ được thanh toán vô điều kiện, vì vậy, sự chuyển giao của công cụ chuyển nhượng luôn tách biệt
với giao dịch gốc là các giao dịch mua bán hàng hóa để hình thành nên công cụ chuyển nhượng.

Quy định này đã được đề cập tại Điều 3 Chương I của Luật. Để cụ thể hóa vấn đề này, Điều 79 đã quy
định: “Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp về công cụ chuyển nhượng một cách độc lập với các giao dịch
cơ sở phát hành công cụ chuyển nhượng và chỉ dựa trên hồ sơ khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 76 của
Luật này”. Khoản 1 Điều 76 quy định: “... Hồ sơ khởi kiện phải có đơn kiện, công cụ chuyển nhượng bị từ
chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán, thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị từ chối chấp nhận
hoặc bị từ chối thanh toán”.

Điều này có nghĩa là khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến công cụ chuyển nhượng, tranh chấp ấy
phải được tách riêng khỏi các giao dịch cơ sở. Nghĩa vụ thanh toán trong công cụ chuyển nhượng là nghĩa
vụ không điều kiện, nghĩa vụ trừu tượng, nghĩa vụ này không phụ thuộc vào quan hệ cơ sở. Công cụ
chuyển nhượng là một giấy tờ có giá, được phát hành trên cơ sở một giao dịch gốc nhưng hiệu lực của nó
không phụ thuộc vào hiệu lực của giao dịch gốc. Trên công cụ chuyển nhượng không chấp nhận việc ghi
điều kiện thanh toán, không dẫn chiếu đến hợp đồng gốc hoặc bất kỳ một giao dịch cơ sở nào. Người ký
phát trong hối phiếu đòi nợ, người phát hành trong hối phiếu nhận nợ, ngân hàng thanh toán trong thanh
toán bằng séc,... không thể đưa ra các lý do như giao dịch gốc vô hiệu, bên thụ hưởng chưa thực hiện các
nghĩa vụ theo hợp đồng gốc để từ chối nghĩa vụ thanh toán.
Chương VI: Hiệu lực của Luật và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật.

Chương VI có 2 điều, quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật các công cụ chuyển
nhượng. Theo đó, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 và giao cho Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Việc ban hành một Luật mới về các công cụ chuyển nhượng ở Việt Nam sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động tín dụng thương mại, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, thúc đẩy giao lưu thương mại thông qua việc áp dụng công cụ thanh toán, tín dụng mới cho nền
kinh tế; tăng khả năng lưu thông của các công cụ chuyển nhượng. Nó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ công cụ chuyển nhượng. Để phát
huy được lợi ích của Luật Các công cụ chuyển nhượng thì cần phải thực hiện những biện pháp cơ bản như
sau:

Thứ nhất là tăng cường tuyên truyền, phổ biến về công cụ chuyển nhượng.
Để cho các công cụ chuyển nhượng ra đời và được sử dụng một cách phổ biến hơn trong các giao dịch
thương mại thì đòi hỏi các chủ thể phát hành ra nó phải ý thức được vai trò và tác dụng to lớn của chúng
đối với bản thân mình cũng như tính tất yếu khách quan của việc ra đời và phát triển mạnh mẽ của các
công cụ chuyển nhượng. Sự xuất hiện của các công cụ chuyển nhượng là một tất yếu mặc dù ngày càng có
nhiều phương tiện, kỹ thuật thanh toán hiện đại khác. Chính việc ý thức được tầm quan trọng của công cụ
chuyển nhượng sẽ là cơ sở khuyến khích các chủ thể phát hành sử dụng chúng một cách thường xuyên
hơn trong các giao dịch thương mại của mình.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh hiểu biết còn rất ít hoặc còn
hiểu mơ hồ về công cụ chuyển nhượng. Điều này đòi hỏi vai trò của Nhà nước trong việc tăng cường các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến về công cụ chuyển nhượng. Từ trước đến nay, các tiểu thương ở chợ đầu
mối có thói quen viết các giấy nhận nợ nhưng vấn đề đặt ra là cần phải tuyên truyền để họ lập và sử dụng
các công cụ chuyển nhượng có đầy đủ các yêu cầu pháp lý về cả nội dung lẫn hình thức. Chỉ có như vậy,
họ mới được pháp luật về công cụ chuyển nhượng bảo vệ khi phát sinh các tranh chấp. Tuy nhiên, điều này
không phải là dễ dàng.
Ngoài đối tượng trên, cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để đông đảo nhân dân, dư luận, các cơ
quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp hiểu và biết đến công cụ chuyển nhượng nhiều hơn.

Thứ hai là cần phải có một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ.
Một quan điểm dường như đã ăn sâu vào các đối tượng điều chỉnh của pháp luật là sau khi Luật ra đời, cần
phải đợi Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Đây là một quan điểm không đầy đủ vì có những nội dung đã
được cụ thể hóa trong Luật có thể được thực hiện ngay mà không cần phải hướng dẫn trong Luật, chỉ có
những nội dung chưa cụ thể, chưa chi tiết, cần phải có hướng dẫn để tạo sự thống nhất trong thực hiện, cụ
thể hóa những nội dung mang tính chuyên môn, nghiệp vụ. Luật Các công cụ chuyển nhượng được thiết kế
theo hướng này.
Trên cơ sở các quy định của Luật, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành các Nghị định, Thông tư và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cần có những văn bản hướng dẫn những điều cần thiết để triển khai trong thực
tế. Một số văn bản cần sớm chuẩn bị, gồm có:
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân
hàng (cụ thể là phần nội dung liên quan đến công cụ chuyển nhượng);
- Nghị định hướng dẫn về phối hợp thanh tra (cụ thể hóa Điều 80 của Luật);
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu
công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định thủ tục nhờ thu công cụ
chuyển nhượng qua ngân hàng.
- Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện về cung ứng và sử dụng séc.
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn kiểm tra các công cụ chuyển
nhượng hư hỏng.
Ngoài ra, về lâu dài, cũng cần ban hành các văn bản như: Nghị định quy định về công cụ chuyển nhượng
khác, Nghị định quy định danh mục tập quán quốc tế,...

Thứ ba là cần tạo lập một môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh cao tức là nâng cao trình
độ phát triển của nền kinh tế.
Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có các chương trình phát triển, hành động trong từng giai đoạn
phù hợp với hoàn cảnh và đòi hỏi của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định.
Thứ tư, củng cố hoạt động quản trị, hệ thống thông tin tín dụng, bảo đảm an toàn tín dụng của ngân
hàng.
Để có thể tiếp cận được các nghiệp vụ mới do sử dụng công cụ chuyển nhượng trong hoạt động của mình,
các tổ chức tín dụng cần mạnh dạn nghiên cứu, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công cụ chuyển
nhượng như chiết khấu, bảo lãnh, cầm cố, nhờ thu.
Song song với việc trên là việc bảo đảm tính an toàn của các tổ chức tín dụng. Việc củng cố, hoàn thiện các
chức năng vốn có của Trung tâm thông tin tín dụng là hết sức cần thiết, nhất là đối với các công cụ chuyển
nhượng không phải theo một mẫu nào, mà chỉ cần đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức sẽ được
xem là hợp pháp. Yếu tố vô cùng quan trọng là các công cụ chuyển nhượng có giá tr%B

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU


LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Bước vào thế kỷ 21, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đang tiến triển với tốc độ nhảy vọt, trở thành
một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác
làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn thế giới.

Hoạt động trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại, giao dịch điện tử cũng phát triển nhanh chóng,
thu hút được sự quan tâm sâu rộng của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các khối liên kết kinh tế; góp
phần quan trọng làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống, phong cách sống, học tập, làm
việc của con người; thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường hiệu quả hoạt động và khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp; tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới như công
nghiệp công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính – ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thư điện tử, dịch vụ chữa
bệnh qua mạng, giáo dục đào tạo từ xa... Giao dịch điện tử cũng thúc đẩy “tin học hóa” hoạt động của các
cơ quan nhà nước, giúp cho quá trình ban hành các quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và
chính xác; cho phép mọi người dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công cũng như giám sát hoạt động
của các cơ quan Nhà nước.

Để tận dụng những cơ hội to lớn mà công nghệ thông tin mang lại, nhiều nước trên thế giới có chủ trương
vừa phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ điện tử, vừa xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, minh
bạch để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ giao dịch điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân tham gia quan hệ này, đảm bảo cho các thông điệp được truyền đi bằng các phương tiện
điện tử cũng có giá trị pháp lý như các thông điệp đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản viết theo
phương thức truyền thống. Hiện đã có hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế ban hành các văn bản pháp luật
trong lĩnh vực giao dịch điện tử.

Ở Việt Nam, công nghệ thông tin được phôi thai từ khi chiếc máy tính điện tử vạn năng đầu tiên được đưa
vào sử dụng đầu năm 1968. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, tin học đã góp phần giải quyết nhanh
chóng, có hiệu quả nhiều bài toán về kinh tế - xã hội và phục vụ quốc phòng. Bước sang thời kỳ đổi mới,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, các dịch vụ giao dịch điện tử ở nước ta phát triển
khá nhanh. Một số chương trình, dự án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội
và một số bộ, ngành, địa phương đã được triển khai thực hiện. Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đã có trang web cung cấp thông tin về các chính sách, thủ tục hành chính...
Nhiều ngành kinh tế quan trọng, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động của
mình.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch điện tử ở nước ta về cơ bản mới ở giai đoạn xây dựng các dịch vụ ứng
dụng, chưa có dịch vụ nào được thực hiện trực tuyến hoàn toàn. Môi trường pháp lý là một trong những
nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thực trạng này. Ở nước ta còn thiếu một khung pháp lý cần thiết,
một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch điện tử. Quyết định
số 44/2002/ QĐ-TTg ngày 21/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng chứng từ điện tử làm
chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấp nhận
chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng có thể được coi là văn bản pháp lý đầu tiên về chữ ký điện
tử ở Việt Nam. Hiện nay, ngành ngân hàng đang ứng dụng một số giao dịch điện tử như gửi, nhận, cung
cấp thông tin qua mạng, xử lý chứng từ kế toán; giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng... Tuy nhiên,
những giao dịch đó còn thiếu cơ sở pháp lý và không thể triển khai đầy đủ, rộng rãi do chưa có đạo luật nào
đảm bảo giá trị pháp lý cho các hoạt động này. Điều 18 của Luật Kế toán quy định về chứng từ điện tử,
nhưng quy định này chưa thể thực hiện được trong thực tế vì nước ta chưa có văn bản quy phạm pháp luật
nào công nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị để gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới. Với tư cách là thành viên của APEC, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia và ủng hộ “Chương
trình hành động chung” của khối này về thực hiện “Thương mại phi giấy tờ” vào năm 2005 đối với các nước
phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển. Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký kết Hiệp
định khung ASEAN điện tử với hai nội dung quan trọng là Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử([*]). Để
có thể chủ động hội nhập, luật pháp của nước ta cần phải hoàn thiện để phù hợp với các điều ước quốc tế
đã ký kết hoặc gia nhập. Đồng thời, để triển khai thực hiện có hiệu quả Thương mại điện tử và Chính phủ
điện tử, cùng với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, phát triển hạ tầng viễn thông và Internet, đào tạo
nguồn nhân lực…, thì việc đẩy nhanh tiến độ tạo dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về lĩnh vực này,
trong đó có Luật Giao dịch điện tử là hết sức quan trọng.

Như vậy, nhằm thúc đẩy việc sử dụng các giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế -
xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm
an ninh, quốc phòng, một yêu cầu khách quan và cấp thiết được đặt ra là cần sớm xây dựng và ban hành
Luật Giao dịch điện tử.
Ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI, Luật Giao dịch điện tử đã được thông qua. Luật có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/3/2006.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Việc xây dựng Luật Giao dịch điện tử được thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây :
1. Luật phải thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, tạo
môi trường pháp lý thuận lợi để tận dụng các cơ hội mà công nghệ thông tin đưa lại nhằm đẩy mạnh sự
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và quản lý, điều hành đất nước; coi ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy
quá trình cải cách hành chính và hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, góp phần thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ Tổ quốc.

2. Luật phải tạo được khung pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ giao dịch điện tử, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong
giao dịch điện tử.

3. Luật phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các đạo luật có liên quan đã ban hành của nước ta; đồng
thời đảm bảo sự tương thích với luật pháp, thông lệ quốc tế về giao dịch điện tử.

III. CƠ CẤU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

A. CƠ CẤU CỦA LUẬT:


Luật Giao dịch điện tử gồm 8 chương, 54 điều.
Chương I: Những quy định chung, gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 9;
Chương II: Thông điệp dữ liệu, gồm 11 điều, từ Điều 10 đến Điều 20;
Chương III: Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, gồm 12 điều, từ Điều 21 đến Điều 32;
Chương IV: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, gồm 6 điều, từ Điều 33 đến Điều 38;
Chương V: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, gồm 5 điều, từ Điều 39 đến Điều 43;
Chương VI: An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, gồm 6 điều, từ Điều 44 đến Điều 49;
Chương VII: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm, gồm 3 điều, từ Điều 50 đến Điều 52;
Chương VIII: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều, Điều 53 và Điều 54.

B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT:

Chương I: Những quy định chung


Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật Giao dịch điện tử; giải thích
từ ngữ; nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử; chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử;
nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao
dịch điện tử; các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật này quy định về giao điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;
trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về
thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá
khác không áp dụng các quy định của Luật giao dịch điện tử.

Về nguyên tắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự thỏa thuận và tự nguyện lựa chọn phương thức
giao dịch (theo phương thức truyền thống hay giao dịch điện tử), tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công
nghệ thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trong giao dịch điện tử. Không
một công nghệ nào được coi là duy nhất trong giao dịch điện tử.

Trong giao dịch điện tử, sự bình đẳng và an toàn phải được bảo đảm; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng phải được bảo vệ.

Theo quy định tại Điều 9, các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử:
- Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ
thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành
hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.

Chương II: Thông điệp dữ liệu

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện
tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử,
điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.

Tinh thần xuyên suốt của chương này là pháp luật công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Chương
này có 2 mục: Mục 1 quy định về hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu; giá trị pháp lý của thông điệp dữ
liệu; thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản; thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc; thông điệp dữ liệu
có giá trị làm chứng cứ; lưu trữ thông điệp dữ liệu. Mục 2 gồm quy định về người khởi tạo thông điệp dữ
liệu; thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu; nhận thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm nhận thông
điệp dữ liệu; gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu.

Trong trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được
xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng
được để tham chiếu khi cần thiết.

Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc (Điều 13) khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới
dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh (nội dung thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình
thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp đó);
- Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ (Điều 14). Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định
căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo
đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù
hợp khác.

Chương III: Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử

Chương này gồm 3 mục:


Mục 1 - Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định về chữ ký điện tử; điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ
ký điện tử; nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; nghĩa vụ của người ký
chữ ký điện tử; nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử; thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử
nước ngoài.
Mục 2 - Dịch vụ chứng thực điện tử, quy định về hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; nội dung
của chứng thư điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; quyền và nghĩa vụ của tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
Mục 3 - Quản lý dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quy định về các điều kiện để được cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký điện tử.
Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác
bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lôgic với thông điệp dữ liệu. Chữ ký điện tử có
giá trị xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung
thông điệp dữ liệu được ký.

Theo quy định của Điều 22 , chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một
quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thoả thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu
cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông
điệp dữ liệu đó đáp ứng được các điều kiện sau:
- Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận
của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
- Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và
gửi đi.

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài được nhà nước công nhận nếu chữ ký
điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng
thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện
tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác (khoản 1 Điều 27).

Chứng thực chữ ký điện tử là việc xác nhận cá nhân, tổ chức được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
Dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử bao gồm các hoạt động:
- Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi, thu hồi chứng thư điện tử.
- Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký điện tử của người ký thông điệp dữ liệu.
- Cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử theo quy định
của pháp luật. Chương IV: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Nội dung cơ bản của chương này là công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, quy định về hợp đồng
điện tử; thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử;
giao kết hợp đồng điện tử; việc nhận, gửi, thời điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện
hợp đồng điện tử; giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này. Việc
giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử dựa trên các nguyên tắc:

1. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp
đồng.

2. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp
đồng.

3. Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng
thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Chương V: Giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước

Chương này quy định về giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp), quy
định về các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước; nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của
cơ quan Nhà nước; bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan Nhà nước; trách
nhiệm của cơ quan Nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi; trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 39, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước bao gồm: Giao dịch điện
tử trong nội bộ cơ quan Nhà nước; giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau; giao dịch điện
tử giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân.

Chương VI: An ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử
Chương này quy định về bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử; bảo vệ thông điệp dữ liệu; bảo
mật thông tin trong giao dịch điện tử; trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng; trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quyền và trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 46 quy định: cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy
định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử; không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí
mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong
giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy chế
quản lý và các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng dịch vụ mạng nhằm phát tán các
thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, gây phương
hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật; phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật nếu không kịp thời loại bỏ những thông điệp dữ liệu đó khi đã nhận được thông
báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 47).

Chương VII: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm

Chương này quy định có tính nguyên tắc về xử lý vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử; tranh chấp
trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử.

Theo quy định tại Điều 50, người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong
giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử thông qua hoà giải.
Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về
giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 52).

Chương VIII: Điều khoản thi hành

Chương này quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phân công của Chính phủ, các Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật này đã được khẩn trương chuẩn bị song song với quá trình soạn thảo dự án Luật.
Với sự chỉ đạo của lãnh đạo các bộ, ngành hữu quan, sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban soạn thảo dự án Luật
với Ban soạn thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, đến tháng 10 năm 2005 đã có 4 dự thảo Nghị
định trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, đã và đang tiếp tục hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành khi Luật
Giao dịch điện tử có hiệu lực đó là:
- Dự thảo Nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành thực hiện Luật Giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài
chính (do Bộ Tài chính soạn thảo);
- Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (do Ngân hàng Nhà nước soạn
thảo);
- Dự thảo Nghị định về Thương mại điện tử (do Bộ Thương mại soạn thảo);
- Dự thảo Nghị định về Chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử (do Bộ Bưu chính, Viễn thông soạn
thảo).
Để Luật Giao dịch điện tử sớm được thực hiện thì cùng với việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn
thi hành, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến Luật cần được triển khai sâu rộng thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng internet đến các cơ quan, tổ chức và người dân .

PHỤ LỤC

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

1. Giao dịch điện tử


Công nghệ thông tin và truyền thông cùng Internet đã giúp cho con người một phương thức giao dịch mới
trong quan hệ xã hội, đó là giao dịch, quan hệ với nhau qua phương tiện điện tử, nhất là qua mạng. Giao
dịch điện tử được định nghĩa là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Cũng như quy định
trong giao dịch dân sự, giao dịch điện tử có thể là đơn phương, ví dụ: các doanh nghiệp đưa lên mạng các
bảng chào hàng, cá nhân tổ chức thiết lập các báo cáo tài chính, báo cáo công tác để lưu,v.v.. có thể là có
các bên giao dịch như: Trao đổi thư điện tử, giao kết hợp đồng trên mạng, thảo luận, họp trên mạng... Hình
thức thể hiện của giao dịch điện tử là thông điệp dữ liệu có gắn kèm hoặc không gắn kèm chữ ký điện tử.

2. Thông điệp dữ liệu

Nếu như trong cuộc sống hiện nay giao dịch được thể hiện qua lời nói, văn bản thì giao dịch điện tử được
thể hiện qua thư điện tử, văn bản điện tử, chứng từ điện tử, dữ liệu điện tử... mà nhiều tài liệu quốc tế kiến
nghị dùng một từ chung là Thông điệp dữ liệu. Tuy luật các nước và Luật giao dịch điện tử có quy định các
điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như văn bản song nghĩa “văn bản” hiểu trong thông điệp
dữ liệu cũng có khác, vì văn bản dưới dạng điện tử không chỉ chứa lời văn mà còn có cả hình ảnh, âm
thanh, video và nhất là các siêu liên kết... Thực chất Thông điệp dữ liệu là một hình thức thể hiện độc lập
mới trong giao dịch, bên cạnh lời nói, văn bản viết. Thông điệp dữ liệu như quy định trong Luật sẽ khả thi
được các quy định về chứng từ kế toán điện tử, sổ kế toán điện tử và hoá đơn điện tử trong Luật kế toán
mới thông qua cũng như việc sử dụng giao dịch điện tử trong mọi hoạt động xã hội.

3. Chữ ký điện tử

Tương tự như chữ ký truyền thống, Chữ ký điện tử được dùng để ký trên các văn bản điện tử. Song chữ ký
điện tử không phải là việc số hoá chữ ký tay. Tuy có chức năng như chữ ký tay nhưng chữ ký điện tử được
tạo ra khác với chữ ký tay.

Chữ ký điện tử là dãy các ký hiệu, âm thanh hay các hình thức điện tử khác được tạo lập từ thông tin cá
nhân của người ký bằng các công nghệ, thuật toán tích hợp với phương tiện điện tử; đảm bảo tính tương
ứng duy nhất với người ký; được sử dụng gắn liền một cách logic với các thông điệp dữ liệu được ký và xác
nhận ngưòi ký thông điệp dữ liệu cũng như sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của Thông điệp dữ
liệu (Tính không chối bỏ của người ký).

Hiện nay có nhiều công nghệ để tạo ra chữ ký điện tử như: Sử dụng đặc tính của vân tay, của mống mắt,
ADN, các yếu tố sinh học khác của người ký, chữ ký số dựa trên công nghệ mật mã... Trên thế giới hiện
nay phổ biến nhất là chữ ký số, Việt Nam trong tương lai gần cũng sử dụng công nghệ này.

Chữ ký số (Digital Signature) được hình thành từ nhu cầu bảo mật thông tin chuyển giao trên mạng theo
hướng mã hoá các văn bản điện tử trước khi chuyển. Khoá để mã hoá và giải mã các văn bản điện tử được
thiết lập dựa trên hệ cơ số 2 của máy tính là 0,1(Tính theo bít). Một số công nghệ đã được dùng là:

- Mã hoá đối xứng (Symetric Encryption) hay còn gọi là mã hoá đơn khoá, tức là mã hoá và giải mã với
cùng một khoá. Người gửi và người nhận phải có biện pháp an toàn để gửi khoá cho nhau.. Công nghệ này
cũng được gọi là Chuẩn mã hoá dữ liệu (DES), nó được chính phủ Mỹ dùng từ năm 1977.

- Hệ thống mã hoá khoá công cộngdựa trên thuật toán các hàm toán học một chiều (“One Way”
functions). Công nghệ này còn được gọi là công nghệ mã hoá không đối xứng (Asymetric Encryption) hay
hệ thống mã hoá hai khoá. Người gửi và người nhận đều có một cặp khoá : Khoá cá nhân và khoá công
cộng (Private Key & Public Key). Công nghệ này khắc phục được các khả năng mất an toàn ở công nghệ
đơn khoá.

- Chữ ký số có khả năng bảo mật cao hơn. Chữ ký số cũng dựa trên công nghệ mỗi người tham gia giao
dịch điện tử đều có một cặp khoá : Khoá cá nhân và khoá công cộng và thuật toán hàm "Băm" (Hash). Mọi
người phải giữ gìn bảo mật khoá cá nhân của mình, nhưng lại phải công bố công khai càng rộng rãi càng
tốt khoá công cộng, như trên trang vàng chẳng hạn. Cơ chế hoạt động của chữ ký số như sau :

NGƯỜI GỬI đã đăng ký sử dụng chữ ký số

Các bước ký điện tử So với phương pháp truyền thống


Thảo một thông điệp dữ liệu trên máy tính (Văn Viết thư hay
bản gốc) thảo và in văn bản ra giấy

Khởi động chương trình ký điện tử, Chương


trình thực hiện các bước sau :

1. Sử dụng thuật toán Băm tạo ra bản tóm tắt


của văn bản gốc Ký tay lên văn bản đã viết

2. Mã hoá bản tóm tắt bằng khoá cá nhân của


người gửi

3. Đính kèm bản tóm tắt đã mã hoá vào văn bản Cho vào phong bì
gốc thành một "gói"

4. Mã hoá "Gói" này bằng khoá công khai của Dán lại
người nhận

5. Gửi đi qua mạng hay Internet Gửi qua bưu chính

NGƯỜI NHẬN có đăng ký sử dụng chữ ký số

Các bước giải mã VB nhận So với phương pháp truyền thống

Nhận một thông điệp dữ liệu từ mạng Nhận thư từ bưu điện

Khởi động CT đọc , Chương trình thực hiện các


bước sau :

1. Giải mã thông điệp dữ liệu nhận được bằng Bóc phong bì


khoá cá nhân của mình, kết quả là có được có được văn bản và chữ ký
"gói" như tại bước 3. của ng. gửi

2. Dùng hàm Băm tạo ra bản tóm tắt của VB gốc


trong gói (như bước 1 của ng.gửi)

3. Dùng khoá công khai của ng. gửi giải mã bản Kiểm tra xem có đúng là chữ ký của người gửi
tóm tắt đã bị người gửi mã hoá ở bước 2. bảng không
trên

4. So sánh kết quả ở bước 2. và bước 3.Nếu kết


quả trùng nhau có nghĩa là : Đúng thông điệp
này do người ký khởi tạo(gửi) và nội dung
thông điệp không bị thay đổi kể từ lúc ký.

(Chương trình ký điện tử và giải mã để kiểm tra và đọc cho kết quả tức thì khi nhấn chuột khởi
động).

4. Chứng thực chữ ký điện tử (Certificate Authaurity hay CA)

Với cơ chế hoạt động như trên, chữ ký điện tử rất an toàn cho giao dịch điện tử, song nếu mất khoá cá
nhân thì sao? Nếu khoá cá nhân bị mất thì coi như đã mất chữ ký điện tử và việc mạo nhận trong giao dịch
điện tử sẽ xảy ra. Để khắc phục trường hợp này người ta đưa ra công nghệ về chứng thực chữ ký điện tử.
Việc chứng thực chữ ký điện tử bao gồm việc cấp chứng thư điện tử và việc sử dụng chứng thư này để
kiểm tra xem người gửi có đích thực là người khởi tạo ra thông điệp dữ liệu không, khoá có bị mất cắp
không.

5. Chứng thư điện tử

Chứng thư điện tử thực chất là một giấy chứng nhận, như Chứng minh thư trong cuộc sống thường dưới
dạng điện tử. Chứng thư điện tử gồm các nội dung: Khoá công cộng, các dữ liệu về nhân thân của cá nhân
hay thông tin về tổ chức đựơc chứng thực cùng với cặp khoá của nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực.
Khi sử dụng, Chứng thư được đính kèm vào “gói” (như bước 3 - Bảng ngưòi gửi). Chương trình đọc của
người nhận sử dụng thông tin trong chứng thư này để kiểm tra và xác định người nhận.

[*] “Chính phủ điện tử” là ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giao dịch điện tử để các cơ quan Chính
phủ đổi mới phương thức hoạt động, làm việc có hiệu lực, hiệu quả, công khai và minh bạch hơn; cung cấp
thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Người dân có điều kiện thuận lợi
hơn để thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý Nhà nước.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Trước yêu cầu hiện đại công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên của Đảng và Nhà nước,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp
phần bình đẳng công bằng xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, tại Kỳ
họp thứ 10 (Khoá XI), Quốc hội đã thông qua Luật quản lý thuế. Đây là lần đầu tiên hoạt động quản lý thuế
được quy định thống nhất trong một Luật, tạo tiền đề pháp lý cao trong việc thực hiện chiến lược cải cách
và hiện đại hoá hệ thống thuế đã được Bộ Chính trị phê duyệt.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đề cao vai trò của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế và thống
nhất các quy định về quản lý thuế.

Quản lý thuế là công việc liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, từ năm 2004, khi thực hiện cơ
chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, vai trò của người nộp thuế đã được đề cao hơn. Theo đó,
người nộp thuế tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan quản lý thuế tập
trung vào thực hiện các chức năng tuyên truyền, hỗ trợ kiểm tra, giám sát người nộp thuế. Trong khi đó,
nội dung quản lý thuế lại được quy định rải rác ở nhiều luật thuế nên đã gây khó khăn cho cả người nộp
thuế và cơ quan quản lý thuế trong việc tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Việc ban hành Luật quản lý
thuế áp dụng chung cho các loại thuế sẽ khắc phục được tình trạng trên và không phải sửa đổi nhiều luật
thuế. Từ đó sẽ tách bạch được nội dung quy định về quản lý thuế ra khỏi các luật thuế hiện hành. Các luật
thuế sau này tập trung vào các nội dung quy định về chính sách thuế.

Thứ hai, nâng cao tính pháp lý của các quy định quản lý thuế bảo đảm thực thi hiệu quả các luật thuế, pháp
lệnh thuế.

Qua tổng kết đánh giá công tác quản lý thuế trong 15 năm qua, hầu hết các quy định về quản lý thuế trong
các luật thuế hiện hành chỉ quy định chung, mang tính nguyên tắc. Các quy định cụ thể về quyền và nghĩa
vụ của người nộp thuế; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; các thủ tục hành chính về thuế;
thời gian giải quyết các công việc về thuế đều được quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật,
nên tính pháp lý không cao. Do đó, cần thiết phải luật hoá các quy định nêu trên nhằm nâng cao tính tuân
thủ của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế.

Thứ ba, khắc phục các hạn chế của công tác quản lý thuế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế còn diễn ra ở nhiều sắc thuế, nhiều địa phương. Ngoài các
nguyên nhân về nhận thức của người nộp thuế, còn có nguyên nhân là chưa có quy định cụ thể về các
công cụ giám sát, các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; phương pháp quản lý thuế còn lạc hậu so
với các nước trong khu vực. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Luật quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc
tế. Đó là người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; cơ quan thuế thực hiện các chức năng quản lý thuế
mà trong đó chủ yếu là cung cấp các dịch vụ công (tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế), giám sát tuân
thủ pháp luật thuế thông qua việc kiểm tra, thanh tra, điều tra thuế và cưỡng chế thi hành pháp luật thuế.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG LUẬT

Luật Quản lý thuế được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế nộp đúng, đủ kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước
và cơ quan quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế; quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp
thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý thuế. Đồng thời Luật
được ban hành nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch,
dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện
quản lý thuế.

Luật được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo như sau:

- Kế thừa các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý thuế để quy định thống nhất trong luật quản lý
thuế chung, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu cải cách quản lý thuế trong những năm tới.

- Tiếp cận với những kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến, áp dụng phù hợp với điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.

- Tạo hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ
động trong thực hiện nghĩa vụ thuế sang cơ chế người nộp thuế chủ động trong việc xác định đúng số thuế
phải nộp, thực hiện nộp thuế đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình.
Cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện tuyền truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật thuế, kiểm tra,
thanh tra bảo đảm tuân thủ pháp luật thuế.

- Ngoài ra, Luật Quản lý thuế còn phải đảm bảo tính thống nhất với các Luật khác có liên quan như Bộ luật
Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Hải quan, Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính...

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

1. Luật Quản lý thuế gồm 14 chương, 120 điều được bố cục như sau:

Chương I: Những quy định chung.


Chương này có 20 Điều (từ Điều1 đến Điều 20) quy định những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc
về quản lý thuế, bao gồm: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nội dung quản lý thuế; nguyên tắc quản lý
thuế; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế; trách nhiệm và quyền của cơ quan quản lý thuế; trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân liên quan; hợp tác quốc tế về quản lý thuế; xây dựng lực lượng quản lý thuế; hiện đại
hoá công tác quản lý thuế; tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục thuế.

Chương II: Đăng ký thuế


Chương này gồm 10 Điều (từ Điều 21 đến Điều 29) quy định cụ thể về đối tượng phải đăng ký thuế; thời
hạn đăng ký thuế; hồ sơ đăng ký thuế; địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế; tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế; cấp
giấy chứng nhận đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; sử dụng mã số của người nộp thuế và chấm
dứt hiệu lực mã số thuế.

Chương III: Khai thuế, tính thuế


Chương này gồm 6 Điều (từ Điều 30 đến Điều 35) quy định nguyên tắc khai thuế và tính thuế, hồ sơ khai
thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, khai bổ sung hồ sơ khai thuế, tiếp nhận hồ
sơ khai thuế.

Chương IV: Ấn định thuế


Chương này gồm 5 Điều (từ Điều 36 đến Điều 41) quy định nguyên tắc ấn định thuế, các trường hợp phải
ấn định thuế: Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai nhưng vi phạm về
thuế; Ấn định thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế; Ấn định thuế đối
với hàng hoá, xuất nhập khẩu; quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế, trách
nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp số thuế ấn định.

Chương V: Nộp thuế


Chương này gồm 11 điều (từ Điều 42 đến Điều 52) quy định thời hạn nộp thuế; đồng tiền nộp thuế; địa điểm
và hình thức nộp thuế; thứ tự thanh toán tiền thuế; xác định ngày nộp thuế; xử lý số tiền thuế nộp thừa; nộp
thuế trong thời gian khiếu nại, khởi kiện; gia hạn nộp thuế; thẩm quyền gia hạn nộp thuế; hồ sơ gia hạn nộp
thuế; tiếp nhận và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế.
Chương VI: Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Chương này gồm 4 Điều (từ Điều 53 đến Điều 56) quy định về xác định hoàn thành nghĩa vụ thuế khi xuất
cảnh; giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; tổ chức lại doanh nghiệp; hoàn thành nghĩa vụ thuế của cá
nhân là người đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc người được coi là mất tích theo quy định của
pháp luật dân sự.

Chương VII: Thủ tục hoàn thuế


Chương này gồm 4 Điều (từ Điều 57 đến Điều 60) quy định các trường hợp thuộc diện hoàn thuế; hồ sơ
hoàn thuế; trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế; trách nhiệm của cơ
quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Chương VIII: Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
Chương này gồm 8 Điều (từ Điều 61 đến Điều 68) chia làm 2 Mục: Mục I Thủ tục miễn, giảm thuế; xoá nợ
tiền thuế, tiền phạt với 4 Điều, quy định các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế; hồ sơ miễn thuế, giảm
thuế; nộp và tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm thuế; thời hạn cơ quan thuế giải quyết miễn, giảm thuế; Mục II Xoá
nợ tiền thuế, tiền phạt với 4 điều quy định các trường hợp được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; hồ sơ xoá nợ
tiền thuế, tiền phạt; thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; trách nhiệm trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
xoá nợ tiền thuế, tiền phạt.

Chương IX: Thông tin về người nộp thuế


Chương này gồm 6 Điều (từ Điều 69 đến Điều 74) quy định hệ thống thông tin về người nộp thuế; xây
dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế; trách nhiệm của người nộp thuế, của
tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin; bảo mật thông tin của người nộp thuế; công
khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế.

Chương X: Kiểm tra thuế, thanh tra thuế


Chương này gồm 17 Điều (từ Điều 75 đến Điều 91), được chia thành 4 mục. Mục I gồm 2 Điều quy định
chung về kiểm tra, thanh tra thuế; Mục II gồm 4 Điều, quy định cụ thể về Kiểm tra thuế; Mục III gồm 7 Điều
quy định cụ thể về Thanh tra thuế; Mục IV gồm 4 Điều quy định về biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế
đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.

Chương XI: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Chương này gồm 11 Điều (từ Điều 92 đến Điều 102) quy định các trường hợp bị cưỡng chế thuế, thi hành
quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thẩm quyền quyết
định, nội dung quyết định và nơi gửi, thời hạn gửi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
thuế; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; các biện
pháp cưỡng chế thuế cụ thể.

Chương XII: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế


Chương này gồm 13 Điều (từ Điều 103 đến Điều 115) quy định các hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; thẩm quyền xử phạt, thời hiệu, các trường hợp miễn
xử phạt, các xử lý vi phạm đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, đối với ngân hàng, tổ
chức tín dụng người bảo lãnh nộp tiền thuế và tổ chức cá nhân có liên quan.

Chương XIII: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện


Chương này có 3 Điều (từ Điều 116 đến Điều 118) quy định người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan
có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi của công chức thuế,
công chức hải quan trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và quy định trách nhiệm và
quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế. Trong đó thẩm quyền, thủ tục,
thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo đã bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và
pháp luật về giải quyết các vụ án hành chính.

Chương XIV: Điều khoản thi hành


Chương này có 2 Điều (Điều 119 và Điều 120) quy định hiệu lực thi hành Luật là từ ngày 01 tháng 07 năm
2007 và trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Chính phủ.

2. Một số nội dung cơ bản của Luật quản lý thuế

2.1. Về phạm vi điều chỉnh:


Điều 1 Luật quản lý thuế quy định phạm vi điều chỉnh “quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu
khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật”. Như
vậy, Luật quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh rất toàn diện, áp dụng đối với tất cả các khâu trong quá trình
thực hiện các nghĩa vụ quy định đối với các sắc thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan
thuế, cơ quan hải quan quản lý.

2.2. Về đối tượng điều chỉnh:


Luật quản lý thuế điều chỉnh tất cả các chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý thuế: bao
gồm (i) người nộp thuế là: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) do cơ
quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật; Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế và làm các thủ
tục về thuế thay người nộp thuế; (ii) cơ quan quản lý thuế gồm cơ quan thuế, cơ quan hải quan; (iii) công
chức quản lý thuế gồm công chức thuế, công chức hải quan; (vi) Cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác
có liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế.

2.3. Về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế:


Luật quản lý thuế quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế để giúp người nộp thuế hoàn
thành tốt nghĩa vụ thuế của mình. Tại Điều 6 có quy định về quyền của người nộp thuế. Các quyền này đảm
bảo môi trường thuận lợi và tin cậy cho người nộp thuế trong khi làm nghĩa vụ của mình. Theo đó, người
nộp thuế có quyền được yêu cầu cơ quan quản lý thuế (bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan) hướng
dẫn thực hiện các pháp luật thuế, cung cấp thông tin tài liệu về thuế, giải thích việc tính thuế, ấn định thuế;
quyền được hưởng các ưu đãi về thuế; được hoàn thuế; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo các hành vi làm trái pháp luật của công chức thuế, công chức hải
quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trong đó, có một số quyền được quy định nhằm thực hiện
tốt cơ chế tự khai, tự nộp thuế như:

(i) Được cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
việc thực hiện nghĩa vụ thuế;
(ii) Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
giám định chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
(iii) Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
(iv) Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để thay mặt mình làm các thủ tục về
thuế.

Song song với quyền, các nghĩa vụ của người nộp thuế cũng được quy định đầy đủ trong Luật quản lý thuế
(được quy định tại Điều 7 của Luật). Trong đó, nghĩa vụ cơ bản và trước nhất của người nộp thuế là phải
đăng ký thuế, khai thuế trung thực, chính xác và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Các nghĩa vụ khác liên quan
đến việc chấp hành các quy định, chế độ để bảo đảm cho việc khai thuế theo quy định như: chấp hành chế
độ kế toán, sử dụng hoá đơn theo quy định, ghi chép chính xác, đầy đủ trung thực những hoạt động phát
sinh nghĩa vụ thuế, chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp
luật. Đồng thời, Luật cũng có các quy định chế tài cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, chế tài
xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo môi
trường bình đẳng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

2. 4. Về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, công chức quản lý thuế:


Luật quản lý thuế quy định cơ quan thuế có các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế có hiệu lực,
hiệu quả. Theo đó, cơ quan quản lý thuế có các quyền: (i) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài
liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của các tài khoản mở tại ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế; (ii) Yêu cầu tổ chức, cá
nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan
quản lý thuế để thực hiện pháp luật thuế; (iii) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; (iv) Ấn định thuế; (v) Cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính thuế; (vi) Xử lý vi phạm pháp luật thuế theo thẩm quyền; công khai trên
phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế; (vii) Áp dụng biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật; (viii) Ủy nhiệm cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân thu một số khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh việc trao cho cơ quan thuế một số quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế, Luật quản lý thuế
còn quy định các trách nhiệm ràng buộc để cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế làm tốt nhiệm vụ
của mình. Đó là: (i) Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật; (ii) Tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn pháp luật thuế; công khai các thủ tục về thuế; (iii) Giải thích và cung cấp các thông tin liên quan
đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; công khai mức thuế phải nộp của hộ kinhdoanh trong
địa bàn xã, phường, thị trấn; (iv) Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật; (v) Thực
hiện miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; hoàn thuế cho người nộp thuế theo và theo quy định
của pháp luật; (vi) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định
của pháp luật; (vii) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thực hiện pháp luật thuế theo thẩm quyền; (viii)
Thông báo kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế và giải thích khi có yêu
cầu; (ix) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này; (x) Giám định việc xác định số
thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Để thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp của người nộp thuế, thì trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong
công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật phải được nâng cao và đặt trong bối cảnh mới nhằm
tạo điều kiện cho người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng các quy định nghĩa vụ thuế cũng như các quyền
lợi về thuế.

Song song với việc quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, Luật quy định rõ việc xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế để ngăn chặn và xử lý
nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm:

(i) Cơ quan thuế thực hiện không đúng quy định của Luật quản lý thuế gây thiệt hại cho người nộp thuế thì
phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp ấn định thuế, hoàn
thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp
thuế theo quy định của pháp luật (Điều 113).
(ii) Công chức quản lý thuế có hành vi gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp
luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Công chức quản lý thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức
kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái
phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho nhà nước toàn bộ số
tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật.

2.5. Về tổ chức kinh doanh làm thủ tục về thuế


Thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đòi hỏi người nộp thuế phải nắm vững các quy định pháp luật
về quản lý thuế. Bên cạnh việc cơ quan quản lý thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người
nộp thuế, cần phải đẩy mạnh xã hội hoá trong việc trợ giúp người nộp thuế, nhất là đối với người nộp thuế
là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động này, Điều 20 Luật quản lý thuế
quy định về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Theo đó, tổ chức kinh doanh làm thủ tục về
thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế.

Luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Trong đó, tổ
chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có các quyền như được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp
đồng với người nộp thuế; được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý
thuế và theo hợp đồng với người nộp thuế. Bên cạnh đó, Luật quy định cụ thể các nghĩa vụ của tổ chức này
như: khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được
giảm, được hoàn theo quy định của pháp luật, cung cấp cho cơ quan quản lý thuế các tài liệu, chứng từ để
chứng minh tính chính xác của việc khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về
thuế. Luật cũng quy định rõ việc tổ chức này không được thông đồng, móc nối với công chức quản lý thuế,
người nộp thuế để tránh việc trốn thuế, gian lận thuế.

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì đại lý hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh
dịch vụ làm thủ tục về thuế khi làm thủ tục về thuế.

Về điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, Luật quy định phải bảo đảm
các điều kiện: có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có
ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế phải có bằng cao đẳng trở lên thuộc một
trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã có kinh nghiệm làm việc 2 năm trở
lên trong các lĩnh vực này, đồng thời phải đảm bảo các phẩm chất đạo đức tốt, trung thực.

Các quy định về tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế để cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế
sẽ tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho tổ chức này hoạt động theo quy định của pháp luật, hỗ trợ người nộp
thuế thực hiện cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế.

2.6. Về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế
Luật Quản lý thuế đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác
quản lý thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng. Vì vậy, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đều có trách nhiệm tham gia vào công
tác quản lý thuế. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan sẽ có trách nhiệm trong công tác quản lý thuế. Cụ thể là:

- Hội động nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân
sách hàng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ
đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách
nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về thuế, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế
theo thẩm quyền (Điều 11).

- Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ,
gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý
(Điều 12).

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm động viên nhân dân, giáo dục hội viên nghiêm chỉnh thi hành
pháp luật về thuế, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, phối hợp với cơ quan thuế trong việc
cung cấp thông tin liên quan đến việc quản lý thuế (Điều 14).

- Cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, nêu
gương tổ chức cá nhân thực hiện tốt pháp luật về thuế, phản ánh và phê phán các hành vi vi phạm pháp
luật về thuế (Điều 15).

- Các cơ quan khác của nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối
hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện
nghĩa vụ thuế. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo
quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế (Điều 13).

- Các tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan
đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, phối hợp thực hiện các quyết định
xử lý vi phạm pháp luật về thuế; tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về thuế... (Điều 16).

Như vậy, việc tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào công tác quản lý thuế vừa mang tính giám
sát người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế trong quá trình thực thi nghĩa vụ, quyền hạn của mình; đồng thời
có tác dụng hỗ trợ cho hai nhóm chủ thể này hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với nhà nước.

2.7. Về thủ tục hành chính thuế


Luật Quản lý thuế quy định thống nhất trình tự thủ tục hành chính thuế theo hướng minh bạch, tạo môi
trường thông thoáng tiện lợi cho người nộp thuế. Tại mỗi giai đoạn của quy trình thủ tục đều quy định rõ đối
tượng, thời hạn, hồ sơ đăng ký, địa điểm thực hiện cũng như quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng có
liên quan.

(i) Về thời hạn thực hiện các thủ tục về thuế:


Thời hạn thực hiện các thủ tục về thuế được phân nhóm một cách khoa học và định hạn cụ thể để người
nộp thuế thuận lợi trong thực hiện. Cụ thể:

Thời hạn đăng ký thuế: đối tượng đăng ký phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày:
được cấp đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc từ
khi bắt đầu kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh, hoặc khi phát sinh
nghĩa vụ thuế. Theo đó, cơ quan thuế phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong
thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ (Điều 22 và Điều 26).

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: được quy định rõ thời hạn có phân chia thành các loại: đối với thuế khai và
nộp theo tháng, loại thuế có kỳ tính thuế theo năm, loại theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu; đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh
nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp (Điều 32).
Thời hạn nộp thuế: quy định rõ thời hạn nộp thuế trong các trường hợp người nộp thuế tính thuế (chậm
nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế); thời hạn trong trường hợp cơ quan thuế ấn định
thuế (ghi trên thông báo thuế của cơ quan thuế); thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
(Điều 42).

Thời hạn giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết
định số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn cũng được quy định cụ thể
(30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ) (Điều 60 và 64). Thời hạn giải quyết xoá nợ tiền thuế, tiền phạt là 60
ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xoá
nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện được xoá nợ tiền thuế, tiền phạt (khoản 3, Điều 68).

Tại Luật quản lý thuế còn có quy định trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn khách quan không có khả
năng thực hiện các thủ tục đúng hạn thì được gia hạn khai thuế, gia hạn nộp thuế.

(ii) Hồ sơ thuế được quy định cụ thể và chỉ bao gồm những giấy tờ cần thiết, liên quan đến việc cung cấp
đủ thông tin để xác định nghĩa vụ thuế hoặc quyền lợi về thuế của người nộp thuế: theo đó, tại Luật quy
định rõ các hồ sơ đối việc đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; hồ sơ gia hạn nộp thuế; hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ
miễn thuế, giảm thuế; hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. Luật cũng có các quy định trong trường hợp có sai
sót trong hồ sơ đăng ký thuế, khai thuế, hoặc miễn, giảm, hoàn thuế thì người nộp thuế có quyền bổ sung
hồ sơ thuế cho đầy đủ và chính xác hơn, đồng thời thực hiện nộp bổ sung cho đủ số thuế phải nộp vào
ngân sách nhà nước...

(iii) Các hình thức khai thuế, nộp thuế được thực hiện đa dạng. Ngoài việc khai thuế truyền thống theo cách
nộp hồ sơ thuế bằng bản giấy tại trụ sở cơ quan thuế, gửi qua đường bưu chính, người nộp thuế có thể
khai thuế điện tử (khoản 3, Điều 35) thông qua giao dịch điện tử. Theo đó, việc tiếp nhận kiểm tra, chấp
nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Như vậy,
người nộp thuế có thể hoàn thành công việc tại mọi lúc, mọi nơi, không bị gò bó bởi thời gian hành chính
của cơ quan quản lý thuế.

(iv) Việc nộp thuế cũng được quy định theo hướng rộng hơn. Người nộp thuế chỉ cần nắm rõ địa chỉ đến
của tài khoản nộp thuế và có thể nộp thuế theo nhiều cách thức khác nhau như nộp Kho bạc nhà nước, cơ
quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, nộp thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ
nhiệm thu thuế; nộp thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy
định của pháp luật (Điều 44).

(v) Để đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện các chính sách thuế, Luật quản lý thuế cũng có nội dung
quy định rõ các trường hợp ấn định thuế. Việc ấn định thuế phải đảm bảo khách quan, công bằng cũng như
tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, đối với từng trường hợp Luật cũng quy định các căn cứ ấn
định cụ thể trên cơ sở dựa trên cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan quản lý thuế; các kết quả và tài liệu và
kết quả kiểm tra, thanh tra còn giá trị; so sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh tương tự. Đồng thời,
quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hoàn trả số tiền thuế nộp thừa, bồi
thường thiệt hại đối với trường hợp ấn định của cơ quan thuế lớn hơn số thuế phải nộp, quyền khiếu nại,
khởi kiện của người nộp thuế trong trường hợp không đồng ý với số thuế ấn định của cơ quan thuế.

2.8. Về thực hiện quản lý thuế hiện đại dựa trên hệ thống thông tin tổng hợp về người nộp thuế
Hệ thống thông tin về người nộp thuế là cơ sở cho việc quản lý thuế hiện đại, dựa trên kỹ thuật quản lý rủi
ro; đồng thời là cơ sở để ngành thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành thu của ngân
sách nhà nước. Tại Chương IX Luật quy định về thông tin về người nộp thuế, theo đó thông tin về người
nộp thuế bao gồm những thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở phân tích
thông tin về người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi
phạm pháp luật thuế, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế.

Luật quản lý thuế quy định bảo đảm cho việc xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp và toàn diện về người
nộp thuế. Ngoài việc người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế thông qua các hồ
sơ thuế, các cơ quan, tổ chức có liên quan cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế
như: cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, Kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý
nhà nước về nhà, đất, cơ quan công an; cơ quan chi trả thu nhập, cơ quan quản lý thương mại...

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ
thuật của hệ thống thông tin về người nộp thuế; tổ chức đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thu thập,
xử lý thông tin; đơn vị chuyên trách quản lý cơ sở dữ liệu và đảm bảo duy trì, vận hành hệ thống thông tin
về người nộp thuế. Luật cũng có quy định cơ quan quản lý thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết
để thu thập, xử lý thông tin theo mục tiêu và yêu cầu của từng giai đoạn cũng như việc phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có liên quan để trao đổi thông tin, kết nối mạng trực tuyến.

Cơ quan thuế sử dụng thông tin về người nộp thuế cho mục đích quản lý thuế và phải có trách nhiệm bảo
mật thông tin của người nộp thuế. Trong các trường hợp người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ
nộp thuế không đúng thời hạn, vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp
thuế của các tổ chức cá nhân khác, không thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của
pháp luật thì cơ quan quản lý thuế có quyền công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người
nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng.

2.9. Về kiểm tra, thanh tra thuế


Các quy định về kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giám sát quá trình chấp hành pháp luật về thuế. Việc kiểm
tra, thanh tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế,
đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi
vi phạm pháp luật về thuế. Đồng thời việc kiểm tra, thanh tra phải đảm bảo nguyên tắc không làm cản trở
hoạt động bình thường của người nộp thuế.

Các quy định về kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành pháp luật về thuế được quy định theo từng cấp độ
tuân thủ của người nộp thuế. Kiểm tra thuế có hai hình thức kiểm tra là kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan
quản lý thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Đối với hình thức kiểm tra tại trụ sở của cơ
quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính
xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Việc
kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong trường hợp khi xử lý kết quả kiểm tra thuế
tại trụ sở cơ quan thuế, hết thời hạn thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ
sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ hoặc bổ sung, giải trình không đúng, hoặc kiểm tra
sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo kế hoạch, chọn mẫu... Đây là biện pháp nghiệp
vụ thường xuyên của cơ quan thuế để đánh giá chất lượng kê khai thuế của người nộp thuế và giám sát
việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Việc thanh tra thuế được thực hiện trong các trường hợp: thanh tra định kỳ một năm không quá một lần đối
với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; thanh tra thuế khi có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng
cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Luật quy định thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung: căn cứ
pháp lý để thanh tra thuế; thời hạn tiến hành thanh tra thuế; thành phần của đoàn thanh tra: trưởng đoàn và
các thành viên khác. Thời hạn gửi quyết định thanh tra thuế cho đối tượng được thanh tra chậm nhất là 3
ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Luật quy định rõ thời hạn thanh tra thuế, thời hạn gia hạn,
quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, thành viên
đoàn thanh tra. Đồng thời quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và việc kết luận
thanh tra thuế.

Khi thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá
nhân khác hoặc khi dấu hiệu trốn thuế có tính chất phức tạp thì cơ quan quản lý thuế sẽ được áp dụng một
số biện pháp mạnh như thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 89), tạm giữ
tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 90), khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật
liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế (Điều 91). Đây là những quy định mới của Luật nhằm giúp cho
cơ quan thuế phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

2.10. Về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Luật quản lý thuế đã quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi
vi phạm pháp luật về thuế. Đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ quan trọng của cơ quan quản lý
thuế nhằm ngăn chặn tình trạng chây ỳ, dây dưa trong việc nộp thuế, tăng cường tính tuân thủ trong việc
thực hiện nghĩa vụ thuế, đảm bảo thu đủ tiền thuế kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo
đảm bảo môi trường bình đẳng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ về thuế.
Theo đó, các trường hợp người nộp thuế nợ tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế quá thời hạn nộp hoặc thời
hạn gia hạn quy định của pháp luật thì sẽ bị cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thuế. Luật quy
định các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà
nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài
sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế; Thu tiền, tài sản khác của
đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; dừng
làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu; thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn; thu
hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Trong đó, biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (bên thứ ba) là biện pháp mới được quy định tại Luật, được áp
dụng khi các biện pháp trên đã được áp dụng mà chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt và cơ quan thuế có
căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế. Đây
cũng là biện pháp mạnh, hữu hiệu khi đối tượng vi phạm có hành vi tẩu tán tiền, tài sản để tránh nộp thuế.

Đối với các biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu; thu hồi mã số
thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn thì Luật cũng quy định theo hướng rõ ràng minh bạch là thủ trưởng cơ
quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trước khi áp dụng các biện
pháp này để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ thuế của mình trước khi cơ quan
thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Đối với việc thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
thì cơ quan thuế gửi văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

2.11. Về xử lý vi phạm pháp luật về thuế


Luật đã phân nhóm các hành vi vi phạm và điều chỉnh mức phạt hợp lý đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn,
phân biệt được giữa hành vi sai sót và hành vi cố ý của người nộp thuế. Theo đó, chia ra bốn nhóm hành vi
lớn: vi phạm các thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.

- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, Luật quy định bao gồm các hành vi liên quan đến việc các hành vi
phát sinh trong giai đoạn đăng ký, nộp hồ sơ khai thuế, khai thuế, cung cấp thông tin, thi hành các quyết
định kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thuế (Điều 105).

- Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế, để đảm bảo tính khả thi của pháp luật, phù hợp với hành vi vi phạm,
Luật quy định mức tiền phạt giảm so với quy định tại các Luật thuế hiện hành. Theo đó, thay vì người nộp
thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế trước đây bị xử phạt là 0,1% mỗi ngày tính trên số tiền chập nộp thì nay
chỉ nộp 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp (Điều 106).

- Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được hoàn được tách thành 1 Điều riêng (Điều 107) để có mức phạt phân biệt với hành vi trốn
thuế, gian lận thuế.

- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế đã được quy định 1 Điều riêng (Điều 108) phù hợp với tính chất vi
phạm cố ý của người nộp thuế, với 9 nhóm hành vi được xác định cụ thể. Theo đó, người nộp thuế khi có
một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị
phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để đảm bảo thi hành Luật từ ngày 01/7/2007 phải triển khai một số công việc sau:

1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Dự kiến Chính phủ sẽ ban hành các văn bản để quy định chi tiết và thi hành Luật như: Nghị định của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế; Nghị định xử phạt vi phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thuế; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính xây dựng và ban hành một số Thông tư để hướng dẫn thi hành như: Thông tư
hướng dẫn Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế; Thông tư hướng dẫn về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuế; Thông tư hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,
Thông tư hướng dẫn về quản lý hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.
Ngoài các văn bản pháp luật trên, trong phạm vi ngành thuế sẽ ban hành một số quy trình nghiệp vụ
quản lý cụ thể để thực thi nghiêm chỉnh, có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế phù hợp với Luật và
các văn bản hướng dẫn.
Công tác xây dựng, soạn thảo văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý đang được khẩn trương triển
khai để đảm bảo có đủ cơ sở thực hiện công tác quản lý thuế theo quy định của Luật ngay sau khi Luật có
hiệu lực vào ngày 1/7/2007.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, nhân dân

Công tác, tuyên truyền phổ biến


- Tổ chức hội thảo, toạ đàm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản hướng dẫn;
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật Quản lý thuế trong ngành thuế và cho cán bộ nhân dân; viết
bài, đăng tin, phát trên các báo, đài phát thanh và truyền hình.
- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn cơ quan thuế địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tuyên
truyền Luật quản lý thuế.
Công tác tập huấn
- Tập huấn cho cán bộ công chức thuế, công chức hải quan (bao gồm cả cấp lãnh đạo ngành);
- Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế tại các Cục Thuế địa phương;
- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng có liên quan như Ngân hàng, Kho bạc để phối hợp tốt trong việc thực
hiện Luật.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU


LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Kiểm toán Nhà nước là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của nhà nước. Hoạt động của Kiểm toán
Nhà nước góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công một cách
hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm toán Nhà nước góp phần phát hiện và ngăn ngừa các hành vi tiêu cực,
tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia. Thông qua hoạt động của Kiểm toán Nhà nước góp phần xây
dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Lịch sử Kiểm toán Nhà nước của
các nước trên thế giới đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đa số các quốc gia trên thế giới đều
sử dụng Kiểm toán Nhà nước như một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài
chính của nhà nước, là bộ phận không thể thiếu được trong cơ cấu nhà nước pháp quyền.

Ở Việt Nam trước đây, Kiểm toán Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 70/CP ngày 11
tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, Quyết định số 61/TTg ngày 24 tháng 01 năm 1995 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, Luật ngân sách nhà nước,
Luật ngân hàng nhà nước và một số văn bản pháp luật khác. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nước hoạt động
theo Nghị định số 93/2003/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước.

Qua 10 năm hoạt động, Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong cơ cấu bộ
máy nhà nước; khẳng định được sự cần thiết và tính tất yếu khách quan của công cụ kiểm tra, kiểm soát
hoạt động quản lý kinh tế – tài chính nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các đơn vị
có sử dụng ngân sách nhà nước trên hầu khắp các lĩnh vực. Qua kiểm toán đã giúp các bộ, ngành, các
tỉnh, thành phố và các đơn vị được kiểm toán nhìn nhận và đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài
chính, khắc phục được những yếu kém sơ hở trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh; phòng ngừa
tiêu cực, tham nhũng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý và kiểm soát nội bộ.

Thực tiễn đã khẳng định sự cần thiết phải củng cố và phát triển Kiểm toán Nhà nước như một công cụ kiểm
tra, kiểm soát tài chính công không thể thiếu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, qua
thực tiễn hoạt động, hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước đã bộc lộ những bất cập và hạn chế sau
đây:

Một là, hiện nay chưa có một văn bản luật nào quy định đầy đủ về tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam. Thực tế, điều chỉnh hoạt động của Kiểm toán Nhà nước của nhiều nước trên thế
giới đã khẳng định hiệu lực hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý, chức
năng và tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Thông thường, địa vị pháp lý của cơ quan Kiểm
toán Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, các vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán
Nhà nước được quy định trong Luật kiểm toán nhà nước. Thực tế đó đòi hỏi phải ban hành Luật kiểm toán
nhà nước có giá trị pháp lý cao hơn các văn bản dưới luật để quy định một cách phù hợp về tổ chức và
hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Hai là, địa vị pháp lý hiện nay của cơ quan Kiểm toán Nhà nước còn chưa tương xứng với chức năng,
nhiệm vụ được giao nên phần nào làm giảm hiệu lực và hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước với tư cách là
cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất trong hệ thống kiểm soát của nhà nước. Việc xây dựng và ban
hành Luật kiểm toán nhà nước sẽ xác định rõ ràng, hợp lý hơn địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước để
tăng cường vị thế và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc trợ giúp Quốc hội, Chính phủ quản lý, giám
sát tài chính nhà nước và tài sản công.

Ba là, nhiều vần đề liên quan đến Kiểm toán Nhà nước trong Luật ngân sách nhà nước, Luật ngân hàng
nhà nước và các luật khác chỉ dừng ở mức quy định chung, chưa được cụ thể hoá dẫn tới khó khăn trong
quá trình thực hiện như quy định thời hạn gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; kiểm toán quyết
toán ngân sách sau khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân phê chuẩn; trách nhiệm cụ thể của kiểm toán nhà
nước trong báo cáo kết quả kiểm toán.

Để giải quyết những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm toán và khắc phục những hạn chế
của hệ thống pháp luật hiện hành về Kiểm toán Nhà nước, cần thiết phải ban hành Luật kiểm toán nhà
nước nhằm điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước một cách đầy đủ, toàn diện hơn,
tương xứng với nhiệm vụ mà Kiểm toán Nhà nước đảm nhận.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO SOẠN THẢO LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

1. Luật kiểm toán nhà nước thể chế hoá các đường lối, chủ trương về phát triển kiểm toán nhà nước đã
được khẳng định trong các văn kiện của Đảng: “Đề cao vai trò có sử dụng ngân sách nhà nước. Cơ quan
Kiểm toán Nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố khai cho dân biết”
(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII);”…thiết lập cơ chế giám sát tài
chính – tiền tệ, nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát các nguồn vốn, các khoản vay nợ, trả
nợ, mở rộng hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán nhà nước
như một công cụ mạnh của nhà nước” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).

2. Dự thảo Luật kiểm toán nhà nước kế thừa những quy định còn phù hợp trong các văn bản pháp luật hiện
hành, bổ sung những quy định cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kiểm toán nhà nước vừa đáp ứng yêu
cầu cần thiết để đảm bảo cho hoạt động Kiểm toán Nhà nước, vừa phù hợp với xu hướng phát triển trong
tương lai.

3. Luật kiểm toán nhà nước phải đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là Luật ngân sách nhà
nước, các luật, bộ luật, pháp lệnh liên quan đến hệ thống tài chính, hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính.

4. Luật kiểm toán nhà nước được xây dựng trên cơ sở tham khảo có chọn lọc nội dung luật kiểm toán của
một số nước trong khu vực, trên thế giới và tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính của Tổ chức Quốc tế các
cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI).

III. BỐ CỤC CỦA LUẬT

Luật kiểm toán nhà nước gồm 8 chương và 76 điều quy định về tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước.

Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 12)
Chương này gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng của Luật kiểm toán nhà nước; quy
định về mục đích kiểm toán; giải thích các thuật ngữ; đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác,
trung thực của báo cáo tài chính. Quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
chuẩn mực kiểm toán nhà nước; giá trị của báo cáo kiểm toán; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước. Các quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế và các hành vi bị
nghiêm cấm đối với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

Chương II. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước (từ
Điều 13 đến Điều 26) được chia thành 4 mục:
Mục 1. Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước, gồm 4 điều từ Điều 13
đến Điều 16.
Mục 2. Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, gồm 4 điều từ Điều 17 đến Điều 20.
Mục 3. Tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, gồm 4 điều từ Điều 21 đến Điều 24.
Mục 4. Hội đồng Kiểm toán Nhà nước, được quy định tại Điều 25 và Điều 26.
Chương III. Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viênkiểm toán(từ Điều 27 đến Điều 32)
Chương này quy định chức danh Kiểm toán viên nhà nước; thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Kiểm toán
viên nhà nước; tiêu chuẩn chung và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước. Quy định về những trường
hợp Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện kiểm toán và quy định về cộng tác viên kiểm toán.

Chương IV. Hoạt động kiểm toán (từ Điều 33 đến Điều 62) được chia thành 7 mục:
Mục 1. Quyết định kiểm toán, gồm 3 điều từ Điều 33 đến Điều 35.
Mục 2. Loại hình và nội dung kiểm toán, gồm 5 điều từ Điều 36 đến Điều 40.
Mục 3. Thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán, được quy định tại Điều 41 và Điều 42.
Mục 4. Đoàn kiểm toán, gồm 7 điều từ Điều 43 đến Điều 49.
Mục 5. Quy trình kiểm toán, gồm 8 điều từ Điều 50 đến Điều 57.
Mục 6. Công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, được quy định tại
Điều 58 và Điều 59.
Mục 7. Hồ sơ kiểm toán, gồm 3 điều từ Điều 60 đến Điều 62.

Chương V. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán(từ Điều 63 đến Điều 66 )
Chương này quy định về các đơn vị được kiểm toán, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và trách
nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách.

Chương VI. Bảo đảm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (từ Điều 67 đến Điều 71)
Chương này quy định về kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; biên chế của Kiểm toán Nhà nước;
đầu tư hiện đại hoá hoạt động Kiểm toán Nhà nước. Quy định về chế độ với cán bộ, công chức của Kiểm
toán Nhà nước và thẻ Kiểm toán viên nhà nước.

Chương VII. Giám sát hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố
cáo (từ Điều 72 đến Điều 74)
Chương này quy định về giám sát hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; xử lý vi phạm; giải quyết kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo về Kiểm toán Nhà nước.

Chương VIII. Điều khoản thi hành (Điều 75 và Điều 76) quy định về kiểm toán lĩnh vực quốc phòng, an
ninh và hiệu lực thi hành của Luật.

IV. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Luật kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Luật kiểm toán nhà nước được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn 10 năm hoạt động của Kiểm toán
Nhà nước, kế thừa những quy định còn phù hợp trong các văn bản pháp luật hiện hành, nhất là Luật Ngân
sách nhà nước, các luật, pháp lệnh liên quan đến hệ thống tài chính, hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính.
Luật kiểm toán nhà nước đã quán triệt và thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kiểm
toán nhà nước, tham khảo có chọn lọc nội dung Luật kiểm toán của một số nước trong khu vực, trên thế
giới; Tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính của Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) và
phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luật kiểm toán nhà nước được xây dựng theo phương án luật chi tiết để khi ban hành có thể thực hiện
được ngay, nội dung của Luật phải vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa phù hợp với xu hướng phát triển
hoạt động kiểm toán trong tương lai.
Với mục đích và quan điểm như vậy, Luật kiểm toán nhà nước gồm những nội dung cơ bản sau đây:

1.Về tên gọi của Luật


Tên gọi của luật là một nội dung quan trọng đầu tiên cần phải làm rõ vì nó quyết định đến phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng của luật. Hiện nay, trong nền kinh tế quốc dân có 3 loại kiểm toán là kiểm toàn
nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ; ba loại kiểm toán này rất khác nhau về tổ chức bộ máy,
phạm vi, đối tượng kiểm toán, hoạt động kiểm toán và giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Do vậy, không
thể điều chỉnh cả 3 loại kiểm toán nêu trên trong cùng một văn bản luật. Thực tế, ở tất cả các nước trong Tổ
chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) đều có riêng Luật kiểm toán nhà nước để điều
chỉnh tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước một cách riêng biệt. Do vậy, Quốc hội đã quyết định
lấy tên của Luật này là Luật kiểm toán nhà nước.

2. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


Theo Điều 1 Luật kiểm toán nhà nước thì: "Luật này quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước; đơn vị được
kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động và bảo đảm hoạt động của Kiểm toán Nhà nước".
Với phạm vi điều chỉnh như trên, Luật kiểm toán nhà nước điều chỉnh một cách toàn diện cả về tổ chức và
hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, khắc phục được những tồn tại và bất cập trong những quy định hiện
hành của pháp luật về Kiểm toán nhà Nước.

Việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật như trên nhằm tập trung điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước, đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản
lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; đồng thời phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và chủ
trương của Đảng: "Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng Kiểm toán Nhà nước như một công cụ mạnh
của nhà nước".

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được quy định đầy đủ hơn " Kiểm toán Nhà
nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ
quan, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" (Điều 14).
Đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán cũng được xác định rõ ràng hơn, vừa đảm bảo tính cụ thể,
vừa đảm bảo tính khái quát cao hơn theo tinh thần Nghị quyết của Đảng "Đề cao vai trò của cơ quan Kiểm
toán Nhà nước trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước".

Luật kiểm toán nhà nước quy định đối tượng áp dụng của Luật, bao gồm "đơn vị được kiểm toán; Kiểm toán
Nhà nước và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước" (Điều 2).

3. Về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Điều 7 Luật kiểm toán nhà nước khẳng định nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước:
"1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
2. Trung thực, khách quan".
Yêu cầu đầu tiên đối với hoạt động kiểm toán nhà nước là phải "Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Tính
độc lập được đề cập ở đây bao gồm sự độc lập về tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước,
Tổng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (được quy định chi tiết trong các chương, điều có
liên quan).

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng mang tính xuyên suốt đối với hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà
nước được quy định trên cơ sở yêu cầu thực tiễn nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo Tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính công của
Tổ chức Quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao mà Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức
thì tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước lànguyên tắc tối cao,làtiền đề cơ bản bảo đảm cho công
tác kiểm tra tài chính công có hiệu lực và hiệu quả. Tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước thường
được quy định trong Hiến pháp, những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước
được quy định trong Luật kiểm toán nhà nước.

Hoạt động kiểm toán nhà nước phải bảo đảm trung thực, khách quan, vì kết quả kiểm toán là một trong
những căn cứ quan trọng để Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời để Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan điều
tra sử dụng trong việc xem xét, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính.

4. Về chuẩn mực kiểm toán


Khoản 1 Điều 8 Luật kiểm toán nhà nước quy định: "Chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước gồm những quy định
về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với Kiểm toán viên
nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán
mà kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá
chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước".

Quy định trên đây mang tính định nghĩa về chuẩn mực kiểm toán. Những nguyên tắc mang tính khái quát và
phổ biến nhất như tính độc lập của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Kiểm toán
Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, lập kế hoạch kiểm toán năm, tính độc lập của Kiểm toán viên
nhà nước và tính độc lập về tài chính của Kiểm toán Nhà nước cũng như các quy định mang tính chuẩn
mực trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đã được quy định trong Luật. Trên cơ sở những
nguyên tắc chung đã được luật hoá, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành những chuẩn mực cụ thể mang
tính chuyên môn nghề nghiệp để hướng dẫn cụ thể trong tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nước. Do
vậy, Luật quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về quy trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn
mực kiểm toán nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán
nhà nước trên cơ sở quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (khoản 2, khoản 3 Điều 8), là phù hợp với
thông lệ quốc tế và tình hình thực tế của Việt Nam.
5. Về giá trị của báo cáo kiểm toán
Giá trị của báo cáo kiểm toán được quy định tại Điều 9 của Luật kiểm toán nhà nước. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 9 "Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là sự xác nhận về tính đúng đắn, trung thực
của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính
hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước".

Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước dựa trên những bằng chứng kiểm toán là số liệu, tài liệu kế
toán, dựa trên các căn cứ pháp luật và chuẩn mực kiểm toán nên có tính khoa học, chính xác cao. Mặt
khác, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trước khi công bố còn được gửi lấy ý kiến của đơn vị
được kiểm toán, nếu đơn vị được kiểm toán không nhất trí với kết luận kiểm toán thì có quyền kiến nghị với
Tổng Kiểm toán Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại khoản 4 Điều 64). Do vậy, Luật
kiểm toán nhà nước quy định: " Đơn vị được kiểm toán phảithực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán
Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực
hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và
kiến nghị" (điểm đ khoản 2 Điều 9). Trường hợp đơn vị được kiểm toán không thực hiện các kết lụân, kiến
nghị kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đơn vị
được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại khoản 4 Điều 16: "Kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị
kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ
pháp luật; đề nghị xử lý theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp
thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước".

Mặt khác, khoản 3 Điều 9 của Luật quy định: "Cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng kết luận kiểm toán
quyết định chấp nhận kết luận kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về quyết định của mình. Kết luận kiểm toán đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền chấp nhận có giá
trị bắt buộc thực hiện".

6. Về đối tượng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán


Điều 5 Luật kiểm toán nhà nước quy định: "Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là hoạt động có
liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước".
Quy định trên đây đã bao quát hết các hoạt động thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; đồng
thời quy định như vậy đã phân biệt rõ đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước với các đơn vị được
kiểm toán là các cơ quan, đơn vị, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Về
nguyên tắc, vốn và tài sản nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước phải được Kiểm toán Nhà nước
thực hiện kiểm toán, bảo đảm quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với các tài sản của mình. Do vậy, đối
tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phải là hoạt động kinh tế nhà nước và tài chính nhà nước của
mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức có quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp nhà nước; các cơ
quan, đơn vị, tổ chức quản lý các quỹ tập trung của Nhà nước; các đơn vị quản lý, sử dụng các nguồn vốn
nhà nước dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp khác.

Luật kiểm toán nhà nước đã xác định rõ các đơn vị được kiểm toán bắt buộc thuộc thẩm quyền kiểm tra tài
chính của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu còn kế hoạch kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước
được thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, yêu cầu giám sát của Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và phù hợp với năng lực (biên chế, kinh phí) của Kiểm toán Nhà nước trong từng
thời kỳ. Một số đối tượng khác với tính chất không phức tạp và quy mô không lớn, như đối với các đơn vị
nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, các đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là
doanh nghiệp nhà nước thì các đơn vị này có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán nhưng các doanh
nghiệp kiểm toán phải thực hiện theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán
cho Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, Luật kiểm toán nhà nước đã quy định các đơn vị được kiểm toán tại Điều
63 của Luật như sau:

"1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
3. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan khác ở địa phương.
4. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
5. Đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhà
nước.
6. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
7. Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí.
8. Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.
9. Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước.
10. Hội, liên hiệp hội, tổng hội và các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt
động.
11. Doanh nghiệp nhà nước.
12. Ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này, đơn vị nhận
trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp
nhà nước có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện
việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán Nhà
nước".

7. Về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước


Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 13 của Luật như sau: "Kiểm toán Nhà nước
là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật". Việc xác định rõ địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước như trên là cơ sở để quy
định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của Kiểm toán Nhà nước với
Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước.

8. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước


Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 15, Điều 16 của Luật kiểm toán nhà
nước.
Với vị thế là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì
nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước cần phải được bổ sung cho tương xứng với địa vị pháp lý
mới. Do vậy, Luật kiểm toán nhà nước đã bổ sung thêm các nhiệm vụ như đã được quy định tại khoản 3,
khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 15, cụ thể như sau:

- Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có yêu cầu.

- Trình ý kiến của Kiểm toán Nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước,
quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định các dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn
quyết toán ngân sách nhà nước.
Kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình quan trọng quốc gia là một nhiệm vụ mới
của Kiểm toán Nhà nước so với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành về kiểm
toán nhà nước. Đây chính là hình thức kiểm toán trước của Kiểm toán Nhà nước, nhằm bảo đảm các
nguồn lực được động viên và phân bổ vào những mục tiêu phát triển của đất nước cũng như tính kinh tế,
hiệu lực và hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước; tránh được những sai sót, gian lận ngay từ khi
lập và phân bổ dự toán…Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tiễn của nước ta.

- Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ
trong việc xem xét, thẩm tra các báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách
trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho các dự
án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.

- Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong hoạt động giám sát việc thực
hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài
chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước và chính sách tài chính.

- Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra
các dự án luật, pháp lệnh.

Về kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán Nhà nước:


Khoản 1 Điều 15 của Luật quy định, Kiểm toán Nhà nước có nghĩa vụ "Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng
năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện". Quy định như trên là phù hợp với thông lệ
quốc tế và điều kiện thực tiễn của nước ta. Tuyên bố Lima về kiểm tra tài chính công của Tổ chức Quốc tế
các cơ quan kiểm toán tối cao nhấn mạnh phải để cho các cơ quan Kiểm toán Nhà nước tự mình lập
chương trình (kế hoạch) kiểm toán và không được để công việc này nằm trong phạm vi tác động của các
cơ quan nhà nước khác, bảo đảm tính độc lập của Kiểm toán Nhà nước.

9. Về Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước
- Thẩm quyền và quy trình bổ nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước:
Khoản 2 Điều 17 của Luật quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Tổng Kiểm toán Nhà nước: "Tổng Kiểm toán
Nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sau khi
trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ".

- Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước:


Khoản 3 Điều 17 quy định: "Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm, có thể được bầu lại nhưng
không quá hai nhiệm kỳ".
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm là để đảm bảo tính liên tục, tính chuyên sâu, tính
chuyên nghiệp cao, phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc quy định nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là
7 năm đối với nước ta là phù hợp vì bảo đảm được tính được tính liên tục, gối đầu trong xem xét, xác nhận
quyết toán ngân sách nhà nước (Luật Ngân sách nhà nước quy định Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết
toán ngân sách nhà nước chậm nhất là sau 18 tháng kể từ khi kết thúc năm ngân sách).
Chế độ đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước: khoản 4 Điều 17 của Luật quy định: "Lương và các chế độ khác
của Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ
ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ tiền lương của Nhà nước".

Luật kiểm toán nhà nước quy định về Phó Tổng Kiểm toán nhà nước tại Điều 20 của Luật như sau:
- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước là bảy năm.
- Lương và các chế độ khác của Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước như lương và các chế độ khác của Phó
Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở chính sách, chế độ
tiền lương của Nhà nước.

10. Về Kiểm toán viên nhà nước


Kiểm toán viên nhà nước là chức danh của người trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm toán. Cơ quan Kiểm
toán Nhà nước thực thi nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước. Vì vậy, lực
lượng Kiểm toán viên nhà nước mạnh hay yếu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động, hiệu
lực và hiệu quả cũng như uy tín của Kiểm toán Nhà nước. Việc quy định cụ thể vị trí, vai trò, tiêu chuẩn, chế
độ, trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước là rất cần thiết, nhằm tạo sự thống nhất trong việc lựa chọn,
đào tạo và phân công nhiệm vụ cho Kiểm toán viên.

Theo quy định tại Điều 27 của Luật kiểm toán nhà nước: "Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước
được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước".

Về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước: theo quy định tại Điều 29 Luật kiểm toán nhà nước
thìKiểm toán viên nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây: "Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm
khiết, trung thực, khách quan; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm
toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt
động kiểm toán; đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc
có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ ba năm trở lên; đã tốt nghiệp chương trình
bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ".

Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm (Điều 30):


- Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm
toán về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và
kiến nghị về những nội dung đã kiểm tra trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán
thích hợp.
- Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ
kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác
nhận, kết luận và kiến nghị của mình.
- Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi sổ nhật ký kiểm toán và các tài liệu làm việc khác của Kiểm toán
viên theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
- Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải xuất trình và đeo thẻ Kiểm toán viên nhà
nước.
- Thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề
nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước,
bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
- Khai báo kịp thời và đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định
tại Điều 31 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà
nước.
- Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Để bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan của hoạt động kiểm toán, Luật đã quy định những trường
hợp kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện kiểm toán tại Điều 31 như sau:
- Góp vốn, mua cổ phần hoặc có quan hệ khác về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.
- Đơn vị được kiểm toán mà mình đã làm lãnh đạo, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán trong thời hạn ít
nhất là năm năm kể từ khi chuyển công tác.
- Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh,
chị, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.

11. Về hoạt động kiểm toán


Hoạt động kiểm toán là một trong những nội dung quan trọng của Luật kiểm toán nhà nước. Do vậy, Luật
kiểm toán nhà nước đã dành một chương riêng (Chương IV) gồm 7 mục với 29 điều quy định về hoạt động
kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Các quy định của Chương này được quy định khá chi tiết và đầy đủ về
các loại hình kiểm toán và nội dung của từng loại hình đó; quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục và quy
trình tiến hành một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Hoạt động kiểm toán được xây dựng theo
trình tự thủ tục tố tụng, bảo đảm chặt chẽ, cụ thể là: quy định về Quyết định kiểm toán (Điều 35); loại hình
kiểm toán và nội dung của từng loại hình kiểm toán như Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và
kiểm toán hoạt động (Từ Điều 36 đến Điều 40); thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán (Điều 41, Điều 42);
thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán, thành phần Đoàn kiểm toán; quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán và các thành viên khác của đoàn kiểm
toán (từ Điều 43 đến Điều 49); quy trình kiểm toán, quy định cụ thể các bước thực hiện một cuộc kiểm toán,
nội dung công việc cần thực hiện trong từng bước và yêu cầu về thời hạn của từng khâu trong quy trình lập
và phát hành báo cáo kiểm toán (từ Điều 50 đến Điều 57); công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện
kết luận, kiến nghị kiểm toán; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và hồ sơ kiểm toán (từ
Điều 58 đến Điều 62).
Ngoài ra, Quốc hội cũng giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc kiểm toán đối với một số hoạt
động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh (Điều 75).

12. Về quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán


Luật kiểm toán nhà nước cũng đã dành một chương riêng (Chương V) quy định về quyền và nghĩa vụ của
đơn vị được kiểm toán. Việc các đơn vị được kiểm toán nhận thức được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
mình là một trong những điều kiện giúp cho hoạt động kiểm toán nhà nước đạt được hiệu quả cao; đồng
thời, tạo tác động tích cực đối với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.
Theo quy định tại Điều 64 Luật kiểm toán nhà nước thì đơn vị được kiểm toán có các quyền:
- Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm
toán viên nhà nước.
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên
Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho thấy thành viên đó không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
- Thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét
thấy chưa phù hợp.
- Khiếu nại với Tổng Kiểm toán Nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán
và thành viên khác của Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi
đó là trái pháp luật; kiến nghị với Tổng Kiểm toán Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đánh
giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến
nghị đó là trái pháp luật.
- Yêu cầu Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước bồi thường thiệt hại nếu có hành vi vi phạm pháp
luật gây thiệt hại về kinh tế cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đơn vị được kiểm toán phải thực hiện các nghĩa vụ (Điều 65):
- Chấp hành quyết định kiểm toán.
- Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo
tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán Nhà nước theo yêu cầu.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của
Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,
trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu.
- Người đứng đầu đơn vị được kiểm toán phải ký biên bản kiểm toán.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về các sai phạm trong báo cáo tài
chính và sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt
động theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận,
kiến nghị đó cho Kiểm toán Nhà nước.

13. Về giám sát hoạt động kiểm toán


Điều 72 của Luật quy định: "Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội,
Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm
giám sát hoạt động và việcsử dụng kinh phí của Kiểm toán Nhà nước. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành
lập Uỷ ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra về kết quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước". Đây là vấn đề
có tính nguyên tắc bởi vì Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có vị thế cao, quyền hạn lớn, thì cùng với những
quy định nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước, cần phải có cơ chế giám sát rõ ràng, chặt chẽ đối
với hoạt động của Kiểm toán Nhà nước theo đúng pháp luật.

14. Về giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo


Luật kiểm toán nhà nước quy định "Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của đơn
vị được kiểm toán về báo cáo kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước phải xem xét, giải quyết; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến
nghị. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo" (Điều 74).

V. TỔ CHỨC THI HÀNH


Để làm tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu Luật Kiểm toán Nhà nước đến các đối tượng có liên quan,
trước mắt cần tập trung vào một số công việc sau:
- Tổ chức các lớp tập huấn về Luật Kiểm toán Nhà nước đến các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước và các đối tượng khác có liên quan.
- Phổ biến, tuyên truyền các chuyên đề về Luật Kiểm toán Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại
chúng và các hình thức khác phù hợp với quy định hiện hành.

Luật kiểm toán nhà nước là luật chi tiết không phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành, vì vậy có thể thực
hiện được ngay. Một số nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy, chế độ công tác trong nội bộ Kiểm toán
Nhà nước, Luật giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể. Kiểm
toán Nhà nước đang tiến hành soạn thảo trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định
về: Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; tiêu chuẩn Tổng Kiểm toán Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn
và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch Kiểm toán viên nhà nước; quy trình xây dựng và ban hành chuẩn mực
kiểm toán nhà nước; kiểm toán đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; chế độ tiền
lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước và chế độ ưu tiên đối với Kiểm
toán viên nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành theo thẩm quyền: Hệ thống chuẩn mực kiểm toán
nhà nước; chế độ thi, cấp chứng chỉ, thẻ Kiểm toán viên nhà nước; quy định cụ thể về quy trình kiểm toán
và hồ sơ kiểm toán; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc Kiểm toán
Nhà nước…

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU


LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được ban hành ngày 20 tháng 8 năm 1998 (sau đây gọi
là Pháp lệnh năm 1998) đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho các cơ quan Nhà nước thống nhất thực hiện một
quy trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, thúc đẩy các quan hệ đối ngoại
của nước ta phát triển mạnh mẽ, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời góp
phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Kể từ thời điểm ban hành Pháp lệnh năm 1998 đến nay, nước ta đã ký kết, gia nhập hơn 700 điều ước
quốc tế (chưa kể điều ước quốc tế được ký với danh nghĩa bộ, ngành). Chỉ tính riêng 10 năm gần đây, số
lượng điều ước quốc tế của Việt Nam ký kết đã bằng số lượng của gần 50 năm trước đó. Trong tiến trình
hội nhập, điều ước quốc tế thực sự trở thành một công cụ pháp lý quan trọng của Nhà nước nhằm thiết lập
và thúc đẩy các quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, văn hoá, y tế,
giáo dục, xã hội… Bên cạnh đó, công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế còn đóng vai trò tích cực đối
với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được sau gần 07 năm thực hiện Pháp lệnh năm 1998, thực tế đã
phát sinh nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi phải tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định hiện
hành của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, phải nâng hình thức văn bản điều chỉnh việc ký
kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế từ Pháp lệnh thành Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế,
cụ thể:

Một là, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã bổ sung thêm một số điều khoản làm thay đổi thẩm quyền về việc
ký kết, gia nhập điều ước quốc tế của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ được quy định trong Pháp
lệnh năm 1998.
Thực tiễn ký kết, gia nhập điều ước quốc tế trong thời gian qua cũng cho thấy, các quy định của Hiến pháp
dần dần đã được áp dụng thay cho một số quy định của Pháp lệnh năm 1998 liên quan đến những vấn đề
về thẩm quyền quyết định ký kết, gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy, một phần nội dung của Pháp lệnh
năm 1998 đã không còn phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp.
Hơn nữa, các quy định về thẩm quyền, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ
liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế quy định tại Pháp lệnh, xét về mức độ
tương thích với một số văn bản quy phạm pháp luật khác do Quốc hội ban hành, nếu tiếp tục thể hiện dưới
hình thức pháp lệnh là chưa thật phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách lập pháp hiện nay ở nước ta.

Hai là, một số quy định liên quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, mặc dù đã được
quy định phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng từ nhiều năm nay, nhưng vẫn
chưa được ghi nhận thành một nguyên tắc trong pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ví dụ
như quy định: “trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác với quy định tương ứng của
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế đó”.

Ba là, việc trong năm 2001 Nhà nước ta gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước, đã đặt ra yêu
cầu đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định của pháp luật hiện hành về ký kết và thực hiện điều
ước quốc tế với nội dung của Công ước Viên năm 1969. Đặc biệt, một số quy định trong Công ước Viên
năm 1969 liên quan đến cam kết quốc tế của Việt Nam như quy định tại Điều 27 của Công ước với nội
dung: “Thành viên của một điều ước quốc tế không thể viện dẫn những quy định của pháp luật quốc gia để
biện minh cho việc không thi hành điều ước quốc tế đó”, cũng chưa được thể hiện trong văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam.

Bốn là, quy định của pháp luật hiện hành về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế còn thiếu, chưa
cụ thể và chưa đồng bộ. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về ký kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế cũng cho thấy, nhiều quan hệ pháp lý phát sinh giữa các cơ quan Nhà nước liên
quan đến việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế còn thiếu hoặc chưa được điều chỉnh một
cách đồng bộ trong pháp luật hiện hành về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế như quy định về
thẩm quyền, thủ tục, trình tự uỷ quyền, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, thẩm định, giải thích điều ước
quốc tế, sửa đổi, bổ sung, bảo lưu. Từ đó, thường dẫn đến việc các cơ quan Nhà nước vận dụng các quy
định của pháp luật hiện hành một cách tuỳ tiện và thiếu thống nhất.

Năm là, một số quy định hiện hành của pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế trong quá trình áp
dụng đã cho thấy là không còn phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam
về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Những quy định này cần được sửa đổi hoặc bãi bỏ như
vấn đề phân loại điều ước quốc tế, trong đó có điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa bộ, ngành hoặc
danh nghĩa của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là cấp bộ,
ngành).
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc xây dựng và ban hành Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là
rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần từng bước hoàn thiện quy trình ký kết và thực hiện
điều ước quốc tế của nhà nước ta, thể hiện nhận thức và đánh giá đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta về vị trí,
vai trò quan trọng của điều ước quốc tế – công cụ hữu hiệu nhằm thiết lập, thúc đẩy các quan hệ quốc tế
của Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực.

Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Khóa XI, kỳ họp thứ 7)
đã thông qua Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Việc xây dựng Luật điều ước quốc tế được thực hiện theo các quan điểm chỉ đạo sau:

Một là, Luật điều ước quốc tế phải thể chế hoá được đường lối, chủ trương của Đảng, mục tiêu, chính
sách của Nhà nước về đối ngoại theo phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế. Các quy định của Luật phải cụ thể hoá được những nguyên tắc ký kết, gia
nhập và thực hiện điều ước quốc tế là phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc
biệt là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Hai là, Luật điều ước quốc tế phải cụ thể hoá được nguyên tắc điều ước quốc tế được ký kết, gia nhập và
thực hiện phải phù hợp với Hiến pháp. Trên cơ sở đó, cụ thể hoá một cách đầy đủ các nguyên tắc về ký kết,
gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được quy định tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) nhằm tiếp tục
hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo đảm cho các cơ quan Nhà nước thực hiện một cách thống nhất các yêu cầu
trong việc đề xuất đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác với các nước trên thế giới, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đặc biệt là hội
nhập kinh tế quốc tế.

Ba là, Luật điều ước quốc tế cần được xây dựng trên cơ sở tiếp tục tiếp thu, kế thừa các nội dung vẫn còn
có giá trị về thực tiễn cũng như lý luận của Pháp lệnh năm 1998 và nội dung liên quan đến điều ước quốc tế
trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, tiếp tục bổ sung, sửa đổi bằng những nội
dung mới phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Bốn là, Luật điều ước quốc tế phải có các quy định cụ thể, thống nhất bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tiếp
tục nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tham gia vào việc
ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt Nam, tham gia vào đời sống pháp lý của cộng đồng
quốc tế, bảo vệ được quyền và lợi ích của Việt Nam, bảo đảm khi Luật được ban hành có thể thực hiện
được ngay, hạn chế việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Năm là, Luật điều ước quốc tế cũng phải pháp điển hoá được cam kết quốc tế từ Công ước Viên năm 1969
về Luật điều ước mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm tính thống nhất của các quy định trong Luật với nội
dung các cam kết của Công ước, đặc biệt nguyên tắc: điều ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc các thành
viên và phải được các thành viên tự nguyện thi hành với thiện chí và trên cơ sở đó Công ước sẽ được triển
khai thực hiện một cách có hiệu quả tại Việt Nam.

Sáu là, Luật phải gắn kết việc ký kết, gia nhập với việc thực hiện điều ước quốc tế, gắn kết được kế hoạch
ký kết và thực hiện điều ước quốc tế với chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội,
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để đảm bảo điều ước quốc tế có hiệu lực với Việt Nam được thực hiện có hiệu
quả. Thiết lập cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan xây dựng kế hoạch ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế hàng năm, dài hạn, tổ chức thực hiện, rà soát, tổng rà soát, giám sát việc thực hiện điều
ước quốc tế.

III. CƠ CẤU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT KÝ KẾT, GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC
TẾ

A. CƠ CẤU CỦA LUẬT.

Luật điều ước quốc tế gồm 9 Chương với 107 điều, cụ thể như sau:
- Chương I: Những quy định chung, gồm 8 điều, từ Điều 1 đến Điều 8.
- Chương II: Ký kết điều ước quốc tế, gồm 6 mục với 40 điều, từ Điều 9 đến Điều 48.
- Chương III: Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên, gồm 5 điều, từ Điều 49 đến Điều 53.
- Chương IV: Bảo lưu điều ước quốc tế nhiều bên, gồm 7 điều, từ Điều 54 đến Điều 60.
- Chương V: Hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế gồm 4 điều, từ Điều 61
đến Điều 64
- Chương VI: Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký điều ước quốc tế, gồm 6 điều, từ Điều 65 đến
Điều 70.
- Chương VII: Thực hiện điều ước quốc tế, gồm 4 mục với 26 điều, từ Điều 71 đến Điều 96.
- Chương VIII. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế, gồm 8 điều, từ Điều 97 đến Điều 104.
- Chương IX . Điều khoản thi hành, gồm 3 điều, từ Điều 105 đến Điều 107.

B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT.

Chương I: Những quy định chung.


Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế; quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; mối quan hệ giữa
điều ước quốc tế và pháp luật trong nước; các loại các điều ước quốc tế; chấp nhận sự ràng buộc của điều
ước quốc tế.

So với Pháp lệnh năm 1998, Chương I có thêm một số nội dung mới có tính nguyên tắc:
1. Luật quy định chỉ áp dụng đối với hai loại điều ước quốc tế được ký kết, gia nhập nhân danh Nhà nước
và nhân danh Chính phủ (Điều 1). Thoả thuận quốc tế được ký kết nhân danh bộ, ngành không được điều
chỉnh tại Luật này. Các thoả thuận quốc tế này sẽ được điều chỉnh bằng các bản quy phạm pháp luật mới
tương ứng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của Chính phủ ( cụ thể là Pháp lệnh ký kết và thực hiện thoả
thuận quốc tế).

2. Sửa đổi nội dung giải thích một số thuật ngữ trong Pháp lệnh năm 1998 cho phù hợp với Công ước Viên
năm 1969 về Luật điều ước và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi): điều ước quốc tế, ký kết, phê chuẩn, phê
duyệt, gia nhập, bảo lưu, chấm dứt hiệu lực, huỷ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế, đồng
thời giải thích thêm một số thuật ngữ mới: trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế, điều ước quốc tế
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bên ký kết nước ngoài, tổ chức quốc tế cho
phù hợp với nội dung liên quan ( được quy định mới trong Điều 2 của Luật).

3. Bổ sung thêm và ghép các nguyên tắc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế vào một điều (Điều
3), gồm 5 nguyên tắc chính sau:
- Phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế ( Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lónh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, khụng can thiệp vào cụng việc nội bộ của
nhau, bỡnh đẳng, cựng cú lợi và những nguyờn tắc cơ bản khỏc của phỏp luật quốc tế);
- Phải phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế có điều khoản trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội phải được trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi được ký hoặc gia nhập;
- Điều ước cấp Chính phủ phải phù hợp với điều ước cấp Nhà nước;
- Điều ước quốc tế có hiệu lực phải được nghiêm chỉnh thực hiện.

4. Quy định mới về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Trên thực tế, quan hệ này đã được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam từ hàng
chục năm qua. Hầu hết trong các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định được ban hành đều nêu rõ: nếu quy
định trong các văn bản này khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập
thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó. Đây là một nguyên tắc quan trọng được thừa nhận trong
hệ thống pháp luật hiện hành và do đó, nó được đưa vào Luật như là một nguyên tắc chung và không cần
thiết phải được nhắc lại trong từng văn bản quy phạm pháp luật (Điều 6 Khoản 1).

Khoản 2 Điều 6 của Luật còn khẳng định việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không
làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viờn cú quy
định về cựng một vấn đề.

Ngoài ra, Luật còn quy định điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam có thể áp dụng trực tiếp toàn bộ
hoặc một phần theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại quyết định về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt
hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Trong trường hợp không thể áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều
ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc ký, phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bói bỏ hoặc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó(Điều 6 Khoản 3).

5. Quy định mới về những hành vi pháp lý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với Việt Nam
(Điều 8).
Chỉ thông qua các hành vi pháp lý cụ thể của mình như : ký kết; gia nhập; phê duyệt; phê chuẩn điều ước
quốc tế; trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế; thực hiện các hành vi khác theo thoả thuận với bên
ký kết nước ngoài thì Việt Nam mới bị ràng buộc của điều ước quốc tế đó. Nghĩa là chỉ khi đó, điều ước
quốc tế mới có hiệu lực đối với Việt Nam, khi đó Việt Nam mới có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình với tư cách chủ thể được quy định trong điều ước quốc tế.

Chương II: Ký kết điều ước quốc tế.


Chương này quy định về trách nhiệm đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế; thẩm quyền, nội dung quyết
định, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình đàm phán, ký điều ước quốc tế; ngôn ngữ, hình thức điều ước quốc tế;
thẩm định điều ước quốc tế; các trường hợp cần và không cần uỷ quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế và
tham dự hội nghị quốc tế và thủ tục uỷ quyền; xác thực văn bản điều ước quốc tế; ký chính thức điều ước
quốc tế ở trong nước và ở nước ngoài; trách nhiệm gửi văn bản sau khi ký; phê chuẩn, phê duyệt; thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế; các thủ tục đối ngoại về phê
chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế.

So với Pháp lệnh năm 1998, Chương này có bổ sung nhiều quy định mới làm rõ hơn các quy định của
Pháp lệnh năm 1998 cũng như kết cấu lại nội dung và hình thức các điều cho gắn kết với nhau hơn và tạo
thành hệ thống các quy định theo thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình về việc ký, phê
chuẩn, phê duyệt và chia thành các mục riêng trong Chương. Đặc biệt, cũng tại chương này, Luật dành hẳn
một mục quy định về việc thẩm định điều ước quốc tế, trong đó chỉ rõ nguyên tắc: điều ước quốc tế phải
được thẩm định trước khi trình Chính phủ về việc đàm phán, ký và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định
điều ước quốc tế; phạm vi, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thẩm định điều ước quốc tế cũng như các qui định
cụ thể về hồ sơ đề nghị thẩm định.

Luật cũng bổ sung thêm trường hợp trình Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế phải được thẩm tra về
tính hợp hiến, sự cần thiết phải phê chuẩn, mức độ trái với quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành; yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành
văn bản quy phạm phap luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội để thực hiện điều ước quốc tế;
khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế, việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất
phê chuẩn điều ước quốc tế.

Chương III: Gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên.


Chương này quy định về trách nhiệm đề xuất; thẩm quyền, nội dung quyết định gia nhập điều ước quốc tế
nhiều bên; trình tự, thủ tục trình, quyết định gia nhập; hồ sơ trình về việc gia nhập; thông báo về việc gia
nhập điều ước quốc tế nhiều bên (thông báo đối ngoại, thông báo về hiệu lực cho các cơ quan trong nước).

So với Pháp lệnh năm 1998 thì đây là Chương mới được xây dựng trên tinh thần cụ thể hoá Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi), theo đó gia nhập điều ước quốc tế là một hành vi pháp lý riêng biệt, làm phát sinh sự ràng
buộc của điều ước quốc tế đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương này gồm các quy
định chi tiết về thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình về việc gia nhập các điều ước quốc tế
nhiều bên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và yêu cầu tham gia các thể chế kinh tế, tài chính đa phương
thông qua việc gia nhập các điều ước quốc tế nhiều bên.
Tại chương này Luật cũng bổ sung thêm việc phải trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong
trường hợp đề xuất gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên có điều khoản trái hoặc chưa được qui định trong
các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ( Điều 51); quy định rõ hơn
thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình Quốc hội quyết định gia nhập điều ước quốc tếnhiều bên theo đề
nghị của Chủ tịch nước.

Chương IV: Bảo lưu điều ước quốc tế nhiều bên.


Đây là một chương mới được xây dựng trên cơ sở một số quy định nguyên tắc của Pháp lệnh năm 1998.
So với Pháp lệnh năm 1998, Chương này quy định mới về chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu do bên ký kết
nước ngoài đưa ra; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục, hồ sơ trình về bảo lưu, chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu, rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích của Việt Nam khi ký kết
hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với trường hợp Việt Nam quyết
định gia nhập một điều ước quốc tế nhưng không tham gia quá trình soạn thảo nội dung điều ước đó.

Chương V: Hiệu lực, áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế.
Chương này cũng được xây dựng mới so với Pháp lệnh năm 1998, quy định về hiệu lực của điều ước quốc
tế; áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần, chấm dứt áp dụng tạm thời toàn bộ hoặc một phần điều ước
quốc tế và thông báo đối ngoại, thông báo cho cơ quan trong nước về việc này.

Chương VI: Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng ký điều ước quốc tế .
Chương này quy định về lưu chiểu, chức năng lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố và đăng ký điều ước
quốc tế. So với Pháp lệnh năm 1998, Chương này bổ sung thêm quy định về việc Việt Nam thực hiện chức
năng lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.

Chương VII: Thực hiện điều ước quốc tế.


Chương này quy định về thẩm quyền phê duyệt trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện
điều ước quốc tế; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục và hồ sơ trình, thông báo về việc giải thích điều
ước quốc tế; sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế; chấm dứt hiệu lực, huỷ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ
thực hiện điều ước quốc tế.

Theo cách hiểu và thể hiện mới của Luật thì thực hiện điều ước quốc tế không chỉ là những gì liên quan
trực tiếp đến việc thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết, gia nhập theo nghĩa truyền thống của Pháp
lệnh năm 1998. Thực hiện điều ước quốc tế phải được xem xét như là một quá trình, trong đó có thể phát
sinh những vấn đề cần thiết cần phải điều chỉnh trong một tổng thể thống nhất có liên quan chặt chẽ với
nhau với phương châm một mặt bảo đảm thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam, mặt khác bảo đảm các
quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam không bị vi phạm.

Ngoài ra, vấn đề xây dựng kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế phải luôn gắn liền với việc tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế, gắn với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện điều ước
quốc tế như giải thích điều ước quốc tế, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
do vi phạm của bên ký kết nước ngoài… Do đó, Luật hình thành Chương thực hiện điều ước quốc tế gồm 4
mục sau:

Mục 1 - Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế với 3 điều ( từ Điều 71 đến Điều 73);
Mục 2 - Giải thích điều ước quốc tế với 6 điều ( Từ Điều 74 đến Điều 79;
Mục 3 - Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế với 5 điều( Từ Điều 80 đến Điều 84);
Mục 4 - Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước
quốc tế với 12 điều ( Từ Điều 85 đến Điều 96);

Quy định như vậy nhằm tạo thuận lợi về mặt pháp lý bảo đảm cho các cơ quan có thẩm quyền tăng cường
hơn nữa công tác quản lý về điều ước quốc tế, theo dõi, giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế, sơ kết,
tổng kết, đánh giá và định kỳ báo cáo việc thực hiện các điều ước quốc tế lên Chủ tịch nước và Thủ tướng
Chính phủ, đồng thời giao Bộ Ngoại giao là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác
này.

Chương VIII. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực
hiện điều ước quốc tế.
Chương này quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, của
cơ quan đề xuất trong công tác ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; trách nhiệm giám sát; phạm
vi, chương trình giám sát; các hoạt động giám sát; thẩm quyền xem xét kết quả giám sát của Quốc hội, Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc
hội đối với hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân chịu sự giám sát.

So với Pháp lệnh năm 1998 Chương này cũng có thêm quy định về việc xác định trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát như: Trả lời chất vấn ( Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chớnh phủ, Bộ trưởng và cỏc thành viờn khỏc của Chớnh phủ, Chỏnh ỏn Tũa ỏn nhõn dõn tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sỏt nhõn dõn tối cao); ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện điều ước quốc tế ( Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chớnh phủ, Thủ tướng Chớnh phủ, Toà ỏn nhõn dõn tối cao, Viện kiểm sỏt nhõn dõn
tối cao); Ra quyết định hoặc trỡnh Chủ tịch nước quyết định về việc sửa đổi, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút
khỏi, tạm đỡnh chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế cú dấu hiệu trỏi với Hiến phỏp
( Chính phủ); áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm điều ước quốc tế; sửa đổi, bổ
sung, đỡnh chỉ việc thi hành, bói bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều
ước quốc tế; xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt
động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế v.v… ( các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền);

Chương IX . Điều khoản thi hành.


Chương này quy định kinh phí cho việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Điều khoản chuyển
tiếp và hiệu lực thi hành của Luật. Kinh phí ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà
nước, nhân danh Chính phủ được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài trợ khác.

Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được xây dựng trên tinh thần đổi mới cách thức xây
dựng luật, pháp lệnh, không có lời mở đầu; không có chương Tổ chức thực hiện như các luật được xây
dựng trước đây. Nội dung quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được xây
dựng thành 2 điều ( Điều 4 và Điều 5) và được ghép vào Chương I. Những nội dung đã được quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác như : khen thưởng, kỷ luật, thanh tra không đưa
vào Luật này.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm, 2006. Khi Luật có hiệu lực thi hành, Pháp lệnh về ký kết
và thực hiện điều ước quốc tế được ban hành ngày 20 tháng 8 năm 1998 hết hiệu lực. Quốc hội giao Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA


LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ
LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I. Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật thuế giá trị gia tăng

Qua gần 2 năm thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng (2 luật này đã được Quốc
hội khoá XI sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 3, tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2004), nhìn chung những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị
gia tăng về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế nên đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và định hướng tiêu dùng.

Mặc dù tại Điều 29 Luật thuế giá trị gia tăng và Điều 27 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã quy định: Trong
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác với Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia
tăng được thực hiện theo những quy định tại điều ước quốc tế đó. Nội dung này đã thể hiện cam kết thực
hiện các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là không phân biệt đối xử khi Việt Nam gia
nhập WTO. Tuy nhiên, để tranh thủ khoảng thời gian khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, luật hiện hành vẫn
quy định thuế suất khác nhau giữa một số mặt hàng nhập khẩu và mặt hàng sản xuất trong nước gồm: ô
tô, bia, thuốc lá điếu, bông, sản phẩm nông hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ
qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra.

Căn cứ tình hình thực tế của nền kinh tế cũng như yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ gia nhập WTO, việc
Chính phủ trình Quốc hội sửa một số điểm trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng nhằm bảo đảm phù hợp giữa
nội Luật với nguyên tắc của WTO là cần thiết. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị
gia tăng và ngày 09/12/2005, Chủ tịch nước đã ký lệnh số 25/2005/L/CTN công bố Luật.

II. Quan điểm chỉ đạo xây dựng luật

Việc sửa đổi, bổ sung lần này ngoài việc phải bảo đảm không còn phân biệt đối xử về thuế giữa hàng sản
xuất trong nước và hàng nhập khẩu, còn phải bảo đảm không làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh
và môi trường đầu tư trong nước, không ảnh hưởng lớn đến số thu của ngân sách nhà nước.

III. Nội dung chủ yếu của Luật

1. Khái quát chung

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 20/5/1998 đã được sửa đổi, bổ
sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 17/6/2003 (sau đây gọi là
luật năm 1998) và Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/5/1997 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế gia trị gia tăng ngày 17/6/2003 (sau đây gọi là luật năm 1997). Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng là Luật tiên phong áp
dụng “phương pháp” một luật sửa nhiều luật. Với những nội dung được sửa đổi, bổ sung chỉ liên quan đến
thuế suất của 3 loại hàng hoá cần quy định cho phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, việc sử
dụng phương pháp này đã khắc phục được những mặt hạn chế của việc sửa tuần tự từng luật cụ thể, rút
ngắn được thời gian soạn thảo và trình ký ban hành, giảm thiểu sự chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản
luật khi có sự sửa đổi, bổ sung. Với “phương pháp” này, có thể dùng để thay thế hoàn toàn cách sửa từng
luật một như hiện nay khi những vấn đề hay nội dung cần sửa đổi, bổ sung có tính chất giống nhau hoặc có
tính liên ngành.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng gồm 4 điều, cụ
thể như sau:

- Điều 1, quy định những nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (Khoản 6
Điều 6 quy định về giá tính thuế; Điều 7 quy định về thuế suất và Điều 16 quy định về những trường hợp
được xét giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt).
- Điều 2, quy định những nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (Khoản 1
Điều 4 quy định về đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng; Điều 8 quy định về thuế suất).
- Điều 3 và Điều 4, quy định về hiệu lực thi hành của luật (từ ngày 01/1/2006) và quy định trách nhiệm của
Chính phủ trong việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.

2. Về những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

2.1. Giá tính thuế


Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia
tăng quy định về sửa khoản 6, Điều 6 Luật năm 1998 như sau:

"1. Khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:


Điều 6. Giá tính thuế
...
6. Đối với rượu, bia, kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh gôn, giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt do Chính phủ quy định cụ thể.
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm mà cơ sở
kinh doanh được hưởng.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để
xác định giá tính thuế.”

Về giá của hàng hoá, dịch vụ để tính thuế tiêu thụ đặc biệt, tại Khoản 6 Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 1998 quy định: “Đối với rượu, bia sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-
pót, kinh doanh gôn, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt do Chính phủ quy định cụ thể.”Quy định này là có sự
phân biệt đối xử đối với rượu, bia nhập khẩu với rượu, bia được sản xuất trong nước khi trao quyền cho
Chính phủ quy định cụ thể giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với riêng mặt hàng là rượu, bia được sản xuất
trong nước. Để thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế gia trị gia tăng đã bỏ cụm từ “sản xuất trong nước”.

2.2. Thuế suất

Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia
tăng quy định như sau:

“2. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:


Điều 7. Thuế suất
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
sau đây:

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT


STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)

I- Hàng hoá

1. Thuốc lá điếu, xì gà

a) Xì gà 65

b) Thuốc lá điếu

- Năm 2006-2007 55

- Từ năm 2008 65

2. Rượu

a) Rượu từ 40 độ trở lên 65

b) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ 30

c) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc 20

3. Bia

a) Bia chai, bia hộp 75

b) Bia hơi, bia tươi

- Năm 2006-2007 30

- Từ năm 2008 40

4. Ô tô

a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 50

b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30

c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 15

5. Xăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp và các chế
phẩm khác dùng để pha chế xăng 10

6. Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 15

7. Bài lá 40

8. Vàng mã, hàng mã 70

II - Dịch vụ

1. Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê 30

2. Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót 25


3. Kinh doanh giải trí có đặt cược 25

4. Kinh doanh gôn: bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 10

5. Kinh doanh xổ số 15

Theo quy định trên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật thuế giá trị gia
tăng đã sửa các quy định về thuế suất đối với một số mặt hàng còn có sự phân biệt đối xử giữa hàng sản
xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Việc sửa đổi này ngoài việc xoá bỏ sự phân biệt trên còn là sự bảo
đảm cho Việt Nam gia nhập WTO. Thuế suất các nhóm hàng được sửa đổi gồm: thuốc lá, ô tô, rượu, bia
hơi và bia tươi, bông sơ chế, cụ thể như sau:

a. Đối với mặt hàng thuốc lá điếu: Luật năm 1998 quy định 3 mức thuế suất khác nhau đối với thuốc lá:
65% đối với thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu; 45% đối với thuốc lá
điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước; 25% đối với thuốc lá không đầu
lọc. Quy định này đã tạo sự phân biệt về thuế suất đối với thuốc lá sản xuất bằng nguyên liệu trong nước
hay nguyên liệu nhập khẩu, vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Để khắc phục nhược điểm này,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định
mức thuế suất thống nhất đối với các loại thuốc lá và được thực hiện theo lộ trình là: từ năm 2006-2007
mức thuế suất là 55%; từ năm 2008 mức thuế suất là 65%.

Việc thống nhất một mức thuế suất và nâng dần theo lộ trình 2 bước như trên, một mặt nhằm hạn chế tiêu
dùng thuốc lá là mặt hàng không có lợi cho sức khoẻ, mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản
xuất thuốc lá từ nguyên liệu trong nước có thời gian sắp xếp, chuyển đổi sản xuất nhằm hạn chế tới mức
thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của hơn 200.000 người trồng thuốc lá cũng như người lao động
trong các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá từ nguyên liệu trong nước.

b. Đối với mặt hàng ô tô: Luật năm 1998 quy định thuế suất đối với 3 loại xe ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống,
từ 6 đến 15 chỗ ngồi, từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi thứ tự như sau:

- Đối với ô tô nhập khẩu: 80%, 50%, 25%;

- Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thuế suất tăng dần theo lịch trình:
+ Năm 2004, thuế suất 24%, 15% và 7,5%;
+ Năm 2005, thuế suất 40%, 25% và 12,5%;
+ Năm 2006, thuế suất 56%, 35% và 17,5%;
+ Năm 2007 nộp theo thuế suất 80%, 50%, 25% như ô tô nhập khẩu.

Căn cứ vào tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và tình hình sản xuất ô tô trong nước, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã sửa quy định trên, theo đó
quy định thống nhất một mức thuế suất là:

- Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống: 50%

- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi: 30%

- Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi: 15%

Mức thuế suất này một mặt xoá bỏ sự phân biệt đối xử về thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước với
ô tô nhập khẩu; mặt khác cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô trong nước vì thuế suất mới
thấp hơn so với thuế suất được quy định trong luật năm 1998 (theo lộ trình tăng thuế suất, trong năm 2006
thuế suất đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là 56%; 35%; 17,5%). Ngoài ra, với mức thuế suất nêu
trên, ô tô sản xuất trong nước tuy có chịu mức thuế suất cao hơn năm 2005 (tăng 10%, 5% và 2,5%) nhưng
sẽ tạo được áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước không thể điều chỉnh tăng giá tương
ứng vì phải tính đến yếu tố cạnh tranh với ô tô nhập khẩu, ô tô nhập khẩu sẽ giảm giá do giảm thuế suất
khá nhiều (giảm 30%, 20%, 10%).

c. Đối với mặt hàng bia hơi, bia tươi: Luật năm 1998 quy định 2 mức thuế suất khác nhau đối với bia hơi
và bia tươi, cụ thể bia hơi là 30%, bia tươi là 75%. Trong quá trình đàm phán các nước đều cho rằng 2 loại
bia này giống nhau, trong khi bia hơi được sản xuất hoàn toàn trong nước thì một số lượng bia tươi hiện
được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, việc quy định thuế suất khác nhau giữa bia hơi và bia tươi là có sự
phân biệt đối xử giữa bia trong nước và bia nhập khẩu.

Để phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định một mức thuế suất thống nhất cho cả bia hơi, bia tươi
và được thực hiện theo lịch trình cụ thể như sau: Năm 2006-2007 thuế suất 30%; Từ năm 2008 thuế suất
40%. Với mức thuế suất này, ngoài việc đảm bảo thực hiện được nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO vẫn
giữ được sự ổn định của các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước và có thêm thời gian để sắp xếp sản
xuất nâng cao chất lượng đủ sức để cạnh tranh trên thị trường.

d. Đối với mặt hàng rượu: Luật năm 1998 quy định rượu có nồng độ cồn từ 40 độ trở lên thuộc nhóm thuế
suất 75%; rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ thuộc nhóm thuế suất 30%; rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả thuộc
nhóm thuế suất 20%; rượu thuốc 15%. Quy định này trong thực tế thể hiện là có sự phân biệt đối xử vì các
loại rượu có nồng độ cồn từ 20 độ đến dưới 40 độ được sản xuất ở trong nước là chủ yếu, đang áp dụng
thuế suất thấp 30%. Trong khi đó rượu mạnh từ 40 độ trở lên chủ yếu là nhập khẩu, thuộc diện áp dụng
thuế suất cao 75%; Mặt khác, khoảng cách chênh lệch giữa mức thuế suất tối đa và tối thiểu là quá lớn (5
lần), dễ xảy ra gian lận thương mại không phù hợp với các quy tắc của WTO. Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã sửa đổi thuế suất đối với mặt hàng này
theo nguyên tắc giảm thuế suất tối đa xuống còn 65% và nâng thuế suất tối thiểu lên 20% để đảm bảo vừa
thu hẹp chênh lệch giữa các mức thuế suất, vừa giảm chênh lệch giữa mức thuế suất tối đa và tối thiểu
xuống còn hơn 3 lần. Cụ thể thuế suất đối với mặt hàng rượu được quy định là:

- Rượu từ 40 độ trở lên: 65%


- Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ: 30%
- Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc: 20%.

2. Về những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT

2.1. Đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế
biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường

Về quy định này, tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế gia trị gia tăng năm
2003 quy định sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến
hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra là đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó các sản phẩm tương tự ở khâu nhập khẩu vẫn chịu thuế giá trị gia
tăng. Quy định này nhằm khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm của nông dân, ngư dân tự sản xuất đánh bắt
bán ra, nhưng lại có sự phân biệt đối xử giữa sản phẩm nông, hải sản chưa qua chế biến với các sản phẩm
tương tự ở khâu nhập khẩu. Để phù hợp nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã bổ sung sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
ở khâu nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế. Trên cơ sở đó, Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng quy định như sau:
"1. Khoản 1 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 4. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng
Hàng hoá, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc mới sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất, trực tiếp đánh bắt bán ra
và ở khâu nhập khẩu."

Việc sửa đổi như trên không có nghĩa là bỏ không thu thuế đối với hàng nông, hải sản nhập khẩu, mà chỉ áp
dụng không thu thuế hàng nông, hải sản ở khâu nhập khẩu. Ở các khâu sản xuất kinh doanh tiếp theo,
nhóm mặt hàng này vẫn thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.

2.2. Đối với mặt hàng bông sơ chế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003 quy định thuế suất đối với bông
sơ chế từ bông trồng trong nước là 5%, bông sơ chế nhập khẩu là 10%. Quy định này nhằm khuyến khích
tiêu thụ sản phẩm bông của nông dân, khuyến khích nông dân trồng bông nhiều hơn để thay thế hàng nhập
khẩu. Như vậy là đã có sự phân biệt đối xử về thuế suất giữa bông trồng trong nước và bông nhập khẩu.
Để phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định một mức thuế suất chung là 5% áp dụng cho
bông sơ chế (không phân biệt bông sản xuất trong nước hay bông nhập khẩu). Với thuế suất này, ngoài
việc tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO còn đảm bảo không gây tác động lớn đến người
trồng bông trong nước. Trên cơ sở đó, Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định như sau:

“2 . Điểm k khoản 2 Điều 8 đã được sửa thành điểm ℓ khoản 2 Điều 8 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 17 tháng 6 năm 2003 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 8. Thuế suất
...
2. Mức thuế suất 5 % đối với hàng hoá, dịch vụ:
...
ℓ) Bông sơ chế;
...
IV. Tổ chức thực hiện

Để Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng được triển
khai thực hiện từ ngày 01/01/2006 (theo quy định tại Điều 3), việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành luật đã đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, cụ thể là:

- Ngày 15/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng

- Ngày 16/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hanh Thông tư số 115/2005/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định
số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT CHỨNG KHOÁN

Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua. Ngày 12 tháng 7 năm 2006 Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật
Chứng khoán.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CHỨNG KHOÁN

Sau 5 năm kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khai trương hoạt
động (20/7/2000), thị trường chứng khoán đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Quy mô của
thị trường ngày càng được mở rộng, thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư trong và ngoài nước, huy
động được nguồn vốn khá lớn cho đầu tư và phát triển…
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, song hoạt động của thị trường còn có những khó khăn, hạn
chế nhất định. Thị trường chứng khoán còn nhỏ bé, chưa trở thành một kênh huy động vốn dài hạn có hiệu
quả cho đầu tư phát triển; thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ đầu tư, công ty đầu tư
chứng khoán... nên ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường; chất lượng hoạt động, cung cấp dịch vụ
trên thị trường chứng khoán chưa cao, tính minh bạch và hiệu quả còn hạn chế.

Những hạn chế của thị trường chứng khoán nói trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó khuôn
khổ pháp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và
thị trường chứng khoán là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 144), sau 5 năm vận
hành cho thấy hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán còn hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ, thể hiện
trên các mặt chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, về việc phát hành chứng khoán ra công chúng: Nghị định 144 chỉ điều chỉnh hoạt động phát
hành chứng khoán ra công chúng của các công ty cổ phần, không điều chỉnh việc phát hành cổ phiếu của
các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, việc phát hành chứng khoán của các tổ chức tín dụng, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần. Điều này làm hạn chế việc phát triển
thị trường sơ cấp, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong việc phát hành
chứng khoán ra công chúng.

Thứ hai, về thị trường giao dịch chứng khoán: Nghị định 144 chỉ điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng
khoán tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán, do vậy, các giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do
đang diễn ra khá sôi động mà không có sự quản lý của Nhà nước.
Thứ ba, về tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán: Nghị định 144 quy định Trung tâm
giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, điều này là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo
thông lệ quốc tế, các Trung tâm giao dịch chứng khoán thường tổ chức theo mô hình công ty. Tính độc lập
của Trung tâm giao dịch chứng khoán không cao, đặc biệt là công tác quản trị điều hành còn mang tính
hành chính, thẩm quyền về giám sát các hoạt động giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán còn hạn
chế.

Thứ tư, về giám sát và xử lý vi phạm: Nghị định 144 không bao hàm hết các hành vi vi phạm và chưa xác
định rõ nguyên tắc xử phạt cũng như thẩm quyền xử phạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Hạn chế này có ảnh hưởng đến sự công khai, minh bạch của khuôn khổ pháp lý trên
phương diện quản lý nhà nước cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Thứ năm, về khả năng phát triển thị trường và hội nhập: Nghị định 144 có những quy định chưa được rõ
ràng và chuẩn mực theo nguyên tắc thị trường, vì vậy sẽ có khó khăn khi thị trường phát triển ở trình độ
cao và khi Việt Nam hội nhập với thị trường vốn quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế phát triển cao, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn, đòi hỏi phi phát triển thị trường
chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu phát triển quy
mô thị trường chứng khoán từ 10 - 15% GDP vào năm 2010 (khoảng 10 - 15 tỷ USD), đồng thời tạo ra
khuôn khổ pháp luật nhằm quản lý thị trường hoạt động có hiệu quả và lành mạnh, đáp ứng với điều kiện
hội nhập đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quan
trọng nhất là ban hành Luật Chứng khoán. Từ thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
nói trên, có thể thấy rằng việc ban hành Luật Chứng khoán mang tính cần thiết khách quan thể hiện qua các
nội dung cơ bản sau:

1. Luật Chứng khoán ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, quán triệt tinh
thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
và lần thứ X.

2. Luật Chứng khoán ra đời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng
khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144), đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà
Quốc hội đã thông qua. Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu
tư.

3. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị
trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp
pháp của các nhà đầu tư.

4. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững; tăng
cường khả năng huy động vốn của Chính phủ, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cho đầu tư
phát triển; tạo cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuẩn vốn đầu tư. Thị trường
chứng khoán phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp minh bạch. Điều này góp phần làm cho nền kinh tế
của chúng ta minh bạch.

5. Luật Chứng khoán tạo điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thị trường chứng khoán
khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động đầu tư gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nước ngoài
vào Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC XÂY DỰNG LUẬT CHỨNG KHOÁN

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của việc xây dựng Luật Chứng khoán là phải bảo đảm các nguyên tắc hoạt
động của thị trường chứng khoán, đồng thời phù hợp với khuôn khổ pháp luật cũng như tình hình kinh tế -
xã hội của Việt Nam, có phạm vi điều chỉnh rộng nhằm tạo ra khuôn khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ, tạo điều
kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đồng thời đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính bảo đảm tổ chức, vận hành thị trường hoạt động trật tự, công khai, minh bạch; tăng
cường giám sát, cưỡng chế thực thi, việc xây dựng Luật Chứng khoán được thực hiện dựa trên những
quan điểm chỉ đạo sau đây:
- Đảm bảo thể chế hoá các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài
chính, tiền tệ nói chung cũng như lĩnh vực thị trường chứng khoán nói riêng.
- Bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, đặc biệt là Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thanh tra và Luật
Khiếu nại, tố cáo.
- Quy định chi tiết đến mức tối đa nhằm bảo đảm tính thực thi, giảm bớt các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

- Phù hợp với thông lệ quốc tế để bảo đảm điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài theo một quy định thống nhất. Mức độ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt
Nam sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với lộ trình hội nhập.

III. CƠ CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN

A. CƠ CẤU CỦA LUẬT


Luật chứng khoán gồm 11 chương, 136 điều.
- Chương I: Những quy định chung, gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 9;
- Chương II: Chào bán chứng khoán ra công chúng, gồm 15 điều, từ Điều 10 đến Điều 24;
- Chương III: Công ty đại chúng, gồm 8 điều từ Điều 25 đến Điều 32;
- Chương IV: Thị trường giao dịch chứng khoán, gồm 9 điều, từ Điều 33 đến Điều 41;
- Chương V: Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, gồm 17 điều, từ Điều 42 đến Điều 58;
- Chương VI: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, gồm 23 điều, từ Điều 59 đến
Điều 81;
- Chương VII: Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát, gồm 18 điều,
từ Điều 82 đến Điều 99;
- Chương VIII: Công bố thông tin, gồm 8 điều, từ Điều 100 đến 107;
- Chương IX: Thanh tra và xử lý vi phạm, gồm 23 điều, từ Điều 108 đến Điều 130;
- Chương X: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại, gồm 3 điều, từ Điều 131 đến
Điều 133;
- Chương XI: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều, từ Điều 134 đến Điều 136.

B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT


1. Chương I: Những quy định chung
Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, việc áp dụng Luật, pháp luật có liên quan
và Điều ước quốc tế, nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính sách phát triển
thị trường chứng khoán, giải thích từ ngữ, quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và
các hành vi bị cấm.

a) Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh


So với phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144, Luật Chứng khoán có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao gồm
quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng
khoán và các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Đối tượng áp dụng của Luật chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân
khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Luật Chứng khoán được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu
tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài; tuy nhiên có quy định trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
khác với quy định của Luật này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

b) Về giải thích từ ngữ


Luật Chứng khoán đưa ra những khái niệm, thuật ngữ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán,
bao gồm: khái niệm về chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công
chúng, kinh doanh chứng khoán... Những khái niệm này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật Chứng
khoán của một số nước, tư vấn của các chuyên gia nước ngoài để bảo đảm chuẩn hoá theo thông lệ quốc
tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Theo quy định của Luật Chứng khoán, khái niệm chứng khoán được hiểu là bằng chứng xác nhận quyền và
lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán
được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổhoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Khái niệm này nhằm phân biệt chứng khoán với
các giấy tờ có giá khác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

c) Về chính sách phát triển thị trường chứng khoán.


Luật Chứng khoán đã cụ thể hoá các chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán như
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường
chứng khoán; quản lý, giám sát bảo đảm thị trường hoạt động công bằng, an toàn, hiệu quả và có chính
sách hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho hoạt động của thị trường chứng khoán.
d) Về quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Luật Chứng khoán thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp
các loại Giấy phép, Giấy chứng nhận, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Theo
đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán. Trong
Luật quy định rõ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan thuộc Bộ Tài chính nhưng được
thực hiện một số chức năng và thẩm quyền nhất định như cấp các loại giấy phép, giám sát, thanh tra, xử lý
vi phạm hành chính trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán... nhằm bảo đảm tính độc lập
cần thiết và thực quyền của UBCKNN trong việc quản lý cũng như thực hiện các vấn đề nghiệp vụ về
chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo thẩm quyền và chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chế độ về
chứng khoán và thị trường chứng khoán.

đ) Các hành vi bị cấm


Để tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh, ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá
nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư vào thị trường chứng khoán, bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư, Luật Chứng khoán quy định cấm các hành vi: gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật, bỏ sót
thông tin cần thiết gây hiểu lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động niêm yết, giao dịch, kinh doanh
đầu tư chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng .... Cấm công bố thông tin sai lệch nhằm lôi
kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có
ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường. Cấm hành vi tiết lộ, cung cấp, sử dụng thông tin nội bộ
để mua, bán chứng khoán cho bản thân hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán. Cấm thông
đồng để thực hiện mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo để thao túng giá chứng khoán.

2. Chương II: Chào bán chứng khoán ra công chúng


Chương này quy định về mệnh giá chứng khoán, hình thức, điều kiện, đăng ký, hồ sơ, thủ tục chào bán
chứng khoán ra công chúng; quy định về Bản cáo bạch; hiệu lực đăng ký chào bán chứng khoán ra công
chúng; phân phối chứng khoán; đình chỉ, huỷ bỏ chào bán chứng khoán ra công chúng, nghĩa vụ của tổ
chức phát hành và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra
công chúng.

Do Nghị định 144/2003/NĐ-CP chỉ điều chỉnh hoạt động phát hành của các công ty cổ phần nên việc phát
hành chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, phát hành chứng khoán
của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần. chịu sự
điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau với các quy định riêng về thủ tục, điều kiện phát hành.
Điều này gây ra một số hạn chế nhất định đối với sự phát triển của thị trường đồng thời không đảm bảo
được hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Cũng
theo thông lệ quốc tế thì hoạt động phát hành cũng chỉ là một trong các khâu trong quá trình mời chào, phát
hành và bán chứng khoán. Các hoạt động này được gọi chung là "chào bán chứng khoán". Do vậy, để phù
hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai,
đồng thời khắc phục những quy định còn hạn chế, vướng mắc trong Nghị định 144, Luật Chứng khoán
thống nhất điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, quy định cụ thể về điều kiện chào
bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ra công chúng. Đồng thời Luật quy định giao
Chính phủ hướng dẫn cụ thể về điều kiện chào bán chứng khoán đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh
vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể
khác.

Riêng đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách. Do vậy, tại
Luật này không điều chỉnh việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, việc niêm yết, giao dịch trái phiếu
Chính phủ trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân theo quy định của
Luật Chứng khoán.

3. Chương III: Công ty đại chúng


Chương này quy định về hồ sơ công ty đại chúng; quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng; về nguyên tắc
quản trị công ty; báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn; chào mua công khai; công ty đại chúng mua lại cổ
phiếu của chính mình; thu hồi lợi nhuận đối với các giao dịch không công bằng.
Điều 25 Luật Chứng khoán quy định: "Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình
sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên"
Các quy định về công ty đại chúng và nghĩa vụ công ty đại chúng phải tuân thủ là nội dung mới của Luật
Chứng khoán. Việc đặt ra các quy định về công ty đại chúng nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có
chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi (kể cả các doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán ra
công chúng từ trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực hoặc phát hành riêng lẻ nhiều lần theo quy định của
Luật Doanh nghiệp mà trở thành công ty đại chúng) phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó
có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc chào mua thâu tóm
doanh nghiệp, tránh việc các công ty đại chúng bị thâu tóm một cách không công bằng, không công khai và
bảo vệ các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị thâu tóm, Luật Chứng khoán quy định việc chào mua
công khai phải báo cáo UBCKNN và chỉ được thực hiện sau khi UBCKNN chấp thuận và đã được công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện.

4. Chương IV: Thị trường giao dịch chứng khoán


Chương này quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch
chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; bộ máy quản lý, điều hành của Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm giao dịch chứng khoán; điều lệ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán;
quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; thành viên giao dịch;
niêm yết và giao dịch chứng khoán.

Khác với quy định tại Nghị định 144 xác định Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán
là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN, Luật Chứng khoán đadx quy định Sở giao dịch chứng
khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Quy định này làm tăng tính chủ động trong hoạt động của Sở giao
dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, tạo vai trò độc lập với cơ quan quản lý nhà nước
trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán,
Trung tâm giao dịch chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ
cấu tổ chức và hình thức sở hữu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Mô hình tổ chức và hoạt động
giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau
về hàng hoá và phương thức giao dịch.

Luật quy định Sở giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các
chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và
phương thức giao dịch khác được quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng
khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán
không đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán theo phương thức thoả thuận và các phương
thức giao dịch khác được quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng
khoán. Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty chứng khoán
là thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy chế của Trung tâm.

Về điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, trong Luật chỉ quy
định những nguyên tắc cơ bản về điều kiện niêm yết; còn quy định cụ thể về mức vốn điều lệ, số năm có lãi,
số lượng cổ đông nắm giữ… do Chính phủ hướng dẫn vì theo kinh nghiệm của các nước, tiêu chuẩn niêm
yết là do Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định sau khi được Uỷ ban
Chứng khoán chấp thuận. Đồng thời, trong điều kiện của Việt Nam, tiêu chuẩn niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể thay đổi trong thời gian tới, nếu quy định cứng trong
Luật sẽ khó khăn trong việc điều chỉnh khi điều kiện thị trường thay đổi.

5. Chương V: Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Chương này quy định về tổ chức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng khoán; thành
viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán; thời hạn cấp Giấy chứng nhận, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; các nghiệp vụ về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch
chứng khoán và các quy định về bảo vệ tài sản của khách hàng, bảo mật, quỹ hỗ trợ thanh toán.

Về tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán: Giống như Sở giao dịch chứng khoán và
Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng được tổ chức theo mô hình công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán, có chức năng tổ chức,
quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

Thành viên lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán là các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam,
công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện như về trang thiết bị, về hoạt động kinh doanh… được
UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
Luật quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu
ký chứng khoán. Quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc
phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán và tiến tới
thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã tiến hành.

6. Chương VI: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Chương này quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; chứng chỉ hành nghề chứng khoán và trách nhiệm của người
hành nghề chứng khoán...

- Luật quy định công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 do UBCKNN cấp
Giấy phép thành lập và hoạt động. Giấy phép này đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay
cho hai giấy như hiện nay.

- Các điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được quy
định rõ ràng, chi tiết trong Luật theo hướng đơn giản hơn so với Nghị định 144, loại bỏ những điều kiện
mang tính định tính, theo đó chỉ bao gồm điều kiện về trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh
chứng khoán, có đủ số vốn pháp định và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề. Riêng điều kiện về mức vốn pháp định sẽ do
Chính phủ quy định cụ thể vì đây là chỉ tiêu định lượng có thể thay đổi theo tình hình phát triển của thị
trường.

Về thời hạn cấp Giấy phép: Luật Chứng khoán của đa số các nước đều quy định thời hạn cấp Giấy phép
này là 30 đến 45 ngày. Tuy nhiên, để phù hợp với quá trình cải cách thủ tục cấp phép đối với các doanh
nghiệp, thời hạn cấp phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài đã được rút ngắn hơn so với
Nghị định 144, chỉ còn 30 ngày.

- Về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Luật quy định công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ
môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán; công ty quản lý quỹ được thực hiện
nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Một điểm khác so với
Nghị định 144 là để tránh xung đột lợi ích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, Luật Chứng
khoán quy định công ty chứng khoán không được thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư. Đối với
công ty chứng khoán hiện nay đang thực hiện nghiệp vụ này, tại Điều 134 Luật quy định trong thời hạn 01
năm kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành, các công ty này phải làm thủ tục đổi lại Giấy phép.

- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho các cá nhân có đủ điều kiện (đây cũng là một điểm mới
so với cơ chế hiện hành). Chứng chỉ hành nghề không có thời hạn và chỉ có giá trị khi người có chứng chỉ
hành nghề làm việc tại một công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ. Luật quy định trách nhiệm của
công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải báo cáo UBCKNN về những người hành nghề tại công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ đó và định kỳ các cá nhân hành nghề phải bồi dưỡng, đào tạo chứng
khoán để cập nhật những quy định, những nghiệp vụ mới.

7. Chương VII: Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát
Nội dung của chương này bao gồm các quy định về loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; thành lập quỹ đầu tư
chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Đại hội nhà đầu tư; Điều lệ quỹ; giải thể quỹ; các quy định
hạn chế đối với quỹ đại chúng; quy định về quỹ mở, quỹ đóng; quy định về thành lập và hoạt động của công
ty đầu tư chứng khoán; ngân hàng giám sát và những hạn chế đối với ngân hàng giám sát...

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, đa dạng hoá các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, Luật
Chứng khoán quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán (thực chất là
quỹ đầu tư chứng khoán dạng pháp nhân) được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của
Luật Doanh nghiệp năm 2005 để đầu tư vào chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán trong Luật này là
loại hình công ty mới, hiện chưa có ở Việt Nam, tổ chức và bộ máy của công ty này mang tính đặc thù cao,
do vậy trong Luật chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về việc thành lập và hoạt động của loại hình công
ty này còn các nội dung cụ thể sẽ do Chính phủ hướng dẫn để đảm bảo tính thực thi và phù hợp với tình
hình thực tế.
Về ngân hàng giám sát, Luật Chứng khoán không đặt ra các quy định về cấp phép đối với ngân hàng giám
sát như tại Nghị định 144 mà chỉ quy định ngân hàng giám sát thực hiện giám sát việc quản lý quỹ đại
chúng khi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.

8. Chương VIII: Công bố thông tin


Luật Chứng khoán dành một chương quy định về đối tượng và phương thức công bố thông tin; nghĩa vụ
công bố thông tin của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm
giao dịch chứng khoán. Các đối tượng này khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN về nội
dung thông tin được công bố. Nội dung và phương thức công bố thông tin của từng đối tượng do Bộ Tài
chính quy định.

9. Chương IX: Thanh tra và xử lý vi phạm


Để bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi vi phạm và hạn chế rủi
ro trên thị trường chứng khoán, trong Luật quy định rõ quyền hạn của UBCKNN trong việc thực hiện các
biện pháp thanh tra thị trường và xử lý các hành vi vi phạm, theo đó quy định rõ các căn cứ, điều kiện, biện
pháp tiến hành thanh tra về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của đối
tượng chịu sự thanh tra thị trường chứng khoán.
Theo quy định của Luật Chứng khoán, Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về chứng khoán
và thị trường chứng khoán. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Thanh tra chứng khoán do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định.
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
- Xử lý kỷ luật.
- Xử phạt hành chính
- Xử phạt về hình sự
- Bồi thường nếu gây thiệt hại
Riêng về mức tiền trong xử phạt hành chính được quy định trong văn bản dưới Luật cho phù hợp với tình
hình thực tế trong từng thời kỳ.

10. Chương X: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại
Luật Chứng khoán quy định nội dung và nguyên tắc giải quyết tranh chấp; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định cụ thể về trách nhiệm của UBCKNN trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại về kinh tế
do việc vi phạm pháp luật chứng khoán có quyền khởi kiện để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây thiệt hại phải
bồi thường.

11. Chương XI: Điều khoản thi hành


Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Đối với tổ chức đã hoạt động trước ngày Luật
có hiệu lực thi hành, Luật dành Điều 134 để hướng dẫn cụ thể và quy định thời hạn chuyển đổi đối với một
số tổ chức.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Theo quy định của Luật Chứng khoán, Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật này. Vì vậy, để
đảm bảo có thể thực hiện ngay các quy định khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, Bộ Tài chính đang tiến
hành dự thảo 03 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, bao gồm: Nghị định hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định quy định về tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của
UBCKNN; Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
để trình Chính phủ ban hành. Dự kiến các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng
khoán sẽ được hoàn chỉnh trình Chính phủ trong tháng 11/2006. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đang soạn
thảo các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền dưới hình thức Thông tư hoặc Quyết định ban hành quy
chế đối với những vấn đề cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ, tập trung và hiệu lực thực thi của các quy định
về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhiều doanh nghiệp cũng như công chúng đầu tư hiểu biết còn rất ít hoặc còn
hiểu chưa rõ ràng về chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán. Để Luật có thể dễ dàng đi vào cuộc
sống, Bộ Tài chính (trực tiếp là UBCKNN) dự kiến tổ chức tập huấn trong phạm vi toàn quốc về nội dung
của Luật Chứng khoán cho các Bộ, ngành, các thành viên thị trường và các tổ chức có liên quan. Ngoài đối
tượng trên, UBCKNN còn phối hợp với các báo, đài của Trung ương và địa phương, các tổ chức, Hiệp hội
giới thiệu về Luật Chứng khoán, tăng cường tuyên truyền, phổ biến để đông đảo nhân dân, các cơ quan
quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp hiểu và biết đến chứng khoán nhiều hơn.
GIỚI THIỆU
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 1993

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc
hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Lần đầu tiên, các khái niệm cơ bản về môi trường,
bảo vệ môi trường được định nghĩa một cách chuẩn tắc, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ
chức, cá nhân được quy định cụ thể và rõ ràng.

Qua hơn 10 năm thực hiện Luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực.
Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã
hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế.
Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những
áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sôi động và toàn diện
của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ những hạn chế, bất cập,
cần được sửa đổi.

Một là,bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn
ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn,
quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói
mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô
nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị
khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp
nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm.

Ba là, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu áp lực rất lớn khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá
được đẩy mạnh: nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và gia tăng các nguồn thải gây ô nhiễm,
suy thoái môi trường; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, gia tăng dân số nhanh cũng gây nên nhiều
vấn đề môi trường bức xúc. Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm
đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước quốc tế có xu hướng tác động mạnh và nhiều mặt đến môi trường
nước ta.

Bốn là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ trương cải cách hành chính
đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường.

Với những bất cập, hạn chế và thách thức, yêu cầu nêu trên, việc sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 là cần thiết.

II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã thể hiện các quan điểm và nguyên tắc sau đây:

1. Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41-NQ/TW
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp
dụng Luật, đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.

3. Kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; luật hoá một số quy
định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được kiểm nghiệm qua thực
tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về bảo vệ môi trường.

4. Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính nhà
nước. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường lần này đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, vừa gắn kết
và hài hoà với các luật chuyên ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các
quan hệ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.

III. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L/CTN
ngày 12 tháng 12 năm 2005.
Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 79 điều. Tất cả các
chương, điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đều sửa đổi, bổ sung.

1. Chương I. Những quy định chung - gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh;
đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc bảo vệ môi trường; chính sách của Nhà nước về bảo vệ
môi trường; những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm.

Về phạm vi điều chỉnh: Trước đây, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có phạm vi điều chỉnh là các hoạt
động bảo vệ môi trường, bao gồm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm
cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 xác định: Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để
bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Như vậy,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Bảo vệ môi trường năm
1993. Ngoài việc quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định
về chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trong bảo vệ môi trường.

Về đối tượng áp dụng: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cụ thể đối tượng áp dụng là các cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của
Luật này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Về nguyên tắc bảo vệ môi trường: Nguyên tắc bảo vệ môi trường là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo
trong quá trình bảo vệ môi trường. Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc bảo vệ môi
trường phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền
vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm,
suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường
thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định cụ
thể, bổ sung một số chính sách mới về bảo vệ môi trường so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Các
chính sách này thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước thực hiện xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường. Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định 9 chính sách cơ bản của
Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia
hoạt động bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các
biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường;

- Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy
mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải;

- Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị,
khu dân cư;

- Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường
và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hàng năm;

- Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện
với môi trường (các từ ngữ “thân thiện với môi trường” được hiểu là không gây hại cho môi trường); kết
hợp hài hoà bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển;

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu
khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường;

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi
trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;

- Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi
trường theo hướng chính quy, hiện đại.

Một điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là đã quy định cụ thể những hoạt động bảo vệ môi
trường được Nhà nước khuyến khích như:Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ
môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ và sử
dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải; phát
triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng
ôzôn; đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường; nghiên cứu khoa học,
chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường; đầu tư xây
dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện
với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập
nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường; xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum,
sóc, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường; phát triển các hình thức tự
quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư; hình thành nếp sống,
thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xoá bỏ hủ tục gây hại đến môi trường; đóng góp kiến thức, công sức,
tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường (Điều 6).

Đối với những hành vi bị nghiêm cấm, kế thừa quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 đã quy định cụ thể, có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Điều 7 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 quy định những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt,
không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;

- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loại thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục
cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ
thuật về bảo vệ môi trường;

- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại
khác vào đất, nguồn nước.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa
vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép;

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức;

- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng
nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;

- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;

- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực
cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người;

- Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn
đến gây hậu quả xấu đối với môi trường;

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Chương II. Tiêu chuẩn môi trường - gồm 6 điều (từ Điều 8 đến Điều 13) quy định về nguyên tắc xây
dựng, áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi
trường quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu
chuẩn về chất thải và ban hành, công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về
hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn
cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định việc ban hành một hệ
thống tiêu chuẩn môi trường là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa quy định một cách cụ thể, toàn diện về tiêu
chuẩn môi trường làm căn cứ thực hiện xây dựng, ban hành, công bố, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam. Khắc phục tình trạng đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã dành hẳn một chương quy
định về tiêu chuẩn môi trường. Theo đó, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường phải tuân theo
các nguyên tắc sau đây: Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường; ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế- xã hội, trình độ công nghệ
của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại
hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia bao gồm tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và tiêu
chuẩn về chất thải. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định cụ thể các nhóm tiêu chuẩn môi
trường trong tiêu chuẩn môi trường xung quanh và tiêu chuẩn về chất thải (Điều 12).

Việc ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia cũng được Luật xác định rõ ràng, minh
bạch. Theo đó, Chính phủ có quyền quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và công
nhận tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hóa; Bộ Tài nguyên
và Môi trường công bố, quy định lộ trình áp dụng, hệ số khu vực, vùng, ngành cho việc áp dụng tiêu chuẩn
quốc gia phù hợp với sức chịu tải của môi trường. Việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường quốc gia được
thực hiện năm năm một lần; trường hợp cần thiết, việc điều chỉnh một số tiêu chuẩn không còn phù hợp, bổ
sung các tiêu chuẩn mới có thể thực hiện sớm hơn. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia phải được công bố
rộng rãi để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện (Điều 13).

3. Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường (từ Điều 14 đến Điều 27), gồm 3 mục:

Mục 1. Đánh giá môi trường chiến lược gồm 4 điều (từ Điều 14 đến Điều 17) quy định về đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; nội dung báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược và thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Quy định về
đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển là cần thiết vì
việc bảo vệ môi trường sẽ không có hiệu quả trong một dự án cụ thể và riêng lẻ mà phải thực hiện đồng bộ,
có tính đến nhiều yếu tố tác động khác nhau. Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định rõ những
đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược gồm: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội cấp quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy
mô cả nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, vùng; quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch
tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Mục 2. Đánh giá tác động môi trường gồm 6 điều (từ Điều 18 đến Điều 23) quy định về đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường; trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá
tác động môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 tiếp tục kế thừa những quy định hợp lý trong Luật Bảo vệ môi trường
năm 1993 về đánh giá tác động môi trường, đồng thời có những quy định phù hợp với thực tiễn và thông lệ
quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định việc báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ được
thực hiện trước đối với các dự án. Để bảo đảm phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, Điều 18 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005 quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là các dự án
sau đây:

- Dự án công trình quan trọng quốc gia;


- Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
- Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái
được bảo vệ;
- Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng
nghề;
- Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
- Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
- Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.

Chủ các dự án trên có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên
cứu khả thi của dự án (Điều 19).

Các dự án trên chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt (Điều 22). Chủ dự án chỉ được đưa công trình vào sử dụng khi thực
hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường (Điều 23). Quy định này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Mục 3. Cam kết bảo vệ môi trường gồm 4 điều (từ Điều 24 đến Điều 27) quy định đối tượng phải có bản
cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết; đăng ký bản cam kết và trách nhiệm thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Đây cũng là quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993,
nhằm nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ.

Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy
mô hộ gia đình và những đối tượng không phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo
đánh giá tác động môi trường thì phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Những đối tượng này chỉ được
triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

Việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định như sau: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể uỷ quyền cho Uỷ ban
nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ (Điều 26).

4. Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - gồm 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34)
quy định về điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa
dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân
thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định về bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại Điều 12 và
Điều 13. Tuy nhiên, những điều luật này mới dừng lại ở quy định chung. Khắc phục tình trạng này, Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005 quy định về việc bảo tồn và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thành một chương
riêng.

Theo đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị
kinh tế làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi
trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp
khác về bảo vệ môi trường. Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn
thiên nhiên (Điều 28).

Đối với việc bảo tồn thiên nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định khu vực, hệ sinh thái có giá trị
đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ
dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn
loài- sinh cảnh (Điều 29).

Đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học, phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích của cộng
đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. Đồng thời quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ
các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng (Điều 30).

Đối với việc bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên, Nhà nước khuyến khích phát triển các mô hình sinh
thái đối với thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khu dân cư, khu công nghiệp, khu vui chơi, khu du lịch và
các loại hình cảnh quan thiên nhiên khác để tạo ra sự hài hoà giữa cảnh quan và thiên nhiên. Tổ chức, cá
nhân tiến hành hoạt động quy hoạch, xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt phải bảo đảm các
yêu cầu về giữ gìn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên (Điều 31).

Đối với việc bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phải
tuân theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên phải theo đúng nội dung bảo vệ môi trường quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về bảo
vệ môi trường trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khi kết thúc hoạt
động thăm dò, khai thác phải phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật (Điều 32).

Đối với việc phát triển năng lượng sạch, tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ
vốn, đất đai để xây dựng cơ sở sản xuất. Nhà nước khuyến khích sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm, hàng
hoá ít gây ô nhiễm môi trường, dễ phân huỷ trong tự nhiên; sử dụng chất thải để sản xuất năng lượng sạch;
sản xuất, nhập khẩu, sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông dùng năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo (Điều 33).

Đặc biệt Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi
trường, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tiêu dùng các loại sản phẩm tái chế từ chất thải, sản
phẩm hữu cơ, bao gói dễ phân huỷ trong tự nhiên, sản phẩm được cấp nhãn sinh thái và sản phẩm khác
thân thiện với môi trường (khoản 1 Điều 34). Đây là quy định mới, đảm bảo cho phát triển bền vững, phù
hợp với xu hướng chung của thế giới.

5. Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm 15 (từ Điều 35
đến Điều 49) quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, làng nghề, bệnh viện, cơ sở y tế; trong hoạt động xây dựng, giao thông vận tải, nhập khẩu,
quá cảnh hàng hoá, nhập khẩu phế liệu, khoáng sản, du lịch, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
mai táng và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 về việc phòng chống suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên những quy định này mới chỉ dừng lại ở quy định có tính nguyên tắc, chưa
cụ thể trong từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khắc phục tình trạng đó, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 đã có một chương riêng quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ quy định một cách cụ thể yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các ngành, lĩnh vực ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38); bệnh viện,
cơ sở y tế (Điều 39); xây dựng (Điều 40); giao thông vận tải (Điều 41); thương mại (Điều 42, Điều 43); hoạt
động khoáng sản (Điều 44); du lịch (Điều 45); sản xuất nông nghiệp (Điều 46); nuôi trồng thuỷ sản (Điều
47); hoạt động mai táng (Điều 48).

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá
nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình; khắc phục ô nhiễm môi
trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi
trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi
trường; nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.

Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định những biện pháp chế tài mạnh trong việc xử lý
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Các hình thức xử lý đối với tổ chức, cá
nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường được quy định như sau: Phạt tiền và
buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tạm thời đình chỉ hoạt động
cho đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; xử lý bằng hình thức khác theo quy định
của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp có thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người,
tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc gây ô nhiễm môi trường thì còn phải
bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ngoài việc bị xử lý theo
các hình thức quy định nêu trên, còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau: buộc thực hiện các biện
pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường; buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư và
phù hợp với sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng có sự phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định việc xử
lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giữa các cơ quan chuyên
môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
(Khoản 3 Điều 49) .

6. Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư - gồm 5 điều (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập
trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình và quy định về tổ
chức tự quản về bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định riêng về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Nhiều đô
thị mới, khu dân cư ra đời đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Song bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi
trường ở đô thị và khu dân cư diễn ra phổ biến, nhiều nơi ở mức báo động. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 đã có một chương riêng quy định về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.

Đối với vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy
định quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị, khu dân
cư. Cấm xây dựng mới cơ sở sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm, sự cố môi trường trong
đô thị, khu dân cư (Điều 50).

Bên cạnh việc quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 cũng quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân
trong bảo vệ môi trường. Trong đó quy định rõ hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ
môi trường như: Thu gom và chuyển chất thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ sinh môi trường
tại địa bàn quy định; xả nước thải vào hệ thống thu gom nước thải; không được phát tán khí thải, gây tiếng
ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của cộng
đồng dân cư xung quanh; nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự
quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư; có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt của con người; thực hiện các quy định về bảo vệ
môi trường trong hương ước, bản cam kết bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi
trường là một trong những tiêu chí gia đình văn hóa (Điều 53).

Để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nơi công cộng, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 quy định những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định giữ gìn vệ sinh môi
trường nơi công cộng bị xử lý bằng các biện pháp sau đây: Phạt tiền; buộc lao động vệ sinh môi trường có
thời hạn ở nơi công cộng; tạm giữ phương tiện có liên quan gây ra ô nhiễm môi trường (Điều 52).

Đồng thời, nhằm xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bảo vệ môi trường, Nhà nước khuyến khích cộng đồng
dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống (Điều 54).

7. Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác - gồm 11 điều (từ Điều
55 đến Điều 65). Đây là chương mới so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Trong những năm gần đây,
chất lượng các nguồn nước giảm mạnh do khai thác thiếu kế hoạch, không gắn với bảo vệ môi trường, đặc
biệt tình trạng khai thác, đánh bắt thuỷ sản với số lượng lớn, bằng các phương tiện, công cụ, phương pháp
huỷ diệt, thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, các chất độc, chất nguy hại vào nguồn
nước còn diễn ra nhiều. Để bảo vệ hữu hiệu tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững, tăng hiệu quả
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, việc quy định vấn đề về bảo vệ môi trường biển; môi trường nước trong
lưu vực sông; môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ; môi trường hồ chứa nước phục vụ
mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện; môi trường nước dưới đất là cần thiết.

Mục 1. Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều (từ Điều 55 đến Điều 58) quy định nguyên tắc bảo vệ môi
trường biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển.

Đối với việc bảo vệ môi trường nước biển phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường là một nội dung của
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng
hiệu quả kinh tế biển; phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, chủ động,
phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển; bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng, chức năng
bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên
và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững. (Điều 55). Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy
định nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính huỷ diệt trong khai thác tài
nguyên và nguồn lợi biển (Điều 56).

Mục 2. Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều (từ Điều 59 đến Điều 62) quy định nguyên tắc bảo vệ
môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh đối với bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông và quy định về tổ chức bảo vệ
môi trường nước của lưu vực sông.

Đối với việc bảo vệ môi trường nước sông, việc phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông là
một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu
vực sông. Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong lưu
vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo
đảm lợi ích cho cộng đồng dân cư (Điều 59). Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê,
đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt
của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường
trước khi thải vào sông. Việc phát triển mới các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập
trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy,
chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực (Điều 60).

Mục 3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác gồm 3 điều (từ Điều 63 đến Điều 65) quy định việc bảo
vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện,
nước dưới đất.
Đối với việc bảo vệ môi trường nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, nghiêm cấm tổ chức, cá nhân không được
lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh,
mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ ao trong đô thị, khu dân cư. Không được
đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải
khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch (Điều 63).
Đối với việc bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, thì việc xây dựng, quản
lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường; không
được lấn chiếm diện tích hồ, đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ (Điều 64).

Đối với việc thăm dò, khai thác nước dưới đất, thì dự án khai thác nước dưới lòng đất có công suất từ
10.000 mét khối trong một ngày đêm trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; chỉ sử dụng
các loại hoá chất trong danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác
nước dưới đất; nghiên cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi
sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; có biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; cơ sở khai
thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan thăm dò,
lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp lại theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm
nguồn nước dưới đất (Điều 65).

8. Chương VIII. Quản lý chất thải – bao gồm 20 điều (từ Điều 66 đến Điều 85)
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
huỷ, thải loại chất thải. Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã có quy định về quản lý chất thải tại Điều 26,
tuy nhiên còn sơ sài. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định việc quản lý chất thải thành một
chương mới nhằm cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ đối với từng trường hợp.

Mục 1. Quy định chung về quản lý chất thải gồm 4 điều (Điều 66 đến Điều 69) quy định về trách nhiệm
quản lý chất thải; thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; tái chế chất thải và trách nhiệm của
Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải.

Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải
có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ,
thải bỏ. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử
lý thích hợp với từng loại chất thải. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản
lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (Điều 66).

Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ
như: Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; pin, ắc quy; thiết bị điện tử, điện dân
dụng và công nghiệp; dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; sản phẩm thuốc, hoá chất
sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người; phương tiện giao thông;
săm, lốp; sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 67).

Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi khuyến khích các tổ chức, cá nhân có hoạt động tái chế
chất thải; tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68).

Mục 2. Quản lý chất thải nguy hại bao gồm 7 điều (Điều 70 đến Điều 76) quy định việc lập hồ sơ, đăng ký,
cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy
hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải nguy hại; khu chôn lấp
chất thải nguy hại và quy hoạch về thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại
hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ
môi trường cấp tỉnh. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp
giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại (Điều 70). Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát
sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản
lý chất thải thu gom chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo
đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường; có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải
nguy hại gây ra; không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường (Điều 71). Đồng thời,
trong vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, Luật quy định chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận
chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển (Điều72); chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất
thải nguy hại (Điều 73).
Mục 3. Quản lý chất thải rắn thông thường gồm 4 điều (Điều 77 đến Điều 80) quy định phân loại, thu
gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông
thường và quy hoạch về thu gom, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường.

Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính là: chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử
dụng và chất thải phải tiêu huỷ, chôn lấp. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách
nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải (Điều 77).

Về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định: Tổ
chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng
phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại
nguồn. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong
thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển
chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm
quyền phân luồng giao thông quy định (Điều 78).

Mục 4. Quản lý nước thải bao gồm 2 điều (Điều 81 và Điều 82) quy định việc thu gom, xử lý nước thải và
hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập
trung phải có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn
môi trường trước khi đưa vào môi trường; nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (Điều 81). Đồng thời, quy
định cụ thể các đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập
trung; Khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống
xử lý nước thải tập trung (Điều 82).

Mục 5. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bao gồm 3 điều (Điều 83
đến Điều 85) quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá
huỷ tầng ô zôn và việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách
nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị,
công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi
trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường
(Điều 83).

Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách
nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư
gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế,
giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Đồng thời, Luật quy định
cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận
chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 85).

Có tính đến tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực của Việt
Nam vào việc bảo vệ môi trường thế giới, Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định cụ thể việc
quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn.

9. Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường -
bao gồm 8 điều (từ Điều 86 đến Điều 93).

Kế thừa những quy định tại Chương III Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định về khắc phục suy thoái
môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, Chương IX Luật Bảo vệ môi trường quy định cụ thể hơn
về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và bổ sung nội dung phục hồi môi trường.

Mục 1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm 6 điều (Điều 86 đến Điều 91) quy định việc
phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; ứng
phó sự cố môi trường; xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường.

Điều 86 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện
vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây: Lập kế
hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng
phó sự cố môi trường; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; tuân thủ
quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; có trách nhiệm thực hiện hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện
có dấu hiệu sự cố môi trường.

Khi xảy ra sự cố môi trường thì trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm
an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương
hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố;

- Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách
nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời;

- Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa
phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó;

- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan
cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ
sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong
phạm vi khả năng của mình (Điều 90).

Bên cạnh quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong xây dựng lực lượng, trang bị, thiết bị dự báo, cảnh
báo về thiên tai, thời tiết, sự cố môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định trách nhiệm
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc xây dựng năng lực phòng ngừa và ứng phó thiên tai,
sự cố môi trường (Điều 91).

Mục 2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường bao gồm 2 điều (Điều 92 và Điều 93) quy định các
căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm; khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm,
bị ô nhiễm nghiêm trọng và bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Để việc khắc phục ô nhiễm môi trường kịp thời và hiệu quả, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định
trách nhiệm điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Một điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là quy định kết quả điều tra về
nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân được
biết (Điều 93).

Đồng thời, Khoản 3 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng quy định cụ thể trách nhiệm khắc phục
ô nhiễm và phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường như sau:

- Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong quá trình điều tra, xác định
phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
- Tiến hành ngay các biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan
rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng;
- Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý
nhà nước về môi trường;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với các bên liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng
trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

10. Chương X. Quan trắc và thông tin về môi trường - bao gồm 12 điều (từ Điều 94 đến Điều 105) quy
định về quan trắc môi trường, hệ thống quan trắc, quy hoạch hệ thống quan trắc và chương trình quan trắc
môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh; báo cáo tình hình tác động môi
trường của ngành, lĩnh vực; báo cáo môi trường quốc gia; thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi
trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo
vệ môi trường.

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường
nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu
đối với môi trường. Quan trắc và thông tin về môi trường là quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.

Đặc biệt nhằm xã hội hóa mạnh mẽ, nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường,
bên cạnh việc quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ quan nhà nước như Bộ Tài nguyên và
Môi trường; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 còn quy định trách nhiệm quan trắc môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Điểm d Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
quy định: Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình.

Điều 103 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về môi
trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung như
sau:

- Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm báo cáo các thông
tin về môi trường trong phạm vi quản lý của mình với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường liên quan đến hoạt động của mình cho cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường cấp xã nơi cơ sở
hoạt động và công bố thông tin về môi trường để cộng đồng dân cư được biết.

Nhằm đảm bảo quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân, Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 còn quy định về công khai thông tin, dữ liệu về môi trường (Điều 104) và thực hiện dân chủ cơ
sở về bảo vệ môi trường (Điều 105). Theo đó, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, các thông
tin, dữ liệu về môi trường phải được công khai bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; danh sách, thông tin
về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; khu vực môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự
cố môi trường; quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo
tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia.

Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân,
người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái.

11. Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường - bao gồm 12 điều (từ Điều 106 đến Điều 117) quy định
việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường; giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi
trường; phát triển khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng
năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về bảo vệ môi trường;
thuế, phí bảo vệ môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên; quỹ bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động
bảo vệ môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã quy định các nguồn lực bảo vệ môi trường tại Điều 4, Điều 7. Tuy
nhiên, những quy định này chỉ mang tính khái quát, thiếu cụ thể và chưa đầy đủ. Để phát huy sức mạnh
tổng hợp của các nguồn lực trong bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định khá
toàn diện về các nguồn lực bảo vệ môi trường bao gồm: nguồn lực về con người (Điều 106, Điều 107);
nguồn lực về công nghiệp, khoa học, công nghệ (Điều 108, Điều 109); nguồn lực về tài chính (Điều 110).

Trong đó, các quy định về thuế môi trường (Điều 112); phí bảo vệ môi trường (Điều 113); ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên (Điều 114); quỹ bảo vệ môi trường
(Điều 115) là những công cụ kinh tế góp phần quản lý môi trường một cách hiệu quả.

12. Chương XII. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường - bao gồm 3 điều (từ Điều 118 đến Điều 120) quy
định việc thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường; bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế và toàn cầu hoá; mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chất toàn cầu, kế thừa những quy định về hợp tác quốc tế về
bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định
vấn đề hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường một cách cụ thể. Trong đó, quy định rõ Nhà nước khuyến
khích tổ chức, cá nhân hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nước; nâng cao vị trí, vai trò của
Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khu vực và quốc tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Điều 120).

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng đã bổ sung quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa (Điều 119), nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế gắn với bảo vệ môi trường.

13. Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên về bảo vệ môi trường - bao gồm 4 điều (từ Điều 121 đến Điều 124) quy định trách
nhiệm của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan
chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên trong bảo vệ môi trường.

Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường thiếu những quy định rõ ràng, cụ thể theo hướng phân công, phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn
giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý chung và cơ quan chuyên môn.
Khắc phục nhược điểm đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã tách quy định về trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường thành một
chương riêng. Trong đó phân định rõ trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Bộ Xây dựng, Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ khác, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong bảo vệ môi trường.

Điều 123 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định rõ việc tổ chức cơ quan, bộ phận chuyên môn, cán bộ
phụ trách về bảo vệ môi trường ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn; các tổng công ty nhà
nước, tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.

Quán triệt tư tưởng bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng
quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám
sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (Điều 124).

14. Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi
trường - bao gồm 9 điều (từ Điều 125 đến Điều 134).

Mục 1. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường bao gồm 4 điều (Điều 125
đến Điều 129) quy định về trách nhiệm của thanh tra bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm; khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện về môi trường và tranh chấp về môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thanh tra bảo vệ môi trường là thanh tra chuyên ngành bảo vệ
môi trường. Thẩm quyền, nhiệm vụ của thanh tra bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của
pháp luật về thanh tra. Tổ chức và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định (Điều
125). Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường một cách cụ thể
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra bảo vệ môi
trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (Điều 126).

Về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Điều 127 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy
định:

- Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt
hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại
theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho
tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để
xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật Bảo vệ môi trường quy định rõ nội dung tranh chấp về môi trường, các bên tranh chấp môi trường,
việc giải quyết tranh chấp về môi trường. Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy
định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và các quy định khác của pháp luật có
liên quan. Tranh chấp về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước
ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp có quy định khác trong điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều 129).

Mục 2. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5 điều (Điều 130 đến Điều 134)
quy định các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái; xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; giám
định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; giải quyết bồi thường thiệt hại về môi
trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường, vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường cũng đã được đặt ra. Song Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 chưa có quy định cụ thể về vấn đề
này, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã
quy định tương đối cụ thể vấn đề này làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại xảy ra trong thực
tế.

Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài
sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường gây ra.

Đồng thời, Luật cũng quy định cụ thể việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm có: các
mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy
giảm chức năng, tính hữu ích; xác định các thành phần môi trường bị suy giảm; việc tính toán chi phí thiệt
hại về môi trường; cơ chế xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; việc xác
định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường (Điều 131).

Theo quy định tại Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi
trường được thực hiện trên cơ sở tự thoả thuận của các bên. Trường hợp các bên không thoả thuận được
với nhau thì có thể thống nhất yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại toà án.
Một biện pháp chế tài mới trong quản lý môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
là việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân có
hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường (Điều 134).

15. Chương XV. Điều khoản thi hành - gồm 2 điều (Điều 135 và Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành
và hướng dẫn thi hành.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật này thay thế
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
Như vậy, so với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Luật lần này có nhiều điểm mới, một số điểm mới chính
có thể kể đến như sau:

1. Luật quy định một cách có hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn
lực cho bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân.

2. Các quy định của Luật đã ở mức khá chi tiết, cụ thể, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống nên có tính khả
thi cao. Luật đã đáp ứng yêu cầu giảm số lượng các quy phạm giao Chính phủ quy định.

3. Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, hộ gia
đình, cá nhân; phân công, phân cấp quản lý bảo vệ môi trường rõ ràng hơn; giảm bớt các thủ tục hành
chính gây phiền hà đối với doanh nghiệp, người dân, thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính của Đảng
và Nhà nước.
4. Cho phép áp dụng nhiều công cụ, biện pháp, chế tài “mạnh” có tính răn đe cao hơn, quy định các nguồn
lực cụ thể cho bảo vệ môi trường cũng như tăng cường năng lực quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở nên hiệu lực thi hành của Luật được đảm bảo.

5. Xã hội hoá mạnh mẽ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm tạo cơ hội để mọi đối tượng có thể tham gia
bảo vệ môi trường và huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường.

6. Có tính đến tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy việc
thực hiện các nghĩa vụ quốc tế cũng như nâng cao vai trò, vị trí của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về
môi trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Luật Bảo vệ môi trường được sửa đổi toàn diện, cơ bản và có nhiều quy định mới, vì vậy việc tuyên
truyền, giới thiệu, phổ biến, tập huấn sâu rộng để mọi tổ chức, cá nhân hiểu đúng và đầy đủ các quy định
của Luật, quyền và nghĩa vụ của mình là hết sức cần thiết;

2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật trước khi Luật Bảo vệ
môi trường có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, bảo đảm các hướng dẫn đúng tinh thần của Luật,
đồng bộ và không chồng chéo, trong đó có những nội dung quan trọng như: quy định về các nguồn lực thực
hiện; phân công phân cấp trách nhiệm giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác...

3. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên làm tốt việc vận động, giáo dục quần chúng tự
nguyện tham gia hoạt động bảo vệ môi trường./.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT ĐẤU THẦU

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU

Việc ban hành Luật đấu thầu là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý dự án,
khắc phục các tồn tại hiện có để mang lại hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng các nguồn tiền còn hạn hẹp
của đất nước, đồng thời cũng xuất phát từ các lý do sau đây:

Một là, chủ trương ban hành văn bản pháp luật có tính pháp lý cao về đấu thầu đã được Quốc hội thông
qua từ nhiều năm trước đây. Dự án Pháp lệnh đấu thầu (PLĐT) đã được Quốc hội khóa X đưa vào Chương
trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 và tiếp đó luôn được đưa vào chương trình xây dựng pháp luật
hàng năm. Đến tháng 6/2005, Dự án PLĐT đã qua 10 lần dự thảo, trong đó Dự thảo lần 10 đã được Chính
phủ thông qua và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Tuy nhiên, do tầm quan trọng của công tác
đấu thầu, phù hợp với xu hướng tăng cường ban hành luật của Quốc hội và yêu cầu hội nhập quốc tế, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ nâng Pháp lệnh đấu thầu thành Luật đấu thầu.

Hai là, việc ban hành Luật đấu thầu sẽ tạo ra sự thống nhất trong quy định đối với việc chi tiêu sử dụng vốn
nhà nước, từ đó khắc phục được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện do có các quy định
khác nhau về đấu thầu tại nhiều văn bản pháp lý. Vấn đề chi tiêu sử dụng nguồn vốn nhà nước luôn phức
tạp, tiềm ẩn các hành vi gây thất thoát, tiêu cực nên mỗi nước đều ban hành các văn bản pháp lý cao nhất
để quản lý với tên gọi như Luật Mua sắm công,…

Ba là, để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, việc ban hành
Luật đấu thầu sẽ tăng cường tính pháp lý cao nhất của các quy định về đấu thầu, phù hợp với xu hướng
luật hóa của nước ta và các nước trên thế giới.

Bốn là, Luật đấu thầu được ban hành sẽ làm cơ sở pháp lý chủ yếu, là Luật gốc về đấu thầu đối với các
hoạt động chi tiêu sử dụng vốn nhà nước, đồng thời là khung pháp lý cho các đối tượng khác áp dụng khi
xét thấy phù hợp. Hiện tại, khá nhiều văn bản Luật chuyên ngành khi đề cập về đấu thầu thường quy định là
phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu (được hiểu là Luật đấu thầu). Theo đó, Luật đấu
thầu được ban hành sẽ làm căn cứ dẫn chiếu cho các luật khác, tạo sự thống nhất trong quá trình triển khai
thực hiện.

Năm là, việc ban hành Luật đấu thầu chắc chắn sẽ là sự kiện có tính thuyết phục cao trong quá trình đàm
phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì đây sẽ là một minh chứng thể hiện sự quyết tâm của
Việt Nam trong việc nâng cao địa vị pháp lý, tăng cường tính công khai, minh bạch của công tác đấu thầu
tại Việt Nam. Đồng thời, Quy chế Đấu thầu hiện hành cũng như Dự thảo Luật đấu thầu được soạn thảo về
cơ bản phù hợp với thông lệ đấu thầu mua sắm công trên thế giới, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các quy
định mua sắm công của các nước và của các tổ chức quốc tế, như quy định của các nhà tài trợ WB, ADB,
JBIC..., Luật mẫu của UNCITRAL về đấu thầu (do Uỷ ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc ban
hành), Luật Mua sắm công của một số nước trên thế giới....

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT ĐẤU THẦU

Trong quá trình soạn thảo Luật đấu thầu, các quan điểm chỉ đạo sau đây đã được quán triệt:

Một là, Luật phải thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước
về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đấu thầu, đảm bảo môi trường pháp lý thống nhất và tính đồng bộ của hệ
thống các quy định pháp luật về đấu thầu. Luật đấu thầu phải là một công cụ quản lý hữu hiệu để góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai là, việc xây dựng Luật đấu thầu phải trên cơ sở kế thừa các nội dung phù hợp của Quy chế Đấu thầu
hiện hành đã được kiểm nghiệm trên thực tế và Dự thảo PLĐT đã được chuẩn bị từ năm 1999 đến nay.
Luật đấu thầu phải khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất giữa các quy định về đấu thầu hiện nay.

Ba là, việc xây dựng Luật đấu thầu phải nhằm khắc phục các tồn tại của thực tiễn thực hiện đấu thầu trong
giai đoạn hiện nay như tình trạng lạm dụng hình thức đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu; thông đồng móc
ngoặc trong đấu thầu; vấn đề khép kín trong đấu thầu;… đảm bảo các mục tiêu của công tác đấu thầu như
cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.

Bốn là, bảo đảm Luật đấu thầu trở thành Luật gốc về điều chỉnh các hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà
nước.

Năm là, bảo đảm tăng cường tính công khai, minh bạch trong đấu thầu; tăng cường phân cấp theo hướng
chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động đấu thầu; đơn giản hoá thủ tục đi đôi với tăng cường hậu
kiểm hoạt động đấu thầu, đồng thời tạo điều kiện cho việc giám sát của cộng đồng đối với đấu thầu sử dụng
vốn nhà nước.

Sáu là, bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời cũng cần tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh
tranh của các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

III. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT ĐẤU THẦU

Luật đấu thầu được Quốc hội Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, bao gồm 6 chương với 77 điều, cụ thể như sau:
- Chương I Những quy định chung, gồm 17 điều (từ Điều 1 đến Điều 17).
- Chương II Lựa chọn nhà thầu, gồm 28 điều (từ Điều 18 đến Điều 45).
- Chương III Hợp đồng, gồm 14 điều (từ Điều 46 đến Điều 59).
- Chương IV Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu, gồm 6 điều (từ Điều 60 đến Điều 65).
- Chương V Quản lý hoạt động đấu thầu, gồm 10 điều (từ Điều 66 đến Điều 75).
- Chương VI Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (Điều 76 và Điều 77).

Chương I. Những quy định chung

Chương này quy định các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu như: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng;
tư cách hợp lệ của nhà thầu; điều kiện tham gia dự thầu; các hành vi bị cấm trong đấu thầu; chống khép kín
trong đấu thầu; ưu đãi trong đấu thầu,... Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu được quy định tại
Điều 1, cụ thể như sau:

Các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với
gói thầu thuộc các dự án:
1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;
c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật;
đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển.;

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị,
dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Luật cũng quy định các đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh được áp dụng Luật đấu thầu.
Riêng đối với quy định dự án có vốn nhà nước từ 30% thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu vì các lý
do dưới đây:

- Thứ nhất: Quy định trên được kế thừa quy định đã có trong Quy chế Đấu thầu hiện hành và cũng đã
được kiểm nghiệm trên thực tế, không có vướng mắc gì.

- Thứ hai: Hiện nay, đối với các dự án liên doanh thì phần vốn góp của Nhà nước Việt Nam thông thường ở
mức 30% (chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất); nếu quy định ở mức thấp hơn (10% hoặc 20%), thì
sẽ hạn chế sự hấp dẫn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài hoặc của các thành phần kinh tế khác ngoài
Nhà nước, nhất là kinh tế tư nhân trong nước, từ đó làm giảm mức huy động vốn cho đầu tư phát triển;

- Thứ ba: Đối với dự án có tổng mức đầu tư lớn thì giá trị tương ứng với 30% cũng lớn. Tuy nhiên, khi đó
giá trị tương ứng với 70% cũng rất lớn và phía đối tác cũng muốn được quyền kiểm soát hoạt động của dự
án. Nếu quy định chặt chẽ hơn về tỷ lệ sẽ ảnh hưởng tới thu hút đầu tư;

Các doanh nghiệp liên doanh, cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh đều hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận và pháp luật hiện hành đều có các quy định nhằm ngăn chặn việc thao túng của một số thành viên
thông qua việc phải thành lập Ban kiểm soát, họp Đại hội cổ đông (đối với công ty cổ phần), quy định tỷ lệ
nhất trí 100% thì mới được thông qua một số vấn đề lớn (đối với Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên
doanh)… nên không phải cứ là dự án có vốn góp của Nhà nước dưới 30% thì sẽ bị thất thoát vốn nếu
không áp dụng Luật đấu thầu.

Để tạo sự thống nhất và căn cứ pháp lý trong quá trình thực hiện, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 quy định,
các hoạt động đấu thầu phải tuân thủ Luật đấu thầu và các quy định pháp luật có liên quan, trường hợp có
đặc thù về đấu thầu quy định ở Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.

Khái niệm gói thầu được mở rộng trong trường hợp các dự án có những nội dung mua sắm giống nhau thì
được phép hình thành một gói thầu chung để đấu thầu nhằm giảm chi phí đấu thầu, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện (Quy chế Đấu thầu hiện hành không quy định vấn đề này).

Để tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu, Điều 5 quy định các thông tin liên quan trong quá trình
đấu thầu phải được đăng tải công khai và miễn phí trên hệ thống thông tin chung về đấu thầu do Nhà nước
quản lý để thống nhất việc đăng tải, giảm chi phí đấu thầu, tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm và tiếp cận
thông tin về đấu thầu. Cụ thể, quy định việc đăng tải công khai, tập trung các thông tin về đấu thầu giúp cơ
quan quản lý kiểm soát được các thông tin cần đăng tải, ngăn chặn được các thông tin sai lệch, tránh được
tình trạng thông tin bị hạn chế để đấu thầu hình thức,… Bằng cách này sẽ giúp tiết kiệm được hàng chục tỷ
đồng cho ngân sách hàng năm do việc đăng tải miễn phí các thông tin (mỗi năm có khoảng 4.000 - 5.000
gói thầu đấu thầu rộng rãi, chi phí cho việc thông báo mời thầu trên các báo cho mỗi gói thầu khoảng 4 - 5
triệu đồng, như vậy thông qua thông báo mời thầu miễn phí trên tờ thông tin về đấu thầu của Nhà nước sẽ
tiết kiệm mỗi năm khoảng 15 - 20 tỷ đồng). Tuy nhiên để đảm bảo khả thi, Luật đấu thầu quy định Chính phủ
quy định chi tiết thông tin về đấu thầu (bao gồm việc đưa ra lộ trình áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể
của ta, chẳng hạn, trước mắt chỉ bắt buộc đăng tải đối với các gói thầu lớn thuộc các dự án quan trọng của
các Bộ ngành và địa phương).

Điều 7 và Điều 8 quy định về tư cách của các nhà thầu (là tổ chức và cá nhân) có quyền tham dự thầu, tức
là tư cách hợp lệ của nhà thầu. Theo đó, Luật quy định:
- Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi có đủ 3 nhóm điều kiện sau đây:
(1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo quy định của pháp luật
hoặc có quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh trong trường hợp là nhà thầu
trong nước; có đăng ký hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu mang quốc tịch cấp
trong trường hợp là nhà thầu nước ngoài;
(2) Hạch toán kinh tế độc lập;
(3) Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình
trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả; đang trong quá trình giải thể.

- Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ khi có đủ 3 nhóm điều kiện sau đây:
(1) Năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
(2) Đăng ký hoạt động hợp pháp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp;
(3) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 9 quy định về các yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu. Theo đó, trường hợp chủ
đầu tư đủ năng lực thì tự mình làm bên mời thầu, nếu không đủ năng lực thì được phép tổ chức đấu thầu
để lựa chọn tổ chức chuyên môn thay mình làm bên mời thầu nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp trong
đấu thầu và trách nhiệm của chủ đầu tư. Đối với tổ chuyên gia đấu thầu, phải đảm bảo có các chuyên gia
đủ điều kiện như: phải có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, tối thiểu có 3 năm công tác trong lĩnh
vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu, ...
Tăng cường tính cạnh tranh, hạn chế và từng bước xoá bỏ tình trạng “khép kín” trong đấu thầu là một nội
dung mới và quan trọng trong Luật đấu thầu (Điều 11). Các quy định như trong Luật nhằm đảm bảo tính độc
lập về tổ chức, về tài chính của các cơ quan tham gia đấu thầu như:

- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham
gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và
độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ
quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào
một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.

Các quy định trên phải được thực hiện chậm nhất là ba năm theo lộ trình do Chính phủ quy định, kể từ khi
Luật đấu thầu có hiệu lực. Quy định như vậy để phù hợp với tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước của
ta, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu của các nhà tài trợ (WB, ADB,…) về tính độc lập
của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu là nội dung quy định tại Điều 12, nhằm xác định rõ những nội
dung mà Luật không cho phép vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho các bên trong quá trình thực hiện.

Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu bao gồm:

1. Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa
chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng dẫn đến những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong
việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
2. Dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các
thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
3. Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu
và với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến
lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia.
4. Tổ chức hoặc cá nhân vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu
đối với cùng một gói thầu.
5. Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm
hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC.
6. Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu.
7. Chia dự án thành các gói thầu trái với quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật này.
8. Nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn,
trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
9. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu sau đây:
a) Nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
b) Nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét,
đánh giá của chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa
chọn nhà thầu;
c) Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ
sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ
quan chuyên môn có liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả
lựa chọn nhà thầu;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định;
e) Các tài liệu đấu thầu có liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật.
10. Sắp đặt để cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con
rể, anh chị em ruột tham gia các gói thầu mà mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tổ chuyên gia đấu
thầu, tổ chuyên gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu.
11. Làm trái quy định quản lý vốn, gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã
ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
12. Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu,
giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và
cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
13. Đứng tên tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác
trong thời hạn một năm kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó.
14. Cho nhà thầu khác sử dụng tư cách của mình để tham gia đấu thầu hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu
khác thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu.
15. Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng, cản trở các
nhà thầu khác tham gia đấu thầu.
16. Áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều
kiện theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của Luật này.
17. Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của
nhà thầu.

Để hỗ trợ các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế, Điều 14 quy định các đối tượng được
hưởng ưu đãi trong đấu thầu quốc tế, bao gồm:

- Nhà thầu là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu
tư;

- Nhà thầu liên danh khi có thành viên trong liên danh là nhà thầu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này đảm
nhận công việc có giá trị trên 50% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, xây lắp hoặc gói thầu EPC;

- Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp hàng hóa mà hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước
chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.

Chương II. Lựa chọn nhà thầu

Chương này gồm 4 mục, quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu (7 hình thức); các quy định chung về
đấu thầu; quy định về trình tự thực hiện đấu thầu và quy định về huỷ đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu. Đây
là các nội dung mang tính kỹ thuật trong đấu thầu.

Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh như đấu thầu hạn chế,
chỉ định thầu…, Điều 18 quy định rõ phải áp dụng đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật đấu thầu, chỉ được áp dụng các hình thức khác nếu có đủ các điều kiện quy định trong
các điều 19, 20, 21, 22, 23 và 24.

Hình thức chỉ định thầu (Điều 20) được quy định chặt chẽ hơn theo hướng làm rõ quy trình thực hiện với
đối tượng đã được thu hẹp so với thực tế đang áp dụng. Theo đó, chỉ định thầu được áp dụng trong các
trường hợp sau đây:

- Khi xảy ra sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa hoặc sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc
cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong
trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà
thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày
kể từ ngày chỉ định thầu;

- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia;dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do
Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;

- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền
công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu
cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;

- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có
giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu
dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì
tổ chức đấu thầu.

Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm
đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.

Hình thức mua sắm trực tiếp (Điều 21) được quy định nhằm mục đích tận dụng kết quả đấu thầu trước đó
đã được tổ chức đấu thầu với phạm vi áp dụng mở rộng hơn, không chỉ trong phạm vi một dự án như hiện
nay mà có thể áp dụng cho các dự án khác nếu có cùng nội dung mua sắm trên cơ sở kết quả đấu thầu
trước đó nhằm giảm chi phí đấu thầu và thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án.

Hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 23) được quy định nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tế, trong trường hợp gói thầu có đặc thù đặc biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà
thầu như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu,…

Để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện, Mục 3 trong Chương này đã cải tiến các quy định hiện có theo
hướng đưa ra trình tự chung để thực hiện đấu thầu (từ sơ tuyển, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
đến công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng) cho tất cả các lĩnh vực: dịch vụ tư vấn,
mua sắm hàng hóa và xây lắp. Các hình thức lựa chọn nhà thầu khác cơ bản dựa trên trình tự này. Quy
định như vậy giúp đảm bảo tính ổn định và tránh trùng lắp các nội dung của một văn bản luật, còn nội dung
chi tiết và đặc thù của từng hình thức lựa chọn nhà thầu sẽ được cụ thể hoá trong văn bản hướng dẫn.

Đấu thầu qua mạng là hình thức đấu thầu mới, được quy định tại Điều 30 với một số nguyên tắc chung làm
cơ sở pháp lý cho việc triển khai khi có đủ điều kiện. Theo kinh nghiệm của một số nước, việc áp dụng hình
thức đấu thầu mua sắm qua mạng sẽ tăng cường cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu, đồng thời giúp
giảm thiểu thời gian, chi phí, đơn giản hoá các thủ tục cũng như hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực
trong quá trình thực hiện. Quy định này cũng nhằm tạo điều kiện cho công tác đấu thầu của nước ta tiếp
cận với kỹ thuật đấu thầu tiên tiến trên thế giới.

Chương III. Hợp đồng

Chương này quy định về nguyên tắc xây dựng hợp đồng; nội dung của hợp đồng; các hình thức hợp đồng;
ký kết hợp đồng; điều chỉnh hợp đồng; thanh toán hợp đồng và về giám sát thực hiện, nghiệm thu và thanh
lý hợp đồng. Trong đó, tại các điều Điều 49, 50, 51 và 52 quy định 4 hình thức hợp đồng (trọn gói, theo đơn
giá, theo thời gian và theo tỷ lệ phần trăm) thay vì 3 hình thức như hiện nay.

Theo quy định của Luật đấu thầu, một hợp đồng có thể gồm nhiều phần và tương ứng với nó là một hình
thức hợp đồng, hay nói cách khác là một hợp đồng có thể bao gồm một hoặc các hình thức hợp đồng bộ
phận để đảm bảo phù hợp với bản chất của hợp đồng. Đối với những phần công việc đã xác định được
chính xác số lượng, khối lượng thì áp dụng hình thức trọn gói (giá trị thanh toán là cố định), trường hợp
chưa xác định được chính xác thì có thể áp dụng hình thức theo đơn giá (đơn giá thanh toán là cố định)...
Nếu trong hợp đồng bao gồm nhiều hình thức hợp đồng bộ phận thì phải làm rõ nội dung và giá trị tương
ứng cho từng hình thức. Quy định như vậy sẽ tạo được sự linh hoạt trong thực hiện, tránh rủi ro nghiêng về
một phía (phía chủ đầu tư hoặc phía nhà thầu).

Ngoài ra, tại Điều 57 đưa ra quy định chặt chẽ hơn cho việc điều chỉnh hợp đồng nhằm tránh tuỳ tiện trong
thực hiện. Theo đó, việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, theo
thời gian và phải được người có thẩm quyền cho phép, trong các trường hợp sau:

- Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì
được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực;

- Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong
phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn
cứ vào đơn giá của hợp đồng;

- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết
định.

Luật cũng quy định: Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp
đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không
được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp
được người có thẩm quyền cho phép.

Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận
với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền
xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành
một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

Giám sát thực hiện, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng cũng là một nội dung mới của Luật (Điều 59), trong đó
nhấn mạnh đến tính công tâm, trung thực, khách quan, năng lực và kiến thức chuyên môn của các tổ chức,
cá nhân tham gia quá trình giám sát, nghiệm thu việc thực hiện hợp đồng. Cụ thể, việc giám sát thực hiện
hợp đồng được thực hiện theo quy định sau đây:

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng;
- Cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện hợp đồng phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách
quan, có đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
- Nhà thầu tư vấn giám sát thi công thiếu trách nhiệm hoặc thông đồng với nhà thầu xây dựng xác nhận sai
khối lượng, chất lượng công trình thì nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây dựng phải bồi thường thiệt hại và bị
xử lý theo quy định tại Điều 75 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
- Cộng đồng dân cư tham gia giám sát hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ.
Đối với nghiệm thu hợp đồng, Luật đấu thầu quy định:
- Việc nghiệm thu từng phần hay toàn bộ hợp đồng phải được tiến hành phù hợp với nội dung hợp đồng đã
ký kết;
- Cá nhân tham gia vào quá trình nghiệm thu phải bảo đảm công tâm, trung thực, khách quan, có đủ năng
lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm
vụ của mình.

Chương IV. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu

Chương này quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của: (1) người có thẩm quyền, (2) chủ đầu tư, (3)
bên mời thầu, (4) tổ chuyên gia đấu thầu và (5) nhà thầu. Phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
trong quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định rất cụ thể, nhằm làm rõ quyền hạn gắn liền với trách nhiệm
của từng chủ thể trong quá trình thực hiện. Theo đó, trừ dự án đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội do Thủ
tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án quyết định toàn bộ việc đấu thầu của dự án (theo
phân cấp).

Điểm mới trong Luật đấu thầu lần này đã quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong đấu thầu, bao gồm:

Bên mời thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:


- Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Tổng hợp quá trình lựa chọn nhà thầu và báo cáo chủ đầu tư về kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà
thầu;
- Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;
- Chuẩn bị nội dung hợp đồng để chủ đầu tư xem xét và ký kết hợp đồng;
- Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình đấu thầu;
- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp
luật;
- Cung cấp các thông tin cho tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu;
- Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu;
- Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật này.
Điểm chú ý là trong trường hợp bên mời thầu là chủ đầu tư thì ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, còn
phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu:


- Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc nhà thầu liên danh.
- Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời thầu.
- Thực hiện các cam kết theo hợp đồng với chủ đầu tư và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham gia đấu thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu
thầu.
- Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp
luật.

Chương V. Quản lý hoạt động đấu thầu

Chương này quy định các nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm và quyền hạn của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu,
xử lý tình huống trong đấu thầu, thanh tra, giải quyết các kiến nghị, yêu cầu, thắc mắc trong đấu thầu.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động đấu thầu, tại Điều 70 quy
định về xử lý tình huống trong đấu thầu với các nguyên tắc xử lý. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ hướng dẫn
chi tiết việc xử lý tình huống trong từng trường hợp cụ thể.

Để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong đấu thầu và để đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu, Luật đấu
thầu quy định nhà thầu có thể yêu cầu giải quyết các kiến nghị, yêu cầu, thắc mắc của mình theo quy định
của Luật đấu thầu hoặc khởi kiện ra toà án. Cụ thể như sau:

Bước 1: Bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa
là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết
được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến
chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định bước 2 dưới đây.

Bước 2: Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là
bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết
đượchoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến
người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định bước 3 dưới đây.

- Người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa
là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Trường hợp người có thẩm quyền không giải
quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền
khởi kiện ra Tòa án.

Việc giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo cách thức sau đây:
- Theo quy định tại bước 1 nêu trên;
- Theo quy định tại bước 2 nêu trên.

Riêng trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ
đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn
về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 73;

- Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu,
chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình
thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối
tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối
đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ
quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của
hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết
quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà
thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền
khởi kiện ra Tòa án.

Điều đáng chú ý là: Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án. Trường
hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án thì tiến hành theo các quy định nêu trên.

Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tại Điều 75 quy định, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
về đấu thầu thì sẽ bị xử lý theo một trong các chế tài sau: cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu
thầu. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu xét thấy có cấu thành tội phạm thì sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự. Ngoài các quy định xử lý nêu trên, Luật còn quy định hình
phạt bổ sung đó là đăng tải tên và nội dung vi phạm của tổ chức, cá nhân đó trên tờ thông tin về đấu thầu
và trang Web về đấu thầu của Nhà nước.

Chương VI. Điều khoản thi hành

Chương này có 2 điều quy định về hướng dẫn thi hành và thời gian có hiệu lực của Luật từ ngày 01 tháng 4
năm 2006.

Để Luật đấu thầu đi vào cuộc sống ngay từ khi có hiệu lực, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Chính phủ đã trình dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu kèm theo Dự thảo
Luật đấu thầu trình Quốc hội xem xét, thông qua. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục hoàn chỉnh dự
thảo Nghị định để ban hành sớm khi Luật có hiệu lực là thực hiện được ngay./.

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT CẠNH TRANH


--------------------------

Luật cạnh tranh được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004. Luật gồm 123 Điều với 6
Chương. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật cạnh tranh.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CẠNH TRANH


1. Nhu cầu điều tiết nền kinh tế thị trường bằng một hệ thống văn bản quy pham pháp luật.
Cạnh tranh không diễn ra trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhưng lại là yếu tố quan trọng
trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nước ta đã
thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trườngđã xuất hiện một
số hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Trong khi đó, chúng
ta chưa có hệ thống văn bản điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh.
- Các đối thủ cạnh tranh thoả thuận ngăn cản không cho doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh, mở
rộng hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, ấn định sản lượng, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc
dịch vụ. Giá một số mặt hàng như điện tử, nông sản bị thao túng và khống chế vào một vài thời điểm bởi số
người kinh doanh liên kết với nhau.
- Các hành vi lạm dụng ưu thế của các doanh nghiệp chi phối thị trường đang diễn ra như độc quyền
mua với giá thấp, độc quyền bán với giá cao hoặc bán với giá thấp hơn vốn để loại trừ đối thủ cạnh tranh.

2. Nhu cầu kiểm soát độc quyền, đặc biệt là khi mở cửa thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế
Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều gây hậu quả tiêu cực
cho nền kinh tế quốc dân. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng
đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng. ở hầu hết các nước đều tồn tại các loại độc quyền tự
nhiên, độc quyền nhà nước. ở nước ta, với xuất phát điểm thấp và một số đặc điểm nội tại của nền kinh tế-
xã hội, trong thời gian tới, sẽ vẫn còn một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước. Tuy nhiên,
thông qua các quy định của Luật cạnh tranh, Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng
cửa quyền, lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc quyền để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt
Nam. Những công ty này, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và
trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống
kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường, thiết lập vị thế độc quyền diễn ra với mức độ
nghiệm trọng như có những công ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hoặc bán phá giá làm cho không
một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Do đó,
việc chuẩn bị các cơ sở pháp lý để kiểm soát độc quyền trong kinh doanh là điều cần thiết.

3. Thiết lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng
Mặc dù Hiến pháp năm 1992 chính thức thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế và khẳng
định quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước pháp luật nhưng khi thực hiện, nhiều cơ quan nhà
nước đã không thực sự tuân thủ quy định này. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, đặc
biệt là giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiêp khu vực tư nhân khá phổ biến. Bên cạnh đó, do quyền
lợi địa phương, cục bộ, một số cơ quan nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính của mình gián tiếp can thiệp
vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo lợi thế cho một hay một số doanh nghiệp vẫn đang diễn
ra. Tình trạng đó làm xuất hiện những rào cản thương mại ngay trên chính thị trường nội địa như theo cách
“ chỉ được mua xi măng của tỉnh nhà trong xây dựng”...
Vì vậy, việc ban hành Luật cạnh tranh với các chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường kinh doanh bình đẳng là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC SOAN THẢO LUẬT CẠNH TRANH

Việc ban hành Luật cạnh tranh nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây:
· Tạo cơ hội bình đẳng, không phân biệt đối xử, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn
khổ pháp luật;
· Nhà nước bảo vệ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh;
· Ngăn chặn hành vi phi cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh;
· Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến vệ lợi ích quốc
gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng;
· Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 2. Nguyên tắc chỉ đạo việc soạn thảo luật
· Quán triệt sâu sắc và thể chế hoá đấy đủ các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong việc
phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
· Kiểm soát độc quyền một cách hiệu quả;
· Đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT CẠNH TRANH

1. Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh (Điều 1)


Luật cạnh tranh hướng tới điều chỉnh các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

2. Đối tượng áp dụng (Điều 2)


Đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, hiệp hội ngành nghề trên thị trường;
- Doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề nước ngoài hoạt động ở Việt Nam;
- Doanh nghiệp đặc thù trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích,
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước.

3. Hành vi hạn chế cạnh tranh


3.1. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh là thoả thuận giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp với hiệp hội ngành
nghề, các hiệp hội ngành nghề, trong hiệp hội ngành nghề, bằng lời nói, văn bản và các hình thức khác, có
khả năng làm giảm, ngăn cản, kìm hãm, sai lệch cạnh tranh trên thị trường.
- Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm(Điều 8):
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
+ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
+ Thoả thuận hạn chế, kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá dịch vụ;
+ Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
+ Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc
buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
+ Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường;
+ Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên thoả thuận;
+ Thông đồng để một hoặc các bên thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Các thoả thuận bị cấm tuyệt đối: (Điều 9)
+ Thông đồng trong đấu thầu;
+ Thoả thuận ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia vào thị trườn;g
+ Thoả thuận loại khỏi thị trường các doanh nghiệp không nằm trong thoả thuận.
- Các thoả thuận bị cấm có điều kiện: cấm khi tổng thị phần của các doanh nghiệp tham gia thoả thuận
>=30% thị phần trên thị trường liên quan (các thoả thuận còn lại).

3.2.Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường


- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh: (Điều 11) Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu có thị phần
>= 30% trên thị trường có liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
- Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế
cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường có liên quan.
- Các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh bị cấm (Điều 13)
+ Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
+ áp đặt giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý; ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách
hàng;
+ Hạn chế sản xuất, phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật làm thiệt hại cho khách
hàng;
+ áp dụng điều kiện thương mại khác nhau cho những doanh nghiệp khác nhau với những giao dịch như
nhau;
+ áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ;
+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh.

3.3. Lạm dụng vị trí độc quyền


- Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá,
dịch vụ mà doanh nghiệp độc quyền kinh doanh trên thị trường liên quan.
- Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm:
+ Các hành vi quy định tại Điều 13 nói trên;
+ áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng giao kết mà không có lý
do thoả đáng.

3.4. Tập trung kinh tế


- Tập trung kinh tế là:
+ Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác.
+ Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khác
đủ để kiểm soát hoặc chi phối có tính quyết định đến doanh nghiệp đó.
- Các hình thức tập trung kinh tế
+ Sáp nhập doanh nghiệp;
+ Hợp nhất doanh nghiệp;
+ Mua lại doanh nghiệp;
+ Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
+ Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (Điều 18): Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh
nghiệp tham gia tập trung kinnh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại
Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại
doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: Tập trung kinh tế thuộc diện bị cấm được miễn trừ
trong các trường hợp sau đây:
+ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá
sản;
+ Việc tập trung kinh có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tiến bộ kỹ
thuật, công nghệ.

3.5. Thủ tục thực hiện các trường hợp miễn trừ
- Thẩm quyền quyết định việc miễn trừ:
+ Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, quyết định việc miễn trừ bằng văn bản quy định tại Điều 10 và Khoản
1 Điều 19;
+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định miễn trừ bằng văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 19.
- Đối tượng nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ là các bên dự định tham gia thoả thuận hạn chế cạnh tranh
hoặc tập trung kinh tế.

4. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Chương III)


Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm 3 nhóm:

4.1. Nhóm 1: Xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh
+ Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn
+ Xâm phạm bí mật kinh doanh;
+ Ép buộc trong kinh doanh;
+ Gièm phe doanh nghiệp khác;
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
4.2. Nhóm 2: Xâm hại lợi ích của khách hàng
+ Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
+ Khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh;
+ Bán hàng đa cấp bất chính
4.3. Nhóm 3: Can thiệp vào môi trường cạnh tranh
+ Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh


5.1. Mô hình tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh
Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam là Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương

5.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh (Điều 49)
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;
- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết
định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh
không lành mạnh;
- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Hội đồng cạnh tranh (Không phải là cơ quan quản lý cạnh tranh)
- Hội đồng cạnh tranh do Chính phủ thành lập
- Nhiệm vụ của Hội đồng cạnh tranh: tổ chức xử lý giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh
- Hoạt động của Hội đồng cạnh tranh:
+ Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
+ Biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ toạ phiên điều
trần

6. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh

6.1. Một số vấn đề chung


- Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh (Điều 56) bao gồm 3 nguyên tắc:
+ Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện theo quy định của
Luật cạnh tranh;
+ Việc giải quyết vụ viêc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy
định của luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Trong quá trình tiến hành tố tụng cạnh tranh, điều tra viên, Thủ tưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, thành
viên Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp,
tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính (Điều 61) Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh,
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có quyền áp dụng một số biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định về
xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp quy đinh tại khoản 6 Điều 76 và khoản 4 Điều 79 của Luật cạnh
tranh.
- Người tham gia tố tụng cạnh tranh (Điều 64) Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm bên khiếu
nại, bên bị điều tra, luật sư, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan.
- Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.
- Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnh tranh
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh: Xem quy định tại Điều 49 nói trên
+ Hội đồng cạnh tranh: Hội đồng cạnh trạnh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ
việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của lluật này
- Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 106): Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu
lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại
Điều 107 của Luật cạnh tranh.
- Trách nhiệm chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 63): Bên bị kết luận vi phạm quy định của Luật cạnh
tranh phải trả phí xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật này
thì bên khiếu nại phải trả phí xử lý vụ việc cạnh trạnh.
Trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của
Luật này, nếu bên bị điều tra không vi phạm quy định của Luật cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh
phải chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

6.2. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Khiếu nại vụ việc cạnh tranh (Điều 58): Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý
cạnh tranh nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm do hành vi vi phạm quy định của
Luật cạnh tranh.
Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan
quản lý cạnh tranh.
- Thụ lý hồ sơ khiếu nại (Điều 59): Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thụ lý hồ sơ khiếu nại.
Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ trong thời hạn
7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Điều tra vụ việc cạnh tranh (Mục 4)
+ Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh khi hồ sơ vụ việc khiếu nại được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý và phát hiện có dấu hiệu vi
phạm luật này.
Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Kết thúc điều tra sơ bộ,
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức.
+ Điều tra chính thức:
Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm: xác minh thị trường liên quan, xác minh thị
phần trên thị trường liên quan đến bên bị điều tra, thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. Thời
hạn điều tra là 180 ngày, trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn
nhưng không quá 2 lần, mỗi lần không quá 60 ngày.
Đối với các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên bị
điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thời hạn điều tra đối với các vụ việc
này là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh có thể gia hạn nhưng không quá 60 ngày.
- Sau khi kết thúc điều tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra cùng hồ
sơ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì chuyển
có quan có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự.
- Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh: Sau khi nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ vụ việc
cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhanạ được hồ sơ phải ra một trong
các quyết định: mở phiên điều trần, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh.
- Phiên điều trần được thực hiện đối với các vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng
cạnh tranh.
Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí
mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín. Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận,
bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số, sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến
và tranh luận.

6.3. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật (Mục 7)
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (Điều 107): Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn
bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền
khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh.
Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Thẩm quyền tiếp nhận đơn khiêú nại là cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Hậu qủa của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:
+ Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành;
- Cơ quan tiếp nhân đơn có trách nhiệm xem xét, gửi hồ sơ cùng ý kiến đề nghị của mình lên cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 107 nói trên.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại. Trong trường hợp
phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá 30 ngày.
- Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Trong trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại, các bên liên quan có quyền
khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại đến
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hậu quả của việc khởi kiện: Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện
tra Toà án vẫn tiếp tục được đưa ra thi hành.

7. Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh


- Các hình thức xử phạt: Mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ
phải chịu một trong các hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một
hoặc các hình tíưc phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác để khắc phục hậu quả.
- Thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh: Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Hội
đồng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm theo quy định tại Điều
119.
Các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh
liên quan đến sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Điều 121)
+ Nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì bên được thi hành
có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó.
+ Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành thì bên
được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có
trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh

You might also like