« Home « Kết quả tìm kiếm

Từ Vựng Công Giáo - Sám hối


Tóm tắt Xem thử

- 3/5/2018 Sám hối |Mục Tiêu Liên hệ Gửi bài Thắc mắc Tìm Sám hối Lm.
- Có người cho rằng sám hối là từ ngữ của nhà Phật, nhưng Công giáo sử dùng thuật từ này rất phổ biến, chẳng hạn như trong các bài giảng, các linh mục thường kêu gọi mọi người phải sám hối, Mùa Chay là mùa sám hối, bí tích Giao Hoà là bí tích Sám Hối, vv… Như vậy phải chăng khi nói đến sám hối, người Công giáo có cùng một quan niệm về sám hối như bên Phật giáo? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từ sám hối theo nguyên ngữ của nó, trong quan niệm của nhà Phật và nhìn lại quan niệm của Công giáo về việc sám hối.
- Nghĩa của từ sám hối.
- Có người giải thích chữ Sám tiêm 韱 nguyên thuỷ là hai chữ sơn­cửu 山韭 , nghĩa là rau hẹ rừng.
- Thực ra, “sám” là lược âm của tiếng Phạn kṣama, đúng âm là “sám­ma ( 懺 摩.
- Nhiều tác giả [1] cho rằng “sám” đồng nghĩa với “hối”, nghĩa là hối tiếc những việc sai lầm đã qua, nhưng theo ngài Nghĩa Tịnh [2] “sám” nghĩa là khoan thứ hoặc xin được khoan thứ (forgiveness, tolerance) [3].
- Từ điển của Gérard Huet [4] cũng cho nghĩa này: “Sám” (dt.
- http://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | Hối 悔 có bộ tâm 忄 và chữ mỗi 每 , chữ mỗi dùng cho phát âm, nghĩa là tiếc điều lỗi trước (do bởi từ trong lòng hối hận những lời nói hay việc làm có thiếu sót, nên có bộ tâm).
- có nghĩa là: dt.
- Như vậy, hai chữ “sám” và “hối” không đồng nghĩa với nhau mà chỉ có mối liên hệ gần nhau thôi.
- Đại Từ Điển Tiếng Việt giải nghĩa: Sám hối là ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình [5].
- Quan niệm về sám hối theo Phật giáo.
- Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả sám kỳ tiền khiên, hối giả hối kỳ hậu quá: Sám là sám trừ tội trước, hối là hối cải lỗi sau [6.
- Sám hối là tự mình ăn năn, hổ thẹn những lỗi lầm trước đây đã tạo, nguyện sửa đổi không dám tái phạm những lỗi lầm đó nữa.
- Về mặt từ nguyên, sám hối vốn được sử dụng trong Phật Giáo có nghĩa là thuyết tội (Phạn: āpatti­deśanā) hoặc thuyết ác (Phạn: pāpa­deśanā [5.
- Cần lưu ý rằng quan niệm về tội trong Phật giáo khác hẵn với Kitô giáo.
- Chữ “tội” tiếng Phạn là "āpatti", có nghĩa là: cái bị rơi, do động từ “pat”: rơi, đi xuống mà thành.
- Vì thế, nhà Phật quan niệm tội nhân là người không theo kịp mọi người, bị rơi từ chỗ cao xuống chỗ thấp do phạm phải các điều xấu ác.
- Việc sám hối (thuyết tội, thuyết ác) như thế trong chừng mực nào đó sẽ giải toả cái tâm lý đang bị dồn nén ấy.
- Đây chính là ý nghĩa mang tính chữa trị tâm lý của việc sám hối.
- Ngoài ý nghĩa chữa trị thuộc lãnh vực tâm lý này, sám hối còn có ý nghĩa tu tập thuộc lĩnh vực tâm linh và là một trong những phấp tu tập khá phổ biến đối với Phật Giáo Đại Thừa, đồng thời cũng làhttp://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | một phương pháp nhằm ngăn ngừa việc tái phạm của 3 nghiệp [8] trong Phật Giáo Nguyên Thủy.
- Nếu Phật Giáo Đại Thừa chọn 2 ngày 14 hay ngày rằm, ngày 29 hay 30 làm ngày lễ sám hối chung cho hai giới xuất gia và tại gia, thì Phật Giáo Nguyên thủy dùng phương pháp quan sát 3 nghiệp của chính mình làm phương pháp tu tập, có nghĩa là kiểm tra 3 nghiệp đã qua của mình, nghiệp nào trong 3 nghiệp ấy phạm phải sai lầm, người đó cần tìm thầy hay tương đương vị thầy để bộc bạch trình bày lỗi lầm của mình và phát nguyện từ đây về sau không tái phạm lầm lỗi đó nữa.
- Tóm lại, trong Phật giáo, sám hối có mục đích chữa trị về tâm lý, tu tập về tâm linh và tuyệt nhiên không mang bóng dáng thần quyền như chúng ta có thể lầm tưởng.
- Quan niệm về sám hối theo Công giáo.
- Công Đồng Trentô định nghĩa: "Sám hối là cảm thấy đau buồn, gớm ghét tội đã phạm và quyết chí chừa cải" [9.
- Sám hối là tâm tình và hành động mà người ta nhìn nhận và cố gắng sửa lại một sai trái để nhận được sự tha thứ nơi người mà họ xúc phạm.
- Trong ngữ cảnh tôn giáo, sám hối thường chỉ sự ân hận về những tội xúc phạm đến Thiên Chúa.
- Nó luôn bao gồm sự thừa nhận có tội, và đồng thời bao gồm ít nhất một trong các điều sau: (1) Tuyên hứa hay quyết định không tái phạm; (2) Nổ lực đền bù lại tác hại do tội lỗi gây ra hoặc bằng cách nào đó.
- Trong Cựu ước, có 2 động từ Hipri được dùng để diễn đạt nghĩa sám hối: (1) Shuv (đt.
- Trong Tân Ước, có 3 từ Hy Lạp được dùng để diễn đạt nghĩa sám hối: (1) Metamelomai (đt., được dùng 6 lần): Chỉ sự thay đổi tư tưởng, chẳng hạn như có ý hối tiếc hay thậm chí hối hận vì tội, nhưng không nhất thiết có sự thay đổi nội tâm.
- nói trên, được dùng 24 lần): Chỉ sự sám hối thực sự, một sự thay đổi tư tưởng, chủ đích và đời sống theo những đòi hỏi của việc xá tội.
- http://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | Quan niệm về tội theo Kitô Giáo: Đối với Kitô hữu, Thiên Chúa là cứu cánh tối hậu, là Thiện hảo, là Sự sống, là Hạnh phúc thật của con người.
- Vậy, khi ta hướng nhìn về Chúa Tình Thương để nhận ra tội lỗi của mình, ta sẽ có thể thấy hết tầm mức ghê tởm của tội lỗi nhưng đồng thời chúng ta cũng sẽ biết sám hối ăn năn, thay vì tự dày vò mình trong mặc cảm tội lỗi không lối thoát.
- Mặc cảm tội lỗi chỉ là một trạng thái tâm lý không có đối tượng rõ rệt nhưng rất khắc nghiệt; còn tâm tình sám hối phát sinh từ một nhận thức đúng về thực trạng của mình trước mặt Thiên Chúa, thì giải phóng cõi lòng tội nhân.
- Quan niệm về sám hối theo Công giáo bao gồm: (1) Sự nhận biết đích thực về hành vi và tình trạng phạm tội của chính mình.
- (3) Thật lòng ghét bỏ mọi tội lỗi (Tv.
- Lòng sám hối thực sự là sự nhận thức về tội (Tv 51,4.9), về sự nhơ uế của tội và sự bất lực của bản thân .
- Nhưng ý thức sám hối không duy chỉ là một sự cảm nhận về tội mà thôi, nhưng còn là sự cảm nhận về lòng thương xót, thiếu yếu tố này thì không thể có lòng sám hối thưc sự được .
- Trong ngôn ngữ thần học, sám hối cũng hàm chỉ việc trở lại (metanoia) của tội nhân (Mt về với Chúa trong đức tin, cậy, mến nhờ ơn Chúa giúp và tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
- Tóm lại, trong Công giáo, sám hối không phải là sự tự cứu thoát mình, mà là một tác động hỗ tương giữa Thiên Chúa và tội nhân: Ơn Chúa kêu gọi và tội nhân thật tình đáp lại.
- Tình thương Chúa đã thắng tội lỗi.
- http://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | Ngày xưa, cha Đắc Lộ cho rằng: "Sám hối là sự mê tín của người lương dân làm để được tha tội; bởi lẽ là họ dâng cho tượng thần vật gì để các vị tế lễ ăn, và như vậy họ được các vị ấy xá tội cho" [10], nên ngài đã không dùng từ sám hối để dịch từ contritio hay pænitentia trong La ngữ, mà dùng chữ "hối tội, ăn năn tội [11]" hoặc "cới tội" [12].
- Cho đến thời cha Cố Chính Linh, cũng chưa thấy ngài dùng từ sám hối: "Bay hãy ăn năn đền tội, vì nước thiên đàng đã gần đến" (Mt 3,2) [13].
- Nhưng ngày nay, từ sám hối đã đi vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam, hoà nhập vào tiếng nói của toàn dân.
- Có lẽ mọi người Việt đều hiểu sám hối như các từ điển lớn của Việt Nam giải nghĩa là "ăn năn, hối hận về tội lỗi của mình" [14], "hối hận vì đã mắc lỗi và mong sửa chữa" [15], cho nên người Công giáo cũng đã sử dụng thuật từ này trong đời sống đức tin của mình.
- Tuy nhiên khi sử dụng, chúng ta cần lưu ý là từ này có nguồn gốc từ Phật giáo, khi đặt trong ngữ cảnh Công giáo thì ý nghĩa, nội dung của thuật từ này khác hẳn với quan niệm của anh em Phật giáo.
- 義淨 là vị cao tăng thời nhà Đường, ông cùng với Cưu Ma La Thập (Phạn: [2] Nghĩa Tịnh ( Kumārajīva, 鳩摩羅什 Chơn Đế (Phạn: Paramārtha, Nhật: Shindai, 眞諦 và Huyền Tráng ( 玄奘 được xem như là 4 nhà phiên dịch vĩ đại trong văn học Phật Giáo Trung Quốc.
- [5] Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, nxb.
- TP.HCM, tái bản lần III, TP.HCM, 1999, tr.
- [8] "Nghiệp" là hành động, được chia làm ba loại: (1) Hành động của thân (thân nghiệp): gồm những động tác đi, đứng, nằm, ngồi và tất cả những động tác khác của tay, chân và thân thể (kể cả ăn uốnghttp://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | và xúc chạm).
- [10] Alexandre de Rhodes, TỪ ĐIỂN ANNAM ­ LUSITAN ­ LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT ­ BỒ ­ LA), Roma, 1651.
- [15] Nguyễn Lân, TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM, nxb.
- TP.HCM, TP.HCM, 2000.
- Alexandre de Rhodes, TỪ ĐIỂN ANNAM ­ LUSITAN ­ LATINH (TỪ ĐIỂN VIỆT ­ BỒ ­ LA), Roma, 1651.
- Thích Minh Châu, Minh Chi, TỪ ĐIỂN PHẬT HỌC VIỆT NAM, nxb.
- Đoàn Trung Còn, PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN, in lần thứ.
- TP.HCM, TP.HCM, 1992.
- Lê Ngọc Trụ, TẦM NGUYÊN TỪ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb.
- TP.HCM, TP.HCM, 1993.http://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc Sám hối | 7.
- Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, nxb.
- TP.HCM, tái bản lần III, TP.HCM, 1999.
- Gérard Huet, HÉRITAGE DU SANSKRIT, DICTIONNAIRE SANSKRIT­FRANÇAIS, Version http://tgpsaigon.net/baiviet­tintuc

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt