You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ 3: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ GÌ? VÌ SAO


VIỆT NAM LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA?
LÀM THẾ NÀO VÀ BẰNG CÁCH NÀO ĐỂ TỪNG
BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT

Lớp học phần: KCB - 211_DCT0100_23


GVHD: TS. Lê Thị Tuyết
Nhóm 9

DANH SÁCH
NHÓM

ST Sinh viên thực hiện MSSV Nhiệm vụ Mức độ


T Tp. Hồ Chí Minh – năm 2021 hoàn
thành
Lên ý tưởng, làm nội
1 Hoàng Trần Mỹ Ngọc 197TM19406 100%
dung: Phần I, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
2 Nguyễn Minh Ngọc 207BD54089 dung: Lời mở đầu và kết 100%
luận, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
3 Nguyễn Thị Bảo Ngọc 207TC23997 100%
dung: Phần II, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
4 Nguyễn Phúc Nguyên 207TC24016 100%
dung: Phần III, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
5 Gia Nguyễn Phước Nhân 207QT36692 100%
dung: Phần III, sửa bài.
Nguyễn Huỳnh Long Lên ý tưởng, làm nội
6 197TM19442 100%
Nhân dung: Phần I, sửa bài.
Nhóm Trưởng, lên ý
7 Nguyễn Yên Nhi 197TM06768 tưởng, làm nội dung 100%
phần III, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
8 Ôn Tuyết Nhi 207TC24077 100%
dung: Phần I, sửa bài.
Lên ý tưởng, tổng hợp
9 Trần Thảo Nhiên 207NT52211 bài, làm bố cục bảng 100%
Word, sửa bài.
Lên ý tưởng, làm nội
10 Lê Hồng Nhung 207TC24095 100%
dung: Phần II, sửa bài.

Danh sách nhóm

MỤC LỤC
Mục lục

Danh sách nhóm..........................................................................................................................2


Mục lục.......................................................................................................................................3
Lời mở đầu..................................................................................................................................4
Lí do chọn đề tài......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI...........................................5

Trang 2/ 15
1. Chủ nghĩa xã hội là gì?....................................................................................................5
1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của Hình thái kinh tế - XHCSCN.............................5
1.2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội................................................................................6
1.3. Những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội............................................................6
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA....................................9
2. Tính tất yếu khách quan của Thời kì quá độ lên CNXH..................................................9
2.1. Đặc điểm của Thời kì quá độ lên CNXH...................................................................10
CHƯƠNG 3: TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG ĐƯỢC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...11
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.......................................11
3.1. Đặc trưng và hoàn thiện của chủ nghĩa xã hội Việt Nam..........................................12
3.1.1 Đặc trưng............................................................................................................12
3.1.2 Hoàn thiện...........................................................................................................13
Kết luận.....................................................................................................................................14
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................15

LỜI MỞ ĐẦU
Lời mở đầu

Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh Đảng ta khẳng định kiên định con đường phát triển của đất
nước là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì việc tuyên truyền để quần
chúng nhân dân mà trước hết là cán bộ, đảng viên hiểu chủ nghĩa xã hội là gì, bằng
cách nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó có niềm tin vào sự nghiệp xây dựng xã
hội chủ nghĩa xã hội, đồng thời thấy được khó khăn, thách thức của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là rất cấp bách.
Bài viết dưới đây xin được làm rõ một số điểm đặc thù của môn học chủ nghĩa
xã hội khoa học từ đó đặt ra những yêu cầu đặc thù đối với giảng viên giảng dạy bộ
môn này trong chương trình Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính với mục đích
tăng tính thuyết phục của môn học, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên trong bối cảnh mới hiện nay. Qua đề tài
này, em muốn gửi lời cảm ơn tới cô Lê Thị Tuyết, đã giúp chúng em hiểu sâu hơn về
hình thành của lịch sử ta.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em cũng đã cố gắng thực hiện tốt nhất,
nhưng vẫn còn sự thiếu xót, do vậy nhóm chúng em mong nhận được những nhận xét
từ cô để nhóm có cơ cải thiện bài làm cũng như hiểu rõ hơn về vấn đề bàn luận.

Trang 3/ 15
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ
19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Nó bao gồm một loạt các định
hướng chính trị. Đây cũng là 1 phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống các
giai cấp thống trị để được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột. 

1.1. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của Hình thái kinh tế - XHCSCN

Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội được xây dựng từ lịch sử xã hội tư bản
của nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu sự phát
triển loài người.
Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen đã khởi
xướng và sau đó được V.I.Lênin bổ sung, phát triển thêm. Học thuyết hình thái kinh tế
- xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra tính tất yếu sự thay thế hình thái kinh tế -
xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đây là một
quá trình lịch sử tự nhiên. Học thuyết này cũng đã cung cấp những tiêu chuẩn thực sự
duy vật, khoa học và sự phân kì hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen khi phân tích thì hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa được phát triển từ thấp lên cao và  từ giai đoạn chủ nghĩa xã
hội đi lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Ở giai đoạn thấp của xã hội cộng sản là giai đoạn mới được “thoát thai” từ chủ
nghĩa tư bản, còn mang “dấu vết” của xã hội tư bản. C.Mác đã khẳng định: "Cái xã hội
mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên
những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai
từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức,
tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra". Đây là thời kỳ
quá độ về chính trị, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội. Chế độ kinh tế phát triển văn hóa mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội
thực hiện nguyên tắc phân phối làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
Giai đoạn cao của xã hội cộng sản là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản được xây
dựng hoàn toàn. Giai đoạn này con người không còn lệ thuộc cứng nhắc vào phân
công lao động xã hội, trong giai đoạn này lao động không chỉ là phương tiện kiếm
sống mà là nhu cầu số một của con người. Khi đó, con người thực hiện nguyên tắc
phân phối "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trình độ phát triển của xã hội cho
phép thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.

⇒ Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ
quá độ từ xã hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng một cách toàn diện
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trang 4/ 15
1.2. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội:


- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Châu Âu đã đạt được
những bước phát triển quan trọng trong kinh tế. Cuộc Cách mạng Khoa học
- Kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
phát triển mạnh mẽ. Chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa bộc lộ mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có
tính chất xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mà chủ nghĩa tư bản tạo ra
những khả năng hiện thực cho những nhà dân chủ cách mạng tiến bộ nhận
thức đúng đắn bản chất của chủ nghĩa tư bản, để đề ra lý luận khoa học và
cách mạng.
- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại
trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là
một lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả
năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra. Phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức
và trên quy mô rộng khắp. Tiêu biểu cho các phong trào công nhân lúc đó
là: cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố Liông (Pháp) từ năm 1831 đến
năm 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt Xêlidi (Đức) năm 1844;
phong trào Hiến chương (Anh) từ 1838 đến 1848. Những phong trào đó có
tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong trào
công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết phải xây dựng một hệ thống lý luận khoa
học và cách mạng.
⇒ Đó là những điều kiện kinh tế - xã hội khách quan cho chủ nghĩa xã hội khoa học
ra đời để thay thế các trào lưu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đã tỏ ra lỗi
thời, không còn có khả năng đáp ứng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản, đồng thời chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời phản ánh bằng lý
luận phong trào công nhân. 

1.3. Những đặc trưng cơ bản của Chủ nghĩa xã hội

Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác –
Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng
cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:
- Đặc trưng thứ nhất: Cơ sở vật chất , kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội là nền
sản xuất công nghiệp hiện đại. Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới
đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho
xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân
dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. Nền công nghiệp
hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao. Ở
những nước thực hiện sự quá độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ
nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật
hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.

Trang 5/ 15
- Đặc trưng thứ hai: Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ
nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Thủ tiêu
chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công
cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân. Tuy nhiên,
không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư
bản chủ nghĩa.Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước
thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu
toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện,
bảo đảm  thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu
thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày
càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản.
- Đặc trưng thứ ba: Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ thuật
lao động mới. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao
động, vì lợi ích của đa số nhân dân. Chính bản chất và mục đích đó, cần phải
tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của
người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động
bị tha hóa trong xã hội cũ.
- Đặc trưng thứ tư: Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao
động- nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho mọi
người có quyển bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ. Mọi người
có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc
“làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Đó là một trong những cơ sở của
công bằng xã hội ở giai đoạn này.
- Đặc trưng thứ năm: Chủ nghĩa xã hội có nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà
nước kiểu mới,nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân
rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà
nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện
quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội. Nhân dân lao động
tham gia nhiều vào công việc nhà nước. Đây là một “nhà nước nửa nhà
nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân
chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.
- Đặc trưng thứ sáu: Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng con người thoát khỏi áp
bức bóc lột, thực hiện công bằng , bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều
kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của chủ
nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô
dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và
phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích
cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhờ xóa bỏ chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp,
xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc,
thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội. Những đặc trưng trên phản
ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Và do đó, chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn
thể nhân loại. Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do

Trang 6/ 15
đó, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm đầy đủ tất
cả các đặc trưng này.

Trang 7/ 15
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA

2. Tính tất yếu khách quan của Thời kì quá độ lên CNXH

Khái niệm : Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tiến cách mạng
sâu sắc toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội , bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và
nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước cho đến khi CNXH tạo ra được
những cơ sở của chính mình trên các lĩnh vực đời sống và xã hội.
Đó là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, là thời kì “cải
biến cách mạng” từ xã hội tư bản sang xã hội xã hội chủ nghĩa, là thời kì “đau đẻ” kéo
dài đầy đau đớn. Thời kỳ đó bắt đầu từ sau khi giai cấp công nhân giành được chính
quyền nhà nước, thiết lập được nền chuyên chính củ giai cấp mình và kết thúc khi xây
dựng xong cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ là tất yếu,
bắt buộc đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội là vì:
Xét về quá trình lịch sử, lịch sử loài người là lịch sử thay thế các hình thái kinh
tế - xã hội từ thấp đến cao: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa là một hình thái kinh tế – xã hội tiếp theo với hệ tư
tưởng lý luận được Mác - Ăngghen xây dựng và phát triển dựa trên những căn cứ khoa
học và căn cứ thực tiễn. Và do đặc điểm của từng hình thái kinh tế xã hội khác nhau,
cộng sản chủ nghĩa có bản chất riêng và không thể đi lên ngay trong lòng một hình thái
kinh tế xã hội khác. Để đi lên được cộng sản chủ nghĩa, mọi dân tộc và quốc gia đều
phải trải qua thời kỳ quá độ biến chuyển bản chất hình thái kinh tế xã hội cũ lên hình
thái kinh tế xã hội chủ nghĩa
- Xét trong bối cảnh lịch sử hiện nay, chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa còn
để ngỏ, chưa một dân tộc, một quốc gia nào đã trải qua và xây dựng xong
chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, cần phải có thời gian để phát triển, biến đổi,
đi lên chủ nghĩa xã hội
- Xét về bản chất, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu (giai đoạn thấp) của chủ
nghĩa cộng sản. Vì vậy, nó còn mang nhiều dấu vết, tàn tích của chế độ xã
hội cũ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời kỳ quá độ xuất hiện như
một tất yếu nhằm khắc phục được những khó khăn, tiêu cực trên lĩnh vực
đạo đức, văn hóa, tinh thần, lối sống.
- Sự ra đời và xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội là một xu
thế tất yếu của thời đại. Thời đại ấy gắn liền với những người công nhân, đại
diện tiêu biểu cho giai cấp vô sản trong thời kỳ thoái trào của chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa xã hội chỉ được bắt đầu khi giai cấp công nhân giành được
chính quyền, thiết lập được nền chuyên chính vô sản của giai cấp mình và
sử dụng nó làm công cụ để tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
– XHCN
Mặc dù tuy đã giành chính quyền nhà nước thì giai cấp công nhân cũng không
thể có ngay chủ nghĩa xã hội được, mà phải trải qua một quá trình đấu tranh, xây dựng
khó khăn, lâu dài. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ qui định bởi chỗ: với
điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản, sau khi giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trở thành chủ thể cầm quyền, trong xã hội đó còn
chưa có đủ những tiền đề vật chất, văn hóa và tinh thần cần thiết để thực hiện những
chuẩn mực của xã hội xã hội chủ nghĩa. Muốn đạt được những đặc trưng đó, phải trải

Trang 8/ 15
qua quá trình tổ chức, xây dựng để từng bước cải tạo các quan hệ kinh tế – xã hội tư
bản và tiền tư bản, phát triển lực lượng sản xuất và thay đổi tương ứng trên lĩnh vực
quan hệ sản xuất, phát triển một cơ cấu xã hội tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần lành
mạnh phù hợp với nhu cầu giải phóng con người.
Kể từ khi ra đời hệ tư tưởng, rồi phát triển thành học thuyết, lý luận và được
nhiều quốc gia đem ra vận dụng cho cho đất nước mình, thực tiễn của việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội hiện thực đã chứng minh rằng cần thiết phải có một thời kỳ lịch sử
tương đối dài thì mới có thể hòan thành được một cách triệt để những mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
 Những khó khăn của quá trình biến đổi giữa hai hình thái kinh tế – xã hội cũng
là một đặc điểm qui định sự cần thiết, tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo V.I Lênin “Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn, vì cần phải có thời gian mới thực
hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống, và phải trải qua
một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói
quen quản lý theo kiểu tiểu tư sản và tư sản. Bởi vậy, Mác có nói đến cả một thời kỳ
chuyên chính vô sản, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”
Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất
của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng
lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cho xã hội 
Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi cơ sở vật chất kỹ thuật của một cã hội là sự
biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, sự phát triển khoa học kỹ thuật tính chất
và trình độ của các quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị.

2.1. Đặc điểm của Thời kì quá độ lên CNXH

Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành
phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. Và tương ứng với nó có nhiều
giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong
xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc. Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là
khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh
tế. Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa
dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau
trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức
phân phối chủ đạo.
Trên lĩnh vực chính trị: Các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn
tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống, trong xã hội
lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau.
Trên lĩnh cực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố tư
tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng
tư sản, tiểu tư sản… Các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau.

Trang 9/ 15
CHƯƠNG 3: TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG ĐƯỢC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM

3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Đối với quá độ lên chủ nghĩa xã hội gồm quá độ gián tiếp và trực tiếp:

- Hình thức quá độ trực tiếp: Là hình thức từ một nước tư bản tiếng hành trực
tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội. Như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nói: “Chủ nghĩa tư
bản tạo ra quá trình tư bản chủ nghĩa xã hội” đó là quá trình sản xuất hiện đại,
tổ chức quản lí sản xuất tiên tiến và những tàn dư của xã hội phong kiến qua:
thói quen tập tục, sản xuất nhỏ bị xóa sạch. Cho nên việc xóa bỏ trực tiếp thì
các nước đi lên tư bản chủ nghĩa xã hội đã có nền tảng kĩ thuật vật chất cao.
Nên các nước đó chỉ cần sức lực, thời gian tiếng hành cải tiến quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa thay thế bằng sản xuất mới.
- Hình thức quá độ gián tiếp: Là từ những nước tư bản chưa phát triển đi lên tư
bản chủ nghĩa xã hội. Và với kiểu quá độ này, tư bản chủ nghĩa chưa phát triển
đã tạo ra tiền đề quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nên đặc
điểm thời kì quá độ gián tiếp này cần phải xây dựng nền sản xuất xã hội hiện
đại công nghiệp; tiến hành các hoạt động để quét sạch những dư thừa của xã hội
phong kiến và sự chống phá của lực lượng phá hoại. Trong thực tế, hình thức
gián tiếp này được các quốc gia tư bản như nước Nga, các nước ở Đông Âu đi
lên chủ nghĩa xã hội đã sử dụng hình thức gián tiếp. Trong đó, Việt Nam là
nước thuộc địa nữa phong kiến cũng xây dựng xã hội và thực hiện hình thức
quá độ gián tiếp.

Trong bối cảnh Việt Nam sử dụng hình thức quá độ gián tiếp bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là do xuất phát từ xã hội vốn là thuộc địa, trình độ lực lượng sản xuất rất
thấp, hậu quả của chiến tranh, còn nhiều tàn dư của tư tưởng phong kiến. Bối cảnh thứ
hai là do các nước trên thế giới với bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại diễn ra mạnh mẽ đem lại thành tựu to lớn. Bối cảnh thứ ba là cảm thấy phù
hợp với xu hướng phát triển của thời đại ngày nay: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
tiến bộ xã hội. Bối cảnh thứ tư là sự lựa chọn duy nhất đảm bảo độc lập dân tộc và tự
do cho nhân dân, từ năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thì đảng ta đã khẳng
định rằng, sau khi chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, nhân dân ta sẽ tiến
hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và đảng ta kiên trì nên điều đó đã giúp ta đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.

⇒ Khẳng định sự lựa chọn này là đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của nước ta.

Việt Nam quá độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa được hiểu
thông qua:

- Con đường tất yếu khách quan là mỗi nước sẽ có hình thái kinh tế và phát
triển một cách khác nhau từ thấp đến cao. Đối với kinh tế, khi cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ được quốc tế thông qua rồi thì lực lượng sản
xuất vẫn sẽ có được nhiều hoặc ít để phát triển. Vì vậy, Việt Nam ta có thể

Trang 10/ 15
thông qua con đường giao lưu các nước trên thế giới để nước chậm phát
triển có thể theo con đường phát triển rút ngắn khi chủ nghĩa tư bản chưa bị
đánh bại. Giúp tạo nên sự gắn kết với các nước trên thế giới.
- Bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sản xuất và kinh tế thị trường tư bản bản chủ nghĩa. Ở thời kì này,
rất nhiều hình thức sở hữu còn tồn tại, tuy nhiên trong hình thức sở hữu còn
hình thức tư nhân, tư bản chủ nghĩa. Hình thức Việt Nam hiện tại là hình
thức phân phối theo lao động và giữ vai trò chủ đạo: “Người làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng”. Vẫn sẽ chấp
nhận tồn tại hình thức bót lột vì còn hình thức sở hữu, tồn tại nhiều thành
phần kinh tế. Nhưng vẫn có chủ trương, chính sách kinh tế về các nhà đầu tư
phát triển bình đẳng nhưng tuân theo hiến pháp và pháp luật. Thành phần
kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Đòi hỏi tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
Chủ nghĩa tư bản về khoa học công nghệ, quản lí sản xuất, đẩy mạnh sự phát
triển sản xuất, xây dựng tri thức, kinh tế hiện đại. Cái mới ra đời thì cần học
hỏi.
- Quá trình xây dựng tạo ra biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội. Trong thời kì này sẽ là thời kì khó khăn, phức tạp,
lâu dài. Đòi hỏi sự quyết tâm cao của Đảng và dân ta thì mới có thể thành
công.

3.1. Đặc trưng và hoàn thiện của chủ nghĩa xã hội Việt Nam
3.1.1 Đặc trưng

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991), đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta với sáu đặc trưng: 
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
sở hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người  được giải phóng khỏi áp lực, bóc tách, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm áp không, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc  trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
- Có hệ thống chủ sở hữu và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới. 
Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm thay đổi  mới, nhận thức của Đảng
ta về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triển mới.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã phát triển
mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với cơ bản đặc trưng tám ", trong đó có đặc tính
về mục tiêu, bản chất, nội dung của xã hội chủ nghĩa mà  nhân dân ta xây dựng, đó là:
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
- Do nhân dân làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và hệ thống 
sản xuất bộ phù hợp.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 

Trang 11/ 15
- Con người có cuộc sống ấm áp không, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện.
- Các dân tộc trong  cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển
- Có Nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa của nhân dân, nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 
- Có quan  hệ thống chủ sở hữu và hợp tác với các nước trên thế giới.

3.1.2 Hoàn thiện

Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu
lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các
khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước
hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về
kinh tế và xã hội.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân là phương hướng cơ bản để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, siết
chặt kỷ luật; quyền đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hóa thành
pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật. Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh
tra, kiểm tra, coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý
nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, tận dụng
mọi thời cơ, vượt lên mọi khó khăn, thách thức, nhất định công cuộc xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa đất nước ta phát triển nhanh,
bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội.

KẾT LUẬN
Kết luận
Sau khi tập trung nghiên cứu nhóm đã hiểu rõ hơn về quan điểm bản chất của
quá trình tiến lên CNXH mà Mác - Lenin đã trình bày, đồng thời cũng hiểu sâu sắc và
hoàn toàn tin tưởng vào con đường tiến lên CNXH ở việt nam. Từ nhận thức một cách
đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên CNXH ở việt nam sẽ giúp cho mỗi
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn; những thời cơ. Vận
hội; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó với quyết tâm chính trị cao chúng ta
phải phấn đấu vượt qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí; trong
nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và hành động theo quy luật.
Dù rằng con đường ấy chắc chắn sẽ gian nan và không thể thành công trong
một thời gian ngắn nhưng nếu toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm đồng
thuận theo phương hướng đã đề ra: 
- Đẩy mạnh CNXH, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,
bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng CNXH.
Trang 12/ 15
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Xây dựng nền dân chủ CNXH, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền CNXH của dân, do dân, vì dân.
- Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh.
Thì công cuộc xây dựng đi lên con đường CNXH nhất định thắng lợi. Mặc dù
nhóm đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu rất kĩ lưỡng tuy nhiên do nhận thức, kiến
thức còn hạn chế, quỹ thời gian ngắn nên nhóm chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót mong được sự chỉ dạy thêm từ phía quý thầy cô.  
Cuối cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô TS. Lê Thị Tuyết đã tận
tình hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo

1. Loigiaihay.com (2017). Website về Giáo dục. Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lênin, Chương VII, phần Hình thái Kinh tế - Xã hội cộng sản chủ
nghĩa
https://loigiaihay.com/cac-giai-doan-phat-trien-cua-hinh-thai-kinh-te-xa-hoi-
cong-san-chu-nghia-c126a20314.html

2. Website drcongcuu
https://sites.google.com/site/drcongcuu/cau-7

3. HocLuat.vn (2017). Ấn phẩm về Pháp luật. Những đặc trưng cơ bản của
CNXH. Được đăng tải ngày 15 tháng 6 năm 2021
https://hocluat.vn/nhung-dac-trung-co-ban-cua-chu-nghia-xa-hoi/

4. 123docz.net (2020). Website chia sẻ tài liệu. Tính tất yếu khách quan của thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ với Việt Nam. Được đăng tải ngày 24
tháng 10 năm 2013
https://123docz.net/document/701994-tinh-tat-yeu-khach-quan-cua-thoi-ky-
qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-va-lien-he-voi-viet-nam.htm

5. Cổng thông tin điện tử Đảng Bộ tỉnh Quảng Ngãi (2019). Cổng thông tin điện
tử. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Được đăng tải ngày 31 tháng 5 năm 2021
https://www.quangngai.dcs.vn/tin-trong-
nuoc/-/asset_publisher/RbwZSAmDDIyr/content/mot-so-van-e-ly-luan-va-
thuc-tien-ve-chu-nghia-xa-hoi-va-con-uong-i-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-
nam

Trang 13/ 15

You might also like