You are on page 1of 56

Bài tập tình huống hình sự (có đáp án)

Tình huống 1: Xác định tội danh

X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự
chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3
lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X
đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3
lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có
ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát
hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để
cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách
nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
Lời giải:
1. Xác định tội danh của X?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)
*  Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những
khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn
trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn
trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại
trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như
vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được
luật hình sự bảo vệ.
*  Mặt khách quan của tội phạm:
–  Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn.
Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người.
Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc
có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh
hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi săn thú
rừng và hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần
nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó X lên phía đồi còn P xuống khe cạn. Và khi X
nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản ứng gì của P. X bật
đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú.
Sau đó, X xách súng chạy đến thì phát hiện là P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã
đưa P đi đến trạm xá địa phương nhưng P đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của
X do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P
chết.
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người.
Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của X đã 
gây ra hậu quả làm cho P chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và
hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải
chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu
quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có
QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây
ra. Đó là X nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy
nguyên nhân P chết là do hành vi bắn súng  của X vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì
X tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả
đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở
chỗ thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng
thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết
người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không
và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra.
– Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện
ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả của X gắn liền với việc X đã loại trừ khả năng
hậu quả xảy ra. X đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt
sáo như thỏa thuận với P và chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới
nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi X xách
súng chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P
đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Điều này đã
chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của X
trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
*  Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và
đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng
lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm  nêu trên, xét thấy có đủ cơ sở để kết
luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
2017).
Ngoài ra, trong trường hợp này X sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ khí cấm
tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống
tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu  trách nhiệm
hình sự không? Tại sao?
X không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung tình huống bài ra và hậu quả là P bị thương, với tỷ lệ thương tật là 29%.
Có thể thấy, hành vi của X là đã vô ý gây thương tích cho P với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 108 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ, sung 2017):
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác  mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể  từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Vậy, với hậu quả P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật 29%, thì X không phải
chịu TNHS nhưng X sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo Nghị
Quyết 03/2006 về bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng.

Tình huống 2: Cấu thành tội phạm

A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát hiện chị B
cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H
và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc
mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an.
Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
1. H và Q phạm tội  cướp tài sản;
2. H và Q phạm tội công nhiên  chiếm đoạt tài sản;
3. H và Q phạm tội  trộm cắp tài sản.
Câu hỏi:  Hành vi của H, Q cấu thành tội gì? Tại sao?
Lời giải:
1. Ý kiến H và Q phạm tội cướp tài sản: Ý kiến này là sai, vì các tình tiết của vụ án không
đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản
Khoản 1 Điều 168 BLHS 2018 quy định về tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ
lực,  đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm.”.
Tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhắm
chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội cướp tài sản)
*  Khách thể của tội phạm:
Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình, người
phạm tội cướp tài sản xâm phạm trước hết đến thân thể, đến tự do của con người để
qua đó có thể xâm phạm được sở hữu.
Trong tình huống trên, H và Q thấy chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên đường, lại
thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng nên H và Q lấy đi toàn bộ tài sản của chị B trị giá 10
triệu đồng. Như vậy, trong tình huống này, H và Q không xâm hại đến thân thể, đến tự do của
chị B và hai người bạn hay nói cách khác là không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. H và Q
chỉ xâm hại đến quan hệ sở hữu của chị B. Như vậy, trong tình huống này, H và Q không xâm
hại đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm hại đến quan hệ sở hữu của chị B.
* Mặt khách quan:
Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi khách
quan của tội cướp tài sản. Đó là: Hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc; hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể
của nạn nhân như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm chém… Hay có thể nói một cách
khái quát là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động
nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Vũ
lực đe dọa sẽ thực hiện có thể sẽ nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có thể
nhằm vào người khác có quan hệ thân thuộc với người bị đe dọa. Để xác định dấu hiệu
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, ta thấy ngay tức khắc là ngay lập tức không chần
chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội.
Khả năng này không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của người phạm tội mà nó
tiềm ẩn ngay trong hành vi của người phạm tội. Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
cũng có nghĩa là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho người phạm
tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.
Hành vi khác làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành
vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng
lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Để xác định
hành vi này, trước hết xuất phát từ phía người bị hại phải là người bị tấn công, nhưng
không phải bị tấn công bởi hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
mà bị tấn công bởi hành vi khác. Như vậy, hành vi khác mà nhà làm luật quy định trong
cấu thành trước hết nó phải là hành vi tấn công người bị hại, mức độ tấn công tới mức
người bị hại không thể chống cự được. Ví dụ như bỏ thuốc ngủ vào cốc nước cho
người bị hại uống làm cho người đó ngủ say, bị mê mệt không biết gì sau đó mới chiếm
đoạt tài sản của người bị hại…
Trong tình huống trên, H và Q không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay có hành vi
nào khác làm cho chị B và hai người bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Chị B và
hai người bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được là do uống quá nhiều rượu nên say,
việc chị B và hai người bạn lâm vào tình trạng không nhận thức, không chống cự được không có
lỗi của H và Q. Vì vậy, trong tình huống này H và Q chỉ chiếm đoạt tài sản của chị B.
=> Từ phân tích về khách thể và mặt khách quan của tội phạm ta thấy, H và Q không thỏa mãn
dấu hiệu để cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS. Như vậy ý kiến cho
rằng H và Q phạm tội cướp tài sản là sai.
2. Ý kiến H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: ý kiến này cũng sai vì các tình
tiết không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 BLHS 2015. Qua thực
tiễn xét xử có thể hiểu: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng  chủ tài sản không có
điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên
lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (không có biện
pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện
pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách
công khai). Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản
thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu giếm hành vi phạm tội của mình , trước,
trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản, người bị thiệt hại biết ngay người lấy tài sản của
mình (biết mà không thể giữ được).
Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có
một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức
công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào
hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… Mặc dù tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản là tội phạm chưa được các nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu
nhiều, nhưng qua thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy một số trường hợp công nhiên
chiếm đoạt tài sản như sau:
 Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công
nhiên chiếm đoạt tài sản của họ;
 Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, bị  tai
nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không
do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình
trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài
sản mà không làm gì được.
Trong tình huống trên, H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên
đường nên đã chiếm đoạt tài sản của chị B. Trong trường hợp nếu chị B và hai người bạn không
hẳn bị mê mệt mà vẫn có thể  nhìn thấy hành vi chiếm đoạt tài sản của H và Q nhưng do quá say
nên họ không thể ngăn cản hành vi của H và Q thì H và Q có thể bị cấu thành tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong tình huống có ghi rõ “… H và Q phát hiện chị B cùng với hai
người bạn đang say nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và
Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết
mình bị mất tài sản và đi báo công an…”, như vậy trong khi H và Q đang thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản, chị B và hai người bạn không hề biết và nhìn thấy hành vi của H và Q, phải đến
sáng hôm sau chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Như vậy, hành vi
của H và Q không thể là công nhiên mà có hành vi lén lút, hành vi của H và Q chỉ có thể bị coi
là công nhiên khi chị B hoặc hai người bạn của chị B tỉnh giấc nhận thấy chị B bị chiếm đoạt tài
sản nhưng do quá say nên không có khả năng chống cự và H và Q vẫn công khai, trắng trợn lấy
số nữ trang trên người chị B. Tính chất công khai, trắng trợn tuy không phải là hành vi khách
quan, nhưng nó lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài
sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh,
người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm
đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
=> Từ những phân tích trên, ta thấy H và Q không có đủ các dấu hiệu cấu thành tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 172 BLHS 2015. Như vậy, ý kiến H và Q phạm tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản là sai.
3. Ý kiến H và Q phạm tội trộm cắp tài sản: ý kiến này đúng, vì đủ yếu tố cấu thành tội
trộm cắp tài sản.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS. Điều 173 không mô tả những
dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Qua thực tiễn xét xử có thể
hiểu: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản
mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi
mất họ mới biết mình bị mất tài sản.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ
xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Trong tình huống trên, H và Q không hề xâm hại đến quan
hệ nhân thân của chị B và hai người bạn mà chỉ có hành vi xâm phạm đến tài sản của chị B, cụ
thể là lấy đi toàn bộ số nữ trang bằng vàng của chị B.
* Mặt khách quan:
Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách
quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn
lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc
lợi dụng vào hoàn cành khách quan khác như chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản
để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
Để xác định hành vi trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp với một số tội phạm khác
gần kề, chúng ta có thể có một số dạng trộm cắp tài sản có tính chất đặc thù như sau:
 Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối tiếp cận tài sản để đến khi có điều
kiện sẽ lén lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản;
 Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn xô đẩy để chiếm đoạt tài sản
của người khác;
 Người phạm tội lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản
hoặc người tài sản không trực tiếp quản lý nên đã chiếm đoạt. Đặc trưng hành vi
chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu lén lút. Lén lút là dấu hiệu có nội
dung trái ngược với dấu hiệu công khai ở các tội xâm phạm sở hữu khác, dấu
hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ  ý thức chủ
quan của người thực hiện hành đó. Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan
là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút. Hành vi chiếm
đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó đó
có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi có hành vi
này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành
vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của
mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi với chủ tài sản, đối với những người khác, ý
thức chủ quan của người trộm cắp tài sản vẫn là công khai. Nhưng trong thực tế,
ý thức chủ quan của người phạm tội trong phần lớn vẫn là lén lút, che giấu đối với
người khác.
Trong tình huống trên, H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên
đường nên đã chiếm đoạt tài sản của chị B. Ta thấy trong tình huống có ghi rõ: “… H và Q phát
hiện chị B cùng với hai người bạn đang say nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ
trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B
tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an…” . Để xác định hành vi phạm tội của
H và Q  trong tình huống này ta cần xác định “tại  thời điểm mất tài sản, chủ tài sản có biết hay
không” là vấn đề cần thiết phải làm rõ, bởi nó liên quan đến bản chất của hành vi chiếm đoạt.
Trong tình huống này, chị B là chủ tài sản, do bị say rượu nằm mê mệt bên đường  nên trong khi
bị H và Q chiếm đoạt tài sản không hề biết mình bị chiếm đoạt tài sản. Phải đến sáng hôm sau
tỉnh giấc chị B mới biết mình bị mất tài sản. Như vậy, dấu hiệu “thời điểm mất tài sản” là mốc
thời gian, xác định việc tài sản đã bị chiếm đoạt và không nằm trong vòng kiểm soát của chủ tài
sản nữa. Tại thời điểm này, chủ tài sản (chị B) không biết việc mình bị mất tài sản và đây chính
là hệ quả của hành vi “lén lút”. Bởi chỉ có “lén lút” mới làm chủ tài sản không biết mình bị mất
tài sản. Mặt khác trị giá tài sản bị các đối tượng chiếm đoạt là 10 triệu đồng, thỏa mãn dấu hiệu
được nêu trong Điều 173 BLHS (từ hai triệu đồng trở lên ). Hành vi của H và Q được thực hiện
do lỗi cố ý. Mục đích cuối cùng của H và Q là mong muốn chiếm đoạt tài sản của trị B, cụ thể là
số nữ trang bằng vàng trên người của chị B.
Với sự liên hệ qua lại giữa các dấu hiệu này, giúp chúng ta dễ dàng tìm ra điểm đặc
trưng của tội “Trộm cắp tài sản”, từ đó ta có cơ sở để quyết định H và Q phạm tội trộm
cắp tài sản.
Căn cứ vào những phân tích trên, căn cứ vào khách thể và mặt khách quan của tội phạm ta thấy,
H và Q có đủ những dấu hiệu để cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều
173 BLHS 2015. Như vậy, ý kiến cho rằng H và Q phạm tội trộm cắp tài sản là đúng.

Tình huống 3: Định tội danh

A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy
máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn
chuyển của công ty X như sau:
Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra
bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang
sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy
định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau
khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng
lượng của xe.
Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100
triệu đồng thì bị phát hiện.
Câu hỏi:
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội
danh cho hành vi của B là gì?
Lời giải:
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
Trường hợp 1: Hành vi của A cấu thành Tội  lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175 BLHS 2015) :
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá
từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án  về tội này hoặc về một trong
các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại
và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình
thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời
hạn  trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình
thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có  tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g)  Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc  tịch
thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Về dấu hiệu pháp lý: Điều 140 BLHS quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
bao gồm 2 trường hợp:
 Thứ nhất, bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người
khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn, thuê,…
 Thứ hai, sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp
đồng vay, mượn, thuê,… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản luôn là tài sản,
giống như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, tuy nhiên, tội phạm này không xâm
phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây là điểm khác
biệt so với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhắm chiếm đoạt tài sản, tội  cướp giật tài
sản. Trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không quy định những
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã
chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội bị đuổi bắt, có hành vi chống trả để tẩu
thoát, gây chết người hay gây thương tích, hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác thì
tùy trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội  giết
người hoặc tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm chính là lượng dầu mà A đã chiếm đoạt được sau
nhiều lần thực hiện hành vi gian dối, tổng tài sản chiếm đoạt trị giá 100 triệu đồng.
* Chủ thể của tội phạm:
Ngoài những điều kiện về tuổi và phải có năng lực trách nhiệm hình sự, tội này đòi hỏi
chủ thể phải là những người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho khối lượng tài sản
nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng, việc giao và nhận tài sản là hoàn toàn ngay
thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để người được giao sử dụng, bảo quản,
vận chuyển, gia công hoặc sửa chữa,… tài sản.
Theo đề ra, vì A ký hợp đồng vận chuyển dầu nên A chắc chắn đã có bằng lái ô tô bởi vậy có thể
khẳng định rằng A có đủ điều kiện về tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, Trong đề cũng
nêu rõ “A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”, như vậy A đã được
công ty X tín nhiệm, giao cho việc vận chuyển dầu chạy máy. Nếu công ty X là doanh nghiệp  tư
nhân thì A không có trách nhiệm quản lý tài sản, mà chỉ có trách nhiệm vận chuyển, như vậy A
không có dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô đó là có chức vụ, quyền hạn quản lý đối với
tài sản được giao.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là
hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã
được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết.
Những hành vi đó là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết:
– Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối ( như giả tạo
bị mất, đánh tráo tài sản rút bớt tài sản,… ) hoặc
– Không trả lại được tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích
bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hàng cấm hay đánh bạc, ….)
Ví dụ như vụ việc xảy ra tại Việt Trì trong khoảng tháng 1 và tháng 2 năm 2008: Xuất
phát từ mối quan hệ quen biết giữa Nguyễn Thị Lộc (phố Đoàn
Kết, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì) với các chị Lê Thị Kiều Vân (phố Thọ Mai,
phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì)  và Lê Thị Kiều Dung (phường Vân Cơ, thành phố
Việt Trì), trong khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2 năm 2008, Nguyễn Thị Lộc đã vay
tiền của chị Vân và chị Dung với tổng số tiền là 2,1 tỷ đồng để dùng vào mục đích kinh
doanh đóng tàu thủy và làm nhà riêng. Sau khi vay được số tiền trên, Nguyễn Thị Lộc
lại không dùng đúng mục đích như cam kết. Vì hám lợi, Nguyễn Thị Lộc lại dùng toàn
bộ số tiền trên vào việc đánh bạc với hình thức ghi lô, đề mà Lộc tự nhận là thư ký ghi
đề cho một chủ đề ở Hà Nội dẫn đến thua lỗ toàn bộ khoản tiền vay. Lộc đã lạm dụng
lòng tin của chị Vân và chị Dung, dùng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp đó
là ghi lô đánh bạc.
Hành vi gian dối của A đã được miêu tả kỹ trong đề bài “Khi nhận được dầu A chạy xe
tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau
đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm
giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho.
Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số
nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe”.Ban đầu sau khi nhận
được dầu thật, A bí mật đem bán,sau đó A đổ nước vào thùng với khối lượng tương
đương, đem tới công ty nhập kho,  cuối cùng đổ nước đi và ra khỏi kho dầu.
A đã lợi dụng sự tín nhiệm của công ty X để kiếm lừa dối, chiếm dụng lượng dầu mỗi
lần vận chuyển. Giữa A và công ty X đã có hợp đồng vận chuyển “A ký hợp đồng với
công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”. A đã có hành vi gian dối, tráo đổi tài
sản, cụ thể là đổi dầu bằng nước.
– Đối tượng của hành vi chiếm đoạt: Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là
những tài sản đã được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng, trong
đề bài đối tượng của hợp đồng chính là 200 lít dầu mỗi lần A được thuê vận chuyển.
– Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản
mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 Điều 140 – BLHS thì giá trị tài
sản bị chiếm đoạt từ 1 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị
chiếm đoạt dưới 1 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng,
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong đề bài đã cho thì hậu quả của hành vi chiếm đoạt của A đã quá rõ ràng, tổng trị
giá tài sản mà A đã chiếm đoạt phi pháp có giá trị là 100 triệu đồng, thỏa mãn  Điểm d-
Khoản 2- Điều 140 BLHS “ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng
đến dưới hai trăm triệu đồng”
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài
sản, mục đích cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản.
Trong trường hợp đề ra thì lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Về lý trí, A nhận thức rõ hành
vi chiếm đoạt dầu máy của công ty X sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ty, thấy trước
hậu quả của hành vi chiếm đoạt trên. Về ý chí, A mong muốn hậu quả phát sinh, A
mong chiếm được số dầu trên để đem bán kiếm lợi nhuận.
Khi phân tích đề bài rất có thể có sự nhầm lẫn, cho rằng hành vi của A cấu thành tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, vì vậy ở đây em xin phân biệt rõ. Giữa tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản có 1 điểm khác nhau cơ bản đó là thời điểm
phát sinh ý định chiếm đoạt, nếu như A trước khi ký hợp đồng vận chuyển dầu cho
công ty X đã có ý định chiếm đoạt tài sản thì chắc chắn A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, còn nếu sau khi A có được lượng dầu một cách hợp pháp ( thông qua hợp
đồng vận chuyển) mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thì hành vi của A cấu thành tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy trong đề nêu rằng “Sau vài lần vận
chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X” mặt khác, hợp
đồng vận chuyển dầu nhiều lần thì thường là hợp đồng vận chuyển dài hạn, nên ý định
phạm tội của A có thể coi là phát sinh sau khi ký được hợp đồng. Tuy nhiên, nếu ý định
này phát sinh trước khi ký hợp đồng, hoặc hợp đồng vận chuyển dầu được ký mỗi lần
trước khi vận chuyển thì hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về cơ bản thì khung hình phạt của A là không thay đổi “ bị phạt tù từ  2 đến 7 năm”.
Trường hợp 2: Hành vi của A cấu thành tội  tham ô tài sản  (Điều 353 – BLHS 2015):
Điều 353.  Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị
giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu
đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ
cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g)  Ảnh hưởng xấu đến đời sống của  cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ
quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước  mà tham ô tài
sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Về dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội phạm)
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội tham ô là chủ thể đặc biệt: chỉ những người mang dấu hiệu chủ thể đặc
biệt đó làm dấu hiệu có chức vụ quyền hạn quản lý tài sản mới có thể là chủ thể của tội
này, những người không có chức vụ quyền hạn chỉ có  thể là đồng phạm tham ô với vai
trò là người xúi giục, tổ chức hay giúp sức.
Chủ thể của tội tham ô là người có trách nhiệm quản lý tài sản, trách nhiệm này có thể
có được do có chức vụ hoặc do đảm nhiệm những chức trách công tác nhất định, trách
nhiệm quản lý tài sản cần được phân biệt với trách nhiệm bảo vệ đơn thuần của người
làm công việc bảo vệ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã.
Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm,do bầu cử ,do hợp đồng hoặc do
hình thức khác có hưởng lương hoặc ko hưởng lưong được giao thực hiện nhiệm
vụ nhất định có quyền hạn. Cho nên ở đây A thông qua hợp đồng đã được công ty X
giao cho nhiệm vụ và quyền hạn trong việc vận chuyển xăng dầu. A được đảm nhiệm
công việc có tính độc lập đó là công việc tạo ra cho ngừoi được giao (tuy ko có trách
nhiệm quản lí tài sản) mối quan hệ cũng như trách nhiệm với khối lượng tài sản nhất
định trong khoảng thời gian nhất định.Ở đây công ty X đã giao cho anh A một mình vận
chuyển chuyển chuyến hàng, ko có người áp tải.(Trong trường hợp những thùng dầu A
chở được một cơ quan dùng dây chì buộc lại với nhau thì cơ quan đó mới là người
quản lý tài sản, và khi đó A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã nêu
ở phần a.1).
Khi A có trách nhiệm quản lý lượng dầu máy thì A là người có thẩm quyền, bởi vậy A
thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản.
* Về mặt khách quan:
Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ
đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội của tội tham ô trước hết là hành vi chiếm đoạt, đối tượng của hành vi
chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quển lý, người phạm tội đã
lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao mà chiếm đoạt tài sản mình đang quản
lý. Người phạm tội tham ô có thể dùng những thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt được
tài sản, xét đến cùng thì những thủ đoạn đó thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền
hạn được giao như phương tiện, điều kiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao
thành tài sản của mình.
Trong vụ án đề ra, hành vi của A là hành vi gian dối, với những thủ đoạn đã phân tích
như trong phần a.1.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội tham ô tài sản là những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự
hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ
chức xã hội  là hoạt động theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Hành vi của A
Về mặt chủ quan của tội phạm không có gì khác biệt so với phần a.1.
Điểm khác biệt giữa Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Tội tham ô chính là
dấu hiệu về chủ thể. Nếu như A có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi của A cấu
thành tội tham ô tài sản.
Hành vi của A thỏa mãn Điểm d Khoản 2 Điều 278 BLHS về tội tham ô tài sản.
2. B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.
Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì có thể chia ra những trường hợp
như sau:
b.1. Thứ nhất, nếu B hoàn toàn không biết gì về hành vi chiếm đoạt của A, không biết
số dầu A bán cho mình là bất hợp pháp, và không có bất kỳ thỏa thuận nào với A thì B
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A. Trong cấu thành
của mọi vi phạm pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố không thể thiếu. Lỗi là thái độ tâm
lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do
hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp thứ
nhất này, B không hề có lỗi trong việc tiêu thụ dầu của A, hoàn toàn ngay tình, bởi vậy nên B
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.
b.2. Thứ hai, nếu B hoàn toàn biết được số dầu mình mua của A là  do A chiếm đoạt
được một cách phi pháp, nhưng giả vờ như không biết,giữa A và B không hề có sự
hứa hẹn hay thỏa thuận nào, B do ham lợi vẫn cố tình tiêu thụ dầu thì hành vi của B
thỏa mãn cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có (Điều 323 BLHS)
– Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi của B là hành vi tiêu thụ dầu máy mà biết
được đó là lượng dầu A chiếm được do phạm tội, tuy nhiên giữa A và B không có bất
kỳ sự thỏa thuận nào.
– Về mặt chủ quan, B nhận thức rõ hành vi tiêu thụ dầu máy mà A chiếm đoạt được
một cách phi pháp là nguy hiểm cho xã hội, lượng dầu rất lớn ( 200 lít dầu mỗi lần)
nhưng do ham lợi nhuận, B vẫn cố tình tiêu thụ số dầu đó, B nhận thức được rõ ràng
hậu quả của hành vi của mình. Lỗi của B là lỗi cố ý.
Như vậy hành vi của B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 323 BLHS –  Tội chứa chấp
hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
b.3. Thứ ba, nếu giữa B và A có sự thỏa thuận trước với nhau (ví dụ như A chiếm đoạt
dầu để B tiêu thụ, dầu sẽ được bán cho B với giá thấp hơn giá thị trường 5%, B đảm
bảo nguồn cầu cho A,.. ). A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hành vi
của B cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 – BLHS với vai trò
đồng phạm của A.
*  Về mặt khách quan :
– Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất 2 người tham gia thực hiện tội phạm và họ có đủ điều
kiện chủ thể của tội phạm, cả A và B đều đủ điều kiện chủ thể,
– Những người đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm, với một trong 4 hành
vi : thực hiện tội phạm hoặc tổ chức thực hiện tội phạm hoặc xúi giục người khác thực
hiện tội phạm hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm. A và B cùng tham gia thực
hiện tội phạm, A lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt dầu máy, B phụ trách tiêu thụ.
* Về mặt chủ quan:
Cả A và B đều cố ý thực hiện hành vi phạm tội,  A chiếm đoạt, B tiêu thụ giúp, vì giữa
hai người đã có sự thỏa thuận với nhau nên họ còn biết và mong muốn sự cố ý tham
gia của người đồng phạm kia.
– Về lý trí: A biết rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt dầu máy là trái pháp luật,
gây nguy hiểm cho xã hội, B cũng biết rõ hành vi tiêu thụ dầu của mình là gây nguy
hiểm cho xã hội. Hai người cũng biết rõ hành vi cố ý của người kia.
– Về ý chí: tất nhiên cả hai người này mong muốn có hoạt động chung, và cùng mong
muốn để cho hậu quả phát sinh, bởi vì nếu A chiếm đoạt được dầu thì rất  cần có nơi
tiêu thụ, B cũng muốn kiếm được thêm tiền vì hành vi tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có, tuy nguy hiểm nhưng chắc chắn đem lại lợi nhuận cao hơn so với bình
thường.
Trường hợp đồng phạm của A và B là đồng phạm giản đơn, cả 2 người tham gia với
vai trò đồng thực hành nếu phân chia theo dấu hiệu khách quan. Còn nếu chia theo dấu
hiệu chủ quan thì trường hợp đồng phạm của họ là đồng phạm có dự mưu, nghĩa là đã
có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước để thực hiện hành vi chiếm đoạt và tiêu thụ dầu
nhiều lần ( tổng trị giá tài sản lên tới 100 triệu).
Đối với trường hợp đồng phạm giản đơn này, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn
bộ tội phạm, thì A và B đều bị  truy tố, xét xử về cùng 1 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, theo điểm d khoản 2.
b.4. Thứ tư, nếu nếu giữa B và A có sự thỏa thuận trước với nhau, A phạm tội tham ô
tài sản, thì hành vi của B cấu thành Tội tham ô tài sản với vai trò đổng phạm.
* Về mặt chủ quan: không có gì khác biệt so với trường hợp thứ ba nêu trên.
* Về mặt khách quan :
– Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất 2 người tham gia thực hiện tội phạm và họ có đủ điều
kiện chủ thể của tội phạm, cả A và B đều đủ điều kiện chủ thể,
– Những người đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm, với một trong 4 hành
vi : thực hiện tội phạm hoặc tổ chức thực hiện tội phạm hoặc xúi giục người khác thực
hiện tội phạm hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm.
Trong đề bài ra thì A đóng vai trò người thực hành của tội tham ô, hành vi của A là lợi
dụng quyền hạn quản lý tài sản bằng hành vi gian dối đã chiếm đoạt lượng dầu với
tổng trị giá 100 triệu, còn B đóng vai trò người giúp sức,hành vi của B là tiêu thụ dầu
giúp A.
Như vậy B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản với vai trò người giúp sức. Ngoài
ra B  cũng có thể là người xúi giục hoặc người tổ chức.
Tình huống 4:

A là quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam và bị
bắt tại Anh.
Câu hỏi:
1. Hành vi phạm tội của A có bị xử theo Bộ luật Hình Sự Việt Nam không?
2. Giả định  A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A có bị
coi là tội phạm không?
3. Hãy cho biết quan điểm cá nhân  về quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam.
4. Về nguyên tắc thì A bị xử lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam theo khoản 1 điều 5 bộ luật
hình sự Việt Nam: Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh
thổ nước  Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
Tuy nhiên do A là người Canada nên việc xử lý A phải căn cứ vào khoản 2 điều 5 của
bộ luật hình sự. Nếu A là đối tượng thuộc khoản 2, điều 5 bộ luật hình sự thì vấn đề
trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao: Đối với người
nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối tượng được
hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự
theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký
kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải
quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy câu Lời giải chính xác là có thể.
Dù A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A vẫn bị coi là
tội phạm.
Hành vi của A là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam vì nó thoả mãn
những đặc điểm của tội phạm:
 Tính nguy nguy hiểm cho xã hội
 Tính có lỗi
 Tính trái pháp luật hình sự
 Tính chịu hình phạt
Hành vi của A là tội phạm tuy nhiên do A ( chủ thể của tội phạm) thuộc đối tượng được
đặc miễn ngoại giao nên vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con
đường ngoại giao theo quy định tại khoan 2, điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam: Đối với
người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và
miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật  Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì
vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Quan điểm của cá nhân em về quy định tại điều 5 bộ luật hình sự Việt Nam.
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội
xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam,
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán
quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc
tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có
tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Quan điểm cá nhân em cho rằng điều 5 quy định về hiệu lực của bộ luật hình sự đối với
những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một
điều luật đúng hợp lý vừa thể hiện được tính nghiêm khắc vừa có sự kết hợp hài hoà
với những thông lệ ngoại giao và tập quán quốc tế điều đó nói lên rằng Việt Nam rất tôn
trọng những điều ước, điều khoản mà mình đã ký kết, đây là một điều kiện rất quan
trọng để chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Tuy vậy không vì điều đó
mà việc thực hiện pháp chế bị ảnh hưởng mà trái lại điều luật này đã quy định rất rõ là
mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam đều được áp dụng thoe bộ luật này.
Bên cạnh sự đúng đắn và hợp lý đó em còn thấy rằng để thực hiện được điều luật này
phải có một chính quyền đủ mạnh và phải có sự phối hợp giữa các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Vì một khi nhà nước mình không đủ mạnh để gây áp lực và quốc
gia khác không hợp tác thì không thể xử lý được một hành vi phạm tội   trên lãnh thổ
Việt Nam mà bị bắt ở nước ngoài khi mình yêu cầu dẫn độ về nước để xử lý theo bộ
luật hình sự Việt Nam mà không được nước đó chấp nhận.
Một ví dụ điển hình năm 2001 Lý Tống dùng máy bay từ Thái Lan xâm phạm vào lãnh
thổ Việt Nam rải truyền đơn rồi tẩu thoát về Thái Lan sau đó bị bắt, nhà nước ta đã yêu
cầu phía Thái Lan dấn độ Lý Tống về Việt Nam để xử lý theo bộ luật hình sự Việt Nam
nhưng không được phía Thái Lan chấp nhận. Nên hành vi tội phạm mà Lý Tống thực
hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn không bị xư lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam.
Như vậy ta thấy để thực hiện triệt để được điều luật này cần phải có một nhà nước mạnh và sự
cần thiết phải tiến hành ký kết các hiệp ước tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.

Tình huống 5: 

Lợi dụng lúc gia đình B ngủ trưa không đóng cửa, A lẻn và nhà B lấy chiếc xe đạp mini
Nhật ( trị giá khoảng hai triệu đồng). A dắt xe ra đến sân thì bị anh B phát hiện và đuổi
theo giằng lại, A dùng chân đạp mạnh vào người anh B làm anh ngã ra sân. A vội lên
xe và đạp ra ngoài đường để tẩu thoát nhưng đã bị mọi người bắt giữ. Anh B ngã chỉ bị
xây xước. Về việc phạm tội của A có quan điểm cho rằng:
1. A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung tẩu thoát (điểm d khoản 2 Điều 173
BLHS)
2. A phạm tội cướp tài sản
Theo anh (chị) quan điểm nào đúng và giải thích tại sao?
Lời giải:
Với tình huống như đã mô tả ở trên theo em A phạm tội cướp tài sản theo điều 173
BLHS.
Giải thích: Tội cướp tài sản là dùng vũ lực hoặc đe doa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc
có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản (133 BLHS)
* Khách thể:
Xâm phạm đến quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ của người khác. Như vậy, tội “Cướp tài sản” xâm phạm đồng thời hai
quan hệ được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
* Mặt khách quan :
Theo quy định của điều luật, có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm
tội của tội cướp tài sản. Đó là: + Hành vi dùng vũ lực; + Hành vi đe doạ dùng vũ lực
ngay tức khắc; + Hành vi làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự
được. Cả ba hành vi trên đều có mục đích  nhằm chiếm đoạt tài sản.
* Chủ thể:
Là chủ thể thường chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
* Mặt chủ quan của tội pham:
+ Lỗi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý.
+ Mục đích của tội cướp tài sản là chiếm đoạt tài sản.
Đối chiếu và tình huống trên ta thấy mặc dù ý định ban đầu của A là thực hiện hành vi
trộm cắp nhưng từ lúc A dắt xe ra bị B phát hiện và giữ lại, A dùng chân đạp mạnh và
người B, làm B ngã và A đã lên xe và đạp ra ngoài đường để tẩu thoát hành vi này đã
đủ cấu thành tội cướp tài sản và lúc này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hóa thành tội
cướp tài sản, đây chính là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản. Kể cả trong
trường hợp A đã chiếm đoạt được chiếc xe đạp bằng thủ đoạn của tội trộm cắp nhưng
ngay sau đó đã bị phát hiện và A đã tấn công lại B bằng những thủ đoạn của tội cướp
nhằm giữ bằng được chiếc xe đạp đã chiếm đoạt trước đó thì vấn bị xử tội cướp tài
sản. Hành vi tấn công B ( dùng chân đạp mạnh vào người B làm B ngã và lên xe và
đạp ra ngoài đường để tẩu thoát không thể được coi là tình tiết hành hung để tẩu thoát
theo điểm d khoản 2 điều 173 BLHS được vì trường hợp hành hung để tẩu thoát là
người phạm tội đã có hành vi dùng sức mạnh chống trả lại việc bắt giữ để tẩu thoát.
Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát chứ không phải nhằm mục đích giữ
bằng được tài sản vừa mới chiếm đoạt được. Mà theo mô tả trên thì A tấn công B
không phải nhằm mục đích tẩu thoát mà nhằm mục đích giữ bằng được chiếc xe đạp vì
vậy đây là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản nên tội trộm cắp đã chuyển hoá
thành tội cướp tài sản.
Thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Công an, Bộ Tư pháp số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng
12 năm 2001 về việc Hướng dẫn áp đụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm
phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999:
Do BLHS 2015 vừa có hiệu lực nên chưa có văn bản  hướng dẫn về vấn đề này nên em đã tham
khảo, sử dụng văn bản hướng dẫn này.
6. Khi áp đụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2
Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 BLHS) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội
chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ
hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây
bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng
đã bịngười bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài
sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu
cấu thành tội cướp tài sản
Trong tình huống trên, mặc dù A cho là lên xe đạp để tẩu thoát nhưng xe đạp là xe của
ông D, việc A tẩu thoát cùng với xe đạp của người bị hại phải bị coi là chiếm đoạt tài
sản chứ không thể coi là A “mượn tạm” để tẩu thoát. Ai thực hiện hành vi phạm tội xong
cũng đều có mục đích tẩu thoát. Nhưng trong trường hợp này, mục đích của A không
chỉ đơn thuần là tẩu thoát mà còn là chiếm đoạt.
Như vậy, qua sự phân tích và căn cứ vào hướng dẫn trên ta khẳng định rằng A phạm
tội cướp tài sản theo điều 173 BLHS, (do tội Cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức
nên tội phạm đã hoàn thành từ khi A dùng chân đạp vào B để lấy cho bằng được chiếc
xe), chứ không phải tội trộm cắp tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm d
khoản 2 điều 173 BLHS).
Theo em, thì thực chất, cái mà chúng ta gọi là “chuyển hoá” chẳng qua là đã bỏ đi một
tội cho người phạm tội. Khi A lén vào nhà B dắt xe ra, A đã thực hiện hết các hành vi có
thể có trong tội Trộm cắp tài sản, nhưng chưa ra khỏi phạm vi kiểm soát của B (chưa ra
khỏi nhà) thì bị phát hiện nên A phạm tội chưa đạt (đã hoàn thành). Tính nguy hiểm của
hành vi này được thu hút vào hành vi Cướp tiếp theo nên chúng ta gọi là chuyển hoá
thành tội “Cướp tài sản”./.

Tình huống 6:

A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tính hình xã hội có
nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong
và ngoài nước, A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện
giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào
nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó A bị bắt.
Hỏi:
1. Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?
a. A phạm tội giết người?
b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành?
2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người?
Lời giải
1 . Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?
a. A phạm tội giết người? Sai
Nếu xét các dấu hiệu cảu mặt khách quan thì hành vi của A cũng tương tự tội giết
người. Đối với tội giết người, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, dấu hiệu định
tội nhưng nếu giết người có mục đích làm suy yếu chính quyền nhân dân thì đã thỏa
mãn CTTP tội khủng bố. Hành vi của A không đơn thuần chỉ là hành vi giết một con
người cụ thể mà hành vi của A để gây thêm thanh thế cho tổ chức, thu hút sự chú ý
của dư luận trong và ngoài nước, từ đó nhằm làm suy yếu chính quyền. Mặt khác, K là
một chủ tịch huyện, với vai trò cán bộ nhà nước, lại ở giáp biên giới, nơi thường bị các
lực lượng thù địch lợi dụng chống phá. Như vậy, xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội
thì hành vi của A là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia. Chính vì thế,
A không phạm tội giết người mà là phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân
dân theo điều 113 BLHS 2015 .
b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành? Sai
Về căn cứ pháp lý, CTTP tội khủng bố là CTTP vật chất, là CTTP có các dấu hiệu của
mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
Mặt khác, tội khủng bố có 2 loại hậu quả:
 Hậu quả trực tiếp: chết người, thương tích, tự do thân thể bị tước đoạt hoặc
bị hạn chế. Đây chính là dấu hiệu bắt buộc của tội khủng bố, và nó hoàn thành khi
hậu quả trực tiếp xảy ra. Hậu quả này là phương tiện để người phạm tội đạt được
kết quả suy yếu chính quyền nhân dân.
 Hậu quả gián tiếp: thông qua hậu quả trực tiếp, người phạm tội có thể làm suy
yếu chính quyền. Tuy nhiên hậu quả này không phải là dáu hiệu bắt buộc của
CTTP tội khủng bố.
Xét về lý luận, CTTP vật chất hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra, xét với tội khủng bố
tức là cả 2 hậu quả đều xảy ra. Tuy nhiên, rất khó để xác định, thậm chí là không thể
xác định được chính quyền đã suy yếu hay chưa, nếu suy yếu thì nó ở mức độ nào, và
nhà nước cũng không thể công bố kết quả ra được vì nguyên nhân chính trị. . . Như
vậy tội khủng bố hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra.
Xét vào vụ án trên, A đã có hành vi ném lựu đạn vào nhà với ý muốn giết chết K, nên
hành vi của A không thể là hành vi quy định tại khoản 3 điều 113: “đe dọa thực hiện một
trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần
của cán bộ, công chức hoặc người khác” mà là hành vi quy đinh tại khoản 1 nhưng ở
giai đoạn phạm tội chưa đạt vì hậu quả chết người chưa xảy ra.
2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người

Tình huống 7:

Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện ra chị B cùng với hai người bạn đang
say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q
lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng khi cơn say đã hết chị B tỉnh giấc
mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về
tội danh của H và Q :
1. H và Q phạm tội cướp tài sản;
2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?
Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi giao cấu với chị B thì
bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ làm chị B chết thì H và Q có
phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không? Nếu có tội thì tội danh cho hành vi của
H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?
Lời giải
1. H và Q phạm tội cướp tài sản là khẳng định sai vì:
Theo Điều 168 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cướp tài sản là hành vi dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ta khắng định như vậy là dựa vào dấu hiệu pháp lý sau:
* Khách thể của tội phạm:
Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội đó là quan hệ nhân thân và
quan hệ sở hữu. Sự xâm hại một trong hai quan hệ này đều chưa thể hiện được hết
bản chất nguy hiểm của hành vi cướp tài sản, nên cả hai quan hệ này đều chưa thể
hiện được hết bản chất nguy hiểm của hành vi cướp tài sản. Do vậy cả hai quan hệ xã
hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản.
Ở đây H và Q không có bất kỳ hành vi nào là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay hành
vi khác để đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản mà H, Q chỉ thực hiện 1 hành vi duy
nhất là lấy tài sản trên người chị B khi biết chị đang trong tình trạng say rượu.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội nhưng vẫn làm và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Bên cạnh việc cố ý thực hiện
hành vi phạm tội thì người phạm tội còn có mục đích chiếm đoạt tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Việc
giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng được coi là dạng đặc biệt của mục đích chiếm
đoạt. Như vậy, những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay làm
cho người khác bị tấn công không thể chống cự được nhằm mục đích giữ tài sản vừa
chiếm đoạt được cũng bị coi là cấu thành tội cướp tài sản.
Lỗi của H, Q là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội cả H, Q đều biết mình
có hành vi nguy hiểm cho xã hội là xâm phạm quan hệ sở hữu nhưng vẫn làm và mong
muốn cho hậu quả đó xảy ra. Khi thấy B và bạn của chị trong tình trạng say rượu H, Q
đã không tốn chút công sức nào để chiếm đoạt được tài sản.
Về dấu hiệu mục đích: Khi sử dụng rượu hay các chất kích thích khác thường gây ra
sự hưng phấn trong cơ thể nên con người dễ thực hiện những hành vi nằm ngoài sự
kiểm soát của bản thân.Trong tình huống này H, Q không hề có sự bàn bạc, thỏa thuận
hay rủ nhau uống rượu vào để lợi dụng chất kích thích đi phạm tội. Việc phạm tội nằm
ngoài ý chí chủ quan của H, Q. Chỉ khi vô tình nhìn thấy trên người chị B đeo nhiều nữ
trang mà chị và các bạn đang ở trong tình trạng say mềm không còn biết gì nữa, không
có khả năng phòng vệ nên H, Q mới nảy sinh ý định lấy tài sản.
=> Từ những phân tích trên, xét thấy có đủ cơ sở để khẳng định H, Q không phạm tội cướp tài
sản theo Điều 168 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là khẳng định sai vì:
Theo luật hình sự Việt Nam thì công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở,
vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai.
* Mặt khách quan của tội phạm:
Do đặc điểm riêng của tội này nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy
nhất là “chiếm đoạt” nhưng bằng hình thức công khai với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của
người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan như thiên tai, hỏa hoạn,
chiến tranh…
Tính chất công khai, trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một
đặc điểm cơ bản đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Công nhiên chiếm đoạt tài
sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công
nhiên với mọi người xung quanh.
Ta thấy về hành vi phạm tội, thì hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi có tính chất chiếm
đoạt. Đây là dấu hiệu bắt buộc đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi chiếm đoạt. Như
vậy hành vi chiếm đoạt không còn là mục đích hành động mà phải được thực hiện
trong thực tế.
Ở trường hợp này cả H và Q đã có hành vi chiếm đoạt là lấy tài sản của chị B, dấu hiệu
chiếm đoạt ở đây mới nhìn có vẻ rất công khai nhưng thực tế lại không như vậy. Việc
chiếm đoạt tài sản của H và Q đối với chị B được thực hiện một cách từ từ, từ khi bắt
đầu cho tới khi kết thúc hành vi phạm tội, chính hành vi này đã làm cho ta lầm tưởng
rằng H và Q không có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình. Tuy vậy cả H và Q
đều có hành vi che giấu việc thực hiện tội phạm. H và Q có công nhiên đối với tài sản
nhưng lại có hành vi che giấu với chủ sở hữu tài sản là chị B và mọi người xung quanh
mà cụ thể ở đây là những người bạn của chị B. Việc chiếm đoạt tài sản của H và Q
không công khai nhưng do hoàn cảnh khách quan thuận lợi là trời tối vắng vẻ, chị B và
những người bạn đều trong tình trạng say không biết gì đang xảy ra nên không có điều
kiện ngăn cản. Vì vậy nên sau khi chiếm đoạt được tài sản H và Q đã không cần nhanh
chóng lẩn trốn.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Cũng như đối với tội trộm cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng
đoạt tài sảnthì tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý. Mục
đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản. Khác với tội xâm phạm sở hữu khác thì người phạm tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau
khi thực hiện hành vi chiếm đoạt vì hành vi chiếm đoạt đã bao gồm cả mục đích của
người phạm tội. Vì vậy mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt tài sản thì người
phạm tội còn có thể có mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận
mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác.
Như trên đã phân tích thì H và Q thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và
không có mục đích chuẩn bị phạm tội từ trước, hành vi phạm tội hoàn toàn là do điều
kiện khách quan mang lại. Việc chiếm đoạt tài sản đã có chủ của H và Q được tiến
hành khi họ biết chị B và những người bạn của chị đều trong tình trạng hạn chế về
năng lực hành vi không có điều kiện để ngăn cản. Mặc dù chính lúc này chị B phải có
đủ điều kiện và có thể kêu cứu để ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của H và Q.
Như vậy H và Q không phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS 2015.
3: H và Q phạm tội trộm cắp tài sản là khẳng định đúng vì:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ.
Ta thấy hành vi phạm tội của H và Q đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong
cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản, cụ thể là:
* Chủ thể của tội phạm:
Đối với tội trộm cắp tài sản thì chủ thể của tội phạm cũng giống như đối với các tội xâm
phạm sở hữu khác đều là chủ thể thường tức là đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
(Điều13 BLHS) và đạt độ tuổi luật quy định (Điều 12 BLHS).
Ở đây đề bài không nêu H và Q có dấu hiệu hạn chế về năng lực hành vi, mắc bệnh
tâm thần… và độ tuổi nên ta mặc nhiên coi H và Q đã đủ tuổi và không ở trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản cũng tương tự như những tội có tính chất chiếm đoạt
khác, nhưng tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm
phạm đến quan hệ sở hữu. Đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, điểm này được thể hiện trong cấu
thành tội trộm cắp tài sản. Điều luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là
tình tiết định khung hình phạt vì vậy nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người
phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết người, gây thương tích
thì tùy từng trường hợp mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội trên.
Trong trường hợp đề bài nêu thì H và Q cũng chỉ có hành vi xâm phạm đến quan hệ sở
hữu. Vì khi lấy tài sản thì chủ sở hữu tài sản là chị B và các bạn của chị đang trong tình
trạng say, không có điều kiện để ngăn cản hành vi phạm tội của H và Q, hơn nữa khi
đó trời lại tối và vắng vẻ. Do đó cả H và Q không có ý định hay hành vi nào nhằm đối
phó lại chị B và những người xung quanh.
* Mặt khách quan của tội phạm:
Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có hành vi duy nhất là
“chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút. Với thủ đoạn lợi dụng sơ hở,
mất cảnh giác của người quản lý tài sản. Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có
hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác đó là dấu hiệu lén lút
và dấu hiệu tài sản đang có chủ.
Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai. Nó vừa chỉ đặc điểm
khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành
vi đó. Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện
cũng là lén lút.
Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà nó có
khả năng không cho phép chủ tài sản biết. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén
lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che dấu hành vi
phạm tội.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ. Hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản ở tội này phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Đó là
tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là đang nằm trong sự chi
phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm và tài sản đang còn nằm
trong khu vực quản lý, bảo quản của chủ tài sản.
Xét về khách quan, chỉ những tài sản trên mới là đối tượng của tội trộm cắp tài sản. Xét
về chủ quan, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội cũng biết tài sản chiếm
đoạt có đặc điểm đang có chủ.
Vì đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản
mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi
mất họ mới biết mình bị mất tài sản. Ở đây H và Q đã có hành vi lén lút mà không công
khai. Sự lén lút trong việc phạm tội thể hiện ở việc lợi dụng chủ sở hữu đang trong tình
trạng say rượu không biết gì để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ tài sản là
chị B.Vì say mềm nên chị B và hai người bạn không hề biết bị H và Q lấy mất tài sản,
chỉ sau khi tỉnh rượu thì họ mới biết là mình bị mất tài sản và đi báo công an.
Tính chất lén lút của hành vi trộm cắp tài sản còn thể hiện ở chỗ người phạm tội che
giấu hành vi phạm tội của mình. Lén lút đối lập với công khai, trắng trợn. Tuy nhiên lén
lút không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản mà trong nhiều trường hợp
người phạm tội cũng lén lút để thực hiện mục đích khác như lẻn vào nhà người khác để
đặt mìn nhằm giết hại những người trong gia đình của họ, lẻn vào phòng ngủ của  phụ
nữ để thực hiện việc hiếp dâm…vì vậy khi nói đến trộm cắp tài sản thì không thể không
đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không chiếm đoạt tài sản thì
không phải là trộm cắp tài sản.
Ở đây H và Q đã lén lút lấy đi số nữ trang của chị B trị giá 10 triệu đồng, tuy công khai
với tài sản nhưng cả H và Q đều có hành vi lén lút với chủ tài sản là chị B và những
người xung quanh nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong
muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản. Vì vậy có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu
bắt buộc của chủ thể tội này. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt tài sản người phạm
tội còn có thể có mục đích khác.
Khi trên đường về phát hiện ra chị B và những người bạn của chị do say rượu không
biết gì đang nằm mê mệt bên lề đường và trên người chị B có đeo nhiều nữ trang bằng
vàng có giá trị nên H và Q đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Tuy không có chủ
định,bàn bạc từ trước và việc phạm tội cũng hoàn toàn là do điều kiện khách quan
mang lại nhưng lỗi mà H và Q thực hiện là lỗi cố ý chiếm đoạt tài sản đang có chủ sở
hữu.
=> Từ những phân tích trên chứng tỏ hành vi phạm tội của H và Q đã đủ dấu hiệu cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tình huống 8:
T, H, K là cựu sĩ quan của chính quyền Sài gòn có sự thù ghét mất mãn với chính
quyền mới. Thấy hoạt động chống phá chính quyền trong nước gặp nhiều khó khăn
cần có sự dúp đỡ của nước ngoài. T, H, K đã liên hệ với  một tổ chức phản động ở
nước ngoài. Theo thoả thuân, tổ chức phản động nước ngoài sẽ đón cả bọn tại hải
phận quốc tế. T, H, K thuê A ngư dân dùng thuyền đưa bọn chúng ra hải phân quốc tế
với giá 15 cây vàng. Biết rõ mục đích chống chính quyền của chúng nhưng do tham
tiền nên A vẫn chở bọn chúng đi.
Hỏi:
1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích?
a. T, H, K phạm tội nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?
b. Tội phạm do T, H, K thực hiên ở giai đoạn phạm tội hoàn thành?
c. A là người đồng phạm
2.  Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Lời giải
1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích?
a. T, H, K phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân – Đúng
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 109 BLHS
2015:
Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị
phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì
bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ta thấy hành vi của T, H, K đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân.
Khách thể của tội này là xâm phạm sự tồn tại cuả chính quyền nhân dân. Thấy hoạt
động chống chính quyền trong nước gặp nhiều khó khăn cần có sự tiếp sức của nước
ngoài T, H, K đã liên hệ với một tổ chức  phản động nước ngoài như vây về mặt khách
quan thì K, H, T đã tham gia vào tổ chức phản động của nước ngoài nhằm tạo thêm
sức mạnh để tiến tới hoạt động nhằm lật đổ chính quyền mới.
Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp mục đích của
T, H, K là lật đổ chính quyền nhân dân. mặc dù nhận thức được hành vi của mình, thấy
rõ được hậu quả của hành vi đó có mức độ nguy hiểm cao ngây ra hoặc có khả năng
gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, tức là sức
mạnh và sự tồn tại của chế độ nhà  nước, chế độ xã hội, lợi ích cơ bản của dân tộc, sự
đoàn kết thống nhất của toàn dân,an toàn chung xét trên quy mô quốc gia nhưng chúng
vấn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xẩy ra, hậu quả xẩy ra là hoàn toàn phù hợp
với mục đích của chúng
Chủ thể của tội hoạt động nhăm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kỳ người nào có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Khoản 1 điều 12 BLHS năm 2015 quy định về tuổi chiụu trách nhiệm hình sự “Người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm
mà Bộ luật này có quy định khác.”. Điều 13 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia
hoặc chất kích thích mạnh khác “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác,
thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”. Căn cứ vào hai điều luật này ta thấy T,H, K là cựu
sĩ quan của chính quyền Sài gòn nên đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không
trong tình trạng khôg có năng lực trách nhiệm hình sự. Khi thực hiện hành vi phạm tội
T, H, K đã đủ điều kiện là chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân đân.
Qua sự phân tích trên ta thấy tội phạm mà T, H, K thực hiện là tôị hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân được quy định tại Điều 109 BLHS 2015:
b. Tội phạm do T, H, K thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành –  Đúng
Biểu hiện cụ thể của hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân rất đa
dạng phong phú. Có thể nhận lời tham gia dưới hình thức thoả thuân miện, cũng có thể
bằng hình thức văn bản như viết đơn, cam đoan xin gia nhập tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân… một người được coi là tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân khi nhân lời tham gia  tổ chức đó, không cần xét đến đã làm lễ kết  nạp, ăn
thề hay chưa, có tên trong danh sách tổ chức hay không, hoặc đã tiến hành những hoạt
động tội phạm cụ thể theo sự phân công, chỉ đạo của tổ chức hay chưa. Như vậy sự
tham gia ở đây là sự tự nguyện, nhận  thức được tính chất phạm tội của tổ chức còn
các trường hợp khác do bị cưỡng bức, lừa bịp hoặc do bị lạc hậu về nhận thức nên đã
nhận lời tham gia tổ chức thì phải xem xét đánh giá điều kiện hoàn cảnh của từng
trường hợp
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có cấu thành tội phạm cắt xén tức là
chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả. cấu thành tội phạm cắt xén
khác với cấu thành tội phạm hình thức là dấu hiệu hành vi trong cắt xén không phải là
sự phản ảnh chính hành vi phạm tội mà là hành vi “hoạt động” nhằm thực hiện hành vi
đó, hành vi phạm tội của loại tội có cấu thành tội phạm cắt xén phản ảnh.
Trong cấu thành tội phạm của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân dấu
hiệu hành vi phản ảnh tất cả những hoạt động nhằm thành lập hoặc tham gia tổ chức –
có mục đích lật đổ chính quyền chứ không phản ảnh chính hành vi thành lập hoặc tham
gia là hai loại hành vi phạm tội của loại tội này. Vì vậy tội hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tôi thực hiện hoạt
động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Tổ chức
phạm tội có thể hoàn thành hoặc chưa hoàn thành người tham gia  tổ chức có những
hành động cụ thể theo kế hoạch của tổ chức hoặc chưa có hành động cụ thể gì, điều
đó chỉ có giá trị trong đánh gía mức độ phạm tội, để quyết định hình phạt và hình thức
xử lý tương xứng chứ không có giá trị trong xác định cấu thành tội phạm hay không, khi
có hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức thì tội phạm được xác định là hoàn thành.
Ở đây T, H, K có sự thù ghét bất mãn với chính quyền nhân dân, thấy hoạt động chống
phá trong nước  gặp nhiều khó khăn cần sự tiếp sức của tổ chức phản động nước
ngoài K, T, H đã lên hệ với tổ chức phản động nước ngoài và theo thoả thuận tổ chức
phản động nước ngoài sẽ đón cả bọn tại hải phận quốc tế như vậy mặc dù T, H, K
chưa có hành động cụ thể nhưng bọn chúng đã có hành vi liên hệ với tổ chức phản
động nước ngoài để tìm sự dúp đỡ và đã trốn ra nước ngoài để thuận lợi hơn cho việc
hoạt động nhằm chống phá chính quyền nhân dân. Vì vậy tội phạm do T, H, K thực
hiện ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.
c. A là người đồng phạm – Đúng
Tại khoản 1 điều 17 BLHS 2015 quy định “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố
ý cùng thực hiện một tội phạm.”.
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt thể hiện quy mô và tính chất nguy hiểm
hơn của tội phạm như tinh vi hơn xảo quyệt hơn táo bạo và liều lĩnh hơn có bàn bạc và
lên kế hoạch…hơn so với tội phạm riêng rẽ.
* Về mặt khách quan:
 Thứ nhất là phải có ít nhất từ hai người trở lên và những người này có đủ điều
kiện về chủ thể của tội phạm.
 Thứ hai là những người đồng phạm phải cùng tham gia vào một tội phạm sự
tham gia này thể hiện một trong 4 hành vi là Tổ chức, thực hành, xúi dục và dúp
sức, tương ứng với bốn hành vi đó là có bốn lại người đồng pham.
* Về mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện do đồng phạm phải là tội cố ý. Những người đồng phạm đều
cố ý thực hiện tội phạm hoặc biết và mong muốn sự cố ý của người khác khi cùng  thực
hiên tội phạm. về lý trí mọi người đồng phạm đều  nhận thức rõ hành vi của mình và
của người khác trong vụ đồng phạm là nguy hiểm cho xã hội và cùng thấy trước được
hậu quả của hành vi đó họ đều ý thức được hành vi của minh là môt bộ phận, một mắt
xích trong quá trình thực hiện vụ đồng phạm, hành động của người này là điều kiện là
tiền đề cho hành động của người kia và cho tất cả những đồng phạm khác. Về mặt ý
chí mọi đồng phạm đều mong muốn  hậu quả xẩy ra hoặc có ý để mặc cho hậu quả xẩy
ra. Trong trường hợp này A đóng vai trò là người dúp sức. Khoản 2 điều 20 quy định
“người dúp sức là người tạo ra những điều kiện về vật chất hay tinh thần cho việc thực hiện tội
phạm”
T, H, K đã thuế A là ngư dân dùng thuyền đưa bọn chúng ra hải phận quốc tế với giá
mười lăm cây vàng  biết rõ mục đích chống chính quyền của T, H, K nhưng A do tham
lam nên vẫn chở bọn chúng trốn đi. Hành vi dúp sức qua hành động của A đã tạo điều
kiện thuận lợi dễ dàng cho vịêc thực hiên tội phạm của T, H, K. Ở đây A không có cùng
mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân với T, H, K nhưng vì động cơ
cá nhân, tham tiền nên biết rõ A vẫn  chấp nhận mục đích và tạo điều kiện vật chất
bằng cách dùng thuyền đưa bọn chúng ra hải phân quốc tế. Về mặt lý trí A nhận thức
rõ hành vi của mình trong vụ đồng phạm là nguy hiểm và có thể thấy trước hậu quả là
T, H, K trốn thoát ra nước ngoài kết hợp với tổ chức phản động nước ngoài sẽ có
những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với A hậu quả chính quyền
nhân dân có bị lật đổ hay không A không quan tâm, cải mà A quan tâm chỉ là mười lăm
cây vàng mà T, H, K dùng để thuê A chở bọn chúng trốn thoát.
=> Như vậy trong vụ này A là người đồng phạm  đóng vai trò là người giúp sức.
2: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
(Điều 109 BLHS)
Theo quy định của điều luật mục đích của tội phạm là nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân, thay đổi chế độ chính trị, chế độ kinh tế và xã hội đã được hiến pháp ghi nhận. Để
đạt được mục đích đó người phạm tội đã tiến hành thành lâp, tham gia tổ chức nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân, xâm hại đến những quan hệ xã hội được luật hính sự bảo
vệ là sự tồn tại sự vững mạnh của nhà nước của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy khách
thể trực tiếp của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiên đầy đủ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là sự tồn tại, sự vững mạnh của nhà nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Về mặt khách quan:
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiện ở những hành vi sau:
Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động thành lập do người tổ
chức tiến hành, chính hoạt động thành lập của người tổ chức dẫn đến tổ chức phạm tội
được hình thành tồn tại và phát triển nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động
thành lập tổ chức có thể được thực hiện dưới các hình thức cụ thể sau:
– Khởi xướng và thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân đề ra chủ
trương, phương hướng kế hoach hoạt động sau khi tổ chức phạm tội được thành lập.
– Tuy không khởi xướng việc thành lập tổ chức nhưng trực tiếp đứng ra thành lập tổ
chức tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia vào tổ chức phạm tội
– Bàn bạc thảo luận về việc thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phân
công nhau tiến hành những hoạt động cần thiết cho tổ chức phạm tội ra đời.
– Soạn thảo cương lĩnh, điều lệ hoặc vạch ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của
tổ chức phạm tội.
Một tổ chức được thành lập nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có thể đã soạn thảo
được cương lĩnh điều lệ cũng có thể chỉ là thoả thuận miệm nội dung quan trọng chính
là mục đích lật đổ chính quyền nhân dân của tổ chức phạm tội. Hành vi thành lập tổ
chức thường xuất hiện khi tổ chức phạm tội chưa ra đời hoặc trong quá trình hình
thành tổ chức. Trong một số trường hợp hành vi này xuất hiện khi tổ chức phạm tội đã
được thành lập thâm chí đã tan rã cơ bả về cơ cấu tổ chức.
Tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:
Đây là hành vi của những người gia  nhập tổ chức phạm tội khi nhận thức được tính
chất, mục đích hoạt động của tổ chức đó là lật đổ chính quyền nhân dân. Một người bị
quy kết là tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi người đó nhận thức
được rằng tổ chức mà mình tham gia là tổ chức phạm tội có mục đích lật đổ chính
quyền nhân dân mà vẫn tham gia với bất kì vai trò nào trong tổ chức đó. Biểu hiên cụ
thể của hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân rất phong phú và
đa dạng. Có thể là nhận lời tham gia  dưới hình thức thoả thuận miệng cũng có thể
bằng văn bản như viết đơn cam đoan xin gia nhập tổ chức…một người bị coi là tham
gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân khi nhận lời tham gia tổ chức đó mà
không cần xét đến lễ kết nạp ăn thề  hay chưa, có tên trong danh sách tổ chức hay
không hoặc đã tiến hành hoạt động tội pham cụ thể theo sự phân công chỉ đạo của tổ
chức hay chưa. Như vậy sự tham gia ở đây là tự nguyện, nhận thức được tính chất
phạm tội của tổ chức còn các trường hợp bị cưỡng bức, lừa bịp hoặc lạc hậu về nhận
thức nên đã nhận lời tham gia tổ chức thì phải xem xét đánh giá điều kiện hoàn cảnh
thực tế cụ thể của từng trường hợp để kết luận.
– Nếu hoàn toàn bị lừa bịp không nhận thức được tính chất và mục đích của tổ chức
nhưng sau đó đã nhận thức được mục đích của tổ chức là hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân nhưng vẫn không từ bỏ tổ chức đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự
về hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được coi là hoàn thành từ thời điểm
người phạm tội thực hiện hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhăm lật đổ chính
quyền nhân dân. Tổ chức phạm tội có thể đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành người
tham gia tổ chức có thể đã có hoạt động tội phạm cụ thể theo kế hoạch của tổ chức
hoắc chưa có hoạt động cụ thể gì điều đó chỉ có gía trị trong việc đánh giá mức độ
phạm tội, để quyết định hình phạt và hình thức xử lý tương xứng chứ không có gía trị
trong việc cấu thành tội phạm. Khi có hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức thì tội
phạm đã được xác định là hoàn thành.
  * Chủ thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kỳ người nào có
năng lực trách nhiêm hình sự và đạt độ tuổi lật định.
* Mặt chủ quan của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được đặc trưng bởi
hình thức lỗi cố ý trực tiếp và mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Người nào
thành lập hoặc tham gia vào tổ chức phạm tội nhưng không nhằm mục đích lật đổ
chính quyền nhân dân thì không phải chịu trách nhiêm hình sự về tội này. Khả năng và
thực lực của tổ chức không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Thực tiến đấu tranh chống loại tội này
cho thấy bọn tội phạm thường tập hợp lực lượng chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ thuận lợi
sẽ tiến hành lật đổ chính quyền nhân dân. Song cũng không ít trường hợp chúng manh
động liều lĩnh chỉ có vài tên đã dùng vũ lực, chống phá chính quyền nhân dân. Cần phải
xuất phát từ nguyên tắc rất cơ bản là phải bảo vệ an toàn tuyệt đối sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân vì thế không phải chờ khi những người phạm tội có hoạt động cụ
thể nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mới quy kết là phạm tội.

Tình huống 9:

C mua đc 2kg côcain. C thuê Kchuyển số côcain này đến thị xã X cho một người tên là
H với tiền công là 20 triệu đồng. Biết là hàng cấm nhưng đang cần tiền nên K đồng ý.
Trên đường vận chuyển, vì lo sợ nên K có thái độ lấm lét khi cảnh sát kiểm tra giấy tờ
xe và K đã bị đội đặc nhiệm bắt giữ cùng tang vật là gói hàng 2 kg côcain. K thành khẩn
khai báo sự việc. Số hàng do K vận chuyển được đưa đi giám định. Kết quả giám định
cho biết đó là chất ma tuý giả. Cơ quan điều tra cũng xác định được C mua lầm số
hàng nói trên của một người tên là P. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra cũng xác định
được rằng P biết số côcain bán cho C là giả nhưng P vẫn bán cho C.
Anh (chị) hãy:
1. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.
2. Giả thiết rằng trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý, K đã lấy khoảng 50
gam giấu đi và đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không, tại sao?
3. Số ma tuý lấy được, K dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây là
anh S thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không, tại sao?
Lời giải
1. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.
a) Xác định tội danh cho hành vi của C.
Để xác định tội danh cho hành vi của C, ta xem xét các dấu hiệu cơ bản sau:
* Khách thể:
Hành vi của C đã xâm phạm tới chế độ quản lý của nhà nước về việc cất giữ vận
chuyển trao đổi chất ma túy (côcain). Cho dù số côcain C mua là giả thì C vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Thông tư liên tịch số 17 ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ
công an – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao – Toà án nhân dân Tối cao – Bộ tư pháp :
“Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng
vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng
chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo
tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy”.
Số côcain mà C mua là giả nhưng khi mua nó trong ý thức chủ quan của mình C vẫn tin
rằng số côcain đó là thật. Trường hợp này là sai lầm về khách thể.
Đối tượng: Côcain là một loại chất ma túy (theo Nghị Định số 67/2001/NĐ-CP, ngày
01/10/2001 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất ma túy).
Bên cạnh đó, đối với tội mua bán thì không cần biết số lượng ma túy là bao nhiêu, chỉ
cần có mục đích mua bán thì sẽ phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
* Mặt khách quan:
C mua được 2 kg côcain của P và C đã thuê K chuyển số côcain này đến thị xã X cho
H là 20 triệu đồng. Như vậy, trong vụ án này, trước hết ta xác định được chắc chắn
rằng là C có hành vi mua côcain trái phép.
*  Mặt chủ quan:
C có lỗi cố ý trực tiếp. Thể hiện ở việc C nhận thức được côcain là ma túy bị nhà nước
cấm lưu thông nhưng C vẫn có hành vi mua 2kg côcain này và thuê K vận chuyển đến
thị xã X cho H với tiền công rất lớn 20 triệu đồng. Tóm lại, C nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện đến cùng tội phạm.
* Chủ thể:
Chỉ cần C có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Số lượng 2kg côcain mà C mua là rất lớn (>100gram) nên theo khoản 4 điều 194, C
phạm tội trong trường hợp trong trường hợp này là tội đặc biệt nghiêm trọng nên chỉ
cần C đủ 14 tuổi trở nên là C phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự (theo quy định tại
điều 12 BLHS).
Tuy nhiên, như đã trình bày, ta chỉ mới xác định được C có hành vi mua côcain, chứ
chưa biết C có mục đích bán hay không. Phải làm rõ được mục đích của C thì mới có
thể định tội chính xác được.
Việc xác minh C có mục đích bán hay không, là trách nhiệm của cơ quan tiến hành  tố
tụng.Tuy nhiên, việc xác định mục đích của người mua trái phép chất ma túy có nhằm
mục đích bán trái phép cho người khác hay không chỉ phức tạp trong trường hợp chất
ma túy có số lượng nhỏ.Còn trong trường hợp của C, C đã mua 2kg côcain số lượng
côcain rất lớn thì mục đích của C mua về để bán là dễ dàng chứng minh được. Bởi
thường thì không ai mua 2kg côcain về sử dụng dần cả.
Tuy vậy ta vẫn phải chia thành hai trường hợp tương ứng với mục đích của C có phải
là nhằm mua bán trái phép chất ma tuý hay không:
–  Trường hợp 1:
Chứng minh được mục đích mua bán trái phép chất ma tuý của C.
Ở trường hợp này thì hành vi của C là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hành  vi
mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất kí hình
thức nào.
–  Trường hợp 2:
Không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma túy của C.
Trong trường hợp này, C có thể có nhiều mục đích khác. Tùy từng mục đích cụ thể mà
có thể khẳng định hành vi của C là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc thậm chí
là sản xuất trái phép chất ma tuý.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy trong
người, trong nhà hoặc ở nơi nào nào đó, không kể thời gian bao lâu.
Hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý là hành vi tham gia vào quá trình tạo ra chất ma
tuý dưới bất kì hình thức nào. Quá trình này có thể gồm nhiều công đoạn khác nhau và
được tiến hành với các phương pháp, quy trình cũng như với các phương tiện, thiết bị
khác nhau. Người phạm tội có thể có hành vi tham gia vào một giai đoạn hoặc toàn bộ
quá trình.
b) Xác định tội danh cho hành vi của K.
Để xác định tội danh cho hành vi của K, ta cũng cần xem xét các dấu hiệu cơ bản.
Các dấu hiệu về khách thể, chủ thể và thái độ lỗi của tội phạm mà K thực hiện cũng
tương tự như C.
– Về hành vi khách quan:
Có thể thấy ngay: Hành vi của K là hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma
tuý từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người
khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.. bằng bất kì phương thức nào (trừ hình thức
chiếm đoạt) nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.
Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép chất ma tuý được dùng ở đây có nội hàm
rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hoá thông thường. Vận chuyển trái phép chất ma
tuý có thể giống với vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác trong một cự ly nhất
định với phương tiện là ôtô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ, máy bay.., nhưng cũng có thể chỉ
là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp như
từ gầm giường sang giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong một phòng,
thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng một người.
Xét hành vi của K: K dùng xe (không rõ là xe máy hay ôtô) để vận chuyển 2kg côcain
đến thị xã X cho một người tên H theo thoả thuận với C. Như vậy hành vi của K đúng là
hành vi vận chuyển trái phép ma tuý.
– Về mặt chủ quan:
Cùng là hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý, nhưng với những thái độ lỗi khác
nhau của người phạm tội thì có thể cấu thành những tội phạm khác nhau. Đặc biệt ở
đây, K đóng vai trò vận chuyển thuê cho C, nởi vậy không thể không xét tới mối liên hệ
về ý chí giữa hành vi của C và hành vi của K.
Cụ thể ở trường hợp này như sau:
Nếu vận chuyển ma tuý với mục đích mua bán chất ma tuý này thì người có hành vi
vận chuyển bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Nếu vận chuyển ma tuý cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán ma tuý của
người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý với vai trò giúp sức.
Nếu vận chuyển ma tuý hộ người khác, không nhằm mục đích mua bán, cũng không
biết rõ mục đích của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận
chuyển bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Dựa vào tình tiết của vụ án, ta có thể loại ngay trường hợp 1. Bởi lẽ: C là người đã giao
cho K 2kg côcain đó và thuê K vận chuyển đến cho H với tiền công thoả thuận là 20
triệu đồng. Như vậy, rõ ràng K chỉ vận chuyển thuê chứ không phải mua bán với C hay
H.
Tuy nhiên, do các tình tiết không nêu rõ K có biết được mục đích nhờ vận chuyển của
C là mua bán chất ma tuý hay không, nên ta phải chia làm hai trường hợp ứng với hai
trường hợp 2. và 3. nói trên cùng những tội danh tương ứng.
Kết luận: K có thể phạm tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, hoặc đồng phạm tội mua bán trái
phép chất ma tuý với vai trò giúp sức.
c) Xác định tội danh cho hành vi của P.
Theo Thông tư liên tịch số 17 ngày 24 tháng 12 năm 2007 Bộ công an – Viện Kiểm
sát nhân dân Tối cao – Toà án nhân dân Tối cao – Bộ tư pháp: “Trường hợp một người
biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua
bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma
túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174
BLHS, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này”.
Như vậy, ta cần xét xem hành vi của P có thoả mãn các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS hay không.
–  Khách thể:
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu. Hành vi lừa đảo của P
là nhằm thiết lập quan hệ sở hữu đối với tài sản chiếm đoạt.
Đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tài sản. Đối tượng tác động của hành vi
của P cũng là tài sản (số tiền tương ứng với giá trị 2kg côcain mà C trả cho P)
–  Mặt khách quan:
Hành vi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt:
Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt
là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối;
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người
khác tin đó là sự thật.
Trong trường hợp này ta thấy mặc dù biết là côcain là giả nhưng P vẫn bán cho C. Như
vậy, rõ ràng P đã lừa dối C.
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hình thức thể hiện cụ
thể:
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể
hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản của người bị lừa dối. Vì đã
tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản.
Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức
thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho
người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã
nhận nhầm tài sản hoặc không nhận.
Trong trường hợp này, tài sản bị chiếm đoạt là số tiền tương ứng với giá trị của 2kg
côcain mà C đã trả cho P. P đã giao hàng cho C chứng tỏ P đã nhận tiền của C. Từ đó
cho thấy P đã thực hiện hành vi chiếm đoạt.
–  Chủ thể:
Theo Điều 12 BLHS, P sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản nếu P từ đủ 14 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
–  Mặt chủ quan:
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết
mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm
đoạt được tài sản.
Xét lỗi của P, ta thấy P biết mình có hành vi lừa dối C và mong muốn hành vi lừa dối đó
có kết quả để chiếm đoạt được tài sản do đó P có lỗi cố ý trực tiếp.
Từ những phân tích trên, ta khẳng định hành vi của P cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý, K đã lấy khoảng 50 gam giấu đi và
đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi của mình không, tại sao?
Hành vi K lấy khoảng 50g côcain rồi đánh tráo bằng 50g bột trắng (ma túy giả) thì K
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma túy. Cụ thể hơn: hành vi của K
là hành vi chiếm đoạt chất ma tuy bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ma túy
của người khác.
– Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý là hành vi chuyển chất ma tuý của người khác thành
của mình bằng bất kì thủ đoạn nào.
– Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác là vay mượn thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi
dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó
vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một đồng
hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản.
Ý định chiếm đoạt tài sản nảy sinh sau khi nhận được tài sản, sau đó người phạm tội
có hành vi chiếm đoạt tài sản do mình quản lý với những thủ đoạn như: lừa dối, bỏ trốn
khồn thanh toán, không trả lại tài sản…
– Xét trong hành vi của K, ta thấy:
Việc chuyển giao ma túy từ C sang K là một hợp đồng thuê vận chuyển, như vậy nếu
không tính đối tượng của hợp đồng là vật cấm thì có thể coi đây là một hợp đồng hợp
pháp.
Sau khi nhận được tài sản, do nhận thấy giá trị của ma túy nên K đã nảy sinh ý định
chiếm đoạt ma túy của C.
K đã thực hiện hành vi chiếm đoạt ma túy của C: K lấy khoảng 50g côcain rồi đánh tráo
bằng 50g bột trắng (ma túy giả).
K chiếm đoạt được của C 50g Côcain. Theo Thông tư …thì chiếm đoạt … thì coi là
phạm tội chiếm đoạt ma túy của người khác. Ở đây K chiếm đoạt 50g Côcain, như vậy
đã thỏa mãn dấu hiệu định lượng của CTTP tội chiếm đoạt chất ma tuý.
Từ sự phân tích trên có thể khẳng định hành vi của K đã cấu thành tội chiếm đoạt ma túy của
người khác với thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm. K phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo
điều 252 BLHS với tình tiết tăng nặng thuộc điểm c khoản 3 Điều 252 BLHS 2015.
3. Số ma túy lấy được K đã dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây
là anh S thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không? Tại sao?
Nếu K dùng số ma túy lấy được để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ
xây là anh S thì K phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi trái phép chất ma túy dưới bất cứ hình
thức nào. Chất ma túy của người có được để bán không phụ thuộc vào chất ma túy đó
từ đâu mà có, thật hay giả, số lượng nhiều hay ít…
Các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội này:
–  Khách thể: Người phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý chất ma túy của Nhà nước
ở tất cả các khâu của quá trình quản lý.
– Mặt khách quan: Đó là hành vi mua bán được thể hiện dưới những hình thức như
mua bán theo nghĩa thông thường, tàng trữ để bán, vận chuyển để bán, xin để bán,
mua để bán, dùng chất ma túy đổi lấy tài sản khác, dùng tài sản khác đổi lấy ma túy để
bán…
–  Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
–  Chủ thể: Đạt độ tuổi luật định và có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình.
Đối chiếu với trường hợp này ta nhận thấy dù thực tế số ma túy mà K chiếm đoạt được
là ma túy giả nhưng K vẫn tin chắc rằng đó là ma túy thật và ý thức được sự nguy hiểm
của hành vi đó.
Như vậy, xét về:
–  Mặt khách quan: K dùng chất ma túy mà K tin chắc là ma túy thật để thanh toán cho
một công việc mà K đã yêu cầu người khác thực hiện mà cụ thể là tiền công xây dựng
nhà vệ sinh của anh S. Như vậy K có hành vi mua bán chất ma túy
–  Mặt chủ quan: Vì tin chắc chất mà mình trao đổi là ma túy nên K biết hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện. Do vậy lỗi của K ở đây là lỗi cố ý
trực tiếp
–  Khách thể: Căn cứ vào những hành vi trên của K thì K đã xâm phạm chế độ quản lý
chất ma túy của Nhà nước.
–  Chủ thể: K được mặc định là có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
Như vậy, K phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình mà cụ thể ở đây chịu trách nhiệm
hình sự về  tội mua bán trái phép chất ma túy.

Tình huống 10:

Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp của B, A đến gặp B
( là người quen) ngỏ ý mượn xe để đèo người thân ra bến xe ô tô. B tin tưởng và giao
xe đạp cho A ( chiếc xe đạp trị giá 700.000 đồng). A đạp xe ra chợ để bán nhưng không
được liền đem về nhà. Đợi mãi không thấy A trả xe, 2 ngày sau, B đến nhà A để đòi xe.
Đến ngõ nhà A, B thấy A dắt xe đạp của mình từ trong nhà đi ra, B chạy đến đưa tay
ngăn lại và nói: “ trả tao xe đây, mượn gì mà mãi không trả”. A không Lời giải mà lên xe
định đạp xe đi, B liền giữ lại và tiếp tục đòi trả xe, A liền rút con dao găm giấu trong
người ra, gí sát vào mặt B quát: “Tao vừa giết người trên phố về đây. Biết điều buông
ngay xe ra, không tao đâm chết”.  B sợ, rời tay khỏi ghi đông xe đạp. A nhảy lên xe
phóng đi. Sau đó B tố cáo với cơ quan công an về hành vi của A. Một thời gian sau, A
bị bắt.”
Về vụ án này có các quan điểm sau:
1. A phạm tội cướp tài sản.
2. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung hình
phạt “hành hung để tẩu thoát”.
3. A phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp.
Anh  (chị ) hãy cho biết:
 Các quan điểm trên có quan điểm nào đúng không? Tại sao?
 Nếu các quan điểm trên đều sai thì quan điểm của nhóm anh ( chị ) cho rằng A phạm tội
gì? Hãy phân tích rõ?
Lời giải
Đó là: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) và tội cướp tài sản (điều 133)
Để làm rõ quan điểm này trước tiên phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của 2 tội này:
1. Tội cướp tài sản ( điều 133)
Điều 133-BLHS 1999 chỉ rõ tội cướp tài sản là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đọat tài sản”.
Ngay trong điều luật đã quy định rõ hành vi khách quan của tội này bao gồm 3 hành vi,
đó là: hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh đè bẹp sự phản kháng của nạn nhân như
bóp cổ, xô ngã…), đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (gí sát dao vào cổ dọa giết…đặc
biệt phải chứng minh được sự đe dọa này khiến cho nạn nhân tin rằng nếu không tin
vào sự đe dọa của người phạm tội thì sự đe dọa đó sẽ trở thành hiện thực) hoặc có
hành vi khác làm cho người tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (cho
nạn nhân uống thuốc ngủ hay là đánh thuốc mê nạn nhân hoặc các hành vi khác.)
nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi này đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt
sự kháng cự của nạn nhân nên đó là những hành vi không thể thiếu trong cấu thành tội
cướp tài sản. Chỉ cần người phạm tội có 1 trong 3 hành vi kể trên thì tội cướp tài sản đã
hoàn thành chứ không cần quan tâm tới người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản
hay không.
Tội cướp tài sản xâm hại cùng một lúc 2 quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó
là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Chủ thể của tội phạm là người từ 14 tuổi trở
lên (vì tội này là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) và có năng lực TNHS.
Người phạm tội cướp tài sản thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người
phạm tội biết rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn chiếm
đoạt được tài sản. Trong cấu thành tội cướp tài sản, mục đích là dấu hiệu bắt buộc.
Mục đích của tội này có thể là nhằm chiếm đoạt được tài sản hoặc nhằm giữ lại tài sản.
Nếu người phạm tội “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay các hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” mà
không nhằm 1 trong 2 mục đích nêu trên thì không thuộc trường hợp quy định tại điều
133-BLHS
2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139)
Điều 139-BLHS 1999 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi  “bằng thủ đoạn
gian dối chiếm đọat tài sản của người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu
đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị…”
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội này khi thỏa mãn 1 trong các dấu
hiệu sau:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 500.000 đồng trở lên
– Nếu dưới 500.000 đồng thì:
+ Phải gây hậu quả nghiêm trọng
+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm
+ Hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này là hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Ý
định chiếm đoạt tài sản có trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Thủ
đoạn gian dối trong trường hợp này được hiểu là người phạm tội đưa ra những thông
tin giả mong muốn người chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tin đó là sự
thật mà giao tài sản cho mình. Thủ đoạn gian dối là cơ sở để người phạm tội thực hiện
hành vi chiếm đoạt. Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối mà không nhằm chiếm
đoạt tài sản thì không phạm tội này.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
Có 2 trường hợp được gọi là “chiếm đoạt được”. Thứ nhất,  nếu tài sản bị chiếm đoạt
đang trong sự chiếm hữu của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản thì
chỉ “chiếm đoạt được” khi tài sản đã nằm trong tay người phạm tội nghĩa là người phạm
tội đang trực tiếp chiếm hữu, quản lý tài sản. Thứ hai, nếu tài sản đang trong sự chiếm
hữu của người phạm tội thì chỉ “chiếm đoạt được” khi người phạm tội dùng thủ đoạn
gian dối (thông báo sai, giao nhầm, giao thiếu tài sản…) để giữ lại tài sản mình đang
chiếm giữ và người chủ sở hữu đã tin vào hành vi gian dối đó nên đã nhận nhầm tài
sản hoặc không nhận tài sản.
Quay trở lại tình huống việc định tội A là lừa đảo chiếm đọat tài sản theo quy định tại
điều 139-BLHS là có cơ sở.
Thứ nhất, về hành vi khách quan, A đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là
chiếc xe đạp của B trị giá 700.000 đồng. Hành vi của A đã thỏa mãn hành vi cấu thành
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối mà A sử dụng ở đây là A giả vờ
mượn xe của B đề chở người quen ra bến ôtô. Nhưng kì thực không phải vậy, A chỉ lợi
dụng lòng tốt của B để chiếm đoạt tài sản của B mà thôi: “vì muốn có tiền tiêu xài, A
nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp của B”. Còn B là người quen của A nên đã tin
A, không một chút nghi ngờ B đã tự nguyện giao tài sản của mình là chiếc xe đạp cho A
trị giá 700.000đ. Như vậy mục đích hành động của A là nhằm để B tin và giao tài sản
đã trở thành hiện thực. Căn cứ vào khoản 1 Điều 139, hành vi của A đã thỏa mãn cấu
thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thực tế đã hoàn thành khi B giao tài sản cho
A.
Về mặt chủ quan, A thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, nghĩa là A biết hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt nhất là A mong muốn thực hiện được hành vi chiếm
đoạt tài sản. Mục đích của A là chiếm đoạt được tài sản của B và mục đích này có
trước khi A thực hiện tội phạm. Động cơ thúc đẩy ở đây là “vì muốn có tiền tiêu xài”.
Tuy nhiên, nó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành này. Bài tập tình huống
này không quy định độ tuổi hay năng lực trách nhiệm hình sự nhưng chúng ta có thể
mặc nhiên thừa nhận khi A thực hiện tội phạm A đã đạt dộ tuổi luật định và đầy đủ năng
lực trách nhiệm hình sự. Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu
của B đối với chiếc xe đạp – một quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ.
Các yếu tố về khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan đều thoả mãn cấu
thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 BLHS, nên việc
định tội cho A là có cơ sở.
Vừa phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì 2 ngày sau A lại phạm tội “cướp tài sản”
theo quy định tại Điều 133.
Việc định tội cho A dựa trên một số căn cứ pháp lý sau đây:
– Hành vi của A đã thỏa mãn hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Đó là hành vi
“đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc”. Ở đây A “rút dao găm giấu trong người gí sát vào
mặt và quát tao vừa giết người trên phố về đây…”. Hành vi “lấy dao gí sát vào mặt” ta
có thể hiểu là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc vì nếu B không buông tay ra
khỏi chiếc xe đạp để A đi thì việc dùng dao đâm chết B có nhiều nguy cơ xảy ra liền
ngay sau đó.
– Hành vi “đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” của A không nhằm chiếm đoạt tài sản (vì
chiếc xe đạp đã nằm trong sự chiếm hữu của A) mà nhằm giữ lại chiếc xe đạp đã
chiếm đoạt được. Mặc dù điều luật không quy định mục đích của hành vi “dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…” nhằm giữ lại tài sản nhưng thực tiễn xét xử thừa
nhận rằng mục đích giữ lại tài sản cũng được coi là mục đích của tội cướp tài sản. Như
vây, chỉ cần người phạm tội “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…” nhằm
chiếm đoạt tài sản hoặc giữ lại tài sản cũng thuộc Điều 133. A có hành vi “đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc” để giữ lại tài sản do đó hành vi của A đã thoả mãn dấu hiệu
khách quan của tội cướp tài sản.
Hành vi phạm tội cùng một lúc xâm hại đến hai quan hệ: quan hệ nhân thân và quan hệ
sở hữu của B. A thực hiện với lỗi cố ý, A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội cướp tài
sản. Như vậy việc định tội cướp tài sản cho A là có cơ sở pháp lý.
=> Kết luận: A phạm 2 tội là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 – BLHS và tội cướp
tài sản quy định tại Điều 133 – BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Các quan điểm khác xung quanh vụ án: 
Xung quanh tình huống trên còn nhiều quan điểm gây tranh cãi:
Quan điểm thứ nhất cho rằng A chỉ phạm tội cướp tài sản (điều 133). Quan điểm này
cho rằng chỉ hành vi thực hiện sau mới cấu thành tội phạm, đó là tội cướp tài sản; còn
hành vi thực hiện trước không cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) vì A
mượn xe B đi tiêu thụ nhưng không tiêu thụ được nên không có cơ sở để chứng minh
A có ý định chiếm đoạt tài sản. Quan điểm này không hợp lý, bởi lẽ theo tình tiết của
bài tập tình tiết của bài tập thì ý định phạm tội của A đã quá rõ ràng “vì muốn có tiền
tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt xe đạp của B” còn việc A có tiêu thụ được hay
không không quan trọng. Việc A không tiêu thụ được đó là do nguyên nhân khách quan
chứ không phải là mong muốn chủ quan của A. Nếu chỉ căn cứ vào thực tế xảy ra mà
không căn cứ vào mong muốn chủ quan của người phạm tội và từ đó không định tội
cho hành vi phạm tội của họ là đã “bỏ lọt tội phạm”. Ở đây A mong muốn chiếm đoạt
được tài sản của B, mong muốn tiêu thụ được tài sản đó. Điều đó đã chứng tỏ ý định
phạm tội của A đã rõ ràng nên việc không định tội cho hành vi của A  là đã bỏ lọt tội
phạm, vi phạm nguyên tắc pháp chế.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng: A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng
nặng định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát”. Việc đánh giá như thế này cũng
không chính xác. Thứ nhất, trong các điều khoản quy định tại điều 139 thì không có tình
tiết nào có tên là “hành hung để tẩu thoát”, nên việc định tội cho A là phạm tội chiếm
đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung là “ hành hung để tẩu thoát” không có
căn cứ pháp lý.
Giả sử, điều luật có quy định “hành hung để tẩu thoát” là một tình tiết định khung thì
trong trường hợp này A cũng không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết
định khung “hành hung để tẩu thoát”. Bởi lẽ: Theo hướng dẫn tại tiểu mục 6.1 Thông tư
liên tịch số 02/2001/TTLT TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP thì “hành hung để tẩu thoát”
là “trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đọat
được tài sản nhưng chưa bị phát hiện và bị bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả
lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, xô, ngã…nhằm tẩu
thoát”. Dù thực tế trong trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản thì chỉ
coi là “hành hung để tẩu thoát” khi ngay sau việc chiếm đoạt họ bị phát hiện và họ đã
chống lại nhằm tẩu thoát. Hay nói cách khác ở đây tội phạm tuy đã hoàn thành nhưng
hành vi đó chưa kết thúc về mặt thực tế. Trong bài tập tình huống A đã chiếm đoạt
được xe đạp của B, 2 ngày sau B mới phát hiện ra và A đã đe dọa dùng ngay vũ lực. Ở
đây hành vi phạm tội của A đã kết thúc về mặt pháp lý (tội phạm đã hoàn thành) và mặt
thực tế (tội phạm kết thúc) nên không thể có việc “hành hung để tẩu thoát” được. Với lại
mục đích của A ở đây là dùng vũ lực không chỉ nhằm mục đích tẩu thoát mà còn giữ
bằng được tài sản đã chiếm đoạt. Thể hiện ở việc khi B chạy đến đòi xe, A còn thời
gian rút dao ra và gí sát vào mặt B đe dọa…sau đó lên xe đạp đi. Điều đó càng làm rõ
thêm quan điểm cho rằng A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung
hình phạt “hành hung để tẩu thoát” là không có cơ sở.
Quan điểm khác cho rằng A phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa
đảo thành cướp. Việc định tội này cũng chưa chính xác. Đầu tiên chúng ta phải hiểu thế
nào là trường hợp chuyển hóa từ tội có tính chất chiếm đoạt sang cướp?
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/1989 Hội đồng thẩm phán ngày 19/04/1989
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về việc chuyển hóa từ một số hình thức
chiếm đoạt thành cướp tài sản quy định: “Thực tiễn xét xử cho thấy các Tòa án đã định
tội không thống nhất đối với các trường hợp kẻ phạm các tội chiếm đoạt như cướp giật,
công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp…đã dùng vũ lực để chiếm đoạt bằng được tài sản
hoặc để tẩu thoát. Nhiều Tòa án coi trường hợp trên là cướp tài sản. Ngược lại, nhiều
Tòa án lại cho rằng việc dùng vũ lực chỉ là tình tiết tăng nặng của việc chiếm đoạt chứ
không kết tội kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…Nay cần thống nhất:
a)  Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hòng để chiếm đoạt bằng được tài sản thì cần định tội cướp tài sản.
b)  Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng chủ tài sản hoặc người
khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản trong tay kẻ phạm tội mà kẻ phạm
tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc thì cần định tội cướp.
c) Nếu việc dùng vũ lực (hoặc đe dọa dùng vũ lực) là nhằm để tẩu thoát (kể cả tẩu thoát cùng tài
sản đã chiếm đoạt được), thì không kết án kẻ phạm tội về tội cướp tài sản…
Theo tình thần của Nghị quyết 01/1989 của HĐTP nêu trên trong trường hợp kẻ phạm
tội đã chiếm đoạt được tài sản (trong tội phạm trước) thì chỉ định tội cướp khi chủ tài
sản hoặc người khác lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật mà kẻ phạm tội dùng
vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…Để chủ sở hữu hoặc người khác “lấy
lại được” hay “đang giành giật” thì đòi hỏi hành vi “lấy lại được hoặc đang giành giật”
phải xảy ngay sau khi tội phạm hoàn thành. Nghĩa là mặc dù tội phạm thực hiện trước
đó đã hoàn thành nhưng hành vi phạm tội đó chưa kết thúc trên thực tế. Hay nói cách
khác tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc. Có như vậy việc định tội cướp mới có
cơ sở.
Ở đây tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành được 2 ngày chủ sở hữu B mới
giành giật lại tài sản và người phạm tội A đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc cũng
không thể coi là trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp được.
Theo phân tích ở trên thì việc định tội cho A là tội cướp tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản với tình tiết định khung là “hành hung để tẩu thoát” hay là tội cướp tài sản thuộc trường
hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp đều chưa thuyết phục.

Tình huống 11:


Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động
lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi
lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được.
H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được
12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng
Hỏi
1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
Lời giải
1. Hành vi cùa H cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 136 BLHS 1999.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để
tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của
nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong
đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có hoặc do
chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn
tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.
H không cưỡng đoạt tài sản hay cướp tài sản vì H không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hay dùng các thủ đoạn uy hiếp tinh thần của chị A…Hành vi của H công khai, không
lén lút nên không thể là tội trộm cắp tài sản. Hành vi của H không thuộc các hành vi
được quy định tại tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. H không dùng thủ đoạn gian
dối để chiếm đoạt tài sản của chị A vì nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi
mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn
gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa
người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ
đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. H không thể có mục đích lừa dối chị A từ trước được vì việc chị A
bất ngờ hỏng xe giữa đường và nhờ H sửa là hoàn toàn ngẫu nhiên. H không phạm tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản vì công nhiên chiếm đoạt tài sản là công khai chiếm đoạt
tài sản, lợi dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản, ở đây thì chị A
vẫn có điều kiện ngăn cản H.
Như vậy, hành vi cùa H chỉ cấu thành tội cướp giật tài sản vì:
Thứ nhất, H đã có hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của chị A, cụ thể là hành vi “Sau
một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất”. H lợi dụng sơ hở của
chị A là tin tưởng vào người lạ sẽ giúp mình sửa xe nên chị không đề phòng. Lúc H
chiếm mất xe do quá bất ngờ nên chị A không giữ lại được chiếc xe mặc dù chị có khả
năng giữ lại và chị biết là H đang chiếm đoạt chiếc xe của chị. Chị A hô hào nhờ người
dân giúp đỡ nhưng không kịp.
Thứ hai,  khi chiếm được chiếc xe của chị A, H đã có hành vi nhanh chóng tẩu thoát và
tẩu tán tài sản. Thể hiện ở hành vi H khởi động xe và phóng vọt đi, sau đó H gửi xe tại
nhà người quen là B rồi ngay sau đó mang đi tiêu thụ.
Cả hai hành vi công khai chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát đều là hành vi về mặt
khách quan của tội cướp giật tài sản.
Về mặt chủ quan, lỗi của H là lỗi cố ý trực tiếp.
Về mặt chủ thể, xét theo tình huống H là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đúng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
2. Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không cần phải chia ra hai trường hợp như
sau:
• Trường hợp thứ nhất: B không biết chiếc xe máy mà H mang đến là xe mà H chiếm
đoạt được. B sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì ví dụ H nói rằng đây là chiếc
xe mà H trúng thưởng được, H rất vui, nhưng vì không cần xe nên H mang bán và tặng
cho B 1.500.000 đồng cho vui vẻ…. Mặc dù tình huống này có vẻ phi lí và hiếm khi xảy
ra nhưng không phải là không có.
• Trường hợp thứ hai: Ta cần chia ra trong trường hợp này 2 trường hợp nhỏ:
Thứ nhất, B không hề tham gia hay biết trước những kế hoạch và hành vi chiếm đoạt
tài sản của H nhưng B biết chiếc xe máy mà H mang đến là xe mà H chiếm đoạt. B sẽ
bị khép vào tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 250 BLHS 1999: “1. Người
nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm
tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”. B không thể là
đồng phạm của H vì B không hề tham gia hay biết trước những kế hoạch và hành vi
chiếm đoạt tài sản của H.
Thứ hai, B là đồng phạm của H. B và H cùng ý chí là sẽ chiếm đoạt chiếc xe của chị A
và cùng nhau mang đi tẩu tán. Tuy nhiên, theo em, việc B và H có dự tính trước là sẽ
chiếm đoạt chiếc xe là vô lý. Vì việc chị A đi thăm người quen và xe của chị A hỏng
giữa đường nên chị nhờ H sửa là vô tình nên H và B không thể bàn bạc trước việc sẽ
cướp xe của chị.

Tình huống 12:

A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài
sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù.
Anh (chị) hãy xác định:
a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?
(4 điểm)
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm
tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? (3 điểm)
Lời giải
a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng
Giải thích:
Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:
3.  Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm
tù; tội phạm rất nghiêm trọng  là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng  là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội dung
chính trị, xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí (tính
phải chịu phạt).
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:
Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Nguy hiểm cho xã hội nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.
A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm cắp tài
sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. “Trộm cắp
tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác”. Khi nói đến trộm cắp tài
sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lén lút mà không
nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản. Vì thế trộm cắp tài sản là
chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút.
Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm đến
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, mà
cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giá lên tới 100 triệu đồng.
Xét về mặt hậu quả pháp lí:
Điều 138:
….
2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Tài sản mà A trộm cắp của B có trị giá 100 triệu đồng. Do vậy A phạm vào tội quy định
tại điểm e khoản 2 Điều 138, đó là: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Điều 138 BLHS cũng quy định rõ về hình phạt đối
với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp được nêu trong khoản 2 đó là “phạt tù từ hai
năm đến bảy năm”. Ta có thể thấy được mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
trộm cắp tài sản của A là bảy năm tù. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta
xác định được loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng nặng
Giải thích:
Trước hết, CTTP là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội
phạm được quy định trong luật hình sự. Dựa theo tính chất và mức độ nguy hiểm của
tội phạm, luật hình sự phân CTTP thành: CTTP cơ bản ( là CTTP chỉ bao gồm những
dấu hiệu định tội); CTTP giảm nhẹ (là CTTP chứa những tình tiết làm tính chất và mức
độ nguy hiểm của tội phạm giảm đi đáng kể); CTTP tăng nặng (là CTTP ngoài dấu hiệu
định tội còn chứa dấu hiệu khác làm tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm tăng
lên). Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) được quy định trong Điều 48
BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Như vậy, dấu hiệu bắt buộc để phân
loại CTTP cơ bản, tăng nặng hay giảm nhẹ là các dấu hiệu định khung, vì khi thỏa mãn
những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình
thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung giảm nhẹ.
Xét trường hợp của A: A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A
cấu thành tội trộm cắp theo khoản 2 Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt ba năm tù.
Khoản 1 Điều 138 là CTTP cơ bản (vì chỉ bao gồm dấu hiệu định tội): “người nào trộm
cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm”. Tức là, nếu A trộm cắp tài sản của B trị giá từ hai triệu đến
dưới năm mươi triệu thì hành vi của A sẽ thuộc trường hợp CTTP cơ bản. Tuy nhiên,
hành vi của A lại cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS,
ngoài các tình tiết để định tội là trộm cắp tài sản, A còn có thêm tình tiết tăng nặng là
“chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đông đến dưới hai trăm triệu đồng” (cụ
thể là 100 triệu đồng). Điều này phản ánh mức độ của tính nguy hiểm tăng lên rõ rệt so
với các trường hợp trộm cắp tài sản quy định tại khoản 1.
Những dấu hiệu có thêm trong trường hợp CTTP tăng nặng đối với hành vi của A cho
phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường (mức cao nhất là ba
năm – theo khoản 1 Điều 138 BLHS) lên khung tăng nặng (mức cao nhất là bảy năm –
theo khoản 2 Điều 138 BLHS).
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, ta có thể khẳng định: loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội
phạm nghiêm trọng và hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng.

Tình huống 13:

Ngày 23/1/2009 A đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị H. Do quá uất ức, chị H đã treo
cổ tự sát. Ngày 7/7/2009, Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xử A về tội hiếp dâm theo điểm c
khoản 3 Điều 111 BLHS.
Hỏi:
1. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm ( Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm hình thức?
2. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã thực hiện và bi
xét xử thuộc loại tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao?
Lời giải
1. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.
Trước hết, cần hiểu cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu
hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm hình
thức, vì theo định nghĩa tội hiếp dâm đã được miêu tả trong BLHS tại Điều 111 ở tội
này là có 2 hành vi khách quan:
– Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng ko thể chống cự
của nạn nhân.
– Hành vi giao cấu.
Tội phạm có cấu thành hình thức sẽ hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện tất cả
các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Như vậy tội hiếp dâm chỉ có thể được
xác lập khi có hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân đã được thực hiện, tức là
hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã
xảy ra, hậu quả từ hành vi phạm tội đã phát sinh. Hậu quả ở đây có thể là sức khỏe của
nạn nhân, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị ảnh hưởng, thậm chí có thể là tính
mạng của nạn nhân bị đe dọa gây thiệt hại. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả. Hậu quả của hành vi hiếp dâm không thể phát sinh khi hành vi giao cấu chưa
được thực hiện và ngược lại, khi hành vi giao cấu trái với ý muốn được thực hiện thì
hậu quả cũng phát sinh.
Dấu hiệu hành vi và hậu quả trong tội hiếp dâm luôn là các yếu tố đi kèm với nhau,
không thể thiếu một trong hai yếu tố đó. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tội hiếp
dâm không thể xác lập.
Trong trường hợp trên, A đã có hành vi dùng vũ lực để hiếp dâm chị H, dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng là chị H uất ức mà tự sát.
2. Xác định tội hiếp dâm mà anh A thực hiện và bị xét xử thuộc loại tội phạm gì?
Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, tại khoản 2 Điều 8 Bộ
luật hình sự, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng. Sự phân thành bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản, vừa là cơ sở
thống nhất nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Đồng thời
là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cụ thể để áp dụng cho từng
loại tội phạm xảy ra.
Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999, là
căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội.
Tội hiếp dâm được các nhà làm luật ấn định tại Điều 111 của BLHS, thực tiễn đã thừa
nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc điểm đó là hành vi giao
cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được hành vi phạm tội trong
thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính
chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do
vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với hành vi hiếp dâm để có thể  cá thể hóa trách
nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người,
đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để
đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 111 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi hiếp
dâm có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung
hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.
Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm được phân loại khá cụ thể.
Đối với trường hợp trên, hành vi của A thuộc loại tội phạm nghiêm trọng. Theo khoản 3,
điều 111-BLDS: Phạm tội hiếp dâm được quy định tại khoản 3 Điều 111 BLHS thuộc
loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội và có khung
hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Như vậy, hậu quả chị H tự sát nằm trong mục c, khoản 3, điều 111 quy định, đồng thời đối chiếu
với điều 8, Vì vậy có thể kết luận, tội của A thuộc loại tội nghiêm trọng. Từ đó có thể căn cứ để
định rõ mức khung và hình phạt cho A theo pháp luật quy định, đó là phạt tù từ 12 năm đến 20
năm, mức cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

Tình huống 14:

Một tên A ăn trộm chiếc sh sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân) . B hỏi A xe ở đâu
mà ko mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ
cho B tiền. Nói xong A đi về . tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe sau đó đến chiều mang
cho B 5 triệu, .
Vậy trong trường hợp này B phạm tội gì? Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm?
Lời giải
1. Về tội danh:
Tội phạm tại Điều 250 BLHS là một tội ghép, nó quy định hai hành vi khác nhau là
“chứa chấp tài sảndo người khác phạm tội mà có” và “tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có”.
Hành vi chứa chấp là những hành vi như cất giữ, bảo quản…
Hành vi tiêu thụ là những hành vi như mua để dùng, nhận để bán lại, giới thiệu người
khác mua, chuyển tài sản đo cho người khác theo yeu cầu của người phạm tội…
Vì vậy khi xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp thì định
tội là “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”; nếu người phạm tội thực hiện
hành vi tiêu thụ thì định tội là “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” chứ
không định tội như tên gọi của điều luật là “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có”. Trường hợp người phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp
và tiêu thụ thì định tội là “Chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi tiêu thụ.
Vì vậy tội danh của B là “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”.
2. Vì sao nó là chứa chấp
Tình tiết “không hứa hẹn trước” chỉ có giá trị để xác định B không đồng phạm với A về
tội “Trộm cắp tài sản”. Còn nó cũng là dấu hiệu đặc trưng của cả tội “Che giấu tội
phạm”, chứ không chỉ riêng tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ…”. Và hành vi cất giữ tang vật
(vật chứng) của tội phạm cũng là một trong những hành vi khách quan của tội “Che
giấu tội phạm”.
Việc phân biệt hai tội danh này là dựa vào mục đích của người phạm tội. Nếu mục đích
là che giấu tội phạm mà người khác đã thực hiện thì cấu thành tội “Che giấu tội phạm”.
Còn nếu mục đích chỉ là trục lợi bất chính thì cấu thành tội “Chứa chấp…”.
B thực hiện hành vi cất giữ xe cho A với mục đích trục lợi, nên tội phạm mà B phải chịu
là “Chứa chấp…”.

Tình huống 15:

B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một số thành
phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ
dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C,
D trong tổ chức này đã có các hoạt động:
– Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa quan
hệ được;
– Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;
– Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.
Hỏi:
1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?
2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ
sở để định tội cho nhóm B, C, D.
Lời giải:
1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?
Căn cứ vào những chứng cứ đã được cung cấp trong đề bài và những căn cứ khác, có
thể chỉ ra hành vi của nhóm B, C, D có các dấu hiệu của các tội phạm sau:
* Một, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS), bởi những lẽ sau:
– Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của
chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động ở đây là chính quyền nhân dân xã, huyện
mà tổ chức của B, C, D đã có những hoạt động đặt mìn phá trụ sở UBND xã, bao vây
UBND xã, huyện, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.
– Về mặt khách quan của tội phạm: “hành vi khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi
hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”(1).
Trong tình huống này, B, C, D đã có những hành động cụ thể như sau để có thể khẳng
định hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của tội phạm này:
 Thứ nhất, hoạt động thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân, thể hiện
bằng một số hành vi cụ thể: B, C, D đã lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức với
động cơ chống chính quyền nhân dân;
 Thứ hai, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức: trước hết B, C, D
sẽ liên hệ với nước ngoài để lấy vũ khí, sau đó có vũ khí trong tay tiến hành đặt
mìn phá trụ sở UBND xã; bao vây UBND xã, huyện và có hành vi xâm phạm trực
tiếp đến tính mạng của một số cán bộ công an xã, huyện mà tổ chức của B, C, D
bao vây.
– Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D đã cố ý thành lập tổ chức “Vì Dân Chủ và
Nhân Quyền” vì đã có động cơ từ trước là chống chính quyền và đã có những hoạt
động cụ thể để thực hiện hành vi của mình.
* Hai, Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Bởi lẽ:
– Về khách thể của tội phạm: hành vi của B, C, D và tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền
đã xâm phạm đến sự an toàn(sự vững mạnh) của chính quyền nhân dân và lực lượng
vũ trang nhân dân.
– Về mặt khách quan của tội phạm: trong tình huống trên, nhóm B, C, D đã có những hoạt
động cụ thể: tiến hành hoạt động vũ trang với việc tập hợp đông người( là những thành
phần bất mãn với chế độ và một số đối tượng khác) bao vây trụ sở CQNN, lực lượng
vũ trang nhân dân để đốt phá, gây nổ, tấn công các CQNN(ở đây là trụ sở UBND xã,
huyện), bắn giết cán bộ(giết một số cán bộ công an xã, huyện).
– Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp:
nhận thức được hành vi bao vây UBND xã và bắn giết một số cán bộ; đặt mìn phá trụ
sở UBND xã của mình có thể gây nguy hại đến sự vững mạnh, đe dọa đến sự tồn tại
của chính quyền nhân dân nhưng vẫn thực hiện. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc thể hiện ở việc gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ vững an ninh chính
trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền.
* Ba, Tội phá hoại cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 83
BLHS). Bởi những biểu hiện sau:
– Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm đến sự hoạt động bình
thường của cơ quan nhà nước, làm hủy hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH: trụ sở
cơ quan nhà nước(thông qua việc đặt mìn để phá trụ sở UBND xã, huyện);
– Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi phá hoại cơ sở vật chất kĩ
thuật thuộc lĩnh vực chính trị cũng đồng nghĩa với việc đã hủy hoại đi những tài liệu
quan trọng thuộc bí mật nhà nước được lưu giữ tại trụ sở UBND xã, huyện thông qua
việc đặt mìn phá trụ sở (làm cho các tài sản trong cơ quan nhà nước mất hẳn giá trị sử
dụng);
– Về mặt chủ quan: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp nhằm chống chính quyền
nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại B, C, D nhận thức rõ hành vi đó có thể gây
thiệt hại cho cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động của CQNN nhưng vẫn thực hiện
và mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra để đặt được mục đích chống chính quyền nhân
dân;
– Về chủ thể: là nhóm B, C, D có đủ năng lực chịu TNHS và độ tuổi, do vậy mới có khả
năng thực hiện những hành vi đặc thù này.
* Bốn, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 BLHS), bởi vì:
– Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã xâm phạm sự vững mạnh của
chính quyền nhân dân thông qua việc đã trực tiếp bắn chết một số cán bộ công an xã,
huyện(trực tiếp xâm phạm tính mạng của con người).
– Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi xâm phạm đến tính mạng của
cán bộ, công chức(giết một số cán bộ, công chức khi bao vây UBND xã, huyện). Đối
tượng của hành vi giết cán bộ nhà nước của nhóm B, C, D là những cán bộ công an
xã, huyện, là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, hoạt động này của nhóm B, C, D có mục đích là nhằm chống
chính quyền nhân dân, có thể nói đây là những hoạt động để phục vụ cho động cơ trực
tiếp và chủ yếu là nhằm chống chính quyền nhân dân, là những hoạt động tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chống chính quyền được diễn ra mà không có sự cản trở bởi bất cứ
yếu tố nào.
– Về mặt chủ quan của tội phạm: hành vi này của B, C, D được thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp, có nghĩa là B, C, D nhận thức được hành vi giết cán bộ công an xã, huyện của
mình có thể làm cho hoạt động của chính quyền lâm vào bế tắc vì cán bộ cán cốt, nhân
lực không đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhưng vẫn mong
muốn cho hậu quả xảy ra(vẫn tiến hành bao vây trụ sở ủy ban, bắn chết một số cán bộ
công an xã, huyện).
2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ
sở để định tội cho nhóm B, C, D.
Căn cứ vào những tình tiết mà đề bài đưa ra cũng như đối chiếu với BLHS, thì có thể
khẳng định nhóm B, C, D đã phạm Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
theo quy định tại Điều 79 BLHS. Bởi những lẽ sau đây:
– Về mặt khách quan của tội phạm:
B, C, D đã có hành vi thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân theo quy định của
BLHS “người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân, thì…” cụ thể là: B, C, D đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn
với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin để
lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền. Ở đây, nhóm B, C, D đã có “những chủ
trương, đường lối hoạt động cho tổ chức chống chính quyền nhân dân chuẩn bị được
thành lập đó là: có các hành vi tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ
chức”(2) Vì Dân Chủ và Nhân Quyền( là hành vi đã tập hợp được một số thành phần
bất mãn với chế độ và mua chuộc được một số đối tượng nhẹ dạ cả tin).
Hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân mà B, C, D đã thực hiện là
việc do B, C, D cùng thống nhất ý chí, cùng chung mục đích với một số đối tượng khác
đứng ra thành lập tổ chức.
B, C, D trong tổ chức đã có những hoạt động: liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet
để xin vũ khí, tiền bạc tuy nhiên chưa quan hệ được; đặt mìn phá trụ sở UBND xã để
gây niềm tin với nước ngoài; bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công
an xã, huyện, những hành động này tuy có dấu hiệu của một số tội phạm cụ thể khác
nhưng khi xem xét mục đích của những hoạt động này thì không cấu thành những tội
độc lập khác mà những hoạt động này là nhằm phục vụ cho mục đích lật đổ chính
quyền nhân dân. Bởi lẽ ở đây, hoạt động thứ nhất của B, C, D “không phải là hành vi
câu kết với nước ngoài như ở Tội phản bội tổ quốc chỉ là hành vi bàn bạc với nhau tìm
cách liên hệ, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động nhưng chưa thực hiện được, chưa
có sự câu kết với nước ngoài”(3) do vậy, đã thỏa mãn CTTP của Tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân. Ở hoạt động thứ hai, B, C, D không phạm Tội bạo
loạn, Tội phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, Tội khủng bố nhằm chống chính
quyền nhân dân, bởi vì chính hoạt động này không có mục đích là chống chính quyền
nhân dân mà hoạt động cụ thể này là do B, C, D thực hiện nhằm mục đích tạo dựng sự
tin tưởng đối với nước ngoài để từ đó có thể được các tổ chức nước ngoài tin tưởng
mà đồng ý cung cấp vũ khí, tiền bạc cho nhóm B, C, D sử dụng để tiến hành các hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà mình đã có động cơ từ trước, cũng là sự
phù hợp với ý chí của các đối tượng bất mãn với chế độ XHCN mà B, C, D lôi kéo. Ở
hoạt động thứ ba, hành vi của B, C, D trong ý chí của mình không nhằm thông qua đó
để chống lại chính quyền mà thông qua đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
cụ thể làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội(lật đổ chính quyền nhân dân).
– Về mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp, B, C, D và những đối tượng khác cố ý cùng
tham gia với nhau để thành lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền với mục đích
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể ở chỗ: B, C, D đã có động cơ từ
trước, thành lập nên một tổ chức với số lượng thành viên trên 50 người(có tổ chức chặt
chẽ) và chính hành vi gây niềm tin với nước ngoài đã chứng minh tổ chức này không
chỉ dừng lại ở việc nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân mà cao hơn thế nữa là
nhằm lật đổ chính quyền hay nói cách khác nhờ nước ngoài cung cấp cơ sở vật chất
để có đủ sức mạnh, tiềm lực làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước.
Hơn nữa việc chống lại chính quyền nhân dân chỉ là động cơ còn mục đích rõ ràng ở
đây phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay nói cách khác cái cuối cùng mà tổ
chức của B, C, D hướng tới ở đây là lật đổ được chính quyền nhân dân.
– Về khách thể của tội phạm:
Hành vi của nhóm B, C, D đã trực tiếp xâm phạm tới sự tồn tại của chính quyền nhân
dân (bao vây UBND và bắn chết một số cán bộ nhằm làm cho BMNN không còn đủ cơ
sở để duy trì hoạt động được).
– Về chủ thể của tội phạm:
Trong tình huống trên chủ thể là B, C, D- là những người đã đủ độ tuổi chịu TNHS và
không bị mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì mới có
thể có khả năng thực hiện các hoạt động: lôi kéo các thành phần bất mãn với chế độ;
đặt mìn phá trụ sở; liên hệ qua Internet với nước ngoài; bao vây trụ sở ủy ban và giết
một số cán bộ nhà nước./.

Tình huống 16: 

V là người buôn bán ma túy chuyên nghiệp đã thuê G với số tiền 500 nghìn đồng để G
(15 tuổi) giúp vận chuyển số Heroin  từ chợ về nhà V. Số Heroin được gói trong bọc
quà sinh nhật. G đang mang từ chợ về nhà V thì bị công an bắt giữ. Lượng Heroin mà
G vận chuyển nếu bị coi là tội phạm có thể được xử lí theo khoản 2 Điều 194 BLHS.
Câu hỏi:
1. Ông H là Bố của G đến hỏi: hành vi vận chuyển ma túy của G cho V có bị coi là tội
phạm hay không? (2 điểm)
2. Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi
sớm được về nhà? (2 điểm)
3. Tình huống bổ sung: Giả định V đã bị tạm giam về tội mua bán 2 bánh Heroin nhưng
khi giám định thì số heroin đó hoàn toàn giả, ông F là bố của V đến tư vấn với câu hỏi “
V có bị truy tố về các tội liên quan đến ma túy” không? (2 điểm)
Lời giải:
1. Hành vi vận chuyển ma túy của G cho V có bị coi là tội phạm hay không?
Thứ nhất, theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.6 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Thứ hai, theo căn cứ tại Điều 253 BLHS về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt
tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy:
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma túy
1.  Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06
năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính  về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.
2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa Cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
i) Tái phạm nguy hiểm.

Lượng Heroin mà G vận chuyển nếu bị coi là tội phạm có thể được xử lí theo khoản 2 Điều 253
BLHS?
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định khoản 2 Điều 253
Bộ luật hình sự, vì khoản 2 Điều 253 Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng. Theo
khoản 2, Điều 12 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
tội phạm rất nghiêm trọng quy định tại điều 253 này.
2. Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi sớm
được về nhà?
Bạn có thể bảo lĩnh cho G để được về nhà. Tuy nhiên, phải thực hiện đúng những quy
định về bảo lĩnh tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về điều kiện và thủ tục bảo
lãnh, cụ thể như sau:
– Về thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh: tùy vào giai đoạn điều
tra, truy tố hoặc xét xử mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định
cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.
– Người nhận bảo lĩnh có thể là:
+) Cá nhân:  là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật, thu nhậpổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận
bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít
nhất phải có 02 người đều là người thân thích của bị can, bị cáo. Người thân thích bao
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của
bị can bị cáo.
+) Tổ chức: tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức
mình.
– Thủ tục bảo lĩnh:
+) Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị
can, bị cáo được bảo lĩnh. Nếu là cá nhân bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác
nhận của chính quyền địa phươngnơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người
đó làm việc. Nếu là tổ chức nhạn bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của
người đứng đầu tổ chức.
+) Cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và
bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát hoặc Tòa án.
– Trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ cam đoan: Cá nhân hoặc
tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ
đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp
dụng biện pháp ngăn chặn khác.
3. Giả định V đã bị tạm giam về tội mua bán 2 bánh Heroin nhưng khi giám định thì số
heroin đó hoàn toàn giả, liệu “ V có bị truy tố về các tội liên quan đến ma túy” không?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần I Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-
BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII
“Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 thì: “Trong mọi trường hợp, khi
thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy thì đều phải trưmg cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy,
tiền chất. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng
vào việc sản xuất trải phép chất ma túy nhưng người thực hiện hành vi ý thức rằng chất đó là
chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành
vi phạm tội cụ thể mà trưy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1
của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy…”
Thật vậy, trong trường hợp này, tuy không biết đó là ma túy giả nhưng V vẫn ý thức đó là ma túy
đem đi buôn bán nên V vẫn sẽ bị truy cứu hình sự vì tội “mua bán ma túy trái phép” theo Điều
194  Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

Tình huống 17:

Lê Thị L, 28 tuổi, lấy chồng là Phạm Văn K (sĩ quan quân đội). Trong những năm đầu
họ chung sống với nhau rất hạnh phúc và đã có 2 con. Thế nhưng, kể từ đầu năm 2003
K bị đám bạn xấu lôi kéo vào cuộc sống xa đọa. Lương và tiền làm thêm K không đưa
về nuôi gia đình mà mang đi bao một cô tiếp viên nhà hàng tên là Q. Mỗi khi về nhà K
còn thường xuyên nhiếc mắng, đánh đập, hắt hủi L. L nhiều lần khuyên nhủ nhưng K
vẫn không nghe. L rất ghen tức nên có ý định giết K và Q.
Ngày 24/4/2003, biết đôi tình nhân hẹn gặp nhau ở nhà trọ của Q, L lấy khẩu súng K54
K để ở nhà (khẩu súng này K được giao khi làm nhiệm vụ) đến đó phục. 23 giờ cùng
ngày, thấy K đi cùng với Q  và một tiếp viên khác về nhà trọ, L dùng súng bắn K nhưng
K chỉ bị thương, L lại dùng súng bắn Q, không ngờ Q lại không việc gì, mà cô tiếp viên
đi bên cạnh là H bị trúng đạn chết.
Hỏi: Anh (Chị) hãy xác định tội danh do L thực hiện ?
Lời giải:
1. Tóm tắt và phân tích hành vi của  Lê Thị L
Với ý định giết K và Q, 23 giờ ngày 24/4/2003, L lấy khẩu súng K54 của K đến phục
trước nhà trọ của Q (nơi K và Q hẹn nhau). Khi thấy K đi cùng với Q và một tiếp viên
khác về, L dùng súng bắn K nhưng K chỉ bị thương, L lại dùng súng bắn Q, nhưng Q
không việc gì, mà H đi bên cạnh bị trúng đạn chết.
2. Xác định hướng xâm hại và quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra.
Hành vi bắn K, Q, H xâm phạm vào quyền nhân thân của con người. Quy phạm pháp
luật hình sựcần kiểm tra là khoản 1, 2 Điều 93 và Điều 18 Bộ luật hình sự.
3. Kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự đã lựa chọn
* Khoản 1 và 2 Điều 93 Bộ luật hình sự
Khoản 2 Điều 93 BLHS quy dịnh cấu thành cơ bản của tội giết người.
Mặc dù điều luật này không có mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người,
nhưng từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể đưa ra định nghĩa: giết người là
hành vi cố ý tước đoạt sự sống của rngười khác một cách trái pháp luật.
–  Khách thể của tội giết người là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của nó
là con người đang sống đang tồn tại.
Hành vi của L đã xâm hại tới quyền sống của K, Q, H. Đối tượng tác động của hành vi
phạm tội của L chính là K, Q, H.
– Mặt khách quan  của tội phạm này thể hiện ở hành vi khách quan tước đoạt quyền sống
của người khác, tức là hành vi có khả năng trực tiếp gây ra cái chết của nạn nhân,
chấm dứt sự sống của họ. Hành vi tước đoạt tính mạng (quyền sống) của người khác
trong mặt khách quan của tội giết người phải là hành vi trái pháp luật.
Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu định tội) của tội này, mà
nó chỉ là dấu hiệu để xác định tội phạm hoàn thành. Nếu hậu quả chết người không xảy
ra vì do nguyên nhân chủ quan thì hành vi phạm tội được coi là giết người chưa đạt.
Trong trường hợp hậu quả chết người xảy ra người định tội danh cần phải kiểm tra mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả đó để từ đó xác định mức độ trách
nhiệm hình sự của người phạm tội.
Trong thực tiễn xét xử, nhiều trường hợp việc xác định mối quan hệ nhân quả này hết
sức phức tạp, nên theo hướng dẫn của Toà án tối cao cần thiết phải có kết luận của
Hội đồng giám định pháp y.
Căn cứ vào các tình tiết của vụ án cho thấy hành vi dùng súng K54 bắn vào K và Q là
hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp xâm hại đến quyền sống của K và Q. Đây là
hành vi tước đoạt sự sống của K và Q một cách trái phép, bị pháp luật cấm. Tuy nhiên,
nó chưa gây ra cái chết cho nạn nhân nên theo Điều 18 BLHS thì đây là trường hợp
giết người chưa đạt. Còn cái chết của chị H được coi là hậu quả của hành vi giết người
chưa đạt này gây ra.
– Chủ thể của tội giết người là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 14
tuỏi trở lên. Theo sự mô tả trong vụ án, L đã xây dựng gia đình với K được nhiều năm
và không có biểu hiện gì của người mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự.
Như vậy, L là người đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện của chủ thể tội giết người
– Mặt chủ quan của tội giết người thể hiện ở dấu hiệu lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Dấu
hiệu mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Các tình tiết của vụ án cho thấy L có ý định giết K và Q. Biết hai người này hẹn hò nhau
tại nhà trọ của Q nên L đã lấy súng K54 phục trước nhà trọ của Q, sau đó bắn hai
người này. Với các tình tiết của sự việc cho thấy L thực hiện hành vi phạm tội   bằng lỗi
cố ý trực tiếp, L biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm nhưng
vẫn cứ thực hiện, bởi L mong muốn tước đoạt tính mạng của K và Q nhằm thoả mãn
sự ghen tuông của cá nhân.
So sánh, đối chiếu với các dấu hiệu pháp lý của tội giết người theo khoản 2 Điều 93 và
Điều 18 Bộ luật hình sự cho thấy L phạm tội giết người chưa đạt.
Tuy nhiên, căn cứ vào các tình tiết của vụ án cho thấy L có ý định giết K và Q. Do vậy,
L phạm tội trong trường hợp giết nhiều người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều
93 Bộ luật hìhn sự với tư cách là một tình tiết tăng nặng định khung.
Tóm lại: Lê Thị L phạm tội giết người chưa đạt. Tội danh và hình phạt được quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 93 và Điều 18 Bộ luật hình sự.
Chú ý: Khi giải quyết vụ án này có thể có quan điểm cho rằng cần phải truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với L thêm tội vô ý làm chết người. Nhưng theo chúng tôi việc can
phạm làm chết chị H không phải là kết quả của một hành vi vô ý thông thường, hay nói
cách khác nó không phải là hành vi vô ý độc lập mà là kết quả của hành vi cố ý giết
người. Nếu định tội là vô ý làm chết người thì sẽ đánh giá sai tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi đó. Cho nên không cần định thêm tội vô ý làm chết người,
chỉ cần định một tội là tội giết người (chưa đạt) và coi việc làm chết chị H là một hậu
quả của hành vi giết người (chưa đạt) nói trên. Về tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi giết người chưa đạt mà gây ra hậu quả làm chết người khác này có
thể coi không khác gì trường hợp giết người đã hoàn thành.
* Khoản 1 và 2 Điều 230 Bộ luật hình sự
Khoản 1 Điều 230 quy định cấu thành cơ bản của tội sử dụng vũ khí quân dụng trái
phép. Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện bằng lỗi cố ý xâm phạm các quy định của Nhà nước về an toàn công
cộng liên quan tới vũ khí quân dụng
– Khách thể bị tội phạm xâm hại là các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng
liên quan tới vũ khí quân dụng.
– Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân
dụng. Đây là tội có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người
phạm tội thực hiện hành vi khách quan sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Hậu quả
phạm tội không có ý nghĩa cho việc định tội danh.
– Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện bằng dấu hiệu lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý
gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ
quan của tội phạm này.
– Chủ thể của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng là những người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt từ 16 tuổi trở lên nếu phạm tội theo ở khoản 1 và từ đủ 14 tuổi trở
lên nếu phạm tội theo khoản 2, 3 và 4 Điều 230 Bộ luật hình sự.
Dựa trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sử dụng trái phép vũ
khí quân dụng nêu trên và căn cứ vào các tình tiết diễn biến của vụ án cho thấy: Hành
vi của L dùng súng K54 để bắn K và Q, H là hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân
dụng. Nó đã xâm phạm trực tiếp những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng
liên quan tới vũ khí quân dụng (Điều 3 Quy chế quản lý vũ khí … được ban hành theo
Nghị định 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ. Hành vi này được L thực hiện bằng lỗi
cố ý trực tiếp. Nó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm K bị thương và làm chết H.
Hành vi phạm tội này của L đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội sử dụng trái phép
vũ khí quân dụng  quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự.
4. Kết luận
Lê Thị L phạm tội giết người chưa đạt và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Tội
danh và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 93 và Điều 18; điểm a khoản
2 Điều 230 Bộ luật hình sự.

Tình huống 18:

Chiều ngày 11/6/2001 Phạm Văn D đi lang thang thấy một người đang sửa xe Cub 70
đời 82-89 ở ven đường nên đứng lại xem. Người chủ xe máy chữa xe mãi không được
nên nhờ D chữa giúp. D nhận lời. Sau khi chữa xe xong, D ngồi lên xe khởi động máy,
máy nổ. Lợi dụng chủ xe đang lúi húi buộc hành lý vào sau xe D đã cài số phóng xe đi
thẳng. Ngày hôm sau D đem xe đến một cửa hàng cầm đồ để bán thì bị Công an hình
sự bắt giữ. Chiếc xe máy được Cơ quan công an giao trả cho người chủ xe tên là Trần
Quang B.
Qua đấu tranh khai thác, Cơ quan công an còn được biết đêm ngày 14/7/1995, lợi dụng
mọi người trong gia đình nhà ông Lê Quốc L (ở làng lân cận) đi vắng, D đã dùng kìm
cộng lực cắt khoá cửa vào nhà lấy chiếc xe Dream II ông L mới mua với giá 5 lượng
vàng mang lên thành phố Hồ Chí Minh bán tiêu sài. Nhưng trong quá trình điều tra, Cơ
quan điều tra không phát hiện ra D là thủ phạm và trong thời gian từ đó cho đến khi bị
bắt về vụ án ngày 11/6/2001 D vẫn làm ăn sinh sống bình thường ở nhà.
Hỏi: Hãy xác định trách nhiệm hình sự của D?
Lời giải
1. Tóm tắt và phân tích hành vi phạm tội của D
– Đêm ngày 14/7/1995 lợi dụng gia đình ông L đi vắng D đã dùng kìm cộng lực cắt
khoá vào nhà lấy chiếc xe Dream II giá trị 5 cây vàng. Trong quá trình điều tra, Cơ quan
điều tra không phát hiện ra D là thủ phạm và trong thời gian từ đó cho đến khi bị bắt về
vụ án ngày 11/6/2001 D vẫn làm ăn sinh sống bình thường ở nhà.
– 11/6/2001 B nhờ D chữa xe. Sau khi chữa xe xong D ngồi lên xe khởi động máy nổ.
Lợi dụng B đang lúi húi buộc hành lý vào sau xe D đã cài số phóng xe đi thẳng. Ngày
hôm sau khi D đem xe đến một cửa hàng cầm đồ để bán thì bị Công an hình sự bắt
giữ.
2. Hướng xâm hại của hành vi và lựa chọn quy phạm pháp luật cần kiểm tra
– Hành vi D thực hiện đêm ngày 14/7/1995 đã xâm hại tới quan hệ sở hữu tài sản của
công dân. Các qui phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra: Khoản 1, 2 Điều 155, khoản 2
Điều 8, khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự 1985 và khoản 1 Điều 138; khoản 3 Điều 7;
khoản 2, 3 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999.
– Hành vi D thực hiện ngày 11/6/2001 đã xâm hại tới quan hệ sở hữu tài sản của công
dân. Quy phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra: Khoản 1 Điều 136, Bộ luật hình sự năm
1999.
3. Kiểm tra các quy phạm pháp luật hình sự đã lựa chọn
*  Khoản 1, 2 Điều 155 khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1985 liên quan
tới hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy
* Khoản 1, 2  Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985
Khoản 1 Điều 155 quy định cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản của công dân.
– Khách thể bị tội phạm xâm hại là quan hệ sở hữu tài sản của công dân. Đối tượng tác
động của nó là tài sản của công dân.
Hành vi lấy chiếc xe máy Dream II của D đã trực tiếp xâm hại tới quan hệ sở hữu tài
sản của anh L. Ông L đã mất quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt chiếc xe máy của
mình
– Mặt khách quan  của tội phạm
Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản của công dân gồm có hành
vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lén lút, bí mật; hậu quả nguy hiểm cho xã hội và
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm đoạt tài sản và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội. Tội phạm hoàn thành khi hậu quả phạm tội xảy ra.
Các tình tiết của vụ án cho thấy D lợi dụng mọi người trong gia đình nhà Ông Lê Quốc
L (ở làng lân cận) đi vắng, đã dùng kìm cộng lực cắt khoá cửa vào nhà lấy chiếc xe
Dream II. Như vậy, D đã thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếc xe Dream II của ông L
bằng thủ đoạn lén lút, bí mật che giấu tính chất phạm pháp của hành vi của mình đối
với ông L- chủ sở hữu tài sản. Tội phạm hoàn thành kể từ khi D chiếm đoạt được chiếc
xe Dream II trị giá 5 lượng vàng.
– Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, động cơ tư lợi.
Các tình tiết của vụ án cho thấy D đã nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình, biết được việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
ông L là hành vi bị pháp luật cấm. Tuy nhận thức được rất rõ như vậy nhưng D vẫn
thực hiện hành vi phạm tội với động cơ tư lợi.
Chủ thể của tội phạm đòi hỏi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 16
tuổi trở lên ở khoản 1 và từ đủ 14 tuổi trở lên ở khoản 2 và 3 Điều 155 Bộ luật hình sự
năm 1985. D đã thoả mãn các điều kiện của chủ thể của tội phạm này.
Tóm lại: Đối chiếu với các dấu hiệu đặc trưng pháp lý của tội trộm cắp tài sản của công
dân theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi của D đã thoả mãn
các dấu hiệu của tội phạm này. Tuy nhiên, tài sản của ông L là chiếc xe Dream II với
giá trị 5 lượng vàng. Theo Nghị quyết số 01/89/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì “khoảng 5 tấn gạo, 5 tấn xăng dầu, phân đạm,
5 tạ mỳ chính, 2 tấn đường trắng loại 1, hai lượng vàng, đối với tiền hoặc các loại tài
sản hàng hoá, vật tư khác quy ra trị giá tương đương với 5 tấn gạo- được coi là số
lượng tài sản, hàng hoá, vật tư có giá trị lớn hoặc thu lợi bất chính lớn. Khi trị giá gấp 3
lần các mức nêu trên thì được coi là giá trị rất lớn hoặc có số lượng rất lớn, thu lợi bất
chính rất lớn”.
Như vậy, Phạm Văn D đã phạm tội trộm cắp tài sản của công dân trong trường hợp chiếm đoạt
tài sản có giá trị lớn theo điểm c khoản 2 Điều 155 Bộ luật hình sự năm 1985.
* Khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1985
Do hành vi trộm cắp tài sản của công dân xảy ra từ ngày 14/7/1995, nhưng cho đến
ngày 11/6/2001 Cơ quan công an mới phát hiện ra nên cần phải kiểm tra để xác định
hành vi phạm tội này đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa và D có được
hưởng thời hiệu không.
Theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985, tội trộm cắp tài sản của công dân theo
khoản 2 Điều 155 là tội nghiêm trọng (khung hình phạt từ 2 đến 10 năm tù). Điểm c
khoản 1 Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với tội này là 15 năm. Kể từ khi D phạm tội trộm cắp tài sản của công dân
(14/7/1995) đến ngày phạm tội mới (11/6/2001) chưa đến 6 năm cho nên D vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản của mình.
Nhưng do hành vi phạm tội này lại được phát hiện và xử lý sau khi Bộ luật hình sự năm
1999 có hiệu lực pháp luật, nên cần phải vận dụng những điều luật có lợi cho D theo
quy định khoản 3 Điều 7 Bộ luật này.
Hai tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 132 và Điều 155 Bộ luật hình sự năm
1985 được Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sáp nhập thành một tội.
Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “Người nào trộm cắp tài sản của
người khác có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng… thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Như vậy, so với quy
định về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật hình sự năm 1985 cho thấy nhà làm luật
không chỉ phi tội phạm hoá mà còn phi hình sự hoá một phần loại tội phạm này.
Đối chiếu với hành vi trộm cắp chiếc xe máy Dream II (giá trị 5 lượng vàng – dưới 50
triệu đồng) của D chúng ta thấy nó chỉ thoả mãn các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội
trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138. Theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự năm
1999 thì khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này được áp dụng với hành vi phạm tội trên của
D (áp dụng theo hướng có lợi cho D). Cũng theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm
1999, tội trộm cắp tài sản do D thực hiện là tội ít nghiêm trọng và căn cứ vào điểm a
khoản 2 Điều 23 Bộ luật hình sự năm 1999 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm đối với
loại tội này là 5 năm.
Theo các tình tiết của vụ án thì từ khi phạm tội trộm cắp tài sản của công dân
(14/7/1995) đến ngày phạm tội mới (11/6/2001) đã qua gần 6 năm. Trong thời gian này
D vẫn làm ăn sinh sống bình thường ở nhà, không trốn tránh và cũng không có
lệnh truy nã của Cơ quan công an. Căn cứ vào các quy định tại khoản 2 và 3 Điều 23
Bộ luật hình sự năm 1999 thì D không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp
tài sản nữa.
*  Khoản 1 Điều 136, Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan tới hành vi D thực hiện ngày
11/6/2001
Khoản 1 Điều 136 quy định cấu thành tội cướp giật tài sản
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này thể hiện ở chỗ tội phạm xâm phạm tới quan
hệ sở hữu tài sản. Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi nhanh chóng chiếm
đoạt tài sản của nạn nhân rồi nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm hoàn thành khi chiếm
đoạt được tài sản. Tội cướp giật tài sản được người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt đủ tuỏi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp với động cơ tư
lợi
So sánh, đối chiếu các dấu hiệu cấu thành của tội cướp giật tài sản quy định tại khoản
1 Điều 136 như đã trình bày ở trên với các tình tiết khách quan và chủ quan của vụ án
cho thấy hành vi của D đã xâm phạm trực tiếp quyền sở hữu tài sản của công dân
được pháp luật hình sự bảo vệ. D đã có hành vi lợi dụng chủ xe đang lúi húi buộc hành
lý vào sau xe đã nhanh chóng nổ máy cài số phóng xe đi thẳng. Sau đó mang xe đến
hiệu cầm đồ để bán. Hành vi này rõ ràng là hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của công
dân bằng thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt rồi tẩu thoát. Đây là dấu hiệu của tội
cưopứp giật chứ không phải là dấu hiệu đặc trưng của tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản được quy định tại Điều 137 Bộ luật hình sự. D có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi của rmình là nguy hiểm cho
xã hội nhận thực được hậu quả của hành vi đó những vẫn có ý thức chiếm đoạt bằng
được tài sản của nạn nhân để thoả mãn động cơ tư lợi.
Dựa vào những phân tích trên đây cho thấy hành vi của D đã thoả mãn đầy đủ các dấu
hiệu của tội cướp  giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.
4. Kết luận:
Phạm Văn D chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản của công dân. Tội
danh và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự.

Tình huống 19:

Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị
giá 49 triệu đồng – thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện. Ngày
5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện
và Công an bắt giữ H.
Câu hỏi:
1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại
khoản 3 Điều 8 BLHS.
2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu
là bao nhiêu năm tù?
3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải
tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn
phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp
giật tài sản.
4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS và tội trộm cắp
như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao?
Lời giải:

You might also like