You are on page 1of 95

BỘ Y TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỌC VIỆN YDHCT VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

BÁO CÁO KẾT QUẢ


HỌC TẬP THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG

Bộ môn: Y tế cộng đồng

Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Thu Trang

Sinh viên: Nhóm 4 – Lớp Y5D – Khóa K11

Địa điểm thực tế: Xã Dị Chế , huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Họ và tên Trạm trưởng: Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng

Hà Nội, 29 tháng 05 năm 2020

1
DANH SÁCH NHÓM

St
Mã số SV Họ tên Ngày sinh Ghi chú
t
1553010037 01/10/199
Hà Thị Thu Hương
1 0 6  
1553010039 29/09/199
Hoàng Thị Lan Hương
2 4 7  
1553010034 01/05/199
Nguyễn Thị Hương
3 5 7  
1553010032 30/06/199
Phạm Đăng Khoa
4 0 7  
1553010034 02/09/199
Lê Thị Lam
5 6 7  
1553010039 28/11/199
Nguyễn Thị Thanh Lam
6 5 7  
1553010037 08/07/199
Đặng Mỹ Linh
7 2 7  
1553010032 11/07/199
Lưu Thị Khánh Linh
8 1 6  
1553010037 15/12/199
Mai Thị Hạnh Linh
9 3 7  
1553010034 23/03/199
Mạc Thị Yến Linh
10 7 7  
1553010039 26/12/199
Ngô Thị Linh
11 6 7  Nhóm trưởng
1553010034 09/11/199
Nguyễn Thị Trường Lưu
12 8 7  

Nhóm trưởng: Ngô Thị Linh

SĐT: 0984243845

2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG............................................................................................5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................6
LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................7
NỘI DUNG BÁO CÁO.......................................................................................8
Phần 2. Mục tiêu môn học:...............................................................................10
2.1. Kiến thức:..................................................................................................10
2.2. Kỹ năng:....................................................................................................10
2.3. Thái độ:.....................................................................................................10
Phần 3. Nội dung và các hoạt động thực hiện tại cơ sở:................................11
3.1. Tìm hiểu về tổ chức Trạm y tế...................................................................11
3.2. Thực hiện “Tuần lễ đo huyết áp toàn dân”..............................................11
3.3. Lên kế hoạch và thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe về vấn đề tăng
huyết áp............................................................................................................13
3.4. Điều tra viết báo cáo về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gia đình của người
dân....................................................................................................................14
3.5. Tổ chức và kiến tập một buổi tiêm chủng ở cơ sở.....................................15

3
3.6. Chăm sóc vườn thuốc nam của trạm y tế và tham gia các hoạt động khác
của Trạm y tế do Trưởng trạm y tế yêu cầu.....................................................16
3.7. Tham gia dọn dẹp vệ sinh trạm.................................................................18
Phần 4. Kết quả điều tra...................................................................................19
4.1. Thông tin chung về dân số, địa lý, đời sống, văn hóa, xã hội của người
dân trong xã.....................................................................................................19
4.2. Kết quả khảo sát tại Trạm y tế..................................................................19
4.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Trạm Y tế xã....................................19
4.2.2. Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT xã..........24
4.2.3. Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của TYT xã theo Thông Tư
số 33/2015/TT-BYT, tiêu chí xác định xã tiên tiến về Y dược cổ truyền.......28
4.2.4. Thực trạng vườn thuốc nam tại Trạm y tế (các loại cây theo danh mục
thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013):......37
4.2.5. Thực trạng tình hình hoạt động Y học cổ truyền ở TYT xã và trên địa
bàn xã. Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ y học cổ truyền trong chăm sóc
sức khỏe cộng đồng.......................................................................................50
4.2.6: Thực trạng thực hiện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn:...................50
4.2.7 Thực trạng tình hình suy dinh dưỡng trên địa bàn:.............................51
4.2.8. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên toàn
xã:..................................................................................................................54
4.2.9. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình vệ sinh môi trường,
phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn
xã. Tình hình bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn xã
(theo số liệu sổ sách của Trạm y tế)..............................................................55
4.2.10. Thực trạng tình hình khám chữa bệnh tại TYT xã............................57
4.3. Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gia đình của người dân. . .60
4.3.1 Mục tiêu cuộc điều tra.........................................................................60
4.3.2 Đối tượng điều tra................................................................................60
4.3.3 Thời gian điều tra.................................................................................60
4.3.4 Địa điểm điều tra.................................................................................60
4.3.5 Số lượng hộ điều tra.............................................................................60
4.3.6 Cách chọn hộ điều tra..........................................................................60

4
4.3.7. Phương pháp phân tích số liệu...........................................................61
4.3.8. Kết quả................................................................................................61
4.3.9. Bàn luận..............................................................................................67
4.3.10. Những khó khăn khi triển khai các hoạt động tại cộng đồng và giải
pháp đã áp dụng để khắc phục......................................................................69
4.3.11. Khuyến nghị......................................................................................70
4.4. Kế hoạch tổ chức và nội dung buổi truyền thông tại cộng đồng (về một
chủ đề tự chọn: tang huyết áp, cảm cúm, viêm phổi, thoái hóa xương khớp,
Gút,….).............................................................................................................71
4.4.1. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên........................................................71
4.4.2 Lập kế hoạch về buổi truyền thông......................................................73
4.5. Bản kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng mở rộng và báo cáo kết quả kiến
tập buổi tiêm chủng..........................................................................................84
PHẦN 5: KẾT LUẬN CỦA ĐỢT THỰC TẬP..............................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................95

5
DANH MỤC BẢNG

4.2. Kết quả khảo sát tại Trạm Y tế

Bảng 4.2.1.1 :Nguồn nhân lực của Trạm Y tế xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ

Bảng 4.2.1.2: So sánh thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Trạm Y tế
xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ với chuẩn quốc gia về y tế xã

Bảng 4.2.1.3: Điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ
truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế

Bảng 4.2.1.4 : Danh mục các cây thuốc có trong vườn thuốc nam của Trạm Y
tế xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ

4.3.8. Kết quả điều tra

Bảng 4.3.8.1 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân ở các điểm điều
tra
Bảng 4.3.8.2 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ bác sĩ gia đình tại nhà của các điểm
điều tra
Bảng 4.3.8.3 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của các
điểm điều tra
Bảng 4.3.8.4 Nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám và điều trị tại nhà của các
điểm điều tra

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP An toàn thực phẩm
BHYT Bảo hiểm y tế
BKT Bơm kim tiêm
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSK Chăm sóc sức khỏe
DS- dân số - kế hoạch hóa gia
KHHGĐ đình
GDSK giáo dục sức khỏe
QHTD Quan hệ tình dục
TCMR Tiêm chủng mở rộng
TNTT Tai nạn thương tích
TYT Trạm y tế
UBND Ủy ban nhân dân
SDD Suy dinh dưỡng
YHCT Y học cổ truyền
YHHĐ Y học hiện đại
VX Vacxin
BS Bác sĩ
YS Y sĩ
ĐD Điều dưỡng

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

7
LỜI GIỚI THIỆU
Thực tập cộng đồng là môn học dành cho sinh viên năm thứ năm thực
hành các kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được trong suốt quá trình từ năm thứ
nhất đến năm thứ năm.
Mục đích của đợt thực tế là nhằm tạo ra cơ hội cho sinh viên thực hành xác
định được khái niệm về cộng đồng; phân biệt được sự khác nhau giữa chẩn
đoán cộng đồng và chẩn đoán cơ sở; trình bày được các bước trong chẩn đoán
cộng đồng; mô tả sử dụng dịch vụ y tế, tình trạng sức khỏe cộng đồng và các
yếu tố nguy cơ; đánh giá được hiệu quả của các chương trình cộng đồng.
Hàng năm, Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam đều tổ chức các đợt
thực tế tại các địa phương nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thực hành thực tế
cho sinh viên. Dưới sự phân công của bộ môn Y Tế công cộng, sinh viên nhóm
4 lớp Y5D khóa 11 gồm 12 thành viên đã được tới thực tế tại Trạm y tế xã Dị
Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên từ ngày 18/05/2020 đến ngày 29/05/2020.
Trong đợt thực tế này, sinh viên có cơ hội được tham gia đánh giá hoạt
động của trạm y tế theo quy định về chức năng nhiệm vụ và tiêu chí quốc gia;
thực hành cách thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích đánh giá các số liệu
thu thập được; từ đó biết cách phát hiện các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng
đồng; lập kế hoạch can thiệp; truyền thông giáo dục sức khỏe; rèn luyện kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng viết báo cáo nhóm...
Tới thực tế tại địa phương, nhóm sinh viên rất may mắn khi nhận được sự
hướng dẫn tận tình, hết lòng từ phía thầy cô và sự giúp đỡ của các cán bộ y tế
tại trạm, Ủy ban Nhân dân xã đã tạo điều kiện cho nhóm trong suốt quá trình
thực tế.
Qua đây nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Học viện y
dược học cổ truyền Việt Nam nói chung và bộ môn Y Tế công cộng nói riêng
đã tổ chức cho sinh viên chúng em những đợt thực tế đầy ý nghĩa và bổ ích.
Trong khuân khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh nghiệm, bản báo
cáo của nhóm không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, nhóm rất mong thầy cô, các
bạn bỏ qua cho những thiếu sót đó đồng thời hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của
thầy cô giáo và các bạn để nhóm có thể hoàn thành bản báo cáo tốt hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

8
NỘI DUNG BÁO CÁO

Phần 1. Giới thiệu địa điểm thực tập cộng đồng :


Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội
54 km về phía tây bắc, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía đông.
Tiên Lữ là một huyện ở phía nam của tỉnh Hưng Yên. Đây là một huyện giáp
với thành phố Hưng Yên, có quốc lộ 38B, quốc lộ 39, Tỉnh lộ 200 (Hưng
Yên) chạy qua. Tháng 1/2004, dân số của huyện Tiên Lữ là 104.072 người; mật
độ dân số 1.134 người/km2. Tiên Lữ là một huyện ở phía nam của tỉnh Hưng
Yên. Đây là một huyện giáp với thành phố Hưng Yên, có quốc lộ 38B, quốc lộ
39, Tỉnh lộ 200 (Hưng Yên) chạy qua. Tháng 1/2004, dân số của huyện Tiên Lữ
là 104.072 người; mật độ dân số 1.134 người/km2.

Dị Chế là xã thuộc phía bắc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

Phía Bắc giáp Thị trấn Vương

Phía Đông Xã Lệ Xá
giáp
Phía Tây giáp xã An Viên

Phía Nam giáp Xã Hải Triều

Trạm y tế xã Dị Chế thuộc thôn Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Trạm Y tế cách đường lớn khoảng 50m, đi lại tương đối thuận tiện do đường
liên thôn đã được bê tông hóa cùng với đó nằm gần trục đường DT200, quốc lộ
38B và quốc lộ 39B cũ. Xung quanh trạm là khu dân cư; cách TTYT huyện
2,9km, giao thông thuận lợi. Trạm y tế nằm trong khu vực được cung cấp nước
máy sạch, tuy nhiên hiện tại CB, NV tại trạm vẫn sử dụng nước giếng khoan và
nước mưa trong sinh hoạt.

9
Trạm được thành lập từ năm 1995 cùng với sự phát triển của dân cư ở
đây, với mục đích và nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Nhân lực trạm y tế gồm 6 cán bộ: 01 bác sĩ, 02 y sỹ, 01 điều dưỡng, 01 y sĩ
YHCT, 01 dược sỹ.

Cơ sở vật chất kĩ thuật trang thiết bịtương đối đầy đủ. Trạm y tế hoạt động
theo sự chỉ đạo của trung tâm y tế dự phòng huyện về công tác vệ sinh phòng
bệnh, môi trường, dịch bệnh. Trạm y tế xã Dị Chế chịu sự quản lý của nhà nước,
TTYT huyện về chuyên môn nghiệp vụ. Trạm còn phối hợp với các ban ngành
đoàn thể trong xã tham gia vào công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân.

Bản đồ vị trí xã Dị Chế

Phần 2. Mục tiêu môn học:


2.1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về cộng đồng

10
- Phân biệt được sự khác nhau giữa chẩn đoán cộng đồng và chẩn đoán
cơ sở
- Trình bày được các bước trong chẩn đoán cộng đồng
- Mô tả sử dụng và khả năng đáp ứng của dịch vụ y tế
- Mô tả thực trạng sức khỏe cộng đồng, các vấn đề sức khỏe ưu tiên và
các yếu tố nguy cơ
- Đáng giá được hiệu quả của các chương trình can thiệp sức khỏe cộng
đồng
-

2.2. Kỹ năng:
- Đánh giá hoạt động của Trạm Y tế xã so sánh với quy định chức năng
nhiệm vụ và tiêu chí quốc gia.
- Phát hiện các vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng.
- Thực hành được cách thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh
giá các số liệu thu thập được.
- Thực hành lập kế hoạch can thiệp.
- Thực hành truyền thông - giáo dục sức khỏe.

2.3. Thái độ:


- Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đáp ứng
chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho cộng đồng, góp phần đạt mục tiêu sức
khỏe cho mọi người.
- CSSKBĐ là một trong các trọng tâm trong công tác của ngành Y tế tại
tuyến y tế cơ sở.
- Chủ động phối hợp Y học cổ truyền (YHCT) với Y học hiện đại
(YHHĐ) trong điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong cộng
đồng.
- Hoạt động liên ngành, thu hút sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa
đảm bảo thành công của CSSKBĐ.

Phần 3. Nội dung và các hoạt động thực hiện tại cơ sở:
3.1. Tìm hiểu về tổ chức Trạm y tế
Hiện đang có 6 nhân viên y tế đang làm việc tại trạm, bao gồm:

- Bác sĩ: Nguyễn Thị Hồng.

11
- Y sĩ đa khoa: Hà Thị Kim Hoa, Trương Đức Thanh.
- Y sĩ YHCT: Bùi Thị Hường.
- Điều dưỡng: Nguyễn Thị Hương.
- Dược sĩ: Đoàn Thị Thủy.

3.2. Thực hiện “Tuần lễ đo huyết áp toàn dân”.

12
13
3.3. Lên kế hoạch và thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe về vấn đề tăng
huyết áp.

14
3.4. Điều tra viết báo cáo về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gia đình của người
dân.

15
3.5. Tổ chức và kiến tập một buổi tiêm chủng ở cơ sở.

Bàn tiêm chủng ngày 25/05

16
3.6. Chăm sóc vườn thuốc nam của trạm y tế và tham gia các hoạt động khác
của Trạm y tế do Trưởng trạm y tế yêu cầu

17
Tham gia chăm sóc vườn thuốc nam

18
3.7. Tham gia dọn dẹp vệ sinh trạm

19
Phần 4. Kết quả điều tra
4.1. Thông tin chung về dân số, địa lý, đời sống, văn hóa, xã hội của người
dân trong xã.
Trạm y tế xã Dị Chế thuộc thôn Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Con
đường dẫn vào trạm y tế đã được bê tông hóa, đi lại thuận tiện. Trạm nằm gần
đường DT200, cách UBND xã khoảng 600m, cách trường THCS xã Dị Chế
khoảng 800m, cách trung tâm Y tế huyện khoảng 2,9 km.
Tính đến tháng 12/2019, toàn xã Dị Chế có:
- Dân số: 8429 người.
- Tổng số thôn: 4 thôn.
- Số hộ gia đình: 2245 hộ.
- Tỷ lệ người lớn mù chữ: 3%
Xã Dị Chế nằm ở trung tâm huyện Tiên Lữ. Mật độ dân cư ở đây cao,
kinh tế các hộ dân phát triển, chủ yếu người dân sống bằng nghề nông, buôn
bán, công nhân tại các xí nghiệp. Đời sống nhân dân ổn định, vì vậy nhu cầu
được chăm sóc sức khỏe của người dân là rất lớn. Tuy nhiên nguồn nhân lực y tế
chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân, với 6 cán bộ, nhân viên tại trạm
hiện nay gồm:01 bác sĩ, 02 y sĩ đa khoa, 01 y sĩ YHCT, 01 điều dưỡng đại học,
01 dược sỹ. Cơ sở vật chất trạm y tế khá đầy đủ. Vì vậy hoạt động của trạm xá
còn chưa phát huy được hết khả năng của trạm.
4.2. Kết quả khảo sát tại Trạm y tế.
4.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Trạm Y tế xã.
Nhân lực của trạm hiện tại bao gồm 06 cán bộ trong đó:
- Bác sỹ YHHĐ: số lượng 01.
- Y sỹ đa khoa: số lượng 02.
- Y sỹ YHCT: số lượng 01.
- Điều dưỡng: 01.
- Dược sỹ trung cấp: 01.
 Theo quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ y tế về tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, từ
kết quả điều tra cho thấy nguồn nhân lực của trạm theo tiêu chuẩn của nhà
nước là thiếu (đối với xã trên 8000 dân). Việc phân công công nhiệm vụ
rõ ràng với các vị trí được kiêm nhiệm.

20
Cán bộ trạm được đào tạo lại và liên tục, tập huấn chuyên môn theo quy
định hiện hành tại thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ trưởng
Bộ y tế (được tập huấn tối thiểu 24h học/năm; ít nhất 2 lần/năm).
 Chức danh của từng cán bộ, nhân viên tại trạm:
- Nguyễn Thị Hồng: Bác sỹ - trưởng trạm.
- Bùi Thị Hường: Y sĩ YHCT.
- Hà Thị Kim Hoa: Y sĩ đa khoa.
- Trương Đức Thanh: Y sĩ đa khoa.
- Nguyễn Thị Hương: Điều dưỡng đại học.
- Đoàn Thị Thủy: Dược sỹ trung cấp.

Bảng 4.2.1.1 :Nguồn nhân lực của Trạm Y tế xã Dị Chế - huyện Tiên Lữ.

Trình
Họ và độ Chức
Stt Nhiệm vụ Hoạt động cụ thể
tên chuyên danh
môn
1 Nguyễn Bác sĩ Trạm - Quản lí chung - Phân công các nhân viên
Thị trưởng truyền thông GDSK y tế thuộc trạm quản lý,
Hồng - Khám bệnh thực hiện các chương
- Chương trình trình mục tiêu Quốc gia
HIV/AIDS phù hợp với chuyên môn
- Hành nghề y dược từng người, đạt hiệu quả:
tư nhân chương trình sinh phòng
- Người cao tuổi chống dịch bệnh, vệ sinh
- Quản lí người tàn môi trường. An toàn vệ
tật sinh thực phẩm, y tế,
trường học, khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe
trẻ em, chăm sóc sức khỏe
sinh sản và các chương
trình y tế Quốc gia
khác….
- Quản lý, chỉ đạo y tế
thôn xóm, tổ dân phố hoạt
dộng chuyên môn, tổ chức

21
giao ban hàng tháng, phối
hợp hoạnh động về công
tác Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình với cán bộ
chuyên trách xã và cộng
tác viên thôn, xóm
- Quản lý cơ sở vật chất,
tàn sản, y dụng cụ, thuốc
chữa bệnh…của trạm y tế.
Khám bệnh
- 3 công trình vệ sinh –
Nước sạch vệ sinh môi
trường
- Y tế trường học
- Quản lý tài chính thu,
chi của trạm theo quy
định.
- Tiếp nhận và quản lý
công văn và tài liệu.

2 Bùi Thị Y sĩ - An toàn thực phẩm - Trồng, chăm sóc vườn


Hường YHCT - Tâm thần cộng thuốc nam
đồng - Khám chữa bệnh bằng
- Phụ trách vườn YHCT
thuốc nam - Quản lý tủ thuốc YHCT
- Phụ trách về an toàn vệ
sinh thực phẩm
-Phụ trách các bệnh về
tâm thần cộng đồng.

3 Đoàn Dược - Thư kí chương - Chương trình Vitamin A


Thị sĩ trung trình tiêm chủng mở - Quản lí dược, y dụng cụ
Thủy cấp rộng
- Chương trình
VitaminA
- Quản lí dược, y
dụng cụ

22
4 Hà Thị Y sĩ hộ - Chương trình chăm - Quản lí chương trình dân
Kim sinh sóc sức khỏe sinh số kế hoạch hóa gia đình
Hoa sản -KHHGĐ - Phụ trách công tác tiêm
- Phụ trách phòng đẻ chủng mở rộng
- Thư kí chương - Lên kế hoạch TCMR
trình suy dinh
dưỡng.
- Phụ trách các công
tác, sổ sách liên quan
đến tiêm chủng.
5 Nguyễn Điều - Chương trình chăm - Quản lí chương trình dân
Thị dưỡng sóc sức khỏe sinh số kế hoạch hóa gia đình
Hương đại học sản -KHHGĐ - Phụ trách công tác tiêm
- Phụ trách phòng đẻ chủng mở rộng
- Thư kí chương - Lên kế hoạch TCMR
trình suy dinh
dưỡng.
- Phụ trách các công
tác, sổ sách liên quan
đến tiêm chủng.
6 Trương Y Sĩ đa - Chương trình chăm - Quản lí chương trình dân
Đức khoa sóc sức khỏe sinh số kế hoạch hóa gia đình
Thanh sản -KHHGĐ - Phụ trách công tác tiêm
- Thư kí chương chủng mở rộng
trình suy dinh - Lên kế hoạch TCMR
dưỡng.
- Phụ trách các công
tác, sổ sách liên quan
đến tiêm chủng.

 Có 4 nhân viên Y tế thôn hoạt động dưới tên gọi là cộng tác viên (được đào
tạo).
Mỗi thôn xóm đều có nhân viên y tế hoạt động, nhân viên y tế thôn bản có
tiêu chuẩn, chức danh, nhiệm vụ theo quy định hiện hành, thường xuyên hoạt
động theo chức danh, nhiệm vụ được giao hang tháng giao ban với trạm y tế

23
Sau quá trình thực tế tại trạm y tế xã, chúng em thấy rằng hiện tại nguồn
nhân lực của TYT xã gồm có 6 thành viên phụ trách, chuyên trách các công việc
chuyên môn, các bộ phận cũng như cán bộ chuyên trách đều là những người có
chuyên môn nghiệp vụ.
Cán bộ y tế của Trạm y tế xã có thái độ nhiệt tình, nghiêm túc. Công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân, khám chữa bệnh, thực hiện chương trình tiêm
chủng mở rộng đều được trạm y tế thực hiện một cách nghiêm túc, nhanh chóng,
hiệu quả, sinh viên được tạo điều kiện học tập, làm việc trong điều kiện tốt nhất
dù cơ sở vật chất của trạm vẫn còn rất nhiều thiếu thốn.

24
4.2.2. Thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của TYT xã

Sơ đồ trạm y tế xã Dị Chế

Cổng
CỔNG Vườn thuốc Nam

SÂN
Khu

Tiêm

Phòng
khám Sản, Chủng
Phòng
phụ khoa
Tiêm

Phòng Lưu Nhà để


Phòng Hành Phòngthuốc, tiêm
Phòng Phòng
xe
Bệnh Nhân
Chính, khám Thuốc lưu bệnh
bệnh nhân
Kho

Khu

WC

- Trạm y tế nằm gần trục đường lớn, đường vào trạm thuận lợi, diện tích
trạm lớn hơn 500m2; tổng thể công trình có khối nhà chính và khối nhà phụ trợ,
có vườn trồng cây thuốc nam, có hàng rào bảo vệ, có biển trạm, các công trình
đều là cấp 4,
- So với tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị tại
trạm y tế xã, trạm xã Dị Chế khá đầy đủ trang thiết bị y tế và các phòng làm

25
việc. Tuy nhiên, các phòng Đông y, phòng Dược hiện vẫn còn chưa được tách
riêng.

Hình ảnh trạm y tế xã Dị Chế

- Ngoài ra trạm có khối phụ trợ gần bể nước, nhà kho. Khu nhà cũ hiện
đang chờ kinh phí cải tạo để đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng.
- Trạm y tế xã Dị Chế có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc
cấp cứu thông thường được quản lí theo đúng quy định. Sử dụng thuốc an toàn,
không xảy ra tai biến nghiêm trọng về sử dụng thuốc. Nhân viên y tế được cấp
túi y tế thôn bản, cộng tác viên dân số KHHGD được cấp túi truyền thông theo

26
danh mục của Bộ y tế quy định. Chúng em nhận thấy, cơ sở vật chất của trạm
khá đầy đủ tuy nhiên vẫn còn những thiết bị còn thiếu và đã lâu chưa sử dụng.

Bảng 4.2.1.2 : So sánh thực trạng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Trạm Y tế
xã Dị Chế- huyện Tiên Lữ với chuẩn quốc gia về y tế xã

Danh mục Có Không


Cơ sở hạ tầng
Trạm ở gần trục giao thông, trung tâm xã x
Diện tích đất trên 500m2 x
Tổng thể công trình x

-Khối nhà chính, công trình phụ trợ x

-Sân phơi, vườn mẫu trồng cây thuốc x

-Cây xanh bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất x

-Có hàng rào bảo vệ, có cổng biển trạm x


Khối nhà chính
-Cấp công trình tối thiểu cấp III x

-Diện tích tối thiểu trên 90m2 x

-Số phòng chức năng chính 8-9 phòng x

+Tuyên truyền tư vấn x

+Đón tiếp và quầy tủ thuốc x

+Khám bệnh và sơ cứu x

+Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình x

+Đỡ đẻ x

+Sau đẻ x

+Lưu bệnh nhân x

27
+Rửa tiệt trùng x

+Khám chữa bệnh bằng YHCT x


Khối phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ x
sinh, nhà để xe
Hệ thống kĩ thuật hạ tầng:

-Được nối với lưới điện hoặc có máy phát điện x

-Có một thuê bao điện thoại trực tiếp x

-Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh x


Duy tu, bảo dưỡng: cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng X
định kì mỗi năm 1 lần vào quý IV hàng năm
Trang thiết bị
Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện khám và
điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: ống nghe, huyết áp, nhiệt
x
kế, bơm kim tiêm và các trang bị cấp cứu thông thường ban
đầu
Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai mũi họng, X
rang
Tại các trạm y tế có bác sĩ làm việc: máy khí dung, kính hiển X
vi, máy xét nghiệm đơn giản
Trang thiết bị cơ bản cho khám, điều trị sản phụ khoa, kế x
hoạch hóa gia đình: đỡ đẻ, cấp cứu sơ sinh, chăm sóc trẻ nhỏ
Trang bị về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: chảo sao thuốc, X
cân thuốc, tủ thuốc đông y….
Trang thiết bị phục vụ cho chương trình y tế quốc gia, chống X
mù lòa, chăm sóc răng miệng, nha học đường và các chương
trình khác
Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục x
sức khỏe trong cộng đồng

28
Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng X
cụ
Thiết bị nội thất: tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường x
Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn gìn, máy bơm nước x
Túi y tế thôn bản: mỗi thôn từ 1-2 túi để thực hiện các dịch x
vụ cơ bản như tiêm, sơ cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe
Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa X

* Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trạm khá đầy đủ cho nhu cầu
khám, chữa bệnh, chỉ còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại và một số trang thiết
bị cho các chuyên khoa lẻ.

4.2.3. Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của TYT xã theo Thông Tư số
33/2015/TT-BYT, tiêu chí xác định xã tiên tiến về Y dược cổ truyền
* Thực trạng thực hiện chức năng nhiệm vụ của TYT xã theo Thông Tư số
33/2015/TT-BYT :

Trạm Y tế xã Dị Chế thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của trạm Y tế
xã theo Thông Tư số 33/2015/TT-BYT.

Cụ thể gồm các mục sau:

 Chức năng:
-  Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) có chức
năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân trên địa bàn xã.
-  Trạm Y tế xã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác
chuyên môn nghiệp vụ.
 Nhiệm vụ:
(1) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:
- Về y tế dự phòng:
+ Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng
bệnh;

29
+ Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo
cáo kịp thời các bệnh, dịch;
+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng
cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp
luật;
+ Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn
thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
- Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng
bệnh và chữa bệnh:
+ Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;
+ Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật
và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;
+ Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh
bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng
dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây
thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;
+ Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự
- Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:
+ Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và
đỡ đẻ thường;
+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo
phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp
luật.
- Về cung ứng thuốc thiết yếu:
+ Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
+ Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
-  Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

30
+ Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp
mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh
mạn tính;
+ Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.
- Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:
+ Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các
vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp
phòng, chống;
+ Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình.
(2) Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế
thôn, bản:
-  Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành
phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế
huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế
thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy
định của pháp luật;
-  Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.
(3) Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân
tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;
(4) Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch
vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:
-  Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra,
giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;
-  Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm
pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn
thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.

31
(5) Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:
-  Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe,
lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được
phê duyệt;
-  Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung
tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được
phê duyệt.
(6) Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.
(7) Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân
công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
(8) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyện trình
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trạm y
tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh tại
Điểm b, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Điểm c Khoản 1 và thực hiện các nhiệm vụ
quy định tại Khoản 6 Điều này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân
dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế
 Tiêu chí xã tiên tiến về YHCT:

Bảng 4.2.1.3: Điều tra tình hình thực hiện tiêu chí xã tiên tiến về y dược cổ
truyền dựa theo bảng chấm điểm của Bộ Y tế:

NỘI DUNG TIÊU CHÍ Điểm Điểm Điểm Điểm


TT
chuẩn thưởng trừ đạt
  Tổng số điểm 100 13 10 89
Chỉ đạo, điều hành công tác y dược 10 13
I 13 3
cổ truyền
Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe
1 1 (CSSK) nhân dân hoạt động thường 3     3

32
xuyên, trong đó có hoạt động CSSK
bằng y dược cổ truyền.
Công tác phát triển y dược cổ truyền
2 2 được đưa vào Nghị quyết của Đảng 2     2
Ủy xã.
Hằng năm trạm y tế có kế hoạch hoạt
động y dược cổ truyền được cấp có
3 3 5     5
thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6
tháng và tổng kết năm.
Có kinh phí cho hoạt động y dược cổ
4 4 truyền tại trạm y tế từ ngân sách hoạt 3     3
động thường xuyên.
Có kinh phí cho hoạt động y dược cổ
truyền tại trạm y tế từ nguồn khác
5 5   3   3
(không phải từ ngân sách hoạt động
thường xuyên).
Trong xã có người hành nghề y dược
cổ truyền không có chứng chỉ hành
6 6     10 0
nghề hoặc phòng chẩn trị không có
giấy phép hoạt động.
Nhân lực y dược cổ truyền tại trạm
II 15     13
y tế
A Nhân lực      
Nhân lực y dược cổ truyền:
Có cán bộ chuyên trách y dược cổ
truyền: 8 điểm
7 1 8     8
Cán bộ kiêm nhiệm y dược cổ truyền:
5 điểm
Không có: 0 điểm
B Đào tạo      
Cán bộ tham gia khám bệnh, chữa
bệnh bằng y dược cổ truyền tại trạm y
8 1 3     3
tế được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức
theo quy định của Bộ Y tế.
Y tế thôn bản, cộng tác viên y dược cổ
truyền được tập huấn nâng cao kiến
9 2 thức y dược cổ truyền: Trồng và sử 2     2
dụng thuốc nam, các phương pháp

33
điều trị các bệnh thông thường bằng y
học cổ truyền...: 01 lần trong 01 năm.
Người hành nghề tại các cơ sở khám
chữa bệnh bằng y học cổ truyền trong
10 3 2    
xã được tập huấn về y dược cổ truyền 2
tối thiểu 01 lần/01 năm.
III Cơ sở vật chất, trang thiết bị 24 3   24
A Cơ sở vật chất 5     3
Có phòng khám, chữa bệnh y học cổ
truyền riêng biệt: 5 điểm
Phòng khám chữa bệnh y học cổ
11 1 truyền lồng ghép với các phòng chức 5     3
năng khác: 3 điểm
Không có phòng khám y học cổ
truyền: 0 điểm
Trang thiết bị y tế về y dược cổ
B 13 3   13
truyền
Tủ thuốc y học cổ truyền:
Có tủ đựng thuốc hoặc hộp đựng vị
thuốc y học cổ truyền có dán nhãn, ghi
12 1 đầy đủ tên thuốc theo quy định: 2 2    
điểm, 2
Không ghi đầy đủ 1 điểm,
Không có nhãn 0 điểm.
Giường châm cứu, xoa bóp đúng tiêu
13 2 2     2
chuẩn
14 3 Máy điện châm hoạt động bình thường 2     2
15 4 Có bàn bốc thuốc, cân thuốc 1     1
16 5 Giá, kệ để dược liệu 1     1
17 6 Đèn hồng ngoại còn hoạt động 1     1
18 7 Tranh châm cứu 1     1
Phác đồ, thuốc và dụng cụ xử lý vựng
19 8 1     1
châm
Trong tủ sách của trạm y tế có tài liệu
20 9 1     1
y dược cổ truyền
Máy sắc thuốc (hoặc ấm sắc thuốc)
21 10   3  
hoạt động bình thường.
22 11 Bộ giác hơi 1     1

34
C Vườn thuốc mẫu 6     5
Vườn thuốc mẫu:
Có vườn thuốc mẫu : 3 điểm
Không có vườn thuốc nhưng có chậu
trồng cây thuốc mẫu: 2 điểm 3
23 1 3    
Không có vườn thuốc, không có chậu
cây thuốc mẫu nhưng có Bộ tranh cây
thuốc mẫu: 1 điểm
Không có các nội dung trên: 0 điểm
Tỷ lệ cây thuốc trong vườn thuốc mẫu
so với tổng số cây thuốc trong danh
mục thuốc thiết yếu Bộ Y tế ban hành
(Thông tư 40/2013/TT-BYT ngày 3
24 2 3    
18/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế):
Từ 80% cây trở lên: 3 điểm
Từ 60% đến dưới 80%: 2 điểm.
Dưới 60%: 1 điểm
Hoạt động khám chữa bệnh bằng y
IV 48 7   36
dược cổ truyền
A Công tác khám chữa bệnh 27     22
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y dược cổ
truyền; kết hợp y học cổ truyền với y
8    
học hiện đại so với tổng số khám chữa 8
bệnh chung:
Từ 40% trở lên: 8 điểm      
Từ 20% đến dưới 40%: 6 điểm      
Dưới 20%: 3 điểm      
25 1
Không thực hiện: 0 điểm      
(Đối với trạm y tế không bắt buộc
khám chữa bệnh theo Quyết định
4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014
     
nhưng vẫn triển khai hoạt động khám
chữa bệnh y dược cổ truyền thì vẫn
được điểm tối đa).
Phương pháp điều trị: 5     5
26 2 Điều trị y học cổ truyền; kết hợp y học
cổ truyền với y học hiện đại: 3 điểm      

35
Điều trị bằng phương pháp không
dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp, bấm      
huyệt: 2 điểm
Trạm y tế thực hiện các dịch vụ kỹ
thuật y học cổ truyền theo Quyết định
5     2
phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế ban
hành.
27 3
Triển khai từ 50% kỹ thuật trở lên: 5
     
điểm
Từ 30% đến dưới 50%: 2 điểm      
Dưới 30%: 1 điểm      
Thực hiện đúng quy chế ghi chép hồ
28 4 sơ, sổ sách, bệnh án và quy chế 2     2
chuyên môn khác.
Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán đối với
29 5 các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh 3     0
bằng y học cổ truyền tại trạm y tế.
Trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên
30 6 môn cho Hội Đông y xã và các phòng 2     2
chẩn trị y dược cổ truyền 01 lần/Quý.
Trạm y tế tổ chức giao ban y tế thôn
bản 01 lần/tháng có lồng ghép nội
31 7 2     2
dung tuyên truyền về công tác y dược
cổ truyền.
B Công tác dược cổ truyền 13 4   10
Tỷ lệ chế phẩm y học cổ truyền so với
tổng số danh mục thuốc tại trạm y tế
   
được cơ quan có thẩm quyền phê
8 6
duyệt:
32 1 Có từ 30% trở lên số loại chế phẩm: 8
     
điểm,
Từ 10% đến dưới 30%: 6 điểm      
Dưới 10%: 3 điểm      
Không có chế phẩm: 0 điểm      
Trạm y tế sử dụng thuốc nam tại địa
33 2 phương để phục vụ công tác khám   4  
chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

36
Trạm y tế sử dụng thuốc phiến (thuốc
34 3 thang) để phục vụ công tác khám chữa 2     0
bệnh bằng y học cổ truyền.
Thực hiện bảo quản thuốc y học cổ
35 4 3     3
truyền đúng quy định.
Hội Đông y và tổ chức xã hội tham
C 8 3   2
gia công tác y dược cổ truyền.
Hội đông y xã có cử lương y tham gia
36 1 khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền   3   0
tại trạm y tế.
Triển khai công tác tuyền truyền về
CSSK ban đầu bằng y dược cổ truyền
được Hội đông y, các Hội và đoàn thể
xã tham gia:
Có từ 3 Hội trở lên tham gia tuyên
37 2 3    
truyền về y dược cổ truyền (trong đó
có Hội Đông y): 3 điểm
2
Có từ 01 đến dưới 3 Hội tham gia: 2
điểm
Không có: 0 điểm
Hội Đông y xã và tổ chức khác phối
hợp với trạm y tế sưu tầm, ứng dụng
bài thuốc hay, cây thuốc quý và các
phương pháp chữa bệnh cổ truyền tại
địa phương:
38 3 2     2
Sưu tầm được từ 3 bài thuốc trở lên
đạt điểm 2 điểm
Từ 1 đến 2 bài thuốc hoặc phương
pháp chữa bệnh: 1 điểm;
Không có: không điểm
Tỷ lệ nhân viên Y tế thôn bản tham
gia vận động, hướng dẫn nhân dân
trồng và sử dụng thuốc nam tại gia
39 4 đình để phòng và chữa một số bệnh 3     2
thông thường:
Từ 80% trở lên đạt 3 điểm
Từ 50% đến dưới 80% đạt 2 điểm

37
Tổng điểm đạt được : 89 điểm.

Xã được công nhận là xã tiên tiến về Y dược cổ truyền phải đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu sau :

- Đạt từ 90 điểm trở lên

- Không bị điểm liệt

- Bắt buộc phải có nhân lực y dược cổ truyền

- Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y
học hiện đại so với tổng số khám chữa bệnh chung phải >=30%.

Như vậy xã Dị Chế không được công nhận là xã tiên tiến về y dược cổ truyền.

4.2.4. Thực trạng vườn thuốc nam tại Trạm y tế (các loại cây theo danh mục
thiết yếu quy định tại Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013):
- Vườn thuốc nam bố trí vị trí thuận lợi: gần nguồn nước, ở đầu khuôn viên
của trạm, tránh xa đường xá bụi bặm, không có chuồng trại gia súc, gia
cầm xung quanh, đảm bảo vệ sinh thoáng đãng.
- Tổng diện tích là 70m2
- Đất và mặt bằng: được san bằng, tính chất đất đỏ, đất nâu giàu dinh
dưỡng, không nhiều bùn ngập úng.
- Hiện tại vườn thuốc hầu như bị bỏ hoang, chỉ còn lại vài loại cây thuốc
không được chăm sóc tốt và bị các loại cỏ dại mọc lấn át.
- Trong hai tuần qua chúng em đã được cùng các cán bộ trong trạm tham
gia chăm sóc, trồng trọt, làm cỏ tưới nước vun xới cho vườn thuốc nam.
Các cán bộ trong trạm còn hướng dẫn cho chúng em hiểu biết thêm về
cách nhận biết, cách sử dụng cũng như thu hái các cây thuốc nam có trong
vườn đồng thời biết được thêm về tác dụng điều trị bệnh của các cây
thuốc đó.
Hai tuần thực tế vô cùng ý nghĩa đã bổ sung cho chúng em những kiến
thức quý báu mà những trang sách trên giảng đường chúng em chưa được trải
nghiệm.

Bảng 4.2.1.4 : Danh mục các cây thuốc có trong vườn thuốc nam của
Trạm Y tế xã Dị Chế- huyện Tiên Lữ

38
CÂY HÌNH ẢNH THỰC ĐẶC ĐIỂM
STT
THUỐC TẾ

-Tên khác: Mò hoa đỏ, lẹo cái.


-Tên khoa học: Clerodendrum
japonicum (Thunb.) Sweet.
-Họ: Cỏ roi ngựa – Verbenaceae.
-Bộ phận dùng: Toàn thân phơi
hoặc sấy khô, có thể dùng tươi.
-Công năng, chủ trị: Hành khí, hoạt
XÍCH
huyết, tiêu viêm, chỉ thống. Chữa
1 ĐỒNG
khí hư, viêm cổ tử cung, kinh
NAM
nguyệt không đều, vàng da, mụn
lở, khớp xương đau nhức, đau
lưng.
- Liều lượng, cách dùng: Ngày
dùng 15-20g, sắc hoặc nấu cao
uống. Lá tươi giã đắp hoặc ép lấy
nước rửa vết thương, bỏng, mụn lở.
2 BỒ CÔNG -Tên khác: Diếp dại, diếp trời, rau
ANH bồ cóc, rau mét, cây mũi mác.

-Tên khoa học: Lactuca indica L.

-Họ: Cúc (Asteraceae).

-Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.

-Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt


giải độc, tiêu viêm tán kết. Chữa
mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm
tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết
niệu.

Ngày dùng 8 - 30 g (khô), 20 - 40g


(cây tươi), ép lấy nước uống hoặc
sắc uống. Đắp ngoài trị mụn nhọt,
Bồ công anh

39
sưng vú, tắc tia sữa.

 -Tên khác: chỉ tía, thanh tâm thảo,


cao dag (Ba Na), hất t’rớ lạy
(K’Ho).
-Tên khoa học: Eleusine indica (L.)
Geartn.
-Họ: Lúa (Poaceae).
-Bộ phận dùng: Cả cây.
-Công năng, chủ trị: Lương huyết,
thanh nhiệt, hạ sốt, giải độc, làm
CỎ MẦN
mát gan, làm ra mồ hôi, lợi tiểu.
TRẦU
Chữa cảm nắng, sốt nóng, cao
huyết áp, viêm gan hoàng đảm, dị
ứng mẩn ngứa, đái khó, nước tiểu
đỏ.
Ngày dùng 12 - 16g (khô), 80 -
120g (cây tươi), đun sôi trong 15-
20 phút, để nguội chắt lấy nước
uống.

3 CỎ NHỌ -Tên khác: Cỏ mực, hạ liên thảo, lệ


NỒI trường, phong trường.
-Tên khoa học: Eclipta prostrata
(L.) L.
-Họ: Cúc (Asteraceae).

-Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.


-Công năng, chủ trị: Lương huyết
chỉ huyết, bổ can thận, chữa các
chứng huyết nhiệt, nôn ra máu, đại
tiện ra máu, băng huyết,…
-Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
12 -20g khô, sắc uống. 30 – 50g
tươi giã vắt lấy nước uống, đắp vết
thương.
-Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, ỉa chảy

40
phân sống.

-Tên khác: khổ sâm Bắc Bộ, Cù


Đèn, Co Chạy Đón (Thái).
-Tên khoa học: Croton tonkinensis
Gagnep.
-Họ: thầu dầu (euphorbiaceae).

-Bộ phận dùng: lá và cành thu hái


khi cây đang có hoa, phơi khô.
KHỔ SÂM -Công năng, chủ trị: thanh nhiệt
4
CHO LÁ giải độc, sát trùng, chữa viêm loét
dạ dày, tiêu hóa kém, mụn nhọt, lở
loét ngoài da, viêm mũi.
-Liều lượng, cách dùng: ngày dung
15-20g, sắc uống. Dùng ngoài lấy
nước sắc để rửa, chữa mụn nhọt, lở
ngứa.

-Tên khác: Khương giới, giả tô,


nhả nát bom.
-Tên khoa học: Elsholtzia ciliate
(thumb) Hyland.
-Họ: Bạc hà (Lamiaceae).
-Bộ phận dùng: bộ phận trên mặt
đất.
-Công năng, chủ trị: giải biểu , khu
KINH phong, chỉ ngứa. Chữa cảm mạo,
5
GIỚI sốt, nhức đầu, hoa mắt, viêm họng,
ngứa, phong trúng kinh lạc.
Liều lượng, cách dùng: ngày dùng
6-12g, dạng khô, sắc hoặc hãm
uống. Khi sao đen được dùng chữa
băng huyết, rong kinh, đại tiện ra
máu, ngày dùng 6-12g, sắc hoặc
uống.

41
-Tên khác: Ngải diệp, quá sú
-Tên khoa học: Artemisia vuigans
L
-Họ: Cúc ( Asteracea)

-Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt


đất.
NGẢI -Công năng, chủ trị: Chỉ huyết trừ
6 hàn thấp, điều kinh, an thai. Chữa
CỨU
phong thấp, kinh nguyệt không
điều, băng kinh, dong huyết, khí
hư, bạch đới.
-Liều lượng, cách dùng: ngày dùng
6-12g, sắc uống hoặc hâm uống,
ngoài ra còn dùng làm ngải nhưng
để làm thuốc cứu.
-Tên khác: Mơ lông.
-Tên khoa học: Paederia
lanuginosa Wall.
-Họ: Cà phê (Rubiaceae).
-Bộ phận dùng: Lá.
-Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt,
MƠ TAM
7 giải độc. Chữa lỵ trực khuẩn.
THỂ
Liều lượng, cách dùng: Lá tươi 30 -
50g, lau sạch, thái nhỏ trộn với
trứng gà, bọc vào lá chuối đem
nướng hoặc áp chảo cho chín.
Ngày ăn 2 - 3 lần, trong 5 - 8 ngày.

42
-Tên khác: Cửu thái tử, khởi dương
thảo
-Tên khoa học: Alllium ramosum
L.
-Họ: Hành(Alliaceae)
-Bộ phận dùng: Thân lá cây, hạt.
-Công năng, chủ trị: Bổ dương, giải
8 HẸ
độc, tán ứ, giảm đau tức bụng, bổ
thận tráng dương, chữa mộng tinh,
di tinh, táo bón, cảm mạo.
-Cách dùng: Chế biến món ăn,
dung tươi, dã nát lấy nước cốt để
điều trị vết thương viêm nhiễm tại
chỗ
-Tên khác: Cúc nháp, ngổ núi, tân
sa.
-Tên khoa học: Wedelia
chinensis (Osbeck) Merr.
-Họ: Cúc (Asteraceae).
-Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt
đất.
-Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt
giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm tấy,
mụn nhọt, nhiễm trùng, chốc đầu,
9 SÀI ĐẤT
lở ngứa, dị ứng.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
50 -100g (tươi), giã nát, hòa thêm
nước gạn uống, bã đắp vào chỗ
sưng tấy. Dùng dạng khô: 20 - 40g,
sắc với 400ml nước đun sôi còn
100ml, uống làm 2-3 lần trong
ngày. Trẻ em tùy tuổi, uống 1/3 -
1/2 liều người lớn.

43
-Tên khoa học: Perilla frutescens
(L.) Britt.

-Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

-Bộ phận dùng: Lá, hạt chín, cành


phơi khô, hoặc sấy khô.

-Công năng, chủ trị: Hành khí,


10 TÍA TÔ khoan trung, chỉ thống, an thai.
Chữa khí uất vùng ngực, ngực
sườn đày tức, thượng vị đau, ợ hơi,
nôn mửa. Lá và cành tía tô chữa
động thai. Hạt tía tô (tô tử) giảm ho
trừ đàm.

Ngày dùng 5 - 9g, sắc uống.

-Tên khác: Tất bát.


-Tên khoa học: Piper lolot.
-Họ : Hồ tiêu.

-Bộ phận dùng : Dùng toàn thân.

-Công năng, chủ trị: Ôn trung,tán


hàn,hạ khí, chỉ thống,trừ phong
thấp,kiện vị,tiêu thực,chỉ ẩu.Chữa
chứng phong thấp,thấp khớp
11 LÁ LỐT mạn,đau lưng,đau khớp,đau nhức
xương,tay chân tê bại,rối loạn tiêu
hóa,nôn mửa đầy hơi,chướng
bụng,tiêu chảy,đau đầu,đau nhức
răng,chảy nước mũi hôi,ra mồ hôi
chân tay.

-Liều lượng cách dùng: Ngày dùng


8-12g(Khô) 15-30g(tươi)

44
-Tên khác: Mã xỉ hiện.
- Tên khoa học: Portulaca oleracea
L.
-Họ: Rau sam (Portulaceae).

-Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất.


12 RAU SAM -Công năng, chủ trị: thanh nhiệt
giải độc, chỉ lỵ. Chữa mụn nhọt,
nước ăn chân, kiệt lỵ, tiểu buốt,
tiểu ra máu.
-Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
9-12g dạng sắc. Dùng ngoài 30-
60g dã đắp vào nơi bị bệnh.
-Tên khác: Đơn đỏ, đơn tía, đơn
mặt trời.
-Tên khoa học:Excoecaria
cochichinensis Lour.
-Họ: Thầu dầu.
-Bộ phận dùng: rễ, vỏ thân, lá.
-Công năng, chủ trị: thanh nhiệt
ĐƠN LÁ
13 giải độc, hoạt huyết, giảm đau, lợi
ĐỎ
tiểu. Chữa cảm sốt, đau nhức
xương khớp, kinh nguyệt không
đêu, abces vú, dị ứng, mụn nhọt, lở
ngứa, ỉa chảy lâu ngày.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
2-6g, sắc uống.

14 GỪNG -Tên gọi khác: Khương.


-Tên khoa học: Zingiber
officinnale Rosc.
-Họ: Gừng (Zingiberaceae).
-Bộ phận dùng: Thân rễ.
-Công năng chủ trị:
Gừng khô: ôn trung trừ hàn, hồi
dương thông mạch.
Gừng tươi: chữa cảm mạo phong
hàn, nhức đầu ngạt mũi ho

45
có đờm, nôn mửa bụng đầy
chướng, kích thích tiêu hóa,
sát trùng hành thủy, giải độc
ngứa do bán hạ, cua cá.
Bào khương: chữa đau bụng, lạnh
bụng đi ngoài.
Thán khương: thường dùng để chỉ
huyết.
Liều lượng, cách dùng: Gừng tươi,
bào khương :Ngày dùng 4-
8g, sắc uống. Gừng khô và
tiêu khương ngày dùng 4-
20g dùng dạng thuốc sắc
hoặc hoàn tán. Thán khương
ngày dùng 4-8g sắc uống.

-Tên khác: Diệp hạ châu đắng, chó


đẻ răng cưa.
-Tên khoa học: Phyllanthus
urinaria L.
-Họ: Thầu dầu.
-Bộ phận dùng: phần trên mặt đất
sấy hoặc phơi khô.
-Công năng, chủ trị: tiêu độc, sát
DIỆP HẠ
15 trùng, lợi mật, thanh can, tiêu viêm,
CHÂU
tán ứ, lợi thủy. Chữa viêm gan,
hoàng đản, viêm họng, tắc sữa, bế
kinh, viêm da thần kinh., viêm
thận, sỏi tiết niệu, mụn nhọt, lở
ngứa ngoài da.
Liều lương, cách dùng: Ngày uống
8-200g sắc uống.

46
-Tên gọi khác: Sa tiền, bông mã đề.
-Tên khoa học: Plantago major L.
-Họ: Mã đề.
-Bộ phận dùng: Lá và hạt.
-Công năng, chủ trị: Thanh thấp
nhiệt, lợi tiểu, thông lâm, chỉ huyết,
chữa ho lâu ngày, viêm khí quản,
thận, và bàng quang, đau dạ dày, bí
tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, hoặc ra
16 MÃ ĐỀ
sỏi tiết niệu, phù thũng, chảy máu
cam. Dùng ngoài lá mã đề có tác
dụng làm mụn nhọt chóng vỡ, mau
lành.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
10-20g (toàn cây) hay 6-12g hạt,
sắc uống. Dùng ngoài lấy lá mã đề
lượng vừa đủ, giã nát đắp vào nơi
có mụn.
-Tên khác: Bách giải, đồng triều.
-Tên khoa học: Celastrus hindsii-
-Họ: Celastraceae
-Bộ phận dùng: Rễ đã phơi khô
hoặc sấy khô.
17 XẠ ĐEN -Công năng chủ trị: Thông kinh, lợi
tiểu, chữa ung nhọt và lở loét,
phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát
gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố.
-Liều lượng và cách dùng: Ngày
dùng 20-30g, hãm uống.

47
-Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi đòng
-Tên khoa học: Belamcanda
chinensis (L.) DC.
-Họ: La dơn (Iridaceae)
-Bộ phận dùng: Thân rễ, lá.
-Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt,
giải độc, hóa đàm bình suyễn.
Chữa viêm họng, viêm amydal có
18 XẠ CAN
mủ, ho nhiều đờm, khan tiếng,
viêm tắc tuyến vú, tắc tia sữa.
-Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
3-6g (dạng khô), sắc uống, 10-20g
( than rễ tươi) tươi rửa sạch, nhúng
qua nước sôi, giã nát cho vài hạt
muối, vắt lấy nước ngậm và nuốt
dần, bã hơ nóng đắp vào cổ.
-Tên khác: Mạch môn đông, tóc
tiên, cỏ lan.
-Tên khoa học: Ophiopogon
japonicas (L.f) Ker-Gawl.
-Họ: Mạch môn ( Haemodoraceae)
-Bộ phận dùng:Rễ củ phơi hay sấy
MẠCH khô.
19
MÔN -Công năng chủ trị: Dưỡng vị, sinh
tân, nhuận phế thanh tâm. Chữa
phế nhiệt do âm hư, ho khan, ho
lao, tân dịch hư tổn, tâm phiền mất
ngủ, tiêu khát, táo bón.
- Liều lượng, cách dùng: Ngày
dùng 6-12g, sắc uống.
20 PHÈN -Tên khác: Nỗ, Tạo phan diệp.
ĐEN -Tên khoa học: :Phyllanthus
reticulates Poir.
-Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
-Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân cây.
-Công năng chủ trị: Sáp trường chỉ
tả. Chữa tiêu chảy.

48
- Liều lượng, cách dùng: Ngày
dùng 15-20g búp non hay lá non,
sắc uống.
-Tên khác: Liên tiền thảo.
-Tên khoa học: Centella asiaca(L.)
Urban.
-Họ: Hoa tán (Apiaceae).
-Bộ phận dùng: cả cây.
-Công năng, chủ trị: thanh nhiệt trừ
thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa sốt,
mụn nhọt, vàng da, thổ huyết, chảy
21 RAU MÁ máu cam, táo bón, ho, tiểu rắt buốt.
-Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng
30-40g (tươi), vò nát, vắt lấy nước
hoặc dạng khô sắc uống. Có thể
dùng phối hợp với Cỏ nhọ nồi để
cầm máu.

-Tên khác: cây gói cả.


-Tên khoa học: Polyscias
Fruticosa (L) Harms
-Họ: Nhân sâm ( Araliaceae)
-Bộ phận dùng: Rễ, thân, cành, lá.
ĐINH -Công năng chủ trị:Bổ khí, tiêu
22
LĂNG thực, lợi sữa, tiêu viêm, giải độc.
- Liều lượng, cách dùng: Rễ ngày
dùng 3-6g hãm đun nước sôi trong
15 phút chia 2-3 lần. Lá tươi ngày
dùng 30-50g giã đắp. Thân cành
ngày dùng 30-50g sắc uống.
Do còn những hạn chế về mặt nhân lực và chưa được quan tâm thỏa đáng nên
Trạm Y tế chưa có đủ chủng loại thuốc nam theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chính

49
vì vậy Trạm cần cải thiện những khó khăn để có nhiều hơn những chủng loại
cây thuốc nam cần thiết phục vụ cho công tác khám,chữa bệnh bằng YHCT.

4.2.5. Thực trạng tình hình hoạt động Y học cổ truyền ở TYT xã và trên địa bàn
xã. Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng
- Công tác khám chữa bệnh: Trạm y tế xã Dị Chế hiện tại đã triển khai khám
chữa bệnh bằng YHCT cũng như kết hợp YHCT với YHHĐ.
- Công tác dược cổ truyền: Vườn thuốc nam của trạm phát huy hiệu quả
chưa cao.
- Hội đông y và tổ chức xã hội tham gia công tác y dược cổ truyền: Hiện tại
không có sự tương tác giữa hội đông y xã với trạm y tế.
- Hoạt động Y học cổ truyền tại trạm: Trạm y tế xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên nằm trên địa bàn đông đúc dân cư, người dân có đời sống tương
đối ổn định, nhu cầu chăm sóc sức khỏe với nhu cầu cao. Tuy nhiên công tác
khám chữa bệnh bằng YHCT tại TYT vẫn chưa được phát huy.
Cụ thể:
+ Trạm y tế xã hiện có cán bộ chuyên trách y dược cổ truyền.
+ Phòng Đông y ghép cùng phòng chức năng khác, cơ sở vật chất ít được sử
dụng.
+ Nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc nam, các phương pháp chữa bệnh
bằng YHCT để chữa bệnh của người dân trên địa bàn xã cao đặc biệt đối với các
bệnh mạn tính lâu ngày (thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính, đau đầu, cao
huyết áp...).Tuy nhiên do trang thiết bị cũng như như nguồn nhân lực hạn chế
góp phần làm cho công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại TYT xã không phát
huy được khả năng của mình. Ngoài ra các cơ sở khám chữa bệnh tại địa
phương bằng thuốc gia truyền khá phát triển nên thường hạn chế số bệnh nhân
đến khám tại trạm.
4.2.6: Thực trạng thực hiện tiêm chủng mở rộng trên địa bàn:
- Căn cứ vào nhiệm vụ của trạm y tế về công tác y tế dự phòng, căn cứ vào
thực trạng tình hình thực hiện chương trình TCMR của trạm cho thấy:
trạm y tế xã Dị Chế đã thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật
về chương trình TCMR.
• Trạm đã phân công các hộ chuyên trách về chương trình TCMR.

50
• Đội ngũ công tác viên thôn hoạt động tốt, thông báo vận động các
gia đình cho trẻ đến tiêm chủng tại trạm đúng thời gian.
• Chú trọng xây dựng kế hoạch tiêm chủng hàng tháng, dự trù vào
bảo quản vaccin tốt.
• Tính đến thời điểm hiện tại, trạm đã tổ chức thành công các buổi
tiêm chủng vào ngày 25 hàng tháng.
• Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 100%.
• Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đúng lịch là 100%.
• Số trẻ chết do bệnh truyền nhiễm là 0%.
- Trưởng trạm y tế :
• Tích cực tham mưu cho cấp ủy, UBND của địa phương về công tác
tiêm chủng, nhằm tranh thủ sự chỉ đạo sâu sát và sự hỗ trợ nguồn
nhân lực để thực hiện hoàn thành tốt công tác.
• Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ chuyên trách và các
cán bộ y tế thôn bản phối hợp để thực hiện tốt công tác tiêm chủng.
• Trạm y tế phối hợp với ban văn hóa thông tin để tuyên truyền trên
loa phát thanh từ ngày 21 đến ngày 25 hằng tháng.
- Chuyên trách chương trình TCMR: thực hiện trong hai ngày 25-26 hàng
tháng
• Xây dựng chương trình tiêm chủng, rà soát và lập danh sách đầy đủ
từng đối tượng được tiêm chủng trong quý và các trẻ bỏ mũi. Căn
cứ đối tượng để dự trù vaccine và vật tư đầy đủ.
• Sáng ngày 25,26 hằng tháng chuyên trách nhận vaccine từ trung
tâm y tế huyện cung cấp sử dụng và hoàn trả trong ngày nếu dư.
• Bảo quản vaccine an toàn, liên tục từ khi nhận đến khi kết thúc buổi
tiêm và giao trả vaccine.
- Y tế thôn bản:
• Tuyên truyền và đưa giấy mời cho các đối tượng trong chương
trình tiêm chủng mở rộng, đối tượng bỏ mũi, phụ nữ có thai trên
toàn địa bàn xã.
4.2.7 Thực trạng tình hình suy dinh dưỡng trên địa bàn:
(1) Thế giới:
Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển. Ở
cộng đồng người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (chiều cao theo
tuổi thấp), SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi thấp) và SDD thể gầy còm (cân
nặng theo chiều cao thấp). Nguyên nhân SDD rất phức tạp và đa dạng: do chế độ
ăn không đầy đủ và hợp lý, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở lứa
tuổi này.

51
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) hiện nay có khoảng 800
triệu người bị nghèo đói kéo dài và 150 – 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng nhẹ cân, 182 triệu trẻ em còi cọc. Suy dinh dưỡng chủ yếu tập trung
ở các nước đang phát triển, nhất là các nước châu Á và châu Phi.

(2) Việt Nam:


Trong những năm qua, nền kinh tế - xã hội nước ta cũng như đời sống của
người dân đang ngày càng được cải thiện, các chương trình chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em giảm nhiều trong những năm gần đây nhưng theo phân loại của
TCYTTG, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em .

(3) Thực trạng chung tại xã:


Nguyên nhân gây SDD tại xã Dị Chế chủ yếu là do nhận thức của người dân,
do thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em mà nên.Suy dinh dưỡng và nhiễm
khuẩn là vòng luẩn quẩn. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ SDD, đồng thời SDD
làm giảm miễn dịch của cơ thể do đó làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn và
làm tăng quá trình nhiễm trùng. Những trẻ nuôi dưỡng kém có nguy cơ viêm
phổi cao hơn rõ rệt so với những trẻ được nuôi dưỡng tốt, nếu những trẻ đó mắc
bệnh viêm phổi thì nguy cơ tử vong rất cao. Các nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy
các yếu tố như cai sữa sớm, ăn bổ sung sớm, không biết cách tô màu bát bột, bà
mẹ không nhận thức được về dinh dưỡng, không biết được cách chăm sóc và
theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ có liên quan đến SDD.

Vì vậy, huyện Tiên Lữ nói chung, xã Dị Chế nói riêng luôn quan tâm sát sao
đến sức khỏe tại nhà cho trẻ em dưới 6 tuổi, tích cực tuyên truyền,bổ sung kiến
thức về chăm sóc trẻ một cách khoa học nhất, để giảm bớt tối đa số trẻ bị suy
dinh dưỡng trên địa bàn.

Trạm y tế phối hợp với các đoàn thể để thực hiện hoạt động tuyên truyền,
giáo dục về phòng, chống suy dinh dưỡng thông qua các buổi nói chuyện, sinh
hoạt và kết hợp với thực hành dinh dưỡng, thảo luận nhóm, tư vấn dinh dưỡng.
Mạng lưới y tế cơ sở cũng tổ chức các hoạt động truyền thông, cung cấp kiến
thức dinh dưỡng hợp lý; kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ; cách chăm sóc, nuôi
dưỡng, cách nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ cho phụ nữ có thai, các
bà mẹ có con dưới 5 tuổi và bà mẹ có con suy dinh dưỡng.

52
Vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em luôn được trạm y tế xã Dị
Chế quan tâm. Các chương trình được lập kế hoạch cụ thể, triển khai phân công
các cán bộ phụ trách để thu được các kết quả tốt nhất.

Cách thức thực hiện:

• Tuyên truyền cho phụ nữ có thai và các bà mẹ lồng ghép trong các
buổi tiêm chủng.
• Thực hiện buổi nói chuyện tại trường học.
• Tiết bài tuyên truyền và phát trên loa truyền thanh của địa phương.
• Phối hợp tốt với hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên trong
triển khai các chương trình.
Nội dung thực hiện:

• Tổ chức buổi phổ biến các loại thức ăn khác nhau để cơ thể khỏe
mạnh, 4 nhóm thức ăn cơ bản (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin).
• Phổ biến số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ ở các lứa tuổi khác
nhau (từ 6 tháng trở đi).
• Ngoài ra phổ biến chế độ ăn khi trẻ bị bệnh, sau bị bệnh (tiêu chảy
nhiễm khuẩn,…).
• Phòng thiếu vitamin A đầy đủ và thiếu chất dinh dưỡng vào 1 tháng
cố định hàng năm.
Thành quả nhận được:
• Tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng trên 2500g là 98%, số trẻ bị suy dinh
dưỡng là 0 trẻ.
• Nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng.
=> Kết quả:
- TCMR được thực hiện trên địa bàn xã tại trạm y tế vào ngày 25và 26 hằng
tháng.
- 100% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vaccine.
- 95% trẻ 18 tháng tuổi được tiêm vaccine sởi-rubella và DPT mũi 4.
- 95% trẻ được tiêm vaccine Viêm Não Nhật Bản B.
- 100% phụ nữ có thai và phụ nữ 15-35 tiêm ngừa uốn ván.
- 100% số trẻ được tiêm vacxin đúng lịch.
4.2.8. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên toàn xã:
Kết quả điều tra tình hình dân số - KHHGĐ trên địa bàn xã:

53
- Trạm đã có cán bộ phụ trách dân số - KHHGĐ.
- Thường xuyên có các chương trình lập kế hoạch và triển khai có hiệu quả
về vấn đề này.
- Phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể.
- Tỷ lệ phát triển dân số cả xã là khoảng 1.36%
- Tỷ lệ gia đình có con thứ 3 là 0.4%
- 82,26% tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được phỏng vấn có sử dụng các
biện pháp tránh thau như: Bao cao su, đặt vòng…
Cung cấp dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương
Từ những chương trình đó mà xã đã đạt được những thành tựu nhất định về DS-
KHHGĐ trong năm vừa qua như:

- Tổng số hộ trong xã: 2245 hộ

- Tổng số nhân khẩu: 8429

- Số phụ nữ trong độ tuổi 15-49: 1395 có chồng: 725

- Số trẻ sinh ra trong năm: 12

- Số bà mẹ <18 tuổi sinh con: 0

- Số bà mẹ đẻ dày (<3 năm): 25

- Số bà mẹ đẻ con thứ 3 trở lên: 7

- Số cặp vợ chồng có 1-2 con áp dụng biện pháp tránh thai: 1148 Trong đó
chủ yếu là sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai.

- Số bà mẹ có thai trong năm: 72

- Số bà mẹ được khám thai đủ :72

- Số bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ:72

Chương trình dân số KHHGĐ:

- Đặt vòng: 92

- Thuốc tránh thai: 180

54
- Bao cao su: 170

- Đình sản nữ : 1

- Đình sản nam : 0

Bên cạnh đó, xã vẫn còn một số hạn chế trong công tác DS-KHHGĐ như:

- Tỷ lệ phụ nữ sinh con, khám và điều trị phụ khoa tại trạm y tế còn rất ít, hầu
như không có.
- Các biện pháp tránh thai mang tính chất bền vững như triệt sản, đặt dụng cụ
tử cung… còn ít được áp dụng.
 Nhìn chung, xã đã thực hiện rất tốt công tác DS-KHHGĐ, số cặp vợ
chồng 1-2 con sử dụng biện pháp tránh thai khá cao nên số bà mẹ có con
thứ 3 trở lên chỉ rất ít ,số phụ nữ có thai được khám thai và tiêm uốn ván
khá đầy đủ đạt 95,5%. Tuy nhiên, còn một số mặt Trạm Y tế xã còn hạn
chế cần phải nâng cao trình độ cán bộ y tế trạm và sát sao hơn trong công
tác DS-KHHGĐ để khắc phục những mục tiêu chưa đạt được.
4.2.9. Thực trạng tình hình thực hiện chương trình vệ sinh môi trường, phòng
chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn xã. Tình
hình bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên địa bàn xã (theo số liệu
sổ sách của Trạm y tế)
 Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện
nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu.  Các khu công nghiệp tại
các khu vực nông thôn liên tiếp mọc lên vừa giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại các
khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng là
góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cũng nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân đã và đang sinh sống tại các khu vực nông thôn theo tinh thần
"ly nông bất ly hương"

Nằm gần những khu công nghiệp và đang phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã giúp xã Dị Chế phát triển về kinh tế, nhân dân nhờ đó mà xóa
đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, giống với những nông thôn mới khác, khi tiến tới sự
phát triển về kinh tế thì vấn đề môi trường lại trở nên bức bách, các khu công
nghiệp thì xả thải, người dân thì chưa có ý thức bảo vệ môi trường dẫn đến môi
trường sống nơi đây ô nhiễm, các bệnh dịch cũng từ đó mà phát triển.

Để giải quyết vấn đề, UBND xã đã kết hợp với Trạm Y tế xã đưa ra những kế
hoạch để cải thiện tình hình môi trường tại xã:

55
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Ở đây cần được tiếp cận trên cả hai đối
tượng là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị có liên quan và người dân. Nội
dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề: Nâng cao năng lực cho cộng đồng
trong việc cải thiện vệ sinh môi trường, khắc phục và từng bước loại bỏ các thói
quen tập quán lạc hậu trong đời sống và sản xuất.

- Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp: Thực hiện có hiệu quả các
chính sách hiện hành có liên quan như: chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn. Nghiên cứu sửa đổi bổ sung một số chính sách, đổi mới cơ chế
xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách dân tộc.

- Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ mới vào cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cần phù hợp với địa hình
nơi sinh sống, trình độ nhận thức, phong tục tập quán của cộng đồng người dân.
Xây dựng các công trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo tiêu chuẩn, sử
dụng một số chế phẩm sinh học đối với việc khử mùi hôi từ chuồng trại chăn nuôi,
nhà tiêu.

- Tăng cường về nguồn nhân lực cho việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi
trường.

Từ đó mà những năm gần đây, tình hình môi trường tại xã đã được cải thiện rõ
rệt. Cụ thể là:
- 100% số hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan
- 100% số hộ có nhà tiêu, hợp vệ sinh
- Hầu hết các hộ có nuôi gia súc đều ở xa nhà .

Nhờ môi trường được cải thiện mà các dịch bệnh được đẩy lùi, tình hình các
bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm cũng được cải thiện. Cụ thể trong năm qua
trên địa bàn xã đã phát hiện 115 người mắc các bệnh, trong đó có:
- 27 người mắc lỵ amip

- 66 người mắc tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm

- 04 người bị lao

- 04 người bị phong

- 22 tâm thần kinh

56
- 21 mắt đỏ

- 05 người mắc hen phế quản

- 01 người mắc quai bị

- 05 trẻ mắc tay chân miệng

- 0 người mắc thủy đậu

4.2.10. Thực trạng tình hình khám chữa bệnh tại TYT xã.
- Trạm tổ chức khám chữa bệnh theo phân tuyến. chủ yếu là khám chữa các
bệnh đơn giản, tiến hành cấp phát thuốc cho các bệnh nhân thuộc các
chương trình y tế quốc gia. Do không có đủ các thuốc thiết yếu, nhân viên
y tế trạm phải tự túc thuốc. Mặt khác, trình độ chuyên môn của cán bộ y
tế còn thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn. Hiện nay, giao thông thuân lợi,
kinh tế người dân địa phương tốt hơn nên họ lựa chọn đến các bệnh viên
lớn trong thành phố các TT y tế tư nhân hay vượt tuyến để điều trị. Bởi
những lý do trên nên tình hình khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Dị Chế
không phát triển.
- Về tình hình bệnh tật, theo khảo sát 200 hộ dân trên địa bànxã, trong vòng
1 tháng qua có 51 hộ có người ốm chiếm 25,5% số hộ được điều tra .
Người dân chủ yếu đi đến các thầy thuốc tư, ông lang, hoặc các cơ sở y tế
khác có trang thiết bị khám chữa bệnh tốt hơn ở địa phương để điều trị.
Tuy nhiên Trạm y tế xã Dị Chế chú trọng vấn đề quản lí sức khỏe tại nhà
cho nhân dân đặc biệt là người cao tuổi trên 80, phụ nữ mang thai và trẻ
em dưới 6 tuổi, kịp thời phát hiện các bệnh mạn tính, bệnh không lây
nhiễm như cao huyết áp, đái tháo đường… Đồng thời có biện pháp quản
lí, chăm sóc người khuyết tật tại cộng đồng, đề ra biện pháp hỗ trợ đời
sống, tạo việc làm phù hợp với nhóm tàn tật theo phân loại của bộ y tế.
- Bên cạnh đó, tình trạng tiêm chủng tại trạm được tổ chức rất tốt. gần
100% trẻ em dưới 5 tuổi tại xã đều có sổ tiêm chủng và được theo dõi sát
sao. Trạm tổ chức ngày 25 hàng tháng là ngày tiêm chủng cho trẻ em ở
xã.
- Tổng số lượt khám trong năm 2018 là 5505 lượt.
- 5 nhóm bệnh có tỷ lệ cao nhất:
• Viêm đường hô hấp trên: 5.45%
• Viêm phế quản: 2,9%

57
• Tiêu chảy: 2.6%
• Hội chứng Lỵ : 1.7 %
• Viêm phổi: 1,3%

* Trạm Y tế xã là tuyến y tế đóng vai trò quan trọng trong việc CSSKBĐ cho
người dân vì vậy mà sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nâng cao
trình độ cán bộ y tế xã là điều tất yếu. Để thu hút người dân tới khám, chữa bệnh
tại trạm nhiều hơn, những năm qua trạm Y tế xã Dị Chế đã không ngừng cố gắng
nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Chính vì
vậy mà năm vừa qua lượng người tới khám tại trạm khá cao. Cụ thể là:

- Tổng số 5406 lượt người đến khám.

- Tổng số khám phụ khoa :946

- Trong đó cấp thuốc miễn phí :125

- Tổng số lần khám thai :412

- Trong đó trong năm đã tổ chức 6 lần khám bệnh miễn phí cho nhân dân với
tổng số bệnh nhân là :1250

58
Cô trưởng trạm Nguyễn Thị Hồng khám cho bệnh nhân nhi

* Tuy nhiên có một thực trạng chung là trong khi các bệnh viện đang lâm vào
cảnh quá tải vì số lượng người khám chữa bệnh đông thì tại các tuyến y tế cơ sở lại
quá vắng vẻ. Trạm Y tế xã Dị Chế cũng không nằm ngoài thực trạng trên, mặc dù
trong trạm có bác sĩ phụ trách chuyên môn chính và các cơ sở vật chất, trang thiết
bị thiết yếu tương đối đầy đủ nhưng xã vẫn còn một số mặt hạn chế:

- Tuy số người tới trạm Y tế xã khám khá cao nhưng hầu hết mọi người
không chọn điều trị tại trạm Y tế xã.
- Số người có nhu cầu sử dụng YHCT để chữa bệnh cao nhưng trạm Y tế
xã chưa đủ điều kiện đáp ứng (chưa áp dụng điều trị bằng thuốc YHCT).
- Tỷ lệ phụ nữ sinh con, khám và điều trị phụ khoa tại trạm y tế còn rất ít,
hầu như không có.
- Hầu hết người dân trong độ tuổi lao động nơi đây là công nhân ở các khu
công nghiệp nên được đăng ký BHYT tại nơi làm việc.
- Trạm không khám chữa bệnh bằng BHYT.

59
* Để khắc phục những mặt còn hạn chế, trạm Y tế xã cần có những giải pháp
mới,có hiệu quả hơn cũng như không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị
và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế trạm.

4.3. Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gia đình của người dân
4.3.1 Mục tiêu cuộc điều tra
- Tìm hiểu chung về tình hình văn hóa, kinh tế và xã hội tại xã Dị Chế -
Huyện Tiên Lữ
- Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế gia đình và xác định một số yếu tố
liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế gia đình tại xã Dị Chế.
- Mô tả nhu cầu hỗ trợ của dịch vụ y tế gia đình đến từng gia đình tại xã Dị
Chế.

4.3.2 Đối tượng điều tra 


- Các hộ gia đình, chủ hộ gia đình hoặc các thành viên trong gia đình >=18
tuổi.
4.3.3 Thời gian điều tra

- Từ ngày 18/05/2020 đến ngày 21/05/2020


4.3.4 Địa điểm điều tra

Một số gia đình tại các thôn:


 Thôn Dị Chế
 Thôn Chế Chì
 Thôn Nghĩa Chế
 Thôn Đa Quang

4.3.5 Số lượng hộ điều tra

240 hộ ngẫu nhiên tại xã Dị Chế.

4.3.6 Cách chọn hộ điều tra 

- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: 4 thôn nhóm lựa chọn điều tra là Dị Chế ,
Nghĩa Chế , Chế Chì, Đa Quang.
- Tổng số hộ là 2246
- Số phiếu điều tra cần hoàn thành là 240 phiếu.

60
Vậy nên cách chọn mẫu của nhóm: lấy danh sách hộ gia đình trong thôn. Lấy
ngẫu nhiên 1 hộ gia đình trong thôn là điểm xuất phát. Cứ theo tay phải của hộ
đó, cách 3 hộ chọn 1 hộ. Người được phỏng vấn >18 tuồi, các hộ đều định cư
>2 năm.

4.3.7. Phương pháp phân tích số liệu


 Khảo sát 1 nhóm đối tượng trong xã nhằm tìm hiểu về tình hình vệ sinh
môi trường tại địa phương, tình hình sức khỏe tại hộ gia đình và nhu cầu
sử dụng dịch vụ y tế của người dân trong địa phương, đánh giá tình trạng,
các biểu hiện, triệu chứng liên quan đến bệnh trầm cảm trong cộng đồng
 Các bước:
- Xác định kế hoạch điều tra gồm : mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân
lực, kinh phí...
- Xác định mẫu phiếu điều tra: theo mẫu 6
- Chọn mẫu điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
- Thu thập thông tin và số liệu từ người cung cấp và tính toán % theo các
mục trong mẫu 7
- Xử lí số liệu: các số liệu thu thập được bằng điều tra được xử lí bằng
phương pháp phân tích số liệu thống kê thủ công và các ứng dụng thuật toán
của Microsoft Excel từ đó đưa ra các mối liên quan giữa các tiêu chí cần
khảo sát.
4.3.8. Kết quả
Phần I : Phần chung

Bảng 4.3.8.1: Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân các điểm điều
tra.

Các chỉ số kinh tế, văn hóa, xã hội N n %


Tổng số hộ điều tra 2246 240 10.7

Tổng số người phỏng vấn 8429 240 2.85

Nam 240 166 69

Nữ 240 74 31

Dân tộc: Kinh 240 240 100

61
Dân tộc: Khác 240 0 0

Trình độ học vấn người được phỏng vấn

< Cấp 2 240 5 2.1

≥ Cấp 2 240 235 97.9

Kinh tế gia đình:


Thu nhập bình quân/người/ tháng trong năm 2019

≤ 1.000.000 đ/người/tháng 240 24 10

> 1.000.000 đ/người/tháng -2.000.000đ/người/tháng 240 45 18.7

> 2.000.000đ/người /tháng 240 171 71.3

Nhận xét:

 Thu nhập bình quân/người/tháng năm 2019 chủ yếu đạt mức >
2.000.000đ/ người/tháng chiếm tỉ lệ cao (71.3%), 18.7% đạt mức thu nhập
> 1.000.000- 2.000.000đ/ người/ tháng. Còn một bộ phận hộ gia đình có
thu nhập ở mức thấp (10%).
 Kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình và khá, đa số người phỏng vấn có
trình độ văn hóa đạt mức cơ bản (97.9%), tỉ lệ nam – nữ trong số người
phỏng vấn khoảng 2~1.
Trình độ học vấn 97.9% trên cấp II.

Phần II: Nhu cầu về sử dụng dịch vụ y tế gia đình của người dân.

Bảng 4.3.8.2: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ bác sĩ gia đình tại nhà của các điểm
điều tra

Không chấp
Phân vân Chấp nhận
ST nhận
Dịch vụ N
T
n % N % n %

62
1 Bác sĩ đến khám, 240 21 8.75 15 6.25 204 85
điều trị tại nhà cho
bệnh nhân cấp cứu
2 Bác sĩ đến khám, 240 45 18.7 58 24.1 137 57.0
điều trị tại nhà cho 5 6 9
bệnh nhân bị bệnh
mạn tính
3 Khám bệnh xương 240 40 16.6 35 14.5 165 68.7
khớp tại nhà 7 8 5
4 Khám và điều trị 240 31 12.9 29 12.0 180 86.9
bệnh cho trẻ nhỏ 1 8 7
tại nhà
5 Châm cứu, bấm 240 10 4.16 21 8.75 209 87.0
huyệt 9
6 Tổ chức khám sức 240 15 6.25 27 11.2 198 82.5
khỏe định kỳ cho 5
các thành viên
trong gia đình
7 Khám, tư vấn tại 240 34 14.1 51 21.2 155 64.5
nhà 6 5 9

Nhận xét: Nhìn chung đa số người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình.
Trong đó dịch vụ “ Châm cứu, bấm huyệt” và “khám và điều trị bệnh cho trẻ nhỏ
tại nhà” chiếm tỉ lệ chấp thuận cao nhất là 86.97% - 87.97%

Dịch vụ mà người dân phân vân và không đồng ý chấp nhận nhiều nhất là “Bác sĩ
đến khám, điều trị tại nhà cho bệnh nhân bị bệnh mạn tính” .

Từ đó ta có thể thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình tương đối cao.

63
Bảng 4.3.8.3 : Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của các điểm
điều tra:

Không Phân vân Chấp nhận


ST
Dịch vụ N chấp nhận
T
n % n % N %
1 Điều dưỡng đến 240 46 19.1 41 17.0 153 63.7
chăm sóc bệnh 6 8 6
nhân tại nhà khi có
chỉ định của bác sĩ
2 Điều dưỡng ở cùng 240 113 47.0 23 9.58 104 43.3
với gia đình để 8 4
chăm sóc bệnh
nhân nặng
3 Điều dưỡng ở bệnh 240 67 27.9 55 22.9 118 49.1
viện chăm sóc cho 1 1 8
bệnh nhân thay
người nhà
4 Tắm, thay băng 240 43 17.9 61 25.4 136 56.6
rốn tại nhà cho trẻ 1 1 8
sơ sinh
5 Hỗ trợ chăm sóc 240 171 71.2 23 9.58 46 19.1
tại nhà cho bà mẹ 5 7
có con nhỏ dưới 6
tháng
6 Hỗ trợ chăm sóc 240 94 39.1 101 42.0 45 18.7
tại nhà cho người 6 8 6
bệnh tai biến đột
quỵ
7 Dịch vụ chăm sóc 240 51 21.2 46 19.1 143 59.5
người cao tuổi 5 6 9
8 Chăm sóc, giảm 240 35 14.5 63 26.2 142 59.1

64
đau cho bệnh nhân 8 5 7
ung thư giai đoạn
cuối
9 Chuẩn bị bữa ăn và 240 65 27.0 57 23.7 118 49.1
chăm sóc dinh 8 5 7
dưỡng cho bệnh
nhân
10 Tập vận động cho 240 26 10.8 57 23.7 157 65.4
người bệnh 3 5 2
11 Vật lý trị liệu phục 240 34 14.1 71 29.5 135 56.2
hồi chức năng cho 6 8 6
người bệnh
12 Dịch vụ hỏi bệnh, 240 76 31.6 103 42.9 61 25.4
đọc phim, đọc kết 7 1 2
quả xét nghiệm,
thăm dò chức
năng, tư vấn, theo
dõi bệnh nhân từ
xa thông qua
Internet va camera
13 Vận chuyển bệnh 240 17 7.08 35 14.5 188 78.3
nhân cấp cứu 8 4

Nhận xét: Nhìn chung, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của
người dân đa phần hướng sử dụng dịch vụ “Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu” với
78.34% chấp thuận.

Với dịch vụ không được đa phần người dân chấp nhận là “Hỗ trợ chăm sóc tại nhà
cho bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng” do các chế độ ưu tiên của xã hội cho phụ nữ
sau sinh khá hợp lí nên không nhất thiết cần sử dụng sự hỗ trợ của dịch vụ y tế.

Còn dịch vụ khiến người dân phân vân nhất là “Hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho người
bệnh tai biến đột quỵ” (42.08%) và “Dịch vụ hỏi bệnh, đọc phim, đọc kết quả xét

65
nghiệm, thăm dò chức năng, tư vấn, theo dõi bệnh nhân từ xa thông qua Internet va
camera” (42.91%)

Bảng 4.3.8.4: Nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ khám, điều trị và theo dõi sức khỏe
tại nhà ở các điểm điều tra

Không Phân vân Chấp nhận


ST chấp nhận
Dịch vụ N
T
n % n % N %
1 Tổ chức lấy 240 48 20 25 10.41 167 78.5
máu, phân, 9
nước tiểu xét
nghiệm tại nhà
2 Tổ chức chụp 240 98 40.8 76 31.67 66 27.5
phim, siêu âm, 3
điện tim tại
nhà
3 Tổ chức khu 240 31 12.9 36 15 173 72.0
chăm sóc sức 1 9
khỏe ban ngày
cho người cao
tuổi
4 Tư vấn, giới 240 14 5.83 37 15.42 189 78.7
thiệu cơ sở 5
khám chữa
bệnh thích hợp
nhất với từng
người bệnh
5 Hỗ trợ bệnh 240 7 2.91 3 1.2 230 95.8
nhân làm thủ 5 4
tục khám, nhập
viện tại các

66
bệnh viện
6 Tư vấn và 240 13 5.41 39 16.25 188 78.3
cung cấp thông 4
tin về thuốc,
thực phẩm
chức năng có
uy tín, thương
hiệu cho người
dân

Nhận xét: Nhu cầu sử dụng hỗ trợ khám, điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà của
các hộ điều tra đều nhận được hầu hết sự chấp thuận cao của người dân chiếm
>70%. Trong đó, dịch vụ được người dân chấp thuận nhiều nhất là “Hỗ trợ bệnh
nhân làm thủ tục khám, nhập viện tại các bệnh viện” chiếm 95.84%.

Dịch vụ khiến người dân phân vân và không ủng hộ nhiều nhất là “Tổ chức chụp
phim, siêu âm, điện tim tại nhà” (31.67% và 40.83%), do người dân không tin
tưởng độ chính xác của thiết bị y tế mang theo.

4.3.9. Bàn luận


Qua quá trình điều tra tại một số hộ gia đình trong xã Dị Chế nhóm điều tra đã
thống kê và nhận thấy một số vấn đề sau:

- Về vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội tại điểm điều tra
 Mức thu nhập bình quân của người dân địa phương ở mức trung
bình tới cao. Nhìn chung cuộc sống của người dân khá giả, đa phần
là nhà tầng, có 1 số ít là nhà kiên cố.
 Trình độ học vấn đạt 97.9% trên cấp II.
 Tỉ lệ chênh lệch giới tính giữa nam và nữ không cao (~nam 2 : nữ
1)
- Về nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của người dân:
 Đa số người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia đình. Trong
đó dịch vụ “ Châm cứu, bấm huyệt” và “khám và điều trị bệnh cho
trẻ nhỏ tại nhà” chiếm tỉ lệ chấp thuận cao nhất là 86.97% - 87.97%.
Dịch vụ mà người dân phân vân và không đồng ý chấp nhận nhiều

67
nhất là “Bác sĩ đến khám, điều trị tại nhà cho bệnh nhân bị bệnh
mạn tính” .Từ đó ta có thể thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bác sĩ gia
đình tương đối cao.
 Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà của người dân
đa phần hướng sử dụng dịch vụ “Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu”
với 78.34% chấp thuận. Với dịch vụ không được đa phần người dân
chấp nhận là “Hỗ trợ chăm sóc tại nhà cho bà mẹ có con nhỏ dưới 6
tháng” do các chế độ ưu tiên của xã hội cho phụ nữ sau sinh khá hợp
lí nên không nhất thiết cần sử dụng sự hỗ trợ của dịch vụ y tế. Còn
dịch vụ khiến người dân phân vân nhất là “Hỗ trợ chăm sóc tại nhà
cho người bệnh tai biến đột quỵ” (42.08%) và “Dịch vụ hỏi bệnh,
đọc phim, đọc kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, tư vấn, theo
dõi bệnh nhân từ xa thông qua Internet va camera” (42.91%)
 Nhu cầu sử dụng hỗ trợ khám, điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà
của các hộ điều tra đều nhận được hầu hết sự chấp thuận cao của
người dân chiếm >70%. Trong đó, dịch vụ được người dân chấp
thuận nhiều nhất là “Hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục khám, nhập viện
tại các bệnh viện” chiếm 95.84%. Dịch vụ khiến người dân phân
vân và không ủng hộ nhiều nhất là “Tổ chức chụp phim, siêu âm,
điện tim tại nhà” (31.67% và 40.83%).
 Qua những phân tích trên chúng ta thấy được tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội tại xã Dị Chế tương đối cao. Người dân có các cách tiếp
cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tại nhà thông
qua các phương tiện truyền thông của xã Dị Chế, Internet, báo đài,
qua người dân,...
Đối tượng được ưu tiên, quan tâm chăm sóc sức khỏe được chú
trọng nhất là người già và trẻ nhỏ.
Người dân biết sử dụng nhiều cây thuốc nam trong quá trình chữa
bệnh tại nhà có hiệu quả.

Mặc dù vẫn còn ít nhiều hạn chế nhưng chính quyền xã nói chung và
trạm Y tế xã nói riêng đã có hướng đi đúng đắn trong việc phát triển
kinh tế- xã hội đi đôi với đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như
vệ sinh môi trường, để trong tương lai trở thành xã vững mạnh toàn
diện về mọi mặt.

68
4.3.10. Những khó khăn khi triển khai các hoạt động tại cộng đồng và giải pháp
đã áp dụng để khắc phục
*Khó khăn: Nhóm có 12 thành viên, mỗi người 1 tính cách, một lập trường
riêng, tất cả đều chưa có kĩ năng làm việc nhóm nên ban đầu khá khó khăn trong
việc thống nhất ý kiến phân chia công việc, khó khăn trong việc tổng hợp dữ
liệu thu thập, làm mất rất nhiều thời gian để sửa chữa.
=>Giải Pháp: Sau một thời gian cùng làm việc, cùng trao đổi thẳng thắn và
cùng rút kinh nghiệm tất cả thành viên đều hiểu nhau hơn, đều ý thức được
nhiệm vụ và công việc chung của cả nhóm do vậy mà làm việc hiệu quả, ăn ý
hơn.

*Khó khăn: Trong điều kiện đi lại do hạn chế về phương tiện di chuyển, trong
khi địa bàn dân cư điều tra rộng, địa hình không thông thuộc.
=>Giải Pháp: chia nhóm nhỏ, ngày điều tra để sắp xếp phương tiện đi lại và tìm
hiểu trước địa bàn khu vực, phân chia công việc theo từng ngày và đặt ra chỉ tiêu
cho ngày.

*Khó khăn: Trong việc tiếp cận, giao tiếp với người dân do:

+ Không phải người bản địa.

+Do tính cách người dân 1 vài người ít nói, ngại chia sẻ.

+Do đa phần người dân là công nhân nên thời gian lao động nhiều khó tiếp xúc
điều tra.

+Do người dân chưa hiểu đúng về mục đích của công việc điều tra nên thái độ
dè dặt, 1 số người dân không hợp tác và không thân thiện do sợ bị lừa đảo, tiếp
thị hay điều tra bắt phạt.

+Do khả năng, kinh nghiệm và kĩ năng giao tiếp của sinh viên còn kém nên khi
giao tiếp không gây được thiện cảm.
=>Giải Pháp:

+Nhờ cán bộ của trạm tham gia công tác điều tra tới các hộ dân, và nhờ truyền
thông như loa, đài của thôn thông báo sự có mặt của sinh viên trên địa bàn và
mục đích, công việc điều tra của sinh viên.
+Ngoài ra sinh viên phải rút kinh nghiệm sau mỗi lần giao tiếp và tiếp xúc với
người dân, để trau dồi kĩ năng giao tiếp, và kiến thức chuyên môn để tạo sự tin
tưởng cho người dân.

69
*Khó khăn: Trong việc vận động tổ chức một buổi tuyên truyền do thiếu nhân
lực, do thời tiết nắng nóng, thiếu kinh phí cũng như chưa tạo được sự tin tưởng
của người dân.
=>Giải Pháp: do không thể tạo dựng được 1 buổi tuyên truyền nên phải xen kẽ
nội dung này khi tiếp xúc với người dân tại nhà, vừa hỏi điều tra, nói chuyện và
kết hợp tuyên truyền cùng nhau, tổ chức tuyên truyền sau buổi tiêm chủng.
*Khó khăn: Do thời gian ngắn , khối lượng công việc khá nhiều trong khi sinh
viên còn hạn chế về kĩ năng làm việc nhóm.
=>Giải Pháp: Tổ chức những buổi họp nhóm để định lượng thời gian, phân
công công việc hợp lý, đề ra cách làm tối ưu, logic, nhanh chóng, hiệu quả, rút
bớt thời gian chết không biết làm gì.

4.3.11. Khuyến nghị


-Bộ Môn
+Chất lượng giảng dạy của bộ môn rất tốt nhưng vẫn nên không ngừng nâng cao
chất lượng giảng dạy, định hướng trao đổi nhiều hơn những kinh nghiệm, kĩ
năng thực tế công cộng.
+Tạo kênh thông tin liên lạc thường xuyên để trao đổi liên tục tình hình và giải
đáp thắc mắc cho sinh viên.
+Công tác tiền trạm tốt có thể tạo tiền đề thuận lợi cho sinh viên được học tập.
- Trạm y tế
+ Tăng cường công tác đào tạo,huấn luyện,tập huấn cho đội ngũ cán bộ trạm và
đội ngũ cộng tác viên y tế thôn.
+Cần phải xây dựng công trình xử lý rác thải,đặc biệt là rác thải y tế.
+Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính quyền địa phương: UBND, y tế
thôn,trưởng thôn..vv..để công tác truyền thông đạt hiệu quả tốt nhất.
+ Kêu gọi cá nhân, tổ chức ủng hộ xây dựng trạm xá khang trang, sạch sẽ có đủ
phương tiện y tế để chăm sóc người dân.
+Mở rộng vườn thuốc nam, trồng nhiều cây khác phục vụ việc nhân giống sử
dụng thuốc nam phối hợp với y học hiện đại để điều trị bệnh.
+ Nâng cấp hệ thống loa đài tuyên truyền và có những bản tin về sức khỏe cập
nhật thường xuyên hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe.
+ Mở rộng khuôn viên để tạo cơ sở vật chất để có những buổi tuyên truyền tốt
hơn hoặc tạo không gian cho những khóa hướng dẫn cho người dân tập thể dục
bảo vệ sức khỏe.

70
4.4. Kế hoạch tổ chức và nội dung buổi truyền thông tại cộng đồng (về một
chủ đề tự chọn: tang huyết áp, cảm cúm, viêm phổi, thoái hóa xương khớp,
Gút,….)
4.4.1. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
- Kết quả thu thâ ̣p các chỉ số để chẩn đoán cô ̣ng đồng tại xã Dị Chế, huyện
Tiên Lữ , tỉnh Hưng Yên tháng 5 năm 2020 như sau:

STT Tên bênh


̣ Số người mắc Tỷ lê ̣ (%)
1 Tăng huyết áp 21 10,5%
2 Cảm cúm 18 9,0%
3 Viêm phổi 4 2,0%
4 Thoái hóa xương khớp 3 1,5%
5 Gút 3 1,5%
6 Bệnh khác 2 1,0%

- Xác định vấn đề sức khỏe

Tiêu chuẩn xác định Điểm


vấn đề sức khỏe Tăng Cảm Viêm Thoái Gút Bênh
̣
huyết cúm phổi hóa khác
áp xương
khớp
1.Các chỉ số biểu hiê ̣n 3 3 3 0 1 2
vấn đề đó đã vượt quá
mức bình thường
2.Cô ̣ng đồng đã biết 3 2 2 2 2 1
tên của vấn đề đó và
đã có phản ứng rõ ràng
3. Đã có dự kiến và 2 2 2 2 2 1
hành đô ̣ng của nhiều
ban ngành, đoàn thể
4. Ngoài số cán bô ̣ y tế 2 2 1 2 1 2
, trong cô ̣ng đồng có 1
số người khá thông
thạo về vấn đề đó
Tổng số 10 9 8 6 6 6

71
Dựa vào tổng số điểm của mỗi vấn đề , có thể xác định vấn đề sức khỏe ở xã Dị
Chế huyê ̣n Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên tháng 5 năm 2020 là : Tăng huyết áp , cảm
cúm và viêm phổi

- Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên :

Tiểu chuẩn để xét ưu tiên Điểm


Tăng Cảm cúm Tiêu chảy
huyết áp
1.Mức đô ̣ phổ biến của vấn đề ( nhiều 3 3 3
người mắc hoă ̣c liên quan)
2. Gây tác hại lớn ( tử vong , tàn phế, 3 2 2
tổn hại tới kinh tế , xã hô ̣i)
3. Ảnh hưởng tới lớp người có khó 3 3 3
khăn (nghèo khổ , mù chữ , vùng hẻo
lánh )
4. Đã có kỹ thuâ ̣t và phương tiên giải 3 0 3
quyết
5.Kinh phí chấp nhâ ̣n được 2 2 2
6. Cô ̣ng đồng sẵn sàng tham gia giải 3 3 2
quyết
Tổng số 17 13 16

Tăng huyết áp là vấn đề có điểm cao nhất được chọn là vấn đề sức khỏe ưu tiên
để giải quyết trước.

4.4.2 Lập kế hoạch về buổi truyền thông

HV Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


NAM VIỆT NAM
Bộ môn Y tế công cộng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xã Dị Chế, ngày 28 tháng 04 năm 2019

72
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHỦ ĐỀ: Tăng huyết áp và cách phòng tránh tăng huyết áp

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Giúp cộng đồng và đặc biệt là người dân trong địa bàn xã có
những kiến thức đầy đủ về vấn đề tăng huyết áp.
- Hướng dẫn sinh hoạt, rèn luyện, phòng chống và kiểm soát các
yếu tố nguy cơ gây ra tăng huyết áp.
-Thay đổi hành vi có lợi cho viê ̣c kiểm soát huyết áp cuả đối
tượng đã bị THA sau khi được truyền thông, tăng cường phòng chống
người mắc mới.

2. Mục tiêu cụ thể


 100% Cán bộ trạm, sinh viên HV nắm được kiến thức, có kỹ năng
truyền thông cơ bản vững vàng.
 Truyền tải đầy đủ các thông tin hữu ích về vấn đề tăng huyết áp, các
yếu tố liên quan, các dấu hiệu nhận biết phát hiện sớm của bệnh.
 100% người dân được tuyên truyền nắm rõ những yếu tố nguy cơ
gây THA và cách thay đổi lối sống, sinh hoạt sao cho phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG:

Nhân dân, xã Dị Chế, huyê ̣n Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

III. THỜI GIAN DỰ KIẾN:


8h-10h ngày 25/05/2020

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.


- Nhóm sinh viên Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam phối hợp
cùng cán bộ trạm Y tế xã, lãnh đạo xã Dị Chế và cán bô ̣ phụ trách truyền
thông xã Dị Chế tổ chức tuyên truyền về “Tăng huyết áp và cách phòng
tránh tăng huyết áp” cho nhân dân xã Dị Chế
73
- Đảm bảo truyền thông đầy đủ, dễ hiểu sao cho người dân nắm được
yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh các yếu tố đó

- Hướng dẫn thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt phù hợp
cho người bị tăng huyết áp.
V.           BIỆN PHÁP:

      Tuyên truyền giáo dục về phòng chống tăng huyết áp trong nhân dân

thông qua buổi nói chuyê ̣n về vai trò của dinh dưỡng và biện pháp dự

phòng tăng huyết áp tại cộng đồng

Giáo dục cho người dân đo huyết áp thường xuyên nhằm phát hiện sớm

để phòng ngừa biến chứng.

  Hướng dẫn xử trí khi bị tăng huyết áp.

VI.            LỰC LƯỢNG THAM GIA

- Người thực hiện: Sinh viên Nhóm 04 lớp Y5D K11 – Học viê ̣n Y dược

học cổ truyền Viê ̣t Nam

- Người, cơ quan phối hợp:

- + Cán bộ trạm y tế xã Dị Chế, huyê ̣n Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

- + Lãnh đạo xã Dị Chế, huyê ̣n Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

- + Cán bô ̣ truyền thông xã Dị Chế, huyê ̣n Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên

VII.  DỰ KIẾN KINH PHÍ: 500.000 VNĐ

VIII.  PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

74
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BUỔI TRUYỀN

THÔNG

Tên hoạt động Người Thời Ngồn lực Ký tên

thực gian

hiện

Chào hỏi. Giới thiệu chung về Ngô 8h00

nội dung bổi truyền thông. Thị


8h15
Linh

Cung cấp kiến thức về tầm quan Mai 8h15

trọng của tăng huyết áp, vai trò Thị


9h00
của dinh dưỡng và một số biện Hạnh

pháp dự phòng tăng huyết áp Linh,

Nguyễn

Thị

Trường

Lưu

Giải đáp thắc mắc cho người Các 9h00 Các cán

dân. thành bộ trạm y


10h00
viên tế

còn lại

75
XI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Dựa trên các tiêu chí:

- Số lượng người dân đến tham gia chương trình


- Số lượng người dân ở lại đến cuối chương trình
- Số lượng người dân nắm được các kiến thức về tầm quan trọng của tăng
huyết áp, vai trò của dinh dưỡng và một số biện pháp dự phòng tăng huyết
áp.

Cách đánh giá:

- Kết thúc chương trình tổ chức hoạt động tư vấn sức khỏe cho người dân
quan tâm.
- Trong quá trình tư vấn, người tư vấn chủ động hỏi lại 1 số kiến thức cơ
bản, xem người dân có còn nhớ hay đã quên.

  Dị Chế, ngày 19 tháng 05 năm


2020
 
 
  Trạm Y tế
Người lập kế hoạch
 
 
Bs.Nguyễn Thị
Hồng         Nguyễn Thị Trường Lưu

XII.THƯ MỜI THAM DỰ BUỔI TRUYỀN THÔNG GDSK

Trung tâm y tế huyện Tiên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Lữ Nam
Trạm xã Dị Chế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

76
THƯ MỜI
Kính gửi: Ông/Bà:…………………………………………
Thực hiện chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe của Bộ Y
Tế giai đoạn 2016 – 2020, kế hoạch TT GDSK của Trạm y tế xã Dị
Chế năm 2019, nhóm thực tế cộng đồng lớp Y5D - Học viện Y Dược
học cổ truyền Việt Nam tổ chức buổi truyền thông và tư vấn sức khỏe
cho người dân tại thôn Dị Chế, xã Dị Chế với chủ đề “Tăng huyết áp
và cách phòng tránh tăng huyết áp”. Mục đích của buổi truyền
thông nhằm phổ biến các kiến thức về bệnh Tăng huyết áp và nâng
cao nhận thức của người dân về cách phòng bệnh.
Để chương trình diễn ra thành công, BTC rất mong nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng các ban
ngành đoàn thể xã Dị Chế. Sự hiện diện của Ông/Bà là vinh dự cho
chương trình.
 Thời gian: 8h00 – 10h00 ngày 21 tháng 05 năm 2020.
 Địa điểm: Trạm y tế xã Dị Chế, xã Dị Chế
Rất hân hạnh được đón tiếp!

Trưởng trạm y tế xã Dị Chế Trưởng nhóm TTCĐ

XIII. GIẤY GIỚI THIỆU CỦA TRẠM Y TẾ XÃ

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ


TIÊN LỮ NGHĨA VIỆT NAM
Trạm xã Dị Chế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

77
Hưng Yên, ngày... tháng… năm 2019

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính thưa ông (bà), nhằm giúp cộng đồng và đặc biệt là người dân
trong địa bàn xã có những kiến thức đầy đủ về vấn đề tăng huyết áp và
cách phòng bệnh tăng huyết áp, Trạm y tế xã Dị Chế trân trọng giới
thiệu:
Ông/bà:....................................................................................................
..................................
Đến từ: Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam
Được cử đến địa bàn thôn:......................................... để phụ trách công
tác đánh giá này.
Thông tin được cung cấp chỉ dùng trong việc đánh giá khảo sát và
không sử dụng vào mục đích khác.
Mong quý gia đình tạo điều kiện để các ông/bà có tên ở trên hoàn
thành nhiệm vụ.
Người giới thiệu
Trưởng trạm y tế xã Dị Chế

Nguyễn Thị Hồng

XIV. VIẾT BÀI TRUYỀN THÔNG

HV Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ


VIỆT NAM NGHĨA VIỆT NAM

78
Bộ môn Y tế công cộng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE


Chủ đề: Phòng chống tăng huyết áp toàn dân

Kính thưa các bác, các cô chú!


Lời đầu tiên cháu xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú đã dành thời
gian đến tham dự buổi truyền thông sức khỏe ngày hôm nay!
Cháu xin tự giới thiệu, hôm nay cháu rất vinh dự đại diện cho nhóm thực
tế cộng đồng Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.
Được sự đồng ý của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là sự hỗ trợ
từ bác Hồng, trưởng trạm y tế xã Dị Chế, chúng cháu tổ chức buổi nói chuyện
chia sẻ về 1 vấn đề đang rất cấp thiết hiện nay: “ phát hiện và phòng chống tăng
huyết áp toàn dân”
Huyết áp không còn là một khái niệm xa lạ với chúng ta nữa phải không ạ.
Huyết áp bản chất là áp lực của dòng máu thên lòng mạch. Là yếu tố nguy cơ
hàng đầu cho các bệnh tim mạch , đặc biệt là đột quỵ ở người già
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có gần 13 triệu người tăng
huyết áp tuy nhiên chỉ hơn 50% số người mắc bệnh được phát hiện và 50%
trong số phát hiện được điều trị và đây là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến
mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn
người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm; đồng thời là nguyên nhân
gây chết người số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số người chết toàn
quốc.
Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở
lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Đây là một căn bệnh
không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới.
Các loại cao huyết áp:

 Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh).


 Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận…gây ra).  
 Cao huyết áp tâm thu. 

79
 Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật). 

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm
2018

Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm


Huyết áp tối ưu
trương < 80 mmHg
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg
Huyết áp bình thường và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89
mmHg
Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp
Tăng huyết áp độ 1
tâm trương 90-99 mmHg
Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp
Tăng huyết áp độ 2
tâm trương 100-109 mmHg
Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
Tăng huyết áp độ 3
trương ≥ 110 mmHg
Tăng huyết áp tâm thu đơn Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm
độc trương < 90 mmHg

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp


1. Tuổi: nguy cơ tăng huyết áp tăng cùng với tuổi , nhất là ở người từ 45 tuổi trở
lên.
2. Thừa cân béo phì   
3. Sử dụng rượu bia, thuốc lá làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch do tăng huyết áp.
4. Ăn nhiều muối, ít rau quả.
5. Ít hoạt động thể lực.
6. Căng thẳng tâm lý.
7. Mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, đái tháo đường, … 
8. Tiền sử bệnh trong gia đình: nguy cơ tăng huyết áp gia tăng nếu trong gia
đình đã có người bị tăng huyết áp.
Chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm
bệnh tăng huyết áp. Mọi người dân cần thường xuyên kiểm tra huyết áp thông
qua khám sức khỏe . Bệnh tăng huyết áp có thể được phòng ngừa hiệu quả và

80
duy trì ở mức lý tưởng nhờ các biện pháp tích cực thay đổi lối sống lành
mạnh:
1. Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn
chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no; đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi
lượng.
2. Duy trì cân nặng bình thường.
3. Không uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. 
4. Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp
hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. 
5. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp
lý; tránh bị lạnh đột ngột. 
Người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị
kịp thời, liên tục.
III.
1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà và cơ sở y tế gần nhất
- máy đo huyết áp không còn quá xa lạ với người dân hiện nay, đặc biệt
thị trường có các dòng máy đo điện tử dễ mua dễ dùng và cho kết quả
chính xác đến 90%. Việc tầm soát huyết áp hằng ngày là vô cùng cần
thiết để phát hiện những bất thường cần được xử lý kịp thời
- nếu phát hiện chỉ số huyết áp đo tại nhà bất thường hãy đến cơ sở y tế
gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ mà
các bác sĩ đưa ra. Không tự chẩn đoán tại nhà và mua thuốc mà chưa
có chỉ định của bác sĩ chuyên môn
2. Tuân thủ điều trị
- Sử dụng thuốc nếu đươc chỉ định đúng liều , đúng thời gian không tự ý
uống thêm hoặc cắt bỏ nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Không tự ý uống thuốc dự phòng khi được chẩn đoán là không tăng
huyết áp
- Khi dùng thuốc có bất kì hiện tượng bất thường báo ngay với bác sĩ
điều trị để được xử lý kịp thời
3. Phòng ngừa bằng ăn uống và thể dục thể thao
- Ăn nhạt không tuyệt đối, giảm lượng muối ăn trong các bữa nhưng
không kiêng muối hoàn toàn. Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng và
tốt cho tim mạch như các loại hạt và rau củ quả
- Uống đủ nước , hoạt động thể lực phù hợp với độ tuổi và thể trạng
- Tránh xa chất kích thích như rượu bia thuốc lá.
- Tránh căng thẳng lo âu , hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn khi lo
lắng về sức khỏe của bản thân

81
IV. Kết Luận
THA là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng”
vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu
chứng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc phải, nghĩa là trung
bình cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Năm 2016, tỷ lệ này ở
mức báo động đỏ với hơn 40% người lớn bị tăng huyết áp.
Bệnh THA nghèo nàn về triệu chứng nhưng lại có rất nhiều biến chứng nghiêm
trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Bệnh có
nhiều biến chứng như: cơn đau thắt ngực, nhũn não, xuất huyết não, suy thận,
tăng áp ĐM võng mạc, rối loạn tiền đình, mù lòa,... Khi bệnh nhân không được
điều trị đúng cách sẽ rất nguy hiểm và nguy cơ biến chứng tăng nặng. Cần điều
trị nguyên nhân thứ phát (nếu có) ,nếu không điều trị được nguyên nhân, hay đó
là THA vô căn thì mục tiêu điều trị nhằm loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức
HA đề phong biến chứng.
Kiểm soát HA như thế nào?
Mục tiêu điều trị hà huyết áp tối ưu ở hầu hết các bệnh nhân không có nguy cơ
cao là <140/90 mmHg. Việc kiểm soát HA tích cực không mang lại lợi ích rõ
ràng mà còn làm tăng chi phí và tác dụng phụ của thuốc. Điều trị THA cần tuân
thủ lâu dài của người bệnh
Thông qua việc theo dõi Huyết áp thường xuyên tại nhà và ở phòng khám, chỉnh
liều thuốc một cách thích hợp, để đạt mục tiêu. Việc thay đổi lối sống là cực kỳ
quan trọng như những khuyến cáo điều trị THA hiện nay nhấn mạnh.
Thay đổi lối sống gồm: giảm cân, giảm ăn muối và chất béo bão hòa, giảm calo
trong chế độ ăn, tập thể dục đều đặn và uống đủ nước, bổ sung calci, kali,...
Những thay đổi này tương đương với thuốc điều trị huyết áp.
Kiểm soát HA đến lúc nào?
Khi được chẩn đoán THA cần điều trị liên tục và suốt đời. Trong quá trình điều
trị, HA được kiểm soát, nếu ngừng thuốc đột ngột, HA tăng mạnh và nguy cơ
xảy ra biến chứng lúc này là cao nhất.
THA là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Chính vì vậy, THA cần được chẩn
đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến cố nguy hiểm về tim mạch.
Xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú đã dành thời gian tham dự buổi
truyền thông giáo dục sức khỏe ngày hôm nay. Ban tổ chức hy vọng cung cấp
thêm những thông tin bổ ích cho các bác, các cô chú về bệnh THA.

82
4.5. Bản kế hoạch tổ chức buổi tiêm chủng mở rộng và báo cáo kết quả kiến
tập buổi tiêm chủng

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BUỔI TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TRẠM Y


TẾ XÃ DỊ CHẾ - HUYỆN TIÊN LỮ – TỈNH HƯNG YÊN

I.Những căn cứ để lập kế hoạch

-Thực hiện Quyết định Số 12/2010/TT-BYT ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Y tế Quy định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng
và điều trị.

-Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ

-Trạm Y tế xã Dị Chế xây dựng kế hoạch tiêm chủng thường xuyên ngày 25
tháng 05 năm 2020 như sau:

II. Mục tiêu

- Đảm bảo an toàn trong TC

- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong TC

- Phấn đấu đạt trên 98% đối tượng trong diện TC thường xuyên tháng 05/2019

III. Dự kiến đối tượng tiêm chủng thường xuyên buổi ngày 25 tháng 05
năm 2020 ( sử dụng lịch tiêm để lên kế hoạch tiêm cho trẻ)

- Số trẻ cần tiêm VX BCG :10

- Số trẻ cần tiêm VX bại liệt (IPV): 20

- Số trẻ cần uống VX Sabin(OPV): 23

- Số trẻ cần tiêm VX sởi: 10

- Số trẻ cần tiêm VX MR: 5

- Số PNCT cần tiêm VX uốn ván: 31

- Số trẻ cần tiêm VX DPT-VGB-HIB(SII): 28

-Số trẻ cần tiêm viêm não Nhật Bản: 37

83
Tổng số mũi tiêm các loại dự kiến cần tiêm trong ngày 25 tháng 05 năm 2020 là
164 mũi.

IV.Tổ chức thực hiện

+ Trước ngày tiêm chủng

- Lập dự trù vắc xin, vật tư TC

- Ngày đi nhận VX ngày 25 tháng 05 năm 2020 người đi nhận : Ys Đoàn Thị
Thủy

- Lập danh sách đối tượng, giấy mời: người gửi giấy mời: Đd Nguyễn Thị
Hương

- Phối hợp với đài truyền thanh phường tuyên truyền về lợi ích của tiêm chủng
và các phản ứng sau tiêm có thể gặp khi trẻ được tiêm vắcxin.

-Tổ chức họp triển khai: Trạm trưởng Nguyễn Thị Hồng.

+ Trong ngày tiêm chủng

- Ngày đi nhận VX ngày 25 tháng 05 năm 2020 người đi nhận : Ys Đoàn Thị
Thủy.

- Kiểm tra hộp chống sốc, trang thiết bị phục vụ TC, nước uống..vv..: Họ tên
người được phân công : Đoàn Thị Thủy.

- Tiếp đón: Ys Bùi Thị Hường, Sv Hà Thị Thu Hương-Hoàng Thị Lan Hương.

- Đo nhiệt độ: Ys Trương Đức Thanh, Sv Nguyễn Thị Hương-Phạm Đăng


Khoa.

- Khám sàng lọc: Bs Nguyễn Thị Hồng, Ys Nguyễn Thị Hường, Sv Nguyễn Thị
Thanh Lam, Ngô Thị Linh.

- Chuẩn bị phòng tiêm, trang thiết bị, vật tư: Hà Thị Kim Hoa, sv Lê Thị Lam-
Lưu Thị Khánh Linh-Mai Thị Hạnh Linh.

- Theo dõi sau tiêm: Bs Nguyễn Thị Hồng, Sv Đặng Mỹ Linh-Mạc Thị Yến
Linh-Nguyễn Thị Trường Lưu.

+ Sau buổi tiêm chủng

84
-Người nào thu gom, bảo quản lọ VX, xử lý rác: Ys Hà Thị Kim Hoa, Sv Hà
Hương-Lan Hương-Lê Lam-Khánh Linh-Trường Lưu-Hạnh Linh.

-Người nào làm vệ sinh phích VX: Ys Nguyễn Thị Hường, Sv Mỹ Linh-Yến
Linh.

-Người nào tổng hợp làm báo cáo: Ys Hà Thị Kim Hoa, Sv Ngô Linh-Nguyễn
Hương-Thanh Lam-Đăng Khoa.

-Người nào chuyển trả lại trạm Trung tâm y tế VX(nếu còn): Ds Đoàn Thị
Thủy.

+ Theo dõi phản ứng sau tiêm chủng

-Đ/c chuyên trách TCMR tổng hợp theo dõi các trường hợp có nghi ngờ phản
ứng sau TC, báo cáo ngay cho Trưởng trạm biết, Trưởng trạm phân công cán
bộ theo dõi: Ys Hà Thị Kim Hoa.

-Trong trường hợp nặng vượt quá khả năng báo cáo ngay xin trung tâm Y tế
huyện tăng cường hỗ trợ chuyên môn.

*Nếu có Shock phản vệ xảy ra:

+Dừng ngay buổi TC ( tại điểm tiêm chủng đó )

+Đ/c Nguyễn Thị Hồng và Đ/c Hà Thị Kim Hoa trực tiếp cấp cứu bệnh nhân

+Đ/c Đoàn Thị Thủy Niêm phong toàn bộ số vắc xin đang tiêm, dung môi. Bảo
quản số vắc xin, dung môi ở nhiệt độ từ 2-8̊C .

 Tổ chức thực hiện


+Niêm phong bơm kim tiêm sử dụng trong buổi TC.

+Lập biên bản ghi nhận nhiệt độ, tình trạng bảo quản dung môi tại thời điểm
xảy ra phản ứng

+Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin, dung môi nhận, sử dụng và số trẻ đã được
tiêm chủng từng loại vắc xin trong buổi tiêm chủng.

+Ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi các trường hợp phản ứng sau tiêm
chủng.

85
+Đ/c nào mời toàn bộ đối tượng tham gia TC trong ngày để thông báo tạm thời
dừng buổi tiêm, gặp gỡ tư vấn gia đình. Thông báo kế hoạch tiêm chủng tháng
tiếp theo.

+Số điện thoại cấp cứu khi cần hỗ trợ: 03215722260 ( khoa cấp cứu Bệnh viện
Đa khoa huyện)

Trên đây là kế hoạch tiêm chủng thường xuyên tháng 04 năm 2019 Căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ được phân công, từng thành viên trong Trạm Y tế
nghiêm chỉnh thực hiện.

Trạm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hồng

86
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIẾN TẬP BUỔI TIÊM CHỦNG

(Thời gian: sáng 7h00- 11h00, chiều 14h00- 16h00) ngày 25/05/2020)

Sinh viên kiến tập: Nhóm 04 – lớp Y5D/K11. Học viện YDHCT Việt Nam.

1. Người hướng dẫn:

- Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng - Trưởng Trạm Y tế xã Bắc Sơn- huyện Ân


Thi

2. Đơn vị kiến tập :

- Trạm y tế xã Dị Chế- Huyện Tiên Lữ

3. Nội dung kiến tập: Kiến tập buổi tiêm chủng mở rộng tại tuyến y tế cơ sở

Qua một buổi được tham gia cùng các nhân viên y tế của Trạm, cùng với sự
hướng dẫn tận tình của bác trưởng trạm Nguyễn Thị Hồng chúng em đã được
hiểu thêm về Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta.
Với mục đích tiêm phòng miễn phí cho đối tượng chính là trẻ em, giúp trẻ tăng
cường hệ miễn dịch, chống lại các căn bệnh nguy hiểm, đến nay lịch tiêm chủng
mở rộng quốc gia đã được thực hiện tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước,
đem lại những thành tựu to lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em.
Trạm y tế xã Dị Chế là nơi tổ chức hoạt động Chương trình tiêm chủng hàng
tháng cho toàn bộ trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng và phụ nữ có thai trong địa
bàn xã.
Quan tìm hiểu và dưới sự hướng dẫn của bác Hồng, nhóm sinh viên được biết
cách bác phân công công việc cho các nhân viên y tế của trạm như sau:
- Vào ngày 22 hoặc 23 hàng tháng, dược sỹ Đoàn Thị Thủy được phân
công lập kế hoạch cho Chương trình tiêm chủng, rà soát danh sách đối tượng
cần tiêm chủng từng loại vắc xin trong tháng.
- Sáng sớm ngày 25, dược sỹ Đoàn Thị Thủy đi lĩnh thuốc theo danh sách
dự kiến, bảo quản thuốc đúng quy định và báo cáo cuối buổi tiêm chủng.
- Ngày 25 : buổi tiêm chủng bắt đầu từ 7h00 sáng và kết thúc lúc 16h00
chiều.
- Ngày 26: Thống kê và báo cáo tình hình của buổi tiêm chủng

87
*Một số Lưu Ý:

.Cách bảo quản vacxin trong quá trình vận chuyển:

Dùng bình vacxin, trong bình phải có ít nhất 8 cái bình tích lạnh, 8 bình tích
lạnh này trước khi cho vào bình vacxin phải được dã đông tới khi nào cầm tay
lắc mạnh thấy tiếng óc ách mới được cho vào bình mang tới trung tâm y tế
huyện để lĩnh vacxin. Trong thùng phải có 1 nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ
thường xuyên ( 2-8 độ C).

.Cách bố trí, sắp xếp cơ sở tiêm chủng :

- Chỗ ngồi chờ trước tiêm chủng : dãy ghế hành lang phía trước
phòng khám sàng lọc và tư vấn.
- Bàn đón tiếp, hướng dẫn: Phía trước cửa vào phòng khám sàng lọc
và tư vấn.
- Phòng khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng.
- Phòng tiêm chủng.
- Chỗ ngồi theo dõi sau tiêm: dãy ghế hành lang trước cửa phòng
tiêm chủng.
.Trang thiết bị thực hiện tiêm chủng, bao gồm:
 Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin.
 Bơm kim tiêm (BKT): loại 5ml, loại 0,1 ml, loại tự khóa 0,5ml.
 Bông khô, bông có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch
trải bàn tiêm.
 Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin.
 Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn.
 Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe.
 Xà phòng, nước rửa tay.
 Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần
thiết.
 Sổ tiêm chủng trẻ em, phụ nữ, phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
 Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản,
tiêm/uống vắc xin như: Phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc
xin, khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp
chống sốc, bút.
 Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm.
 Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin đặt phía dưới bàn.
 Thùng rác đặt phía dưới bàn.
.Các thao tác tiêm vắc xin

88
 Bước 1: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
 Bước 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình trạng của
lọ/ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. Đưa cho người được
tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi
tiêm chủng.
 Bước 3: Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su.
 Bước 4: Mở lọ/ống vắc xin.
 Bước 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên để lấy vắc xin.
 Bước 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại.
 Bước 7: Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm.
 Bước 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 đúng (Đúng người được chỉ định tiêm
chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm).
Sau khi tiêm đề nghị người nhà của người được tiêm chủng hoặc người được
tiêm chủng dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm một vài giây nếu nơi tiêm
chảy máu. Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm.
.Tiêm chủng nhiều loại vắc xin trong một buổi tiêm chủng
 Nếu tiêm nhiều loại vắc xin cho một đối tượng trong cùng một buổi tiêm
thì tiêm ở các vị trí khác nhau, không được tiêm ở cùng một bên đùi hoặc
bên tay.
 Nếu khoảng thời gian giữa các mũi tiêm bị kéo dài hơn so với khoảng thời
gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi kế tiếp theo đúng khoảng cách của
lịch tiêm chủng mà không tiêm lại từ đầu.
 Nếu mũi tiêm đầu tiên bị muộn hơn so với lịch tiêm chủng thì vẫn phải
duy trì đúng liều lượng và đảm bảo khoảng cách giữa các mũi tiêm theo lịch
tiêm chủng hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
. Ghi chép sổ tiêm chủng
 Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng và trả lại cho cha
mẹ trẻ, người được tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau.
 Nhắc cha mẹ trẻ, người được tiêm chủng giữ phiếu/sổ tiêm chủng cẩn
thận và luôn mang theo khi tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
 Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối
tượng vào sổ tiêm chủng của cơ sở y tế.

*Kết thúc buổi tiêm chủng:

+Đối tượng đã được tiêm chủng vào ngày 25/05/2020 :


- Số trẻ cần tiêm VX BCG: 08

- Số trẻ cần tiêm VX bại liệt (IPV): 18

- Số trẻ cần uống VX Sabin(OPV): 23

89
- Số trẻ cần tiêm VX sởi: 10

- Số trẻ cần tiêm VX MR: 5

- Số PNCT cần tiêm VX uốn ván: 31

- Số trẻ cần tiêm VX DPT-VGB-HIB(SII): 28

-Số trẻ cần tiêm viêm não Nhật Bản :37

-Tổng số mũi tiêm các loại đã được tiêm trong ngày 25 tháng 05 năm 2020 là
160 mũi.
-Bảo quản vắc xin, dung môi chưa sử dụng
-Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
-Thống kê, báo cáo: Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng, tình hình sử dụng
vắc xin, vật tư, báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm chủng theo quy định. ( Dược
sỹ Thủy phụ trách)

90
PHẦN 5: KẾT LUẬN CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Qua 2 tuần thực tế cộng đồng tại trạm y tế xã Dị Chế là quãng thời gian giúp
chúng em nhận ra được những điều còn thiếu sót của bản thân mỗi người trong
nhóm.
Thực tập cộng đồng có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập của
sinh viên chúng em, mà còn là một bước đệm vững chắc cho công tác cứu chữa
bệnh sau này của mỗi cá nhân. Đợt thực tập này là một cơ hội lớn giúp chúng
em hoàn thiện thêm về mọi mặt trong quá trình đào tạo, như :

-Tạo cơ hội tiếp xúc gần nhất với người dân, cơ hội học hỏi từ những người đi
trước, làm quen với môi trường công việc, có thể phần nào định hướng được
công việc của mình sau khi ra trường.
 -Củng cố thêm kiến thức chuyên môn, là cơ hội để nhận biết được điểm mạnh,
yếu của mình 
-Rèn luyện các kỹ năng cần thiết, nhất là kỹ năng làm việc nhóm sao cho hiệu
quả, kỹ năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề khó khăn,...
-Tự tin hơn, nâng cao thái độ, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề của mỗi cá
nhân
-Tăng cường kỹ năng giao tiếp, khả năng thu thập thông tin từ cộng đồng
-Nắm bắt được các vấn đề, nhiệm vụ chính của y tế tuyến cơ sở cần thực hiện.
Để đạt được những mục tiêu trên chúng em nhận thấy rằng cần có sự chuẩn bị kĩ
càng về kiến thức và kĩ năng trong đó:

-Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cần có đầy đủ phục vụ cho quá trình thực tế.
-Chuẩn bị kiến thức gồm kiến thức chuyên ngành và các kiến thức xã hội khác
-Chuẩn bị kỹ năng gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải
quyết khó khăn

Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên sự chuẩn bị của mỗi thành viên trong
nhóm chưa được tốt và đồng nhất. Tuy nhiên, chúng em vẫn cố gắng hết khả
năng của mỗi người để hoàn thành đợt thực tế với kết quả cao nhất.
Sau đây là những kiến nghị với nhà trường, bộ môn và địa phương liên quan đến
việc học tập thực địa:
- Thời gian thực tế (2 tuần) còn hơi ngắn, chưa đủ để sinh viên nắm bắt được
toàn bộ các vấn đề của địa phương cũng như trau dồi thêm nữa kỹ năng và kiến
thức của mỗi người.
- Đây là lần đầu tiên chúng em đi thực tế, còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh

91
nghiệm, nhà trường và bộ môn có thể bố trí 1 buổi để giáo viên y tế cộng đồng
hướng dẫn thêm về: kế hoạch thực tập, cách thức chung và các kỹ năng thiết yếu
để chuẩn bị cho đợt thực tập, các khó khăn có thể gặp phải và hướng giải quyết
cơ bản.

Cuối cùng chúng em xin cảm ơn nhà trường và bộ môn đã giúp đỡ và tạo điều
kiện để chúng em có cơ hội được học hỏi thêm những kiến thức thực tế tại cộng
đồng, là hành trang vững chắc cho chúng em trên con đường phát triển sự
nghiệp nâng cao sức khỏe cho mọi người!

92
Báo cáo được hoàn thành dưới sự phân công công việc của nhóm
trưởng Ngô Thị Linh

STT Công Việc Người Thực Hiện


1 Hướng dẫn chỉ đạo phân công nhiệm vụ Ngô Thị Linh
chung
2 Phụ trách thu thập số liệu của 240 phiếu điều Cả nhóm
tra
3 Phụ trách tổng hợp số liệu của 240 phiếu điều Cả nhóm trong đó: Lưu
tra Thị Khánh Linh ,Hoàng
Thị Lan Hương xử lý số
liệu, Hà Thu Hương và
Lê Thị Lam hướng dẫn
thống kê số liệu
4 Lập kế hoạch truyền thông Cả nhóm
5 Viết bài truyền thông Đặng Mỹ Linh, Mạc Thị
Yến Linh
5 Lập kế hoạch tiêm chủng mở rộng Cả nhóm
6 Lập bản báo cáo Chia nhỏ cho từng thành
viên. Ngô Thị Linh,
Phạm Đăng Khoa,
Nguyễn Thị Hương,
Nguyễn Thị Thanh Lam
phụ trách tổng hợp, chỉnh
sửa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93
1. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (2017). Giáo trình Truyền
thông - Giáo dục sức khỏe, dùng cho sinh viên Đại học ngành Y học cổ
truyền. Nhà xuất bản Y học. Năm 2018
2. Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/05/2014 Về việc ban hành “Hướng
dẫn tổ chức buổi tiêm chủng”
3. Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/05/2014 Về việc ban hành “Hướng
dẫn bảo quản vắc xin”
4. Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/07/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
5. Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 Hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, xã.
6. Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 14/08/2014 Quy định hệ thống biểu
mẫu thống kê báo cáo áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện,
xã.
7. Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2018 Chế độ thông tin báo cáo
và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
8. Thông tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013 ban hành danh mục thuốc
thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI.
9. Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Bộ tranh cây thuốc mẫu.
10.Quyết định số 4667/QĐ-BYT, ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
tiêu chí Quốc gia Trạm y tế xã đến năm 2020.
11.Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 14/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
tiêu chí xác định xã tiên tiến về Y học cổ truyền.
12.Tổ chức Y tế thế giới (2006). Chương 6 Dịch tễ học và phòng ngừa các
bệnh không lây nhiễm, Dịch tễ học cơ bản. năm 2006.
13.Trường Đại học Y Hà Nội (2013). Phương pháp nghiên cứu sức khỏe
cộng đồng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Năm 2013.

94
14.Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ môn Y tế công cộng - Bộ
môn Nội y học cổ truyền. Giáo trình hướng dẫn Thực tập cộng đồng
(dùng cho sinh viên Đại học ngành Y học cổ truyền - Lưu hành nội bộ).
Hà Nội năm 2019.
15.Thông tư số 10/2011/TT-BYT ngày 25/02/2011 của Bộ Y tế: Hướng dẫn
về biên chế của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, quận,
xã, thành phố thuộc tỉnh. 
16.Học Viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam,Bộ Môn Nội Y Học Hiện Đại.
Giáo trình Bệnh học Nội Khoa. . Nhà xuất bản Y học. Năm 2018
17.Kế hoạch Triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng thường xuyên
năm 2020 của Trạm y tế xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ , tỉnh Hưng Yên.

95

You might also like