You are on page 1of 11

Hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển, miền Đông Nam Bộ với vị trí địa lý thuận lợi và

tập trung được cộng đồng các cư dân đã chung tay góp sức tạo dựng một địa phương có
những nét văn hoá đặc sắc mà cụ thể là những văn hoá phi vật thể quốc gia như sau:

I. Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen – Tây Ninh

Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen là một trong những biểu tượng thờ mẫu
điển hình ở Nam Bộ. Vì vậy, Lễ này đã được Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch (VH-
TT&DL) đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngày 14/8, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
đối với “Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Núi Bà Đen” tại chùa Bà trên núi Bà Đen.

Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu là một trong những biểu tượng thờ mẫu điển hình ở Nam
Bộ. Nghi thức lễ hội là sự kết hợp hài hòa giữa nghi thức Phật giáo và dân gian.

Mỗi năm cứ vào ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng 5 (Âm lịch), tại Linh Sơn Tiên Thạch
Tự (Núi Bà Đen) diễn ra Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu với chương trình mang nhiều
nghi lễ đậm chất dân gian.

Chùa Bà trên Núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh).


Theo đó, trong 2 ngày (mùng 4 và 5), tại Điện Bà diễn ra các nghi thức lễ hội dân gian,
gồm: Hát bóng rối chầu mời, hát chặp bóng tuồng hài “Địa Nàng”, múa dâng bông, dâng
mâm ngũ sắc, múa đồ chơi. Ngày 5 tháng 5 (Âm lịch) là ngày Lễ vía chính thức dâng Bà
10 món, gồm: Hương, đèn, hoa quả, trà bánh, rượu… Trong suốt ngày này, các vị sư liên
tục thay nhau tụng kinh trước bàn thờ Bà.

Ngày mùng 6 tháng 5 (Âm lịch) sẽ dành cho việc cúng cô hồn, uống tử và chẩn tế cho bá
tánh..., những ngày sau đó du khách vẫn tiếp tục hành hương về Núi Bà Đen và hành lễ ở
Điện Bà.

Bộ VH-TT&DL công nhận “Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu – Núi Bà Đen” là Di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia.

II. Múa trống Chhay-dăm – Tây Ninh

Ngày 22/6, tại Tây Ninh, UBND xã Trường Tây, huyện Hòa Thành đã long trọng tổ chức
Lễ đón nhận chứng nhận “Múa trống Chhay-dăm” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 
Theo tài liệu nghiên cứu của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Tây Ninh, múa trống
lúc đầu hình thành chủ yếu trong các dịp tết (Chol Chnam Thmay, lễ hội Ok Om Bok, lễ
Đolta); cúng, đón rước thần linh. Sau đó, múa trống xuất hiện trong các chương trình sinh
hoạt cộng đồng trong phum, sóc của đồng bào dân tộc Khmer. Ngày nay, điệu múa trống
Chhay-dăm được biểu diễn tại các nhà văn hóa dân tộc, lễ hội của dân tộc Khmer, Hội
Yến Diêu trì cung của tòa thánh Cao Đài Tây Ninh...

Trống Chhay - dăm là loại trống bịt da một mặt, tang trống làm bằng thân cau già đục
rỗng ruột. Phần đầu trống phình to được bịt da trâu hay trăn khô, phần đuôi trống nhỏ
hơn, được kết nối với chân trống làm bằng kim loại.

Để biểu diễn múa trống Chhay-dăm phải có ít nhất 12 người, mỗi người mang trên mình
một chiếc trống. Tuỳ vào người lớn hay nhỏ mà sử dụng trống to hay trống bé. Nhạc cụ
phục vụ cho tiết mục múa Chhay - dăm thường có từ 4 - 6 cái trống Chhay - dăm, hai cái
Cuôl (chiêng) cùng với Chul (chũm chọe) và Krap (gõ sênh).

Để có thể thực hiện các động tác trong bài múa Chhay - dăm, người múa phải có sức
khỏe, sự dẻo dai, biết khéo léo kết hợp hài hòa giữa tiết tấu của trống với điệu bộ hình
thể. Khi múa, người múa đeo trống trước bụng. Múa trống Chhay - dăm có động tác đánh
trống, múa trống và múa tay, lúc múa đơn, lúc múa đôi, múa ba, múa tư và cả múa tập
thể. Động tác đánh trống gồm những động tác đơn giản đến phức tạp.

Ngoài giữ tiếng trống luôn đều đặn, nhịp nhàng cùng tập thể, người múa còn dùng cùi
chỏ, đầu gối, gót chân để đánh vào trống của mình và của bạn đồng diễn. Các động tác
phải mạnh mẽ, dứt khoát. Trong lúc nhào lộn, phần chân trống làm bằng kim loại chạm
vào sàn diễn tạo âm thanh lốp cốp đặc trưng riêng.
Biểu diễn trống Chhay-dăm.

Cái khó nhất của người biểu diễn múa trống chính là gõ và múa kết hợp phải nhịp nhàng,
chính xác từ chi tiết nhỏ nhất. Khi đánh trống bằng tay, cùi chỏ, gót chân thì phải kết hợp
với nhào lộn nhưng vẫn phải bảo đảm âm thanh vang, không mất tiếng, nhằm tránh làm
hạn chế cảm xúc và sự hào hứng của người nghe. Trong lúc nhào lộn, phải ôm chặt trống
vào người mà không được để chạm sàn diễn, tạo âm thanh lốp cốp...

Tháng 2/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa loại hình nghệ thuật múa trống
Chhay-dăm của Tây Ninh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

III. Bánh tráng Trảng Bàng – Tây Ninh

Ở Trảng Bàng, các hộ gia đình làm bánh tráng quanh năm, phân phối đi các tỉnh xa gần.
Cứ sáng sớm tinh mơ, hàng loạt ngôi nhà lại sáng ánh đèn, dậy đóng gói mẻ bánh phơi
sương đêm qua.
Bánh làm từ nguyên liệu chính là bột gạo hấp chín, phơi nắng, nướng trên than hồng cho
xốp thơm, rồi lại "tắm đẫm" sương đêm cho mềm. Thức bánh cuốn cùng các loại rau và
thịt heo thái mỏng vốn là món ăn đặc sản của đất Tây Ninh.
Công đoạn bánh tráng trước khi phơi nắng

Theo người dân, bí quyết làm bánh tráng phơi sương ngon nằm nhiều ở khâu chọn gạo
nguyên liệu. Gạo ngon khi tráng mới có độ mềm dai. Gạo phải lọc sạch hạt mốc, không
lẫn tạp chất, không pha gạo khác. Sau đó, ngâm khoảng 1,5 giờ rồi đem đãi sạch, đợi gạo
ra bớt “nhựa” mới xay thành bột.
Bột xay xong mịn như sữa, người làm bắc nồi nước sôi, vung nồi phủ chiếc khăn mỏng
như cách làm bánh cuốn. Kỹ thuật tráng bánh phải đều tay, múc từng muôi bột gạo trắng,
rải đều trên lớp vải mỏng. Hơi nước làm bột chín, lớp bột mỏng tang, trong vắt và thơm
mùi gạo.
Bánh chín được nhấc ra, trải lên phên tre phơi héo. Bánh phơi ở nơi thông thoáng 15-30
phút nếu nắng to, rồi đem nướng trên than củi. Người nướng lật đi lật lại liên tục để 2 mặt
phồng đều mà không cháy, bánh vẫn trắng đẹp. 
Công đoạn phơi bánh tráng Trảng Bàng.

Buổi đêm, bánh được đưa ra phơi để ngấm hơi sương. Vì mềm dẻo tự nhiên, nên bánh
không cần nhúng nước trước khi ăn như nhiều loại bánh tráng khác. Tuy nhiên, người
phơi phải thức thâu đêm để canh cho bánh đủ mềm, thì cất luôn vào bao giữ độ ngon. 

'

Bánh tráng Trảng Bàng ngày “tắm” nắng, đêm phơi sương.

Bánh tráng phơi sương mang hương vị riêng của đồng quê Nam Bộ. Kỹ thuật tráng bánh
2 lớp, ngày “tắm” nắng, đêm phơi sương, nướng than hoa được truyền từ đời này qua đời
khác. Năm 2016, làng nghề bánh tráng phơi sương huyện Trảng Bàng được Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
IV. Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa – Thành phố Hồ Chí Minh

Từ cuối năm 2019, lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5 đã được UBND TP.HCM
kiến nghị Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

"Nguyên tiêu" (元 宵) được hiểu là đêm vọng đầu tiên của năm mới. Vào dịp Nguyên tiêu,
người Hoa thường đi chùa, miếu cầu cho một năm bình an, khỏe mạnh và phát tài phát lộc.

Nếu Tết Nguyên đán là cái tết chủ yếu về gia đình, tổ chức tại nhà, từ đường của dòng họ
thì Tết Nguyên tiêu lại là cái tết của cộng đồng, được tổ chức chủ yếu tại các hội quán (chùa
Ông, chùa Bà), là cơ sở tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng có từ lâu đời.

Tết Nguyên tiêu diễn ra trên toàn địa bàn Q.5 tập trung tại các hội quán, kéo dài từ ngày 10
tháng giêng đến hết tháng giêng, trong đó các hoạt động cộng đồng tập trung chủ yếu từ
ngày 12 đến 18 tháng giêng, lễ chính vào ngày rằm.

Người Hoa đến đất Sài Gòn - Gia Định định cư, họ mang theo nhiều tập quán xã hội
truyền thống và tết Nguyên tiêu là một tập quán có giá trị lịch sử, văn hóa, thậm chí là
một sản phẩm du lịch của người Hoa ở Chợ Lớn hiện nay.

Hoạt động nổi bật, thể hiện nét độc đáo của tết Nguyên tiêu của người Hoa tại quận 5
chính là diễu hành, trình diễn nghệ thuật đường phố… thu hút người dân và du khách.
Thời gian diễn ra tết Nguyên tiêu tại các hội quán ở quận 5 kéo dài từ ngày mùng 10 đến
hết tháng Giêng hằng năm. Trong đó các hoạt động cộng đồng tập trung chủ yếu từ ngày
12 đến 18 tháng Giêng và lễ Nguyên tiêu chính diễn ra vào đúng ngày rằm.
Diễu hành trên đường phố vào Tết Nguyên tiêu.

Tết Nguyên tiêu thường có các phần lễ, hội đa dạng như nghi thức lễ rước kiệu Bà; diễu
hành với phần hóa trang thần tài, tiên nữ, bát tiên, các ông Phúc - Lộc - Thọ; trình diễn ca
kịch cổ truyền; múa lân sư rồng; đố chữ; thư pháp; trình diễn tuồng cổ, âm nhạc như Đại
la cổ Triều Châu, nhạc lễ Phúc Kiến; lễ tế thánh của người Triều Châu; Hội Long đăng
của người Phúc Kiến...

Các hoạt động cúng lễ được các gia đình người Hoa tổ chức tại gia đình. Các vật phẩm
trong lễ cúng tế được cộng đồng, gia đình chuẩn bị công phu theo truyền thống như
nhang, đèn, heo quay, mâm xôi, tam sên (cua, trứng, thịt heo), bánh cúng (bánh bò, bánh
bao, bánh lá liễu, bánh con rùa), chè trôi nước, mâm quýt…

Các tập tục trong ngày lễ hội của cộng đồng, gia đình như đốt nhang vòng, dán giấy cầu
an, lì xì, dâng dầu đèn, chui bụng ngựa, vay phú miếu, thỉnh thánh đăng, cúng lễ đôi đèn,
hơ lên lửa đèn lễ và vuốt lên cơ thể…
Múa rồng trong lễ hội Tết Nguyên tiêu.

V. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp – Bình Dương

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (phường Tương Bình Hiệp, Tp. Thủ Dầu Một) là nơi
được coi là chiếc nôi của ngành sơn mài mỹ thuật không chỉ của tỉnh Bình Dương mà của
cả vùng Nam Bộ. Với những giá trị nghệ thuật mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm
đà tính cách Á Đông, sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp hiện đã xuất đi nhiều nước
trên thế giới.

Được biết, Tương Bình Hiệp là tên một làng nghề làm sơn mài truyền thống đã được kế
tục và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp từ lâu đã
nổi tiếng khắp cả nước về chất lượng và sự tinh xảo, nhẹ nhàng mang đậm phong cách Á
Đông.
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp là nơi sản xuất ra các sản phẩm sơn mài truyền thống
nổi tiếng về chất lượng.

Thập niên 1980-1990 là thời kỳ vàng son của làng sơn mài Tương Bình Hiệp với việc
thành lập hợp tác xã sơn mài với trên 160 xã viên, có 744 hộ có nguồn thu nhập chính từ
sản xuất sơn mài, trên 120 hộ tham gia và thu hút hơn 1.500 lao động từ nơi khác đến làm
và học nghề sơn mài.

Làng sơn mài Tương Bình Hiệp từ khi hình thành và phát triển luôn là nơi sản xuất tiêu
biểu quy mô lớn đạt nhiều thành tựu về mặt kinh tế, mỹ thuật. Nhiều sản phẩm sơn mài
được tặng thưởng huy chương trong Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật Giảng Võ (Hà
Nội) năm 1985 và 1986, sơn mài Thủ Dầu Một đã đạt 9 huy chương, trong đó có 7 huy
chương vàng là sản phẩm sơn mài của Tương Bình Hiệp, đã xuất khẩu sang thị trường
quốc tế và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như Đức, Pháp, Canada, Đài Loan,
Nhật Bản...
Nghệ nhân vẽ sản phẩm sơn mài.

Qua nhiều thế hệ đến làng Tương Bình Hiệp định cư và truyền nghề sơn, ông tổ nghề ở
đây không ai rõ nhưng người làm nghề chọn ngày 13-6 và ngày 20-12 (âm lịch) trong
năm để cúng tổ và cùng tưởng nhớ đến những bậc cha ông, các thế hệ trước có công tạo
dựng và truyền nghề cho các thế hệ trẻ như hôm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1328/QĐ-BVHTTDL công bố


nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

You might also like