You are on page 1of 18

Truyền thuyết về hoa

nnbphuong 06-07-2007, 16:17

Thiên nhiên đã trao tặng cho loài người chúng ta những bông hoa thật tươi đẹp. Và không
biết từ bao giờ hoa đã trở thành '’một phần tất yếu của cuộc sống’. Mỗi loài hoa đều có
một cái tên khác nhau và dù có đẹp mỹ miều hay giản dị, song chúng đều có những
truyền thuyết được ‘đặt tên’.

Hoa hồng ra đời từ đố kỵ

Thời đế chế La Mã, có một thiếu nữ hết sức xinh đẹp tên là Rhodanthe. Vẻ đẹp của nàng
làm say đắm không biết bao nhiêu chàng trai. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, họ lũ
lượt kéo đến xin cầu hôn với nàng. Mệt mỏi vì bị theo đuổi, Rhodanthe buộc phải chạy
trốn những kẻ si tình. Nàng bí mật đến ở nhờ trong túp lều của một người bạn gái tên là
Diana.

Thật không may cho nàng, nhan sắc của Rhodanthe khiến Diana lại nổi lòng ghen tỵ. Và
khi những người theo đuổi phát hiện ra túp lều, phá cửa để gặp Rhodanthe xinh đẹp thì
người bạn trở nên vô cùng tức giận.
Thay vì dùng phép màu giúp bạn, Diana đã biến Rhodanthe thành một bông hoa hồng và
những kẻ theo đuổi nàng thành những cái gai. Nhưng ngay cả khi bị hóa kiếp thành hoa,
và phải mang bên mình những chiếc gai gớm ghiếc, hoa hồng vẫn còn nguyên sự quyến
rũ. Cái tên hoa hồng (Rose) bắt đầu từ chính cái tên của nàng Rhodanthe xinh đẹp đó.

Hoa phong lan thân xác trên cành cây

Ở một vùng đất xa xôi nọ, bộ lạc Aruaki may mắn có được khả năng sai khiến loài ****
Orchid chuyên đẻ những quả trứng bằng vàng. Mỗi lần **** đẻ trứng là một lần dân làng
lại mở hội. Trong ngày vui đó, sau khi đón nhận món quà từ **** Orchid, đích thân thủ
lĩnh người Aruaki sẽ chuyển tổ **** thần sang một cây khác. Các cô gái trong làng sẽ
thay nhau phục trên cành của cái cây này để bảo vệ tổ **** trong khi các chàng trai
giương cao giáo mác ngăn chặn các bộ lạc khác đến cướp trứng và **** vàng.

Cuộc sống của họ sẽ thật thanh bình và sung túc với những quả trứng vàng nếu một ngày
kia một người con gái trong làng không đem lòng yêu thương một chàng trai lạ. Cô gái đã
vô tình tiết lộ bí mật kho báu bộ lạc mình. Và khi nòng súng của kẻ xâm chiếm kho báu
bắt đầu hướng thẳng tới nơi con **** đẻ trứng vàng trú ngự thì cũng là lúc tất cả các cô
gái Aruaki đồng loạt leo lên tất cả các cây, ôm chặt các cành để đánh lạc hướng kẻ thù.

Những kẻ khát vàng điên cuồng nổ súng. Các cô gái vẫn kiên trung ôm chặt những cành
cây mặc máu chảy, mặc con tim ngừng đập. Cái chết của họ đã giữ lại được báu vật cho
làng. Trong ngày, tưởng nhớ họ, khi lời nói "các con xứng đáng được ban thưởng" cất lên
thì cũng là lúc từ cành cây, nơi các cô gái trút hơi thở cuối cùng, một thứ hoa ngát hương
thơm rực rỡ tỏa rạng. Người đời nay gọi loài hoa đó là hoa phong lan.

Hoa mộc lan khát vọng sang giàu


Trên đất Nhật, có nàng Keiko mồ côi mưu sinh bằng nghề làm hoa giấy. Nàng làm việc
suốt từ sáng đến tối mịt, hoa bán cũng được nhiều nhưng lãi chẳng đáng là bao. Thế nên
đã đến tuổi cập kề mà nàng vẫn chẳng thể tích cóp đủ để mua nổi cho mình một bộ
kimono làm dáng. Rồi đến một ngày, nàng biết được bí quyết hoa giấy thành hoa thật nhờ
vào việc tiếp tế cho chúng những giọt máu của chính mình.

Hoa của Keiko trở nên đẹp một cách kỳ lạ và nàng làm không kịp bán. Keiko giàu lên
nhanh chóng. Tiền đã giúp cô thay đổi thành một thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà. Tiền đã đưa
cô đến với vũ hội, gặp được người cô yêu. Người yêu của Keiko muốn rằng cô sẽ kiếm
đủ tiền để mua cho cả hai một ngôi biệt thự. Để thực hiện ước mơ này, hoa tươi cần được
bán nhiều hơn, Keiko bắt đầu lao động cật lực hơn và tất nhiên máu ở đầu ngón tay cô
cũng phải chích nhiều hơn.

Rồi Keiko cũng mua được ngôi nhà nhưng rất nhỏ nên chẳng làm chồng nàng thỏa
nguyện. Hoa tươi lại buộc phải bán nhiều hơn nữa. Nhiều mãi, nhiều mãi cho đến một
ngày cuối cùng của nàng cũng bị vắt kiệt trước cái giá quá hời của một vị khách Pháp.
Cây hoa với một bông đỏ thắm này đã biến giấc mơ sống trong biệt thự của người chồng
ích kỷ thành sự thực, nhưng nó cũng lấy đi hơi thở cuối cùng của Keiko. Còn vị khách
đặc biệt yêu thích hoa tươi của Keiko thì hân hoan mang nó về nước và trìu mến gọi nó là
mộc lan. Từ đó, loài người cùng lúc có thêm một huyền thoại buồn và một loài hoa quý.

Hoa quỳnh mùi hương khiêm nhường


Tùy Dạng Đế là ông vua vô đạo của Trung Quốc. Một đêm, ông vua này nằm mơ thấy
một cây trổ hoa rất đẹp. Cũng đúng lúc đó, trước cửa ngôi chùa cổ kính Dương Ly tại
thành Lạc Dương, tỉnh Dương Châu, có một luồng sáng rực lên như lửa cháy, nhưng
không gây mùi khét mà tỏa hương thơm sực nức.

Sáng hôm sau, dân chúng bàng hoàng khi thấy gần giếng nước trong sân chùa mọc lên
một cây hoa lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở
phía dưới. Mùi hương của loài hoa này thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi, lan xa đến ngàn
dặm. Dân chúng đặt tên là hoa quỳnh.

Được tin hoa đẹp, Tùy Dạng Đế liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn.
Nhưng khốn nỗi khi thuyền rồng của nhà vua chưa cập bến Dương Châu thì cũng là lúc
bông hoa quỳnh đẹp kia vừa độ rụng cánh sau trận mưa lớn. Tùy Dạng Đế xa giá đến
xem hoa song chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác. Tức giận, nhà vua ra lệnh nhổ
bỏ, vứt đi. Từ đó loài hoa quỳnh không nở ngày và không thơm cho khắp thế gian nữa.
Nó chỉ khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.

Hoa tulip cuộc chạy trốn bất thành


Trong một lần đi đưa cơm cho cha, Tulip, con gái út của một người chăn cừu đã bị tên
điền chủ bắt cóc mang về bắt làm thợ dệt thảm cho hắn. Suốt ngày này qua tháng khác,
cô bị nhốt trong một gian nhà tối om, quanh năm không nhìn thấy chút ánh nắng mặt trời.
Mùa hạ tối tăm và tuyệt vọng đã qua. Rồi mùa thu buồn bã và mùa đông lạnh lẽo cũng
hết. Khi xuân đến thì nỗi buồn nhớ cha mẹ, vườn nhà, núi non bỗng dày vò Tulip khôn
nguôi, khiến nàng phải đi đến quyết định: hoặc là chết hoặc là trở về với tự do.

Thế rồi một bữa nọ, kế hoạch bỏ trốn của nàng cũng đã được một số cô gái cùng cảnh
ngộ giúp sức. Vượt qua cửa sổ với vô số vết thương từ những mảnh chai, kính, bàn chân
rớm máu của Tulip chạy một mạch về phía sườn núi. Nhưng vó ngựa của tên điền chủ
độc ác đuổi riết phía sau đã không cho nàng thoát. Không chịu bị bắt một lần nữa, khi
kiệt sức Tulip liền nhắm mắt lao mình vào chân ngựa. Con vật bị gãy chân, tên điền chủ
cũng bị thương còn nàng thì người đẫm máu. Tulip gượng đứng lên nhưng không còn
sức. Nàng lảo đảo vài bước rồi ngã sấp xuống tuyết.

Sáng hôm sau từ chỗ Tulip nằm hiện ra một cảnh tượng kỳ lạ: trên bãi tuyết trắng lạnh cơ
man những bông hoa đỏ bừng nở. Và bông hoa mang tên nàng Tulip ra đời từ đó, góp
thêm một vẻ đẹp quyến rũ cho đời.

Hoa lưu ly xin đừng quên em


Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, vào một buổi sáng mùa xuân có một đôi tình nhân
dắt nhau dạo chơi bên bờ một con suối có những bông hoa cánh tím mỏng manh rất đẹp
mọc thành từng mảng dày. Tất cả các bông hoa đều vươn mình về phía dòng nước, như
thể muốn soi xem chúng kiều diễm đến mức độ nào. Cô gái thấy chúng đẹp và lạ quá bèn
nhoài người ra định hái mấy nhành tặng người yêu, lúc đó đang mải ngắm dòng thác đổ
trên cao.

Không may cô bị trượt chân ngã, và chỉ trong nháy mắt, dòng suối đã cuốn mất bóng cô,
chỉ còn để lại một nhành hoa gãy với lời vọng lại: Xin đừng quên em. Từ đó, lời dặn của
cô gái trở thành tên riêng của loài hoa này.

(Theo Sành điệu)


NGÔN NGỮ CÁC LOÀI HOA
Một bông hoa sống trong lòng tình bạn
Đừng bao giờ làm nát một cánh hoa.

Một bông hoa sẽ mang theo ý nghĩa gì?

1. Hoa hồng: Là biểu tượng của tình yêu nồng nàn và sắc đẹp
2. Hoa hồng gai : Là biểu tượng tỏ lòng tốt
3. Hoa hồng vàng : Là biểu tượng phản bội, kiêu sa rực rỡ
4. Hoa hồng cam : Là biểu tượng tình yêu bắt đầu.
5. Hoa hồng nhung : Là biểu tượng tình yêu say đắm và cuồng nhiệt.
6. Hoa hồng phấn : Là biểu tượng sự trìu mến của em theo bước chân anh.
7. Hoa hồng đỏ : Là biểu tượng tình yêu đậm đà, sắc đẹp.
8. Hoa hồng đỏ búp: Là biểu tượng lời tỏ tình, lời thú nhận tình yêu.
9. Hoa hồng trắng nụ : Là biểu tượng trái tim biết yêu.
10. Hoa hồng trắng : Là biểu tượng tình bạn sang tình yêu.
Là biểu tượng ngây thơ duyên dáng và dịu hiền.

11. Hoa hồng vàng: Là biểu tượng một tình yêu kiêu sa và rực rỡ.
12. Hoa cúc: Là biểu tượng sự kính trọng bình yên.
13. Hoa cúc vạn thọ: Là biểu tượng nỗi đau buồn, thất vọng.
14. Hoa cúc tím: Là biểu tượng tình bạn thắm thiết, lưuluyến.
15. Hoa cúc dại: Là biểu tượng ngây thơ trong trắng.
16. Hoa cúc vàng: Là biểu tượng quý mến và hân hoan.
17. Hoa cúc trắng: Là biểu tượng ngây thơ trong trắng.
18. Hoa cúc tây: Là biểu tượng chín chắn, tình yêu muôn màu.
19. Hoa cúc Nhật: Là biểu tượng thẳng thắn và thành thực.
20. Hoa cúc đại đoá: Là biểu tượng lạc quan trong nghịch cảnh.
21. Hoa cúc Zinnia: Là biểu tượng nhớ bạn bè xa vắng.
22. Hoa cẩm chướng: Là biểu tượng thanh khiết, lòng quý mến.
23. Hoa cẩm chướng tỏi: Là biểu tượng lòng tự tin, tính danh dự
24. Hoa cẩm chướng vàng: Là biểu tượng sự khinh thị.
25. Hoa cẩm chướng trắng: Là biểu tượng tài năng.
26. Hoa cẩm chướng có sọc: Là biểu tượng sự từ chối.
27. Hoa cẩm chướng đỏ tươi: Là biểu tượng tình yêu thanh khiết nồng nàn.
28. Hoa Tulíp: Là biểu tượng tình yêu đẹp đẽ thắng lợi.
29. Hoa Tulíp vàng: Là biểu tượng có tình yêu nhưng không hy vọng.
30. Hoa Tulíp trắng: Là biểu tượng tỏ lòng yêu quý.
31. Hoa Tulip xanh: Là biểu tượng lòng chân thành.
32. Hoa tường vi: Là biểu tượng tỏ sự yêu thương.
33. Hoa tường vi đỏ: Là biểu tượng muốn được yêu.
34. Hoa tường vi trắng: Là biểu tượng anh đã bắt đầu yêu em.
35. Hoa tường vi hồng: Là biểu tượng anh yêu em mãi mãi.
36. Hoa tường vi vàng: Là biểu tượng lòng tôn trọng đầy sung sướng.
37. Hoa nhài: Là biểu tượng ngây thơ trong trắng.
38. Hoa nhài trắng: Là biểu tượng dễ thương.
39. Hoa nhài vàng: Là biểu tượng duyên dáng tao nhã.
40. Hoa nhài đỏ ửng hồng: Là biểu tượng sự xa cách, chia ly.
41. Hoa phong lan: Là biểu tượng sắc đẹp.
42. Hoa phong lan trắng: Là biểu tượng tình yêu thiết tha.
43. Hoa phong lan tím: Là biểu tượngbao giờ tôi cũng thành thật.
44. Hoa phưọng: Là biểu tượngthành công trên con đường học vấn.
45. Hoa bưởi: Là biểu tượng sự thật thà.
46. Hoa sen: Là biểu tượng nhân hậu từ bi, độ lượng.
47. Hoa sen hồng: Là biểu tượng hân hoan, tươi vui.
48. Hoa sen trắng: Là biểu tượng cung kính, tôn nghiêm, trong trắng.
49. Hoa sen cạn: Là biểu tượng lòng yêu nước.
50. Hoa trạng nguyên: Là biểu tượng thành đạt.
51. Hoa trinh nữ: Là biểu tượng vương quốc tình yêu, tình yêu đơn phương.
52. Hoa mai: Là biểu tượng tình thanh khiết, mong bạn đừng quên nhau nhé.
53. Hoa đào: Là biểu tượng ước mơ và hy vọng.
Là biểu tượng người con gái yểu điệu, nghi vấn.
54. Hoa lưu ly: Là biểu tượng tình yêu chân thật, xin đừng xa nhau.
55. Hoa thuỷ tiên: Là biểu tượng tình yêu đơn phương.
56. Hoa huệ: Là biểu tượng sự trong sạch và thanh cao.
57. Hoa huệ trắng( Tây) : Là biểu tượng sự thanh khiết.
58. Hoa huệ vàng: Là biểu tượng làm dáng.
59. Hoa huệ thung: Là biểu tượng sự trở về của hạnh phúc.
60. Hoa tía: Là biểu tượng tình thân ái nồng nàn.
61. Hoa đồng tiền: Là biểu tượng niềm vui của em đã đạt được.
62. Hoa mào gà: Là biểu tượng không có ai làm bạn chán.
63. Hoa phù dung: Là biểu tượng hồng nhan mà bạc phận.
64. Hoa dâm bụt: Là biểu tượng sắc đẹp tinh tế.
65. Hoa lý: Là biểu tượng tình yêu thanh cao, tình yêu say đắm.
66. Hoa anh đào: Là biểu tượng sắc đẹp tâm hồn.
67. Hoa mận: Là biểu tượng lo lắng nghi ngờ.
68. Hoa hướng dương: Là biểu tượng sự giàu có giả tạo.
69. Hoa chanh: Là biểu tượng sự yêu mến.
70. Hoa cau: Là biểu tượng hoà bình.
71. Hoa bạc hà: Là biểu tượng đức tính tốt.
72. Hoa mộc lan: Là biểu tượng sự lỗng lẫy.
73. Hoa mười giờ: Là biểu tượng hẹn gặp nhau.
74. Hoa lan dạ hương: Là biểu tượng sự vui chơi.
75. Hoa ngọc lan: Là biểu tượng mong tình yêu trong trắng.
76. Hoa dạ hương: Là biểu tượng em van anh đừng nghi ngờ em, vì anh em mới
nói câu này.
77. Hoa mơ: Là biểu tượng sao nỡ lạnh lùng.
78. Hoa lựu: Là biểu tượng tính tự cao.
79. Hoa kim ngân: Là biểu tượng tình yêu gắn bó.
80. Hoa anh thảo muộn: Là biểu tượng tình yêu thầm lặng.
81. Hoa sơn trà: Là biểu tượng em nên e dè hơn một tý.
82. Hoa trà mi: Là biểu tượng kiêu hãnh coi thhường tình yêu.
83. Hoa sim: Là biểu tượng tình yêu và chung thuỷ.
84. Hoa trà: Là biểu tượng duyên dáng cao thượng.
85. Hoa móng tay: Là biểu tượng sợ tình tan vỡ.
86. Hoa violet: Là biểu tượng sự chung thuỷ, tính khiêm tốn.
87. Hoa quỳnh: Là biểu tượng sự thanh khiết.
88. Hoa mimoza: Là biểu tượng tình yêu mới chớm nở.
89. Hoa hải đường: Là biểu tượng nên giữ tình bạn thân mật.
90. Hoa súng: Là biểu tượng tài hùng biển.
91. Hoa hạnh đào: Là biểu tượng thầm lặng mòn mỏi.
92. Hoa oải hương: Là biểu tượng sự ngờ vực.
93. Hoa nghệ tây: Là biểu tượng dịu dàng tế nhị.
94. Hoa bồ câu anh: Là biểu tượng tình yêu thầm lặng.
95. Hoa phi yến: Là biểu tượng lời tiên tri.
96. Hoa vân anh: Là biểu tượng khiếu thẩm mỹ.
97. Hoa mao địa đàng: Là biểu tượng sự gỉa dối.
98. Hoa táo: Là biểu tượng sự hâm mộ, ưa chuộng.
99. Hoa táo gai: Là biểu tượng niềm hy vọng.
100. Hoa lay ơn: Là biểu tượng sức mạnh của tính cách.
101. Hoa bụi đường: Là biểu tượng sự thờ ỏ lạnh lùng.
102. Hoa long đởm: Là biểu tượng sự kiêu hãnh trong trắng.
103. Hoa thục quỳ: Là biểu tượng niềm hy vọng.
104. Hoa đỗ quyên: Là biểu tượng sự chừng mực.
105. Hoa loa kèn đỏ: Là biểu tượng sự tự hào.
106. Hoa loa kèn trắng: Là biểu tượng sự kính trọng.
107. Hoa tigôn trắng: Là biểu tượng sự lỗi hẹn.
108. Hoa tigôn hồng: Là biểu tượng đau khổ nhớ mong.
109. Hoa thược dược: Là biểu tượng tao nhã, lòng tự trọng.
110. Hoa thược dược trắng: Là biểu tượng sự dịu dàng và nét thầm kín.
111. Hoa thược dược hồng: Là biểu tượng tôi nguyện yêu bạn mãi mãi.
112. Hoa thược dược vàng: Là biểu tượng tôi yêu bạn với lòng sung sướng của tôi.
113. Hoa tử đinh hương: Là biểu tượng xúc cảm đầu tiên của tình yêu.
114. Hoa tử đinh hương trắng: Là biểu tượng sự hồn nhiên của tuổi trẻ.
115. Hoa tử đinh hương tím: Là biểu tượng xúc cảm của tình yêu.
116. Hoa anh thảo vàng: Là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng sắc đẹp.
117. Hoa anh thảo thường: Là biểu tượng sự thiếu tự tin.
118. Hoa anh thảo xuân: Là biểu tượng tuổi mới lớn dậy thì.
119. Hoa nhãn lai hồng: Là biểu tượng hồi ức dịu dàng, tình bạn thân thiết.
120. Hoa mõm chó: Là biểu tượng sự kiêu ngạo.
121. Hoa mẫu đơn: Là biểu tượng sự xấu hổ.
122. Hoa ngô: Là biểu tượng dịu dàng tế nhị.
123. Hoa khoai lang: Là biểu tượng mong tình đáp lại.
124. Hoa Immortel: Là biểu tượng nỗi đau khổ khó nguôi.
125. Hoa Mimosa: Là biểu tượng tình yêu mới chớm nở .
126. Hoa Grenadier: Là biểu tượng tôi muốn hỏi người đã thương ai chưa.
127. Hoa Peser: Là biểu tượng mong bạn bỏ qua lỗi lầm của tôi.
128. Hoa Penser: Là biểu tượng nhớ nhung tha thiết, sâu đậm, không bao giờ quên
129. Hoa Rivoino: Là biểu tượng hãy nghĩ đến thực tế, bạn đừng buồn.
130. Hoa Bluet: Là biểu tượng tôi là người nhút nhát.

:eek: :eek: :rolleyes:


hoa Anh Thảo nhé:

Hoa Anh Thảo biểu tượng của duyên dáng và sắc đẹp
Không phải vô tình mà Hoa Anh Thảo là biểu tượng duyên dáng của sắc đẹp!
Khoảng thế kỷ XVIII, khi người châu Âu đặt chân đi chinh phục vùng đất Bắc
Mỹ, họ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ của các thiếu nữ bản địa bởi làn da mịn
màng tuyệt đẹp, vóc dáng cân đối rất gợi cảm.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: những xuân nữ kiều diễm kia xinh đẹp là do "thổ
nhưỡng" nơi đó nuôi dưỡng họ hay có bí quyết gì trong lối sống, ẩm thực ?
Cuối cùng, qua nhiều ngày tháng "theo dõi " tìm hiểu, người ta mới phát hiện ra
rằng bí quyết giữ gìn sắc đẹp của họ nằm ở những cánh hoa mà dân địa phương
gọi là hoa Anh Thảo. Các thiếu nữ của các bộ tộc da đỏ dùng nó như một loại
dược thảo cây nhà lá vườn được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này, hằng ngày
họ giã nát hoa ra để uống, để đắp lên mặt. Chẳng những thế, đây cũng là phương
thuốc rất huyền bí để họ "áp dụng" mỗi tháng một lần: chữa đau bụng lúc hành
kinh ! Tiếng lành đồn xa, bí quyết của các thiếu nữ bộ tộc da đỏ Bắc Mỹ bị "bật mí
". Thế là sau đó, những cánh hoa Anh Thảo từ Bắc Mỹ xa xôi trở thành món quà
sang trọng, quý giá dành cho các "quý bà" thuộc giới quý tộc, thượng lưu và cả
Hoàng gia Anh thời đó.
Cây Anh Thảo có tên khoa học là "Oneothera liennis" và công nghệ khoa học ngày
nay đã khám phá và chiết xuất ra chất Evening Primrose Oil (EPO), tinh chất dầu
này giúp phụ nữ trẻ đẹp lâu, phòng ngừa được nhiều bệnh.
Người La Mã gọi hoa Anh thảo là "tuber terrae" bởi vì rễ của nó trông giống như
những củ cải trắng. Từ thế kỷ 17, người ta đã biết bào chế những "củ tươi" của cây
Anh thảo để làm thành một loại thuốc mỡ, dùng sức vào da để tránh bị thẹo rỗ sau
khi bị bệnh đậu mùa. Ngoài việc được dùng để nuôi heo, củ Anh thảo còn được
xay thành bột để làm bánh, bồi bổ sức khỏe và tăng khả năng sinh hoạt tình dục.
Hoa Anh thảo mang ý nghĩa "nhút nhát, thiếu tự tin" vì nó chưa bao giờ dám
hướng về phía mặt trời.
Dầu được chiết xuất từ hoa anh thảo
Nhiều phụ nữ thường sử dụng dầu anh thảo như một trong những dưỡng chất rất
giàu Omega-6 và axít béo, axit Linoleic…có tác dụng giúp da khỏe và chống viêm
nhiễm khi tiếp xúc với các điều kiện môi trường xấu. Bạn cũng có thể tăng cường
các dưỡng chất này bằng cách ăn nhiều dầu cá chiết xuất từ các loại cá trích và cá
thu. Nếu bạn dùng các loại thuốc bổ có chứa dầu cá thì cũng nên sử dụng đúng
liều lượng và có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Hoa Anh Thảo tên khoa học là Cyclamen có xuất xứ từ Mỹ, chúng chỉ thích hợp
với khí hậu lạnh và nảy mầm ở trong điều kiện tối. Thời gian sinh trưởng và phát
triển của hoa Anh Thảo rất dài. Từ khi gieo trồng cho đến khi có hoa đầu phải mất
9 tháng. Sau đó, để cho số hoa nở đều trên cây, phải mất thêm từ 1,5 - 2 tháng nữa.
Như vậy, phải mất 11 tháng thì Anh Thảo mới đạt độ sum suê với khoảng 10 bông
hoa. Hoa Anh Thảo có 8 màu.
Hoa Anh Thảo Muộn (Cowslip) - Tình yêu thầm lặng
Hoa Anh Thảo Muộn không bao giờ hé nở các búp hoa màu vàng nhạt của mình
cho đến khi trăng lên. Loài hoa này hướng về phía trăng bạc và vào lúc nửa đêm
chúng thường bị bao vây bởi nhiều loại côn trùng tránh ánh nắng ban ngày và xem
loài hoa này là một bữa tiệc đêm thịnh soạn. Khi đêm xuống và không gian hoàn
toàn yên tĩnh, các cánh hoa phát ra một thứ ánh sáng lân tinh dìu dịu trông như
những ngọn đèn được thắp sáng cho một đêm lễ hội.
Đây là bài hát Hoa Anh Thảo do ca sĩ Sweety trình bày thuộc thể loại Nhạc
Hoa
Link nghe nhac: http://video.google.com/videosearch?
hl=vi&source=hp&q=Hoa+Anh+Th%E1%BA
%A3o&rlz=1R2GGLJ_vi&um=1&ie=UTF-8&ei=El3ASoagK9SCkAXt-
eRW&sa=X&oi=video_result_group&ct=title&resnum=8#
Bồ là phở nóng tuyệt vời
Vợ là cơm nguội đáy nồi hẩm hiu.
Bồ là nơi tỏ lời yêu
Vợ là nơi trút bao nhiêu bực mình.
Bồ là rượu ngọt trong bình
Vợ là nước ở ao đình nhạt pheo.
Nhìn bồ đôi mắt trong veo
Trông vợ đôi mắt trong veo gườm gườm.
Bồ tiêu thì chẳng tiếc tiền
Vợ tiêu một cắc thì liền kêu hoang
Bồ giỗi thì phải xuống thang
Vợ giận bị mắng, bị phang thêm liền
Một khi túi hãy còn tiền
Thì bồ thắm thiết kề liền bên anh
Một mai hết sạch sành sanh
Bồ đi vợ lại đón anh về nhà
Bồ là lều, vợ là nhà
Gió lớn, lều sụp, mái nhà còn kia
Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản thằng cha láng giềng...
Bánh tro

Món quà này rất phổ biến tại các tỉnh ở miền Trung. Có nơi người ta còn kêu là bánh ú
tro. Bánh như một thứ trái cây rất cần thiết để ăn tráng miệng, sau những bữa tiệc thịnh
soạn vào ngày Tết. Không những thế, bánh còn như cốc nước mát có tác dụng giải rượu,
bia khi lỡ vui quá đà.

Bánh cần nhất là tro, để có đủ lượng bột tro cần thiết, người ta phải dồn lại từ rất nhiều
ngày trước đó và phải tuyển rất kỹ. Bột tro để làm bánh nhất thiết phải có màu trắng và
mịn. Bỏ vào chum, vại ngâm với nước. Tro tan ngay và để cho qua ngày hôm sau thì lọc
nước. Gạo nếp vo sạch, để ráo rồi ngâm vào thứ nước tro này. Sau một ngày thì vớt ra,
những hạt gạo khi ấy có màu vàng, xối nước lại cho trôi đi những gì bám bên ngoài nếp,
rồi tiếp tới là việc gói bánh. Bánh tro được gói bằng lá chuối, nhỏ chỉ độ ngón tay. Bỏ
bánh vào xoong nấu trên hai tiếng mới có thể vớt ra được. Có nấu kỹ như thế thì những
hạt nếp mới nhuyễn nhừ, tan ra và kết dính lại với nhau, nhìn như một thỏi thạch trong
suốt và có màu vàng rất ấn tượng.

Ở quê, người ta làm bánh tro rất nhiều. Bánh cột lại thành từng xâu, treo nơi thoáng đãng
và ăn dần.
Bài này có nói đến cách làm "tro" nè

Bánh tro làng Giá


Bố tôi là con trưởng, lại là con một trong nhà, vì thế năm nào ông cũng đưa cả gia đình
tôi về quê ăn tết. Mặc dù đã thành quen, nhưng đối với chị em tôi thì được về quê vẫn là
cả một niềm hân hoan, háo hức, mong đợi. Về quê, chúng tôi sẽ được theo các anh chị
chạy nhảy khắp nơi, từ đầu làng đến cuối xóm, cùng lũ trẻ trong làng bày ra đủ thứ trò
nghịch ngợm.
Ðược theo các cô ra khu vườn rộng thênh thang sau nhà, nơi mà xưa kia, khi còn sống
ông nội tôi vẫn thường chăm bón vun trồng, để hái những trái bưởi, cam, hồng... ngon
nhất về bày mâm ngũ quả. Và đặc biệt, sẽ được bà tôi thết đãi đến no nê món bánh tro -
đặc sản của làng Giá (*) quê tôi. Thứ bánh mà theo bà tôi là "ngon nhất trên đời".
Chẳng biết nghề làm bánh tro ở làng tôi có từ bao giờ, chỉ biết nó đã trở nên quá đỗi thân
quen, không thể nào thiếu được trong đời sống của người dân làng Giá. Vì thế mà mỗi
năm khi năm hết tết đến, nhà nào cũng vậy, ngoài nồi bánh chưng, cũng phải sửa soạn
cho bằng được vài cặp bánh tro thật đẹp để bày trên bàn thờ cúng tổ tiên và đem ra đình
làng để tạ ơn thành hoàng, thần phật đã phù hộ cho dân làng một năm mưa thuận gió hòa
và cầu mong một năm mới ấm no, yên ổn, hạnh phúc.
Chiếc bánh tro được gói bằng lá dong, chỉ nhỏ độ bằng lòng bàn tay người lớn. Mở ra
bánh có mầu vàng óng, mềm và dẻo. Khi ăn để trên đĩa rồi xắn thành từng miếng nhỏ,
rưới lên trên một chút mật mía thơm phức, vàng như mật ong, rồi cứ từ từ nhẩn nha
thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được trong từng miếng bánh vừa giòn vừa mát một hương vị
nồng nồng, thơm, ngọt độc đáo, vừa như xa lạ mà lại rất đỗi thân quen.

Không chỉ là một món ăn, bánh tro còn là một toa thuốc rất tuyệt vời chữa được chứng
đầy bụng, làm chóng tiêu, hạ nhiệt và giải độc. Ðặc biệt là trong những ngày tết phải ăn
quá nhiều thức ăn ngấy, nguội, ta sẽ thấy chiếc bánh tro có công dụng thần diệu đến mức
nào. Chính vì vậy mà khi ăn bánh tro, người ăn không cảm thấy no, chán mà chỉ muốn ăn
nữa, đã ăn rồi thì không thể nào quên.

http://img36.imageshack.us/img36/2739/12351238.jpg

Ðể có thể làm được chiếc bánh tro cũng không có gì khó khăn và cầu kỳ cho lắm. Vì vậy
cũng có nhiều vùng nhiều nơi làm loại bánh này (có nơi gọi là bánh âm). Nhưng không
có bánh tro nơi đâu sánh được với bánh tro làng Giá. Vật liệu chủ yếu toàn là những sản
vật của đồng quê như gạo nếp, vỏ bưởi, thân cây vừng (có nơi dùng bằng củ chuối hoặc
một loại thân cây có dầu) cộng với vôi, lá dong và mật mía. Công đoạn đầu tiên trong
việc làm bánh tro người ta lấy vỏ bưởi, thân cây vừng hoặc củ chuối đã phơi khô đốt lên
thành tro, để nguội, trộn lẫn với nhau rồi đem đánh tan với một lượng nước vôi đựng
trong chum thích hợp. Ðợi cho nước tro lắng trong vắt như nước mưa thì đem chắt bỏ
phần cắn rồi đổ ra ngâm gạo nếp đã đãi sạch, đậy kín, chờ cho đến khi thấy hạt gạo trơn
nhẫy thì gói được. Khi gói dùng lá dong già, tước lõi, gói chặt, nhỏ như lòng bàn tay là
đẹp. Rồi xếp vào nồi, đổ nước, đun sôi âm ỉ như luộc bánh chưng, đợi chừng hết hai cây
hương vớt ra treo khô là được. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng để làm được một mẻ bánh
ngon là cả một bí quyết gia truyền và kinh nghiệm rút ra ở mỗi người. Ðó chính là sự kết
hợp của truyền thống cha ông và đôi bàn tay khéo léo, cần cù chịu khó của người dân
làng Giá quê tôi.

Giờ đây, mỗi khi muốn ăn bánh tro làng Giá quê mình, tôi không còn phải đợi mỗi khi về
quê ăn tết nữa. Mà bánh tro giờ đây đã trở thành nghề phụ của quê tôi. Chiếc bánh tro
hàng ngày vẫn theo chân các bà, các cô, các chị lên thành phố, đến từng ngõ nhỏ của Hà
Nội, mang tặng cho mỗi người những dịp thưởng thức món bánh giản dị dân dã mà rất
thanh tao.
(Báo Việt Nam hương sắc)
thay đổi nội dung bởi: Mốt Đẹp, 12-02-2009 lúc 06:00 PM
Góc nội trợ
Cà phê phin pha sẵn

You might also like