intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số kinh nghiệm đã triển khai đào tạo STEM tại trường THPT- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này có mục đích chia sẻ một số bài học thu được từ những hoạt động triển khai đào tạo STEM của một doanh nghiệp cho hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, thông qua dự án “Triển khai đào tạo STEM cho Trường THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội” - mã số PROJ.18. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số kinh nghiệm đã triển khai đào tạo STEM tại trường THPT- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐÃ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO STEM TẠI TRƯỜNG THPT- THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Hoàng Xuân Kiên1 Lâm Hồng Phương2 Nguyễn Thành Quang3 Đỗ Thị Hà4 Tóm tắt Triển khai giáo dục STEM cho hệ thống giáo dục phổ thông quốc gia đang là nhu cầu của xã hội trong bối cảnh của môi trường còn thiếu rất nhiều không chỉ về khung pháp lý, cơ sở hạ tầng mà còn về kinh nghiệm triển khai. Tài liệu này có mục đích chia sẻ một số bài học thu được từ những hoạt động triển khai đào tạo STEM của một doanh nghiệp cho hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, thông qua dự án “Triển khai đào tạo STEM cho Trường THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội” - mã số PROJ.18. Từ khoá: STEM; Triển khai STEM; Kinh nghiệm triển khai đào tạo STEM; Ha Phuong IED International; IED; Quản trị dự án; Quản trị rủi ro; Quản trị thay đổi; Bài học từ triển khai Giáo dục STEM. A. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI GIÁO DỤC STEM I. Bối cảnh thế giới Theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới, trong 5 năm tới các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mang lại cho chúng ta công nghệ Robot tiên tiến và phương tiện vận chuyển tự động, trí thông minh nhân tạo, máy tự học, vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học và gen. Những phát triển này sẽ thay đổi cách chúng ta sống, và cách chúng ta làm việc. Một số công việc sẽ biến mất, những công việc mới sẽ phát triển và công việc mà thậm chí không tồn tại ngày nay sẽ trở nên phổ biến. Dự báo của World Economic Forum cũng chỉ ra 65% những học sinh đang ở trong độ tuổi tiểu học hiện nay, đến khi tốt nghiệp đi làm, sẽ làm những công việc chưa hề tồn tại. Hàm lượng công nghệ kỹ thuật trong các ngành nghề tương lai ngày càng nhiều, đòi hỏi việc giáo dục liên quan đến khoa học kỹ thuật nói chung, và giáo dục STEM nói riêng cần phải được quan tâm, giáo dục sớm cho học sinh. Bên cạnh đó, đến năm 2020 hơn một phần ba các kỹ năng (35%) được xem là quan trọng trong lực lượng lao động hiện nay sẽ thay đổi. Trong đó, những kỹ năng về giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và sáng tạo đổi mới được coi trọng hàng đầu. 1 Tập đoàn Hà Phương IED Quốc tế; Email: kienhx.haphuongied@gmail.com; Phone: 0975.142.808 2 Email: phuong.LH@haphuongied.com.vn; phone: 0968.567.055. 3 Email: quang.nt@haphuongied.com.vn; Phone: 0848.567.055. 4 Email: haDT.haphuongied@gmail.com; Phone: 033.699.9898.
  2. 242 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nhóm 10 kỹ năng quan trọng nhất 2020 2015 1. Giải quyết vấn đề phức tạp 1. Giải quyết vấn đề phức tạp 2. Tư duy phản biện 2. Phối hợp với người khác 3. Sáng tạo 3. Quản lý con người 4. Quản lý con người 4. Tư duy phản biện 5. Phối hợp với người khác 5. Thương thuyết 6. Thông minh cảm xúc 6. Kiểm soát chất lượng 7. Đánh giá và ra quyết định 7. Thiên hướng dịch vụ 8. Thiên hướng dịch vụ 8. Đánh giá và ra quyết định 9. Thương thuyết 9. Lắng nghe chủ động 10. Linh hoạt về tư duy 10. Sáng tạo Kinh nghiệm triển khai STEM với không gian sáng chế tại các nước * Hoa Kỳ Năm 2016, Mỹ chính thức đưa Maker Movement (phong trào sáng chế) thành một phần không thể thiếu của giáo dục STEM. Chương trình National of Makers được thông qua với các sáng kiến sau. Tám cơ quan liên bang sẽ cung cấp các nguồn tài chính, các sáng kiến về đào tạo, giáo dục xây dựng mạng lưới tri thức để nuôi dưỡng cộng đồng nhà sáng chế (Makers), hỗ trợ của các công ty khởi nghiệp từ việc xây dựng sản phẩm mẫu đến sản xuất hàng loạt. 1400 trường cấp 1 - 2 - 3 hơn 1 triệu học sinh đến từ 50 bang cam kết sẽ thành lập các không gian dành riêng cho việc sáng chế, sáng tạo và đổi mới. * Israel Ở Israel – quốc gia của khởi nghiệp, sáng tạo và đổi mới, thông qua các tổ chức phi chính phủ, Bộ Giáo dục Israel đã: - Hình thành mạng lưới của không gian sáng chế tại địa phương, các bảo tàng khoa học. Thành lập 12 trung tâm sáng chế dành cho cộng đồng và hàng loạt các xe buýt được cải tạo thành không gian sáng chế để giúp các em học sinh ở khắp mọi nơi trên Israel được tiếp cận và trải nghiệm công nghệ mới.
  3. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 243 - Đào tạo cho hơn 200 trường học về các hoạt động của không gian sáng chế. * Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ một cách mạnh mẽ việc thành lập các không gian sáng chế (Maker Space) để thúc đẩy tinh thần sáng tạo đổi mới và khởi nghiệp tại Trung Quốc. Không gian sáng chế là một nhân tố giúp Trung Quốc chuyển mô hình sản xuất giá rẻ sang mô hình phát triển dựa trên sáng tạo đổi mới và thiết kế, giải quyết tình trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường. Hướng dẫn “Mass Innovation and Entrepreneuship” của Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra nền tảng để chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính và các chính sách để phát triển mạng lưới không gian sáng chế. Với sự hỗ trợ của chính phủ, số lượng không gian sáng chế đã thành lập hằng năm tại Trung Quốc tăng theo cấp số nhân. Không gian sáng chế lớn nhất Trung Quốc đạt diện tích 16.500 mét vuông được khánh thành vào năm 2013. * Ấn Độ Từ năm 2016, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua Atal Innovation Mission (AIM) – Nhiệm vụ sáng tạo và đổi mới Atal – để thúc đẩy tinh thần văn hóa sáng tạo và đổi mới của Ấn Độ. Một trong những sáng kiến của AIM là lắp đặt trang bị các phòng học sáng chế (Atal Tinkering Lab) cho các trường học tại Ấn Độ. Mỗi trường học sẽ được trang bị 1 thiết bị dụng cụ cho học sinh. Tính tới thời điểm 2018, AIM đã trang bị 5441 phòng Atal Tinkering Lab phục vụ cho 6 triệu học sinh. Thông qua hệ thống Atal Tinkering Lab, Chính phủ Ấn Độ mong muốn đào tạo ra “1 triệu nhà sáng tạo trẻ hiện đại trước năm 2020”. * Malaysia Từ tháng 8 năm 2016, Digital Economy Corporation Sdn Bhd trực thuộc Chính phủ Malaysia phối hợp Bộ Giáo dục Malaysia triển khai sáng kiến #mydigitalmaker để chuyển đổi giới trẻ Malaysia từ người sử dụng sản phẩm kỹ thuật số (digital users) sang những nhà sản xuất trong nền kinh tế số. Thông qua phong trào #mydigitalmaker, Malaysia trở thành đất nước đầu tiên tại Đông Nam Á tích hợp tư duy máy tính (computation thinking) và khoa học máy tính (computer science) vào khung chương trình từ lớp 1 đến lớp 9 #mydigitalmaker cũng đã xây dựng mô hình chuẩn để triển khai các thành phần của phong trào #mydigitalmaker ở 20 trường công tại Malaysia. Bên cạnh đó, 49 Digital Maker Hub (Trung tâm sáng chế số) cũng được triển khai tại các cộng đồng dân cư tại Malaysia. II. Thực tiễn giáo dục STEM tại Việt Nam Trong những năm qua giáo dục STEM ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Ngay ở góc độ vĩ mô, chính phủ đã có chỉ thị về việc đổi mới giảng dạy và đẩy mạnh giáo dục STEM trong hệ thống nhà trường để nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ở cấp Bộ, việc giáo dục STEM cũng đã được quan tâm đưa vào chương trình phổ thông, thể hiện ở việc thúc đẩy việc tích hợp giáo dục STEM vào các môn học liên quan trong nhà trường từ năm học 2016 - 2017.
  4. 244 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Trong khung chương trình giáo dục phổ thông mới, việc tích hợp STEM cũng được quan tâm tích hợp với các môn học. Tại hội thảo “giáo dục STEM trong chương trình phổ thông mới” tháng 7/2017 tại Hà Nội đã nêu các điểm dự kiến cơ bản về giáo dục STEM cho chương trình mới. • Các chủ đề STEM tích hợp trong các môn học ở giai đoạn giáo dục cơ bản như các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ (ở tiểu học), môn Khoa học tự nhiên (ở trung học cơ sở). • Môn công nghệ được thiết kế với mục tiêu là theo định hướng STEM, dự kiến với các chủ đề trong STEM trong: Mạch thủ công kỹ thuật (tiểu học), Mạch thiết kế kỹ thuật (THCS), Môđun tự chọn (lớp 9); Mạch thiết kế và công nghệ (THPT); Cụm chuyên đề học tập tích hợp (HPT). • Xây dựng các chuyên đề dạy học STEM ở lớp 11, 12 theo hình thức câu lạc bộ, trong đó có tính đến các chủ đề dựa trên nhu cầu của địa phương. • Phương pháp giáo dục STEM theo hướng dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn. • Bên cạnh đó, hội nghị cũng nhấn mạnh để triển khai thực tiễn thì cũng cần các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học bộ môn; hình thành hệ thống các không gian sáng chế tại trường học. Năm 2016- 2017, Hội đồng Anh cũng đã kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình thí điểm “áp dụng phương pháp giáo dục STEM của Vương quốc Anh vào bối cảnh Việt Nam 2016- 2017” cho 50 giáo viên từ 15 trường học tại Việt Nam. Tổng kết dự án các giáo viên đã thực hiện được nhiều dự án học tập STEM tại trường theo nhu cầu của địa phương. Bên cạnh những điểm tích cực về kết quả, dự án cũng chỉ ra những khó khăn trong việc triển khai giáo dục STEM, bao gồm giới hạn về cơ sở vật chất cần thiết, cũng như giới hạn số học sinh tham gia vì chỉ ở mô hình câu lạc bộ, chưa đưa vào được thành môn học. Tại các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa giáo dục STEM vào nhiệm vụ năm học với một số hoạt động nổi trội như sau: - Tại Hà Nội: hoạt động STEM đã được quan tâm từ năm 2017 với hình thức lớp câu lạc bộ tại các trường kết hợp với tổ chức ngày hội STEM. Một số trường đã có những sự kiện STEM có quy mô với những chủ đề hấp dẫn như sau: “Trường học thông minh” tại Trường Trưng Vương vào tháng 3/2018, Trường Nguyễn Siêu tháng 3/ 2019; “Chống biến đổi khí hậu” tại Trường Trưng Vương vào tháng 3/2019 hay “STEM- mở ra thế giới” tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên vào tháng 3/2019. Tháng 5/2018, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội đã tổ chức ngày hội STEM với chủ đề “chạm .oooo” với các hoạt động như Labtour, trải nghiệm lớp học STEM, tham gia các gian hàng trưng bày của CLB các trường học với nhiều nội dung như giải mật mã, makey makey (chơi nhạc cụ với trái cây), nhiễm điện do cọ xát, ống ma thuật, vẽ tranh bằng con lắc đơn, xây dựng mô hình gỗ Kapla, cân bằng trong thế giới tự nhiên, xe robot tự hành… đã thu hút hàng nghìn học sinh trên địa bàn Hà Nội tham gia. Gần đây nhất, tháng 4/2019, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức ngày hội STEM cấp quận với sự tham gia
  5. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 245 của học sinh, phụ huynh của 44 trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn quận cũng như hội thảo đúc kết hoạt động giáo dục STEM trên địa bàn. Đánh giá chung, các trường chủ yếu triển khai STEM theo hình thức câu lạc bộ cho học sinh có quan tâm, việc triển khai đồng loạt cho học sinh theo khối hầu như vẫn chưa thực hiện do thiếu cơ sở vật chất và chương trình cụ thể. - Tại Hồ Chí Minh: Từ năm 2018- 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo các trường đưa hoạt động STEM vào hoạt động của trường. Hầu hết các trường triển khai theo mô hình kết hợp với một đơn vị giáo dục STEM để thực hiện các nội dung hoạt động câu lạc bộ lắp ráp và lập trình robot, các thí nghiệm khoa học, hoặc tìm hiểu về tự động hóa Arduino đối với cấp 2. Sở GDĐT thành phố cũng tạo nhiều sân chơi liên quan đến STEM để học sinh tranh tài như cuộc thi Robotaco với 03 nội dung: thi lắp ráp và lập trình robot lego, thi lắp ráp robot huna, cuộc thi đua xe thế năng và lập trình Arduino trong khuôn khổ kỳ thi truyền thống Olympic 30/4 hàng năm. Các cuộc thi đã khuyến khích các trường thành lập câu lạc bộ hay nhóm luyện tập để tham gia tranh tài. Hầu hết các trường triển khai STEM theo dạng câu lạc bộ, một số trường triển khai dạy cho học sinh toàn khối nhưng nội dung chỉ tập trung vào robtic duy nhất, học sinh chưa có điều kiện tiếp cận các nội dung về tự động hóa, in 3D hoặc lập trình. - Tại Nghệ An: Từ năm 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương đã kết hợp với Liên Minh STEM tổ chức đào tạo cho giáo viên về chuyên môn và thành lập các câu lạc bộ STEM tại trường. Từ tháng 8/2017, chương trình giáo dục STEM đã được triển khai thí điểm tại 5 trường phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Chương. Đến nay chương trình đã có chỗ đứng trong các trường phổ thông của huyện Thanh Chương. Có 88 trường và hơn 2000 lượt thầy, cô giáo và hàng ngàn học sinh được tập huấn giáo dục STEM. 100% trường đã thực hiện thành công STEM sử dụng vật liệu tái chế. Toàn huyện có 25 phòng thực hành STEM và 150 con Robot, hơn 40 máy in 3D và máy cắt laset, hang chục bộ mô hình nông nghiệp công nghệ cao và phát minh điện tử, từ nguồn xã hội hóa. Tháng 4/ 2019, huyện đã tổ chức ngày hội STEM và văn hóa đọc sách cho các em học sinh, tạo được sự hứng thú tham gia đối với học sinh. - Tại Bắc Ninh: Ngày hội STEM tại tỉnh Bắc Ninh được tổ chức với sự chủ trì của Sở Thông tin Truyền thông và Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm 2018 là điểm nhấn trong hoạt động giáo dục STEM tại địa phương. Tháng 04/2019, ngày hội STEM với chủ đề “Môi trường thông minh” đã thu hút hơn 20 gian hàng trưng bày sản phẩm và mô hình của các trường học trên địa bàn. Tại ngày hội, học sinh và phụ huynh có dịp tham gia nhiều hoạt động STEM như Robot đẩy bóng, cánh tay Robot điều khiển bằng suy nghĩ, chế tạo máy bay điều khiển từ xa online… Bên cạnh việc quan sát, các em học sinh còn được trực tiếp tham gia các show trình diễn khoa học; học lập trình game, lắp ghép và lập trình robot. Có thể thấy, hoạt động STEM tại Việt Nam được quan tâm và đón nhận tại hầu hết các địa phương với nhiều hoạt động phong phú khác nhau. Bên cạnh đó, các hoạt động STEM hiện tại cũng đang gặp một số hạn chế sau: • Về cơ sở vật chất: Hầu hết các trường chưa có điều kiện để có phòng chuyên thực hành về STEM, cơ sở vật chất thiết bị chưa đồng bộ để có thể triển khai STEM hiệu quả và cho học sinh toàn trường.
  6. 246 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN • Nội dung hoạt động ở phần lớn chỉ tập trung vào 2 nhóm chương trình của STEM (khoa học, robot, lập trình…) mà chưa có một chương trình biên soạn đầy đủ và có tính thừa kế cho các khối lớp. • Các trường học còn dừng lại ở mức câu lạc bộ, với số lượng học sinh tham gia hạn chế, chưa đủ điều kiện để tất cả các học sinh trường tiếp cận giáo dục STEM. Việc tạo một môi trường riêng biệt cho việc trải nghiệm STEM trong nhà trường tuy đã được đề cập tại nhiều diễn đàn, nhưng vẫn thiếu một phương án cụ thể và khả thi từ phía nhà trường cũng như các đơn vị cung cấp giải pháp để thực hiện được. Chính vì điều đó, giải pháp giáo dục STEM qua hoạt động sáng chế và không gian sáng chế có thể được xem là một sự bổ sung cần thiết vào hệ sinh thái giáo dục STEM tại Việt Nam. Tâm lý lứa tuổi của giáo dục STEM Với những tài liệu đã tìm hiểu trong nước, cũng như một sách về giáo dục STEM tại Việt Nam như “Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông” (NXB Giáo dục Việt Nam), “Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS & THPT” (NXB Đại học Sư phạm) thì chưa có nghiên cứu nào nói đến sự khác biệt về độ tuổi giữa học sinh Việt Nam và học sinh các nước phương Tây trong việc tiếp thu các nội dung giáo dục STEM. Quan điểm chung của các giáo dục là trẻ có thể học STEM sớm, từ giai đoạn mẫu giáo. Tuy nhiên, việc thiết kế các nội dung giáo dục STEM phải phù hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi của học sinh. + Nhóm học sinh tiểu học lớp 1-2-3 Ở độ tuổi này, tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, thường gắn với hành động trực quan, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, thiếu ổn định, ngôn ngữ dù nói thành thạo nhưng ngôn ngữ viết còn đơn giản, khả năng kiểm soát, chú ý còn hạn chế, khả năng vận động tinh còn đang phát triển. Do đó giờ học của các em phải có các trò chơi, hoạt động, các hình ảnh bắt mắt và đồ dùng trực quan sinh động. Chương trình ở độ tuổi này tập trong các hoạt động lắp ráp, hoặc sáng chế đơn giản, không đòi hỏi tính chính xác cao, hạn chế tiếp xúc với các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm. Các nội dung mang tính chất lập trình dừng lại ở mức khái niệm và di chuyển cơ bản, di chuyển các khối đơn giản. Nội dung các buổi học cần đơn giản, mang tính chất lặp lại để các em có thời gian ghi nhớ và thuần thục. + Nhóm học sinh tiểu học lớp 4-5 Ở độ tuổi này, tri giác của trẻ đã phát triển hơn, có tính mục đích, có phương hướng rõ ràng. Khả năng tư duy khái quát hoá vấn đề dần được hình thành dù còn sơ đẳng, ngôn ngữ viết của trẻ đã tương đối thành thạo, dần hình thành được khả năng tổ chức, điều chỉnh chú ý có chủ đích. Các em cũng có khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin, có khả năng vận động tính tương đối tốt. Thời điểm này phù hợp cho các hoạt động sáng chế có tính chính xác, sử dụng các thiết bị cần lưu ý an toàn (dao rọc giấy, súng bắn keo…). Các em cũng có thể bắt đầu tìm hiểu các
  7. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 247 bộ môn thiết kế 3D đòi hỏi xử lý máy tính chính xác và phức tạp. Bên cạnh đó, các em cũng có thể tiếp cận các nội dung tương đối phức tạp liên quan đến lập trình và lắp ráp robot, các hoạt động robot lập trình với cảm biến. + Nhóm học sinh THCS Đặc trưng ở độ tuổi này là sự phát triển về khả năng xử lý thông tin, tư duy về lý luận. Ở độ tuổi này, các em có khả năng phân tích và tổng hợp nhiều thông tin; Khả năng ghi nhớ phát triển, có khả năng tổ chức thông tin để ghi nhớ và nhớ lại khi cần; Khả năng chú ý có chủ định của học sinh phát triển cao hơn học sinh tiểu học, khả năng tập trung và duy trì sự chú ý cũng tốt hơn, khả năng vận động thông tin phát triển. Độ tuổi này các hoạt động giáo dục có thể đòi hỏi các em ở độ chính xác và phức tạp, đòi hỏi ghi nhớ thông tin, tính toán và áp dụng nhiều kiến thức đã học. Học sinh có thể học các nội dung sáng chế với các mạch điện với nhiều linh kiện, lập trình Scratch hoặc lập trình cho robot với những thuật toán nâng cao, thiết kế 3D với yêu cầu về chính xác. Ở độ tuổi lớp 7 trở đi, các em bắt đầu học về tự động hóa, vì đã được học những kiến thức cơ bản về mạch điện trong chương trình giáo dục phổ thông. + Nhóm học sinh THPT Ở độ tuổi này, tri giác đã phát triển ở mức cao. Học sinh có thể tư duy, lập luận, phân tích và tổng hợp ở mức độ phức tạp và độc lập. Khả năng ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, các em hoàn toàn có thể làm chủ sự chú ý và tập trung của mình. Trong giai đoạn này, các em có tính độc lập và có nhận thức rõ ràng. Do đó độ tuổi này có thể dễ dàng học tập các nội dung giáo dục STEM từ đơn giản đến phức tạp, tùy điều kiện thời gian và cơ sở vật chất nhà trường. Các dự án sáng chế có thể thực hiện ở các sản phẩm phức tạp, nhiều công đoạn. Lập trình, robot, tự động hóa hay thiết kế in 3D các em cũng có thể tham gia học với mức độ phức tạp cao. III. Tổng quan về đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục Với hơn 15 năm hoạt động, Công ty cổ phần Ha Phuong IED International (trong tài liệu này gọi tắt là “IED”) duy trì một trong ba hoạt động cốt lõi: Cung cấp dịch vụ cho hệ thống giáo dục quốc gia. Kể từ 2015 IED đã bắt đầu nghiên cứu và đóng góp vào sự phát triển Giáo dục STEM cho lĩnh vực giáo dục phổ thông Việt Nam. Một số hoạt động tiêu biểu của IED có thể được nêu ra như: là đơn vị khởi xướng, tổ chức hoạt động khảo sát, nghiên cứu về Giáo dục STEM của Úc cho Sở GD&ĐT Hà Nội; đồng tổ chức hội thảo quốc tế về Giáo dục STEM; tham khảo, hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước; thực hiện triển khai Giáo dục STEM cho một số trường học phổ thông thuộc cả hệ thống công lập và ngoài công lập. Những hoạt động nêu trên đã cho phép thu được những bài học thực tiễn và được chia sẻ trong những phần tiếp theo và cũng là mục đích của tài liệu này. Những việc công ty đã triển khai: - Xây dựng chương trình học phù hợp với các cấp độ: Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT.
  8. 248 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Xây dựng bản phân phối thời gian học hợp lí đối với các cấp. - Công ty đã tổ chức được nhiều cuộc thi đào tạo, ngày hội STEM cho học sinh các trường: Thực nghiệm, Thăng Long, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sở Giáo dục Hà Giang. - Giáo dục STEM được triển khai tại trung tâm với hình thức lớp học (3 lớp) và khu trải nghiệm STEM. - Đã dạy Demo chương trình tại các trường mầm non: Hoa Trạng Nguyên, Happy Land, Mẫu giáo số 3, Hoa Mai. - Công ty đã thực hiện dạy thử nghiệm 1 tháng hè tại Trường THPT- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Lê Lợi, THCS Văn Quán, Tiểu học Lômônôxôp. B. TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO STEM TẠI TRƯỜNG THPT- THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thuyết phục để triển khai Giáo dục STEM Do Giáo dục STEM là một lĩnh vực mới, mặc dù đã và đang có rất nhiều hoạt động ở các cấp và truyền thông đại chúng về Giáo dục STEM nhưng vẫn hiện hữu một thách thức rất lớn: nhận thức về Giáo dục STEM không chỉ đối với mỗi công dân mà còn cả đối với những người làm chuyên môn như: những thầy cô giáo, những nhà nghiên cứu,... Thắc mắc lớn nhất được tìm thấy trong quá trình triển khai Giáo dục STEM cho các trường học, từ các thầy, cô giáo – những nhà chuyên môn đang thực hành quá trình đào tạo: Bản chất của Giáo dục STEM là gì? Thông thường, để trả lời câu hỏi trên, người ta hay viện dẫn những định nghĩa của những cơ sở quản lý, nghiên cứu của các nước tiên tiến. Thêm vào đó, khía cạnh thực dụng của Giáo dục STEM được nhấn mạnh nhằm làm sáng tỏ những tác dụng của Giáo dục STEM đối với cá nhân và đối với quốc gia. Với cách tiếp cận nêu trên dường như vẫn để lại rất nhiều thắc mắc của những nhà chuyên môn, thông qua những nếp nhăn hiện hữu trên trán của họ. Điều gì còn cần thiết phải làm nhiều hơn nữa? Nếu bạn là giáo viên dạy Toán, bạn hiểu rất rõ đối tượng hay hiện thực khách quan mà lĩnh vực Toán học quan tâm là những con số, những dạng hình học và các mô hình,… Bạn cũng hiểu được các giá trị của Toán học và tất nhiên bạn cũng am hiểu những phương pháp luận để sử dụng vào hoạt động chuyên môn của mình với tư cách giáo viên dạy Toán. Điều tương tự cũng xảy ra như vậy khi bạn là giáo viên Vật lý, Sinh học, Hoá học,… Khi tiếp cận với Giáo dục STEM, với tư cách là người được đào tạo và hoạt động trong lĩnh truyền thống (Toán học, Vật lý, Hoá học,…) chắc chắn những câu hỏi dưới đây luôn làm bạn phải “nhăn trán” khi mà thuật ngữ STEM là “một mớ viết tắt”: - Giáo dục STEM nghiên cứu thực tại khách quan gì hay đối tượng cụ thể của Giáo dục STEM là gì? – Khía cạnh bản thể luận: Phải chăng đối tượng nghiên cứu của Giáo dục STEM là sự gộp chung của các đối tượng thuộc 4 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học?
  9. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 249 - Vì sao ta lại học STEM hay những giá trị của Giáo dục STEM là gì? – Khía cạnh giá trị luận: Những giá trị này có thể là giá trị thẩm mỹ, đạo đức, ví dụ công bằng xã hội, bình đẳng giới, công dân có trách nhiệm, hạnh phúc cuộc đời,… - Giảng dạy STEM như thế nào? – Khía cạnh nhận thức luận: Câu hỏi này nhằm tìm ra câu trả lời cho tính hiệu quả của quá trình giảng dạy và học tập STEM. Những câu hỏi nêu trên vẫn hiện hữu và cần làm sáng tỏ vì những tiếp cận thông thường như đề cập ở trên vẫn thường gặp những khó khăn để lãnh đạo nhà trường đi đến quyết định triển khai nhanh chóng Giáo dục STEM cho cơ sở do mình quản lý. Bài học của IED cho thấy ngoài những hội thảo tổng quan về Giáo dục STEM còn phải có những hội thảo chuyên sâu để đề cập tới 3 câu hỏi cốt lõi nêu trên. Ngoài những hội thảo, IED còn xây dựng trung tâm triển lãm và giới thiệu về Giáo dục STEM để minh hoạ thực tế quá trình Giáo dục STEM. Tại đó, khách thăm quan không chỉ thấy hoạt động Giáo dục STEM như các sản phẩm mẫu, các quy trình xây dựng bài giảng, quản lý quá trình giảng dạy và học tập STEM,… Bên cạnh những hoạt đông nêu trên, việc mời các nhà quản lý, chuyên môn đến dự các hoạt động đào tạo STEM đang diễn ra tại một trường học cụ thể cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để đưa đến những quyết định triển khai Giáo dục STEM tại cơ sở chưa từng có hoạt động về Giáo dục STEM. Tiếp cận quản trị dự án sử dụng để triển khai BĐ giáo dục STEM Do giáo dục STEM vẫn còn mới mẻ đối với xã hội Việt Nam, với cách tiếp cận truy tìm và tích luỹ Chuẩn bị kinh nghiệm từ những bài học thu được của quá trình triển khai, IED đã sử dụng tiếp cận quản trị dự án cho cho quá trình triển khai theo mô hình Khởi động tổng quát nêu trong Hình 1, với những hoạt động chính như mô tả dưới đây. Triển khai Chuẩn bị: Giai đoạn này bao gồm rất nhiều hoạt động và thường chiếm nhiều thời gian nhất trong số các hoạt động của cả quy trình triển khai. Đánh giá Những hoạt động cốt lõi bao gồm: Định nghĩa mục & tiêu, phương pháp tiếp cận sử dụng, kế hoạch triển khai (đặc biệt chú trọng quản trị thay đổi và quản Học hỏi trị rủi ro), phương pháp và quy trình đánh giá. Kết quả của giai đoạn này là bản Quy chế dự án. Thông KT thường, các giai đoạn sau chỉ xảy ra nếu các bên liên quan chưa phê chuẩn Quy chế dự án. Hình Hình1:1:Sơ Sơ đồ triểnkhai đồ triển khaidựdự án án
  10. 250 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Khởi động: Giai đoạn này có mục đích truyền thông để tất cả các bên liên quan thấu hiểu Quy chế dự án, đặc biệt những mục tiêu của dự án và vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan. Triển khai: Giai đoạn này bao gồm những hoạt động thực tiễn được mô tả trong kế hoạch dự án hoặc những phát sinh. Đối với những dự án có quy mô lớn, ví dụ triển khai cho tất cả các cấp học của một trường học hay thời gian kéo dài cho cả năm học, những hoạt động thường được tổ hợp thành từng giai đoạn để có những hiệu chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả chung của dự án. Đánh giá & Học hỏi: Giai đoạn này dành cho những hoạt động đo lường hiệu quả của dự án, đặc biệt là đo lường những mục tiêu được định nghĩa trong Quy chế dự án. Thêm vào đó là những hoạt động thiết lập các bài học kể cả thành công và thất bại. Những bài học này sẽ giúp cho các bên liên quan trưởng thành trong phận sự nghề nghiệp của mình. Dự án PROJ.18 Tổng quan về dự án PROJ.18: Dự án PROJ.18 được IED thực hiện tại Trường THCS&TPPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội1, một trường học ngoài công lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường là một nhà giáo rất tâm huyết và nhạy bén với những khuynh hướng mới. Chính nhờ vai trò của người lãnh đạo tài ba này mà nhà trường đã có những cơ sở chuẩn bị cho Giáo dục STEM. Nhà trường đã định hướng đưa Giáo dục STEM như là hoạt động chính khoá thông qua bước kiểm nghiệm – thực hiện dự án PROJ.18. Mục tiêu chính của dự án: Đo lường thái độ đón nhận (mức độ quan tâm) của học sinh lớp 10 mới tuyển chọn (13 lớp) đối với Giáo dục STEM thông qua chương trình và dịch vụ giảng dạy của IED. Triển khai dự án: Thời lượng của dự án từ 1/7/2019 đến hết 31/7/2019. Mỗi tuần 2 tiết học cho mỗi lớp. IED cung ứng toàn bộ hoạt động dự án (ngoại trừ địa điểm học tập). Nhà trường tham gia vào dự án với vai trò giám sát, đánh giá và quản lý những thay đổi. Ngoài ra, nhà trường cân nhắc và lựa chọn chương trình Giáo dục STEM của IED. Theo đó, 3 bộ chương trình tương ứng với 3 loại sản phẩm & công nghệ đã được lựa chọn: Giao tiếp người - máy bằng giọng nói; Sử dụng năng lượng mặt trời để nạp cho điện thoại di động; Điều khiển xe qua giao thức Bluetooth. Ngoài mục tiêu của nhà trường như nêu trên, dự án đã xây dựng quy trình đánh giá toàn diện. Theo đó, với hỗ trợ của công cụ tin học tất cả các bên của dự án đều tiến hành đánh giá một cách thuận lợi, theo phương thức khảo sát ẩn danh. Kết quả & bài học: Dự án được các bên đánh giá là thành công và mang lại hiệu quả thiết thực. Toàn bộ mục tiêu của dự án đã đạt được như mong muốn của các bên liên quan, đặc biệt là mong muốn của học sinh – chủ thể và là mục tiêu tối hậu của quá trình Giáo dục STEM. Dưới đây là một số kết quả của dự án. 1 http://nbk.edu.vn
  11. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 251 Tỷ lệ 56% học sinh tham gia đánh giá. Điều này chứng tỏ học sinh mới nhập học chưa có thói quen bày tỏ ý kiến của mình. Đây có thể là một khiếm khuyết từ quá trình đào tạo ở các cơ sở cũ. Hình 2: Tỷ lệ học sinh tham gia đánh giá 60% học sinh mong muốn được tham gia khoá học khác về STEM. Đây là kết quả rất khả quan và cho thấy chủ trương của nhà trường phù hợp với chủ thể của quá trình đào tạo – học sinh. Hình 3: Mong muốn của học sinh được tham gia khoá học khác về STEM 69%; 71% và 74% học sinh nhận thấy nhiều điều mới mẻ tương ứng với 3 chỉ tiêu: Kiến thức; Kỹ năng và Chủ đề bài học. Đây là những kết quả rất tốt. Nó cho thấy mục tiêu của quá trình đào tạo STEM phù hợp với nhu cầu của học sinh. Hình 4: Học sinh đánh giá về sự mới mẻ của học STEM trên 3 phương diện: Chủ đề, kỹ năng và kiến thức Tuyệt đại đa số học sinh đánh giá rất cao về giáo viên (54% ở mức rất tốt + 26% ở mức tốt) cho cả ba chỉ tiêu: Phong cách; Sự tận tâm; Kỹ năng giảng dạy. Hình 5: Học sinh đánh giá giáo viên theo 4 cấp độ cho 3 chỉ tiêu: Phong cách, sự tận tâm, kỹ năng giảng dạy.
  12. 252 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Phần lớn học sinh (kể cả hai giới tính) đều được đánh giá có quan tâm và hứng thú với học STEM. Hình 6: Đánh giá sự quan tâm, hứng thú học tập STEM của học sinh, phân theo giới tính. Số lượng ý kiến của học sinh trong quá trình học cũng là biểu hiện sự quan tâm và hứng thú với học STEM. Hình 7: Thống kê số ý kiến của học sinh trong quá trình học tập STEM của mỗi lớp. Dự án cũng đã thu được rất nhiều bài học mà dưới đây là một số bài học nổi bật. Bài học 1: Quá trình thuyết phục lãnh đạo và thầy cô giáo của nhà trường là một quá trình gian nan. Những hội thảo hay cuộc họp chuyên môn theo tiếp cận thông thường tỏ ra ít tác dụng vì nhà trường dường như không cần trình bày những tri thức tổng quan. Thực vậy, nhà trường đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng để xác lập kế hoạch đưa Giáo dục STEM vào nhà trường như là hoạt động chính khoá. Do vậy, những hội thảo hay cuộc họp bàn về chuyên môn sâu của Giáo dục STEM xoay quanh 3 lĩnh vực bản thể luận, giá trị luận và nhận thức luận của Giáo dục STEM mới có đủ sức nặng thuyết phục. Bài học 2: Đối với nhà cung ứng dịch vụ nên luôn phải sẵn sàng tập hợp đủ lớn các chương trình đào tạo với các chủ đề phong phú. Điều đó giúp cho nhà trường có thể lựa chọn những chương trình phù hợp với đời sống văn hoá, xã hội của địa bàn. Thực tế cũng cho thấy những chủ đề Giáo dục STEM được học sinh các trường ở các tỉnh xa rất quan tâm nhưng lại không được học sinh tại các trường trên địa bàn nội thành Hà Nội quan tâm. Bài học 3: Ngoài những yêu cầu chung của quá trình đào tạo STEM, dự án đã nhấn mạnh vào hai kỹ năng cho học sinh: kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình. Điều này xuất phát từ những kinh nghiệm và đánh giá học sinh từ nhiều cơ sở trường học. Ngoài ra, sử dụng tiếp cận giáo dục kiến tạo tỏ ra phù hợp đối với Giáo dục STEM. Bài học 4: Vai trò của thầy, cô giáo – với tư cách là người hướng dẫn, trợ giúp trong quá trình đào tạo STEM – là vai trò chủ đạo để tạo nên hiệu quả của quá trình Giáo dục STEM; cho dù chương trình có được thiết kế, biên soạn chu đáo, cho dù cơ sở vật chất rất đầy đủ. Bài học 5: Như là một gợi ý, Giáo dục STEM nếu được triển khai bằng cách sử dụng tiếng Anh là một cách triển khai có thể mang lại hiệu quả rất tốt xét từ góc độ quyền lợi và
  13. Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN 253 nhu cầu của học sinh cũng như yêu cầu của xã hội trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của học sinh. Kết luận Mặc dù có những nỗ lực trong công tác đào tạo và truyền thông, song giáo dục STEM vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, chính sách đầu tư phù hợp để hệ thống Giáo dục STEM phát triển nhanh chóng hơn nữa và đạt những kết quả to lớn tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0