intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

39
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giáo dục STEM trong 3 năm học gần đây, tạo điều kiện đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục học sinh, góp phần đào tạo nên thế hệ học sinh yêu thích ứng dụng khoa học công nghệ liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. QUẢN LÝ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Phạm Đăng Khoa1 Tóm tắt Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giáo dục STEM trong 3 năm học gần đây, tạo điều kiện đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục học sinh, góp phần đào tạo nên thế hệ học sinh yêu thích ứng dụng khoa học công nghệ liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn. Mô hình quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả tốt, thu hút được sự tham gia đông đảo từ nhiều phía: giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Mô hình quản lý giáo dục STEM của nhà trường cũng tuân thủ các nội dung, chức năng của hoạt động quản lý giáo dục trong trường học. Từ khóa: STEM; Giáo dục STEM; Quản lý giáo dục STEM. 1. Mở đầu Giáo dục STEM (Liên môn Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học) chỉ mới được đề cập trong hệ thống giáo dục Việt Nam trong 4 năm học gần đây, tuy nhiên, giáo dục STEM không xa lạ với nền giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới khi nói về đổi mới trong giáo dục và đào tạo nói chung cũng như đổi mới trong hoạt động dạy học, giáo dục kỹ năng cho người học nói riêng. Hơn nữa, Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình khu vực hóa (regionalization), toàn cầu hóa (globalization) trong cộng đồng các nước ASEAN, tham gia vào sân chơi và luật chơi chung của các nền giáo dục trên thế giới, thực tế khách quan này đòi hỏi giáo dục Việt Nam luôn phải đổi mới, đáp ứng nhu cầu về nhân lực ngày càng có tính chuyên môn hóa cao, những công dân toàn cầu của thế kỷ 21, những lao động có kỹ năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên và nhanh chóng của những đòi hỏi của thị trường lao động, biết làm việc nhóm hiệu quả và biết tổng hợp nhiều giải pháp để giải quyết những bài toán ngày càng phức tạp trong thực tiễn cuộc sống. Ở tầm vĩ mô, có thể nói giáo dục STEM là một trong những chìa khóa góp phần tạo nên những công dân toàn cầu, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực của thế giới hiện đại, một thế giới không còn thật sự ràng buộc về vị trí địa lý, một thế giới của 1 Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3; Thành phố Hồ Chí Minh; Email: khoagiaoducsaigon@gmail.com.
  2. 580 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Ở tầm cơ sở giáo dục, giáo dục STEM đã thực sự tạo được một làn sóng mới trong hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, hay nói xa hơn là đổi mới toàn diện trường học, tạo được bầu không khí đổi mới, sáng tạo trong tập thể sư phạm nhà trường, trong tập thể học sinh và còn là cơ hội đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vận động được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của nhà trường. Giáo dục STEM đã được thực hiện từ năm học 2017-2018 đến nay tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều kết quả có lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách, trau dồi kỹ năng, thái độ học tập cho học sinh, góp phần giáo dục hướng nghiệp học sinh ở bậc Trung học cơ sở (THCS) và đặc biệt là giáo dục tinh thần yêu thích ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống thực tiễn. Hơn nữa, giáo dục STEM cũng được xem là cơ hội để phát triển đội ngũ nhà giáo ở Trường THCS Lê Quý Đôn trong nhiều năm qua, thổi thêm niềm đam mê giảng dạy ở thầy cô giáo, là cơ hội đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tiếp tục giữ vững niềm tin yêu của lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội và đặc biệt là làm cho mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui của học sinh. Trong tham luận này, tác giả xin trình bày thực tiễn quá trình quản lý giáo dục STEM ở Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh từ những ngày đầu cho đến hôm nay, năm học 2019-2020. Thực tiễn này cho đến nay vẫn vận hành tốt, giáo dục STEM luôn tạo được nét hứng khởi trong đội ngũ nhà giáo và học sinh, cha mẹ học sinh của trường, góp phần đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiến tới đón đầu chương trình giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện từ năm học 2020-2021 sắp tới. 2. Một số khái niệm cơ bản 2.1.Giáo dục STEM STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Maths (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tác giả cho rằng đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực, tạo được tâm thế học thông qua thực hành, nhớ lâu hơn qua việc tự tay tạo ra sản phẩm khoa học để giải quyết những bài toán của cuộc sống. Thật ra, bài học quan trọng nhất khi học sinh được tiếp cận đến STEM chính là nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp nhiều kiến thức khoa học trong việc giải quyết nhu cầu trong thực tiễn, bên cạnh đó, trao truyền đến học sinh niềm yêu thích ứng dụng công nghệ vào đời sống, làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi hơn, thoải mái hơn. 2.2. Quản lý giáo dục STEM Có nhiều khái niệm về công tác quản lý nói chung, tác giả xin giới thiệu một trong những khái niệm thường được dùng như sau: “Quản lý (QL) là hoạt động có ý thức của con người
  3. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 581 nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”. Nói cách khác, có thể xem QL là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) tới khách thể quản lý trong một tổ chức bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, các phương pháp và giải pháp cụ thể… nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu chung của tổ chức. Hoạt động quản lý có bốn chức năng cơ bản, bao gồm: kế hoạch hóa - tổ chức - lãnh đạo - kiểm tra. Từ định nghĩa trên, có thể cho rằng quản lý giáo dục STEM trong nhà trường chính là một bộ phận không thể thiếu của nhiệm vụ quản lý giáo dục mà mọi cán bộ quản lý giáo dục đều thực hiện. Do đó, có thể xem quản lý giáo dục STEM là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của cán bộ quản lý giáo dục đến hoạt động giáo dục STEM nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh”. Nói cách khác, quản lý giáo dục STEM chính là những biện pháp tại chỗ và những giải pháp lâu dài trong công tác quản lý giáo dục mà cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện nhằm góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác đẩy mạnh hiệu quả của nhiệm vụ dạy - học một cách khoa học, giúp thầy và trò thêm yêu thích và gắn kết, từ đó, đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động dạy - học. Quản lý tốt giáo dục STEM sẽ góp phần quản lý nhà trường tốt hơn, từ đó, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh đồng đều ở các mặt đức, trí, thể, mỹ; giáo dục HS có thái độ yêu lao động, yêu thích ứng dụng công nghệ trong lao động và cuộc sống cũng như đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy. Nói cách khác, quản lý giáo dục STEM tốt sẽ thúc đẩy quá trình chuyển mình của nhà trường từ phía giáo viên, học sinh và cả cha mẹ học sinh, bầu không khí yêu thích STEM là nguồn nước mát giúp gắn kết gia đình, nhà trường, xã hội trong sự nghiệp trồng người, những con người của thế kỷ XXI, những công dân toàn cầu sống trong kỷ nguyên của công nghệ, của Internet vạn vật, của một Trái đất ngày càng phẳng. 3. Nghiên cứu trường hợp tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh 3.1. Thực trạng xây dựng mô hình giáo dục STEM ở Trường THCS Lê Quý Đôn Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư nghiên cứu, vận động giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh thực hiện các hoạt động giáo dục STEM trong nhiều năm qua, cụ thể như sau: Vào đầu năm học 2017-2018, Trường THCS Lê Quý Đôn, Q3 là trường công lập đầu tiên xây dựng phòng thực hành STEM (makerspace) tại Thành phố Hồ Chí Minh (có thể tham quan trực tuyến phòng thực hành STEM tại link: http://beyond.3dnest.cn/play/?m=zq__22_1) với đầy đủ các công cụ để học sinh có thể tạo ra được những sản phẩm STEM cụ thể, trong đó chứa đựng kiến thức liên môn của Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Toán học, Mỹ thuật…). Bên trong phòng thực hành STEM, nhà trường thiết lập 17 bàn thực hành (mỗi bàn dành cho 3 học sinh), bao gồm các công cụ kỹ thuật như máy hàn, máy cưa lọng, đục, búa, máy scan vật thể 3D, máy in 3D, máy khắc CNC… nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể thực hiện được những sản phẩm mà mình nghĩ ra với sự tư vấn của thầy cô quản lý phòng thực hành
  4. 582 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN STEM. Trong suốt năm học, nhà trường đã cho toàn thể học sinh khối 6 và khối 7 lên học tại phòng thực hành, tự chế tạo sản phẩm của mình và mang về nhiều sản phẩm cho cha mẹ xem, những sản phẩm tuy nhỏ, có thể chưa phức tạp, nhưng do chính tay học sinh làm ra dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô các bộ môn khoa học tự nhiên của nhà trường, do đó, học sinh và cha mẹ học sinh rất hào hứng với hoạt động STEM của nhà trường. Riêng khối 8 và khối 9 được sinh hoạt tại phòng thực hiện STEM dưới hình thức Câu lạc bộ ngoại khóa do quỹ thời gian của học sinh 2 khối này còn khá hạn hẹp. Nhà trường đã xây dựng được chương trình STEM cho cả năm học bao gồm 12 chủ điểm (tạo ra được 12 sản phẩm), thông báo đến cha mẹ học sinh toàn trường. Vào đầu năm học 2018-2019, nhà trường tiếp tục thực hiện 3 mô hình mới theo định hướng giáo dục STEM cũng như góp phần xây dựng trường học thông minh, thành phố thông minh, bao gồm: đưa vào sử dụng phòng học STEM bằng kính thực tế ảo (đây hiện là mô hình duy nhất tại Việt Nam, có thể tham quan trực tuyến tại link http://beyond.3dnest. cn/play/?m=zq__21_1); xây dựng phòng học khoa học và ngoại ngữ bằng IPAD; xây dựng nhà kính trồng rau sạch, quản lý bằng phần mềm Farmbox trên điện thoại thông minh. Với phòng học STEM bằng kính thực tế ảo, học sinh được đeo kính thực tế ảo và hòa mình vào trong không gian ảo, trong đó có chứa những bài học khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Địa lý,…) phù hợp với những nội dung giáo viên giảng dạy trên lớp, học sinh có thể tương tác trong không gian ảo, thực hiện một nhiệm vụ dưới dạng trò chơi (ví dụ như làm gì khi phòng học bị cháy, làm sao để nâng một thùng nước lên để mở được cái cửa và bước qua cửa nhờ vào hệ thống ròng rọc…). Hiện nay, phòng học STEM bằng kính thực tế ảo rất được đông đảo giáo viên và học sinh của nhà trường yêu thích. Nhà trường cũng đầu tư một phòng học khoa học và ngoại ngữ bằng IPAD được trang bị 28 máy tính bảng IPAD cài đặt nhiều phần mềm thí nghiệm vật lý, Hóa học ảo, những phần mềm liên quan đến bộ môn sinh học, toán học, ngoại ngữ có trên Apple Store. Hãng Apple xây dựng một chiến dịch “Apple for Education” nên có rất nhiều phần mềm hay có thể sử dụng để học sinh tương tác ngay trên màn hình IPAD, thông qua đó, giáo viên tạo thêm được sự hứng thú trong quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, học sinh còn có thể học ngoại ngữ với vô số phần mềm (miễn phí và có phí) của Apple Store. Trường THCS Lê Quý Đôn cũng xây dựng 01 nhà kính trồng rau sạch với phương pháp bán thủy canh và được quản lý trên điện thoại thông minh bằng phần mềm Farmbox (theo dõi độ ẩm, nhiệt độ, tắt mở máy phun sương, camera từ xa…), nhà kính không dùng phân bón và được hỗ trợ bởi nhiều đèn LED chuyên dụng hỗ trợ quá trình quang hợp của rau. Trong tương lai, nhà trường sẽ xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho nhà kính với tinh thần “năng lượng sạch, cách trồng sạch, cho ra rau sạch” và đây cũng chính là bài học mà nhà trường muốn gửi gắm đến học sinh trong suốt cuộc đời của các em. 3.2. Kết quả giáo dục STEM trong 2 năm học 2017-2018, 2018-2019 Trên đây là 4 mô hình giáo dục kỹ năng sống theo định hướng STEM mà Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện trong 2 năm qua, góp phần lớn vào công
  5. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 583 tác giáo dục toàn diện học sinh, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khi học tập và đặc biệt là tạo được nhiều hứng thú cho giáo viên khi giảng dạy tại trường. Bên cạnh đó, thực hiện được mô hình giáo dục theo định hướng STEM còn mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ như sau: Thông qua việc thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng STEM, nhà trường đẩy mạnh phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên các bộ môn khoa học, công nghệ nói riêng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thầy cô, tạo được nhiều hứng thú cho thầy cô khi tham gia giảng dạy tại trường. Công tác vận động lãnh đạo, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh cùng thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã tạo được bầu không khí yêu thích khoa học, yêu thích ứng dụng kiến thức học được vào đời sống thực tiễn theo đúng định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bầu không khí này còn được lãnh đạo các cấp ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo định hướng STEM. Khi được cùng nhau tạo ra những sản phẩm cụ thể, học sinh được rèn luyện rất nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, phân công phân nhiệm rõ ràng, nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ, thầy cô); xử lý mâu thuẫn, biết hợp tác để cùng hoàn thành dự án; đặc biệt là rèn luyện tư duy phản biện, suy nghĩ ra bên ngoài khuôn mẫu (thinking out of the box); ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế ý tưởng, chia sẻ ý tưởng, trao đổi thông tin liên lạc với nhau, trình bày ý tưởng…; tìm hiểu và chọn lọc kiến thức trên mạng Internet (bằng tiếng Anh và tiếng Việt)… đây cũng chính là những kỹ năng cần thiết để tồn tại và làm việc trong thế kỷ 21, thế kỷ của những công dân toàn cầu. Thông qua hoạt động tại phòng thực hành STEM, học sinh bước đầu có những thao tác nghề nghiệp và sẽ biết được mình yêu thích ngành nghề nào, mình có khả năng làm ngành nghề kỹ thuật, công nghệ nào, từ đó, có thêm thông tin để tự lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân. Hoạt động này góp phần giúp nhà trường giáo dục hướng nghiệp hiệu quả hơn cho học sinh, đẩy mạnh thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo định hướng STEM là một bước đi trước, chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có bộ môn Trải nghiệm sáng tạo và hướng nghiệp. Chúng tôi cho rằng đây là một hướng đi rất chính xác của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu và rộng như hiện nay. Giáo viên và học sinh của trường tham gia nhiều liên hoan khoa học kỹ thuật cấp quận, cấp thành phố và đều có sản phẩm đạt giải cao do đã xây dựng được phong trào và đội ngũ học sinh, giáo viên yêu thích, sẵn sàng tham gia các hội thi, liên hoan, mang thành tích về cho nhà trường. Cái được lớn hơn là học sinh đã có thói quen ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ đời sống hằng ngày, tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng và bản thân, đây chính là bài học lớn mà Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 nhắm đến.
  6. 584 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Cuối cùng, sản phẩm “Phòng thực hành STEM” của Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự đạt giải Nhất trong cuộc thi đổi mới, sáng tạo I-STAR 2019 do Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức trong tháng 10/2019. Phòng thực hành STEM nói riêng, công tác quản lý giáo dục STEM ở Trường THCS Lê Quý Đôn nói chung trong những năm qua đã được cộng đồng xã hội công nhận là một trong những sản phẩm đẩy mạnh phong trào đổi mới, sáng tạo tại TP. Hồ Chí Minh. 3.3. Thực trạng quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn Quản lý giáo dục STEM cũng bao gồm đầy đủ những nội dung quản lý cơ bản trong trường học, vẫn tuân theo đầy đủ các chức năng “kế - tổ - đạo – kiểm” của hoạt động quản lý, cụ thể như sau: 3.3.1. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy STEM Mùa hè năm 2017, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3 tiếp cận, tìm hiểu về giáo dục STEM, triển khai đến Ban Giám hiệu và nội bộ Tổ bộ môn Khoa học – Công nghệ, bước đầu xây dựng đội ngũ nòng cốt thực hiện giáo dục STEM gồm Tổ trưởng tổ Khoa học – công nghệ (chuyên môn Sinh học), Nhóm trưởng nhóm Lý, Nhóm trưởng nhóm Hóa, Tổ trưởng tổ Toán – Tin học. Ngay trước lễ khai giảng năm học 2017-2018, Hiệu trưởng cùng đội ngũ nòng cốt tiếp tục tập huấn phương pháp giáo dục STEM đến tất cả thành viên Tổ Khoa học - Công nghệ, Toán - Tin học, Mỹ thuật, mạnh dạn giao việc tham mưu về hoạt động giáo dục theo định hướng STEM cho Tổ Khoa học - Công nghệ. Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập Nhóm giáo dục STEM, tham mưu trực tiếp và thường xuyên cho Hiệu trưởng về giáo dục STEM, kế hoạch thực hiện các chủ đề STEM trong năm học cũng như việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên nói riêng và toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nói chung. Trong suốt năm học 2017-2018, Hiệu trưởng cùng Nhóm STEM vừa tổ chức thực hiện vừa kiện toàn Nhóm giáo dục STEM cũng như nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên qua việc tổ chức các chủ đề sinh hoạt STEM cho học sinh. 3.3.2. Chỉ đạo xây dựng các chủ đề giáo dục STEM Hiệu trưởng chỉ đạo Nhóm giáo dục STEM rà soát chương trình giảng dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh cấp THCS để xây dựng khung chủ đề STEM sẽ thực hiện trong năm học với tiêu chí liên môn, tích hợp, với định hướng rõ nét: kiến thức khoa học liên môn phải hòa quyện trong 1 sản phẩm cụ thể, học sinh phải tạo ra được sản phẩm (dù phức tạp hay đơn giản) và hiểu rõ nguyên lý khoa học liên môn. Khung giáo án phải thể hiện rõ mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ), yêu cầu, chuẩn bị, các thao tác học sinh cần nắm được và thực hiện nhuần nhuyễn, tạo ra được sản phẩm cụ
  7. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 585 thể để học sinh có thể mang về nhà chia sẻ với gia đình; số tiết lý thuyết và số tiết thực hành dành cho mỗi chủ đề STEM. Khung chủ đề STEM được xây dựng theo 2 dạng: a/ hoạt động bắt buộc đối với học sinh Khối 6 và 7; b/ sinh hoạt theo hình thức CLB STEM dành cho học sinh khối 8 và 9 (do quỹ thời gian ít). Các chủ đề và sản phẩm làm được không trùng nhau giữa các năm học và đặc biệt là kiến thức khoa học hàm chứa trong sản phẩm STEM phải được học sinh tiếp cận trước trong chương trình giảng dạy của khối lớp tương ứng. 3.3.3. Xây dựng phòng thực hành STEM Thông qua các buổi họp CMHS đầu năm học, Hiệu trưởng tuyên truyền về giáo dục STEM và những lợi ích học sinh có được từ giáo dục STEM, qua đó, vận động các mạnh thường quân, cha mẹ học sinh quan tâm hỗ trợ kinh phí để xây dựng 01 phòng thực hành STEM dành cho học sinh toàn trường, được trang bị khá đầy đủ các công cụ để tạo ra sản phẩm, ví dụ: máy in 3D, máy scan 3D, máy vi tính, máy chiếu, cưa, đục, mài, êtô, tuốt-nơ-vít, kính bảo vệ mắt, kềm, búa…, đặc biệt là trang bị ngay từ đầu hệ thống điện chống giật để đảm bảo an toàn điện, chống cháy nổ. Trong nhiều năm học, cứ vào dịp hè, nhà trường lại đầu tư thêm các máy móc, công cụ, thiết bị mới, tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên thỏa sức sáng tạo như: máy cắt, khắc CNC; máy cưa điện, máy khoan… Ngoài ra, nhà trường đầu tư 3 camera để quản lý phòng STEM, kiểm tra được tài sản của phòng. Có thể nói trong nội dung quản lý xây dựng phòng thực hành STEM, Hiệu trưởng cũng thực hiện nội dung quản lý tài chính đối với hoạt động giáo dục này tuy là chưa rõ nét lắm, ví dụ như quản lý số tiết dạy và tìm nguồn kinh phí gởi đến thầy cô dạy STEM trên phòng thực hành; quản lý các nguồn kinh phí vận động được từ cha mẹ học sinh và các mạnh thường quân, các nguồn hỗ trợ từ lãnh đạo cấp trên và địa phương… và đặc biệt là quản lý thu chi kinh phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả và khoa học nhất. Đây cũng là một nội dung quản lý mà Hiệu trưởng cần lưu ý với tinh thần “liệu cơm gắp mắm” và “không được vung tay quá trán” do chưa có cơ chế về kinh phí rõ ràng cho hoạt động này trong trường học. 3.3.4. Xây dựng bầu không khí hướng đến giáo dục STEM * Xây dựng bầu không khí yêu thích STEM trong trường Nhà trường thường xuyên tổ chức các chủ đề STEM cho học sinh tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh việc tổ chức thực hiện giáo dục STEM, cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn giáo viên về STEM trong các buổi họp hội đồng, họp tổ chuyên môn cũng như thông tin thường xuyên, duy trì niềm đam mê STEM trong các nhóm sinh hoạt chuyên môn trên mạng Facebook của giáo viên trường (các tổ bộ môn của Trường THCS Lê Quý Đôn đều có nhóm sinh hoạt trên mạng xã hội Facebook mà Hiệu trưởng luôn là thành viên đầu tiên của nhóm).
  8. 586 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Nhà trường cũng thành lập và phát triển đội học sinh tham gia các liên hoan khoa học, các hoạt động giáo dục STEM trong quận và thành phố. Đội ngũ học sinh này chính là nguồn cảm hứng cho học sinh toàn trường khi tham gia các hoạt động STEM. Nhà trường thường xuyên định hướng và hướng dẫn giáo viên, đặc biệt là giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên đưa tinh thần STEM vào trong bài dạy trên lớp của mình chứ không nhất thiết phải đưa học sinh đến học và chế tạo sản phẩm tại phòng thực hành STEM mới là giáo dục STEM. Do đó, giáo dục theo định hướng STEM lan tỏa trong từng tiết học tại lớp và bùng cháy ở phòng thực hành STEM. Nhà trường vận động cha mẹ học sinh và các Mạnh Thường Quân hỗ trợ cho hoạt động này bằng kinh nghiệm, nghề nghiệp của chính cha mẹ học sinh, cuối cùng mới đến việc vận động kinh phí tài trợ cho hoạt động giáo dục này. Nhà trường cũng báo cáo thường xuyên về kết quả của các chủ đề STEM đến cha mẹ học sinh để lực lượng này hiểu rõ và thêm tin tưởng ở hoạt động giáo dục STEM của nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ ở những lần tiếp theo. Nhà trường thường xuyên theo dõi và lấy ý kiến học sinh về các chủ đề STEM yêu thích để tăng cường tối đa động cơ học tập STEM của học sinh, làm cho học sinh yêu thích đến trường để được học STEM. * Xây dựng bầu không khí yêu thích STEM ngoài trường Hiệu trưởng thường xuyên đưa tin các hoạt động giáo dục STEM của nhà trường trên trang Fanpage của trường (do Hiệu trưởng làm Admin), các báo đài cũng đưa tin về hoạt động này vì là nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy cao độ và còn mới trong thành phố và cả nước. Trường THCS Lê Quý Đôn cũng đã tổ chức các buổi chuyên đề cấp quận, cấp trường để giới thiệu phương pháp giảng dạy mới này đến cán bộ quản lý và giáo viên các trường bạn trên địa bàn Quận 3 và thành phố; tiếp đón các đoàn cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh bạn đến tham quan và trao đổi kinh nghiệm (trên 5 lần). Hiệu trưởng thường xuyên thực hiện công tác vận động: vận động lãnh đạo, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường cùng chung tay thực hiện hoạt động giáo dục này. 3.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục STEM Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ Khoa học – Công nghệ xây dựng khung chấm điểm sản phẩm STEM của học sinh một cách rõ ràng theo chuẩn kiến thức, thái độ, kỹ năng và đồng thời cho điểm vào cột điểm hệ số 1 hoặc hệ số 2 (tùy vào độ khó và công sức, thời gian thực hiện của học sinh) của một trong các bộ môn khoa học tự nhiên trong học kỳ. Nhóm STEM tham mưu để Hiệu trưởng dự giờ, kiểm tra, đánh giá các tiết dạy theo định hướng STEM, qua đó, thường xuyên góp ý, rút kinh nghiệm cũng như đặt hàng cho nhóm STEM và các giáo viên tổ Khoa học – Công nghệ, Toán – Tin, Mỹ thuật những sản phẩm mới. Tính mới luôn được đặt lên đầu tiên khi chuẩn bị cho một chuyên đề STEM mới.
  9. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 587 Nhóm giáo dục STEM của trường sử dụng kết quả đánh giá các tiết STEM của chủ đề trước để tổ chức các chủ đề giáo dục STEM tiếp theo được hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn. 4. Kết luận Sau hơn 2 năm học quản lý giáo dục STEM ở Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy hiện tồn tại một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác này như sau: Điểm mạnh - Đã có nhiều nước có nền giáo dục phát triển thực hiện giáo dục STEM nên cơ sở lý luận về STEM khá đầy đủ, phong phú. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy theo định hướng STEM, các phần mềm giúp học sinh học tập rất đa dạng, nguồn học liệu số trên mạng có thể được học sinh tiếp cận bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn có kết nối Internet. Ngày nay, Internet là một phần không thể thiếu đối với giáo viên và học sinh. - Hiện đã có một số văn bản thúc đẩy hoạt động giáo dục STEM như: • Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTG năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đây là một trong những cơ sở pháp lý đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong xã hội, bao gồm cả ngành giáo dục và đào tạo. • Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành. • Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, toàn thành phố đang đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử, trong đó có xây dựng trường học thông minh, ứng dụng công nghệ trong dạy học và quản lý giáo dục. - Có thể nhận thấy cơ sở vật chất dành cho hoạt động giáo dục STEM không phải là quá mới, phòng thực hành STEM cũng gần giống như phòng thực hành nghề phổ thông với các công cụ thao tác bằng tay, bằng máy, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm đơn giản. - Một điểm mạnh nữa rất quan trọng, đó là lực lượng cha mẹ học sinh rất thích con mình được học với STEM nhằm phát triển kỹ năng thao tác với máy móc, công nghệ, phát triển tư duy sáng tạo. Đặc biệt, học sinh rất yêu thích việc chế tạo sản phẩm, chế tạo đồ chơi đơn giản mà học sinh vẫn được nhìn thấy trong các đoạn video clip hướng dẫn trên mạng Internet. - Một điểm thuận lợi khác chính là kinh phí trang bị các bộ công cụ, máy móc, thiết bị ngày càng rẻ. Người dùng có thể thao tác ngày càng dễ dàng, chính xác hơn do các thiết bị hiện nay ứng dụng công nghệ cao hơn những loại thiết bị trước đây. - Tuy nhiên, tùy điều kiện từng trường (về đội ngũ, công cụ) mà có những bài dạy theo định hướng STEM riêng, không nhất thiết phải có đầy đủ trang thiết bị, không nhất thiết phải có phòng thực hành STEM mới thực hiện được các hoạt động giáo dục STEM.
  10. 588 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Riêng tại Trường THCS Lê Quý Đôn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh, hoạt động giáo dục STEM được gắn kết với chương trình giảng dạy trên lớp do đội ngũ giáo viên tự mày mò thực hiện. Do đó, các sản phẩm STEM mà học sinh tạo ra luôn gắn liền với những kiến thức vừa học được trên lớp. Điểm yếu - Hiện nay, không phải trường nào cũng tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục STEM dù rằng đã có những văn bản vận động thực hiện từ cấp trên. Điều này cho thấy hoạt động giáo dục STEM, cũng như bất kỳ hoạt động nào khác trong khu vực trường học, thành hay bại, mạnh hay yếu, tất cả đều bắt nguồn từ nhận thức của người đứng đầu nhà trường. Hiệu trưởng yêu thích các hoạt động văn thể mỹ thì trường sẽ mạnh văn thể mỹ, Hiệu trưởng giỏi về giáo dục đạo đức lối sống thì trường sẽ mạnh về các hoạt động này. Do đó, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục STEM. - Dù các Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục STEM nhưng cho đến nay, tác giả nhận thấy vẫn còn thiếu những chỉ đạo quyết liệt hơn, hành lang pháp lý cho hoạt động giáo dục STEM cũng chưa rõ. - Cho đến nay, dù ngày càng có nhiều sách viết về giáo dục STEM, các bài dạy theo định hướng STEM nhưng vẫn thiếu một chương trình tổng thể, một khung kiến thức, kỹ năng, thái độ chung cho từng bậc học, từng khối lớp. Điều này cần nhiều thời gian hơn và nhiều nghiên cứu về giáo dục STEM hơn. Tác giả hi vọng sẽ có nhiều thay đổi tích cực khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2020. - Hiện nay, cộng đồng xã hội và ngay cả những người làm công tác giáo dục vẫn chưa hiểu rõ STEM là gì, một số đơn vị (công và tư) còn hiểu STEM chính là Robotics, là lập trình. - Quỹ thời gian dành cho hoạt động giáo dục STEM hiện không tồn tại trong nhà trường, nói cách khác, các hoạt động chế tạo sản phẩm STEM không được chèn vào các tiết học chính khóa. Đa số các hoạt động này được tổ chức ngoài giờ, theo hình thức câu lạc bộ nên khó thực hiện đại trà và lâu dài. Hi vọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2020, với môn học trải nghiệm sáng tạo và hướng nghiệp, giáo viên và học sinh sẽ có thêm thời gian cho các hoạt động giáo dục STEM. - Thiếu kinh phí trả cho giáo viên. Do chưa phải là hoạt động chính thức trong trường học, chưa có khung kinh phí trả cho đội ngũ giáo viên nên hiện nay, chủ yếu là vận động thầy cô và cha mẹ học sinh hỗ trợ, thầy cô giáo làm vì đam mê và tình yêu thương học sinh. Khi trực phòng thực hành STEM, hướng dẫn học sinh chế tạo sản phẩm, cần ít nhất 3 giáo viên cùng một lúc để theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời 45 học sinh do việc thao tác với máy và thiết bị có thể gây nguy hiểm cho học sinh, không thể để học sinh tự làm mà phải giám sát thường xuyên. Cơ hội - Quản lý hiệu quả giáo dục STEM sẽ là một cơ hội lớn, lâu dài để đổi mới liên tục nhà trường, đẩy mạnh phát triển đội ngũ nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy cô. Ngoài ra, hoạt động giáo dục STEM sẽ “lấp đầy” những tiết học chính khóa, giúp
  11. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 589 học sinh trải nghiệm những kiến thức khoa học dễ dàng, từ đó, không ngại tiếp cận với khoa học, không ngại ứng dụng khoa học trong cuộc sống. - Quản lý hiệu quả giáo dục STEM là một cơ hội lớn để truyền thông với cộng đồng xã hội về những nỗ lực của nhà trường. Việc tạo ra và nuôi dưỡng bầu không khí yêu thích STEM nếu được quản lý tốt, sẽ góp phần gắn kết các thành viên trong toàn trường, làm cho giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh đều tự hào vì màu cờ sắc áo của nhà trường trước cộng đồng xã hội vì nhà trường đang tiên phong trong đổi mới giáo dục, học sinh đang được hưởng những dịch vụ giáo dục cộng thêm rất có lợi cho học sinh mà không phải trường học nào cũng có. - Giáo dục STEM bằng việc chế tạo sản phẩm STEM góp phần lớn vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ngay tại trường phổ thông. Qua các thao tác chế tạo sản phẩm, học sinh sẽ tự nhận thấy mình có đủ khả năng, có đủ đam mê, có đủ yêu thích với các ngành nghề kỹ thuật hay không, từ đó, sẽ có những nhận định ban đầu về nghề nghiệp bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, dù cho thế nào, hoạt động giáo dục STEM bắt buộc học sinh phải rèn luyện tư duy sáng tạo, mà sáng tạo thì ngành nghề nào cũng cần, lúc nào cũng cần trong suốt cuộc đời học sinh. - Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2020-2021 sẽ có bộ môn trải nghiệm sáng tạo và hướng nghiệp. Đây chính là cơ hội cho hoạt động giáo dục STEM vì sẽ có tiết chính khóa, sẽ có kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên, sẽ có tính pháp lý và do đó, hoạt động giáo dục STEM sẽ có bước tiến dài hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn trong thời gian tới. - Hoạt động giáo dục STEM là một trong những cơ hội để đẩy mạnh giáo dục Việt Nam tiệm cận với các nền giáo dục lớn trên trường quốc tế, góp phần đào tạo nên những công dân toàn cầu với đầy đủ các kỹ năng và thái độ cần thiết trong một thế giới thay đổi ngày càng nhanh và mạnh. Thách thức - Một trong những thách thức lớn của hoạt động giáo dục STEM trong khu vực trường học chính là việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo giáo dục các cấp, đặc biệt là người đứng đầu nhà trường, kế đến là nhận thức của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. - Các hoạt động nghiên cứu về giáo dục STEM, về quản lý giáo dục STEM tại Việt Nam vẫn chưa nhiều ngoài một số hội thảo khoa học, một số hội nghị triển khai chuyên môn đầu năm học. Do đó, các trường học vẫn chủ yếu là tự mò mẫm thực hiện mà chưa có định hướng chung trong toàn ngành về cách làm, mức độ làm, mục tiêu và kết quả mong muốn…, nói chung là chưa có khung toàn quốc về giáo dục STEM, mạnh ai nấy hiểu, mạnh ai nấy làm, còn nếu không làm thì cũng không sao. Nói tóm lại, chưa có sự đồng bộ, nhất quán trong toàn ngành về giáo dục STEM. - Việc tập huấn, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo dục STEM sẽ tốn khá nhiều thời gian và kinh phí trong khi không có đội ngũ giáo viên này (biết tích hợp nhiều kiến thức, kỹ năng trong 1 sản phẩm STEM), khó lòng thực hiện được hoạt động giáo dục STEM trong trường học.
  12. 590 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN - Việc vận động nguồn kinh phí có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động giáo dục STEM cũng là một thách thức lớn đối với người đứng đầu các trường học. Một số trường được sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh thì làm được giáo dục STEM, một số trường do không có kinh phí nào khác, Hiệu trưởng dù muốn cũng khó lòng tổ chức thực hiện. - Hiện vẫn chưa có nghiên cứu sâu về đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông, chủ yếu là vận động, khuyến khích. Tuy nhiên, về lâu về dài, cần có phương pháp đánh giá chính xác, khoa học, định lượng được hàm lượng tri thức khoa học liên môn trong từng sản phẩm STEM, khối lượng công việc của giáo viên và học sinh trong từng sản phẩm, đánh giá được thái độ và kỹ năng của học sinh,… Đây là thách thức lớn của giáo dục STEM hiện nay ở Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động giáo dục STEM trong trường học cần được quản lý để đạt được những mục tiêu đề ra. Với những biến thể của STEM như STEAM (thêm Art, môn Mỹ thuật), STREAM (thêm Reading and Writing, môn Đọc và viết), hoạt động giáo dục này ngày càng chứng tỏ vai trò, vị trí của mình trong các hoạt động giáo dục mà bất cứ nhà trường nào cũng cần đẩy mạnh thực hiện. Thực tiễn quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh là một nghiên cứu trường hợp về ở trường THPT, góp phần làm đa dạng hóa, công nghệ hóa, hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa các hoạt động dạy học và giáo dục của một nhà trường năng động, sáng tạo và cải tiến liên tục, thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Lý luận đại cương về quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4. Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lí và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý thuyết tổ chức và quản lý, Bài giảng chuyên ngành quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 6. https://www.facebook.com/LeQuyDonQ3/www.steamedu.com 7. https://www.microsoft.com/…/education…/activity-library.aspx 8. http://sciencenetlinks.com/ 9. https://www.sciencebuddies.org/
  13. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 591 STEM EDUCATION MANAGEMENT OF JUNIOR HIGH SCHOOL: CASE STUDY AT LE QUY DON JUNIOR HIGH SCHOOL, DISTRICT 3, HOCHIMINH - CITY Pham Dang Khoa, PhD.1 Abstract Lê Quý Đôn Junior High School, District 3, Hochiminh-city has implemented STEM education since 3 school years, making many changes in methodology of teaching and educating students, creating a new students generation that loves to apply blended technologies to solve real life problems. STEM education case study at Lê Quý Đôn Junior High School, District 3, Hochiminh-city has known lots of good effects and attracted many shareholders including teachers, students, parents and the community. This STEM education management solution has to follow all kinds of school management content and functions. Keywords: STEM; STEM education; STEM education management. 1 Le Quy Don Junior High School, District 3; Hochiminh- City; Email: khoagiaoducsaigon@gmail.com.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1