« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần ở học sinh: Nghiên cứu tổng quan


Tóm tắt Xem thử

- MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở HỌC SINH: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN.
- Tóm tắt: Hoạt động thể chất có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và tự trọng ở học sinh.
- Bài viết này tổng quan các nghiên cứu đa phân tích trên thế giới về mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần.
- Bài viết cũng tổng hợp các chiến lược tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh trong nhà trường ngoài khuôn khổ của môn giáo dục thể chất đã được chứng minh có hiệu quả và khả năng áp dụng ở Việt Nam..
- Từ khóa: Hoạt động thể chất, sức khỏe tâm thần, học sinh, can thiệp.
- Tầm quan trọng của hoạt động thể chất đối sức khỏe của học sinh Các hoạt động thể chất đều đặn đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em và vị thành niên, bao gồm tăng cường hệ tim mạch, trao đổi chất, xương cơ, sự lành mạnh về tâm lý và kết quả học tập (Strong et al., 2005).
- Hoạt động thể chất đều đặn đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa các bệnh mạn tính khi trưởng thành, bao gồm tim mạch, ung thư, đột quỵ- ba bệnh dẫn đầu tử vong ở người trưởng thành trên 18 tuổi.
- Thiếu hoạt động ở người trẻ tuổi có thể tăng nguy cơ suy hại sức khỏe như béo phì, tiểu đường, tim mạch, loãng xương (Janssen &.
- Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em từ 5-17 tuổi cần có hoạt động thể chất ở mức độ vừa và mạnh ít nhất 60 phút mỗi ngày.
- Các hoạt động thể chất hàng ngày cần dưới dạng tiêu hao nhiều oxy và tăng nhịp tim (như đi bộ, bơi, đạp xe, chạy, leo núi, nhảy thể thao, v.v).
- Các hoạt động cường độ mạnh cần được kết hợp, bao gồm những hoạt động tăng sức mạnh của cơ và xương ít nhất 3 lần tuần (WHO, 2010)..
- Mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần ở học sinh Các minh chứng cho thấy hoạt động thể chất không những tốt cho sức khỏe thể chất của mỗi cá nhân nói chung và trẻ em nói riêng, mà còn tốt cho sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh về cảm xúc.
- Chẳng hạn, hoạt động thể chất cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu (dẫn từ Penedo &.
- Hoạt động thể chất đều đặn có thể phòng ngừa khởi phát trầm cảm.
- Hơn thế nữa, chức năng cuộc sống cũng cải thiện nhờ hoạt động thể chất do tăng cường cơ hội trải nghiệm khỏe mạnh và sức khỏe thể chất (CDC, 2001).
- Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu về quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần lại tập trung vào đối tượng người lớn.
- Bài viết này tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần ở đối tượng trẻ em/học sinh, và tập trung đến các vấn đề trầm cảm, lo âu, tự trọng..
- Các bài báo khoa học tiếng Anh từ năm 2010 liên quan đến hoạt động thể chất (physical activity, exercise, sport) và sức khỏe tâm thần ở trẻ em (học sinh, trẻ em tuổi đến trường), tập trung đến trầm cảm, lo âu và tự trọng trên cơ sở dữ liệu PsychINFO, Web of Science, Medline.
- Các bài báo tiếng Việt với từ khóa giáo dục thể chất, hoạt động thể chất được tìm trên Google Scholar.
- (b) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động thể chất đến các biểu hiện của có vấn đề về sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi, tự trọng, v.v.
- Nghiên cứu đa phân tích tiếp theo với nhóm vị thành niên và thanh niên từ 11-21 tuổi, chỉ dùng các nghiên cứu thực nghiệm, báo cáo cỡ tác động -0.38 khẳng định hiệu quả của hoạt động thể chất ở nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng..
- Landers (1992) tiến hành đa phân tích về hoạt động thể chất và trầm cảm với nhóm bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng trầm cảm.
- Larun và cs (2006) tổng quan hệ thống các can thiệp liên quan đến hoạt động thể chất và trầm cảm ở vị thành niên và thiếu niên dưới 20 tuổi.
- Có 5 nghiên cứu chỉ ra hoạt động thể chất mạnh như luyện tập gym, thể dục giảm cân, có hiệu quả hơn nhóm chứng không hoạt động gì với cỡ tác động ở mức trung bình là -0.66.
- Khi so sánh giữa nhóm hoạt động mạnh và nhóm hoạt động cường độ thấp, và hoạt động mạnh và can thiệp tâm lý, không có sự khác biệt giữa các nhóm.
- Kết quả này gợi ý là hiệu quả của hoạt động thể chất, kể cả cường độ yếu có hiệu quả tương đương với can thiệp tâm lý đối với trầm cảm..
- Nhìn chung, hoạt đông thể chất có hiệu quả để giảm trầm cảm so với không hoạt động và không có can thiệp gì ở nhóm trẻ em.
- Hơn nữa, các can thiệp liên quan đến hoạt động không chỉ rõ được về cường độ hoạt động, mức độ thường xuyên, thời lượng và các dạng hoạt động thể chất cụ thể..
- Số lượng các nghiên cứu về hoạt động thể chất và giảm lo âu ở trẻ em là rất nhỏ.
- Petruzzello và cs (1991) báo cáo cỡ tác động từ trung bình -0.47 với các can thiệp hoạt động thể chất với lo âu trên đối dượng trẻ dưới 18 tuổi.
- Cũng nghiên cứu của Larun và cs chỉ ra cỡ tác động -0.48 giữa nhóm hoạt động thể chất mạnh và nhóm không có can thiệp.
- So sánh giữa nhóm hoạt động thể chất mạnh với nhóm hoạt động cường độ thấp, và với nhóm can thiệp tâm lý, không có sự khác biệt.
- Đa phân tích của Ekeland và cs, (2005) xem xét liệu các chương trình can thiệp về hoạt động thể chất có tăng tự trọng ở trẻ từ 3-20 tuổi.
- Cũng trong tổng quan tổng hợp của Ekeland và cs, có 4 nghiên cứu khác so sánh hoạt động thể chất như một cấu phần của chương trình can thiệp tổng thể nhiều thành phần với nhóm đối chứng không tham gia vào can thiệp gì.
- Nhìn chung, hoạt động thể chất có thể tăng tự trọng, ít nhất trong thời gian ngắn..
- Fedewa (2011) tổng hợp 73 nghiên cứu trên thế giới từ 1974-2009 về tác động của hoạt động thể chất và các biến đầu ra về sức khỏe tâm thần ở trẻ em, bao gồm các nghiên cứu thực nghiệm ngẫu.
- Các hoạt động thể chất được miêu tả trong các nghiên cứu thuộc nhiều dạng, từ luyện tập aerobic (tăng nhịp tim, cần nhiều oxy), luyện tập sức bền/sức mạnh, các luyện tập linh hoạt, chương trình giáo dục thể chất học đường, thể thao, luyện tập vận động, yoga và thiền, hỗn hợp.
- Kết quả cho thấy tăng mức độ hoạt động thể chất có tác động có ý nghĩa đến việc giảm trầm cảm, lo âu, stress, các vấn đề cảm xúc ở trẻ em.
- Cả nghiên cứu thực nghiệm ngẫu nhiên và phi thực nghiệm đều cho thấy hoạt động thể chất tăng mức độ tự trọng.
- Các dạng hoạt động thể chất khác nhau cũng có tác động khác nhau đến sức khỏe tâm thần ở trẻ.
- Các hoạt động thể chất liên quan đến luyện tập sức mạnh/độ bền và các hoạt động hỗn hợp dẫn đến tăng nhịp tim là hiệu quả nhất.
- Điều này gợi ý rằng các can thiệp hoạt động thể chất có thể được đưa vào nhà trường vì thời gian trẻ em ở trường rất nhiều.
- Khi trẻ không có điều kiện đến bệnh viện, cơ sở y tế hoặc cơ sở chăm sóc chuyên biệt về sức khỏe tâm thần, nhà trường là nơi lý tưởng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh, thông qua chính các chương trình hoạt động thể chất..
- Đề xuất về tăng cường hoạt động thể chất ở học sinh ngoài giáo dục thể chất trong trường học.
- Hoạt động thể chất ở trẻ em và vị thành niên phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực xã hội như gia đình, cộng đồng, nhà trường, các cơ quan chính phủ, truyền thông, công nghiệp giải trí.
- Mỗi lĩnh vực này có vai trò độc lập và khác nhau trong việc khuyến khích và cải thiện hoạt động thể chất ở trẻ em.
- Nhà trường có vai trò then chốt trong việc thiết lập môi trường an toàn và hỗ trợ với các chính sách và thực tiễn để khuyến khích và hỗ trợ hoạt động thể chất.
- Trường học cũng là nơi lý tưởng tạo ra các cơ hội cho học sinh học và triển khai việc rèn luyện các hoạt động thể.
- Lý do vì học sinh dành nhiều thời gian ở trường và nhà trường có sẵn nguồn lực, nhân lực, thiết bị, không gian để tổ chức các hoạt động thể chất cho học sinh..
- Các hoạt động thể chất trong nhà trường dưới hình thức sơ đẳng nhất là giáo dục thể chất (GDTC), các câu lạc bổ thể thao dành cho những học sinh quan tâm.
- Mặc dù GDTC là bắt buộc với học sinh ở tất cả các cấp ở tất cả các nước trên thế giới, các giờ học này thường diễn ra thiếu hứng thú, không thường xuyên và học sinh thường hoạt động thể chất ở mức thấp (Simons-Morton et al., 1994).
- Theo Tudor-Locke và cộng sự (2006), chương trình GDTC ở trường chỉ đáp ứng 8-11% các hoạt động thể chất cần thiết cho học sinh.
- Điều này dẫn đến nhà trường ưu tiên thời gian dạy, và các hoạt động sư phạm, ít thời gian cho hoạt động thể chất như GDTC hoặc các giờ nghỉ, giải lao giữa giờ.
- và giao thông hiện đại (ví dụ như đi bus đến trường, bố mẹ đưa đến trường thay vì trẻ tự đi bộ hay đạp xe đến trường như trước kia) khiến trẻ ít tham gia vào các hoạt động hơn (Stevens et al., 2008)..
- Việt Nam ban hành nghị định 11/2015/CP quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu ở Việt nam chỉ ra rằng từ trước đến nay GDTC ở các trường phổ thông thường hoạt động kém hiệu quả:.
- Các hoạt động thể thao ngoại khóa đơn điệu, số lượng ít (Võ Văn Vũ, 2014).
- kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường (Bộ GD-ĐT, 2018)..
- Để tăng hoạt động thể chất của học sinh, cần tăng cơ hội học sinh hoạt động và chủ động (Mahar, 2011).
- Nhà trường có thể cải thiện các hoạt động thể chất và hạn chế thời lượng tĩnh của học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau, không chỉ trong khuôn khổ của môn học giáo dục thể chất.
- Sau đây là những giải pháp đã được nghiên cứu trên thế giới để tăng cường hoạt động thể chất ở học sinh dưới các hình thức khác..
- Một chiến lược tăng hoạt động thể chất hàng ngày cho học sinh ở trường là thực hiện nghỉ ngắn giữa giờ học trong lớp để dành cho hoạt động thể chất.
- Hoạt động thể chất trong lớp học có thể là tất cả các hoạt động, bất kể cường độ, được thực hiện trong lớp học trong giờ lên lớp, bao gồm trong giờ học cũng như nghỉ giữa các môn học, giờ học các môn đặt biệt như nhạc, họa.
- Nghỉ giữa giờ trên lớp này có thể thiết kế 10-15 phút hoạt động thể chất ở mức độ mạnh hoặc trung bình.
- Các hình thức hoạt động thể chất có thể đa dạng, nhảy, tập thể dục tại chỗ, v.v.
- Cách thức này được chứng minh là có hiệu quả tăng cường hoạt động thể chất, giảm chỉ số cơ thể (BMI) ở học sinh (Mahar et al., 2006).
- Giáo viên bộ môn cần được tập huấn để hiểu rõ vai trò của giáo dục thể chất và được khuyến khích thiết kế những khoảng thời gian dành cho hoạt động thể chất trong giờ học của mình (toán, văn, khoa học, v.v.) và trong thời gian nghỉ giữa các môn học.
- Tuy vậy, các nghiên cứu đều chứng minh là nghỉ giữa giờ dành cho hoạt động thể chất không chỉ khuyến khích sức khỏe thể chất cho trẻ em, mà còn có thể dễ dàng thực hiện trong lớp học mà không cần giảm nhẹ việc dạy học, đồng thời cải thiện việc học cũng như các hành vi trên lớp của học sinh (Donnelly et al., 2009).
- Học sinh có thể thực hiện được 40% yêu cầu về hoạt động thể chất trong giờ giải lao..
- Học sinh có thể chơi với bạn, tham gia các hoạt động có cấu trúc hoặc không có cấu trúc.
- vào sự phát triển của trẻ em, trong đó nhấn mạnh giờ giải lao là phần bổ sung chứ không phải thay thế cho giáo dục thể chất, góp phần vào 60 phút hoạt động thể chất cho trẻ em.
- Không gian trong nhà trường cần mở, có nhiều chỗ chơi, hoặc thiết bị chơi, thể dục để khuyến khích hoạt động thể chất của học sinh.
- Nhà trường cũng cần bố trí giám thị giờ giải lao và tập huấn họ để không những đảm bảo an toàn cho học sinh mà còn tương tác với học sinh trong giờ giải lao để gợi ý, hướng dẫn và khuyến khích hoạt động thể chất..
- Hoạt động thể thao trong nhà trường và ngoài nhà trường.
- Thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong trường học.
- Các hoạt động này có thể dưới hình thức trong nhà trường và ngoài nhà trường-thi đấu, diễn tập với các đội ở trường khác.
- Dù các nghiên cứu đều nhấn mạnh ảnh hưởng của thể thao đối với kết quả học tập, tự trọng, sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh và yêu cầu về thể thao trong nhà trường đều đươc phổ biến ở tất cả các nước kể cả Việt Nam, thực tế cho thấy ngân sách cho hoạt động này thường bị cắt.
- Điều đó bao gồm cả việc thiếu thiết bị, dụng cụ, thiếu huấn luyện viên, thiếu các giải thi đấu khiến cơ hội để học sinh tăng cường hoạt động thể chất giảm đi.
- Ngoài ra, nhà trường cũng cần xây dựng các hoạt động thể thao cho các học sinh khuyết tật, đảm bảo quyền bình đẳng cho các em..
- Các chương trình sau giờ học là cơ hội tốt để khuyến khích hoạt động thể chất cho học sinh trong trường học.
- Các nội dung về hoạt động thể chất cần được bổ sung vào chương trình sau giờ học này..
- Một số nghiên cứu thử nghiệm chương trình khuyến khích hoạt động thể chất trong trường học trên thế giới.
- Một số chương trình thực nghiệm khuyến khích hoạt động thế chất trong trường.
- Chương trình Take10! (http://take10.net/) là chương trình nghỉ giữa giờ trên lớp dành cho hoạt động thể chất.
- Kibbe and colleagues (2011) đã đánh giá hiệu quả của chương trình và cho thấy mức độ hoạt động thể chất của học sinh mẫu giáo đến lớp 5 tăng thêm.
- Với 10 phút hoạt động thể chất trong giờ học cùng với trung bình 782 bước/ngày sẽ giúp học sinh tăng các hành vi tuân thủ trên lớp học.
- Chương trình Jammin› Minute cũng là một chương trình hiệu quả để tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh trong khi nhà trường chưa có đủ nguồn lực để cung cấp chương trình giáo dục thể chất tổng thể cho học sinh (Mahar et al., 2006).
- Chương trình Texas I-CAN (Bartholomew and Jowers, 2011) tập huấn cho giáo viên tiểu học cách thay đổi kế hoạch dạy học để tích hợp hoạt động thể chất trong giờ lên lớp các môn cơ bản như toán, văn, khoa học, v.v..
- Các nghiên cứu này đều chỉ ra việc giáo viên bộ môn dành thời gian hoạt động thể chất cho học sinh trong giờ học của mình không làm tốn thời gian dạy học, không cản trở thành tích học tập của học sinh, mà có hiệu quả tích cực đối với học tập của học sinh (Erwin et al., 2012)..
- Hoạt động thể chất có vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe thể chất mà còn với sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh, tự trọng ở học sinh.
- Hiệu quả tác động của hoạt động thể chất đối với tự trọng là cao hơn so với các vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Các hoạt động thể chất hiệu quả có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức, nhóm hoặc cá nhân, kết hợp các vận động tăng nhịp tim và sức bền, do bất cứ người lớn nào hướng dẫn.
- Chính việc quan tâm đến hoạt động thể chất của học sinh đã là một cách để ngăn ngừa và can thiệp hiệu quả các vấn đề sức khỏe tâm thần và tăng cường sự phát triển lành mạnh ở học sinh.
- Ngoài môn học giáo dục thể chất, nhà trường có thể tạo ra nhiều cơ hội khác nhau để học sinh có thể hoạt động thể chất trên lớp, giờ ra chơi, ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa.
- Điều quan trọng là nhà trường tạo ra một môi trường luôn vận động và kích thích hoạt động cho học sinh.
- Những khó khăn về kinh phí, thiếu nhân sự, thiếu dụng cụ có thể cản trở việc triển khai hoạt động thể chất trong nhà trường.
- Ở Việt nam, khó khăn còn có thể do hiểu biết và nhận thức của nhà trường, phụ huynh và học sinh về vai trò của hoạt động thể chất.
- Để khắc phụ các rào cản này, việc nâng cao hiểu biết của nhà quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh, cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động thể chất đối với học.
- Nhà trường cũng cần có tiếp cận tổng thể đối với việc khuyến khích hoạt động thể chất cho học sinh..
- Võ Văn Vũ (2014) Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường Trung học phổ thông ở Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học TDTT.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt