« Home « Kết quả tìm kiếm

2021: Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021 (sơ kết 5 năm 2017-2021)


Tóm tắt Xem thử

- Thay đổi để thích ứng với học thuật đương đại: Sơ kết 5 năm tổ chức Hội thảo thường niên Nghiên cứu Hán Nôm (Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021) PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trưởng ban Ban Tổ chức Hội thảo 1.
- Dẫn nhập Trong giai đoạn Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã chủ trì tổ chức thường niên Hội nghị Thông báo Hán Nôm học, trở thành diễn đàn thảo luận chung cho giới Hán Nôm và các lĩnh vực khoa học liên quan.
- Đứng trước các yêu cầu đổi mới về phương thức tổ chức hoạt động khoa học theo hướng khoa học hoá và chặt chẽ hơn, bắt đầu từ năm 2017, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã cải tiến và nâng cấp việc tổ chức Hội nghị trên để trở thành Hội thảo thường niên cấp quốc gia Nghiên cứu Hán Nôm, thường được tổ chức quý III và xuất bản kỉ yếu hội thảo vào quý IV cùng năm để đáp ứng nhu cầu công bố khoa học trong năm của các nhà khoa học.1 Trải qua 4 năm tổ chức từ 2017 đến 2020, mô hình Hội thảo nâng cấp nhận được sự ủng hộ rộng rãi của học giới và từng bước khẳng định vị trí trong cộng đồng học thuật.
- Hội thảo đã trở thành diễn đàn quan trọng để giới nghiên cứu Hán Nôm trong cả nước thảo luận về các vấn đề liên quan đến sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác giá trị của tài liệu Hán Nôm ở miền Bắc – Trung – Nam và ở nước ngoài.
- Báo cáo đề dẫn này cung cấp cho quý vị một số thông tin nhằm sơ kết chặng đường 5 năm đầu tổ chức Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm để quý vị thấy được chủ trương của Hội thảo, các chủ đề nội dung, các thông tin về hình thức, từ đó giúp các nhà khoa học có dự định tham dự Hội thảo trong những lần tổ chức tới có một cái nhìn tổng quát để đóng góp các bài viết phù hợp với Hội thảo.
- Một vài con số thống kê về 5 năm Hội thảo Thông tin sơ kết 5 năm đầu tiên tổ chức Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: 1Về sự kiện thay đổi từ Hội nghị Thông báo Hán Nôm học sang Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm, xem: Nguyễn Tuấn Cường, “Kế thừa và phát triển: Từ Hội nghị Thông báo Hán Nôm học đến Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm (2017~) (Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017.
- in trong: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017, Nxb.
- 1 Năm Tổng Số bài gửi đăng kí tham dự Số bài không được nhận sau thẩm định Số bài được nhận sau thẩm định Số bài trình bày tại hội thảo Số bài được chọn in kỉ yếu Số trang (trung bình) kỉ yếu hội thảo 905 tr.
- chưa rõ) Tỉ lệ bài in kỉ yếu/ bài gửi đăng kí.
- Độ dài trung bình bài in kỉ yếu 15 tr.
- (chưa rõ) (khổ sách 16x24cm) Theo như bảng trên, trong 5 năm qua có 407 bài gửi tham dự hội thảo.
- Trong đó: thẩm định sơ bộ từ chối 53 bài do nhiều nguyên nhân, có 355 bài được chấp nhận dự hội thảo.
- 114 bài được mời trình bày tại hội thảo.
- 308 bài được chọn in kỉ yếu xuất bản có phản biện.
- Tỉ lệ bài in kỉ yếu là 76% số bài gửi đăng kí hội thảo (tức là cứ 4 bài gửi đăng kí tham dự hội thảo thì có 3 bài được đăng).
- Trung bình mỗi quyển kỉ yếu dày 905 trang khổ 16x24cm, mỗi bài trung bình dài 15 trang (trung bình khoảng chữ, kể cả chú thích và tài liệu tham khảo).
- Riêng hội thảo năm nay (2021) có 82 bài gửi đăng kí, mỗi bài được gửi đến 2 người phản biện kín, kết quả phản biện kín từ chối 17 bài, chấp nhận 65 bài dự hội thảo, trong đó 30 bài được mời trình bày tại hội thảo.
- Trong quá trình biên tập có thêm 3 bài mà tác giả xin rút bài vì các nguyên nhân khác nhau, nên sẽ có 62 bài được in trong kỉ yếu hội thảo, chiếm 76% tổng số bài gửi đến.
- Kỉ yếu hội thảo hiện đang trong quá trình biên tập khẩn trương, nghiêm túc, và sẽ xuất bản chính thức trong tháng 11/2021 đúng theo kế hoạch ban đầu.
- Tiểu ban Về các tiểu ban, mỗi năm Hội thảo đều có 4 tiểu ban, trong đó có 2 tiểu ban cố định có tên “Nghiên cứu Hán Nôm” (tiểu ban 3) và “Tư liệu Hán Nôm” (tiểu ban 4).
- Đây là 2 tiểu ban có số lượng bài lớn hơn cả, chiếm 75% tổng số bài viết được xuất bản.
- Phần lớn các bài viết bị từ chối sau thẩm định và phản biện kín đều thuộc 2 tiểu ban này.
- Mỗi năm Hội thảo bố trí 2 tiểu ban linh hoạt theo từng năm, là tiểu ban 1 và tiểu ban 2.
- Đây là các tiểu ban được Hội thảo khuyến khích các tác giả gửi bài tham dự, nhưng so với tiểu ban 3 và tiểu ban 4 thì số bài gửi tới hai tiểu ban này thường ít hơn nhiều, chỉ chiếm 25% tổng số bài được đăng tải.
- Cho đến nay đã có 10 tiểu ban linh hoạt, đăng tải tổng cộng 76 bài viết, cụ thể như sau: Năm Tiểu ban Số bài in kỉ yếu 2017 - Tiểu ban 1: Nghiên cứu di sản Hán Nôm miền Trung Việt Nam 10 - Tiểu ban 2: Nghiên cứu Hán văn trên Nam Phong (nhân 100 năm thành lập 8 Tạp chí Nam Phong) và những vấn đề Hán Nôm đầu thế kỉ 20 2018 - Tiểu ban 1: Nghiên cứu di sản Hán Nôm Nam Bộ 6 - Tiểu ban 2: Di sản Hán Nôm với khoa học công nghệ hiện đại 3 2019 - Tiểu ban 1: Khoa cử Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm (nhân 100 năm bãi bỏ 9 chế độ khoa cử.
- Tiểu ban 2: Mộc bản Việt Nam và văn hóa in ấn truyền thống ở Đông Á 6 2020 - Tiểu ban 1: Đóng góp của Viện Nghiên cứu Hán Nôm với ngành Hán Nôm 6 (nhân 50 năm thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1970-2020.
- Tiểu ban 2: Nghiên cứu tài liệu Hán Nôm làng xã ở các địa phương 16 2021 - Tiểu ban 1: Phật giáo Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm 6 - Tiểu ban 2: Bia hậu và tục thờ hậu ở Việt Nam2 6 Tổng 10 tiểu ban 76 Có thể nhận thấy có 2 nhóm chủ đề trong các tiểu ban linh hoạt.
- Nhóm thứ nhất là các chủ đề được tổ chức theo các dịp kỉ niệm nhân vật, sự kiện quan trọng liên quan đến ngành Hán Nôm, như 100 năm thành lập Tạp chí Nam Phong, 100 năm bãi bỏ khoa cử, 50 năm thành lập Viện Nghiên cứu 2 Theo dự kiến ban đầu ghi trong “Thư mời viết tham luận” (văn bản số 20/HN-HTHN do Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm kí ngày tên Tiểu ban 1 và 2 lần lượt là “Phật giáo Việt Nam thời Lí – Trần – Lê qua tư liệu Hán Nôm” và “Thư pháp Hán Nôm Việt Nam”.
- Căn cứ trên số lượng bài gửi đăng kí tham dự hội thảo chưa đủ (ví dụ chỉ có 2 bài về thư pháp), Ban tổ chức Hội thảo năm 2021 đã quyết định điều chỉnh hai tiểu ban này thành “Phật giáo Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm” và “Bia hậu và tục thờ hậu ở Việt Nam”, đây là các tiểu ban sẽ được in trong kỉ yếu hội thảo.
- Trong ngày diễn ra sự kiện hội thảo, Tiểu ban 2 được điều chỉnh tên gọi thành “Văn bia và bia hậu Việt Nam” để mở rộng phạm vi của tiểu ban này, thuận lợi cho việc trao đổi, thảo luận.
- 3 Hán Nôm.
- Nhóm thứ hai là các chủ đề quan trọng và mang hơi thở đương đại trong lĩnh vực Hán Nôm, như di sản Hán Nôm ở các vùng miền, ở các địa phương, mộc bản, bia hậu, tư liệu Phật giáo, Hán Nôm với công nghệ.
- Ban Tổ chức Hội thảo rất mong các tác giả tham luận đóng góp cho các tiểu ban với các chủ đề nội dung linh hoạt này.
- Nội dung các tham luận: ưu tiên “tư liệu gốc” Về mặt nội dung, qua 5 lần tổ chức (kể cả năm 2021), nhìn chung các tham luận đã cho thấy ngày càng có sự tăng cường hàm lượng khoa học cũng như mức độ đầu tư tâm sức của các tác giả.
- Hội thảo dành sự quan tâm đến các bài viết căn cứ trên việc giải đọc và phân tích tài liệu Hán Nôm một cách trực tiếp, hạn chế cách tiếp cận tư liệu chỉ thông qua bản dịch đã công bố, không sử dụng tư liệu gốc bằng chữ Hán, chữ Nôm.
- Hội thảo không khuyến khích các bài viết có tính chất bình luận chung chung, vu khoát, không dựa trên căn cứ tư liệu Hán Nôm nguyên gốc.
- Như đã nói, Hội thảo quan tâm đến cả hai khía cạnh “giải đọc” và “phân tích” tư liệu, được hiểu là xử lí tư liệu Hán Nôm (khảo tả văn bản, phiên dịch) và phân tích, bình luận về nội dung và giá trị của tư liệu đó.
- Các tham luận cần nêu rõ nguồn tư liệu Hán Nôm được lưu trữ ở đâu, kí hiệu (nếu có) là gì.
- Hội thảo nhấn mạnh vào tư liệu gốc theo phương châm “phương pháp là nhất thời, tư liệu là mãi mãi”, nhưng Hội thảo cũng không chấp nhận các bài viết chỉ thuần tuý phiên dịch tư liệu.
- Các bài viết thiên về tư liệu (thường thuộc tiểu ban 4) cần có tối thiểu 1/3 độ dài bài viết đi vào phân tích, bình luận nội dung và giá trị của tư liệu ấy thông qua phần phiên dịch tư liệu trong bài viết.
- Nhiều bài viết gửi đến Hội thảo bị từ chối không có nghĩa bài viết đó không đủ chất lượng khoa học nói chung, mà bởi chủ đề hoặc phương thức xử lý vấn đề của các bài viết này không phù hợp với nội dung hội thảo của ngành Hán Nôm.
- Những bài ấy được Hội thảo khuyến cáo tác giả gửi tham dự các hội thảo hoặc gửi đăng ở tạp chí ngành khác, phù hợp hơn.
- Hội thảo chấp nhận những bài dịch từ bài đã công bố bằng tiếng nước ngoài, hoặc bài tổng thuật các công bố ở nước ngoài có nội dung liên quan đến lĩnh vực Hán Nôm, cập nhật được các thông tin quan trọng của lĩnh vực Hán học trên thế giới.
- Nếu là bài dịch thì người dịch cần gửi cả bản dịch và bản gốc để Hội thảo tổ chức thẩm định bản dịch.
- Thẩm định, phản biện kín, và biên tập Trong hai năm đầu tiên để lựa chọn các tham luận gửi đến đăng kí, Hội thảo áp dụng hình thức thẩm định.
- Theo đó, mỗi bài giao cho một nhà khoa học phù hợp chuyên môn thẩm định, xếp loại chất lượng theo bốn mức A-B-C-D, trong đó mức D bị từ chối dự hội thảo.
- Mặc dù việc thẩm định này đã được tổ chức tương đối tốt, nhưng vẫn còn hiện tượng nể nang, nhìn vào tên tác giả và học hàm học vị để quyết định lựa chọn bài viết, mà không phải hoàn toàn căn cứ trên các tiêu chí khoa học.
- Vì vậy, từ năm 2019 trở đi, Ban Tổ chức Hội thảo đã áp dụng phương thức mỗi bài viết sẽ có 2 người phản biện là thành viên Hội đồng khoa học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm để thẩm định.
- loại D: không nhận tham dự hội thảo (không xuất bản trong kỉ yếu).
- Kết quả thẩm định cho thấy, hầu như không có bài nào xếp loại A (tức là không cần sửa chữa gì), một số bài xếp loại D (bài bị loại), còn lại đại đa số các bài viết được nhận dự hội thảo đều xếp loại B và C.
- Điều này cho thấy các thành viên tham gia phản biện bài tham luận đã làm việc một cách chặt chẽ, nghiêm cẩn, với tinh thần khoa học cao.
- Chủ trương của Ban Tổ chức Hội thảo là không hi sinh chất lượng khoa học vì bất kì nguyên nhân nào.
- Trong lần đầu tiên áp dụng phương thức xếp loại này, một số tác giả chưa quen với quy trình “phản biện kín” của các hội thảo quy chuẩn nên đã có một số “ý kiến” nhất định.
- Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trở đi, Ban Tổ chức không nhận được các ý kiến như vậy nữa.
- Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy các tác giả đã dần quen và hiểu quy trình tổ chức của của Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm.
- Ban Tổ chức sẽ rút kinh nghiệm để công tác này được tốt hơn, nhằm vừa đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng khoa học, lại vừa thu hút được nhiều bài viết có chất lượng của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Sau khi thẩm định và phản biện kín để lựa chọn bài tham dự Hội thảo, Ban Tổ chức tiếp tục bố trí Ban Biên tập Kỉ yếu Hội thảo để tổ chức biên tập và chọn lọc thêm, trao đổi với từng tác giả các yêu cầu sửa chữa về cả hình thức bài viết và nội dung khoa học.
- Quyển kỉ yếu hội thảo được chế bản theo một mẫu chung, thống nhất về hình thức, cấu trúc và bìa, khổ sách 16x24 cm, bìa mềm có tay gập.
- Trang bìa kỉ yếu được thiết kế theo nguyên tắc dành cho một bộ tùng thư (book series), thống nhất về các hoạ tiết, mỗi năm chỉ cần thay số năm tương ứng.
- Sách kỉ yếu được xuất bản tại Nhà xuất bản Thế giới, có chỉ số ISBN theo như quy định hiện hành về xuất bản.
- Tổ chức sự kiện Hội thảo năm 2021 Do bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay, Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021 được tổ chức theo hình thức bán trực tuyến nhằm tránh tập trung đông người mà vẫn đảm bảo có một diễn đàn để trao đổi, thảo luận chuyên môn.
- Các vấn đề có tính kĩ thuật trong việc tổ chức Hội thảo trực tuyến đã được gửi qua email đến các tác giả tham luận và các đại biểu đăng kí tham dự.
- Ban Tổ chức Hội thảo mong nhận được sự thông cảm và hợp tác từ quý vị.
- Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, trân trọng cảm ơn các nhà khoa học và quý vị đại biểu đã tích cực đóng góp tham luận và tham dự Hội thảo để chia sẻ tri thức và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu Hán Nôm và các lĩnh vực liên quan.
- Chúng tôi mong muốn nhận được những góp ý tích cực của quý vị về việc tổ chức Hội thảo và công tác xuất bản kỉ yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng khoa học của Hội thảo, góp phần thúc đẩy các bình diện công tác trong lĩnh vực Hán Nôm, phục vụ mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá Hán Nôm Việt Nam, đóng góp chung cho lĩnh vực học thuật liên quan trên trường quốc tế.
- 6 1 Thay đổi để thích ứng với học thuật đương đại Sơ kết 5 năm tổ chức Hội thảo thường niên Nghiên cứu Hán Nôm (Báo cáo đề dẫn Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021) Hà Nội, ngày PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trưởng ban Ban Tổ chức Hội thảo Cấu trúc 1.
- Thống kê về 5 năm Hội thảo .
- Tiểu ban 4.
- Nội dung các tham luận: ưu tiên “tư liệu gốc” 5.
- Tổ chức sự kiện Hội thảo năm 2021 Link tải toàn văn PDF (đã gửi trong Chat box): https://www.academia.edu/54407680/B%C3%A1o_c%C3%A1o_%C4%91%E1%BB%81_d%E1%B A%ABn_H%E1%BB%99i_th%E1%BA%A3o_Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_H%C3%A1n_N %C3%B4m_n%C4%83m_2021_so_ke_t_5_na_m .
- Dẫn nhập 1995-2016 Hội nghị Thông báo Hán Nôm học 2017~ Hội thảo Nghiên cứu Hán Nôm (cấp quốc gia thường niên) Link tải: https://www.academia.edu Ba_o_ca_o_% C4%91e_da_n_Ho_i_tha_o_Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u _H%C3%A1n_N%C3%B4m_n%C4%83m_2017_Opening_spe ech_of_the_National_Conference_Researches_on_Sino_No m_in_2017_ 4 2.
- Thống kê về 5 năm Hội thảo Năm Tổng Số bài gửi đăng kí tham dự Số bài không được nhận sau thẩm định Số bài được nhận sau thẩm định Số bài trình bày tại hội thảo Số bài được chọn in kỉ yếu Số trang (trung bình) kỉ yếu hội thảo 905 tr.
- Độ dài trung bình bài in kỉ yếu (16x24cm) 15 tr.
- Khoảng ¾ số bài đó được chọn in kỉ yếu.
- Trung bình mỗi quyển kỉ yếu dày 900 trang.
- Số bài bị từ chối sau thẩm định ngày càng tăng.
- Số bài trình bày tại hội thảo ngày càng tăng.
- Tiểu ban Mỗi lần Hội thảo có 4 tiểu ban.
- Tiểu ban 1: (linh hoạt) v 2 tiểu ban linh hoạt: 25% (khuyến khích.
- Tiểu ban 2: (linh hoạt.
- Tiểu ban 3: Nghiên cứu Hán Nôm (cố định) v 2 tiểu ban cố định: 75% số bài in kỉ yếu • Tiểu ban 4: Tư liệu Hán Nôm (cố định) Năm Tiểu ban linh hoạt (10) Số bài - TB 1: Nghiên cứu di sản Hán Nôm miền Trung Việt Nam 10 2017 - TB 2: Nghiên cứu Hán văn trên Nam Phong (nhân 100 năm thành lập Tạp chí Nam 8 Phong) và những vấn đề Hán Nôm đầu thế kỉ 20 - TB 1: Nghiên cứu di sản Hán Nôm Nam Bộ 6 2018 - TB 2: Di sản Hán Nôm với khoa học công nghệ hiện đại 3 - TB 1: Khoa cử Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm (nhân 100 năm bãi bỏ chế độ khoa cử) 9 2019 - TB 2: Mộc bản Việt Nam và văn hóa in ấn truyền thống ở Đông Á 6 - TB 1: Đóng góp của Viện Nghiên cứu Hán Nôm với ngành Hán Nôm (nhân 50 6 2020 năm thành lập Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 1970-2020.
- TB 2: Nghiên cứu tài liệu Hán Nôm làng xã ở các địa phương 16 - TB 1: Phật giáo Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm 6 2021 - TB 2: Bia hậu và tục thờ hậu ở Việt Nam 6 Tổng 676 4.
- Nội dung các tham luận: Ưu tiên “tư liệu gốc.
- PHƯƠNG PHÁP LÀ NHẤT THỜI, TƯ LIỆU LÀ MÃI MÃI.
- Hội thảo chấp nhận những bài dịch hoặc tổng thuật các công bố bằng tiếng nước ngoài có nội dung liên quan đến lĩnh vực Hán Nôm, hoặc cập nhật được các thông tin quan trọng của lĩnh vực Hán học trên thế giới.
- Nhìn chung các tham luận đã cho thấy ngày càng có sự tăng cường hàm lượng khoa học cũng như mức độ đầu tư tâm sức của các tác giả.
- Thẩm định, phản biện kín, biên tập Thẩm định hiển danh, mỗi bài có 1 người đọc thẩm định.
- Từ 2019~: Thẩm định ẩn danh (peer review, phản biện kín), mỗi bài có 2 người thẩm định, xoá thông tin tác giả bài viết.
- loại A: xuất bản, không cần sửa chữa § loại B: xuất bản, sửa chữa ít § loại C: xuất bản, sửa chữa nhiều § loại D: không nhận tham dự hội thảo (không xuất bản trong kỉ yếu.
- 9 • Quy trình tổ chức ngày càng chặt chẽ theo tinh thần khoa học.
- Quy trình này yêu cầu cả người tổ chức và người tham gia cần có sự thay đổi ít nhiều để thích ứng với yêu cầu của học thuật đương đại.
- Tổ chức sự kiện Hội thảo năm 2021 • Dự kiến tổ chức hội thảo gặp mặt trực tiếp ngày 27/8.
- Thực tế: tổ chức theo hình thức bán trực tuyến ngày 01/10 (lùi hơn 1 tháng.
- Chúng tôi mong muốn nhận được những góp ý tích cực của quý vị về việc tổ chức Hội thảo và công tác xuất bản kỉ yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng khoa học của Hội thảo, góp phần thúc đẩy các bình diện công tác trong lĩnh vực Hán Nôm