intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thiết chế quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. Đánh giá thực trạng chính sách pháp luật và quản lý nhà nước ở Việt Nam về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM KIM LONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM KIM LONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM Ngành : Luật học Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số : 8380101.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Hải Đăng Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tiến sĩ Mai Hải Đăng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ đầy quý báu đó. Tác giả luận văn Phạm Kim Long
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Mai Hải Đăng. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngƣời cam đoan Phạm Kim Long
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI ..... 7 1.1. Khái niệm ......................................................................................... 7 1.2. Nguồn pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới ..................................................................................... 10 1.2.1 Tập quán quốc tế .................................................................................... 10 1.2.2. Điều ước quốc tế ................................................................................... 11 1.3. Các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật quốc tế về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới ..................................................... 14 1.3.1. Nguyên tắc tự do giao thông trên sông xuyên biên giới ....................... 15 1.3.2. Nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn nước xuyên biên giới................................................................................................................... 17 1.3.3. Nguyên tắc không gây thiệt hại đáng kể ............................................... 20 1.3.4. Nguyên tắc hợp tác quốc tế ................................................................... 23 1.3.5. Nguyên tắc bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái các nguồn nước xuyên biên giới................................................................................................................... 25 Kết luận chƣơng I ............................................................................... 26 CHƢƠNG II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI ... 27 2.1. Quy định về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới trong các điều ước quốc tế .................................................................... 28 2.1.1. Quy định trong các điều ước quốc tế phổ cập toàn cầu ....................... 28 2.1.2. Quy định trong các điều ước quốc tế song phương và khu vực........... 34 2.2. Các thiết chế quốc tế đảm bảo và giải quyết các vấn đề về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới .......................................... 42 2.2.1. Chương trình và tổ chức quốc tế trực thuộc Liên hợp quốc ................. 42 2.2.2. Các thiết chế được thành lập theo các Điều ước quốc tế ..................... 44 2.3. Vấn đề chủ quyền quốc gia trong thực thi các điều ước quốc tế về nguồn nước sông xuyên biên giới .......................................................... 52
  6. Kết luận chƣơng 2 ............................................................................... 55 CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ KHAI THÁC, BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI CHO VIỆT NAM .......................................................................................... 58 3.1. Các nguồn nước sông xuyên biên giới ở Việt Nam ........................ 58 3.2. Các điều ước quốc tế về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới mà Việt Nam là thành viên ..................................................... 61 3.3. So sánh các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới .................................. 67 3.4. Chính sách, pháp luật Việt Nam về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới ............................................................................. 69 3.4.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ................................... 69 3.4.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước .................................................... 70 3.5. Thực trạng về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới ở Việt Nam ............................................................................................... 77 3.5.1. Thực trạng các lưu vực sông xuyên biên giới ở Việt Nam .................... 77 3.5.2. Một số tồn tại và hạn chế về hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật .......................................................................................................... 80 3.5.3. Một số tồn tại và hạn chế về hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý lưu vực sông............................................................................. 81 3.5.4. Một số tồn tại và hạn chế về quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông ................................................................................................................. 82 3.6. Đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam .................................... 82 3.6.1. Đề xuất, kiến nghị về chính sách, pháp luật và quản lý nhà nước ....... 82 3.6.2. Đề xuất, kiến nghị về hợp tác quốc tế ................................................... 83 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................... 86 KẾT LUẬN .......................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 91
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEM : The Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu BĐKH : Biến đổi khí hậu ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ECOSOC : United Nations Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc ILA : International Law Association Hiệp hội Luật Quốc tế ILC : International Law Commission Ủy ban Luật Quốc tế của Liên hợp quốc IPU : Inter-Parliamentary Union Liên minh Nghị viện thế giới MRC : Mekong River Commission Ủy hội sông Mê Công UNECE : United Nations Economic Commission for Europe Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc UNEP : United Nations Environment Programme Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên nước là thành phần cơ bản quyết định sự sống trên trái đất. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và tưởng chừng vô hạn này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt, đe dọa sự sinh tồn của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Bên cạnh đó, nhận thức và ứng xử của con người với nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này còn nhiều bất cập càng làm cho nguy cơ nêu trên có xu hướng gia tăng. Bản Báo cáo Viễn cảnh Môi trường Toàn cầu của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã dự báo rằng rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ không đáp ứng được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) liên quan tới nước nếu các xu hướng kém bền vững hiện nay vẫn tiếp tục. Bản báo cáo cũng dự báo sẽ có khoảng 1,8 tỉ người phải sống ở các quốc gia hay các khu vực mà đến năm 2025 chắc chắn sẽ khan hiếm nước và khoảng 2/3 số dân thế giới có thể sẽ phải chịu áp lực về nước. Hơn thế nữa, chất lượng cũng như số lượng các nguồn nước ngọt trên thế giới ngày càng suy giảm do các hoạt động của con người cũng như biến đổi khí hậu. Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu đã xác nhận rằng các nguồn nước ngọt rất dễ bị tổn hại và có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, gây nên những hậu quả trên diện rộng đối với xã hội cũng như hệ sinh thái của con người. Việt Nam có 2.360 con sông thuộc 16 lưu vực sông. Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt của nước ta xuất phát từ các quốc gia khác. Hệ thống sông Hồng có 50% nguồn nước xuất phát từ Trung Quốc. Hệ thống sông Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 10% nguồn nước được hình thành từ nội địa, trong khi 90% nguồn nước còn lại được hình thành tại Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Hệ thống sông Mã, sông Cả đều có 40% lưu vực phía thượng nguồn nằm trên lãnh thổ Lào. Hệ thống sông Đồng Nai cũng có 15% lưu vực phía thượng nguồn là Campuchia [1]. 1
  9. Với đặc điểm như vậy, Việt Nam cực kỳ nhạy cảm với mọi hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước từ phía thượng lưu. Chỉ riêng hệ thống sông Hồng - Thái Bình và sông Cửu Long đã chiếm 50% diện tích cả nước, đóng góp 75% tài nguyên nước quốc gia. Việc xả lũ của các hồ thủy lợi và đập thủy điện từ thượng nguồn sông Hồng phía lãnh thổ Trung Quốc hoàn toàn gây bất lợi cho phía Việt Nam, mặc dù hiện tại đã có cơ chế chia sẻ số liệu quan trắc mực nước sông, lưu lượng nước giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai (Việt Nam), nhưng không thông báo có xả lũ hay không. Chính vì phía Trung Quốc chia sẻ thông tin rất hạn chế nên sẽ rất khó để Việt Nam đưa ra cảnh báo và đối phó kịp thời khi xảy ra sự cố xả lũ. Do Trung Quốc kiểm soát tới 50% nguồn nước trên lưu vực sông Hồng, Việt nam nên có những giải pháp hợp tác với Trung Quốc để yêu cầu nước bạn cần có trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ thông tin về việc sử dụng nguồn nước trong thủy điện và thủy lợi, chưa kể đến kiểm soát ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt thải ra nguồn nước trên lãnh thổ Trung Quốc trước khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam. Phía thượng nguồn sông Mê Công thuộc tiểu lưu vực phía Trung Quốc có 8 đập thủy điện đã và đang xây dựng. Tiểu lưu vực của Thái Lan, Lào và Campuchia có 19 đập thủy điện đã và đang được quy hoạch xây dựng [1]. Các tác động cơ bản do hoạt động phía thượng nguồn gây ra trên dòng Mê Công tại đồng bằng sông Cửu Long là gây thiếu hụt phù sa, xói lở đất, hạn hán và xâm nhập mặn, suy giảm nguồn lợi thủy sản. Điều này đã được thấy rõ trong thực tế cũng như các nghiên cứu về tác hại của các đập thủy điện phía thượng lưu sông Mê Công do các tổ chức như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện. Mặc dù Trung Quốc và Myanmar nằm ở thượng nguồn, nơi đã chiếm hơn 50% chiều dài dòng sông nhưng họ không tham gia Ủy hội sông Mê Công quốc tế, trong khi bốn quốc gia thành viên lại ở hạ nguồn là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam không phải lúc nào cũng thống nhất hành động. 2
  10. Việt Nam với vị trí quốc gia cuối nguồn, bị ảnh hưởng lớn nhất từ các hoạt động phát triển thượng nguồn, cần đóng vai trò then chốt trong việc đề xuất các giải pháp cũng như đi đầu trong việc thực hiện các cam kết với các đối tác trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC). Ngoài ra, các nước trên lưu vực sông Mê Công mặc dù bỏ phiếu thuận khi thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vào mục đích phi giao thông thủy (Công ước New York 1997) nhưng hiện chỉ có Việt Nam tham gia Công ước. Xuất phát từ tình hình thực tế và tính cấp thiết của vấn đề, học viên đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới và một số khuyến nghị cho Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua quá trình thu thập tài liệu cho đề tài này, tác giả Luận văn nhận thấy vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới đã và đang được quan tâm nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên các quy định của pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và hoàn thiện. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trong nước về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới như: Nguyễn Trường Giang, Cơ sở pháp lý bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Trường Giang (2010), Luật về sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội; Phạm Khang (2010), Đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới và triển vọng áp dụng cho khu vực hạ lưu sông Mê Công, Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam; Thanh Tâm (2010), Tài nguyên nước Việt Nam trong mối liên hệ với các sông xuyên biên giới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Thu Hương (2014), Quản lý nguồn nước xuyên biên giới còn nhiều thách thức, Cục quản lý tài ngyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Lê 3
  11. Đình Thành (2015), Nghiên cứu các mâu thuẫn xuyên biên giới trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Srêpok, Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, Trường Đại học Thủy lợi; số 51 (12/2015); Nguyễn Văn Giàu (2015), Thực thi các cam kết khu vực và quốc tế là phương thức hiệu quả nhất thúc đẩy hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng nước hợp lý và công bằng (Phát biểu tại Ủy ban thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính, Thương mại, Đại hội đồng IPU – 132); Phương Tâm (2015), Bài học bảo vệ môi trường sông Rhine thành công nhờ sức mạnh hợp tác xuyên biên giới, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 6/2015; Hải Yến (2016), Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở Châu Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2016; Nguyễn Minh Quang (2017), "Cuộc chiến nguồn nước" trên dòng Mê Công và nguy cơ Việt Nam, Đại học Cần Thơ; Minh Trang (2018), Đảm bảo an ninh nguồn nước xuyên biên giới tại lưu vực sông Mê Công, Báo Tài nguyên và Môi trường. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Patricia Wouters (2013), International Law – Facilitating Transboundary Water Cooperation, Global Water Partnership Technical Committee (TEC); Sylvia Bankobeza (2016), International Agreements on Trans-boundary Natural Resource, UNEP; Mike Douglass (2013), Cross-border water governance in Asia, University of Hawaii at Manoa; Anikó Raisz - János Ede Szilàgyi (2017), Cross border issues of the Hungarian water resources, Quarterly Journal of Environmental Law. Qua tìm hiểu nội dung các công trình nghiên cứu có thể nhận thấy, các tài liệu trên đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nước sông xuyên biên giới, về hợp tác trong khai thác sông Mê Công, về việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới. Tuy nhiên, từng công trình nghiên cứu trên chưa có tính hệ thống và cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý về nguồn nước sông xuyên biên giới, đặc biệt các vấn đề pháp lý có liên quan đến Việt Nam. 4
  12. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới cho Việt Nam. 3.1.2. Mục tiêu cụ tiêu cụ thể Tổng hợp, làm rõ các điều ước quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các thiết chế quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. Đánh giá thực trạng chính sách pháp luật và quản lý nhà nước ở Việt Nam về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới, từ đó đề xuất các khuyến nghị về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới cho Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản như nguồn nước sông xuyên biên giới, lưu vực sông xuyên biên giới, các loại nguồn pháp luật quốc tế và các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. - Tổng hợp, phân tích các điều ước quốc tế quan trọng, các thiết chế quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới và làm rõ vấn đề chủ quyền quốc gia trong việc thực thi các điều ước quốc tế về nguồn nước xuyên biên giới. - Phân tích, so sánh một số điều ước quốc tế toàn cầu và khu vực mà Việt Nam là thành viên. Đánh giá thực trạng chính sách pháp luật và quản lý nhà nước ở Việt Nam về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. - Đề xuất một số khuyến nghị về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới cho Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là những quy định của pháp 5
  13. luật quốc tế và Việt Nam liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông của một số lưu vực sông xuyên biên giới lớn trên thế giới và ở Việt Nam là lưu vực sông Mê Công. Về thời gian: Luận văn hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới từ trước đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Các nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận văn dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu pháp lý truyền thống như thu thập số liệu, thống kê, kế thừa, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp và so sánh luật. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I. Một số vấn đề lý luận pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới Chương II. Quy định của pháp luật quốc tế về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới Chương III. Đề xuất một số khuyến nghị về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới cho Việt Nam 6
  14. CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI Để đạt được mục tiêu của luận văn, Chương 1 tập trung phân tích một số vấn đề lý luận pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn nước xuyên biên giới. Cụ thể, Chương 1 tập trung làm sáng tỏ các khái niệm nguồn nước sông xuyên biên giới, lưu vực sông xuyên biên giới, các loại nguồn pháp luật quốc tế và các nguyên tắc trong hệ thống pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. 1.1. Khái niệm Vào thế kỷ 16, luật gia nổi tiếng người Hà Lan – Hugo Grotius, người được coi là cha đẻ của luật pháp quốc tế hiện đại, đã đưa ra quan điểm rằng “các nguồn nước xuyên biên giới là các dòng sông xuyên biên giới chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia”. Đến thế kỷ 19, khái niệm các nguồn nước xuyên biên giới được mở rộng để bao gồm không những các con sông mà cả các hồ quốc tế như được nêu trong Định ước cuối cùng của Hội nghị Viên năm 1815 [7, Điều 108]. Tuy nhiên, sông và hồ quốc tế được đề cập ở đây chỉ hạn chế trong phạm vi các sông, hồ quốc tế có thể giao thông được [27]. Sau này, khái niệm nguồn nước xuyên biên giới được mở rộng hơn nữa bao gồm cả các nhánh, các kênh đào nối với dòng chính của các sông hoặc hồ đó. Tuy vậy, khái niệm trên không bao gồm nước ngầm mà chỉ bao gồm nước mặt của nguồn nước xuyên biên giới đó. Theo Quy tắc Helsinki 1966 về các loại hình sử dụng nước sông xuyên biên giới, khái niệm “lưu vực sông xuyên biên giới” được định nghĩa là một vùng địa lý nằm trên lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia được xác định bởi ranh giới lưu vực của hệ thống các nguồn nước, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm cùng chảy vào điểm cuối chung [2, Điều 2]. Theo Quy tắc này thì khái niệm nguồn nước xuyên biên giới rộng hơn trước kia, nó bao gồm toàn 7
  15. bộ dòng chính, dòng nhánh, hồ, kênh đào, nước ngầm trong cả lưu vực của một nguồn nước xuyên biên giới. Quy tắc Helsinki đã xem xét lại cơ bản khái niệm nguồn nước xuyên biên giới và lưu vực sông xuyên biên giới. Theo Quy tắc thì Lưu vực sông xuyên biên giới được hiểu là khu vực địa lý được thống nhất bởi các yếu tố thủy văn có liên quan chặt chẽ đến sông. Phạm vi không gian của một lưu vực sông không chỉ giới hạn trên dòng chính mà còn mở rộng tới các phụ lưu, hồ chứa nước, rừng và các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông. Quốc gia lưu vực được xác định là một quốc gia mà lãnh thổ của nó bao gồm một phần của lưu vực sông xuyên biên giới, do đó, một quốc gia có thể không phải là quốc gia ven sông của một dòng chính lưu vực nhưng vẫn có thể là quốc gia lưu vực. Mặc dù có nhiều ý kiến ủng hộ khái niệm “lưu vực sông xuyên biên giới” này, tuy nhiên, một vấn đề đặt ra cũng được nhiều người quan tâm là khái niệm này nhấn mạnh đến các vùng đất trong lưu vực và nhiều ý kiến cho rằng các vùng đất này của lưu vực cũng có thể bị điều chỉnh bởi luật về các nguồn nước xuyên biên giới [34]. Khái niệm “Nguồn nước” được định nghĩa trong Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vào mục đích phi giao thông thủy (Công ước New York 1997) là một hệ thống nước mặt và nước ngầm, kết nối thành một thể thống nhất và thường chảy vào một điểm cuối chung trên cơ sở các mối quan hệ kết nối tự nhiên của chúng, và “nguồn nước xuyên biên giới” là nguồn nước có các phần nằm trên lãnh thổ các quốc gia và được chia sẻ giữa hai hay nhiều quốc gia [6, Điều 2]. Theo đó, khái niệm nguồn nước được định nghĩa hẹp và không bao gồm các túi nước ngầm. Công ước Helsinki 1992 về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ xuyên biên giới (Công ước Helsinki 1992) định nghĩa khái niệm “Nguồn nước xuyên biên giới” là bất kỳ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm chảy qua hoặc nằm trên biên giới giữa hai hay nhiều quốc gia [5, Điều 1]. Khái niệm này được định nghĩa khá rộng, đối tượng áp dụng trong phạm 8
  16. vi Công ước bao gồm không chỉ nước mặt, nước ngầm, mà cả các túi nước ngầm và không nhắc đến phần lãnh thổ lưu vực sông của mỗi quốc gia. Ngoài ra, một số học giả cũng cho rằng nguồn nước xuyên biên giới là các sông, suối, hồ và những tầng nước ngầm có mối quan hệ vật lý với nước mặt chảy qua hay nằm trong lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia [19]. Theo Luật Tài nguyên nước 2012 của Việt Nam thì khái niệm “nguồn nước” được định nghĩa là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác (Điều 2). Luật này có định nghĩa nguồn nước xuyên biên giới nhưng một số điều luật lại sử dụng thuật ngữ sông xuyên biên giới, sông xuyên biên giới. Nguồn nước xuyên biên giới được định nghĩa là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng. “Lưu vực sông” là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển. “Lưu vực sông xuyên biên giới” được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông như sau: Lưu vực sông xuyên biên giới là lưu vực sông có một hay nhiều nguồn nước xuyên biên giới. Có thể thấy, hiện nay, khái niệm nguồn nước xuyên biên giới chưa được sử dụng một cách thống nhất trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như ở Việt Nam. Khái niệm nguồn nước theo pháp luật Việt Nam mang tính chất liệt kê nhiều nhưng chưa thực sự đầy đủ và khái niệm nguồn nước xuyên biên giới đã bị thu hẹp rất nhiều vì nguồn nước này phải liên quan trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam. Do đó, trong phạm vi của luận văn, khái niệm nguồn nước xuyên biên giới theo pháp luật quốc tế sẽ được dùng làm cơ sở lý luận, cụ thể là theo 9
  17. Công ước New York 1997. Ngoài ra, các thuật ngữ “nguồn nước quốc tế”, “nguồn nước xuyên biên giới”, “nguồn nước liên quốc gia” đều được dùng để chỉ nguồn nước sông (nước bề mặt) có các phần nằm trên lãnh thổ các quốc gia và được chia sẻ giữa các quốc gia. 1.2. Nguồn pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nƣớc sông xuyên biên giới Pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới được hiểu là một bộ phận của Luật quốc tế, nó là tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc khai thác và bảo vệ các nguồn nước sông xuyên biên giới. Sự khác biệt về vị trí địa lý, chính trị cùng với sự xung đột về lợi ích và nhận thức giữa các quốc gia cùng chia sẻ nguồn nước sông xuyên biên giới tất yếu dẫn đến các cuộc tranh chấp về sử dụng nguồn nước. Do đó, sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế về khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài giữa các quốc gia trong việc sử dụng nguồn nước sông xuyên biên giới mà họ cùng chia sẻ. Pháp luật quốc tế về khai thác, bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới có các loại nguồn là tập quán quốc tế, điều ước quốc tế, các nguyên tắc chung của luật quốc tế và các nguồn bổ trợ khác như các phán quyết của tòa án và quan điểm của các học giả nổi tiếng (theo Điều 38 Quy chế của Tòa án quốc tế quy định các loại nguồn mà Tòa án có thể áp dụng). Tuy nhiên, phạm vi luận văn chỉ tập trung đến hai loại nguồn chính đó là các tập quán quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn nước sông xuyên biên giới. 1.2.1 Tập quán quốc tế Trước kia, các dòng sông xuyên biên giới (tiếp giáp giữa các quốc gia) 10
  18. đã được nhiều quốc gia sử dụng để phân định các đường biên giới giữa các quốc gia có chủ quyền. Trải qua một quá trình lâu dài, các quy phạm tập quán quốc tế về lĩnh vực này đã được hình thành và phát triển. Các tập quán quốc tế được hình thành trong quá trình các quốc gia sử dụng sông xuyên biên giới vào mục đích hoạch định biên giới quốc gia đã được công nhận rộng rãi trong thực tiễn ở nhiều quốc gia. Việc hoạch định biên giới theo hai bờ sông xuất hiện từ thời kỳ Trung cổ, thực tiễn này được áp dụng lần đầu tiên để xác định biên giới trên sông Rhine giữa vương quốc Gaul (Pháp) và Đức vào thế kỷ 17 [28, tr202]. Ngoài ra còn có Hoạch định biên giới theo một bên bờ sông (Hiệp ước Osnabruck năm 1948 về việc xác định biên giới trên sông Oder); Hoạch định biên giới theo trung tuyến giữa hai bờ sông (Hiệp định năm 1763 liên quan đến sông Mississippi ký giữa Anh, Pháp và Tây Ban Nha [28, tr203]; Hiệp ước năm 1960 về biên giới giữa Trung Quốc và Myanma [12]; Hiệp ước năm 1962 về biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ [11] và Hoạch định biên giới theo đường rãnh sâu của sông (Hiệp ước Luneville năm 1801 giữa Pháp và Đức). 1.2.2. Điều ước quốc tế Bên cạnh những tập quán quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong lĩnh vực hoạch định biên giới thì các điều ước quốc tế song phương và đa phương về sử dụng các nguồn nước được chia sẻ giữa hai hay nhiều quốc gia vào mục đích giao thông và phi giao thông thủy cũng đã được hình thành. Theo số liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hệ thống điều ước quốc tế về nguồn nước xuyên biên giới ghi nhận có khoảng 400 điều ước được thông qua kể từ năm 1820 và hệ thống điều ước ở mỗi khu vực lại có sự khác nhau [38]. Các điều ước quốc tế về sử dụng sông xuyên biên giới vào mục đích giao thông thủy được ký kết ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, có thể kể đến như: 11
  19. (1) Châu Âu có 64 lưu vực sông xuyên biên giới, trong đó có 45 lưu vực sông được điều chỉnh bằng các điều ước quốc tế: Công ước Barcelona năm 1921 về giao thông thủy quốc tế; Hiệp ước Paris năm 1856 cho sông Danube; Định ước cuối cùng của Hội nghị Viên 1915 áp dụng cho sông Rhine, sông Main, sông Meuse và sông Mosselle; Một số điều khoản của Hiệp ước Versailles năm 1919 cho sông Rhine, sông Elbe, sông Oder và sông Mosselle; Công ước năm 1948 về sông Danube; Công ước Manheim năm 1968 cho sông Rhine; Chỉ thị Khung về nước tại Châu Âu và Công ước Helsinki năm 1992 về bảo vệ và sử dụng các sông xuyên biên giới và các hồ quốc tế… (2) Châu Phi có 59 lưu vực sông nhưng chỉ có 19 sông việc quản lý được điều chỉnh bằng các điều ước quốc tế: Hiệp ước Berlin về sông Congo; Hiệp ước Niamey ký giữa các quốc gia lưu vực sông Niger năm 1964; Công ước năm 1972 về quy chế sông Senegal; Nghị định thư sửa đổi về các nguồn nước chia sẻ của Cộng đồng Phát triển Nam Phi năm 1995; Hiệp định về khung hợp tác châu thổ Sông Nin năm 2009… (3) Châu Mỹ - Latin có 79 lưu vực sông xuyên biên giới với 55 lưu vực sông được điều chỉnh theo các điều ước quốc tế: Hiệp định năm 1975 về Quy chế sông Uruguay được ký giữa Argentina và Uruguay; Hiệp định về chất lượng nước các hồ lớn giữa Ca-na-đa và Mỹ năm 1978… (4) Châu Á có 57 lưu vực sông xuyên biên giới với 25 lưu vực sông được điều chỉnh bằng điều ước quốc tế: Công ước năm 1954 về giao thông từ cảng Phnom Penh đến cảng Sài Gòn; Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông năm 1995; Hiệp định phân chia nguồn nước Pakistan năm 1991; Hiệp định về phân bổ nước sông Hằng giữa Ấn Độ và Bangladet năm 1977; Hiệp định khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tự do đi lại của tàu thuyền ở cửa sông Ka Long (Bắc Luân) giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2015… 12
  20. Nhìn chung, đối với các dòng sông xuyên biên giới thì việc sử dụng chúng vào mục đích giao thông thủy chủ yếu phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, đồng thời cũng phụ thuộc vào quy chế của các dòng sông xuyên biên giới đó. Thực tế cho thấy, các quốc gia liên quan có thể thỏa thuận cho phép công dân của họ được quyền đi lại tự do trên các dòng sông xuyên biên giới. Bên cạnh đó, các dòng sông xuyên biên giới còn được sử dụng vào các mục đích phi giao thông như: sử dụng nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, phục vụ đời sống của con người và các mục đích phi giao thông khác. Năm 1997, Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vào các mục đích phi giao thông thủy (Công ước New York 1997) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, đây được coi là một trong những phát triển mới và quan trọng nhất của luật pháp quốc tế về sử dụng nguồn nước được chia sẻ giữa hai hay nhiều quốc gia. Ngày 19 tháng 5 năm 2014, Việt Nam đã thông qua Công ước này và trở thành thành viên thứ 35 (và là quốc gia duy nhất ở lưu vực sông Mê Công) của Công ước và nhờ đó Công ước đã chính thức có hiệu lực vào ngày 17 tháng 8 năm 2014. Công ước New York 1997 hiện là “luật về nguồn nước xuyên biên giới bao quát toàn diện nhất và là pháp điển quan trọng nhất” [25], được xem là một nguồn trọng yếu của luật quốc tế ở cấp toàn cầu về quản trị việc sử dụng các dòng sông xuyên biên giới. Công ước được công nhận rộng rãi là một bộ pháp điển của những quy tắc và nguyên tắc/quy trình thủ tục quan trọng trong luật nước xuyên biên giới và “việc Công ước có hiệu lực là dấu hiệu cho các quốc gia hiểu được tính ưu việt của các nguyên tắc và tầm quan trọng của việc tuân thủ chúng” [24]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2