« Home « Kết quả tìm kiếm

Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


Tóm tắt Xem thử

- Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Ngữ văn 11.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.
- Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn..
- Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng.
- Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết).
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy..
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước.
- Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế: Tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết nhân sự kiện ngày 16 - tháng 2 - năm 1861, tại đồn Cần Giuộc, do căm phẫn với sự ngang ngược, bạo tàn của thực dân Pháp nên các nghĩa sĩ nông dân đã cùng nhau nổi dậy tập kích phá đồn.
- Tuy nhiên, do sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, vũ khí nên có đến gần 20 nghĩa sĩ hi sinh trong trận chiến này.
- Nguyễn Đình Chiểu đã nhận lệnh của tuần phủ Gia Định viết bài văn tế để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ..
- Nội dung chính bài văn tế: Bài văn tế là khúc ca đầy bi tráng của thời kì đau thương mà hào hùng của dân tộc.
- ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất, lòng yêu nước của các nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì nghĩa lớn đồng thời khích lệ ý chí quyết tâm đánh giặc, tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.