« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh Hưởng Của Nho Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Ảnh hưởng của Nho giáo trong văn hóa Việt NamCập nhật 08:46 ngày Văn hóa.
- Với lịch sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam, trong đó có hai giai đoạn chiếmđịa vị độc tôn là Hậu Lê và Nguyễn sơ Nho giáo đã tác độngmạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam.
- Nho giáo tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trêntrong xã hội, nhưng không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới.
- Đối với văn hóatinh thần, Nho giáo góp phần làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, bêncạnh dòng văn hóa dân gian gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộcngười.
- Nho giáo làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa mộtphần đáng kể, đồng thời kìm hãm, gây hại cho nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, cảtrong lĩnh vực văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất.
- Nho giáo càng đạt tới tột đỉnh quyềnuy thì đất nước Việt Nam càng suy yếu, văn hóa Việt Nam càng suy thoái.
- Và cuối cùng,trước nạn vong quốc cuối thế kỷ XIX, Nho giáo đã bất lực và tàn lụi.1.
- Đặt vấn đềHơn một trăm năm qua kể từ khi Nho giáo suy vong, vấn đề Nho giáo trong văn hóa Việt Namđã được bàn nhiều.
- Các nhà nghiên cứu Nho giáo thời trước có Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim,Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm, Ngô Tất Tố, Nguyễn Duy Cần, Kim Định.
- và các khía cạnhđược nói nhiều vẫn là tư tưởng, giáo dục, văn học của Nho giáo và Nho giáo Việt Nam.
- Khíacạnh chưa được bàn nhiều là tác dụng thực tiễn của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam, tức làNho giáo hiện thực và quan hệ tương tác của nó đối với văn hóa Việt Nam.
- Một vấn đề văn hóathực tiễn như vậy có thể được xem xét từ góc nhìn Văn hóa học.Để tiếp cận vấn đề này, chúng tôi vận dụng lý thuyết về hệ thống văn hóa.
- Theo đó, chúng tôixem văn hóa tộc người là một hệ thống bao gồm ba yếu tố là chủ thể văn hóa, hoạt động văn hóavà đặc trưng văn hóa.
- Còn hoạt động văn hóa, bao gồm các lĩnh vực hoạt động thựctiễn khác nhau của chủ thể văn hóa được quy thuộc vào hai nhóm: văn hóa vật thể (cũng gọi làvăn hóa vật chất), và văn hóa phi vật thể (cũng gọi là văn hóa tinh thần).
- Hệ thống văn hóa ấy tồntại trong một môi trường văn hóa hợp thành từ hai nhân tố: không gian văn hóa và giao lưu tiếpbiến văn hóa.
- Trong hệ thống văn hóa ấy, Nho giáo là một bộ phận có tư cách lưỡng phân: vừa làbộ phận của văn hóa tinh thần và có quan hệ tương tác mật thiết với các hoạt động văn hóa tinhthần, vừa là bộ phận hợp thành chủ thể văn hóa và có quan hệ tương tác mật thiết với các thuộctính của chủ thể văn hóa.Vậy, bàn về Nho giáo hiện thực và quan hệ tương tác của nó đối với văn hóa Việt Nam, trước hếtphải xem xét tác động qua lại giữa Nho giáo với các hoạt động văn hóa tinh thần và với cácthuộc tính của chủ thể văn hóa Việt Nam.2.
- Những tác động tích cực chủ yếu của Nho giáo đối với văn hóa Việt NamTính từ khi bắt đầu du nhập cho đến lúc suy vong, Nho giáo đã có lịch sử 1900 năm truyền bá ởViệt Nam.
- Thời Bắc thuộc, trong những thế kỷ đầu công nguyên, các quan cai trị người Hán nhưTích Quang (1 - 5), Nhâm Diên Sĩ Nhiếp Đỗ Tuệ Độ (đầu thế kỷ V) đã rasức truyền bá Nho giáo ở Giao Châu.
- Cũng trong thời kỳ này, các đoàn người Hán di thực và tịnạn nối tiếp nhau kéo xuống Giao Châu, mang theo văn hóa Hán.
- Tuy nhiên, đây là thời kỳ màvăn hóa Việt - Mường đã đạt tới những thành tựu đỉnh cao, có sức mạnh văn hóa nội tại, và cókhả năng chọn lọc, chuyển hóa những yếu tố văn hóa mới du nhập để bồi bổ cho sức mạnh vănhóa nội tại của mình.
- Trong khi đó, Nho giáo là công cụ củng cố thể chế nhà nước của quân xâmlược.
- Vì vậy, trải qua cả nghìn năm, Nho giáo vẫn không thâm nhập được vào văn hóa Việt -Mường.
- Cư dân Việt - Mường vẫn bảo tồn được văn hóa tộc người, ý thức tộc người, ý chí quậtcường và nhu cầu đấu tranh vì độc lập tự do.Phải đến thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ XI trở đi, Nho giáo mới được Nhà nước phong kiến chú trọngđề cao.
- Đến thời Hậu Lê, Nho giáo vươn lên chiếm địa vị độctôn trong văn hóa cung đình, đẩy Phật giáo và Đạo giáo xuống hàng tôn giáo dân gian.
- NhưngNho giáo có vị trí hàng “Quốc giáo” thật sự ở triều Nguyễn, một triều đại tập quyền tuyệt đối vàtriệt để khai thác đạo lý tam cương, ngũ luân của Nho giáo để bảo vệ tôn ti quân thần và quyềnthống trị vĩnh viễn của tông tộc nhà vua.
- Trên đỉnh cao quyền lực, Nho giáo đã phát tác tối đasức mạnh kìm hãm của nó, trở thành nguyên nhân sâu xa của tình trạng loạn lạc và trì trệ kéo dàisuốt thế kỷ XIX cho đến khi mất nước về tay Pháp.
- Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự suy tàn củanhà nước phong kiến và giai cấp phong kiến, Nho giáo đã không còn là ý thức hệ chính thống vàcũng không còn đóng vai trò một tôn giáo chính thống điều chỉnh hành vi và đạo đức như trướcnữa.
- Sự đột khởi của phong trào Duy Tân - Đông Du đã đóng cây đinh cuối cùngvào nắp quan tài của Nho giáo ở Việt Nam.Điểm sơ qua như vậy, có thể thấy rằng, giai cấp phong kiến Việt Nam thượng tôn Nho giáokhông chỉ do nhu cầu xây dựng quốc gia, mà còn vì và chủ yếu là vì Nho giáo có ích đối với việccai trị nhân dân.
- Vì vậy, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng bao giờ Nho giáo cũng là chiếc phaochống đắm của các triều đại phong kiến Việt Nam, kể từ khi vua Lý Thánh Tông dựng Văn Miếuở Thăng Long năm 1070, cho đến khi triều đình Huế ký Hòa ước Quý Mùi (năm 1883) giao chủquyền quốc gia cho Pháp.Do sự truyền bá chủ động và kiên trì của giai cấp phong kiến, trong thời trung đại, Nho giáo đãthẩm thấu vào một một bộ phận của chủ thể văn hóa Việt Nam là giai cấp quý tộc, quan lại vàtầng lớp nho sĩ, quan viên.
- Nho giáo cũng bén rễ vào một bộ phận văn hóa tinh thần của xã hội,làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống bên cạnh các hoạt động văn hóa tinh thầncủa dân gian.
- Bằng cách đó, văn hóa tinh thần của Việt Nam đã bị Hán hóa một phần.
- Cũng bằngcách đó, Nho giáo đã được Việt hóa một phần trong quá trình thâm nhập vào văn hóa Việt Nam.Do tác động từ Nho giáo nên sự phân hóa xã hội ở Việt Nam thêm sâu sắc, chủ thể văn hóa ViệtNam bị chia đôi.
- hình thành tầng lớp nho sĩ, giai cấp quý tộc, quan lại theo hình mẫu Nho giáo,tồn tại bên cạnh các giai cấp, tầng lớp sẵn có của xã hội Việt Nam xưa (nông dân, thợ thủ công,thương nhân).
- Còn các giai cấp, tầng lớplao động thì có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu vật chất cho các giai cấp, tầng lớp bên trên và chobản thân mình.Lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhà nho có phẩm hạnh, khí tiết cao cả, như Mạc Đĩnh Chi, ChuVăn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Trường Toản, Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức,Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành,Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huy Đức, Nguyễn Thức Tự, Khiếu Năng Tĩnh,Trần Đình Phong, Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Phan ChâuTrinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
- Những nhà nho này, dù lúc bình thời hay khi vậnnước gian nan, vẫn tỏ rõ khí tiết và phẩm hạnh, đồng thời có thái độ và hành động vì nước, vìdân.Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinhthần.
- Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ gia đình, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hánlàm hình thành chế độ gia đình phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành vớitruyền thống trọng nam đi đôi với trọng nữ của văn hóa dân gian.
- Trong gia đình, gia tộc, quốcgia, Nho giáo trực tiếp làm hình thành chế độ tông pháp, trao quyền thừa kế, thừa tự cho con traitrưởng chính dòng, song hành với tập quán trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai út của dângian.
- Trên bình diện quốc gia, Nho giáo là cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại Việt,bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân sự, quan chế, lương bổng.
- mô phỏng Trung Hoa,tồn tại song hành với tổ chức cộng đồng cấp làng quê ra đời từ thời Văn Lang - Âu Lạc.Về tín ngưỡng, nhà nho Việt Nam coi Nho giáo như là tôn giáo.
- gạt bỏ, bài xích các tôn giáokhác ngoại trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vàothiên mệnh, việc tế lễ, việc thờ cúng tổ tiên.
- Vì vậy, trong Nho giáo là tôn giáo của đàn ôngngười Việt, bên cạnh các tôn giáo dành cho các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu...Về phong tục, sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong tụcvòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma.
- Trong thời trung đại, các phong tụcnày đều lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực.
- Chính vì vậy mà cho đếnngày nay, vẫn còn nhiều người viết sách mô tả các phong tục và nghi thức ấy trong văn hóa ViệtNam hiện đại như thể chúng là bản sao của phong tục Trung Hoa trung đại! Thật ra, bên cạnhcác phong tục hôn nhân, phong tục tang ma theo hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán trướcđây, người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn giáo ở Việt Nam đều có cách thức riêngđể thực hiện các phong tục ấy.Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam trungđại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo hạch -thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã.
- Trong lịch sử 844 năm khoa cử Hán học ở Việt Nam nền giáo dục Nhogiáo đã tạo ra hàng nghìn ông Nghè, ông Cử, ông Tú mà trong số đó nhiều người đã nổi lênthành nhà văn hóa hay nhà khoa học, như nhà sử học Lê Văn Hưu, danh nhân văn hóa thế giớiNguyễn Trãi, nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Trạng Trình Nguyễn BỉnhKhiêm, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà bác học Lê Quý Đôn, thi hào Nguyễn Du, nhà báchọc Phan Huy Chú…Về văn học và nghệ thuật, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh nghĩa,chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú.
- các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các tác phẩmvăn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
- Những sản phẩm ấy làm thành dòng vănhọc nghệ thuật quan phương chính thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian, nghệthuật dân gian.Về ngôn ngữ và văn tự, quá trình tiếp biến văn hóa Hán nói chung, Nho giáo nói riêng đã để lạidấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam.
- Bộ phận từ vựng gốc Hán này bao gồm hầu hết các bình diện văn hóa mà cư dân Việt chịuảnh hưởng của văn hóa Hán, trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là các hoạt động văn hóa tinh thần:cách thức tổ chức xã hội cổ truyền (con người, họ tên, quan hệ thân tộc, tổ chức hành chính, tổchức quân sự, bộ máy quan lại.
- Quá trình tiếp biến văn hóaHán và Nho giáo trong ngôn ngữ ấy tồn tại song hành với quá trình bảo tồn ngữ âm, ngữ pháp, từvựng gốc Môn - Khơme, và tiếp biến các ngôn ngữ Tày, Chăm, Hoa, Khơme, Pháp trong tiếngViệt.Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và vì làphương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho, chữThánh hiền.
- Quá trình tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành vớiquá trình Việt hóa các văn tự ngoại lai.
- Từ khi ra đời dưới thời Trần, chữ Nôm, loại văn tự pháisinh từ chữ Hán, vừa được dùng để chuyển tải văn hóa dân gian, vừa được dùng để chuyển tảivăn hóa quan phương chính thống theo Nho giáo.
- Và đến đầu thế kỷ XX, với phong trào DuyTân - Đông Du, chữ Quốc ngữ, hình thành từ thế kỷ XVII, đã phát triển thành văn tự của toàndân, giúp chuyển tải những tư tưởng, tri thức mới, thoát ly Nho giáo.Như vậy, trong chặng đường hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa Hán của Việt Nam, Nho giáo đãthật sự tác động mạnh vào xã hội Việt Nam trong hai giai đoạn: Hậu Lê vàNguyễn sơ .
- Hai đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo và văn hóa Hán làchủ thể văn hóa và văn hóa tinh thần.
- Trong chủ thể văn hóa, Nho giáo đã tác động chủ yếu đếncác giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội, chứ không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới.Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo đã góp phần làm hình thành dòng văn hóa quan phươngchính thống, chứ không thay thế được dòng văn hóa dân gian vốn có một bề dày lịch sử gắn vớiý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộc người.
- Tức là, Nho giáo đã làm tách đôi kiếntrúc thượng tầng của xã hội Việt Nam, làm hình thành dòng văn hóa quan phương theo Nho giáo,song hành và đối lập với dòng văn hóa dân gian bản địa.
- Hai dòng văn hóa này dung hợp lẫnnhau, ảnh hưởng lẫn nhau.
- Nho giáo ở Việt Nam được Việt hóa một phần, khác với Nho giáo ởTrung Hoa.
- Văn hóa dân gian Việt cũng bị Nho giáo hóa một phần, nhiều phong tục gốc Hán vàgốc Việt tồn tại song song.
- Cho nên, sẽ rất sai lầm nếu quan niệm hoặc mô tả văn hóa Việt nhưmột bản sao của văn hóa Hán.Vả chăng, ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Hán đối với văn hóa Việt Nam cũng chỉ kéo dàiđến cuối thế kỷ XIX.
- Trong nền văn hóa Việt Nam đương đại, Nho giáo không còn là tôn giáo, ýthức hệ hay học thuyết chính thống, chỉ là tàn dư trong một số phong tục và nghi lễ.3.
- Những tác hại chính yếu của Nho giáo đối với văn hóa Việt NamBên cạnh những “đóng góp” mà tác dụng chủ yếu là làm cho văn hóa tinh thần của Việt Namthời trung đại bị Hán hóa một phần đáng kể, Nho giáo đã trực tiếp và gián tiếp gây hại cho nềnvăn hóa truyền thống của Việt Nam.
- Những tác hại này không chỉ xảy ra trong lĩnh vực văn hóatinh thần, mà cả văn hóa vật chất của đất nước Việt Nam.Trước hết là những tác hại trong lĩnh vực giáo dục.
- Trong thời Minh thuộc giặcMinh xóa bỏ nền độc lập của Đại Việt, hủy diệt triệt để tất cả các di sản văn hóa của các triều đạiLý - Trần, áp đặt nền giáo dục Tống nho cho nho sinh, nho sĩ Đại Việt.
- Lý do là vào đầu thế kỷXV, các nho gia đời Minh chưa xuất hiện, di sản được tôn sùng nhất của Nho giáo đương thời làTống nho, với các đại biểu lớn như Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hi.
- Saukhi Lê Thái Tổ giành lại độc lập, di sản văn hóa Lý - Trần chỉ còn là mảnh vụn, nên việc giáodục của triều Hậu Lê cũng phải dùng tài liệu của Tống nho.
- Nội dung tổng quát của nền giáo dục đó là lấy những tri thức xã hội và phương châm xửthế của hàng trăm, hàng nghìn năm trước và của một nền văn hóa khác, để làm khuôn vàng thướcngọc cho tư tưởng và cách hành xử của con người Việt Nam, bất kể những khác biệt của văn hóatộc người và những chuyển biến của thời đại.
- “Từ đời nhà Lê về sau, trải qua nhà Mạc,nhà Hậu - Lê trung - hưng và nhà Nguyễn, sự nho - học ở Việt - Nam tuy thật là thịnh, nhưnghọc - giả trong nước thường có cái sở đoản rất lớn, là phần nhiều chỉ học lối khoa - cử, vụ lấyvăn - chương để cầu sự đỗ đạt, chứ không có mấy người học đến chỗ uyên - thâm của Nho -giáo, để tìm thấy cái đạo - lý cao - xa, hoặc là đề - xướng lên cái học - thuyết nào thật có giá - trịnhư các nho - giả bên Tàu.
- là nhờ những dưỡng chất văn hóa mà nền giáo dục khoa cử, từ chương không cungcấp.Về chính trị, tư tưởng trung quân của Nho giáo khiến cho nhiều nho thần, nho sĩ Đại Việt đềudốc sức bảo vệ ngai vàng, khôi phục ngai vàng cho những dòng vua, những ông vua ăn hại, bùnhìn.
- Bao nhiêu đạo và đức mà bậcchính nhân quân tử cần phải có, chung quy lại đều không qua được cái đạo trung quân vô điềukiện.Về kinh tế, sự độc tôn Nho giáo đã kiềm hãm kinh tế Việt Nam, làm suy yếu các nguồn nội lực,là một trong những nguyên nhân làm cho Việt Nam mất nước.
- Do ý thức hệ Nho giáo, một sốnghề nghiệp trong xã hội Việt Nam đã bị coi khinh, mặc dù cần thiết, có ích cho cuộc sống củacon người như nghề xướng ca, nghề thương mại.
- Bước sang thời nhà Nguyễn, khi đất nước thốngnhất, ý thức hệ Nho giáo hoàn toàn thắng thế, chính sách “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏacảng” trở thành một thứ quốc sách, kìm hãm đất nước trong vòng lạc hậu đói nghèo, là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến mất nước về tay Pháp.Về xã hội, quan điểm bất bình đẳng của Nho giáo đã chà đạp phụ nữ Việt Nam xuống đất đen.“Đạo” mà Nho giáo dành cho người phụ nữ là đạo tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòngphu, phu tử tòng tử”.
- “Đức” mà Nho giáo dạy cho phụ nữ là tứ đức: “Công, dung, ngôn, hạnh”.Tất cả là để cho người phụ nữ làm tròn chức trách phục vụ đàn ông.
- Đã thế, nền giáo dục vàkhoa cử theo Nho giáo cũng chỉ dành cho nam giới.
- gần 100% phụ nữ Việt Nam bị gạt ra ngoài,chỉ được thụ hưởng giáo dục gia đình, giáo dục dân gian, rất hiếm người được học chữ, học hỏikiến thức qua Nho giáo.
- Việc của phụ nữ chỉ là “tề gia, nội trợ”, có thể kiêm thêm việc chạy chợ, chạy đồng,đầu tắt mặt tối, nhưng không vì thế mà địa vị trong gia đình, xã hội của họ được nâng lên.Về đối ngoại, ý thức hệ Nho giáo đã bóp méo nhãn quan người Việt đối với văn hóa Trung Hoa,văn hóa các tộc người lân cận.
- Đối với văn hóa Trung Hoa, nhà nho Việt Nam thường có cáinhìn tự ti, vong bản.
- Đối với các nền văn hóa bản địa, họ có cái nhìn trịnh thượng, tự tôn.
- Tuymột bộ phận nhà nho cũng có ý thức về cội nguồn dân tộc, ý thức về cái riêng của văn hóa dântộc, nhưng do ảnh hưởng của Nho giáo, trong một bộ phận nhà nho đã hình thành ý thức đồngnhất cội nguồn dân tộc Việt với cội nguồn dân tộc Hán, đồng nhất văn hóa Việt đã trải qua “giáohóa” với văn hóa Hán.
- Đối với họ, “văn hiến” đồng nghĩa với văn hóa Trung Hoa.
- Chính vì những lẽ trên, Nho giáo càng đạt tới tột đỉnh quyền uy thì đất nước Việt Nam càng suy yếu, văn hóa Việt Nam càng suy thoái.
- Tệ hại hơn nữa, là khi đụng độ với văn minh vật chất vượt trội của Phương Tây, nguy cơ mất nước đã gần kề, những đồ đệ trung thành của cửa Khổng sân Trình vẫn còn bám vào những tư tưởng “siêu việt” của Nho giáo để dè bỉu bọn “Tây di”, từ chối các yêu cầu cải cách, duy tân.
- Trước nạn vong quốc, Nho giáo đã bất lực và tàn lụi.
- Khi Việt Nam trở thành thuộc địa và đất bảo hộ của thực dân, Nho giáo trở thành đống rác cũ, nhưng vẫn được chế độ thực dân bán phong kiến lưu dụng để tiếp tay cho chúng nô dịch nhân dân.
- Phải đến đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân - Đông Du do các trí thức Nho học và Tây học khởi xướng mới thật sự kết liễu số phận của Nho giáo, mở ra cho đất nước một chặng đường mới trong quá trình tiếp biến văn hóa Phương Tây và hội nhập văn hóa thế giới.
- Kết luận Nho giáo đã làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một phần đáng kể.
- Nho giáo ảnh hưởng cả trong văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất của Việt Nam.
- Nho giáo có mặt trái, gây hại cho văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa Việt Nam trước kia có rất nhiều lúc, nhiều nơi không cần Nho giáo.
- Văn hóa Việt Nam ngày nay càng không cần Nho giáo.
- Trong những giá trị tinh thần truyền thống, cần chú ý tìm hiểu, phát huy những giá trị truyền thống bản địa Việt Nam, thay vì cố đào xới lại nấm mồ Nho giáo như một số người vọng ngoại và hoài cổ đã làm.
- Như ý kiến của nhà nghiên cứu Quang Đạm: “Nói tóm lại, đạo lý Nho giáo thường xuyên kìm hãm xã hội chúng ta thuở trước ở một trạng thái thấp kém.
- Trong khuôn khổ thiên hạ của đạo lý Nho giáo không có con đường nào tốt hơn con đường tìm hướng quay ngược trở về với Tây Chu, với Đường, Ngu.
- Trong khi đó, truyền thống Việt Nam vì độc lập của Tổ quốc và vì quyền sống chính đáng của cả dân tộc vẫn không ngừng thể hiện một tinh hoa, một bản sắc không có thế lực nào vùi lấp, xóa bỏ được.
- Chế độ trị nước trị dân của các thế lực Hán tộc xâm lược và các triều đại phong kiến Việt Nam, tôn sùng Nho giáo luôn luôn ngăn cản sự vươn lên của truyền thống Việt Nam.
- Tinh hoa và khí phách Việt Nam cũng luôn luôn tỏ rõ sức sống bất diệt của mình trong mọi hoàn cảnh”.
- Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, Đồng Tháp.3.
- Lý Tùng Hiếu (2005), Lương Văn Can và phong trào Duy Tân - Đông Du, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn.4.
- Lý Tùng Hiếu (2012), “Văn hóa và hệ thống văn hóa”, Tạp chí Khoa học Văn hóavà Du lịch, số 7.5.
- Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.6.
- Lý Tùng Hiếu Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 4 - 2015)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt