You are on page 1of 116

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


_______________________________

ĐINH THỊ HẢI YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN


SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nha Trang - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
_______________________________

ĐINH THỊ HẢI YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN


SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN
TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH

Nha Trang - Năm 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, dữ
liệu và kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.

Tác giả

Đinh Thị Hải Yến


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
 Quý Thầy, Cô Trường Đại học Nha Trang vì những kiến thức được truyền đạt
trong suốt thời gian học tại trường.
 PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh vì sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
 ThS. Bùi Minh Sơn, trưởng phòng Tài nguyên nước – Khí tượng thủy văn, Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa.
 CN. Nguyễn Quốc Huy, Phạm Thị Tuyết, Nguyễn Thái Hà và ThS. Bùi Văn
Thúc vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong việc điều tra hộ gia đình tại một số hộ ven
biển tỉnh Khánh Hòa.
 Lãnh đạo UBND thị xã Ninh Hòa, UBND xã Ninh Lộc và Ninh Vân vì sự cộng
tác và hỗ trợ tận tình trong quá trình thu thập dữ liệu.
 Người dân hai xã ven biển Ninh Lộc và Ninh Vân vì đã dành thời gian trả lời
các câu hỏi phỏng vấn.
 Gia đình, bè bạn vì sự động viên và khích lệ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Nha Trang, tháng 11 năm 2014


Người viết

Đinh Thị Hải Yến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................x
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu ...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn.................................2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
2.2 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .....................................................4
6. Kết cấu luận văn ..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHUNG SINH KẾ BỀN
VỮNG............................................................................................................................6
1.1 Biến đổi khí hậu ............................................................................................6
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu.....................................................6
1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới ............................................................7
1.1.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam............................................................................10
1.2 Sinh kế bền vững.........................................................................................12
1.2.1 Khung sinh kế bền vững...................................................................................13
1.2.2 Các khung sinh kế bền vững tiêu biểu ..............................................................15
1.3. Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững ..........................................................17
1.3.1 Gắn kết biến đổi khí hậu với khung sinh kế bền vững.......................................17
1.3.2 Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH ..........18
1.3.3 Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH .................20
1.3.4 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH ............................................................21
1.3.4.1 Các hình thức hỗ trợ sinh kế .......................................................................21
1.3.4.2 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH.......................................................21
1.4 Tổng quan về các kết quả nghiên cứu..........................................................22
1.4.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đối với các quốc gia và vùng ven biển
trên thế giới và Việt Nam .................................................................................22
1.4.2 Các nghiên cứu về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của sinh kế ven
biển trước tác động của BĐKH trên thế giới và Việt Nam ................................23
1.4.3 Các nghiên cứu về sinh kế ven biển trong bối cảnh BĐKH...............................24
1.4.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu và khoảng trống cho luận văn……..25
iv

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ...........................27


2.1 Nguồn dữ liệu .............................................................................................28
2.1.1 Dữ liệu thứ cấp.................................................................................................28
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................................28
2.1.2.1 Thảo luận nhóm tập trung...........................................................................28
2.1.2.2 Điều tra hộ gia đình ....................................................................................29
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ..........................................................................30
2.2.1 Nhận diện những biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh
Khánh Hòa:......................................................................................................30
2.2.2 Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng bị
tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau ......30
2.2.3 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các nhóm
sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.......................31
2.2.4 Một số sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho cộng đồng ven biển Khánh
Hòa. .................................................................................................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................33
3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu.....................................................................33
3.1.1 Tỉnh Khánh Hòa...............................................................................................33
3.1.1.1 Đặc điểm địa lý ..........................................................................................33
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu .......................................................................................33
3.1.2 Xã Ninh Lộc – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa.........................................34
3.1.2.1 Vị trí địa lý.................................................................................................34
3.1.2.2 Nhân khẩu- xã hội ......................................................................................34
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................34
3.1.2.4 Đặc điểm kinh tế ........................................................................................35
3.1.3 Xã Ninh Vân – thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa............................................36
3.1.3.1 Vị trí địa lý.................................................................................................36
3.1.3.2 Nhân khẩu- xã hội ......................................................................................37
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng .............................................................................................37
3.1.3.4 Đặc điểm kinh tế ........................................................................................38
3.2 Hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven biển Khánh Hòa ....................................38
3.2.1 Các nguồn lực sinh kế cơ bản...........................................................................39
3.2.2 Các hoạt động sinh kế cơ bản ...........................................................................42
3.2.3 Các kết quả sinh kế ..........................................................................................42
3.3 Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa
....................................................................................................................43
3.3.1 Nhiệt độ: ..........................................................................................................44
3.3.2 Lượng mưa ......................................................................................................44
3.3.3 Bão, áp thấp nhiệt đới ......................................................................................45
3.3.4 Lũ lụt ...............................................................................................................45
3.3.5 Hạn hán............................................................................................................45
3.3.6 Nhiễm mặn ......................................................................................................46
3.3.7 Các loại thiên tai khác ......................................................................................46
3.4 Kết quả của cuộc thảo luận nhóm tập trung .................................................46
v

3.4.1 Thảo luận nhóm lãnh đạo xã:............................................................................46


3.4.2 Cuộc thảo luận của cán bộ xã và người dân về các vấn đề BĐKH và ảnh hưởng của
BĐKH đến sinh kế: ..........................................................................................48
3.3.3 Kết quả thảo luận về các hoạt động thích ứng với tình hình thời tiết thay đổi như
hiện nay ...........................................................................................................50
3.3.4 Kết quả thảo luận nhóm về sự hỗ trợ của địa phương, Nhà nước và đề xuất một số
sinh kế bền vững ..............................................................................................52
3.3.4.1 Xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa: .................................................................52
3.3.4.2 Xã Ninh Lộc, Thị xã Ninh Hòa...................................................................53
3.4 Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng
bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau
....................................................................................................................54
3.4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu .................................................54
3.4.2 Nhận thức của các hộ gia đình về BĐKH tại địa phương ..................................57
3.4.3 Nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương của sinh kế trước tác động
của BĐKH .......................................................................................................59
3.4.3.1 Nhận thức của hộ gia đình về các nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng..............59
3.4.3.2 Nhận thức của hộ gia đình về hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng ....................60
3.4.3.3 Nhận thức của hộ gia đình về kết quả sinh kế bị ảnh hưởng ........................61
3.4.4 Các hoạt động thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước tác động của BĐKH ..62
3.4.4.1 Các hoạt động thích ứng trong trồng trọt ....................................................62
3.4.4.2 Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi....................................................63
3.4.4.3 Các hoạt động thích ứng đánh bắt thủy sản.................................................63
3.4.4.4 Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản .....................................64
3.4.5 Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước..........................................64
3.4.6 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các nhóm
sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.......................66
3.5 Phân tích tính bền vững và khả năng thích ứng với BĐKH của các sinh kế hiện
tại................................................................................................................68
3.5.1 Sinh kế trồng trọt .............................................................................................68
3.5.2 Sinh kế chăn nuôi.............................................................................................69
3.5.3 Sinh kế nuôi trồng thủy sản ..............................................................................70
3.5.4 Sinh kế đánh bắt thủy sản.................................................................................72
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ NHẰM THÍCH
ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN THỊ XÃ
NINH HÒA - TỈNH KHÁNH HÒA ...........................................................................75
4.1 Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên. ................................................76
4.2 Phát triển hệ thống hạ tầng địa phương và tăng cường đầu tư hệ thống thủy
lợi ...............................................................................................................76
4.3 Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền thông
về BĐKH ....................................................................................................77
4.4 Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương ...............................................77
KẾT LUẬN ....................................................................................................................79
vi

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81


PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................................85
PHỤ LỤC 2: KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA VIỆT
NAM (2012) ...............................................................................................................101
vii

1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)


BĐKH Biến đổi khí hậu
DFID Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(Department for Internatinal Development)
ICEM Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
(Internatinal Center for Invironmental Mannagement )
IMM Tổ chức Nghiên cứu Phát triển bền vững của Vương quốc Anh
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
ISPONRE Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường
(Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment)
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(Ministry of Agriculture and Rural Development)
MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ministry of Natural Resources and Environment)
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
UNFCCC Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu
(United Nationals Framework Convention on Climate Change)
USAID Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ
(United States Agency for International Development)
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới(World Meteorological Ogranization )
viii

2 DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1-1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH ...19
Bảng 1-2: Một số biện pháp thích ứng với BĐKH theo ngành ...................................20
Bảng 1-3: Các hình thức hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH................................22
Bảng 2-1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của tỉnh Khánh Hòa .............................33
Bảng 2-2: Các tiêu chí đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế ....................31
Bảng 3-1: Diện tích đất nông nghiệp..........................................................................39
Bảng 3-2: Tiếp cận điện, đường giao thông, trường học.............................................40
Bảng 3-3: Thu chi tiền mặt qua ngân hàng hàng năm và số dư tiền gửi tiết kiệm tại thời
điểm 31/12 hàng năm.................................................................................................40
Bảng 3-4: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đến ngày 31/12 hàng năm ..................................41
Bảng 3-5: Số lao động đang làm việc tỉnh Khánh Hòa ...............................................41
Bảng 3-6: Tiếp cận thông tin ở thị xã Ninh Hòa.........................................................42
Bảng 3-7: Tỷ lệ hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động ...........................42
Bảng 3-8: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng tỉnh Khánh Hòa............................43
Bảng 3-9: Tỷ lệ thất nghiệp tại Khánh Hòa ................................................................43
Bảng 3-10: Tình trạng nghèo đói ...............................................................................43
Bảng 3-11: Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Khánh Hòa và các tỉnh lân cận..........45
Bảng 3-12: Đặc điểm nhân khẩu-xã hội các thành viên hộ gia đình............................55
Bảng 3-13: Đánh giá về các tài sản của hộ gia đình....................................................56
Bảng 3-14: Thu nhập trung bình của gia đình trong năm 2013 từ các nguồn thu nhập
(tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này)............................................................57
Bảng 3-15: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 2 năm qua ........57
Bảng 3-16: Đánh giá mức độ xảy ra của BĐKH ở 2 xã ven biển, tỉnh Khánh Hòa .....58
Bảng 3-17: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến cuộc sống người dân tại 2 xã ven biển,
tỉnh Khánh Hòa..........................................................................................................58
Bảng 3-18: Tài sản hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh
Khánh Hòa.................................................................................................................59
Bảng 3-19: Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh Khánh
Hòa............................................................................................................................60
Bảng 3-20: Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh Khánh
Hòa............................................................................................................................61
ix

Bảng 3-21: Thích ứng trong trồng trọt.................................................................................. 60


Bảng 3-22:Thích ứng trong chăn nuôi........................................................................63
Bảng 3-23: Thích ứng trong đánh bắt thủy sản...........................................................64
Bảng 3-24: Thích ứng trong nuôi trồng thủy sản ........................................................64
Bảng 3-25: Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước.................................65
Bảng 3-26: Điểm tổng hợp về tính bền vững về Kinh tế - Xã hội – Môi trường – Thể
chế và thích ứng với BĐKH.......................................................................................74
3
x

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1-1: Hiệu ứng nhà kính .......................................................................................7
Hình 1-2: Thiệt hại về kinh tế do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009.........................11
Hình 1-3:Thiệt hại về con người do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009 ....................11
Hình 1-4: Khung sinh kế nông thôn bền vững Scoones, 1998 ....................................15
Hình 1-5: Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004)...........................16
Hình 1-6: Ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế ............................................................18
Hình 2-1: Sơ đồ khung phân tích ...............................................................................27
Hình 3-1: Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Nha Trang (1978-2010) ..................44
Hình 3-2: Diễn biến lượng mưa năm tại Nha Trang (1978-2010) ...............................44
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH), với các biểu hiện
chính là sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết
cực đoan, không chỉ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, mà đã trở
thành mối quan tâm của toàn nhân loại. Điều đó đã được minh chứng bởi sự ra đời của
Công ước chung về biến đổi khí hậu (UNFCC) năm 1992. Mười năm sau, sự ra mắt
báo cáo lần thứ 3 của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) khẳng định hành tinh
của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ BĐKH và nước biển dâng.
Không dừng lại đó, năm 2007 trong báo cáo lần thứ 4, IPCC đã tái khẳng định và đưa
ra cảnh báo, BĐKH không còn là vấn đề của riêng một tổ chức hay một quốc gia nào,
nó là một hiểm họa tiềm tàng đang đe dọa cuộc sống của nhân loại cũng như tất cả các
loài sinh vật trên Trái đất.
Sinh kế bền vững (sustainable livelivhood) là chủ đề luôn được quan tâm trong
các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả về phương diện lý
luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, con người và những ưu tiên của con người được đặt
ở vị trí trung tâm của sự phát triển, cách tiếp cận này tập trung vào các hoạt động giảm
nghèo bằng cách để người nghèo tự xây dựng cuộc sống dựa trên các cơ hội của họ, hỗ
trợ tiếp cận các nguồn lực và giúp họ môi trường về thể chế và chính sách. Về mặt
thực tiễn, cách tiếp cận này xuất phát từ mối quan tâm về tính hiệu quả của hoạt động
phát triển với kỳ vọng rằng việc đặt trọng tâm vào con người sẽ tạo ra sự khác biệt
đáng kể trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo. Chính vì vậy những nghiên cứu
về lý luận cũng như thực tiễn về sinh kế bền vững vẫn sẽ là chủ đề nóng khi những
nhu cầu của người nghèo luôn được ưu tiên trong mọi chính sách và hoạt động phát
triển của các quốc gia trên thế giới.
Gắn kết Sinh kế bền vững với Biến đổi khí hậu, có thể nhận thấy rằng BĐKH là
một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn thương của sinh kế. Trong bối cảnh
BĐKH ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và tương lai, các sinh kế được đánh
giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền vững trên cả 4 phương diện: kinh tế,
xã hội, môi trường và thể chế hay không mà còn dựa vào việc các sinh kế này có thể
thích ứng với BÐKH hay không.
Theo nhận định của UNDP, Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị
tổn thương nhất trước BĐKH và thường xuyên phải gánh chịu sự tác động của thiên
2

tai. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 2-30C và mực nước
biển đã dâng thêm khoảng 20cm. Dự đoán rằng vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát
thải cao, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 2,5 – 3,70C và mực nước
biển có thể dâng thêm từ 78-95cm (Bộ TNMT Việt Nam, 2012). Nếu nhiệt độ trái đất
tăng thêm 20C thì khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa và 45% diện tích
đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ ngập chìm trong nước biển
(Chaudhry. P and Ruysschaert. R, 2007).
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài theo
đường mép nước và nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, khoảng 200 đảo lớn nhỏ ven biển và có
nhiều bãi tắm đẹp, thềm lục địa rất hẹp, đường đẳng sâu chạy sát bờ biển
(http://www.khanhhoa.gov.vn). Chính điều kiện địa lý tự nhiên được xem là “địa lợi”
cho phát triển kinh tế - xã hội đó, nay trở nên dễ bị tổn thương bởi tác động của BĐKH
trên quy mô toàn cầu và khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu
cực đoan và nước biển dâng. Các sinh kế chính tại cộng đồng dân cư ven biển tỉnh
Khánh Hòa là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm muối) và thủy sản
(đánh bắt, nuôi trồng, chế biến) đang ngày càng bị đe đọa trước tác động của BĐKH
bởi sự phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên nhạy cảm với BĐKH. Chính vì vậy, xác
định được ảnh hưởng của BĐKH lên sinh kế ven biển và xây dựng sinh kế đó bền
vững đồng thời thích ứng với BĐKH là một nhu cầu cấp bách hiện nay trong bối cảnh
khí hậu ngày càng biến đổi bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên vùng ven biển
nói chung - vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa nói riêng.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả quyết định nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa” để làm đề
tài luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở tiếp cận khung sinh kế bền vững SLF (Sustainable Livelihoods
Framework) gắn với hộ gia đình trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH, nghiên cứu
hướng đến mục tiêu tổng thể là: đóng góp cho tỉnh Khánh Hòa có thêm sự hiểu biết
một cách có hệ thống về những rủi ro liên quan tới biến đổi khí hậu, đề xuất các sinh
kế bền vững và thích ứng với BĐKH dựa trên năng lực của địa phương và định hướng
chính sách của Nhà nước.
3

Những mục tiêu cụ thể


Qua nghiên cứu điển hình tại 2 xã Ninh Vân và Ninh Lộc của thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:
1. Xác định hiện trạng sinh kế của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
2. Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa.
3. Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng
bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau.
4. Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với các
nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
5. Xác định các chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với BĐKH cho cộng
đồng ven biển tỉnh Khánh Hòa.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu này, nghiên cứu tập trung trả lời 5 câu hỏi chính sau:
1. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa đã sử dụng các nguồn lực sinh kế gì
để thực hiện các hoạt động sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế gì?
2. BĐKH đã gây ra những ảnh hưởng gì cho các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh
Hòa?
3. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa nhận thức ra sao về khả năng tổn
thương của mình trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác
nhau, cụ thể: BĐKH tác động đến các nguồn lực sinh kế như thế nào? Các
nguồn lực sinh kế (chịu ảnh hưởng của BĐKH) tác động ra sao đến hoạt động
sinh kế? Các hoạt động sinh kế (chịu ảnh hưởng của BĐKH) tác động gì đến
các kết quả sinh kế?
4. Các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa có năng lực thích ứng về sinh kế như
thế nào trước tác động của BĐKH?
5. Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng nhất đối với cư dân ven biển tỉnh
Khánh Hòa và những gợi ý chính sách nào được rút ra?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tác động, mức độ nhận thức và khả năng ứng phó của hộ gia đình với BĐKH;
ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Khánh Hòa,
bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế, kết quả sinh
4

kế, khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng trước tác động của BĐKH và các
hình thức hỗ trợ sinh kế.
Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về nhiều mặt nên tác giả chỉ thực hiện một số điều tra khảo sát
trong phạm vi các hộ gia đình tại 2 xã Ninh Vân và Ninh Lộc của thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa. Đây là hai xã ven biển có phần lớn các hộ dân sinh sống dựa vào tài
nguyên biển – cũng là những sinh kế trực tiếp chịu ảnh hưởng của BĐKH. Điều tra hộ
gia đình được tiến hành trong năm 2013 và đánh giá ảnh hưởng do biến đổi khí hậu
gây ra cho hộ gia đình trong 5 năm từ 2008 đến 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững (SLF –
Sustainable Livehood Framework) đơn lẻ để phân tích những ảnh hưởng của BĐKH
đến sinh kế hộ gia đình, từ đó đề xuất một số hình thức hỗ trợ sinh kế thích ứng với
BĐKH. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê, mô tả, so sánh dựa vào dữ
liệu từ thảo luận nhóm và điều tra hộ gia đình.
Phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài:
- Số liệu thứ cấp: thu thập từ Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa các năm, các
dữ liệu được cung cấp bởi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Khánh Hòa như: Bản đồ khu vực nghiên cứu, dữ liệu lịch sử về biểu hiện và mức độ
thiệt hại do bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở đất… gây ra trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
phỏng vấn nhóm tập trung (Focus Group Discussions FGDs) bao gồm nhóm lãnh đạo
xã, nhóm trồng trọt, nhóm nuôi trồng thủy sản, nhóm đánh bắt thủy sản và điều tra trực
tiếp hộ gia đình (Household Survey) sinh sống tại các cộng đồng dân cư ven biển.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý thuyết:
Đề tài hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về BĐKH ở trong và ngoài nước.
Nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BÐKH
để phân tích khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BÐKH và
chỉ ra cơ chế tác động: (i) BÐKH sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực sinh kế, (ii) các
nguồn lực sinh kế sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế, (iii) các hoạt động sinh kế
5

sẽ tác động đến các kết quả sinh kế của các hộ gia đình. Kết quả và bộ dữ liệu của đề
tài có thể giúp phát triển các nghiên cứu tiếp theo.
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu chỉ ra được các sinh kế chính của cộng đồng ven biển tỉnh Khánh
Hòa, nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương trước tác động của
BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau và cộng đồng ven biển đang thực hiện các
hoạt động thích ứng về sinh kế như thế nào. Từ phân tích đó, tác giả đưa ra một số gợi
ý chính sách để giúp cộng đồng ven biển thích ứng chủ động trước BĐKH, tạo ra một
môi trường thuận lợi cho các hộ gia đình thực hiện sinh kế bền vững.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về biến đổi khí hậu và khung sinh kế bền vững
Chương 2: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Một số gợi ý chính sách hỗ trợ sinh kế nhằm thích ứng với biến đổi
khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa
6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ


KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG
1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến biến đổi khí hậu
Thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định
bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…”. Khí hậu là
“trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết” (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008).
Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hàng ngày về các yếu tố như nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… và có tính thất thường thì khí hậu thể hiện sự thay đổi
lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính ổn định.
Biến đổi khí hậu “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/
hoặc sự giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
thập kỷ hoặc dài hơn” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008)
Khả năng bị tổn thương là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế)
dễ bị tác động, hoặc không thể đương đầu với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu
(IPCC TAR, 2001).
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động
và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
Các loại khác nhau của thích ứng có thể phân biệt, bao gồm thích ứng lần đầu và thích
ứng với sự tác động ngược lại, thích ứng của cá nhân và thích ứng của cộng đồng,
thích ứng đột xuất và thích ứng theo kế hoạch (IPCC TAR, 2001).
Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để thích ứng với biến đổi
khí hậu, để kiểm duyệt các thiệt hại tiềm năng, để tận dụng những lợi thế của cơ hội,
hoặc để đối phó với những hậu quả (IPCC TAR, 2001).
Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà
kính, BĐKH và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản BĐKH khác với dự báo
thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và
hành động (Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre, 2011).
7

1.1.2 Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới
Nếu như cách đây khoảng 10 năm, thế giới vẫn còn hoài nghi và tranh luận về
vấn đề liệu BĐKH trên thực tế có xảy ra hay không và có phải do con người gây ra
hay không thì ngày nay, cuộc tranh luận này không còn nữa và sự hoài nghi ngày càng
thu hẹp. Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (2007) đã phản ánh sự đồng thuận rộng
rãi về mặt khoa học khi cho rằng BĐKH là có thật và do con người gây ra. Mặc dù
hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết chắc chắn về tốc độ nóng lên của trái đất, thời gian
chính xác và các hình thức tác động, nhưng những nguy cơ gắn liền với thực trạng các
lớp băng lớn trên trái đất đang tan ra ngày một nhanh, nhiệt độ các đại dương tăng lên,
các hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị hủy hoại và những hậu quả khác có thể xảy ra... là
hoàn toàn có thật (UNDP, 2008).
Việc tăng đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất đã và đang tiếp
tục phát ra và làm tăng số lượng các khí nhà kính vào bầu khí quyển của Trái đất. Các
khí nhà kính bao gồm khí carbonic (CO2), khí mêtan (CH4) và khí ôxit nitơ (N2O), và
sự gia tăng những chất khí này là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể lượng nhiệt từ
mặt trời chiếu xuống bầu khí quyển của trái đất, điều mà lẽ ra trong điều kiện bình
thường nó được bức xạ trở lại vào không gian (Hình 1.1).

Hình 1.1: Hiệu ứng nhà kính


Nguồn: http://thoitiet.net/index.asp?newsid=6407&PageNum=1

Sự gia tăng nhiệt đã dẫn đến hiệu ứng nhà kính và hậu quả cuối cùng là BĐKH.
Các bằng chứng khoa học chỉ ra thế giới của chúng ta đang trải qua những thay đổi khí
hậu bất thường đã được xây dựng rất thuyết phục và nhanh chóng (IPCC, 2007).
8

Những đặc điểm chính của BĐKH là sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu (sự
ấm lên của trái đất); sự phân bố lượng mưa không đều, tần suất mưa thay đổi, gây ra
hiện tượng ngập lụt và hạn hán ở một số nơi; sự tan chảy của các núi băng, sông băng,
giảm lượng tuyết bao phủ; gia tăng nhiệt độ nước biển, tính axit đại dương do nước
biển hấp thụ nhiệt và khí carbonic từ bầu khí quyển. Hiện tượng ấm lên toàn cầu và
băng tan làm cho mực nước biển dâng. Nước biển dâng lên cao, gây ra hiện tượng xâm
nhập mặn nghiêm trọng. Mực nước biển dâng kết hợp với BĐKH xảy ra đột ngột làm
cho hạn hán, bão, lũ lụt xảy ra bất thường với sức tàn phá chưa từng có gây thiệt hại
nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân và giảm sút nghiêm trọng tính đa
dạng sinh học trên trái đất.
BĐKH còn gây ra những thay đổi vật lý tác động đáng kể đến đặc tính sinh học
các loài thông qua một loạt các hệ thống tự nhiên. Ví dụ trên khắp Bắc Mỹ các loại cây
thay lá và ra hoa sớm hơn, các loài chim, bướm, lưỡng cư và các loài động vật hoang
dã khác sinh sản và di cư sớm hơn; các loài khác cũng đang di chuyển lên phía Bắc và
khu vực cao hơn (Parmesan and Galbraith, 2004; Parmesan and Yohe, 2003; Root, et
al. 2003). Nhiệt độ nước biển trong các rạn san hô tăng lên ở miền Nam Florida,
Caribbean, và các quần đảo Thái Bình Dương đã góp phần làm cho hiện tượng “tẩy
trắng” san hô và bệnh dịch xảy ra nhanh chưa từng có (Donner, Knutson,
Oppenheimer, 2006; Harvell, et al, 2007). Tần suất và cường độ bão tăng lên, nước
biển dâng và xâm nhập mặn là những nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm môi trường
sống những vùng đất ngập nước ven biển từ bờ biển Đại Tây Dương đến vịnh Mexico
(Janetos, et al. 2008; Kennedy, et al. 2002; Field, et al. 2001). Các loài hải sản: cá hồi,
các vược… trong vùng từ miền Bắc California đến phía Tây Bắc Thái Bình Dương
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi thay đổi khí hậu gây ra sự nóng lên toàn cầu,
tác động tiêu cực đến điều kiện môi trường sống trong suốt chu kỳ sống phức tạp của
chúng. Hệ thống rừng và đồng cỏ trên khắp phương Tây đã bị tổn hại nghiêm trọng
bởi hạn hán, cháy rừng thảm khốc, dịch côn trùng, và các loài xâm hại gia tăng
(NSTC, 2008; Ryan, et al, 2008; Fischlin, et al, 2007). Một số nghiên cứu cho rằng
một số khu vực của Bắc Mỹ sẽ trải qua những thay đổi trong các quần xã sinh vật, theo
đó các thành phần và chức năng của hệ sinh thái trong khu vực sẽ thay đổi (Fischlin,
A., et al, 2007; Gonzalez, Neilson, và Drapek, 2005).
Theo báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC, 2007),
BĐKH sẽ có nhiều tác động tiêu cực và được thể hiện qua các hiện tượng như: sự gia
9

tăng tần số của sóng nhiệt, tăng cường độ bão và lũ lụt, nước biển dâng, sạt lở đất ven
biển và sự xâm nhập mặn. Mực nước biển dâng đặt ra một mối đe dọa đặc biệt lớn cho
các nước có mật độ dân số lớn và hoạt động kinh tế ở khu vực ven biển. Nước biển
dâng sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cộng đồng dân cư và hệ sinh thái ven biển do hiện
tượng ngập lụt xảy ra thường xuyên ở khu vực có địa hình thấp, sự tác động ngày càng
nghiêm trọng của những trận lũ lụt, sự gia tăng sạt lở đất ven biển và xâm nhập mặn
(Mclean, 2001). Bờ biển sẽ rút lui hàng trăm mét, gây nên sự biến mất của các vùng
đầm lầy. Nguồn nước ngọt sẽ bị ảnh hưởng do sự nhiễm mặn của nước bề mặt và
nguồn nước ngầm do nước biển. Cuối cùng, nước biển dâng sẽ dẫn đến sự di dời của
hàng triệu người dân, thiệt hại đáng kể tới tài sản và cơ sở hạ tầng và sự mất mát
nghiêm trọng của các hệ sinh thái ven biển vào cuối thế kỷ 21 (Nicholls và
Lowe, 2004).
Các tác động sinh thái liên quan đến BĐKH làm trầm trọng thêm các áp lực
khác trên các hệ thống tự nhiên. Khoảng một nửa số hệ san hô trên thế giới bị “tẩy
trắng” do nước biển ấm lên. Tính axit ngày càng cao ở các đại dương cũng là một mối
đe dọa đối với các hệ sinh thái biển về lâu dài. Nếu nhiệt độ tăng lên 30C thì 20-30%
các loài sinh vật trên đất liền có nguy cơ bị tuyệt chủng (United Nations Development
program, 2007). Các mối đe dọa hàng đầu đối với đa dạng sinh học bao gồm phá hủy
môi trường sống, thay đổi quá trình sinh thái quan trọng như hỏa hoạn, sự lây lan của
các loài có hại, và sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh mới và dịch bệnh (Wilcove,
et al, 1998). Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu kết luận trong báo cáo khoa
học gần đây nhất rằng một triệu loài thực vật và động vật trên khắp thế giới có thể bị
đe dọa tuyệt chủng từ nay đến năm 2050 nếu chúng ta không thực hiện các hoạt động
có ý nghĩa để giải quyết vấn đề (IPCC, 2007).
Hơn nữa, trong Báo cáo IPCC đã dự đoán về những tác động của biến đổi khí
hậu trong tương lai (IPCC, 2007d), dựa trên những tư liệu khoa học có giá trị. Có tính
đến một loạt các kịch bản phát thải và đưa ra các khoảng thời gian không chắc chắn
khác nhau, báo cáo dự báo rằng trái đất sẽ nóng thêm lên khoảng 0,20C mỗi thập kỷ
trong 2 thập kỷ tới. Dự đoán dựa trên mô hình, mực nước biển toàn cầu cuối thế kỷ 21
tăng lên trong khoảng từ 0,18 đến 0,59 m và thay đổi lượng mưa sẽ xảy ra phức tạp,
các hiện tượng hạn hán và lũ lụt xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn (Solomon et al.
2007).
10

1.1.3 Biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những
quốc gia trên thế giới phải chịu nhiều ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt và
thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới.
Những thiên tai này thường xuyên gây ra ngập lụt ở những vùng trũng (ví dụ như trận
lụt tại Hà Nội tháng 11 năm 2008), gây ra lũ tại các vùng đồng bằng (ví dụ như ở đồng
bằng sông Cửu Long vào năm 2000 và 2001) và bão lũ thường xuyên (khu vực miền
Trung). Tại các khu vực địa hình cao, mưa lớn thường gây ra lũ quét, sạt lở đất, làm
tăng lượng phù sa bồi lắng trong các con sông, từ đó dẫn đến tình trạng ngập lụt nặng
nề hơn ở hạ lưu. Ngoài việc hứng chịu những tác động bất thường của thời tiết, Việt
Nam còn phải gánh chịu những mối nguy hại kéo dài khác như hạn hán, xâm nhập
mặn vào cửa sông gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế nông nghiệp và thủy sản.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng được biểu hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong
khoảng 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng
khoảng 2-3oC. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè
và nhiệt độ ở các khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn so với khu vực phía Nam. Mực
nước biển tại trạm Hòn Dáu trung bình dâng khoảng 3 mm/năm; tức đã dâng khoảng
20 cm trong vòng 50 năm qua. Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng
mưa tính trung bình trên cả nước trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm mặc dù
lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí hậu phía
Bắc. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất
hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét
hại có xu hướng kéo dài (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ
thiên tai ngày càng gia tăng ở Việt Nam, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản,
các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, và tác động xấu đến môi trường. Trong
giai đoạn 2001-2010, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn
hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại về tài sản ước tính chiếm
khoảng 1,5% GDP/năm (Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu, 2011).
11

Hình 1-2: Thiệt hại về kinh tế do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009
Nguồn: Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2010

Hình 1-3:Thiệt hại về con người do thiên tai trong thời kỳ 2000 – 2009
Nguồn: Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, 2010

Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, đã, đang
và sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững của đất nước. Những ngành/lĩnhvực được đánh giá là dễ bị tổn thương
do biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài
nguyên nước, sức khỏe và nơi cư trú. Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm: dải ven
biển (bao gồm cả vùng đồng bằng ven biển hàng năm chịu ảnh hưởng của bão, nước
biển dâng và lũ lụt), vùng núi (những nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất).
Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long là những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu ở
Việt Nam. Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm nông dân, ngư dân, các dân tộc
thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và nhóm người nghèo ở các khu đô thị
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
12

Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng và công bố
năm 2009 theo các kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp (B1), trung bình (B2)
và cao (A2, A1FI). Kế thừa các nghiên cứu đã có và trên cơ sở các kết quả tính toán
của các mô hình khí hậu ở Việt Nam, các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn
nhằm cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam trong thế kỷ 21 công
bố năm 2012 được dựa trên các kịch bản phát thải của IPCC bao gồm: B1, A1T (nhóm
kịch bản phát thải thấp); B2, A1B (nhóm kịch bản phát thải trung bình) và A2, A1FI
(nhóm kịch bản phát thải cao). Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu trong
thế kỷ 21 là giai đoạn 1980-1999, cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong báo cáo
đánh giá năm 2007. Theo kịch bản phát thải trung bình, BĐKH ở Việt Nam trong thời
gian tới được dự đoán như sau:
- Theo kịch bản phát thải thấp: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 1,6 đến 2,20C, lượng mưa tăng từ 2-6%, nước biển dâng từ 49-64cm.
- Theo kịch bản phát thải trung bình: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 2 đến 30C, lượng mưa tăng từ 2-7%, nước biển dâng từ 57-73cm.
- Theo kịch bản phát thải cao: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng
từ 2,5 đến 3,70C, lượng mưa tăng từ 2-10%, nước biển dâng từ 78-95cm.
1.2 Sinh kế bền vững
Theo Chambers và Conway (1992), tính bền vững của sinh kế được đánh giá
trên hai phương diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trong
việc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương
lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết
những căng thẳng và đột biến). Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy
được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ.
Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.
Không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở
hiện tại và tương lai, thực tế là nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại
những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.
Sau này, các nghiên cứu của Scoones (1998), DFID (2001) và Solesbury (2003)
đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi
đến thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4
phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
13

- Bền vững về kinh tế: đạt được và duy trì một mức phúc lợi kinh tế cơ bản và
mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu vực.
- Bền vững về xã hội: đạt được khi sự phân biệt xã hội được giảm thiểu và công
bằng xã hội được tối đa.
- Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn
các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, biển,…), không hủy hoại môi trường (ô
nhiễm, suy thoái môi trường).
- Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí: hệ thống pháp lý
được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của
người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả;
từ đó tạo ra môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải
thiện liên tục theo thời gian.
Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọng như nhau và
cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện.

1.2.1 Khung sinh kế bền vững

Các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu
tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế,
(iii) kết quả sinh kế, (iv) các qui trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên
ngoài (DFID, 2001).
* Nguồn lực sinh kế
Khả năng tiếp cận của con người đối với các nguồn lực sinh kế được coi là yếu
tố trọng tâm trong cách tiếp cận về sinh kế bền vững. Có 5 loại nguồn lực sinh kế:
• Nguồn lực tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự
nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất
đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học,…
• Nguồn lực vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các
hoạt động sinh kế, như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng
(điện), thông tin,…
• Nguồn lực tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử
dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt,
trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…
14

• Nguồn lực con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng
lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện
các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau.
• Nguồn lực xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người
trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao
gồm các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ
chức cộng đồng, sự tiếp cận thị trường,…
* Hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có
để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm
sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: (i) nguồn lực tự
nhiên (tài nguyên thủy, hải sản); (ii) nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ,
bến tàu); (iii) nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh
nghiệm về khai thác cá), (iv) nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và (v) nguồn
lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…). Các nhóm dân cư khác nhau
trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác
nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau. Các hoạt động
sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản
xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…
* Kết quả sinh kế
Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các
nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế. Các kết quả sinh kế
chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng
cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các kết quả sinh kế này phản ánh tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh
tế - xã hội - môi trường – thể chế.
* Thể chế, chính sách
Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật pháp,
chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các sinh kế. Các thể chế
và chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các
cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính sách này quyết
định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các chiến lược sinh kế
của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.
15

* Bối cảnh bên ngoài


Bối cảnh bên ngoài, hiểu một cách đơn giản, là môi trường bên ngoài mà con người
sinh sống. Sinh kế của người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3
yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là: các xu hướng, các cú sốc và tính mùa vụ.
• Các xu hướng bao gồm: xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động
kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị của quốc gia, sự thay đổi công nghệ,…
• Các cú sốc bao gồm: các cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự nhiên (do
thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc về mùa màng/vật nuôi.
• Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất, và các
cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ.
Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai
trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối
tượng vì nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt được các kết
quả sinh kế mong muốn.
1.2.2 Các khung sinh kế bền vững tiêu biểu
Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ
đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững.
Khung sinh kế nông thôn bền vững

Hình 1-4: Khung sinh kế nông thôn bền vững Scoones, 1998
Nguồn: Scoones, 1998
16

Scoones là người đầu tiên đưa ra khung phân tích về sinh kế nông thôn bền
vững. Câu hỏi then chốt được đặt ra trong khung phân tích này là: trong một bối cảnh
cụ thể (về môi trường, chính sách, chính trị, lịch sử, sinh thái, các điều kiện kinh tế-xã
hội), sự kết hợp nguồn lực sinh kế nào sẽ tạo ra khả năng thực hiện các chiến lược sinh
kế (sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa các loại hình sinh kế, di dân) nhằm đạt được
các sinh kế nhất định. Mối quan tâm chính trong khung phân tích này là các quy trình
thể chế và chính sách – được coi là nhân tố trung gian giúp thực hiện những chiến lược
sinh kế này và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn.
Trong các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng
vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở các cấp. Tuy nhiên các nguồn lực sinh kế
này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách
ở địa phương có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng
ảnh hưởng đến sinh kế.
Khung sinh kế bền vững vùng ven biển

Hình 1-5: Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM (2004)
Nguồn: MARD, 2008
17

Năm 2004, IMM đã sửa đổi lại để áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được
gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven biển” (MARD, 2008). Trong khung phân
tích này, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các
yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ
gia đình sử dụng để thực hiện các chiến lược sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu
tố về đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tôn giáo...) và các yếu tố xã hội (như cơ
cấu chính trị, chính sách, luật pháp…) bao quanh cộng đồng ven biển và có ảnh hưởng
trực tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián
tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài… Sự lựa chọn về chiến lược sinh
kế của cộng đồng ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự
tương tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này.
1.3. Biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững
1.3.1 Gắn kết biến đổi khí hậu với khung sinh kế bền vững
Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã được áp dụng một cách rộng rãi để phân tích
sinh kế trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp và thủy sản và các sinh kế nông thôn
nói chung. Khung sinh kế bền vững được sử dụng như một công cụ để phân tích các
nguồn lực sinh kế được sử dụng, các chiến lược sinh kế được thực hiện từ việc sử dụng
các nguồn lực sinh kế đó và các kết quả sinh kế đạt được từ việc thực hiện các chiến
lược sinh kế, từ đó đề xuất các sinh kế bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở cấp
hộ gia đình và cộng đồng. Trên thế giới, từ đầu những năm 1990, các tổ chức tài trợ
quốc tế như CARE International, DANIDA, Oxfam, DFID, UNDP…. đã áp dụng
khung sinh kế bền vững để thiết kế các dự án và chương trình xóa đói giảm nghèo và
quản lý tài nguyên ở vùng nông thôn và ven biển ở châu Á và châu Phi theo cách tiếp
cận hướng vào người nghèo.
Khi xem xét các tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu, có thể nhận
thấy rằng, biến đổi khí hậu là một yếu tố chủ chốt liên quan đến khả năng bị tổn
thương của sinh kế. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (ví dụ như mực nước biển
dâng và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt) lên các nguồn lực sinh kế như: nguồn lực
tự nhiên (như đất, nước, thủy sản) và các nguồn lực vật chất (như đường sá, hệ thống
thủy lợi, mạng lưới điện) là rất đáng kể. Khi các nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng thì
các hoạt động sinh kế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như, hiện tượng xâm nhập mặn làm
cho diện tích đất trồng trọt của các hộ gia đình không canh tác được, từ đó làm ảnh
18

hưởng đến thu nhập từ trồng trọt của hộ gia đình. Mối quan hệ về ảnh hưởng của
BĐKH đến sinh kế được hiểu như sau:

BĐKH Nguồn lực sinh kế Hoạt động Kết quả sinh kế


- Nước biển - Nguồn lực tự nhiên sinh kế - Thu nhập từ trồng
dâng - Nguồn lực vật chất - Trồng trọt trọt
- Bão, lũ lụt - Nguồn lực tài - Chăn nuôi - Thu nhập từ chăn
- Hạn hán chính - Đánh bắt thủy nuôi
- Nhiệt độ - Nguồn lực con sản - Thu nhập từ đánh
tăng người - Nuôi trồng bắt thủy sản
- Xâm nhập - Nguồn lực xã hội thủy sản - Thu nhập từ nuôi
mặn trồng thủy sản

Hình 1-6: Ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế


Nguồn: Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp cả ở hiện tại và
tương lai, các sinh kế được đánh giá không chỉ dựa vào việc các sinh kế này có bền
vững trên 4 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế hay không mà còn dựa
vào việc các sinh kế này có thể giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hoặc thích
ứng với biến đổi khí hậu hay không (MONRE, DFID và UNDP, 2010). Chính vì vậy,
gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố biến đổi khí hậu sẽ giúp xây dựng các sinh
kế bền vững và thích ứng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đây là một nhu cầu cấp
bách hiện nay trong bối cảnh khí hậu ngày càng biến đổi bất thường và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng lên sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân ven biển.
1.3.2 Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH
Khả năng bị tổn thương (vulnerability) thường được đề cập đến trong mối liên
hệ với những thảm họa tự nhiên và năng lực của cá nhân hoặc các nhóm xã hội trong
việc đương đầu với những thảm họa này.
Những tác động của BĐKH lên những nguồn lực sinh kế sẽ làm ảnh hưởng đến
việc lựa chọn các hoạt động sinh kế và đạt được các kết quả sinh kế của các hộ gia
đình. Nhìn chung, BĐKH gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nông thôn nói
chung và vùng ven biển nói riêng trên một số sinh kế chính như sản xuất nông nghiệp,
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản – những sinh kế mà người nghèo chủ yếu dựa vào các
nguồn lực tự nhiên để thực hiện các hoạt động sinh kế.
19

Bảng 1-1: Khả năng bị tổn thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH
Các tác
Nguồn lực sinh kế bị Hoạt động sinh kế bị ảnh Kết quả sinh kế bị
động của
ảnh hưởng hưởng ảnh hưởng
BĐKH
Mất đất canh tác do Không thể trồng trọt trên -Sản lượng giảm
ngập lụt vùng đất bị ngập lụt -Thu nhập giảm
Đất nông nghiệp bị Không thể trồng trọt trên -Sản lượng giảm
nhiễm mặn vùng đất bị nhiễm mặn -Thu nhập giảm
Nước Tăng độ mặn của nước Hoạt động đánh bắt và -Năng suất đánh bắt
biển dâng và ảnh hưởng đến sự nuôi trồng bị ảnh hưởng và nuôi trồng giảm
sinh trưởng thủy sản -Thu nhập giảm
Cơ sở hạ tầng hiện tại Các hoạt động nông Năng suất, sản lượng,
(đê điều, hệ thống thủy nghiệp, thủy sản, du lịch doanh thu từ nông
lợi, cầu đường) bị ảnh hưởng nghiệp, thủy sản, du
lịch giảm
Đất canh tác bị khô hạn Hoạt động trồng trọt bị -Năng suất cây trồng
ảnh hưởng do thiếu nước giảm
Hạn hán -Thu nhập giảm
Tăng nhiệt độ và độ Hoạt động đánh bắt và -Năng suất giảm
mặn của nguồn nước nuôi trồng bị ảnh hưởng -Thu nhập giảm
Đất bị ngập úng Hoạt động trồng trọt bị -Năng suất/sản lượng
ảnh hưởng giảm
-Thu nhập giảm
Sự di chuyển các loài Hoạt động đánh bắt bị ảnh -Năng suất/sản lượng
thủy sản. hưởng giảm
-Thu nhập giảm
Lũ lụt
Ngọt hóa nguồn nước Hoạt động nuôi trồng bị -Năng suất/sản lượng
sử dụng trong nuôi ảnh hưởng giảm
trồng thủy sản. -Thu nhập giảm
Phá vỡ cơ sở hạ tầng Hoạt động nông nghiệp, -Năng suất/sản lượng
hiện tại (đê điều, thủy thủy sản, du lịch bị ảnh giảm
lợi, đường xá). hưởng -Thu nhập giảm
Phá vỡ hệ thống đê của Hoạt động nuôi trồng bị -Năng suất/sản lượng
các đầm nuôi trồng thủy ảnh hưởng giảm
Bão, triều sản. -Thu nhập giảm
cường Sự di chuyển các loài Hoạt động đánh bắt bị ảnh -Năng suất/sản lượng
thủy sản. hưởng giảm
-Thu nhập giảm
Nguồn: MONRE, FDI VÀ UNDP, 2010
BĐKH đang gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là đất và
nguồn nước, có vai trò thiết yếu đối với các hoạt động sinh kế của người dân. Sự suy
thoái về tài nguyên là động lực để thay đổi sinh kế, người dân sẽ phải nỗ lực tìm kiếm
các hoạt động thích ứng trước sự thay đổi này. Việc thực hiện các hoạt động thích ứng
về sinh kế phụ thuộc rất lớn vào năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của
BĐKH.
20

1.3.3 Năng lực thích ứng của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH
Năng lực thích ứng được thể hiện thông qua các hoạt động thích ứng nhằm làm
giảm khả năng bị tổn thương. Nếu dựa vào sự cân nhắc về chính sách khi thực hiện các
hoạt động thích ứng thì hoạt động thích ứng được chia thành 2 cấp độ (ADB, 2009):
- Thích ứng bị động (passive adaption): là những hoạt động thích ứng được thực
hiện một cách tự phát và mang tính phản xạ (chủ yếu là khu vực tư nhân) nhằm đối
phó với các tác động thực tế của BĐKH đang diễn ra mà không có sự can thiệp chính
sách. Đó là những điều chỉnh mang tính tạm thời và thường diễn ra trong ngắn hạn.
- Thích ứng chủ động (active adaption): là những hoạt động thích ứng được lập
kế hoạch và có sự cân nhắc thận trọng về chính sách của khu vực công để thích ứng
với những BĐKH đã dự đoán trước. Thích ứng chủ động thường là những điều chỉnh
mang tính chiến lược, có kế hoạch để giải quyết những rủi ro do khí hậu gây ra theo
cách đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của xã hội và thường diễn ra trong dài hạn.
Bảng 1-2: Một số biện pháp thích ứng với BĐKH theo ngành
Các biện pháp thích ứng Tác động của BĐKH được giảm thiểu
Lĩnh vực nông nghiệp
1. Điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu Các hiện tượng thời tiết cực đoan: nắng
mùa vụ nóng kéo dài, rét đậm, rét hại.
2. Những thay đổi trong công nghệ Các hiện tượng thời tiết cực đoan, xâm
canh tác nhập mặn
3. Sự dụng các giống có khả năng Nhiệt độ tăng, hạn hán
chịu nóng
4. Đa dạng hóa các hoạt động canh Các hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn
tác, xen canh, luân canh hán
5. Phát triển các hệ thống cảnh báo sớm Các hiện tượng thời tiết cực đoan
6. Cải thiện hiệu quả tưới tiêu Hạn hán, thiếu nước
Tài nguyên biển và ven biển
1. Bảo tồn và trống rừng ngập mặn Bão, lốc xoáy, xói mòn bờ biển
2. Củng cố và tăng cường hệ thống Nước biển dâng, xói mòn bờ biển
tường bao
3. Tái phân bổ các khu vực nuôi trồng Bão, lốc xoáy, xói mòn bờ biển, nước
thủy sản, cơ sở hạ tầng ven biển biển dâng
4. Thiết kế tiêu chuẩn cao hơn về
xây dựng nhà, các khu công Bão, lốc xoáy, xói mòn bờ biển, nước
nghiệp và cơ sở hạ tầng biển dâng
5. Quan trắc mực nước biển dâng Nước biển dâng
6. Xây dựng bản đồ thiên tai và các Nước biển dâng
khu vực dễ bị tổn thương
Nguồn: ADB, 2009
21

1.3.4 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH

1.3.4.1 Các hình thức hỗ trợ sinh kế

Về cơ bản, hỗ trợ sinh kế thường được cung cấp tới các cộng đồng sống phụ
thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc cũng như tác động
tiêu cực lên tài nguyên thiên nhiên và làm giảm tính dễ bị tổn thương trước những thay
đổi từ bên ngoài. Hỗ trợ sinh kế có thể được thực hiện dưới 4 hình thức (MARD, 2008):

- Tạo dựng môi trường thuận lợi để gia tăng các nguồn lực sinh kế: cải thiện đời
sống cho người dân và mở ra những giải pháp sinh kế tích cực hơn (quản lý tốt tài
nguyên thiên nhiên, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện nguồn lực xã hội, hỗ trợ tiếp cận
tốt các nguồn tín dụng, cải thiện giáo dục - đào tạo…)

- Tăng cường các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện sinh kế hiện tại

- Phát triển các sinh kế thay thế hoặc bổ trợ

- Tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách.

1.3.4.2 Hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH

BĐKH gây tổn thương đến các nguồn lực sinh kế, từ đó ảnh hưởng đến các
hoạt động sinh kế và các kết quả sinh kế của người dân. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của
Nhà nước thông qua các biện pháp cải thiện các nguồn lực sinh kế đóng vai trò rất
quan trọng. Bên cạnh đó, tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách đặt
trong bối cảnh của công tác thích ứng với BĐKH sẽ giúp người dân thích ứng với
BĐKH trong dài hạn (Vũ Thị Hoài Thu, 2011):

- Hỗ trợ nhằm cải thiện các nguồn lực sinh kế: cải thiện nguồn lực tự nhiên, nguồn
lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người và nguồn lực xã hội.

- Tạo dựng môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách: Lồng ghép thích ứng
với BĐKH vào quá trình lập kế hoạch phát triển (lồng ghép BĐKH vào các chính sách
chung cấp quốc gia và khu vực, lồng ghép BĐKH vào các khoản đầu tư và dự án theo
ngành, lồng ghép BĐKH vào các sáng kiến cụ thể tại địa phương).
22

Bảng 1-3: Các hình thức hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH
STT Lĩnh vực hỗ trợ Các hình thức hỗ trợ
1 Cải thiện các nguồn lực sinh kế
Nguồn lực tự nhiên -Quản lý tài nguyên thiên nhiên
-Thích ứng dựa vào hệ sinh thái
Nguồn lực vật chất -Phát triển cơ sở hạ tầng cứng
-Quản lý rủi ro thiên tai
-Tiếp cận tín dung
Nguồn lực tài chính
-Bảo hiểm BĐKH
-Các công cụ tài chính khác
Nguồn lực con người -Mạng lưới an sinh xã hội
Nguồn lực xã hội -Chia sẻ và trao đổi thông tin
2 Lồng ghép BĐKH vào lập kế hoạch phát triển
Lồng ghép BĐKH vào quá trình -Chiến lược giảm nghèo quốc
lập kế hoạch phát triển gia
-Chiến lược phòng chống thiên
tai quốc giá
-Quản lý vùng ven biển
-Qui trình lập kế hoạch ngân
sách quốc gia
Lồng ghép BĐKH vào các khoản -Du lịch
đầu tư và dự án theo ngành -Thủy sản
-Tài nguyên nước
Lồng nghép BĐKH vào các sáng -Quản lý và bảo vệ các hệ sinh
kiến cụ thể tại đia phương thái ven biển
-Phát triển sinh kế bền vững
-Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Nguồn: Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu, 2012

1.4 Tổng quan về các kết quả nghiên cứu


1.4.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đối với các quốc gia và vùng ven
biển trên thế giới và Việt Nam
Báo cáo Phát triển Thế giới (2010) của Ngân hàng Thế giới với chủ đề “Phát
triển và Biến đổi khí hậu” đã nhấn mạnh sự cần thiết của thế giới cần hành động ngay
bây giờ, hành động cùng nhau và hành động theo một cách khác trong cuộc chiến
chống lại BĐKH toàn cầu. Giảm khả năng bị tổn thương của con người và giúp mọi
người tự giúp chính mình là những vẫn đề được đặc biệt chú trọng trong báo cáo này.
23

Ngoài ra, quản lý đất và nguồn nước, quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, phát triển các
nguồn năng lượng bền vững, huy động vốn, phát triển thể chế cũng là những chính
sách thông minh về khí hậu nhằm giúp thế giới ứng phó hiệu quả với BĐKH.
Báo cáo phát triển con người của UNDP (2008) “Cuộc chiến chống lại BĐKH:
Đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cắt” đã đưa ra một số dự đoán về thiệt
hại mà Việt Nam phải gánh chịu trước tác động của BĐKH. Nếu nhiệt độ trái đất tăng
thêm 20C và mực nước biển tăng thêm 1m vào cuối thế kỷ 21 thì khoảng 22 triệu
người Việt Nam sẽ mất nhà ở; 12,3% diện tích đất trồng trọt sẽ bị mất; 40.000 km2 bờ
biển ở khu vực các tỉnh lưu vực sông Mêkong sẽ chịu tác động của lũ ở mức độ không
thể dự đoán và Việt Nam sẽ đối mặt với mức thiệt hại khoảng 17 tỉ USD/năm.
Tô Văn Trường (2008), trong Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước về “Tác
động của BĐKH đến An ninh lương thực quốc gia” đã phân tích những ảnh hưởng của
BĐKH đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Việt Nam. Với các tác động tiềm
tàng của BĐKH lên tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực, giải
quyết các vấn đề liên quan đến chính sách an ninh lương thực quốc gia và bài toán quy
hoạch tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) trong thời gian tới đóng vai trò
rất quan trọng trong việc ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp.
1.4.2 Các nghiên cứu về khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng của sinh
kế ven biển trước tác động của BĐKH trên thế giới và Việt Nam
Báo cáo của Oxfam (2008), về “Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và
người nghèo” tập trung phân tích cuộc sống của các hộ gia đình nghèo ở hai tỉnh Bến
Tre và Quảng Trị trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi và tìm hiểu xem người dân đối
phó như thế nào trước sự thay đổi của khí hậu trong tương lai. Một số kết quả được rút
ra trong nghiên cứu này là: (i) Người dân và lãnh đạo địa phương đều nhận thấy khí
hậu đang thay đổi ngày càng bất thường, (ii) phụ nữ và nam giới nghèo, đặc biệt là phụ
nữ, là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH, (iii) sinh kế của
những người dân phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng lớn bởi BĐKH,
và (iv) cần phải có những biện pháp thích ứng với BĐKH, trong đó công tác phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai nhằm giảm mất mát về người và sinh kế của người
dân đóng vai trò rất quan trọng.
Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Cơ quan phát
triển quốc tế Vương quốc Anh và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện
24

nghiên cứu về “Xây dựng khả năng phục hồi Các chiến lược thích ứng cho sinh kế ven
biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH ở miền trung Việt Nam ”. Nghiên
cứu cho rằng hệ thống sinh kế nông thôn vùng ven biển có nguy cơ cao nhất trước
BĐKH là những sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực tự nhiên. Vì vậy việc xây
dựng khả năng phục hồi cho các sinh kế ven biển chịu tác động của BĐKH đòi hỏi các
biện pháp nhằm đảm bảo khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để
xây dựng sinh kế ven biển có khả năng thích ứng với BĐKH, cần áp dụng cách tiếp
cận song hành, bao gồm tăng cường quản trị môi trường và phát triển sinh kế địa
phương. Ngoài ra, các sinh kế khác nhau trong từng khu vực có thể chịu những tác
động không giống nhau do BĐKH gây nên, không có một mô hình chung cho tất cả
các sinh kế mà cần thực hiện các chiến lược sinh kế một cách linh hoạt. Một số biện
pháp nhằm hỗ trợ sinh kế thích ứng với BĐKH được đề xuất là: cải tiến công tác quản
trị môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng cứng và mềm; hỗ trợ sinh kế theo ngành và di
cư/tái định cư như một cách đa dạng hóa sinh kế.
Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012) trong cuốn sách chuyên khảo về
“Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” đã tổng hợp một số lý thuyết và thực tiễn về
chủ đề BĐKH và sinh kế ven biển, bao gồm: tổng quan về BĐKH; khả năng bị tổn
thương của sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH; năng lực thích ứng của sinh kế
ven biển trước tác động của BĐKH; hỗ trợ sinh kế để thích ứng với BĐKH và một tóm
tắt về BĐKH và sinh kế ven biển ở Việt Nam.
1.4.3 Các nghiên cứu về sinh kế ven biển trong bối cảnh BĐKH
Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011) trong bài viết về “Sự thích ứng của
sinh kế ven biển trước tác động của BĐKH: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Phát triển (số 9/171) đã phân tích
những hoạt động thích ứng về sinh kế của người dân ven biển trước tác động của
BĐKH thông qua một nghiên cứu điển hình tai huyện Giao Thủy, Nam Định. Nghiên
cứu chỉ ra rằng mặc dù người dân đã bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm ứng
phó với BĐKH nhưng họ đang thích ứng bị động hơn là thích ứng chủ động trước các
rủi ro về sinh kế do BĐKH gây ra. Do đó, việc thích ứng trước tác động của BĐKH
không chỉ bằng nỗ lực của người dân mà rất cần các chính sách hỗ trợ của nhà nước để
đạt được sự bền vững về sinh kế cho người dân ven biển trong bối cảnh BĐKH.
Đề tài nghiên cứu khoa học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội về “Ảnh
hưởng của BĐKH đến sử dụng đất và biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển
25

sông Hồng” do Lưu Bích Ngọc và cộng sự (2012) thực hiện đã (i) Mô tả những ảnh
hưởng của BĐKH đến biến đổi sử dụng đất, (ii) Phân tích các nguyên nhân để làm rõ
ảnh hưởng của BĐKH đến biến đổi sinh kế của hộ gia đình trên các khía cạnh: việc
làm, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu thu nhập, cơ cấu sản xuất, cơ cấu
cây trồng, cơ cấu vật nuôi, (iii) Phân tích nhận định của các hộ gia đình về ảnh hưởng của
BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và phương pháp ứng phó của họ, (iv) Và
đề xuất các chiến lược sinh kế ứng phó của các hộ gia đình trước tác động của BĐKH.
1.4.4. Nhận xét chung về các nghiên cứu và khoảng trống cho luận văn
Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về BĐKH và sinh kế bền vững
vùng ven biển tập chủ yếu dừng lại ở một số phát hiện chính như sau:
- BĐKH đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân ven biển
- Phụ nữ, người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác
động của BĐKH
- Các sinh kế ven biển bị tác động mạnh nhất bởi BĐKH là sản xuất nông nghiệp
và thủy sản vì đây là các sinh kế mà người nghèo chủ yếu dựa vào các nguồn
lực tự nhiên để thực hiện các hoạt động sinh kế.
- Các sinh kế khác nhau trên cùng khu vực chịu ảnh hưởng không giống nhau
trước tác động của BĐKH, do đó các chiến lược sinh kế thích ứng cho từng
nhóm sinh kế cần được thiết kế một cách linh hoạt.
- Một số các chiến lược sinh kế thích ứng trong nông nghiệp và thủy sản đã được
đề xuất cho cộng đồng ven biển cũng như các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước
nhằm thực hiện các chiến lược sinh kế thích ứng này.
Về nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được phân tích một cách toàn diện trên 5
yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình, bao gồm: nguồn lực sinh kế, hoạt động
sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế - chính sách và tác động của các yếu tố bên
ngoài
- Khả năng bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế
khác nhau của hộ gia đình chưa được phân tích một cách cụ thể trên từng khía
cạnh: tổn thương về nguồn lực sinh kế, hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế.
26

- Năng lực thích ứng của hộ gia đình chưa được đánh giá là thích ứng bị động
hay chủ động
- Các sinh kế nào là bền vững và thích ứng với BĐKH chưa được phân tích một
cách toàn diện.
Về cơ sở lý luận:
- Rất ít nghiên cứu gắn kết khung sinh kế bền vững với yếu tố BĐKH để phân
tích khả năng bị tổn thương của sinh kế, từ đó đề xuất các sinh kế bền vững và
thích ứng với BĐKH.
- Tính bền vững và thích ứng về sinh kế chưa được phân tích cụ thể trên các khía
cạnh bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và có khả năng thích ứng
với BĐKH.
Với những hạn chế trên, luận văn kỳ vọng sẽ đóng góp được một phần khoảng trống
này trong nghiên cứu.
27

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU


Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp đóng
vai trò quan trọng. Với nguồn dữ liệu phong phú và đáng tin cậy, bao gồm dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp, chương này tập trung chủ yếu vào các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng. Để tăng mức độ chính xác và tính thuyết phục của các kết quả trong nghiên cứu
này, tác giả đã sử dụng ba phương pháp nghiên cứu: (i) Thảo luận nhóm tập trung
(Focus Group Discussions); (ii) Điều tra phân tích hộ gia đình (Household Analysis);
(iii) Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững (SLF) để đánh giá ảnh hưởng của
BĐKH và lựa chọn các chiến lược thích ứng. Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm:
(i) Thống kê, mô tả, so sánh; (ii) Phân tích đa tiêu chí và (iii) Cho điểm xếp hạng. Bên
cạnh đó, còn có những phương pháp khác được tích hợp sử dụng để thảo luận nguồn
thông tin và kết quả của những phương pháp chính trên. Sơ đồ khung phân tích nghiên
cứu được thể hiện như Hình 2-1 dưới đây.
HIỆN TRẠNG SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH VEN BIỂN
1. Nguồn lực sinh kế
2. Hoạt động sinh kế
3. Kết quả sinh kế
4. Thể chế, chính sách
5. Tác động bên ngoài

KHẢ NĂNG BỊ TỔN THƯƠNG CỦA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH


VEN BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
BĐKH -> Nguồn lực sinh kế -> Hoạt động sinh kế -> Kết
quả sinh kế

NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH VEN


BIỂN TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH
6. Thích ứng bị động
7. Thích ứng chủ động

HỖ TRỢ SINH KẾ NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BĐKH


8. Tăng cường các nguồn lực sinh kế
9. Tăng cường thể chế và chính sách về thích ứng
với BĐKH

CÁC SINH KẾ BỀN VỮNG VÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH


10. Bền vững về kinh tế
11. Bền vững về xã hội
12. Bền vững về môi trường
13. Bền vững về thể chế
14. Thích ứng với BĐKH
Hình 2-1: Sơ đồ khung phân tích
28

2.1 Nguồn dữ liệu


2.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu khai thác nguồn dữ liệu từ Niên giám thống kê Tỉnh Khánh Hòa
các năm, Niên giám thống kê Thị xã Ninh Hòa các năm, Khảo sát mức sống dân cư
Việt Nam 2010. Các số liệu khai thác được phục vụ cho việc trình bày thực trạng sinh
kế của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa, như sau:
 Các nguồn lực sinh kế cơ bản: Nguồn lực tự nhiên (diện tích đất nông
nghiệp, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản); Nguồn lực vật chất (đường giao
thông, tiếp cận điện, sử dụng nước sạch, có chợ ở xã); Nguồn lực tài chính (tiền tiết
kiệm, tiền vay ngân hàng); Nguồn nhân lực (số lao động đang làm việc, trình độ của
lực lượng lao động); Nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin: có bưu điện, nhà văn hóa,
trạm truyền thanh).
 Các hoạt động sinh kế cơ bản: Sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất
bình quân hộ một năm); Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (giá trị sản xuất bình quân hộ
một năm); Công nghiệp (giá trị sản xuất bình quân hộ một năm); Dịch vụ (giá trị sản
xuất bình quân hộ một năm).
 Các kết quả sinh kế: Về kinh tế (giá trị sản xuất bình quân hộ một
tháng); Về xã hội (việc làm, đói nghèo); Về môi trường(sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, các vấn đề về ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường).
2.1.2 Dữ liệu sơ cấp
2.1.2.1 Thảo luận nhóm tập trung
Thảo luận nhóm tập trung là phương pháp thu thập thông tin từ những cuộc
thảo luận với một nhóm từ 6-8 người có chung một số đặc điểm kinh tế - xã hội nhất
định, phù hợp với chủ đề của cuộc thảo luận. Nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp
thảo luận với hai nhóm đối tượng chính là (i) Cán bộ lãnh đạo xã và cán bộ làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản và (ii) Các hộ gia đình đại diện cho 4 sinh kế
chính. Tại mỗi xã, 2 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện với 2 nhóm đối tượng trên
vào tháng 10/2013.
Các cuộc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện dựa trên các câu hỏi đóng -
mở với mục tiêu tìm hiểu những thông tin chung về: (i) nhận thức của người dân về
thực trạng BĐKH tại địa phương, (ii) khả năng bị tổn thương về sinh kế của các hộ gia
đình trước tác động của BĐKH, (iii) các hoạt động thích ứng về sinh kế của hộ gia
29

đình trước tác động của BĐKH, (iv) các hình thức hỗ trợ sinh kế của Nhà nước do
người dân đề xuất và (v) Mục tiêu quan trọng cuối cùng là giúp cho tác giả phác họa
được bảng câu hỏi điều tra hộ gia đình để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Các vấn đề cụ thể của các cuộc thảo luận nhóm được trình bày ở phụ lục 1.
2.1.2.2 Điều tra hộ gia đình
Điều tra khảo sát được thực hiện tại hai xã ven biển là Ninh Vân và Ninh Lộc
của Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Hai xã này được lựa chọn vì hai tiêu chí sau:
thứ nhất là xã nông nghiệp ven biển có các sinh kế chính là nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi) và thủy sản (nuôi trồng, đánh bắt); thứ hai là xã đang phải hứng chịu những
tác động ngày càng tăng của BĐKH gây ảnh hưởng đến các hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tại mỗi xã, các thôn
được chọn nghiên cứu vì có cộng đồng dân cư ven biển đông đúc, cán bộ thôn nhiệt
tình giúp đỡ. Vì vậy các thôn: thôn Đông và thôn Tây của xã Ninh Vân; Thôn Tam
Ích, Tân Thủy và Lệ Cam của xã Ninh Lộc được lựa chọn để điều tra.
Trên cơ sở các cuộc thảo luận nhóm cũng như tham khảo các bảng câu hỏi điều
tra hộ gia đình được thiết kế bởi Vũ Thị Hoài Thu (2011), tác giả đã hoàn thiện bảng
câu hỏi cho nghiên cứu này và tiến hành điều tra thử 5 hộ gia đình tại thôn Tam Ích xã
Ninh Lộc và 3 hộ gia đình tại thôn Đông, xã Ninh Vân vào tháng 11/2013. Kết quả của
cuộc điều tra ban đầu khả quan và tác giả tiếp tục hoàn thiện bảng câu hỏi để tiến hành
điều tra chính thức (bảng câu hỏi xem phụ lục 1). Một cuộc khảo sát hộ gia đình tại 2
xã ven biển (Ninh Lộc và Ninh Vân) của thị xã Ninh Hòa đã được thực hiện vào tháng
11 và 12/2013.
Bảng câu hỏi điều tra được thực hiện thông qua phỏng vấn cá nhân là chủ hộ,
gồm 8 phần chính: (i) những thông tin chung về hộ gia đình, (ii) tình hình BĐKH tại
địa phương, (iii) các nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH, (iv) hoạt động sinh
kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH, (v) kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH, (vi) các hoạt
động ứng phó của người dân trước tác động của BĐKH, (vii) nhu cầu của các hộ dân
đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước, (viii) sinh kế khả thi trước tác động của
BĐKH. Các thông tin về tình hình BĐKH tại địa phương, các nguồn lực sinh kế, hoạt
động sinh kế và kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH được thu thập thông qua
những câu hỏi về nhận thức của hộ gia đình đối với những vấn đề đó bằng phương
pháp cho điểm.
30

Những hộ gia đình được chọn dựa vào cơ cấu nghề nghiệp chính của xã, bao
gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản. Tác giả rất tiếc
khi hai xã khảo sát không có các hộ làm muối, đây cũng là một sinh kế điển hình ven
biển chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.
Do khó khăn về khoảng cách địa lý nên ngoài việc tự đi thực tế, tác giả đã phải
nhờ sự hỗ trợ của các cán bộ xã, thôn để thu thập thêm bảng câu hỏi. Các cán bộ địa
phương, sau khi được tập huấn về nội dung bảng câu hỏi đã hướng dẫn hộ gia đình
cách điền thông tin và câu trả lời vào bảng hỏi. Cách thức thu thập này gặp phải hạn
chế trong việc có được những thông tin trung thực và đầy đủ nhất, vì vậy, số lượng
phiếu điều tra hợp lệ chỉ còn 154 phiếu trên tổng số 195 phiếu thu về.
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để phân tích dữ liệu. Những
phương pháp tính toán và thống kê cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này. Các dữ
liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu được xử lý như sau:
2.2.1 Nhận diện những biểu hiện và ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển
tỉnh Khánh Hòa:
Sử dụng các dữ liệu thứ cấp, chủ yếu từ các báo cáo và các nghiên cứu đã có
(của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
tỉnh Khánh Hòa, các tổ chức quốc tế và cá nhân,…) và áp dụng phương pháp phân tích
thống kê mô tả, những biểu hiện và ảnh hưởng chính của BĐKH đối với vùng ven biển
tỉnh Khánh Hòa được xem xét trên các khía cạnh: nhiệt độ, lượng mưa, bão và áp thấp
nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn, các loại thiên tai khác.
2.2.2 Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả
năng bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế
khác nhau
Khả năng tổn thương của sinh kế được phân tích thông qua cơ chế tác động:
BĐKH -> Nguồn lực sinh kế -> Hoạt động sinh kế -> Kết quả sinh kế. Với nguồn số
liệu điều tra các hộ gia đình tại 2 xã ven biển của tỉnh Khánh Hòa, tác giả áp dụng
phương pháp phân tích thống kê, mô tả để xem xét cơ chế trên thông qua các bảng
tổng hợp.
31

2.2.3 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với
các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
Sử dụng phân tích về năng lực thích ứng - được thể hiện thông qua các hoạt
động thích ứng phân chia thành 2 cấp độ: thích ứng chủ động và thích ứng bị động, với
nguồn số liệu điều tra các hộ gia đình tại 2 xã ven biển của tỉnh Khánh Hòa và áp dụng
phương pháp thống kê, các biện pháp thích ứng của các nhóm sinh kế khác nhau sẽ
được thống kê đầy đủ và chi tiết.
2.2.4 Một số sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho cộng đồng ven biển
Khánh Hòa.
Phương pháp phân tích đa tiêu chí được sử dụng để phân tích tính bền vững về
kinh tế - xã hội – môi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH của các sinh kế hiện
tại. Các tiêu chí phân tích dựa vào bảng sau:
Bảng 2-1: Các tiêu chí đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế
STT Các khía cạnh Tiêu chí
1 Kinh tế -Có lợi nhuận
-Thời gian thu hồi vốn nhanh
-Có khả năng làm tăng thu nhập của hộ gia đình theo thời gian
2 Xã hội -Tạo ra cơ hội việc làm cho các thành viên trong gia đình
-Có ảnh hưởng tốt đến những người thực hiện sinh kế quy mô
nhỏ như: nông dân, ngư dân, người lao động làm công ăn lương
-Có sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các hoạt động sinh kế
-Được sự chấp nhạn và ủng hộ của cộng đồng, mang tính
truyền thống, văn hóa ở địa phương
3 Môi trường -Gây ra ít tác động đến môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí)
-Không làm suy giảm chất lượng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên
4 Thể chế -Có các cơ quan ở địa phương hỗ trợ việc thực hiện thành
công các sinh kế
-Có các chính sách ở địa phương hỗ trợ việc thực hiện thành
công các sinh kế
Thích ứng với -Phù hợp với các điều kiện của thời tiết: nhiệt độ cao, hạn hán,
BĐKH xâm nhập mặn, bão lụt…
-Có khả năng đáp ứng ngay lập tức các thực tiễn về thích ứng
của cộng đồng địa phương
Nguồn: Vũ Thị Hoài Thu, 2011
Các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa
được đề xuất dựa trên phương pháp cho điểm và xếp hạng các sinh kế về tiêu chí này.
32

Phương pháp cho điểm: thông qua thảo luận nhóm các hộ gia đình, từng sinh kế
được cho điểm trên các khía cạnh: kinh tế - xã hội – môi trường - thể chế và thích ứng
với BĐKH. Tại mỗi xã, các hộ gia đình đang thực hiện 4 sinh kế chính: trồng trọt,
chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đối với từng khía cạnh thích ứng, điểm
được cho từ 1 đến 4 với điểm thấp nhất là 1 cho tính bền vững và thích ứng thấp nhất,
điểm cao nhất là 4 cho tính bền vững và thích ứng cao nhất.
Phương pháp xếp hạng: tại mỗi xã, có 10 hộ tham gia thảo luận nhóm tập trung
sẽ cho điểm các sinh kế với thang điểm từ 1 đến 4. Như vậy, tổng điểm đối với từng
khía cạnh cao nhất là 40 (nếu cả 10 người đều cho 4 điểm mỗi khía cạnh), thấp nhất là
10 (nếu cả 10 người đều cho 1 điểm mỗi khía cạnh). Đối với từng sinh kế thì tổng
điểm được tính tổng cả 5 khía cạnh do cả 10 người đánh giá, như vậy cao nhất là 200
điểm và thấp nhất là 40 điểm. Các sinh kế sau đó sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên
từ cao xuống thấp dựa vào điểm tổng hợp này.
33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khái quát khu vực nghiên cứu


3.1.1 Tỉnh Khánh Hòa
3.1.1.1 Đặc điểm địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. Phía Bắc giáp
tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh ĐăkLăk, Lâm Đồng,
phía Đông giáp Biển Đông. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có
vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa.
Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển.
Chẳng những thế, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng
phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh
nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi
đắp, có diện tích 100 km². Cả hai đồng bằng này đều được cấu tạo từ đất phù sa cũ và
mới, nhiều nơi pha lẫn sỏi cát hoặc đất cát ven biển.
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con
sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết, các
con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía
Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7 km có một cửa sông.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Khánh Hòa là tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu
có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt: khí hậu tương đối ôn hòa,
thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa
tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng
mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng,
trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh
Hòa cao khoảng 26,7°C, độ ẩm tương đối cao, khoảng 80,5%.
Bảng 3-1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của tỉnh Khánh Hòa
Nhiệt độ trung Mười Mười
Một Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười
bình/tháng một hai
Cao nhất (°C) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27
Thấp nhất (°C) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22
34

Lượng mưa (cm) 2.4 0.56 2.07 1.98 5.08 3.48 2.62 3.23 13.38 25.43 25.12 12.21
Nguồn: http://thuvienkhanhhoa.gov.vn/
Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những
tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng
nực, nhiệt độ có thể lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9
đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và
20-26°C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh
Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển
nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây
thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ (Sở Tài nguyên và Môi
trường Khánh Hòa, 2013). Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có
bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và
triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản
xuất và đời sống của nhân dân.
3.1.2 Xã Ninh Lộc – Thị xã Ninh Hòa – Tỉnh Khánh Hòa
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Xã Ninh Lộc nằm về phía đông nam của huyện Ninh Hòa và cách trung tâm thị
xã Ninh Hòa 7km theo tuyến đường Quốc Lộ 1A. Xã Ninh Lộc là xã có địa hình đồng
bằng và có xen kẽ đồi núi cao. Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2.953 ha chiến
khoảng 2,47% diện tích của toàn thị xã Ninh Hòa. Ninh Lộc hội đủ ba yếu tố: rừng,
đồng bằng và biển nên thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và mở
rộng các loại hình dịch vụ.
3.1.2.2 Nhân khẩu- xã hội
Dân số toàn xã 8.532 nhân khẩu tương ứng với 2.054 hộ gia đình. Đa số là dân
tộc Kinh. Mật độ dân số bình quân toàn xã năm 2013 là 289 người/km², Ninh Lộc là
xã có mật độ dân số khá dày. Dân trong xã phân bố khá đều nhưng dân tập trung đông
hơn tại các trung tâm của xã và các khu ven trục giao thông. Không có người dân tộc
thiểu số sinh sống trong xã.
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng
Điện
Hệ thống điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất do điện lực Ninh Hòa quản lý,
vận hành bảo dưỡng. Hiện nay trên địa bàn xã có 10 trạm biến áp đạt yêu cầu. Có
35

1.854 hộ dân sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Mức độ đáp ứng yêu cầu về
điện cho sản xuất đạt 100%.
Giao thông
Hệ thống đường giao thông của xã Ninh Lộc có các tuyến giao thông chính là
tuyến đường quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và tuyến đường tỉnh lộ
đi xã Ninh Tân. Ngoài ra còn có các tuyến đường trục liên xã, liên thôn phát triển chưa
hoàn chỉnh.
Giáo dục
Đến thời điểm cuối năm 2013, xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông mới đạt
khoảng 90%. Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã hiện nay có 01 trường mầm non với 6
điểm trường, 01 trường tiểu học với 5 điểm trường, 01 trường trung học cơ sở, 1
trường THPT. Do địa hình xã đi lại khó khăn, đường giao thông chưa thuận lợi nên
trường phải lập nhiều điểm trường để tiện cho công tác đào tạo.
Y tế
Trạm y tế xã nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A, đến thời điểm hiện tại đã được
công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trạm có 10 giường bệnh, đội ngũ cán bộ gồm có 01 bác
sĩ, 01 y sĩ, 01 dược sĩ và 02 nữ hộ sinh. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế đạt 35,4%.
3.1.2.4 Đặc điểm kinh tế
Diện tích tự nhiên của Ninh Lộc là 2.953 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp
499 ha, nuôi trồng thủy sản 458 ha, đất rừng 768 ha. Địa phương chủ yếu trồng lúa
nước và nuôi trồng thuỷ sản, một số hộ phát triển kinh tế theo hướng vườn nhà, vườn
đồi và buôn bán nhỏ. Năm 2013 diện tích gieo trồng đạt 683 ha. Tổng sản lượng lương
thực bình quân hàng năm đạt trên 2.593 tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt
350 kg/người/năm.
Tiềm năng thủy sản
Ninh Lộc có 3 thôn sống ven biển với nghề nghiệp chính là đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản ven bờ. Vùng nước ven biển Ninh Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để
đánh bắt và nuôi trồng các nguồn lợi thủy sản quý hiếm như: cá thu, cá mú, cá chẽm,
tôm hùm, tôm sú... Nước ven biển chủ yếu là nước mặn, nước lợ, thuận lợi cho nuôi
trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản
36

Xã Ninh Lộc có một diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn khá lớn, trong toàn
xã có 499,33 ha nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân 0,7
tạ/ha, sản lượng đạt được trung bình khoảng 327 tấn với thu nhập bình quân ước
chừng khoảng 197 tỷ/năm. Như vậy giá trị bình quân nuôi trồng thủy sản là 40
triệu/ha/năm.Việc nuôi trồng thủy sản ở địa phương gần đây không đạt hiệu quả cao
do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra liên tục trong các vụ nuôi tôm làm nhân
dân bị thua lỗ nhiều, khả năng tái tạo đầu tư sản xuất thấp. Trung bình mỗi năm địa
phương thả nuôi được 300ha.
Đánh bắt thủy sản
Trong những năm qua, sản lượng đánh bắt của xã đạt thấp vì nguồn thủy sản
ven bờ đã cạn kiệt, do ngư dân dùng các phương tiện xiết điện, giã cào khai thác, chưa
cải tiến phương tiện đánh bắt, nguồn đầu tư cho việc nâng cấp tàu thuyền công suất
lớn để đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn, việc chuyển đổi nghề còn chậm. Toàn xã có
141 chiếc tàu thuyền, đánh bắt thuỷ sản được 405 tấn năm 2013. Tổng sản lượng đánh
bắt và nuôi trồng năm 2013 đạt 860 tấn (UBND Xã Ninh Lộc, 2013). Thôn Tam Ích -
thôn đánh bắt chủ yếu của xã, có gần 200 xuồng, 48 xuồng máy xăng, 2 ghe D8. 100
hộ đánh bắt bằng Lờ - một phuơng tiện có tính hủy diệt, bắt cả tôm, cua nhỏ.
Tình trạng nghèo đói
Hiện xã có 35% hộ khá, giàu; số hộ nghèo giảm 30% theo chuẩn cũ, xã không
còn hộ đói; 98% hộ có phương tiện nghe nhìn, 100% hộ sử dụng điện, 95% số hộ sử
dụng nước sạch. Xã đã hoàn tất việc xoá nhà tranh tre dột nát. Với cuộc điều tra hộ
nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015, xã có 168 hộ nghèo (theo chuẩn mới quốc
gia) chiếm 8,62% số hộ toàn xã, 331 hộ cận nghèo (UBND xã Ninh Lộc, 2013).
3.1.3 Xã Ninh Vân – thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa
3.1.3.1 Vị trí địa lý
Ninh Vân là một xã biển đảo của thị xã Ninh Hoà; cách trung tâm thị xã khoảng
80 km theo đường bộ và cách 12 hải lý theo đường biển theo hướng Đông Nam: phía
Đông giáp với Biển Đông, phía Tây Nam giáp với Đầm Nha Phu, phía Nam giáp với
Biển Đông, phía Tây giáp với xã Ninh Phước. Ninh Vân là xã bán đảo có địa hình núi
cao là chủ yếu. Ninh Vân bị chia cắt bởi các dãy núi thấp dần từ phía Tây và phía
Nam, tiếp giáp với vùng núi cao là vùng núi thấp thoải dần về hướng Đông Bắc.
37

3.1.3.2 Nhân khẩu- xã hội


Xã Ninh Vân là một xã nhỏ về dân số, chỉ có 410 hộ, 1.740 nhân khẩu, 912 lao
động chiếm 50,41% tổng dân số toàn xã. Ninh Vân là xã nghèo, đặc biệt khó khăn.
Không có người dân tộc thiểu số sinh sống trong xã.
3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng
Điện
Trên địa bàn sử dụng lưới điện quốc gia do điện lực thị xã Ninh Hòa quản lý,
hiện trạng có 94,97% hộ nông dân có điện sử dụng (còn thiếu so với tiêu chí 3,03%).
Hiện tại trên địa bàn xã có 3km đường dây hạ thế cùng với 2 trạm biến áp nằm tại thôn
Đông và thôn Tây. Nguồn điện chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp
tại địa phương, người dân thường phải dùng máy nổ để có điện phục vụ cho sản xuất.
Giao thông
Do xã là một xã nằm ở biển đảo, nên đường vào xã tương đối khó khăn và có
mật độ lưu thông không quá cao nên không tốn quá nhiều chi phí bảo trì. Chủ yếu là
chi phí làm mới ban đầu. Xã Ninh Vân nối với xã Ninh Phước và Ninh Tịnh theo
đường bộ là tuyến đường tỉnh lộ 1B dài 37km.
Giáo dục
Đã công nhận xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và THCS, tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học trung học phổ thông, bổ túc tại các trường của
Tỉnh và của thị xã Ninh Hòa khoảng 70%. Tỷ lệ lao đông được qua đào tạo chuyên
môn khá thấp, chỉ khoảng 10%. Đa phần chỉ đào tạo những ngành về nông nghiệp, lâm
nghiệp, chăn nuôi và là những khóa ngắn hạn mang tính phổ cập thực hành. Trên địa
bàn xã có một trường điểm mẫu giáo với tổng số 125 cháu, 1 điểm trường tiểu học với
170 học sinh và 1 trường trung học cơ sở với 121 học sinh. Nhìn chung các trường học
của xã đều chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương.
Y tế
Trạm y tế xã có 10 giường bệnh với 12 phòng đầy đủ phòng điều trị và phòng
chức năng. Đội ngũ cán bộ gồm 1 y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 dược sĩ, 2 nữ hộ sinh. Tỷ lệ
người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 60% tuy nhiên theo đánh giá của
người dân thì hiệu quả bảo hiểm y tế chưa cao.
38

3.1.3.4 Đặc điểm kinh tế


Diện tích đất tự nhiên của xã: 4.521 ha. Đất trồng cây lâu năm 53,4 ha, rừng
801,9 ha và diện tích đất chưa sử dụng 3.407,5 ha. Diện tích gieo trồng 100,70 ha
trong đó; cây hàng năm 47,26 ha; cây lâu năm 53,44 ha, đất nuôi trồng thủy sản 73,8
ha. Các cây gieo trồng đa số là các cây ngắn ngày như: hành, tỏi, đậu phộng, rau răm...
Sản xuất hành tỏi do người Quảng ngãi vào mua/thuê đất trồng, bà con làm theo với
sản lượng 160 tấn hành tỏi/năm. Cây trồng lâu năm chủ yếu là xoài và dừa, trồng điều
xen trên rẫy. Xã có 230 hộ nông nghiệp, 830 lao động nông nghiệp, 25-30% hộ không
có đất sản xuất. Chăn nuôi khá phát triển ở Ninh Vân, với 1.464 bò, 76 dê, do có diện
tích rừng lớn và nuôi thả rông là phổ biến.
Xã có khoảng 100/912 lao động làm ăn xa, 205 người làm dịch vụ, buôn bán.
Phụ nữ làm nông thường chỉ học đến cấp 2. Thanh niên có hơn 100 người, trên 50%
làm ăn xa, có khoảng 20 người trình độ cấp 3, nữ có trình độ thấp hơn. Học sinh lớp
10 đã đi trọ học, một số trường hợp nghèo phải thôi học.
Tiềm năng thủy sản của xã
Như tất cả các xã biển đảo khác trong tỉnh Khánh Hòa thì xã Ninh Vân có sở
hữu tài nguyên nước mặn phong phú. Nguồn nước mặn này có thể nuôi trồng các loại
thủy hải sản có hiệu quả kinh tế cao.
Đánh bắt thủy sản
Xã có 72 tàu, trong đó khoảng 4-5 tàu xa bờ, nay chỉ còn 1 tàu xa bờ đang hoạt
động, 40 ghe có bằng lái. Xã có 160 hộ ngư dân, trong đó 147 hộ đánh bắt ven bờ, 426
lao động đánh bắt, trên 200 người làm nghề lặn- cầu gai, mực, hải sản, có đánh lưới.
Sản lượng đánh bắt 400 tấn/năm 2013 và khoảng 7.000 tôm hùm con, 1.700 tấn rong
mơ, trị giá 6,8 tỷ đồng. Khoảng 30-40 thợ lặn giỏi ra Quảng Ngãi đi ra nước ngoài lặn
biển, có hợp đồng. Nghề lặn vớt rong mơ với thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày.
Tình trạng nghèo đói
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 9,14% (37 hộ với 128 người). Tỷ lệ hộ cận nghèo là 34 hộ
với 137 khẩu, chiếm tỷ lệ 8,4%.
3.2 Hiện trạng sinh kế hộ gia đình ven biển Khánh Hòa

Dựa vào các tài liệu thứ cấp: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa 2013, niên
giám thống kê thị xã Ninh Hòa 2013, Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012 của
39

Tổng cục thống kê, tác giả đã tổng hợp được bức tranh cơ bản nhất về hoạt động sinh
kế của cộng đồng dân cư khu vực nghiên cứu.

3.2.1 Các nguồn lực sinh kế cơ bản

Nguồn lực tự nhiên


Bảng 3-1: Diện tích đất nông nghiệp
Đvt: ha
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất nuôi Đất nông
Đất lâm Đất làm
Tổng số Đất trồng Đất trồng cây trồng nghiệp
cây hàng nghiệp muối
lâu năm thủy sản khác
năm
Toàn tỉnh 314.320 60.614 32.046 214.955 5.400 928 377

Thị xã Ninh
79.592 23.208 5.642 47.925 1.905 568 236
Hòa

Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Khánh Hòa, 2013

So với toàn tỉnh, thị xã Ninh Hòa có tài nguyên đất, mặt nước khá phong phú:
Toàn thị xã có 8 nhóm đất và 18 loại đất. Trong đó, nhóm đất có diện tích lớn nhất là
nhóm đất đỏ vàng với 74.651 ha, chiếm 93,79% tổng diện tích đất nông nghiệp, phù
hợp sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông – lâm kết hợp, phát triển
vườn rừng. Nhóm đất phù sa có diện tích khá lớn là 7.281 ha, chiếm 7,05% tổng diện
tích, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau
như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Nguồn lực vật chất
Tất cả các phường, xã của thị xã Ninh Hòa đều có điện, có đường ô tô đi đến trụ
sở xã và có hệ thống giáo dục đầy đủ trường học từ mầm non đến THPT.
40

Bảng 3-2: Tiếp cận điện, đường giao thông, trường học
Đvt: xã
Số xã có
Số xã có Số xã có Số xã có Số xã có
Tổng số Số xã có đường otô đi
trường trường trường trường
xã điện đến trụ sở
mầm non tiểu học THCS THPT
UBND xã
Toàn tỉnh 99 99 96 99 97 64 8
Thị xã
20 20 20 20 20 19 2
Ninh Hòa
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013
Nguồn lực tài chính
Tiền tiết kiệm
Bảng 3-3 cho thấy, dòng tiền thu - chi qua ngân hàng và số dư tiền gửi tiết kiệm
có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian, đến ngày 31/12/2013, số dư tiền gửi tiết
kiệm đã lên đến 23.004.000 triệu đồng.
Bảng 3-3: Thu chi tiền mặt qua ngân hàng hàng năm và số dư tiền gửi tiết kiệm tại
thời điểm 31/12 hàng năm
Đvt: triệu đồng
Tổng thu Tổng chi Số dư tiền gửi tiết kiệm
2008 33.570.000 34.480.000 3.877.000
2009 46.079.000 46.544.000 10.217.113
2010 64.243.000 62.797.000 12.143.316
2011 76.185.000 75.031.000 15.765.960
2012 103.664.000 102.870.000 20.450.000
2013 148.557.000 147.456.000 23.004.000
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013
Tiền vay ngân hàng:
Trong điều kiện mà khả năng tích lũy của các hộ còn thấp, sự hỗ trợ từ Nhà
nước và các tổ chức quốc tế ngày càng giảm thì việc vay vốn ngân hàng để đầu tư vào
sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nguồn lực tài chính cho hộ gia
đình. Bảng 3-4 cho thấy số tiền vay ngân hàng của mọi khu vực kinh tế trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa tăng cao rõ rệt.
41

Bảng 3-4: Dư nợ tín dụng ngắn hạn đến ngày 31/12 hàng năm
Đvt: tỉ đồng
2008 2009 2010 2011 2012 2013
TỔNG SỐ 3.753,1 6.049,5 6.261,3 8.676,9 9.013,7 9.636,3
Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản 762,7 1.147,2 643,1 1.450,1 1.230,9 1.161,5
Công nghiệp và
Xây dựng 683,9 1.448,3 1.013,8 2.555,8 2.174,2 3.023,0
Công nghiệp 440,3 1.061,7 721,2 1.926,8 1.118,4 2.014,1
Xây dựng 243,6 386,6 292,6 629,0 1.055,8 1.008,9
Dịch vụ 2.306,5 3.454,0 4.604,4 4.671,0 5.608,6 5.451,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013

Nguồn lực con người


Bảng 3-5: Số lao động đang làm việc tỉnh Khánh Hòa
Đvt: nghìn người
Toàn tỉnh Thành thị
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
Dân số trong độ tuổi lao động 748.1 387.7 360.4 395.6 195 200.6
Đang làm việc 587.7 325.8 261.9 298.0 159.6 138.4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013
Lực lượng lao động dồi dào là một trong những nhân tố thuận lợi thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung và sự phát triển kinh tế hộ gia đình
nói riêng.
Nguồn lực xã hội
Bảng 3-6 cho biết các số liệu tiếp cận thông tin của người dân ở khu vực nghiên
cứu. Thị xã Ninh Hòa có 100% số xã có nhà văn hóa, tủ sách pháp luật và hệ thống loa
truyền thanh đến thôn. Điều này là một thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của hộ gia
đình, giúp cho người dân nắm bắt kịp thời những thông tin về sản xuất, thị trường,
thiên tai, dịch bệnh… để có ứng phó kịp thời.
42

Bảng 3-6: Tiếp cận thông tin ở thị xã Ninh Hòa


Đvt: xã
Số xã có hệ Số xã có
Số xã có Số xã có Số xã có
Số xã có thống loa Số xã có quỹ tín
nhà văn tủ sách sân thể
thư viện truyền thanh chợ dụng
hóa pháp luật thao
đến thôn nhân dân
Toàn tỉnh 49 98 13 98 73 2 60
Thị xã
20 20 0 20 19 0 15
Ninh Hòa
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013

3.2.2 Các hoạt động sinh kế cơ bản

Các hộ dân ở thị xã Ninh Hòa chủ yếu sinh sống bằng các hoạt động nông
nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt), thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng), lâm nghiệp và
diêm nghiệp.
Bảng 3-7: Tỷ lệ hộ lao động nông thôn phân theo ngành hoạt động
Phân theo ngành Số hộ Tỷ trọng (%)
Nông nghiệp 25.924 84,01
Lâm nghiệp 95 0,31
Thủy sản 4.748 15,39
Diêm nghiệp 93 0,30
Tổng 30.860 100

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, 2013

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, toàn thị xã có 30.860 hộ tham gia sản xuất
nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp. Số hộ làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ
trọng cao nhất (84,01%), tiếp đó là 4.748 hộ tham gia khai thác và nuôi trồng thủy sản,
chiếm 15,39%.

3.2.3 Các kết quả sinh kế

Về kinh tế
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng có xu hướng tăng nhanh qua từng năm,
đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây, năm 2011, thu nhập một nhân khẩu đạt mức 1.257,9
nghìn đồng.
43

Bảng 3-8: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng tỉnh Khánh Hòa
Đvt: 1.000đ
Tổng Tiền lương, Nông, lâm Phi nông, lâm Khác
tiền công nghiệp, thủy sản nghiệp, thủy sản
2008 598,0 259,4 105,4 132,0 101,2
2010 965,4 437,6 149,6 186,7 191,6
2011 1.257,9 650,4 217,2 268,9 121,4
Nguồn: Số liệu điều tra lao động và việc làm 2012
Về xã hội
Tình trạng việc làm
Bảng 3-9: Tỷ lệ thất nghiệp tại Khánh Hòa
Đvt: %
Toàn tỉnh Thành thị
Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ
Tỷ lệ thất nghiệp 3,54 2,90 4,32 4,65 3,73 5,71
Tỷ lệ thiếu việc làm 5,84 6,11 5,49 5,05 5,23 4,84
Tỷ lệ tham gia lao động 81,44 86,55 75,94 78,83 84,89 72,94
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2013
Tình trạng đói nghèo
Có thể nhận thấy, sự phát triển kinh tế của hộ gia đình trong giai đoạn 2004 –
2012 đã góp phần rất lớn trong việc giảm nghèo đói cả về số tuyệt đối và tương đối ở
tỉnh Khánh Hòa. Tình trạng đói nghèo tại Khánh Hòa luôn thấp hơn cả nước.
Bảng 3-20: Tình trạng nghèo đói
Đvt: %
2008 2010 2012
Cả nước 13,4 10,7 14,2
Khánh Hòa 10,0 9,1 9,5
Nguồn: Số liệu điều tra lao động và việc làm, 2012
3.3 Nhận diện những ảnh hưởng của BĐKH đối với vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa
Căn cứ vào Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Khánh
Hòa giai đoạn 2011 – 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành năm 2011
và các số liệu quan trắc từ Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung bộ, tác
giả tổng hợp và trích dẫn một số biểu hiện của BĐKH tại Khánh Hòa như sau:
44

3.3.1 Nhiệt độ:


Từ chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1978 – 2010, cho thấy xu thế biến đổi nhiệt
độ trung bình năm tại Nha Trang như sau:
27,6

27,3

27,0
Nhiệt độ (0C)

26,7

26,4

26,1
Năm
1978 1982 1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010

Hình 3-1: Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Nha Trang (1978-2010)
Năm 2013, nền nhiệt độ của tỉnh Khánh Hòa trong các tháng cuối năm ở mức
cao hơn trung bình nhiều năm một ít, nhiệt độ trung bình các nơi phổ biến khoảng từ
26,5 – 27,50C. Tình hình nắng nóng khả năng vẫn còn xảy ra khoảng 1 – 2 đợt chủ yếu
ở các khu vực phía Nam của tỉnh. Nhiệt độ tối đa đạt 34,0 – 36,00C vào thời kỳ cuối
tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2013.
3.3.2 Lượng mưa
Khánh Hòa có lượng mưa năm phổ biến 1.200 – 1,500 mm, nhưng phân bố rất
không đều, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chiếm 30 – 40%, trong khi đó 4
tháng mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) chiếm 60 – 70% tổng lượng mưa năm. Sự biến
động về lượng mưa trong các mùa đặc biệt là vào mùa mưa đã gây nên nhiều thiệt hại
đối với đời sống dân sinh.

2500
Lượng mưa (mm)

2100

1700

1300

900

Năm
500
1978 1982 1986 1990 1994 1998 2002 2006 2010

Hình 3-2: Diễn biến lượng mưa năm tại Nha Trang (1978-2010)
45

3.3.3 Bão, áp thấp nhiệt đới


Theo số liệu thống kê từ năm 1956 đến 2009 số cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ
bộ trực tiếp vào Khánh Hòa là 18 cơn, với tần suất xuất hiện năm là 0,33 (Bảng 3.11).
Thời gian xuất hiện bão chủ yếu là tháng 10 và tháng 11. Ngoài các cơn bão, áp thấp
nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào khu vực thì những cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào
các tỉnh lân cận cũng gây thời tiết nguy hiểm không kém như cơn bão số 10 ngày 6 –
7/11/1988 đổ bộ vào Ninh Thuận, tốc độ gió đo được ở Nha Trang 30 m/s, Cam Ranh
25 m/s cũng là tốc độ lớn nhất đo đạc được do bão gây ra trong chuỗi số liệu quan trắc.
Bảng 3-11: Bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Khánh Hòa và các tỉnh lân cận
Đvt: cơn bão và áp thấp
Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Trung
TB
Tỉnh Bộ thời kỳ 1956 – 2009 theo các tháng
năm
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Ninh Thuận 1 2 7 4 0,26
Khánh Hòa 2 1 7 8 0,33
Phú Yên 1 1 11 4 1 0,36
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa, 2013
Bão, áp thấp nhiệt đới khi ảnh hưởng đến Khánh Hòa không chỉ gây ra gió
mạnh, gió giật mà còn gây ra mưa vừa, mưa to trên khu vực. Đặc biệt khi ảnh hưởng
kết hợp của bão, áp thấp nhiệt đới với dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh đã gây ra
các đợt gió lạnh và mưa lớn trên diện rộng.
3.3.4 Lũ lụt
Đặc điểm sông suối ở Khánh Hòa là ngắn, lưu vực hẹp, có địa hình dốc nên khi
mưa xuống trong thời gian ngắn, lũ lên xuống rất nhanh. Hàng năm trung bình trên các
sông xuất hiện 3 – 5 trận lũ dưới báo động cấp 2 và có từ 1 đến 2 trận lũ lớn vượt mức
báo động cấp 3, gây ngập lụt nghiêm trọng phía hạ lưu các sông, làm thiệt hại hàng
trăm nghìn tỷ đồng và hàng chục người chết mỗi năm. Trong 5 năm trở lại đây, tình
hình lũ lụt ngày càng diễn biến khốc liệt hơn. Số trận lũ trên các sông có xu hướng
tăng so với trung bình nhiều năm và cực trị đặc trưng lũ ngày càng lớn.
3.3.5 Hạn hán
Xét chuỗi số liệu quan trắc khí tượng thủy văn 1977 – 2010 thì cứ 6 – 9 năm có
một đợt hạn hán nặng, năm 1977 lưu lượng trên các sông rất thấp, năm 1983 tình trạng
46

hạn hán xảy ra nghiêm trọng, dòng chảy trên lưu vực sông Cái Nha Trang xuống đến
mức thấp nhất trong chuỗi số liệu đo đạc được: mô – đun dòng chảy tại trạm Đồng
Trăng trên sông Cái Nha Trang đạt 3,14 l/skm2, nhiều sông suối con cạn kiệt nước
hoàn toàn. Năm 1992 và mùa khô năm 1998, năm 2002, 2006 và các tháng đầu năm
2010 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino đã xảy ra hạn hán thiếu nước nghiêm trọng
trên diện rộng trong tỉnh, nhiều công trình thủy lợi không có nước tưới gây thiệt hại
lớn đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động dân sinh.
3.3.6 Nhiễm mặn
Khánh Hòa thường bị nhiễm mặn từ tháng 4 đến tháng 8. Tình hình xâm nhập
mặn sâu vào nội đồng và hạ lưu các sông trong những năm gần đây diễn ra càng gay
gắt vào mùa khô.
Thị xã Ninh Hòa diện tích nước dưới đất bị nhiễm mặn chiếm khoảng 60 km2
kéo dài từ Hòn Khói về phía Tây Nam qua thị xã Ninh Hòa đến Ninh Lộc. Ngoài ra, có
một số khu vực nước dưới đất bị nhiễm mặn phân phối rải rác ở các xã ven biển của
huyện Ninh Hòa.
3.3.7 Các loại thiên tai khác
Giông, tố, lốc thường xuyên xảy ra vào các tháng 6, 7, 8 là thời gian trùng với
hoạt động của gió mùa Tây Nam. Ở Khánh Hòa chưa có số liệu điều tra, thống kê chi
tiết ảnh hưởng của các hiện tượng này, tuy nhiên thực tế cho thấy hầu như năm nào
trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng lốc, sét.
Tính từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013 có 10 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến
tỉnh Khánh Hòa, không khí lạnh gây gió mùa Đông Bắc mạnh trên biển cấp 6, cấp 7,
giật trên cấp 7, biển động đến động mạnh. Vào những tháng cuối năm 2013, khả năng
không khí lạnh bắt đầu ảnh hưởng đến tỉnh Khánh Hòa vào các tháng 11 và 12. Các
đợt không khí lạnh này gây ra mưa rào rải rác cho toàn tỉnh và gió mùa Đông Bắc
mạnh trên biển cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động đến động mạnh (UBND tỉnh
Khánh Hòa, 2013).
3.4 Kết quả của cuộc thảo luận nhóm tập trung
Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra vào ngày 20-21/10/2013 tại hai xã Ninh Vân
và Ninh Lộc đã thu thập được các thông tin và nhận định như sau:
3.4.1 Thảo luận nhóm lãnh đạo xã:
Xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa:
47

- Nguồn kinh tế chủ lực của xã là nông nghiệp và công nghiệp còn lại lao động
buôn bán nhỏ. Địa bàn xã Ninh Vân vừa có đất rừng, đất trồng màu, vừa có biển, thuận
lợi du lịch. Có một vài dự án du lịch đã hoạt động, nhưng không giải quyết được vấn
đề lao động của địa phương vì trình độ lao động thấp, không đủ tiêu chuẩn.
- Khó khăn hiện nay là đánh bắt thủy sản thì theo mùa vụ nhưng tài nguyên gần
bờ lại cạn kiệt trong khi nguồn vốn đánh bắt xa bờ bị hạn chế, thời tiết mưa bão
thường xuyên xảy ra hạn chế số ngày đi biển. Đất trồng trọt thì chuyển dần sang kiểu
trồng trọt công nghiệp, đất dành cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại
do thức ăn tự nhiên ít. Đất trồng màu ở đây nếu cải tạo có khả năng trồng tỏi giá trị
cao, nhưng người dân thường không đủ vốn để cải tạo đất. Chăn nuôi bò khá phát triển
do có diện tích rừng rộng và theo kiểu nuôi thả tự do. Đất nuôi trồng thủy sản có 9,8
ha và 64 ha đã giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho vùng sản xuất và kiểm định tôm
giống tập trung Ninh Vân do Bộ NN & PTNT làm chủ đầu tư, đây là phần diện tích
trong khu vực đầm Nha Phu. Diện tích mặt nước ven biển có 140 ha, nhưng do có các
dự án du lịch nên hầu như khó được phép tổ chức nuôi biển rộng rãi và hiện chỉ có 1
hộ nuôi tôm hùm, dù tôm giống là sẵn có ở vùng biển này. Nghề đánh bắt bằng lặn
biển khá phát triển ở Ninh Vân và là lợi thế về lao động, so với các xã ven biển khác.
Một số lao động trong xã đi lặn thuê ở Quảng Ngãi có thu nhập hàng chục triệu
đồng/tháng.
- Ninh Vân khá điển hình cho 1 xã ven biển vừa có đầm, vừa có biển, vừa có
rừng, nhưng dân vẫn nghèo. Dự án du lịch nhiều, dân số ít nhưng vẫn thiếu việc làm,
du lịch chiếm nhiều diện tích đáng ra nên dành cho NTTS biển hay trong đầm. Dân ít
được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển và đầm phá phong phú, cũng như từ những
dự án phát triển kinh tế. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân có thể là dự
án mang lại nhiều việc làm cho địa phương. Như vậy có bốn sinh kế chính ở xã Ninh
Vân là: trồng trọt (hành, tỏi, rau màu), chăn nuôi (nuôi bò, heo), đánh bắt thủy sản và
nuôi trồng thủy sản.
Xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa:
Ninh Lộc có thể nói là một xã điển hình về sinh kế ven đầm phá. Xã nằm kề
bên đầm Nha Phu, có kinh tế nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản, cũng như một số nghề thương mại, dịch vụ. Xã có 3 thôn thủy sản ven
đầm, với sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản gần tương đương nhau, với tổng
48

sản lượng khoảng trên 800 tấn/năm (nếu không bị dịch bệnh nuôi trồng thủy sản).
Ninh Lộc có một thời hoàng kim về nuôi trồng thủy sản ven đầm Nha Phu đầu những
năm 2000, với sự phát triển nuôi bán công nghiệp hay công nghiệp dẫn đến hàng loạt
rừng ngập mặn bị chặt bỏ để mở rộng diện tích nuôi trồng. Nhưng sau đó dịch bệnh
mau chóng lây lan, nên người nuôi hầu như mắc nợ xấu với ngân hàng và khó có khả
năng chi trả. Hiện nay, họ chỉ nuôi quảng canh là chủ yếu, kết hợp đánh bắt theo con
nước, nhưng vẫn năm được năm mất, cùng với gánh nặng nợ nần. Nghề đánh bắt cũng
sa sút do nguồn thủy sản trong đầm Nha Phu cạn kiệt bởi sự tăng nhanh phương tiện
đánh bắt trong đầm, cũng như các phương pháp khai thác hủy diệt. Trong khi đó các
thôn nông nghiệp của xã phát triển ổn định hơn, tuy không giàu có.
3.4.2 Cuộc thảo luận của cán bộ xã và người dân về các vấn đề BĐKH và ảnh
hưởng của BĐKH đến sinh kế:
Những người tham gia thảo luận đều cảm nhận được những thay đổi bất thường
về khí hậu trong những năm gần đây.
Mưa bão và lũ lụt được người dân đánh giá là hiện tượng thời tiết xảy ra thường
xuyên nhất (so với các hiện tượng thời tiết khác) với cường độ ngày càng tăng và có
tính thất thường. Những người dân ở địa phương cảm nhận rằng, trước đây, khi về
cuối năm, bão thường không xảy ra, song những năm gần đây, bão thường xuất hiện
sớm, kết thúc muộn. Đặc biệt là hoàn lưu sau bão làm mưa lớn, gió giật mạnh, kéo dài
gây ngập lụt nghiêm trọng, phá hoại hoa màu, các công trình xây dựng. Điển hình như
năm 2012, cán bộ xã Ninh Lộc cho biết, lượng mưa trong các đợt mưa chiếm trên 49%
tổng lượng mưa toàn mùa mưa, cá biệt có nơi chiếm trên 90% lượng mưa trong cả mùa
mưa. Số đợt có lượng mưa tương đối lớn không nhiều, chỉ có từ 2 - 3 đợt. Mưa ít song
mưa lại diễn ra dồn dập trong một thời đoạn ngắn sinh lũ lớn. Bên cạnh tình trạng đó,
bà con lại phải đối mặt ngay với việc thiếu nước, khô hạn cục bộ chính trong mùa
mưa. Nghiêm trọng nhất là tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong cả mùa mưa lũ và
mùa khô hạn, người dân ở xã Ninh Lộc có thời điểm phải mua 20.000đ/m3 nước sinh
hoạt. Đây là hiện tượng hãn hữu trong mùa mưa mà đáng lẽ ra chỉ xảy ra trong mùa
khô. Thời điểm cuối tháng 3/2013, hầu như vẫn không có mưa nên bà con nông dân
nhiều nơi phải ra sức chống hạn cho các diện tích lúa, mía, cà phê... Ngoài ra, các cơn
bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra vào cả các tháng cuối năm và đầu năm, thậm chí mùa
hè cũng có áp thấp nhiệt đới.
49

Tình trạng xâm nhập mặn cũng là vấn đề được người dân hai xã cảm nhận rõ và
sâu sắc nhất. Theo đánh giá của cán bộ nông nghiệp xã Ninh Lộc, trước đây tình trạng
xâm nhập mặn cũng đã diễn ra nhưng mức độ ít hơn, tức là vào mùa khô, nước biển đi
sâu vào đất liền từ 5-7 km. Khoảng 5 năm trở lại đây, nước mặn của biển xâm nhập rất
lớn, khoảng 10- 15 km và đang có xu hướng tăng theo các năm. Nhiều người dân cho
rằng, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng xuất phát từ các nguyên nhân sau: thứ
nhất là do ảnh hưởng của nước biển dâng, theo cảm nhận của các hộ dân, trong khoảng
5 năm trở lại đây, mực nước biển đã dâng thêm khoảng 10cm và có xu hướng gia tăng
ngày càng nhanh chóng, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Thứ hai là do lượng
mưa trong những năm gần đây ít hơn, dẫn đến nguồn nước ngọt cũng ít hơn, làm cho
đất đai trở nên mặn hơn. Thứ ba là do sự điều tiết của các đập chứa nước vào mùa khô,
nước từ thượng nguồn hạ xuống làm cho lưu lượng nước ngọt ở hạ nguồn thấp nên khi
thủy triều dâng lên, lượng nước ngọt không đủ đẩy nước biển tràn vào, làm cho đất đai
bị mặn. Xâm nhập mặn làm người dân phải mất rất nhiều chi phí trong việc khắc phục,
đặc biệt là chi phí rửa đầm và chi phí cải tạo đất.
Người dân hai thôn Tam Ích và Tân Thủy - xã Ninh Lộc còn cho biết triều
cường cũng là hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây, đỉnh triều ngày
một dâng cao làm một số đất canh tác thấp trũng bị ngập. Môi trường sống và tài
nguyên thiên nhiên biển đang bị ô nhiễm nặng, hệ sinh thái biển bị tổn thương, sự đa
dạng sinh học đang bị phá vỡ, nhiều vùng đất thấp ven biển có thể bị mất đất do bị
ngập nước nếu nước biển dâng lên.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như thời tiết trở nên nóng hơn do nhiệt độ
tăng hoặc thời tiết thay đổi thất thường (mùa khô có biểu hiện của mùa mưa và ngược
lại), nắng hạn và mưa gió kéo dài… được người dân cảm nhận rõ nét. Nhiều người cho
rằng, ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô không còn rõ ràng như trước. Mùa nắng với
những đợt nắng nóng kéo dài, gay gắt làm nguồn nước cạn kiệt, ảnh hưởng đến tưới
tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Không những vậy, nhiệt độ tăng cao bất thường tại
những đợt nắng hạn gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân, nắng nóng
có khi lên đến hơn 40oC và kéo dài cả tháng, năm sau nắng nóng hơn năm trước. Sau
mùa mưa bão hay trong những đợt nắng gắt, dịch bệnh về gia súc, gia cầm lây lan rất
nhanh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và heo tai xanh.
50

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường sống mới là vấn đề đang gây bức xúc
cho người dân. Thứ nhất là việc thiếu nước sạch sinh hoạt, các xã này đều chưa được
sử dụng nước máy mặc dù có rất nhiều dự án cấp nước sạch đã được triển khai. Nước
phục vụ sản xuất thiếu, không được cung ứng đủ và kịp thời cho mùa vụ. Thứ hai là ô
nhiễm nguồn nước và gia tăng rác thải sinh hoạt, ô nhiễm môi trường từ rác thải vì rác
chưa được thu gom và xử lý. Ngoài ra còn có hiện tượng sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ
thực vật cho lúa và hoa màu, vứt bừa bãi các chai lọ thuốc sau khi phun làm ô nhiễm
không khí, nguồn nước. Sự quan tâm của người dân về ô nhiễm môi trường rất rõ nét
vì những năm gần đây, số bệnh nhân ung thư ngày một gia tăng, đây là vấn đề thường
trực, còn BĐKH cũng được người dân nhận thấy nhưng chưa ảnh hưởng ngay lập tức.

Theo các hộ dân, ngành nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn nhất vì thời tiết
ngày càng khắc nghiệt, chất lượng con giống bố mẹ tốt, sạch bệnh và an toàn sinh học
ngày càng khan hiếm, nguồn nước biển lấy vào ao nuôi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh và dễ
phát sinh dịch bệnh, dẫn đến nguồn cung cho sản xuất và chế biến thủy sản luôn thiếu
hụt. Biển đang phải chịu đựng đủ các loại chất thải không qua xử lý xả từ đô thị, sinh
hoạt, hoạt động nông nghiệp, đánh bắt, hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản, chất
thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... Ngoài ra, việc phát triển các dự
án bất động sản nghỉ dưỡng dọc bờ biển và ảnh hưởng của các hoạt động du lịch,
khách sạn của ngành “công nghiệp không khói” này đang đe dọa nghiêm trọng và làm
suy thoái môi trường ven biển.

3.3.3 Kết quả thảo luận về các hoạt động thích ứng với tình hình thời tiết thay đổi
như hiện nay

1. Nhóm trồng trọt: Người dân hai xã ven biển đang điều chỉnh các hoạt động
trồng trọt để ứng phó với tình trạng ngập lụt làm mất đất canh tác, tình trạng xâm nhập
mặn, và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Đối với tình trạng nước biển dâng gây ngập lụt: Đầu tư những giống mới có
năng suất cao để tăng năng suất trên những vùng đất hạn chế đó; Thâm canh trên diện
tích đất hiện có bằng cách đầu tư thêm lao động, phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu
trên một đơn vị diện tích canh tác để tăng sản lượng.

Đối với tình trạng xâm nhập mặn: Làm giảm độ mặn bằng cách rửa mặn cho đất
(đổ nước ngọt vào ruộng để rửa mặn); Những vùng đất nhiễm mặn được chuyển sang
51

nuôi trồng thủy sản; Trồng những giống cây chịu được mặn (sử dụng giống lúa ngắn
ngày hoặc hành, tỏi, đậu phộng thay thế); Tăng cường nạo vét kênh mương để tháo
nước mặn ra khỏi ruộng đồng.
Đối với những hiện tượng thời tiết cực đoan khác: Lên lịch thời vụ: tính toán
cẩn thận thời gian gieo trồng và thu hoạch (thu hoạch trước mùa lũ, mưa bão); Xây
dựng cơ cấu cây trồng phù hợp với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết theo hướng
đa dạng hóa cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh sang xen canh và luân
canh; Thực hiện các kỹ thuật canh tác phù hợp với biến đổi khí hậu; Sử dụng các
giống chịu được các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt; Tăng cường hệ thống tưới tiêu
cho nông nghiệp để thích ứng với hạn hán thông qua cải thiện hệ thống tưới tiêu và sử
dụng nước tưới hiệu quả.
2. Nhóm nuôi trồng thủy sản:
Nước biển dâng, xâm nhập mặn: thực hiện pha loãng nồng độ muối trong nước
nuôi trồng từ hệ thống tưới tiêu của địa phương để giảm nồng độ muối.
Triều cường làm cho mực nước trong các đầm nuôi trồng thủy sản thường thấp
hơn mực nước ngoài biển nên không thể xả nước trong đầm ra được. Chính vì vậy, các
hộ nuôi trồng phải đắp bờ cao hơn, xây thành cống thoát nước cao hơn cũng như xây
thêm cả cống thoát nước.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan: thay đổi giống loài thủy sản được nuôi, thay
đổi các kỹ thuật nuôi trồng cũng như đa dạng hóa các giống loài thủy sản.
Dừng hẳn việc nuôi trồng hoặc giảm qui mô nuôi trồng để tránh tổn thất cũng là
những cách thức ứng phó của các hộ nuôi trồng thủy sản trước những biến động bất
thường của thời tiết, đặc biệt là những hình thức nuôi trồng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và
kỹ thuật cao như nuôi tôm và nuôi ngao.
3. Nhóm đánh bắt thủy sản:
Tài nguyên thủy sản suy giảm làm cho sản lượng đánh bắt suy giảm tạo áp lực
cho các hộ ngư dân về lâu dài khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Nhiều hộ đã
đầu tư vào việc học hành để thế hệ tiếp theo có cơ hội tìm kiếm các sinh kế khác thay
thế sinh kế truyền thống.
Hoạt động đánh bắt phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của thời tiết và khí hậu.
Chính vì vậy, người dân thường lên lịch thời vụ cho các hoạt động đánh bắt trong năm
và tránh đánh bắt trong mùa mưa bão.
52

3.3.4 Kết quả thảo luận nhóm về sự hỗ trợ của địa phương, Nhà nước và đề xuất
một số sinh kế bền vững
3.3.4.1 Xã Ninh Vân, Thị xã Ninh Hòa:
Dự án Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân với quy mô
60 ha nếu đi vào hoạt động sẽ tạo vùng sản xuất giống thủy sản bền vững và ổn định,
giúp người dân an tâm sản xuất, cũng như tạo ra nguồn tôm giống chất lượng gồm tôm
sú và tôm thẻ chân trắng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bền vững trong tỉnh và cả
nước. Nhưng cho đến nay, Dự án này vẫn chưa triển khai.
Tại xã Ninh Vân, các hộ đã và đang xây dựng khu trồng hành tỏi tập trung tại
đèo Bãi Trướng 47 ha: cải tạo đất trồng hành tỏi và xây dựng lưới điện sản xuất hành
tỏi (bao gồm trạm hạ thế). Việc cải tạo đất và xây dựng lưới điện ở khu này có thể tạo
việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 80-90 hộ, trong khi hiện tại một số hộ cho thuê
đất giá rẻ (4-5 triệu/5 năm) vì không có khả năng cải tạo đất để trồng trọt có hiệu quả.
Trong số diện tích đất chưa cải tạo, 72% hộ đang có quyền sử dụng là hộ nghèo, cận
nghèo, hộ khó khăn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất ở Ninh
Vân bắt nguồn từ việc xã bị thu hồi hơn 60 ha đất sản xuất để phục vụ cho Dự án vùng
sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị xin mượn
lại đất để người dân sản xuất, khi nào dự án tiến hành sẽ trả lại đất, nhưng chủ đầu tư
chưa đồng ý.
Vì thiếu đất nên nhiều hộ quay sang chăn nuôi bò. Nuôi bò là nghề truyền thống
ở Ninh Vân vì ở đây có rừng cung cấp thức ăn cho bò. Thế nhưng, các hộ không có đất
sản xuất đầu tư nuôi bò ngày càng nhiều nên nguồn thức ăn đang dần cạn kiệt. Từ một
vài hộ ban đầu, hiện nay, cả xã đã có 68 hộ nuôi bò với tổng đàn gần 1.000 con. Có
nhiều người chăn nuôi bò tính đến phương án trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn, nhưng
ngay lập tức họ vấp phải “rào chắn” thiếu đất... Đồng thời, Nhà nước cần hỗ trợ từ
khâu vốn, cung cấp giống tốt, hỗ trợ kỹ thuật, phòng bệnh..., kết hợp nhóm người có
kinh nghiệm, kỹ thuật và người nghèo thiếu kinh nghiệm chăn nuôi và sự hỗ trợ đất
trồng cỏ của địa phương.
Hiện nay chính phủ đang triển khai chương trình đào tạo nghề nông thôn trên
diện rộng và ở các địa phương đã thực hiện. Tuy nhiên, chương trình có vẻ không
được đón nhận hào hứng của thanh niên nông thôn ở khu vực đã khảo sát, vì những
53

hạn chế loại nghề đào tạo mà chương trình thực hiện, không có đầu ra thị trường,
không có khả năng giúp họ tìm kiếm được việc làm bền vững.
Hiện tại, xã Ninh Vân đã quy hoạch và đi vào hoạt động một số khu dịch vụ du
lịch dọc theo đầm Nha Phu. Nhu cầu trong tương lai về các dịch vụ du lịch đi kèm sẽ
không ngừng gia tăng. Do vậy, các sinh kế liên quan đến các dịch vụ du lịch cũng cần
được xem xét đến như các nghề hướng dẫn viên du lịch địa phương, nấu ăn cho nhà
hàng, khách sạn. Phát triển mô hình du lịch sinh thái cũng là một hướng đi mới, ví dụ
như câu cá giải trí, tập làm ngư dân, ở cùng với ngư dân... Xét về khía cạnh kinh tế, xã
hội và môi trường thì phát triển du lịch là hướng đi bền vững vì không ảnh hưởng đến
môi trường và tạo việc làm cho nhiều đối tượng.
3.3.4.2 Xã Ninh Lộc, Thị xã Ninh Hòa
Tập trung cho 3 thôn ven biển: Tam Ích, Tân Thủy, Lệ Cam.
Trước năm 1975, Khánh Hòa có khoảng 2.500 ha rừng ngập mặn góp phần phát
triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên vô cùng to lớn. Nay do thiếu qui hoạch, rừng ngập
mặn đã bị chặt phá để nuôi tôm và chỉ còn khoảng 100 ha. Dịch bệnh lan tràn trong
các vùng nuôi tôm và vài năm gần đây lại tái phát làm cho các gia đình trở lại cảnh
nghèo đói là một bài học quá đắt do sự buông lỏng quản lý sử dụng ruộng đất, di dân
tự do, thiếu qui hoạch… Do đó, việc trồng lại rừng ngập mặn và nuôi thủy sản sinh
thái 15ha dọc theo bờ ao nuôi trồng thủy sản ở Hòn Vung và đầm Nha Phu và dọc theo
các kênh rạch ở thôn Tân Thủy cần được thực hiện nhanh chóng. Hoạt động này nhằm
khôi phục sinh thái vùng đầm Nha Phu, trong đó có nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm, tạo
môi trường thuận lợi đặc hữu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển
nhằm tạo sự đa dạng sinh học, góp phần làm giảm tác động của việc biến đổi khí hậu và
ô nhiễm môi trường. Từ đó có thể phát triển thêm ngành dịch vụ du lịch tham quan hệ
sinh thái rừng ngập mặn, tạo ra một sinh kế mới ổn định, giải quyết nhiều việc làm.
Hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo nuôi trồng thủy sản quảng canh với sự hỗ trợ về
vốn, tập huấn kỹ thuật, xã cho thuê đất giá ưu đãi. Nuôi trên đầm, biển: Hàu, tôm hùm
lồng, vẹm, cá mú, chăn nuôi trên bờ: ếch, gà, bò là ý kiến chung của các hộ đánh bắt ở
thôn Tân Thủy.
Bên cạnh việc hỗ trợ sinh kế và tìm kiếm sinh kế mới, việc tuyên truyền bảo vệ
môi trường cũng rất thiết thực. Thứ nhất là thu gom rác 3 thôn ven biển, xã cần tổ
chức bãi rác, dân đóng góp tiền thu gom. Hoạt động này nhằm hạn chế ô nhiễm môi
54

trường, đặc biệt môi trường nước sinh hoạt và nuôi thủy sản, nâng cao ý thức của
người dân về bảo vệ môi trường. Thứ hai là truyền thông thay đổi hành vi về các qui
định liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, tổ chức thực hiện nghiêm các qui
định pháp luật về đánh bắt và nuôi trồng. Hoạt động này nhằm tăng cường nhận thức
và thay đổi hành vi của các cơ quan các cấp và trong cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi
thủy sản.
Như vậy, qua thảo luận nhóm, các hộ đã đưa ra một số mong muốn đối với
chính quyền để giúp họ ứng phó tốt hơn với BĐKH tại địa phương như: Tăng cường
quản lý tài nguyên thiên nhiên (trồng lại rừng và rừng ngập mặn, bảo tồn sinh thái ven
biển...); Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu; Phát triển cơ sở hạ
tầng ở địa phương (đường giao thông, cấp nước); Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi
nội đồng và đê biển; Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống mới,
kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp); Tiếp cận tốt hơn với việc vay vốn ngân
hàng; Tăng cường sự hỗ trợ thông qua các chính sách bảo trợ xã hội và quản lý rủi ro
thiên tai; Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền
thông về biến đổi khí hậu; Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương; Hỗ trợ tiếp
cận thông tin thị trường; Tăng cường các chương trình phát triển và đa dạng hóa sinh
kế ở địa phương; Cử cán bộ về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi...; Hỗ trợ kịp thời,
nhanh chóng để người dân kịp thời khắc phục hậu quả.
3.4 Đánh giá nhận thức của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa về khả năng
bị tổn thương trước tác động của BĐKH đối với các nhóm sinh kế khác nhau
Điều tra hộ gia đình được thực hiện trong 2 tháng 10-11/2013 tại hai xã Ninh
Vân và Ninh Lộc đã thu thập được các thông tin và nhận định như sau:
3.4.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu nghiên cứu
Với các câu hỏi ở phần I - Thông tin chung về hộ gia đình, khai thác các đặc
điểm về giới tính, tuổi, trình độ học vấn, hiểu biết về biến đổi khí hậu,... của các thành
viên trong gia đình, kết quả thu được từ khảo sát 154 hộ ở hai xã Ninh Lộc và Ninh
Vân như sau:
Bảng 3-13 mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của các thành viên hộ gia đình được
điều tra. Tuổi trung bình của người trả lời là 48,53 tuổi. Người trả lời trẻ nhất là 22
tuổi trong khi người trả lời già nhất là 81 tuổi (chỉ có các mẫu có chủ hộ gia đình trả
55

lời mới được lựa chọn). Trong tổng số đó, 54,3% người trả lời là nam còn 45,7%
người trả lời là nữ.
Bảng 3-13: Đặc điểm nhân khẩu-xã hội các thành viên hộ gia đình

Số lượng %

Nam 418 54,3


Giới tính
Nữ 352 45,7

<15 203 26,4

Tuổi 15-55 512 69,4

>55 55 7,1

Không biết chữ 56 7,3

Tiểu học 189 24,5


Trình độ học vấn, THCS 218 28,3
chuyên môn
THPT 141 18,3
Trung cấp trở lên 132 17,1
Chưa đi học 34 4,4
Trồng lúa/màu 101 13,1
Chăn nuôi 108 14,0
Nghề nghiệp Nuôi trồng thủy sản 153 19,9
Đánh bắt thủy sản 176 22,9
Khác 232 30,1

Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013

Trong 154 mẫu khảo sát có 19,9% lao động làm nghề nuôi trồng thủy sản và
22,9% lao động làm nghề đánh bắt thủy sản. Các nghề thủy sản khác như chế biến,
dịch vụ chiếm 3,6% số thành viên. Cơ cấu việc làm có 46,4% lao động liên quan đến
nghề thủy sản. Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của 27,1% số thành viên. Công
nhân công nghiệp có 1,7%, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp có 6,1%, cán bộ nhà
nước 1,4%...
Phần lớn lao động trong ngành thủy sản thuộc độ tuổi thanh niên (15-30) là
nhóm có nhiều khả năng thích nghi và sức khỏe để chuyển đổi sinh kế dễ dàng hơn.
56

Lao động đánh bắt trên 50 tuổi có thể gặp nhiều khó khăn chuyển nghề, dù họ đã gắn
bó nhiều năm trên sóng nước.
Lao động có 7,3% mù chữ, 24,5% trình độ tiểu học, 28,3% trình độ THCS,
18,3% THPT… Số lao động đã trải qua đào tạo nghề từ học nghề ngắn hạn trở lên có
10,1%, thấp hơn tỷ lệ này của các thành viên >15 tuổi của toàn mẫu khảo sát 6,3%.
Trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của lao động thấp như trên là một trong những
trở ngại chủ yếu của việc chuyển đổi sinh kế bền vững.
Với việc cho điểm các tài sản như sau: 1 = “Rất tồi”; 2 = “Tồi”; 3 = “Trung
bình”; 4 = “Tốt”; 5 = “Rất tốt”, kết quả điều tra các hộ như sau:
Bảng 3-14: Đánh giá về các tài sản của hộ gia đình
Đvt: điểm
Điểm trung
Tài sản Ninh Vân Ninh Lộc
bình
Diện tích đất trồng trọt 3,0 2,8 2,9
Chuồng trại chăn nuôi 2,7 3,3 3
Diện tích nuôi trồng thủy sản 2,4 3,2 2,8
Tàu, thuyền, lưới đánh cá 2,6 2,8 2,7
Nhà cửa 3 3,2 3,1
Hệ thống điện 4,2 4,0 4,1
Đường giao thông 2,8 2,6 2,7
Hệ thống thủy lợi 2,2 2,0 2,1
Trường học 2,9 3,7 3,3
Bệnh viện 2,8 2,6 2,7
Hệ thống nước sinh hoạt 1,9 2,1 2,0
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
Các hộ gia đình đều đánh giá không tốt về các nguồn lực sinh kế sẵn có như:
diện tích đất trồng trọt, diện tích nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền và lưới đánh cá, hệ
thống thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt, … điều này thể hiện tiềm năng sẵn có về sinh
kế của cộng đồng ven biển là khá thấp, không có khả năng giúp cộng đồng chống chọi
với các cú sốc từ bên ngoài để duy trì sinh kế bền vững.
Trong mẫu khảo sát, chỉ có 35% số hộ có đất nông nghiệp, 54,6% có ao hồ, mặt
nước. Diện tích đất nông nghiệp trung bình của những hộ có đất trong mẫu khảo sát là
không thấp 3.271m2/hộ. Thu nhập trung bình của hộ gia đình trong năm 2013 ở các hộ
khảo sát cho thấy nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, đánh bắt và chế biến là các nghề cho
57

thu nhập cao. Nhưng điều đó cũng cho thấy, mức độ phụ thuộc lớn của sinh kế vào
khai thác và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng ven biển.
Bảng 3-15: Thu nhập trung bình của gia đình trong năm 2013 từ các nguồn thu
nhập (tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này)
Đvt: ngàn đồng
TT Nguồn thu nhập Ninh Vân Ninh Lộc Thu nhập
1 Trồng trọt 40158,132 30258,228 35.208,18
2 Chăn nuôi 19004,301 15829,039 17.416,67
3 Nuôi trồng thuỷ sản 25355,211 38311,449 31.833,33
4 Đánh bắt thủy sản 37050,885 39145,575 38.098,23
5 Chế biến thủy sản 29896,533 34471,327 32.183,93
6 Làm thuê/mướn 21241,222 13460,818 17.351,02
Lương (kể cả lương
7 hưu) 20711,221 28475,039 24.593,13
8 Buôn bán, dịch vụ 16055,333 20537,607 18.296,47
Sản xuất tiểu thủ
9 công nghiệp 5929,133 8481,667 7.205,40
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013

Tuy nhiên, với câu hỏi đánh giá về sự thay đổi thu nhập của gia đình trong 5
năm qua cho thấy thu nhập từ các nguồn liên quan đến thủy sản có xu hướng giảm sút
mạnh, đặc biệt là hai nghề sử dụng nhiều lao động nhất là đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản (trên 2/3 số hộ bị suy giảm thu nhập từ các nguồn này).
Bảng 3-16: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 5 năm qua
Đvt: %
Thu nhập từ Thu nhập từ Thu nhập từ
Nuôi trồng thủy sản Đánh bắt thủy sản Trồng trọt, chăn nuôi
Như Như Như
Tăng Giảm Tăng Giảm Tăng Giảm
cũ cũ cũ
Ninh Vân 25,0 50,0 25,0 14,3 78,6 7,1 86,3 13,7 0
Ninh Lộc 21,4 71,4 7,1 7,1 64,3 28,6 0 100 0
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013

3.4.2 Nhận thức của các hộ gia đình về BĐKH tại địa phương
Khi được hỏi về mức độ xảy ra của các hiện tượng thời tiết sau tại địa phương
năm 2013 so với 5 năm trước, với các mức độ đánh giá: 1 = “Không bao giờ xảy ra”; 2
58

= “Ít khi xảy ra”; 3 = “Xảy ra ở mức trung bình”; 4 = “Thường xuyên xảy ra”; 5 =
“Rất thường xuyên xảy ra”, kết quả đánh giá của các hộ như sau:
Bảng 3-17: Đánh giá mức độ xảy ra của BĐKH ở 2 xã ven biển, tỉnh Khánh Hòa
Đvt: hộ
Sạt lở Xâm nhập
Hạn hán Bão lụt Nhiệt độ tăng
đất mặn
Không bao giờ
2 0 1 11 12
xảy ra
Ít khi xảy ra 9 0 16 47 47
Xảy ra ở mức
73 19 114 66 43
trung bình
Thường xuyên
59 113 23 24 31
xảy ra
Rất thường
11 22 0 6 21
xuyên xảy ra
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013

Bão và lũ lụt, hạn hán, nhiệt độ tăng và xâm nhập mặn, đặc biệt là mưa lụt được
người dân đánh giá là hiện tượng thời tiết xảy ra thường xuyên nhất.
Khi được hỏi về những ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan tới
cuộc sống của các hộ gia đình, với các mức độ đánh giá: 1 = “Không bị ảnh hưởng”; 2
= “Ít bị ảnh hưởng”; 3 = “Bị ảnh hưởng ở mức trung bình”; 4 = “Bị ảnh hưởng
nhiều”; 5 = “Bị ảnh hưởng rất nhiều”. Tác giả thu được các đánh giá như sau:
Bảng 3-18: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến cuộc sống người dân tại 2 xã ven
biển, tỉnh Khánh Hòa
Đvt: hộ

Không bị Ít bị ảnh Bị ảnh hưởng ở Bị ảnh Bị ảnh hưởng


ảnh hưởng hưởng mức trung bình hưởng nhiều rất nhiều
Hạn hán 0 2 60 47 45
Bão lụt 0 0 17 105 32
Nhiệt độ tăng 0 9 72 37 36
Sạt lở đất 6 53 61 28 6
Xâm nhập mặn 10 42 46 31 25
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
Như vậy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động rất lớn đến đời sống của
cộng đồng dân cư ven biển, đa số các hộ đánh giá bị ảnh hưởng từ mức trung bình trở
lên, rất ít hộ không chịu tác động của thời tiết đến đời sống thường nhật. Bão lụt và
59

xâm nhập mặn là hai hiện tượng thời tiết được đánh giá là có ảnh hưởng trực tiếp lớn
nhất đến đời sống của người dân ven biển.
3.4.3 Nhận thức của các hộ gia đình về khả năng bị tổn thương của sinh kế trước
tác động của BĐKH
3.4.3.1 Nhận thức của hộ gia đình về các nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng
Với các câu hỏi từ câu 13 đến câu 17, đề nghị đánh giá về ảnh hưởng của các
hiện tượng thời tiết (hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, sạt lở đất và xâm nhập mặn) lên
nguồn lực hộ gia đình (đất trồng trọt, chuồng trại chăn nuôi, đất nuôi trồng thủy sản,
tàu thuyền đánh cá và nhà cửa), nguồn lực vật chất (hệ thống giao thông và hệ thống
thủy lợi), nguồn lực con người (sức khỏe người dân), nguồn lực tài chính (vay vốn
ngân hàng) và nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin). Các mức độ đánh giá từ không bị
ảnh hưởng (1 điểm), ít bị ảnh hưởng (2 điểm), bị ảnh hưởng ở mức trung bình (3
điểm), ảnh hưởng nhiều (4 điểm) và ảnh hưởng rất nhiều (5 điểm), kết quả thu được
như sau:
Bảng 3-19: Tài sản hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh
Khánh Hòa
Đvt: điểm
Đất Chuồng Đất Tàu Nhà Hệ Hệ Sức Vay Tiếp
trồng trại nuôi thuyền cửa thống thống khỏe vốn cận
trọt chăn trồng đánh giao thủy người ngân thông
nuôi thủy cá thông lợi dân hàng tin
sản
Hạn
3.7 3 3.5 2.2 2.1 3.1 3.7 3.5 2.6 2.4
hán
Bão lụt 4.2 4.1 4.2 3.8 3.9 4.2 4.3 3.9 3.7 3.6
Nhiệt
3.3 2.5 3.4 2.7 2.4 2.9 3.2 3.6 2.4 2.4
độ tăng
Sạt lở
3.4 3 3.2 2.1 2 3.1 3.5 2.7 2.4 2.4
đất
Xâm
nhập 3 2.1 3.2 2 2.1 2.8 3.2 3 2.6 2.8
mặn
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
Kết quả cho thấy: hạn hán và bão, lụt là hai hiện tượng gây ảnh hưởng nhiều
nhất đến 5 nguồn lực của hộ gia đình, đặc biệt là đối với đất trồng trọt, chuồng trại
chăn nuôi và đất nuôi trồng thủy sản ở cả hai xã (ảnh hưởng trên mức trung bình, các
hộ cho điểm bình quân là từ 3,0 đến 4,2 điểm). Nhiệt độ tăng cũng ảnh hưởng đến tất
cả các nguồn lực của hộ gia đình trên mức trung bình, đặc biệt là đất nuôi trồng thủy
60

sản. Sạt lở đất ảnh hưởng nhiều nhất đến đất trồng trọt và đất nuôi trồng thủy sản (3,2
– 3,4 điểm) gây mất đất. Xâm nhập mặn cũng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến đất trồng
trọt (3,0 điểm) và đất nuôi trồng thủy sản (3,2 điểm), đặc biệt nghiêm trọng là với diện
tích đất trồng lúa trên địa bàn xã Ninh Lộc và đất nuôi trồng thủy sản của xã Ninh Vân.
Hệ thống đường giao thông và hệ thống thủy lợi ở địa phương bị ảnh hưởng
nhiều nhất do bão và lũ lụt (trên 4 điểm). Hạn hán cũng tác động đến giao thông và
thủy lợi ở mức trên trung bình (trên 3 điểm). Sạt lở đất được người dân đánh giá có
ảnh hưởng đến hệ thống thủy lợi (3,5 điểm).
Sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng nhiều nhất do bão, lụt (3,9 điểm), nhiệt
độ tăng (3,6 điểm) và hạn hán (3,5 điểm).
Vay vốn ngân hàng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi bão và lũ lụt (3,7 điểm) ở cả
hai xã Ninh Lộc và Ninh Vân. Các biểu hiện khác của BĐKH gây ảnh hưởng không
đáng kể đối với việc vay vốn ngân hàng ở cả hai xã (điểm số dưới mức trung bình),
hay nói một cách khác là còn rất nhiều yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc vay vốn ngân
hàng mà nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Tiếp cận thông tin chỉ bị ảnh hưởng bởi bão, lũ lụt ở cả hai xã, các biểu hiện
khác của BĐKH gây ảnh hưởng không đáng kể.
Qua các thông tin trên, có thể thấy BĐKH đã tác động đến các nguồn lực sinh
kế cơ bản nhất của các hộ gia đình ven biển. Liệu các hoạt động sinh kế như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản có bị ảnh hưởng bởi BĐKH hay
không? Ta xem xét tiếp các thu thập sau.
3.4.3.2 Nhận thức của hộ gia đình về hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng
Bảng 3-110: Hoạt động sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh
Khánh Hòa
Đvt: điểm
Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động
trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng đánh bắt
Hạn hán 3,6 3,4 3,6 2,5
Bão lụt 4,0 3,9 4,1 4,2
Nhiệt độ tăng 3,1 3,6 3,6 2,7
Sạt lở đất 2,9 2,9 3,0 2,6
Xâm nhập mặn 3,2 2,8 3,1 2,5
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
Các hộ đánh giá hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng nhiều nhất do bão, lụt (4,0
điểm), xâm nhập mặn (3,2 điểm) và hạn hán (3,6 điểm). Có 112 hộ cho rằng hoạt động
61

trồng trọt bị ảnh hưởng nhiều bởi bão lụt, 25 hộ đánh giá bão lụt ảnh hưởng rất nhiều,
84 hộ có cùng nhận xét hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
trồng trọt (phụ lục 1.3.2).
Bão, lụt (3,9 điểm), hạn hán (3,4 điểm) và nhiệt độ tăng (3,6 điểm) là ba kiểu
khí hậu gây ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động chăn nuôi: 108 hộ đánh giá bão lụt,
79 hộ đánh giá hạn hán và 68 hộ cho rằng nhiệt độ tăng ảnh hưởng nhiều đến hoạt
động chăn nuôi; có 17 hộ cho rằng bão lụt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt dộng chăn nuôi
(phụ lục 1.3.3).
Hoạt động đánh bắt thủy sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất lớn: tài
nguyên thiên nhiên dưới biển, điều kiện thời tiết khi ra khơi. Vì vậy các hộ dân đánh
giá ảnh hưởng của bão, lụt là rất nghiêm trọng (4,2 điểm): 48 hộ đánh giá bão lụt ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động đánh bắt, 83 hộ đánh giá ảnh hưởng nhiều (phụ lục 1.3.4).
Bão, lụt (4,1 điểm), hạn hán (3,6 điểm) hay nhiệt độ tăng(3,6 điểm) đều là mối
đe dọa trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản: 139 hộ cho rằng bão lụt ảnh hưởng
nhiều và rất nhiều đến hoạt động nuôi trồng (phụ lục 1.3.5).
3.4.3.3 Nhận thức của hộ gia đình về kết quả sinh kế bị ảnh hưởng
Các câu hỏi tiếp theo từ câu 22 đến câu 25 hỏi người dân về thu nhập từ các
hoạt động sinh kế của gia đình (thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
và từ đánh bắt thủy sản) bị ảnh hưởng như thế nào trước tác động của các hiện tượng
BĐKH (hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, sạt lở đất và xâm nhập mặn). Các mức độ đánh
giá từ thu nhập không bị giảm (1 điểm) đến thu nhập bị giảm rất nhiều (5 điểm). Dưới
đây là các kết quả thu được:
Bảng 3-20: Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại hai xã ven biển, tỉnh
Khánh Hòa
Đvt: điểm
Thu nhập từ Thu nhập từ Thu nhập từ Thu nhập từ
trồng trọt chăn nuôi nuôi trồng đánh bắt
Hạn hán 3.9 3.4 3.5 2.9
Bão lụt 3.9 3.9 4.1 4.1
Nhiệt độ tăng 2.8 3.4 3.5 2.8
Sạt lở đất 2.9 2.8 3.0 2.7
Xâm nhập mặn 3.5 2.9 3.2 2.5
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
62

Như vậy, thu nhập từ các hoạt động sinh kế của các hộ được đánh giá là đã bị
giảm nhiều do ảnh hưởng của BĐKH, cụ thể:
Bão lụt gây ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động sinh kế và làm giảm nhiều thu
nhập của các sinh kế này (từ 3,9 đến 4,1 điểm).
Ngoài bão lụt, hoạt động trồng trọt còn bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán (3,9
điểm) và xâm nhập mặn (3,5 điểm), từ đó làm giảm thu nhập từ trồng trọt; chăn nuôi
bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tăng (3,4 điểm) và hạn hán (3,4 điểm).
3.4.4 Các hoạt động thích ứng về sinh kế của hộ gia đình trước tác động của BĐKH
3.4.4.1 Các hoạt động thích ứng trong trồng trọt
Người dân tại hai xã Ninh Vân và Ninh Lộc đang điều chỉnh các hoạt động
trồng lúa và trồng hoa màu để ứng phó với tình trạng bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn
và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Với câu hỏi, trước tình hình hạn hán, mưa lũ,
nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, các hộ gia đình đã làm gì với các
giải pháp cho sẵn, sự lựa chọn các biện pháp thích ứng trong trồng lúa và hoa màu của
người dân hai xã ven biển của Thị xã Ninh Hòa được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-21: Thích ứng trong trồng trọt
Đơn vị tính: %
Các biện pháp thích Số hộ lựa
TT Ninh Vân Ninh Lộc
ứng chọn
1 Lên lịch thời vụ 81,2 87,6 84,4
Thay đổi cơ cấu cây
2 trồng, giống mới 80,1 77,1 78,6
Kỹ thuật canh tác
3 phù hợp 80,2 78,2 79,2
Sử dụng giống chịu
4 mặn 59,5 67,7 63,6
Tăng cường hệ thống
5 tưới, rửa mặn 45,5 55,7 50,6
6 Thuê thêm đất 35,1 23,3 29,2
Chuyển sang nuôi
7 trồng thủy sản 20,0 43,6 31,8
Học hỏi kinh nghiệm
8 từ hàng xóm 34,9 41,7 38,3
Tìm kiếm việc làm
9 phi nông nghiệp 43,0 35,0 39,0
Huy động vốn từ bạn
10 bè, người thân 18,0 26,2 22,1
63

11 Di dân sang nơi khác 10,0 12,0 11


Lập kế hoạch phòng
12 ngừa rủi ro 14,5 10,1 12,3
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
Người dân hai xã ven biển đang điều chỉnh các hoạt động trồng trọt để ứng phó
với tình trạng ngập lụt làm mất đất canh tác, tình trạng xâm nhập mặn, và các hiện
tượng thời tiết cực đoan.
3.4.4.2Các hoạt động thích ứng trong chăn nuôi
Nắng nóng, khô hạn, thiếu nước, mưa bão,... ngày càng diễn biến phức tạp và
khó dự báo dẫn đến tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi bùng phát và kéo dài, các hộ
chăn nuôi đã điều chỉnh các hoạt động chăn nuôi nhằm thích ứng với các điều kiện
thời tiết thay đổi.
Bảng 3-22: Thích ứng trong chăn nuôi
Đơn vị tính: %
Các biện pháp thích Ninh Vân Ninh Lộc Số hộ lựa
TT ứng chọn
1 Đầu tư thêm chi phí 42,5 39,3 40,9
Thay đổi phương thức
2 chăn nuôi 50,2 53,6 51,9
Giảm quy mô chăn nuôi
3 30,5 27,9 29,2
Học hỏi kinh nghiệm từ
4 hàng xóm 39,9 44,5 42,2
Tìm kiếm việc làm phi
5 nông nghiệp 24,7 28,3 26,5
Huy động vốn từ bạn
6 bè, người thân 6,5 9,1 7,8
7 Di dân sang nơi khác 2,0 17,4 9,7
Lập kế hoạch phòng
8 ngừa rủi ro 3,0 8,6 5,8
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
3.4.4.3Các hoạt động thích ứng đánh bắt thủy sản
Biến đổi khí hậu làm cho trữ lượng nguồn lợi thủy sản và nguồn nước phục vụ
nuôi trồng thủy sản thay đổi, từ đó người dân cũng có những điều chỉnh nhất định về
các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng khi các điều kiện tự nhiên thay đổi.
64

Bảng 3-23: Thích ứng trong đánh bắt thủy sản


Đơn vị tính: %
TT Các biện pháp thích ứng Ninh Vân Ninh Lộc Số hộ lựa chọn
1 Lên lịch thời vụ 42,5 62,7 52,6
2 Đầu tư thêm vào ngư cụ 28,1 26,5 27,3
Đầu tư cho con cái học
3 hành 58,2 65,2 61,7
Tìm kiếm việc làm phi
4 nông nghiệp 39,5 42,3 40,9
Học hỏi kinh nghiệm từ
5 hàng xóm 35 45,6 40,3
Huy động vốn từ bạn bè,
6 người thân 0 0 0
7 Di dân sang nơi khác 20 25,4 22,7
Lập kế hoạch phòng ngừa
8 rủi ro 0 0 0
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013
3.4.4.4 Các hoạt động thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Bảng 3-24: Thích ứng trong nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính: %
Số hộ lựa
TT Các biện pháp thích ứng Ninh Vân Ninh Lộc
chọn
1 Pha loãng nồng độ muối 22,5 20,3 21,4
2 Đắp đê cao hơn 18,1 29,9 24
3 Thay đổi giống nuôi 28,2 43,2 35,7
4 Giảm quy mô nuôi trồng 10 22,4 16,2
Học hỏi kinh nghiệm từ
5 hàng xóm 35 75,4 55,2
Tìm kiếm việc làm phi
6 nông nghiệp 15,5 10,5 13
Huy động vốn từ bạn bè,
7 người thân 7,2 12,2 9,7
8 Di dân sang nơi khác 10 16 13
Lập kế hoạch phòng ngừa
rủi ro 25,5 43,3 34,4
Nguồn: Điều tra hộ gia đình tại 2 xã ven biển tỉnh Khánh Hòa, 2013

3.4.5 Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước

Từ kết quả của thảo luận nhóm, tác giả đã tổng hợp được 13 đề xuất mà các hộ
gia đình mong muốn Nhà nước thực hiện để giúp họ ứng phó tốt hơn trong tương lai
65

để thực hiện sinh kế bền vững. Trong bảng điều tra hộ gia đình, Với câu hỏi “Ông/bà
mong muốn Nhà nước hỗ trợ gì để giúp đỡ gia đình ông bà ứng phó tốt hơn với tình
trạng biến đổi khí hậu ở địa phương”, kết quả được thống kê lại như sau:
Bảng 3-25: Nhu cầu đối với các hình thức hỗ trợ của Nhà nước
Số hộ lựa
Các nhu cầu Tỷ lệ %
chọn
Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên (trồng lại rừng và
141 92%
rừng ngập mặn, cấm đánh bắt hủy diệt…)
Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu 32 21%
Phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương (đường giao thông, hệ
129 84%
thống cấp nước sạch, trạm hạ thế…)
Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng và đê biển 123 80%
Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống
47 31%
mới, kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp)
Tiếp cận tốt hơn với việc vay vốn ngân hàng 40 26%
Tăng cường sự hỗ trợ thông qua các chính sách bảo trợ xã
19 12%
hội và quản lý rủi ro thiên tai
Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và
98 64%
công tác truyền thông về biến đổi khí hậu
Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương 110 71%
Hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường 27 18%
Tăng cường các chương trình phát triển và đa dạng hóa sinh
14 9%
kế ở địa phương
Cử cán bộ về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi... 51 33%
Hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng để người dân kịp thời khắc
22 14%
phục hậu quả
Như vậy, đã có 141/154 người trả lời (92%) cho rằng “tăng cường quản lý tài
nguyên thiên nhiên” là nhu cầu quan trọng nhất hiện nay, ngoài ra “phát triển cơ sở hạ
tầng ở địa phương (đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, trạm hạ thế…)” cũng
được 129 người (84%) lựa chọn. Các hộ còn mong muốn chính quyền “tăng cường
đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng và đê biển” (80%), “cải thiện giáo dục và đào tạo tại
66

địa phương” (71%) và “tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công
tác truyền thông về biến đổi khí hậu” (64%).
3.4.6 Đánh giá năng lực thích ứng về sinh kế trước tác động của BĐKH đối với
các nhóm sinh kế khác nhau của các hộ gia đình ven biển tỉnh Khánh Hòa.
Để thực hiện các hoạt động sinh kế trong bối cảnh BĐKH, người dân ở hai xã
ven biển Ninh Vân và Ninh Lộc của tỉnh Khánh Hòa đã tự điều chỉnh các hoạt động
sinh kế của mình để phù hợp vớ điều kiện và nguồn lực sẵn có. Trước hết các hộ dân
đang thực hiện các biện pháp thích ứng trong khả năng của họ trên các sinh kế hiện tại
nhằm khắc phục những thiệt hại có thể xảy ra trước tác động của BĐKH. Song song
với điều đó, các hộ gia đình đã tận dụng những cơ hội mới mà BĐKH mang lại, như
chuyển đổi từ đất nhiễm mặn không thể trồng lúa sang phát triển nuôi trồng thủy sản
(Ninh Lộc) và trồng hành, tỏi, đậu phộng (Ninh Vân); hoặc thay đổi các giống loài cho
năng suất cao hơn, từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng vật
nuôi tại địa phương; tích cực tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp hoặc đầu tư vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh mới để giảm dần sự phụ thuộc vào ngành nông
nghiệp vốn ngày càng trở nên rủi ro hơn.
Mặc dù vậy, qua điều tra khảo sát 154 hộ gia đình ven biển của tỉnh Khánh Hòa
cho thấy, người dân đang thực hiện các biện pháp thích ứng một cách bị động, mang
tính đối phó và không được lập kế hoạch trước các rủi ro về sinh kế do BĐKH, đó là vì
các lý do sau.
Thứ nhất, người dân chủ yếu đúc kết các kinh nghiệm qua thời gian để ứng phó
với BĐKH. Cụ thể, các hộ dân có thể tính toán cẩn thận về lịch thời vụ của các hoạt
động sinh kế trong năm để giảm thiểu khả năng bị tổn thương trước các rủi ro khí hậu,
ví dụ như cân nhắc thời gian gieo trồng và thu hoạch, không đánh bắt vào các tháng
mưa bão trong năm,... hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trích hợp với tình trạng đất
đai và điều kiện thời tiết. Đối với vấn đề lũ lụt, những cơn lũ thường xuyên xảy ra
trong mùa mưa sẽ có những tác động khác biệt so với những cơn lũ bất thường không
mong đợi xảy ra vào những khoảng thời gian khác nhau của năm. Do đó, các hộ dân
chỉ có thể lập kế hoạch đối với các cơn lũ thường xuyên xảy ra, trong khi những cơn lũ
bất thường không dự đoán được thì nằm ngoài khả năng ứng phó của họ. Những năm
gần đây, mưa bão, nhiệt độ tăng, giảm bất thường làm dịch bệnh về gia cầm bùng phát
ở Ninh Lộc, hay gió Nam giật mạnh ở Ninh Vân phá hoại hoa màu, ảnh hưởng nhà
cửa, sức khỏe,... nhưng các hộ dân vẫn chưa tìm được cách khắc phục.
67

Thứ hai, cộng đồng dân cư ven biển đa số là các hộ gia đình nghèo, luôn bị hạn
chế về các nguồn lực sinh kế, đặc biệt là nguồn lực tài chính và nguồn lực con người
nên rất ít hộ lựa chọn biện pháp huy động vốn từ bạn bè, người thân để đầu tư vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh mới hoặc để phòng ngừa rủi ro. Điều này là do việc
hình thành các chiến lược sinh kế thích ứng và sự đa dạng hóa sinh kế phụ thuộc rất
lớn vào sự tích lũy và đa dạng về các nguồn lực sinh kế của các hộ gia đình.
Nguồn lực tài chính luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sinh kế
ổn định và an toàn trước các tác động của môi trường bên ngoài. Các hộ gia đình ven
biển đều có những đặc điểm gần giống nhau về chất lượng nhà ở, tiếp cận đất đai, dự
trữ tài sản vật chất và tình trạng nợ nần (ví dụ vay ngân hàng). Điều này cho thấy các
hộ gia đình ở các nhóm kinh kế - xã hội có thể thực hiện các hoạt động sinh kế giống
nhau, chỉ khác nhau về quy mô và chi phí đầu tư, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Đối với các hoạt động khác như nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, chỉ có những
người đủ vốn mới đầu tư cho hoạt động này. Chính vì vậy, các hộ dân ven biển rất khó
điều chỉnh các hoạt động sinh kế khi hoạt động đó đòi hỏi chi phí lớn, ví dụ như chi
phí để đầu tư giống mới trong nông nghiệp hoặc chuyển đổi từ trồng trọt sang nuôi
trồng thủy sản để thích ứng với BĐKH. Mặc dù các hộ gia đình có thể vay được tiền từ
bạn bè hoặc ngân hàng để phục hồi sinh kế và các tài sản bị thiệt hại, song việc thiếu
các nguồn lực tài chính bền vững vẫn là trở ngại lớn trong việc thực hiện các hoạt
động thích ứng về sinh kế được lập kế hoạch.
Nguồn lực con người, thể hiện qua kiến thức và kỹ năng mà hộ gia đình áp
dụng để thực hện các hoạt động sinh kế cũng là một yếu tố quyết định việc hộ gia đình
có thể thực hiện được một hoạt động sinh kế thích ứng nào đó hay không. Ví dụ ngay
cả khi có đủ nguồn lực tài chính thì không phải hộ gia đình nào cũng có thể chuyển đổi
từ đất bị xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp sang đất nuôi trồng thủy sản vì
điều này đỏi hỏi các lao động trong gia đình phải được đào tào về kỹ thuật nuôi trồng
thủy sản. Do đó chỉ khi có những hỗ trợ về tái đào tạo nghề, những hộ gia đình này
mới có thể chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng với các điều kiện mới về khí hậu.
Thứ ba, tất cả các hoạt động sinh kế chính ở vùng ven biển như đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ sản và nông nghiệp đều phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn nước. Do đó việc tiếp cận và quản lý tài nguyên
nước tại các địa phương ven biển đóng vai trò thiết yếu đối với sự thích ứng về sinh
kế. Cơ sở hạ tầng địa phương, đặc biệt là hệ thống đê biển, thủy lợi, thoát nước,... cũng
68

ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của các gia đình. Tuy vậy, những yếu tố này nằm
ngoài năng lực và sự kiểm soát của các hộ gia đình.
3.5 Phân tích tính bền vững và khả năng thích ứng với BĐKH của các sinh kế
hiện tại
Từ kết quả nghiên cứu qua thảo luận nhóm tập trung, thực trạng sinh kế hộ gia
đình sử dụng số liệu thứ cấp và sinh kế hộ gia đình trong bối cảnh BĐKH, tính bền
vững về kinh tế - xã hội - môi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH được tác giả
phân tích dựa vào các tiêu chí được đưa ra ở bảng 2-1.
3.5.1 Sinh kế trồng trọt
Trồng trọt từ trước đến nay vẫn là sinh kế truyền thống và quan trọng nhất ở
vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa và được coi là hoạt động sinh kế gần như mặc định cho
đại đa số nông dân Việt Nam với mục đích tối đa là đảm bảo an ninh lương thực cho
gia đình sau đó là chi trả các chi phí khác trong cuộc sống.
Về khía cạnh kinh tế, đầu tư vốn cho hoạt động này chủ yếu là giống, phân bón
và công lao động khi cày, bừa, cải tạo đất, cấy, trồng và thu hoạch. Nhìn chung hiệu
quả kinh tế của hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào năng suất và diện tích đất đai
của hộ gia đình. Ví dụ năng suất trung bình trồng lúa của xã Ninh Lộc đạt khoảng 6,5
tạ/sào/2 vụ/năm và với giá lúa trung bình khoảng 6triệu đồng/tấn thì tổng thu của hộ
gia đình với diện tích trung bình 3 sào/hộ là khoảng 23,4 triệu đồng/năm chưa trừ chi
phí giống, phân và công. Các hộ ở Ninh Lộc cho rằng nếu trừ chi phí thì trồng lúa hầu
như không có lãi và lãi rất ít, như vậy, hiệu quả kinh tế của trồng lúa không cao vì nếu
được mùa, người dân chỉ có thể thu lãi khoảng 200.000 đồng/sào/vụ. Ngược lại, với
hoạt động trồng tỏi của xã Ninh Vân. Cây tỏi thực sự đã mang lại nguồn thu nhập đáng
kể cho người dân Ninh Vân khoảng 3 năm trở lại đây. Những hộ gia đình nào trồng tỏi
đều có thu nhập khá, từ 200 - 300 triệu đồng/vụ/hộ. Tỏi trồng ở Ninh Vân năng suất
không kém tỏi trồng ở đảo Lý Sơn, bình quân khoảng 7 tấn/ha; củ lớn hơn tỏi Lý Sơn
nhưng không chênh lệch nhiều, chất lượng tương đương, đều có vị thơm, nồng. Chính
nhờ đó, đời sống của bà con xã đảo khá hẳn lên.
Về khía cạnh xã hội, mặc dù thu nhập từ trồng lúa không cao nhưng lại tạo ra
nguồn thu nhập ổn định nhất, góp phần giải quyết việc làm và tạo ra an ninh lương
thực ở nông thôn. Đây là hoạt động sinh kế lâu đời đã ngấm vào tiềm thức của người
dân Ninh Lộc, thu hút nhiều lao động kể cả lao động nữ mặc dù thời gian nông nhàn
trong năm vẫn là vấn đề cần giải quyết. Còn về họat động trồng tỏi và các cây công
69

nghiệp ngắn ngày khác ở Ninh Vân đã thu hút được nhiều tầng lớp lao động, các hộ có
nghề đánh bắt cũng quay sang cải tạo những vùng đất cằn để làm nông nghiệp. Với thổ
nhưỡng đặc trưng, người dân Ninh Vân đã chọn cây tỏi và đậu phụng làm đối tượng
sản xuất chính. Các loại cây trồng này đã đem đến những tín hiệu khả quan. Mấy năm
liên tục, tỏi được mùa, được giá, cuộc sống người dân cải thiện đáng kể.
Về khía cạnh môi trường, sinh kế này sử dụng một số lượng lớn các chất hóa
học như thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ vào đồng ruộng, sau đó các hóa chất này
theo hệ thống thoát nước chảy ra sông, biển. Xét theo quy mô hộ gia đình thì tác động
môi trường là không lớn. Nhưng nếu xét trên diện rộng, trồng trọt sẽ gây những ảnh
hưởng đáng kể đến môi trường đất và nước nên việc áp dụng hiệu quả mô hình quản lý
sử dụng thuốc trừ sâu hiệu quả là rất cần thiết.
Về thể chế, hoạt động trồng trọt nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các cơ quan địa
phương như phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến nông,... cũng như chính sách
hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật trồng trọt,
tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Về thích ứng với BĐKH thì sinh kế trồng trọt có tính nhạy cảm cao trước thời
tiết. Do đó các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, hạn hán hay xâm nhập
mặn đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của sinh kế này. Xét trên diện rộng, ở
vùng ven biển, các vùng đất màu mỡ thường được ưu tiên quy hoạch để trồng trọt,
phần đất bị xâm nhập mặn thường được quy hoạch cho những cây chịu mặn hoặc
chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc chăn nuôi trang trại.

3.5.2 Sinh kế chăn nuôi

Chăn nuôi là sinh kế không thể thiếu đối với mọi gia đình nông thôn Việt Nam.
Chăn nuôi ở khu vực nông thôn thường tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia súc: trâu,
bò, heo, dê... và gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng... ở quy mô nhỏ cấp hộ gia đình và có rất
ít mô hình chăn nuôi kiểu trang trại quy mô lớn.

Về khía cạnh kinh tế, hiệu quả kinh tế từ hoạt động chăn nuôi thường không
cao. Tiền lãi thu được từ 1 chu kỳ nuôi trong 4 tháng (nuôi heo, gà) là khoảng 4 triệu
đồng nên thu nhập từ chăn nuôi của một hộ là khoảng 1 triệu đồng/tháng. Ở quy mô hộ
gia đình, đầu tư cho chăn nuôi không lớn nhưng là sinh kế hỗ trợ cho kinh tế hộ gia
đình rất tiềm năng và đóng vai trò như một khoản tiết kiệm với lãi suất cao nếu không
bị dịch bệnh và có tính thanh khoản lớn khi cần trang trải các chi phí dịch vụ cấp thiết
70

của hộ gia đình như chi phí cho y tế, giáo dục, sự kiện gia đình... Kỹ thuật chăn nuôi,
công tác thú y và thông tin thị trường là những yếu tố quan trọng đem đến sự thành bại
cho các hộ chăn nuôi. Với hình thức chăn nuôi chăn thả, quảng canh là chủ yếu, các hộ
gia đình thường đối mặt với dịch bệnh hoặc năng suất thấp, chất lượng không cao. Với
kiến thức và các kỹ năng chăn nuôi còn hạn chế và thông tin thị trường không được
nắm bắt đầy đủ, hiệu quả kinh tế chăn nuôi của các hộ gia đình còn chưa cao.

Về kía cạnh xã hội, đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thu hút một
nguồn lao động lớn lúc nông nhàn, phần lớn là phụ nữ và người lớn tuổi, song lại khó
thu hút được lực lượng có sức lao động tốt như thanh niên và trung niên (có thể là vì
quan niệm và văn hóa). Bên cạnh đó hoạt động chăn nuôi ở nông thôn là tiền đề cho
nhiều hoạt động sinh kế khác như buôn bán nhỏ (giống, thức ăn, thuốc thú ý...) và là
vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp thương mại (chế biến thực phẩm).

Về môi trường, chất thải từ chăn nuôi nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm
môi trường đất và nước.

Về thể chế, cũng giống như sinh kế trồng trọt, hoạt động chăn nuôi có sự hỗ trợ
rất lớn từ các cơ quan địa phương như phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến
nông,... cũng như chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ về giống,
kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Về thích ứng với BĐKH, chăn nuôi hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới hình
thức quảng canh nên bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh và thời tiết. Hạn hán, mưa
nhiều, lạnh quá hay nắng nóng, bão và lũ lụt đều dễ phát sinh dịch bệnh cho cả gia súc
và gia cầm. Như vậy tính dễ bị tổn thương của hoạt động sinh kế này trước tác động
của BĐKH có thể xem ở mức cao. Để thích ứng trước những tác động trên, các gia
đình nông thôn hiện nay đang chuyển dần từ chăn thả sang nuôi nhốt nhằm hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật mới (trồng cỏ nuôi bò, cám
công nghiệp kết hợp cám gia đình...) nhằm nâng cao năng suất, từ đó đạt hiệu quả kinh
tế cao.

3.5.3 Sinh kế nuôi trồng thủy sản


Nuôi trồng thủy sản là sinh kế đã phát triển mạnh trong hơn 20 năm qua ở hai
xã Ninh Vân và Ninh Lộc. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài có giá trị kinh tế cao
71

như tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loài cá như cá chẽm, cá bớp, cá chim và
một số loài khác như: rong nho, cua đầm, hai mảnh vỏ…
Về kinh tế, hiệu quả của hoạt động nuôi trồng tương đối cao nhưng vốn đầu tư
rất lớn. Đây là hoạt động có chi phí đầu tư lớn, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho
chi phí cải tạo đầm, con giống, thức ăn và công chăm sóc. Nếu sản lượng thu hoạch tốt
thì đây là sinh kế đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi vì thị trường đầu ra và giá
thành phẩm tương đối tốt và ổn định. Tuy nhiên hoạt động nuôi trồng gặp nhiều rủi ro,
đặc biệt là dịch bệnh, nguồn nước và các yếu tố khác. Và khi gặp rủi ro thì thường là
không thể cứu được và không có nguồn thu, dẫn đến lỗ trắng.
Về xã hội, mặc dù có thể mang lại nguồn thu nhập cao nhưng thất thường do
phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết nên thu nhập không có tính ổn định. Hơn nữa, do
nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng lớn nên chỉ có thể tạo việc làm cho các hộ có khả
năng về vốn đầu tư và một số lao động làm thuê cho các hộ này. Tuy nhiên đây là hoạt
động góp phần hỗ trợ gia tăng việc làm tại địa phương, chủ yếu là lao động theo mùa
(mùa thu hoạch và cải tạo đầm). Phụ nữ thường tham gia ở giai đoạn sau thu hoạch
như bán và chế biến sản phẩm.
Về môi trường, sinh kế này được thực hiện với mục tiêu giảm áp lực khai thác
nguồn lợi biển do nhu cầu thiết yếu của con người. Đất ven biển được sử dụng cho
nuôi trồng là khá lớn, do đó việc sự dụng chất hóa học cải tạo đầm cũng gây tác động
đến môi trường nước ven biển, ngoại trừ các hoạt động nuôi hai mảnh vỏ. Hơn nữa các
hộ nuôi trồng thường sinh sống trực tiếp trên bè nuôi hay vùng nuôi nên thường hay
gây ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
Về thể chế, đây là hoạt động sinh kế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân và nguồn thu lớn cho chính quyền địa phương nên ở nơi có điều kiện tự nhiên phù
hợp, các cấp chính quyền cơ sở đều quy hoạch vùng nuôi và áp dụng chính sách hỗ trợ
của nhà nước như con giống, khuyến ngư…
Về thích ứng với BĐKH, nuôi trồng thủy sản nhìn chung chịu rủi ro cao trước
các hiện tượng thời tiết cực đoan. Bão, sóng gió, nước biển dâng cao đều là những mối
đe dọa trực tiếp đến hoạt động sinh kế này. Một trận bão có thể gây tổn hại toàn bộ
vùng nuôi, các lồng bè và đầm nuôi tôm. Thích ứng của người dân trước các tác động
này chủ yếu là cập nhật thông tin thời tiết từ chính quyền và các cơ quan chức năng
72

thông qua kênh thông tin chính thức từ đài truyền thanh, truyền hình và đắp bờ đầm
cao để tránh triều cường, sóng lớn.
3.5.4 Sinh kế đánh bắt thủy sản
Khai thác thủy sản là sinh kế truyền thống của các hộ gia đình ven biển với tư
duy sống bám biển, biển nuôi người suốt bao đời nay. Khai thác ở hai xã Ninh Vân và
Ninh Lộc chủ yếu là ở quy mô nhỏ, đánh bắt đa loài và khai thác gần bờ.
Về kinh tế, đầu tư cho tàu thuyền với công suất nhỏ là không lớn và thời gian
khấu hao dài, chi phí biến đổi mà các hộ ngư dân phải chi trả là xăng dầu và ngư cụ.
Nguồn thu phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng khai thác được trong ngày. Nhìn chung
đây là hoạt động sinh kế truyền thống và phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên
nhiên. Đời sống của ngư dân ven biển nhìn tổng thể là khá hơn so với các hộ trồng trọt
và nguồn tiền các hộ thu được đều đặn hàng ngày. Để kiếm được vài trăm nghìn đồng
cho một ngày đi biển có tính khả thi cao.
Về mặt xã hội, sinh kế này thu hút một lực lượng lao động lớn ở địa phương kể
cả phụ nữ và người già vì họ có thể tham gia hỗ trợ công tác hậu cần như bán, chế biến
sản phẩm từ biển và duy tu bảo dưỡng ngư cụ và tàu thuyền. Do sinh kế này thường tạo ra
các khoản tiền mặt sẵn có cho các hộ gia đình nên an ninh lương thực được đảm bảo.

Về môi trường, sinh kế khai thác thủy sản nếu không được quản lý tốt sẽ có tác
động lớn đến hệ sinh thái biển và vùng bờ. Do nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt
vì nhiều lý do như khai thác quá mức, sử dụng công nghệ mới và áp lực khai thác cao
nên ngư dân thường phải sử dụng các phương pháp khai thác có tính hủy diệt cao như
thuốc nổ, điện hay hóa chất tại các vùng có tính nhạy cảm cao về sinh thái. Việt Nam
có bờ biển dài cùng nguồn lợi thủy sản phong phú cung cấp lương thực cho khoảng ¼
dân số và hỗ trợ xuất khẩu. Mặc dù chính sách của chính phủ là phát triển kinh tế
hướng ra biển nhưng không nên tập trung khai thác gần bờ mà nên định hướng khai
thác xa bờ để giảm tốc độ cạn kiệt tài nguyên thủy sản.

Về thể chế, cơ chế hỗ trợ phát triển ngành thủy sản luôn được Nhà nước quan
tâm như hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân, hỗ trợ khuyến ngư,… Nhìn chung, ở cấp cơ sở,
ngư dân vẫn được tạo điều kiện thuận lợi trong khai thác với cơ chế tiếp cận tự do, và
họ hoàn toàn có thể khai thác ở bất cứ vùng biển nào ở Việt Nam với điều kiện phải
tuân thủ các quy định về đăng ký, đăng kiểm, vùng khai thác và không sử dụng
73

phương pháp đánh bắt hủy diệt. Ngoài ra chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ ngư
dân như trang bị máy định vị, liên lạc đối với tàu xa bờ và cung cấp thông tin thời tiết
đến cấp cơ sở qua kênh truyền hình, truyền thanh.

Về thích ứng với BĐKH, sinh kế khai thác thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào tài
nguyên thiên nhiên và điều kiện thời tiết. Vì vậy các hiện tượng thời tiết cực đoan như
bão, sóng thần có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này, không những làm cho ngư
dân không thể ra khơi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tàu thuyền và ngư cụ. Người
dân ra biển với tâm lý chủ quan và dựa vào kinh nghiệm lâu đời, cùng với những hạn
chế thông tin về thời tiết thường dẫn đến hậu quả khó lường khi gặp thiên tai, đặc biệt
là bão.

Các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH cho 2 xã ven biển tỉnh Khánh
Hòa được đề xuất dựa trên phương pháp cho điểm và xếp hạng các sinh kế về tiêu chí
này.
74

Bảng 3-26: Điểm tổng hợp về tính bền vững về Kinh tế - Xã hội – Môi trường – Thể
chế và thích ứng với BĐKH
Đvt: điểm
Người trả lời 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Xếp hạng
Kinh tế
Trồng trọt 2 3 4 3 3 4 2 2 4 2 29 2
Chăn nuôi 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10 4
Nuôi trồng 3 4 3 4 4 3 3 4 3 4 35 1
Đánh bắt 4 2 2 2 2 2 4 3 2 3 26 3
Xã hội
Trồng trọt 4 3 2 4 4 1 3 3 4 2 30 1
Chăn nuôi 3 4 3 3 2 2 4 1 3 4 29 2
Nuôi trồng 2 2 4 1 1 3 2 2 1 1 19 4
Đánh bắt 1 1 1 2 3 4 1 4 2 3 22 3
Môi trường
Trồng trọt 2 2 3 2 2 3 2 2 2 3 23 3
Chăn nuôi 1 4 1 1 1 1 1 3 4 2 19 4
Nuôi trồng 4 3 4 3 4 4 4 4 3 4 37 1
Đánh bắt 3 1 2 4 3 2 3 1 1 1 21 2
Thể chế
Trồng trọt 4 3 4 4 3 4 3 4 3 2 34 1
Chăn nuôi 3 1 2 3 4 3 4 3 4 4 31 2
Nuôi trồng 2 2 1 2 2 1 1 2 1 1 15 4
Đánh bắt 1 4 3 1 1 2 2 1 2 3 20 3
Thích ứng với BĐKH
Trồng trọt 1 1 2 2 1 2 3 2 3 1 18 4
Chăn nuôi 3 2 3 3 3 3 2 4 1 4 28 2
Nuôi trồng 4 4 4 1 4 4 4 3 4 3 35 1
Đánh bắt 2 3 1 4 2 1 1 1 2 2 19 3
Tổng cộng
Trồng trọt 13 12 15 15 13 14 13 13 16 10 134 2
Chăn nuôi 11 12 10 11 11 10 12 12 13 15 117 3
Nuôi trồng 15 15 16 11 15 15 14 15 12 13 141 1
Đánh bắt 11 11 9 13 11 11 11 10 9 12 108 4
Nguồn: Thảo luận nhóm hai xã ven biển Khánh Hòa, 2013
Dựa vào phương pháp cho điểm và xếp hạng các sinh kế, 4 sinh kế chính ở hai
xã ven biển của tỉnh Khánh Hòa được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau: nuôi trồng thủy
sản, trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản.
75

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ


NHẰM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN THỊ XÃ NINH HÒA - TỈNH
KHÁNH HÒA

Để tăng cường năng lực thích ứng về sinh kế cho các hộ gia đình trước tác động
của BĐKH trong dài hạn, bên cạnh những nỗ lực của hộ gia đình, rất cần những biện
pháp hỗ trợ sinh kế của Nhà nước nhằm giúp các hộ gia đình chuyển từ thích ứng bị
động sang thích ứng chủ động. Kết quả điều tra hộ gia đình khẳng định rằng, BĐKH
đang thực sự gây tổn thương lên các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình, từ đó ảnh
hưởng đến các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế (Bảng 3-19, 3-20, 3-21).
Qua khảo sát 154 hộ gia đình ven biển, dữ liệu thu được cho thấy sự phụ thuộc
sinh kế lớn của cộng đồng ven biển vào nghề đánh bắt, trồng trọt, chăn nuôi trong khi
công cụ chủ yếu cuả họ là tàu thuyền nhỏ, đất đai thiếu thốn, thiếu khoa học kỹ thuật
thì sinh kế cộng đồng rất dễ bị tác động xấu bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài. Đa số
lao động đánh bắt và nuôi trồng thuộc lứa tuổi trung niên - là cột trụ kinh tế chính của
gia đình, nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, bởi đa số
có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Việc đào tạo nghề cho họ
cũng không thuận lợi bởi gánh nặng kinh tế gia đình mà họ đang gánh vác. Trình độ
học vấn, trình độ nghề nghiệp của lao động thấp cũng là một trong những trở ngại chủ
yếu của việc chuyển đổi sinh kế bền vững. Do vậy, nhóm lao động thủy sản lứa tưổi
trung niên là nhóm đối tượng đông đảo, nhưng khả năng thích ứng và thay đổi trước
biến động của môi trường sống lại rất khó khăn (Bảng 3-13, 3-14).
Chính vì vậy, thực hiện thành công sinh kế bền vững, nguồn lực sinh kế đóng
vai trò rất quan trọng. Hộ gia đình càng có nhiều nguồn lực sinh kế với chất lượng cao
thì càng có khả năng đa dạng hóa các loại hình sinh kế để sẵn sàng ứng phó với các tác
động từ bên ngoài, đặc biệt trước tác động của BĐKH. Để hỗ trợ sinh kế ven biển phát
triển bền vững, việc tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm tăng cường các nguồn lực
sinh kế cho hộ gia đình, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực vật chất, cũng như
những hỗ trợ về thể chế, chính sách của địa phương là rất cần thiết. Tuy nhiên các
chính sách này chỉ nên mang tính hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để người dân
được tiếp cận công bằng đến các nguồn lực sinh kế và cơ hội nâng cao sinh kế. BĐKH
76

gây tác động tiêu cực cho mọi đối tượng, nhưng những người yếu thế và người nghèo
có khả năng phục hồi kém hơn sẽ bị tổn thương nhiều hơn. Vì vậy các chính sách hỗ
trợ cần thứ nhất, xóa bỏ những rào cản để người dân được tiếp cận với các nguồn lực
và cơ hội nâng cao sinh kế và thứ hai, có cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho các hộ nghèo và
cận nghèo.
Các cuộc thảo luận nhóm (mục 3.3.3) và kết quả điều tra hộ gia đình chỉ ra
rằng, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển cơ sở hạ tầng địa phương,
tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa
phương và công tác truyền thông về BĐKH; cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa
phương là 5 nhu cầu cấp thiết nhất hiện nay được các hộ lựa chọn với mong muốn Nhà
nước hỗ trợ (Bảng 3-26).
4.1 Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả trong dài hạn sẽ giúp tăng cường sự
thích nghi với khí hậu của sinh kế nông thôn. Đối với vùng ven biển, quản lý tài
nguyên biển nhằm tăng cường khả năng phục hồi của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
trước những tác động của BĐKH. Cụ thể là phát triển và bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập
mặn ở Ninh Lộc và trồng mới rừng ở Ninh Vân. Việc trồng lại rừng ngập mặn 15 ha
dọc theo bờ ao nuôi trồng thủy sản ở Hòn Vung và đầm Nha Phu và dọc theo các kênh
rạch ở thôn Tân Thủy nhằm khôi phục sinh thái vùng đầm Nha Phu, trong đó có nguồn
lợi thủy sản, tạo việc làm, tạo môi trường thuận lợi đặc hữu cho hệ sinh thái rừng ngập
mặn sinh trưởng và phát triển nhằm tạo sự đa dạng sinh học, góp phần làm giảm tác
động của việc biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Từ đó có thể phát triển thêm
ngành dịch vụ du lịch tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn, tạo ra một sinh kế mới
ổn định, giải quyết nhiều việc làm.
4.2 Phát triển hệ thống hạ tầng địa phương và tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi
Theo các hộ dân, Nhà nước cần xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn ven
biển, đặc biệt là xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho các phương
tiện của người dân tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới. Tiếp đến là nâng cấp hệ thống ủy
ban xã, trường học kiên cố để tránh trú bão, lụt. Các trạm điện và đướng giao thông
phải được sửa chữa ngay sau bão, lụt, áp thấp nhiệt đới.
77

Bên cạnh đó, việc nâng cấp và mở rộng quy mô các công trình thủy lợi, nạo vét
kênh mương để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất và tiêu úng kịp thời, ứng phó
với hiện tượng xâm nhập mặn ngày tăng cũng rất cần thiết.
4.3 Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền
thông về BĐKH
Việc tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về các qui định liên quan đến
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, tổ chức thực hiện nghiêm các qui định pháp luật về đánh
bắt và nuôi trồng là yêu cầu của phần lớn hộ dân khi được hỏi. Hoạt động này nhằm
tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi của các cơ quan các cấp và trong cộng đồng
về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Cùng với đó việc tuyên truyền bảo vệ môi trường sống trong lành của người
dân như thu gom rác thải tại 3 thôn ven biển xã Ninh Lộc (xã cần tổ chức bãi rác, dân
đóng góp tiền thu gom). Tại khu trồng trọt đèo Bãi Trướng của xã Ninh Vân, cần thu
gom các chai lọ thuốc trừ sâu phun cho cây trồng vứt bừa bãi. Hoạt động này nhằm
hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt môi trường nước sinh hoạt và nuôi thủy sản,
nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Công tác truyền thông về BĐKH cũng cần được thực hiện vì theo khảo sát chỉ
có 15% số người được hỏi (23người) có nghe nói về BĐKH nhưng lại hiểu không rõ
về nó. Các cấp chính quyền phải tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến kiến thức và nâng
cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH, kỹ năng thích ứng với BĐKH và nâng cao
kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường cho nhân dân trong xã.
4.4 Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương
Các hộ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu
việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động (chú trọng nghề liên quan đến kinh tế
biển). Hoạt động này nhằm tạo cơ hội việc làm bền vững, giảm thiểu sức ép việc làm
và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ.
Mặt khác, cũng cần hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập
giáo dục THCS và học hết THPT. Liên kết với hoạt động giáo dục phổ cập, giáo dục
thường xuyên của địa phương, hoạt động này nhằm tăng cơ hội cho con em các hộ
nghèo, cận nghèo tiếp cận với khả năng được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phi
nông nghiệp, giảm thiểu lao động trẻ em trong đánh bắt ven biển, góp phần hình thành
78

truyền thống giáo dục hiếu học mới vùng ven biển. Điều đó giúp giảm nghèo bền
vững, xóa đi tình trạng nghèo "di truyền" từ đời này sang đời khác.
- BHYT cho người bệnh kinh niên, người già chưa có BHYT. Bệnh tật có thể là
nguy cơ rủi ro lớn đối với nhiều hộ gia đình và kéo nhiều hộ rơi vào vòng xoáy nghèo khổ.
79

KẾT LUẬN
Xây dựng được các sinh kế bền vững và thích ứng với BĐKH là một nhu cầu
cấp thiết được đặt ra hiện nay ở Việt Nam nói chung và vùng ven biển nói riêng nhằm
giúp người dân ven biển thích ứng với BĐKH trên cơ sở tạo lập sinh kế bền vững.
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là đóng góp cho tỉnh Khánh Hòa có thêm sự
hiểu biết một cách có hệ thống về những rủi ro liên quan đến BĐKH, đề xuất các sinh
kế bền vững và thích ứng với BĐKH dựa trên năng lực của địa phương và định hướng
chính sách của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã kết hợp các phương
pháp nghiên cứu như: thống kê, mô tả, so sánh sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân
tích hiện trạng sinh kế hộ gia đình và nguồn dữ liệu sơ cấp để phân tích khả năng bị
tổn thương của sinh kế hộ gia đình và các biện pháp thích ứng về sinh kế; Phân tích đa
tiêu chí để đánh giá tính bền vững và thích ứng của sinh kế và phương pháp cho điểm
xếp hạng các sinh kế theo thứ tự ưu tiên. Luận văn đã đạt được các kết quả nghiên cứu
chính sau đây:
Thứ nhất là về sinh kế của hộ gia đình ven biển Khánh Hòa:
- Nguồn lực sinh kế: Các nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính, con người và xã
hội đang ngày càng được cải thiện, đó là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển
sinh kế hộ gia đình. Hạn chế lớn nhất về nguồn lực sinh kế là chất lượng nguồn lao
động với khoảng 80% lực lượng lao động của cộng đồng ven biển không có chuyên
môn kỹ thuật.
- Hoạt động sinh kế: Đánh bắt thủy sản là ngành mang lại thu nhập bình quân hộ
một năm cao nhất 38,1 triệu đồng/hộ/năm, tiếp đến là trồng trọt 32,2 triệu
đồng/hộ/năm, chế biến thủy sản 32,1 triệu đồng/hộ/năm, nuôi trồng thủy sản 31,8 triệu
đồng/hộ/năm...
- Kết quả sinh kế: về kinh tế, thu nhập bình quân hộ gia đình 1 tháng có xu
hướng tăng qua các năm; về xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp và tình trạng
nghèo đói có xu hướng giảm đáng kể cả về số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo; về môi trường,
các hoạt động sinh kế vẫn có xu hướng khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và gây ô nhiễm môi trường biển.
- Thể chế, chính sách phat triển kinh tế - xã hội cấp trung ương, vùng, ngành và
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sinh kế hộ gia đình.
80

- Tác động của yếu tố bên ngoài, đặc biệt là thiên tai và dịch bệnh đã, đang và sẽ
là cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và sinh kế hộ gia
đình nói riêng.
Thứ hai là về ảnh hưởng của BĐKH và năng lực thích ứng của các hộ gia đình:
- Các sinh kế chính ở 2 xã ven biển của tỉnh Khánh Hòa đều bị tổn thương trước
tác động khác nhau của BĐKH:
+ Bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng chủ yếu lên các nguồn lực tự
nhiên (đất trồng trọt, đất nuôi trồng thủy sản, ...) và nguồn lực vật chất (hệ thống
đường giao thông, hệ thống thủy lợi). Ngoài ra, bão lụt, hạn hán, nhiệt độ tăng còn gây
ảnh hưởng đến nguồn lực con người (sức khỏe). Nguồn lực tài chính (tiếp cận vốn vay
ngân hàng) và nguồn lực xã hội (tiếp cận thông tin) ít bị ảnh bởi BĐKH.
+ Các nguồn lực sinh kế chính (đất trồng trọt, chuồng trại chăn nuôi, tàu thuyền
lưới đánh bắt, đất nuôi trồng thủy sản... ) bị ảnh hưởng bởi BĐKH cũng tác động đến
họat động sinh kế tương ứng.
- Các hộ gia đình ven biển đang thực hiện các hoạt động thích ứng bị động, mang
tính đối phó hơn là những hoạt động thích ứng chủ động, được lập kế haoch trước các
rủi ro về sinh kế do BĐKH gây ra.
Thứ ba là một số gợi ý chính sách được rút ra, có 5 giải pháp về chính sách được
người dân đề nghị Nhà nước thực hiện để giúp họ tạo dựng được sinh kế bền vững
trong bối cảnh BĐKH đó là: tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển cơ
sở hạ tầng địa phương, tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, tăng cường chia sẻ và trao
đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền thông về BĐKH; cải thiện giáo dục và
đào tạo tại địa phương.
Luận văn đã chỉ ra những biện pháp thích ứng về sinh kế hộ gia đình được đánh
giá trên hai cấp độ: thích ứng bị động và thích ứng chủ động nhưng những yếu tố nào
ảnh hưởng đến sự lựa chọn các biện pháp thích ứng đó chưa được xem xét. Luận văn
cũng chưa định lượng được mối quan hệ giữa BĐKH và khả năng bị tổn thương của
sinh kế hộ gia đình bằng các số liệu đính tính cấp hộ gia đình. Thiếu sót nữa là chưa
phân tích được lợi ích và chi phí của các gợi ý chính sách đưa ra nhằm hỗ trợ cho
chính quyền có được số liệu cụ thể nhất. Bên cạnh đó những dự báo về các tác động
trong tương lai của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình cũng chưa được đề cập. Nghiên cứu
điển hình ở hai xã ven biển chưa đủ để đại diện đưa ra các kết luận cho vùng ven biển
của tỉnh Khánh Hòa.
81

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. ADB (2009), Tác động kinh tế của Biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á: Báo
cáo khu vực – Những điểm nổi bật. Ngân hàng Phát triển châu Á.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho
Việt Nam. Hà Nội, 2012.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), CTMTQG ứng phó với BĐKH. Hà
Nội, 2008.
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2010), Xây dựng khả năng phục hồiCác
chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động
của BĐKH ở miền trung Việt Nam, Hà Nội 2010
5. Chi cục NTTS Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết NTTS năm 2010, 2009,
2008
6. Chi cục thống kê Ninh Hòa, Niên giám thống kê 2011
7. Cục thống kê Khánh Hòa, Tình hình KTXH tỉnh Khánh Hòa năm 2010
8. Cổng Thông tin điện tử Thị xã Ninh Hòa. http://ninhhoa.khanhhoa.gov.vn/
9. Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa
http://www.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?ArticleId=A5D8AF40-C78D-
4AE8-8AA7-298D15F51D92
10. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven
biển, Diễn đàn phát triển Việt Nam. Hà Nội: NXB GTVT Hà Nội, 2012.
11. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2011), Sự thích ứng của sinh kế ven biển
trước tác động của BĐKH: Nghiên cứu điển hình tại huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 9/171, tháng 9/2011
12. Bùi Tôn Hiến (2013), Tác động của Biến đổi khí hậu đến một số vấn đề lao
động và xã hội, Bài viết trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Kinh tế
học biến đổi khí hậu và gợi ý chính sách đối với Việt Nam", Hà Nội.
13. MARD (2008), Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam, Báo
cáo dự án, Hà Nội.
14. MONRE, FDI VÀ UNDP (2010), Xây dựng khả năng phục hồi: Các chiến
82

lược thích ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của
biến đổi khí hậu ở miền trung Việt Nam, Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Hà Nội.
15. Ngân hàng thế giới (2010), Phát triển và Biến đổi khí hậu, Báo cáo Phát
triển Thế Giới.
16. Lưu Bích Ngọc và cộng sự (2012), Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng đất
và biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển sông Hồng, Báo cáo
nghiên cứu của Dự án ClimLandLive-Delta- Hợp phần xã hội học.
17. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa. (2013)
http://www.tnmtkhanhhoa.gov.vn/index.php?nre_kh=News&in=viewst&sid
=1379
18. Sở NN&PTNT Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác
nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, 2009, 2008
19. Vũ Thị Hoài Thu (2011), Đánh giá nhu cầu hỗ trợ sinh kế bền vững của các
cộng đồng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu,
đề tài nghiên cứu khoa học của dự án Giáo Dục Đại học – Ngân hàng thế
giới tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
20. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
Biến đổi khí hậu.
21. Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia – Đài khí tượng Nam Trung Bộ
http://kttvntb.gov.vn/Doc.aspx?d=291
22. Tô Văn Trường (2008), Tác động của biến đổi khí hậu đến An ninh lương
thực quốc gia, Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KC 08/06-10
23. Oxfam (2008), Việt Nam: Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo,
Báo cáo của Oxfam
24. UBND tỉnh Khánh Hòa (2011) , Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày
05/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 -
2015. Khánh Hòa.

25. UBND tỉnh Khánh Hòa (2013), Niên giám thống kê 2013
83

26. UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh, bổ xung qui
hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. (Dự thảo)
27. UBND thị xã Ninh Hòa (2011), Báo cáo tình hình KTXH năm 2010 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2011
28. UBND thị xã Ninh Hòa (2013), Niên giám thống kê 2013
29. UBND Xã Ninh Lộc, Báo cáo tình hình KTXH năm 2011 của UBND xã
Ninh Lộc, 2011.
30. UBND xã Ninh Lộc, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ninh Lộc giai đoạn
2011-2020 và định hướng đến 2030. Ninh Hòa, Khánh Hòa.
31. UBND xã Ninh Vân, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ninh vân giai đoạn
2011-2020 và định hướng đến 2030. Ninh Hòa, Khánh Hòa.
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011),Đánh giá tác động, chi tiết kịch bản
biến đổi khí hậu tỉnh Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng phó.
33. UNDP (2008), Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại
trong một thế giới còn chia cách, Báo cáo Phát triển Con người 2007-2008
34. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác nhận các giải pháp thích ứng.
Hà Nội.
35. VietNamPlus (2014), Tại địa chỉ: http://www.vietnamplus.vn/nhiet-do-trung-
binh-toan-cau-cao-ky-luc-va-canh-bao-el-nino/241032.vnp
84

Tiếng Anh

1. Careww-Reid (2008) , Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level
Rise in Viet Nam. Indoorpilly, Queensland, Australia: ICEM – International
Centre for Environmental Managamen.
2. Chambers and Conway (1992), Sustainable Rural Livehoods: Practical
Concepts for the 21st Century. Brighton, UK: Institute of Development Studies.
3. Chaudhry. P and Ruysschaert, R. (2007), Climate Change andHuman
Development in Vietnam: A case study.: Human Development report 2007:
Vietnam Case Study.
4. DFID (2001), Sustainable Livehoods Guidance Sheets, DFID report.
5. IPCC (2007a), Climate Change 2007. New York, USA: Synthesis Report.
6. IPCC (2001),Climate Change 2001: The Scientific Basis. Contribution of
Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental
Panel on Climate Change. J.T. Houghton, Y. Ding, D.J. Griggs, M, Noguer,
P.J. van der Linden, X. Dai, K. Maskell and C.A. Johnson, Eds, Cambridge
University Press, Cambridge, 881 pp.
7. IPCC (2007b), Climate Change 2007, Synthesis Report.
8. United Nations (1992), United Nations Framework Covention on Climate
Change. FCCC/INFORMAL/84, GE.05-62220 (E), 200705.
9. USAID (2009), Adapting to Coastal Climate Change: A Guidebook for
development Planners.
10. Scoones (1998), Suitainable Rural Livehood:A Framework for Analysis,
Workingpaper 72, Brighton, UK: institute of Development Studies
11. Solesbury (2003),Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of
DFDI Policy, Overseas Development Institute , working paper 217
PHỤ LỤC 1
1.1 Các vấn đề thảo luận nhóm tập trung
1. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương
Nhận định chung về tình hình kinh tế: trong khoảng 5 năm vừa qua, kinh tế của
xã phát triển, không thay đổi hay đi xuống? Điểm mạnh/yếu của xã so với các xã xung
quanh.
Các sinh kế chính ở địa phương: Người dân trong xã làm những nghề gì để
kiếm sống? nghề nào là chính? Nghề nào là phụ? Thu nhập từ nghề nào là cao nhất,
nhiều nhất? Địa phương mình có tiềm năng phát triển những ngành nghề nào?
Đánh giá chung về phát triển văn hóa, xã hội và môi trường: Dịch vụ xã hội căn
bản như điện, cấp nước, đường, trường học, trạm xá…? Các vấn đề môi trường mà địa
phương gặp phải?
2. Nhận thức về BĐKH ở địa phương ảnh hưởng đến sinh kế
Nhận thức về BĐKH tại địa phương:
- Tần xuất xuất hiện các vấn đề như: hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, nước biển
dâng, xâm nhập mặn,…
- Xếp hạng các vấn đề trên theo mức độ quan trọng
- Đối tượng nào dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH (phụ nữ, trẻ em, người
già,…)
- So sánh mức độ quan trọng về vấn đề BĐKH và vấn đề môi trường? vấn đề nào
quan trọng hơn?
Ảnh hưởng của rủi ro khí hậu lên sinh kế:
- Nguồn lực và hoạt động sinh kế nào dễ bị tổn thương trước tác động BĐKH?
- Trong bối cảnh BĐKH, sinh kế nào phù hợp với địa phương?
3. Các hoạt động thích ứng cấp hộ gia đình và cấp cộng đồng
Trước tác động của BĐKH, người dân đã ứng phó như thế nào? (nêu tên cụ thể
từng phương pháp đối với từng loại hình sinh kế).
Các biện pháp ứng phó nào được thực hiện ở cấp cộng đồng?
4. Hỗ trợ của địa phương/ nhà nước
- Địa phương đã hỗ trợ gì cho các hộ gia đình để giúp họ thích ứng trước tác
động của BĐKH? (nêu các hình thức hỗ trợ cụ thể: cho vay vốn ưu đãi, cấp nguyên vật
liệu sản xuất, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ đầu ra…)
- Đánh giá xem các hình thức hỗ trợ này như thế nào? (tốt, chưa tốt, đủ, chưa
đủ…)
- Các lĩnh vực nào cần hỗ trợ thêm?
5. Đánh giá tính bền vững sinh kế
- Sinh kế nào là phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương?
- Sinh kế nào là bền vững ở địa phương về kinh tế- xã hội – môi trường?
1.2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH
Kính chào ÔNG/BÀ!
Chúng tôi đang thực hiện chương trình điều tra, khảo sát phục vụ cho đề tài
nghiên cứu: “ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ CỦA
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH KHÁNH HÒA”.
Đây là bảng câu hỏi thu thập dữ liệu từ cộng đồng dân cư ven biển. Cuộc phỏng
vấn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu, vì vậy chúng tôi rất
mong Quý Ông/Bà dành chút thời gian thảo luận cùng chúng tôi về những vấn đề liên
quan đến đề tài. Tất cả những ý kiến trả lời của Ông/Bà đều có ý nghĩa quan trọng đối
với chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong nghiên cứu và tất cả các câu trả lời,
quan điểm của Ông/Bà đều được ghi nhận nên không có câu trả lời nào là đúng hay sai
vì đó chính là đánh giá riêng của Ông/Bà mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Với những ý nghĩa trên, chúng tôi rất mong được sự cộng tác của Ông/Bà.
Chú ý: Anh /chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý của mình đối với mỗi phát biểu dưới
đây. Mức độ đánh giá của anh/chị sẽ được biểu hiện bằng các con số ( từ 1 đến 5), cụ
thể:
1 = “Không bị ảnh hưởng” ; 2 = “Ít bị ảnh hưởng” ; 3 = “Bị ảnh hưởng ở mức trung
bình”; 4 = “Bị ảnh hưởng nhiều”; 5 = “Bị ảnh hưởng rất nhiều”
Xin hãy khoanh tròn (hoặc đánh dấu “x” )vào ô phù hợp, trong mỗi lựa chọn với từng
lời phát biểu
Xin chân thành cảm ơn!
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1. Tên chủ hộ gia đình: ……………………………………;Năm sinh:………
2. Giới tính trong gia đình (Ghi số lượng): Nam…. ; Nữ…..
3. Địa chỉ:……………………………………….Điện thoại:………………
4. Độ tuổi trong gia đình (Ghi số lượng):
<15…; 15-55 …..; >55 :……
- Trình độ học vấn, chuyên môn của các thành viên trong gia đình (Ghi số lượng vào 1
ô thích hợp):
Không biết chữ: ….; Cấp 1: …..; Cấp 2: …..; Cấp 3: …..; THCN: …..;
Học nghề ngắn hạn: …..; Học nghề dài hạn: …..; Cao Đẳng: …..; Đại học: …..;
Chưa đi học bao giờ: …..; Chưa đến tưổi đi học: …..
5. Anh/Chị có thường xuyên xem dự báo thời tiết không? Có ; Không
- Anh/Chị có nghe nói về “Biến đổi khí hậu” chưa? Có ; Không
- Theo Anh/Chị những tác động của các hiện tượng khí hậu bất thường trong tương
lai?
Nặng hơn so với quá khứ ; Như quá khứ ; Không chắc chắn
Việc làm chính của người lao động trong gia đình (Đánh số người vào ô thíchhợp):
Trồng lúa/màu ; Chăn nuôi ; Nuôi trồng thủy sản ; Đánh bắt thủy sản ;
Chế biến thuỷ sản ; Dịch vụ, buôn bán ; Tiểu TCN ; Cán bộ ;
Công nhân công nghiệp ; Khác
6. Xin Ông/bà đánh giá về các tài sản của gia đình (Khoanh tròn vào ô và số phù
hợp)
Rất tồi Tồi Trung bình Tốt Rất tốt
Diện tích đất trồng trọt 1 2 3 4 5
Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Diện tích nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyền, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Hệ thống điện 1 2 3 4 5
Đường giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Trường học 1 2 3 4 5
Bệnh viện 1 2 3 4 5
Hệ thống nước sinh hoạt 1 2 3 4 5
7. Xin Ông/bà cho biết thu nhập trung bình của gia đình trong năm 2013:
TT Nguồn thu nhập Thu nhập (ngàn đồng)
1 Trồng trọt
2 Chăn nuôi
3 Nuôi trồng thuỷ sản
4 Đánh bắt thủy sản
5 Chế biến thủy sản
6 Làm thuê/mướn
7 Lương (kể cả lương hưu)
8 Buôn bán, dịch vụ
9 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
8. Đánh giá của Anh/Chị về sự thay đổi thu nhập trong 5 năm qua:
Tăng ; Giảm ; Như cũ
9. Diện tích đất đang sử dụng của gia đình (m2) :
Đất nông nghiệp
Đất rừng
Đất ở
Ao hồ, mặt nước
II. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA PHƯƠNG

10. Xin Ông/bà cho biết mức độ xảy ra của các hiện tượng thời tiết sau tại địa
phương năm 2013 so với 5 năm trước (Khoanh tròn vào ô và số phù hợp)

Hiện tượng Không bao Ít khi Xảy ra ở Thường Rất thường


thời tiết giờ xảy ra xảy ra mức trung xuyên xảy ra xuyên xảy
bình ra
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

11. Xin Ông/bà cho biết cuộc sống của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
những hiện tượng thời tiết sau diễn ra trong 5 năm qua (Khoanh tròn vào ô và
số phù hợp)
Không bị Ít bị ảnh Bị ảnh hưởng Bị ảnh Bị ảnh
Hiện tượng thời
ảnh hưởng ở mức trung hưởng hưởng rất
tiết
hưởng bình nhiều nhiều
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

III. NGUỒN LỰC SINH KẾ BỊ ẢNH HƯỞNG


12. Xin Ông/bà cho biết các tài sản của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
tác động của hạn hán năm 2013 so với 5 năm trước

Tài sản Mức độ ảnh hưởng


Đất trồng trọt 1 2 3 4 5
Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Đất nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyển, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Con người 1 2 3 4 5
Hệ thống giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Sức khỏe 1 2 3 4 5
Vay vốn ngân hàng 1 2 3 4 5
Tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5
13. Xin Ông/bà cho biết các tài sản của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
tác động của bão và lũ lụt năm 2013 so với 5 năm trước

Tài sản Mức độ ảnh hưởng

Đất trồng trọt 1 2 3 4 5


Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Đất nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyển, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Đất làm muối 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Con người 1 2 3 4 5
Hệ thống giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Sức khỏe 1 2 3 4 5
Vay vốn ngân hàng 1 2 3 4 5
Tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5

14. Xin Ông/bà cho biết các tài sản của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
tác động của nhiệt độ tăng năm 2013 so với 5 năm trước

Tài sản Mức độ ảnh hưởng


Đất trồng trọt 1 2 3 4 5
Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Đất nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyển, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Đất làm muối 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Con người 1 2 3 4 5
Hệ thống giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Sức khỏe 1 2 3 4 5
Vay vốn ngân hàng 1 2 3 4 5
Tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5

15. Xin Ông/bà cho biết các tài sản của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
tác động của nước biển dâng vào năm 2013 so với 5 năm trước

Tài sản Mức độ ảnh hưởng

Đất trồng lúa 1 2 3 4 5


Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Đất nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyển, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Đất làm muối 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Con người 1 2 3 4 5
Hệ thống giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Sức khỏe 1 2 3 4 5
Vay vốn ngân hàng 1 2 3 4 5
Tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5

16. Xin Ông/bà cho biết các tài sản của gia đình bị ảnh hưởng như thế nào trước
tác động của xâm nhập mặn năm 2013 so với 5 năm trước

Tài sản Mức độ ảnh hưởng

Đất trồng lúa 1 2 3 4 5


Chuồng trại chăn nuôi 1 2 3 4 5
Đất nuôi trồng thủy sản 1 2 3 4 5
Tàu, thuyển, lưới đánh cá 1 2 3 4 5
Đất làm muối 1 2 3 4 5
Nhà cửa 1 2 3 4 5
Con người 1 2 3 4 5
Hệ thống giao thông 1 2 3 4 5
Hệ thống thủy lợi 1 2 3 4 5
Sức khỏe 1 2 3 4 5
Vay vốn ngân hàng 1 2 3 4 5
Tiếp cận thông tin 1 2 3 4 5

IV. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ BỊ ẢNH HƯỞNG


17. Xin Ông/bà cho biết hoạt động TRỒNG TRỌT của gia đình bị ảnh hưởng như
thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết trong năm 2013 so với 5
năm trước
Hiện tượng thời tiết Mức độ ảnh hưởng

Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

18. Xin Ông/bà cho biết hoạt động CHĂN NUÔI của gia đình bị ảnh hưởng như
thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết sau năm 2013 so với 5 năm
trước
Hiện tượng thời tiết Mức độ ảnh hưởng

Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5
19. Xin Ông/bà cho biết hoạt động ĐÁNH BẮT THỦY SẢN của gia đình bị ảnh
hưởng như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết sau năm 2013
so với 5 năm trước

Hiện tượng thời tiết Mức độ ảnh hưởng

Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

20. Xin Ông/bà cho biết hoạt động NUÔI TRỒNG THỦY SẢN của gia đình bị
ảnh hưởng như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết sau năm
2013 so với 5 năm trước
Hiện tượng thời Mức độ ảnh hưởng
tiết
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

V. KẾT QUẢ SINH KẾ BỊ ẢNH HƯỞNG


21. Xin Ông/bà cho biết THU NHẬP TỪ TRỒNG TRỌT của gia đình bị ảnh
hưởng như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết năm 2013 so
với 5 năm trước

Hiện tượng thời Mức độ ảnh hưởng


tiết
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

22. Xin Ông/bà cho biết THU NHẬP TỪ CHĂN NUÔI của gia đình bị ảnh hưởng
như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết năm 2013 so với 5 năm
trước

Hiện tượng Mức độ ảnh hưởng


thời tiết
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5
23. Xin Ông/bà cho biết THU NHẬP TỪ ĐÁNH BẮT của gia đình bị ảnh hưởng
như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết năm 2013
Hiện tượng thời Mức độ ảnh hưởng
tiết
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

24. Xin Ông/bà cho biết THU NHẬP TỪ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN của gia đình
bị ảnh hưởng như thế nào trước tác động của các hiện tượng thời tiết năm
2013 so với 5 năm trước

Hiện tượng thời Mức độ ảnh hưởng


tiết
Hạn hán 1 2 3 4 5
Bão, lũ lụt 1 2 3 4 5
Nhiệt độ tăng 1 2 3 4 5
Nước biển dâng 1 2 3 4 5
Xâm nhập mặn 1 2 3 4 5

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VỀ SINH KẾ


25. Xin Ông/bà cho biết, trước tình hình hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, nước
biển dâng và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, gia đình
ông/bà đã làm gì? (đánh dấu X vào ô thích hợp, có thể có nhiều lựa chọn)

 Lên lịch thời vụ để tính toán cẩn thận thời gian gieo trồng và thu hoạch
 Thay đổi cơ cấu cây trồng, giống mới phù hợp với các điều kiện khắc nghiệt
của thời tiết (giống ngắn ngày, chịu mặn…)
 Thực hiện các kỹ thuật trồng trọt phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu
 Sự dụng các giống chịu được các điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt
 Tăng cường hệ thống tưới tiêu, rửa mặn cho đất nông nghiệp để thích ứng với
hạn hán, xâm nhập mặn
 Thuê thêm đất
 Chuyển sang nuôi trồng thủy sản
 Học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm và các địa phương khác
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp tại địa phương (làm thuê, buôn bán
nhỏ,…)
 Huy động vốn (từ ngân hàng, bạn bè, người thân) để đầu tư vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh mới
 Di dân sang các địa phương khác để tiềm kiếm các cơ hội việc làm mới
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho hoạt động trồng trọt (thu thập thông tin về
rủi ro thời tiết, thiên tai,…)
 Không trồng trọt nữa
26. Xin Ông/bà cho biết, trước tình trạng hạn hán, bão lụt, nhiệt độ tăng, nước
biển dâng và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi gia đình
ông/bà đã làm gì (đánh dấu X vào ô thích hợp, có thể có nhiều lựa chọn)

 Đầu tư thêm chi phí (cho thức ăn và phòng chữa bệnh dịch)
 Thay đổi phương thức chăn nuôi (ví dụ như chuyển từ nuối heo sang nuôi gia
cầm)
 Giảm quy mô chăn nuôi
 Học hỏi kinh nghiệm của địa phương khác và hàng xóm
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp tại ðịa phýõng (làm thuê, buôn bán
nhỏ,…)
 Huy động vốn (từ ngân hàng, bạn bè, người thân) để đầu tư vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh mới
 Di dân sang các địa phương khác để tiềm kiếm các cơ hội việc làm mới
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho hoạt động chăn nuôi (thu thập thông tin về
rủi ro thời tiết, thiên tai,…)
 Không chăn nuôinữa

27. Xin Ông/bà cho biết, trước ảnh hưởng của nước biển dâng và xâm nhập mặn
ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng, gia đình ông/bà đã làm gì? (đánh dấu X
vào ô thích hợp, có thể có nhiều lựa chọn)

 Pha loãng nồng độ muối trong nước nuôi trồng để giảm độ mặn trong nước
 Đắp đê cao hơn, xây thành cống thoát nước cao hơn, xây thêm cống thoát nước
 Thay đổi giống/loài thủy sản được nuôi
 Giảm quy mô nuôi trồng
 Học hỏi kinh nghiệm của địa phương khác và hàng xóm
 Thuê thêm đất hoặc mua thêm đất để tăng cường quỹ đất phục vụ trồng trọt
 Huy động vốn (từ ngân hàng, bạn bè, người thân) để đầu tư vào các hoạt động
sản xuất kinh doanh mới
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp tại địa phương (làm thuê, buôn bán
nhỏ,…)
 Di dân sang các địa phương khác để tiềm kiếm các cơ hội việc làm mới
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho hoạt động nuôi trồng (thu thập thông tin về
rủi ro thời tiết, thiên tai,…)
 Không nuôi trồng nữa
28. Xin Ông/bà cho biết, trước tình trạng mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động
đánh bắt, gia đình ông/bà đã làm gì? (đánh dấu X vào ô thích hợp, có thể có
nhiều lựa chọn)

 Lên lịch thời vụ để tránh đánh bắt vào mùa mưa bão
 Đầu tư thêm vào ngư cụ (tàu thuyền và lưới đánh bắt)
 Đầu tư học hành cho con cái để thay thế nghề đánh bắt
 Tìm kiếm thêm việc làm phi nông nghiệp tại địa phương (làm thuê, buôn bán
nhỏ,…)
 Học hỏi kinh nghiệm của địa phương khác và hàng xóm
 Di dân sang các địa phương khác để tiềm kiếm các cơ hội việc làm mới
 Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đánh bắt (thu thập thông tin về
rủi ro thời tiết, thiên tai,…)
 Trữ thủy sản phơi khô tới mùa mưa bão lại bán
 Không đánh bắt nữa

VII. NHU CẦU ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC
29. Ông/bà mong muốn Nhà nước hỗ trợ gì để giúp đỡ gia đình ông bà ứng phó
tốt hơn với tình trạng biến đổi khí hậu ở địa phương (đánh dấu X vào ô thích
hợp, có thể có nhiều lựa chọn)

 Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên


 Tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về thời tiết, khí hậu
 Phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương (đường giao thông, cấp nước)
 Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng và đê biển
 Tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (giống mới, kỹ thuật mới
trong sản xuất nông nghiệp)
 Tiếp cận tốt hơn với việc vay vốn ngân hàng
 Tăng cường sự hỗ trợ thông qua các chính sách bảo trợ xã hội và quản lý rủi ro
thiên tai
 Tăng cường chia sẻ và trao đổi thông tin ở địa phương và công tác truyền thông
về biến đổi khí hậu
 Cải thiện giáo dục và đào tạo tại địa phương
 Hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường
 Tăng cường các chương trình phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở địa phương
 Cử cán bộ về hướng dẫn trồng trọt chăn nuôi...
 Hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng để người dân kịp thời khắc phục hậu quả

VIII. SINH KẾ KHẢ THI TRONG BỐI CẢNH BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU
30. Xin Ông/bà xếp hạng theo thứ tự từ 1 đến 10 các sinh kế theo tính khả thi và
phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu ở địa phương

1 = khả thi và phù hợp nhất


10 = ít khả thi và ít phù hợp nhất
Các sinh kế Xếp hạng Các sinh kế Xếp hạng
Trồng lúa Nuôi bò
Trồng hoa màu Nuôi trồng thủy sản
Trồng cây ăn quả Đánh bắt thủy sản
Nuôi heo chế biển thủy sản
Nuôi gia cầm Kinh doanh, buôn bán
1.3. CÁC KẾT QUẢ TỪ ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HAI XÃ NINH VÂN
VÀ NINH LỘC
1.3.1. Nguồn lực sinh kế bị ảnh hưởng bới BĐKH
ĐVT: hộ
Bị ảnh
Bị ảnh Bị ảnh
Không bị Ít bị ảnh hưởng
hưởng hưởng rất
ảnh hưởng hưởng trung
nhiều nhiều
bình
Đất trồng trọt
Hạn hán 0 8 71 62 13
Bão lụt 0 39 77 31 7
Nhiệt độ tăng 0 26 97 31 0
Sạt lở đất 0 0 17 102 35
Xâm nhập mặn 0 12 66 45 31
Chuồng trại chăn nuôi
Hạn hán 0 12 80 58 4
Bão lụt 0 56 66 28 4
Nhiệt độ tăng 0 31 96 23 4
Sạt lở đất 0 1 20 101 32
Xâm nhập mặn 0 22 78 47 7
Đất nuôi trồng thủy sản
Hạn hán 0 15 87 45 6
Bão lụt 0 39 81 28 6
Nhiệt độ tăng 0 34 89 30 1
Sạt lở đất 0 4 31 86 33
Xâm nhập mặn 0 16 71 49 18
Tàu, thuyền, lưới đánh cá
Hạn hán 0 79 62 13 0
Bão lụt 0 103 41 9 1
Nhiệt độ tăng 0 82 63 9 0
Sạt lở đất 0 17 40 73 24
Xâm nhập mặn 1 94 48 11 0
Nhà cửa
Hạn hán 0 40 81 30 3
Bão lụt 0 82 54 16 2
Nhiệt độ tăng 0 69 76 9 0
Sạt lở đất 0 6 34 96 18
Xâm nhập mặn 0 54 65 25 10
Hệ thống giao thông
Hạn hán 0 60 72 22 0
Bão lụt 0 82 61 11 0
Nhiệt độ tăng 0 79 69 6 0
Sạt lở đất 0 22 55 71 6
Xâm nhập mặn 1 84 63 6 0
Hệ thống thủy lợi
Hạn hán 0 4 58 83 9
Bão lụt 0 44 82 27 1
Nhiệt độ tăng 0 36 94 23 1
Sạt lở đất 0 4 24 111 15
Xâm nhập mặn 0 27 58 53 16
Sức khỏe con người
Hạn hán 0 23 89 40 2
Bão lụt 0 63 83 8 0
Nhiệt độ tăng 0 28 79 40 7
Sạt lở đất 0 7 43 86 18
Xâm nhập mặn 1 29 59 32 33
Vay vốn ngân hàng
Hạn hán 0 81 61 11 1
Bão lụt 0 99 49 6 0
Nhiệt độ tăng 0 92 60 2 0
Sạt lở đất 0 28 57 63 6
Xâm nhập mặn 0 90 49 13 2
Tiếp cận thông tin
Hạn hán 0 92 60 2 0
Bão lụt 0 107 46 1 0
Nhiệt độ tăng 0 94 58 2 0
Sạt lở đất 0 27 62 62 3
Xâm nhập mặn 0 101 50 3 0
1.3.2. Hoạt động trồng trọt bị ảnh hưởng bởi BĐKH
ĐVT: hộ
Nhiệt độ Sạt lở Xâm nhập
Hạn hán Bão lụt
tăng đất mặn
Không bị ảnh hưởng 0 0 0 0 0

Ít bị ảnh hưởng 12 2 15 44 12

Bị ảnh hưởng ở mức trung


47 15 102 78 47
bình

Bị ảnh hưởng nhiều 84 112 37 29 84

Bị ảnh hưởng rất nhiều 11 25 0 3 11

1.3.3. Hoạt động chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi BĐKH


ĐVT: hộ
Nhiệt độ Sạt lở Xâm nhập
Hạn hán Bão lụt
tăng đất mặn
Không bị ảnh hưởng 0 0 0 0 0
Ít bị ảnh hưởng 20 1 11 52 58
Bị ảnh hưởng ở mức trung
51 28 61 75 70
bình
Bị ảnh hưởng nhiều 79 108 68 25 24

Bị ảnh hưởng rất nhiều 4 17 14 2 2


1.3.4. Hoạt động đánh bắt bị ảnh hưởng hởi BĐKH
ĐVT: hộ
Nhiệt độ Sạt lở Xâm nhập
Hạn hán Bão lụt
tăng đất mặn
Không bị ảnh hưởng 17 0 0 0 0
Ít bị ảnh hưởng 52 1 63 81 83
Bị ảnh hưởng ở mức trung
77 22 75 61 65
bình
Bị ảnh hưởng nhiều 8 83 16 11 5

Bị ảnh hưởng rất nhiều 0 48 0 1 1


1.3.5. Hoạt động nuôi trồng bị ảnh hưởng bởi BĐKH
ĐVT: hộ
Nhiệt độ Sạt lở Xâm nhập
Hạn hán Bão lụt
tăng đất mặn
Không bị ảnh
0 0 0 0 0
hưởng
Ít bị ảnh hưởng 5 1 2 50 44
Bị ảnh hưởng ở
55 14 67 61 58
mức trung bình
Bị ảnh hưởng
92 114 82 40 50
nhiều
Bị ảnh hưởng rất
2 25 3 3 2
nhiều

1.3.6. Kết quả sinh kế bị ảnh hưởng bởi BĐKH

ĐVT: hộ

Nhiệt độ Sạt lở Xâm


Hạn hán Bão lụt
tăng đất nhập mặn
Thu nhập từ trồng trọt
Không bị giảm 0 0 0 0 0
Ít bị giảm 2 2 64 49 19
Bị giảm ở mức
trung bình 43 31 56 81 52
Bị giảm nhiều 80 100 34 22 72
Bị giảm rất nhiều 29 21 0 2 11
Thu nhập từ chăn nuôi
Không bị giảm 0 0 0 0 0
Ít bị giảm 15 2 13 57 46
Bị giảm ở mức
71 30 68 71 80
trung bình
Bị giảm nhiều 65 110 73 26 27
Bị giảm rất nhiều 3 12 0 0 1
Thu nhập từ đánh bắt
Không bị giảm 0 0 0 0 2
Ít bị giảm 29 4 47 38 79
Bị giảm ở mức
108 19 90 51 68
trung bình
Bị giảm nhiều 17 84 17 12 5
Bị giảm rất nhiều 0 47 0 0 0
Thu nhập từ nuôi trồng
Không bị giảm 0 0 0 0 0
Ít bị giảm 5 1 5 45 27
Bị giảm ở mức
66 11 70 71 67
trung bình
Bị giảm nhiều 82 110 79 37 59
Bị giảm rất nhiều 1 32 0 1 1
PHỤ LỤC 2: KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG CỦA
VIỆT NAM (2012)
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản
biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát
thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản
phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).
Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng
cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so
sánh là 1980-1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của
IPCC). Các kịch bản biến đổi khí hậu cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ
21 có thể được tóm tắt như sau:
a) Về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các
vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tang nhanh hơn
so với các vùng khí hậu phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình
năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999
khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ
1,1 đến 1,4oC.
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc
Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở
Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng
3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,30C, Đông Bắc là 3,2oC, Đồng bằng Bắc Bộ là
3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí
hậu phía N am là 2,40C ở N am Trung Bộ, 2,10C ở Tây N guyên và 2,60C ở N am Bộ
b) Về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc
biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có
thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2%
ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung b́nh thời kỳ 1980 – 1999. Lượng
mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và
lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía N am có thể giảm tới 7-10% so
với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến
10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và N am Trung Bộ, còn ở Tây N guyên và N am
Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm
có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 -
1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông
Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa
khô ở các vùng khí hậu phía N am có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980-1999.
Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí
hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây N guyên và N am Bộ chỉ tăng trên dưới 1%
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc,
10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở
Tây N guyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở
Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa
vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so
với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến
19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam
Bộ chỉ vào khoảng 1-2%
2) Kịch bản nước biển dâng
Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59cm
vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Nhiều nhà khoa học
đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù
hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là
thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. N guyên nhân chính dẫn
đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã
chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực
nước biển toàn cầu có thể tang 50-140cm vào năm 2100.
Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát
thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất
(A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy
vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ
21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 -1999
Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập đã được xây dựng, bước
đầu là cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long
dựa trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh; tỷ lệ 1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5 x 5m đối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long (Bộ TN& MT, 2009).
Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực
nước triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979-2007). Trong tính toán chưa xét đến
các yếu tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động
lực khác.
3) Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt N am đã được xây
dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2)
và cao (A2, A1FI).
Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo
theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế
thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm
thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn
cầu. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như
hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất
khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về
biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng
nhiệt độ ở mức dưới 2oC gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít
khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21.
Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở
quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử
dụng tối đa năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại
cần phải nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ than thiện với khí hậu,
đàm phán giảm phát thải khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại
trong “liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát
thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra. Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn
trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng
phát thải khí nhà kính trong tương lai. Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các
kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính
ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung
bình.
Vì những lý do nêu trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt
Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức
phát thải trung bình (B2).

You might also like