You are on page 1of 7

Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà

đầu tư để làm rõ: Luật đầu tư năm 2005 đã tạo ra một khung pháp luật chung
cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

1
Bài làm:

Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triến dẫn đầu trong danh
sách thu hút được đầu tư, xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn
năm 2010, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư
toàn cầu.
Để đạt được thành công trong việc thu hút đầu tư đã nêu ở trên, trước tiên
phải nói đến sự thống nhất và hoàn thiện pháp luật về đầu tư, trong đó, sự có
mặt của các quy định về bảo đảm đầu tư, đặc biệt là tuân thủ triệt để nguyên tắc
không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế với nhau.
Trước hết phải khẳng định, về mặt quan điểm cũng như chính sách, pháp
luật, Đảng và Nhà nước có thái độ rất rõ ràng rằng, mọi thành phần kinh tế đều
bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp (DN) trong nước và
DN có vốn đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư được ban hành năm 2005 với vài trò
như một sự thể hiện rõ nét nhất thiện ý của nhà nước Việt Nam đối với các chủ
đầu tư và các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Theo quy định của pháp
luật đầu tư hiện hành, các biện pháp bảo đảm đầu tư, khuyến khích đầu tư,
quyền và nghĩa vụ của cá nhà đầu tư đều được quy định chung, không có sự
khác biệt. Nhà nước đảm bảo các nhà đầu tư được hưởng chế độ ưu đãi đầu tư,
hỗ trợ đầu tư như nhau và chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu tư chứ
không dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư hoặc quốc tịch của các nhà đầu tư.
Điều đó được thể hiện ở trong một số những khía cạnh sau:

Các biện pháp bảo đảm:


- Bảo dảm quyền sở hữu hợp pháp: Để tạo lòng tin đối với các chủ đầu tư,
nhà nước đã cam kết bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà đầu tư.
Được cụ thể hóa tại điều 6 Luật đầu tư 2005, theo đó, vốn đầu tư và tài sản hợp
pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp

2
hành chính…được áp dụng đối với mọi chủ thể hoạt động đầu tư theo pháp luật
Việt Nam, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
- Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp:
Nhà nước Việt Nam đảm bảo một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp
với thông lệ quốc tế, các Công ước mà VN là thành viên, Hiệp định song
phương, đa phương mà VN tham gia ký kết…nhằm đề cao quyền lợi hợp pháp
của các nhà đầu tư và có đủ độ tin cậy cũng như độ an toàn về mặt thực thi các
quyết định giải quyết tranh chấp về đầu tư.
Để từng bước xóa bỏ những bất cập, Luật đầu tư năm 2005 đã đưa ra cơ
chế giải quyết tranh chấp áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân
biệt quốc tịch. Nhà đầu tư có thẻ lựa chọn rất nhiều cách thức giải quyết quy
định tại khoản 1 điều 12 bao gồm: Thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
- Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu
tư ra nước ngoài:
Trước đây, theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1996( sửa đổi năm 2000) và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998
( sửa đổi) thì việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoàicủa các nhà đầu tư không bị
hạn chế nhưng khi thực hiện chuyển lợi nhuận, các nhà đầu tư đều phải đóng
thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng như Luật đầu tư 2005 đã thống nhất bỏ thuế chuyển lợi nhuân ra nước
ngoài nhằm bảo đảm quyền chính đáng của các nhà đầu tư.
*Khuyến khích đầu tư
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 1997 với quy định giữa doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trong nước có sự phân biệt về
thuế suất. Trừ những trường hợp được khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 25%, trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước luôn phải chịu mức
thuế này với thuế suất 32%. Tuy nhiên để đẩy mạnh, khuyến khích đầu tư trong

3
nước và xóa bỏ dần khoảng cách giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, Nhà nước đã ban hành Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp 2003 ( đã hết
hiệu lực) đã khẳng định việc áp dụng chung một mức thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 28% và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 đang có hiệu
lực là 25%.
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Trước đây, theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
khi chuyển thu nhập ra nước ngoài phải nộp một khoản thuế bằng 5% lợi nhuận
chuyển ra nước ngoài. Đối với các dự án đầu tư với nguồn vốn từ nước ngoài,
các nhà đầu tư khi tiến hành chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng có nghĩa vụ
nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với các mức thuế suất khác nhau. Theo
Thông tư số 26/2004/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện quy định
bỏ thuế chuyên lợi nhuận ra nước ngoài từ 01/01/2004, theo đó các danh mục ko
phải chịu thuế bao gồm:
“Thu nhập của nhà đâu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư theo
Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi chuyển ra nước ngoài không phải nộp
thuế( bao gồm cả lợi nhuận phát sinh trước 31/12/2003 chuyển ra nước ngoài
sau 01/01/2004).”
- Thuế xuất nhập khẩu:
Các văn bản pháp luật được ban hành trước khi có Luật đầu tư 2005, hầu
hết các hàng hóa, máy móc phục vụ cho các dự án đầu tư trong nước và nước
ngoài đều nằm trong diện xét miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể là Khoản
3 Điều 33 Luật Đầu tư 2005, theo đó nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối
với hàng hóa bao gồm các thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải và hàng
hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

- Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất:

4
Điều 10 Luật Đầu tư 2005 quy định về áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí
đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát như điện, nước, dịch vụ viễn
thông... đối với mọi chủ thể đầu tư; chỉ dựa trên tiêu chí lĩnh vực và địa bàn đầu
tư chứ không dựa trên tiêu chí nguồn gốc vốn đầu tư hoặc quốc tịch của nhà đầu
tư.
* Phạm vi đầu tư:
Các ngành nghề đầu tư theo quy định được cấp phép của Luật dầu tư 2005
ngày càng mở rộng. Một số ngành hạn chế đối với đầu tư nước ngoài thì nay các
điều kiện đầu tư đã được nới lỏng, như ngành điện, xi măng, phôi thép… Điều
này đã xóa bỏ đi phần nhiều những quan ngại của nhà đầu tư nước ngoài về xu
hướng bảo hộ sản xuất trong nước của Nhà nước Việt Nam, tạo ra khung pháp
luật phù hợp với hội nhập kinh tế toàn cầu, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà
đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Mặt khác, Luật đầu tư 2005 cũng bảo đảm các nhà đầu tư được tiếp cận
một cách bình đẳng với nguồn vốn, ngoại tệ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các
dữ liệu về nền kinh tế quốc dân, các cơ hội đầu tư mà không phân biệt đối xử
giữa các chủ thể đầu tư.

Trong thực tế pháp luật đầu tư của tất cả các quốc gia trên thê giới, sự loại
bỏ hoàn toàn những khác biệt trong việc đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau đặc biệt là giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước là
rất hi hữu. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính là sự khác biệt về đặc
tính của hai đối tượng chủ thể này, nguyên nhân thứ hai là từ vấn đề an ninh
trong việc quản lí hoạt động đầu tư. Pháp luật đầu tư Việt Nam vẫn còn có sự
phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Thứ nhất, về thủ tục gia nhập thị trường của các nhà đầu tư ngoài nước
khó khăn hơn so với nhà đầu tư trong nước. Luật Đầu tư 2005 vẫn còn tồn tại sự
phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước qua các quy định
như: “nhà đầu tư nước ngoài dù đầu tư vào thị trường Việt Nam dưới bất kì

5
hình thức đầu tư trực tiếp nào đều phải đăng kí để được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư, trong khi đó, nhà đầu tư trong nước lại chỉ phải nộp đơn đăng kí đầu tư
đối với các dự án đầu tư có quy mô từ 15 tỷ đồng trở lên.” Sự khác biệt này dẫn
đến hàng loạt những sự phân biệt khác trong hình thức và thủ tục tiến hành đăng
kí, thực hiện dự án đầu tư, ví dụ như việc thành lập doanh nghiệp…Riêng đối
với việc thành lập doanh nghiệp, tại khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005
đã khẳng định mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đều có quyền thành lập
doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần chỉ cần tuân thủ theo đúng các yêu cầu của
Luật Doanh nghiệp là đủ, nhưng Luật Đầu tư 2005 lại ràng buộc thêm nhiều yêu
cầu đối với nhà đầu tư ngoài nước, (như phải có dự án đầu tư được đăng kí hoặc
thẩm định). Rõ ràng, những quy định này cũng không phù hợp với các cam kết
của Việt Nam khi gia nhập WTO về việc đảm bảo quyền thành lập doanh nghiệp
của nhà đầu tư đến từ các thành viên WTO như các nhà đầu tư Việt Nam.

Thứ hai, trong việc bổ sung thành viên vào công ty, nhà đầu tư nước
ngoài vẫn bị bất lợi hơn như đã được phân tích ở trên.

Thứ ba, về thời hạn thực hiện dự án: Luật Đầu tư lại đưa ra sự hạn chế về
thời hạn hoạt động đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, ngoại trừ một số trường hợp cá biệt, về sự tương thích giữa
Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp với vấn đề thiết lập sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế bước đầu đã đạt được một số những thành tựu nhất định,
giúp cho nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào những chính sách và môi
trường đầu tư Việt Nam.

6
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật đầu tư. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nxb CAND. HN
2006.
2. Ts. Bùi Xuân Hải (2008), “Pháp Luật Doanh nghiệp và đầu tư với vấn
đề hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (113), tháng 1 năm 2008.
3. Luật Đầu tư 2005.
4. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997, 2003, 2008.

You might also like