You are on page 1of 2

1.

Khuyến khích các bên tự thương lượng và hòa giải tại cơ sở


Khoản 2 Điều 3 luật khiếu nại tố cáo quy định : Nhà nước khuyến khích việc hòa giải
các tranh chấp trong nội bộ nhân dân trước khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp đó nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.

2. Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền


PPP - polluter pays principle - nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Trên thế giới, luật pháp đã có sẵn để xử lý các thủ phạm gây ô nhiễm.
Nguyên tắc cơ bản và chung nhất là nguyên tắc ”PPP” (principe pollueur
- payeur, kẻ gây ô nhiễm phải chi trả). Nguyên tắc này chính là nền tảng
đạo đức của hoạt động kinh tế, theo đó mỗi chủ thể kinh doanh phải chịu
trách nhiệm về các hậu quả gây ra cho đệ tam nhân từ hoạt động của
mình.
Ngay từ năm 1972, Tổ chức OECD (Hợp tác kinh tế và phát triển, tức
nhóm các nước công nghiệp) và Cộng đồng chung châu Âu (CEE) đã đốc
thúc các chính phủ thành viên khẩn cấp ban hành những luật lệ dựa trên
nguyên tắc “PPP”, tức kẻ gây ô nhiễm phải trả giá. Nguyên tắc này chính
là nền tảng đạo đức của hoạt động kinh tế, theo đó mỗi chủ thể kinh
doanh phải chịu trách nhiệm về các hậu quả gây ra cho đệ tam nhân từ
hoạt động của mình.

Trong một báo cáo về các tội phạm công nghiệp tại Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất Johannesburg năm 2002, Tổ chức Greenpeace đòi hỏi:

- Các công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra từ
hoạt động của mình làm ảnh hưởng xấu cho môi trường, tài sản hay con
người. Phải chịu hoàn toàn trách nhiệm phục hồi địa điểm bị ô nhiễm.
Các công ty “mẹ” và “con” đều cùng chia trách nhiệm bồi thường và khôi
phục. Các nhà nước phải thiết lập một chế độ chịu trách nhiệm cá nhân
đối với các giám đốc và cán bộ che đậy các hành động khiếm khuyết của
công ty, kể cả của các công ty ”con”.

- Các nhà nước phải đảm bảo việc các công ty phải chịu trách nhiệm về
những tổn hại gây ra nơi con người, nơi sự đa dạng sinh học, nơi môi
trường, kể cả nơi bầu khí quyển và trong các đại dương. Chế độ trách
nhiệm này bao gồm nghĩa vụ thanh toán tài chính các hoạt động tẩy độc
và phục hồi.

- Các nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ quyền được sống và làm
việc trong những điều kiện vệ sinh và an ninh tốt, quyền có được một
môi sinh lành mạnh và an toàn, quyền được chăm sóc và chi trả các thiệt
hại gặp phải, quyền được thông tin và tiếp cận công lý. Các công ty phải
tôn trọng và hậu thuẫn các quyền này. Các quốc gia phải đảm bảo việc
các công ty tôn trọng các quyền này.
Điều 624 Bộ Luật Dân Sự: cá nhân , pháp nhân và các chủ thể khác làm ô
nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật , kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi.
Theo đó cho dù xác định không có yếu tố lỗi nhưng người gây ô nhiễm
vẫn phải bồi thường
Ô nhiễm môi trường cần phải qui thành những giá trị tính bằng tiền, và
người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra là cách duy
nhất có thể kiểm soát được. Bằng cách này người gây ô nhiễm phải cân
nhắc có nên tiếp tục trả tiền cho sự gây ô nhiễm mỗi năm không, hay là
đầu tư một phương tiện xử lý môi trường cho nhà máy của mình và từ đó
không phải tốn tiền.
3. Ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng môi trường
bị suy thoái
Điều 127 luật bảo vệ môi trường quy định về Xử lý vi phạm

1. Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ
chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường,
bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

You might also like