« Home « Kết quả tìm kiếm

Dịch Thuật Và Thế Kỷ 21


Tóm tắt Xem thử

- Dịch Thuật và Thế Kỷ 21 0 Dịch Thuật và Thế Kỷ 21 Ngu Yên Ngày nay trên lãnh vực toàn cầu, hầu như học giả về dịch thuật đều đi đến một kết luận: Dịch không có nghĩa là nói những gì giống nhau mà nói khác nhau trong tinh thần văn hóa và kỹ thuật dịch, một cách giống nhau.
- Đặt câu hỏi một cách khác, dịch đòi hỏi tương đương đến mức độ nào? Và mức tối thiểu của tương đương đòi hỏi cho dịch thuật là bao nhiêu? Mặc dù câu hỏi mang tính cách khoa học, nhưng cần có câu trả lời, vì năm 1998, Bassnett đã từng đặt ra vấn đề, “Khi nào dịch thuật không phải là dịch thuật?” Hermans, năm 1999, nghi vấn “Dịch thuật không định nghĩa.” Những phát triển của dịch trong thế kỷ 21.
- Vào cuối thế kỷ 20, Học Thuật Dịch Thuật mở rộng sự nghiên cứu vào văn học dân tộc, văn hóa của sắc dân chậm phát triển.
- nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tư tưởng, đạo 1 đức xã hội như những yếu tố ảnh hưởng đến dịch.
- Song song với dịch thuật bởi nhân lực, những chương trình máy dịch cũng phát triển nhanh chóng, nhờ sự tiến bộ lũy tiến của điện tử và máy vi tính.
- Những thay đổi mới nhất của chương trình dịch điện tử là phương pháp tồn trữ dữ liệu và ráp nhập dữ liệu theo sự đòi hỏi.
- Những dữ liệu mà Google tàng trữ là những dữ liệu thanh lọc từ sự dịch thuật đã có, đã do con người dịch trước đây, do đó, bản dịch của Google có hiệu quả tốt hơn các chương trình dịch khác trên thị trường.
- Mặc dù hiện nay kết quả của máy dịch chưa đạt tiêu chuẩn nhưng không ai có thể nói chuyện ngày mai.
- Câu hỏi đang được nêu ra, có thể nào máy dịch thay thế chỗ người dịch.
- Một khuynh hướng khác đang thay đổi, đó là phong cách và bút pháp.
- Giáo sư Wilfrid Rotgé (2004) phân tích về văn phong trên văn bản ngày nay, đưa đến nhận xét, phong cách mới càng ngày càng quan tâm sự sinh động và dễ hiểu của lời nói.
- Cá tính của ngôn ngữ giao tiếp thường ngày dùng trở thành ngôn ngữ hiện đại.
- Ngày trước, phong cách là nét đẹp văn chương, là cá tính tác giả, thể hiện trên văn bản.
- Những văn phong độc đáo được xem như dấu ấn riêng biệt của cá nhân người viết.
- Trong 2 phạm vi văn học dân tộc, văn phong được trọng vọng.
- Nhưng văn phong đặc thù, đặc biệt hoặc quá nhiều cá tính sẽ gặp khó khăn khi vượt qua biên giới để gia nhập vào văn chương toàn cầu.
- Văn phong khác thường đối với dịch thuật là một trở ngại.
- Văn phong khác lạ đối với ý nghĩa là một màn che, làm cho ý nghĩa khó hiểu hơn.
- Vì nhu cầu giao tiếp toàn cầu, vì nhiệm vụ truyền tải ra khắp thế giới, văn học dân tộc theo đường dịch thuật ra chốn đại đồng.
- Văn phong sáng tác thay đổi, dĩ nhiên văn phong của dịch cũng thay đổi theo.
- Sử dụng văn phong đơn giản và dễ hiểu đã thâu ngắn sự cách biệt giữa văn phong văn bản gốc và văn phong văn bản dịch.
- Giáo sư Peter Verdonk (2004) nhận xét, "Phong cách tập trung vào việc phân tích các diễn đạt trong ngôn ngữ và mô tả về mục đích và hiệu quả của nó." Các khái niệm về mục đích và hiệu quả của văn bản đã được công nhận là các khái niệm chính được sử dụng để xử lý trong dịch về phân tích phong cách và văn bản.
- Một đường hướng phong cách mới được gọi là Phong Cách Thực Dụng (Pragmatic Stylistc) xuất hiện trong thập niên gần đây.
- Sử dụng trong tất cả các thể loại văn bản, kể cả văn bản 3 văn chương.
- Theo như sự nghiên cứu của Billy Clark, trong tác phẩm The Place Near Thing Where We Went That Time, năm 2009, phong cách thực dụng chú trọng trên quá trình tâm lý liên quan đến sự hiểu biết, sự phát triển giải thích một văn bản.
- Nói một cách khác, văn phong thực dụng làm cho văn bản gốc dễ dịch và văn bản dịch dễ hiểu đối với độc giả ngôn ngữ dịch.
- Ngoài ra, theo Clark văn phong thực dụng có thể sử dụng trong bất kỳ lãnh vực nào.
- Và có thể giao tiếp dễ hơn trong nhiều loại ngôn ngữ trên thế giới.
- Một trong những sự kiện đáng kể là Học Thuật Áp Dụng Dịch (ATS: Applied Translation Studies.) Một chi nhánh của Học Thuật Dịch (Translation Studies.) Quan tâm việc tìm định những tiêu chuẩn cụ thể cho dịch thuật tiến tới phẩm chất cao.
- ATS là sự đối nghịch với những lý thuyết suông về dịch hoặc những phương pháp dịch không được chứng minh rõ ràng, như lối dịch "nhập thần" của dịch Kinh Thánh.
- Những thủ tục và kỹ thuật hữu hiệu của ATS là kết quả của thực tập và kinh nghiệm thực tiễn về dịch, cho phép dịch thuật tiến sâu hơn về những công việc tìm hiểu dịch trong tương lai và cải thiện dịch bằng điện tử bởi những dữ liệu thực tế.
- Vấn đề phát triển phẩm chất cao hơn của dịch bởi máy, tùy thuộc vào những nghiên cứu không phải chỉ dịch ngôn ngữ, mà còn, bằng cách nào đó, đưa dữ kiện văn hóa vào chuyển dịch.
- Để cung cấp cho người dịch những kiến thức giá trị về những cơ bản dịch thuật, học thuật tiếp tục tìm kiếm những hiểu biết tiếp cận với dịch.
- Ngoài ra, 5 còn có một số mô hình trung gian, phi ngôn ngữ.
- 2- Nhu cầu sử dụng và tích hợp nội bộ của nhận thức với các nguồn từ bên ngoài.
- 4- Tính chất năng động và tương tác trong quá trình dịch, bao gồm những yếu tố, thành phần ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ.
- 7- Vai trò xây dựng lại, giải quyết vấn đề, làm quyết định và sử dụng các phương pháp, các kỹ thuật dịch trong sự diễn tiến và quản lý của tiến trình dịch.
- Ví dụ, trong việc dịch văn bản, 6 mỗi khó khăn trong bản dịch tạo ra mỗi vấn đề cụ thể, đòi hỏi một sự giải quyết cụ thể.
- Dịch thuật trong thế kỷ 21 không quan tâm nhiều đến tính năng tương đương, cũng không nỗ lực toàn bộ vào việc xác định một tiêu chuẩn tuyệt đối để tái tạo ưu tiên một bản dịch.
- Nhiệm vụ của dịch mở rộng và năng lực của dịch trải ra khắp nơi, khiến cho hiệu quả của dịch được nhà văn Jorge Luis Borges bày tỏ, như ánh trăng tỏa sáng xuống những nơi có bóng đen trên địa cầu.
- Người ta sử dụng dịch để nhìn thấy thực tế, thực tại ở khắp nơi.
- Trên phương diện văn chương, văn học thế giới, dịch trở thành những chiếc cầu, nối xa lộ đông tây 7 nam bắc, cho phép mọi người thụ hưởng kiến thức và tình tự từ tư tưởng, nghệ thuật, văn chương, văn hóa, từ những nơi khác lạ, từ thời đại cổ kim, mà trước đây chỉ có thể là giấc mơ.
- Sơ lược qua những lý thuyết dịch mới, những giả thuyết dịch thực hành, những chiến lược dịch sử dụng, những phương pháp dịch áp dụng, những thủ tục và kỹ thuật dịch từ thời hiện đại đến ngày nay, xác nhận sự mở rộng của học thuật dịch và lãnh vực ảnh hưởng cũng như bị ảnh hưởng bởi dịch.
- Và dù muốn hay không, không ai có thể chối cãi sự lợi ích và cần thiết của dịch.
- Theo Margot (1979), nỗ lực để đạt được sự đối xứng giữa độc giả bản gốc và độc giả bản dịch là chuyện rườm rà.
- Để thực hiện dịch trong tinh thần hoàn chỉnh, dịch giả phải thêm bớt từ vựng, ngữ pháp, phong cách khi có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và văn hóa.
- Tuy nhiên, nếu trở thành ức chế những yếu tố của bản gốc và gia tăng thừa thãi cho trong bản dịch cho độc giả, là chuyện dư thừa hoặc quá trớn.
- Nida giới thiệu quan niệm này năm 1964, sau khi trình bày quan niệm Tương Dương Đa Năng (tương đương tự nhiên gần gũi nhất với ý nghĩa ngôn ngữ nguồn.) Ông cho rằng, hội nhập những yếu tố, thành phần ngôn ngữ, ý nghĩa bên bản gốc vào văn hóa bản dịch, có thể thực hiện.
- Tuy nhiên trong thực hành, sự hội nhập thường vượt quá xa văn bản gốc, để giải thích trong văn bản dịch.
- Sư lầm lẫn ở đây là độc giả bản dịch cũng có thể hiểu, đây là văn hóa, tập quán, phong tục lạ, không có sự tương đương trong tình huống quê nhà.
- Trong thực tế, vì nhiều học giả đưa ra nhiều tư tưởng, quan niệm và luận lý khác nhau, khiến cho kết quả, hiệu quả và tên gọi rất dễ bị lầm lẫn hoặc nghi vấn.
- Ví dụ, giữa chiến lược dịch và phương pháp dịch, không có khoảng cách và có nội dung trùng hợp với nhau.
- giữa kỹ thuật và thủ tục cũng dễ bị lầm vì tên gọi.
- Khoảng xám này, có khi tạo ra những lầm lẫn thông thường.
- Ghi nhận trên ba diện: 1- Lầm lẫn về thuật ngữ và các điều khoản trùng nhau.
- 9 Việc này tạo ra sự khó khăn khi sử dụng tên gọi và ứng dụng điều khoản một cách chính xác.
- Ngay cả từ "tương đương" là một trong những từ then chốt, nhưng sự lý luận của mỗi học giả khiến cho ý nghĩa có thể trở thành tương đồng, tương xứng, tương ứng.
- 2- Lầm lẫn giữa quá trình dịch thật và kết quả dịch thuật.
- Sự lầm lẫn như vậy xảy ra trong các thể loại dịch khác, như sự lầm lẫn giữa phương pháp và chiến lược hoặc kỹ thuật và phương pháp.
- 3- Lầm lẫn giữa vấn đề liên quan đến hai ngôn ngữ gốc/dịch và hai văn bản gốc/dịch.
- Sự lầm lẫn này thể hiện rõ nơi trở ngại của ngôn ngữ và trở ngại của văn bản.
- Trở ngại thuộc về ngôn ngữ hoặc thuộc về văn bản.
- Đây là hai loại trở ngại khác nhau và có cách giải quyết khác nhau.
- 10 Ở bình diện lớn hơn, hiện tượng ngôn ngữ học so sánh và hiện tượng liên quan văn bản dịch là hai chuyện khác biệt.
- Việc sử dụng kỹ thuật dịch bị giới hạn bởi hệ thống ngôn ngữ khác biệt, không hẳn là giải pháp cần thiết để dịch văn bản.
- Quá trình của dịch đi từ phần một: tác phẩm gốc và tác giả, đến phần hai: khả năng chuyển dịch và dịch giả, qua phần ba: bản dịch và độc giả ngôn ngữ dịch.
- Có người chú trọng đến phần ba, xem bản dịch như là bản tái sáng tác trong ngôn ngữ và văn hóa dịch, cho độc giả cảm tưởng đang đọc một tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ.
- Cho dù người dịch chọn lựa như thế nào, những cốt lõi bất biến của tác phẩm gốc, ý nghĩa và ý đồ của tác giả, không thể thiếu trong bản dịch.
- Mỗi người dịch cần có ba khả năng căn bản: 1- Khả năng thấu hiểu và thu nhận ý nghĩa và nghệ thuật từ bản gốc, 2- Khả năng hoán chuyển ngôn ngữ và 11 những gì đã thu nhận, 3- Khả năng tái tạo bản dịch thành văn bản văn chương và nghệ thuật.
- Để chấm dứt phần một, dịch thuật tổng quát, trước khi bước sang phần Dịch Thơ và Giả Thuyết Dịch Thường Thấu Thấm, một ca khúc Pháp, Aline của Christophe, được áp dụng những phương pháp và kỹ thuật vào thử nghiệm dịch ca khúc.
- Sự cân nhắc âm sắc cùng một lúc tạo ra ý nghĩa, mô tả ý nghĩa và văn phong của bản nhạc, là một thử thách.
- Dịch âm sắc từ vựng, dịch văn phạm tương đương, dịch câu và dịch đoạn là những thủ thuật được sử dụng