You are on page 1of 83

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH SANG

BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO


CỦA NGƯỜI CHĂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ


LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH SANG

BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO


CỦA NGƯỜI CHĂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG

Ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính


Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. ĐỖ THỊ KIM ĐỊNH

HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong luận
văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của luận văn chưa từng được công bố
trong các công trình khác,

Tp. Hồ Chí Minh, ngày ....... tháng ....... năm 2020


Tác giả luận văn
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO ............................................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ..............8
1.2. Nội dung bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ....................................15
1.3. Các điều kiện bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ..............................18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI TỈNH AN GIANG ...............................25
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm
tại tỉnh An Giang....................................................................................................25
2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm tại tỉnh
An Giang. ...............................................................................................................29
2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của người Chăm
tại tỉnh An Giang....................................................................................................50
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN
GIANG .....................................................................................................................56
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ..................................56
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ....................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC Cán bộ công chức


CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
DTTS Dân tộc thiểu số
GDPL Giáo dục pháp luật
GDPL Giáo dục pháp luật
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
NTM Nông thôn mới
TN-TG Tín ngưỡng, tôn giáo
TTPBPL Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo nên số lượng các nhà
tu hành đông, các tín đồ nhiều và đa dạng. Bởi vậy, tôn giáo không còn là vấn đề nhỏ
tập trung vào một nhóm thiểu số nữa mà đã là quan hệ xã hội phức tạp, cần có sự điều
chỉnh toàn diện về mặt pháp luật trong nước.
Cụ thể hóa quy định tại Điều 24 Hiến pháp năm 2013 "Mọi người có quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào", Luật tín ngưỡng,
tôn giáo quy định chủ thể thực hiện quyền tự do TN-TG là mọi người (khoản 1 Điều
6). Bên cạnh đó, Luật cũng quy định mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin TN-TG;
thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn
giáo; quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về
tôn giáo. Đối với người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc học tại cơ
sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.Đối với người bị
tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam; người
đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh
sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, quyền tự do TN-TG là quyền của tất cả mọi người và quyền này
không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi.
Nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo đảm cho mọi công dân có hoặc không
có TN-TG đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; không có sự phân biệt đối xử vì
những lý do TN-TG. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp
luật. Mọi người cần ý thức tôn trọng quyền tự do TN-TG của người khác, đồng thời
chống lại các phần tử lợi dụng tôn giáo chống lại giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc.
Qua đó nhà nước ta xem thấy sự tích cực trong tham gia các công tác xây dựng bảo
vệ tổ quốc, cùng chính quyền các cấp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng
nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội đặt biệt là cùng chung tay với nhà nước cứu
trợ thiên tai, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Cho nên tôn giáo cũng

1
góp phần quan trọng trong đời sống xã hội, vì vậy nhà nước đã mở rộng quyền tự do
TN-TG cho các tôn giáo nhằm nâng cao tin thần lá lành đùm lá rách trong thời kỳ hội
nhập hiện nay.
Ở Việt Nam tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm. Theo tư liệu lịch sử người
Chăm đã theo đạo Hồi từ thế kỹ thứ X-XI trong đó có hai khối đạo Hồi, một là theo
khối đạo Hồi tại tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là khối đạo Hồi giáo cũ còn được gọi
là người Chăm Bà Ni, hai là khối đạo Hồi theo người Chăm tại Châu Đốc tỉnh An
Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, là khối đạo hồi mới hay còn
gọi là Chăm Islam. Hiện nay đạo hồi ở Việt Nam có khoảng 80.000 tín đồ, 89 cơ sở
thờ tự lớn nhỏ, 1062 chức sắc, chức việc, 07 tổ chức Hồi giáo được nhà nước công
nhận. Tôn giáo luôn là vấn đề hết sức nhảy cảm và phức tạp, các thế lực thù địch
thường lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá cách mạng, kích
động tín đồ làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội làm cho chính trị bất ổn, kinh tế
không phát triển. Vì vậy, công tác tôn giáo luôn là nhu cầu cấp thiết. Đảng và nhà
nước luôn định hướng, phát huy tối đa vai trò của những người có uy tín, tiêu biểu,
các vị chức sắc, chức việc và nhà tu hành ở khu dân cư để tuyên truyền các nội dung
về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn riêng ở tỉnh An
Giang hiện nay có nhiều tôn giáo đang sinh hoạt, hoạt động tôn giáo trên toàn tỉnh
trong đó có đặc thù hai tôn giáo đó là tôn giáo khơme hay còn gọi là Phật giáo Nam
Tông và đạo Hồi ở tỉnh An giang có đông đảo, đa số người dân tộc đang theo đạo, về
mặt thực tiễn về ngôn luận và tiếp cận với đời sống xã hội của những người dân tộc
thiểu số còn nhiều hạn chế dẫn đến việc, quyền tự do TN-TG cần tiếp tục nghiên cứu
các vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền tự do TN-TG, góp phần cung cấp những luận
cứ khoa học, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, đấu tranh chống lại các thế lực lợi dụng tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định
chính trị và phát triển kinh tế, xã hội. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cũng như phù
hợp với yêu cầu thực tiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền tự do tín

2
ngưỡng, tôn giáo người Chăm từ thực tiễn tỉnh An Giang” là thực sự cần thiết về
cả mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về TN-TG thì có nhiều các học giả, các nhà khoa học trong và
ngoài nước nhìn nhận, đánh giá, xem xét từ những góc độ khác nhau, có thể kể đến
các công trình nghiên cứu dưới đây:
TS Đỗ Thị Kim Định, Thực tiễn áp dụng pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Tôn giáo số 6 (132) năm 2014. Bài viết phân tích thực tiễn áp dụng pháp
luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, cả thành tựu và hạn chế, để thấy việc hoàn thiện
pháp luật về tôn giáo ở nước ta đang là một yêu cầu, một mục tiêu trong điều kiện
xây dựng nhà nước pháp quyền.
Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, tập thể tác giả, chủ biên: GS.TS.
Hoàng Văn Hảo - TS. Chu Hồng Thanh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1997, 288 trang.
Một số công trình khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Động về quyền công
dân ở Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp tác giả cả về phương pháp
nghiên cứu, học thuật và nội dung nghiên cứu. Các công trình: Các quyền hiến định
về xã hội của công dân ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Tư
pháp, Hà Nội, 2004, 203 trang; Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp
Việt Nam (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2005, 253 trang; Các
quyền hiến định về chính trị của công dân Việt Nam (sách chuyên khảo), Nhà xuất
bản tư pháp, Hà Nội, 2006, 183 trang.
TS. Đỗ Minh Hợp (chủ biên), Tôn giáo phương Đông, quá khứ và hiện tại, Nhà
xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2006, 398 trang; sách đề cập đến lịch sử phát triển kinh
tế - xã hội, chính trị và văn hóa của các xã hội phương Đông; sách đã trình bày hoàn
cảnh, quá trình hình thành các tôn giáo Phương Đông cùng với sự tác động của nó
đến xã hội. Cuốn sách đã giúp tác giả thấy rõ những tư liệu hiện có, những tư liệu gốc
về tôn giáo Phương Đông, thấy rõ được đặc thù và bản chất của các tôn giáo, phân
tích sự hoạt động và vị trí trong đời sống xã hội và con người phương Đông.

3
Tuyên ngôn thế giới và hai công ước 1966 về quyền con người, tập thể tác giả,
Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 2002, 240 trang. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản liên quan trực tiếp đến Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948), Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa (1966); đồng thời đề cập đến việc áp dụng các nguyên tắc và
quy định trong ba văn kiện đó về thực tiễn trên thế giới và Việt Nam; giúp tác giả
củng cố những kiến thức lý luận về quyền tự do TN-TG.
Phạm Khiêm Ích (chủ biên), Quyền con người, các văn kiện quan trọng, Viện
Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, 595 trang; cuốn sách bao gồm 15 văn kiện
quan trọng, tuy khác nhau về thời gian và địa điểm ra đời, nhưng lại rất giống nhau,
nhất quán với nhau trong việc đề cao và bảo vệ các quyền tự nhiên, không thể bị tước
đoạt và thiêng liêng của con người; PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Nhà nước và pháp
luật tư sản đương đại, lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Tư pháp,
Hà Nội, 2008, 418 trang; cuốn sách là sự kết hợp các kiến thức trên các lĩnh vực lý
luận nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp nước ngoài và Luật so sánh, từ đó đưa ra
một cách nhìn toàn diện về nhà nước và pháp luật tư sản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định trong luật pháp quốc tế và pháp
luật Việt Nam về quyền tự do TN-TG đối với cộng đồng dân tộc Chăm An giang.
Nhằm góp phần hiểu biết và đánh giá quyền tự do TN-TG của đạo Hồi An Giang qua
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan
chính quyền địa phương trong việc quản lý để bảo đảm quyền tự do TN-TG người
Chăm tại tỉnh An Giang cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận, pháp luật về bảo đảm quyền tự do TN-
TG trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh

4
của Đảng và pháp luật, quy định của Nhà nước Việt Nam.
- Nhìn nhận, đánh giá thực trạng các vấn đề bảo đảm quyền tự do TN-TG
người Chăm tại tỉnh An Giang trong những năm gần đây qua đó rút ra những hạn chế
cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó.
- Làm rõ sự cần thiết khách quan phải bảo đảm quyền tự do TN-TG của cơ
quan thực thi pháp luật ở tỉnh An giang theo pháp luật Việt Nam hiện nay, nêu quan
điểm và các giải pháp hoàn thiện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm quyền tự do
TN-TG người Chăm tại tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh lý luận cơ bản của việc thực hiện
pháp luật của các cơ quan chuyên trách ở địa phương nhằm bảo đảm quyền tự do TN-
TG người Chăm tại tỉnh An Giang, qua đó gắn liền với việc thực hiện pháp luật về
tôn giáo, về quyền tự do TN-TG của cộng đồng người Chăm; trong đó nhấn mạnh
việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do TN-TG phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống
những kẻ lợi dụng TN-TG vì mục đích ngoài tôn giáo ở An giang hiện nay.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận của quản lý pháp
luật về tôn giáo; thực tiễn quản lý pháp luật về tôn giáo liên quan đến quản lý nhà
nước về tôn giáo chủ yếu dựa trên các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp về
cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên cơ sở số liệu minh họa của
các tổ chức tôn giáo. Việc nghiên cứu pháp luật về quản lý pháp luật có liên quan đến
tôn giáo như đất đai, xây dựng, dân sự, hình sự, không thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận văn này.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật nhằm bảo
đảm quyền tự do TN-TG người Chăm tại tỉnh An Giang.
Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật
nhằm đưa ra một số giải pháp thực tiễn để bảo đảm quyền tự do TN-TG người Chăm

5
tại tỉnh An Giang từ năm 2016 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm chỉ đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Luận văn được hoàn thiện trên sự kế thừa các công trình nghiên cứu trước
đó có cùng cơ sở lý luận thực định quốc tế về quyền con người và quyền tự do TN-
TG, luận văn vận dụng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, Hiến pháp
năm 2013 về quyền con người và quyền tự do TN-TG của công dân.
- Chương 1: Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để phân tích,
tổng hợp những vấn đề về phương thức, thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự
do TN-TG người Chăm tại tỉnh An Giang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa .
- Chương 2: Phương pháp thống kê để tập hợp các số liệu: thống kê tổng hợp
số liệu trong quá trình thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm việc thực thi có hiệu
quả pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chương 3: Phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng nhằm nghiên cứu
nguồn nhân lực chất lượng cao với sự kết hợp của chuyên ngành chính trị học với
kinh tế chính trị học, dục học, trị nhân lực...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Xác định công tác thực thi pháp luật với công đồng đạo Hồi ở An giang là vấn
đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, của hệ thống chính trị, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều
chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề bảo đảm quyền tự do TN-TG
của người Chăm ở tỉnh An giang là nhu cầu cấp thiết cần được quan tâm. Luận văn

6
vận dụng lý thuyết về thực thi pháp luật để nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; từ đó chỉ ra những bất cập của quá
trình thực thi và giải pháp tăng cường hiệu quả của quá trình thực thi pháp luật.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do TN-TG người Chăm tại
tỉnh An Giang.
Luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động
học tập và nghiên cứu khoa học về khoa học pháp lý nói chung, pháp luật về tôn giáo,
thực hiện pháp luật về tôn giáo nói riêng và cho đội ngũ công chức quản lý công tác
tôn giáo.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn được bố cục gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
Chăm tại tỉnh An Giang.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của người Chăm từ thực tiễn tỉnh An Giang.

7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM
QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1.1. Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm tín ngưỡng
- Tín ngưỡng; là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo,
mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ mà để mang lại sự thịnh vương
bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể
hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững. Theo một cách hiểu đơn
giản nhất, tín ngưỡng là tin theo và tôn thờ lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc là sự
vật, hiện tượng, con người có thật được thần bí hóa. Tín ngưỡng là niềm tin về những
điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được
mà khó có thể nhận thức được. Tín ngưỡng còn thể hiện giá trị cuộc sống, ý nghĩa
cuộc sống bền vững, đôi khi được hiểu là tôn giáo hay nói chính xác hơn, tín ngưỡng
khi phát triển đến một mức nào đó thì có thể trở thành tôn giáo.
Theo Nguyễn Trần Bạt thì “tín ngưỡng là kết quả của tâm lý ngờ vực, trong đó
lớn nhất và phổ biến nhất là ngờ vực ngay chính hiện tại, ngay chính những đại lượng
vật lý”[4]. Tín ngưỡng theo ông là nơi con người nghỉ ngơi, giải trí. Hàng ngày, con
người tiếp xúc với nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng, sự vật. Tuy nhiên, với sự tò mò,
thích khám phá con người không bao giờ dừng lại ở mức độ cảm nhận mà con người
luôn đi tìm cho mình câu trả lời về các sự vật, sự kiện, hiện tượng đó. Từ đó con
người thu được kiến thức, tư tưởng và tín ngưỡng. Và con người gọi là khoa học-một
hệ thống tri thức khi con người tìm hiểu nguồn gốc của mọi việc đã giải thích cho con
người về thế giới, về thực tại dường như là chưa đủ để con người hiểu hết được những
gì đang diễn ra trong đời sống của mình nhất là trong vấn đề tâm linh. Sự hạn chế này
khiến con người nảy sinh lòng tin dùng thế lực siêu nhiên, huyền bí để giải thích cho
các vấn đề mà khoa học không thể lý giải nổi như sự hiện hữu của linh hồn, chiêm
tinh, thế giới tồn tại bên ngoài thế giới đang sống do đó tín ngưỡng được hình thành.

8
* Khái niệm tôn giáo
Khái niệm tôn giáo: là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất
nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con
người”.
- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen: “Tôn
giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên
ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:
- Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải
đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của
người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình.
- Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh
với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó
phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một
cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ,
hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần
ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có
nhiều bất công và khổ ải.
Cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo nhưng có thể chia thành hai
trường phái chính:
- Thứ nhất, quan điểm phi mác xít cho rằng tôn giáo là cái thiêng liêng vĩnh
hằng, gắn liền với con người và tồn tại cùng con người.
- Thứ hai, quan điểm của Mác xít về vấn đề tôn giáo: Tôn giáo là mặt trời ảo
tưởng quay xung quanh mặt trời hiện thực, là trái tim của thế giới không có trái tim,
là tinh thần của trạng thái thế giới không có tinh thần.
Nhiều định nghĩa như vậy nhưng khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách
biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: Hiện hữu và phi hiện
hữu, hữu hình và vô hình. Đồng thời tôn giáo không chỉ là sự bất lực của con người

9
mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc của họ về một cuộc sống lý tưởng khi theo một tôn
giáo nào đó. Ngoài ra, tôn giáo được biết đến là hệ thống hoàn chỉnh các quan niệm,
ý thức tín ngưỡng, thể hiện tập trung ở lòng tin, tình cảm tôn giáo, hành vi và hoạt
động tôn giáo. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và giáo
hội, được tổ chức chặt chẽ.
Như vậy, Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính
thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo,
nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia
* Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Khái niệm: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản
của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật
quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
Một khái niệm nữa cần được quan tâm trong tìm hiểu về quyền tự do TN-TG là
“tự do”. Theo cách hiểu thông thường nhất, tự do là một khái niệm mô tả tình trạng
khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội lựa chọn và hành động theo đúng với
ý chí nguyện vọng của mình. Còn tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được
coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công
khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng hay tu tập một tôn giáo hay tín
ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn
giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào.
Quan niệm của Thánh Công đồng Vantican II:
Con người có quyền tự do TN-TG, quyền tư do này con người không bị lệ thuộc
vào áp lực cá nhân, đoàn thể xã hội hay của bất cứ một quyền lực nào khác. Với ý
nghĩa đó, trong lĩnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm,
cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù đó là hành động cá nhân
hay công khai, một mình hay đông người, trong những giới hạn chính đáng[15].
Tự do TN-TG còn có nghĩa là các cộng đoàn tôn giáo không bị ngăn cản trong
việc tự do biểu lộ các hiệu năng riêng của giáo thuyết minh trong việc tổ chức xã hội
và làm cho toàn thể sinh hoạt nhân loại được sống. Sau hết, theo bản chất xã hội của

10
con người, cũng như theo bản chất của tôn giáo, con người có quyền tự do hội họp
hay thành lập những hiệp hội giáo dục, văn hóa, từ thiện và xã hội do cảm thức tôn
giáo thúc đẩy[16].
Từ những cách hiểu khác nhau trên, tác giả đưa ra nhận định chung về quyền tự
do TN-TG: Là quyền con người mà trong đó mỗi cá nhân có thể lựa chọn tín ngưỡng,
tôn giáo theo ý muốn của mình, việc lựa chọn ở đây được hiểu là quyền theo hoặc
không theo một tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được thay đổi tôn giáo, quyền được thể
hiện, bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo của mình.
Đặc điểm của quyền tự do tín ngưỡng:
Là quyền con người nên quyền tự do TN-TG cũng mang đầy đủ các đặc điểm
của quyền con người bên cạnh những đặc trưng riêng biệt của quyền này. Những đặc
điểm của quyền con người bao gồm: Mang tính phổ biến, không thể chuyển giao,
không thể chia cắt, không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất kỳ chính thể nào. Tính
phổ biến nghĩa là quyền tự do TN-TG là quyền của tất cả mọi người không có sự
phân biệt nào, khi sinh ra con người đã được trao quyền này. Không thể chuyển giao,
chuyển nhượng đồng nghĩa với việc tất cả mọi người sẽ không bị bất cứ chủ thể nào
tước đi quyền này một cách tùy tiện. Không thể chia cắt khẳng định vị trí quan trọng
của quyền tự do TN-TG là ngang bằng với các quyền con người khác. Một đặc điểm
quan trọng khác của quyền này đó là để quyền tự do TN-TG được bảo đảm tốt nhất,
cần phải được thực hiện với các quyền con người khác. Cụ thể, quyền tự do TN-TG
được bảo đảm thì kèm theo đó là quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền sở hữu.
Quyền tự do TN-TG thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị mang màu sắc dân sự
nhiều hơn là chính trị. Bởi tính cá nhân rất cao trong việc thể hiện niềm tin của con
người cụ thể trong khi tính chính trị được thể hiện mờ nhạt thông qua việc một nhóm
người cùng chung niềm tin tổ chức lại cùng nhau duy trì, thực hành tôn giáo.
Ngoài ra, tôn giáo còn phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội và trình độ
phát triển của xã hội. Điều này được chứng minh trong lịch sử phát triển của các tôn
giáo. Vào đầu thế kỷ VII TCN, sự ra đời của Hồi giáo tại bán đảo Ả rập gắn liền với
sự biến chuyển của xã hội công xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp, đòi

11
hỏi phải thống nhất các bộ lạc tại Ả rập thành một nhà nước phong kiến. Đạo Phật ra
đời bắt nguồn từ những nguyên nhân chính trị sâu xa, là trào lưu chống lại chế độ
đẳng cấp và đạo Bà-la-môn. Kitô giáo ra đời là sự phản ứng của quần chúng trước
chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã. Như vậy, quyền tự do TN-TG được
xác lập, thực hiện và phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội tại một số thời điểm và một số quốc gia nhất định.
Quyền tự do TN-TG không phải là một quyền tuyệt đối. Điều này có nghĩa là
quyền này có thể bị giới hạn với các lý do nhất định và sự giới hạn đó được xem là
hợp lý. Các lý do hạn chế được đưa ra trong Điều 18 của Công ước về các quyền dân
sự, chính trị năm 1966 là bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức
của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác.
Bảo đảm là gì? Là việc công tác quản lý tôn giáo của nhà nước để quy định cụ
thể, tạo điều kiện cho mọi người thực hiện quyền tự do tôn giáo; làm rõ hơn các điểm
bất cập trong thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo thời gian qua; xây dựng các
quy định chặt chẽ hơn để tạo điều kiện cho tôn giáo tự do hoạt động theo đúng quy
định của pháp luật.
Khái niệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Nhà nước luôn quan tâm mọi đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước ta hiện nay hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực quốc tế có liên quan
đến lĩnh vực TN-TG, bảo đảm quyền tự do TN-TG của mọi người dân nói chung và
các cộng đồng tôn giáo nói chung bên cạnh đó còn có những phạm nhân đang chấp
hành án phạt tù nói riêng phù hợp với Công ước quốc tế và ngang tầm với luật pháp
của nhiều quốc gia có nền pháp chế lâu đời. Qua đó, thể hiện tính ưu việt của chế độ,
tinh thần nhân đạo, tính nhân văn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta
trong việc bảo đảm quyền con người trên lĩnh vực TN-TG.
Thời gian gần đây những vấn đề thảo luận nhiều nhất trong lịch sử phát triển
của tôn giáo. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, chức sắc, tín đồ các tôn giáo đều có những đóng góp to lớn, quan trọng. Đảng,
Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định, đoàn kết tôn giáo là nguồn lực nội sinh có ý

12
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng
quyền tự do TN-TG, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là
chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta được cụ thể bằng pháp luật
và bảo đảm trên thực tế và đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, được
khẳng định trên nguyên tắc Hiến định (Hiến pháp năm 2013).
Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 03/9/1945 tại
phiên họp Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền tự do TN-TG của
một bộ phận đồng bào có đạo; Người nói: “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố TN-TG
tự do và lương - giáo đoàn kết”. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực
hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Người từng kêu gọi các
tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước
nhà.
Kế thừa quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, trong các
giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đều quan tâm đến nhu cầu TN-TG của nhân
dân. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
16/10/1990; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khóa 11 đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/ PL-UBTVQH11
quy định về các hoạt động TN-TG. Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-
CP ngày 01/3/2005 về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng,
tôn giáo. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 “về
nhà, đất liên quan đến tôn giáo”, tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán để ghi
nhận, bảo đảm thực hiện quyền tự do TN-TG của công dân ghi nhận quyền tự do TN-
TG là một trong những quyền cơ bản của con người. Cụ thể hóa, Quốc hội khóa XIV
thông qua, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Có thể khẳng
định, các tôn giáo có điều kiện phát triển, được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi
thờ tự; quan hệ quốc tế của các tôn giáo được mở rộng, sinh hoạt tôn giáo được công
khai theo quy định của pháp luật. Trước khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo năm
2004. So sánh các số liệu ở thời điểm trước và sau khi có pháp lệnh TN-TG, cho thấy
quyền tự do tôn giáo của người dân luôn được bảo đảm và minh chứng sinh động là

13
sự gia tăng chức sắc, cơ sở thờ tự và tín đồ các tôn giáo.
Sự đoàn kết và đóng góp của các tôn giáo ở Việt Nam cùng chung tay, chung
sức thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước. Chính sách pháp luật về tôn giáo đã phát huy nguồn lực của
tôn giáo và khuyến khích các tổ chức tôn giáo tham gia vào các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đã xuất hiện nhiều mô hình và tấm gương tiêu biểu của chức sắc, chức việc,
tín đồ tôn giáo trong công tác an sinh xã hội, phòng chống biến đổi khí hậu, từ thiện.
1.1.2 Đặc điểm của bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Bảo đảm quyền con người về quyền tự do TN-TG bằng nhiều phương thức và
biện pháp khác nhau, trong đó bảo vệ bằng các quy định pháp luật cũng như bảo đảm
thực hiện các quy định đó trên thực tế là quan trọng nhất: “Bảo đảm quyền con người
trong tư pháp là sự vận hành của các yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi
nhận về mặt pháp lý các quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ và thực thi
các quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về tôn giáo. Vì lẽ đó, trong thực
tiễn pháp lý, “bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo trong tư pháp” được
hiểu là các hoạt động giữ gìn, bảo vệ cho cộng đồng có đạo khỏi những xâm hại tiêu
cực phản với mục tiêu và đường lối của Đảng và Nhà nước gây tổn thương các quyền
con người, giúp họ tránh các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tham gia tố
tụng; chủ thể được bảo vệ ở đây được hiểu ở cả hai góc độ nạn nhân và không phải
là nạn nhân.
- Tính quyền lực nhà nước: Bảo đảm quyền tự do TN-TG cho công dân là trách
nhiệm của Nhà nước. Mọi biện pháp bảo đảm đều được nhà nước cụ thể hóa bằng hệ
thống văn bản pháp luật, bằng các quy định cụ thể và được bảo đảm thực thi bởi các
cơ quan cơ, cá nhân có thẩm quyền. Do vậy, bảo đảm tự do TN-TG mang tính bắt
buộc chung. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện theo đúng quy định đã được
Nhà nước quy định hoặc thừa nhận.
- Tính xã hội và nhân văn sâu sắc: Quyền tự do TN-TG gắn với quyền con người
do đó, Nhà nước quy định các điều kiện bảo đảm để các cá nhân có cơ hội thể hiện
quyền tự do TN-TG của mình.

14
1.2 Nội dung bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.2.1 Đối với mỗi cá nhân
(1) Mọi người có quyền tự do TN-TG là theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mở rộng phạm vi chủ thể của quyền tự do TN-TG trên cơ sở đó các tổ chức,
cá nhân có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quyền tự do TN-TG của mình. Vì quyền tự
do TN-TG được coi là một quyền tự thân, không do một tổ chức, một cá nhân hay
một Nhà nước nào ban tặng và không ai được phép tước bỏ, ép buộc, xâm phạm và
Nhà nước phải tôn trọng, bảo hộ quyền tự do ấy.
- Thông qua việc giới hạn rõ ràng quyền tự do TN-TG của từng chủ thể, các chủ
thể sẽ biết rõ phạm vi, mức độ thực hiện quyền của mình, các giới hạn của quyền để
thực hiện đúng pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức, cá nhân đề nghị Nhà nước ghi nhận,
bảo hộ quyền của mình và là cơ sở để khiếu nại, khởi kiện khi có các hành vi xâm hại
tới quyền của tổ chức, cá nhân một cách bất hợp pháp.
- Quyền tự do TN-TG còn là quyền được tự do bày tỏ niềm tin, đức tin của
mình; quyền hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp; quyền tham gia các hình
thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi TN-TG và học tập giáo lý tôn giáo mà mình
tin theo.
(2) Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về
tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin TN-TG.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo,
lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn
giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Quy định rõ hơn quyền của các đối tượng là người đang bị tạm giam, tạm giữ,
người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được đáp ứng nhu cầu
TN-TG của cá nhân theo quy định của pháp luật có liên quan. Đây là quy định rất tích

15
cực cho các đối tượng này vì họ đang là đối tượng bị hạn chế một số quyền theo quy
định của pháp luật, nhưng riêng quyền tự do TN-TG, họ được Nhà nước ghi nhận và
được đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của cá nhân họ. Bên cạnh đó, việc ghi
nhận sau khi họ chấp hành xong án phạt tù hoặc quản chế theo quy định của pháp luật
thì được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo và quản lý tổ chức tôn giáo và
để thực hiện được quyền chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo phải được tổ
chức tôn giáo đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đây là những quy định hoàn toàn mới, bảo đảm được quyền tự do TN-TG của mọi
người, phù hợp với quy định về quyền con người, quyền tự do TN-TG của mọi người
quy định tại Hiến pháp năm 2013 cũng như Công ước quốc tế về quyền dân sự và
chính trị.
1.2.2 Đối với các tôn giáo
Khẳng định các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Điều này có ý nghĩa rất lớn
đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của các tôn giáo, tránh được sự mặc cảm của
các tổ chức tôn giáo do ra đời sau hoặc có số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành,
tín đồ, cơ sở thờ tự ít. Quy định này một lần nữa nói lên chính sách tôn trọng, bảo hộ
quyền tự do TN-TG của Nhà nước ta đối với các tổ chức tôn giáo là như nhau, cho
dù tổ chức tôn giáo đó ra đời, được công nhận sớm hay muộn. Bên cạnh sự bảo đảm
của Nhà nước đối với quyền hoạt động TN-TG hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật, Nhà nước cũng luôn khuyến khích, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp của TN-TG.

Làm cho toàn Đảng, toàn dân nói chung và bà con tín đồ, chức sắc tôn giáo nói
riêng và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà
nước hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, liên kết tôn giáo,
bảo đảm cho đồng tôn giáo gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập
dân tộc và chủ quyền quốc gia. Thường xuyên vận hành đời sống vật chất và văn
hóa tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt của các tôn giáo. Thực hiện tín hiệu hiện
đại, tích cực hoạt động đồng bào có hướng dẫn kết hợp xây dựng cuộc sống “tốt
đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng.

Tăng cường công việc quản lý nhà nước, tạo điều kiện bảo đảm cho các hoạt
động tôn giáo bình thường theo luật, mọi tín hiệu, chức năng, nhà tu hành thực hiện
tốt nghĩa vụ công dân, góp phần vào new life. Tăng cường truyền thông, hướng dẫn,

16
giúp đỡ đồ đạc và chức năng tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn
ngừa và đấu tranh không thành công và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế hệ
lực thù chống lại sự xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta.

1.2.3 Đối với giáo dục tôn giáo.


Kể từ khi giành lại độc lập đến nay, quan điểm nhất quán và xuyên suốt của
Đảng và Nhà nước là tôn trọng quyền tự do TN-TG của nhân dân trong mô hình nhà
nước thế tục. Các tôn giáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, được quyền hoạt
động trong khuôn khổ của pháp luật. Trong đó vấn đề tôn giáo tham gia hoạt động
giáo dục, có những thời điểm chúng ta tiếp tục duy trì các cơ sở giáo dục của tôn giáo
trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng cũng có thời kì hệ thống giáo dục quốc dân
chủ yếu do nhà nước đảm nhiệm. Từ sau Đổi mới đến nay, cùng với việc xác lập giáo
dục đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực hiện
xã hội hóa trong hoạt động giáo dục và đào tạo, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội
để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trước những chủ trương của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo và xã hội hóa giáo dục, các tổ chức tôn giáo, TN-TG đã ngày
càng tham gia mạnh mẽ vào quá trình xã hội hóa giáo dục và đào tạo và dạy nghề.
1.2.4 Đối với bảo đảm đất đai
Công tác quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo được các địa phương quan tâm
thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từng bước bảo
đảm nhu cầu về nhà, đất và nơi sinh hoạt tôn giáo cho chức sắc, tín đồ các tổ chức
tôn giáo. Thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
việc giao đất, cấp GCNQSD đất tôn giáo do Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu
UBND tỉnh xem xét, quyết định trên cơ sở lấy ý kiến phối hợp của Sở Nội vụ (Ban
Tôn giáo). Kết quả đến nay, về cơ bản các cơ sở tôn giáo hoạt động hợp pháp đã được
giao đất, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật; đa số
các cơ sở tôn giáo đã chấp hành tốt việc sử dụng đất, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ
tự đúng quy định.
Như vậy, quyền tự do TN-TG là quyền của tất cả mọi người và quyền này không
bị giới hạn bởi quốc tịch, giới tính, độ tuổi. Luật tín ngưỡng, tôn giáo là một trong

17
những cải cách pháp lý quan trọng nhằm cụ thể hóa đầy đủ nội dung, tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 về một trong những quyền con người quan trọng, cơ bản hàng
đầu, trong đó có việc cụ thể hóa các giới hạn của quyền TN-TG và nâng cao trách
nhiệm bảo đảm thực thi quyền tự do TN-TG của mọi người.
1.3 Các điều kiện bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.3.1 Bảo đảm về pháp lý
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo, trong các giai đoạn cách mạng,
Đảng, Nhà nước ta đều quan tâm đến nhu cầu TN-TG của nhân dân. Trong thời kỳ
đổi mới, Đảng, Nhà nước ta ban hành nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo và cụ
thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 và 2013 về quyền tự do TN-TG của công
dân. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31-12-2008 “về nhà,
đất liên quan đến tôn giáo”, tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán để ghi nhận,
bảo đảm thực hiện quyền tự do TN-TG của công dân. Đây là điều rất cần thiết nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động TN-TG
bảo đảm tính tương thích với luật pháp quốc tế. Cụ thể hóa, Quốc hội khóa XIV thông
qua, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo điều chỉnh hoạt động TN-TG ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lý quan trọng, phù
hợp với Hiến pháp 2013, khắc phục được những hạn chế, bất cập về cơ sở pháp lý
trong tổ chức thực hiện QLNN về ANTT đối với hoạt động của đạo công giáo, đáng
chú ý như sau:
Mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do TN-TG từ “công dân” thành “Mọi
người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do TN-TG là quyền con người theo tinh thần
Hiến pháp 2013.
Việc thay đổi này sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn,
thuận lợi hơn cho hoạt động tôn giáo, giúp công tác QLNN về ANTT đối với hoạt
động của tôn giáo nói chung và đạo công giáo nói riêng có hiệu quả hơn.
Về hoạt động tôn giáo, hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ
thiện, nhân đạo của tổ chức tôn giáo.

18
Giảm các quy định xin, cho, bổ sung các quy định thông báo. Luật đã giảm các
quy định xin, cho, bổ sung các quy định thông báo như: Thông báo người được phong
phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà
tu hành; thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; thông báo hoạt động
của cơ sở đào tạo tôn giáo; thông báo kết quả đào tạo của từng khóa học của cơ sở
đào tạo tôn giáo; thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người không
chuyên hoạt động tôn giáo; thông báo danh mục hoạt động tôn giáo; thông báo hội
nghị thường niên. Đây cũng là quy định phù hợp với xu hướng hiện nay nhằm hạn
chế sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào công việc nội bộ của
các tổ chức tôn giáo.
Về phân định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực TN-TG.
Trước đây, các hoạt động vi phạm của giáo hội trong hoạt động tôn giáo chưa có chế
tài xử lý thích hợp, chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, lập biên bản đình chỉ và vận động
chấp hành. Cách xử lý này làm cho giáo sĩ, giáo dân hiểu rằng chính quyền sợ đụng
chạm đến các vấn đề nhạy cảm về “Dân chủ”, “Nhân quyền”, “Tự do tôn giáo” nên
dè dặt, nương nhẹ trong xử lý vi phạm, dẫn tới các hoạt động tôn giáo lấn lướt chính
quyền, vi phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, khi sự việc xảy ra liên quan đến đạo công
giáo, một số linh mục quản xứ đã bất hợp tác với chính quyền và các cơ quan chức
năng để giải quyết, trong khi người đứng đầu tổ chức
Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm. Phía sau chức sắc, chức việc tôn giáo có hàng
vạn tín đồ, quần chúng tin theo, nên thời kỳ nào các thế lực thù địch cũng lợi dụng
tìm mọi cách chống phá, tuyên truyền những luận điệu sai trái cho rằng, Việt Nam
không có tự do tôn giáo; Luật tín ngưỡng, tôn giáo có khái niệm trừu tượng; Nhà
nước dễ quy kết trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo, khi chính quyền không
hài lòng, tự do TN-TG là quyền của mỗi người. Chúng còn vu cáo Nhà nước ta vi
phạm dân chủ, nhân quyền nhằm kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; chia rẻ Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp với đồng bào có đạo. Mỗi
khi Nhà nước ta bổ sung hoặc thay thế những văn bản pháp luật mới để điều chỉnh
hoạt động tôn giáo như Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Luật An ninh mạng… tương thích

19
với luật pháp quốc tế về quyền con người, phù hợp với quá trình hội nhập và phát
triển của đất nước, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của chức sắc, tín đồ tôn giáo
thì các thế lực thù địch lại dấy lên chiến dịch viết bài đăng tải trên các trang mạng,
các blog… đòi bãi bỏ hoặc xuyên tạc, phủ nhận, tìm các chức sắc, tín đồ thực hiện,
tạo ra sự đối lập với chính quyền.
Chúng ta cần phải hiểu rõ, bản chất vấn đề tôn giáo là tổ chức mang tính xã hội.
Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, khi
thành lập tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo thì nhà nước có trách nhiệm bảo đảm
an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu tâm linh của mọi người và xử lý những người cản trở
hoạt động tôn giáo chính đáng. Các quốc gia đều quan tâm đến công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo. Mỗi quốc gia có cách quản lý riêng tùy thuộc vào điều kiện phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật để
bảo đảm quyền tự do TN-TG của mọi người và các tổ chức tôn giáo xây dựng Hiến
chương, điều lệ hoạt động gắn bó, đồng hành cùng dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhờ đó, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có điều
kiện giao lưu quốc tế, xây dựng tổ chức thực hành chính đạo, mở rộng cơ sở thờ tự….
Nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài đã thuyết pháp, giảng đạo tại một số cơ
sở thờ tự tại Việt Nam công khai theo quy định của pháp luật. Thông qua những hoạt
động này, các tôn giáo đã tăng cường trao đổi thông tin với tôn giáo đồng đạo để họ
hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Sự đoàn kết và đóng
góp của các tôn giáo ở Việt Nam cùng chung tay, chung sức đã thể hiện trách nhiệm
đối với xã hội, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Chính sách, pháp luật về tôn giáo đã phát huy nguồn lực của tôn giáo và khuyến khích
các tổ chức tôn giáo tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã xuất hiện nhiều
mô hình và tấm gương tiêu biểu của chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trong công
tác an sinh, xã hội, phòng chống biến đổi khí hậu, từ thiện.
Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt
về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, TN-TG, trình độ văn hóa,

20
nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Khoan hồng đối với người tự thú,
thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự
nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lợi ích
cộng đồng, bảo vệ công dân, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do
TN-TG để phá hoại hòa bình, độc lập, kích động bạo lực hoặc tuyên truyền xuyên tạc
gây chiến tranh, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự
công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người
khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan
và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Có thể thấy rằng so với tất cả các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 2013 là
một bước tiến quan trọng, một sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ đất nước ta “Đổi
mới và hội nhập sâu” với thế giới. Chủ thể của quyền tự do TN-TG không còn là
“Công dân” nữa mà thay vào đó là “Mọi người”. Sự thay đổi câu chữ không đơn giản
là cho hay hơn, rộng hơn mà quan trọng thể hiện được tư duy nhận thức phát triển
của các nhà lập pháp. Quyền tự do tôn giáo đã được coi là quyền con người mà bất
cứ ai cũng được thừa hưởng, là quyền không ai có thể xâm phạm, bất di bất dịch.
1.3.2 Bảo đảm về chính trị
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người đã có những
bước phát triển vượt bậc về nhận thức, chinh phục tự nhiên nhưng tôn giáo vẫn tiếp
tục phát triển. Nhiều tôn giáo, giáo phái mới xuất hiện, tín đồ các tôn giáo tăng lên,
hoạt động, nghi lễ tôn giáo diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Trong đời sống
chính trị - xã hội của thế giới hiện đại, nảy sinh những vấn đề phức tạp mới liên quan
đến yếu tố tôn giáo như khủng bố quốc tế, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, bất
đồng quan điểm…, gây ra những tác động ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội
hiện đại.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối, chủ trương, bằng
công tác cán bộ và được thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; và chỉ khi
đường lối, chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật thì nó mới trở thành
phương tiện của Nhà nước, có sức mạnh cưỡng chế buộc các cơ quan, tổ chức phải

21
thi hành. Pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng chính là sự phản ánh,
cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm cho sự lãnh
đạo của Đảng được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội.
1.3.3 Bảo đảm về tư tưởng
Các tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc; tập hợp
đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương,
đất nước giàu đẹp, như: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo;
“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống phúc âm phụng sự Thiên
Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin lành; “Nước vinh, đạo sáng” của đạo
Cao Đài; “Vì đạo pháp, vì dân tộc” của Phật giáo Hòa Hảo..
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
TN-TG tự do không TN-TG là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo. Công tác tôn giáo phải được làm thường xuyên, phải được nghiên cứu sâu sắc
tình hình thực tế, hiểu rõ phong tục tập quán, truyền thống TN-TG của nhân dân; việc
thực hiện khoa học, chặt chẽ, có chất lượng cao, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường
các biện pháp giáo dục chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng
viên; Quan tâm quần chúng tín đồ, tôn trọng và thực hiện đầy đủ quyền tự do TN-TG
nhưng cương quyết xử lý những phần tử lợi dụng TN-TG vi phạm pháp luật. Vì vậy
công tác tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn ổn định chính trị, xã hội mà cần phải
biết phát hiện, phát huy những yếu tố có ý nghĩa về văn hóa, đạo đức trong công tác
tôn giáo, động viên được người có đạo tham gia các phong trào cách mạng, tham gia
vào quá trình xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3.4 Bảo đảm về văn hóa, kinh tế, xã hội
* Bảo đảm về văn hóa
Xác định tầm quan trọng của tôn giáo trong đời sống chính trị, xã hội, coi tôn
giáo như một “nguồn lực” quan trọng của quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển
đất nước, trên quan điểm “lịch sử cụ thể” của Chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ ngày
đầu giành chính quyền Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chú ý tới vấn

22
đề này bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XX, đặc
biệt là từ năm 1990 khi Nghị quyết số 24/ NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị
Khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” ban hành và đưa vào
đời sống xã hội - vấn đề luật pháp về tôn giáo dần được ổn định và thể hiện tính nhất
quán, nhằm phát huy những ưu điểm của tôn giáo đồng thời có hướng giải quyết
những vấn đề nhạy cảm liên quan tới vấn đề này.
Như vậy, tôn giáo đã trở thành đối tượng nghiên cứu được quan tâm trong mọi
thời kỳ cách mạng Việt Nam và trên nhiều phương diện, trong đó có phương diện
quản lý nhà nước cũng như luật pháp về vấn đề này.
* Bảo đảm về kinh tế
Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
là trung tâm, phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ và cải thiện môi trường... coi đó là tiền đề vật chất để thực hiện và bảo đảm quyền
con người nói chung và quyền tự do TN-TG nói riêng. Mục đích của chính sách kinh
tế nhà nước là phát triển dân sinh, dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất,
phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học kỹ thuật và giao lưu với thị
trường thế giới.
* Bảo đảm về xã hội
Xã hội ta là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu
phục vụ và thực hiện các chính sách xã hội theo quan điểm phát huy nhân tố con
người, bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần;
giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập
thể và cộng đồng xã hội. Kết hợp sự trợ giúp của nhà nước với việc phát triển các quỹ
từ thiện xã hội, quỹ đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ có hiệu quả người được hưởng

23
chính sách xã hội, nạn nhân chiến tranh, thiên tai, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, những người tàn tật và người già không nơi nương tựa,... là những điều kiện,
biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm quyền tự do TN-TG được thực hiện trên thực tế,
góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân.
Kết luận chương 1
Trong chương này, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về Khái niệm TN-TG,
Khái niệm quyền tự do TN-TG; Khái niệm bảo đảm quyền tự do TN-TG, Đặc điểm
của bảo đảm quyền tự do TN-TG; Nội dung bảo đảm quyền tự do TN-TG; Các điều
kiện bảo đảm quyền tự do TN-TG như điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội, tư
tưởng; pháp lý ... Đây là những cơ sở lý luận quan trọng, là cơ sở pháp lý, là khung
tham chiếu để phân tích việc bảo đảm quyền tự do TN-TG.
Kết quả nghiên cứu của chương 1, là cơ sở để phân tích đánh giá việc bảo
đảm quyền tự do TN-TG người Chăm ở tỉnh An Giang được trình bày ở chương 2.

24
Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI TỈNH AN GIANG
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
Chăm tại tỉnh An Giang
2.1.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý tỉnh An Giang là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia với đường biên giới dài 104 km, chạy
dọc theo kênh Vĩnh Tế. Phía Tây 25 Nam giáp tỉnh Kiên Giang với đường ranh giới
dài 69,789 km.
Lãnh thổ An Giang bao gồm hai vùng: dãy cù lao nằm giữa sông Tiền và sông
Hậu, bao gồm các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; dãy đất nằm dọc
bên hữu ngạn sông Hậu, thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm các huyện: Châu
Phú, Châu Thành, Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, thị xã Châu Đốc và thành phố Long
Xuyên. Chiều dài nhất theo hướng Bắc - Nam là 86 km, Đông - Tây là 87 km. - Điểm
cực Bắc: 100 57’B, thuộc xã Khánh An, huyện An Phú. 26 - Điểm cực Nam: 10012’B,
thuộc xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn. - Điểm cực Tây: 1040 46’Đ, thuộc xã Vĩnh
Gia, huyện Tri Tôn. - Điểm cực Đông: 1050 35’Đ, thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện
Chợ Mới.
Vị trí địa lý là một trong những lợi thế quan trọng để An Giang phát triển thương
mại và các ngành dịch vụ, du lịch. Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL,
liền kề với trung tâm kinh tế lớn của vùng là Thành phố Cần Thơ, An Giang có cơ
hội tạo lập các quan hệ kinh tế thương mại với các khu vực thị trường năng động,
được tác động lôi kéo và tiếp thu ảnh hưởng lan tỏa từ sức phát triển của các địa
phương liền kề trong vùng.
2.1.2. Khái quát về tự nhiên
Địa hình: An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Vùng
đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, bao gồm đồng bằng phù sa
khá bằng phẳng, có độ nghiêng nhỏ và độ cao tương đối thấp; đồng bằng ven núi có

25
nhiều bậc thang ở những độ cao khác nhau. Đất đai vùng đồng bằng An Giang rất
màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông nghiệp. Vùng đồi núi chia thành hai dạng chính:
Dạng núi cao, có dốc lớn trên 25° và dạng núi thấp thoải, độ dốc nhỏ dưới 15°.
Khí hậu: Tỉnh An Giang nằm trong khu vực mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có nền nhiệt độ cao, ổn định, lượng ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,… Có hai
mùa rõ rệt trong năm: mùa khô và mùa mưa. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
và gió mùa Đông Bắc, do năm sâu trong đất liền nên ít bị ảnh hưởng của gió bão. Tuy
nhiên, lượng mưa trong năm lớn, tập trung vào mùa mưa (chiếm 90% tổng lượng mưa
trong năm) lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên thường
gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ hàng
năm, một mặt, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống
dân cư, mặt khác lại tạo nên các nguồn lợi đặc trưng của mùa nước nổi, có khả năng
khai thác để phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ.
2.1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội
Về xã hội: Tổng số dân của tỉnh An Giang năm 2018 là 2.149.457 người. Từ đó
An Giang là tỉnh đông dân nhất của vùng ĐBSCL và đứng thứ 6 trong số những tỉnh
đông dân nhất của nước ta. Số người sống ở khu vực thành thị năm 2010 là 640.431
người, chiếm 29,8% và ở khu vực nông thôn là 1.509.206 người, chiếm 70,2% tổng
dân số. Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2010 là 608 người/km2 thuộc loại cao
trong vùng ĐBSCL và so với mức trung bình của cả nước. Dân cư ở An Giang phân
bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng ven sông Tiền, sông Hậu, còn
vùng đồi núi phía Tây và Tây Nam dân cư thưa thớt hơn: Thành phố Long Xuyên -
mật độ 2.426 người/km2 , thị xã Châu Đốc - mật độ 1.063 người/km2 , huyện Tri Tôn
- 221 người/km2,…. Dân cư sống trải dài theo trục lộ giao thông, dọc theo hai bên
bờ sông, kênh, gạch, quy tụ ở các trung tâm kinh tế - hành chính - văn hóa lớn. Một
số khác sống trên các ghe, xuồng, bè hợp thành làng nổi trên sông - một loại hình cư
trú độc đáo ở khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng. Hiện nay trên toàn
tỉnh có 29 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 4 dân tộc có số dân đông nhất: -
Người Kinh chiếm 94,92% dân số, cư trú khắp nơi trên địa bàn tỉnh. - Người Khơ Me

26
chiếm 3,85% dân số, tập trung đông đúc ở hai huyên Tri Tôn và Tịnh Biên. - Người
Chăm chiếm 0,61% dân số, cư trú rãi rác ở các huyện như An Phú, Châu Phú, Tân
Châu, Phú Tân, Châu Thành. Người Hoa chiếm 0,55% dân số, sống chủ yếu ở các
thành phố, thị xã, thị trấn. Ngoài ra còn có các dân tộc khác sinh sống trên địa bàn
tỉnh nhưng với số lượng không đáng kể như: người Tày, Mường, Nùng, Thái,… Các
tôn giáo chính ở tỉnh An Giang là: đạo Phật, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, đạo Công
giáo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hồi.
2.1.4. Khái quát về kinh tế
Tổng GDP của An Giang tính đến năm 2015 là 16,9 nghìn tỷ đồng (theo giá so
sánh 1994), gấp 1,5 so với năm 2006; còn tính theo giá thực tế là 45.533 tỷ đồng. Như
vậy, quy mô nền kinh tế của tỉnh đã được mở rộng khá nhanh và từng bước tăng khả
năng đóng góp vào cho tăng trưởng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời
kỳ 2006-2009 là 11,32%, cao hơn 1,24 lần so thời kỳ 2001-2005. Ngoại trừ ngành
nông, lâm, thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp hơn so với thời kỳ trước (3,44% so với
5,18%), còn lại ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều đạt mức tăng
trưởng cao hơn, tương ứng là 13,34% và 15,48%. So với cả nước, tốc độ tăng trưởng
của hai ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ của tỉnh cũng cao hơn mặt bằng
chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng
giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp
- xây dựng và dịch vụ.
Thành phần kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là hợp tác
xã, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh và công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn. Điều này cho thấy sự phát triển về kinh tế của An
Giang tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình, thiếu cở sở vật
chất kĩ thuật và trình độ quản lý, không thu hút được nhiều sự quan tâm của các doanh
nghiệp ngoài nước. Tuy An Giang đã tận dụng khá tốt các lợi thế để phát triển kinh
tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ luôn đóng góp giá trị lớn trong GDP
của tỉnh. Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
vững chắc, là một bước chạy đà tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội.

27
2.1.5 Về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng
- Toàn tỉnh An Giang hiện có 11 tôn giáo được công nhận với 508 cơ sở thờ tự
hợp pháp và trên 200 cơ sở tín ngưỡng, dân gian, gần 1,8 triệu tín đồ và khoảng 4000
chức sắc, chức việc. Tình hình hoạt động tôn giáo cơ bản ổn định, các sinh hoạt tôn
giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, hài hòa giữa việc đời
việc đạo.
* Về tôn giáo và đặc trưng văn hóa người Chăm ở An Giang.
Ở An Giang hiện nay có khoảng trên 5.400 khẩu với trên 17.000 người Chăm,
sống tập trung ở các xã Khánh Hòa, Vĩnh Trường, Phú Hiệp, Châu Phong, Khánh
Bình, Nhơn Hội, Quốc Thái và Đa Phước thuộc địa bàn 3 huyện: An Phú, Phú Tân
và Tân Châu. Người Chăm ở đây theo đạo Hồi giáo Islam, có những nét sinh hoạt
văn hóa riêng biệt. Họ cư trú trong những ngôi nhà sàn khang trang. Có hai loại nhà
sàn: “nhà sàn tốp” là nhà có 4 kèo tiếp giáp với cột giữa ở trước, “nhà sàn hấp” là loại
nhà có hai kèo tiếp giáp với cột giữa và hai kèo kia gởi phân nửa qua cột giữa, phân
nửa qua kèo. Mái nhà lợp ngói hoặc lá, thường có bốn gian và một nhà bếp riêng. Hai
gian ngoài dùng để tiếp khách nam, hai gian trong dùng để ngủ và tiếp khách nữ.
Giữa hai gian có một vách ngăn, có cửa ra vào và che rèm thêu kết tua rất đẹp. Trước
nhà có hàng ba, có cầu thang, khi lên nhà giày dép của chủ nhà và khách đều để phía
dưới cầu thang. Khi khách đến nhà, chủ nhà trải chiếu mời khách ngồi nói chuyện,
ăn bánh và uống nước trà. Người Chăm không dùng bàn ghế trong nhà. Ngày xưa,
phụ nữ Chăm thường bị cấm cung, không cho tiếp xúc người ngoài. Ngày nay tập
quán này đã được thay đổi dần, phụ nữ Chăm được đi học, mua bán và giao tiếp với
xã hội. Người Chăm An Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, con gái
khoảng 11-12 tuổi đã được mẹ và bà truyền nghề dệt. Thổ cẩm Chăm hiện nay chủ
yếu dùng nguyên liệu từ sợi công nghiệp, nhưng vẫn giữ được phương pháp nhuộm
58 màu truyền thống từ nước nấu củ, vỏ, lá cây rừng và họa tiết hoa văn độc đáo,
mang bản sắc riêng. Nét độc đáo của văn hóa người Chăm ở An Giang là lễ hội. Trong
đó lễ cưới và lễ Ramadan là ấn tượng nhất.

28
- Lễ hội của người Chăm: Người Chăm ở An Giang hầu hết là tín đồ Hồi Giáo
(Islam). Vì vậy thời gian các lễ hội của người Chăm đã tiến hành theo Hồi lịch và
được tổ chức hàng năm tại các Thánh đường ở mỗi địa phương. Lễ Ramadan là một
trong những lễ hội lớn tập trung nhiều người tại Thánh đường; thu hút thanh niên
nhiều nhất là Thánh đường Mubarak thuộc xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Lễ Ramadan
còn là tháng Thánh lễ Ramadan, diễn ra từ ngày 1/9 đến 30/9 Hồi lịch. Người Chăm
gọi là “pănơh” có nghĩa “tháng nhịn” hay “tháng ăn chay”. Đây là tháng để tín đồ tự
sám hối sửa chữa. Hàng năm còn có lễ hội lớn khác như: Lễ Roya Phik Trok (1/10
Hồi lịch) - Lễ bố thí cho người nghèo, Lễ Roya Haji (10/12 Hồi lịch) - Lễ hành hương
đến Mecca (Thánh địa Hồi Giáo),…
2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm
tại tỉnh An Giang.
2.2.1 Bảo đảm về pháp lý
Bên cạnh các văn kiện của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, quyền tự do TN-
TG còn được quy định đầy đủ, chi tiết hơn tại các văn bản pháp luật như Luật TN-
TG, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003…
Luật TN-TG năm 2016 làm rõ quyền tự do TN-TG được quy định trong Hiến
pháp gồm có 41 điều và 6 chương: Chương I Những quy định chung có 8 điều đưa ra
những quy định chung, giải thích từ ngữ và thể hiện những nguyên tắc trong vấn đề
TN-TG. Chương II gồm 7 điều quy định về các hoạt động tín ngưỡng và hoạt động
tôn giáo (từ Điều 9 tới Điều 15) – Hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và
hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Chương III gồm 10 điều (từ
Điều 16 đến Điều 25) quy định về tổ chức và hoạt động của các nhóm tôn giáo – Tổ
chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo. Chương IV gồm 8 điều (từ Điều 26
tới Điều 35) quy định về tài sản và hoạt động xã hội của nhóm TN-TG – Tài sản
thuộc cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và hoạt động xã hội của các tổ chức tôn giáo, tín đồ,
nhà tu hành, chức sắc. Chương V gồm 4 điều (từ Điều 36 tới Điều 39) quy định về
quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc. Chương VI

29
gồm 2 điều 40 và 41 – Điều khoản thi hành [30].
Luật là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất điều chỉnh trực tiếp hoạt động TN-
TG ở nước ta hiện nay, đã quán triệt, thể chế hóa đầy đủ những quan điểm, chủ trương,
chính sách và pháp luật về TN-TG của Đảng, Nhà nước được ghi nhận trong các văn
kiện và Hiến pháp, đồng thời kế thừa, phát triển những quy định phù hợp, mang tính
khả thi, khắc phục những hạn chế, bất cập, đảm bảo tính tương thích với luật pháp
quốc tế mà Việt Nam gia nhập.
Ngoài hai văn bản quan trọng chính, quan trọng, quyền tự do TN-TG cũng được
đề cập trong các văn bản pháp luật có liên quan khác. Điều 47 của Bộ luật Dân sự
năm 2005 xác nhận quyền tự do TN-TG như quyền nhân thân cơ bản của công dân:
1. Cá nhân có quyền tự do TN-TG theo hoặc không theo tôn giáo nào.
2. Không ai được xâm phạm quyền tự do TN-TG hoặc lợi dụng TN-TG để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác[31].
Việc ghi nhận tự do TN-TG vào các bộ luật cụ thể thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước cũng như tầm quan trọng của quyền con người này.
Tại Điều 129 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tội xâm phạm quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của công dân:
Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền tự do TN-TG theo hoặc
không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
bị phạt tù từ 3 tháng đến một năm[34].
Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ chồng có nghĩa vụ
tôn trọng quyền tự do TN-TG của nhau”. Pháp luật không cho phép vợ hoặc chồng
xâm phạm tới quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người kia bởi bất cứ lý do nào[37].
Luật Đất đai năm 2013 mở rộng các quy định trong lĩnh vực quản lý đất đai
liên quan tới tôn giáo thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề mang tính
thời sự này. Theo luật mới thì các cơ sở tôn giáo được hiểu rộng và bao quát hơn khi
đề cập thêm cả Thánh nguyện, niệm Phật đường bên cạnh các địa điểm được liệt kê

30
tại Luật Đất đai năm 2003: Nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trụ sở tôn giáo
và các cơ sơ tôn giáo khác. Điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh luật cũ và luật mới là
khi định nghĩa về cơ sở tôn giáo là Luật năm 2013 đã bỏ đi chữ “được Nhà nước công
nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất”[36Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 cũng đã có
những quy định mới sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện tại và công tác quản
lý được chặt chẽ hơn. Điều 7 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định người chịu trách
nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất tại cơ sở tôn giáo là người đứng đầu
nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm cho một tập thể, một tổ chức. Ngoài ra một số
vấn đề quan trọng như thẩm quyền, căn cứ đối với việc thu hồi đất do sử dụng đất sai
mục đích hay mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, dân tộc đã được
quy định một cách rõ ràng và đầy đủ hơn so với Luật trước đây góp phần giải quyết
các vấn đề liên quan tới đất cơ sở tôn giáo.
Điều 19 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định quan điểm đối với vấn đề tôn giáo
trong lĩnh vực giáo dục: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo
trong nhà trường, cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà
nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân
dân”[32].
Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (có hiệu lực từ 01/01/2012)
quy định đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng thì không phải là đối tượng phải chịu thuế
tại Điều 3 của luật này.
Luật Trẻ em năm 2016 tại Điều 4 quy định về việc nghiêm cấm hành vi phân biệt
đối xử với trẻ em dựa trên yếu tố TN-TG.
Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 tại Điều 2 quy định không thể
dùng TN-TG để ngăn cản quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
Tự do TN-TG trở thành một nguyên tắc trong việc áp dụng các văn bản pháp luật:
Không vì TN-TG của ai đó mà họ bị đối xử một cách bất bình đẳng. Có thể kể tới như
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004; Bộ luật Tố tụng Hành chính năm 2010, Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 2003; Bộ luật Lao động năm 2014.
Hiện nay ở Việt Nam hệ thống pháp luật đã nêu rất rõ trong Hiến Pháp về quyền

31
con người và quyền tự do TN-TG được pháp luật nghiêm túc bảo đảm bằng luật tôn
giáo, nghị định, thông tư và những văn bản đi kèm để những công chức, viên chức
nhà nước làm kim chỉ nam mà thực thi đúng theo đường lối của nhà nước nhằm bảo
đảm quyền tự do TN-TG ở từng địa phương. Trên thực tế quyền tự do TN-TG thực
tế đối với các cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang, luôn tự do và bình
đẳng về tôn giáo được nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển, trong đó có mở học viện
Phật giáo Nam Tông Khmer được nhập khẩu để phục vụ đào tạo các chức sắc và sinh
hoạt tôn giáo của người dân tộc Khmer. Người dân tộc Chăm theo đạo Hồi giáo và
đạo Bàlamôn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ việc
sinh hoạt tôn giáo, gìn giữ và phát triển tôn giáo truyền thống. Kinh Thánh song ngữ
tiếng việt và Banar/Êđê/Jrai cũng được phát hành để đáp ứng nhu cầu của người dân
tộc thiểu số theo đạo Tin lành. Với tin thần mà luật TN-TG được nhà nước ban hành
năm 2018, tỉnh An Giang đã đề ra những biện pháp hỗ trợ pháp lý dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh An Giang về công tác dân tộc gắn liền với
tôn giáo, trong đó có dân tộc Chăm An Giang là một dân tộc đặt thù trong tỉnh An
Giang. Luôn được lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm sâu sắc. Chỉ đạo,
quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc về quyền tự do TN-TG của các dân tộc
tiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng chức vụ để
trục lợi cho cá nhân.
Người Chăm An Giang cộng cư với các dân tộc khác trong tỉnh, nhưng vẫn giữ
được nét truyền thống trong tổ chức đời sống cộng đồng, văn hoá lễ hội… Người
Chăm An Giang là hậu duệ của người Chăm ở miền trung nước ta; chủ yếu theo đạo
Islam, có quan hệ giao lưu văn hóa với đồng bào Chăm ở miền trung và TP. Hồ Chí
Minh, có liên hệ với cộng đồng Islam Đông Nam Á.
Theo truyền thống, người Chăm sinh sống tập trung trong các Puk và Paley
(tương tự như các xóm, làng của người Việt). An Giang có 9 Paley Chăm là:
ParekSabâu (Khánh Bình), Koh Koi (Nhơn Hội), Koh Kakia (Quốc Thái), Pulao Ba
(Lama) (Vĩnh Trường), Phũm Soài (Châu Phong), Koh Kapoah (Đa Phước), Mot

32
Churt (Châu Phong), Katampong (Khánh Hoà), Vĩnh Hanh (Châu Thành), Mỹ Long
(TP.Long Xuyên). Trong mỗi Paley có thể có nhiều Puk. Các Puk, Paley có các ông
Ahly, Hakêm… đại diện cộng đồng để quản lý trong ngoài xóm làng Chăm. Các ông
Ahly và Hakêm được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong
tục tập quán, giáo lý Islam, vì mọi người, có lòng vị tha. Đồng thời họ cũng phải là
người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu
hoà thuận.
Đạo Islam giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống đồng bào Chăm An Giang.
Hầu như mọi qui định trong cuộc sống cộng đồng đều bị chi phối bởi giáo lý Islam.
Tỉnh An Giang có 12 Masjid (thánh đường), 16 surao (tiểu thánh đường). Các thánh
đường và tiểu thánh đường là trung tâm tôn giáo và cũng là trung tâm sinh hoạt văn
hoá, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Chăm An Giang. Đồng thời thánh đường còn
được xem là trung tâm của một “Jamaah”- một đơn vị quản lý tín đồ. Do đó đã có sự
hợp nhất giữa tổ chức tự quản với tổ chức tôn giáo, hình thành các nhóm tự quản Puk
và Paley kiêm quản lý sura o và Masjid, vừa quản việc hành đạo trong “Jamaah” vừa
quản lý các vấn đề trong các Puk và Paley.
Tổ chức tự quản Puk, Paley do dân làng bầu chọn, có nhiệm vụ trông coi về
phong tục tập quán, TN-TG, phân xử những thành viên trong cộng đồng vi phạm Luật
tục… Thành viên của “tổ chức tự quản” là những người có uy tín trong tôn giáo, trong
các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, TN-TG của người Chăm.
Người phụ trách “tự quản” Puk là ông Ahly, là người đứng đầu Puk, nếu trong
Puk có tiểu thánh đường (surao) thì kiêm luôn việc quản trị tiểu thánh đường.
Các vấn đề nảy sinh trong Puk sẽ được ông Ahly giải quyết. Khi sự việc phức tạp,
Ahly khó giải quyết thì sẽ được đưa lên Hakêm.
Cùng với “Tổ chức tự quản” trên ở mỗi thánh đường chính thức thành lập
một Ban quản trị thánh đường gồm các thành viên:
Đứng đầu là Giáo cả: do Hakêm đảm trách, là người quản trị cao nhất ở thánh
đường Islam. 2 Phó Giáo cả: do Naif đảm trách, là phụ tá cho Hakêm, là người thay
mặt Hakêm giải quyết công việc khi Hakêm vắng mặt. Một người phụ trách công tác

33
xã hội, một người phụ trách công tác tôn giáo. Ahly: là người phụ trách tiểu thánh
đường, giúp việc cho Hakêm. Bi-lăk (muszin): người làm nhiệm vụ ngâm những câu
kêu gọi tín đồ làm lễ vào trưa ngày thánh lễ Islam (thứ sáu hàng tuần). Khotip: giảng
giải giáo lý cho tín đồ tại thành đường vào ngày thánh lễ thứ sáu hàng tuần. I-mâm:
hướng dẫn tín đồ thực hiện nghi thức cầu nguyện vào ngày thánh lễ, thường là nam
tín đồ trưởng thành, am hiểu giáo lý, đạo đức gương mẫu. Tuôl (Tuan): là giáo viên
chăm sóc cho trẻ em người Chăm đọc thánh kinh (mọi tín đồ đều phải biết đọc), phụ
trách phổ biến giáo lý cho các môn đệ. Thường là những người có điều kiện đã được
học nhiều năm ở các trường Islam ở Mecca.
Ông Seăk: là người chăm sóc dọn dẹp thánh đường sạch sẽ, được tập thể đồng
ý tuyển chọn và được hưởng một số hoa lợi tại thánh đường. Qua cách tổ chức trên
ta thấy, Ban quản trị thánh đường Islam bao gồm các thành viên của “Tổ chức tự
quản”. Do đó đã có sự thống nhất giữa quản lý xã hội và quản lý tôn giáo trong đồng
bào Chăm An Giang.
Ban quản trị thánh đường có nhiệm vụ quản lý hoạt động trong “Jamaah”, giải
quyết các vụ việc trong Paley do các Ahly giải trình lên, hoặc những việc quan trọng
vượt quá tầm của Ahly. Ngoài ra Ban quản trị thánh đường còn làm đại diện cho cộng
đồng để thực hiện quan hệ đối ngoại với các Paley khác, đồng thời làm đại diện của
Paley tiếp xúc, quan hệ với chính quyền địa phương trong việc quản lý xã hội, thực
hiện chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước.
Ban Đại Diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang được thành lập (mỗi nhiệm
kỳ là 5 năm) gồm các đại biểu của các Ban quản trị thánh đường trong tỉnh. Đây là
cầu nối vững chắc giữa chính quyền, đoàn thể với đồng bào Chăm theo đạo Islam,
bảo đảm cộng đồng Chăm Islam An Giang sống và hành đạo đúng tôn chỉ, mục đích
là "Tôn thờ thượng đế ALLAH, tôn kính đức Nabi MUHAMAD và thiên kinh Qur'an;
sống và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đoàn kết tôn giáo- dân tộc góp phần làm cho quê hương An Giang ngày càng
giàu đẹp, xây dựng bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam ngày càng ổn định, phát triển”.
Tổ chức tự quản ở các Puk, Paley đã hoà quyện vào các Ban quản trị thánh

34
đường. Vì vậy vai trò của Ban quản trị thánh đường trong việc duy trì ổn định của
cộng đồng Chăm An Giang là rất lớn. Tổ chức này có thể xem là cấp cơ sở của Ban
đại diện cộng đồng Islam tỉnh An Giang, cùng với Ban đại diện cộng đồng Islam tỉnh
An Giang đồng thời thực hiện hai chức cơ bản là chức năng quản lý tôn giáo và chức
năng quản lý xã hội trong cộng đồng Chăm An Giang.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức đoàn thăm tặng quà nhân ngày Tết Chôl Chnăm
Thmây, lễ Đôn ta của đồng bào Khmer, Lễ Rammadan, Roya Haji của đồng bào
Chăm; Tết Nguyên Đán của người Hoa; và các lễ hội văn hóa của đồng bào Khmer,
Chăm; tổ chức họp mặt cán bộ công chức, người có uy tín, nhân sĩ trí thức trong đồng
bào dân tộc thiểu số nhân các ngày tết dân tộc và hỗ trợ tiền cho đối tượng hộ nghèo
và hộ cận nghèo DTTS được vui xuân đón tết .
Xây dựng và triển khai Đề án “ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội bảo đảm an ninh trật tự vùng
đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025” theo Quyết định 414/QĐ-
TTg ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh hỗ trợ các Thánh đường
của người Chăm sửa chữa, xây dựng lò hỏa táng đáp ứng với yêu cầu môi trường;
Chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ở các cơ sở thờ tự trong việc tổ chức dạy chữ viết
dân tộc để nhằm gìn giữ và bảo tồn các tiếng nói và chữ viết cho các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác phối hợp tốt với các sở, ngành đã ký kết chương
trình công tác phối hợp có liên quan đến công tác dân tộc. Quan tâm tổ chức triển
khai những nhiệm vụ tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối
với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Quyết định
1527/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai chương trình
hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số
52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân
tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
Chính quyền luôn quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
đúng pháp luật. Nhiều cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng mới khang trang; nhiều

35
chức sắc, chức việc, tu sĩ được chính quyền tạo điều kiện tham gia đào tạo trong và
ngoài nước; được phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm. Bên cạnh đó,
các cấp, ngành chức năng đã phối hợp làm tốt công tác quản lý các tôn giáo, công tác
vận động quần chúng. Qua đó, góp phần ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng vấn đề tôn
giáo để chống phá Đảng, nhà nước; đồng thời, đấu tranh loại bỏ những luận điệu
tuyên truyền, xuyên tạc.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, năm 2020, Ban Tôn giáo
tỉnh đã tổ chức và phối hợp các địa phương, ngành, UBMTTQ các cấp, đoàn thể chính
trị tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo hiểu rõ đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Qua đó, tạo sự đồng thuận
trong xã hội, đóng góp tích cực của đồng bào các tôn giáo trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng, củng cố lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
Quan tâm thực hiện tốt các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các
nhu cầu, nguyện vọng chính đáng trong sinh hoạt, hoạt động của tổ chức tôn giáo.
Nắm chắc tình hình hoạt động tôn giáo, đấu tranh, ngăn chặn đối với các tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan. Thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chức sắc,
chức việc, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo. Qua đó, một mặt tạo sự đồng thuận
trong triển khai thực hiện các nội dung quản lý một cách “hợp tình, hợp lý”, theo
đúng quy định về trình tự, thủ tục hành chính. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh với
những hành vi lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật. Đấu tranh, phản bác các luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch để các tổ chức tôn giáo trong, ngoài nước và cộng
đồng quốc tế hiểu rõ tình hình tự do TN-TG trong nước và địa phương.
Quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định của
Trung ương và của tỉnh có liên quan đến công tác tôn giáo cho các vị chức sắc, nhà
tu hành, Hội đồng mục vụ, tín đồ các tôn giáo. Thường xuyên động viên đồng bào
các tôn giáo thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”… Qua đó, tạo động
lực mạnh mẽ thúc đẩy đồng bào có đạo vươn lên trong lao động sản xuất, thoát nghèo,

36
làm giàu chính đáng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó, để bảo đảm công khai hoạt động và bảo đảm về pháp lý, Ngày
6/3/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-UBND
về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực TN-TG thuộc thẩm quyền giải quyết của
Sở Nội vụ. Theo đó, 35 thủ tục cụ thể: Thủ tục đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có
địa bàn hoạt động ở một tỉnh; Thủ tục đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp
nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh; Thủ tục đăng ký
thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc người
chưa được xóa án tích; Thủ tục đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước
ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; Thủ tục đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài
vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở một tỉnh; Thủ tục đề nghị mời chức sắc,
nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận
đăng ký hoạt động tôn giáo ở một tỉnh; hủ tục đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh; Thủ tục đề nghị
thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Thủ tục thông báo
thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Thủ tục đề nghị cấp
đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt
động ở một tỉnh; Thủ tục đề nghị tự giải thể tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở
một tỉnh theo quy định của hiến chương; Thủ tục đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo
trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ
chức; Thủ tục thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn
hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức; Thủ tục thông báo
tổ chức quyên góp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 19 của
Nghị định số 162/2017/NĐ-CP; Thủ tục đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động
tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh; hủ tục thông báo người
được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Thủ tục thông báo hủy kết quả phong
phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của

37
Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm
chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng,
tôn giáo; hủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ
chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một
tỉnh….
Đồng bào DTTS Chăm ở xã Châu Phong tập trung chủ yếu ở 3 ấp: Phũm Soài,
Hòa Long, Châu Giang, với 1.111 hộ (4.665 nhân khẩu) đã đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực, xây dựng gia
đình văn hóa. Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” được quan tâm, chính sách an sinh xã hội
có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục truyền thống cách mạng, đồng thời thể hiện đạo lý
của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”. Trong đó, việc cất mới nhà ở cho đồng bào diện
chính sách dân tộc được quan tâm. Đồng bào DTTS Chăm còn thực hiện mô hình
“Khu dân cư tự quản về vệ sinh môi trường, trật tự xã hội”, hệ thống đèn chiếu sáng
nông thôn được thực hiện 100% ở các ấp, tạo mỹ quan về đêm. Đồng bào DTTS
Chăm còn thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tham gia phòng
ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; đăng ký thi đua gắn với đăng ký xây dựng gia đình
văn hóa, khu dân cư văn hóa; tuyên truyền lồng ghép với diễn đàn “Công an lắng
nghe ý kiến nhân dân” trong đồng bào dân tộc…
Về TN-TG: Hoạt động của các tổ chức tôn giáo, ở các Thánh đường Hồi giáo,
Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo của đồng bào Chăm Đạo Islam giữ vai trò rất quan
trọng trong đời sống đồng bào Chăm An Giang. Hầu như mọi qui định trong cuộc
sống cộng đồng đều bị chi phối bởi giáo lý Islam. Tỉnh An Giang có 12 Masjid (thánh
đường), 16 surao (tiểu thánh đường). Các thánh đường và tiểu thánh đường là trung
tâm tôn giáo và cũng là trung tâm sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào Chăm An Giang. Đồng thời thánh đường còn được xem là trung tâm của một
“Jamaah”- một đơn vị quản lý tín đồ. Do đó đã có sự hợp nhất giữa tổ chức tự quản
với tổ chức tôn giáo, hình thành các nhóm tự quản Puk và Paley kiêm quản lý surao
và Masjid, vừa quản việc hành đạo trong “Jamaah” vừa quản lý các vấn đề trong các
Puk và Paley. Tổ chức tự quản Puk, Paley do dân làng bầu chọn, có nhiệm vụ trông

38
coi về phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, phân xử những thành viên trong cộng
đồng vi phạm Luật tục… Thành viên của “tổ chức tự quản” là những người có uy tín
trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, TN-
TG của người Chăm. Sinh hoạt tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra bình
thường, chấp hành các quy định của Nhà nước và Hiến chương của Giáo hội, tích cực
tham gia các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, đóng góp phát triển kinh tế xã hội; tổ
chức các hoạt động lễ trọng, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự đều có xin phép. Các
cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm giải quyết kịp thời những
nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của chức vị chức sắc, chức việc tôn giáo
trong đồng bào dân tộc thiểu số Chăm An Giang.
Về việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc tôn giáo
Ban Tôn giáo chấp cho Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo cử 02 tín đồ Hồi giáo
tham dự thi xướng Kinh Qu’ran tại Brunei và giới thiệu tín đồ Hồi giáo An Giang
tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài (giao lưu học tập với tổ chức Islam Hồng
Kông tại Hồng Kông).
Về đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự: Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
đã xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hồi giáo 02 cơ sở Hồi
giáo để xây dựng cơ sở thờ tự không bị hạng chế như trước đây.
Về giải quyết khiếu kiện: Trong giai đoạn 2016-2018, Ban Tôn giáo tỉnh An
Giang đã tiếp nhận và giải quyết 10 kiến nghị liên quan đến mâu thuẫn nội bộ tôn
giáo, sinh hoạt tôn giáo, tranh chấp đất đai trong cộng đồng người Chăm.
Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tiếp tục
tăng cường công tác phối hợp cùng chính quyền địa phương chăm lo tốt đời sống vật
chất và tinh thần cho đồng bào Chăm; nâng cao trình độ dân trí, đẩy mạnh việc dạy
và học tiếng dân tộc tại các thánh đường, tiểu thánh đường phù hợp với thời gian học
phổ thông; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo đảm các hoạt động, sinh
hoạt tôn giáo đúng với Hiến chương Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang và
pháp luật của Nhà nước… Tại đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2016-2020 với sự
tham dự của 133 đại biểu chính thức với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách

39
nhiệm, Đại hội đã suy cử 17 vị vào Ban Đại diện khóa mới, ông RACCARIGIA
(JĂCKY) tiếp tục được Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang tín
nhiệm phân công giữ chức vụ Trưởng ban Ban Đại diện, nhiệm kỳ 2016 - 2020. Bên
cạnh đó, Đại hội cũng thông qua Hiến chương Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An
Giang nhiệm kỳ 2016 – 2020.
Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các
huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn triển khai thực hiện với 5 hoạt
động gồm: Tham gia tố tụng; tăng cường năng lực cho người trợ giúp pháp lý; xây
dựng, phát chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý bằng tiếng Việt, tiếng dân
tộc; thiết lập đường dây nóng về trợ giúp pháp lý; truyền thông về trợ giúp pháp lý
tại 81 xã và 177 thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Kinh phí Trung ương
bố trí 4 năm là 3.520 triệu đồng.
Qua đó, người dân hiểu được chính sách công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước,
nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135
phát triển sản xuất có hiệu quả hơn, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, từng bước
vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh
góp phần cho người dân tộc ở tỉnh tiếp cận với xã hội và thỏa mãng tư tưởng tự do
TN-TG trong tinh thần đạo Pháp.
2.2.2 Bảo đảm về chính trị
Theo báo cáo công tác dân tộc, tôn giáo năm 2016, 2017, 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh An Giang: Công tác tổ chức xây dựng Đảng vùng đồng bào tôn giáo luôn có
sự đổi mới trong tư duy, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác phát triển Đảng được nâng chất về
số lượng và chất lượng, với 66 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, 4.584 đảng viên,
chiếm 2,21% dân số (trong đó đảng viên có đạo là 3.010 người)”. Cán bộ nói chung
và cán bộ là người có đạo nói riêng đều được đối xử bình đẳng, được quy hoạch, đề
bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Toàn huyện An Phú, Châu Đốc, Tân Châu có 457 cán bộ lãnh đạo, quản lý,
trong đó 246 cán bộ lãnh đạo, quản lý là người có đạo, chiếm tỷ lệ 56,8%. Đội ngũ

40
cán bộ lãnh đạo, quản lý là người có đạo đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình
độ, năng lực, phẩm chất, uy tín, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có khả năng
lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ người dân tộc
thiểu số là những người trưởng thành từ cơ sở, họ là những người nắm rõ nhất đặc
điểm vùng miền, được cộng đồng tín nhiệm.
Nhằm tạo nguồn cán bộ là người thiểu số lâu dài cho tỉnh; tỉnh An Giang đã ban
hành Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch triển
khai chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;
Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Từ
năm 2016 đến nay, tỉnh đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho hơn 2.500 lượt cho cán
bộ là người dân tộc thiểu số các cấp nhằm phục vụ cho đời sống tin thần cho người
dân tộc tỉnh nhà.
Đồng thời, tỉnh thực hiện chính chính sách cử tuyển, xét tuyển theo Nghị
định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chế độ cử tuyển và dự bị đại học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, để góp
phần nâng cao trình độ dân trí và tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số cho địa
phương, tỉnh đã thực hiện cử tuyển đại học, cao đẳng, trong giai đoạn 2016-2019
tỉnh đã xét tuyển hệ cử tuyển cao đẳng, đại học là 68 học sinh người Chăm; hệ đại
học dự bị chuyên nghiệp là người dân tộc trên 700 học sinh. Tuy nhiên, hiện nay
chính sách này đang khó thực hiện vì việc sinh viên ra trường khó khăn trong tìm
kiếm việc làm, nhất là con em người dân tộc thiểu số do đa số dân tộc Chăm ít tiếp
xúc với xã hội người Kinh.
2.2.3 Bảo đảm về tư tưởng
Chính quyền các cấp luôn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo và tín đồ sinh
hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật và Hiến chương của Giáo hội. TN-
TG là lĩnh vực được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm, chỉ
đạo sâu sát, kịp thời và quán triệt trong cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Tỉnh
đã vận động bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,

41
kết hợp hài hòa giữa tập quán và luật pháp, giữa truyền thống và hiện đại, thực hiện
tốt các hoạt động tự quản tại cơ sở, xây dựng quy ước, hương ước trong từng cộng
đồng dân cư... Từ đó, giúp tỉnh thực hiện các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
thuận lợi như: định canh, định cư, sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng nông thôn mới, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, chống lại âm mưu lợi dụng
vấn đề tôn giáo, dân tộc chia rẽ khối Đại đoàn kết...
Cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội xác định tổ chức
tôn giáo và tín đồ các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính
trị của mình; chủ động thường xuyên, gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, nhà tu hành để
tạo sự gần gũi, thân thiện và đồng thuận gắn bó, đồng hành cùng quần chúng nhân
dân, tích cực đóng góp xây dựng khối đoàn kết giữa các tôn giáo và giữa đồng bào
tín đồ tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Luôn gợi mở tấm lòng nhân ái, từ
thiện của tín đồ các tôn giáo tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội: "bồi đường,
đắp lộ", "bê tông hóa cầu nông thôn", xây dựng "cửa hàng không đồng- thừa thì cho,
thiếu thì nhận", cất sửa nhà Đại đoàn kết, cứu trợ, giúp đỡ các gia đình khó khăn...
2.2.4 Bảo đảm về kinh tế, văn hóa, xã hội
* Thực hiện quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”:
Toàn tỉnh có trên 10 tổ chức Phi chính phủ ngước ngoài và tổ chức trong nước
triển khai dự án, phi dự án góp phần phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Các hình thức đầu tư, hỗ trợ: mỗi dự án, phi dự án các tổ chức trên phối hợp với
một đối tác cụ thể tại địa phương để triển khai, hình thức triển khai dự án chủ yếu là
chuyển kinh phí hỗ trợ theo tiến độ thực hiện dự án. Riêng các phi dự án là trao tặng
hiện vật đến người thụ hưởng.
Năm 2019, có 07 dự án và 05 phi dự án của các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài thực hiện trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú và Thị xã Tân
Châu , Châu Thành và TP. Long Xuyên với tổng giá trị tài trợ: 3,037,493 triệu đồng.
* Về chuyên đề xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm

42
Tỉnh đã xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
đến năm 2010; đến nay toàn tỉnh có 33 cơ sở dạy nghề, trong đó có 10 Trung tâm dạy
nghề huyện, thị. UBND tỉnh đã xây dựng thành lập Trường Trung cấp nghề Dân tộc
nội trú trên toàn tỉnh đã đi vào đào tạo từ năm 2011 đến nay, quy mô 800 học viên,
đào tạo 9 nghề; hàng năm, tuyển sinh 400 học viên, đào tạo 8 nghề; ngoài hệ đào tạo
chương trình trung cấp, trường còn đào tạo các hệ sơ cấp, nghề ngắn hạn và liên kết
đào tạo liên thông hệ cao đẳng cho học viên người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh.
Riêng chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đó đối tượng hộ dân tộc thiểu số được
miễn, giảm học phí đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và chính sách hỗ trợ một lần
một triệu đồng/ người tự tìm được lao động ở ngoài tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, Tỉnh
đã tổ chức được 445 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho khoảng 18.000 người, với
kinh phí khoảng 7,3 tỷ đồng, trong đó, tổ chức hơn 100 lớp tập huấn ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cho khoảng 3.000 lượt người; ngoài ra, Tỉnh còn thực hiện chính
sách hỗ trợ đào tạo nghề, tiền ăn và chi phí tàu xe đi lại cho khoảng 6.167 lượt người
dân tộc thiểu số.
Hợp phần duy tu, bảo dưỡng công trình, giao UBND xã làm chủ đầu tư, hiện
các xã đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đầu tư sửa chữa, nâng cấp 29 công
trình nhỏ chủ yếu là dặm, vá đường giao thông nông thôn tạo điều kiện cho người
dân tộc trên toàn tỉnh trong đó có người Chăm ở khu vực Châu Phong, An Phú, Tân
Châu,... Các công trình kết cấu hạ tầng đã góp phần tạo thuận lợi trong việc đi lại,
học hành, trị bệnh, nâng cao mức thụ hưởng văn hóa, tinh thần, giao lưu mua bán
giữa các vùng…đồng thời góp phần tạo thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất, tiếp
thu kiến thức mới, từng bước nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất, làm ăn, cải thiện
đời sống, xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn có chương trình 135.
* Chính sách về văn hóa - xã hội
Tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện cho đồng bào tổ chức các ngày lễ, tết theo
phong tục cổ truyền của đồng bào dân tộc với sinh khí vui tươi, phấn khởi, đậm đà
bản sắc văn hoá dân tộc. Duy trì tổ chức lễ hội văn hóa cho đồng bào dân tộc Chăm

43
hai năm một lần luân phiên ở các huyện có đông đồng bào dân tộc đăng cai tổ chức
và lễ hội truyền thống của người Chăm An Giang. Góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc, phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh nhà. Hỗ trợ nhạc cụ dân tộc ở các điểm
chùa Khmer, Chăm đã góp phần bảo tồn phục vụ nhu cầu văn hóa của đồng bào DTTS
thể hiện lòng tự do TN-TG của dân tộc mình.
* Chính sách về giáo dục, đào tạo
Tỉ lệ người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học được nâng lên hàng
năm (tỉ lệ 93,1%); tỉ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ từng bước được nâng cao (tính
đến nay có 90,15% người dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên biết chữ, tỉ lệ mù chữ của
phụ nữ người dân tộc thiểu số 19,5%); tỉ lệ trẻ em dân tộc thiểu số nhập học đúng
tuổi bậc tiểu học 92,0%; tỉ lệ học sinh nữ dân tộc ở các bậc học phổ thông là 27,65%;
tỉ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi 5,7%. Phấn
đấu đến năm 2020 và 2025 bình quân giảm và tăng các chỉ số tương ứng từ 3-4%.
* Chính sách về cơ sở vật chất trường lớp, tình hình dạy và học tiếng dân
tộc.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và giáo viên của các trường học trong
vùng đồng bào dân tộc đã được cải thiện đáng kể, đầu tư theo hướng kiên cố,
hướng tới chuẩn hóa và hiện đại hóa, đáp ứng khá tốt yêu cầu nâng cao chất lượng
dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số các cấp chiếm 4,96% so tổng số học sinh
toàn tỉnh; riêng học sinh mẫu giáo 5 tuổi người dân tộc có 1.379/32.609 học sinh,
đạt 4,23% so dân số độ tuổi. Tỉnh có 1 trường THPT Dân tộc nội trú cấp tỉnh đặt tại
Thành phố Châu Đốc và 02 trường THCS Dân tộc nội trú đặt ở huyện Tri Tôn và
Tịnh Biên; trong nhiều năm qua các trường luôn bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh. Đến
nay, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc ở các cấp có 462 người.
Vùng đồng bào dân tộc Chăm: Tuy chưa có trường dân tộc nội trú nhưng trong
vùng có 02 trường trung học phổ thông, 04 trường trung học cơ sở, 13 trường tiểu
học - mẫu giáo, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Chăm. Tổ chức mở 2
lớp dạy song ngữ Chăm-Việt tại xã Khánh Hòa (Châu Phú) và xã Châu Phong (Tân
Châu), bình quân trong năm tổ chức được từ 4-5 lớp với khoảng 100 học sinh, có 03

44
giáo viên dạy tiếng Chăm. Tài liệu giáo khoa tiếng Chăm sử dụng là tài liệu phiên
dịch từ sách giáo khoa tiếng Việt, được biên soạn từ sự hợp tác giữa Sở Giáo dục và
Đào tạo Tây Ninh với các nhân sĩ người Chăm An Giang.
* Chính sách về kinh tế.
Đảng, Nhà nước ta nói chung; Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang có nhiều chủ
trương, chính sách cụ thể, rõ ràng, ưu đãi đối với người dân tộc. Đảng, chính quyền
các cấp thực sự quan tâm chăm sóc đối với người dân tộc, thực hiện tốt chủ trương
chính sách của đảng, Nhà nước đối với người dân tộc, trong đó có người Chăm, thông
qua các đề án lớn như: Chính sách giảm nghèo bền vững; Hỗ trợ học phí, đất ở, đất
sản xuất, vay vốn chuyển nghề,... từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống người
dân Chăm từng bước được cải thiện, tạo được niềm tin của người Chăm, đối với đảng,
chính quyền các cấp.
* Công tác giảm nghèo bền vững
Với tầm quan trọng đó, công tác giảm nghèo luôn là được An Giang xem là một
trong các mục tiêu, nhiệm vụ then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm của tỉnh, được tỉnh ra sức tập trung chỉ đạo, đầu tư nhằm cải thiện đời sống, tăng
thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận
lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp
cận thông tin). Dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh An Giang dưới 2%.
Tuy tỷ lệ hộ thoát nghèo chung hàng năm đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, nhưng số
hộ phát sinh nghèo mới vẫn còn, đa số hộ thoát nghèo còn thuộc chuẩn cận nghèo và
hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ
hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, tốc độ giảm không đồng đều, một
số nơi tỷ lệ hộ nghèo giảm còn chậm.
* Chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Giai đoạn 2016-2018, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để hỗ

45
trợ phát triển sản xuất, kinh phí 57.833 triệu đồng. Từ tháng 1 năm 2019 chính sách
này hết hiệu lực thi hành.
* Bảo đảm trợ xã hội
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách bảo trợ thường xuyên tại cộng đồng,
việc trợ giúp đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại bởi thiên tai, rủi ro
bất khả kháng cũng được các địa phương trong tỉnh tập trung thực hiện. Các chính trợ
giúp đột xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại bởi thiên tai, rủi ro bất khả
kháng được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã hỗ trợ cho
1.457 lượt hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại bởi thiên tai, rủi ro bất khả kháng với tổng
kinh phí hỗ trợ trên 24.410 triệu đồng; hỗ trợ lương thực cho 73.185 lượt hộ với
252.289 lượt khẩu bị thiếu đói trong các dịp tết, giáp hạt và sau các đợt thiên tai là
3.736,605 tấn.
Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua với các ngành trong triển khai thực hiện chính
sách dân tộc, chính sách an sinh xã hội về đào tạo nghề, vay vốn, chính sách giáo dục
ở các trường Dân tộc nội trú, chính sách giải quyết việc làm; xác minh thẩm định hồ
sơ cho 07 công nhân dân tộc chăm xin đi du học ở các nước Malaysia, Indoniasia;
khảo sát và đề xuất xin chủ trương hỗ trợ xây dựng dựng lò hỏa táng bằng điện ở hai
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên; việc dạy chữ dân tộc ở các điểm chùa Khmer, Thánh
đường Chăm, ở cộng đồng người Hoa để tham mưu đề xuất hỗ trợ; hỗ trợ 20 căn nhà
cho hộ nghèo DTTS từ nguồn xã hội hóa qua Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh An Giang.
* Hoạt động sinh hoạt tôn giáo; dạy chữ, dạy đọc
Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trí thức trong đồng bào dân tộc thiểu số,
tỉnh đã đầu tư xây dựng 1 Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh (TP.
Châu Đốc) và 2 trường phổ thông cơ sở dân tộc nội trú tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên.
Hiện nay, toàn tỉnh có 21 trường thực hiện chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số,
tạo điều kiện để học sinh là người dân tộc phát huy tối đa khả năng tiếp thu tri thức.
Đặc biệt, An Giang còn phối hợp Bệnh viện 121 tổ chức đào tạo các lớp y sĩ dành
cho học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Chăm và bố trí việc làm cho đối
tượng này sau khi tốt nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở vùng

46
đồng bào dân tộc thiểu số.
Hầu hết người Chăm tỉnh An Giang sinh sống quần tụ tại các làng Chăm. Các
làng Chăm được phân bố dọc theo 2 bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với
những ngôi nhà sàn bằng gỗ rất đặc trưng, hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ, nổi
bật. Thánh đường còn được dùng làm nơi sinh hoạt động đồng, tuyên truyền chính
sách pháp luật của Đảng, Nhà nước cho bà con giáo dân vào mỗi thứ sáu hàng tuần.
Hiện nay, để bảo tồn văn hoá, tiếng nói và chữ viết, hầu hết các thánh đường đều có
mở lớp dạy. Ban ngày các em học văn hoá tại các trường tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông, còn buổi tối tập trung tại thánh đường để học tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình. Đặc biệt, tại thánh đường Azhar ấp Châu Giang, xã Châu Phong
còn có một lớp học chuyên dạy đọc, viết chữ bằng tiếng dân tộc cho trẻ em của cộng
đồng người Chăm An Giang.
Trong giai đoạn 2016-2019, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, tu bổ 9 Thánh đường dân
tộc Chăm với kinh phí 2,3 tỷ đồng.
Ông Haji Abdolhamid, Phó Giáo cả thánh đường Chăm Azhar, ấp Châu
Giang, xã Châu Phong cho biết, “Trước mắt là giúp các em học được kinh Koran,
biết hành lễ, sâu xa hơn là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc người Chăm, là người
Chăm phải biết chữ, biết nói tiếng dân tộc Chăm…”.
Hoạt động trưng bày chuyên đề “Văn hóa Chăm An Giang và Ninh Thuận” tại
Bảo tàng An Giang: Năm 2017, tỉnh đã tổ chức Hoạt động trưng bày với 131 hình
ảnh, gần 250 hiện vật gồm: đồ dùng sinh hoạt, các dụng cụ và sản phẩm gốm Bàu
Trúc, nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, các nhạc cụ, trang phục truyền thống của đồng
bào dân tộc Chăm; nghề dệt thủ công truyền thống, cách bày trí phòng cưới cô dâu
chú rể của dân tộc Chăm sẽ phản ảnh rõ nét văn hóa vật chất và tinh thần của đồng
bào Chăm. Mỗi hiện vật dù đơn sơ, cũ kỹ nhưng đều gắn bó mật thiết với quá trình
lao động sản xuất, chi phối sâu sắc trong đời sống văn hóa cộng đồng dân tộc.
* Hoạt động thăm hỏi
Theo định kỳ, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể tổ
chức đến gặp gỡ, trao đổi với các vị chức sắc, chức việc, người có uy tín trong tín đồ

47
tôn giáo về những vấn đề thiết thực mà người dân, tín đồ cần nắm để góp phần bảo
đảm an ninh trật tự, an ninh biên giới. Vào các ngày lễ, Tết… lãnh đạo địa phương
đến các cơ sở thờ tự, chùa, thánh thất… thăm hỏi, tặng quà chúc mừng. Đồng thời,
động viên các chức sắc, chức việc, người có uy tín thường xuyên vận động tín đồ của
mình nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh các biểu hiện tiêu cực, nêu cao
tinh thần đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc,...
* Các mô hình tiêu biểu trong xây dựng đời sống văn hóa
Đồng bào dân tộc thiểu số Chăm còn thực hiện mô hình “Khu dân cư tự quản
về vệ sinh môi trường, trật tự xã hội”, hệ thống đèn chiếu sáng nông thôn được thực
hiện 100% ở các ấp, tạo mỹ quan về đêm. Đồng bào dân tộc thiểu số Chăm còn thực
hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tham gia phòng ngừa, phát hiện,
tố giác tội phạm; đăng ký thi đua gắn với đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, khu
dân cư văn hóa; tuyên truyền lồng ghép với diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân
dân” trong đồng bào dân tộc…
* Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Giai đoạn vừa qua, Sở Tư Pháp triển khai được 20 cuộc tuyên truyền tại hầu hết
các huyện, thị, thành phố có đông đồng bào dân tộc sinh sống, với gần 2.000 người
tham dự, đối tượng chủ yếu là người có uy tín, các chức sắc tôn giáo và đồng bào dân
tộc trên địa bàn. Nội dung tập trung vào Bộ luật Dân Sự 2015; Pháp luật về TN-TG;
công tác trợ giúp pháp lý, Pháp luật về biên giới quốc gia; Pháp luật về trẻ em; Pháp
luật về an toàn giao thông; Pháp luật về bảo vệ môi trường, tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống, cấp phát hơn 2.000 quyển tài liệu pháp luật, kinh phí thực hiện 250 triệu
đồng.
Trong 3 năm qua, Ban Dân tộc đã phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh, phòng Tư pháp
địa phương tổ chức 15 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho 1.070 lượt đồng bào
DTTS tham dự tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có đồng bào dân tộc
sinh sống. Ban Dân tộc, Sở Tư Pháp đã phối hợp với Vụ Pháp chế - Ủy ban dân tộc
đã tổ chức 02 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS trên địa bàn
tỉnh An Giang, thu hút gần 400 người tham gia. Biên soạn và in ấn tài liệu và tờ bướm

48
với 1.200 quyển tài liệu pháp luật và 8000 tờ bướm tuyên truyền.
Nhằm tăng cường vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo
vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hằng năm, Ban đã phối hợp với Ban Chỉ
huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức tuyên truyền về Luật biên giới quốc gia, vai trò
của đồng bào trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền, tình hình phân giới cắm mốc
Việt Nam - Campuchia... tại 05 huyện, thị, thành phố giáp biên. Tính đến nay đã tổ
chức được trên 15 cuộc với gần 1.500 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện trên
180 triệu đồng.
Phối hợp với Công an tỉnh An Giang tổ chức 08 cuộc tuyên truyền, vận động
đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức về bảo đảm trật tự an ninh, phòng chống
các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong vùng đồng bào đang sinh sống. Hội nghị thu
hút trên 800 lượt người tham gia với kinh phí thực hiện 120 triệu đồng.
Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền về các chính
sách an sinh xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo tại các huyện, thị, thành được 12
cuộc với gần 1.000 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện trên 180 triệu đồng.
Để bảo tồn phát huy các giá trị về vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu
số, Ban đã phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm kê, sưu tầm các
hiện vật, hướng dẫn cách thức bảo quản, phục dựng các yếu tố văn hóa bị mai một,
đồng thời tuyên truyền các chính sách văn hóa dân tộc được 09 cuộc với gần 900
người tham gia, kinh phí thực hiện 150 triệu đồng.
Hỗ trợ nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa gắn với thị trường, khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền
thống. Ban đã phối hợp với Hội Nông Dân tỉnh tổ chức hướng dẫn nông dân được 07
cuộc với hơn 800 lượt tham gia, kinh phí thực hiện trên 120 triệu đồng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng
năm, Ban đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH An Giang cung
cấp thông tin liên quan đến các chính sách dân tộc, các chế độ chính sách mới, phối
hợp xây dựng các phóng sự về chương trình 135, gương người tốt, việc tốt trong đồng

49
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đây được xem là công tác tuyên truyền thường
xuyên và mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao dân trí và nhận thức của
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, kinh phí thực hiện trên 60 triệu đồng.
2.3. Đánh giá chung về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người
Chăm tại tỉnh An Giang
2.3.1. Những thành tựu
Cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở có sự tập trung lãnh, chỉ đạo
sâu sát, các ngành liên quan có sự phối hợp khá chặt chẽ trong việc chăm lo các
mặt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số người
Chăm An Giang như: Hỗ trợ vốn sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ: Cụm tuyến dân cư, nhà ở, nước sạch, điện, đường, trường, trạm, làng nghề,
công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm,… Từ đó, tình hình kinh tế
trong vùng đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số có bước chuyển tích cực, tỷ lệ hộ
nghèo giảm dần, đời sống của một bộ phận khá lớn bà con đồng bào Chăm từng
bước được cải thiện rõ nét.
Ý thức cho con em tham gia học phổ thông tốt hơn trước, số lượng học sinh
dân tộc dân tộc thiểu số ở các cấp học không ngừng tăng lên. Công tác chăm sóc
sức khỏe, khám trị bệnh cho đồng bào dân tộc dân tộc thiểu số nói chung đồng
bào người Chăm mói riêng ngày càng quan tâm hơn. Đội ngũ cán bộ và các cơ
sở y tế, trang thiết bị, thuốc men phục vụ khám, điều trị bệnh vùng dân tộc dân
tộc thiểu số từng bước được tăng cường tốt hơn.
Hoạt động bảo đảm tự do TN-TG truyền thống được phát huy, nhiều vị chức
sắc tiêu biểu có sự đóng góp thiết thực cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc,
tham gia xây dựng chính quyền, vận động đồng bào và sư sãi chấp hành tốt các
chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.Tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, giữ vững ổn định; đoàn kết giữa các
dân tộc, các tôn giáo được phát huy; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ
quốc được đồng bào tích cực hưởng ứng; những âm mưu thủ đoạn của các thế
lực thù địch tác động xấu đến vùng dân tộc đều bị vô hiệu hóa

50
Tỉnh triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tập trung huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn lực khác
để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội đã tạo động lực
phát triển bước đầu cho vùng đồng bào dân tộc ngày một hiệu quả hơn. Đội ngũ
cán bộ công chức làm công tác dân tộc luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm
cao, nghiêm túc tổ chức triển khai các chính sách dân tộc đúng như quy trình,
quy định, hướng dẫn của trung ương; được sự ủng hộ, tham gia của đồng bào dân
tộc thiểu số trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Nhìn chung, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm
trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống pháp luật
không ngừng hoàn thiện, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều
tới đời sống của bà con tín đồ các tôn giáo. Nội hàm quyền tự do TN-TG từng bước
được hiểu sâu rộng và toàn diện, các quyền cụ thể của người có đạo được tôn trọng
và bảo đảm, công tác tôn giáo cũng đạt được những thành quả nhất định. Quyền tự
do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của người có TN-TG đặc biệt
được tôn trọng và bảo đảm; Về việc đào tạo chức sắc các tôn giáo luôn được mở rộng,
chất lượng và số lượng không ngừng tăng cường; Cơ sở thờ tự của các TN-TG được
xây dựng mới, sửa chữa; Hoạt động từ thiện xã hội của tín đồ và chức sắc tôn giáo
được chính quyền và các đoàn thể khuyến khích và tạo điều kiện; Quyền tự do ngôn
luận của những người có đạo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm trong thực tiễn;
Quyền tự do lập hội và hội họp của các tín đồ tôn giáo cũng luôn được tôn trọng và
bảo đảm; Quyền tham gia vào quản lý Nhà nước và xã hội của các tín đồ tôn giáo
được tôn trọng và bảo đảm; Quyền tự do đi lại, đi ra nước ngoài và trở lại Việt Nam
của các tín đồ và chức sắc tôn giáo, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
tôn giáo, được Nhà nước Việt Nam ghi nhận và bảo đảm.
Từ những kết quả trên, cho thấy với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Tỉnh ủy,
UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan, các cấp trong
hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trên
địa bàn, có thể khẳng định rằng công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trong năm qua

51
ở tỉnh An Giang tiếp tục được thực hiện khá tốt, Ban Tôn giáo đã luôn tích cực hướng
dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và
pháp luật của Nhà nước; giải quyết các nhu cầu tự do TN-TG của chức sắc, tín đồ
theo pháp luật; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tổ chức các chương
trình hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành,
tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Hỗ trợ các tổ chức
tôn giáo tổ chức thành công Đại hội và các cuộc lễ trọng theo đúng kế hoạch đường
hướng Hiến chương Giáo hội. Đồng thời, chủ động nắm bắt, hiểu rõ tâm tư nguyện
vọng của chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo để có hướng dẫn, giải quyết
kịp thời.Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được duy trì, giữ vững ổn
định; đoàn kết giữa các dân tộc, các tôn giáo được phát huy; phong trào quần chúng
bảo vệ an ninh tổ quốc được đồng bào tích cực hưởng ứng; những âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch tác động xấu đến vùng dân tộc đều bị vô hiệu hóa.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Đạo hồi Islam An Giang là một tôn giáo xem trọng nam giới, không coi trọng
phụ nữ và có truyền thống cưới hỏi cận huyết thống, tuy nhiên khi xâm nhập vào xã
hội Chăm, nó đã phải có những biến đổi phù hợp với xã hội mẫu hệ và tập quán của
dân tộc Chăm. Theo nghiên cứu của người Chăm Islam giáo ở nam bộ nói chung và
người Chăm An Giang nói riêng cho thấy, phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình
và trong sinh hoạt tôn giáo. Cụ thể ở Thánh đường luôn có một nơi riêng cho tín đồ
nữ cầu nguyện. Nhìn chung hoàn cảnh ở gia đình và xã hội người Chăm Islam chưa
phát triển, có lối sống mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng có sự gắn kết tộc người.
Bên cạnh đó về mặt văn hóa của họ còn hạng chế, chủ yếu người Chăm ở An
Giang sống bằng nghề nông và đánh bắt cá trên sông hậu, họ còn nổi tiếng với nghề
dệt thổ cẩm, dẫn tới trình độ nhận thức về xã hội còn nhiều bắt cập việc tuyên truyền
của nhà nước chính quyền địa phương về mặt tôn giáo còn gặp nhiều khó khăn, đa số
người Chăm An Giang họ sống khép kính quây quần với đoàn thể dân tộc của họ nên
việc cập nhật thông tin cũng gặp nhiều hạn chế.
Trên thực tế, công cuộc cải cách hành chính đã dẫn tới một số hạn chế trong

52
công tác tôn giáo. Từ ngày sáp nhập ngành Tôn giáo về ngành Nội vụ, hầu hết các
cán bộ làm công tác tôn giáo được luân chuyển từ ngành khác sang, không được đào
tạo về chuyên môn tôn giáo, không được chuẩn bị kỹ năng làm công tác tôn giáo,
thậm chí kém hiểu biết về tôn giáo, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của mọi người. Chưa kể đến nội hàm
của quyền tự do TN-TG là một vấn đề phức tạp và cần hiểu biết sâu rộng, cần những
chuyên gia để đánh giá đúng mức tầm quan trọng của các quyền. Thêm vào nữa, trong
các cơ quan vẫn còn những định kiến với tôn giáo, còn giữ thái độ của cơ chế xin -
cho, cố tình giảm bớt yêu cầu của các tôn giáo mà không có lý do, thậm chí phủ nhận
sự hiện diện có thật về nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân có TN-TG.
Công tác tôn giáo còn gặp những khó khăn bởi những nguyên nhân xuất phát từ
nhận thức sai lầm của người dân theo đạo khiến cho hoạt động TN-TG trở thành hoạt
động mê tín dị đoan, hay những lực lượng thù địch lợi dụng để chống phá Nhà nước.
Điều này có gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi những người làm công tác tôn giáo
bị ảnh hưởng trước những biểu hiện sai lệch của tín đồ hay sự cuồng tín của người
theo đạo nên càng có cái nhìn thiếu khách quan và chân thực về vấn đề tôn giáo.
Ngoài vấn đề về nhận thức của người dân, công tác tuyên truyền, vận động
hướng dẫn các chức sắc và tín đồ tôn giáo còn thiếu và yếu, chưa vận dụng các quan
điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một cách linh hoạt, phù hợp với
tình hình thực tiễn của từng địa phương dẫn tới những mâu thuẫn xung đột giữa giáo
dân với chính quyền sở tại.
Một hạn chế nữa trong công tác tôn giáo là hiện nay ở nước ta nói chung và ở
An Giang nói riêng chưa có một cơ quan chuyên trách về vấn đề TN-TG để giải quyết
các vấn đề liên quan như: Làm thế nào để thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
tôn giáo đạt được hiểu quả, cơ chế xử lý các khiếu nại, tổ cáo liên quan tới TN-TG ra
sao; cơ chế kiểm tra giám sát việc thực thi quyền này như thế nào v.v…
Là tỉnh đông dân nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long, gặp bất lợi về vị
trí, địa lý cách xa trung tâm lớn, phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp; thị
trường tiêu thụ, xuất khẩu nông - thuỷ sản luôn gặp khó, tình trạng “trúng mùa,

53
rớt giá” diễn ra thường xuyên, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân,
trong đó có hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Chăm bị ảnh hưởng; tình trạng
sạt lở bờ sông trong đó có vùng đồng bào Chăm xã Châu Phong, Thị xã Tân
Châu bị ảnh hưởng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và kêu gọi đầu tư;
đặc biệt là đối với địa bàn vùng dân tộc, miền núi, biên giới. Việc triển khai
chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi có nguồn vốn nhiều,
suất đầu tư lớn; trong khi đó, nguồn vốn phân bổ của Trung ương để thực hiện
các chính sách dân tộc còn phân tán nhỏ lẻ, không tập trung, nên hiệu quả chưa
cao.
Trình độ dân trí, phương thức lao động sản xuất, tập quán canh tác còn
mang tính truyền thống; điểm xuất phát về kinh tế - xã hội thấp; tỷ lệ hộ nghèo,
cận nghèo và nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao; nhiều bà con dân tộc còn tư tưởng
trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước hỗ trợ, chưa phát huy nội lực để tự lực vươn lên.
Tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc tuy có tiếp tục phát triển,
các chương trình mục tiêu quốc gia đem lại hiệu quả thiết thực, nhưng số hộ
nghèo trong đồng bào dân tộc vẫn còn cao. Nhiều xã tuy đạt kết quả tích cực
trong xóa đói, giảm nghèo nhưng còn lúng túng trong giải pháp vươn lên khá,
giàu; ở những nơi chưa bảo đảm tính bền vững thì tình trạng tái nghèo vẫn còn
là một nguy cơ tiềm ẩn.
Việc phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng đồng bào
thiểu số người Chăm có một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, một số loại
hình văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc dân tộc Chăm có nguy cơ bị mai
một; việc học tập nâng cao trình độ dân trí, nhất là đối với hộ nghèo vẩn còn
nhiều khó khăn.
An ninh chính trị, tinh thần đoàn kết dân tộc, tôn giáo tuy được giữ vững
và tăng cường; song vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể ảnh hưởng bất lợi trong
vùng dân tộc; những tác động xấu và các hoạt động móc nối, lôi kéo của các thế

54
lực thù địch từ bên ngòai. Việc xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ
sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ người dân
tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức; tỷ lệ cán bộ người dân tộc tham gia
vào cấp ủy, cơ quan nhà nước, đoàn thể các cấp chưa tương xứng; công tác phát
triển đảng viên trong lực lượng cán bộ công chức viên chức là người dân tộc dân
tộc thiểu số vẫn còn ít so với cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra trong thời gian sắp
tới.
* Nguyên nhân tồn tại
Địa bàn vùng dân tộc và miền núi rộng lớn, địa hình phức tạp; đồng bào
dân tộc phần đông sống ở vùng sâu và sống phân tán, đi lại khó khăn, ít có cơ
hội tiếp xúc với các dịch vụ, khoa học công nghệ tiên tiến; do lịch sử để lại, kinh
tế - xã hội ở vùng dân tộc còn kém phát triển, mang nặng tính tự cấp, tự túc, dựa
nhiều vào tự nhiên; phương thức sản xuất, tập quán canh tác còn lạc hậu, chưa
nắm bắt kịp những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại để áp dụng vào sản
xuất, chưa khai thác hết mọi tiềm năng sẵn có tại địa phương.
Hệ thống tổ chức làm công tác dân tộc ở cấp cơ sở chưa được kiện toàn
hoàn thiện, nhân lực còn thiếu. Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những
khó khăn về đời sống, trình độ dân trí còn thấp của đồng bào dân tộc và những
sai sót của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách
để kích động khiếu kiện, gây mất an ninh trật tự và chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Kết luận chương 2
An Giang là một tỉnh đa tôn giáo trong đó đại đa số đồng Chăm ở đây theo đạo
hồi. Trong những năm qua, công tác bảo đảm quyền tự do, TN-TG của người Chăm
đã được quan tâm và bảo đảm thực hiện, điều đó đã góp phần tích cực củng cố khối
đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Sự gay gắt về vấn đề đời sống, việc làm và thu nhập;
trình độ dân trí thấp; sự mai một các giá trị văn hóa; những ảnh hưởng tiêu cực của
tâm lý tộc người; sự chống phá của các thế lực thù địch là các vấn đề bức thiết đặt ra,
cần nhận thức đúng và giải quyết tốt công tác tôn giáo đối với đồng bào Chăm ở An

55
Giang. Phát huy giá trị tốt đẹp của đạo Hồi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh An Giang. Giải quyết tốt các vấn đề này vừa
là nội dung, yêu cầu, định hướng vừa là biện pháp thực hiện tốt công tác tôn giáo của
tỉnh An Giang nhằm tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM TỪ THỰC TIỄN TỈNH AN GIANG
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Bảo đảm quyền tự do TN-TG của người dân theo chủ trương, chính sách của
Đàng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên
Trên cơ sở đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do
TN-TG, đáp ứng nhu cầu tinh thần của đại đa số đồng bào có tôn giáo đặc biệt là các
cộng đồng dân tộc có đạo trên địa bàn tỉnh An Giang. Nhà nước cũng quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi về công tác báo chí, in ấn, xuất bản liên quan đến hoạt động tôn
giáo đặc biệt là các tôn giáo của người dân tộc như Chăm có kinh Koran, tạo thuận
lợi cho các tôn giáo tham gia các hoạt động quốc tế với các tổ chức tôn giáo trong
khu vực trong cộng đồng các nước có người theo đạo Hồi như Malaisia, Indonesia,
các nước Ả rập,... Các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo
quốc tế về tôn giáo.
. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo vừa thiếu về số lượng lẫn
chuyên môn, vừa yếu về chất lượng. Thí dụ, nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa
phương tự đánh giá là trái chuyên môn, ít được đào tạo, bồi dưỡng về ngôn ngữ, nên
chưa nắm vững chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác tôn
giáo. Trước tình hình đó, để tổ chức triển khai thực hiện phương hướng nêu trên của
Đại hội XII, trước tiên, cần nắm vững những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà
nước về tôn giáo. Đó là:
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng bào tôn giáo

56
là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do TN-TG
và không TN-TG của nhân dân.
Bảo đảm quyền tự do TN-TG phải xuất phát từ quyền con người trong lĩnh vực
tôn giáo; nhưng quyền tự do TN-TG phải gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN-
TG của công dân. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời của quyền tự do
TN-TG. Công dân muốn được hưởng quyền tự do TN-TG thì phải gánh vác nghĩa vụ
khi thực hiện tự do TN-TG, dù ở bất kỳ một TN-TG nào. Đây là điều kiện bảo đảm
cho quyền tự do TN-TG được thực hiện. Mặt khác, Nhà nước cũng sẽ bảo đảm cho
các quyền tự do TN-TG hợp pháp của công dân được thực hiện trên cơ sở nghiêm
chỉnh chấp hành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Nguyên tắc quyền tự do TN-TG gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN-TG
là bảo đảm để mọi công dân đều bình đẳng về quyền tự do TN-TG trong toàn thể dân
tộc. Quyền bình đẳng ở đây bao gồm sự không phân biệt về giới tính nam-nữ, dân
tộc, văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú và tôn giáo,... Mọi công dân đều được hưởng
giá trị tự do tôn giáo như nhau và đóng góp như nhau cho sự phát triển của tự do TN-
TG và đặc biệt, họ đều bình đẳng trước pháp luật khi vi phạm các quy định pháp luật
về tự do tôn giáo của Nhà nước.
Nguyên tắc quyền gắn với nghĩa vụ trong thực hiện tự do TN-TG, một mặt, đòi
hỏi tất cả các TN-TG khi áp dụng quy phạm (giáo lý, giáo luật, nghi lễ, hiến chương,
điều lệ,...) đối với các đệ tử của mình thì cũng phải tôn trọng quyền tự do công dân
của họ. Mặt khác, nguyên tắc cũng đòi hỏi mọi quy định trong hệ thống pháp luật về
quyền tự do TN-TG đều phải có cơ sở và điều kiện hiện thực hóa được trong thực tế
cuộc sống; tránh những quy định tạo ra sự không phù hợp, thiếu tính khả thi khiến
cho công dân không thể thực hiện được. Và nguyên tắc đó cũng đòi hỏi trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bảo đảm hiệu lực của các quyền tự do TN-TG, vì không có
sự bảo đảm của Nhà nước sẽ không có hiệu quả trên thực tế về các quyền tự do TN-
TG.
Việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân được ghi nhận trong các bản
Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật về tôn giáo. Các

57
quy định này cũng phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động TN-TG, ở nước ta hiện nay, Văn kiện Đại hội
XII của Đảng (01-2016) đề ra phương hướng: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp
luật về TN-TG, phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.
Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều
lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật.
Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng
TN-TG để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động TN-TG
trái quy định của pháp luật.
Gắn với sự phát triển hài hòa, đồng bộ về kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh -
quốc phòng của tỉnh An Giang.
Các chủ thể ở tỉnh An Giang được thụ hưởng quyền tự do TN-TG có những đặc thù
riêng nên cần phải nghiên cứu cụ thể, cẩn trọng để có chính sách tác động thích hợp.
Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong các văn bản pháp luật về TN-TG
và các văn bản khác có liên quan quy định về TN-TG còn cần có sự quan tâm chỉ đạo
bằng các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quản lý pháp
luật về tôn giáo trên địa bàn tỉnh phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở; gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Bảo đảm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
Để bảo đảm quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải quan tâm, hoàn thiện bộ máy
tổ chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp của tỉnh; hoàn
thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tôn giáo; tăng cường công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tôn giáo; tăng cường các hoạt động thanh
tra kiểm tra việc quản lý nhà nước về tôn giáo.
Đáp ứng nhu cầu về tổ chức và hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế
Quyền tự do tôn giáo ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm trong
đó có Việt Nam đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc

58
tế về quyền con người. Các quyền này bao gồm quyền có tổ chức bộ máy và quyền
về hoạt động tôn giáo.
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
3.2.1 Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1 Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính
quyền, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể đối với công tác tôn
giáo. Tập trung tuyên truyền sâu rộng Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị 01/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; các địa phương
bảo đảm tốt thông tin hai chiều, tập trung giải quyết kịp thời những vấn đề vướng
mắc, nảy sinh trong công tác tôn giáo như: đất đai, cơ sở thờ tự, tự do TN-TG của
nhân dân. Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho
người dân ở vùng đồng bào có đạo: Ở các vùng đồng bào có đạo, nhất là vùng nông
thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế
còn khó khăn, sự hiểu biết pháp luật và tìm hiểu pháp luật chưa thực sự được quan
tâm nên họ vẫn còn tin vào những thủ tục lạc hậu, sự đấu tranh những điều phi lý và
những quyền bị xâm hại chưa cao; pháp luật là bảo đảm từ phía nhà nước và sự hiểu
biết pháp luật của đồng bào có đạo là những điều kiện bảo đảm cho công dân luôn có
ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng quyền của người khác và bảo vệ
chính đáng những quyền lợi của bản thân mình khi bị xâm hại. Thông tin pháp luật
tốt cũng giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, hoàn
thiện pháp luật, kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, bất cập của các quy định pháp
luật để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, tất cả các văn bản pháp quy, các quy
định của nhà nước được truyền tải đầy đủ, chính xác, kịp thời thông qua các trang
thông tin pháp luật, các sách báo pháp lý, thông qua giáo dục, phim ảnh có nội dung
pháp lý, qua các hội nghị tuyên truyền phổ biến, các ấn phẩm về pháp luật,... đến toàn
thể nhân dân nói chung và tín đồ, chức sắc các tôn giáo nói riêng.
Đẩy mạnh công tác phối hợp tốt với các sở, ngành đã ký kết chương trình công
tác phối hợp có liên quan đến công tác dân tộc. Quan tâm tổ chức triển khai những

59
nhiệm vụ tại Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào
dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Quyết định 1527/QĐ-UBND
ngày 09/9/2014 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai chương trình hành động thực
hiện chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-
2020, định hướng đến năm 2030.
3.2.1.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
Để làm tốt hơn nữa công tác TN-TG, thời gian tới các cấp ủy đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo tỉnh, Ban dân tộc các đoàn thể chính trị-xã hội ở địa
phương, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
Một là, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục quán triệt, triển
khai trong cán bộ, Nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc Chăm An giang có TN-TG
nói riêng về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ta
về công tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng có tôn giáo nắm và thực hiện tốt Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hai là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và toàn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo. Cần nhận
thức một cách sâu sắc về nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng, thông qua công tác vận động nhằm giúp đồng bào các tôn giáo phát huy
những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa
của dân tộc, tôn vinh những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân, đồng thời chủ
động đấu tranh chống lại các hoạt động lợi dụng tự do TN-TG để hành nghề mê tín
dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi dụng, kích động
chia rẽ Nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ lương- giáo, gây rối, xâm phạm an ninh
quốc gia. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và vận động các tín đồ nêu tinh
thần cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù

60
địch nhằm chống phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vận động
các tín đồ thực hiện tốt các đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó giữa đạo và đời,
phát huy những nét đẹp truyền thống, những yếu tố tích cực, những điểm tương đồng
trong các tôn giáo. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn đối với các tà
đạo, các hoạt động mê tín dị đoan.
Ba là, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt
là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn các cộng đồng người dân tộc; kêu
gọi đầu tư và tăng cường thực hiện các chương trình hội thảo nghề đệt thổ cẩm của
người Chăm với các dân tộc khác và ngoài nước, dự án phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng
tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt
động từ thiện nhân đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của
tổ chức, cá nhân tín đồ các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan
đến tôn giáo.
Quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo, bố trí đúng
người làm công tác tôn giáo; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn giáo
và nghiệp vụ tôn giáo đặc biệt là ngôn ngữ riêng của đồng bào dân tộc. Có kế hoạch
phát hiện, đào tạo những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động chức sắc tôn giáo để
tạo mối quan hệ đồng thuận. Tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ cán bộ làm công
tác tôn giáo hoạt động tốt, tham mưu ngày càng tốt hơn cho cấp uỷ, chính quyền giải
quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo theo đúng chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước
3.2.1.3 Giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ, khu vực ĐBSCL, có đường biên giới dài
gần 100km, giáp với tỉnh Tà keo và Kandal (Campuchia). Tỉnh có 28 dân tộc thiểu
số, trong đó dân tộc Khmer, Chăm, Hoa với 119.219 người, chiếm 5,26% dân số và
25 dân tộc thiểu số khác với 896 người cùng chung sống. Về tôn giáo, bao gồm 12 tổ
chức, hệ phái tôn giáo, tín đồ tôn giáo chiếm khoảng 70,31% dân số toàn tỉnh. Đặc

61
biệt, An Giang là nơi khai đạo của 3 tôn giáo: Phật giáo Hòa Hảo, Tứ ân Hiếu Nghĩa
và Bửu sơn Kỳ Hương. Xác định công tác xây dựng Đảng ở địa bàn tôn giáo, dân tộc
là nhiệm vụ then chốt trong công tác quản lý tôn giáo, Đảng bộ tỉnh An Giang luôn
phát huy vai trò đoàn kết, nhất trí trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt
nhiệm vụ về công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận, tôn giáo, dân tộc, góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
Về công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, các nhu cầu tôn giáo chính đáng,
hợp pháp đã được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm giải quyết kịp thời, đúng
chính sách pháp luật, phù hợp với thực tế; các nhu cầu chưa đủ cơ sở pháp lý và thực
tế đã được giải thích, hướng dẫn trả lời và được Giáo hội chấp thuận. Điều đáng ghi
nhận là, các tổ chức tôn giáo chấp hành khá tốt việc thực hiện quy trình, thủ tục theo
quy định được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các nhu cầu tôn giáo, các
nội dung liên quan đến tôn giáo; trường hợp không được giải quyết nhưng khi được
giải thích đã cơ bản đồng thuận.
Liên quan đến vấn đề đất đai phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều vụ
việc đất đai liên quan đến tôn giáo được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Phần lớn các vụ việc phức tạp trước đây được tháo gỡ và dần đi vào ổn định. Công
tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo; tranh thủ, vận động chức
sắc, tín đồ các tôn giáo được tăng cường và phát huy hiệu quả. Đặc biệt, công tác nắm
tình hình, phòng ngừa, xử lý các hoạt động TN-TG trái pháp luật đảm bảo kịp thời,
hiệu quả.
Tại các địa bàn trọng điểm về tôn giáo, các hoạt động chống đối giảm. Mối quan
hệ giữa chính quyền với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ngày càng cởi mở, gắn bó.
Các tổ chức tôn giáo nhất là có sự quan tâm với các tôn giáo của cộng đồng đân tộc
Chăm, Khơme đã tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động xã hội và nhiều hoạt
động do các cấp chính quyền tổ chức như chung tay xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ,
động viên các cá nhân, tổ chức trên tuyến đầu. Về công tác củng cố hệ thống chính
trị cơ sở, xây dựng, sử dụng cốt cán trong tôn giáo được triển khai đồng bộ, kịp thời.
Trước yêu cầu đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các ngành,

62
địa phương, các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các văn bản
chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương, giải pháp, biện pháp
giải quyết vấn đề tôn giáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về
tín ngưỡng, tôn giáo cả trong việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt chính đáng cũng
như thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý vi phạm, ngăn chặn có hiệu quả các
hoạt động lợi dụng TN-TG; tập trung chỉ đạo xử lý vấn đề quy hoạch đất đai cũng
như giải quyết các nhu cầu đất đai TN-TG. Gắn với sự phát triển hài hòa, đồng bộ về
kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, cho nên cần phải nghiên
cứu cụ thể, cẩn trọng để có chính sách tác động thích hợp. Ngoài việc tuân thủ các
quy định trong các văn bản pháp luật về TN-TG và các văn bản khác có liên quan
quy định về TN-TG còn cần có sự quan tâm chỉ đạo bằng các văn bản hướng dẫn của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cùng với đó, tăng cường công tác vận động, phối hợp với các chức sắc, chức
việc, nhất là người đứng đầu có uy tín trong cộng đồng để tháo gỡ các vướng mắc
trong hoạt động tôn giáo. Để tạo sự đồng thuận, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc,
các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, nâng cao đời sống mọi mặt của
đồng bào có đạo như thúc đẩy đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo việc làm
tại các xã vùng có đông tín đồ,... Qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2.2 Nhóm các giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Giải pháp về chính trị
Một là, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn
giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Thông
qua tổng kết thực tiễn, rà soát, sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật không còn
phù hợp, thiếu tính khả thi, gây trở ngại cho các hoạt động bình thường của tôn giáo.
Trong đó, coi trọng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cải cách
hành chính trong quản lý nhà nước về tôn giáo, và liên quan đến quản lý đất đai, cơ
sở thờ tự của các TN-TG.

63
Hai là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên về các
quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước và hệ thống pháp luật quốc tế về bảo đảm
quyền tự do TN-TG. Các ngành, các cấp, nhất là ở địa phương, cơ sở thường xuyên
động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia tích
cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm và tạo điều kiện cho các
tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo, đã được
Nhà nước công nhận; và chủ động ngăn ngừa, đấu tranh với những hành vi lợi dụng
tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt tại những địa
bàn trọng điểm về tôn giáo, dân tộc, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt
của các tôn giáo, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn phát sinh, những hành vi vi
phạm pháp luật, lợi dụng TN-TG, nhằm kích động gây chia rẽ tôn giáo, dân tộc, và
xâm phạm an ninh quốc gia.
Bốn là, kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo theo hướng thống nhất mô hình
quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác này ở các địa phương và cơ sở. Đẩy
mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo; khắc phục
tình trạng thiếu hụt cán bộ được đào tạo về công tác tôn giáo; có chế độ ưu đãi hợp
lý cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Năm là, chủ động công tác đối ngoại tôn giáo và đấu tranh chống lợi dụng một
số vấn đề tôn giáo nhạy cảm của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam
3.2.2.2. Giải pháp kinh tế
Công tác vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo được cả hệ thống chính trị quan
tâm và thực hiện, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội theo phương
châm “tốt đời, đẹp đạo”. Có được những kết quả đó là do công tác dân vận của hệ
thống chính trị đã không ngừng đổi mới. Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị về tôn giáo và công tác tôn giáo trong

64
cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nói chung và người Chăm An Giang nói
riêng đã được tăng cường; kết hợp công tác dân vận với tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương, chính sách về tôn giáo đến chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo và các
tầng lớp Nhân dân.
Xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng
lãnh đạo nên những năm qua, công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, tuyên truyền,
phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và
công tác tôn giáo đã được các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến
cơ sở. Việc tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết về công tác tôn giáo gắn
với đẩy mạnh các phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội
phát động, phong trào sống “tốt đời, đẹp đạo”; từ đó nhân rộng các điển hình tiên
tiến, gương người tốt việc tốt tại các thôn, xóm, bản, tổ dân phố; nhất là những địa
phương có đông đồng bào dân tộc theo đạo.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người
dân tộc. Tăng cường cán bộ công tác ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc, trước
hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã; đẩy mạnh phát triển Đảng viên, giáo viên, cán
bộ y tế, cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc. Kiện toàn bộ máy và nâng cao chất
lượng hoạt động của cán bộ phụ trách công tác dân tộc, đưa đi đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác.
Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, xem trọng và phát huy
gương người tốt việc tốt, gắn với các cuộc vận động giảm nghèo, xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư; chú trọng khai thác sáng kiến kinh nghiệm của các tổ chức, cá
nhân có thành tích nổi bật, nhân điển hình tiên tiến, đề cao ý thức tự lực tự cường,
khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại trong đồng bào dân tộc
Đầu tư phát triển toàn diện, thực hiện xóa đói giảm nghèo: Công tác xóa đói
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Chăm của tỉnh là một nhiệm vụ cấp bách, không
những liên quan đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà còn liên quan đến công
tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước, do đó cần đẩy mạnh hơn. Trong tình hình hiện
nay, giải quyết tốt xóa đói giảm nghèo là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng để củng cố

65
khối đại đoàn kết dân tộc. Xóa đói giảm nghèo phải đặt thành một chủ trương lớn, có
mục tiêu và biện pháp cụ thể trong thực hiện chính sách, trở thành hành động thực
tiễn của chính từng hộ gia đình dân tộc Chăm của tỉnh, chứ không phải là việc làm
chiến dịch, thành tích. Vấn đề này phải được sự quan tâm thỏa đáng của các cấp ủy
đảng và chính quyền các cấp của tỉnh.
Tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc
thiểu số thông qua các chương trình, dự án đầu tư góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc trong cộng đồng. Nâng cao trình độ dân trí,
chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc; đẩy mạnh
việc dạy và học chữ dân tộc, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào
dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; tạo điều kiện để hầu hết đồng bào dân tộc
được chăm sóc sức khỏe tốt; hạn chế đến mức thấp nhất các loại dịch bệnh nguy hiểm.
3.2.2.3. Giải pháp về văn hóa - xã hội
Đối với người dân, trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật là những đảm bảo cơ
bản về phía bản thân những người dân trong việc thực hiện quyền công dân nói chung
và tự do TN-TG nói riêng. Sự hiểu biết của mỗi người là những điều kiện tiên quyết
để bảo đảm cho việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền, lợi ích của người khác và
hơn hết là bảo vệ chính quyền lợi của bản thân. Một người dân không hiểu biết về
pháp luật, không có cái nhìn đúng đắn về TN-TG thì dễ có những lòng tin mù quáng
và hành động sai lầm. Họ làm theo những gì mà họ cho là đúng, họ tin theo những
lời kích động mang tính thù địch để rồi cuối cùng chính họ là người tự tước đi tự do
của mình. Thêm vào đó, việc hiểu biết pháp luật, trình độ dân trí cao còn tạo điều
kiện thuận lợi cho các công tác tôn giáo được triển khai có hiệu quả, tránh được những
mâu thuẫn có thể xảy ra.
Tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt là các
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư và tăng cường thực hiện
các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí; tăng
cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời đẹp
đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân đạo.

66
Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân tín đồ
các tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến tôn giáo.
Quan tâm nâng cao nhận thức của người dân nói chung và người dân ở những
nơi còn khó khăn cả về kinh tế và tiếp cận nền văn minh là nhân tố quan trọng giúp
hạn chế được những bất ổn về tình hình chính trị, kinh tế đất nước đồng thời giúp cho
đất nước ngày một đoàn kết, vững mạnh.
Đối với những người làm công tác tôn giáo: Tôn giáo là vấn đề tồn tại nhiều
phức tạp, công tác tôn giáo là công việc khó khăn và nhạy cảm. Bởi vậy hơn ai
hết, những người làm công tác tôn giáo phải là những người biết tiếp thu, học hỏi
và thường xuyên nâng cao kiến thức của bản thân về các vấn đề tôn giáo. Những
người làm công tác tôn giáo là người thi hành đồng thời là người có trách nhiệm
giải thích cho nhân dân hiểu và thực hiện các quy định của pháp luật vể tôn giáo.
Với vai trò quan trọng như vậy, nếu bản thân họ không biết được pháp luật quy
định như thế nào, những hành vi như nào thì bị coi là trái phạm luật sẽ dẫn tới họ
lạm quyền, họ hiểu sai lệch và áp đặt một cách sai lệch gây ra sự thiếu thiện cảm
hay sự hiểu nhầm từ phía đồng bào có đạo, là nguyên nhân gây ra những bất đồng
và tranh chấp trong tôn giáo.
Đối với người có chức sắc, nhà tu hành: Đội ngũ chức sắc và nhà tu hành các
tôn giáo ở Việt Nam khá đông, hầu hết là những người có tri thức, được đào tạo bài
bản. Họ được coi là những lãnh tụ tinh thần, là người hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo
cho tín đồ, ở mức độ nào đó, dưới con mắt của các tín đồ, họ là những người nắm giữ
thần quyền. Bởi vậy, họ có uy tín và ảnh hưởng lớn đối với tín đồ về mọi mặt. Mặc
dù, niềm tin là khác nhau, có người thờ Chúa, có người theo Phật,… nhưng họ cùng
có điểm chung là đều có tinh thần dân tộc và chủ nghĩa nhân văn. Lực lượng chức
sắc này sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa các hoạt động tôn giáo theo đường
hướng tiến bộ, gắn bó với dân tộc, phù hợp với đạo đức xã hội và quy định của pháp
luật.
Quan tâm phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện các chính sách dân tộc
thuộc địa phương quản lý; Tập trung tổ chức quản lý, phối hợp tốt với các sở, ngành

67
tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, huy động nhiều nguồn lực đẩy nhanh phát
triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới mà tỉnh đã triển khai kịp thời các chính sách đến với bà con
hộ nghèo dân tộc để được hỗ trợ đất ở, nhà ở, học nghề giải quyết việc làm, vay vốn
phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề truyền thống, công trình thủy
lợi vùng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chính sách giáo dục, cử tuyển, dự bị đại
học nâng cao dân trí. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao mức sống của
đồng bào dân tộc thiểu số trong đó để họ thỏa mảng về tin thần tự do TN-TG trong
cộng đồng.
Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào
dân tộc. Có chủ trương đầu tư mạnh hơn cho công tác giáo dục đào tạo con em đồng
bào dân tộc thiểu số, tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển, dự bị đại học cho học
sinh người dân tộc; Có kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí để khôi phục các loại hình
thể thao, văn hoá, văn nghệ truyền thống của đồng bào dân tộc, tạo ra sự đa dạng
phong phú về nội dung và hình thức trong các hoạt động lễ hội hàng năm của tỉnh;
Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia ở vùng đồng bào dân tộc, vận
động thực hiện hiệu quả chương trình dân tộc với kế hoạch gia đình, phòng chống
suy dinh dưỡng ở trẻ em, bảo đảm vệ sinh môi trường.
3.2.2.4. Giải pháp về mặt tư tưởng
Phát huy tính khoan dung, hòa đồng của các tôn giáo theo truyền thống văn hóa
Việt Nam. Đại đa số đồng bào có TN-TG ở nước ta là nhân dân lao động, có tinh thần
yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. Đồng bào tín đồ tôn giáo là những người có đời sống
tâm linh nhạy cảm, có tình cảm đạo đức tôn giáo riêng. Bởi vậy, để giải quyết được
các vấn đề tôn giáo, bên cạnh việc vận động quần chúng nhân dân nâng cao tinh thần
yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của tổ quốc, Nhà nước cũng cần đưa
ra những chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo đời sống cho người
dân; từ đó, đồng bào hiểu và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước, yên tâm sống
đạo, giữ đạo và làm tròn trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
Để tồn tại được trong xã hội, bản thân tôn giáo phải có được những giá trị nhân

68
văn, giá trị đạo đức, luân lý tốt đẹp phù hợp với những chuẩn mực trong sinh hoạt
của nhân dân. Tất cả các tôn giáo từ nội sinh tới ngoại sinh, từ tôn giáo nguyên thủy,
sơ khai cho tới tôn giáo hoàn chỉnh đều cho thấy sự hướng con người tới những điều
tốt đẹp: “Từ bi”, luật nhân quả của Đạo Phật, “Nhân nghĩa” trong Cao Đài và Phật
giáo Hòa Hảo, “Bác ái” trong Công giáo, khuyên người làm lành lánh dữ, sống chan
hòa với đồng loại, đồng bào, “đạo và đời”, “tôn giáo và dân tộc”, sống “tốt đời đẹp
đạo”, “kính Chúa yêu nước” làm cho “nước vinh đạo sáng”. Một mặt phát huy được
những tinh thần cao đẹp của tôn giáo giúp cho người dân nhìn nhận về tôn giáo với
những mặt tốt đẹp của nó và mất dần đi sự thiếu thiện cảm tạo ra được điểm chung,
điểm hòa đồng giữa tôn giáo và đời thường, giữa có đạo và người không có đạo, đồng
thời cũng là thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc. Mặt khác, phát huy được tinh thần khoan
dung tôn giáo từ trước tới giờ ở nước ta. Hiếm có một quốc gia nào có được những
quan điểm rất cởi mở đối với vấn đề tôn giáo như Việt Nam, sự tôn trọng và bảo đảm
quyền tự do tôn giáo trở thành đặc trưng của Nhà nước ta. Niềm tin của con người
bản thân chúng không có gì xấu chỉ là người khác làm cho nó lệch lạc và bôi xấu nó.
Sự khoan dung và tạo điều kiện của Nhà nước để cho TN-TG của con người là động
lực để xã hội có được cái nhìn đúng đắn và sâu sắc về vấn đề này.
Để có cơ sở vững chắc cho cuộc xây dựng tư tưởng trong lòng của các dân tộc
thiểu số, chúng ta cần xây dựng được "thế trận lòng dân" vững chắc. Trong đó phải
chú trọng xây dựng được niềm tin với nhân dân, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do TN-
TG của nhân dân; hướng các chức sắc, chức việc tôn giáo vào việc vừa phụng sự đạo
giáo, vừa phục vụ sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Để làm được điều đó phải dựa
chắc vào dân, tổ chức liên kết nhân dân thành một khối đoàn kết, thống nhất, phát
huy dân chủ và sức mạnh tổng hợp của nhân dân, nhất là trong đồng bào có đạo, định
hướng cho đồng bào luôn hành động theo mục tiêu sống tốt đời, đẹp đạo. Bên cạnh
đó chúng ta phải phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền các địa phương, thực hiện
tốt chính sách phát triển kinh tế-xã hội mà trực tiếp là chính sách dân tộc, tôn giáo;
không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trên tất cả
vùng, miền của Tổ quốc. Làm tốt những vấn đề trên chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra được

69
một khối đoàn kết thống nhất giữa Đảng với nhân dân và trong các tầng lớp nhân dân
với nhau mà không một thế lực nào có thể phá vỡ.
3.2.2.5. Giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước
về tôn giáo và nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực đội ngũ công chức thực hiện
pháp luật về tôn giáo
- Về tổ chức bộ máý làm công tác tôn giáo: Cần có một mô hình tổ chức bộ máy
làm công tác tôn giáo phù hợp như gom tất cả các cơ quan đơn vị làm công tác tham
mưu, quản lý về TN-TG; các cơ quan, đơn vị nghi nghiên cứu về vấn đề này để thành
lập một cơ quan độc lập tương đương bộ hoặc đưa các cơ quan làm tôn giáo như hiện
nay sáp nhập vào Ủy ban Ban Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc - Tôn giáo sẽ phù hợp
hơn so với việc sáp nhập vào ngành nội vụ.
- Về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo: Nhà nước cần có
trường đại học hoặc phân khoa đào tạo chuyên ngành về công tác tôn giáo; học
tập tại các khóa đào tạo các lớp bồi dưỡng cần đổi mới từ nội dung, hình thức, cách
thức, thời lượng để người tham gia nắm bắt kịp thời. Bên cạnh đó, một trong những
giải pháp hiệu quả của công tác này đó là cấn quan tâm đến việc sử dụng, bố trí,
bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo phù hợp; quan tâm ưu
tiên đối với những người có năng lực trình độ kinh nghiệm và nhiệt huyết với phương
châm vì việc mà bố trí con người tránh tình trạng sử dụng không đúng người, đúng
việc vừa không mang lại hiệu quả công việc, vừa ảnh hưởng đến tâm tư nguyện vọng
của cán bộ, công chức.
3.2.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo
Công tác tuyên truyền, phổ biến cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Việc tuyên truyền không chỉ chú trọng một số vùng có nhiều tín đồ các tổ chức TN-
TG mà cả những vùng khác cần được quan tâm thực hiện. Hình thức tuyên truyền
không chỉ dừng lại ở việc tổ chức hội nghị trực tiếp; cần bổ sung nhiều hình thức
tuyên truyền, phổ biến khác cũng như trên tạp chí trên các trang mạng.

70
Kết luận Chương 3
Quyền tự do TN-TG là quyền con người không thể thực hiện một cách tách biệt,
mà phải đặt trong bối cảnh của các quyền con người phụ thuộc lẫn nhau và không thể
chia tách. Đó cũng là một quyền đã phát triển ngoài ranh giới truyền thống khi phân
loại các quyền con người, nghĩa là nó có các khía cạnh mang tính cá nhân rất cao
(tính “dân sự”) lại có các khía cạnh cho thấy quyền này chỉ có thể được thực hiện một
cách hiệu quả trong một cộng đồng có tổ chức gồm các cá nhân có chung niềm tin
(tính “chính trị”) và có các khía cạnh thuộc về lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa như liên quan tới giáo dục tôn giáo và đạo đức
Trong khi đó, quyền tự do TN-TG khi được coi là điều luật còn bị điều chỉnh
bởi nhận thức của những nhà làm luật, bởi văn hóa, truyền thống của mỗi quốc gia.
Với chương 3, tập trung phân tích và đánh giá các giải pháp tỉnh An Giang đã thực
hiện để bảo đảm quyền tự do TN-TG cho người Chăm, đồng thời phân tích những
tồn tại trong việc bảo đảm quyền tự do TN-TG từ đó đưa ra các căn cứ đề xuất giải
pháp của chương 3 luận văn.

KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo với mục tiêu quản lý
tốt và đạt mục tiêu của nhà nước đề ra mà pháp luật của nhà nước đã ban hành, chính
vì vậy mà công tác quản lý nhà nước về mặt tạo an sinh sinh cho xã hội bên cạnh đó
phải bảo đảm quyền tự do TN-TG cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan
chuyên trách thông qua những văn kiện của Đảng, văn bản luật, Hiến Pháp và Luật
TN-TG được thực thi đã tạo hành lang pháp lý bảo đảm điều kiện để các tôn giáo
hoạt động và phát triển. Khẳng định quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà
nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc bảo đảm quyền tự do TN-TG của công
dân cũng như hoạt động của các cơ quan làm công tác tôn giáo.. Việc nghiên cứu, tìm
hiểu và chỉ ra được những vấn đề còn bất cập trong quy định pháp luật về quyền tự
do TN-TG là vô cùng cần thiết và cấp bách. Một mặt, đây là căn cứ khoa học và phù

71
hợp thực tiễn để cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thay thế, khắc phục những
hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật cũ, bảo đảm quyền tự do TN-TG cho
công dân. Mặt khác, việc sửa đổi những quy định pháp luật đã lạc hậu, ban hành
những quy định mới phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của quần chúng nhân dân
sẽ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo; đập tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống Việt
Nam đang hàng ngày tìm những sơ hở trong pháp luật và công tác quản lý nhà nước
về tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền tự do TN-
TG. Qua nghiên cứu thực tiễn việc bảo đảm quyền tự do TN-TG cho người Chăm ở
tỉnh An Giang, tác giả đã phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại trong quá
trình bảo đảm quyền tự do TN-TG và đưa ra 02 nhóm giải pháp với 07 giải pháp cụ
thể nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác tôn giáo nói chung, công tác bảo đảm quyền
tự do TN-TG nói riêng tại tỉnh An Giang.
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ còn những sơ xuất, mong Hội đồng
nhận xét để tác giả chỉnh sửa luận văn hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu.

72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan An (1991) Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
2. Chau Anne (Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang) (2016) Báo cáo tham
luận: “Kết quả thực hiện một số chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc
Khmer và những vấn đề đặt ra trong thực tế thực hiện một số chủ trương, chính sách
đối với đồng bào trên địa bàn tỉnh”.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IV (1981) Nghị quyết số 40/NQ-TW về
tăng cường công tác tôn giáo, ban hành ngày 01/01/1981, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1998) Chỉ thị số 37/CT-TW về công tác
tôn giáo trong tình hình mới, ban hành ngày 02/7/1998, Hà Nội
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003) Nghị quyết số 25-NQ/TW,
Về công tác Tôn giáo, ban hành ngày 12/3/2003, Hà Nội
6. Ban Dân tộc tỉnh An Giang (2016) Báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị số
68-CT/TW ngày 18/04/1991 của Ban Bí thư Trung Ương Đảng (Khóa VI) về công tác
ở vùng đồng bào dân tộc Chăm.
7. Ban Dân tộc tỉnh An Giang (2016) Kết quả thực hiện một số chủ trương,
chính sách đối với đồng bào dân tộc Chăm và những vấn đề đặt ra trong thực tế thực
hiện một số chủ trương, chính sách đối với đồng bào trên địa bàn tỉnh.
8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2015) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp
lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo 2004.
9. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003) Tập văn bản về tổ chức và đường hướng
hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
10. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006) Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam.
11. Ban tôn giáo tỉnh An Giang (2008) Công tác quản lý của Nhà nước đối với
Hồi giáo ở An Giang.
12. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2002) Vấn đề tôn giáo và chính sách
tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
13. Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương (2003) Hồ Chí Minh về công tác tôn
giáo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Lưu Bành (2009) Tôn giáo Mỹ đương đại, Nhà xuất bản Tôn giáo & Nhà
xuất bản Từ diển Bách khoa, Hà Nội.
15. Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải (2012) Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nhà
xuất bản Chính tri quốc gia, Hà Nội.
16. Bộ Chính trị (1998) Chỉ thị số 37 - CT/TW về tăng cường công tác tôn giáo
trong tình hình mới, ban hành ngày 02/07/1998, Hà Nội.
17. Bộ Chính trị (1990) Nghị quyết số 24/NQ-TW về tăng cường công tác tôn
giáo trong tình hình mới, ban hành ngày 16/10/1990, Hà Nội.
18. Chính phủ (2012) Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện
pháp thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, ban hành ngày
08/11/2012, Hà Nội.
19. Chính phủ (2017) Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, ban hành ngày 30/12/2017, Hà Nội.
20. Chính phủ (2012) Nghị quyết số 52/NQ-CP về đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, ban
hành ngày 15 tháng 6 năm 2016, Hà Nội.
21. Chính phủ (1997) Nghị quyết số 297/CP về chính sách đối với tôn giáo, ban
hành ngày 11/11/1997, Hà Nội.
22. Christopher Partridge (2004) Cẩm nang về tôn giáo mới, Nhà xuất bản
Oxford University.
23. Trương Văn Chung (2014) Hiện tượng tôn giáo mới và những vấn đề về
chính sách và công tác tôn giáo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Đại học quốc gia
Tp. HCM tháng 08/ 2014.
24. Nguyễn Mạnh Cường- Nguyễn Minh Ngọc (2003) Tôn giáo - tín ngưỡng
của các cư dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà xuất bản Phương Đông.
25. Nguyễn Hồng Dương (2012) Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo
và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
8/2012.
26. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành TW khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003) Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành TW khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Vũ Hoàng Hải (2016) Thực hiện chính sách tôn giáo từ thực tiễn tỉnh Phú
Thọ, luận văn Thạc sĩ chính sách công, Học viện Khoa học và Xã hội Việt Nam.
32. Đỗ Phú Hải (2014) “Chính sách công”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2-
2014, tr. 103-104.
33. Đỗ Phú Hải (2012) Những vấn đề cơ bản của Chính sách công, Học viện
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Đỗ Phú Hải (2015) “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực xây
dựng và thực hiện chính sách công”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6/2015, tr. 36-
40.77.
35. Đỗ Phú Hải (2012) Quy trình chính sách công tại Việt Nam: Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Học viện Khoa học Xã hội.
36. Đỗ Phú Hải (2014) “Về chính sách công hiện nay ở nước ta”, Tạp chí Cộng
sản, số 91, tr. 67-70.
37. Đỗ Phú Hải (2014) “Xây dựng chính sách công: Vấn đề, giải pháp và các
yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5-2014, tr. 88-92.
38. Phạm Phương Hoa (2013) Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn
giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
39. Nguyễn Công Hoàng (2013) Chính sách tôn giáo trong nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
40. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004) Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi
mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Đỗ Quang Hưng (2013) “Tiến tới một chính sách công về tôn giáo”, Tạp
chí Công tác Tôn giáo, số 6/2013.
42. Đỗ Quang Hưng (2008) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận
và thực tiễn, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
43. Nguyễn Hữu Khiển (2001) Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, Nhà
xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội.
44. Đặng Ngọc Lợi (2012) “Chính sách của Nhà nước đối với các vấn đề kinh
tế - xã hội”, Tạp chí Kinh tế dự báo.
45. Chu Việt Lợi (chủ biên) (2004) Tôn giáo Trung Quốc ngày nay, Nhà xuất
bản Bắc Kinh.
46. Nguyễn Đức Lữ (2009) Tôn giáo - quan điểm, chính sách đối với tôn giáo
của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.
47. Lê Chi Mai (2013) Giáo trình chính sách công, Học viện Hành chính Quốc
gia, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
48. Trần Thanh Nam (2001) Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân
tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học
việc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
49. Quốc hội (2013) Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
50. Quốc hội (2016) Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, Hà Nội.
51. Sở Nội vụ (2015) Báo cáo kết quả công tác tôn giáo, tài liệu lưu trữ, An
Giang
52. Sở Nội vụ (2017) Báo cáo kết quả công tác tôn giáo, tài liệu lưu trữ, An
Giang
53. Sở Nội vụ (2018) Báo cáo kết quả công tác tôn giáo, tài liệu lưu trữ, An
Giang
54. Sueki Fumihiko (2011) Lịch sử tôn giáo Nhật Bản, Nhà xuất bản Thế giới,
Hà Nội.
55. Nguyễn Đức Sự (2001) Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo, Nhà xuất bản
Tôn giáo, Hà Nội.
56. Nguyễn Đăng Thành (Chủ nhiệm đề tài, năm 2004) Chính sách công, cơ sở
lý luận, Viện chính trị học, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
57. Văn Tất Thu (2015) Những vấn đề lý luận chung về xây dựng và thực hiện
chính sách công, Bài giảng cho lớp cao học.
58. Thủ tướng Chính phủ (2005) Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg về một số công tác
đối với đạo Tin Lành, ban hành ngày 04/2/2005, Hà Nội.
59. Thủ tướng Chính phủ (2014) Chỉ thị số 28/CT-TTg của thủ tướng Chính
phủ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, ban hành
ngày 10/9/2014, Hà Nội.
60. Thủ tướng Chính phủ (2008) Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan
đến tôn giáo, ban hành ngày 31/12/2008, Hà Nội.
61. Thủ tướng Chính phủ (2018) Quyết định 12/2018/QĐ- TTg của Thủ tướng
Chính phủ về tiêu chí lực chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ban hành ngày 06/3/2018, Hà Nội.
62. Thủ tướng Chính phủ (2003) Quyết định số 125/2003/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo, ban hành ngày
28/01/2003, Hà Nội.
63. Thủ tướng Chính phủ (2016) Quyết định số 2085/QĐ-TTg về chính sách
đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017 - 2020, ban hành ngày 31/10/2016, Hà Nội.
64. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2018) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh An Giang.
65. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017) Kế hoạch số 35/KH-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh về thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng
bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững theo Quyết định số
1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 23/01/2017,
An Giang.
66. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2016) Kế hoạch 171/KH-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho
người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, ban hành ngày 01/4/2016, An
Giang.
67. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2017) Kế hoạch 196/KH-UBND năm 2017
triển khai thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo do tỉnh An Giang ban hành.
68. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2018) Quyết định 459/QĐ-UBND năm
2018 về công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh An Giang.
69. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2018) Quyết định 1527/QĐ-UBND năm
2018, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch “Triển khai chương trình
hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh
An Giang.
70. Đặng Nghiêm Vạn (2001) Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

You might also like