« Home « Kết quả tìm kiếm

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài "Ông đồ"


Tóm tắt Xem thử

- Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về bài "Ông đồ".
- Dàn ý Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Ông đồ.
- Mở đoạn: giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ (Vì viết đoạn văn nên học sinh lưu ý viết mở đoạn ngắn gọn): Mỗi dịp tết đến xuân về, trong mỗi chúng ta không khỏi thổn thức, có những tục lệ tốt đẹp đang dần bị mai một đi, trong đó phải kể đến tục cho chữ.
- Tác giả Vũ Đình Liên đã tái hiện thành công ý nghĩa này qua bài thơ Ông đồ..
- Khái quát nội dung bài thơ: bài thơ kể về câu chuyện ông đồ những năm tháng ngày xưa được xã hội và mọi người tôn trọng, kính mến, mỗi năm tết đến xuân về lại bày mực viết chữ với đường nét đẹp đẽ.
- Nhưng càng ngày khi xã hội càng phát triển, con người lãng quên đi ông và không còn tôn vinh tục xin chữ nữa, ông đồ bơ vơ giữa đất trời lúc xuân về..
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ qua nội dung: bài thơ nói về tục cho chữ trong bản sắc văn hóa dân gian, vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nhưng đang bị con người lãng quên và mai một đi.
- Kết đoạn: khái quát lại tầm quan trọng của các truyền thống văn hóa đồng thời liên hệ đến trách nhiệm của bản thân: bài thơ đã cho chúng ta cái nhìn chân thực về một khía cạnh văn hóa trong đời sống.
- Đoạn văn trình bày cảm nhận về bài thơ Ông đồ - Bài mẫu 1.
- Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ.
- Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: Ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng..
- Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sĩ tài hoa thuở còn duyên..
- Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:.
- Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua..
- Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài.
- Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài..
- Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó.
- Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay.
- Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó.
- Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông:.
- Nhưng thời kì hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:.
- Giấy đỏ buồn không thắm!.
- Ông đồ vẫn ngồi đấy, Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy!.
- Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên..
- Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:.
- Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền.
- Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu..
- Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ..
- Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn..
- Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:.
- Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa.
- Góc nhìn thứ ba: Ông đồ – người thiên cổ..
- Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa..
- Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ông đồ xưa.
- Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ..
- Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại.
- Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian.
- Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỉ, không thông cũng cậu bồi..
- Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:.
- Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây..
- Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi..
- Đoạn văn trình bày cảm nhận về bài thơ Ông đồ - Bài mẫu 2.
- Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học.
- Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa.
- Hoa đào nở tươi đẹp.
- Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh.
- "Bên phố đông người qua Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài"..
- Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co...".
- Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời.
- Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sầu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm".
- "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...".
- Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy".
- Một nỗi buồn lê thê:.
- Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa.
- Hoa đào lại nở.
- Ông đồ già đi đâu về đâu….
- "Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?".
- Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ..
- Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang.
- Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ.
- Bài thơ "Ông đồ".
- "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ.
- dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ".