« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ"


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ".
- Đề bài: Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông đồ".
- Riêng Vũ Đình Liên với bài Ông đồ đã in bóng dáng của một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương thời..
- Thực vậy, Ông đồ chính là "các di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn".
- Qua hình ảnh này, nhà thơ thể hiện niềm thương cảm chân thành với ông đồ, nỗi hoài niệm đối với một thời đại đã qua..
- Trước hết là hình ảnh ông đồ trong thời đắc ý.
- Tầng lớp nho sĩ xưa, nếu đỗ đạt cao, làm quan to là vinh hiển nhất, nếu không thì thường dạy học, gọi là ông đồ..
- Trong hai khổ đầu, nhà thơ đã hết lời ca ngợi tài năng ông đồ.
- Hình ảnh đó đã trở thành quen thân không thể thiếu trong dịp Tết đến, xuân về.
- Câu đối đỏ của ông đồ là một trong những thứ cần thiết để đón xuân:.
- Khi đó, ông đồ được thiên hạ tìm đến.
- Lúc này, ông đồ là người nghệ sĩ đang trổ tài trước lòng mến mộ của mọi người.
- Cái tài cái hoa tay của ông đồ đã để lại cho đời những nét chữ phượng múa rồng bay như những tác phẩm nghệ thuật thực sự mà người đời ngưỡng mộ, tấm tắc ngợi khen.
- Hai khổ 3,4 vẫn là hình ảnh ông đồ bày mực tàu giấy đỏ lên hè phố khi Tết đến, nhưng tất cả đã khác xưa.
- ‘Sự buồn bã, lụi tàn của một sự sống, ông đồ bị rơi vào quên lãng, vô tình bởi một thị hiếu đã chết, một phong tục bị bỏ quên, bởi sự vô cảm của người đời:.
- Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay.
- Đoạn thơ giàu chất tạo hình với ngòi bút đặc tả đầy sức gợi trong sự đối lập giữa cái tĩnh và cái động: Ông đồ - người qua đường, giấy - lá rơi, mưa bay..
- Tất cả chỉ làm tăng thêm dáng vẻ bất động của ông đồ.
- Ông đồ ngồi đấy, như một pho tượng bị lãng quên, không còn một chút giao cảm, đồng điệu với cuộc đời, như một di tích dù đẹp nhưng bị từ chối vì không hợp thời, ông đồ sống mà như không tồn tại, cố mà cũng như không, buồn bã, đơn côi, xa vắng giữa dòng đời tấp nập.
- Hình ảnh ông đồ lạc lõng, cô đơn giữa đám đông mới chua xót làm sao!.
- Bài thơ mở đầu là Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông thấy ông đồ già và kết thúc là Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa có tác dụng làm nỗi bật chủ đề.
- Năm nay đào lại nở, Tết lại đến, mùa xuân lại về, nhưng ông đồ xưa thì không thấy nữa..
- Từ nay hình ảnh ông đồ vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng trong cuộc sống sôi động..
- Từ một ông đồ ngồi viết câu đối bán Tết, nhà thơ nghĩ đến những người muôn năm cũ không còn nữa.
- Hình ảnh ông đồ với hai cảnh đối lập xưa, nay đã thể hiện sâu sắc niềm cảm thương chân thành trước cảnh đời thất thế của một lớp nhà nho cuối mùa, thể hiện lòng hoài niệm về một thời đã qua.