You are on page 1of 2

1.

Bối cảnh ra đời:


Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết, đạo Công giáo có điều kiện phát triển ở
Việt Nam, nhất là ở Nam Kỳ. Hầu hết luật lệ tôn giáo là của đạo Công giáo từ Pháp.
Điều kiện này ngày càng trở nên rõ rệt khi chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ có
sự hỗ trợ về mặt vật chất cho Hội Thừa sai Paris, tiêu biểu như: trả lương không
những cho các thừa sai Pháp mà còn cả các linh mục và thầy giảng người Việt, chu
cấp tiền bạc xây dựng các trường đào tạo thầy giảng, xây cất các nhà thờ và nhà
nguyện mới, trợ giúp một số cộng đoàn Kitô hữu, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động
từ thiện xã hội do Hội Thừa sai Paris tổ chức,…

2. Nội dung:
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp
Tuất. Điều 9 của Hiệp ước này đã tạo nhiều đặc quyền mới cho Công giáo. “Nhà
vua An Nam công nhận rằng đạo Công giáo dạy người ta làm điều lành, nên bãi bỏ
mọi sự cấm đoán đã ban ra đối với đạo này và cho phép mọi thần dân được tự do
đón nhận và thực hành đạo ấy. Do đó, người Kitô giáo trong nước An Nam được
phép tụ họp và thờ phụng trong nhà thờ không giới hạn số người. Họ sẽ không vì
bất cứ lẽ gì mà bị buộc phải thực hành những việc làm trái với tôn giáo ấy, hoặc
phải chịu kiểm tra đặc biệt. Họ sẽ được thu nhận vào tất cả các kỳ thi công cộng và
vào các công sở, mà không bị buộc phải làm những hành vi mà tôn giáo đã cấm. ”
Ngày 1 tháng 7 năm 1901, Đạo luật liên hệ đến khế ước thành lập các hiệp hội
(thường gọi tắt là Đạo luật 1901) được Quốc hội Pháp ban hành. Mục đích của đạo
luật ấn định những điều kiện để những dòng tu Công giáo nào chưa chính thức
được phép hoạt động có thể nộp đơn xin phép và tiếp tục hoạt động ở Pháp. Rõ
ràng, mục đích ban đầu của đạo luật chỉ nhằm áp dụng có chọn lựa, chứ không phải
để áp dụng thật khắt khe, và điều quan trọng hơn là nó chỉ nhằm đến một vài dòng
tu chưa được phép hoạt động, chứ tuyệt nhiên không nhằm vào các dòng truyền
giáo ở các xứ thuộc địa. Chương 3, Đạo luật 1901 ấn định các điều khoản về dòng
tu Công giáo như sau:
“Điều 13: Không có dòng tu nào được phép thành lập mà không do luật pháp cấp
giấy phép trong đó có ấn định rõ những điều kiện nó được hoạt động. Dòng ấy
không được phép thiết lập cơ sở mới, trừ khi được một sắc lệnh của Hội đồng Nhà
nước cho phép. Việc giải thể dòng ấy, hoặc đóng cửa bất cứ phải được công bố
bằng một sắc lệnh do Nội các ban ra.
Điều 14: Không ai được phép cai quản, điều hành dù trực tiếp hay qua sự uỷ nhiệm,
bất cứ một cơ sở giảng dạy thuộc bất cứ loại nào, hoặc giảng dạy ở đó nếu cơ sở
ấy là sở hữu của một dòng tu chưa được phép hoạt động…
Điều 15: Dòng tu nào cũng phải giữ sổ sách về các khoản chi và thu, mỗi năm phải
lập bản kết toán tài chính về năm trước và một bản kê biên bất động sản và động
sản…
Điều 16: Bất cứ dòng nào được thành lập mà không có giấy phép sẽ bị trừng phạt
theo Điều 8, Khoản 2 và những người sáng lập dòng ấy sẽ bị hình phạt nặng gấp
đôi, và sẽ bị tuyên bố là bất hợp pháp.
Điều 17: Mọi giao ước giữa những người còn sống hoặc những dàn xếp theo di
chúc liên quan đến việc trả tiền, hoặc bằng sự tặng giữ và được thực hiện trực tiếp
hoặc bằng uỷ quyền, hoặc bằng bất cứ một cách gián tiếp nào khác, hay bất hợp
pháp,... đều sẽ bị coi như bất hợp lệ và vô hiệu.
Điều 18: Các dòng tu đã có vào lúc đạo luật này được công bố mà trước đây vẫn
chưa được cấp giấy phép hoặc thừa nhận, phải chứng minh trong vòng 3 tháng
rằng mình đã có những nỗ lực cần thiết để tuân hành các điều khoản của luật này.
Không làm như thế, các dòng ấy sẽ coi như bị giải tán theo luật. Các dòng bị từ chối
cấp giấy phép cũng vậy…”

Khi trở lại xâm lược lần thứ hai (1945-1954), thực dân Pháp đã thi hành mạnh mẽ
chính sách kỳ thị tôn giáo, nhất là từ năm 1948, khi phong trào kháng chiến của
quân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh khắp cả nước. Cao điểm chính sách kỳ thị
tôn giáo là việc chính quyền thực dân Pháp ban hành Dụ số 10, ngày 6/8/1950.
Theo đó, ngoại trừ Công giáo, các tôn giáo còn lại ở Việt Nam đương thời đều được
coi như các hiệp hội thông thường trong xã hội. Điều 44 của Dụ này quy định: “Chế
độ đặc biệt dành cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô giáo…”. Trong khi
đó, với các tôn giáo khác, Điều 7 của Dụ số 10 cho phép chính quyền thực dân “có
quyền bắt khước đi, không cho phép lập hội mà không cần nói rõ lý do”. Nội dung
của Dụ số 10 như vậy đã thể hiện một cách rất rõ ràng sự kỳ thị tôn giáo của thực
dân Pháp và ngụy quyền. Chỉ có Công giáo mới được ưu tiên và đề cao, còn các
tôn giáo khác ở Việt Nam, trước hết và chủ yếu là Phật giáo, bị đối xử ngược lại.
3. So sánh so với các thời đại trước:
Nhà vua đồng ý rằng sổ kiểm tra số người Kitô giáo thu thập được trong mười lăm
năm qua sẽ được hủy bỏ và về phương diện kiểm tra dân số cũng như hộ tịch,
người Kitô giáo sẽ được đối xử giống như các thần dân khác. Nhà vua cũng đồng ý
phục hồi cái lệnh cấm khôn ngoan đối với việc dùng các từ ngữ phỉ báng đạo trong
lời nói cũng như trong văn viết và đã sửa lại những điều trong bản Huấn thị thập
điều có dùng những từ ấy.
Chính quyền thực dân Pháp ngăn cấm việc thành lập các hội đoàn và mọi hoạt
động chính trị có tổ chức của nhân dân. Nằm trong bối cảnh đó, chính quyền thực
dân Pháp không muốn các Phật tử hội họp lại và dính dáng đến các hoạt động chính
trị của dân tộc.

You might also like