You are on page 1of 2

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHÁP LUẬT LÀ GÌ?

KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT


I. Pháp luật là gì?
Pháp luật có phải là những qui tắc mệnh lệnh do con người tạo ra
hay những qui tắc phù hợp với qui luật của khách quan, tự nhiên?
*Pháp luật được hiểu dựa trên phương diện tiếp cận pháp luật
- Phương diện mối tương quan với đạo đức, pháp luật được xác định: Pháp luật có giá trị đạo đức, pháp
luật là một hiện tượng đạo đức.
- Phương diện công bằng tự do: Pháp luật là đại lượng của công bằng, đại lượng của tự do.
- Trong tương quan nhà nước, pháp luật được xác định là phương tiện giới hạn quyền lực nhà nước.
-> Pháp luật đích thực sẽ chuyển tải hết các giá trị được nói trên và ngược lại nếu không phải là luật sẽ
phủ định các giá trị mà luật pháp chuyển tải.
*Pháp luật là qui tắc phù hợp với qui luật của khách quan, tự nhiên.
+Khi hình thành giai cấp thống trị: “Luật pháp là ý chí của vua chúa”
Vai trò của pháp luật lúc này: là công cụ để duy trì lợi ích của kẻ thống trị, những kẻ “đứng ngoài vòng
pháp luật” và miễn nhiễm trước pháp luật, hưởng đặc quyền đặc lợi từ sự tước đoạt quyền lợi dân chúng.
+Khi người dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhà nước của dân, do dân, vì dân
Vai trò của pháp luật lúc này: là hiện thân của công lý, công bằng là công cụ để giới hạn quyền lực nhà
nước => Pháp luật được trả về với giá trị đích thực, pháp quyền được thượng tôn, cả nhà nước và người
dân đều “đứng dưới” pháp luật.

II. Khái niệm pháp luật


-Là một hiện tượng xã hội phức tạp, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của con người nên trong lịch sử tồn
tại nhiều quan điểm pháp luật
- Hai trường phái chính:
+ Luật tự nhiên, dựa trên “Luật học quy chuẩn” chú trọng vào luật nên là gì
+ Luật thực chứng xuất phát từ “Luật học phân tích” chú trọng việc tìm hiểu luật là gì
*Luật tự nhiên (Natural Law)
- Cicero, Augustine: pháp luật là “sự phân biệt giữa những thứ công bằng và bất công”
Theo Cicero, luật và công lý đồng nhất, là phương tiện để đánh giá các đạo luật do nhà nước ban hành có
công bằng và đúng đắn hay không, “Luật tự nhiên chỉ đạo chúng ta điều gì là tốt, cấm chúng ta làm điều
xấu” -> Những điều bất hợp lý trong pháp luật sẽ không nên được xem là pháp luật, pháp luật phải là
mệnh lệnh của lý trí vì mục tiêu tốt đẹp của cộng đồng.
VD: ví dụ, chẳng hạn trước khi bị kết án, mọi người có quyền trải qua trình tự xét xử, chính quyền không
thể nói rằng tôi muốn giam giữ ai thì giam giữ. Nếu không trải qua một trình tự chứng minh rằng họ có
tội, thì chính quyền không thể bắt giam họ. Đây cũng là quyền vốn có của con người. Con người có quyền
được xét xử, không thể nhìn nhận chủ quan rằng ai đó có tội và mặc nhiên tống họ vào tù.
- John Locke: pháp luật là phân ranh giới giữa tự do giữa người và người, đường ranh giới mà nếu vượt
qua nó, tự do của người này xâm phạm tới tự do của người khác và hệ quả là con người sẽ không còn tự
do.
- Jean Jacques Rousseau: pháp luật là “đạo luật thể hiện ý chí chung của cộng đồng”
- Claude Frederic Bastiat: pháp luật phải bảo vệ con người, bảo vệ quyền tự do và tài sản. để giữ gìn
quyền của mỗi người và làm cho công lý ngự trị
Ý nghĩa:
- Có tồn tại những qui luật bất biến và vĩnh cửu, tồn tại khách quan và độc lập với luật lệ, qui ước được
đặt ra bởi một trật tự chính trị hay một quốc gia.
- Quan điểm tiến bộ như “mọi người đều bình đẳng”, “tự nhiên không sinh ra ai để làm nô lệ”…
- Các giá trị đạo đức được trường phái luật tự nhiên ủng hộ, trái đạo đức thì không phải luật.
=> Giá trị nhân văn, nhân đạo, công bằng và pháp quyền sâu sắc, được con người chấp nhận, đồng thuận
rộng rãi.
*Luật thực chứng (legal positivisim)
Khi KHKT phát triển, người ta dần nhìn nhận luật hay nhà nước không phải do Chúa tạo ra, qui định mà
chủ thể quyết định luật là con người (những nhà lập pháp)
- William Blackstone: pháp luật là “quy tắc điều chỉnh hành vi văn minh do cơ quan tối cao của một nhà
nước ban hành, đòi hỏi thực hiện điều phải và ngăn cấm sai trái”
- John Austi: pháp luật là các “quy phạm được đặt ra để hướng dẫn con người thông minh bởi những
người thông minh nắm quyền cai trị”
- Karl Marx: pháp luật chỉ là sự thể hiện phương thức sản xuất nhất định. Khi đấu tranh giai cấp không
còn thì pháp luật cũng sẽ biến mất trong xã hội cộng sản, một xã hội không có giai cấp, không có nhà
nước.
Ý nghĩa:
- Pháp luật là thực tế xã hội được đặt ra bởi con người, pháp luật không nhất thiết phải gắn liền với đạo
đức.
-Nguồn gốc rõ rang và việc xác định ranh giới cái gì là pháp luật với cái gì không sẽ trở nên dễ dàng hơn
- Hình thành hai mặt trái của pháp luật:
+ Pháp luật sẽ có ích khi: là sản phẩm của quá trình xây dựng, đảm bảo tính công khai, minh bạch
+ Pháp luật sẽ không có ích khi: là công cụ của một nhóm người khi ý chí của họ buộc cả xã hội phải
phục tùng khi pháp luật được ban hành thiếu văn minh, dân chủ
-> Phải đảm bảo tính công khai minh bạch để tránh xu hướng áp đặt giá trị của giới cầm quyền lên xã hội
trái với nguyện vọng của dân chúng

You might also like