intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

28
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng và mối liên hệ giữa các yếu tố đến nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. Đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An thông qua các yếu tố tác động đến động lực làm việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN THỊ TUYẾT MAI GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN TRẦN THỊ TUYẾT MAI GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG QUANG VINH Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Thị Tuyết Mai
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để tác giả có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô cũng như sự động viên, ủng hộ giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả xin cảm ơn quý Thầy Cô đã giúp tác giả hoàn thiện kiến thức quản trị và các kỹ năng về quản lý, kinh tế.... Những kiến thức này đã giúp tác giả dễ dàng tiếp cận và phân tích, lựa chọn các thông tin hợp lý nhất để thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An đã cung cấp thông tin, số liệu cần thiết và tạo điều kiện về thời gian, công việc để tác giả có thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên tác giả trong thời gian qua. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp tích cực và sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS Trương Quang Vinh trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Trần Thị Tuyết Mai
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An”. Kết quả nghiên cứu giúp cho Ban lãnh đạo và các phòng thuộc Khối quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An, mức độ tác động của từng nhân tố. Từ đó, đối với từng nhân tố ảnh hưởng, đơn vị sẽ có những chính sách thích hợp nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 250 nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An và có hợp đồng lao động với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứu này. Phần mềm SPSS 26 được tác giả sử dụng để xử lý số liệu: thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 07 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên theo thứ tự giảm dần như sau: Chính sách tiền lương có tác động mạnh nhất (β= 0,308), tiếp đến là biến Chính sách phúc lợi (β = 0,201), tiếp theo là biến Quan hệ trong công việc (β = 0,193), kế tiếp là biến Điều kiện môi trường làm việc (β = 0,159), tiếp theo là biến Cơ hội thăng tiến (β = 0,148), tiếp đến là biến Đào tạo phát triển (β = 0,121) và tác động thấp nhất là biến Đặc điểm công việc (β = 0,098). Nghiên cứu phân tích sự khác biệt về Động lực làm việc của nhân viên theo các đặc điểm cá nhân bằng phương pháp Independent samples T-Test và phương pháp ANOVA cho thấy nhóm giới tính và nhóm tuổi không có sự khác biệt ở mức độ tin cậy 95%. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị để nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An thông qua 07 nhân tố trên. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  6. iv ABSTRACT Originating from practical needs, it is necessary to improve the working motivation of employees at VNPT - Long An Business Center, the author conducts research on the topic "Solutions to improve employee motivation at the VNPT Business Center - Long An”. The results of the study help the Board of Directors and departments of the Division have a more comprehensive view of the factors affecting employee's work motivation at VNPT Business Center - Long An, the impact level of each factor. From there, for each influencing factor, the unit will have appropriate policies to improve employee motivation. The research is based on data collected from 250 employees working at VNPT - Long An Business Center and having labor contracts with a term of 12 months or more. The authors used a mixture of quantitative and qualitative research to conduct this study. SPSS 26 software is used by the author to process the data: descriptive statistics, check Cronbach’s Alpha scale, EFA discovery factor analysis, correlation analysis and regression. The research results show that there are 07 factors affecting employees' motivation in descending order as follows: Wage policy has the strongest impact (β = 0.330), followed by the variable Happiness policy. Profit (β = 0.201), followed by the Relationship variable at work (β = 0.193), the next is the Condition of working environment (β = 0.159), followed by the Opportunity for the Promotion (β = 0.148).), followed by the variable Development Training (β = 0.121) and the lowest impact is the job characteristic variable (β = 0.098). An analysis of differences in employee motivation to work according to individual characteristics by the Independent samples T-Test method and ANOVA method showed that the sex group and age group had no difference in confidence level. 95% trust. From the research results, the author has proposed some administrative implications to enhance the motivation of employees to work at VNPT - Long An Business Center through the above seven factors. Besides, the author also proposed some limitations of the study and suggested further research directions.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................... iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ xii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................... xiii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1. Tính cần thiết của đề tài .................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 1.2.1. ục tiêu tổng thể ..........................................................................................2 1.2.2. ục tiêu cụ thể .............................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.5.1. Phạm vi về thời gian .....................................................................................3 1.5.2. Phạm vi về không gian .................................................................................3 1.5.3. Phạm vi về nội dung .....................................................................................3 1.6. Ý nghĩa của luận văn.......................................................................................... 3 1.6.1. Ý nghĩa về phương diện khoa học ................................................................3 1.6.2. Ý nghĩa về phương diện thực tiễn.................................................................4 1.7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4 1.7.1. Nghiên cứu định tính ....................................................................................4 1.7.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................4 1.8. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................7 2.1. Khái niệm nghiên cứu liên quan ....................................................................... 7 2.1.1. Khái niệm động lực làm việc ........................................................................7
  8. vi 2.1.2. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho nhân viên ................................8 2.2. Các lý thuyết nền liên quan ............................................................................... 9 2.2.1. Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow ....................................................9 2.2.2. Học thuyết ERG (Existancc, Relatedness, Growth) ...................................10 2.2.3. Học thuyết hai nhân tố của Herzberg .........................................................11 2.2.4. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom.......................................................13 2.2.5. Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner (1964) ..........................14 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................21 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22 3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 22 3.1.1. Mô hình nghiên cứu được đề xuất ..............................................................22 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................22 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 27 3.3.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................27 3.3.2. Nghiên cứu định lượng ...............................................................................30 3.4. Tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu .................................................................. 31 3.4.1. Tổng thể mẫu ..............................................................................................31 3.4.2. Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................31 3.4.3. Kỹ thuật lấy mẫu .........................................................................................32 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu....................................................................... 32 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................32 3.5.2. Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach’s Alpha) ..........................................32 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...............................................................34 3.5.4. Phân tích tương quan, hồi quy ....................................................................35 3.5.5. Kiểm định sự khác biệt ...............................................................................37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................40 4.1. Tổng quan về đơn vị nghiên cứu ..................................................................... 40 4.1.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An.............................40 4.1.2. Chức năng của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An .........................40
  9. vii 4.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An ...................42 4.1.4. Tình hình hoạt động của Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An...........42 4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 43 4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo..................................................................... 44 4.3.1. Kiểm định với các biến độc lập ..................................................................44 4.3.2. Kiểm định với biến phụ thuộc ....................................................................46 4.3.3. Nhận xét ......................................................................................................47 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 47 4.4.1. Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập...............................................47 4.4.2. Phân tích thang đo biến phụ thuộc ..............................................................53 4.5. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.................. 55 4.6. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ............... 56 4.6.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................58 4.6.2. Kiểm định độc lập giữa các phần dư ..........................................................59 4.6.3. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................59 4.6.4. Kiểm định phân phối chuẩn ........................................................................59 4.6.5. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ................................................60 4.7. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 61 4.8. Kiểm định sự khác biệt giữa các tổng thể ...................................................... 63 4.8.1 Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên với tổ chức theo Giới tính ....63 4.8.2. Kiểm định Động lực làm việc của nhân viên theo nhóm tuổi ....................64 4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu......................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................70 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................71 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 71 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................. 72 5.2.1. Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị ......................................................................72 5.2.2. Một số hàm ý quản trị .................................................................................75 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................ 79 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ..............................................................................79 5.3.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................79
  10. viii KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82 PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ I PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. IX PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... XIII KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS 26.0 ............................ XIII
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ TẮT ANH TIẾNG VIỆT 1 ANOVA Analysis of Variance Kiểm định ANOVA 2 Bartlett’s Bartlett’s Test of Sphericity Kiểm định Bartlett’s 3 CTG - Cùng tác giả 5 ĐLV - Động lực làm việc Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám 6 EFA phá 7 KMO Kaiser Mayer Olkin Hệ số KMO Statistical Package for the Phần mềm phân tích dữ 8 SPSS Social Sciences liệu SPSS 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 TVE Total Variance Extraction Tổng phương sai trích
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các nhân tố động viên và duy trì của (Herzberg 1959) ............................12 Bảng 3.1. Kết quả thang đo sử dụng cho luận văn....................................................28 Bảng 4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An giai đoạn 2017 – 2019 .........................................................................................42 Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu về giới tính ..............................................................44 Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu về độ tuổi ................................................................44 Bảng 4.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập .................................45 Bảng 4.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc ...................................46 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định K O và Bartlett’s các biến độc lập...........................47 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập ....................................48 Bảng 4.8. Bảng ma trận xoay phân tích nhân tố khám phá.......................................48 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha lần 2 .............................................50 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định K O và Bartlett’s các biến độc lập lần 2 ................50 Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập lần 2 .........................51 Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập lần 2 .........................51 Bảng 4.13. Các biến độc lập của mô hình hồi quy....................................................53 Bảng 4.14. Kiểm định K O và Bartlett’s biến phụ thuộc .......................................53 Bảng 4.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc .............................54 Bảng 4.16. Kết quả phân tích tương quan .................................................................55 Bảng 4.17. Phương pháp Enter loại bỏ biến trong hồi quy .......................................57 Bảng 4.18. Kết quả tổng hợp hồi quy 7 biến độc lập ................................................57 Bảng 4.19. Kết quả ANOVA trong hồi quy ..............................................................57 Bảng 4.20. Kết quả phân tích hệ số trong hồi quy ....................................................58 Bảng 4.21. Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................61 Bảng 4.22. Bảng kiểm định Independent – Sample T-test biến Giới tính ................63 Bảng 4.23. Thống kê mô tả biến nhóm tuổi ..............................................................65 Bảng 4.24. Bảng kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với Độ tuổi ..............65 Bảng 4.25. Kết quả kiểm định ANOVA nhóm tuổi ..................................................66 Bảng 4.26. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Long An .............................................................66
  13. xi Bảng 4.27. Thống kê mô tả Động lực làm việc của nhân viên với tổ chức ..............69 Bảng 5.1. Thống kê mô tả các nhân tố ......................................................................72
  14. xii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa .................................................59 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tần số P-P ................................................................................60 Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân tán ...................................................................................60
  15. xiii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của Nguyễn Thị Thu Trang (2013) ........................................................................................................................17 Sơ đồ 2.2 Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của Lê Thị Luyến (2012) ...........18 Sơ đồ 2.3. Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của Nguyễn Cao Anh (2011) ....19 Sơ đồ 2.4 Mô hình nghiên cứu động lực làm việc của Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghị (2014) ........................................................................................20 Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ..................................................22 Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Long An ...............42
  16. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cần thiết của đề tài Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0, kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang tác động mạnh mẽ và toàn diện đến mọi lĩnh vực, ngành nghề, đội ngũ lao động, trong đó có đội ngũ nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. Sự tác động đó đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ và động lực làm việc tốt, hiệu quả mới có thể tồn tại, giúp cho tổ chức ngày càng hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững hơn, bên cạnh đó cũng tránh khỏi việc bị sa thải. Để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đó, yêu cầu tất yếu là phải tạo được động lực cho đội ngũ nhân viên và nhân viên trong đơn vị. Việc quan tâm và làm tốt công tác tạo động lực làm việc có ý nghĩa lớn, đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả không chỉ cho bản thân nhân viên mà còn cho cả các tổ chức, định hướng phát triển lâu dài của tổ chức. Vấn đề động lực và tạo động lực cho nhân viên ngày nay tại các công ty, tổ chức có đội ngũ nhân viên nhiều lại là một vấn đề vô cùng phức tạp và chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn ở mọi nền hành chính quốc gia, không phân biệt chế độ, thể chế chính trị. Đó chính là mâu thuẫn trong giải quyết sự “cạnh tranh gay gắt” được tạo ra bởi “sức hấp dẫn” từ khu vực tư nhân. Xem xét các yếu tố từ lương, thưởng, môi trường làm việc, tạo cơ hội thăng tiến, tạo ra các giá trị tinh thần. Bên cạnh đó với lý do là nạn chảy máu nhân sự dịch chuyển nhân sự giỏi nhân sự chủ chốt ở các cơ quan đang trở thành mối lo lắng và nguy cơ chung cho các nhà quản lý nhân sự ở các tổ chức nhất là tổ chức quy mô lớn như Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác tạo động lực cho nhân viên ở các tổ chức Bởi vậy, tuỳ thuộc vào chính sách nhà nước, cũng như đặc điểm trong công tác của các tổ chức cơ quan nhà nước thì vấn đề động viên, tạo động lực cho cán bộ, nhân viên vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý nhân sự và đòi hỏi những người làm công tác quản lý nhân sự cần phải tự giác nắm vững.
  17. 2 Để giải quyết vấn đề này cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của đội ngũ nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả làm việc cho đội ngũ nhân viên nói chung, bên cạnh rà soát các nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với sự cần thiết từ vấn đề nhân sự của Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An” nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. ổng thể Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. 1.2.2. ể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao động lực làm việc của cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. - Đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng và mối liên hệ giữa các yếu tố đến nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. - Đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An thông qua các yếu tố tác động đến động lực làm việc. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Yếu tố nào ảnh hưởng đến nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An như thế nào? - Dựa vào kết quả nghiên cứu những những hàm ý quản trị nào có thể giúp Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An nâng cao động lực làm việc của nhân viên? 1.4. Đối tượng nghiên cứu
  18. 3 - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. - Đối tượng khảo sát: Cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. - Đơn vị phân tích: Nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An và có hợp đồng lao động với thời hạn từ 12 tháng trở lên. 1.5. Phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Phạm vi về thời gian Dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2017 - 2019 nhằm kết hợp với dữ liệu sơ cấp để phục vụ cho các công tác phân tích của luận văn. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 10 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020, trong đó dữ liệu sơ cấp được khảo sát từ 10/2019 - 02/2020. 1.5.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. 1.5.3. Phạm vi về nội dung Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. 1.6. Ý nghĩa của luận văn 1.6.1. Ý ng ĩa về p ương d ện khoa học Đề tài bổ sung thêm lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung và Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các vấn đề liên quan đến động lực làm việc của nhân viên trong lĩnh vực công ty kinh doanh dịch vụ viễn thông một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. Góp phần vào lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc.
  19. 4 1.6.2. Ý ng ĩa về p ương d ện thực tiễn Cung cấp thông tin thực tế về các biến số chỉ mức độ tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. Giúp Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An hiểu rõ hơn về quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua việc lượng hóa các yếu tố tác động đến động lực làm việc sẽ giúp cho quản lý có thể hiểu biết rõ hơn về động lực làm việc của nhân viên để từ đó đầu tư vào những giải pháp nhằm cải thiện động lực làm việc của cán bộ, nhân viên một cách tốt hơn. 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.7.1. Nghiên cứ định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với nhân viên hiện đang làm việc tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Long An nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung thành phần thực tiễn các nhân tố nhằm nâng cao động lực làm việc tại Trung tâm kinh doanh VNPT – Long An. Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá các ý tưởng, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình. Trong giai đoạn này, luận văn sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với các đối tượng được chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh được đặc trưng của tập hợp mẫu quan sát. Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu định tính là những nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An và các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. Họ là những người thường xuyên quản lý, thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng. 1.7.2. Nghiên cứ địn lượng Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính để có được mô hình nghiên cứu đề xuất ứng dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức và thang đo hoàn chỉnh nhằm sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: không ý kiến; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý) để thiết kế bảng câu hỏi chính trong mô hình nghiên
  20. 5 cứu. Ngoài ra, nghiên cứu còn có một vài câu hỏi nhằm khai thác thông tin nhân khẩu học. Toàn bộ dữ liệu thu hồi sẽ được nhập liệu bằng Excel và tiến hành xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 26 trên nền tảng Windows. Các công cụ thực hiện phân tích bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại), kiểm tra thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm tra các giá trị nội dung và giá trị hội tụ xem các biến quan sát có thực sự hội tụ tốt trên nhân tố mà nó đo lường hay không. Sau khi kiểm định thang đo thông qua kỹ thuật phân tích EFA và Cronbach’s Alpha tiến hành dùng kỹ thuật hồi quy bội nhằm lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố thành phần lên động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Bên cạnh đó xem xét kiểm định xem các yếu tố nào thực sự tác động có ý nghĩa lên động lực làm việc và dùng kỹ thuật thống kê mô tả tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm đồng ý của các vấn đề thuộc các yếu tố thành phần có tác động lên động lực làm việc. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy bội và phương pháp thống kê mô tả nhằm hướng tới những giải pháp tập trung vào các yếu tố có tác động đến động lực làm việc của cán bộ, nhân viên để cải thiện động lực làm việc của cán bộ, nhân viên. Các thang đo ban đầu được xây dựng dựa vào các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, để đo lường các khái niệm có trong mô hình, tác giả sử dụng các thang đo như sau: Các biến quan sát của các khái niệm sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 điểm (Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Không ý kiến, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý). Riêng những biến phân loại đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi,... sử dụng thang đo định danh, thang đo tỷ lệ. Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng thảo luận nhóm theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn. Thông tin về các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Long An. 1.8. Kết cấu của luận văn Ngoài các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
52=>1