You are on page 1of 42

VINATA INTERNATIONAL JOINT VENTURE CO.

,LTD
Project: ACROWEL VIETNAM FACTORY
Location : NO.7 STREET, LONG THANH IP , DONG NAI PROVINCE

KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN – SỨC KHỎE - MÔI TRƯỜNG


NỘI DUNG
1.0 GIỚITHIỆU
2.0 PHẠM VI CỒNG V1ỆC
3.0 ĐỊNHNGHĨA
4.0 LUẬT ÁP DỤNG, CÁC QUY ĐỊNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
5.0 MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
6.0 LÃNH ĐẠO VÀ CAM KẾT
7.0 TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
7.1 Giám Đốc & Phó Giám Đốc Dự Án Xây Dựng (DINCO)
7.2 Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng (DINCO)
7.3 Kĩ Sư An Toàn (DINCO)
7.4 Nhân Viên An Toàn (DINCO)
7.5 Kĩ Sư Giám Sát thi công (DINCO
7.6 Chỉ Huy Trưởng (Nhà Thầu Phụ)
7.7 Giám Sát An Toàn (Nhà Thầu Phụ)
7.8 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ)
7.9 Nhà Thầu Phụ
7.10 Giám Đốc (Nhà Thầu Phụ)
7.11 Các thành viên ủy BDinco đảm An Toàn & Sức Khỏe
8.0 THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
8.1 Giới thiệu Bảo đảm An toàn và Sức khỏe
8.2 Họp An Toàn
8.3 ủy bDinco đảm All toàn và Sức khỏe
8.4 Đào tạo Bảo đảm An toàn và Sức khỏe
8.5 Thiết bị Bảo hộ Cá nhân
8.6 Khách / Nhà cung cấp
8.7 Vi phạm quy định Bảo đảm An toàn và Sức khỏe
8.8 Biện pháp phòng ngừa Tai nạn
8.9 Điều tra và Báo cáo Tai nạn / Sự cố
8.10 Đánh giá Rủi ro
8.11 Thiết bị cứu thương
8.12 Nguy hiểm công trường
8.13 Quản lý Thực hiện Bảo đảm An toàn và Sức khỏe
8.14 Giấy phép đối với Hệ thống Công việc
8.15 Phúc lợi Vệ sinh và Cá nhân
8.16 Nhà cung cấp vật liệu
8.17 Cảnh báo
8.18 Thanh tra và Kiểm tra Bảo đảm An toàn và Sức khỏe
8.19 Nguyên tắc và Thúc đẩy An toàn
8.20 Báo cáo tháng về Bảo đảm An toàn
8.21 Công việc tại khu vực hạn chế
8.22 Quàn lý Giao thông
8.23 Quy định về tóc
8.24 Tuân thù yêu cầu về môi trường
8.25 Kế hoạch Xử lý Khẩn cấp
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC AN TOÀN
9.1 Thiết bị nâng
9.2 Máy Móc & Thiết Bị
9.3 Dọn dẹp vệ sinh

Revision 1 : 01/03/2012 Trang 1 của 46 trang


VINATA INTERNATIONAL JOINT VENTURE CO.,LTD
Project: ACROWEL VIETNAM FACTORY
Location : NO.7 STREET, LONG THANH IP , DONG NAI PROVINCE

9.4 Vào nơi làm việc


9.5 An toàn về điện
9.6 Phòng Cháy
9.7 Phòng chống ma túy & chất có cồn
9.8 Vãn phòng công ừường & khu vực kho
9.9 Lan can , bậc lên xuống và rào chắn
9.10 Hệ thống khóa
9.11 Lối vào và Lối ra
9.12 Đào , Làm rãnh và Làm trụ
9.13 Khí ôxy, Axetilen và Khí đốt
9.14 Giàn giáo
9.15 Phá hủy
9.16 Đặt thiết bị làm mái và Thiết bị tấm
9.17 Gờ nổi
9.18 Hố đào và Mở
9.19 Chở bò phế liệu
9.20 Máng
9.21 Lắp ráp kết cấu
9.22 Bệ công tác nâng chuyển động
9.23 Dọn dẹp dây diện ừên đầu
9.24 Phòng chống rơi và Công việc trên đầu
9.25 Giả đỡ ừeo
9.26 Dây thừng, Xích và Cáp
9.27 Các đại lý Dung môi và Hóa chất
9.28 Kho và Nơi bảo quản vật liệu
9.29 Các thiết bị khảo sát lazer
9.30 Thanh bê tồng cốt thép
9.31 Bảo vệ vật liệu
9.32 Đạn, Vũ khí phòng vệ và Hành động mạo
9.33 Đèn tạm
9.34 An toàn với thang
9.35 Sàn đỡ
9.36 Cần trục
9.37 Cẩu - Vận hành và lắp ráp an toàn
9.38 Các vật rơi
9.39 Các dụng cụ cầm tay và chạy điện
9.40 Lưới an toàn vành đai
9.41 Sơn
9.42 Cọc
9.43 Thực phẩm

Revision 1 : 01/03/2012 Trang 2 của 46 trang


1.0 GIỚI THIỆU
Chương trình Bảo vệ An toàn và Sức khỏe của công ty DINCO áp đụng cho Dự Án Xây
Dựng Nhà Máy ACROWEL VIETNAM được viết ra để chi dẫn việc thực hiện và bảo
đảm các yêu cầu về An toàn, An ninh và Sức khỏe cho người lao động trong quá trình
làm việc tại Dự Án. Kế hoạch này nhận thức đưọc các vấn đề về pháp lý, các quy định
và các khía cạnh về hợp đồng liên quan đến vấn đề an toàn và sức khỏe của dự án. Nó
đưa ra các vấn đề thực hành về an toàn và quy trình bảo đảm an toàn buộc phải tôn trọng
bởi những người có liên quan đến hoặc chịu ảnh hưởng bởi dự án. Nội dung của kế
hoạch này sẽ được xem xét định kỳ và sửa đổi phù hợp với yêu càu của Chù Đầu Tư và
các thay đổi của luật pháp hoặc quy định do các cơ quan có liên quan ban hành. Nó cũng
nêu ra vấn đề tổ chức và trách nhiệm quản lý của các cấp quản lý theo yêu cầu của pháp
luật.
2.0 PHẠM VI
Mục tiêu của tài liệu này nhằm mô tả các chương trình hoạt động trong việc quản lý các
hoạt động về An toàn và Sức khỏe đối với việc bảo đảm an toàn cho nhân lực, máy móc,
tài sản và dân chúng nói chung trong thời gian xây dựng và thời gian chạy thử của dự án.
Kế hoạch bảo đảm An Toàn và Sức Khỏe áp dụng công bằng đối với tất cả các thầu phụ
tham gia vào dự án cũng như đối với tất cả các đối tượng khác có liên quan hay chịu ảnh
hường bởi dự án.
3.0 ĐỊNH NGHĨA
Các định nghĩa muốn nói đến ở đây sẽ được liên hệ đến các định nghĩa qui định trong
yêu cầu về Sức Khỏe, An Toàn và Môi Trường của Chủ Đầu Tư.
4.0 LUẬT PHÁP, QUY ĐỊNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ÁP DỤNG
Trong thời gian soạn thảo và thực hiện Kế hoạch bảo đảm An Toàn và Sức Khỏe này,
các quy định luật pháp, luật, tiêu chuẩn, quy định sau đây đươc áp dụng :
1. Thông tư liên tịch 01/2011TTTLT - BLĐTBXH - BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của
Liên bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Y Tế Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện
công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động (thay thế Thông tư liên tịch sổ
14 ban hành ngày 31/10/1998)
2. Thông tư Liên bô 09/TT - LB ngày 13 tháng 4 năm 1995 của Liên bộ Lao động Thương
binh Xã hội và Y Tế Quy đình các điều kiện có hại và các công việc cấm sử dụng lao
động chưa thành niên.
3. Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT - BLĐTBXH - BYT - TLĐLĐVN ngày 8 tháng 3 năm
2005 của Liên bộ Lao động Thương binh Xã hội, Y Tế và Tổng Liên đoàn Lao đông
Việt Nam Hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ
tai nạn lao động.
4. Thông tư 04/2008/TT - BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
5. Thông tư 37/2005/TT -BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao
độngThương binh và Xã hội Hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
6. Thống tư 04/2008/TT - LĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội hựớng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
7. Thông tư 13/BYT - TT nqảv 21 tháng 10 năm 1996 của Bộ Y tế Hướng dẫn quản lý vệ
sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
Các tài liệu nêu trên được xem là cơ sở pháp lý và có thể được thay đổi bởi luật hoặc tiêu chuẩn
khác khi cần thiết.

5.0 MỤC TIÊU VÀ ĐÓI TƯỢNG CỦA VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
Mục đích của Chương trình bảo đảm An toàn và Sức khỏe như sau:
a. Bảo đảm an toàn cho nhân công của nhà thầu và các cá nhân khác trực tiếp hay gián tiếp
tham gia vào dự án và cộng đồng chung.
b. Bảo đảm việc bảo vệ sức khỏe của nhân công nhà thầu và các cá nhân khác trực tiếp hay
gián tiếp tham gia vào dự án và cộng đồng chung.
c. Đảm bảo mọi nhân viên, các nhà thầu phụ và khách có mặt ở công trường tuân thủ mọi
lúc ở bất kỳ địa điểm thi công nào các qui định về bảo đảm Sức Khỏe, An Toàn và Môi
Trường của Chủ Đầu Tư, DINCO và các qui định luật định liên quan.
d. Tiếp tục đạt được việc thực hiện bảo đảm An toàn và Sức khỏe ở mức độ tốt nhất bằng
việc xem nó là ưu tiên trong thi công, đảm bảo và cố gắng thực hiện liên tục các biện
pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng nhà máy.

Mục tiêu An Toàn và Sức Khỏe cho dự án bao gồm :


Tai nạn lao động – Không xảy ra
Rủi ro và rắc rối mất thòi gian – Không xảy ra
Rủi ro về lửa – Không xảy ra
Cháy nổ – Không xảy ra
Tai nạn về môi trường – Không xảy ra
Tai nạn về xe cộ, giao thông – Không xảy ra
Kiểm tra về An toàn và Sức khỏe – 2 lần/ 1 năm(tối thiểu)
6.0 LÃNH ĐẠO VÀ CAM KẾT
Việc Quản lý dự án nhắc lại tầm quan trọng cao hơn của việc quản lý đối với các lãnh
đạo {bao gồm các lãnh đạo của tất cả Nhà Thầu Phụ) trong việc thực hiện thành công
Kế hoạch An Toàn và Sức Khỏe này. Các cam kết thích hợp của họ đối với từng công
nhân là điều kiện tiên quyết đối với việc thực hiện thành công Kế hoạch An toàn và Sức
khỏe và các hoạt động.
7.0 TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM
Ban Chỉ Huy DINCO lãnh đạo bởi Giám Đốc & Phó Giám Đốc dự án xây dựng sẽ chịu
hoàn toàn trách nhiệm trong việc thực hiện Kế hoạch An toàn và Sức khỏe cho toàn Dự
án. Kỹ sư An toàn và Sức khỏe với sự trợ giúp của các nhân viên An toàn và Sức khỏe
công trình sẽ hỗ trợ cho Ban Chỉ Huy DINCO trong việc thực hiện Kế hoạch An toàn và
Sức khỏe này. ủy ban An toàn và Sức khỏe sẽ được thành lập để thực hiện và quản lý Kế
hoạch An toàn và Sức khỏe. Quá trình thực hiện sẽ có sự hỗ trợ bởi ban quản lý dự án
của chủ đầu tư & tư vấn khi cần thiết.Chính sách mô tả trách nhiệm của từng cá nhân,
biện pháp và cách tổ chức để bảo đảm công tác An toàn và Sức khỏe được thực hiện và
giám sát.
7.1 Giám Đốc & Phó Giám Đốc Dự Án Xây Dựng (DINCO)
Cam kết rằng các quá trình thực hiện dự án liên quan đến các mặt an toàn và sức khỏe
sẽ được cải tiến một cách liên tục.
 Tuân thủ các yêu cầu của Chủ đầu tư và chính sách, quy định của pháp luật Việt
Nam về An toàn và Sức khỏe trong quá trình thực hiện.
 Đảm bảo kế hoạch và quy trình công việc phù hợp với yêu cầu về An toàn và Sức
khỏe được lập trước khi thực hiện họp đồng bao gồm cả các thầu phụ và nhà cung
cấp.
 Xác định các rủi ro hoặc quy trình tiềm ẩn trước khi thực hiện công việc và thông
báo cho tất cả các nhân viên công ừình về những vấn đề này.
 Bảo đảm các thầu phụ đáp ứng được nghĩa vụ cùa họ theo đúng luật pháp hiện
hành, qui tắc thực hành, các điều kiện của hợp đồng và tuân thủ các yêu cầu An
toàn và Sức khỏe như được nêu trong Kế hoạch An toàn và Sức khỏe này.
 Bảo đảm Chỉ Huy Trưởng DINCO/ Kỹ Sư An Toàn DINCO / Kĩ Sư Giám Sát
DINCO / Chỉ Huy Trường Nhà Thầu Phụ và các nhân viên thực hiện và duy trì hệ
thống công việc an toàn.
 Phối hợp với Chỉ Huy Trưởng DINCO / Kĩ Sư An Toàn DINCO trong tất cả các vấn
đề liên quan đến An toàn và Sức khỏe.
 Tham gia các cuộc họp ủy ban An toàn và Sức khỏe theo kế hoạch
7.2 Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng (DINCO)
 Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng sẽ có trách nhiệm chính trong việc nâng cao
nhận thức về An toàn và Sức khỏe và thúc đẩy việc thực hiện trong suốt quá trình
thi công dự án.
 Chỉ Huy Trường Dự Án Xây Dựng có trách nhiệm bảo đảm rằng kế hoạch An toàn
và Sức khỏe của Công Trường được tôn trọng một cách chặt chẽ.
 Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng sẽ phân công Kĩ Sư An toàn để đảm bảo Kế
Hoạch An Toàn được thực hiện ở các cấp của Dự Án.
 Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng nghiên cứu các báo cáo kiểm tra An Toàn của
dự án để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu luật định và yêu cầu an toàn của nhà thầu.
Phê chuẩn và xúc tiến các hành động khắc phục khi cần thiết.
7.3 Kĩ Sư An Toàn (DINCO)
 Phát triển thêm các phương thức làm việc lành mạnh an toàn hơn hiện nay.
 Chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Phó Giám Đốc Dự Án và Chỉ Huy Trưởng
Dự Án Xây Dựng.
 Sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho ban quản lý dự án các vấn đề tiếp theo có liên quan
đến các yêu cầu về an toàn.
 Ngăn chặn các thương tích đối với người lao động và các thiệt hại về thiết bị và vật
tư trong quá trình áp dụng các quy trình an toàn.
 Phát triển thêm các phương thức làm việc lành mạnh an toàn hơn hiện nay.
 Đề xuất các yêu cầu hợp pháp ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và an toàn.
 Đề xuất việc cung ứng, sử dụng thích hợp và các tiêu chuẩn yêu cầu đối với quần
áo bảo hộ và các thiết bị an toàn.
 Đảm bào các thiết bị mới mua hoặc thuê phải thích hợp và thời hạn hiệu lực của tất
cả các chứng nhận kiểm tra phù hợp.
 Cập nhật các thay đổi của luật pháp liên quan đến vấn đề an toàn, sức khỏe và phúc
lợi.
 Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn trong các gian đoạn mới của công việc trước khi thực
hiện.
 Đảm bảo công trình / Công việc được tổ chức an toàn và có biện pháp phòng ngừa
cháy.
 Phối hợp với các nhân viên phát triển và thực hiện các chỉ dẫn an toàn đối với các
các hoạt động đặc biệt.
 Thực hiện việc khảo sát và thanh tra an toàn công trình, kiểm tra và bảo đảm các
biện pháp làm việc an toàn được thực hiện và các qui định được tuân thủ.
 Xác định nguyên nhân của các tai nạn, rủi ro hoặc các sự cố nguy hiểm và đề xuất
biện pháp ngăn ngừa sự tái diễn.
 Giám sát tài liệu, phân tích các thông tin về thương tích, thiệt hại, mất mát. Đánh
giá xu hướng tai nạn và xem xét kết quả thực hiện an toàn chung của dự án.
 Hỗ trợ việc đào tạo nhân viên các cấp nâng cao nhận thức về thương tích, thiệt hại
và kiểm soát lãng phí.
 Tham gia các thảo luận về hoạt động và quàn lý công trình về vấn đề ngăn chặn
thương tích, kiểm soát tổn thất như là phần không thể thiếu để đạt hiệu quả hoạt
động.
 Thu xếp lắp đặt biển báo an toàn, thông tin hay các biển hiệu cần thiết và thay đổi,
cập nhật tẩt cả các biển báo theo chu kỳ thông thường.
 Cập nhật các thông tin về nguyên tắc thực hiện và các bài giảng về bảo đảm an toàn
mới.

7.4 Nhân viên An Toàn (DINCO)


 Trợ giúp kỹ sư giám sát & kỹ sư an toàn trong việc đảm bảo hệ thống làm việc an
toàn, các qui định và qui trình được tuân thù.
 Phối họp và tham gia khi cần thiết đối với các buổi họp an toàn của thầu phụ.
 Kiểm ừa đối chiếu các thống kê, báo cáo an toàn.
 Đảm bảo các biện pháp cảnh báo thích hợp được thực hiện khi có những hoạt động
nguy hiểm.
 Tiển hành Toolbox Meeting Buổi Sáng mỗi ngày vào lúc bắt đầu làm việc.
 Phối hợp với Kĩ Su An Toàn trong việc tổ chức & thực hiện những buổi huấn luyện
an toàn dành cho nhân viên.
 Kiểm soát và lưu giữ báo cáo về các thiết bị an toàn.
 Kiến nghị cấp quản lý các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn.

7.5 Kĩ Sư Giám Sát thi công (DINCO)


Nhân viên giám sát chịu trách nhiệm về các nhân viên thuộc phạm vi giám sát và về
hiệu lực thực thi công tác An toàn và Sức khỏe trong phạm vi mình chịu trách nhiệm.
 Giữ các điều kiện công tác an toàn và bảo đảm dọn dẹp sạch sẽ các khu vực trong
phần quản lý của mình.
 Củng cố việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ cứng, kính bảo vệ mắt,
găng tay bảo vệ, giày bảo vệ... theo yêu cầu của các quy định an toàn dự án và các
quy định của pháp luật có liên quan.
 Chỉnh sửa các hành động không an toàn của công nhân trong bất kỳ điều kiện
không an toàn nào khi quan sát.
 Báo cáo với Giám Đốc Dự Án Xây Dựng và Chỉ Huy Trưởng Dự Án Xây Dựng tất
cả các tai nạn, mất mát, rủi ro, nguy hiểm, độc hại và ngay lập tức chỉnh lại các đỉều
kiện không an toàn này khi phát hiện ra.
 Lập kế hoạch an toàn ừong tất cả các công việc hàng ngày.
 Bảo đảm tất cả các rủi ro về công việc hay quy trình an toàn được giải thích cho các
nhân viên trước khi nhân viên bắt đầu công việc.
Hợp tác chặt chẽ với Kĩ Sư An Toàn trong việc loại bỏ và thay đổi các tình huống không
an toàn và các điều kiện rủi ro tại công trình.
7.6 Chỉ Huy Trưởng (Nhà Thầu Phụ)
 Bảo đảm tất cả các công việc liên quan đến xưởng, máy móc và thiết bị tại công
trình luôn trong điều kiện an toàn và đầy đủ chức năng thực hiện.
 Chịu trách nhiệm với Ban Chỉ Huy DINCO về tất cả các vấn đề liên quan đến an
toàn trong phạm vi công việc được giao đề bảo đảm công việc được thực hiện an
toàn và phù hợp với các quy định và nguyên tắc an toàn.
 Tham gia các cuộc họp An Toàn do Kĩ Sư An Toàn DINCO tổ chức & thực hiện
theo những chỉ thị về công tác an toàn của DINCO.

7.7 Giám Sát An Toàn (Nhà Thầu Phu)


 Chịu trách nhiệm với quản lý của mình về tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn
trong phạm vi công việc được giao để bảo đảm công việc được thực hiện an toàn và
phù hợp với các quy định và nguyên tắc an toàn.
 Các giám sát sẽ thực hiện tóm tắt các quy trình an toàn hàng ngày trong đội của
mình và đảm bảo các yêu cầu an toàn này được tuân thủ.
 Củng cố việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ cứng , kính bảo vệ mắt,
găng tay bảo vệ, giày bảo vệ... theo yêu cầu của các quy định an toàn dự án và các
quy định của pháp luật có liên quan.
 Phải tham gia các cuộc họp An Toàn do Kĩ Sư An Toàn DINCO tổ chức & thực
hiện theo những chỉ thị về công tác an toàn của DINCO.
 Các giám sát ghi chép lại báo cáo an toàn hàng ngày, bao gồm :
 Các chi tiết tóm tắt về an toàn.
 Kiểm tra máy móc thiết bị.
 Kiểm tra công nhân (quần áo, PPE)
 Bất kỳ vấn đề an toàn nào xảy ra, ý kiến giải quyết.
 Hồ sơ lưu về an toàn sẽ được Kĩ Sư An Toàn Nhà Thầu kiểm tra hàng ngày.
 Giám Sát An Toàn (Nhà Thầu Phụ) lưu hồ sơ tất cả các tai nạn, rủi ro đầy đủ cho Kĩ
Sư An Toàn DINCO quản lý. Họ phải bảo đảm rằng toàn đội công nhân và nhân
viên phải nhận thức được các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tại công trình.
7.8 Giám Sát Thi công (Nhà Thầu Phụ)
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) bảo đảm tất cả các công việc liên quan đến
xưởng, máy mốc và thiết bị tại công trình luôn trong điều kiện an toàn và đầy đủ
chức năng thực hiện.
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) giám sát kế hoạch kiểm tra xưởng, thiết bị,
máy móc được thực hiện thường xuyên.
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) chịu trách nhiệm giữ các điều kiện công tác an
toàn và bảo đảm dọn dẹp sạch sẽ các khu vực trong phân quản lý của mình.
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) củng cố việc sử dụng các thiết bị bảo vệ cá
nhân như mũ cứng, kính bảo vệ mắt, găng tay bảo vệ, giày bảo vệ... theo yêu cầu
của các quy định an toàn dự án và các quy định của pháp luật có liên quan.
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) chỉnh sửa các hành động không an toàn của
công nhân trong bất kỳ điều kiện không an toàn nào khi quan sát và ghi nhớ.
 Giám Sát Thi Công (Nhà Thầu Phụ) lập kế hoạch an toàn trong tất cả các công việc
hàng ngày.
7.9 Nhà Thầu Phụ
 Nhà Thầu phụ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với an toàn của công nhân của
mình và những người bị ảnh hưởng bởi công việc của mình. Để đảo đảm tất cả các
thầu phụ hiểu rõ trách nhiệm của mình trong thi công tại công trường các quy định
và nguyên tắc An toàn của Nhà thầu phải được triển khai đầy đủ đán các nhà thầu
phụ trong quá trình chào giá. Các nhà thầu phụ cần phải cung cấp các bằng chứng
bảo đảm họ đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý.
 Một điều rất quan trọng là thầu phụ phải nắm chắc các công trình dưới lòng đất
trước khi đào. Khi lấp phải phục hồi lớp bảo vệ, ống, băng cảnh báo.
 Thầu phụ không được phép sử dụng các thiết bị của Chủ Đầu Tư và DINCO như:
cẩu, kéo ống, thiêt bị, máy móc... khi chưa được sự châp thuận.
 Ngoại trừ việc cắm các thiết bị điện vào nguồn cấp điện, các nhân viên làm về điện
phải bảo đảm có năng lực phù hợp với công việc được giao.
 Chỉ có các thợ điện do DINCO chỉ định mới được phép thực hiện các đấu nối, cung
cấp điện với sự hướng dẫn của trưởng bộ phận chuyên môn.
 Kĩ Sư An Toàn DINCO sẽ hỗ trợ Thầu phụ điều tra tất cả các tai nạn xảy ra tại công
trường và phối hợp với thầu phụ điều tra các nguyên nhân cơ bản của tai nạn để cố
gắng hạn chế, phòng chống các sự cố tương tự xảy ra. Tất cả các tai nạn về cháy nổ
hoặc các thiệt hại về tài sản của Nhà thầu hay của thầu phụ phải được báo cáo trực
tiếp và ngay lập tức với Kỹ Sư An Toàn Nhà Thầu hoặc Chỉ Huy Trưởng Công
Trình Xây Dựng.
 Nhân viên của thầu phụ phải tham dự họp đầy đủ về các vấn đề an toàn hàng ngày.
 Các thầu phụ phải tham gia tích cực các cuộc họp ủy Ban An Toàn và Sức Khỏe.
 Thầu phụ phải bổ trí giám sát an toàn tại mỗi khu vực thi công. Điều này cũng áp
dụng khi có nhóm làm việc ở khu vực riêng biệt.
7.10Chỉ huy trưởng công trường (Nhà Thầu Phụ)
 Phải bảo đảm tất cả các nhân viên và công nhân của mình nhận thức đầy đủ về các
yêu cầu của Kế Hoạch An Toàn.
 Họ cần bảo đảm rằng tất cả các nhân viên và công nhân của mình thực hiện đúng
các yêu cầu phòng chống và hạn chế tai nạn, rủi ro.
 Họ chịu trách nhiệm với Giám Đốc Dự Án của Nhà Thầu về tất cả các vấn đề liên
quan đến an toàn và sức khỏe của các nhân viên và công nhân của mình.
 Họ bảo đàm rằng tất cả các công nhân của mình thực hiện công việc theo cách thức
an toàn và chịu trách nhiệm về các điều kiện làm việc an toàn cho họ. Hướng dẫn
công nhân của mình quen và thành thạo với các thiết bị và hệ thống khẩn cấp.
 Họ đảm bảo rằng các Giám Sát và Công Nhân cùa mình tuân thủ các quy định và
nguyên tắc an toàn tại công trình và khi cùng Thầu chính làm việc tại công trình đó.
 Họ phải chỉ định Giám sát An toàn làm việc tại mỗi khu vực để giám sát an toàn
cho phần công việc trong hợp đồng của mình. Điều này được thực hiện khi có bất
kỳ đội công tác nào làm việc tại một khu vực cụ thể.
7.11 Các thành viên ủv BDinco Đảm An Toàn & Sức Khỏe
 Xúc tiến và phát triển việc nhận thức cao về An Toàn và Sức Khỏe và các cam kết
của mỗi cá nhân.
 Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật/tư vấn cho Kế hoạch An Toàn và Sức Khỏe.
 Tham gia xem xét và kiểm soát, báo cáo gửi lên Chủ đầu tư.
 Xem xét hiệu lực của Kế Hoạch An Toàn và Sức Khỏe.
 Cùng Kĩ Sư An Toàn xem xét thực hiện bất kỳ kiện cáo nào, và các hoạt động nâng
cao việc thực hiện công việc an toàn.
 Phân tích các xu hướng xảy ra tai nạn, các tai nạn suýt xảy ra, các nguy hiểm , độc
hại hay gây bệnh tại nơi làm việc.
 Kiểm tra nơi làm việc ít nhất 1 lần trong 3 tháng.
 Hỗ trợ Kĩ Sư An Toàn kiểm tra nơi làm việc để bảo đảm an toàn ngay sau khi tai
nạn, các hoạt động mất mát, nguy hiểm vừa xảy ra.
8.0 THỤC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
8.1 Giới thiêu về bào đảm An Toàn và Sức Khỏe
Tất cả nhân sự làm việc tại công trình lần đầu phải được nghe giới thiệu về Chương
trình An toàn và Sức khỏe. Đối tượng này bao gồm các nhân viên mới, khách tham
quan, các nhà cung cấp và các đối tượng của DINCO và Chủ đầu tư. Kĩ Sư An Toàn
chịu trách nhiệm giới thiệu về An Toàn và Sức Khỏe để công việc có thể bắt đầu. Bảng
điểm danh & báo cáo của buổi giới thiệu sẽ được thực hiện bởi An Toàn Thầu Phụ và
gởi về Kĩ Sư An Toàn xem xét.
Chương trình An toàn và Sức khỏe sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các phần
sau :
1. Các mục tiêu An Toàn và Sức Khỏe.
2. Trang thiết bị BHLĐ phù hợp
3. Các quy định an toàn công trình và trách nhiệm mỗi cá nhân
4. Dọn dẹp công trình
5. Chống cháy
6. Báo cáo Tai nạn / Rủi ro
7. Cồn / Ma tuý , đánh bạc và súng các loại
8. Cấp giấy phép cho các hoạt động đặc biệt
9. Quy trình khẩn cấp và xừ lý
10. Rủi ro môi trường
11. Quy định về giao thông trong công trình và đỗ xe
12. Rủi ro về sức khỏe
13. Phù hợp với các nguyên tắc sử dụng điện

8.2 Họp An Toàn


a) HỌP An Toàn Buổi Sáng (Safety Toolbox Meeting)
+ Họp an toàn buổi sáng sẽ được tổ chức vào đầu giờ buổi sáng để thảo luận những kế
hoạch sẽ thực hiện cho công việc & những nguy hiểm có thể xảy ra đối với công việc
thi công. Xem xét về cả 2 mặt tích cực lẫn tiêu cực để cùng nhận xét trong cuộc họp
mỗi ngày.
+ 1 bản phân tích đánh giá rủi ro sẽ được soạn bởi Nhà Thầu cho mỗi hoạt động thi
công. Nhà thầu tiến hành rà soát kỹ lưỡng & đánh giá rủi ro có liên quan đên hoạt
động thi công rồi sau đó thông báo cho nhân viên của nhà thầu tham gia vào hoạt động
(Nhà Thầu Phụ hoặc Nhân Viên của nhà thầu, hoặc các trường hợp có thể) để họ có
thể nắm bắt được những rủi ro & các biện pháp đề phòng cần thiết trước khi thi công).
b) Họp An Toàn Định Kỳ
+ VIN AT A phải tổ chức họp định kỳ hàng tuần & hàng tháng với tất cả các bên đê
nhận thức được những hiệu suất an toàn đối với tai nạn xảy ra & nhấn mạnh đến
những nhiệm vụ an toàn trong những giai đoạn thi công tiếp theo. Để cuộc họp đạt
được hiệu quả, “những người đại diện” phải bao gồm : Giám Đốc Dự Án , Chủ Đầu
Tu & Giám Đốc Thầu Phụ & Những kĩ sư giám sát của Thầu Chính & Thầu Phụ trên
công trường & những người khác theo sự chỉ thị của Chủ Đầu Tư.
c) Kiếm tra An Toàn
+ Ban An Toàn DINCO sẽ tổ chức buổi kiểm tra an toàn vào lúc 8 giờ sáng mỗi ngày
(trừ ngày Chủ Nhật) với thành phần tham gia bao gồm : Giám Đốc Dự Án DINCO,
Phó Giám Đốc Dự Án DINCO, Chỉ Huy Trưởng DINCO, Kĩ Sư Công Trường
DINCO, Nhân Viên An Toàn DINCO, Chỉ Huy Trưởng nhà thầu phụ, Kĩ Sư Công
Trường nhà thầu phụ.
8.3 ỦY BDinco đảm An toàn và Sửc khỏe
Theo Ke hoạch An toàn và Sức khỏe, ủy ban An toàn và Sức khỏe sẽ được thông báo
tại công trình tất cả các chức năng chính như sau :
i) Xem xét Kế hoạch An toàn và Sức khỏe và hiệu lực của kế hoạch
ii) Kiểm tra theo quý các công việc tại công trình và quản lý tính hiệu quả của các
phương pháp bảo đảm an toàn và bảo đảm việc thực hiện phù hợp với Kế hoạch An
toàn và Sức khỏe.
iii)Thực hiện điều tra các tai nạn, mất mát, các trường họp nguy hiểm, bệnh tật xảy ra.
iv)Xem xét các hành động không an toàn, các điều kiện và các hoạt động không phù hợp
với quy định.
v) Xem xét các hành động có khả năng nguy hiểm cao và cách thức đề phòng trước khi
hành động. Thành phần của ủy ban An toàn và Sức khỏe như sau :
Chủ tịch : Đại diện chủ đầu tu hoặc người do Chủ Đầu Tư chỉ định
Phổ chủ tịch : Giám Đốc Dự Án
Thư ký : Người được Chù Đầu Tư chỉ định
Các thành viên : Giám Đốc các Nhà Thầu Phụ khác
Các trường ban An Toàn của các Nhà Thầu Phụ
Ủy ban An Toàn và Sức Khỏe sẽ tổ chức họp hàng tuần & hàng
tháng theo chỉ định của Chủ Đầu Tư.
8.4 Đào tao bảo đám An Toàn và Sức Khỏe
Quản lý công trình sẽ cung cấp các khóa đào tạo An toàn và Sức khỏe cho các nhân viên
để bảo đảm họ nhận thức đày đủ và có khả nãng thực hiện các trách nhiệm về an toàn,
có hiệu quả và đúng cách. Tất cả các nhân viên tham gia vào dự án sẽ được đào tạo với
phần trách nhiệm liên quan đến phàn công việc của mình. Trước khi bắt đầu bất kỳ phần
công việc chính nào, tất cả các nhân viên liên quan đến phần công việc đó sẽ được
hướng dẫn về các vấn đề An toàn và Sức khỏe liên quan đến phần công việc của mình
với phần việc mới sẽ làm.
8.5 Thiết bị bảo hộ cá nhân
Nhân viên và công nhân sẽ phải mang đồ bảo hộ lao động và quần áo bảo hộ thích hợp
được chấp thuận tùy thuộc bản chất công việc. cấm các trường hợp sử dụng quần áo
ngắn mặc trong công trường. Bất cứ trường hợp nào mà Chủ Đầu Tư phát hiện tại công
trường trong những trường họp không tuân thủ về trang thiết bị bào hộ thì phải được
thay thế ngay lập tức.
Nón BHLĐ & Áo Phản Quang phải luôn được sử dụng trong suốt thời gian thi công
tại công trường, trừ những trường họp trong văn phòng, căn tin, nhà vệ sinh và những vị
trí tương tự. Nón BHLĐ phải luôn cài quai nón.
Tất cả nhân viên nhà thầu & nhà thầu phụ phải đội nón BHLĐ tuân thủ theo màu sắc
qui định. Nhân viên an toàn thì phải đội nón BHLĐ màu đỏ. Trên nón phải thể hiện
được Tên / Mã số thẻ đeo & tên công ty
Một miếng dán chứng nhận sẽ được dán lên phía bên phải cùa nón BHLĐ để chứng
tỏ cá nhân đó đã hoàn thành khóa học an toàn tại công trường.
Mũ BHLĐ nên được kiểm tra & thay thế thường xuyên theo yêu cầu của Nhà Sản
Xuất. Những nón BHLĐ nào phát hiện có vết nứt, lỗ hoặc bị ảnh hưởng bởi các chất
dung môi hữu cơ thì không được sử dụng. cố tình vẽ lên nón là không được chấp nhận .
Luôn đeo kính an toàn trong suốt quá trình hàn. Không đeo kính đen trong nhà
xưởng, bể nước, đường ổng hay những khu vực bị hạn chế về ánh sáng.
Giày BHLĐ có mõm sắt & chống đạp đinh với miếng thép phía dưới sẽ được trang bị
cho công nhân và được sử dụng trong suốt quá trình thi công .
Sử dụng ống hít thở không khí khi vào làm việc trong khu vực hạn chế.
Sử dụng găng tay khi vận chuyển vật nặng.
Sử dụng dây an toàn khi làm việc trên cao.
Sử dụng nút tai chống ồn khi làm việc tại các máy sản xuất có độ ồn lớn hơn 85dBA.
Không được đeo trang sức ngoại trừ đồng hồ đeo tay khi thi công trong công trường.
Không được trang bị Camera trừ những trường hợp được qui định cho phép bởi Chủ
Đầu Tư & Nhà Thầu.
Nhà thầu/Nhà Thầu Phụ sẽ phải hướng dẫn & duy trì về chính sách PPE sao cho phù
hợp với yêucầuAn Toàn từng thời điểm.

8.6 Khách/Các nhà cung cấp)


Tất cả khách, nhà cung cấp khi vào công trường sẽ được cảnh báo qua về những điều cần
chú ý nhằm tránh xảy ra tai nạn. Những người này phải mặc PPE cơ bản và được hộ tống
bởi người có trách nhiệm trong suốt thời gian ờ công trình.
8.7 Vi Pham Quy định bảo đảm An toàn và sức khỏe
Nhà thầu sẽ nghiêm khắc xem xét tất cà các trường hợp vi phạm về quy định, nguyên tắc
An toàn và Sức khỏe và thực hành an toàn. Mọi công nhân, nhân viên đều được thông
báo trong buổi hướng dẫn an toàn về các hình thức vi phạm nguyên tắc An toàn và Sức
khỏe . DINCO sẽ thực hiện các biện pháp phạt sau:
i) Phạm lỗi nhỏ lần đầu - Phát hành cảnh cáo bằng văn bản & phạt tiền
ii) Phạm lỗi lần thứ 2 hoặc lỗi nghiêm trọng - Phạt tiền & đuổi khỏi khu vực công
trình
Ghi chú : Các hành động liên quan đến ma túy , đánh bạc , trang bị vu khí nếu phát hiện
ra - đuổi vĩnh viễn .
QUY ĐỊNH MỨC PHẠT TIỀN DO LÒI VI PHẠM AN TOÀN
STT LỖI VI PHẠM AN TOÀN GIÁ TIỀN PHẠT CHÚ THÍCH
I. VI PHẠM AN TOÀN CHUNG
Không tuân theo lời nhắc
1 400.000 đồng 1 trường hợp
nhờ của nhân viên DINCO
Cố tình không tham gia họp
2 400.000 đồng 1 trường hợp
an toàn buổi sáng
Hút thuốc không đúng nơi
3 1.000.000 đồng 1 trường hợp
qui định
Đi vệ sinh cá nhân không
4 400.000 đồng 1 trường hợp
đúng nơi qui định
5 Đùa giỡn trong lúc thi công 400.000 đồng 1 trường hợp

6 Ngủ trong giờ làm việc 400.000 đồng 1 trường hợp

Xả rác sinh hoạt & bê tông


7 400.000 đồng 1 trường hợp
thừa không đúng nơi qui định

Đổi nón BHLĐ (có dán


Nhãn An Toàn) để đối phó
8 với lực lượng bảo vệ hoặc 400.000 đồng 1 trường hợp
đội nón BHLĐ nhưng không
có miếng dán decal an toàn
Không tham gia huấn luyện
9 400.000 đồng 1 trường hợp
an toàn trước khi thi công
Tự ý ở lại đêm tại công
trường mà chưa được sự
10 400.000 đồng 1 trường hợp
đồng ý của Ban ATLĐ
DINCO
Không căng dây cảnh báo
11 400.000 đồng I trường hợp
cho hầm, hố sâu, lỗ chờ
+Lắp dựng giàn giáo không
đúng theo qui định của
DINCO
+Giàn giáo có treo bảng đỏ
cấm sử dụng nhưng vẫn cố
tình thi công trên giàn giáo
12 400.000 đồng 1 trường hợp
+Sử dụng giàn giáo khi chưa
có được sự đồng ý của Ban
ATLĐ DINCO
+Tự ý tháo bỏ những bảng an
toàn hoặc trao đổi bảng an
toàn trên giàn giáo
Thi công những công tác đặc
13 biệt nguy hiểm mà không có 400.000 đồng 1 trường hợp
Giấy Phép
+Tự ý vào thi công trong khu
vực khi chưa có Lập Kế
Hoạch
14 400.000 đồng 1 trường họp
+Tự ý vào khu vực của người
khác mà chưa thông qua Ban
ATLĐ DINCO
Để vật tư, vật liệu trên giàn
15 400.000 đồng I trường hợp
giáo
II. VI PHẠM AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
Làm việc trên cao nhưng
1 400.000 đồng 1 trường hợp
không trang bị dây toàn
Làm việc trên cao có trang
2 bị dây an toàn nhưng không 400.000 đồng 1 trường hợp
móc dây vào chỗ cố định
Ném vật tư, vật liệu từ ừên
3 cao xuống gây nguy hiểm 400.000 đồng 1 trường hợp
cho người khác
Làm việc trên giàn giáo
nhưng không có lan can an
4 400.000 đồng 1 trường hợp
toàn (được cùm chặt bằng
ống tuýt)
III. VI PHẠM AN TOÀN ĐIỆN TRONG THI CÔNG

Đặt ổ cắm điện hoặc dụng


1 400.000 đồng 1 trường hợp
cụ điện trên nền đất ẩm ướt

Sử dụng dây điện thi công


2 cho máy móc nhưng không 400.000 đồng 1 trường hợp
có phích cắm điện

Sử dụng máy mài , máy cắt


3 400.000 đồng 1 trường hợp
nhưng không có vỏ bao che

Tự ý sử dụng điện trong tủ


4 nguồn mà chưa có được 400.000 đồng 1 trường hợp
Thợ Điện DINCO đồng ý

5 Sử dụng kiềm hàn tự chế 400.000 đồng 1 trường hợp


Sử dụng máy móc thiết bị
6 điện nhưng không có Tem 400.000 đồng 1 trường hợp
Chứng Nhận An Toàn
IV. VI PHẠM AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỪA CHÁY
1
Không trang bị Bình Chữa
Cháy tại khu vực hàn, cắt
400.000 đồng 1 trường họp
hoặc những công tác thi
công có phát ra tia lửa
2 Không đặt Bình Gas, Bình
Khí Oxy, Bình Khí
Axetylen hoặc Bình Khí 400.000 đồng I trường hợp
Nén khác vào trong kệ hoặc
xe đẩy
V. VI PHẠM AN NINH
1 Tự ý trèo qua hàng rào mà
không đi bằng đường cổng
400.000 đồng 1 trường họp
chính có Bảo Vệ kiểm soát

2 Ăn Cắp, Ăn Trộm 1.000.000 đồng 1 trường hợp


Tổ chức đánh bạc , uống
3 chất có cồn (bia , rượu) 400.000 đồng 1 trường hợp
trong công trường
Làm việc trong tình trạng
4 có mùi rượu, bia 400.000 đồng 1 trường hợp

Gây sự , gây rối hoặc đánh


5 nhau trong công trường 400.000 đồng 1 trường họp
8.8 Biện pháp phòng ngừa tai nạn
Mọi nhân viên sẽ được đào tạo quy trình công việc và các nguyên tắc về an toàn, và
sức khỏe trước khi bắt đầu công việc. Việc đào tạo sẽ đưực tiến hành trong buổi họp
an toàn và sức khỏe đầu tiên cho tất cả nhân viên trước khi họ bắt đầu làm việc. Điều
này phải thực hiện phù hợp với Hướng dẫn An toàn của DINCO và theo quy định của
pháp luật về Tiêu chuẩn An toàn Lao động.
8.9 Điều tra và báo cáo Tai nạn / Sự cố
8.9.1 Tai nạn hoặc rủi ro nghiêm trọng
 Tai nạn nghiêm trọng là tai nạn gây thương tích cho nhiều người.
 Khi có tai nạn hoặc rủi ro nghiêm trọng, phải ngay lập tức dừng công việc tại công
trình. Trừ trường hợp đang thi công công tác bê tông và công tác này yêu cầu tiếp
tục tiến hành công việc tránh trường hợp bê tông bị đông cứng hoặc các hư hỏng
khác trong tương lai.
 Việc kiểm tra sẽ được tiến hành để bảo đảm khu vực xây dựng được an toàn và để
hạn chế các trường hợp tương tự xảy ra. Những khu vực không an toàn phải được
xử lý ngay.
 Công việc chỉ được tiến hành khi tất cả các khu vực được Giám đốc xây dựng dự án
xác nhận là an toàn.
 Công việc sẽ không được tiến hành khi có tai nạn hay rủi ro nghiêm trọng xảy ra
cho đến khi Công an và Cơ quan quản lý An toàn và sức khỏe đã thực sự hoàn tất
công việc thanh tra. Khi được các cơ quan chúc năng cho phép thì công việc mới
được bắt đầu lại.
8.9.2 Quy trình báo cáo
 Khi có tai nạn nghiêm trọng xày ra, bộ phận quản lý công trình của Nhà Thầu sẽ
ngay lập tức thông báo cho Chù Đầu Tư sau đó là Công an và / hoặc bất kỳ cơ quan
có thẩm quyền liên quan nào khác theo đúng chỉ đạo.
 Bộ phận quản lý công trình của công ty sẽ trình báo cáo bằng văn bản về tai nạn lên
Ban quản lý An toàn và Sức khỏe của Chủ đầu tư và hoặc cơ quan có thẩm quyền
trong vòng 24 tiếng kể từ khi có tai nạn.
8.9.3 Điều tra Tai nạn / Sự cố
Tất cả các tai nạn/ sự cố xảy ra tại công trình sẽ được bộ phận quản lý công trình
điều tra. Tất cả các cá nhân liên quan đều sẽ được Trưởng ban An toàn và sức khỏe
phỏng vấn, ưu tiên phỏng vấn ngay tại công trình nơi xảy ra tai nạn. Các thành viên
trong ủy ban An toàn và Sức khỏe sẽ hỗ trợ công việc này.
Các cá nhân sau đây sẽ phải có mặt (nếu có thể trong quá trình điều tra):
- Người bị thương tích
- Quản đốc
- Kỹ sư công trình
- Những nhân chứng khác
Ngoài việc điều tra xác định nguyên nhân gây ra tai nạn / sự cố, các biện pháp khắc
phục cũng được đề xuất nhằm ngăn ngừa sự việc tái diễn trong tương lai.
Các công việc không liên quan đến tai nạn / rủi ro trong một số trường họp sau cũng
sẽ bị điều tra khi có :
- Cháy nổ
- Tổn thất tài sản
- Rò ri chất nguy hiểm
- Sự cố suýt xảy ra
8.10Đánh giá rủi ro
Các cấp quản lý dự án xác nhận sụ cần thiết của việc đánh giá rủi ro, nguy hiểm cho các
hoạt động chủ chốt. Các hoạt động trong công tác xây dựng có nguy cơ gây rủi ro cần
phải được nhận biết và áp đụng biện pháp kiểm soát. Để nhận biết và lượng trước các
rủi ro, việc đánh giá rủi ro cần được tiến hành nhằm xác định mức độ nghiêm trọng, khả
năng xảy ra và tần suất mà nguy cơ có thể xuất hiện .
Kết quả việc đánh giá này sẽ là cơ sở để xây dựng biện pháp thi công. Biện pháp thi
công chi tiết sẽ được chuẩn bị cho mọi công tác thi công chù yếu.
8.11 Thiết bị cứu thương
Công trường sẽ chuẩn bị và thường xuyên giữ một bộ dụng cụ cứu thương cho mọi nhân
viên làm việc tại công trình. Bộ dụng cụ cứu thương sẽ được giữ tại chỗ người phụ trách
cứu thương ừong suốt thời gian làm việc.
- Cung cấp dụng cụ cứu Thương được trang bị tại công trường.
- Trong quá trình thi công xây dựng có xe trực phục vụ cứu thương nếu xảy ra
tai nạn
- Nếu người lao động điều trị tại Trạm Xá hoặc Bệnh Viện, nhà thầu hoặc nhà
thầu phụ sẽ gánh chịu mọi chi phí chữa trị chăm sóc của bệnh viện mà không
tác động đến quyền lợi theo luật pháp Việt Nam.
8.12Nguy hiểm Công Trưòng
Các nguy hiểm xảy ra tại công trường ừong các công việc :
i) Đào đất và rãnh
ii) Nâng xúc
iii) Hàn và cắt
iv) Sử dụng tia x-quang
v) Vào khu vực cấm
vi) Quản lý giao thông
vii) Lắp đặt các thiết bị điện và thiết bị khác
viii) Làm việc trên cao
ix) Lắp đặt và tháo dỡ giàn giáo
x) Vận hành các thiết bị cơ khí nặng
xi) Công tác bê tông
xii) Các thiết bị nén khí và liên đới
xiii) Sử dụng thang
xiv) Sử dụng các vật liệu nguy hiểm / độc hại (dung môi)
xv) Các công tác phía trên
xvi) Sử dụng các thiết bị điện
- Nguy hiểm vấp, vướng
- Nguy hiểm trượt
- Nguy hiểm ngã
Chú ý : Biện pháp cơ bản cho các trường hợp nói trên sẽ được viết kỹ hơn.
8.13Quản lý thu’c hiên báo đảm An toàn và Sức khỏe
8.13.1 Nhà thầu sẽ bảo đảm các thầu phụ cung cấp báo cáo tuần / tháng về :
 Nhân lực
 Giờ làm việc trong ngày
 Báo cáo tai nạn / rủi ro
 Rủi ro môi ừường
 Tai nạn về cháy
 Tai nạn xe cộ / giao thông
 Các trường họp nghỉ ốm
 Các trường hợp cứu thương
8.13.2 Những vấn đề trên sẽ được thảo luận trong cuộc họp An toàn và Sức khỏe.
8.13.3 Việc điều tra các tai nạn / rủi ro sẽ được ban An toàn và Sức khỏe tiến hành và các
đề xuất về xử lý sẽ được bàn thảo.
8.13.4 Các thông báo không tuân thủ quy định sẽ gửi đến Thầu Phụ tại thời điểm vi phạm.
8.14Giấy phép công việc
8.14.1 Hê thống giấv phép làm việc
Giấy phép công việc là một văn bản về an toàn cho phép nhà thầu phụ tiến hành một
loại công việc đặc biệt nào đó mang nhiều nguy hiểm tiềm tàng trong đó, với mục đích
là có thể ngăn chận những tai nạn, sự cố có thể xảy ra gây thương vong hay hư hỏng tài
sản, vật tư...
Hệ thống giấy phép làm việc cần phải luôn luôn được áp dụng cho công tác quan trọng
như : cẩu lắp cơ giới, làm việc trong khu vực hạn chế hay các công tác liên quan đến
công tác sinh lửa, công tác đào đất, công tác điện, cồng tác cho xe cơ giới hay phương
tiện thi công…
8.14.2 Cách sử dung giấy phép làm việc
Bản thân giấy phép làm việc là một bảng kiểm tra (check-list) các yêu cầu cần phải có
để đảm bảo an toàn cho người lao động khi tiến hành công việc.
Giấy phép phải đảm bảo rằng tất cả những nguy hiểm là được xác đinh và những biện
pháp cần thiết phải được tiến hành để loại trừ hoặc cô lập những hiểm họa đang tiềm ẩn
trong công việc đang được tiến hành
8.14.3 Sư kết hợp các giấy phép làm viêc
Một vài loại công việc chỉ cần một loại giấy phép làm việc, trong khi một số công việc
khác cần phải có một sự kết hợp giữa các loại giấy phép khác nhau để đảm bảo ràng tất
cả các hiểm họa trong công việc đang tiến hành phải được loại bỏ.
8.14.4 Các loai giấy phép công viêc
 SAFETY-PERMIT-01 : Giấy phép công tác cẩu lắp
 SAFETY-PERMIT-02 : Giấy phép công tác điện
 SAFETY-PERMIT-03 : Giấy phép công tác phát sinh lửa
 SAFETY-PERMIT-04 : Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế
 SAFETY-PERMIT-05 : Giấy phép công tác đào đất
 SAFETY-PERMIT-06 : Giấy phép làm việc trên cao
 SAFETY-PERMIT-07 : Giấy phép tăng ca làm đêm
 SAFETY-PERMIT-08 : Giấy phép làm việc Ngày Chủ Nhật & Ngày Lễ
 SAFETY-PERMIT-09 : Giấy phép vào làm việc ngắn hạn
 sAFETY-PERMIT-10 : Giấy phép đăng ký làm việc
 SAFETY-PERMIT-11 : Giấy phép xin bảo lănh vào công trường làm việc
8.15 Phúc loi vẽ sinh và cá nhân
Sức khỏe và lợi ích của mọi nhân viên là một phần quan trọng trong Kế hoạch An toàn
và Sức khỏe. Để hoàn thiện những vấn đề này cần phải áp dụng :
8.15.1 Các thiết bị vệ sinh sẽ được cung cấp theo yêu cầu của Chủ Đầu Tư.
8.15.2 Các rủi ro môi trường như khói, bụi và các điều kiện không vệ sinh sẽ được giảm thiểu
và hạn chế nguy hại đến sức khỏe của nhân viên.
8.15.3 Loại nước phù hợp sẽ được cung cấp cho đúng mục đích rửa. Vòi nước di chuyển sẽ
được cung cấp để sử dụng.
8.15.4 Rác sẽ được giữ ở nơi qui định và dọn sạch theo biện pháp thông thường.
8.16 Nhà cung cấp vât liệu
Quản lý công trình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề An toàn và Sức
khỏe trong quá trình cung cấp vật liệu và thiết bị tại công trình. Các nhà cung cấp sẽ
được giới thiệu tóm tắt về các yêu cầu an toàn và sử dụng các thiết bị bào hộ cá nhân
cho nhân viên của mình trước khi vào khu vực công trình. Điều này bao gồm cả việc
tuân thù Các thông báo và Bảng hiệu báo an toàn liên quan đến việc sử dụng các thiết bị
bảo hộ cá nhân và hạn chế tốc độ tối đa của xe chạy trong công trường là 20km/giờ. Các
nhà cung cấp sẽ được cung cấp thêm các hướng dẫn cụ thể khi cần thiết.
8.17 Cảnh báo
Quản lý công trình bảo đảm rằng tất cà các biển báo và thông báo thích hợp được dán tại
các vị trí dễ nhìn quanh công trình. Những biển báo này bao gồm nhung không hạn chế :
i) NGUY HIẾM
ii) KHU VỰC CẮM - KHÔNG VÀO
iii) KHÔNG HÚT THUỐC, KHÔNG CHIẾU SÁNG
iv) ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIẾM
v) CỐ TIA X-QUANG
vi) CÓ CHẤT ĐỘC
vii ĐANG TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM THỦY TĨNH
viii CẨM VÀO
ix) ĐANG LẮP ĐẶT GIÀN GIÁO
Tất cả các biển báo và thông báo dán trong khu vực công trình phải sử dụng tiếng Việt
với tiếng Anh được ghi nhỏ. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người vào khu vực công trình
là phải tuân thủ các cảnh báo và biển báo này.
8.18 Thanh tra và Kiểm tra Bảo đám An toàn và Sức khỏe
Kỹ sư An toàn DINCO sẽ được phép kiểm tra và thanh tra công trình. Các Nhà Thầu phụ
cũng sẽ tham gia vào trong quá trình thanh tra và kiểm tra này.
Việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành phù hợp với kế hoạch thanh tra kiểm tra
theo các mục tiêu nêu trong kế hoạch này.
Các phát hiện của việc thanh tra, kiểm tra sẽ được ghi chép và được nêu lên trong các
phiên họp ủy ban An toàn và Sức khỏe. Bất kỳ điều kiện không an toàn nào trong quá
trình kiểm tra sẽ được báo cáo ngay tới đại điện của Chủ đầu tư tại công trình.
Chủ đầu tư sẽ được mời và có thể sẽ tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra. Báo cáo
sẽ được lập văn bản gửi tới các bên có liên quan để hành động. Báo cáo chính thức sẽ
được gửi tới Chủ đầu tư và Ban An toàn của nhà thầu. Hồ sơ ghi chép các hoạt động
thanh tra, kiểm tra và kết quả của các hoạt động này sẽ được lập biên bản và lưu hồ sơ.
8.19 Nguyên tắc và Thúc đấv an toàn
Nguvên tắc chung
Phần này mô tả làm thế nào để thúc đẩy nhân viên làm việc một cách an toàn và nêu lên
sự nhất quán trong thực hiện và kiểm soát tổng thể Ke hoạch An toàn và Sức khỏe.
Phần thường An toàn
Hệ thống khen thưởng an toàn có nghĩa là thừa nhận những nhân viên đã hỗ trợ tích cực
cho kế hoạch An toàn và Sức khỏe được xây dựng theo ý định của cấp quản lý dự án. về
cơ bản, các nhân viên tôn trọng tất cà các quy định về an toàn, giảm thiểu các tình trạng
không an toàn hoặc đưa ra các đề xuất có giá trị về an toàn sể được đề cử nhận thuởng.
Thông thường, giải thưởng sẽ gồm quà với một giấy chứng nhận. Các loại quà như áo
phông, túi V.V.. có thể được lựa chọn. Quy trình gồm các bước sau:

a) Bước 1
Nhân viên được nghe tóm tắt về hệ thống khen thường an toàn trong khóa học giới
thiệu
b) Bước 2
Những nhân viên tôn trọng và đề cao các quy định về an toàn có thể được trưởng
phòng An toàn và Sức khỏe đề xuất. Giám đốc dự án sẽ tụ quyết định trong việc xác
định người nhận giải thưởng.
c) Bước 3
Thực hiện trao giải thưởng trong các buổi Toolbox Meeting hoặc Họp An Toàn
Kỷ luật các trường hợp vi phạm quy đinh về an toàn
Nhà Thầu/Nhà Thầu Phụ đảm bảo rằng các nhân viên tự gây nguy hiểm đến mạng sống
của mình hoặc của người khác trong khi làm việc sẽ ngay lập tức bị cho nghỉ việc mà
không được bồi thường. Nhân viên không mặc đồ BHLĐ có thể bị gọi lên yêu cầu giải
trình về việc không tuân thủ nội quy. Nhân viên sẽ bị sa thải nếu vi phạm lần thứ 2.
8.20 Báo cáo tháng về bảo đảm an toàn
DINCO sẽ nộp báo cáo an toàn tháng lên Chủ đầu tư hàng tháng. Báo cáo an toàn tháng
sẽ nêu nhận xét chung về hoạt động an toàn trong tháng. Báo cáo sẽ bao gồm các chi
tiết sau :
 Tổng số lao động tại công trường bao gồm cả nhân viên và thầu phụ.
 Số lao động và giờ công lao động thực hiện/ hoạt động trong tháng.
 Số lượng rủi ro (nếu có).
 Số những người bị thương nghỉ làm trên 3 ngày.
 Số các tai nạn nghiêm trọng (nếu có).
 Số các trường hợp phải cứu thương.

8.21 Công việc tai khu vưc hạp chế


8.21.1 Khu vực hạn chế ra vào là những khu vực chứa các chất độc hại , khí dễ gây cháy
hoặc các loại hơi con người không được tiếp xúc thường xuyên gây độc hại tới việc an toàn cho
sức khỏe .
8.21.2 Tất cả các công việc trong không gian hạn chế sẽ được thực hiện theo các thủ tục đi vào
và quá trình làm việc (bao gồm những giấy phép hợp lệ) phải được chuẩn bị bởi Nhà Thầu Phụ
trình Chủ Đầu Tư & DINCO xem xét
8.21.3 Thiết bị hô hấp được sử dụng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam
8.21.4 Chất lượng không khí & điều kiện thông gió phải tuân thủ theo qui định tiêu chuẩn, qui
định của Pháp Luật Việt Nam {nồng độ oxy từ: 19.5% đến 23.5%)
8.21.5 Các khu vực hạn chế bao gồm nhưng không giới hạn:
a) Bình chứa, hầm, lò hơi, đường ống, hố hoặc các khu vực hạn chế có một mặt thông ra
không khí được thiết kế để đi vào hoặc thoát ra trong tình huống khẩn cấp.
b) Ranh giới có lối mở hạn chế cho nhân viên ra vào như các khu thùng chứa khép kín, các
bình chứa chế biến, các lỗ và bình chứa rào kín.
c) Các ống thông hơi hoặc thải khí, cống rãnh, hầm chứa phân, các ống, rãnh ngầm hoặc
các hố đào sâu.
8.21.6 Trách nhiệm
8.21.6.1 Chỉ Huy Trườns Thầu Phụ
a) Chịu trách nhiệm bảo đảm rằng trước khi nhân viên đi vào khu vực hạn chế phải
được người có trách nhiệm hành nghề hoặc nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe
theo các hạng mục được đăng ký.
b) Cừ người giám sát của đơn vị mình kiêm ừa việc ra vào các khu vực hạn chế.
c) Cử người có nãng lực làm việc trong khu vực hạn chế.
d) Bảo đảm đào tạo an toàn cho công nhân làm trong khu vực hạn chế.
e) Tóm tắt các trách nhiệm công việc.
f) Cung cấp mặt nạ chống độc thổi hơi, quạt thải khí, dây cứu sinh, chiếu sáng.
g) trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, giày bảo hiểm hoặc SCBA (hệ thống tự thở)
nếu cần.
h) Thành lập và thực hiện Hệ thống giấy phép công việc.
8.21.6.2 Nhân Viên An Toàn Thầu Phụ
a) Kiểm soát hoạt động trong khu vực hạn chế.
b) Bảo đảm tất cả yêu cầu an toàn trong khu vực hạn chế được tuân thủ.
c) Kiểm tra thử lượng oxy trước khi đi vào và kiểm tra mỗi giờ cho đến khi kết
thúc công việc.
d) Thực hiện hoạt động giải cứu trong trirờng hợp khẩn cấp.
8.21.6.3 Người được phép đi vào khu vưc chế
a) Mặc trang bị/đeo thắt lưng an toàn hoặc các Trang Thiết Bị Bảo Hộ có liên quan.
b) Bảo đảm dây cứu sinh được đeo vào thắt lung / trang bị an toàn.
c) Liên lạc bằng dây tín hiệu hoặc bàng bộ đàm có hiệu lực sử dụng trong khu vực
hạn chế.
8.21.6.4 Người đứng ngoài tại khu vưc han chế
a) Giữ liên lạc thường xuyên với người đi vào khu vực hạn chế.
b) Đứng chờ ở lối vào.
c) Không bỏ đi trừ khi có người khác thay thế.
d) Thực hiện các hành động khẩn cấp khi có chuyện khẩn cấp xảy ra.

8.21.6.5 Kĩ Sư Giám Sát của Nhà Thầu Phu thưc hiên


a) Chịu trách nhiệm xắp xếp các thiết bị mang vào khu vực hạn chế
b) Sẽ ghi chép tên người vào khu vực hạn chế ừong Giấy đăng ký.
c) Hỗ trợ các hoạt động cứu trợ khi có việc khẩn cấp xảy ra .
d) Thực hiện các yêu cầu về Giấy phép ra vào khu vục hạn chế .

8.22 Quản lý giao thông


Việc kiểm soát giao thông của xe cộ di chuyển trong khu vực công trình và bên ngoài
đường công cộng yêu càu phải có hệ thống quản lý giao thông có tổ chức giống như
việc thực hiện kiểm soát giao thông trên đường công cộng.
8.22.1 Tại Công trình
i) Hệ thống biển báo giao thông phù hợp được lắp đặt tại công trình để hướng dẫn công
nhân và lái xe về tốc độ hạn chế và về các yêu cầu giao thông khác.
ii) Trong thời gian ban đêm sử dụng hệ thống đèn chiéu sáng (nếu cần thì yêu cầu người
hướng dẫn) sẽ được hiển thị để hướng dẫn giao thông.
8.22.2 Đường công cộng
i) Trước khi tiến hành công việc, sử dụng người báo hiệu giao thông và bảng báo
hiệu tại khu vực làm việc để hướng đẫn và cảnh báo lái xe những việc sắp diễn ra (có nghĩa là
góc an toàn - tín hiệu ).
ii) Yêu cầu có người báo hiệu tại khu vực noi giao thông xe cộ cần được hướng
đẫn và tại các khu vực xe tải và các thiết bị nặng ra vào. Thiết bị rửa xe được lắp ờ cổng vào.
iii) Trong thời gian ban đêm, khu vực làm việc sẽ được lắp biển báo giao thông
phản chiếu.
iv) Tất cả công nhân tham gia quản lý giao thông phải mặc áo phản quang.
Chú ý : Các phương thức quản lý giao thông sẽ được phát triển thêm.
v) Các lỗi sai trong giao thông sẽ không được khoan dung. Tất cả các lái xe phải
tuân thủ các quy định cơ bản:
 Hiệu lực bằng lái.
 Tuân thủ các nguyên tắc giao thông đặc biệt về trọng tải và tốc độ.
 Không lái xe khi mệt mỏi.
 Bảo đảm xe trong tình trạng tốt và được bảo trì thích họp.
8.22.3 Yêu cầu về xe cộ
 Xe phải được sử dụng đúng mục đích.
 Ghế trước của tất cả các xe phải được trang bị đây đai, khuyến khích dùng
loại 3 điểm cố định .
8.23 Tuân thủ yêu cầu về môi trường
Công trình dự án phải thực hiện công việc theo cách có thể chấp nhận được với môi
trường theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế sẽ được áp
dụng bao gồm :
8.24.1 Tiếng ồn
 Mức độ gây ồn tại công trường sẽ được giảm thiểu .
 Nhân viên làm việc tại khu vực có tiếng ồn cao phải mang thiết bị bảo vệ.
 Tín hiệu báo tiếng ồn sẽ được treo ở nơi phù hợp .
8.24.2 Thải chất đốt /dầu
 Lượng nhiên liệu đổ ra sẽ được giảm thiểu bằng việc bảo đảm cấp nhiên liệu cẩn
thận khi nạp nhiên liệu.
 Đặt đồ hứng dưới van vận chuyển để thu lượng dầu chảy.
 Khi bị chảy ra, phần đất bị nhiễm sẽ được đổ đi theo đúng cách thức yêu cầu.
8.24.3 Chấtt lượng không khí
 Phải nỗ lực để hạn chế việc kiểm soát bụi bẩn và các ô nhiễm khác.
 Cấm đốt cháy tại công trình
8.24.4 Vận chuyển rác, Chất thải sinh hoạtt và chất thải định kỳ
 Nhà Thầu sẽ sắp xếp thu thập và loại bỏ các rác thải và vật liệu phế thải tại khu vực
bãi đổ rác gần nhất được phép theo quy định của địa phương .
 Các chất thải nguy hiểm và dự kiến sẽ được loại bỏ theo đúng cách phù họp với qui
định của môi trường.
8.24.5 Nguồn nước
Không được chôn hoặc xả nước thải, các chất lỏng nguy hiểm, chất thải sinh hoạt vào
nguồn nước, hồ hoặc các khu vực có bề mặt tự nhiên hoặc nhân tạo nào.
8.24.6 Kiểm soát ô nhiễm
Nước rác hoặc nước thải, các chất lỏng nguy hiểm, rác và chất thải công trường được
kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các chất thải và chất lòng này quay trở lại gây ô nhiễm
nguồn nước.
i) Khu vưc chứa nhiên liệu
- Thiết lập bờ bao quanh khu vực để chứa.
- Hạn chế tối đa ô nhiễm bên trong bờ bao.
ii) Chất thải công trường và rác
- Tất cả rác thải sinh hoạt và rác sẽ được vận chuyển ra khỏi công trường theo kế
hoạch và phù hợp với quy định của chính quyền địa phương.
iii) Dầu nhờn
-VINATA
Việc sử INTERNATIONAL
dụng xưởng, máy móc,JOINTthiết bị VENTURE CO.,LTD
đòi hỏi sử dụng dầu nhờn lỏng và yêu
Project : ACROWEL
cầu phải VIETNAM
có chỗ chứa dầu phùFACTORY
hợp và an toàn. Việc này đòi hỏi được thực hiện
Location
theo quy: NO.7
định STREET, LONG THANH IP , DONG NAI PROVINCE
hiện hành.
iv) Vật thải bê tông
- Bê tông dư thải sẽ được dọn đi sau khi công tác bê tông hoàn tất.

8.24 Kế hoạch xử lý tình huống khấn cấp


Cần nhận thức rằng bất kỳ tình huống khẩn cấp nào có khả năng xảy ra tại khu vực công
trình đều có liên quan đến các hình thức như tai nạn thương vong, các tình huống cháy
nổ hoặc vứt bỏ bừa bãi các chất nguy hiểm. Kế hoạch xử lý khẩn cấp cho công trình
nhằm mục đích vào những tình huống như vậy .
Tất cà nhà thầu phải tuân thủ những qui định nêu trong Kế Hoạch Xử Lý Trường Hợp
Khẩn Cấp của DINCO. Kế hoạch này có thể được bổ sung hoặc thay đổi tùy lúc bởi
DINCO. Nhà thầu phụ phải sao chép thành nhiều bản photo và dán lên tại vị trí văn
phòng và nơi thay đồ để mọi người nắm bắt được dễ dàng.
a) Hệ thống báo động
Nhà thầu & Nhà thầu phụ đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình nhận biết & quen
thuộc hết các tín hiệu báo động đi cùng với qui trình xừ lý tình huống khẩn cấp trên
công trường và biết các biện pháp hành động khi nghe các âm thanh báo động đó.
b) Kế hoạch sơ tán
Nhà thầu & Nhà thầu phụ đảm bảo ràng tất cả nhân viên của mình hiểu rõ được Kế
Hoạch Sơ Tán khi có tình huống xảy ra.
Nhà thầu & Nhà thầu phụ phải đảm bảo rằng toàn bộ nhân viên của mình đều biết
được nơi đặt và có khả năng sử dụng các thiết bị bảo vệ, dụng cụ cấp cứu, Nhà thầu
phải đảm bảo ràng những nhân viên của mình sau khi được tham gia huấn luyện sử
dụng các thiết bị này đều đạt được mức độ và tiêu chuẩn huấn luyện như yêu cầu đặt ra.

Revision 1 :01/03/2012 Trang 23 của 46 trang


Emergency accident procedure
ACROWEL PROJECT SITE MANAGER
SITE Mrẵ Nguyễn Hữu Trí
TF.L : TEL: 0988.57.57.15
ACCIDENT AREA
First Informer

TAISEI PROJECT MANAGER Mr. T.SHIMAMURA


TEL : 0903.437.812

LOCAL PROJECT MANAGER Mr, Tran Nam Trung


TEL : 0903 900.109

DINCO HOCHIMINH OFFICE


Address : 171 VOTHI SAU 7FL TEL: 08.3.9.321766

ĐỊA CHỈ:

ĐỊA CHỈ:
TEL:CHO RAY HOSPITAL

ĐỊA CHỈ: 201B- NGUYỀN CHÍ THANH Q5 - TP HỒ CHÍ MINH


TEL: (84-8) 38554137 - 38554138 - 38563534
9. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC AN TOÀN

9.1 Thiết bị nâng


9.1.1 Tất cả các thiết bị nâng, đặc biệt là cẩu, phải có "Chứng nhận vận hành tốt" và
người điều khiển phải có "Chứng nhận về khả năng".
9.1.2 Chỉ những người có khả năng, được ủy quyền và người ra tín hiệu cho người vận
hành khi cần thiết được sử dụng các thiết bị nâng tại các vị trí phù họp và phải kiểm
soát tải trọng.
9.1.3 Các móc, xích, mắt đệm, dây thừng, dây treo và đồ gá lắp sử dụng để nâng / móc
phải được thiết kế, chế tạo và cấp chứng nhận phù hợp với mục đích sử dụng của
nhà sàn xuất. Chúng cần được đóng dấu hoặc được ghi rõ bằng các cách thức khác
để bảo đảm vận hành an toàn nhất. Tải trọng an toàn do nhà sản xuất quy định
không được phá bỏ.
9.1.4 Công nhân không được phép bỏ qua trọng lượng phần cơ thể mình để tăng thêm
vào tải trọng cho cẩu nâng hoặc cho các thiết bị nâng khác. Có thể sử dụng thiết bị
dẫn để kiểm soát và hướng dẫn tải trọng khi có thể tăng chuyển động.
9.1.5 Chương trình bảo dưỡng sẽ được thực hiện trước khi sử dụng bất kỳ thiết bị nâng
nào và ít nhất trong thời gian 1 tháng trước sau đó để bảo đảm tất cả các cấu kiện
của thiết bị nâng đều hoạt động tốt (bao gồm phanh, bệ cẩu, cáp, bánh rãnh...), kết
quả kiểm tra cho mỗi cẩu / bệ cẩu... phải được xem kỹ.
9.1.6 Cẩu - Vận hành / Lắp ráp an toàn
 Một bản sao của Giấy chứng nhận hoạt động tốt được lưu lại để Kĩ Sư An Toàn
kiểm tra trước khi vận hành cẩu tại công trình.
 "Chứng nhận khả năng" bắt buộc phải có theo qui định, Nhà Thầu phải xúc tiến,
xác nhận bang văn bản với Chủ đầu tư rằng mỗi người, vận hành và người điều
khiển phải có kinh nghiệm và có khả năng thực hiện trách nhiệm này.
 Chỉ những người vận hành hoặc điều khiển do DINCO cấp giấy chứng nhận được
vận hành tải trọng hoặc các hoạt động của cẩu/tải.
Bằng lái cẩu Giấy chứng nhận kiểm định cẩu

9.2 Máv Móc & Thiết Bị


9.2.1 Tất cả các thiết bị nặng như : máy đào, gàu xúc, máy đầm, xe ủi, cẩu di động/cẩu
xích, vận thăng, xe máy cày phải được kiểm tra trước khi vận hành tại công trình.
Những thiết bị này phải có phiếu đã qua kiểm tra khi vào cửa. Máy móc thiết bị sẽ
phải phù hợp với chứng nhận cần thiết, các sửa chữa, bảo hành phải phù hợp với
chỉ dẫn.
9.2.2 Kiểm tra
+ Trước khi vào công trường thi công, tất cả các máy móc thiết bị phải được Trung
Tâm Kiểm Định kiểm tra, chứng nhận & cấp giấy phép.
+ Đến khi vào trong công trường thì ừước tiên sẽ là “Kiểm Tra Kỹ Thuật” do Thợ
Máy của Nhà Thầu Phụ thực hiện các thao tác kiểm tra bước đầu.
+ Tiếp theo là kiểm tra tính chất máy do người vận hành phương tiện & nhân viên
an toàn Nhà Thầu Phụ thực hiện các quá trình. Trong mọi tình huống, hồ sơ phải được
lun giữ, được trình.
Kiểm Định Máy Móc Thiết Bị
i. Trung Tâm Kiểm Định
a) Lúc bắt đầu chuẩn bị vào công trường
Kiềm Tra KỸ Thuật
ii. Thợ Máy của Nhà Thầu Phụ
a) Mức độ thường xuyên - Hàng tháng
b) Lên danh mục các mục kiểm tra cơ khí
c) Báo cáo lên Kĩ Sư An Toàn DINCO
Kiềm Tra Tính Chất Máv
iii. Người vận hành thiết bị & nhân viên an toàn Nhà thầu Phụ
a) Mức độ thường xuyên - Hàng ngày
b) Lên đanh mục các mục kiểm tra cơ khí
c) Báo cáo lên Kĩ Sư An Toàn DINCO

9.3 Dọn dẹp vệ sinh


9.3.1 Việc dọn dẹp vệ sinh luôn phải giữ vững trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
9.3.2 Phải có các thùng rác đặt tại các vị trí thích họp tại công trình.
9.3.3 Các khu vực công tác, lối vào, lối ra phải luôn được giữ sạch và không có vật cản
trở.
9.3.4 Các thiết bị phòng chống cháy phải luôn có.
9.3.5 Dọn dẹp rác hàng ngày.
9.3.6 Thực hiện các chương trình phòng chống côn trùng.
9.3.7 Vệ sinh sạch sẽ công trường tuân theo tiêu chuẩn 5S của Chủ Đầu Tư.
9.3.8 Tất cả khu vực thi công phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng.
9.3.9 Nhà thầu phụ phài trình lên các phương án Giữ Gìn Vệ Sinh Công Trường kèm theo
Thiết Bị Làm Vệ sinh để DINCO xem xét. DINCO sẽ giám sát quá trình dọn dẹp vệ
sinh của Nhà Thầu Phụ.
9.3.10 Dành nửa tiếng đồng hồ của ngày thứ 6 hàng tuần hoặc một ngày cuối tuần khác do
DINCO quy định để tiến hành tổng vệ sinh công trường.

9.4 Vào nơi làm việc


Công trường xây dựng sẽ có lối vào an toàn đến đja điểm công tác. Sẽ có các phương
tiện thích hợp đến các khu vực làm việc trên hay dưới lòng đất theo dạng bậc thang, bờ
dốc và lối đi. Ngoài ra, có thể cung cấp thang hoặc các phương tiện khác.
Các tòa nhà đang xây có thể được đi vào tại tầng trệt với điều kiện có tấm chắn phía trên
cho người đi vào hoặc đi ra khỏi tòa nhà.
Tất cả các lối vào, lối đi, cầu thang, chiếu nghỉ phải được chiếu sáng phù hợp trên 50
lux.
Bảo đảm tất cả những người đi vào hoặc đi ra tòa nhà phải sử dụng lối đi thích họp,
ngoại vi tòa nhà đang xây dựng phải có rào chắn phía dưới đất.

9.5 An toàn về điên


Các chỉ dẫn cơ bản sau đây sẽ phải được tuân thủ để tránh tai nạn về điện có thể dẫn đến
thuơng tích hoặc mất mát về tài sản.
i) Cáp điện và thiết bị điện phải được kiểm tra thường xuyên. Bất kỳ thiết bị nào bị
hỏng hoặc cáp bị phồng sẽ phải loại bỏ hoặc thay thế.
ii) Tất cả các dây nối, lắp, đồ điện, đụng cụ điện phải phù hợp với Luật điện quốc gia.
iii) Chỉ có các phích điện và giắc cắm đủ tiêu chuẩn được sử dụng tại khu vực công
trường
iv) Máy phát, máy hàn phải được tiép đất và lắp đặt ELCB .
v) Các thiết bị xung điện đang sửa chữa hoặc đang tiếp nhiên liệu phải được cắt điện
hoàn toàn.
vi) Sửa chữa, dây nối hoặc tiếp đất để nối và kiểm ừa các thiết bị điện phải được người
có năng lực thực hiện.
vii) Những biển báo như "Không được vận hành" sẽ được treo trên các thiết bị/bảng
điện hỏng.
viii) Khi đi qua hoặc làm việc dưới dây điện cao thế, máy móc thiết bị hoặc nhà xưởng
không được gần hơn 6m kể từ dây điện.
9.6 Phòng cháy
Vì sự có mặt của các vật liệu dễ cháy và các hóa chất dễ bắt lửa trong tòa nhà, cần áp
dụng các biện pháp phòng cháy.
Các thiết bị sau đây đươc cung cấp tai các vi trí quan trong trên sàn trong khu vực đang
xây dựng và trong toàn bộ các công trình tạm :
i) Bình cửu hỏa xách tay, các phi chứa nước.
ii) Máng tro tại khu vực có khói gần với mục i.
iii) Xác định các lối thoát hiểm cụ thể phòng khi có cháy.

Bên cạnh các thiết bị nói trên các biện pháp phòng cháv khác phải áp dụng :
i) Các chất bắt lửa phải được giữ trong thùng an toàn có ký hiệu phù hợp.
ii) Không được hút thuốc khi ở gần các chất dễ cháy.
iii) Không được để rác rưởi chất đống. Rác phải được dọn thường xuyên.
iv) Không được hút thuốc trong khu vực có biển báo cấm hút thuốc.
 Một hệ thống PCCC phải được tất cả nhà thầu phụ thiết lập trong vị trí thi công của
mình & những nhân viên thầu phụ phải kiểm tra, duy trì mỗi ngày & bất cứ lúc nào.
 Nhà thầu phụ sẽ phải cung cấp & duy trì đầy đủ số lượng Bình Chữa Cháy cho quá trình
thi công của mình. Nhà thầu phụ phải đảm bảo rằng tất cả những Bình Chữa Cháy này
phải đặt ở tất cả những vị trí cần thiết trên công trường, đặc biệt là tại những khu vực thi
công. Tất cả mọi nơi trong Nhà Xưởng & tại các công tác : cẩu, Hàn, V.V... sẽ được
phân loại cụ thể. Tất cả thao tác thi công phải kèm theo “Giấy Phép Công Tác Sinh
Lửa”, kèm theo Bình Chữa Cháy.
 Tất cả Bình Chữa Cháy đều phải được kiểm tra & dán tem chứng nhận dựa trên Tiêu
Chuẩn PCCC của Việt Nam.

9.7 Phòng chống ma túv và chất có cồn


Nghiêm cấm tất cả các hành động sử dụng ma túy hoặc chất có cồn tại nơi làm việc.
Để ngăn cấm việc sử dụng ma túy (DADAH) và chất cồn, DINCO buộc mọi người tuân
theo các quy định sau đây :
a) Nhân viên an ninh của DINCO có quyền điều tra bất kỳ nhân viên/ cá nhân nào tại lối đi
vào / đi ra cùa công trường.
b) Bao gồm các mục trong Mục Giới thiệu An toàn và Sức khỏe, và giống như đã nhắc ở
trên, sẽ được đưa ra thảo luận trong các buổi họp.
c) Nhân viên an ninh của DINCO giám sát chặt chẽ tại khu vực công trình đặc biệt là tại
khu vực vệ sinh.
d) Bất kỳ nhân viên nào có biểu hiện dùng ma túy, chất có cồn sẽ được đưa đi kiêm tra.
e) Nhà Thầu sẽ báo cáo với ủy ban An toàn và sức khỏe về hành vi của bất kỳ nhân viên
nào có biểu hiện lạ / khác thường trong thời gian làm việc.

9.8 Văn phòng công trưòng và khu vực kho bãi


Các công ình tạm thời được lắp ráp và dựng tại các khu vực thích hợp phù hợp với các
công trình thi công & bảo đảm an toàn cách xa rủi ro nguy hiểm.
9.9 Lan can, bậc lên xuống, rào chắn

 Việc cung cấp các lan cDinco vệ, bậc lên xuống và rào chắn sẽ được thực hiện phù hợp
với yêu càu của luật pháp và của chủ đầu tư.
 Tất cả các lối đi công công, đường chạy qua khu vực thi công phải có lan can phù hợp,
rào chắn, tín hiệu hoặc cờ báo để báo hiệu cho luồng giao thông công cộng.
 Khi trời tối, tất cả các lối đi, đường, khu vực đào xới phải có hệ thống đèn báo và chiếu
sáng phù hợp tại các vị trí thích hợp để cảnh báo giao thông công cộng.
 Khu vực công tác trên cao và giàn giáo tạm thời hay vĩnh viễn, khi có người thao tác
trên độ cao 3m , nhất thiết phải cung cấp hàng rào chắn phù hợp trên giàn giáo hoặc trên
bất kỳ chỗ đứng nào được nâng lên bằng ray và bằng bàn đỡ với độ cao phù hợp nhưng
không thấp hơn 8 inch (7 inch = 2,54cm).
 Hàng rào chắn không được thấp hơn 42 inch (1 inch = 2,54cm).

9.10Hê thống khóa


Sử dụng Hệ thống khóa được phê chuẩn liên kết vói các tấm chắn khóa khác khi thực
hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa trên không, các thiết bị điện hoặc thủy lực .

9.11 Lối vào - Lối ra


Xây dựng các con đường phù hợp để dẫn tới khu văn phòng công trình. Phải có nhiều
lối vào và ra khác nhau. Đường phải luôn được dọn sạch bụi bẩn, bùn đất và luôn trong
tình trạng sử dụng tốt.

9.12Đào, làm rãnh và làm trụ


9.12.1 Trước khi bắt đầu cống việc
Để công việc đào có thể thực hiện ít rủi ro nhất đối với con người, đối với nhà
xưởng, máy móc thiết bị và công việc được tiến hành liên tục không bị ngắt quãng,
các yếu tố sau đây phải được xem xét kỹ tmớc khi bắt đầu công việc.
i) Kích thước và mục đích đào
ii) Tính chất đất bao gồm cả khu vực gần đó
iii) Các kết cấu gần đó
iv) Vị trí các dịch vụ ngầm và các vật cản như ống nước và cáp điện.
v) Điều kiện thời tiết và độ ẩm .
vi) Nguồn gây chấn động
vii) Các tuyến đường xe cộ và đường đất gần đó.
viii) Phương pháp đào.
Việc xem xét các yếu tố này sẽ đưa ra các biện pháp an toàn cần phải thực hiện và
cần làm thành của các hố đào thế nào để đất có thể đổ xuống vào góc an toàn hoặc
có cần xây dựng hệ thống chống đỡ không. Vật liệu chống đỡ phù hợp tại công
trình là vấn đề quan trọng sống còn và ngay lập tức có thể sử dụng tại độ sâu 1,5m
hay sâu hơn trong công tác đào, hoặc chỉ cần đào nông hơn 1,5m cũng phải có hệ
thông chống đỡ. Không làm được công việc phòng ngừa này là những nguyên nhân
chính gây ra phần lớn những tai ương trong công tác đào.
9.12.2 Các chướng ngại vât dưới đất
Khi có các Ống dẫn, cáp, mạch hoặc các kết cấu được xác định hoặc dự đoán,
không được sử dụng thiết bị cơ khí để đào cho đen khi các chuớng ngại vật này
được tìm thấy khi đào bằng tay, các thiết bị đào cơ khí không được sử dụng trong
vòng 3m quanh bất kỳ chướng ngại vật nào.

9.12.3 Phòng ngừa chung


 Ngay sau khi công tác đào tìm đạt đến độ sâu mà con người làm công việc này có
thể bị chôn lấp khi bị sập thành, cần phải lắp đặt hệ thống bảo vệ thành tại các góc.
Hệ thống bảo vệ có thể là gỗ hoặc các vật liệu khác như tấm thép.
 Xác định góc hệ thống bảo vệ dựa trên việc đánh giá các yếu tố thích hợp như :
chiều sâu đào, các giao động có thể trong thành phần nước của vật liệu khi đào mở,
các thay đổi có thể tính toán trong vật liệu khi trải trong không gian, mặt trời hoặc
nuớc, lực két cấu đè lên, thiết bị, các vật liệu trải lên và các vật liệu dự trữ, và các
tác nhân rung từ thiết bị máy móc, giao thông hoặc các nguồn khác.
 Người có đủ khả năng mới được xem xét hệ thống bảo vệ và phải phù họp với các
yêu cầu đã được chấp thuận. Các vật liệu sử dụng phải trong điều kiện sử dụng tốt
và gỗ phải nhẵn, không có các mấu nốt và có kích thước phù hợp.
 Tất cả các phần việc trong công tác đào bao gồm cả hệ thống bảo vệ phải được
người có trách nhiệm kiểm tra hàng ngày để bảo đảm không có nguy cơ bị sạt lở.
 Đe cung cấp chân móng an toàn bên thành , và để tránh các vật liệu và đất đá đào
lên không bị rơi xuống vào chính hố đào , ít nhất phải có khoảng rộng 2ft (1feet
=0.3048m). Giữ bên thành.
 Con ngưòi không được phép làm việc tại địa điểm có thể bị bất kỳ một phần nào
của máy đào cơ khí ảnh hường đên .
 Khi các nhân viên, máy móc hoặc các thành viên trong cộng đồng đi qua khu vực
đào, yêu cầu phải có giấy phép, phải cung cấp các tấm chắn hoặc các hành lang
theo tiêu chuẩn.
 Ở những nơi xe cộ và máy móc đổ vật liệu vào khu vực đào, các thùng khối hoặc
các thiết bị phù hợp sẽ được cung cấp và sử dụng để hạn chế các xe cộ, thiết bị này
chạy ngang qua thành.
9.12.4 Lối ra và lối vào
Phương tiện ra vào an toàn khu vực đang đào xới sẽ được cấp ngay tại lối vào đều
đặn không quá 50ft (1feet =0.3048m). Khi khu vực đào bị lụt, khoảng cách không
quá 25ft (1feet =0.3048m). Thang phải làm theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu đặt tại
điểm góc 75° và trồi lên tối đa 3ft tính đến điểm cao nhất và phải được cố định bảo
đảm an toàn .
9.12.5 Vất tư và không khí ngụy hiểm
Ở những nơi có khả năng có vật liệu và không khí nguy hiểm trong khu vục đào,
cần có người có đủ năng lực tiến hành kiểm tra, nếu càn thiết phải sử dụng quạt
thông gió hoặc các biện pháp phòng ngừa thích hợp khác trước khi đê người đi vào.
9.12.6 Vật tư và Bảo vệ thành
Ở những nơi có khả năng có vật liệu và không khí nguy hiểm trong khu vực đào,
cần có người có đủ năng lực tiến hành kiểm tra, nếu cần thiết phải sử dụng quạt
thông gió hoặc các biện pháp phòng ngừa thích hợp khác trước khi để người đi vào.
9.12.7 Đường phố và vỉa hè
Công tác đào xới ờ khu vực đường, phố hoặc vỉa hè không được tiến hành khi chưa
được các cơ quan chức năng địa phương phê duyệt, công tác đào trong phạm vi các
đường cao tốc công cộng phải được làm rõ với cơ quan chính phủ trước và có các
biện pháp đặc biệt về phương thức tiến hành.
9.12.8 Lấp đất
Tất cả công tác đào xới sẽ được lấp và đầm trở lại sau khi hoàn tất và bề mặt phải
trả lại nguyên trạng thái như ban đầu.

9.13Khí Oxy, Axetilen và khí đốt Gas


Các nguy hiểm thường đi liền với các khu chứa gas. Việc sử dụng bình khí nén phải tuân
thủ những yếu cầu sau :
 Khi không sử dụng, bình ga sẽ được di chuyển khỏi nơi làm việc và lưu giữ vào đúng
vị trí kho như đã quy định.
 Bình khí luôn được đặt ở vị trí thẳng đứng và buộc chặt với vật liệu không dễ cháy.
 Không được đưa bất kỳ bình chứa chưa xác định nào vào sử dụng.
 Chỉ chấp thuận những bình chứa đã được phê chuẩn theo các quy định quốc gia.
 Không để , đặt hoặc va đập mạnh cái này với cái kia.
 Không để gần các tấm ngăn an toàn.
 Trữ các bình chứa đầy và bình chứa hết riêng biệt.
 Luôn theo dối các bình chứa đầy đủ và giữ cẩn thận.
 Bảo vệ bình chứa khi nhiệt độ tăng cao. Chốt kẹp chảy của bình axetilen chảy ở nhiệt
độ sôi của nước.
 Giữ an toàn và để đúng chiều.
 Giữ các bình chứa sao cho chúng không bi hỏng, đổ sau khi có các vật khác rơi vào,
xe hoặc người đi qua.
 Khóa van bình và thay chụp đầu van sau khi sử dụng xong.
 Khóa van chặt khi thay đầu lửa hoặc ngưng hàn.
 Không được sử dụng dầu hoặc mỡ để tra vào bất kỳ phần nào của bình chứa oxy,
axetilen hoặc bình gas. Không được chạm vào hoặc liên kết bằng bất kỳ cách nào với
các thiết bị có tra dầu, mỡ dính trên tay hoặc trên găng tay.
 Phân biệt bình chứa oxy bằng việc ghi rõ mã tên trên vỏ, không phân biệt bằng màu
hay bàng kích thước.
 Không được giữ bình chứa oxy lẫn với bình chứa axetilen.
 Bình chứa oxy và axetilen đang sử dụng phải luôn có nút hãm.
 Luôn xử lý các bình chứa gas nén cẩn thận. Tất cả những bình chứa này là "những tên
giết người đang ngủ", đừng đánh thức chúng dậy.
 Các bình rỗng phải để riêng và đánh dấu "MT"
 Khi di chuyển bình khí phải đảm bảo chúng luôn được giữ thẳng đứng hoặc được buột
vào giá đỡ di chuyển đã được phê duyệt.
 Luôn giữ bình cứu hỏa bên cạnh bình khí gas trong quá trình vận hành chúng

9.14Giàn giáo
Thiết kế & lắp đựng giàn giáo phải phù hợp với tiêu chuẩn & đồng ý của Chủ Đầu Tư &
DINCO:
 Giàn giáo & thang được sử dụng phải phù hợp theo từng loại thao tác thi công.
 Sàn thao tác trên giàn giáo (lối đi lại, chỗ đứng thao tác V.V..) phải đúng theo vật liệu
yêu cầu (luôn được lắp đặt dây cứu sinh).
 Hành lan an toàn giàn giáo được lắp như sau :
o Thanh trên cùng cách sàn thao tác : l.lm đến 1.2m
o Thanh giữa cách sàn thao tác : 0.5m đến 0.6m
o Thanh dưới (dùng để ngăn vật dụng rơi): dày 10-15cm
 Bất kỳ giàn giáo nào cũng phải được lắp dựng lối lên xuống {phải được Chủ Đầu Tư
xem xét trước rồi mới được sử dụng để thỉ công}.
*Lắp dựng giàn giáo thi công phải do những công nhân có kinh nghiệm thực hiện dưới sự
kiểm soát của Kĩ Sư Giám Sát.
* Sau khi giàn giáo được lắp dựng xong thì Bảng Chứng Nhận An Toàn Giàn Giáo sẽ được
treo lên dựa trên Kế Hoạch An Toàn Dự Án và kế hoạch tiến hành lắp dựng & nơi đặt giàn giáo
phải được sự chấp thuận từ phía Chủ Đầu Tư trước khi công việc thi công được bắt đầu.

9.15Phá hủy
Chuẩn bị Phương pháp thực hiện chi tiết trong quy trình phá hủy được sử dụng trước
khi tiến hành bắt đầu công việc tại công trình. Khi yêu cầu phá hủy các công trình nhỏ
bàng tay, phải lắp dựng sàn công tác hoạt động an toàn.

9.16Đăt thiết bị làm mái và thiết bị tấm


9.15.1 Phương thức thực hiện sẽ được chuẩn bị chi tiết trong quy trình áp dụng trước khi
tiến hành băt đâu công việc.
9.15.2 Công nhân tham gia vào công tác đặt thiết bị làm mái và thiết bị tấm phải mặc
trang phục bảo hộ và có áo giáp.
9.15.3 Sàn công tác nâng di chuyển đã được phê chuẩn hay các thiết bị tương tự sẽ sử
dụng cho công tác lắp đặt này.

9.17Gờ nổi
Tất cả các gờ nổi nối liên kết khi công nhân làm việc trên độ cao 3m phải có hành lang
bảo vệ phù hợp, độ bền của hành lang bảo vệ phù hợp cao ít nhất 1 m trên đô cao xây
dựng.

9.18Hố đào và mỏ
Mỗi hố đào, hố mở tạm thời, các hố mở cơ khí, điện và trục phải luôn được người có
thẩm quyền trách nhiệm bảo vệ tránh không để ai bị rơi xuống các hố mở này.
Tất cả các hố đào và mở sẽ phải được che bằng các tấm chắn có độ bền thích hợp.
Các biển báo hiệu thích hợp sẽ được lắp đặt tại các địa điểm này để báo cho mọi người
những nguy hiểm có thể xảy ra.

9.19Chỗ bỏ phế liệu


8.18.1 Các mảnh vụn phế liệu sẽ được thu dọn và chở bỏ bằng các phương pháp an toàn
không gây hại cho con người.
8.18.2 Khi vật tư vứt bỏ cao hơn 6m tại bất kỳ chiều nào nằm ngoài tường tòa nhà, sử
dụng máng trượt kín bằng gỗ hoặc các vật liệu tương đương.

9.20Máng
9.19.1 Máng ượt được làm bằng ván mỏng hoặc bằng các kim loại tấm có độ dày phù hợp
đầu kín có thể chứa để vật liệu rơi vào .
9.19.2 Máng trượt dài hơn 12m chiều cao phải được chế tạo theo đúng thiết kế và bản vẽ
của Kỹ sư chuyên ngành.

9.21Lắp ráp kết cấu


9.20.1 Phương pháp lắp ráp sẽ được chuẩn bị cho mọi kết cấu lắp ráp trước khi bắt đầu
tiến hành công việc.
9.20.2 Công nhân tham gia vào quá trình lắp ráp phải mặc quần áo bảo hộ và áo phản
quang.
9.20.3 Sàn công tác nâng chuyển động đã được phê duyệt hoặc thiết bị tương đương được
sử dụng để lắp ráp các kết cấu.

9.22Bệ cộng tác nâng chuyển động


9.21.1 Người vận hành sẽ phải có chứng nhận phù hợp do cơ quan thẩm quyền cấp.
9.21.2 Tất cà các loại Bệ Công Tác Nâng Chuyển Động đều phải có Chứng nhận làm việc
an toàn (PMA)

9.23Dọn dẹp đường dây điện trên đầu


Tất cả các hoạt động quanh khu vực có đường dây điện hoặc thiết bị phải được giám sát
chặt chẽ và có các biện pháp phòng ngừa bắt buộc.
Khoảng cách tiếp cận cho phép

150 - 750volts - 2,0m


750 - 50.000 volts - 3,0m
50.000 - 250.000 volts - 4,5m
Trên 250.000 volts - 6,0m

9.24Phòng chống rơi và các công việc phía trên đần


9.24.1 Khu vực phía dưới khu vực công tác sẽ được bao lại và có biển báo phù hợp như :
Nguy hiểm - đang thi công phía ừên bằng tiếng địa phương và tiếng Anh , các biển
báo hiệu này được treo ngay khu vực đang thi công . Trong trường hợp cần thiết,
phải có người đứng theo dõi để cảnh báo với người qua lại trong khu vực xung
quanh đó.
9.24.2 Sừ dụng các thiết bị chống rơi phù hợp theo đúng quy định của pháp luật. Tất cả
công nhân phải mặc và sử dụng các thiết bị chống rơi khi họ có thể bị rơi ở độ cao
trên 3m .

9.25Giá đỡ treo
9.25.1 Giá đỡ treo sẽ chỉ được lắp đặt, di chuyển và tháo dỡ bởi các chuyên gia cùa nhà
thầu chính , chuyên gia này phải có hồ sơ lưu về việc vận hành và lắp đặt an toàn .
9.25.2 Các giá đỡ treo chạy điện phải có hệ thống an toàn độc lập kèm theo thắt lưng /
trang bị an toàn.
9.25.3 Giá đỡ treo phài phù hợp với các tiêu chuẩn tưomg đương đối với các thiết bị điện.

9.26Dâv thừng, xích và cáp


Tất cả dây thừng , xích và cáp trượt phải có các chứng nhận kiểm tra hiện thời trước khi
sử dụng . Những người có ừách nhiệm phải theo dõi các dây thừng , xích và cáp này
thường xuyên trước khi sử dụng chúng để nâng lên . Các phần bị hỏng hóc phải hoàn
trả lại để sửa chữa hoặc loại bỏ . Dây thừng , xích và cáp được bảo vệ tránh xa các gờ
sắc trong quá trình nâng . Tất cả các thiết bị này sẽ được bảo quản phù hợp .
Trong quá trình tời và kéo , người sử dụng sẽ đứng tránh xa khỏi khu vực cáp kéo
"căng" dưới sức kéo của nó.
9.27Các đại lý dung môi và hóa chất
9.27.1 Tất cả các hóa chất, dung môi sử dụng tại khu vực công ừình đều phài phù hợp với
bảng số liệu hóa chất có liên quan (CSDS). Tất cả công nhân đều phải nghiên cứu
bảng này.
9.27.2 Mọi yêu cầu về sử dụng, cất giữ, vận chuyển cũng như các thiết bị bảo vệ con
người có liên quan đều phải được tuân thủ chặt chẽ.
9.27.3 Việc cất giữ và bảo vệ các dung môi , nhân viên vệ sinh và các đại lý lau dọn phải
được làm ở nơi thoáng khí . Các nguồn gây cháy không được để gần khu vực xung
quanh. số lượng các hỏa chất được kiềm tra để chỉ giữ đủ đến ngày được cấp tiếp.
9.27.4 Việc rò rỉ chất đốt và dầu sẽ phải hạn chế tối đa để bào đảm việc cấp nhiên liệu
được an toàn khi đang chuyển nhiên liệu ề Thùng chứa giọt rơi được cung cấp dưới
các van chuyển để thu lại các giọt rơi. Khi có giọt rơi, đất bị nhiễm đầu sẽ phải đào
và bỏ đi bằng phương thức thích hợp được phê chuẩn . Các tấm chắn đặt ngăn dầu
chảy sẽ được cung cấp cho toàn bộ các thùng chứa dầu .

9.28Kho và nơi bảo quản vật liệu


9.28.1 Các vật liệu xây dựng sẽ được bảo quản và cất bằng các phương thức phù họp để
không gây nguy hiểm.
9.28.2 Các vật tư không được cất giữ gàn sát thành sàn , bục công tác hợc các sàn mở
tránh gây nguy hiểm tới người làm việc bên dưới.
9.28.3 Vật tư sẽ được cất giữ theo đúng cách bảo đảm độ bền cùa vật tư.

9.29Các thiết bi khảo sát laser


Việc sử dụng các thiết bị khảo sát laser sẽ được giám sát chặt chẽ. Chỉ những người có
thâm quyên đã qua đào tạo an toàn mới được phép sừ đụng các thiêt bị này .

9.30Thanh bê tông cốt thép


Thanh bê tông cốt thép phải được bảo quản đúng, an toàn trong suốt quá trinh công
việc. Các quy định về bảo vệ bao gồm cả các phần uốn cong xuống hoặc sử dụng gỗ
ván hoặc các phương thức khác đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

9.31 Bảo vệ vật liệu


Tất cả vật liệu ừên giàn giáo như gạch , đá hoặc loi đi vào sàn công tác và cho bất kỳ
mục đích nào khác, khi đó các loại vật liệu có thể gây tai nạn, phải cung cấp dây lưới
bảo vệ vững chắc cho vật liệu.

9.32 Đạn, vũ khí phòng vẻ và hành đông mao hiểm


Cấm mọi sở hữu các loại đạn, vũ khí phòng vệ tại khu vực công trình. Tất cà các hành
động mạo hiêm cũng không được phép trong khu vực công trình.

9.33 Đèn tạm


9.33.1 Hệ thống mạch đèn tạm được lắp đặt tại khu vực công trình để bảo đảm an toàn cho
các rủi ro sốc điện .
9.33.2 Các dây điện treo cho hệ thống đèn tạm thời sẽ phải được dọn sạch phía trên đầu.
9.33.3 Hệ thống mạch đèn tạm được giữ trong khoảng cách thông thường.
9.34 An toàn vói thang
Thang có thể là một trong những nguyên nhân rủi ro đối với thiết bị máy móc nếu sử
dụng không đúng cách. Tai nạn về thang có thể do bất cẩn, lơ là hoặc do khuyết điểm
của cấu tạo thang. Các nguyên tắc sau đây nhăm đảm bảo an toàn khi sử dụng thang.
i) Luôn đặt thang theo đúng chiều từ đưới lên đến đủ chiều cao để với làm việc trên
đầu.
ii) Trước khi sử dụng thang, kiểm tra toàn bộ các thanh ngang, việc lắp ráp, thanh
giằng , chèn và tay vịn lan can xem có gì không ổn . Đặt tấm thông báo “nguy
hiểm” lên phần hỏng hóc của thang để báo cho giám sát cùa bạn .
iii) Lựa chọn thang phù hợp với công việc. Không bao giờ được sử dụnp, thang ngắn
hơn hoặc quá nhỏ đối với công việc, khoảng cách đúng của chiều rộng thang từ ưên
đỉnh đến chân của thang là VA. chiều dài của thang.
iv) Chân thang phải đặt trên nền đất chắc chắn và bảo đảm không bị trượt hoặc phần
khóa an toàn trên đẩu thang còn mở, yêu cầu người gìữ thang khi buộc hoặc giữ
thang.
v) Luôn hướng mặt về thang, sử dụng cả hai tay khi trèo lên hoặc trèo xuống. Sử dụng
lối xách tay hoặc tời vật liệu để nâng thiết bị, vật ỉiệu lên, xuống.
vi) Không được sử dụng thang làm đường đi. Điều này có thể gây khả năng rất nguy
hiểm và làm yếu kết cấu của thang.
vii) Không bao giờ được làm việc cao hơn thanh ngang thứ 3 kể từ đỉnh của thang
thẳng đứng.
viii) Không được sử dụng thang kim loại gần các thiết bị hoặc đường đây điện.
ix) Luôn đeo thắt lung bảo hiểm khi làm việc trên thang.
x) Không được sơn thang vì có thể gây hỏng thang.
xi) Thang bằng gỗ tại công trình không được sử dụng và không được chấp thuận sử
dụng.

9.35Sàn đỡ
9.35.1 Sàn đỡ được xây và giữ nguyên trong suốt thời gian xây dựng tòa nhà.
9.35.2 Sàn đỡ có khả năng giữ các vật nặng không nhỏ hom 735 kg/m2 và được Kỹ sư
chuyên ngành thiết ké và chứng nhận an an toàn trước khi lắp ráp.
9.35.3 Sàn đỡ rộng tối thiểu l,5m chiều rộng và hơi nghiên sao cho gờ ngoài cao hơn gờ
trong 152mm. Điểm cuối mờ của sàn đỡ chắn an toàn tới độ cao không thấp hơn
0,9m.

9.36Cần trục
9.36.1 Tất cả các cần trục phải có chứng nhận hoạt động tốt.
9.36.2 Người lắp ráp, báo hiệu hoặc tháo dỡ cần trục luôn phải mặc trạng phục bảo hộ.

9.37Cẩu - Vân hành và lắp ráp an toàn


9.37.1 Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau :
9.37.1.1 Trong độ tuổi lao động đo Nhà Nước qui định
9.37.1.2 Qua khám tuyển sức khoẻ bởi cơ quan y tế
9.37.1.3 Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bàng lái xe cần cẩu tương ứng.
Được huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo
9.37.1.4 Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông
9.37.1.5 Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế
độ
9.37.2 Người lái xe can cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin
cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
9.37.3 Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng cùa cần cẩu (tải trọng nâng
cho phép ghi ở móc cần cẩu).
9.37.3.1 Đối với các kiện hàng bị bám dính, bị đè lên bởi các vật khác chỉ cho phép
nâng chúng sau khi đã giải tỏa hoàn toàn sự đè, sự bám dính đó.
9.37.3.2 Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không dược dùng để kéo hàng (tải trọng).
9.37.4 Trước khi buộc móc hàng phải :
9.37.4.1 Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ỏ- tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải
trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải.
9.37.4.2 Cáp không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải
bình thường. Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có
vết nứt, không bị biến dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.
9.37.4.3 Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phang vững chắc, không bị iún hoặc đã kê
chổng lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh.
9.37.4.4 Neu xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc,
dưới chân chống có đặt các tấm lót đúng qui cách.
9.37.4.5 Phải tính toán để tin chắc khi cần cẩu quay, đầu cần không chạm vào các vật
cản khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an toàn điện cao thế .
9.37.4.6 Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải
đậu cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bào đảm an toàn
để tránh hiện tượng sụt lờ đất ở mép hố.
9.37.5 Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện
hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho
phép buộc các kiện hàng khi đây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều
nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải
chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển
cho nó không bị lăng ừong quá trình di chuyển.
9.37.6 Nâng tải ứọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng
đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để kiểm ứa độ ổn định
của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn.... thì mới được
nâng lên đến độ cao cần thiết. Neu muốn đi chuyển theo chiều ngang thì phải nâng
tải trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải ửên đường di chuyển một khoảng
cách tối thiểu là 0,5 mét.
9.37.7 Khi đùng hai cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải :
9.37.7.1 Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau.
9.37.7.2 Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau .
9.37.7.3 Tốc độ nâng vật ngang nhau.
9.37.7.4 Phải có người chỉ huy băng hiệu lệnh cho cả hai xe.
9.37.8 Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên
mặt sàn qui định.
9.37.9 Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ
9.37.10 Trong khi cần cẩu làm việc :
9.37.10.1 Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bời tầm với
của cần trục một khoảng cách tối thiểu là 3 mét.
9.37.10.2 Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
9.37.10.3 Người điều khiển càn cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn
có mặt tại nơi làm việc.
9.37.11 Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và
quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
9.37.12 Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng
gió và hãm phanh, chèn bánh.
9.37.13 Tất cả các loại cẩu (cẩu tháp hay cẩu lưu động) đều phải có Chímg nhận làm việc
an toàn (PMA)

9.38Các vât rơi


Sử dụng mọi biện pháp tránh các vật tơi từ ứên cao.
9.38.1 Sàn đõ
Sàn đỡ được lắp dựng xung quanh bên ngoài tòa nhà hoặc kết cấu để hứng các vật
rơi . Chiều cao của sàn không thấp hơn quá sáu (6) m so với phần đang xây dựng ,
trừ khi có chấp thuận của Đại diện Kỹ sư.
9.38.2 Lưới
Phía bên ngoài tòa nhà hoặc kết cấu , phải có lưới bao . Không được bắt đầu công
việc khi chưa có lưới bao từ sàn lên đến trần quanh gờ vành .
9.38.3 Gờ vành
Gờ vành được kiểm soát bởi các thành lan can , lưới và bệ tì chân .
9.38.4 Các vât bi ỉỏm
Các vật bị lỏng được giữ xa khỏi gờ vành ngoài. Không được đặt các vật bị lỏng
quanh khu vực gờ vành (ít nhất phải cách xa 1 m).
9.38.5 Kiểm soái các thiết bi cầm tav
Công nhân làm việc bằng các thiết bị bằng tay gần gà vành của tòa nhà , kết cấu
hoặc quanh khu vực hở của kết cấu phải bảo đảm các thiết bị cầm tay được bảo
quản bàng các dây buộc hoặc các cách bào vệ khác .

9.39Các dung cu cầm tay và chay điên

9.39.1 Dụng cụ cầm tay


 Dụng cụ cầm tay sử dụng tại công trình phải là các dụng cụ sử đụng an toàn và
được bào dưỡng phù hợp .
 Dụng cụ cầm tay bị hư hỏng phải được sửa chữa và thay thế .
 Dụng cụ cầm tay phải được cất giữ đúng cách .
9.39.2 Dụng cụ chạy điện
 Chỉ những người đã qua đào tạo được ủy quyền được phép sử dụng các dụng cụ
chạy điện, máy nén khí / thiết bị nén khí, chất đốt, vỏ gas hoặc khí gas bắt lửa.
 Các hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kế hoạch bảo dưỡng phải được thực hiện
nghiêm ngặt.
 Các dụng cụ chạy điện hỏng phải được báo cáo và thay thế .
 Các dụng cụ chạy điện phải được cất giữ đúng cách .
9.39.3 Sử dụng các dụng cụ
 Chỉ những công nhân có năng lực mới được ủy quyền sử dụng các dụng cụ chạy
điện (Dụng cụ cầm tay hay để bàn)
 Sử dụng các dụng cụ chạy điện tiếp đất phù hợp và được phê duyệt với giắc căm 2
chân hoặc 3 chân.
 Các thiết bị kích hoạt nổ - khóa phải phù họp với yêu cầu mới nhất của CSA tiêu
chuẩn Z166 và được những người có năng lực sừ dụng .
 Các thiết bị sẽ được sử dụng cho các nhiệm vụ có mục đích và đuợc bảo hành trong
điều kiện tốt. Không được sử đụng các dụng cụ bị hỏng Ề
 Đĩa mài phải được kiểm tra đúng kích cỡ và đúng vận tốc trước khi lắp đặt.
 Nhân viên bảo vệ không được di chuyển các dụng cụ frừ khi để sử dụng hoặc bảo
dưỡng.
 Nhân viên phải mặc trang thiét bị bảo hộ khi sử dụng các dụng cụ này.

9.40Lưới an toàn vành đai


9.40.1 Luới an toàn vành đai được lắp đặt ngay tại thời điểm bắt đầu xây dựng tòa nhà.
9.40.2 Lưới an toàn vành đai được lắp dựng phù họp để bảo vệ sự an toàn cho con người
và tránh các vật liệu rơi xuống.
9.40.3 Lưới an toàn vành đai được người có ừách nhiệm kiểm tra thường xuyên theo chu
kỳ, người này sẽ kiểm tra sự hỏng hóc hoặc trũng của lưới.
9.40.4 Các điểm hỏng hóc hoặc trùng cùa lưới phải được sửa ngay.

9.41Sơn
Sơn sử dụng phải phù hợp với các bảng an toàn các vật tư tương thích (MSDS) . Công
nhân phải nắm vững bảng an toàn các vật tư tương thích. Các biện pháp an toàn và sức
khỏe phải được thực hiện để hạn chế thợ sơn khỏi các vật liệu độc hại, thợ sơn phải
được cung cấp và sừ dụng hệ thống thông khí phù hợp, mặt nạ phòng độc và máy thở.
Trong khi làm việc trên độ cao, thợ sơn phải sử dụng trang bị / thắt lưng bảo hộ.

9.42Cọc
9.42.1 Chỉ những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm mới được tham gia vào việc
đóng cọc.
9.42.2 Tất cả các thiết bị đóng cọc phải được người có trách nhiệm kiểm tra bàng ngày
trước khi bắt đầu công việc và bất kỳ hỏng hóc nào cũng phải ngay lập tức được
sửa chữa trước khi tiến hành công việc đóng cọc .
9.42.3 Tất cả khung cọc và các kết cấu đi kèm phải được người có trách nhiệm kiểm tra
theo đúng kế hoạch định kỳ.

9.43 Thưc phẩm


Đem thực phẩm vào trong công trường phải có sự đồng ý của Nhà Thầu

Bộ PHẬN AN TOÀN DINCO CHỈ HUY Dự ÁN DINCO

HUỲNH VŨ ĐĂNG KHOA TRẤN NAM TRƯNG

You might also like