« Home « Kết quả tìm kiếm

Giảng viên đại học ngành nghệ thuật với giáo dục 4.0


Tóm tắt Xem thử

- Mai Thị Thùy Hương 1 Tóm tắt: Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đào tạo ngành nghệ thuật nói riêng.
- Khó khăn, thách thức đặt ra ở những vấn đề như: sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đào tạo, thay đổi mô hình, phương thức đào tạo, thay đổi phương pháp giảng dạy… Song bên cạnh giáo dục đào tạo khối ngành nghệ thuật lại có những thuận lợi, cơ hội mà các ngành đào tạo khác không có được.
- Đó là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sang các loại hình “lao động sáng tạo”, thay đổi phương thức giảng dạy, học tập với sự trợ giúp của công nghệ, hay sự phát triển của các ngành dịch vụ, giải trí… Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những đặc thù của giáo dục nghệ thuật, bài viết tập trung vào việc phân tích những thuận lợi, thách thức của Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn… tạo ra cho giảng viên đại học ngành nghệ thuật.
- Từ đó, tác giả nêu ra những giải pháp ứng phó với những thay đổi trong điều kiện giáo dục nghệ thuật thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0..
- Từ khóa: Giáo dục 4.0, Giảng viên đại học, Giáo dục đào tạo ngành nghệ thuật..
- Trong đó, giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động lớn nhất.
- Từ đây xuất hiện thuật ngữ mới “giáo dục 4.0”.
- Trong đó giáo dục 4.0 đã được tổng kết, đánh giá sự khác biệt so với giáo dục 1.0, 2.0 hay 3.0 đó là: trọng tâm của giáo dục là sáng tạo và đổi mới giá trị, chương trình giáo dục xuyên ngành, công nghệ vạn vật kết nối, việc giảng dạy là mọi nơi….
- Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, trong đó có ý kiến của ông Trương Nguyện Thành (Trường Đại học Hoa Sen): “Giáo dục 4.0 sẽ được đánh dấu bởi thay đổi lớn trong mục tiêu đào tạo, chuyển từ truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực, và động lực) đồng thời trao quyền sáng tạo (empowering innovation) cho từng cá nhân” 2.
- 1 Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Email: [email protected], Điện thoại:.
- Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành 238.
- Nhận định trên cho thấy, giáo dục đại học khối ngành văn hóa nghệ thuật cũng đứng trước những thách thức to lớn đó, song bên cạnh lại có những thuận lợi, cơ hội mà các ngành đào tạo khác không có được để rút ngắn khoảng cách đưa giáo dục tiến đến giai đoạn 4.0..
- Cơ hội cho các trường đại học ngành nghệ thuật trong cách mạng 4.0 - Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề.
- Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông - giáo dục -đào tạo, y tế, pháp luật.
- Theo các nhà nghiên cứu giáo dục quốc tế, trọng tâm của giáo dục 4.0 là sáng tạo đổi mới và giá trị, vì thế các ngành đào tạo đòi hỏi tính sáng tạo được khuyến khích đầu tư.
- Bên cạnh việc đầu tư đào tạo khối ngành công nghệ thông tin, cơ cấu ngành nghề sẽ được chuyển dịch sang khối ngành văn hóa nghệ thuật – vốn là các ngành đòi hỏi tính sáng tạo cao..
- Công nghệ kỹ thuật số có thể giúp việc sáng tác các tác phẩm nghệ thuật nhanh hơn, dễ dàng hơn, nhưng cũng không thay thế được vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Vì vậy, các ngành nghề đòi hỏi tính sáng tạo cao, các ngành nghệ thuật giải trí sẽ ngày càng thu hút người học..
- Thay đổi về chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy, môi trường học tập Các đặc tính về chương trình giáo dục, việc giảng dạy, đảm bảo chất lượng, trường học, đầu ra của giáo dục 4.0 cũng có nhiều thuận lợi cho đào tạo khối ngành nghệ thuật phát triển.
- Ngày nay, sáng tạo nghệ thuật không chỉ còn là vẽ trên giấy, thể hiện trên nhạc cụ… mà còn là sự tích hợp của nhiều công nghệ hiện đại.
- Cách mạng công nghệ cũng góp phần làm cho nghệ thuật thị giác phát triển.
- Việc giảng dạy khối ngành nghệ thuật lâu nay vẫn bị gò bó theo lối giảng dạy truyền thống, nay có cơ hội giải phóng, phát huy tối đa sự sáng tạo của người học.
- Tiến bộ về công nghệ thông tin sẽ làm xuất hiện những loại hình đào tạo mới.
- Sự phát triển của các loại hình đào tạo mới cũng làm cho giáo dục đào tạo nghệ thuật đến gần với công chúng hơn..
- Trước đây, việc giáo dục nghệ thuật cả với tư cách nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực đều còn nhiều hạn chế.
- Phần lớn mọi người yêu thích nghệ thuật không có cơ hội thưởng thức nghệ thuật, chưa kể đến cơ hội trực tiếp tham gia sáng tạo nghệ thuật..
- Ngày nay, với công nghệ kỹ thuật số, sự kết nối mọi lúc, mọi nơi, mỗi cá nhân có thể tham gia các khóa học sáng tạo nghệ thuật, tự chủ động thể hiện cái tôi thông qua các tác phẩm nghệ thuật với sự trợ giúp của công nghệ kỹ thuật số..
- Để nắm bắt được những cơ hội mà Cách mạng 4.0 mang lại, giáo dục đào tạo khối ngành nghệ thuật cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn và thách thức đặt ra.
- Các trường đại học khối ngành nghệ thuật phải thực sự có cuộc cách mạng biến đổi về chất..
- Nhà trường không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà là nơi đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tương lai..
- Các chuyên gia giáo dục nhận định sinh viên nghệ thuật nói riêng và sinh viên nói chung đang phải đối mặt với các thách thức như: Yếu về kĩ năng làm việc trong môi trường hợp tác.
- Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành 240.
- Điều này gây cản trở lớn, thậm chí sẽ khiến các sinh viên nghệ thuật ra trường không thích nghi với môi trường xã hội, không phát huy được tài năng, không có việc làm và còn tụt lùi với bạn bè..
- Nhà trường là nơi giáo dục nhân cách “con người nghệ sĩ”.
- Với giáo dục 4.0, kiến thức có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng giáo dục của nhà trường vẫn đóng vai trò quan trọng, nhất là giáo dục nhân cách.
- Vì nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có mục đích, có phương pháp, có định hướng rõ ràng.
- Trường đại học ngành nghệ thuật càng phải xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này trong giáo dục 4.0.
- Dựa vào định hướng của Đảng về: “Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2018)] nhà trường cần cụ thể hóa vào việc giáo dục nhân cách cho sinh viên nghệ thuật với những chuẩn giá trị mang đặc trưng riêng..
- Giảng viên ngành nghệ thuật với giáo dục 4.0.
- Với những cơ hội và thách thức đặt ra cho giáo dục nghệ thuật thời đại 4.0, giảng viên đại học ngành nghệ thuật cũng buộc phải thay đổi để thích ứng và phát triển..
- a) Vai trò và trách nhiệm của người giảng viên đại học ngành nghệ thuật thay đổi.
- Với giáo dục 4.0, ai cũng có thể làm “thầy”.
- Nếu trước đây chỉ giáo viên mới có thể đứng lớp và giảng dạy thì ngày nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào quá trình giáo dục và giảng dạy.
- Các trường trực tuyến đang phát triển và trở thành nét đặc trưng của giáo dục 4.0.
- Giảng viên phải thực sự là người truyền khả năng sáng tạo, sự say mê yêu nghề cho sinh viên..
- Với khối ngành nghệ thuật, đây là nét đặc thù trong giảng dạy của giảng viên từ lâu nay, song đến giai đoạn này, nó càng phải phát huy hơn nữa.
- Với cách mạng 4.0, sinh viên có thể tìm kiếm tư liệu, kiến thức ở khắp mọi nơi trên thế giới mà không cần đến trường, không cần qua giảng viên.
- Tuy nhiên, để cảm nhận cái đẹp, tìm kiếm các giá trị nghệ thuật trong chính đời sống xung quanh thì giảng viên chính là người có thể giúp đỡ, định hướng tốt nhất cho sinh viên.
- Quá trình làm việc giữa giảng viên với sinh viên không còn là sự truyền đạt kiến thức mà là sự giao cảm, hòa hợp của những con người đam mê nghệ thuật, để từ đó, nhen nhóm, vun đắp tình yêu với nghệ thuật, với cuộc sống, khơi nguồn sự sáng tạo trong mỗi cá nhân..
- Nhận định về vấn đề này, chính các giảng viên ngành nghệ thuật cũng có ý kiến thống nhất: “Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo cá nhân nên đào tạo phải hướng đến phát triển khả năng sáng tạo cho người học chứ không thể dạy truyền nghề thuần túy.
- ý kiến giảng viên Phạm Văn Tuyến (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội).
- Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi chính người giảng viên phải có sự sáng tạo, có niềm say mê và có khả năng truyền lại niềm say mê sáng tạo đó cho sinh viên.
- “giảng viên nghệ thuật còn ỉ lại vào kĩ năng thực hành nhưng không có những ý tưởng sáng tạo và không có con đường sáng tạo cho bản thân cũng như giúp sinh viên về hướng đi cho họ sau khi ra trường” [Mai Thị Thùy Hương (2018)]..
- Giảng viên phải là người định hướng học tập cho sinh viên..
- Với đào tạo các ngành nghệ thuật, điều này càng đặc biệt cần thiết, vì mỗi cá nhân người học là những thực thể có cảm thụ nghệ thuật riêng biệt, có sự sáng tạo riêng biệt.
- Vì vậy, giảng viên cần có những kế hoạch hướng dẫn, giảng dạy riêng cho từng sinh viên, để phát huy được tối đa khả năng sáng tạo nghệ.
- Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành 242.
- thuật của cá nhân, đem đến những tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn cá nhân của từng người học..
- Giảng viên phải là người giáo dục những giá trị văn hóa cao đẹp, vun đắp tâm hồn nghệ sĩ cho sinh viên..
- Giảng viên đại học ngành nghệ thuật có đặc thù, vừa là giảng viên, vừa là nghệ sĩ.
- Một bộ phận giảng viên, tiếp xúc gần gũi với thế giới showbiz xa hoa, nhiều cám dỗ, dễ bị tha hóa, biến chất, đánh mất phẩm chất của một giảng viên.
- Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2018 của đề tài Giái pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghệ thuật trong các trường đại học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) thì các phẩm chất đạo đức, tinh thần nghề nghiệp của giảng viên được đánh giá tốt với tỉ lệ khá cao như: Yêu thương, giúp đỡ sinh viên (42,2.
- Có thể thấy, người giảng viên đại học ngành nghệ thuật vẫn là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo về đạo đức của người làm thầy, của người nghệ sĩ.
- Họ chính là hình mẫu để sinh viên nghệ thuật phấn đấu học tập, vừa có tài, vừa có tâm..
- b) Kỹ năng nghề của người giảng viên phải được nâng lên tầm cao mới.
- Năng lực hội nhập quốc tế của giảng viên được đánh giá ở khả năng tham gia các đề tài, dự án quốc tế, tham gia viết bài báo khoa học, hội nghị, hội thảo… cấp.
- Theo kết quả nghiên cứu của đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghệ thuật trong các trường đại học thuộc Bộ VH,TT&DL, năng lực này của giảng viên ngành nghệ thuật không được đánh giá cao.
- Dường như quá trình giao lưu, hội nhập mới chỉ diễn ra một chiều – đó là sự tiếp nhận các xu hướng, trào lưu văn hóa nghệ thuật hiện đại, các mô hình giáo dục đào tạo tiên tiến trên thế giới.
- Còn bản thân giảng viên chưa thực sự chủ động biến những kiến thức đó thành của mình cũng như thể hiện tư duy sáng tạo nghệ thuật của mình ra môi trường quốc tế..
- Trong các năng lực hội nhập quốc tế của giảng viên ngành nghệ thuật năng lực được đánh giá tốt cao hơn các năng lực trên là tham gia sáng tác, biểu diễn thực hành ở cấp quốc tế.
- Một số tên tuổi các giảng viên đã được khẳng định trên trường quốc tế như: Đặng Thái Sơn, Trần Thu Bạch Hà, Bùi Công Duy (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), Lê Anh Vân (Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam)… Số lượng này vẫn còn quá ít ỏi so với lực lượng giảng viên của ngành..
- Một nguyên nhân lớn làm cản trở năng lực hội nhập quốc tế của giảng viên chính là ngoại ngữ - tiếng Anh.
- Trình độ ngoại ngữ của giảng viên đại học ngành nghệ thuật chưa cao.
- Tỉ lệ giảng viên sử dụng được ngoại ngữ vào việc nghiên cứu giảng dạy, học tập, cập nhật kiến thức, trao đổi học thuật nói chung yếu hơn so với giảng viên các khối ngành khác.
- Theo thống kê của ngành văn hóa nghệ thuật, tại Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, số giảng viên có trình độ ngoại ngữ ngang đại học chỉ chiếm <10%, còn lại chủ yếu chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1, B2.
- Số liệu trên cho thấy, hầu hết giảng viên đại học ngành nghệ thuật mới chỉ có trình độ ngoại ngữ đạt mức trung bình, chưa đủ để giao tiếp xã giao chứ chưa nói đến việc đọc tài liệu, nghiên cứu, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ..
- Những giảng viên có trình độ ngoại ngữ ngang đại học hầu hết là những người được đào tạo tại nước ngoài, tuy nhiên trong số đó có nhiều người được đào tạo tại Nga, Đông Âu từ nhiều năm trước nên không sử dụng được tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế chính..
- Kỹ năng công nghệ thông tin.
- Giảng viên phải nắm vững các thành tựu của công nghệ thông tin, những ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảng dạy, tránh sự lạc hậu so với chính.
- Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành 244.
- Kiến thức về tin học cũng còn là một hạn chế của giảng viên ngành nghệ thuật..
- Với đặc thù đào tạo thiên về thực hành, ít sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin nên nhiều giảng viên còn thiếu kiến thức và kỹ năng thực hành tin học.
- Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của thời đại công nghệ thông tin, nhiều loại hình nghệ thuật đã sử dụng nhiều đến công nghệ thông tin mới như: mỹ thuật đa phương tiện, kỹ xảo điện ảnh, hòa âm phối khí… Điều này đòi hỏi các giảng viên đại học cũng phải cập nhật kiến thức về công nghệ thông tin, thậm chí phải là những chuyên gia đầu ngành trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tác, biểu diễn và giảng dạy..
- Bên cạnh các kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giảng viên cần có kiến thức về thị trường, về nhu cầu xã hội, năng lực marketing, kinh doanh… để giúp định hướng cho sinh viên trong sáng tác, biểu diễn.
- Các giảng viên đồng thời cũng là những nghệ sĩ, tham gia vào công việc sáng tạo, phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức nghệ thuật của cộng đồng.
- Chính vì vậy, giảng viên cũng cần phát triển kỹ năng mềm để đưa sản phẩm nghệ thuật của mình đến gần với công chúng.
- Trong ngành nghệ thuật, thước đo thành công chính ở sự ghi nhận của khán giả.
- Người giảng viên không chỉ giảng lý thuyết mà còn phải có khả năng nắm bắt được thị hiếu của công chúng, xu thế của thị trưởng, để đưa tác phẩm đến gần với công chúng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường..
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các trường nghệ thuật ở nước ta hiện có nhiều khó khăn, nhưng vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên nòng cốt của một trường nghệ thuật lại còn khó hơn nhiều.
- Chúng ta đều biết vai trò của người thầy đặc biệt quan trọng trong đào tạo nghệ thuật, song hiện tại có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu hụt trong đội ngũ giảng viên.
- Giảng viên giỏi thì tuổi đã cao..
- Giảng viên trẻ thì không ít người chưa đủ tầm vóc của một người thầy.
- Giảng viên không có trải nghiệm trong sáng tác, trong nghiên cứu, giảng bài chỉ dựa vào sách vở, sẽ rất khó có sức thuyết phục đối với sinh viên nghệ thuật - một đối tượng đào tạo rất đặc thù..
- Song không thể vì 2 chữ “đặc thù” mà đội ngũ giảng viên ngành nghệ thuật chấp nhận tụt hậu so với các ngành khác, đặc biệt khi giáo dục 4.0 đang mang lại cho họ rất nhiều cơ hội phát triển và sáng tạo.
- Vì vậy, đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật, cần thực hiện sự thay đổi ngay từ trong tư duy: thay đổi tư duy về vai trò của người thầy và thay đổi tư duy về cách dạy và học ngành nghệ thuật..
- Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển tất yếu của giáo dục 4.0 cũng như những cơ hội, thách thức đặt ra cho giáo dục đào tạo ngành nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay, bài viết muốn xây dựng nên hình ảnh của người giảng viên đại học ngành nghệ thuật – chủ thể trực tiếp của nền giáo dục đó.
- Hình ảnh người giảng viên đại học phải như thế nào? Thực tế hiện nay đã đạt được mức độ ra sao? Qua phân tích, đánh giá, có thể thấy, để xây dựng được đội ngũ giảng viên đại học ngành nghệ thuật trong giáo dục 4.0 đạt được như kỳ vọng, là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực của bản thân người giảng viên cũng như các trường đại học ngành nghệ thuật, với sự quan tâm, đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo..
- Mai Thị Thùy Hương (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành nghệ thuật trong các trường đại học thuộc Bộ VH,TT&DL, Nhiệm vụ khoa học cấp Bộ..
- Trịnh Hoài Thu (2015), Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghệ thuật cho đội ngũ giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật ở các trường TH và THCS ở miền Bắc Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam, đề tài cấp Bộ..
- Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành 246

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt