« Home « Kết quả tìm kiếm

Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần: Bằng chứng về tính hiệu quả


Tóm tắt Xem thử

- Trong bài báo này, chúng tôi sẽ thảo luận một số khái niệm công cụ có liên quan và điểm luận các nghiên cứu đi trước về tính hiệu quả của các chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần đến nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng..
- Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, Chương trình giáo dục, Hiệu quả tác động..
- Vì vậy, cần có những chương trình giáo dục cộng đồng giúp nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần (SKTT) giúp phát hiện sớm, phòng ngừa và hỗ trợ làm giảm thiểu các rối loạn tâm thần.
- Học sinh trung bình dành khoảng 30h/tuần ở trường và các nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc thiết kế các chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao hiểu biết về SKTT cho GV.
- Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số khái niệm cơ bản và điểm luận các nghiên cứu đi trước về tính hiệu quả của các chương trình giáo dục SKTT đã triển khai trên thế giới..
- Khái niệm chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần (SKTT).
- Vì vậy, chương trình giáo dục sức khỏe hay giáo dục SKTT cũng chứa đựng tất cả các yếu tố của chương trình giáo dục.
- Các thành phần cơ bản của chương trình giáo dục SKTT cũng giống như các chương trình giáo dục khác thường bao gồm:.
- Các chương trình giáo dục về SKTT và bằng chứng về tính hiệu quả từ bằng chứng nghiên cứu trên thế giới.
- Từ đó, các chương trình can thiệp nhằm nâng cao hiểu biết về SKTT được xây dựng và triển khai ở nhiều nơi trên thế giới.
- Thứ nhất là các chương trình giáo dục SKTT hướng đến cộng đồng và nhà chuyên môn.
- Theo hướng này, Swagata Bapat đã triển khai và đánh giá hiệu quả của chương trình “Read the Play” tại Úc năm 2009.
- Chương trình được tiến hành trong 8 giờ chia thành 3 buổi trong 3 tuần liên tiếp.
- Chương trình đã được giảng dạy bởi 2 chuyên gia về SKTT.
- Tác giả Swagata Bapat đã chứng minh được tính hiệu quả của chương trình bằng cách so sánh hiểu biết về SKTT của 40 người trước và sau khi tham gia thực nghiệm.
- Một chương trình khác được triển khai bởi Marie Sutton tại Ailen vào năm 2016.
- Tác giả đã đánh giá tính khả thi của chương trình “can thiệp thông tin về rối loạn tâm thần dành cho chuyên gia tiếp xúc với trẻ”.
- Hiệu quả của chương trình được đánh giá dựa trên sự thay đổi của người tham gia trước và sau khi can thiệp.
- Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là không có nhóm chứng và khó để có thể kiểm soát hết các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của chương trình..
- Cũng thời gian này, Hansson L cùng cộng sự đã thực hiện chương trình nâng cao hiểu biết về SKTT cho 3470 người.
- Chương trình này tập trung cải thiện những hạn chế của các chương trình đã được thực hiện ở Thụy Điển.
- Nội dung chương trình gồm kiến thức, thái độ và những hành vi trợ giúp cho người có rối loạn tâm thần.
- Tác giả đã chỉ ra sự thay đổi của người dân sau khi tham gia chương trình.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này không mô tả phương pháp đánh giá, cách thực hiện chương trình nên khó để thuyết phục về tính hiệu quả của nó..
- Năm 2017, Choi Yun Jung đã triển khai chương trình giáo dục SKTT cho 63 phụ nữ di dân đã kết hôn tại Hàn Quốc.
- Sách hướng dẫn thực hiện chương trình gồm tám phần: (1) Căng thẳng.
- Chương trình được thực hiện trong thời gian 8 tuần, mỗi tuần tương ứng với 1 nội dung.
- Nghiên cứu này không mô tả ai là người thực hiện chương trình.
- Có thể nói, nghiên cứu này được thực hiện công phu, chi tiết khi xây dựng chương trình với 8 loại ngôn ngữ khác nhau..
- Hướng thứ hai là những nghiên cứu tập trung vào trường học bao gồm các chương trình tập huấn cho học sinh, giáo viên.
- Nội dung chương trình gồm tài liệu giảng dạy các khái niệm cơ bản về SKTT và video hướng dẫn sử dụng kèm theo.
- Chương trình so sánh hiểu biết về SKTT của HS trước và sau can thiệp.
- Như vậy, xét về tính hiệu quả, chương trình này đã đạt được mục tiêu.
- Tuy nhiên, chương trình chỉ dừng lại ở việc cung cấp các khái niệm cơ bản chưa có can thiệp nhằm thay đổi thái độ và hành vi tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp cho HS..
- Mặc dù nghiên cứu này đã chứng minh được tính hiệu quả song tác giả chưa xây dựng chương trình giáo dục một cách cụ thể mà chỉ tổ chức như một hoạt động ngoại khóa..
- Năm 1998, tác giả Esters cũng đã triển khai chương trình nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ kỳ thị đối với rối loạn tâm thần cho 20 HS tại trường THCS ở Mỹ..
- Chương trình gồm nhiều bài giảng cung cấp kiến thức cơ bản về một số rối loạn tâm thần cụ thể và bản chất của việc trợ giúp chuyên nghiệp.
- Chương trình được giảng dạy trong 3 tuần, mỗi tuần 1 giờ học và được thực hiện bởi chuyên gia trong lĩnh vực SKTT.
- Hiệu quả của chương trình được đánh giá thông qua hiểu biết về SKTT của HS nhóm thực nghiệm và so sánh với 20 HS nhóm chứng qua 3 lần khảo sát:.
- Đến năm 2004, Watson cùng cộng sự đã xây dựng và triển khai chương trình nhằm tác động đồng bộ đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm trợ giúp đối với rối loạn tâm thần cho 23 GV.
- Tại Mỹ cũng có các chương trình của Naylor (2009).
- Tại Úc, trên cơ sở kết quả nghiên cứu hiểu biết về SKTT của HS, nhiều chương trình can thiệp được thực hiện trên phạm vi lớn.
- Trong đó phải kể đến chương trình của Wyn cùng cộng sự năm 2000.
- Chương trình này hướng đến GV và HS với mục tiêu nâng cao nhận thức, giảm khoảng cách xã hội đối với người rối loạn tâm thần..
- Chương trình được giảng dạy bởi chuyên gia trong lĩnh vực SKTT.
- Một năm sau, Jorm tiến hành thực hiện chương trình giáo dục SKTT trong phạm vi 50 trường trung học tại Úc.
- Đến năm 2013, một chương trình khác được thực hiện tại Úc bởi Hart và cộng sự (chương trình Mental Health First Aid).
- Chương trình đánh giá trước, sau và sau 3 tháng tập huấn.
- Năm 2014, Yael Perry tiếp tục đánh giá hiệu quả của chương trình “HeadStrong - phổ cập kiến thức SKTT dựa vào trường học” tại Úc.
- Chương trình sử dụng cho 380.
- Kết quả này cho thấy tính hiệu quả của chương trình HeadStrong và nó cũng phù hợp với các nghiên cứu khác về mối tương quan giữa giáo dục và kỳ thị..
- Tại các nước Châu Âu, các chương trình giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về SKTT cũng được triển khai mạnh mẽ trong nhiều trường học.
- Các chương trình tập trung chủ yếu cho HS trong độ tuổi từ 13 đến 15.
- Cụ thể là chương trình của Pinfold tại Anh năm 2003 cho 472 HS THCS.
- Tuy chương trình đem lại sự thay đổi trong hiểu biết về SKTT cho HS nhưng hạn chế của nghiên cứu này là không có nhóm kiểm chứng..
- Chương trình được thực hiện dưới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, thi đố, diễn kịch, trò chơi.
- Nghiên cứu này không cải thiện được thái độ của HS đối với người bệnh, do đó chưa chứng minh được tính hiệu quả của chương trình..
- Ở Serbia, Pejović-Milovančević đã tiến hành chương trình tương tự vào năm 2009.
- Chương trình được thử nghiệm trên 63 HS và so sánh kết quả giữa trước – sau – sau 6 tháng can thiệp.
- Đây là chương trình giáo dục cơ bản về trầm cảm, loạn thần, rối loạn nghiện chất, chậm phát triển tâm thần thông qua bài giảng trên lớp và các poster.
- Chương trình được diễn ra với nhiều hình thức như giảng dạy kiến thức 10 tuần/1 lần.
- Hiệu quả của chương trình được so sánh giữa trước, sau, sau 7 tháng can thiệp..
- Có thể nói, chương trình của Chan đã đạt được mục tiêu, chứng minh tính hiệu quả khi hiểu biết về SKTT của HS được duy trì sau 7 tháng.
- tập huấn, triển lãm, hội thảo… cần được xem xét để nâng cao hiệu quả của chương trình..
- Năm 2009, Chan tiếp tục thực hiện chương trình khác tại Hồng Kông với mục tiêu giảm định kiến đối với bệnh tâm thần phân liệt.
- Nghiên cứu này giúp chúng ta xem xét sự ảnh hưởng của phương pháp tập huấn đến hiệu quả chương trình can thiệp..
- Tại Nhật Bản, năm 2015, Yasutaka Ojio đã triển khai chương trình trên 118 HS lớp 9.
- Nội dung chương trình là bài giảng về các rối loạn tâm thần và cách trợ giúp thích hợp.
- Chương trình được giảng dạy bởi GV trong 2 tiết học, mỗi tiết 50 phút..
- Các tác động của chương trình được đánh giá trước, ngay sau và 3 tháng sau tập huấn.
- Ở các nước châu Phi, nhiều chương trình cũng được thực hiện.
- Tại Malawi, chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị, cách trợ giúp người rối loạn tâm thần được thực hiện trên 218 nhà giáo dục trong 35 trường học và câu lạc bộ ngoại khóa thanh niên (2015).
- Ngoài ra chương trình còn kèm theo video;.
- Ngoài Canada, Malawi, chương trình The Guide cũng đã được thực hiện tại Tanzania năm 2016.
- 0,001, d = 1,14) và kiến thức về chương trình học của GV tăng lên (p <0,01.
- Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa đã chứng minh tính hiệu quả của chương trình The Guide trong trường học tại các nước có nguồn thu nhập thấp..
- Song song với Malawi và Tazania, chương trình The Guide tiếp tục được thực hiện tại các nước phát triển như Mỹ (2015), Pháp (2017).
- Điều nay cho thấy tính khả thi và hiệu quả mà chương trình mang lại.
- Chính vì điều này, mà chúng tôi lựa chọn chương trình The Guide để triển khai nghiên cứu tại Đà Nẵng, Việt Nam..
- Tuy nhiên, các chương trình mới chỉ được thực hiện ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây.
- Về mục đích: Các chương trình đều hướng đến mục tiêu cải thiện hiểu biết về SKTT, tập trung chủ yếu vào việc nâng cao nhận thức.
- Người thực hiện: Để triển khai chương trình can thiệp, người tập huấn.
- chương trình “The Guide” của Kutcher thực hiện tại Canada, Mỹ, Malawi, Pháp (2017).
- Về kết quả: Hầu hết chương trình đã cải thiện được hiểu biết về SKTT của người tham gia sau can thiệp.
- Sau khi chương trình can thiệp hoàn thành, tỉ lệ này tăng lên 76,3% (M = 22,94, S.D.
- Thái độ kỳ thị đối với người có rối loạn tâm thần: một số chương trình can thiệp chưa thay đổi được thái độ kỳ thị của khách thể đối với rối loạn tâm thần.
- Đây là chương trình can thiệp được thực hiện trực tuyến nên chưa hiệu quả trong việc thay đổi sự kỳ thị.
- Do đó, hình thức tổ chức chương trình cũng là một yếu tố cần xem xét.
- Tác giả Tolulope với chương trình can thiệp tại Nigeria cũng có kết quả tương tự.
- Hình thức can thiệp của chương trình này là HS tổ chức các hoạt động như diễn kịch, trò chơi, thi đố.
- Bên cạnh đó, vẫn có những chương trình can thiệp làm thay đổi thái độ của người dân nói chung.
- Chương trình The Guide hay chương trình của Yasutaka Ojio cũng đã giảm sự kỳ thị ở HS.
- Đối với kết quả về hành vi tìm kiếm trợ giúp: một số chương trình đã thúc đẩy hành vi trợ giúp chuyên nghiệp như nghiên cứu của Yael Perry (2014), chương trình.
- Nghiên cứu của Agar Almeida (2013) trong trường học đã chỉ ra yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chương trình là nội dung và GV tham gia giảng dạy.
- Bên cạnh đó, độ tuổi của người tham gia cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình (nghiên cứu của Marie Sutton tại Ailen).
- Nghiên cứu của các tác giả Swagata Bapat (2009), Pinfold, (2003), Watson cũng chỉ ra phương pháp, hình thức thực hiện chương trình có ảnh hưởng đến kết quả về mặt nhận thức và thái độ..
- Có thể nói các chương trình giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết về SKTT được thực hiện tại Úc, Mỹ từ những năm 1997, sau đó lan rộng ở các nước châu Âu vào những năm 2000.
- Hầu hết các chương trình đã thay đổi nhận thức, giảm thái độ kỳ thị, tăng hành vi tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp cho các nhóm khách thể (được phân tích trong chương 1, tổng quan các nghiên cứu về chương trình giáo dục SKTT).
- Tuy nhiên, để thay đổi nhận thức, giảm định kiến và thay đổi hành vi tìm kiếm trợ giúp cho người dân, GV, HS thì cần thực hiện chương trình can thiệp một cách cụ thể và được đánh giá bằng nghiên cứu.
- Vì vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả tác động của chương trình giáo dục SKTT đến hiểu biết về SKTT của GV, HS trong thời gian tới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt