« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng khu vực vành đai xanh sông Nhuệ, thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng.
- khu vực vành đai xanh sông Nhuệ, thành phố Hà Nội.
- Đồ án quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt năm 2011 đã chỉ ra rất rõ không gian xanh bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh sông Nhuệ và các nêm xanh.
- Trong đó vành đai xanh sông Nhuệ là vùng cách đệm giữa nội đô mở rộng với khu đô thị mở rộng nam sông Hồng, đồng thời đóng vai trò là không gian sinh thái cho thủ đô Hà Nội.
- Khác với vành đai xanh các nước trên thế giới, vành đai xanh sông Nhuệ không chỉ bao gồm các khu vực đất chưa phát triển, đất nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn có các làng xóm hiện hữu.
- Việc nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc không gian làng hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn những đặc tính của các cộng đồng nông thôn đang bị mai một bởi quá trình đô thị hóa, phù hợp với mục tiêu của đồ án quy hoạch chung Hà Nội tầm nhìn năm 2030 đến năm 2050..
- Từ khóa: Vành đai xanh hai sông Nhuệ, làng.
- Nguyễn Tuấn Anh Bộ môn Kiến trúc cảnh quan Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn ĐT .
- Hà Nội từ năm 1954 đến nay đã có 4 lần điều chỉnh địa giới và 7 lần phê duyệt quy hoạch chung.
- Mỗi quy hoạch chung đều xác định hướng phát triển không gian cho một giai đoạn phát triển nhất định..
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1259/ QĐ- TTG ngày 29/7/2011.
- Sự khác biệt lớn nhất trong quy hoạch chung lần này là cấu trúc không gian theo mô hình chùm đô thị gồm đô thị trung tâm, năm đô thị vệ tinh và các thị trấn.
- Đô thị trung tâm được phân cách với đô thị vệ tinh, các thị trấn bởi hành lang xanh (chiếm 70% diện tích tự nhiên).
- Không gian xanh bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh dọc sông Nhuệ, các nêm xanh và công viên đô thị.
- Hành lang xanh bao gồm khu vực nông thôn, hệ thống sông, hồ, đồi núi rừng tự nhiên, vùng nông nghiệp nhằm tạo lập cơ cấu kinh tế xã hội cân bằng, giữ gìn cảnh quan và đảm bảo môi trường sống đô thị..
- Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là vùng đệm cách biệt giữa khu nội đô mở rộng (giới hạn từ vành đai 2, nội đô lịch sử đến sông Nhuệ) với khu đô thị mở rộng nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến vành đai 4).
- Vành đai xanh đóng vai trò là không gian sinh thái “vùng đệm” cho khu vực nội đô Hà Nội.
- Định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan khu vực vành đai xanh sông Nhuệ lần này được xem là đặc thù, tạo đột phá mới so với các lần quy hoạch trước..
- Quy hoạch chung được duyệt 1992 xác định sông Nhuệ chỉ là giới hạn để phát triển nội đô, quy hoạch được duyệt năm 1998 xác định dọc sông Nhuệ chỉ là trục cảnh quan trong đô thị gắn kết trung tâm đô thị với hệ thống công viên và là hành lang kỹ thuật hạ tầng, đảm bảo an toàn thoát lũ cho Hà Nội với Hà Tây.
- Theo đó, một số dự án nhỏ lẻ được phát triển từ chuyển đổi đất trống, đất nông nghiệp, nhiều làng xóm, điểm dân cư hình thành trong lịch sử đã phát triển tự phát, thiếu kiểm soát.
- Đến nay theo quy hoạch chung được duyệt năm 2011, thì khu vực vành đai xanh dọc sông Nhuệ đã được mở rộng về quy mô, diện tích và có vai trò, vị thế mới trong đô thị trung tâm, không chỉ cần bảo tồn phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan, mà còn cần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo vệ môi trường tự nhiên, theo định hướng:.
- Phát triển và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, có giải pháp hợp lý phát triển, cải tạo các điểm dân cư, làng xóm hiện có..
- Xác định, phân khu thích hợp để phù hợp với vai trò vành đai xanh, không gian sinh thái giữa khu vực nội đô, nội đô mở rộng với khu đô thị mở rộng..
- Đối với các làng xóm hiện hữu: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan phải được nghiên cứu và kiểm soát để phù hợp cấu trúc, giá trị văn hóa, truyền thống..
- Đối với làng nghề truyền thống: Trong khu vực vành đai xanh theo quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại quyết định 14/QĐ-UBND ngày 2/1/2015 sẽ có các làng nghề phát triển kết hợp du lịch, làng nghề phải xử lý môi trường hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc không khuyến khích phát triển..
- Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan khu vực vành đai xanh sông Nhuệ, thành phố Hà Nội.
- Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan - Cảnh quan tự nhiên:.
- S Khu vực vành đai xanh nằm kề cận với sông Nhuệ là.
- không gian cảnh quan thiên nhiên có giá trị.
- Trong khu vực có nhiều sông, ao, hồ, mương phục vụ tưới tiêu thoát nước sẽ là cơ sở để tạo lập không gian cây xanh mặt nước, cải tạo môi trường đô thị..
- Kiến trúc công trình:.
- Công trình công cộng:.
- Công trình thương mại, dịch vụ, chợ, siêu thị phần lớn quy mô nhỏ phục vụ cấp xã.
- Các công trình công cộng chủ yếu xây dựng thấp tầng, hình thức kiến trúc chưa gắn kết với không gian xung quanh..
- Công trình trường học, trường mầm non:.
- Các trường học cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phần lớn là công trình được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới trong những năm gần đây, có hình thức kiến trúc tương đối đẹp, tầng cao khoảng 3 - 4 tầng.
- Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo đa số là 1,2 tầng, chất lượng trung bình, diện tích nhỏ..
- Công trình nhà ở:.
- Nhà ở làng xóm: Nhà ở làng xóm xây dựng từ lâu đời, đa phần thấp tầng, gắn với không gian cây xanh và vườn liền kề..
- Tại khu vực nhà ở làng xóm, một điều không tránh khỏi là một số làng xóm đang dần dần đô thị hoá với những ảnh hưởng của kiến trúc đô thị.
- Các công trình được xây dựng cải tạo ngày một nhiều với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, quy mô từ 2 đến 3 tầng góp phần cải thiện điều kiện sống cho cư dân làm thay đổi bộ mặt của kiến trúc truyền thống..
- Tuy nhiên, một điểm hạn chế là mật độ xây dựng sẽ ngày một tăng làm mất dần đi không gian kiến trúc làng xóm cổ truyền với nhiều cây xanh sân vườn..
- Nhà ở đô thị: Nhà ở đô thị bao gồm các khu nhà ở hiện có gắn với các tuyến đường giao thông chính, các khu tập thể của các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn.
- Kiến trúc công trình nhà ở đô thị chủ yếu là nhà liền kế, đa phần những loại nhà này được đầu tư vào những năm gần đây nên hình thức kiến trúc tương đối đẹp..
- Công trình cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: Các khu đất hiện trạng cơ quan có quy mô không lớn, nằm phân tán, công trình chủ yếu là nhà 3-5 tầng có hình thức kiến trúc tương đối đẹp..
- Công trình di tích, tôn giáo - tín ngưỡng: Chủ yếu là đình, đền chùa nằm trong khu vực làng xóm.
- Với nhận thức ngày càng cao của người dân về giá trị di sản của các công trình di tích, tôn giáo nên các công trình và quần thể di sản ngày càng được tôn tạo bảo tồn, tuy nhiên cần có sự kiểm soát về hình thức kiến trúc để tránh tình trạng hiện đại hóa các công trình di tích, mất đi hình thái kiến trúc dân tộc..
- Công trình công nghiệp, kho tàng:.
- Các nhà máy xí nghiệp được xây dựng trước đây chủ yếu là nhà mái tôn 1 tầng, hình thức kiến trúc xấu..
- Phân loại làng trong khu vực vành đai xanh sông Nhuệ.
- Qua khảo sát, trong khu vực nghiên cứu có 75 làng lớn nhỏ.
- Các làng nằm trong khu vực nghiên cứu này có thể phân loại thành các nhóm như sau:.
- Là nhóm làng xa đô thị, nhóm làng này vẫn chưa bị đô thị hóa nhiều, nhất là các làng thuộc huyện Thanh Trì….
- Nhóm 3: Làng nông nghiệp đang trong quá trình đô thị hóa.
- Các làng liền kề các khu đô thị: là các làng nằm trong phạm vi và kế cận đô thị..
- Làng trong đô thị đã bị đô thị hóa: Các làng nằm trong khu vực phát triển mới, nhiều nhất là tại quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
- Nhóm 4: Các làng gắn liền với hệ thống cảnh quan thiên nhiên, đó là các làng tạo thành những chuỗi, điểm liên tục gắn liền với các hồ, đầm và sông… các làng xóm bám theo mép sông Nhuệ,.
- Nhóm 5: Loại làng đơn lẻ có di tích lịch sử, công trình công cộng, truyền thống riêng của làng như đình, chùa, miếu, đền….
- Vị trí và ranh giới khu vực vành đai xanh sông Nhuệ, thành phố Hà Nội.
- Định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 3.1.
- Tổ chức không gian kiến trúc cách quan phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cấu trúc truyền thống các làng và sinh hoạt văn hóa của nhân dân..
- Phải khai thác triệt để cảnh quan thiên nhiên hiện có..
- Đặc biệt cần phải bảo tồn và sử dụng hiệu quả di tích cảnh quan.
- Đưa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo vào việc quy hoạch và bố cục cảnh quan..
- Các thành phần của hệ thống cảnh quan phải xuyên suốt..
- Ý tưởng và hình tượng xuyên suốt quá trình quy hoạch và thiết kế cảnh quan khu vực nghiên cứu theo hướng phát huy bản sắc địa phương.
- Bên cạnh đó cần tạo lập sự độc đáo, riêng biệt cho cảnh quan khu vực nghiên cứu và phù hợp với đô thị hiện đại..
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng là yếu tố quan trọng giúp tạo lập được bản sắc làng: các giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên của không gian làng sẽ là các yếu tố tạo lập bản sắc không chỉ cho kiến trúc cảnh quan làng mà còn cho cả đô thị nói chung..
- Tạo được nét khác biệt so với đô thị trung tâm: do bản chất của vành đai xanh là ngăn ngừa sự phát triển phình to của thành phố, tạo môi trường thiên nhiên giúp người dân đô thị có thể thể nghỉ ngơi giải trí nên khi đến khu vực vành đai xanh, người dân phải cảm nhận được sự khác biệt, không ồn ào, không bụi bặm, không chật chội..
- Tuân thủ các quy hoạch cấp trên..
- Tuân thủ về phân bố dân cư, mật độ dân cư theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được lập, phù hợp với định hướng phát triển đô thị..
- Bảo vệ môi trường và hài hoà với các điều kiện tự nhiên khu vực..
- Hạn chế xây dựng dàn trải, tập trung phát triển bao quanh các không gian mở, các nút giao thông chuyển tiếp vào khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá..
- Đồng bộ và gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá..
- Tăng cường không gian xanh, khai thác sử dụng hiệu quả các không gian cây xanh mặt nước và các yếu tố cảnh quan đặc trưng của khu vực..
- ”đảo nhiệt đô thị”.
- Thống kê sử dụng đất khu vực vành đai xanh.
- án 2 Phương án 3 1 Quy mô tổ chức.
- S Tổ chức kiến trúc cảnh quan hiệu quả, trên cơ sở kết.
- Đảm bảo tính phát triển của cấu trúc làng..
- Trên cơ sở quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 với nội dung kiến trúc cảnh quan vành đai xanh, có thể đề xuất các phương án:.
- Phương án 1:.
- Giữ nguyên hiện trạng các khu vực..
- Bổ sung một số yếu tố cây xanh, đường dạo, hồ nước và các công trình kiến trúc nhỏ, tượng đài… vào những nơi cần thiết..
- Giải tỏa đa số các làng hiện trạng..
- Quy hoạch xây mới lại đáp ứng đúng yêu cầu vành đai xanh..
- Cải tạo hoặc phá bỏ những yếu tổ cảnh quan không phù hợp, gây mất mỹ quan, không phù hợp với cảnh quan chung..
- Tổ chức KGKTCQ một cách tổng thể, nhất quán, bố trí các khu vực một cách rõ ràng, đáp ứng đúng yêu cầu đối với vành đai xanh..
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các làng trong khu vực vành đai xanh dọc sông Nhuệ đã và đang trở thành thách thức đối với phát triển bền vững đô thị trung tâm của Hà Nội nên cần thiết phải nghiên cứu xác định rõ hơn cấu trúc, mô hình và giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.
- Việc xây dựng tiêu chí trong vành đai xanh sông Nhuệ cần phải phù hợp, có lộ trình dần dần với trình độ dân trí, kinh tế, khoa học kỹ thuật và phong tục tập quán của người dân.
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan làng trong vành đai xanh sông Nhuệ với việc tìm mô hình và giải pháp chuyển hóa không gian chức năng mới theo quan điểm và tiêu chí đặt ra cần dung hợp giữa đặc trưng truyền thống và kỹ thuật hiện đại, tạo môi trường phát triển cân bằng giữa hình thái cộng cư truyền thống và đô thị, phù hợp với quá trình chuyển đổi từ cuộc sống hiện có sang cuộc sống mới./..
- Sơ đồ các làng trong khu vực vành đai xanh sông Nhuệ.
- Phạm Hùng Cường, Chuyển đổi cấu trúc làng xã ven đô thị lớn đồng bằng sông Hồng thành đơn vị ở trong quá trình đô thị hóa, Luận án Tiến sĩ..
- Đào Ngọc Nghiêm,Quy hoạch chung Hà Nội: Quá trình triển khai, bài học kinh nghiệm và những yêu cầu mới trong quy hoạch đến 2030 tầm nhìn 2050..
- Tài liệu báo cáo Chính phủ (2009), Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050..
- Nguyễn Thị Lan Phương, Mô hình tổ chức không gian làng sinh thái ven đô Hà Nội, Luận án Tiến sĩ..
- Trần Vũ Thọ (2019), Sự biến đổi cấu trúc không gian làng truyền thống khu vự vành đai xanh sông Nhuệ, thành phố Hà Nội, bài viết Hội thảo quốc tế về Kiến trúc và Xây dựng: Đào tạo, hội nhập &.
- phát triển bền vững..
- Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1529/QĐ-TTg ngày phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050..
- Hoàng Đình Tuấn, Tổ chức không gian kiến trúc làng ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội đến năm 2020 với việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, Luận án Tiến sĩ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt