You are on page 1of 9

ĐỀ BÀI:

Bài 1:Ông Hà Trọng P có tài sản là 01 ngôi nhà với diện tích là 100m2 trên địa bàn
quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội; 01mảnh đất vườn 200m2 trên địa bàn quận
Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Ông P lập di chúc để lại tài sản cho 2 con của
mình, theo đó tài sản của ông P được chia đều cho 2 con.

1. Nếu ông P công chứng di chúc thì phải công chứng tại Hà Nội hay thành phố
Hồ Chí Minh? Tại sao?
2. Nếu ông P không công chứng thì có thể chứng thực di chúc được hay
không? Việc chứng thực sẽ thực hiện như thế nào ( thẩm quyền, thủ tục
chứng thực)?
3. Khi ông P qua đời, 2 con ông phát hiện ra còn một mảnh đất tại thành phố
Hồ Chí Minh chưa được ông P định đoạt trong di chúc nên đã thỏa thuận
phần chia mảnh đất này. Văn bản thỏa thuận được đề nghị công chứng tại
một văn phòng công chứng ở Hà Nội. Hỏi:
3.1: Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng văn bản
thỏa thuận phân chia di sản( là nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh ) của hai
con ông P hay không? Tại sao?
3.2: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được pháp luật
hiện hành quy định như thế nào?

BÀI LÀM:

1/.ÔNG P CÓ THỂ CÔNG CHỨNG DI CHÚC TẠI HÀ NỘI HAY THÀNH


PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀU ĐƯỢC.

Theo Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản luật
Công chứng 2014 quy định:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp
đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di
chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan
đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”
1
Theo đó công chứng viên có thể công chứng di chúc với di sản là bất động sản
ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công
chứng đặt trụ sở. Ông P có thể công chức di chúc với di sản thừa kế là ngôi nhà tại
Hà Nội và mảnh đất tại thành phố Hồ Chí Minh tại bất kỳ tổ chức công chứng nào
trong cả nước, trong đó có các tổ chức công chứng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.

2/.NẾU ÔNG P KHÔNG CÔNG CHỨNG THÌ CÓ THỂ CHỨNG THỰC DI


CHÚC ĐƯỢC.

Theo điểm e khoản 2 Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực Nghị định
23/2015/NĐ-CP quy định:

“2.Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân
cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

e) Chứng thực di chúc.”

Theo đó nếu ông P không công chứng thì có thể chứng thực di chúc.

 THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC :

Theo điểm e khoản 2 Điều 5 trên thì thẩm quyền chứng thực di chúc của ông P là
Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo khoản 5 Điều 5.Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực Nghị định
23/2015/NĐ-CP quy định:

“5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp
đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại
Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.”

Theo đó việc chứng thực di chúc không phụ thuộc nơi cứ trú của người yêu cầu
chứng thực. Ông P có thể chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã bất kì.

 THỦ TỤC CHỨNG THỰC DI CHÚC:

.+Ông P nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây (Nộp
hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã).
2
 Dự thảo di chúc;
 Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của
ông P (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
 Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là 01 ngôi
nhà với diện tích là 100m2 trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội;
01mảnh đất vườn 200m2 trên địa bàn quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
(xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực,
nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực ông P tự nguyện, minh mẫn và nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Ông P phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp ông P không ký được thì phải điểm chỉ; nếu ông P không đọc được,
không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm
chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền,
lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di
chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký
của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và
lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 (hai) tờ
trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ,
chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực
và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

3/.Khi ông P qua đời, 2 con ông phát hiện ra còn một mảnh đất tại thành phố
Hồ Chí Minh chưa được ông P định đoạt trong di chúc nên đã thỏa thuận
phân chia mảnh đất này. Văn bản thỏa thuận được đề nghị công chứng tại
một văn phòng công chứng ở Hà Nội:

3
3.1: Tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản( là nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh ) của hai con ông P
(với điều kiện những người thừa kế hàng thứ nhất còn lại của ông P đồng ý và ký
vào văn bản thỏa thuận).

-Thứ nhất, theo điểm a khoản 2, Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp
luật, Bộ luật Dân Sự 2015 quy định:

“2.Thừa kế theo pháp lụật cũng được áp dụng đối với phần di sản sau đây:

a)Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.”

Theo đó mảnh đất chưa được ông P định đoạt trong di chúc được chia theo pháp
luật.

-Thứ hai, theo điểm a khoản 1 Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật, BLDS
2015 quy định:

“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a)Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết.”

Theo đó những người thừa kế theo hàng thứ nhất của ông P sẽ được thừa kế di sản
là mảnh đất tại thành phố Hồ Chí Minh chưa được ông định đoạt trong di chúc.

-Thứ ba, theo khoản 1, Điều 57.Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản, Luật công chứng 2014 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không
xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”

Theo đó, những người thừa kế theo hàng thứ nhất của ông P có quyền yêu cầu
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đối với mảnh đất thành phố tại
thành phố Hồ Chí Minh chưa được ông P định đoạt trong di chúc, trong đó có hai
con của ông P.

 Vậy văn bản thỏa thuận phân chia di sản là mảnh đất tại thành phố Hồ Chí
Minh chưa được ông P định đoạt trong di chúc của 2 con của ông P sẽ được

4
công chứng trong trường hợp những người thừa kế hàng thứ nhất còn lại của
ông P đồng ý với thỏa thuận và ký vào văn bản thỏa thuận này.

-Thứ tư, theo khoản 3 điều Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia
di sản, Luật Công chứng 2014 quy định:

“Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.”

Theo đó tổ chức hành nghề công chứng có thể công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản của hai con ông P và không bắt buộc về địa điểm của tổ chức hành
nghề công chứng. Vậy tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội có thể công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản( là nhà đất tại thành phố Hồ Chí Minh ) của
hai con ông P.

-Thứ năm, theo khoản 1, Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, NGHỊ ĐỊNH 29/2015/NĐ-CP

“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận
di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm
yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã
nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được
nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của
người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất
động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.”

Theo đó việc niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải thực hiện tại trụ sở
của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản nhưng nơi thụ lý công chứng thì
không được quy định. Tức là mặc dù việc niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di
sản được thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã thành phố Hồ Chí Minh nơi có
mảnh đất nhưng việc thực hiện niêm yết và thụ lý công chứng có thể do tổ chức
hành nghề công chứng Hà Nội.

3.2: Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được pháp luật hiện
hành quy định:

5
-Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2,3,4 Điều 57. Công chứng văn bản thỏa
thuận phân chia di sản, Luật Công chứng 2014:

“2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có
giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản
theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ
sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng
là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại
di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng
hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác
minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn
cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

-Thứ hai, theo Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận
phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, NĐ 29/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận
di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm
yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã
nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được
nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của
người đó.

6
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất
động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản
không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề
công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có
thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những
người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những
người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản
thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo
về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế;
di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì
khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc
niêm yết.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và
bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”

Theo đó thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong
trường hợp của hai con ông P:

+Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);

- Bản sao giấy tờ tùy thân;

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của ông P tại thành
phố Hồ Chí Minh chưa được đề cập trong di chúc.

-Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa ông P và những ngươi thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của ông P.
7
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến văn bản thỏa thuận mà pháp luật quy định
phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính
xác như bản chính và không phải chứng thực.

+Công chứng viên phải kiểm tra để xác định ông P đúng là người có quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà tại thành phố Hồ Chí Minh mà ông chưa đề cập trong
di chúc và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu
thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không
đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp
luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

+Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

8
9

You might also like