« Home « Kết quả tìm kiếm

Xóa bỏ biệt đối xử chống lại phụ nữ và các vấn đề liên quan


Tóm tắt Xem thử

- ỦY BAN XÓA BỎ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CHỐNG LẠI PHỤ NỮ.
- Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) là một điều ước quốc tế về quyền con người toàn diện cho phụ nữ đã được 186 quốc gia phê chuẩn.
- Gồm lời mở đầu và 30 điều, Công ước xác định những gì đã tạo nên sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và thiết lập một chương trình nghị sự để các quốc gia hành động nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử như vậy..
- Qua việc chấp nhận Công ước CEDAW, các quốc gia cam kết là chính họ sẽ tiến hành hàng loạt những biện pháp nhằm chấm dứt nạn phân biệt đối xử chống lại phụ nữ dưới tất cả các hình thức gồm:.
- Đưa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào hệ thống pháp luật của mình, xóa bỏ tất cả các văn bản pháp luật có nội dung phân biệt đối xử và thông qua những văn bản pháp luật mới cấm phân biệt đối xử chống lại phụ nữ;.
- Thiết lập các cơ quan xét xử (tòa án) và những cơ quan công quyền khác để đảm bảo sự bảo vệ hiệu quả phụ nữ chống lại sự phân biệt;.
- Đảm bảo việc xóa bỏ tất cả các hành động phân biệt đối xử chống lại phụ nữ do cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp gây ra..
- Là một trong những công ước quốc tế về quyền con người được phê chuẩn nhiều nhất, Công ước CEDAW do Ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Ủy ban CEDAW) theo dõi.
- Họ được các quốc gia thành viên bầu trên cơ sở nhiệm kỳ 4 năm luân chuyển trong số những công dân nước họ song lại hoạt động với tư cách cá nhân..
- Nghị định thư một mặt cố gắng trao quyền cho phụ nữ được gửi đơn khiếu kiện của cá nhân họ tới Ủy ban CEDAW về tất cả những vi phạm Công ước CEDAW của chính phủ nước họ và mặt khác tạo thẩm quyền cho Ủy ban CEDAW được tiến hành điều tra những lạm dụng mà phụ nữ là nạn nhân ở các nước đã phê chuẩn Nghị định thư.
- Tính đến nay đã có 96 nước là quốc gia thành viên Nghị định thư..
- Công ước CEDAW buộc các quốc gia thành viên gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc báo các quốc gia về những biện pháp lập pháp, tư pháp, hành chính và các biện pháp khác mà họ đã tiến hành để thực hiện Công ước CEDAW trong năm đầu tiên sau khi CEDAW có hiệu lực và sau đó ít nhất cứ 4 năm một lần hay cứ khi nào Ủy ban CEDAW yêu cầu.
- Sau khi tiến hành một cuộc đối thoại mang tính chất xây dựng với phái đoàn chính phủ của quốc gia thành viên nộp báo cáo và xem xét báo cáo do quốc gia đó đã đệ trình, Ủy ban CEDAW đưa ra một bản nhận xét dưới hình thức Các nhận xét kết luận.
- xét kết luận nhấn mạnh những thành tựu, thiếu sót và trở ngại mà quốc gia làm báo cáo đã gặp phải trong việc thực hiện Công ước CEDAW.
- Ủy ban cũng yêu cầu quốc gia thành viên đề cập trả lời những vấn đề nêu ra trong Các nhận xét kết luận trong báo cáo định kỳ lần tới gửi Ủy ban CEDAW..
- Mỗi nhận xét kết luận đều có một đề nghị của Ủy ban CEDAW là các nhận xét kết luận được phổ biến rộng rãi để cho người dân ở nước đó, đặc biệt những người có trách nhiệm gồm các quan chức chính phủ biết về các bước đi đã được tiến hành để đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trên lý thuyết và trong thực tế cùng những buớc đi tiếp theo cần thiết.
- Là quốc gia thành viên Công ước trong 27 năm qua, Việt Nam đã có những thành tựu to lớn cũng như đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc thực hiện Công ước CEDAW trên thực tế, như đã được phản ánh trong Các nhận xét kết luận do Ủy ban CEDAW nêu ra trong tháng 2 năm 2007 tiếp sau cuộc đối thoại mang tính chất xây dựng được tổ chức giữa Chính phủ Việt Nam và Ủy ban CEDAW tại Niu Óc (Mỹ) trong tháng 1 năm 2007..
- ĐỐI XỬ CHỐNG LẠI PHỤ NỮ.
- Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
- ỦY BAN XÓA BỎ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CHỐNG LẠI PHỤ NỮ Khóa họp thứ 37.
- Uỷ ban đánh giá cao quốc gia thành viên về Báo cáo ghép định kỳ lần thứ 5 và 6 theo những hướng dẫn cũng như đã xem xét các ý kiến kết luận trước đây của Uỷ ban.
- Uỷ ban hoan nghênh việc quốc gia thành viên đã cử đoàn đại biểu cấp cao do Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam dẫn đầu, cùng các thành viên khác bao gồm cả phụ nữ và nam giới đại diện cho những bộ ngành khác nhau.
- Uỷ ban khen ngợi quốc gia thành viên đã thông qua một số văn bản pháp luật mới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới theo đúng nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo Công ước.
- Uỷ ban cũng hoan nghênh việc quốc gia thành viên mới thông qua Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 và theo đó những báo cáo liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế sẽ phải trình Quốc.
- Uỷ ban cũng hoan nghênh việc quốc gia thành viên thông qua Chiê ́ n lươ ̣ c quô ́ c gia vi ̀ sự tiê ́ n bộ của phụ nữ giai đoạn được soạn thảo theo tinh thần Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh..
- Cùng với việc nhắc lại nghĩa vụ của quốc gia thành viên về thực hiện của tất cả các điều khoản của Công ước một cách liên tục và hệ thống, Uỷ ban đã xem xét những mối quan ngại và khuyến nghị được xác định trong các nhận xét kết luận này mà quốc gia thành viên phải chú ý ưu tiên từ bây giờ cho đến khi nộp bản báo cáo định kỳ tiếp theo của mình.
- Vì vậy, Uỷ ban đề nghị quốc gia thành viên tập trung vào các lĩnh vực này trong những hoạt động thực hiện Công ước của mình, và báo cáo về những việc đã làm và các kết quả đạt được trong báo cáo định kỳ tới.
- Uỷ ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên gửi những nhận xét kết luận này tới tâ ́ t cả các bộ ngành liên quan và tới Quốc hội đê ̉ đảm bảo rằng các nhận xét kết luận này sẽ được thực hiện đầy đủ..
- Cùng với sự ghi nhận việc thông qua Luật Bi ̀ nh đă ̉ ng giới như là một bước phát triển của thể chế pháp luật và việc thư ̣ c hiện Công ước cũng như các biện pháp chính sách và pháp luật trong những lĩnh vực khác nhau trong các năm gần đây nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và trẻ em gái để thúc đẩy bình đẳng giới, Uỷ ban cũng lấy làm tiếc là quốc gia thành viên chưa cung câ ́ p đầy đủ được những thông tin hay số liệu về tác động thực tế của các văn bản pháp luật và biện pháp này cùng mức độ kết quả trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em gái cùng sự thụ hưởng những quyền con người của họ trong tất cả các lĩnh vực mà Công ước bao quát..
- Uỷ ban khuyến nghị quốc gia thành viên nên tập trung vào việc thực thi các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành bằng cách đặt ra: những mục tiêu rõ ràng và có giới hạn về thời gian, thu thập và xử lý các số liệu một cách có hệ thống.
- Đối với Công ước và Luật Bình đẳng giới vừa được thông qua, Uỷ ban khuyến khích quốc gia thành viên: đảm bảo việc phổ biến rộng rãi các văn bản này trong cả nước, đặc biệt là tới những nhà hoạch định chính sách ở tất cả các lĩnh vực, các tổ chức quần chúng, xã hội dân sự và báo chí, bao gồm cả việc dịch những văn bản này sang các thứ tiếng dân tộc thiểu số.
- tiến hành nhiều biện pháp để làm nhanh sự hài hoà của pháp luật hiện hành với các mục tiêu của Công ước và Luật Bình đẳng giới, đặc biệt trong những lĩnh vực việc làm, an sinh xã hội, giáo dục, sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và các cơ quan ra quyết định, trong lĩnh vực hành chính công và những dich vụ chăm sóc sức khỏe.
- Về Luật Đất đai, Uỷ ban kêu gọi quốc gia thành viên tiến hành các bước cần thiết để xóa bỏ bất kỳ trở ngại hành chính nào mà có thể cản trở việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có cả tên của cả vợ và chồng, đặc biệt là ở những vùng nông thôn..
- Ủy ban quan ngại về việc quốc gia thành viên thiếu sự rõ ràng về việc khác nhau giữa các biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúc đẩy sự bình đẳng của phụ nữ trên thực tế, như được đề cập trong Điều 4, khoản 1 của Công ước với những chính sách xã hội chung được thông qua để thực hiện Công ước..
- Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên thực hiện những biện pháp cụ thể, kể cả các biện pháp đặc biệt tạm thời trong tất cả các lĩnh vực theo Điều 4, khoản 1 của Công ước và Khuyến nghị chung số 25 với mục đích đẩy nhanh việc thực hiện thực tế mục tiêu bình đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới trong tất cả những lĩnh vực của Công ước..
- Ủy ban nhắc lại mối quan ngại của Ủy ban về sự tồn tại dai dẳng của thái độ gia trưởng và các định kiến thâm căn cố đế, gồm cả sự ưa thích con trai hơn có liên quan tới vai trò và trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong gia đình và ngoài xã hội nói chung.
- Những định kiến này tạo ra trở ngại đáng kể đối với việc thực hiện Công ước, đồng thời cũng là nguyên nhân gốc rễ của tệ bạo lực chống lại phụ nữ, đẩy phụ nữ vào vị trí yếu thế trong một số lĩnh vực, kể cả trong thị trường lao động, trong đời sống chính trị và cộng đồng..
- Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp để dẫn tới những thay đổi với các thái độ gia trưởng truyền thống và những định kiến về vai trò giới.
- Những biện pháp như vậy phải bao gồm các chiến dịch nâng cao nhận thức và giáo dục công chúng cho phụ nữ và trẻ em gái cũng như nam giới và trẻ em trai, với mục đích xóa bỏ các khuôn mẫu gắn với những định kiến truyền thống về vai trò về giới trong gia đình và ngoài xã hội, phù hợp với các điều 2(f) và điều 5(a) của Công ước.
- Ủy ban công nhận sự gia tăng đại diện của phụ nữ trong Quốc hội là trong số cao nhất ở châu Á và ghi nhận Luật Bầu cử Quốc hội năm 2001 và Luật Bầu cử hội đồng nhân dân năm 2003 đã thiết lập hệ thống chỉ tiêu về tỷ lệ đại biểu nữ cũng như những mục tiêu mà quốc gia thành viên đã đặt ra về đại diện của phụ nữ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp khác nhau.
- Ủy ban kêu gọi quốc gia thành viên thường xuyên rà soát các mục tiêu về sự tham gia của phụ nữ trong đời sống công cộng và ra quyết định.
- Ủy ban khuyến khích quốc gia thành viên đưa ra những biện pháp cụ thể, với mốc thời gian cụ thể, kể cả việc sử dụng các biện pháp đặc biệt tạm thời theo Điều 4, khoản 1 của Công ước và Khuyến nghị chung số 25 nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ trong đời sống chính trị ở tất cả các cấp, đặc biệt ở những vị trí được bầu và bổ nhiệm, kể cả các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quần chúng và ở cấp xã/phường.
- Ủy ban khuyến nghị quốc gia thành viên triển khai những chương trình đào tạo và chiến dịch tăng cường nhận thức, với sự chú trọng đặc biệt đến các tổ chức quần chúng về quyền được tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ vào tất cả những cấp ra quyết định.
- Ủy ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên giám sát tác động của các biện pháp đã thực hiện, theo dõi những xu.
- hướng thay đổi theo thời gian, có các biện pháp khác phục cần thiết và cung cấp thông tin chi tiết về những kết quả đạt được trong báo cáo quốc gia tiếp theo của mình..
- Mặc dù hoan nghênh việc xây dựng Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Ủy ban vẫn tiếp tục quan ngại về việc thiếu thông tin và số liệu về tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái, thiếu thông tin về những biện pháp được áp dụng để ngăn chặn và đấu tranh với nạn bạo lực chống lại phụ nữ, gồm cả các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, truy tố và trừng phạt thủ phạm gây ra tất cả những hình thức bạo lực..
- Theo Khuyến nghị chung số 19 của mình, Ủy ban lại khuyến nghị quốc gia thành viên phải ưu tiên cao việc áp dụng những biện pháp toàn diện nhằm giải quyết tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm cả việc nhanh chóng thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
- Các biện pháp như vậy phải đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của tệ bạo lực được bồi thường và được bảo vệ ngay lập tức, còn thủ phạm thì phải bị truy tố và trừng phạt.
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên tiến hành nghiên cứu về quy mô, những nguyên nhân và hậu quả của tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ, kể cả bạo lực gia đình làm cơ sở cho những can thiệp toàn diện và có trọng điểm.
- Ủy ban nhắc lại khuyến nghị rằng quốc gia thành viên phải tiếp tục và gia tăng việc thực hiện các biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức nhằm vào những quan chức thực thi pháp luật, ngành tư pháp, cán bộ y tế, những người làm công tác xã hội, các nhà lãnh đạo cộng đồng và công chúng, để đảm bảo họ nhận thức được là tất cả các hình thức bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em gái là không thể chấp nhận được.
- Ủy ban hoan nghênh nhiều biện pháp đã được tiến hành, bao gồm việc ban hành Pháp lệnh Phòng chống mại dâm, việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương, việc ban hành Kế hoạch hành động về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, nhưng Ủy ban cũng vẫn bày tỏ quan ngại về sự tồn tại dai dẳng của tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, tệ bóc lột mại dâm cả ở trong nước và ở các nước khác hiện nay.
- Ủy ban cũng quan ngại về tỷ lệ thấp trong truy tố và kết án những kẻ buôn bán người và các đối tượng bóc lột mại dâm phụ nữ.
- Ủy ban cũng lưu ý với sự quan ngại về những báo cáo là các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em trước đây bị buôn bán hiện đang gặp phải những vấn đề trong việc hưởng các quyền công dân của họ khi trở về Việt Nam cũng như quyền công dân của con cái họ trước đây sinh ở nước ngoài.
- Ủy ban cũng quan ngại về các báo cáo là những biện pháp phục hồi, như có các trại mang tính chất hành chính có thể dẫn tới việc kỳ thị như những trẻ em gái và phụ nữ trẻ tuổi là nạn nhân của tệ mại dâm, đồng thời phủ nhận việc được hưởng các quyền lợi chính đáng của họ.
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên xem xét phê chuẩn Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tăng cường nỗ lực xóa bỏ tất cả các hình thức buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, kể cả việc ban hành pháp luật cụ thể và toàn.
- Ủy ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên gia tăng các cố gắng của mình về hợp tác quốc tế, khu vực và song phương nhằm giải quyết hiệu quả hơn những nguyên nhân của tệ buôn bán người và tăng cường nỗ lực ngăn ngừa tệ buôn bán người thông qua việc trao đổi thông tin.
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên thu thập và phân tích các số liệu của cảnh sát và những nguồn quốc tế, truy tố và trừng phạt những kẻ buôn người và đảm bảo việc bảo vệ quyền con người của các phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán.
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên tiến hành một giải pháp tổng thể nhằm giải quyết tận gốc tệ buôn người và tăng cường việc phòng ngừa.
- Những nỗ lực này phải bao gồm các biện pháp cải thiện điều kiện kinh tế của phụ nữ và trẻ em gái, tạo những cơ hội về giáo dục và kinh tế cho họ, qua đó giảm thiểu và xóa bỏ nguy cơ của họ bị bóc lột và bị buôn bán..
- Quốc gia thành viên cũng cần hỗ trợ việc tái hòa nhập xã hội cho những phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của tệ bóc lột và buôn bán người, kể cả đối với các trẻ em được sinh ra ở nước ngoài mà mẹ là người Việt Nam, bằng cách đảm bảo rằng họ không bị hình sự hoá và được thụ hưởng đầy đủ những quyền con người của họ.
- Quốc gia thành viên cũng phải đẩy mạnh các chương trình phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng và tăng cường quyền năng kinh tế..
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên tiến hành tất cả các biện pháp phù hợp nhằm xóa bỏ sự cách biệt trong tỷ lệ nhập học phổ thông và đạt phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em gái.
- Uỷ ban thúc giục quốc gia thành viên giải quyết hiệu quả những trở ngại cản trở trẻ em gái tiếp tục học tập, như các trách nhiệm gia đình và chi phí giáo dục.
- Uỷ ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên hỗ trợ các chương trình giáo dục về văn hoá của những nhóm dân tộc thiểu số..
- Uỷ ban bày tỏ sự quan ngại về việc cung cấp thông tin chưa đầy đủ về tình hình thực tế của phụ nữ trong các thị trường lao động chính thức và phi chính thức.
- Uỷ ban cũng quan ngại tới việc tập trung phụ nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức, làm tác động tiêu cực việc được hưởng an sinh xã hội và các lợi ích khác của phụ nữ, kể cả việc chăm sóc sức khoẻ.
- Uỷ ban tiếp tục quan ngại về sự phân biệt về nghề nghiệp giữa phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động và tình trạng khác biệt cao tồn tại dai dẳng về mức lương giữa phụ nữ và nam giới..
- Uỷ ban thúc giục quốc gia thành viên thông qua các biện pháp hữu hiệu nhằm xoá bỏ sự phân biệt về nghề nghiệp theo cả chiều sâu và chiều rộng trong thị trường lao động chính thức, đồng thời thu hẹp cũng như xoá bỏ khoảng cách về mức lương giữa phụ nữ và nam giới.
- Uỷ ban cũng khuyến khích quốc gia thành viên đảm bảo thực hiện những quy định trong Bộ luật Lao động vì lợi ích của lao động nữ trong các khu chế xuất, với sự tập trung đặc biệt vào việc tiếp cận của phụ nữ tới an sinh xã hội và.
- Cũng cần tăng cường các nỗ lực để xây dựng những hướng dẫn và quy định nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức được tiếp cận những phúc lợi và dịch vụ này.
- Uỷ ban đề nghị quốc gia thành viên đánh giá tác động của các quá trình cơ cấu lại kinh tế đối với phụ nữ, kể cả đối với những phụ nữ dân tộc thiểu số và những phụ nữ sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Uỷ ban đề nghị quốc gia thành viên đảm bảo rằng tất cả những chương trình và chiến lược giảm nghèo đều mang tính nhạy cảm giới và cũng hỗ trợ trọng điểm cho các nhóm phụ nữ thiệt thòi.
- Uỷ ban đề nghị quốc gia thành viên kiểm tra giám sát tác động của những biện pháp đã tiến hành cũng như các xu hướng thay đổi theo thời gian để báo cáo Uỷ ban về các kết quả đã đạt được trong báo cáo quốc gia tới..
- Uỷ ban bày tỏ mối quan ngại của mình về việc phụ nữ tiếp cận hạn chế các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và về tỷ lệ nạo phá thai rất cao, đặc biệt ở trẻ em gái chưa thành niên và nữ thanh niên.
- Uỷ ban cũng quan ngại về tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV/AIDs đang gia tăng..
- Uỷ ban thúc giục quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản theo Điều 12 của Công ước và Khuyến nghị chung số 24 của Uỷ ban về vấn đề phụ nữ và sức khoẻ.
- Uỷ ban đề nghị quốc gia thành viên tăng cường những biện pháp nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, kể cả thông qua việc cải thiện sự sẵn có, việc đã được chấp nhận và sử dụng biện pháp hiện đại về hạn chế sinh đẻ để.
- Uỷ ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên đảm bảo thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, bao gồm việc tăng cường tiếp cận thuốc kháng virus, bảo vệ và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV và tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế..
- Uỷ ban quan ngại về tuổi kết hôn tối thiểu khác nhau của phụ nữ và nam giới theo pháp luật cũng như về các báo cáo về những vụ tảo hôn của trẻ em gái, mà hậu quả là hạn chế sự phát triển và các cơ hội của các em được phát triển đầy đủ những kỹ năng và khả năng, đặc biệt ở một số vùng dân tộc thiểu số..
- Uỷ ban thúc giục quốc gia thành viên quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu của phụ nữ và nam giới ngang nhau là 18 tuổi theo Điều 1 của Công ước về quyền trẻ em, Điều 16 của Công ước CEDAW và Khuyến nghị chung số 21 của Uỷ ban về bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Uỷ ban cũng kêu gọi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tảo hôn..
- Ủy ban bày tỏ quan ngại về tình hình phụ nữ ở các vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa cũng như tình hình phụ nữ dân tộc thiểu số - những người chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, cơ hội học hành, điều kiện việc làm và tín dụng..
- Ủy ban kêu gọi quốc gia thành viên quan tâm đặc biệt tới những nhu cầu của phụ nữ sinh sống ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và phụ nữ dân tộc thiểu số bằng cách đảm bảo cho họ được tiếp cận công bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, an sinh xã hội, những cơ hội tăng thu nhập và tham gia vào các quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp.
- Đồng thời, Ủy ban cũng khuyến khích quốc gia thành viên sử dụng những biện pháp canh tân để cải thiện thông tin và nhận thức của phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng nông thôn, những vùng sâu vùng xa và phụ nữ dân tộc thiểu số về những điều khoản của Công ước và những văn bản pháp luật liên quan, trong đó có Luật bình đẳng giới.
- Ủy ban đề nghị quốc gia thành viên đảm bảo rằng Dự thảo Luật Dân tộc có lồng ghép các mục tiêu của Luật bình đẳng giới và dự thảo luật này được thông qua càng sớm càng tốt.
- Ủy ban đề nghị việc cung cấp những thông tin toàn diện trong báo cáo định kỳ tới, trong đó có số liệu tách biệt giới và các xu hướng, về vị thế tổng thể trên thực tế của phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số và về tác động của những biện pháp đã thực hiện, các kết quả đạt được trong việc thực hiện những chính sách và chương trình cho các nhóm phụ nữ và trẻ em gái đó..
- Ủy ban thúc giục quốc gia thành viên trong thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước sử dụng đầy đủ Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh vốn làm mạnh hơn những điều khoản của.
- Công ước và đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin về tình hình này trong báo cáo định kỳ quốc gia tiếp theo của mình..
- Ủy ban kêu gọi lồng ghép quan điểm giới và phản ánh rõ các điều khoản của Công ước trong tất cả những nỗ lực nhằm đạt được Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và đề nghị Việt Nam cung cấp những thông tin trên trong báo cáo định kỳ quốc gia tiếp theo của mình..
- Ủy ban ghi nhận việc tuân thủ bảy văn kiện quốc tế chính về quyền con người của các quốc gia sẽ tăng cường việc thụ hưởng những quyền con người và tự do cơ bản trong tất cả các lĩnh vực đời sống của phụ nữ.
- Ủy ban đề nghị phổ biến rộng rãi ở Việt Nam về các nhận xét kết luận này để làm người dân, kể cả những quan chức chính phủ, các nhà chính trị, đại biểu quốc hội, các tổ chức của phụ nữ và các tổ chức quyền con người biết về những bước đã được tiến hành nhằm đảm bảo bình đẳng cho phụ nữ trong pháp luật và trên thực tế cũng như các biện pháp xa hơn cần có trong lĩnh vực này.
- Ủy ban đề nghị quốc gia thành viên tiếp tục phổ biến rộng rãi, đặc biệt tới những tổ chức của phụ nữ và các tổ chức quyền con người về Nghị định thư không bắt buộc của Công ước,.
- các khuyến nghị chung của Ủy ban CEDAW, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và kết quả của Khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề "Phụ nữ năm 2000: bình đẳng giới, phát triển và hòa bình cho thế kỷ 21"..
- Ủy ban đề nghị quốc gia thành viên trả lời các vấn đề quan tâm được nêu trong những nhận xét kết luận tại báo cáo định kỳ tới theo Điều 18 của Công ước.
- Ủy ban đề nghị quốc gia thành viên nộp báo cáo định kỳ thứ 7 mà hạn nộp là tháng 3 năm 2007 và báo cáo định kỳ lần thứ 8 với hạn nộp trong tháng 3 năm 2011 thành một báo cáo ghép trong tháng ba năm 2011..
- OF THE COMMITTEE ON THE ELIMINATION.
- CONCLUDING COMMENTS OF THE COMMITTEE ON THE ELIMINATION OF DISCRIMINATION AGAINST WOMEN: VIET NAM.
- The Committee urges the State party to collect and analyse data.
- provisions of the Convention, and requests the State party to include information thereon in its next periodic report..
- The Committee requests the State

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt