You are on page 1of 4

VÕ THANH LIÊM

MSSV: 1953801011107
BÀI TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CÂU HỎI ÔN TẬP


CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
I. Nhận định đúng/sai
1. Năng lực pháp Luật Hành chính của công dân chính là năng lực chủ thể của công
dân.
- Đúng

2. Chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính luôn là chủ thể Luật Hành chính.
- Sai.
- Vì để trở thành chủ thể QHPL, cá nhân tổ chức phải có NL chủ thể và bằng hành vi của
mình tham gia và QHPL. Vd: mọi cá nhân đều là chủ thể của luật hôn nhân, nhưng chỉ
khi cá nhân đó đủ điều kiện và làm xong thủ tục đk kết hôn, lúc này họ mới được coi là
tham gia vào QHPL, trực tiếp hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lí trong QH hôn nhân theo
qui định của PL.

3. Các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính không thể đều là công dân.
- Đúng
- Vì một bên trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng là chủ thể có quyền sử
dụng quyền lực nhà nước (gọi là “chủ thể bắt buộc”), nhân danh nhà nước để ban hành
các quyết định quản lý nhà nước mang hiệu lực bắt buộc thi hành đối với phía bên kia
(chủ thể thường).

4. Năng lực hành vi hành chính của công dân chỉ bắt đầu khi công dân đủ 18 tuổi.
- Sai.
- Ví dụ :
” Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên.
1- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm
hành chính do mình gây ra.
2- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị phạt đối với những vi phạm hành chính
thực hiện do cố ý ; hình thức và mức xử phạt đối với họ là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
10.000 đồng.
Đối với người dưới 14 tuổi thì không xử phạt mà áp dụng biện pháp giáo dục.
3- Trong trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc
người giám hộ phải nộp phạt thay.
4- Quyết định xử phạt đối với người vi phạm khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác
định tái phạm ”
( Điều 29, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính)

Page 1 of 4
VÕ THANH LIÊM
MSSV: 1953801011107
BÀI TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

5. Tranh chấp giữa hai công dân liên quan đến quyền sử dụng đất không thể giải
quyết theo thủ tục hành chính
- Đúng.
- Vì đây là thuộc phạm vi của tư pháp. Hai công dân không đáp ứng đủ điều kiện của
quan hệ PLHC (chủ thể thường).

6. Quy phạm Luật Hành chính là cơ sở thực tế làm phát sinh quan hệ Luật Hành
chính.
- Sai.
- Vì để phát sinh QH LHC phải có đủ 3 đk sau:
+ Một là, phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh. Đây là cơ sở
pháp lý làm cho quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật hành chính.
+ Hai là, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải có đầy đủ năng lực chủ thể
pháp luật hành chính, bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành
chính.
+ Ba là, xuất hiện sự kiện pháp lý hành chính.

7. Cá nhân có thể chỉ có năng lực hành vi hành chính mà không có năng lực pháp
Luật Hành chính.
- Sai.
- Vì NLPL HC là tiền đề cho NLHV HC. Nhà nước qui định NLHV là sự thừa nhận khả
năng chủ thể PL có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí (NLPL) mà nhà nước đã
quy định trong các văn bản qui phạm pháp luật.

8. Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp Luật Hành chính là
trách nhiệm trước bên bị thiệt hại
- Sai
- Bên vi phạm những yêu cầu của quan hệ pháp luật hành chính chủ yếu phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước, mà đại diện là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có
thẩm quyền.

9. Quan hệ Luật Hành chính không thể phát sinh trái với ý chí của một bên tham gia
quan hệ.

Page 2 of 4
VÕ THANH LIÊM
MSSV: 1953801011107
BÀI TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

- Sai
- Vì quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hay đề nghị của bất cứ bên
nào mà không nhất thiết phải có sự đồng ý của phía bên kia. Nghĩa là, một bên có thể
không mong muốn nhưng quan hệ pháp luật hành chính vẫn phát sinh khi thỏa mãn
những điều kiện nhất định mà quy phạm pháp luật hành chính dự liệu.

10. Năng lực pháp Luật Hành chính và năng lực hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước phát sinh vào những thời điểm khác nhau.
- Sai
- Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, năng lực pháp luật hành chính và năng lực
hành vi hành chính phát sinh đồng thời khi nó được thành lập và đi vào hoạt động, thay
đổi khi thẩm quyền của cơ quan đó thay đổi, và chấm dứt khi cơ quan hành chính nhà
nước đó bị giải thể. ( Giáo trình )

11. Chủ thể Luật Hành chính luôn là chủ thể quan hệ pháp Luật Hành chính.
- Sai

12. Nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp Luật Hành chính là khả năng lựa chọn hành
vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp Luật Hành chính.
- Sai
- Nghĩa vụ là phải thực hiện những hành vi cần thiết khi Nhà nước yêu cầu khi tham gia
quan hệ PLHC.

13. Xử phạt vi phạm hành chính không phải là biểu hiện duy nhất của việc áp dụng
quy phạm pháp Luật Hành chính.
- Đúng
- Có bốn hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, gồm: Tuân thủ, thi hành, sử
dụng, áp dụng quy phạm PLHC.

Page 3 of 4
VÕ THANH LIÊM
MSSV: 1953801011107
BÀI TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

14. Quan hệ pháp Luật Hành chính luôn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của công dân.
- Sai
- Vì để phát sinh QH LHC phải có đủ 3 đk sau:
+ Một là, phải có quy phạm pháp luật hành chính tương ứng điều chỉnh. Đây là cơ sở
pháp lý làm cho quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật hành chính.
+ Hai là, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải có đầy đủ năng lực chủ thể
pháp luật hành chính, bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành
chính.
+ Ba là, xuất hiện sự kiện pháp lý hành chính.

15. Trong quan hệ pháp Luật Hành chính có thể không tồn tại khách thể.
- Đúng
- Trong đa số các quan hệ pháp luật hành chính, tất cả các bên tham gia quan hệ đều đạt
được lợi ích của mình. Tuy nhiên, xuất phát từ tính bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
giữa các bên chủ thể nên có những quan hệ pháp luật hành chính chỉ có một bên đạt được
lợi ích của mình. (giáo trình)

Page 4 of 4

You might also like