You are on page 1of 17

Chương 6.

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

Giới thiệu khái quát về chương:


Thủ tục hành chính là loại thủ tục pháp lý được áp dụng nhằm giải quyết các
công việc cụ thể trong quản lý nhà nước; Khi tiến hành hoạt động hành chính, các
chủ thể quản lý có thẩm quyền thường ban hành quyết định hành chính tác động trực
tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Trong chương này giới thiệu
những nội dung về thủ tục hành chính và quyết định hành chính
Bài này giới thiệu những nội dung cơ bản sau:
6.1. Thủ tục hành chính
6.1.1. Khái niệm, đặc điểm
6.1.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
6.1.3. Chủ thể của thủ tục hành chính
6.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
6.1.5. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
6.2. Quyết định hành chính
6.2.1. Khái niệm, đặc điểm
6.2.2. Phân biệt Quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác
6.2.3. Phân loại quyết định hành chính
6.2.4. Trình tự xây dựng, ban hành quyết định hành chính
6.2.5. Các yêu cầu đối với quyết định hành chính
6.3. Cải cách thủ tục hành chính – Khâu đột phá của cải cách hành chính
quốc gia
6.3.1. Những hạn chế, khiếm khuyết của thủ tục hành chính
6.3.2. Quan điểm về cải cách thủ tục hành chính
6.3.3. Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính
6.3.4. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính

Tài liệu tham khảo chương 6:


- Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước; tập 1,2,3 – Học viện Hành chính,
Chính trị quốc gia – NXB Chính trị quốc gia, Sự thật 2014
- Về nền hành chính nhà nước Việt Nam – Những kinh nghiệm xây dựng và
phát triển
- Ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước – TS Nguyễn Thế Quyền –
NXB Công an nhân dân 2012
- Xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước khiếm khuyết – TS Nguyễn Thế
Quyền – NXB Công an nhân dân 2012
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) - 2015;
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân 2004;
- Bộ cơ sơ dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính – Cổng thông tin điện tử
của Chính phủ;
- Bộ thủ tục hành chính về đất đai – Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương;
- Nghị quyết số 38/CP ngày 04-5-1994 của Chính phủ về cải cách một bước
thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010
ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
MỤC TIÊU:
Hiểu các khái niệm cơ bản về thủ tục hành chính, quyết định hành chính
Phân biệt được thủ tục hành chính với thủ tục lập pháp, thủ tục tư pháp
Phân biệt được quyết định hành chính với các quyết định lập pháp, quyết định tư
pháp
Hiểu được các giai đoạn của thủ tục hành chính, liên hệ được với thực tiễn về việc
thực hiện các thủ tục hành chính.
Nhận diện được các loại quyết định hành chính và hiểu được vai trò của mỗi loại
quyết định hành chính
HƯỚNG DẪN HỌC
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
• Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và
tham gia thảo luận trên diễn đàn.
• Đọc tài liệu: Khoa Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, 2017. Giáo trình Đại cương
về Nhà nước và Pháp luật. NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
• Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học
hoặc qua email.
DẪN NHẬP
Đời sống xã hội của cá nhân chịu sự tác động của pháp luật hành chính từ nhiều
phương diện. Đa phần, khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình cá nhân,
tổ chức đều phải thực hiện các thủ tục hành chính nhất định. Do đó, cần hiểu về thủ
tục hành chính để kiểm soát được tính đúng đắn khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình trong thực tế. Đồng thời với đó là cần hiểu về quyết định hành chính với
tính chất là kết quả của hoạt động hành chính nhà nước khi kết thúc một thủ tục hành
chính cụ thể.
• Thủ tục hành chính, quyết định hành chính là gì ?
• Thủ tục hành chính và quyết định hành chính có mục đích, ý nghĩa như
thế nào trong hành chính nhà nước ?
• Tất cả những vấn đề trên được nghiên cứu trong bài học này.

6. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH

6.1.1. Khái niệm, đặc điểm


Thủ tục hành chính có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ:
Tiếp cận từ hoạt động của nhà nước: thủ tục hành chính gắn liền với hoạt động
hành chính – một trong những nhiệm vụ của nhà nước. Các hoạt động của bộ máy
nhà nước rất đa dạng nhưng về cơ bản thường được phân chia theo các nhóm nhiệm
vụ: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi hoạt động của nhà nước đều được diễn ra
theo một trình tự, thủ tục nhất định, mà thông thường được pháp luật quy định khá
chặt chẽ. Thủ tục lập pháp bao gồm thủ tục xây dựng Hiến pháp và các văn bản pháp
luật thuuocjchwcs năng của Quốc Hội. Thủ tục tư pháp hay còn gọi là thủ tục tố tụng
là thủ tục giải quyết các vụ án ( hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế). Thủ
tục hành chính là thủ thực hiện các hoạt động hành chính, chủ yếu do cơ quan hành
chính nhà nước tiến hành.
Trong khoa học pháp lý, thủ tục hành chính được nhìn nhận từ nhiều khía
cạnh khác nhau, cách hiểu sau đây về thủ tục hành chính đang được giới nghiên cứu
khoa học pháp lý đồng tình:
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức tiến hành các hoạt động hành chính
nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức,
cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động hành chính hoặc cá nhân, tổ chức thực
hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong lĩnh vực hành chính nhà nước.
Trong pháp luật hiện hành, thủ tục hành chính được hiểu là: các thủ tục nhằm
giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Đó là hoạt động tổ
chức quản lý hàng ngày như: cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký khai sinh, đăng
ký đổi tên doanh nghiệp, giải quyết các tranh chấp vi phạm phát sinh.v.v. Để thực
hiện các thủ tục hành chính này, cơ quan hành chính sẽ ban hành các quyết định cá
biệt (Nghị quyết của Chính phủ số 38 ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục
hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức; Nghị địnhsố
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính (được sửa đổi bổ sung bở Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của
Chính phủ)
Các bộ phận cấu thành thủ tục hành chính
Để thực hiện được một quyền công dân hoặc một công việc của nhà nước, cần
phải trải qua quy trình luật định. Thủ tục hành chính bao gồm quy trình, các bước
thực hiện hành động và cách thức hành động.
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ
về kiểm soát thủ tục hành chính – các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính bao
gồm:
a) Tên thủ tục hành chính;
b) Trình tự thực hiện;
c) Cách thức thực hiện;
d) Hồ sơ;
đ) Thời hạn giải quyết;
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
i) Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính;
mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu
đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu,
điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính”Đặc điểm của thủ
tục hành chính
Đặc điểm của thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính phản ánh chức năng và thẩm quyền của cơ quan hành
chính

- Thủ tục hành chính do pháp luật qui định


- Quy phạm thủ tục hành chính được áp dụng để thực hiện thẩm quyền, quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động hành chính nhà nước
Thủ tục hành chính là phương tiện để hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ của
cá nhân, tổ chức trong đời sống. Do phạm vi rộng lớn như vậy nên thủ tục hành
chính bao trùm khá nhiều lĩnh vực quan hệ pháp luật và có liên quan chặt chẽ đến
hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
6.1.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật


Các quy định về thủ tục hành chính phải do các cơ quan có thẩm quyền han
hành. Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 thì thủ tục hành
chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ban hành. Các quy định về thủ tục hành chính cũng phải được
thể thiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam quy định/Nguyên tắc công khai minh bạch
Thủ tục hành chính phải được công bố rộng rãi để mọi người dân được biết.
Người dân, tổ chức phải được biết rõ ràng về thủ tục hành chính với đầy đủ các yếu
tố cấu thành như số hồ sơ, thời gian thực hiện, trình tự thực hiện, cơ quan có thẩm
quyền thực hiện.v.v. Theo pháp luật hiện hành, để giải quyết công việc cho cá nhân,
tổ chức, thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định – theo hình
thức và cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh


Việc thực hiện thủ tục hành chính phải chính xác theo đúng các quy định pháp
luật. Cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện thủ tục phải có đầy đủ hồ sơ, căn cứ
và có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để bảm đảm cho các tổ chức cá nhận thực
hiện thủ tục hành chính một cách thuận lợi. Việc thực hiện thủ tục hành chính không
được thiên vị, cảm tính mà phải bảo đảm công bằng, chính xác cho mọi cá nhân, tổ
chức.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia thủ tục hành chính
Trong quy định và thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm sự bình đẳng
giữa các bên tham gia thủ tục hành chính. Cá nhân, tổ chức tham gia thủ tục hành
chính đều có quyền, nghĩa vụ như nhau trong quá trình thực hiện thủ tục như: quyền
yêu cầu cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, quyền được tham gia vào các giai
đoạn của thủ tục hành chính, quyền chứng minh, đưa ra chứng cứ.v.v. Các cơ quan
hành chính phải đáp ứng đầy đủ và đúng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức khi yêu
cầu của họ đúng pháp luật.

Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, đơn giản tiết kiệm
Hoạt động hành chính đòi hỏi phải nhanh chóng kịp thời, và việc bảo đảm tính
nhanh chóng kịp thời lại phụ thuộc vào tính đơn giản, tiết kiệm của thủ tục. Các thủ
tục hành chính phải quy định rõ ràng về thời hạn xử lý công việc, kết quả xử lý công
việc, số lượng hồ sơ tài liệu hành chính cần thiết để xử lý công việc. Các hình thức
thực hiện thủ tục hành chính cũng cần được mở rộng theo hướng đơn giản, dễ tiếp
cận cho cá nhân, tổ chức, ví dụ: một số thủ tục có thể thực hiện theo đăng ký trực
tuyến (online); thủ tục hải quan điện tử.v.v. Các bước, quy trình của thủ tục hành
chính nếu rườm rà trùng lắp cần được cắt bỏ, nhập lại để đơn giản hóa, tạo điều kiện
thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

Nguyên tắc hợp lý, khả thi

Nguyên tắc hợp lý, khả thi chủ yếu đặt ra đối với việc ban hành thủ tục hành
chính. Các quy định về thủ tục hành chính cũng như trình tự, cách thức thực hiện
chúng phải có tính logic, không được phủ nhận hay trái nhau gây khó thực hiện cho
các chủ thể. Các quy định về thủ tục hành chính phải phù hợp với thực tiễn khách
quan, không đặt ra những đòi hỏi khiến các chủ thể khó đáp ứng nổi. Hiểu rộng hơn,
nguyên tắc hợp lý, khả thi của thủ tục hành chính cũng bao gồm yêu cầu thủ tục hành
chính đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời. Trong thực hiện thủ tục hành chính,
nguyên tắc hợp lý, khả thi thể hiện thông qua việc bảo đảm tính liên thông, kịp thời,
chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện thủ tục hành chính.
6.1.3. Chủ thể của thủ tục hành chính

Chủ thể của thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước (trong đó chủ yếu
là cơ quan hành chính); đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các cá
nhân. Mỗi loại chủ thể trên có vai trò nhất định trong thủ tục hành chính. Dựa vào
tư cách pháp lý và vai trò trong thực hiện thủ tục hành chính, các chủ thể của thủ tục
hành chính thường được phân chia làm hai nhóm: chủ thể tiến hành thủ tục hành
chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính.
Chủ thể tiến thủ tục hành chính là những chủ thể được trao quyền nhân danh
Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính. Đó là các cơ quan hành chính, cán bộ
công chức trong cơ quan hành chính và các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao
quyền để tthực hiện hoạt động hành chính. Hay nói cách khác, đây chính là các chủ
thể quản lý.
Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là những chủ thể không được trao quyền
Blực nhà nước trong quan hệ thủ tục. Bằng hành động của mình các chủ thể này làm
xuất hiện thủ tục hành chính hoặc tạo điều kiện để việc thực hiện thủ tục hành chính
có hiệu quả. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính thường là cá nhân, tổ chức, hoặc
cũng có thể là cơ quan nhà nước tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
6.1.4. Phân loại thủ tục hành chính
Phân loại theo mục đích của hoạt động hành chính
Các thủ tục hành chính được phân loại theo mục đích của hoạt động hành
chính – nhìn từ bình diện rộng, có các loại thủ tục sau đây:
- Thủ tục giải quyết các yêu cầu kiến nghị của cá nhân, tổ chức: ví dụ thủ tục
cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh
- Thủ tục giải quyết các công việc nội bộ của cơ quan hành chính: khen
thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức;
- Thủ tục thanh tra;
- Thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại; thủ tục tố cáo; giải quyết tố cáo;
- Thủ tục áp dụng các biện pháp cữơng chế hành chính, trong đó có xử lý vi
phạm hành chính;
- Thủ tục bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính.
Phân loại theo đối tượng/ lĩnh vực quản lý hành chính
Các thủ tục hành chính được phân loại tương ứng với từng lĩnh vực hay từng
đối tượng của hoạt động quản lý hành chính. Đây cũng là cách phân loại tương ứng
trong cơ cấu chức năng của bộ máy hành chính hiện hành. Ví dụ:
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh tế: đăng ký kinh doanh; cấp giấy
phép xây dựng;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai: ví dụ Thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa xã hội, ví dụ: thủ tục thành lập
trường;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp: ví dụ thủ tục hộ tịch, hộ khẩu…
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn phòng, nội vụ: ví dụ bổ nhiệm, khen
thưởng kỷ luật.v.v.

Phân loại theo quan hệ công tác


Các thủ tục hành chính được phân loại theo tính chất quan hệ thủ tục hành
chính. Theo cách phân loại này, có ba nhóm thủ tục sau đây:
- Thủ tục hành chính nội bộ:
Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ
quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói
chung. Ví dụ: thủ tục ban hành quyết định chỉ đạo công tác giữa cơ quan cấp trên
với cơ quan cấp dưới trực thuộc; thủ tục thành lập các tổ chức đơn vị trực thuộc; thủ
tục báo cáo công tác; phối hợp công tác giữa các cơ quan hành chính cùng cấp.v.v.
- Thủ tục hành chính liên hệ (thủ tục thực hiện thẩm quyền)
Thủ tục hành chính liên hệ là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; và cũng là thực hiện thẩm quyền
quản lý hành chính của các cơ quan hành chính.
Đây là loại thủ tục hành chính cơ bản nhất, bao gồm:
+ Thủ tục cho phép, là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân
trong trường hợp công dân muốn thực hiện các hành vi phải xin phép nhà nước. Các
cơ quan nhà nước giải quyết bằng các quyết định hành chính cá biệt.
+ Thủ tục phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính;
trưng thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà
nước có yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng.
+ Thủ tục thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo trong
hoạt động hành chính.
- Thủ tục hành chính văn thư
6.1.5. Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính goomg những hành vi pháp lý cần thiết do pháp luật xác
định, được thực hiện theo trình tự thời gian,không gian bởi vậy có thể chia chúng ra
thành từng giai đoạn.
Khởi xướng vụ việc
Đây là hoạt động làm phát sinh thủ tục hành chính. Trong giai đoạn này, giao
tiếp giữa công dân và cơ quan hành chính được thực hiện qua các hành động như:
tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy biên nhận, vào sổ thụ lý; lập biên bản; báo cáo và chuyển
hồ sơ đến cấp có thẩm quyềnv.v.
Xem xét, chuẩn bị giải quyết vụ việc
Đây là giai đoạn thu thập, phân tích, đánh giá thông tin để phục vụ cho việc
ra quyết định giải quyết vụ việc. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính giữ vai trò
chủ đạo trong giai đoạn này, nhưng cần có sự tham gia của các bên có liên quan để
bảo đảm việc thực hiện thủ tục đúng đắn. Trong giai đoạn này, cơ quan hành chính
thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ, xác
minh; kiểm tra, niêm phong.v.v. Đối với một số vụ việc hành chính, thậm chí cần
phải thực hiện hoạt động tham vấn, đối thoại hay đối chất.v.v. với các cá nhân, tổ
chức có liên quan.
Ra quyết định giải quyết vụ việc
Đây là giai đoạn trung tâm, có ý nghĩa quyết định về mặt pháp lý, đánh dấu
kết quả thực hiện thủ tục hành chính. Quyết định hành chính được ban hành là quyết
định cá biệt, áp dụng một lần, giải quyết một vụ việc cụ thể cho cho cá nhân, tổ chức
trong hoạt động hành chính. Các hành động cụ thể của giai đoạn này thường được
quy định chặt chẽ trong pháp luật. Quyết định hành chính cũng phải thỏa mãn các
quy định về thể thức, trình tự, thẩm quyền; công bố, công khai đến đối tượng thi
hành và các bên liên quan. Việc đính chính, thu hồi, sửa đổi.v.v. quyết định hành
chính cũng phải tuân thủ đầy đủ quy trình luật định.
Thi hành quyết định
Đây có thể là giai đoạn cuối cùng của thủ tục hành chính nếu quyết định ban
hành không bị khiếu nại, khởi kiện. Trong giai đoạn này, pháp luật quy định các cơ
quan hành chính phải chịu trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định, và các cá nhân
tổ chức liên quan cũng có quyền, nghĩa vụ trong bảo đảm thi hành quyết định hành
chính. Việc không thi hành quyết định hành chính có thể dẫn đến trách nhiệm pháp
lý cho các bên, và có thể chịu sự cưỡng chế thi hành.
Khiếu nại
Nếu cá nhân, tổ chức liên quan không nhất trí với quyết định hành chính cá
biệt liên quan đến quyền, lợi ích của mình thì có thể khiếu nại, khởi kiện quyết định
hành chính đó ngay sau khi quyết định được ban hành, hoặc thậm chí sau khi quyết
định được thi hành. Việc xem xét lại quyết định hành chính cũng có thể do chính cơ
quan hành chính đã ban hành quyết định hay theo yêu cầu của cơ quan hành chính
cấp trên.

6.2. Quyết định hành chính


6.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Có nhiều quan điểm khác nhau về quyết định hành chính, tuy nhiên tập trung ở hai
quan điểm như sau:
❖ Quyết định hành chính là hình thức thực hiện quyền lực nhà nước
trong lĩnh vực hành pháp do chủ thể tiến hành hoạt động hành chính
nhà nước thực hiện, thể dưới dạng hành vi hành chính hoặc văn bản
pháp luật
❖ Quyết định hành chính là hình thức thực hiện quyền lực nhà nước
trong lĩnh vực hành pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện,
thể dưới dạng văn bản pháp luật
Các quản điểm trên đây, chủ yếu khác nhau về chủ thể ban hành quyết định hành
chính và hình thức biểu hiện của quyết định hành chính. Kết hợp các quan diểm đó
có thể đưa ra khái quát về quyết định hành chính như sau:
Quyết định hành chính là văn bản pháp luật do các chủ thể quản lý nhà nước
trên lĩnh vực hành pháp ban hành, nội dung thể hiện chủ trương, chính sách quản
lí, các quy tắc xử sự hoặc các mệnh lệnh pháp luật để giải quyết công việc cụ thể
phát sinh trong quản lý hành chính NN
Định nghĩa về quyết định hành chính trên đây, cho phép dựa vào đó có thể
nhận diện được chủ thể ban hành, hình thức thể hiện, nội dung và tính chất quyền
lực nhà nước của quyết định hành chính

Đặc điểm của quyết định hành chính


Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do đó có đầy đủ các
tính chất, đặc điểm của quyết định pháp luật như: tính ý chí nhà nước, tính quyền
lực nhà nước và tính pháp lý. Bên cạnh đó quyết định hành chính cũng có những các
đặc điểm đặc thù so với các quyết định pháp luật khác, do đặc trưng của hoạt động
hành chính nhà nước quyết định, bao gồm:
Một là, quyết định hành chính do chủ thể thực hiện quyền hành pháp ban hành
hoạt động hành chính nhà nước ban hành
Hai là, các quyết định hành chính mang tính dưới luật
Về hình thức, tên gọi quyết định hành chính không thể là luật, pháp lệnh; về
nội dung, quyết định hành chính phải tuân thủ các văn bản luật, pháp lệnh do Quốc
Hội ban hành, đảm bảo không trái về nội dung và hình thức do Luật qui định
Ba là, quyết định hành chính luôn là sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương
của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
Bốn là, quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính
Năm là, quyết định hành chính thuộc loại quyết định áp dụng pháp luật có tính
hiệu lực thi hành ngay sau khi ban hành.
6.2.2. Phân biệt Quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác
Quyết định hành chính được phân biệt với các quyết định lập pháp và quyết
định tư pháp dựa trên các yếu tố sau
- Chủ thể ban hành
- Thủ tục ban hành
- Tính chất quyền lực nhà nước
- Nội dung của quyết định
- Hình thức tên gọi của quyết định
6.2.3. Phân loại quyết định hành chính
Quyết định hành chính chia thành ba loại:
a) Quyết định chủ đạo: là công cụ định hướng chiến lược, sách lược trong việc
thực hiện chức năng quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước, có phạm vi tác động rộng lớn toàn quốc, hay ở
một địa phương, đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hay đối với một ngành,
lĩnh vực quản lý của nhà nước. Quyết định chủ đạo không trực tiếp làm thay
đổi hệ thống quy phạm pháp luật hoặc điều chỉnh quan hệ pháp luật cụ thể,
nhưng chúng đặt cơ sở, tạo tiền đề cho sự thay đổi đó, làm căn cứ để ban hành
quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Các các quyết định loại này làm
thay đổi định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý trong một thời gian nhất
định và với quy mô trên phạm vi cả nước hay một địa phương

b) Quyết định quy phạm: là loại quyết định hành chính do chủ thể thực hiện
quyền hành pháp ban hành trên cơ sở và để thi hành luật, pháp lệnh và các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp, theo thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, đặt ra quy phạm
pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động hành chính
nhà nước.
c) Quyết định cá biệt (áp dụng)
Quyết định hành chính cá biệt là những quyết định do chủ thể thực hiện hoạt
động hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành để giải quyết một vấn đề cụ thể
trong hoạt động hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể.
6.2.4. Trình tự xây dựng, ban hành quyết định hành chính

Trình xây dựng và ban hành quyết định hành chính gồm các giai đoạn sau:

Sáng kiến ban hành quyết định


Đối với quyết định hành chính cá biệt, đơn giản, thường nhật thì thủ tục xây
dựng và ban hành quyết định loại này cũng đơn giản. Giai đoạn sáng kiến ban hành
diễn ra có thể đồng thời với giai đoạn ban hành
Pháp luật Việt Nam quy định về giai đoạn “sáng kiến ban hành” quyết định
khá tản mạn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, nhưng tập trung là những
quy định về thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính quy phạm.

Chuẩn bị dự thảo
Giai đoạn này nếu được làm tốt sẽ bảo đảm cho quyết định hành chính ra kịp
thời, không phải thông qua nhiều lần. Chất lượng giai đoạn chuẩn bị dự thảo là bảo
đảm cho tính hợp pháp và hợp lý của dự thảo, tức là cho hiệu quả của quyết định.
Đây là một giai đoạn lớn bao gồm bốn giai đoạn nhỏ:
Thu thập, phân tích và xử lý thông tin
Các thông tin phục vụ cho xây dựng dự thảo quyết định bao gồm các thông
tin pháp lý và thông tin thực tiễn.
Thông tin pháp lý gồm: các văn bản pháp luật làm căn cứ, cơ sở pháp lý để
ban hành quyết định hành chính, bao gồm luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới
luật, trong một số trường hợp còn có thể là quyết định của cơ quan tư pháp, những
chỉ thị, hướng dẫn có tính chất bắt buộc của các cơ quan nhà nước cấp trên …
Thông tin thưc tiễn gồm: các sự việc, sự kiện, các quan hệ được phát hiện
trong quá trình kiểm tra, thanh tra; các tình huống có vấn đề, tình huống sung đột và
các tình huống phức tạp khác đòi hỏi cần ban hành quyết định hành chính.
Dự thảo quyết định
Trên cơs ở xử lý thông tin pháp lý, thông tin thực tiễn, người được phân công
xây dựng dự thảo tiến hành xây dựng dự thảo. Khi tiến hành dự thảo phải tiếp tục
làm rõ thêm các quan điểm chỉ đạo và đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quyết định
sẽ ban hành. Tùy theo mức độ phức tạp, hay đơn giản của quyết định, có thể lập đề
cương bản dự thảo.
Thảo luận, lấy ý kiến góp ý và hoàn chỉnh dự thảo
Là giai đoạn bắt buộc đối với đối quyết định quy phạm và đối với cả những
quyết định cá biệt quan trọng. Hình thức phổ biến là tổ chức hội thảo mở rộng ra các
cơ quan hữu quan, các chuyên gia ngoài cơ quan soạn thảo, hoặc hỏi ý kiến bằng
văn bản. Trong ban hành một số loại quyết định nhất định thì phải lấy ý kiến bắt
buộc - đó là hỏi ý kiến một số cơ quan mà chức năng, nhiệm vụ của chúng liên quan
mật thiết tới vấn đề sẽ được ban hành.
Thẩm định dự thảo
Thẩm tra, thẩm định dự thảo được áp dụng chủ yếu đối với quyết định hành
chính quy phạm, quyết định cá biệt quan trọng. Nội dung thẩm định tập trung vào
các vấn đề cơ bản sau đây: Tính hợp hiến, tính hợp pháp của dự thảo; tính hợp lý,
chi phí tuân thủ các quy định của quyết định; điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực,
tài chính để bảo đảm thi hành quyết định; ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn
thảo văn bản v.v.
2.3 Trình dự thảo lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
Trình dự thảo lên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành là một hành vi pháp
lý, vì vậy, việc trình phải tuân theo những quy định cụ thể: người trình, hồ sơ trình
gồm những gì, v.v..
Người trình là trưởng ban soạn thảo (đối với những quyết định chính sách,
quyết định quy phạm, để xây dựng dự thảo thường thành lập ban soạn thảo), thường
là người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công chuẩn bị dự thảo.
Hồ sơ trình gồm: dự thảo quyết định; bản thuyết minh dựthảo; các văn bản
làmcăn cứ pháp lý cho việc ban hành quyết định và những văn bản khác có liên quan;
các tài liệu khảo sát, báo cáo tổng kết thực tiễn; bản tống hợp, giải trình, tiếp thu ý
kiến góp ý; đánh giá tác động; các văn tài liệu khác (nếu có).

Ban hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền


Đây là giai đoạn trung tâm xét về ý nghĩa pháp lý, vì chính ở đây quyết định
được ban hành và có hiệu lực pháp lý.
Hồ sơ trình trước hết chuyển đến cho các bộ phận hoặc chuyên viên thẩm định
sơ bộ, phát biểu ý kiến để những người có thẩm quyền ban hành quyết định xem xét.
Sau đó người có thẩm quyền trình dự thảo trình bày chính thức trong phiên họp của
cơ quan có thẩm quyền (nếu là quyết định do tập thể ban hành), hoặc trước thủ trưởng
cơ quan có thẩm quyền ban hành (nếu là quyết định do cá nhân ban hành). Có nhiều
trường hợp, sau khi nghe báo cáo của các chuyên viên thẩm định dự thảo, những
người có thẩm quyền có thể yêu cầu cơ quan trình chỉnh lý lại dự thảo một cách cơ
bản.
Vì vậy, nếu quyết định hành chính được ban hành theo trình tự tập thể (Chính
phủ, UBND), mà lại ban hành bằng cách “hỏi ý kiến” từng thành viên hoặc bộ phận
thường trực, rồi người có trách nhiệm ký ban hành, thì dưới góc độ pháp lý là chưa
đúng.
Quyết định của những người đứng đầu những cơ quan, tổ chức làm việc theo
chế độ thủ trưởng, cũng như quyết định của cá nhân người lãnh đạo cơ quan tập thể
(ví dụ: Thủ tướng, Chủ tịch UBND), do chính những người này ban hành. Nhưng để
bảo đảm tính dân chủ, các quyết định quan trọng loại này trước khi người có thẩm
quyền ký ban hành cũng được đưa ra hỏi ý kiến trong phạm vi nhất định.

Truyền đạt quyết định đến cơ quan, người thi hành


Giai đoạn truyền đạt quyết định khi nó đã đựơc ban hành chỉ mang tính chất
bổ sung, nhưng buộc phải có.
Có nhiều hình thức truyền đạt quyết định. Trong những trường hợp nhất định
hình thức thông tin phải được thông tin bằng hình thức do pháp luật xác định cụ thể

6.2.5. Các yêu cầu đối với quyết định hành chính
Yêu cầu về tính hợp pháp

Tính hợp pháp của quyết định hành chính là sự phù hợp của quyết định hành
chính với Hiến pháp, luật, các quyết định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên,
với quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp về thẩm quyền, nội dung,
hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành quyết định.
Các yêu cầu
- Quyết định hành chính đúng thẩm quyền ban hành
- Nội dung của quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và
mục đích Hiến pháp, luật và các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên
- Đảm bảo đúng thủ tục ban hành quyết định hành chính
Yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính
Tính hợp lý của quyết định hành chính là sự phù hợp của chúng với những
quy luật của tự nhiên và xã hội, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội
của đất nước, của địa phương qua từng giai đoạn nhất định và có khả năng mang lại
hiệu quả quản lý
Các yêu cầu hợp lý đối với quyết định hành chính bao gồm:
- Đảm bảo sự phù hợp của các quyết định hành chính với các quan hệ,
quy luật kinh tế; với các quy phạm xã hội và các quyết định khác; với văn hoá;
đạo đức xã hội và với phong tục, tập quán.
- Đảm bảo về sự phù hợp về hình thức và kỹ thuật thể hiện
- Đảm bảo về ngôn ngữ đối với quyết định hành chính
- Đảm bảo tính dự báo, tính khả thi và có hiệu quả

6.3. Cải cách thủ tục hành chính – Khâu đột phá của cải cách hành chính quốc
gia
Cải cách thủ tục hành chính là những thay đổi được thiết kế có chủ đích nhằm
cải tiến một cách cơ bản các khâu trong thực hiện hoạt động hành chính nhà nước,
các thủ tục trong hoạt động phục vụ đời sống xã hội của các cơ quan hành chính nhà
nước. Đây là một trong số những nội dung quan trọng trong việc cải cách nền hành
chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
6.3.1. Những hạn chế, khiếm khuyết của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính phản ánh mức độ công khai, minh bạch, chịu trách nhiệm
của nền hành chính. Bên cạnh những thành tựu đạt được hệ thống thủ tục hành chính vẫn
còn một số những nhược điểm, cụ thể là:
- Thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, gây tốn kém phiền hà cho người dân
và doanh nghiệp. Sự rườm rà phức tạp của thủ tục hành chính biểu hiện trong: số
lượng các thủ tục hành chính là rất lớn; cùng một công việc phải trải qua rất nhiều
thủ tục khác nhau; trong một thủ tục phải qua nhiều công đoạn, quy trình .
- - Một số thủ tục hành chính được qui định và thực hiện chưa hướng đến phục
vụ công dân và doanh nghiệp một cách thuận lợi mà nghiêng về tạo thuận tiện cho
cơ quan quản lý. Đặc biệt thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho các hoạt động
giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Vẫn tồn tại những thủ tục trái với luật hay các văn bản cấp trên hoặc có nhiều
thủ tục hành chính tồn tại dưới dạng các văn bản hành chính thông thường, sử dụng
công văn thay vì ban hành văn bản pháp luật
- Đội ngũ cán bộ, công chức tiến hành thủ tục hành chính còn hạn chế về năng
lực và trách nhiệm phục vụ, có nhiều biều hiện quan liêu, sách nhiễu. Đây chính là
yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực thi thủ tục hành chính, làm giảm hiệu lực,
hiệu quả của quản lí nhà nước
Những bất cập của thủ tục hành chính gây nên hậu quả bất lợi cho toàn xã hội.
Gánh nặng thủ tục hành chính làm chậm quá trình sản xuất lưu thông, chưa kể một
số thủ tục còn kìm hãm quá trình sản xuất. Việc phải trải qua quá nhiều tầng nấc để
thực hiên thủ tục dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp. Với nhà đầu tư nước ngoài,
rào cản về thủ tục hành chính làm giảm sút tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Về
phía nhà nước, thủ tục hành chính rườm rà làm giảm đi tính năng động thích ứng
của nền hành chính, thậm chí tạo cơ hội để tham nhũng nảy sinh.
6.3.2. Quan điểm, nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính
Cách thủ tục hành chính được đặt ra như yêu cầu bức thiết, trở thành mối quan
tâm chung của cả cộng đồng.

- Bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của TTHC

- Tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện
TTHC;
- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban
hành.
- Bảo đảm tính ổn định cần thiết của quy trình thủ tục hành chính.

- Đảm bảo mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; phòng, chống tham nhũng, lãng
phí.

6.3.3. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính


Thứ nhất, đẩy mạnh đơn giản hóa nội dung thủ tục hành chính, giảm bớt các
qui trình, hồ sơ và yêu cầu trong nội dung một thủ tục hành chính.
Thứ hai, mở rộng liên thông thủ tục hành chính nhằm giảm bớt số lượng thủ
tục hành chính
Thứ ba, tăng cường tính phục vụ trong thực thi thủ tục hành chính.
Thứ tư, hoàn thiện bộ công cụ đo lường, theo dõi và đánh giá thực hiện thủ
tục hành chính
Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết
thủ tục hành chính

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính
2. Phân tíc nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính
3. Các giai đoạn của thủ tục hành chính
4. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính
5. Nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính.

You might also like