You are on page 1of 124

Tóm tắt bài giảng :

LUẬT HÀNH CHÍNH

uản lý Nhà nước là hoạt động không thể thiếu khi con người sống
quần tự thành xã hội và xuất hiện Nhà nước. Hoạt động này không những giúp xã
hội ổn định, trật tự mà còn là điều kiện cần thiết để xã hội phát triển. Ngòai ra,
các qui định này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân được
Hiến pháp công nhận. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật của tất cả các nước đều
có những qui định về pháp luật hành chính để điều chỉnh các hành vi nầy.
Tại nước ta, kể từ khi áp dụng chủ trương đổi mới nhằm hòan thiện hệ thống
pháp luật trong nước, phù hợp với tiến trình hội nhập với thế giới, các qui định
về luật hành chính ngày càng mở rộng và chi phối rất nhiều lãnh vực có liên quan.
Tài liệu tóm tắt về Luật hành chính nầy được soạn dựa trên những qui định
pháp luật hiện hành nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên
quan đến hoạt động quản lý Nhà nước như : hệ thống cơ quan hành chính Nhà
nước, các văn bản và thủ tục hành chính, qui chế pháp lý của cán bộ, công chức,
qui định về khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện hành chính,…. Tuy nhiên, để phù hợp với
môn học diễn giảng trong thời lượng khỏang 50 tiết học nên trong một số vấn đề,
tài liệu không đi sâu vào chi tiết.
Nội dung của tài liệu phân tích các vấn đề chính sau đây:
 Những kiến thức chung về luật hành chính.
 Qui phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật hành chính.
 Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
 Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước
 Qui chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức
 Qui định về khiếu nại, tố cáo.
 Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính
 Khiếu kiện hành chính
Các nội dung trên sẽ được bố cục trong 8 chương của tập tài liệu
Hy vọng tài liệu nầy sẽ giúp các bạn sinh viên làm quen được với các qui định
về pháp luật hành chính, một lãnh vực không kém phần quan trọng trong giai
đọan xây dựng đất nước hiện nay.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 3/2012
LÊ MINH NHỰT
CHƯƠNG I

NHỮNG KIẾN THỨC


CHUNGVỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm pháp luật, hệ thống pháp luật,luật hành chính
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của LHC
3. Vai trò của luật hành chính và mối quan hệ với các ngành luật khác
1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT, HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, LUẬT HÀNH CHÍNH :
1.1. Khái niệm pháp luật :
Theo từ nguyên, pháp luật là những tiêu chuẩn mẫu mực mà mọi người phải theo và nên
theo, phản ánh ý niệm công lý, sự ngay thẳng, đúng đắn.
Khi xã hội có Nhà nước, bên cạnh các các qui phạm xã hội, còn có những quy tắc xử sự
rất quan trọng do nhà cầm quyền đặt ra gọi là các qui phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi
của con người trong các quan hệ xã hội cụ thể.
Tổng hợp các qui tắc xử sự nầy được gọi chung là pháp luật.
Các quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh của qui phạm pháp luật được gọi là các quan hệ
pháp luật.
1.2. Khái niệm hệ thống pháp luật :
Hệ thống pháp luật gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật của một nước và giữa các qui
phạm nầy được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc gồm nhiều từng nấc và có mối liên hệ nhau
chặt chẽ.
Hệ thống pháp luật xếp theo cấp độ từ hẹp đến rộng gồm các bộ phận mang tên: qui
phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật, hệ thống pháp luật.
1.2.1. Qui phạm pháp luật :
Qui phạm pháp luật là những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban
hành nhằm mô hình hóa tổng quát các hành vi dự liệu và cách xử sự cần phải làm trong từng
trường hợp cụ thể. Đây là phần tử nhỏ nhất trong hệ thống pháp luật nhưng quan trọng nhất
hình thành nên hệ thống pháp luật. Qui phạm pháp luật có cấu trúc riêng. Giữa các qui
phạm pháp luật có mối liên hệ nhau rất chặt chẽ.
1.2.2. Chế định pháp luật:
Gồm một số qui phạm pháp luật điều chỉnh một số quan hệ xã hội (quan hệ pháp luật)
có liên quan mật thiết nhau và có chung tính chất.
Mỗi chế định pháp luật dù có những đặc điểm riêng nhưng có liên hệ chặt chẽ đến các chế
định pháp luật khác.
1.2.3. Ngành luật :
Bao gồm những chế định pháp luật cùng loại hay nói khác đi ngành luật gồm một nhóm
các qui phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội (quan hệ pháp luật) trong một
lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Giữa các ngành luật cũng có mối liên hệ nhau
Hệ thống pháp luật bao gồm tất cả các ngành luật của một nước.
1.3. Khái niệm luật hành chính :
Xét về mặt thẩm quyền hoạt động, các cơ quan trong bộ máy nhà nước nước ta bao gồm
cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước, cơ quan kiểm sát và cơ
quan xét xử .
Trong đó, các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực, được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương để
trực tiếp quản lý, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, văn hóa đến
an ninh, quốc phòng, từ họat động đối nội đến hoạt động đối ngoại. Như vậy, trong mối quan
hệ và sự phân định về thẩm quyền hoạt động của cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước với
các cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyền lực, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử thì khái
niệm quản lý nhà nước được hiểu theo một nghĩa hẹp, tức là chỉ giới hạn trong các họat
động chấp hành và điều hành, chủ yếu là của cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước. Trên ý
nghĩa đó cũng có thể nói, luật hành chính là ngành luật về quản lý nhà nước.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với tư cách là một ngành luật độc lập, luật hành
chính là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình thực hiện họat động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cũng như các ngành luật khác, hệ thống luật hành chính là sự sắp xếp các quy phạm của
luật hành chính thành các chế định cụ thể. Trong đó, mỗi chế định điều chỉnh một nhóm các
quan hệ xã hội. Hệ thống pháp luật hành chính được sắp xếp thành phần chung và phần riêng.
Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của quản lý
Nhà nước. Những chế định chủ yếu thuộc phần này bao gồm:
- Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước;
- Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành chính nhà nước;
- Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước;
- Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ công chức;
- Trách nhiệm hành chính;
- Chế độ pháp lý về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Chế độ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính;
Phần riêng của luật hành chính bao gồm các chế định điều chỉnh các quan hệ trong quản
lý, điều hành các lĩnh vực, các mặt họat động cụ thể của đời sống xãhội: an ninh chính trị,
trật tự an tòan xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, tôn
giáo, đối ngoại… trong đó các chế định về quản lý (hành chính) nhà nước về kinh tế và họat
động kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng của luật hành chính.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LHC:
2.1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính :
Đối tượng điều chỉnh là thuật ngữ để chỉ quan hệ xã hội (quan hệ pháp luật) cụ thể chịu sự
tác động của qui phạm pháp luật tương ứng
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ pháp luật chịu sự tác động
của các qui phạm pháp luật về hành chính, gồm các nhóm quan hệ sau đây:
2.1.1. Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội :
Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của Luật hành chính. Thông qua
việc thiết lập những quan hệ loại này các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng
cơ bản của mình. Những quan hệ loại này rất phong phú, chủ yếu là những quan hệ :
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới
theo hệ thống dọc (giữa Chính phủ với UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương) hoặc giữa
cơ quan chuyên môn theo hệ cấp (thí dụ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Sở Giáo dục
và Đào tạo).
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn trực thuộc (thí dụ giữa Chính phủ với các Bộ, giữa UBND
tỉnh với các Sở)
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh nhằm thực hiện chức năng theo
pháp luật (Thí dụ giữa Bộ với UBND tỉnh).
- Giữa những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, cơ
quan này có một số quyền hạn đối với cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý chức năng nhất định
song giữa các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức. Các cơ quan này có quyền
hạn nhất định đối với các cơ quan chuyên môn khác trong các lĩnh vực chuyên môn mà họ
phụ trách (thí dụ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý ngân sách
nhà nước)
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương
đóng tại phương đó (như giữa UBND Quận với trường Đại học thuộc Bộ).
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (như giữa Bộ Tư
pháp với Trường Đại học Luật TP.HCM).
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này được đặt dưới sự quản lý thường xuyên của các cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa UBND huyện với các hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện)
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội ( như giữa Chính phủ với Mặt
trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận)
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc
tịch.
2.1.2. Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước xây
dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan nhằm ổn định về tổ chức để hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của mình
Mỗi loại cơ quan nhà nước có chức năng cơ bản riêng và để hoàn thành chức năng cơ bản
của mình, các cơ quan nhà nước phải tiến hành những hoạt động quản lý hành chính nhất
định .
Những người lãnh đạo và một bộ phận công chức của các cơ quan trong bộ máy nhà
nước được trao quyền tiến hành hoạt động tổ chức trong giới hạn cơ quan. Hoạt động này
còn được gọi là hoạt động tổ chức nội bộ, khác với hoạt động hướng ra bên ngoài. Để cơ quan
nhà nước có thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động quản lý nội bộ cần
được tổ chức tốt, đặc biệt là những hoạt động như kiểm tra nội bộ, nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của cơ quan,
công việc văn phòng, đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết v.v…
Hoạt động tổ chức nội bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện cần thiết cho các
cơ quan nhà nứơc thực hiện tốt chức năng cơ bản của mình.
2.1.3. Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được
Nhà nứơc trao quyền thực hiện hoạt động quản lí (hành chính) nhà nứơc trong một số
trường hợp cụ thể do pháp luật quy định
Trong thực tiễn quản lí (hành chính) nhà nứơc, trong nhiều trường hợp, pháp luật có thể
trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành cho cơ quan nhà nứơc khác (không
phải là cơ quan hành chính nhà nước), các tổ chức hoặc cá nhân. Họat động trao quyền đựơc
tiến hành trên cơ sở những lí do khác nhau: chính trị,tổ chức, đảm bảo hiệu quả v.v..Vì vậy,
hoạt động quản lí hành chính nhà nứơc không chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước tiến
hành.
Hoạt động của cơ quan nhà nứơc, tổ chức cá nhân đựơc trao quyền có tất cả những hậu
quả pháp lí như hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhưng chỉ áp dụng khi thực hiện
hoạt động chấp hành- điều hành cụ thể đựơc pháp luật quy định. Thí dụ : các tổ chức đoàn thể
như Tổng liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,… phối hợp với các
cơ quan nhà nước đăt ra những qui định để áp dụng cho các cá nhân, tổ chức có liên quan
Như vậy, căn cứ vào đối tựơng điều chỉnh của Luật hành chính như nêu trên, có thể
định nghĩa Luật hành chính theo cách khác như sau:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chình những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động
quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình các cơ quan nhà nứơc xây dựng và ổn định chế độ công tác nội bộ của mình, các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nứơc, tổ chức xã hội và cá nhân
thực hiện hoạt động quản lí hành chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.
2.2. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
Đối tựơng điều chỉnh là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các ngành luật. Nhưng cũng có
những trường hợp cùng với đối tựơng điều chỉnh còn phải xem xét phương pháp điều chỉnh
mới có thể phân biệt rõ ràng cách thức tác động của ngành luật
Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh bằng
pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đựơc hình thành
từ quan hệ “quyền lực- phục tùng” giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những
mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng
các mệnh lệnh đó. Chính mối quan hệ “quyền lực- phục tùng” thể hiện sự không bình đẳng
giữa các bên tham gia quan hệ quản lí nhà nước. Sự không bình đẳng đó là sự không bình
đẳng về ý chí và thể hiện ở những điểm sau:
 Sự không bình đẳng trong quan hệ quản lí nhà nứơc thể hiện việc chủ thể quản lí có
quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lí. Các quan hệ này
rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể quản lí lên đối tựơng quản lí đựơc thực hiện dứơi
những hình thức khác nhau:
+ Hoặc một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra các quy định bắt buộc đối với
bên kia và kiểm tra việc thực hiện, phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quy định mệnh
lệnh, mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền. (Thí dụ: quan hệ giữa cấp trên với cấp dứơi,
giữa thủ trưởng với nhân viên)
+ Hoặc một bên có quyền đưa ra yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có quyền xem xét, giải
quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ yêu cầu, kiến nghị đó. (Thí dụ: Công dân có quyền yêu
cầu công an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ khẩu. Công an quận, huyện xem xét
có thể chấp nhận yêu cầu (nếu hồ sơ của công dânđó là hợp lệ) hoặc không chấp nhận (nếu
hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ).
+ Hoặc cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định điều gì phải
đựơc bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định. (Thí dụ : Quan hệ giữa
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mô đào tạo trong
đó hình thức, quy mô đào tạo của các Bộ khác phải đựơc Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp
thuận)
 Sự không bình đẳng thể hiện ở chỗ một bên có thể áp dụng các biện pháp cữơng
chế nhằm buộc đối tượng quản lí phải thực hiện mệnh lệnh của mình.
Sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí nhà nước luôn thể hiện rõ nét,
xuất phát từ quy định pháp luật, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên
tham gia vào quan hệ đó.
Trong thực tiễn quản lí có những trường hợp cơ quan hành chính nhà nứơc ra quyết định
do yêu cầu của cơ quan cấp dứơi, đơn vị trực thuộc hay của cá nhân. Cũng có nhiều trường
hợp trước khi ra quyết định các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tổ chức trao đổi, thảo
luận về nội dung quyết định với sự tham gia của đại diện cho cơ quan cấp dưới, đơn vị trực
thuộc hoặc những đối tượng có liên quan. Ngay cả trong những trừơng hợp này quyết định
của cơ quan có thẩm quyền vẫn có tính chất đơn phương vì yêu cầu của các đối tựơng có liên
quan, của cấp dứơi hoặc ý kiến đóng góp trong các cuộc thảo luận không có tính chất quyết
định mà chỉ là những ý kiến để chủ thể quản lí nhà nước nghiên cứu, xem xét, tham khảo
trước khi ra quyết định.
Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính chất bắt buộc đối với các đối
tựơng quản lí. Tính chất bắt buộc thi hành của các quyết định hành chính được bảo đảm bằng
các biện pháp cữơng chế nhà nước. Tuy nhiên, các quyết định hành chính đơn phương không
phải bao giờ cũng đựơc thực hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thực hiện chủ yếu thông qua
sự thuyết phục.
Tóm lại, phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh
đơn phương. Phương pháp này được xây dựng trên nguyên tắc:
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà
nước: một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết
định hành chính, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy.
- Bên nhân danh Nhà nứơc, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết
định trong phạm vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nứơc, của xã hội.
- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt
buộc thi hành đối với các bên hữu quan và đựơc bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.
3. VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NGÀNH
LUẬT KHÁC:
3.1. Vai trò của luật hành chính :
Trong các quyền của nhà nước, quyền quản lý nhà nước là một quyền rất quan trọng.
Khác với các loại hoạt động khác, hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện thường
xuyên liên tục bởi một hệ thống cơ quan đông đảo nhất về số lượng cũng như về biên chế đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nước từ cấp trung ương đến tận từng xã, phường, đơn vị cơ sở,
nhằm đảm bảo quản lý toàn diện mọi lãnh vực hành chính –chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội
của đất nước.
Điều này chứng tỏ Luật hành chính có vị trí, vai trò điều chỉnh quan trọng, thể hiện ở các
vấn đề mà Luật hành chính điều chỉnh như sau :
3.1.1. Luật hành chính giúp việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội phù hợp với quan
điểm, chủ trương của Nhà nước :
Qua nội dung điều chỉnh của Luật hành chính cho thấy vai trò này như sau :
- Các quy phạm hành chính quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý (hành chính) nhà
nước XHCN Việt Nam, các hình thức áp dụng cụ thể các nguyên tắc ấy trong tổ chức và hoạt
động quản lý, cơ chế bảo đảm thực hiện các nguyên tắc ấy.
- Các quy phạm của Luật hành chính điều chỉnh mọi vấn đề về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước – hệ thống cơ quan nhà nước đông đảo, đa dạng
và phức tạp nhất. Việc điều chỉnh một cách khoa học, chính xác các vấn đề trình tự thành
lập, sắp xếp bộ máy, giải thể các cơ quan đó, cũng như các yếu tố quan trọng của địa vị
pháp lý các cơ quan này như chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trình tự thành lập, sắp xếp lại,
giải thể và phân cấp quản lý đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cơ sở, quan hệ qua
lại giữa chúng với nhau hoặc với các cơ quan quyền lực, xét xử và kiểm sát, trình tự hoạt
động …, có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, có hiệu
quả của cáccơ quan, đơn vị ấy và của nhà nước nói chung .
- Luật hành chính quy định về cán bộ, công chức nhà nước trong thực hiện công vụ. Cán
bộ, công chức trong bộ máy quản lý (hành chính) nhà nước là một chủ thể quan trọng, là
người trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý (hành chính) nhà nước,
đội ngũ đông đảo gấp nhiều lần so với tổng số cán bộ công chức trong biên chế hệ thống cơ
quan quyền lực, kiểm sát và xét xử. Về cơ bản, thì chế độ phục vụ nhà nước của đội ngũ cán
bộ này (vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, khen
thưởng, chế độ trách nhiệm, v.v…) cũng như của đội ngũ công chức trong hệ thống cơ quan
quyền lực, xét xử và kiểm sát là do Luật hành chính điều chỉnh.
- Luật hành chính quy định sự tham gia của các tổ chức xã hội, thu hút nhân dân tham
gia vào quản lý (hành chính) nhà nước là một hình thức quan trọng, đồng thời với việc phải
phân định rõ chức năng của nhà nước và của tổ chức xã hội . Điều đó chỉ có thể ấn định
được bởi những quy định của Luật hành chính .
- Luật hành chính có vai trò cụ thể hóa, chi tiết hóa quy định về quyền, nghĩa vụ cơ bản
của công dân được quy định trong Hiến pháp, đồng thời trong nhiều lãnh vực còn quy định
bổ sung những quyền và nghĩa vụ mới ; mặt khác, còn định ra cơ chế thực hiện, bảo đảm các
quyền và nghĩa vụ của công dân, qui định các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành
vi xâm phạm tới quyền, tự do của công dân.
- Luật hành chính là ngành luật quy định những giới hạn, những hình thức và phương
pháp tác động của các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước đối với những đối tượng bị
quản lý. Các quy định này là kết quả của sự tìm kiếm các phương án tác động tối ưu, có ý
nghĩa rất quan trọng bảo đảm hiệu quả hoạt động của mọi mắt xích trong cơ chế quản lý
(hành chính) nhà nước về kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính - chính trị .
- Luật hành chính cũng nêu những quy định có tính chất bắt buộc chung (như quy tắc bảo
vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường, bảo vệ thiên nhiên, giao thông, vậntải, phòng cháy, chữa
cháy…) có ý nghĩa to lớn bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các đối tượng bị quản lý
(doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cơ sở), bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người, bảo vệ
và bảo tồn môi trường, tạo điều kiện sống và làm việc bình thường cho người lao động. Luật
hành chính còn điều chỉnh hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện các quy tắc bắt
buộc chung ấy và quy định các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm, trình tự và
thủ tục xử phạt. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy tắc ấy có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Hoạt động hành chính và hoạt động của đối tượng bị quản lý phải tuân theo
thủ tục do Luật Hành chính quy định. Do vậy, ngành luật này có vai trò quan trọng trong cải
cách thủ tục hành chính nhà nước.
Ngoài những vấn đề có tính liên ngành kể trên thì Luật hành chính là công cụ điều chỉnh
chủ yếu trong mọi ngành kinh tế, văn hóa- xã hội và hành chính- chính trị. Luật hành chính
đặt ra những quy chế đặc biệt bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội (như quy chế biên
giới quốc gia, quy chế bảo vệ tài liệu bí mật nhà nước, quy chế sử dụng vũ khí, súng săn, chế
độ quản lý hộ khẩu, quy chế người nước ngoài và người không quốc tịch,v.v…). Từ đó cho
thấy rõ vai trò quan trọng của Luật hành chính trong quản lý mọi mặt đời sống xã hội nói
chung, và bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội nói riêng.
3.1.2. Luật hành chính góp phần lớn trong việc xây dựng và hòan thiện bộ máy nhà
nước và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay:
Thực hiện đường lối đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã nêu, Việt Nam bước vào công
cuộc đổi mới: từ đổi mới tư duy đến đổi mới các mặt họat động kinh tế, văn hóa, xã hội mà
trọng tâm là đổi mới kinh tế. Nhờ đường lối và bước đi thích hợp, nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đã thay thế cho nền kinh tế kế họach hóa tập trung theo cơ chế bao cấp trước
đây. Kết quả đó đã đưa đất nước bước sang một thời kỳ mới của phát triển với những cơ hội
và những thách thức mới.
Sự phát triển mạnh mẽ với những đòi hỏi mới và to lớn của nền kinh tế đã đặt ra những
yêu cầu, nhiệm vụ mới của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước hình thành trong nền kinh tế
kế họach hóa tập trung bao cấp trước đây đã tỏ ra bất cập với yêu cầu mới của nền kinh tế
cả về tổ chức và trình độ, năng lực. Do vậy, bộ máy hành chính Việt Nam cần phải có
những bước cải cách quan trọng được xác định bởi các qui phạm về luật hành chính :
+ Cải cách thể chế hành chính nhà nước bao gồm việc cải cách thủ tục hành chính, thủ
tục giải quyết các khiếu nại của dân, thủ tục lập pháp, lập quy và nâng cao hiệu lực thi hành
pháp luật.
+ Chấn chỉnh tổ chức và quy chế họat động của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ
thống hành chính nói riêng; từ đó tạo ra mối quan hệ hợp tác, thân thiệngiữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng, kiện tòan đội ngũ cán bộ, công chức để từ đó nâng cao hiệu quả của việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Như vậy, Luật hành chính đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hòan thiện bộ
máy nhà nước và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
3.2. Quan hệ của Luật hành chính với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.
3.2.1. Luật hành chính với Luật hiến pháp :
Luật hiến pháp (hay còn gọi là Luật Nhà nước) có vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật,
vì các quan hệ xã hội mà Luật hiến pháp điều chỉnh là cơ bản nhất, quan trọng nhất, Luật hiến
pháp quy định các chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại, chế độ
kinh tế, chính trị ,văn hóa- xã hội, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị xã hội Việt Nam, cơ sở quan hệ giữa nhà nước và công dân (quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, quốc tịch), thiết lập hệ thống bộ máy nhà nước, những nét cơ bản của địa vị
pháp lý của chúng (vịtrí, chức năng, thẩm quyền), chế độ bầu cử đại biểu của cơ quan quyền
lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp). Như vậy, đối tượng điều chỉnh của
Luật hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. Hiến pháp là văn bản cơ
bản của hệ thống pháp luật Việt Nam cũng là văn bản cơ bản chứa các quy phạm Luật hiến
pháp. Hiến pháp và các văn bản khác của Luật hiến pháp quy định những vấn đề có tính
nguyên tắc làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động quản lý. Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết
hóa và bổ sung các quy định của Luật hiến pháp, đặt ra cơ chế bảo đảm thực hiện chúng, đặc
biệt là những quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
3.2.2. Luật hành chính với Luật dân sự
Luật hành chính trong một số trường hợp cũng điều chỉnh quan hệ tài sản. Nhưng quan hệ
tài sản do Luật hành chính điều chỉnh bằng phương pháp quyền lực- phục tùng vì tài sản
trong quản lý (hành chính) nhà nước là công sản; còn quan hệ tài sản trong Luật dân sự có
tính chất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự .
Các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước có thể trực tiếp điều chỉnh quan hệ tài sản
bằng cách ra quyết định mang tính chất quyền lực nhà nước để phân phối tài sản cho các cơ
quan quản lý cấp dưới, các tổ chức kinh tế, quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ quan,
tổ chức đó. Một số cơ quan quản lý có ra quyết định tịch thu, kê biên tài sản hoặc phạt tiền.
Nhưng trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay, thì các cơ quan quản lý (hành chính)
nhà nước thường điều chỉnh quan hệ tài sản một cách gián tiếp thông qua các quyết định về
kế hoạch, tiêu chuẩn chất lượng, về cơ chế định giá … Trên cơ sở các quyết định quản lý
(hành chính) nhà nước, đối tượng bị quản lý ký kết các hợp đồng dân sự về sản xuất, mua,
bán sản phẩm, v.v… Trong hoạt động này công dân cũng có thể tham gia, nhất là trong nền
kinh tế nhiều thành phần như hiện nay. Các hợp đồng dân sự về sử dụng điện, nước, nhà ở
và dịch vụ công cộng khác giữa các cơ quan quản lý với công dân hay với các cơ quan, tổ
chức khác cũng căn cứ vào các quy định của Luật hành chính .
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước cũng tham
gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng ở đây, các cơ quan đó không hoạt động
với tư cách trực tiếp thực hiện chức năng nhà nước, không phải là chủ thể của hoạt động
chấp hành và điều hành, mà với tư cách một pháp nhân - chủ thể của pháp luật dân sự. Thí
dụ, cơ quan quản lý có thể ký kết hợp đồng thuê hoặc cho thuê nhà cửa, địa điểm, điện
thoại, mua thiết bị máy móc và các hàng tiêu dùng, v.v… .
Quan hệ giữa Luật hành chính và Luật dân sự thể hiện chủ yếu ở điểm: Luật hành chính
trong nhiều trường hợp là công cụ, phương tiện bảo vệ các quan hệ pháp luật dân sự khi bị
xâm phạm, đồng thời là công cụ, phương tiện để đưa các quy phạm pháp luật dân sự vào đời
sống xã hội.
3.2.3. Luật hành chính với Luật lao động.
Nhiều quy phạm của Luật hành chính và Luật lao động xen kẽ, phối hợp để điều chỉnh
cùng một vấn đề cá biệt- cụ thể, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới hoạt động công vụ, lao
động của cán bộ, công chức nhà nước .
Nội dung của văn bản cá biệt của các cơ quan quản lý trong lĩnh vực quan hệ lao động
do Luật lao động quy định, còn trình tự ban hành do Luật hành chính qui định. Thí dụ, công
dân có đủ các điều kiện cần thiết có thể ký hợp đồng lao động với cơ quan nhà nước (các
điều kiện đó và trình tự ký hợp đồng, nội dung hợp đồng lao động do Luật lao động quy
định), nhưng thủ trưởng cơ quan là người ra quyết định cuối cùng về việc nhận ngừơi vào làm
việc (hình thức quyết định, trình tự ban hành quyết định do Luật hành chính quy định).
Cán bộ, công chức, người lao động nói chung có quyền nghỉ ngơi theo quy định của Luật lao
động, nhưng quyền đó được thực hiện nhờ có quyết định của thủ trửơng cơ quan qua việc cho
nghỉ phép…Vì vậy, nhiều khi quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện thực hiện quan
hệ pháp luật lao động. Nhưng ngược lại có khi quan hệ pháp luật lao động lại là tiền đề của
quan hệ pháp luật hành chính. Thí dụ : công chức vi phạm kỷ luật lao động trong quá trình
thực thi công vụ là cơ sở để cơ quan hành chính Nhà nứơc ra quyết định kỷ luật. Nhà nứơc
thông qua các cơ quan của mình tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo hộ lao động và
quy tắc an toàn lao động. Hoạt động này do Luật hành chính quy định, nhưng bản thân các
quy tắc bảo hộ và an toàn lao động là thuộc phạm vi điều chính của Luật lao động.
Luật hành chính và Luật lao động cũng điều chỉnh chế độ phục vụ, hoạt động công vụ nhà
nứơc. Ở đây rất khó phân biệt các quy phạm của hai ngành luật vì chúng đan xen vào nhau.
Dù là cán bộ, công chức nhà nứơc nhưng trong nhiều trừơng hợp vẫn có thể ký những hợp
đồng lao động. Các điều kiện cơ bản để đựơc tuyển dụng vào biên chế nhà nứơc, quyền đựơc
nghỉ ngơi, đựơc trả lương phù hợp với thành quả lao động, đựơc dữơng bệnh, trách nhiệm bồi
thừơng khi gây thiệt hại cho tài sản nhà nứơc hoặc trách nhiệm khi vi phạm kỷ luật lao
động,... do Luật lao động diều chỉnh. Nhưng trình tự thực hiện các vấn đề này do quy phạm
luật hành chính quy định. Trong nhiều trừơng hợp các quy phạm pháp luật hành chính do
các cơ quan quản lý ban hành nhưng quy định cụ thể, điều kiện và thủ tục thực hiện các
quyền và chế độ khác do pháp luật lao động quy định.
3.2.4. Luật hành chính và Luật tài chính :
Luật hành chính quan hệ rất chặt chẽ với Luật tài chính, là ngành luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nứơc, trứơc hết là quan hệ thu
chi ngân sách, phân phối nguồn vốn của nhà nứơc (chủ yếu mang tính chất tiền tệ) tức là
nguồn thu nhập quốc dân.
Luật tài chính và Luật hành chính đều điều chỉnh hoạt động tài chính nhà nứơc, một bộ
phận hoạt động chấp hành và điều hành nhà nứơc và đều sử dụng phổ biến phương pháp
mệnh lệnh. Do đó, có quan điểm cho rằng Luật tài chính là một bộ phận của Luật hành chính
nhưng do tính chất quan trọng đặc biệt của nhóm quan hệ xã hội về hoạt động tài chính, nên
được tách ra thành một ngành luật độc lập.
Nhưng thực chất, Luật tài chính có nguồn gốc không chỉ từ Luật hành chính, mà còn
từ Luật hiến pháp và một phần nhỏ từ Luật dân sự. Luật hiến pháp quy định các chính sách
và những vấn đề cơ bản về hoạt động tài chính của nhà nước. Các nguyên tắc của Luật dân sự
đựơc áp dụng trong bản thân một số hoạt động tài chính như tín dụng, thuế… còn Luật tài
chính đa phần là điều chỉnh bản thân các quan hệ tài chính (như tín dụng, ngân sách, thuế,
…) một dạng đặc biệt của quanhệ kinh tế liên quan đến việc sử dụng nguồn tiền nhà nứơc.
Các quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền của các cơ quan quản lý công tác tài chính
(Thí dụ: Bộ Tài chính) đồng thời là quy phạm của Luật hành chính và Luật tài chính. Vì
vậy, để phân biệt, cần xem xét quy phạm cụ thể nào xác định nội dung các quyết định của các
cơ quan tài chính, đó là quy phạm Luật tài chính; quy phạm nào quy định vấn đề tổ chức cơ
cấu bộ máy và tổ chức công tác của các cơ quan đó, thì đó là quy phạm Luật hành chính.
Ngoài ra Luật hành chính còn quy định cơ chế kiểm toán nhằm đảm bảo sự đúng đắn
trong các quan hệ tài chính do Luật tài chính điều chỉnh.
3.2.5. Luật hành chính và Luật hình sự :
Luật hành chính liên quan chặt chẽ với Luật hình sự, có nhiều chỗ giao tiếp với Luật hình
sự.
Luật hình sự xác định hành vi nào là tội phạm và quy định biện pháp hình phạt tương ứng
đựoc áp dụng đối với tội phạm ấy, điều kiện và thủ tục áp dụng.
Còn Luật hành chính quy định nhiều quy tắc có tính bắt buộc chung (quy tắc giao thông,
vệ sinh, phòng cháy chữa cháy), quy tắc quản lý (hành chính) nhà nước, lưu thông hàng
hóa, văn hóa phẩm. Trong một số trừơng hợp khi vi phạm các quy tắc ấy có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật hình sự (do tái phạm, vi phạm nhiều lần, hoặc vi
phạm đã gây hay có thể gây hậu quả nghiêm trọng).
Quy phạm luật hành chính quy định hành vi nào là vi phạm hành chính, nhưng hành vi
trong số đó rất khó phân biệt với tội phạm. Vì vậy, muốn xác định những hành vi đó là tội
phạm hay vi phạm hành chính thì cần phân tích đồng thời các quy phạm tương ứng của cả hai
ngành luật. Cần lưu ý rằng tội phạm khác với vi phạm hành chính ở mức độ và tính chất nguy
hiểm cho xã hội cao hơn. Do đó, hình phạt khác với những hình thức phạt và biện pháp cữơng
chế khác mà Luật hành chính quy định áp dụng đối với chủ thể vi phạm hành chính. Trình tự
xử lý và chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và tội phạm cũng khác nhau.
3.2.6. Luật hành chính và Luật đất đai :
Luật đất đai là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa nhà nứơc với tư cách là người thống
nhất quản lý nhà nứơc về đất đai và ngừơi sử dụng đất đai. Đó là những quan hệ liên
quan đến đất đai, khách thể của quyền sở hữu toàn dân, đựơc nhà nứơc bảo vệ.
Trong quan hệ Luật đất đai, với tư cách là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Nhà nứơc giao đất
cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Trên cơ sở quyết định giao đất của cơ
quan hành chính nhà nứơc có thẩm quyền làm nẩy sinh quan hệ đất đai.
Các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nứơc giám sát người sử dụng đất đai đúng mục
đích, bảo đảm hiệu quả kinh tế khi sử dụng đất, .… Trong những trừơng hợp do luật định,
Nhà nước có quyền đơn phương thu hồi đất, xử phạt hành chính ngừơi sử dụng trong quan hệ
đất đai. Như vậy, Luật hành chính là phương tiện thực hiện Luật đất đai, bảo đảm, bảo vệ
các quan hệ do Luật đất đai điều chỉnh… Trong cơ chế thị trừơng hiện nay, quan hệ đất đai có
thể phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Tóm lại:
Luật hành chính là một bộ phận trong hệ thống pháp luật, có mối liên hệ chặt chẽ với các
bộ phận pháp luật khác, đồng thời Luật hành chính cũng đựơc phân biệt với các ngành luật
khác bởi tính chất quan hệ xã hội và cách thức mà ngành luật này điều chỉnh.
Đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt Luật hành chính với các ngành luật khác là tính chất
quyền lực – phục tùng của quan hệ xã hội do Luật hành chính điều chỉnh. Từ đó các quy
phạm Luật hành chính đặt ra những qu tắc xử sự nhằm buộc và cấm đoán, cho phép và định
hứơng cho hành vi quản lý và hành vi phục tùng sự quảnlý.
Tuy nhiên, từ hành chính cai trị chuyển sang hành chính phục vụ, phạm vi điều chỉnh và
phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính ngày nay phần nào “mềm dẻo” “linh hoạt” hơn
so với trước đây.
CHƯƠNG 2
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Qui phạm pháp luật hành chính
2. Quan hệ pháp luật hành chính
1. QUI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH :
1.1. Khái niệm và đặc điểm của qui phạm pháp luật hành chính :
1.1.1. Khái niệm qui phạm pháp luật hành chính :
Trong hoạt động quản lý (hành chính) nhà nước, các chủ thể quản lý nhà nước cần đặt ra
qui tắc xử sự để định ra các khuôn mẫu xử sự chung cho cá nhân, tổ chức (đối tượng
quản lý) thực hiện trong những tình huống được dự liệu trước và có thể lặp lại nhiều lần
trong thực tiễn. Do đặc trưng của quan hệ quản lý (hành chính) nhà nước là quan hệ “ quyền
lực – phục tùng”, quan hệ có sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia nên việc điều
chỉnh bằng pháp luật đối với lọai quan hệ này có những điểm riêng biệt cả về phương pháp
điều chỉnh và loại qui phạm điều chỉnh.
Những qui tắc xử sự được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lý (hành chính) nhà nước
là các qui phạm pháp luật hành chính.
Do đó, có thể định nghĩa : Qui phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của qui
phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
quản lý (hành chính) theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
1.1.2. Đặc điểm của qui phạm pháp luật hành chính :
Đây là một dạng cụ thể của qui phạm pháp luật nên các qui phạm pháp luật hành chính
có đầy đủ các đặc điểm chung của qui phạm pháp luật như :
• Là qui tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực
hiện;
• Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính
hợp pháp.
Bên cạnh đó, quy phạm pháp luật hành chính có những đặc điểm sau đây:
a). Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
ban hành :
Ơ nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người
có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ
thể quản lý (hành chính) nhà nước.
Việc ban hành pháp luật (hoạt động lập pháp) của Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội
theo cơ chế thảo luận tập thể, quyết định theo đa số tại các kỳ họp, không đủ đáp ứng yêu cầu
điều chỉnh các quan hệ quản lý (hành chính) nhà nước một cách năng động và kịp thời. Mặt
khác, do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội không có chức năng quản lý (hành chính) nhà
nước do đó khó có thể ban hành các quy phạm pháp luật hành chính một cách cụ thể và phù
hợp với thực tiễn quản lý từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Do đó, các quy phạm pháp
luật hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
được ban hành trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của hiến pháp, luật và pháp
lệnh trong lĩnh vực quản lý (hành chính) nhà nước.
Việc quy định thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật hành chính cho một số chủ thể
quản lý (hành chính) nhà nước mà trước hết và chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước và
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước còn phù hợp với yêu cầu về tính
chủ động, sáng tạo trong quản lý (hành chính) nhà nước.
b). Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và hiệu lực pháp lý khác
nhau:
Do phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và tính chất đa
dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn. Trong đó
có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và chung cho các ngành, lĩnh
vực quản lý nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu lực trong phạm vi một ngành, một
lĩnh vực quản lý hay trong một địa phương nhất định.
c). Các quy phạm pháp luật hành chính hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên
tắc pháp lý nhất định :.
Do yêu cầu điều chỉnh thống nhất pháp luật trong quản lý (hành chính) nhà nước, các
quy phạm pháp luật tuy có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau song chúng hợp
thành một hệ thống theo nguyên tắc sau :
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành phải
phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước
cùng cấp ban hành.
Các cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là các cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước, khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính cần phải căn cứ vào
các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Mặt khác, các cơ
quan quyền lực nhà nước có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giám sát, phát hiện và
xử lý các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước hay
những cơ quan khác do mình quyết định thành lập và những người giữ những chức vụ do
mình bầu. Thí dụ: Quốc hội có quyền “ bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm
soát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội”.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù
hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban
hành.
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất. Do đó, đòi hỏi các cơ quan nhà nước cấp
dưới phải phục tùng ý chí hay sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước cấp trên. Sự
phục tùng đó trước hết là đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp
trên ban hành.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp ban hành.
Trong số các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn, bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan có
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng các quyết định, thông tư.
Bộ, cơ quan ngang bộ khi ban hành các quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong ngành hay lĩnh vực mình phụ trách, phải căn cứ vào các văn
bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mặt khác, Thủ
tướng Chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử lý các văn bản quy
phạm pháp luật trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ. Thí dụ: Thủ tướng Chính phủ có
quyền: “Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị thông tư của bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên”.
- Các quy phạm pháp luật hành chính do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của quy phạm pháp luật do tập thể cơ
quan đó ban hành.
Phù hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ
trách theo nguyên tắc : những công việc quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan phải được
các thành viên của cơ quan thảo luận tập thể và quyết định theo đa số; những công việc
khác được phân cấp cho cá nhân người đứng đầu cơ quan. Việc ban hành quy phạm pháp
luật hành chính của người đứng đầu cơ quan phải phù hợp với nội dung, mục đích các văn
bản quy phạm pháp luật do tập thể cơ quan ban hành.
- Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các qui phạm pháp luật hành chính do các chủ
thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị pháp lý ban hành :
Thực tiển quản lý nhà nước đòi hỏi nhà nước phải bảo đảm tính thống nhất, phù hợp
giữa các qui phạm pháp luật hành chính do các chủ thể có thẩm quyền ngang cấp, cùng địa vị
pháp lý ban hành như :
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính có trách nhiệm
kiểm tra và bảo đảm tính thống nhất, phù hợp giữa các qui phạm hành chính do mình ban
hành
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính có trách nhiệm tôn
trọng thẩm quyền của các chủ thể khác ngang cấp.
+ Các chủ thể có thẩm quyền ban hành qui phạm pháp luật hành chính ngang cấp có
trách nhiệm chủ động, bàn bạc, phối hợp trong công tác ban hành pháp luật, phát hiện và xử lí
các văn bản qui phạm pháp luật sai trái
- Các qui phạm pháp luật phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục và dưới hình thức
nhất định do pháp luật qui định
Mỗi loại văn bản qui phạm pháp luật về hành chính được ban hành để áp dụng trong từng
trường hợp luật định và khi ban hành các văn bản này, cấp thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm
quyền không được ban hành tùy tiện mà phải thực hiện đúng theo trình tự đã được qui định
trước
1.2. Cơ cấu qui phạm pháp luật hành chính :
Xét cơ cấu của qui phạm pháp luật là xét đến các bộ phận hợp thành qui phạm pháp luật
hay còn gọi là cấu thành qui phạm pháp luật.
Có 2 quan điểm về cơ cấu của qui phạm pháp luật.
1.2.1. Quan điểm 1 :
Đây là quan điểm cổ điển, mang tính truyền thống, cho rằng mỗi qui phạm pháp luật cần
giải quyết những vấn đề sau:
- Trường hợp, hoàn cảnh nào mà qui phạm pháp luật tác động đến (trường hợp áp dụng
qui phạm pháp luật).
- Gặp trường hợp đó, chủ thể phải xử sự thế nào?
- Nếu xử sự hoặc không xử sự đúng qui định của pháp luật, sẽ chịu những hậu quả, biện
pháp pháp lý gì ?
Do đó, theo quan điểm cổ điển, cơ cấu của qui phạm pháp luật gồm 3 bộ phận
để giải quyết 3 vấn đề nêu trên, mang tên : giả định, qui định, chế tài.
a). Giả định: giả định là bộ phận của qui phạm pháp luật dự kiến trường hợp, hoàn cảnh
có thể xảy ra trong đời sống nằm trong phạm vi điều chỉnh của qui phạm pháp luật đó.
Giả định có thể nêu một trường hợp, một hoàn cảnh áp dụng (gọi là giả định đơn giản)
hoặc dự liệu nhiều trường hợp, hoàn cảnh áp dụng (gọi là giả định phức tạp).
Thí dụ : - đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thủy sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối với hành vi chế biến các lọai thủy sản
trong danh mục cấm khai thác”.
Trong qui phạm nầy, đoạn ” : “đối với hành vi chế biến các lọai thủy sản trongdanh mục
cấm khai thác” chỉ một trường hợp áp dụng nên đây là giả định đơn giản
.- đ.24 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) : “Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đối với hành vi
kinh doanh, tàng trữ, nhập khẩu thức ăn nuôi thủy sản đã quá hạn sử dụng”
Trong qui phạm nầy, đoạn có gạch dưới chỉ 3 trường hợp sẽ áp dụng qui phạm (kinh
doanh, tàng trữ, nhập khẩu) nên đây là giả định phức tạp.
b). Qui định: qui định là bộ phận của qui phạm pháp luật nêu hành vi, cách xử sự mà các
chủ thể phải thực hiện (do Nhà nước đặt ra) khi gặp trường hợp nêu trong giả định
Nếu bộ phận qui định nêu một hành vi, một cách xử sự phải thực hiện, gọi là qui định
đơn giản ; nếu nêu nhiều (từ 2 trở lên) hành vi, cách xử sự phải tực hiện, gọi là qui định phức
tạp.
Thí dụ: - đ.47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trường hợp khám người
đều phải lập biên bản”. (qui định đơn giản)
- đ.46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Việc tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ
và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản”. (qui định phức tạp)
c). Chế tài: Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu những hậu quả,biện pháp
pháp lý dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể khi xử sự hoặc không xử sự đúng như phần
qui định ứng với trường hợp của giả định.
Chế tài cũng có thể ở dạng đơn giản (hay chế tài khẳng định dứt khoát hoặc chế tài cố
định) khi nêu một biện pháp, hậu quả rõ ràng sẽ áp dụng; chế tài ở dạng phức tạp (hay chế tài
không cố định) khi nêu nhiều loại biện pháp pháp lý có thểáp dụng cho chủ thể .
Thí du : -đ.16 Nghị định 113/NĐ-CP (16/4/2004) về xử phạt hành chánh đối với hành vi
vi phạm pháp luật lao động: “Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với người lao động nước
ngòai làm việc tại Việt Nam từ đủ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc sử
dụng giấy phép lao động đã hết hạn” (chế tài đơn giản).
- đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thủy sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối với hành vi chế biến các lọai thủy sản
trong danh mục cấm khai thác”. (chế tài phức tạp)
Trên lý thuyết, theo quan điểm 1, các qui phạm pháp luật gồm 3 bộ phận: giả định, quy
định, chế tài, nhưng trong thực tế, để lời văn cô đọng, ngắn gọn, các qui phạm pháp luật được
thể hiện rất đa dạng, phức tạp:
- Thứ tự của các bộ phận (giả định, quy định, chế tài), khi xuất hiện có thể thay
đổi. Cũng có khi cụm từ diễn đạt có các bộ phận đan xen nhau .
- Hầu hết các qui phạm pháp luật chỉ thể hiện cụ thể 2 trong 3 bộ phận. Bộ phận
không xuất hiện được gọi là bộ phận ẩn .
Thí dụ : đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thủy sản : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối với hành vi chế biến các lọai thủy sản
trong danh mục cấm khai thác”
Qui phạm pháp luật này chỉ có hai bộ phận: giả định (đối với hành vi chế biến các lọai
thủy sản trong danh mục cấm khai thác) và chế tài (phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu) ; bộ
phận qui định không được nêu lên (ẩn) nhưng được hiểu là “nghiêm cấm hành vi chế biến
các lọai thủy sản trong danh mục cấm khai thác”
Thí dụ: - đ.47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trường hợp khám người
đều phải lập biên bản”.
Qui phạm nầy chỉ xuất hiện 2 bộ phận : giả định (mọi trường hợp khám người) và qui
định (đều phải lập biên bản); bộ phận chế tài ẩn và được hiểu là “nếu khám người mà không
lập biên bản thì sẽ bị xử lý theo pháp luật ”.
1.2.2. Quan điểm 2 :
Trong thực tế, qui phạm pháp luật thường ẩn đi một bộ phận nên việc phân tích
nhiều khi rất khó khăn, phức tạp.
Do đó, để đơn giản cho việc phân tích qui phạm pháp luật, quan điểm 2 (quan
điểm hiện đại) đề nghị nên xem qui phạm pháp luật gồm 2 bộ phận
a). Điều kiện tác động : nêu lên trường hợp, hoàn cảnh áp dụng qui phạmpháp luật
(tức tương ứng với bộ phận giả định của quan điểm 1).
b). Hậu quả pháp lý : nêu lên những hành vi, cách xử sự phải thực hiện hoặc hậu quả,
biện pháp pháp lý áp dụng cho chủ thể (tức tương ứng với bộ phận qui định hoặc chế tài
theo quan điểm 1) .
Thí dụ : - đ.20 NĐ31/2010/NĐ-CP (29/3/2010) : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối
với hành vi chế biến các lọai thủy sản trong danh mục cấm khai thác”
Phân tích theo quan điểm 2:
* Điều kiện tác động : “đối với hành vi chế biến các lọai thủy sản trong danh mục cấm
khai thác”.
* Hậu quả pháp lý : “Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu” .
Thí dụ: - đ.47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 : “Mọi trường hợp khám người
đều phải lập biên bản”.
Phân tích theo quan điểm 2:
* Điều kiện tác động :” Mọi trường hợp khám người”
* Hậu quả pháp lý : “đều phải lập biên bản”
1.3. Phân loại qui phạm pháp luật :
Do tính chất đa dạng và phức tạp của các quy phạm pháp luật hành chính nên việc phân
loại các quy phạm này có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn xây dựng cũng như áp
dụng pháp luật trong quản lý (hành chính) nhà nước. Việc phân loại các quy phạm này có thể
được thực hiện theo các tiêu chí cơ bản sau:
1.3.1. Căn cứ vào chủ thể ban hành :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau
đây:
+ Quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan quyền lực nhà nước banhành.
+ Quy phạm pháp luật hành chính do Chủ tịch nước ban hành.
+ Quy phạm pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước hoặc ngườicó thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
+ Quy phạm pháp luật hành chính do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao ban hành.
1.3.2. Căn cứ vào cách thức ban hành :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau
đây:
+ Quy phạm pháp luật hành chính do một cơ quan hay người có thẩm quyền
độc lập ban hành.
+ Quy phạm pháp luật hành chính liên tịch.
1.3.3. Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau
đây:
+ Quy phạm nội dung là quy phạm được ban hành để quy định nội dung quyền và nghĩa
vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Các quy phạm này được ban
hành chủ yếu để quy định về địa vị pháp lý hành chính của các chủ thể tham gia quan hệ quản
lý hành chính nhà nước. Thí dụ: Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của
Chủ tịch Uy ban nhân dân các cấp hay quyđịnh về nghĩa vụ lao động công ích của công dân
..v..v..
+ Quy phạm thủ tục là loại quy phạm được ban hành để quy định những trình tự, thủ tục
cần thiết mà các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước phải tuân theo khi thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình do các quy phạm pháp luật nội dung quy định. Thí dụ:
Các quy phạm quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục giải quyết khiếu nại
hành chính .v..v.
Các quy phạm nội dung phải được thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định do quy
phạm thủ tục quy định. Do đó, nếu có quy phạm nội dung nhưng không có quy phạm thủ
tục tương ứng hay quy phạm thủ tục tương ứng không phù hợp với mục đích của quy phạm
nội dung thì sẽ làm mất hoặc giảm sút hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hành chính nói
chung và của các quy phạm nội dung nói riêng.
1.3.4. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về thời gian :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau
đây:
+ Quy phạm áp dụng lâu dài là loại quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng không
ghi thời hạn áp dụng. Ví dụ: Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp, Luật tổ
chức Chính phủ,…. Các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ, thay thế. Các quy phạm
này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn định các
quan hệ phát sinh trong quản lý (hành chính) nhà nước.
+ Quy phạm áp dụng có thời hạn là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh các quan
hệ quản lý (hành chính) nhà nước chỉ phát sinh trong những tình huống đặc biệt hay chỉ tồn
tại trong khỏang thời gian nhất định. Khi tình huống đó không còn hay hết thời hạn đó thì quy
phạm hết hiệu lực (Thí dụ: Nghị quyết của Chính phủ số 12/2000/NQ –CP ngày 14/8/2000
về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2000 -2010).
+ Quy phạm tạm thời là loại quy phạm được ban hành để điều chỉnh một số loại quan
hệ quản lý hành chính nhà nước trên một phạm vi, trong khoảng thời gian nhất định làm cơ
sở tổng kết để ban hành chính thức nếu phù hợp.
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì pháp lệnh
được ban hành để quy định về những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời
gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành thành luật. Trong một số trường
hợp theo sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ được ban hành nghị định
quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc
pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Như vậy,
pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội và những nghị định nêu trên là những văn bản có
nội dung chứa đựng các quy phạm áp dụng tạm thời.
1.3.5. Căn cứ vào hiệu lực pháp lý về không gian :
Các quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
+ Quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước. Các quy phạm này do các cơ quan
nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
+ Quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi từng địa phương nhất định. Các quy phạm
này chủ yếu do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành để đáp ứng nhu cầu điều
chỉnh các quan hệ quản lý hành chính nhà nước phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
Ngòai ra, các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung
ương có thể ban hành những quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý trên
phạm vi từng địa phương nhất định để điều chỉnh riêng biệt một số loại quan hệ quản lý
hành chính nhà nước quan trọng có tính đặc thù ở địa phương đó. Ví dụ: Pháp lệnh Thủ đô
Hà nội ngày 28/12/ 2000 là văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành
chính chỉ có liệu lực pháp lý trên phạm vi địa bàn thành phố Hà nội.
Việc phân loại quy phạm pháp luật hành chính theo hiệu lực pháp lý về không gian nêu
trên chỉ mang tính chất tương đối vì căn cứ vào hiệu lực pháp lý về đối tượng thì sẽ có những
quy phạm pháp luật hành chính của Việt Nam được áp dụng đối với công dân và tổ chức của
Việt Nam ở nước ngòai.
2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH :
2.1. Khái niệm và đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính :
2.1.1. Khái niệm :
Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý, chỉ huy, điều hành các mặt họat động của đời
sống xã hội khi được các quy phạm của luật hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ
pháp luật hành chính. Nói cách khác quan hệ pháp luật hành chính là hình thức biểu hiện về
mặt pháp lý của các quan hệ về quản lý nhà nước. Việc quản lý nhà nước là do các cơ quan
nhà nước hoặc cán bộ, công chức thực hiện và bản thân nó là hoạt động chấp hành Hiến
pháp và luật.
Tóm lại, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý
(hành chính) nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hành chính.
Trong khoa học pháp lý, quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể
của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo
phương pháp mệnh lệnh-đơn phương đối với các quan hệ quản lý (hành chính) nhà nước.
2.1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính :
Là một quan hệ pháp luật cụ thể, quan hệ pháp luật hành chính có tất cả những đặc điểm
của quan hệ pháp luật nói chung: Đó là các quan hệ ý chí, trong đó mỗi bên (chủ thể) có các
quyền và nghĩa vụ pháp lý, tức là các chủ thể được và phải xử sự trong những mức độ, phạm
vi nhất định mà Nhà nước đã xác định trong các quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, quan hệ pháp luật hành chính cũng có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm
này xuất phát từ các đặc điểm của luật hành chính, trong đó những đặc điểm chủ yếu là:
a). Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn
liền với họat động chấp hành, điều hành quản lý nhà nước :
Các quyền và nghĩa vụ này chỉ phát sinh trong quá trình quản lý (hành chính) Nhà nước
trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
b). Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ
bên chủ thể nào, không bắt buộc phải có sự thỏa thuận với bên kia:
Việc điều chỉnh đối với các quan hệ pháp lí hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục
đích bảo đảm lợi ích của nhà nước mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi nhiều mặt của các cơ
quan,tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thẩm quyền quản lí hành chính của nhà nước chỉ có thể
được thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lí. Mặt khác, nhiều
quyền lợi của đối tượng quản lí (hành chính) nhà nước chỉ có thể đựơc bảo đảm nếu có sự hỗ
trợ tích cực của các chủ thể quản lí bằng những hành vi quản lí cụ thể.
Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính
của các bên tham gia quan hệ đó.
Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức hay cá
nhân; có thể nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước hoặc nhân danh chính mình nhưng
họ đều thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy phạm pháp luật hành chính quy định.Việc quy
định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là cần thiết đối với việc xác lập và duy thì trật tự
quản lí hành chính nhà nước.
c). Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang
quyền lực Nhà nước :
Đây là chủ thể bắt buộc phải có, nếu thiếu thì không thể hình thành quan hệ pháp luật
hành chính. Chủ thể này có thể là cơ quan hành chính nhà nước, là cán bộ, công chức hoặc
các cơ quan, tổ chức khác được nhà nước trao quyền thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà
nước cụ thể nào đó. Do vậy, không thể hình thành một quan hệ pháp luật hành chính giữa
các cá nhân, tổ chức xã hội với nhau nếu các cá nhân tổ chức đó không được nhà nước
trao quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Trong các quan hệ pháp luật hành chính,
chủ thể nhân danh quyền lực nhà nước luôn có quyền đơn phương đưa ra các quyết định quản
lý và bên kia (các đối tượng bị quản lý) có nghĩa vụ bắt buộc phải chấp hành các quyết định
đơn phương đó.
Như đã nêu, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lí (hành chính) nhà nước được
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính.Vì vậy, về tư cách và cơ cấu chủ thể của
quan hệ pháp luật hành chính phải phù hợp với tư cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ quản lí
(hành chính) nhà nước tương ứng. Nếu một bên tham gia quan hệ quản lí (hành chính) nhà
nước đựơc sử dụng quyền lực nhà nước (chủ thể quản lí nhà nước) thì chủ thể đó trong quan
hệ pháp luật hành chính tương ứng sẽ được xác định là chủ thể đặc biệt; đối tựơng bị quản lí
là bên chủ thể không được sử dụng quyền lực nhà nước và có nghĩa vụ phục tùng việc sử
dụng quyền lực nhà nứơc của chủ thể quản lí, các đối tựơng này được xác định là chủ thể
thường.
Như vậy, các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính được phân chia thành chủ thể đặc
biệt và chủ thể thường trong đó, chủ thể đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đựơc nhân
danh và sử dụng quyền lực nhà nứơc trong quan hệ ấy. Từ đó có thể nhận định quan hệ
pháp luật hành chính không thể phát sinh và tồn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt.
Trong quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia
và ngược lại.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực - phục tùng”, quan hệ bất bình đẳng
về ý chí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền
lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, không có nghĩa là trong quan hệ pháp luật
hành chính, chủ thể đặc biệt này chỉ có quyền và chủ thể thừơng chỉ có nghĩa vụ.
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền vừa là trách nhiệm của
chủ thể này. Bên cạnh đó, chủ thể thường tuy có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh của chủ
thể đặc biệt song cũng có những quyền nhất định xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính khách
quan,đúng pháp luật của các hành vi quản lý (hành chính) nhà nước hoặc bảo đảm các quyền
và lợi ích hợp pháp của họ, như: quyền yêu cầu, đề nghị , khiếu nại, tố cáo,……
Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát sinh nghĩa
vụ chấp hành của chủ thể thừơng. Mặt khác, việc thực hiện quyền của chủ thể thường trong
quan hệ pháp luật hành chính chỉ có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh trách nhiệm tiếp
nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt.Thí dụ: công dân có quyền khiếu nại nhưng
nếu việc thực hiện quyền khiếu nại đó của công dân không làm phát sinh trách nhiệm tiếp
nhận, xem xét, giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì việc khiếu nại
đó của công dân chỉ mang tính hình thức, không có giá trị pháp lí.
d). Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn
được giải quyết theo thủ tục hành chính :
Một số ít các tranh chấp có tính chất phức tạp, sau khi đã giải quyết theo thủ tục hành
chính mà không đạt kết quả, thì có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính.
Quan hệ tố tụng hành chính, có những đặc điểm riêng phù hợp với các đặc điểm của quan hệ
pháp luật hành chính và khác biệt với các quan hệ tố tụng dân sự, tố tụng hình sự.
Cũng như các công việc khác trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, các tranh chấp
phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính cần phải được giải quyết theo thủ tục hành
chính. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan
hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng có thể được thực hiện bằng cách kết hợp
thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng. Thí dụ: Tòa án có quyền giải quyết các khiếu nại hành
chính theo thủ tục tố tụng hành chính trong trường hợp người khởi kiện trước đó đã khiếu
nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không
tiếp tục khiếu nại đến ngừơi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
đ). Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý
trước Nhà nước :
Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính
phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước vì :
+ Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà
nước nên phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi sử dụng quyền lực ấy.
+ Chủ thể thường thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước bên đại diện cho Nhà
nước, do đó phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính hợp pháp của hành vi do mình thực
hiện trong quan hệ pháp luật hành chính;
+ Những vi phạm trên đều xâm hại đến trật tự quản lí (hành chính) nhà nước. Do đó, bên
vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình.
Như vậy, cho dù ngừơi vi phạm là chủ thể đặc biệt hay chủ thể thường thì họ đều có
nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước.Tất nhiên, không phải trong mọi
trường hợp chủ thể vi phạm pháp luật hành chính đều phải chịu cùng một loại trách nhiệm
pháp lí trước Nhà nước. Tùy thuộc vào việc hành vi trái pháp luật hành chính cấu thành loại
pháp luật nào mà Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính, kỉ luật nhà nước
đối với ngừơi vi phạm, nếu gây thiệthại thì phải bồi thường.
Những đặc điểm trên thể hiện trong cả quan hệ pháp luật hành chính dọc và quan hệ
pháp luật hành chính ngang. Quan hệ pháp luật hành chính dọc hình thành giữa các chủ thể
có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức như những quan hệ giữa Chính phủ với các bộ, cơ
quan ngang bộ; Giữa Chính phủ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quan hệ pháp luật hành
chính ngang hình thành giữa các chủ thể của luật hành chính mà giữa họ không có sự lệ
thuộc về mặt tổ chức, chẳng hạn như quan hệ giữa các bộ, các ngành với nhau. Giữa các cơ
quan này có mối quan hệ phối hợp để cùng thực hiện các họat động quản lý nhà nước trong
phạm vi ngành hoặc các địa phương. Cũng thuộc lọai này là những quan hệ giữa các cơ
quan hànhchính nhà nước với tổ chức xã hội, với công dân, người nước ngòai.
2.2. Phân loại quan hệ pháp luật hành chính:
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể đựơc phân loại theo các căn cứ chủyếu sau:
2.2.1. Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể :
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể phân loại thành các nhóm sau đây:
a). Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ :
Đây là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc
vào mặt tổ chức.
Do yêu cầu về tính thống nhất và hiệu quả hoạt động của Nhà nứơc nên các cơ quan, tổ
chức và cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước chịu sự chi phối bởi các quan hệ lệ
thuộc vào tổ chức- quan hệ giữa một bên là cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có
thẩm quyền quyết định đối với bên kia về việc thành lập, giải thể cơ quan, tổ chức hoặc bầu,
bãi nhiệm, bổ nhiệm, cách chức cán bộ, công chức.Thí dụ: Quan hệ giữa Chính phủ với bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc quan hệ giữa Bộ trưởng Bộ tư pháp với
thanh tra Bộ tư pháp v.v…
Nội dung của các quan hệ pháp luật hành chính nội bộ thường đề cập các vấn đề như
phân cấp quản lí, chỉ đạo điều hành, kiểm tra đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc
kiện toàn về tổ chức và bảo đảm kỉ luật trong bộ máy nhà nước.
b). Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ:
Đây là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ
thuộc về mặt tổ chức.
Các quan hệ này rất đa dạng và phát sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Chúng có thể là quan hệ giữa cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước
với các tổ chức, cá nhân ngoài bộ máy nhà nước (như quan hệ giữa Chủ tịch UBND, chủ thể
xử phạt vi phạm hành chính với công dân vi phạm hành chính); hoặc là quan hệ ngang cấp
giữa các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước với nhau (như quan hệ
giữa Bộ Tài chính với Bộ Tư pháp trong việc kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước của
Bộ Tư pháp).
2.2.2. Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể :
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể được phân loại thành các nhóm sau đây:
a). Quan hệ nội dung :
Đây là loại quan hệ pháp luật hành chính đựơc thiết lập để trực tiếp thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đó. Các quan hệ này do quy phạm nội dung điều
chỉnh. Thí dụ: quan hệ giữa Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp tỉnh với cá nhân phát sinh khi cá
nhân này đựơc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định bổ nhiệm làm Chánh thanh tra tỉnh.
b). Quan hệ thủ tục :
Đây là loại quan hệ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể thực hiện
các thủ tục pháp lí cần thiết giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong các
quan hệ nội dung được nhanh chóng và đúng đắn. Các quan hệ này do quy phạm thủ tục
điều chỉnh. Thí dụ: Quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ phát sinh khi Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ “kiến nghị với Thủ tứơng
đình chỉ việc thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, cơ quan ngang bộ về
ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách”.
2.2.3. Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ :
Các quan hệ pháp luật hành chính có thể đựơc phân lọai thành các nhóm quan hệ pháp
luật hành chính về quản lí kinh tế, văn hóa,an ninh, chính trị,trật tự, an toàn xã hội ; về xử lí
vi phạm pháp luật, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
2.3. Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính :
Thành phần của quan hệ pháp luật hành chính gồm các bộ phận cấu thành quan hệ pháp
luật hành chính, đó là chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật hành chính
2.3.1. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo quy định của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó
phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệpháp luật hành chính mà họ tham gia.
Xét về mặt thuật ngữ, năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Nhìn chung, năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được xem xét ở
những khía cạnh chủ yếu sau:
- Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và
chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.
Năng lực này đựơc pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan đó trong quản lí (hành chính) nhà nước. Thí dụ: sau khi được thành
lập, cơ quan thanh tra có năng lực chủ thể để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính
về thanh tra với tổ chức bị thanh tra.
- Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm
nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn
đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp
với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức đó. Thí dụ: Ủy ban
nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên có thẩm quyền xử phạt
các vi phạm hành chính phát sinh trên các lĩnh vực của quản lí hành chính nhà nước ở địa
phương. Tuy nhiên, không phải là bất kì ai trong Ủy ban nhân dân đều có khả năng tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể xử phạt vi phạm hành chínhmà khả
năng này được pháp luật quy định chỉ thuộc về Chủ tịch UBND.
- Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị hành chính –
sự nghiệp… (gọi chung là tổ chức) phát sinh khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ
chức đó trong quản lí (hành chính) nhà nước và chấm dứt khi không còn những quy định đó
hoặc tổ chức bị giải thể.
Do không có chức năng quản lí nhà nước nên các tổ chức nêu trên thường tham gia vào
các quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể thường. Cá biệt trong một số trường
hợp, khi được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước đối với một số công việc cụ
thể, tổ chức này có thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể
đặc biệt.
- Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành
chính và năng lực hành vi hành chính.
Khác với cơ quan nhà nước, tổ chức và cán bộ, công chức, năng lực chủ thể của cá nhân
được xem xét cụ thể trên hai phương diện : Năng lực pháp luật và năng lực hành vi hành
chính. Sở dĩ có điểm khác biệt này là khi xem xét năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước,
tổ chức và cán bộ, công chức chúng ta không cần xem xéttới phương diện khả năng thực tế
của các cơ quan tổ chức, tổ chức và cán bộ, công chức đó (vì khả năng này đã được Nhà nước
thừa nhân khi bầu, bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc khi thành lập cơ quan, tổ chức đó). Việc
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính của các cá nhân không chỉ phụ thuộc vào quy
định của pháp luật hành chính mà còn phụ thuộc nhiều vào khả năng thực tế của mỗi cá
nhân.
Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa
nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành
chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình
mang lại.
Tùy thuộc vào tính chất và nội dung của các loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà
pháp luật có thể quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi hành
chính của cá nhân. Thí dụ: Cá nhân phải từ đủ 14 trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành
chính;công dân từ đủ 12 tưổi đến dưới 18 tuổi mới có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng.
Ngòai độ tuổi, tình trạng sức khỏe là điều kiện phổ biến để xác định năng lực hành vi hành
chính của cá nhân theo nguyên tắc: Ngừơi mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có năng lực
hành vi hành chính đối với mọi loại quan hệ pháp luật hành chính.
Trình độ đào tạo, khả năng tài chính cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành
chính của cá nhân đối với một số loại quan hệ pháp luật hành chính nhất định. Thí dụ: Công
dân Việt Nam phải có trình độ cử nhân luật mới được tuyển chọn và bổ nhiệm làm thẩm
phán; cá nhân phải có một số lượng vốn nhất định mới được thành lập doanh nghiệp mà pháp
luật đòi hỏi phải có vốn pháp định.
Như vậy, đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng
lực hành vi hành chính không giống nhau. Mặt khác, năng lực hành vi hành chính của cá
nhân không chỉ phụ thuộc vào năng lực thực tế của cá nhân, mà nhiều khi còn phụ thuộc vào
cách thức Nhà nứơc thừa nhận khả năng thực tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận
năng lực hành vi hành chính của cá nhân khi họ có đủ những điều kiện nhất định hoặc thông
qua những hành vi pháp lí cụ thể để thừa nhận năng lực đó. Thí dụ : Ngừơi từ đủ 18 tuổi trở
lên được lái xe môtô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các
loại xe có kết cấu tương tự. Tuy nhiên, năng lực hành vi hành chính của các cá nhân này
trong việc điều khiển các loại xe nêu trên không mặc nhiên phát sinh khi họ đủ 18 tuổi mà
năng lực này chỉ đựơc Nhà nước thừa nhận khi họ đựơc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy phép lái xe phù hợp với các loại xe đó.
2.3.2. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính:
Trong quản lý (hành chính) nhà nước, các lợi ích trực tiếp thúc đẩy các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng. Chúng có thể là lợi ích
của Nhà nước hay quyền lợi chính đáng của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các lợi ích đó
chỉ được đảm bảo nếu chúng phù hợp với các trật tự quản lý (hành chính) nhà nước.
Pháp luật hành chính xác lập và bảo vệ các trật tự quản lí nhà nước trên các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và định hướng
quản lý (hành chính) nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước trên cơ sở bảo
đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền lợi chính đáng của các cá nhân, tổ chức.
Từ những nhận định trên có thể thấy cho dù những lợi ích trực tiếp thúc đẩy các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính có đa dạng đến đâu thì khách thể chung của các
quan hệ pháp luật hành chính vẫn là các trật tự quản líhành chính nhà nước.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực phát sinh, các quan hệ pháp luật hành chính sẽ có những
khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước tương ứng với lĩnh vực đó. Thí dụ : Các quan
hệ pháp luật hành chính về giải quyết khiếu nại, tố cáo đều có chung khách thể là trật tự quản
lý hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.3.3. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính :
Nội dung của quan hệ pháp luật là những cách xử sự mà pháp luật qui định cho các chủ
thể phải thực hiện khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Như vậy, nội dung của quan hệ
pháp luật thể hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ
pháp luật.
a). Quyền của chủ thể:
Quyền của chủ thể là khả năng được xử sự của chủ thể, theo đó:
- Chủ thể có quyền chọn lựa cách xử sự do luật pháp quy định. Thí dụ: theo qui định
về lưu thông, chủ thể có thể chọn một lọai phương tiện lưu thông pháp luật qui định (lưu
thông bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không).
- Chủ thể có quyền yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hoạt động cản trở mình thực hiện
quyền và nghĩa vụ hoặc yêu cầu các chủ thể khác phải tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng
phát sinh. Thí dụ: chủ thể A có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng bị chủ thể B xâm chiếm,
có quyền yêu cầu chủ thể B chấm dứt hành vi xâm chiếm ;
- Chủ thể có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bằng các biện pháp luật định kể cả việc cưỡng chế. Thí dụ; chủ thể A
(trong thí dụ trên) có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc chủ thể B vi phạm chấm dứt
hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại phát sinh.
Quyền của chủ thể được thực hiện theo ý chí của chủ thể nhưng chịu sự giới hạn bởi các
quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm trật tự xã hội và quyền của các chủ thể khác.
b). Nghĩa vụ của chủ thể:
Trong quan hệ pháp luật hành chính, tương ứng với quyền của chủ thể có các nghĩa vụ
phát sinh cho chủ thể.
Nghĩa vụ của chủ thể là khả năng phải xử sự của chủ thể tức là cách xử sự mà chủ thể bắt
buộc phải làm để thực hiện quyền của chủ thể khác về mặt pháp lý hoặc thực hiện nghĩa vụ
của mình đối với cộng đồng.
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể thể hiện hai mặt:
- Chủ thể phải xử sự theo cách mà qui phạm pháp luật nêu ra. Cách xử sự nầy có thể
mang tính chủ động như phải làm một việc nào đó (thí dụ: chủ thể B phải trả tiền cho chủ thể
A) hoặc cách xử sự mang tính thụ động tức là kềm chế, không được làm một việc nào đó
(thí dụ: chủ thể B không được xâm phạm thửa đất mà chủ thể A có quyền sử dụng hợp
pháp).
- Chủ thể có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý về cách xử sự của mình nếu không
thực hiện đúng theo qui định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là hai mặt thống nhất trong quan hệ pháp luật.
Nói khác đi trong các quan hệ pháp luật luôn luôn thể hiện hai mặt quyền và nghĩa vụ của
chủ thể.
Tuy nhiên, mối tương quan giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể trong quan hệ
pháp luật không giống nhau. Trong một số quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý phát
sinh mang tính độc lập, trong đó một bên có quyền, một bên có nghĩa vụ pháp lý (thí dụ:
quan hệ pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính giữacơ quan nhà nước và người vi phạm)
nhưng có quan hệ pháp luật, trong đó quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh mang tính đối
ứng tức là chủ thề thực hiện nghĩa vụ
pháp lý xong thì phát sinh quyền ; chủ thể có quyền thì sẽ phát sinh nghĩa vụ pháp lý (thí
dụ: quan hệ pháp luật về khiếu nại giữa người khiếu nại và tổ chức có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại)
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC


2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
3. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC:
1.1. Khái niệm :
Các cơ quan hành chính nhà nước là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật hành
chính. Các cơ quan này là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước thành lập để thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Đó là những cơ quan thực hiện các hoạt động
chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước cũng chính là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước.
1.2. Đặc điểm :
Do là một cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước có tất cả những đặc điểm của
cơ quan nhà nước nói chung, trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là tính quyền lực nhà nước.
Các cơ quan này khi hoạt động đều nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, có quyền đơn
phương đưa ra các quyết định quản lý để thực hiện chức năng của mình. Mặt khác, các quyết
định đơn phương đó có hiệu lực bắt buộc
thực hiện và cơ quan nhà nước có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết để
đảm bảo thực thi các quyết định đơn phương đó.
Một đặc điểm chung khác của các cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan hành chính
nhà nước là thẩm quyền. Thẩm quyền có thể được hiểu là tổng thể những quyền và nghĩa vụ
chung cũng như các quyền hạn cụ thể được pháp luật quy định để các cơ quan đó thực hiện
chức năng của mình. Thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước bao giờ cũng được xác định
giới hạn về phạm vi, đối tượng tác động cũng như về không gian, thời gian. Trên cơ sở đó,
các cơ quan nhà nước chỉ họat động trong phạm vi thẩm quyền của mình, nếu vượt khỏi phạm
vi đó là vi phạm pháp luật. Nhưng trong phạm vi đó, cơ quan hành chính nhà nước họat động
độc lập, chủ động, sáng tạo. Mặt khác việc thực hiện thẩm quyền đã được quy định cũng là
nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện các thẩm quyền đó không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan, sự xét đoán riêng của bản thân một cơ quan nào cũng như của bất kỳ
người lãnh đạo nào.
Bên cạnh những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính Nhà
nước còn có một số đặc điểm riêng sau đây :
1.2.1. Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành của
cơ quan quyền lực :
Hoạt động của các cơ quan này phải trên cơ sở và để thực hiện Hiến pháp, luật và các
nghị quyết của Quốc hội, Lệnh và Quyết định của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ơ địa phương, các cơ quan hành chính nhà nước phải chấp hành
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Để đảm bảo tính chất chấp hành này các cơ
quan hành chính phải báo cáo công việc của mình trước cơ quan quyền lực, chịu sự giám sát
của cơ quan quyền lực.
1.2.2. Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước có quan hệ trực thuộc với
nhau:
Đó có thể là các quan hệ trực thuộc dọc, quan hệ trực thuộc ngang hoặc quan hệ trực
thuộc hai chiều (chế độ song trùng trực thuộc). Trong hệ thống đó, chínhphủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất. Toàn bộ hệ thống và mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành
chính nhà nước tạo thành bộ máy hành chính quốc gia, bộ phận quan trọng của bộ máy nhà
nước.
2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC:
Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khácnhau.
2.1. Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập :
Các cơ quan hành chính bao gồm:
2.1.1. Các cơ quan hành chính được thành lập bởi Hiến pháp :
Được gọi là các cơ quan hiến định, gồm :
- Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
- Ủy ban nhân dân các cấp là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
2.1.2. Các cơ quan hành chính được thành lập bởi các luật, các văn bảndưới luật :
Đó là các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban trực thuộc các cơ quan hiến định nóitrên.
2.2. Căn cứ vào địa giới họat động :
Có thể phân chia thành:
2.2.1. Các cơ quan hành chính trung ương :
Gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực
công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi tòan quốc. Các
quyết định quản lý do các cơ quan này ban hành có hiệu lực thực thi trong phạm vi cả
nước.
2.2.2. Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương :
Gồm ủy ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc ủy ban nhân dân, họat động
quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương. Các văn bản do các cơ quan này ban hành chỉ có
hiệu lực pháp lý trong phạm vi lãnh thổ hoạt động của các cơ quan đó, đối với các tổ chức và
công dân tại địa phương đó.
2.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền :
Các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan có thẩm quyền chung và cơ
quan có thẩm quyền riêng.
2.3.1. Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung :
Gồm Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của
Hiến pháp có thẩm quyền quản lý chung đối với các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong
phạm vi cả nước hoặc trong từng địa phương. Họat động của các cơ quan này đảm bảo phối
hợp và sự phát triển thống nhất, nhịp nhàng giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng trong
phạm vi cả nước.
2.3.2. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng :
Còn gọi là thẩm quyền chuyên môn gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, phòng, ban
trực thuộc ủy ban nhân dân là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực
tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước hoặc ở từng
địa phương.
2.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo :
Các cơ quan hành chính được chia thành :
2.4.1. Các cơ quan hành chính theo chế độ lãnh đạo tập thể :
Việc quyết định trong cơ quan này do tập thể quyết định, theo ý kiến của đa số. Thông
thường các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo
tập thể
2.4.2. Các cơ quan hành chính theo chế độ lãnh đạo cá nhân :
Việc quyết định trong các cơ quan này do người đứng đầu cơ quan quyết định. Thông
thường, các cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc lãnh
đạo cá nhân.
Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001, thì có sự kết hợp giữa
chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ cá nhân lãnh đạo trong họat động của Chính phủ và Ủy ban
nhân dân các cấp. Các cơ quan này thường quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan
đến nhiều lĩnh vực, do vậy, cần có sự đóng góp trí tuệ tập thể trong bàn bạc và ra quyết định.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân cũng có quyền quyết định
những vấn đề thuộc phạm vi chức trách của mình, căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn được giao.
Các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn tổ chức và họat động theo
chế độ cá nhân lãnh đạo, theo đó người đứng đầu mỗi cơ quan như Bộ trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan ngang bộ có quyền ra các quyết định cá nhân để đặt ra những quy tắc quản
lý nhà nước đối với ngành hay lĩnh vực cũng như để
thực hiện chức năng nhiệm vụ mà pháp luật quy định.
3. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
3.1. Chính phủ :
3.1.1. Vị trí , vai trò :
Theo điều 109 Hiến pháp 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ (2001) Chính phủ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.
Căn cứ vào vị trí pháp lý như vậy, Chính phủ có chức năng cơ bản là: thống nhất việc
quản lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối
ngọai của Nhà nước.
Theo Điều 112 Hiến pháp 1992 và chương II Luật Tổ chức Chính phủ (2001), Chính phủ
còn có toàn quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước trên phạm vi cả
nước, trừ các công việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội và chủ
tịch nước. Với vị trí trên, Chính phủ là cơ quan điều hành cao nhất của quyền lực nhà nước
trong hệ thống các cơ quan quản lý (hành chính) nhà nước, chỉ đạo tập trung, thống nhất
các Bộ và các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp chính quyền địa
phương.
Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội. Trong kỳ
họp này Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước và giao cho Thủ
tướng đề nghị danh sách các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ để Quốc hội phê
chuẩn. Quy định pháp lý này vừa xác định vai trò và trách nhiệm tập thể của Chính phủ
trước Quốc hội; vừa xác định vai trò cá nhân của Thủ tướng là người lãnh đạo toàn bộ công
việc của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, đồng thời cũng là xác định vai trò và
trách nhiệm của Bộ trưởng trong tập thể của Chính phủ và trách nhiệm của cá nhân Bộ
trưởng về lĩnh vực mình phụ trách.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uy ban
Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ và các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ chịu sự giám sát của Quốc
hội và Uy ban Thường vụ Quốc hội trực tiếp hoặc thông qua các Uy ban thường trực của
Quốc hội. Chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ là một hình thức giám sát của
Quốc hội đối với Chính phủ; Chính phủ và các thành viên phải trả lời trong các kỳ họp của
Quốc hội các điều chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chính phủ lãnh đạo họat động của các Bộ, của chính quyền địa phương, thể hiện trên hai
mặt:
- Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất thực hiện quyền lập quy bằng cách ban hành các văn bản pháp quy dưới luật (nghị
quyết, nghị định), có tính bắt buộc trên phạm vi cả nước, để thực hiện các đạo luật, các pháp
lệnh và các nghị quyết của Quốc hội và Uy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Các Bộ và
chính quyền địa phương có nghĩa vụ thực hiện các văn bản pháp quy đó. Căn cứ vào tình
hình của địa phương, Hội đồng nhân dân định ra các biện pháp thực hiện các nghị quyết
của Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội và của Chính phủ, đồng thời đề ra các nghị quyết cho
Uy ban nhân dân cùng cấp thực hiện.
- Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, là cấp trên cao nhất của tòan bộ hệ thống hành chính nhà nước, từ bộ máy
hành chính trung ương đến các UBND các cấp, các cơ quan, công sở hành chính, sự nghiệp
trong cả nước. Chính phủ lãnh đạo UBND các cấp một cách trực tiếp trong việc thực hiện các
nhiệm vụ điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, UBND có nhiệm vụ chấp hành các
quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp; nhưng HĐND không được
quyết định trái với luật pháp và những quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên, của
Chính phủvà các Bộ trưởng.
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của Chính phủ :
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được quy định tại chương VIII Hiến pháp 1992 và
chương II Luật Tổ chức Chính phủ 2001, gồm :
a). Quyền kiến nghị lập pháp : dự thảo các văn bản luật trình Quốc hội và dự thảo Pháp
lệnh trình Uy ban thường vụ Quốc hội (sáng kiến lập pháp), dự thảotrình Quốc hội dự án kế
hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước, dự thảo trình Quốc hội các chính sách lớn về đối
nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
b). Quyền lập quy (quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật) : là quyền đặt ra
những văn bản dưới luật có tính chất quy phạm pháp luật, quyết định các chủ trương, biện
pháp nhầm thực hiện chính sách, pháp luật, bảo vệ lợi ích nhà nước, trật tự xã hội, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Các văn bản pháp quy của Chính phủ có giá trị pháp lý trong cả nước, Chính phủ ban
hành nghị quyết, nghị định, Thủ tướng ban hành quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc chấp
hành các văn bản đó của mọi cơ quan ở trung ương và chính quyền địa phương.
c). Quyền quản lý và điều hành tòan bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa- xã hội ...
theo đúng đường lối chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước và hệ thống pháp quy của
Chính phủ.
d). Quyền xây dựng và lãnh đạo tòan bộ hệ thống các tổ chức, các cơ quan quản lý
(hành chính) nhà nước, thành lập các cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan giúp việc Thủ
tướng, lãnh đạo các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do HĐND bầu ra; chỉ đạo
việc tổ chức các cơ quan chuyên môn ở địa phương.
đ). Quyền tổ chức những đơn vị sản xuất, kinh doanh, theo những hình thức thích hợp,
lãnh đạo dơn vị ấy kinh doanh theo định hướng kế hoạch, đúng cơ chế, đúng pháp luật.
e). Quyền hướng dẫn, kiểm tra HĐND : Chính phủ hướng dẫn và kiểm tra HĐND trong
việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết
định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra tính hợp pháp của các nghị quyết của
HĐND. Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết
định đó.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, do Quốc hội quyết định
thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phần Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng
và các thành viên khác của Chính phủ.
Theo Luật tổ chức Chính phủ thì không có cơ quan thường trực của Chính phủ như trước
đây (Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng gồm: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng và Bộ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng).
Chính phủ hoạt động thông qua các hình thức căn bản như sau:
a). Hình thức hoạt động của tập thể Chính phủ là phiên họp Chính phủ.
b). Sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và các Phó thủ tướng là những người giúp Thủ
tướng theo sự phân công của Thủ tướng; khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng
được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
c). Sự hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia vào công việc
chung của Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu một bộ hay cơ quan ngang bộ.
Chính phủ là cơ quan làm việc theo chế tập thể, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm
quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số gồm những vấn đề sau:
+ Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ;
+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự án luật, pháp
lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uy ban thường vụ Quốc hội;các nghị quyết, nghị
định của Chính phủ;
+ Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, năm năm,
hàng năm, các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân
sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương; tổng
quyết tóan ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội;
+ Đề án chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;
+ Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn
đề tiền tệ, các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể Bộ, cơ quan ngang Bộ;
việc thành lập mới, nhập, chia điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc
thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập
mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương;
+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
3.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ :
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, có những nhiệm vụ quyền hạn, thẩm
quyền quy định trong Điều 114 Hiến pháp 1992 và Chương III Luật tổ chức Chính phủ gồm :
- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ;
- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị thông tư của Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, quyết định, chỉ thị của UBND và chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các vănbản của các cơ quan nhà nước cấp
trên;
- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết bất hợp pháp của HĐND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương đồng thời đề nghị Uy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ,
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương;
- Phê chuẩn việc bầu cử các thành viên UBND cấp tỉnh,
- Miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác
của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo pháp luật và quy chế hiện thành, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, lãnh
đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch UBND các cấp; quyết định những vấn đề được Hiến pháp và luật pháp quy định
thuộc thẩm quyền của mình (Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ).
Thủ tướng còn chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ. Để tăng cường
sự chỉ đạo của Thủ tướng, cũng như để đề cao vai trò và trách nhiệm của các Phó Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng được Thủ tướng phân công phụ trách khối hay lĩnh vực, giúp Thủ
tướng chỉ đạo việc điều hòa phối hợp công việc của các Bộ trưởng, bảo đảm sự thống nhất
lãnh đạo của Thủ tướng, tránh tình trạng phân tán. Ngòai ra, để giúp Chính phủ chuẩn bị
những đề án lớn, có tính chất liên ngành, có thể thành lập Hội đồng hoặc ủy ban thường
xuyên hoặc lâm thời thuộc Chính phủ. Các Hội đồng và ủy ban này với địa vị pháp lý và
cơ cấu tổ chức hợp lý, có thể làm việc đạt hiệu quả thiết thực với tư cách là cơ quan nghiên
cứu, tư vấn, chuẩn bị đề án hoặc giao trách nhiệm chỉ đạo phối hợp giải quyết những vấn đề
quan trọng liên ngành.
3.2. Bộ và cơ quan ngang Bộ.
3.2.1. Vị trí, vai trò :
Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ
công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện việc đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại
doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật (Điều 22, Luật tổ chức Chính
phủ).
Điều 116 Hiến pháp 1992 quy định: Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành do mình phụ trách, bảo đảm quyền tự
chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.
Phạm vi quản lý (hành chính) nhà nước của bộ đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân
công, bao gồm hoạt động của mọi tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội ... hoặc mọi tổ chức hành
chính, sự nghiệp thuộc các thành phần khác nhau và trực thuộc các cấp chính quyền, các đòan
thể, các tổ chức xã hội khác nhau, hoạt động của mọi công dân, cũng như hoạt động của
mọi tổ chức và của người nước ngoàitại Việt Nam trên lĩnh vực thuộc Bộ quản lý.
Bộ trưởng, một mặt là thành viên của Chính phủ, cơ quan hành pháp cao nhất, tức là
mang tính quyền lực chính trị trong quyền lực thống nhất; mặt khác, là người đứng đầu bộ
thực hiện quyền hành pháp, tức là người đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước đối với
ngành hay lĩnh vực, để quản lý các ngành hay lĩnh vực được giao trong phạm vi cả nước.
Có hai loại bộ: bộ quản lý nhà nước đối với ngành, và bộ quản lý đối với lĩnh vực (cũng
có thể gọi là bộ quản lý tổng hợp, hay quản lý chức năng, hay quản lý liên ngành).
- Bộ quản lý theo lĩnh vực là cơ quan nhà nước trung ương của Chính phủ thực hiện sự
quản lý hành chính nhà nước theo từng lĩnh vực lớn (kế hoạch, tài chính, khoa học – công
nghệ, lao động, ngoại giao, nội vụ ... ) liên quan đến hoạt động của tất cả các bộ, các cấp
quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức trong xã hội và công dân. Bộ quản lý lĩnh vực có
nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh tế – xã hội chung; xây
dựng các dự án kế hoạch tổng hợp và cân đối liên ngành; xây dựng các quy định chính sách,
chế độ chung (tham mưu cho Chính phủ), hoặc tự mình ra những pháp quy về lĩnh vực mình
phụ trách, và hướng dẫn các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thi
hành; kiểm tra và bảo đảm sự chấp hành thống nhất pháp luật nhà nước trong hoạt động của
các Bộ và các cấp về lĩnh vực mình quản lý, đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều
kiện thuận lợi cho bộ quản lý ngành hòan thành nhiệm vụ.
- Bộ quản lý ngành, là cơ quan nhà nước trung ương của Chính phủ có trách nhiệm quản
lý những ngành kinh tế – kỹ thuật, văn hóa, xã hội: (như nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải, xây dựng, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế), có thể tập hợp với nhau thành
một hay một nhóm liên ngành rộng. Bộ cũng có trách nhiệm chỉ đạo tòan diện các cơ quan,
đơn vị sự nghiệp, kinh doanh do mình quản lý về mặt nhà nước.
3.2.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng. a). Vai
trò của Bộ trưởng :
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về
lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước nên Bộ trưởng cũng có những chức
năng lập quy, quản lý, tổ chức và nhân sự với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước thẩm
quyền riêng.
Về trách nhiệm, theo điều 117 Hiến pháp 1992 quy định : Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực
ngành mình phụ trách.
b). Quan hệ giữa Bộ trưởng với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:
Bộ trưởng hoạt động và quản lý vừa là với tư cách thành viên Chính phủ vừa là với tư
cách thủ trưởng của Bộ. Do đó, Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc
quyền hạn, trách nhiệm thẩm quyền của bộ, và chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách; chịu sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
c). Quan hệ với Quốc hội :
Bộ trưởng chịu trách nhiệm không chỉ trước Thủ tướng Chính phủ mà cả trước Quốc hội
về lĩnh vực, ngành mình phụ trách; phải trình bày vấn đề và trả lời chất
vấn của Quốc hội, của Uy ban Thường vụ Quốc hội, của các Uy ban của Quốc hội, và của đại
biểu Quốc hội.
d). Quan hệ giữa các Bộ trưởng :
Các Bộ trưởng có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau; tùy thuộc lẫn nhau, phối
hợp với nhau, và khi cần thì ra những văn bản liên bộ; có quyền hướng dẫn và kiểm tra các bộ
thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành hay lĩnh vực, có quyền kiến nghị bộ khác đình
chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy định của cơ quan đó trái với các văn bản pháp luật
của nhà nước hoặc của bộ, tức là trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh
vực mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì trình lên Thủ tướng xem xét
và quyết định.
đ). Quan hệ với chính quyền địa phương :
Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Bộ trưởng có quyền chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác ngành, lĩnh vực
theo đúng nội dung quản lý theo ngành, lĩnh vực, có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị
Thủ tướng bãi bỏ những quy định của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản
của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết
định đình chỉ đó. Trong trường hợp UBND tỉnh, thành phố không nhất trí với quyết định đình
chỉ việc thi hành của Bộ trưởng thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ
tướng.
Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành nghị quyết của
HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của nhà
nước hoặc của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách.
Về phía mình, bộ phải tôn trọng quyền quản lý trên lãnh thổ của chính quyềnđịa phương
theo pháp luật quy định, và phải xem xét ý kiến, kiến nghị của UBND các vấn đề về chính
sách, chế độ ngành, lĩnh vực để điều chỉnh, sửa đổi nếu cần thiết.
e). Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng :
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Bộ được quy định trong điều 22
Chương IV Luật Tổ chức Chính phủ, và Nghị định số 86/2002/NĐ – CP ngày 05 tháng 11
năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ,
cơ quan ngang bộ, bao gồm:
- Chuẩn bị các dự án pháp luật (luật, pháp lệnh) và các dự án khác theo sự phân công của
Chính phủ, về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý hành chính nhà nước của bộ để Chính phủ
xem xét và trình Quốc hội, Uy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Trên cơ sở pháp luật của nhà nước, Bộ trưởng ban hành các văn bản pháp quy cụ thể,
hướng dẫn chế độ quản lý và kế hoạch hóa theo cơ chế thị trường, các chính sách kinh tế –
xã hội cụ thể, các chế độ, thể lệ quản lý, các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm, các định mức về
kinh tế – kỹ thuật để làm cơ sở quản lý ngành hay lĩnh vực.
- Về quy hoạch, kế hoạch: trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã
hội – khoa học – công nghệ thuộc ngành hay lĩnh vực phụ trách; phương hướng mục tiêu và
các cân đối lớn của kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để định hướng cho các ngành, các
địa phương, các địa phương, các đơn vị cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch của mình;
tổng hợp và phân tích hoạt động kinh tế – kỹ thuật tòan ngành. Bộ trưởng có trách nhiệm tổ chức
và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong phạm vi cả nước.
- Về tài chính: Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng trình Chính phủ kế
hoạch tài chính toàn ngành hoặc lĩnh vực gắn với kế hoạch phát triển kinhtế xã hội, chương
trình mục tiêu bao gồm phần do bộ quản lý và thực hiện. Để đề cao trách nhiệm quyền hạn
của bộ trong phạm vi tổng mức thu, chi được duyệt, Bộ trưởng có quyền điều chỉnh chi tiết để
thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt.
Bộ phải rất quan tâm quản lý hạch tóan, kế tóan, kiểm tóan, đánh giá việc bảo tồn vốn, sử
dụng vốn và tài sản được nhà nước giao cho bộ, các tổ chức sự nghiệp và các doanh nghiệp
do bộ trực tiếp quản lý về mặt nhà nước.
- Xây dựng trình Chính phủ kế hoạch hợp tác quốc tế và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế
hoạch ấy; trình Chính phủ việc ký kết, tham gia, phê duyệt các điều ước quốc tế; tổ chức thực
hiện và hướng dẫn các bộ, các UBND thực hiện việc hợp tác quốc tế theo kế hoạch và sự
phân công của Chính phủ; theo dõi, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thuộc ngành hoặc lĩnh vực
triển khai các quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động kinh doanh, sự nghiệp theo các hiệp
định ký kết với nước ngoài. Các bộ quản lý ngành cũng như lĩnh vực có trách nhiệm lớn, và
đây là một nhiệm vụ đặt ra nhiều vấn đề mới và đòi hỏi kiến thức, năng lực mới.
- Về tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước: xây dựng và hòan thiện bộ máy tổ chức quản lý
ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ
quản lý hành chính nhà nước cho UBND địa phương; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
các quy định về hệ thống tổ chức của ngành, về các chính sách, chế độ quản lý, về tổ chức
và cán bộ bao gồm các chức danh, tiêu chuẩn công chức, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tiền
lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu ... đối với cán bộ, công chức của ngành hoặc lĩnh vực
công tác thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Bộ trưởng đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và các chức
vụ tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và các chức vụ
tương đương.
- Bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra các bộ khác, các Uy ban nhân dân, các tổ chức và công
dân trong việc chấp hành luật pháp, thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ quản
lý hành chính nhà nước thuộc ngành hoặc lĩnh vực công tác của bộ.
Thực hiện khen thưởng, kỷ luật hoặc kiến nghị khen thưởng, kỷ luật các tổ chức và cá
nhân có thành tích xuất sắc hoặc vi phạm pháp luật và chính sách, gây thiệt hại đến lợi ích
chung.
Ngoài ra bộ còn quản lý (hành chính) nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà
nước thuộc ngành, lĩnh vực; bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các cơ sở theo quy định
của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu nhà nước của ngành, lĩnh
vực do mình phụ trách.
- Đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ thì bộ có nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn:
+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể hoặc chuyển
quyền sở hữu tài sản;
+ Quy định nhiệm vụ và cấp kinh phí;
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra ...;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo;
- Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc quyền địa phương.
Bộ trưởng có quyền ra những quy định pháp lý mà UBND phải thi hành. Theo hệ thống
tổ chức hành chính hiện hành, thì các sở và cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực ở các tỉnh và
thành phố là cơ quan chuyên môn thuộcUBND tỉnh, thành phố giúp UBND thực hiện chức
năng quản lý hành chính nhà nước các ngành hay lĩnh vực ở địa phương; đồng thời cơ quan
này chịu sự chỉ đạo của bộ về chuyên môn. Đó là chế độ song trùng phụ thuộc, trừ những
ngành có tính sự nghiệp thống nhất đọc trong cả nước, như hải quan, thuế, bưu điện, ngân
hàng Nhà nước, đường sắt ...
Về cán bộ, Bộ thỏa thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc sở để Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định, trường hợp không nhất trí,
thì Chủ tịch quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3.2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ :
Cơ cấu tổ chức của bộ gồm:
- Các vụ, thanh tra bộ, Văn phòng bộ;
- Cục, tổng cục (không nhất thiết các bộ đều có);
- Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ.
Vụ được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo
hướng một vụ được giao nhiều việc, nhưng một việc không bao giờ giao cho nhiều vụ đảm
nhiệm.
Văn phòng bộ có chức năng giúp Bộ trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức
của bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính quản trị đối với
các hoạt động của cơ quan bộ.
Thanh tra bộ có chức năng thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của
bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Cục thuộc bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của bộ; cục không ban hành văn bản quy phạm pháp luật ... Cục
được thành lập phòng và đơn vị trực thuộc; cục có con dấuvà tài khỏan riêng.
Tổng cục thuộc bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành
lớn, phức tạp không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc
từ trung ương đến địa phương trong phạm vi toàn quốc; tổng cục không ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Tổng cục có cơ cấu tổ chức gồm: cơ quan tổng cục và cục ở cấp tỉnh, chi cục ở cấp huyện
(nếu có). Cơ quan tổng cục gồm văn phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Tổng cục có con dấu và
tài khoản riêng.
- Tổ chức sự nghiệp thuộc bộ được thành lập để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc
bộ hoặc để thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng cần thiết do bộ
trực tiếp thực hiện.
3.3. Uy ban nhân dân các cấp :
3.3.1. Vị trí, vai trò :
Uy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Uy ban nhân dân có hai tư cách:
- Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân : Uy ban nhân dân có nghĩa vụ chấp hành
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội
đồng nhân dân, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, chịu sự đôn đốc, kiểm tra của
thường trực Hội đồng nhân dân.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương : Uy ban nhân dân có trách nhiệm chấp hành
Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (đối với Uy ban nhân dân cấp tỉnh
thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ), điều hành các quá trình kinh tế –
xã hội, hành chính – chính trị ở địa phương dưới sự lãnh đạo chung của Chính phủ.
Để tăng cường tính thống nhất và thứ bậc của bộ máy hành chính, Hiến pháp, Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân quy định: Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn việc
bầu cử; miễn nhiệm, điều động cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Uy ban nhân dân phê chuẩn kết quả bầu cử Uy ban
nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uy
ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên
khác của Uy ban nhân dâncấp dưới trực tiếp.
3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân :
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân các cấp được quy định trong Hiến pháp
1992 (sửa đổi 2001) và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Ngòai ra nhiệm vụ, quyền hạn của Uy ban nhân dân còn được quy định tại nhiều văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành tương ứng với từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại các điều từ Điều
82 đến Điều 96 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân năm 2003.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại các điều từ
Điều 97 đến Điều 110 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân năm 2003.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uy ban nhân dân cấp xã – từ Điều 111 đến Điều118 Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân năm 2003.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền chung, Uy ban nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực : kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng, giao thông vận
tải; thương mại, dịch vụ, du lịch; giáo dục, đào tạo; văn hóa, thông tin, thể dục thể thao; y tế
và xã hội; khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự, an
tòan xã hội; thi hành pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính;
Đối với Uy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực
: kinh tế; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp; xây dựng,
giao thông vận tải; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao; quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phươn; thực hiện chính sách dân tộc và
chính sách tôn giáo; thi hành pháp luật
3.3.3. Hình thức làm việc của Ủy ban nhân dân:
Uy ban nhân dân làm việc thông qua kỳ họp của Ủy ban nhân dân, thông qua hoạt động
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Ủy ban nhân dân.
Những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phải được thảo
luận tập thể và quyết định theo đa số như: lập chương trình làm việc, kế hoạch và ngân sách,
các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế – xã hội, thông qua báo cáo của
UBND trước HĐND, đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn; phân
vạch và điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương …
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uy ban nhân dân,
chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, cùng với tập thể
Uy ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của
UBND trừ những vấn đề phải giải quyết trên phiên họp của Uy ban nhân dân; đồng thời
Chủ tịch Uy ban nhân dân có những quyền hạn riêng của mình do pháp luật quy định; tổ chức
tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp
luật; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uy ban nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu các
thành viên của Uy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm,
cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn
nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm,
điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp nhà
nước quản lý; đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của cơ quan chuyên
môn thuộc Uy ban nhân dân cấp mình và những văn bản sai trái của Uy ban nhân dân, Chủ
tịch Uy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ…
Phó chủ tịch Uy ban nhân dân và các thành viên khác của Uy ban nhân dân thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn do chủ tịch Uy ban nhân dân phân công, và chịu trách nhiệm trước Chủ
tịch Uy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Mỗi thành viên của Uy ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của
mình trước Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp
mình, và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
3.4. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND :
3.4.1. Vị trí, vai trò :
Địa vị pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại
Nghị định của Chính phủ số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Nghị định 16/2009/NĐ-
CP ngày 16/02/2009 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 13/2008/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Địa vị
pháp lý của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Nghị
định của Chính phủ số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 và Nghị định số 12/2010/NĐ-CP
ngày 26/02/2010 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 14/2008/NĐ-CP) quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện, ở cấp
tỉnh gọi là sở, ở cấp huyện gọi là phòng và các cơ cấu tương đương) là cơ quan tham mưu,
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý
nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy
ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất
quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở hoặc địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp
vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên .
3.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn :
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có những nhiệm vụ,
quyền hạn tương tự nhau, cụ thể là:
- Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định, chỉ thị về lĩnh lực quản lý được
giao.
- Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về
lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ về cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của mình.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (đối với cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan
chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của mình cho cơ quan chuyên
môn cấp dưới.
- Tổ chức nghiên cứu (đối với cấp tỉnh), ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước chuyên môn của cơ quan chuyên
môn của mình.
- Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cùng cấp và của cơ quan quản lý theo
ngành, lĩnh vực cấp trên.
- Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá
nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống
tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Ủy ban nhân dân.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức,
viên chức thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp
luật, theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
và phân công của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cùng cấp giao.
Ngòai những nhiệm vụ, quyền hạn chung nói trên, cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có một nhiệm vụ, quyền hạn khác với nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan chuyên môn cấp huyện do địa bàn và phạm vi quản lý của cấp tỉnh rộng lớn hơn
so với cấp huyện.
3.4.3. Chế độ làm việc của cơ quan chuyên môn :
Cơ quan chuyên môn là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoạt
động theo chế độ thủ trưởng.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là người đứng đầu và chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và trước cơ quan cấp trên
về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
Phó Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là người giúp Thủ trưởng chỉ
đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được phân
công. Khi Thủ trưởng vắng mặt một Phó Thủ trưởng được Thủ trưởng ủy nhiệm điều hành
các hoạt động của cơ quan chuyên môn
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn căn cứ vào quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân cùng cấp xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ đó.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cùng cấp phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị
thuộc quyền quản lý của mình.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện chế độ báo cáo với Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực
cấp trên về tổ chức và hoạt động của mình; xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền
và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu;
phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn khác, tổ chức chính trị – xã hội cùng cấp để
giải quyết các vấn đề liên quan đế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
CHƯƠNG IV
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính :
1.1.1. Khái niệm :
Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý (hành chính) nhà nước cần phải tiến hành
theo trật tự pháp lý. Điều đó có nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và
trình tự thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức trong quá trình
giải quyết các công việc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến các tổ chức cá nhân
khác.
Tòan bộ các quy chế pháp lý về trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước
và của cán bộ, công chức trong họat động quản lý nhà nước tạo thành chế định pháp luật về
thủ tục hành chính – một chế định quan trọng của luật hành chính.
1.1.2. Đặc điểm :
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi, nội dung thủ tục hành chính. Tuy
nhiên, các quan điểm về vấn đề này đều thống nhất về các đặc điểm chung của thủ tục hành
chính, bao gồm:
a). Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong họat động quản lý
hành chính nhà nước :
Thủ tục hành chính do luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
b). Thủ tục hành chính là thủ tục viết :
Được thực hiện chủ yếu tại công sở nhà nước và kết quả của thủ tục hành chính thường
thể hiện bằng các văn bản hành chính nhà nứơc. Do đó việc thực hiện thủ tục hành chính
gắn bó mật thiết và được hổ trợ đắc lực bởi công tác văn thư.
c). Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức và cán bộ, công
chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật :
Đó là các chủ thể của quản lý (hành chính) nhà nước như: cơ quan hành chính nhà nước,
tòa án, viện kiểm sát và một số tổ chức, cá nhân khác khi được nhà nước trao quyền thực hiện
những nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể.
d). Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc nội bộ của cơ quan nhà
nước và những công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác :
Vì vậy, thủ tục hành chính rất đa dạng, có nhiều lọai. Mỗi lọai thủ tục hành chính đặt ra
trình tự và những yêu cầu khác nhau đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2. Các nguyên tắc của thủ tục hành chính.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đồng thời để giải quyết nhanh
chóng, chính xác các công việc có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân, thủ tục hành chính phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.
Những nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, bao
gồm:
- Chỉ có các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền do pháp luật quy định mới
được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải thực hiện theo đúng trình tự, bằng
những phương tiện, biện pháp mà pháp luật cho phép.
- Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công minh.
- Thủ tục hành chính phải được niêm yết và thực hiện công khai.
- Các chủ thể của thủ tục hành chính có quyền bình đẳng trước pháp luật.
- Thủ tục hành chính phải được thực hiện một cách đơn giản và tiết kiệm.
- Các chủ thể tiến hành thủ tục hành chính phải có tinh thần trung thực, khách quan, vô tư.
1.3. Các loại thủ tục hành chính :
Thủ tục hành chính rất đa dạng, có thể phân chia thành 3 nhóm:
1.3.1. Thủ tục hành chính nội bộ:
Đây là những thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong một cơ quan nhà nước, trong
một hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Thủ tục hành chính nội
bộ bao gồm một số thủ tục cụ thể như: ban hành quyết định hành chính; tuyển dụng, bổ
nhiệm cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật …
1.3.2. Thủ tục hành chính liên hệ:
Đây là những thủ tục để tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính;
trưng dụng, trưng mua tài sản của tổ chức, cá nhân … Thủ tục hành chính liên hệ thường thể
hiện bằng việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ công chức có thẩm quyền thực hiện quyền lực
nhà nước thông qua việc áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc, các sự
vụ cụ thể trong quản lý nhà nước. Kết quả của thủ tục này thường là các quyết định hành
chính hay các văn bản hành chính nhà nước.
1.3.3. Thủ tục văn thư :
Đây là những thủ tục có tinh chất bổ trợ cho các thủ tục hành chính khác. Thủtục văn thư
thể hiện bằng các hoạt động lưu trữ, xử lý, quản lý và cung cấp các công văn, giấy tờ để
các chủ thể có thẩm quyền ra các quyết định hành chính hay các văn bản hành chính nhà
nước. Thủ tục văn thư mang nặng tính chất kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi phải có
sự tỉ mỉ, chính xác và đúng thể thức tùy theo các lọai việc.
Việc phân chia các loại thủ tục hành chính như trên chỉ là ước lệ, có tính chất tương đối để
nghiên cứu. Trong thực tiễn, các thủ tục hành chính được áp dụng đan xen, thống nhất với
nhau. Thực hiện một thủ tục nội bộ đòi hỏi phải tiến hành các công việc thuộc thủ tục liên hệ,
thủ tục văn thư và ngược lại.
1.4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính :
Thủ tục hành chính thường diễn ra theo trình tự thời gian và có thể chia thành các giai
đoạn sau đây:
1.4.1. Đưa vụ việc ra để giải quyết :
Đây là giai đoạn bắt đầu thủ tục hành chánh. Cơ quan nhà nước có thể tự mình hoặc căn
cứ vào sáng kiến vụ việc của cá nhân, tổ chức để quyết định đưa vụ việc ra giải quyết theo
thủ tục hành chính. Trong một số trường hợp khác do pháp luật quy định, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền buộc phải đưa vụ việc ra để giải quyết. Do đó, các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo,
các vi phạm hành chính, các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý
là những căn cứ làm bắt đầu một thủ tục hành chính.
Sau khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết, cơ quan hoặc người có thẩm quyền thường
phải tiến hành những hành vi có tính chất bổ trợ như: lập biên bản; thu nhập, xác minh chứng
cứ tài liệu; triệu tập người có liên quan; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm cho
quá trình giải quyết vụ việc được thuận lợi.
1.4.2. Xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc :
Đây là giai đoạn trọng tâm của thủ tục hành chính. Ơ giai đoạn này, cơ quan có thẩm
quyền cần phải thực hiện hai bước:
- Nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, tòan diện các tài liệu, chứng cứ, các tình
tiết có liên quan đến vụ việc;
- Trên cơ sở kết luận về vụ việc ở bước trên, cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra
quyết định giải quyết vụ việc. Đây là hành vi pháp lý quan trọng kết thúc quá trình giải quyết
một vụ việc hành chính.
Căn cứ, thời hạn ra quyết định, nội dung, hình thức quyết định, trình tự ban hành và
công bố quyết định phù hợp với từng loại thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Quyết định giải quyết vụ việc hành chính là quyết định hành chính cá biệt được ban hành
trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền.
1.4.3. Thi hành quyết định hành chính :
Đây là giai đoạn các chủ thể của thủ tục hành chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình đã được xác định trong quyết định hành chính nếu không có khiếu nại, kháng nghị về
quyết định đó. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tự nguyện thi hành
quyết định hành chính. Trường hợp không tự nguyện thi hành, các cơ quan hoặc người có
thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
1.4.4. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính :
Đây là giai đoạn có thể xảy ra sau khi quyết định hành chính được ban hành và cả trong
trường hợp quyết đã được thi hành. Việc xem xét lại quyết định hành chính được tiến hành
khi có khiếu nại của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quá trình này được thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành chính. Ngòai ra,
Viện kiểm sát và những cơ quan nhà nước
hữu quan cũng có thể thực hiện việc kháng nghị, kiến nghị về quyết định hànhchính trong
phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC :
2.1. Khái niệm và đặc điểm của văn bản hành chính nhà nước.
2.1.1. Khái niệm :
Văn bản hành chính nhà nước là những văn bản do các chủ thể quản lý nhà nước ban
hành nhằm thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của mình. Tính chất, đặc điểm của văn
bản hành chính nhà nước bắt nguồn từ tính chất, đặc điểm của quản lý hành chính và hiệu lực
của nó tùy thuộc vào địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành văn
bản.
2.1.2. Đặc điểm :
Văn bản hành chính nhà nước là một loại văn bản nhà nước nên có những đặc điểm của
văn bản nhà nước nói chung, đặc biệt là tính chất pháp lý của nó. Nhiều văn bản hành chính
nhà nước ở cấp trung ương và địa phương là văn bản quyphạm pháp luật nên việc xây dựng
và ban hành cũng phải thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên,
văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước, do đó phần
lớn là những văn bản dưới luật, được ban hành trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, pháp
lệnh, các nghị quyết của cơ quan quyền lực cấp trên và cùng cấp cũng như để chấp hành văn
bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, rất nhiều trong số đó là văn bản áp dụng
quy phạm pháp luật. Đây là đặc điểm chung của văn bản hành chính nhà nước.
2.2. Phân lọai văn bản hành chính nhà nước :
Văn bản hành chính nhà nước được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền theo qui
định của pháp luật, do đó văn bản hành chính có số lượng rất lớn, đa dạng và có phạm vi áp
dụng khác nhau.
Văn bản hành chính nhà nước có thể được phân loại căn cứ vào các tiêu chuẩn sau :
2.2.1. Căn cứ vào cơ quan ban hành :
Văn bản hành chính nhà nước bao gồm :
- Văn bản của Chính phủ (Nghị định)
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định)
- Văn bản của Bộ trường, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (Thông tư)
- Văn bản của Tổng kiểm toán nhà nước (Quyết định)
- Văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp : (Quyết định, chỉ thị)
2.2.2. Căn cứ vào tính chất pháp lý và phạm vi đối tượng áp dụng :
Văn bản hành chính nhà nước bao gồm :
- Văn bản qui phạm pháp luật : gồm các văn bản mà nội dung qui định một cách xử sự
chuẩn mực (qui phạm pháp luật) để các đối tượng có liên quan áp dụng khi rơi vào trường
hợp được văn bản này dự liệu (các Nghị định, Quyết định, Thông tư)
- Văn bản áp dụng pháp luật (văn bản cá biệt) : là các văn bản do cơ quan có thẩm quyền
ban hành để áp dụng cho một đối tượng (hoặc một số đối tượng) trong một trường hợp, hòan
cảnh cụ thể (các Quyết định)
- Các văn bản hành chính thông thường khác như : thông cáo, thông báo, báo cáo, công
văn, … để thông tin hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể trong quá trìnhquản lý nhà nước
2.3. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hành chính :
2.3.1. Khái niệm :
Văn bản qui phạm pháp luật là các loại văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo trình tư, thủ tục luật định trong đó có chứa các qui phạm pháp luật tức các qui tắc
xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người
Theo đ.1 Luật ban hành VBQPPL được Quốc hội thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu
lực từ 01/01/2009 thì “văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tuc được qui định trong
Luật này hoặc Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uy ban
nhân dân, trong đó qui định các qui tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà
nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”
Văn bản qui phạm pháp luật hành chính là các văn bản qui phạm pháp luật dohệ thống
cơ quan quản lý nhà nước ban hành
2.3.2. Đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật hành chính:
Phân tích khái niệm trên và dựa vào tác động thực tế, văn bản qui phạm pháp luật có các
đặc điểm sau:
a). Văn bản qui phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước ban hànhhoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định:
Như vậy, để được xem là văn bản qui phạm pháp luật phải hội đủ các điều kiện :
- Thể hiện bằng bản viết, bản in, có khả năng truyền đạt, phổ biến, lưu trữ.
- Do một cơ quan nhà nước hoặc nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối
hợp ban hành nghĩa là chỉ có cơ quan Nhà nước được cho phép mới được quyền ban
hành.
- Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật không được tùy tiện mà phải tuân thủ theo
hình thức, trình tự, thủ tục riêng do luật định cho từng loại văn bản.
b). Văn bản qui phạm pháp luật chứa đựng các qui tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc lĩnh
vực hành chính:
Trong văn bản này phải chứa đựng qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi
người nghĩa là chứa đựng những qui định mà bất cứ ai khi rơi vào hoàn cảnh, trường hợp nầy
đều chịu sự chi phối của văn bản.
Qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm việc thực hiện là
những chuẫn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ
được qui tắc đó điều chỉnh. Các chuẩn mực nầy do cơ quan Nhà nước qui định dựa trên thực
tiễn xã hội, qui luật phát triển khách quan và quan điểm Nhà nước nhằm hướng cách xử sự
của mọi người trong những trường hợp cụ thể theo cách thức do Nhà nước qui định.
c). Văn bản qui phạm pháp luật hành chính được áp dụng nhiều lần trong thực tế:
Nội dung của văn bản qui phạm pháp luật nhằm nêu cách xử sự trong từng trường hợp,
hoàn cảnh. Trong thực tế, khi một trường hợp cá biệt xảy ra, phù hợp với nội dung văn bản
qui phạm pháp luật, văn bản nầy sẽ được “áp dụng” để “cá biệt hóa” trong từng trường hợp
cụ thể bằng các văn bản cá biệt (hay văn bản áp dụng pháp luật). Từ một văn bản qui phạm
pháp luật có thể “cá biệt hóa” để áp
dụng trong nhiều trường hợp thực tế (bằng nhiều văn bản cá biệt), do vậy, văn bản qui phạm
pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tế.
Điểm này thể hiện sự khác biệt giữa văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp
luật (còn gọi là văn bản cá biệt) là văn bản chỉ áp dụng một lần và đối với chủ thể được xác
định rõ (thí dụ : các quyết định khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử phạt hành
chánh,…).
2.3.3. Các lọai văn bản qui phạm pháp luật hành chính tại nước ta hiện nay
:
Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008, các loại văn bản
qui phạm pháp luật ở nước ta được chia thành các loại sau:
- Hiến pháp, luật (bộ luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Lệnh, quyết đđịnh của Chủ tịch nước.
- Nghị đđịnh của Chính phủ.
- Quyết đđịnh của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Thông tư củachánh án
TANDTC.
- Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo.
- Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Quyết định của Tổng kiểm tóan nhà nước
- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
Như vậy, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, văn bản qui phạm pháp luật gồm
các lọai sau đây :
a). Văn bản do Chính phủ ban hành:
* Nghị định :
Nghị định của Chính phủ ban hành để qui định các vấn đề sau đây :
- Qui định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quôc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của
công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
- Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thànhluật hoặc
pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban
hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụQuốc hội.
b). Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
* Quyết định :
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề
sau đây:
- Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ;
- Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt
động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp
trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c). Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành:
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy
định các vấn đề sau đây:
- Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết
định của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh
vực do mình phụ trách;
- Quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách
và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
d). Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch:
Văn bản qui phạm pháp luật liên tịch là những văn bản qui phạm pháp luật do nhiều cơ
quan có thẩm quyền phối hợp ban hành.
Theo Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản qui phạm pháp luật hành
chính liên tịch gồm có Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ
chức chính trị – xã hội và Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC hoặc giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ với nhau.
* Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị –
xã hội:
Được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ
chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
* Thông tư liên tịch , gồm :
- Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà
án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: được ban hành để
hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác
liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
- Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ : được ban
hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,
nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.
đ). Văn bản do UBND (các cấp) ban hành:
Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004, áp
dụng từ ngày 01/4/2005, văn bản qui phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp ban hành gồm có : Nghị quyết của HĐND và Quyết định, chỉ thị của UBND (các
cấp)
* Quyết định của UBND:
Quyết định của UBND ban hành để thi hành Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan Nhà
nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng , an ninh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn; qui định một vấn đề cụ thể theo văn bản của cơ quan cấp trên giao
* Chỉ thị của UBND:
Chỉ thị của UBND ban hành để qui định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn
đốc và kiểm tra họat động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của HĐND, UBND cấp dưới
(nếu có) trong việc thực hiện văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, của HĐND cùng cấp và
quyết định của mình.
2.4. Hiệu lực của văn bản qui phạm pháp luật:
Khi một văn bản qui phạm pháp luật được Nhà nước ban hành cần xác định văn bản
này có giá trị từ lúc nào, đến lúc nào và trong khu vực nào, đối với ai. Đó là hiệu lực của
văn bản, bao gồm: hiệu lực trong thời gian và hiệu lực trong không gian.
2. 4.1. Hiệu lực của VBQPPL theo thời gian:
@. Thời điểm văn bản qui phạm pháp luật phát sinh hiệu lực: a). Đối
với các VBQPPL của các cơ quan trung ương :
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản
nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng
khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay
trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện
thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất sau
hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật
không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung
thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định trên.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành,
cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để
đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công
báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như
văn bản gốc.
b). Đối với văn bản qui phạm pháp luật của HĐND, UBND :
- Cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là 5
ngày
- Cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 3 ngày;
- Cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày và phải được niêm yết chậm nhất là 2 ngày) kể từ ngày
được thông qua hoặc ký ban hành trừ trường hợp văn bản qui định ngày có hiệu lực muộn
hơn.
Trường hợp văn bản của UBND qui định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát
sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể qui định ngày có hiệu lực sớm hơn.
@. Thời điểm văn bản chấm dứt hiệu lực :
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp
sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước
đã ban hành văn bản đó;
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một
vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có
quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
@. Thời điểm văn bản ngưng hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có
quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp
tục có hiệu lực.
Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản
phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải
được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
@. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy
phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng
văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình
chỉ việc thi hành, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản
khác phải xác định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửađổi, bổ sung, thay
thế, huỷ bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ
sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình
đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trong trường hợp
chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản đó danh mục văn bản,
điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm
pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có
trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.
Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung,
thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ
quan ban hành.
@. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới
được quy định hiệu lực trở về trước.
Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thựchiện hành vi
đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý
hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu
lực thì áp dụng văn bản mới.
2.4.2. Hiệu lực của VBQPPL theo không gian:
Hiệu lực của VBQPPL theo không gian là tìm hiểu khu vực áp dụng và các đối tượng
chịu sự chi phối của VBQPPL, được xác định như sau:
a). Trường hợp trong văn bản có xác định rõ phạm vi hiệu lực trong không gian
Trường hợp nầy khu vực áp dụng và đối tượng chịu sự chi phối sẽ áp dụng theo qui
định của văn bản
Thí du : đ.2 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (áp dụng từ 20/5/2010) qui định đối
tượng áp dụng nghị định là cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ trên lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Như vậy, phạm vi hiệu lực trong không gian của văn bản này là áp dụng trên lãnh thổ
nước Việt Nam bất luận chủ thể là ai (cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức
nước ngòai) có hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
b). Trường hợp trong văn bản không quy định rõ phạm vi hiệu lực về không gian,
Trường hợp nầy, khu vực và đối tượng chịu sự chi phối được xác định dựa trên:
*. Thẩm quyền ban hành:
Những văn bản do các cơ quan trung ương ban hành có hiệu lực trong cả nước. Những
văn bản do cơ quan địa phương ban hành có hiệu lực đối với công dân, tổ chức ở địa phương
đó.
Văn bản qui phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài
đang ở tại Việt Nam hoặc tại địa phương nào đó trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác
*. Phạm vi tác động của văn bản:
- Những văn bản có phạm vi tác động đến một hoặc nhiều lĩnh vực phổ biến thì có hiệu
lực đối với mọi người, tác động trên một lĩnh vực cụ thể nào đó thì chỉ có hiệu lực cho
những đối tượng thuộc lĩnh vực nầy. Thí dụ: qui định về giữ gìn vệ sinh công cộng thì áp
dụng chung cho mọi người; qui định về kê khai, nộp một loại thuế nào đó chỉ áp dụng đối với
những người có liên quan
- Những văn bản có phạm vi tác động giới hạn cho một vùng nào đó thì hiệu lực áp
dụng giới hạn cho những người trong phạm vi này. Thí dụ: những văn bản qui định áp dụng
cho vùng biên giới, hải đảo, miền núi, chỉ có hiệu lực áp dụng cho những đối tượng trong
vùng này mà thôi.
CHƯƠNG V
QUY CHẾ PHÁP LÝ
CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC :
1.1. Khái niệm công vụ :
Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính nhà nước, nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và
cá nhân.
Tuy nhiên, công vụ cũng có điểm khác nhiệm vụ. Công vụ là hoạt động nhà nước có tính
chất thường xuyên, liên tục; hoạt động công vụ chủ yếu do đội ngũ công chức chuyên nghiệp
tiến hành. Nhiệm vụ là những công việc Nhà nước phải làm vì mục đích nhất định trong một
khoảng thời gian xác định.
Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xãhội vì họ
phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Để đảm bảo cho cán bộ,
công chức hòan thành tốt công vụ, nhiệm vụ được giao, Luật cán bộ, công chức qui
định các nguyên tắc trong thi hành công vụ như sau :
- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu qu.
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
1.2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức :
Hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện thông qua hành vi của các cá nhân cụ thể,
được Nhà nước trao cho việc thực hiện quyền lực nhà nước. Từ đó hình thành khái niệm cán
bộ, công chức, viên chức, một chủ thể đặc biệt và quan trọng của luật hành chính.
Cán bộ, công chức, viên chức là một đối tượng lao động đặc biệt, thực hiện công vụ,
nhiệm vụ do nhà nước giao. Trong mỗi giai đọan lịch sử, pháp luật Việt Nam sử dụng các
khái niệm khác nhau để chỉ đối tượng lao động này.
Sau khi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh số 76/SL ngày 20 /5/1950 quy định về chế độ công chức. Theo Sắc lệnh này, chỉ những
công dân Việt Nam được chính quyền cách mạng tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức vụ
thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ mới được coi là công chức. Như vậy, phạm vi
công chức quy định trong Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 là rất hẹp.
Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt
động hòan tòan theo những chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao. Do đó những công nhân làm
việc tại các đơn vị kinh tế quốc doanh cũng được xem như đang thực hiện công vụ, nhiệm vụ
nhà nước. Nhà nước trả lương và thực hiện mọi chế độ đãi ngộ đối với tất cả những người
làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, đơn vị kinh tế quốc doanh và địa vị pháp lý của những người này là như
nhau. Từ đó, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam hình thành một khái niệm
chung “công nhân viên chức nhà nước”.
Phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, các đối tượng lao động trong xã hội có sự phân hóa một cách rõ rệt. Theo đó, yêu
cầu bức xúc đặt ra là Nhà nước phải có những quy chế pháp lý phù hợp với các đối tượng lao
động; đồng thời xác định địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ trong quá trình làm
việc tại các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, thời gian qua các cơ quan Nhà nước ban hành những
văn bản pháp luật quan trọng như : Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung các năm
2002, 2006 và 2007) Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và
năm 2003) để điều chỉnh các đối tượng này. Theo pháp luật hiện hành, những người làm
việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo chế độ hợp đồng lao động được gọi là người
lao động (người làm công ăn lương); cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động (gọi
chung là người sử dụng lao động) có trách nhiệm trả lương cũng như các đãi ngộ khác đối
với họ và quy chế pháp lý điều
chỉnh đối tượng này là pháp luật lao động. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu hay
cử làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được gọi là
cán bộ, công chức.
Hiện nay, đối tượng cán bộ, công chức được điều chỉnh bởi Luật cán bộ, công chức năm
2008 (áp dụng từ 01/01/12010), viên chức được điều chỉnh bởi Luật viên chức năm 2010 (áp
dụng từ 01/01/2012), phân biệt như sau :
1.2.1. Cán bộ :
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã
hội ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm
kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,
người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội. Theo quy định của Điều 61 Luật cán bộ, công
chức 2008, cán bộ cấp xã gồm có:
a). Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy b). Chủ
tịch, Phó Chủ tịch HĐNDc). Chủ tịch, Phó
Chủ tịch UBND
d). Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đ). Bí thư
Đòan Thành niên Cộng sản Hồ Chí Minhe). Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
g). Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
h). Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Giữa cán bộ và công chức tuy có những điểm chung như: là công dân Việt Nam, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cùng có các quyền, nghĩa vụ chung như
trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy với nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc thi hành nhiệm vụ; đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy
nhiên cũng có sự khác nhau giữa cán bộ, công chức.
Cán bộ là những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ chức vụ lãnh đạo trong
các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội các cấp. Ơ mỗi cấp, cán
bộ là những người giữ trọng trách trong một cơ quan, tổ chức, do đó yêu cầu không thể thiếu
là khả năng bao quát với tư duy, năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chính trị đáp ứng và
phù hợp với yêu cầu của cấp mà cán bộ đólà thành viên ; còn công chức là người được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý, vào các ngạch, bậc khác nhau để thực hiện
công việc mang tính chuyên môn, nghiệp vụ; yêu cầu có tính tiên quyết đối với họ là phải có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ, ngạch, bậc, vị trí việc làm.
Để trở thành cán bộ phải thông qua việc bầu cử, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm; còn đối với
công chức về cơ bản phải qua thi tuyển hoặc xét tuyển, bổ nhiệm với những tiêu chuẩn,
điều kiện cụ thể không giống nhau. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện bổ nhiệm vào
những chức danh, chức vụ, ngạch, bậc đối với công chức vì thế có những yêu cầu khác với
cán bộ.
1.2.2. Công chức :
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh
đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị – xãhội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Công chức cấp xã
là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức quy định tại Điều 32 của Luật cán bộ, công chức bao gồm:
- Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội;
- Công chức trong cơ quan nhà nước;
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Cụ thể qui định này, Nghị định 06/2010/NĐ-CP (25/01/2010), áp dụng từ ngày 15/3/2010,
qui định :“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị” gồm :
a). Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam :
@. Ở Trung ương:
- Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm
việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố HồChí Minh, thành phố
Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban
Đảng ở Trung ương;
- Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người
làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy
ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
@. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh):
- Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người
làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy;
- Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người
làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh
ủy, thành ủy;
- Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan
ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành
ủy.
@. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện):
Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm
việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành
ủy thuộc tỉnh.
b). Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà
nước :
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó
Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong
các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
c). Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ thành lập :
- Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp
trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra và tổ chức khác không phải
là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ
chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng
cục và tương đương.
- Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc
trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong các tổ chức do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
d). Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện : @. Ở cấp
tỉnh:
- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và
người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải
là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân;
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm
việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban
Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
@. Ở cấp huyện:
- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn
phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không
tổ chức Hội đồng nhân dân;
- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân.
đ). Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân :
@. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên
trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng,
vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dântối cao;
@. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các
tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong
văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
@. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân
cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
e). Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân:
@. Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người
làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
@. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra
viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
@. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều
tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.
g). Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội : @. Ở
Trung ương:
- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm
việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam (gọi là tổ
chức chính trị - xã hội);
- Người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội.
@. Ở cấp tỉnh:
Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm
việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức
tương đương.
@. Ở cấp huyện :
Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.
Công chức quy định tại các khoản trên không bao gồm người đang hưởng lương hưu và
trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
h). Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân :
Người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
i). Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập
@. Đơn vị sự nghiệp công lập này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng,
cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp
luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào
tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và
xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
@. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp
phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chính phủ.
@. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân
sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung
ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị
- xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
@. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí
hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy,
thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy,
thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
@. Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự
nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
k). Công chức cấp xã :
Theo quy định của Điều 61 Luật cán bộ, công chức 2008, công chức cấp xã gồm có:
@. Trưởng Công an;
@. Chỉ huy trưởng Quân sự;
@. Văn phòng – Thống kê;
@. Địa chính – Xây dựng – Đô thị và môi trường ( đối với phường, thị trấn) hoặc Địa
chính – Nông nghiệp – Xây dựng và môi trường (đối với xã);
@. Tài chính – kế tóan;@. Tư
pháp – hộ tịch; @. Văn hóa – xã
hội.
So với các đối tượng lao động khác, cán bộ, công chức có những đặc trưng cơ bản là:
- Cán bộ, công chức phải là công dân Việt Nam thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước
thông qua chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu hay cử. Họ làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
- Cán bộ, công chức bao giờ cũng là người thực hiện một công vụ, nhiệm vụ nào đó của
Nhà nước. Họ phải gánh vác một nghĩa vụ nhất định đối với Nhà nước và do vậy họ cũng
được trao những quyền hạn nhất định để hòan thành nghĩa vụ của mình. Trong quá trình thực
hiện công vụ, nhiệm vụ, cán bộ, công chức chỉ được hành động trong phạm vi quyền hạn
được giao.
- Hoạt động thi hành công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức không trực tiếp sản xuất ra
của cải vật chất mà đó là những hoạt động để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói
chung.
- Cán bộ, công chức là đối tượng lao động đặc biệt. Họ thực thi quyền hành nhà nước trên
các mặt họat động của nhà nước. Quy chế pháp lý điều chỉnh đối với cán bộ, công chức được
xác định theo Luật Hành chính.
- Cán bộ, công chức được hưởng lương và các chế độ đãi ngộ khác chủ yếu do ngân sách
nhà nước chi trả.
Như vậy, cán bộ, công chức là những người có quan hệ lao động với Nhà nước. Trong
quan hệ này luôn luôn tồn tại hai yếu tố: yếu tố tự nguyện của người laođộng và yếu tố ý
chí của nhà nước. Sự đồng ý của người lao động là yếu tố cần thiết, là điều kiện bước đầu để
quan hệ này được hình thành. Song, ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới là yếu
tố quyết định hình thành quan hệ pháp luật giữa hai bên.
Người lao động không có quyền buộc Nhà nước phải trao cho mình một chức vụ hoặc
những họat động nhất định. Khi đã trở thành công chức nhà nước, họ không có quyền từ
chối những công việc được giao. Nhà nước có quyền thay đổi, điều động công tác hoặc
chấm dứt quan hệ đó, trong các trường hợp nhằm đảmbảo lợi ích của Nhà nước.
1.2.3. Viên chức :
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị
sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp
nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài
chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự
chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm
vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được
giao quyền tự chủ).
2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Các quy định liên quan đến cán bộ công chức, viên chức được nêu trong Luậtcán bộ,
công chức, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn.
2.1. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức.
2.1.1. Bầu cử cán bộ :
Bầu cử thường được áp dụng trong trường hợp Nhà nước cần trao cho công dân
đảm nhiệm một chức vụ nhất định trong một thời gian nhất định (theo nhiệm kỳ).
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong
hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội. Luật bầu cử Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức
Chính phủ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các văn bản pháp luật
khác. Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được
thực hiện theo điều lệ của các tổ chức đó.
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khi thôi giữ chức vụ được bố trí công tác
theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức.
2.1.2. Tuyển dụng công chức:
Tuyển dụng được thực hiện trong trường hợp Nhà nước trao cho công dân một công vụ,
nhiệm vụ thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tiến hành
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo
đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Căn cứ tuyển dụng công chức theo đ.3 Nghị định 24/2010/NĐ-CP (15/3/2010) được qui định
như sau :
- Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế
của cơ quan sử dụng công chức.
- Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan
quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
- Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ
quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước
thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị thuộc quyền quản lý.
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức
trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển
dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và
phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển khi tổ chức thi tuyển và Hội đồng xét tuyển khi tổ
chức xét tuyển.
Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng, bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ
của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng giúp người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng
thực hiện việc tuyển dụng; đồng thời khi tổ chức tuyển dụng vẫn phải thành lập các bộ phận giúp việc
.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức (đ.36 Luật cán bộ, công chức):
a). Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo;
b). Đủ 18 tuổi trở lên;
c). Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d). Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ). Có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e). Đủ sức
khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g). Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:a).
Không cư trú tại Việt Nam;
b). Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c). Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong
bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh,cơ sở giáo dục.
Phương thức tuyển dụng công chức như sau :
- Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển. Hình thức, nội
dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được
những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
- Người có đủ điều kiện dự tuyển cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở
miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển (xét kết
quả học tập của người dự tuyển; phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển)
Nguyên tắc tuyển dụng công chức là :
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu
số.
Người trúng tuyển công chức phải thực hiện chế độ tập sự. Khi hết thời gian
tập sự, nếu đạt yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch công
chức.
2.1.3. Tuyển dụng viên chức:
Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc :
- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể
dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có
sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng
phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công
lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự
của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng.
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền
quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.
Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp
đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
Hợp đồng làm việc của viên chức gồm các loại sau :
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời
hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36
tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức,
trừ trường hợp trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo Luật viên chức.
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác
định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác
định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời
hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo Luật viên chức.
Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công
lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản
giao cho viên chức.
Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải
được sự đồng ý của cấp đó.
Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian
từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc
làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong
hợp đồng làm việc.
2.1.4. Sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:
Quy chế sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện thông qua các quy định về
việc bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch; đào tạo, bồi dưỡng; điều động,
bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, biệt phái và việc đánh giá
cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức và
các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành .
2.1.4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức :
Quản lý cán bộ, công chức là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần quyết định
vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời tăng cường hiệu quả
thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức.
Nội dung và thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý cán bộ, công chức
được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật về cán
bộ, công chức và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Việc quản lý cán bộ, công chức cũng đựơc qui định trong Luật cán bộ, công chức (đ.5)
Nghị định hướng dẫn của Chính phủ theo nguyên tắc chung sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí làm việc và chỉ tiêu biên chế
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân
cấp rõ ràng.
- Việc sử dụng, đánh giá, phân lọai cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị,
đạo đức và năng lực thi hành công vụ
- Thực hiện bình đẳng giới
Đối với viên chức, Luật viên chức quy định nội dung quản lý viên chức bao gồm :
a) Xây dựng vị trí việc làm;
b) Tuyển dụng viên chức;
c) Ký hợp đồng làm việc;
d) Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp;
đ) Thay đổi vị trí việc làm, biệt phái, chấm dứt hợp đồng làm việc, giải quyếtchế độ
thôi việc;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lý; sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức
theo nhu cầu công việc;
g) Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật viên chức;
h) Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng
viên chức;
i) Lập, quản lý hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức thuộc
phạm vi quản lý.
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện các nội dung quản lý quy
định trên. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chịu trách nhiệm báo cáo cấp trên về
tình hình quản lý, sử dụng viên chức tại đơn vị.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền
quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý viên chức hoặc
phân cấp thực hiện các nội dung quản lý quy định trên cho đơn vị sự nghiệp công lập được
giao quản lý.
2.3. Nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức:
2.3.1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức :
Điều 8 Luật cán bộ, công chức quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng,
Nhà nước và nhân dân như sau:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vu bao gồm:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ
chức đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đòan kết trong cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật
thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết
định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành
nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực
tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt
động công vụ.
Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn
ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận
xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong
lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Khi giao tiếp với nhân dân, cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong,
thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng,
mạch lạc.
Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho
nhân dân khi thi hành công vụ.
2.3.2. Nghĩa vụ của viên chức :
Luật viên chức quy định nghĩa vụ của viên chức bao gồm nghĩa vụ chung, nghĩa vụ
trong chuyên moan và nghĩa vụ của viên chức quản lý
a). Nghĩa vụ chung của viên chức :
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Namvà pháp
luật của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thựchiện
đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả, tiếtkiệm tài
sản được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viênchức.
b). Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp:
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gianvà chất
lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
c). Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách
nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công
lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách,thẩm
quyền được giao;
- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vịđược
giao quản lý, phụ trách;
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt độngnghề
nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sởvật chất,
tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiếtkiệm,
chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
2.3.3. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức :
Tương ứng với các nghĩa vụ, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng những quyền lợi
nhất định phù hợp với nhiệm vụ, công vụ mà họ đảm nhận. Quyền lợi của cán bộ, công
chức, viên chức được quy định theo Bộ luật lao động, Luật cán bộ, công chức, Luật viên
chức như quyền của cán bộ, công chức, viên chức được
bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ, tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương,
về nghỉ ngơi và các quyền khác.
2.3.4. Quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức :
Quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức gắn liền với nhiệm vụ, công vụ được giao và
là phương tiện quan trọng để họ thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Do đó, căn cứ vào địa vị pháp
lý của từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn
vị nơi họ làm việc mà pháp luật quy định quyền hạn của họ là khác nhau trong các văn bản
pháp luật. Trên cơ sở đó mà cán bộ, công chức, viên chức chỉ được thực hiện các nhiệm vụ
quyền hạn trong khuôn khổ pháp luật quy định. Nếu vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn tức là vi
phạm pháp luật; cán bộ, công chức, viên chức phải chịu trách nhiệm pháp lý.
2.3.5. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm : a). Đối
với cán bộ, công chức :
* Liên quan đến đạo đức công vụ :
Cán bộ, công chức không được :
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc
hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
* Liên quan đến bí mật nhà nước:
- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình
thức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn
ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên
quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
* Liên quan đến những vấn đề khác :
Ngoài những qui định trên, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản
xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
b). Đối với viên chức :
Theo điều 19 Luật viên chức, viên chức không được :
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất
đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp
luật.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục,
đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động
nghề nghiệp.
- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2.4. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức :
Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức phát sinh khi có hành vi vi
phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật công vụ.
Cán bộ, công chức, viên chức có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý với tư cách là cán
bộ, công chức, viên chức hoặc với tư cách công dân. Nếu cán bộ, công chức, viên chức vi
phạm với tư cách công dân thì về nguyên tắc họ phải chịu trách nhiệm pháp lý bình đẳng như
công dân khác vi phạm pháp luật.
Các loại trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm:
2.4.1. Trách nhiệm hình sự :
Được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi hô thực hiện hành vi phạm tội
theo quy định của Bộ luật hình sự. Nếu cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tội phạm có
tính chất đặc thù gắn liền với nhiệm vụ, công vụ (các tội phạm về chức vụ, theo qui định của
Bộ luật hình sự) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tương ứng của Bộ luật
hình sự. Cán bộ, công chức, viên chức phạm tội không có tính chất đặc thù (với tư cách công
dân) thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi tư cách cán bộ, công chức, viên chức là
tình tiết tăng nặng để xử lý nghiêm khắc hơn so với các công dân cùng phạm tội đó.
2.4.2. Trách nhiệm hành chính :
Được áp dụng khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm hành chính có tính
chất đặc thù gắn liền với việc thực hiện nhiệm vu được giao. Việc xử lý vi phạm hành chính
được tiến hành theo quy định của pháp luật.
2.4.3. Trách nhiệm kỷ luật :
Được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật
trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, khác với chế độ kỷ luật lao động với người lao động
theo quy định của pháp luật lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong
những hình thức kỷ luật (trách nhiệm kỷ luật) sau đây:
a). Đối với cán bộ :
Cán bộ vi phạm quy định của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Bãi nhiệm.
Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm
kỳ.
Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án
phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiênbị thôi việc.
-Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b). Đối với công chức :
Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức
kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý.
Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị
buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo,
quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
c). Đối với viên chức :
Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật
sau:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định trên còn có thể bị hạn chế
thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
d). Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật:
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Khi hết thời hạn này thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không bị xem
xét xử lý kỷ luật.
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là khoảng thờigian từ
khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức, viênchức đến khi có
quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.Thời hạn xử lý kỷ luật
không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời
gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõthêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể
kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử
theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình
chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra
quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền xử lý kỷ luật.
đ). Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức :
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thể ra quyết định
tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên
chức nếu để cán bộ, công chức, viên chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho
việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày ; trường hợp
cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày đối với cán bộ, công
chức, không quá 30 ngày đối với viên chức; nếu bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ
công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian
nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức, viên chức
không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ
cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương
theo quy định của Chính phủ.
e). Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật:
* Đối với cán bộ, công chức :
- Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo
dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức
thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngàyquyết định kỷ luật có hiệu
lực.
- Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện
việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày
quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi
phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào
tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy
tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái,
đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
- Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm
vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
* Đối với viên chức :
. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì
thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách
chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí
vị trí việc làm khác phù hợp.
- Viên chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có
hiệu lực.
- Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không
được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.
- Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kếtán về hành
vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
- Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời
hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc
thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không
liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.
- Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo
quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại,
khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.
2.4.4. Trách nhiệm vật chất :
Đây là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của cán bộ, công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn
vị bị thiệt hại về tài sản do cán bộ, công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra. Việc xử
lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức trong khi chờ đợi văn bản hướng dẫn mới
theo Luật cán bộ, công chức, hiện được thực hiện theo Nghị định số 118/2006/NĐ –CP ngày
10/10/2006 của Chính phu và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BNV-BTC ngày
20/5/2008. Cán bộ, công chức bị xử lý trách nhiệm vật chất có quyền khiếu nại về quyết định
bồi thường thiệt hại của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản
của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải bồi thường thiệt hại.
2.4.5. Trách nhiệm dân sự :
Đây là trách nhiệm của Nhà nước về việc bồi thường những thiệt hại mà các cá nhân, tổ
chức đã phải gánh chịu do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành nhiệm vụ, cộng vụ
nhà nước. Việc bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại được thực hiện
theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Cán bộ, công
chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho
người khác phải hòan trả cho cơ quan, tổ chức số tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho
người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho
người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị
sự nghiệp công lập.
CHƯƠNG VI
QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
2. TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Hiến pháp năm 1992 đã quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân như là một quyền
cơ bản mọi công dân đều được hưởng.
Thông qua việc khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp các
thông tin về vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế –
xã hội và cá nhân để điều tra, xử lý những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật nhằm
khôi phục những quyền và lợi ích đã bị xâm hại. Đồng thời, cũng thông qua việc khiếu nại,
tố cáo, đề cao được trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ. Ngòai ra, khiếu nại, tố cáo còn tăng cường trách nhiệm của các cơ
quan, người có thẩm quyền, thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được nhanh
chóng, công minh, thỏa đáng nhằm bảo vệ tích cực lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan tổ chức.
Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát
huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, ngày 02/12/1998 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 4 đã
thông qua Luật khiếu nại, tố cáo và đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2004, 2005.
Vào năm 2011, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 2, vào ngày 11/11/2011 đã thông qua
Luật khiếu nại và Luật tố cáo, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2012. Các nội dung dưới
nay được trình bày theo quy định của Luật khiếu nại và Luật tố cáo năm 2011
1. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.
1.1. Khái niệm, đặc điểm.
1.1.1. Khái niệm :
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do
pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn
cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình
1.1.2. Đặc điểm :
Như vậy, trên khía cạnh pháp lý, khiếu nại có các đặc điểm sau đây:
- Phạm vi những người có quyền khiếu nại rộng, bao gồm mọi công dân, cơ quan, tổ chức
bị xâm hại quyền lợi và cán bộ, công chức bị kỷ luật.
- Đối tượng của việc khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Vì vậy, có thể nói khiếu nại theo Luật khiếu nại, tố cáo
thực chất là khiếu nại hành chính.
- Mục đích của người khiếu nại là để nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi
họ có căn cứ cho rằng những quyền và lợi ích đó bị các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công
chức xâm hại.
- Về cơ bản, các khiếu nại được giải quyết theo thủ tục hành chính và thuộc thẩm quyền
của các cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.3. Sự khác biệt giữa quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị , yêu cầu :
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, yêu cầu là những quyền của người dân, có liên quan mật
thiết với những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ảnh hưởng đến hiều lãnh vực trong
xã hội.
Tuy các quyền này có những điểm gần gũi nhau nhưng không đồng nhất.
- Yêu cầu của công dân thường được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (yêu
cầu được nghỉ phép, yêu cầu thi hành án,…), đây là đòi hỏi của công dân đối với cơ quan
Nhà nước hoặc tổ chức nào đó phải đáp ứng các vấn đề họ nêu do luật định. Cũng có trường
hợp sử dụng quyền yêu cầu khi có liên quan đến vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng
trực tiếp đến người yêu cầu.
- Kiến nghị là quyền thường được sử dụng trong hoạt động mang tính tích cực của công
dân nhằm hòan thiện việc quản lý Nhà nước (kiến nghị cải cách thủ tục hành chính, đổi mới
bộ máy Nhà nước,…), không liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật. Nói khác đi, công dân
bằng kiến nghị của mình, đề đạt đến cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị nhận kiến nghị để
đơn vị này khi thực hiện làm tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Khiếu nại, theo đ.2 của Luật khiếu nại (2011), chỉ việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho
rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại là quyền của chủ thể khi bị cơ quan hành chính Nhà nước có quyết định
hoặc hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của mình và trường hợp chủ thể là cán bộ,
công chức bị quyết định của cấp thẩm quyền xử lý kỷ luật.
- Tố cáo, theo đ.2 của Luật tố cáo (2011), chỉ việc công dân, theo thủ tục do Luật này
quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp
luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
1.2. Đối tượng khiếu nại :
Đối tượng của việc khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức.
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ
thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một
số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ
theo quy định của pháp luật.
- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý
của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Theo Luật khiếu nại 2011, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết khiếu
nại gồm :
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình ; giải quyết khiếu nại lần hai đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do
mình quản lý trực tiếp.
- Giám đốc sở và cấp tương đương giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp ; giải
quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng
cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu
nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình ; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp
tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời
hạn nhưng chưa được giải quyết ; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại
giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
(gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực
tiếp
- Bộ trưởng giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp ; giải quyết khiếu nại lần hai
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết ; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của
bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết ; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa
các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Tổng thanh tra Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi
phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
- Chánh thanh tra các cấp giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành
kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao ; giúp thủ trưởng cơ quan quản lý
nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của
thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây
thiệt hại đến lợiích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì
kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xửlý đối với người
vi phạm.
- Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp ; xử lý các kiến nghị của Tổng
thanh tra Chính phủ ; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.4. Thủ tục giải quyết khiếu nại
1.4.1. Quyền khiếu nại :
a). Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần
đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần
hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
b). Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ trưởng) thì người
khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định
của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ
trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi
kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
c). Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại
lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được
giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng
hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
1.4.2. Hình thức khiếu nại :
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày,
tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và
yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc
điểm chỉ.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng
dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại
bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó
ghi rõ nội dung theo quy định trên.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức
tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp
nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định
trên;
b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy
định trên, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi
có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là
một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện
và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.
1.4.3. Thời hiệu khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết
được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì
ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan
khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
1.4.4. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết :
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
a). Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong
chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết
định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm
pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
b). Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
c). Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại
diện hợp pháp;
d). Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
đ). Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; e).. Thời
hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; g). Khiếu nại đã có
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
h).. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu
nại không tiếp tục khiếu nại;
i). Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định
của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
1.4.5. Giải quyết khiếu nại lần đầu :
a). Thụ lý giải quyết khiếu nại :
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho
người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan
thanh tra nhà nước cùng cấp biết ; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
b). Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu :
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày
thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày,
kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
c). Xác minh nội dung khiếu nại :
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có
trách nhiệm sau đây:
- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại
ngay;
- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh,
kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội
dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức
sau đây:
- Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
- Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị
khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
- Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan
cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan giải
trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
- Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên
quan;
- Trưng cầu giám định;
- Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xácminh.
Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
- Đối tượng xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Người tiến hành xác minh;
- Nội dung xác minh;
- Kết quả xác minh;
- Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
d). Tổ chức đối thoại :
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết
quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại
và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại,
người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết
thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác
minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng
cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người
tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người
tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu
vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
đ). Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu :
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại, gồm các nội
dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Kết quả đối thoại (nếu có);
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Kết luận nội dung khiếu nại;
- Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính,
chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu
nại;
- Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
- Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết
luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết
khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải
quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu
nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếunại hoặc người có thẩm quyền,
người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ
quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
1.4.6. Áp dụng biện pháp khẩn cấp :
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị
khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định
tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn
lại của thời hạn giải quyết. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi cho người khiếu nại, người
bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và những người có trách nhiệm thi hành
khác. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định
tạm đình chỉ đó.
1.4.7. Giải quyết khiếu nại lần hai :
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần
đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài
hơn nhưng không quá 45 ngày. Người khiếu nại lần đầu cũng có quyền khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải
quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại lần hai.
a). Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản
cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ
quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý
do.
Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai
thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
b). Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai:
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày,
kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày,
kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài
hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
c). Xác minh nội dung khiếu nại lần hai :
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của
việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người
có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh nội dung khiếu
nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện tương tự như giải quyết khiếu
nại lần 1.
d). Tổ chức đối thoại lần hai :
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối
thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại,
hướng giải quyết khiếu nại. Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện như giải quyết khiếu nại
lần 1.
đ). Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai :
Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung
tương tự như quyết định giải quyết khiếu nại lần 1
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết
khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho ngườikhiếu nại, người bị khiếu
nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau
đây:
- Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải
quyết khiếu nại;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
1.4.8. Hiệu lực và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật:
a). Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật :
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban
hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn
thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban
hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 45 ngày.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
b). Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật::
Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có
biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp
nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức
khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
(nếu có).
Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:
- Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi
ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm
phạm;
- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có
thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp
luật;
- Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan cóthẩm quyền để thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật khi được yêu cầu.
1.5. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
1.5.1. Thời hiệu khiếu nại :
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận
được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu
khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì
ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan
khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
1.5.2. Hình thức khiếu nại :
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày,
tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của
người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến
người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai.
1.5.3. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại :
Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu, lần hai như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếunại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức
tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày
thụ lý.
1.5.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại :
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân
cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷluật do mình ban hành.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quảnlý cán
bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.Bộ trưởng Bộ
Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại
hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
1.5.5. Xác minh nội dung khiếu nại :
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách
nhiệm sau đây:
Trực tiếp hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức bị khiếu nại, xem xét nội dung khiếu nại. Nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì
yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải
quyết;
Trường hợp nội dung khiếu nại chưa được xác định rõ thì tự mình hoặc giao người có
trách nhiệm xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản, báo cáo người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại. Sau khi có kết quả xác minh nội dung khiếu nại thì yêu cầu Hội đồng
kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết
định
1.5.6. Tổ chức đối thoại :
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại
phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại.
Thành phần tham gia đối thoại bao gồm người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chủ trì,
người khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác
minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng
cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người
tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trườnghợp người tham gia đối
thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết
khiếu nại.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
1.5.7. Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu:
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản,
gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan.
1.5.8. Giải quyết khiếu nại lần hai:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm sau đây:
Yêu cầu người ban hành quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại báo cáo việc
xem xét kỷ luật và giải quyết khiếu nại của người bị kỷ luật;
Tự mình hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh, kết luận nội
dung khiếu nại. Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản và báo cáo người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Chủ trì tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoạibao gồm:
a) Người khiếu nại;
b) Người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại;
c) Người bị khiếu nại.
Nội dung đối thoại tương tự như đối thoại khi giải quyết khiếu nại lần 1.
1.5.9. Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản,
gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên
quan trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi
cho Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
1.5.10. Hiệu lực và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật:
a). Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật :
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệulực pháp
luật bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kểtừ ngày
ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai;
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kểtừ ngày
ban hành.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay. Trường
hợp công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống bị kỷ luật
buộc thôi việc mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu
nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu, lần hai mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính
tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
b). Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật::
Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu
lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có
trách nhiệm công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó; bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật.
2. TỐ CÁO VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO.
2.1. Khái niệm, đặc điểm :
2.1.1. Khái niệm :
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức, gồm :
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công
dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý
nhà nước trong các lĩnh vực.
2.1.2. Đặc điểm :
Tố cáo khác với khiếu nại ở một số điểm sau đây:
- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo. Việc tố cáo có thể gây ảnh hưởng đến
uy tín, danh dự của người khác, vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn sự lợi dụng quyền tố
cáo, pháp luật quy định chỉ có công dân nhân danh cá nhân mới có quyền thực hiện việc tố
cáo.
- Đối tượng của việc tố cáo là những hành vi vi phạm pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức
và cá nhân mà người tố cáo biết được. Với nghĩa vụ công dân mà pháp luật quy định, người
tố cáo thông báo về hành vi vi phạm pháp luật đó, đồng thời yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xử lý nhằm bảo đảm kỷ cương và trật tự an tòan xã hội.
- Khi thực hiện việc tố cáo, người tố cáo không vì lợi ích của bản thân mà với mục đích để
bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các tổ chức và cá nhân khác.
2.2. Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ :
2.2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền :
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ,
công chức, viên chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức
cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng
đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với
các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo
quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có thẩm quyền giải
quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ,
công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp
huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
trực thuộc cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trựctiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công
chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục
và cấp tương đương, cán bộ, công chức do mìnhbổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước :
- Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
công chức do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm
toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình quản lý.
2.2.4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do mình tuyển dụng,
bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm
quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ
của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
2.2.5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
:
Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công
chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2.2.6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao
thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực hiện nhiệm vụ,
công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật của người đó trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2.2.7. Trình tự giải quyết tố cáo :
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
- Xác minh nội dung tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo;
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
a). Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo :
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng,
năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố
cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tốcáo bằng đơn thì trong đơn phải
ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố
cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải
quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo
viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố
cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội tố cáo. Trường hợp
nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để
trình bày nội dung tố cáo.
Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như
sau:
- Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết
định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo
biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều
địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố
cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau
đây:
+ Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông
tin, tình tiết mới;
+ Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ
sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
+ Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để
kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.
Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu
hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và
những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo
phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ
quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
b). Xác minh nội dung tố cáo :
Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (gọi chung
là người xác minh nội dung tố cáo).
Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông
tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành
văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiệnđể người
bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo
cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của
người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.
c). Kết luận nội dung tố cáo :
Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội
dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn
bản về nội dung tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc
phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyếttố cáo.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một
lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá60 ngày.
d). Việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo :
Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị
tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố
cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
- Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay
hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy
định của pháp luật.
d). Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bịtố cáo :
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo. Việc gửi
văn bản bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người
giải quyết tố cáo gửi thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
Thông báo kết quả giải quyết tố cáo phải nêu rõ kết luận nội dung tố cáo, việc xử lý người
bị tố cáo, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo cho cơ quan thanh tra nhà nước
và cơ quan cấp trên trực tiếp.
Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng một trong các hình thức sau đây:
- Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết
tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bảo
đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
2.2.8. Việc tố cáo tiếp, giải quyết vụ việc tố cáo tiếp:
Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho
rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với
người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp
trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:
a) Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người
có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết
tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố
cáo;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là
đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc
không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là
không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định trên.
2.3. Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực :
2.3.1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo :
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan
đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các
cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội
dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm
quyền giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2.3.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo :
- Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định
việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được
thực hiện theo quy định trên.
Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh
vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính. Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết
khác với quy định của Luật tố cáo thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc
giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
a). Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
b). Trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người
tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng
biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm
pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong
trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo;
c). Người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2.4. Bảo vệ người tố cáo :
Luật tố cáo 2011 quy dịnh trong chương V những biện pháp nhằm bảo vệ người tố cáo,
nội dung như sau :
2.4.1. Phạm vi, đối tượng và thời hạn bảo vệ :
Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có
tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quyết
định.
Đối tượng bảo vệ gồm có:
a) Người tố cáo;
b) Người thân thích của người tố cáo.
Thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của
từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối
tượng cần được bảo vệ.
2.4.2. Các hình thức bảo vệ :
a). Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo :
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, giải quyết tố cáo, khai
thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp có trách nhiệm giữ bí mật họ, tên,
địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo; đồng thời phải áp dụng biện
pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp
cần thiết để giữ bí mật thông tin và bảo vệ cho người tố cáo.
b). Bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc :
- Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác, làm việc tại
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử
về việc làm dưới mọi hình thức.
- Người có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người tố cáo; không được trả thù, trù dập,
đe dọa, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
- Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử về việc làm dẫn đến giảm
thu nhập, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu người
đã giải quyết tố cáo hoặc người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền
quản lý, sử dụng mình có biện pháp xem xét, xử lý đối với người có hành vi đó; người tố cáo
là người làm việc theo hợp đồng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan
quản lý lao động địa phương có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Khi nhận được yêu cầu của người tố cáo, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra,
xác minh; nếu yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì áp dụng các
biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng biện pháp
để bảo vệ như sau:
+ Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷluật hoặc
quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
+ Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợppháp khác
từ việc làm cho người tố cáo;
+ Xử lý kịp thời người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đếnquyền và
lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
c). Bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú :
- Người tố cáo không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của
công dân tại nơi cư trú.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
bảo đảm để người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập, đe dọa, làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo.
- Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các
quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú thì có quyền yêu cầu người đã giải quyết tố cáo
để người giải quyết tố cáo yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có biện pháp
bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm, đồng thời
xem xét, xử lý người có hành vi vi phạm.
- Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ
đối với người tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết
định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:
+ Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi
hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo;
+ Khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm;
+ Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người tố cáo;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
d). Bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo
:
- Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù
dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm
quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập
người tố cáo.
- Khi người tố cáo có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức
khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hoặc người thân thích của mình thì có
quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an áp dụng biện pháp bảo vệ cần
thiết.
- Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tốcáo hoặc
cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:
+ Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm
đến tính mạng, sức khỏe;
+ Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần
thiết;
+ Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của
người tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VII
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH


1.1. Khái niệm :
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội.
Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi pạm này thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm
hành chính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích
của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn
chặn và xử lý kịp thời. Do đó, công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính luôn
là vấn đề được xã hội quan tâm. Từ trước tới nay, Nhà nước đã ban hành khá nhiều văn bản
pháp luật quy định về vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này
như Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 của Chính phủ ban hành Điều lệ xử phạt vi cảnh,
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
ngày 6/7/1995 và văn bản đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính ngày 2/7/2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2008). Cùng với Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các nghị định quy định cụ thể về việc xử lý các vi
phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau ngòai xã hội.
Theo khỏan 2, điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính
cũng được định nghĩa một cách gián tiếp: “xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với
cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý
vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Do đó, có thể định nghĩa về vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính.
Như bất kỳ loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố
bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
1.2.1. Mặt khách quan:
Mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp luật là chỉ những gì thể hiện ra bên
ngòai của hành vi vi phạm pháp luật.
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi vi phạm hành
chính tức là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là hành vi xâm phạm các quy tắc quản
lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ ràng
trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính, theo đó pháp luật quy định rằng
những hành vi này sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Như vậy,
khi xem xét, đánh giá hành vi cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không,
bao giờ cũng có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó phải được pháp luật quy
định là sẽ xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. Không được áp dụng “nguyên tắc
suy đoán vi phạm” hoặc “áp dụng pháp luật tương tự” trong việc xác định vi phạm hành
chính.
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách quan có tính
chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái pháp luật trong hành vi mà
còn có thể có sự kết hợp với những yếu tố khác. Thông thường những yếu tố này có thể là:
a). Thời gian thực hiện hành vi vi phạm. Thí dụ: Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi
“gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong giờ nghỉ đêm của nhân dân chỉ bị coi là
hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung” theo quy định của Điều 8 Nghị định số
73/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010 (xử phạt vi phạm hnh chính trong lĩnh vực an ninh v trật
tự, an tồn x hội) khi thực hiện trong khoảng thời giantừ 22 giờ đến 5 giờ sáng.
b). Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm. Thí dụ: Người bị xử phạt vi phạm hnh chính
theo quy định của Điều 7 diểm c Nghị định số 73/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010 khi “thả
rơng tru, bị, ngựa, chĩ hoặc động vật khác trong thành phố, thị x hoặc nơi công cộng”.
c). Công cụ phương tiện vi phạm. Thí dụ: Vi phạm hnh chính theo quy định của Điều
49 khoản 1 Nghị định số 56/2006/NĐ - CP ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động văn hóa thông tin khi “dùng âm thanh quảng cáo cho việc bán báo hoặc bán
hàng rong, rao vặt gây ồn tại nơi công cộng”.
d). Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Nói chung hậu quả của vi phạm hành chính
không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hành vi của tổ chức,
cá nhân bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại cụ thể trên
thực tế. Thí dụ : Hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác được coi là hành vi xâm
phạm công trình giao thông đường sắt theo quy định của khỏan 5 Điều 32 Nghị định số
44/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 khi “gây tai nạn cho đòan tàu chạy qua hoặc cho người đi
trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Trong các trường hợp này, việc
xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra
là cần thiết để bảo đảm nguyên tắc cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt
hại do chính hành vi của mình gây ra.
1.2.2. Mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của cấu thành vi phạm pháp luật là những gì thể hiện bên trong của chủ thể
khi có hành vi vi phạm pháp luật
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể
vi phạm. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong trạng thái có đầy đủ khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi của mình nhưng đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó
nhưng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Khi có đủ căn cứ để cho rằng chủ thể thực hiện
hành vi trong tình trạng không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi,
chúng ta có thểkết luận rằng đã không có vi phạm hành chính xảy ra.
Ngoài lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành chính, ở một số
trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc của một số
loại vi phạm hành chính. Thí dụ: Hành vi trốn trên các phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
được coi là hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định
của đđiểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010
khi nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.
Đối với tổ chức vi phạm hành chính, có ý kiến cho rằng lỗi chỉ là trạng thái tâm lý của cá
nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm nên không đặt ra vấn đề lỗi đối với tổ chức vi phạm
hành chính. Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, chỉ cần xác định tổ chức đó có
hành vi trái pháp luật hành chính và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt
bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính là đủ. Quan điểm khác lại cho rằng cần phải
xác định lỗi của tổ chức khi vi phạm hành chính thì mới có đầy đủ cơ sở để xử phạt vi phạm
hành chính đối với tổ chức vi phạm. Theo quan điểm này, lỗi của tổ chức được xác định
thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Về phương diện pháp luật, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành quy định chung
rằng tổ chức phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra và có nghĩa
vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời,còn phải có trách nhiệm
xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong
khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Chủ thể vi phạm hành chính :
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là
người không mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển
hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể là:
a). Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong trường
hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Như vậy, khi xác định người ở độ tuổi này có vi phạm
hành chính hay không cần xác định yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của họ. Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính hiện hành không định nghĩa thế nào là có lỗi cố ý hoặc vô ý trong vi phạm
hành chính. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, thông thường người thực hiện hành vi với lỗi
cố ý là người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm
đoán nhưng vẫn cố tình thực hiện.
b). Người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường
hợp.
c). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác
có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
Cá nhân, tổ chức nước ngòai cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác.
1.2.4. Khách thể của vi phạm hành chính :
Khách thể của vi phạm hành chính chỉ các quan hệ xã hội được pháp luật bảovệ nhưng
đã bị các hành vi vi phạm hành chính xâm hại.
Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm
hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Nói cách khác, vi phạm hành chính là hành vi trái với các quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như quy tắc về an toàn giao thông,
quy tắc về an ninh trật tự, an toàn xã hội …
1.3. Phân biệt giữa vi phạm hành chính và tội phạm :
Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp trên thực tế, ranh giới giữa vi phạm hành chính
và tội phạm hình sự rất khó xác định. Vì vậy, nếu không giải quyết đúng đắn vấn đề này rất
dễ xảy ra tình trạng “để lọt tội phạm” hoặc “ xử lý oan người vi phạm chưa đến mức phạm
tội”.
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm hình sự là mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Nói chung, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm
thấp hơn so với tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được
đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm và vi
phạm hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới đây:
1.3.1. Mức độ gây thiệt hại cho xã hội :
Đối với nhiều loại tội phạm, nhà làm luật thường mô tả một cách cụ thể mức độ gây
thiệt hại cho xã hội của tội phạm trong Bộ luật hình sự. Dựa vào dấu hiệu này, ta có thể phân
biệt ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Mức độ gây thiệt hại có thể biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá
trị hàng hóa phạm pháp … Thí dụ: Khỏan 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) quy định: “ Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng
… thì bị …”. Như vậy, nếu như giá trị tài sản bị trộm cắp dưới mức quy định nêu trên thì
người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi “trộm cắp vặt” theo quy định của khỏan
1 Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ- CP ngày 12/7/2010
1.3.2. Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần :
Dấu hiệu này cũng có thể giúp chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi
phạm hành chính. Trong Bộ luật hình sự, nhiều loại tội phạm được nhà làm luật mô tả là “
Đã bị xử phạt hành chính”. Trong những trường hợp này, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì
khó xác định được đó là tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái
phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Thí dụ: Điều 161 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) quy định: “ Người nào trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng
hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế … thì bị …”.
Như vậy, trường hợp này nếu trốn thuế dưới 100 triệu đồng nhưng tái phạm thì mới bị coi là
vi phạm tội phạm
1.3.3. Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm :
Đây cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.
Thí dụ: Điều 104 Bộ luật hình sự quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích … mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây
thì …
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”.
Như vậy, nếu gây thương tật dưới 11% nhưng dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ
đọan gây nguy hại cho nhiều người thì cũng bị coi là vi phạm tội phạm.
Trong xử lý vi phạm hành chính, phải tuân thủ triệt để quy định có tính nguyên tắc liên
quan đến việc xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính, đó là “ Khi xem xét vụ vi
phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có
thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính. Đối
với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu
hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định
xử phạt phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm
quyền”.
Ngoài mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, vi phạm hành chính và tội phạm còn
phân biệt với nhau ở một số dấu hiệu pháp lý khác. Tội phạm là loại vi phạm được quy định
trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và
hình phạt. Vi phạm hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc nghị định. Hai loại vi phạm
này cũng khác nhau ở yếu tố chủ thể. Trong khi chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá
nhân hoặc tổ chức, chủ thể của tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự nước ta chỉ có
thể là cá nhân.
2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
2.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính :
2.1.1. Khái niệm :
Khi tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về nguyên tắc Nhà nước sẽ
buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định. Việc làm này nhằm khôi phục lại
trật tự pháp luật đã bị xâm phạm đồng thời giáo dục tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như tòan
thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật. Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “ trách nhiệm
pháp lý” của tổ chức, cá nhân thường được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc
tổ chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hậu quả pháp
lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở việc họ bị buộc phải thực
hiện các biện pháp chế tài đã được quy định trong pháp luật. Tương ứng với mỗi loại vi
phạm pháp luật là một hình thức trách nhiệm pháp lý nhất định.
Trách nhiệm hành chính được đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Vì vậy,
trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính phải gánh chịu.
2.1.2. Đặc điểm :
Trách nhiệm hành chính có các đặc điểm sau đây:
a). Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính :
Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật. Vì vậy, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với một tổ chức hoặc cá nhân
cần xác định tổ chức, cá nhân đó có thực hiện vi phạm hành chính trên thực tế hay không.
Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thực chất là
việc áp dụng các hình thức, biện pháp xửphạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân này.
Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài
hành chính do người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính quyết định. Chế tài hành
chính áp dụng đối với chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính là những biện pháp buộc
những đối tượng này phải chịu những hạn chế về quyền, tài sản hoặc tự do. Tuy nhiên, trong
thực tế, một số trường hợp, cơ quan thẩm quyền áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hành
chính cũng làm hạn chế quyền, tài sản hoặc tự do của đối tượng bị áp dụng, nhưng điều này
không có nghĩa là truy cứu trách nhiệm hành chính đối với đối tượng đó. Thí dụ : việc áp
dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt hành chính (tạm giữ người, kiểm tra
phương tiện) không có nghĩa là các đối tượng bị áp dụng các biện pháp này đã bị truy cứu
trách nhiệm hành chính.
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để xác định rằng
người đó đã thực hiện vi phạm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với họ là nhằm
vào mục đích phạt người vi phạm.
Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân hay tổ chức. Vì vậy, trách nhiệm hành chính
đặt ra đối với cả cá nhân và tổ chức. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính và
trách nhiệm hình sự do trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân thực hiện hành vi
phạm tội,
b). Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước:
Chủ thể vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước do Nhà
nước thiết lập. Nhà nước buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu
quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà nước mà mình đã thiết lập ra. Do
vậy, việc phải thực hiện biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách
nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước một tổ chức hay cá nhân cụ thể nào
trong xã hội. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.
Trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ chức, cá nhân bị
truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ chức, cá nhân cụ thể có các
quyền, lợi ích dân sự bị xâm hại. Trong trường hợp này, Nhà nước là người đảm bảo việc
thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của tổ chức, cá nhân vi phạm đối với bên bị vi
phạm.
c). Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật hành chính :
Đặc điểm này biểu hiện ở những nội dung cụ thể dưới đây:
- Để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính, pháp luật hành chính đã quy định cụ thể những người có thẩm quyền thực hiện hoạt
động này. Những người được trao thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính trước hết và
chủ yếu là những người có thẩm quyền quản lýhành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hành chính còn được trao cho thẩm phán tòa án nhân dân và chấp hành viên của cơ
quan thi hành án dân sự.
- Truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng các biện
pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
- Truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính do pháp luật
hành chính quy định.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói riêng đều tác
động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Vì
vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ
một cách nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra. Nếu như việc truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc dân sự đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về thủ tục tố tụng tư
pháp thì thủ tục truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính do pháp luật hành chính quy định. Về cơ bản, thủ tục này đòi hỏi người có thẩm
quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự về
thời gian, không gian nhằm đảm bảo có đầy đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy
cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một cách nhanh
chóng, kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định.
2.2. Xử phạt vi phạm hành chính :
2.2.1. Khái niệm :
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào
các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và
các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của
pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
2.2.2. Đặc điểm :
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính có đặc điểm sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, vi phạm hành chính là cơ sở để tiến hành hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định
hướng dẫn thi hành của chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp
xử phạt hành chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính.
- Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính các văn bản pháp luật khác có quy định về
xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính;
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục
được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt vi
phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính. Việc quyết định áp dụng biện pháp xử phạt đó ngoài việc thể hiện
sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý thức tuân thủ pháp luật hành chính nói
riêng và pháp luật nói chung, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng, phòng
ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
2.2.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính :
Theo Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc
xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật
quy định.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo
đúng quy định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều
bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi
phạm.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp
xử lý thích hợp.
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng
vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
2.2.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành
chính khác:
a). Các hình thức xử phạt chính:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân, vi phạm phải chịu một trong các hình
thức xử phạt hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
🞻 Cảnh cáo :
Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có
tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện. Khi xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử
phạt bằng văn bản.
Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đử
16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây:
- Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có
thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Nếu loại vi phạm mà tổ chức cá nhân đó thực hiện
mà pháp luật quy định chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền thì không được phép áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo.
- Việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều
8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo khi vi phạm tội phạm. Ngừơi bị
tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tụng hình sự được coi làcó án tích và bị ghi
vào lí lịch tư pháp. Trong khi đó hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt
mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tựơng bị áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp.
Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng
đối với cán bộ, công chức :
- Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật; hình thức kĩ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ,
công chức (trừ những ngừơi được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong các cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội) cóhành vi vi phạm các quy định của pháp luật,
thông thường là các quy định về các việc mà cán bộ công chức không được làm, các quy định
về nội quy làm việc trong cơ quan, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính quyết
định áp dụng, theo thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định; hình
thức kỉ luật cảnh cáo do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức áp dụng đối
với các cán bộ, công chức thuộc quyền theo thủ tục xử lí kỉ luật do pháp luật quy định.
🞻 Phạt tiền:
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính năm 2002. Các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường
hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lí vi phạm
hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000
đồng đến 500.000.000 đồng.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tối đa trong các lĩnh vực quản lí nhà
nước được quy định như sau (Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008):
- Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực: An ninh, trật tự, an tòan xã hội, quản lí và bảo vệ cáccông trình giao thông,
quản lí và bảo vệ các công trình thủy lợi, lao động, đo lường và chất lượng hàng hóa, kế toán
thống kê, tư pháp, bảo hiểm, xã hội, phòng cháy, chữa cháy.
- Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: An tòan giao thông đường bộ, đường thủy, văn hóa, thông tin, du lịch,
phòng, chống tệ nạn xã hội, đất đai, đê điều, và phòng chống lụt, bão, y tế, giá, điện lực, bảo
vệ và kiểm dịch thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
thú y, giống cây trồng, giống vật nuôi, dân số và trẻ em, lao động đi làm việc ở
nước ngòai, dạy nghề, biên giới quốc gia.
- Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực: Thương mại, hải quan, bảo vệ môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, trật tự,
an toàn giao thông đường sắt, xây dựng, bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện,
chứng khoán, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, kinh doanh bảo hiểm, quản lí vật liệu nổ
công nghiệp, thể dục, thể thao.
- Phạt tiền tối đa dến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: Hàng hải, hàng không dân dụng, khoa học, công nghệ, đo đạc, bản đồ,
giáo dục, công nghệ thông ti, tài nguyên nước, thuế.
- Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực: Bảo vệ môi trừơng, chứng khoán , xây dựng, đất đai, ngân hàng, sở hữu
trí tuệ, quản lí rừng, bảo vệ rừng và quản lí lâm sản, nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn
lợi thủy sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác.
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước mà chưa được
quy định tại các lĩnh vực trên đây thì Chính phủ quy định mức phát tiền, nhưng tối đa không
vượt quá 100.000.000 đồng.
Để đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong xử lí phạm hành chính, pháp luật hiện hành quy
định trong trường hợp mức phạt tối đa đối với vi phạm hành chính được quy định trong luật
do Quốc hội ban hành khác với quy định của Pháp lệnh xử lývi phạm hành chính, các quy
định của luật liên quan đến vấn này sẽ được áp dụng.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với ngừơi vi phạm phải trong khung phạt cụ thể
được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo mức trung bình của
khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức
tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên
nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
được quy định như sau :
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính, chỉ bị phạt cảnh cáo, không
bị phạt tiền.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể áp dụng hình thức
xử phạt vi phạm hành chính được Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định.
Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với
người thành niên, trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám
hộ phải nộp phạt thay.
Ngoài ra, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định:
- Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì
người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử
phạt đối với từng hành vi vi phạm, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại
thành mức phạt chung.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ hoặc tại kho bạc nhà
nước theo đúng quy định của pháp luật và được nhận biên lai thu tiền phạt.
* Trục xuất.
Trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải
rời khỏi Việt Nam. Trục xuất vừa là hình thức phạt chính vừa là hình
thức phạt bổ sung.Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hoặc là hình
thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác.
b). Các hình phạt bổ sung :
Ngòai các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức
vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là: Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính.
* Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính có thời hạn hoặc không thời hạn khi tổ chức, cá nhân đó đã vi phạm nghiêm trọng
những quy định trong việc sử dụng loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. Hình thức xử
phạt được áp dụng khi có đủ hai điều kiện sau:
- Văn bản pháp luật về xử phạt hành chính quy định có thể áp dụng biện pháp xử phạt
này đối với vi phạm hành chính cụ thể nào đó;
- Cá nhân, tổ chức đã có hành vi trực tiếp vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề do những người có thẩm quyền được
pháp luật quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Pháp luật quy định rõ ai có
thẩm quyền được tước quyền sử dụng những loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề nào. Trong
trường hợp xử lý vụ việc vi phạm hành chính nếu phát hiện giấy phép, chứng chỉ hành nghề
cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm
quyền xử phạt phải tiến hành thu hồi ngay đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biết.
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tổ chức, cá nhân
vi phạm không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
* Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
Là việc người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp tịch thu để sung vào
công quỹ nhà nước các tài sản, vật dụng, hàng hóa, tiền bạc … dùng để thực hiện hành vi vi
phạm hành chính hoặc do vi phạm hành chính mà có. Khi áp dụng hình thức này cần lưu ý
đối với vật, tiền bạc, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thuộc các hình thức sở
hữu hợp pháp bị tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính chiếm đoạt một cách bất hợp pháp hoặc
sử dụng trái phép thì không được tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính là những hình thức phạt bổ sung, vì vậy, không được áp
dụng một cách độc lập mà luôn được áp dụng theo với hình thức xử phạt chính (trừ trường
hợp pháp luật quy định khác). Điều này có nghĩa là khi một tổ chức hay cá nhân bị xử phạt
hành chính, nhất thiết sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính. Ngoài ra, họ có thể bị áp dụng
kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung. Cụm từ “áp dụng kèm theo” ở đây không nên hiểu
một cách máy móc là phải do cùng một người có thẩm quyền quyết định áp dụng và ghi nhận
trong cùng văn bản áp dụng hình thức xử phạt chính mà chúng có thể do các cấp khác nhau có
thẩm quyền quyết định áp dụng và cố nhiên nó có thể được ghi nhận trong các văn bản áp
dụng khác nhau.
c). Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Trong nhiều trường hợp ngòai việc bị áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính như đã
nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Về mặt bản chất, biện pháp cưỡng chế hành chính này
không có tính trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục những
hậu quả do vi phạm hành chính đã để lại trên thực tế.
Các biện pháp này bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc
buộc tháo dỡ những công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch
bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương
tiện.
Biện pháp này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong trường
hợp đưa hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vào lãnh thổ Việt Nam, nhập khẩu trái với quy
định của pháp luật hoặc hàng tạm nhập tái xuất nhưng không được tái xuất đúng với quy
định của pháp luật thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất. Pháp luật
quy định trong các trường hợp trên, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí để thực
hiện biện pháp này.
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và văn hóa
phẩm độc hại.
- Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo
quy định của Chính phủ.
Việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nêu trên
phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cho phép áp
dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể đó;
- Khi áp dụng phải tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
d). Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính.
Khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính, để ngăn chặn kịp thời không cho vi
phạm của họ tái diễn, đảm bảo cho việc xử lý cũng như thi hành quyết định xử lý sau này có
hiệu quả, người có thẩm quyền tùy từng trường hợp cụ thể do pháp luật quy định có thể áp
dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
- Tạm giữ người.
- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Khám người.
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật.
- Khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Bảo lãnh hành chính.
- Quản lý người nước ngòai vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làmthủ tục trục
xuất.
- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơsở giáo
dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
*. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Đây là biện pháp được áp dụng khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những người gây rối trật
tự công cộng hoặc khi cần phải xác minh những tình tiết cần thiết để làm căn cứ cho việc xử
phạt. Tạm giữ người phải do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo đúng thủ tục,
đúng yêu cầu mà pháp luật đề ra. Thời hạn tạm giữ không quá 12 tiếng, trong trường hợp cần
thiết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 tiếng kể từ thời điểm giữ người vi phạm. Đối
với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặcthực hiện vi phạm hành chính ở vùng rừng núi
xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ kéo dài hơn nhưng không quá 48 tiếng, kể từ
thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
*. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đây là biện pháp được áp dụng khi cần phải ngăn chặn ngay vi phạm hành chính nhằm
xác minh những tình tiết cần thiết để quyết định các biện pháp xử phạt đối với người vi phạm
hoặc để bảo đảm chấp hành quyết định xử phạt theo định của pháp luật. Biện pháp này phải
do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo đúng thủ tục, đúng yêu cầu mà luật quy
định.
*. Khám người theo thủ tục hành chính.
Đây là biện pháp được áp dụng khi có căn cứ chứng tỏ rằng người đó cất giấu trong người
các đồ vật, tài liệu, phương tiện để vi phạm hành chính. Biện pháp này phải do người có thẩm
quyền quyết định áp dụng theo đúng thủ tục, đúng yêu cầu mà luật quy định.
*. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Đây là biện pháp được áp dụng khi có căn cứ để cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ
vật có cất dấu tang vật vi phạm hành chính. Biện pháp này phải do người có thẩm quyền
quyết định áp dụng theo đúng thủ tục, đúng yêu cầu mà luật quy định.
*. Khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đây là biện pháp được áp dụng khi có căn cứ để cho rằng nơi đó có cất dấu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính. Biện pháp này phải do người có thẩm quyền quyết định áp
dụng theo đúng thủ tục, đúng yêu cầu mà luật quy định.
*. Bảo lãnh hành chính
Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát
người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ
tục xem xét quyết đinh việc áp dụng các biện phápnày nếu người đó có nơi cư trú nhất định.
Thẩm quyền quyết định bảo lãnh hành chính thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc
áp dụng biện pháp này phải được tiến hành theo đúng thủ tục, đúng yêu cầu mà pháp luật đã
quy định.
đ). Các biện pháp xử lý hành chính khác :
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, biện pháp xử lý hành chính khác
được áp dụng đối với công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an tòan xã hội
( như cờ bạc, ma túy, mại dâm, gây rối trật tự công cộng …) nhưng chưa đến mức phải xử lý
hình sự. Mục đích áp dụng các biện pháp này là nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành
công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm ở họ.
Biện pháp xử lý hành chính khác có sự khác biệt so với các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính ở những điểm căn bản sau đây:
- Về đối tượng: Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính bao gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính
trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Trong khi đó đối tượng của
việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là cá nhân công dân Việt Nam, có hành vi
vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an tòan xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thông thường là
những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Đây là những người thường xuyên vi phạm pháp
luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tòan xã hội. Phần lớn những đối tượng bị áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đã nhiều lần bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái
phạm. Vì vậy, cần phải áp dụng đối với họ những biện pháp xử lý khác nhằm giáo dục ý thức
tuân thủ pháp luật ở họ. Trong nhiều trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật của những đối
tượng này chưa đủ dấu hiệu để cấu thành vi phạm hành chính song vì mục đích phòng ngừa
chung cũng như phòng ngừa riêng họ vẫn bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác
theo quy định của pháp luật.
- Về thẩm quyền quyết định áp dụng: Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính khác theo quy định của pháp luật thuộc về chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện hoặc cấp xã. Trong khi đó, thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính được pháp luật quy định không chỉ cho chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp mà còn cho
nhiều chủ thể khác.
- Về thủ tục quyết định áp dụng: Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối
với các đối tượng vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, tự do của mỗi cá nhân.
Vì vậy, thủ tục quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được pháp luật quy
định rất chặt chẽ, phải qua nhiều khâu xét duyệt với sự tham gia của rất nhiều cơ quan, cán bộ
có thẩm quyền khác nhau. Trong khi đó, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được pháp luật
quy định đơn giản, thuận tiện hơn. Điều này đảm bảo cho các quyết định về biện pháp xử lý
hành chính khác được ban hành chặt chẽ, chính xác, phù hợp với đối tượng bị áp dụng. Có
như vậy mục đích của việc áp dụng các biện pháp này mới đạt được trên thực tiễn. Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định quá chặt chẽ như vậy về mặt thủ tục làm mất
nhiều thời gian và làm giảm hiệu quả của yêu cầu ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm
pháp luật xảy ra. Để đáp ứng yêu cầu này, nhiều ý kiến cho rằng pháp luật cần đơn giản hơn
khi quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
*. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Biện pháp này do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng đối với những đối
tượng vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 để quản lý giáo dục họ tại nơi cư trú trong thời hạn từ ba tháng đến sáu
tháng. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với cơ quan, tổ
chức xã hội, đơn vị dân cư ở cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục những đối tượng vi phạm
pháp luật nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai phạm để họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý
thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trôm cấp vặt, lừa đảo nhỏ,
đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;
- người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ
đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định;
- Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi xâm phạm
tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngòai, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
công dân, của người nước ngòai, vi phạm trật tự, an tòan xã hội có tính chất thường xuyên
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định;
họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi
cư trú của người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn; hành vi vi phạm pháp luật của
người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng, ngày thi hành
quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giáo dục, quản lý người được
giáo dục; quyền khiếu nại; khởi kiện đối với quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo
quy định của pháp luật.
*. Đưa vào trường giáo dưỡng.
Đây là biện pháp xử lý hành chính khác do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm
nhằm tạo điều kiện cho những đối tượng này được học văn hóa, được giáo dục hướng nghiệp,
học nghề, sinh hoạt, giáo dục dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Theo quy định của pháp luật, đối tượng bị đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của mộttội phạm
rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm
ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp
dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi cắp vặt, lừa đảo nhỏ,
gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên,
chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được
đưa vào trường giáo dưỡng; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khỏan của văn
bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện
đối với quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
*. Đưa vào cơ sở giáo dục.
Biện pháp xử lý hành chính này được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi xâm
phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngòai, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an tòan xã hội có tính chất thường xuyên
nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Người bị áp dụng biện pháp này là người từ đủ 18 tuổi và không quá 60 tuổi đối với
nam, không quá 55 tuổi đối với nữ. Những đối tượng này được học tập, lao động trong các cơ
sở giáo dục do Bộ công an quản lý.
Thời hạn áp dụng biện pháp này là từ sáu tháng đến hai năm. Biện pháp này do chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày
tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi
phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và
nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo
dục theo quy định của pháp luật.
*. Đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Đây là biện pháp xử lý hành chính khác do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định áp dụng trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm đối với người nghiện ma túy hoặc trong
thời hạn từ 3 tháng đến 18 tháng đối với người bán dâm phải lao động, học văn hóa, học nghề
và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm:
- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
- Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư
trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.
Việc lập hồ sơ xét duyệt và quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh phải
đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền đã được pháp luật quy định.
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng năm ra quyết định; họ, tên,
chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của
người được đưa vào cơ sở chữa bệnh; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khỏan
của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại,
khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định pháp luật.
2.2.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội thẩm quyền được giao cho một cơ quan duy
nhất là tòa án thực hiện, việc xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán
bộ có thẩm quyền khác nhau thực hiện, gồm :
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan công an nhân dân;
- Bộ đội biên phòng;
- Cơ quan cảnh sát biển;
- Cơ quan hải quan;
- Cơ quan kiểm lâm ;
- Cơ quan thuế;
- Cơ quan quản lý thị trường;
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
- Cảng vụ hàng hải, cảng vụ thủy nội địa, cảng vụ hàng không;
- Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự;
- Cơ quan đại diện ngọai giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngòai, Cục quản lý lao động ngoài nước;
- Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh;
- Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể của
mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này.
Ngòai ra, Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định nguyên tắc xác
định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là:
- Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các ngành, lãnh vực cụ thể có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì
việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
- Thẩm quyền xử phạt của những người quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong
trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung
tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì
thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền
của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá
thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền
xử phạt;
+ Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau
thì thẩm quyền xử phạt thuộc chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt nơi
xảy ra vi phạm;
2.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi
phạm hành chính:
a). Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì việc ra quyết địnhxử phạt
hành chính được tiến hành theo thủ tục dưới đây:
Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyềnxử phạt
phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Nếu vi phạm của cá nhân, tổ chức chỉ phạt ở mức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
200.00 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần
phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính (trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành
chính được phát hiện, truy tìm bằng phương tiện, thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ). Đây là loại thủ
tục xử phạt đơn giản.
Nếu vi phạm của tổ chức, cá nhân bị phạt tiền ở mức từ 200.000 đồng trở lênthì người
có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện việc xử phạt như sau:
- Lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản này phải có chữ ký của người vi
phạm hành chính và của người lập biên bản. Nếu có người làm chứng
hoặc người bị thiệt hại thì họ cùng ký vào biên bản. Nếu họ không ký thì phải ghi rõ lý do
vào biên bản. Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản, nếu vụ vi
phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản tới
người có thẩm quyền xử phạt.
- Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành
chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thìthời hạn ra quyết định
xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét thấy cần thêm thời gian để xác minh, thu nhập
chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản
để xin gia hạn, việc gia hạn phải bằng văn bản. Thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu
tội phạm, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm
quyền giải quyết. Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để
xử lý hành chính.
b). Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định
ngày có hiệu lực khác. Quyết định này phải được gửi cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ra quyết định. Tổ chức, cá
nhân bị xử phạt phải tự nguyện thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cá nhân, tổ
chức bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt hoặc nộp tại
kho bạc nhà nước.
Hết thời hạn tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không thi hành
quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt buộc tổ chức, cá nhân đó phải thi hành, bao gồm:
- Khấu trừ một phần lương, hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khỏan tại ngân
hàng;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Ap dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
c). Thời hạn, thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính : @ Thời
hạn trong xử phạt hành chính :
Đối với việc xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền
xử phạt hành chính phải quyết định ngay việc xử phạt khi phát hiện ra vi phạm hành chính.
Đối với với các trường hợp khác, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi
phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có tình tiết phức tạp,
hoặc phải gia hạn, thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá sáu mươi ngày (Điều
56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002).
@ Về thời hạn chấp hành quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành
trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt (từ trường hợp pháp luật có
quy định khác). Khi đã ban hành xong quyết định xử phạt, cán bộ có thẩm quyền cần nhanh
chóng giao quyết định đó cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Việc giao quyết định
này thông thường được thực hiện bằng cách tống đạt trực tiếp cho đối tượng vi phạm. Cần
hết sức thận trọng đối với những đối tượng có thái độ cố tình chống đối cán bộ có thẩm
quyền xử phạt. Với những đối tượng này khi xử lý cần chú ý đến việc kết hợp áp dụng với
các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt nhằm đảm bảo cho việc tổ chức cưỡng
chế thi hành quyết định xử phạt hành chính sau này.
@ Thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính
Vấn đề thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính cũng là vấn đề tương đối phức tạp.
Nhằm mục đích phát hiện, xử lý và thi hành quyết định xử lý các vi phạm hành chính đã
xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời, pháp luật hiện hành đã quy định một số loại thời hiệu
sau đây trong xử phạt vi phạm hành chính:
+ Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được
thực hiện; đối với một số loại vi phạm hành chính trong các lĩnh vực như tài chính, xây
dựng, môi trường, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập
cảnh, các hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu được tính là hai năm
kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện;
Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tố tụng
hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi
phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn 3 ngày, kể từ
ngày ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi
quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi
phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định
đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
Trong các thời hạn nêu trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới
trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành
chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt (Đ. 10 Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002).
Khi áp dụng quy định này thường xảy ra những tranh luận về việc xác định ngày vi
phạm hành chính được thực hiện vì đây chính là mốc để tính thời hiệu. Thực tiễn xử lý cho
thấy cán bộ có thẩm quyền xử phạt cần phân biệt hai trườnghợp sau đây:
- Đối với vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm trong mặt khách quan là loại hành vi
kéo dài, liên tục thì ngày vi phạm hành chính được thực hiện là ngày cán bộ có thẩm quyền
phát hiện ra vi phạm đang thực hiện trên thực tế. Đối với loại vi phạm này nếu khi phát hiện
ra nó đã chấm dứt trên thực tế thì ngày vi phạm đã thực sự chấm dứt hành vi vi phạm của
mình.
- Đối với các vi phạm hành chính khác, ngày vi phạm hành chính được thực hiện được
xác định là ngày xảy ra vi phạm đó.
Tuy nhiên, những người làm công tác thực tiễn rất cần đến sự giải thích một cách thống
nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cách xác định ngày vi phạm hành chính được
thực hiện.
+ Về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt :
Theo quy định của Điều 69 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, thời hiệu thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm kể từ ngày ban hành quyết định xử
phạt. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình trốn tránh
hoặc trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt
cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói
trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Việc áp dụng quy
định này nhìn chung không có tranh luận gì nhiều ngoại trừ cách hiểu về cụm từ “ cố tình
trốn tránh, trì hoãn” việc thi hành quyết định xử phạt.
2.2.7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt vi phạm hành chính và việc giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử phạt cũng như xử lý vi phạm hành chính và việc giải
quyết chúng được Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có
quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị áp dụng biện pháp giá dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền khiếu kiện về việc áp dụng biện pháp đó.
- Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo.
- Nhằm bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính có
hiệu quả, Điều 119 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định về khởi kiện
hành chính như sau: Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết
định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xửlý vi phạm hành chính, quyết định
giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa
vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về
thủ tục giải quyết hành chính.
CHƯƠNG VIII
KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH
1. KHÁI NIỆM
2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH GIẢI QUYẾT VAHC
3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
4. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
5. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM
6. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM
7. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM
8. THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN TANDTC
1. KHÁI NIỆM :
Để giải quyết những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà
nước, các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức nhà nước thường ban hành các quyết
định hành chính hay hành vi hành chính để thực hiệh nhiệm vụ được giao. Trong số các quyết
định, hành vi hành chính này, có thể có một số quyết định hoặc hành vi đựơc ban hành hoặc
thực hiện một cách trái pháp luật. Từ đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước,
pháp luật quy định quyền khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính
trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức, được gọi là khiếu kiện hành
chính.
Ngòai ra, trong quá trình thực hiện công việc của mình, các cán bộ, công chức có thể vi
phạm kỷ luật và bị xử lý kỹ luật. Trong các hình thức xử lý kỷ luật, hình thức nặng nề nhất là
bị buộc thôi việc. Giả sử người công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nhưng cho rằng
biện pháp xử lý đó trái với qui định của pháp luật thì người này cũng có quyền khiếu kiện
hành chính đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại việc xử lý kỷ luật nói trên.
Như vậy, khiếu kiện hành chính là những vụ kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những
quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan hoặc cán bộ, công chức nhà nước xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và những quyết định kỷ luật buộc
thôi việc đối với cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật.
Để giải quyết các tranh chấp này, vào năm 1996, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông
qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực áp dụng từ ngày
01/7/1996). Qua thời gian áp dụng, Pháp lệnh này đã có 02 lần sửa đổi, bổ sung vào năm
1998 (có hiệu lực áp dụng từ ngày 05/01/1999) và vào năm 2006 (có hiệu lực áp dụng từ
ngày 01/6/2006).
Đến nay, nội dung của các Pháp lệnh này đã có nhiều bất cập nên Quôc hội khóa XII, kỳ
họp thứ 8, vào ngày 24/11/2010 đã thông qua Luật tố tụng hành chính (thay thế Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính), có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2011. Luật gồm 18
chương, 265 điều khoản, ngoài việc qui định về trình tự tố tụng hành chính còn có 01 điều
khoản (điều 264) sửa đổi điều 136, 138 Luật đất đai nhằm giải quyết về trình tự khởi kiện các
quyết định, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai.
Để thực hiện Luật tố tụng hành chính, có 03 Nghị quyết hướng dẫn :
- Nghị quyết 056/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội, ban hành kèm theo Luật tố
tụng hành chính.
- Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP và Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của
Hội đồng thẩm phán TANDTC, có hiệu lực từ ngày 12/9/2011.
2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHINH:
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nêu một số nguyên tắc để
giải quyết vụ án hành chính trong đó có một số nguyên tắc cơ bản sau đây :
2.1. Nguyên tắc tự định đoạt :
Nguyên tắc này qui định, tổ chức, cá nhân bị quyết định hoặc hành vi hành chính xâm
hại có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu của mình, trong quá
trình Tòa án giải quyết, có quyền thay đổi nội dung khởi kiện; cơ quan, cá nhân có quyết
định, hành vi bị kiện có quyền sửa đổi, hủy bỏ quyết định, hành vi hành chính bị kiện (đ.7
LTTHC)
Tuy nhiên, trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện
mà người khởi kiện không đồng ý và không rút đơn kiện thì Tòa án vẫn giải quyết theo yêu
cầu khởi kiện (đ.10 Nghị quyết 02/2010/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC)
2.2. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh :
Tương tự như trong vụ án dân sự, trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứngminh là nghĩa
vụ của các bên, Tòa án có trách nhiệm đáng giá các chứng cứ và bên nào thắng kiện khi bên
đó có chứng cứ hợp pháp và thuyết phục.
Tuy nhiên, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng qui định “Tòa
án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Luật có qui định” (đ.8
LTTHC)
2.3. Nguyên tắc không tổ chức hòa giải :
Trong những vụ án dân sự, trước khi tiến hành xét xử, Tòa án phải tổ chức hòa giải (trừ 02
trường hợp không được hòa giải theo qui định của đ.181 BLTTDS là : yêu cầu đòi bồi thường
gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội) để các bên có thể thỏa thuận giải pháp và trường hợp giải pháp của
các bên không trái pháp luật, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận để các bên thi hành
Tuy nhiên, trong các vụ án hành chính, tòa án không tổ chức nhưng Tòa án tạo điều kiện
để các bên có thể thỏa thuận giải quyết vụ án mà không cần phải yêu cầu Tòa án xét xử (đ.12
LTTHC)
2.4. Về giai đoạn “tiền tố tụng” hành chánh :
Chủ thể có quyền lợi bị xâm hại, tùy trường hợp, phải hoặc không phải khiếu nại đến cơ
quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để yêu cầu giải quyết khiếu nại. Trường hợp phải
khiếu nại thì khi nào cơ quan này không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng mới có
quyền khởi kiện ra Tòa án (đ.103 LTTHC).
2.5. Về việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát :
Trường hợp QĐHC, HVHC liên quan đến người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự mà không có người khởi kiện thì VKS có quyền kiến nghị UBND cấp xã cử
người giám hộ khởi kiện
Trong các phiên xử các vụ án hành chính, bắt buộc Viện kiểm sát phải có mặt, tham gia
phiên Tòa và nêu quan điểm của Viện để Hội đồng xét xử xem xét, nghị án (đ.23 LTTHC)
3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN :
Để xác định vụ kiện có thuộc án hành chính hay không và trình tự giải quyếtcũng như
nơi giải quyết cần xét thẩm quyền của tòa án theo 3 phương diện : thẩm quyền theo vụ việc,
thẩm quyền theo cấp tòa và thẩm quyền theo lãnh thổ
3.1. Thẩm quyền theo vụ việc:
Xác định thẩm quyền theo vụ việc nhằm xác định những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết
của vụ án hành chính hay còn gọi là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.
Theo LTTHC, đối tượng khởi kiện gồm : Quyết định hành chính và hành vi hành chính
3.1.1. Quyết định hành chính :
Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện phải là quyết định hành chính cá biệt, là văn
bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong
các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Như vậy, quyết định này có thể do cá nhân hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành
hoặc của cá nhân, cơ quan tổ chức khác ban hành để buộc một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức
khác (có tên cụ thể) thực hiện.
Cơ quan, tổ chức khác bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn
vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức
khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội
dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ
chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ
chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể
theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những
việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ
sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên (đ.1 NQ
02/2011)
Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện thuộc một trong các trường hợp sau đây
(đ.28 LTTHC) :
a). Quyết định hành chính thuộc mọi lãnh vực xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức trừ các quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong
các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và
các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. (Quyết định hành
chính mang tính nội bộ của Cơ quan, tổ chức là những quyết định quản lý, chỉ đạo, điều hành
hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó)
b). Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định
của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh;
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định của
Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
c). Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân.
d). Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc
quyền quản lý của mình giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3.1.2. Hành vi hành chính :
Hành vi hành chính là hành vi (làm hoặc không làm) của cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực
hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ
chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhànước, cơ quan, tổ
chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của
pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó
Hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện là hành vi thuộc mọi lãnh vực xâm hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trừ các hành vi hành chính thuộc phạm
vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do
Chính phủ quy định và các hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức như
trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính.
3.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa :
Trong việc giải quyết các vụ án hành chính, Tòa án nhân dân cũng thực hiện chế độ 2
cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, đối với vụ án hành chính về khiếu kiện danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, phán quyết của Tòa án cấp sơ
thẩm có giá trị áp dụng (hiệu lực pháp luật) mà không được chống án.
3.2.1. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh) (đ.29 LTTHC) :
Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau
đây:
a). Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp
huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm
quyền trong cơ quan nhà nước đó;
b). Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án đối với công chức
thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;
c). Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Toà án.
3.2.2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương) (đ.30 LTTHC):
Toà án nhân dân cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau
đây:
a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi
hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người
khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm
quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính,
có hành vi hành chính;
b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong
các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành
chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi
làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người
khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm
quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính,
có hành vi hành chính;
c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh
trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan
nhà nước đó;
d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền
trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với
Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Toà án có thẩm
quyền là Toà án nhân dân thành phố HàNội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
đ) Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Toà án;
e) Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà
người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính
với Toà án;
g) Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện
thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện (khi khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi
hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan
đến nhiều đối tượng, phức tạp ; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều
thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi ; Vụ án có đương sự hoặc tài
sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước
CHXHCNVN ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài)
Trường hợp vụ kiện thuộc thẩm quyền sơ thẩm của TAND cấp huyện, khi có kháng cáo,
kháng nghị sẽ thuộc thẩm quyền phúc thẩm của TAND cấp tỉnh (Tòa hành chính).
3.2.3. Thẩm quyền của Tòa phúc thẩm TANDTC :
a). Phúc thẩm trong trường hợp sơ thẩm thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh (Tòa hành
chính) nhưng có kháng cáo, kháng nghi.
b). Giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp bản án có hiệu lực của TAND cấp tỉnh (án
sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị và án phúc thẩm) có kháng nghị của cấp thẩm
quyền.
3.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ :
3.3.1. Tòa án nơi “người bị kiện” làm việc, có trụ sở :
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan cấp tỉnh trở xuống; người đứng đầu; Cán bộ,
Công chức của các cơ quan này, khiếu kiện về danh sách cử tri
- Các Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan cấp huyện trở xuống
3.3.2. Tòa án nơi “người khởi kiện” làm việc, cư trú :
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC cơ quan trên cấp tỉnh; người đứng đầu; Cán bộ,Công
chức của các cơ quan này.
(Trường hợp Người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở trênlãnh thổ
VN thì thẩm quyền thuộc Tòa án nơi Người bị kiện làm việc, có trụ sở)
- Khiếu kiện QĐHC, HVHC của cơ quan ngoại giao VN ở nước ngoài hoặcngười có
thẩm quyền trong cơ quan đó.
(Trường hợp Người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở trênlãnh thổ
VN thì thẩm quyền thuộc TAND TP.HCM hoặc TAND TP.Hà Nội)
- Khiếu kiện Quyết định kỷ luật bược thôi việc của cơ quan cấp tỉnh trở lên mà NKK có
nơi làm việc khi bị kỷ luật.
- Khiếu kiện QĐGQKN về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh (đ.30 LTTHC) Trường hợp có
tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các
Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ do
Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết.
Trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án cấp
tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.
4. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN :
4.1. Yêu cầu khởi kiện :
- Đối với quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình và quyết định
kỷ luật buộc thôi việc, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần
quyết định này.
- Đối với hành vi hành chính xâm hại, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án buộc người bị
kiện phải thực hiện hành vi hoặc chấm dứt hành vi này.
- Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể
đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nếu trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để
chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ
án dân sự khác theo quy định của pháp luật. (đ.6 LTTHC)
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà người bị kiện có quyết định sửa đổi
hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện thì Toà án
thông báo cho người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
biết và phân biệt như sau:
- Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều rút
đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án;
- Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đều
không rút đơn khởi kiện, yêu cầu thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khởi kiện và
quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khởi kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà
có quyết định đúng pháp luật;
- Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập không rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của
người khởi kiện và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan. Trong trường hợp này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người
khởi kiện;
- Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Toà án đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và tiếp tục giải quyết đối với yêu cầu của người khởi
kiện theo thủ tục chung.
4.2. Điều kiện khởi kiện :
Đây là điều kiện qui định trước khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải nộp đơn
yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình liên quan đến quyết định hành
chính, hành vi hành chính vụ kiện .
Theo qui định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính áp dụng trước ngày
01/7/2011, tiền tố tụng là điều kiện bắt bụộc. Hiện nay, theo đ.103 LTTHC, qui định này có
một số thay đổi như sau :
4.2.1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không
đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại
mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc
giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
(Trường hợp này chủ thể bị xâm hại có quyền khiếu nại hoặc không khiếu nại mà kiện
ngay ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Trường hợp có khiếu nại mà người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết không thỏa đáng hoặc không giải quyết thì sau khi
hết thời hạn giải quyết khiếu nại, chủ thể bị xâm hại cũng có quyền khởi kiện)
4.2.2. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết
định đó.
(Trường hợp này chủ thể bị xâm hại phải khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
và khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cấp thẩm quyền mà mình cho rằng không thỏa
đáng thì mới được quyền khởi kiện)
4.2.3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu
Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu
nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy
định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng
không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
(Trường hợp này chủ thể bị xâm hại phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại mà cơ quan này không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì chủ thể đều
có quyền khởi kiện)
4.3. Về thời hiệu khởi kiện :
4.3.1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện
để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Theo đ.104 LTTHC, thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy
định như sau:
a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách
cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải
quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi
kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
4.3.2. Qui định hồi tố khởi kiện đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai :
- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày LTTHC có hiệu lực, người khiếu nại đã thực hiện
việc khiếu nại QĐHC, HVHC về quản lý đất đai đến Chủ tịch UBNDcấp huyện, Chủ tịch
UBND cấp tỉnh từ ngày 01/6/2006 đến ngày LTTHC có hiệu lực (01/7/2011), nếu khiếu nại
không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với
quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại TAND theo qui định của LTTHC
(đ.3 NQ 056/2010)
Theo đ.4 NQ 01/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, vấn đề này được qui
định như sau :
Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về
quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của
Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi cóđủ các điều kiện sau đây:
a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành
chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);
b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà
khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc
giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi
kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình
chỉ việc giải quyết vụ án hành chính.
Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án và
đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án để thụ lý giải quyết.
Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện nêu trên, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp
chứng cứ thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho
việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-
6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể
cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà
án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu,
chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại
(nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi
kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.
5. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM :
Thủ tục xét xử sơ thẩm gồm các bước : khởi kiện và thụ lý, chuẩn bị xét xử, mởphiên Tòa
sơ thẩm.
5.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện trong thời hạn luật định (thời hiệu).
Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công
chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
e) Các yêu cầu Toà án giải quyết.
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiến nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại (đ.105 LTTHC)
Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện
thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần
cuối đơn; nếu việc khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiệndo người đại diện theo pháp luật người
đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện,
văn bản khởi tố phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là
có căn cứ và hợp pháp.
Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gởi qua bưu
điện
Toà án sẽ trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính
c) Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
d) Chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính ;
đ) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực phápluật của
Toà án;
e) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
g) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết theo thủ tuc giải quyết khiếu nại
h) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung theo qui định
i) Hết thời hạn được thông báo mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền
tạm ứng án phí trừ trường hợp có lý do chính đáng
Khi trả lại đơn khởi kiện, Toà án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại
đơn khởi kiện.
Trường hợp đơn khởi kiện bị trả lại thì người khởi kiện có quyền khiếu nại theo qui định
sau :
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện,
người khởi kiện có quyền khiếu nại,
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả
lại đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a). Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát
cùng cấp biết;
b). Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
- Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Toà án thì
trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người
khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án cấp trên
trực tiếp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh
án Toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết. Quyết định của Chánh án Toà án cấp trên trực
tiếp là quyết định giải quyết cuối cùng.
Toà án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án thụ lý
vụ án vào ngày nhận được đơn kiện.
5.2. Chuẩn bị xét xử
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán
giải quyết vụ kiện. Trường hợp vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể kéo dàithì Chánh án phân công
Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử liên tục
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho
người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liện quan, Viện kiểm sát biết về việc Tòa án thụ lý vụ án
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà
án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo
(nếu có).
Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án
nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án phải gia hạn, nhưng không quá 10 ngày.
Thời hạn chuan bị xét xử được qui định như sau :
- 02 tháng kể từ ngày thụ lý đối với các vụ án hành chính khác. Trường hợp vu án phức tạp có
thể gia hạn một lần không quá 02 tháng.
- 04 tháng kể từ ngày thụ lý đối với án hành chính về giải quyết cạnh tranh. Trường hợp vụ án
phức tạp có thể gia hạn một lần không quá 01 tháng.
Trong thời hạn chuan bị xét xử, Thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra một
trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
5.3. Mở phiên Tòa sơ thẩm :
Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ hành chính được thực hiện thông qua phiên tòa hành chính sơ
thẩm. Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành công khai với sự có mặt của những người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng.
Trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải
mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn đó không quá ba mươi ngày.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường
hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân
dân.
Bản án và các Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật khi hết thời
hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị.
5.4. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT):
- Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên có quyền yêu cầu TA áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời và chịu trách nhiệm về yêu cầu này khi vụ kiện được thụ lý. Trường hợp do
tình thế khẩn cấp, cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay thì dương sự có thể yêu
cầu khi nộp đơn khởi kiện
- Việc áp dụng do Thẩm phán phụ trách quyết định trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận
đơn, có thể bị khiếu nại hoặc kháng nghị đến Chánh án TA đang giải quyết và Chánh án phải
xem xét và trả lời trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại
- Các BPKCTT có thể là : tạm đình chỉ việc thi hành QĐHC bị khiếu kiện; cấm hoặc buộc
đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một số hành vi cần thiết
6. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM :
6.1. Kháng cáo, kháng nghị :
Đối tượng mà đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có
quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục
phúc thẩm bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án
cấp sơ thẩm.
6.1.1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày
Toà án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ
ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi họ cư trú hoặc
nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức.
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án
cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ
vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
Toà án chấp nhận việc đương sự đã kháng cáo thay đổi, bổ sung kháng cáo như sau:
a) Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo thì đương sự đã kháng cáo có quyền thay
đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáoban đầu;
b) Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo thì trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên
toà người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, nhưng không được vượt quá
phạm vi đã kháng cáo trong thời hạn kháng cáo.
6.1.2. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát
cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình
chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Trường hợp thay đổi kháng nghị cũng áp dụng qui định giống như đối với
đương sự
Trong trường hợp do trở ngại khách quan, mà không thể kháng cáo, kháng nghị được trong thời
hạn quy định, thì được kháng cáo, kháng nghị trễ hạn. Thời gian bị trở ngại khách quan không tính
vào thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trong đơn kháng cáo, bản kháng nghị phải nêu rõ:
- Nội dung phần quyết định của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị khángcáo,
kháng nghị;
- Lý do kháng cáo, kháng nghị;
- Yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.
6.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm :
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị hoặc kể từ ngày
người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu người đó phải nộp khoản
tiền đó, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Toà án
phúc thẩm.
Nếu cấp xét xử sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cấp xử phúc thẩm là Tòa hành
chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Nếu cấp xét xử sơ thẩm là Tòa hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cấp xử phúc thẩm
là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Chánh án Tòa
án cấp phúc thẩm hoặc Chánh tòa phúc thẩm TANDTC thành lập Hội đồng xét xử phúc
thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa.
Trong thời hạn 60 ngày (trường hợp có tình tiết phức tạp thì được kéo dài không quá 90
ngày) kể từ ngày thụ lý, Thẩm phán được phân công chủ tọa phải ra Quyết định đưa vụ án ra
xét xử nếu không có căn cứ đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm tối đa 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra
xét xử. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 Thẩm phán. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng
cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm; sửa một phần
hoặc tòan bộ phần quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm; hủy bản án, quyết định sơ thẩm
và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại; tạm đình chỉ, đình chỉ; hủy bản án,
quyết định sơ thẩm
Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay.
7. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM
Các bản án, Quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi xác định trong quá trình xét xử vụ án, việc xét xử đã
có sơ sót hay sai sót và có kháng nghị của người có thẩm quyền trong thời hạn luật định.
7.1. Căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm :
7.1.1. Căn cứ giám đốc thẩm :
Vụ kiện được xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm khi có một trong những sơsót, sai sót
sau đây trong quá trình giải quyết vụ án (đ.210 LTTHC):
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;
- Phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết kháchquan của
vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
7.1.2. Căn cứ tái thẩm :
Vụ kiện được xét xử lại theo trình tự tái thẩm khi có một trong những sơ sót,sai sót sau
đây trong quá trình giải quyết vụ án (đ.213 LTTHC) :
- Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Toà án, đương sự đãkhông
thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
- Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của ngườiphiên dịch
không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ ánhoặc cố ý
kết luận trái pháp luật;
- Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước màToà án
căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
7.2. Người có thẩm quyền kháng nghị :
a). Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao.
b). Chánh án Toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh có quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện.
7.3. Thời hạn kháng nghị :
a). Giám đốc thẩm :
- Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp
luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền đề
nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị theo thủ
tục giám đốc thẩm. Trường hợp Toà án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác
phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị.
- Người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có
quyền hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm. Thời hạn hoãn không quá 03 tháng.
Đối với quyết định về phần dân sự trong bản án, quyết định hành chính thì người có
quyền kháng nghị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án theo quy
định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có
quyết định giám đốc thẩm.
- Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong
thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp
đương sự đã có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn (01 năm
kể từ ngày bản án co hiệu lực pháp luật) nhưng đã hết thời hạn kháng nghị mà người có
quyền kháng nghị mới phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của
người có quyền kháng nghị không phụ thuộc vào thời hạn quy định trên (02 năm). Thời hạn
kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Toà án được thực hiện theo quy định
của pháp luật về tố tụng dân sự.
b). Tái thẩm :
- Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện tình tiết mớicủa vụ án
thì có quyền đề nghị bằng văn bản với người có quyền kháng nghị (giống như trường hợp
giám đốc thẩm) để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp phát hiện tình tiết
mới của vụ án, Viện kiểm sát, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền
kháng nghị. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có quyền
kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định
tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
7.4. Cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm :
- Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh (gồm Chánh án, Phó Chánh án, một số Thẩm phán
TAND cấp tỉnh, không quá 9 người) giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng nghị. Khi tiến hành giám đốc
thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành
viên tham gia; Chánh án Tòa án cấp tỉnh làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
- Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao gồm 03 Thẩm phán giám đốc thẩm, tái thẩm
những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng
nghị. Khi tiến hành giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có đủ
ba Thẩm phán tham gia; Chánh toà Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao phân công một
Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm.
- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (gồm Chánh án, Phó Chánh án, một
số Thẩm phán TANDTC, không quá 17 người) giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà hành chính Toà án
nhân dân tối cao bị kháng nghị.
7.5. Thời hạn giám đốc thẩm, tái thẩm :
Thời hạn mở phiên Tòa giám đốc thẩm, tái thẩm là 02 tháng kể từ ngày nhận
được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng
giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án
nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự
tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được
quá nửa tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm
Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định
hoãn phiên toà, Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính
Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải tiến hành xét xử
lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.
7.6. Thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm, tái thẩm :
a). Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm :
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án,
quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơthẩm
hoặc phúc thẩm lại.
- Hủy bản án, quyết định của Toà án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giảiquyết vụ
án.
b). Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệulực pháp
luật.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theothủ tục
do Luật này quy định.
- Hủy bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ
án.
8. THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TANDTC :
- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định
có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, đương sự
không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội;
c) Theo kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
- Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối
cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để xem xét lại
quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
- Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng
VKSNDTC hoặc Chánh án TANDTC phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì Chánh án Toà án
nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xem
xét kiến nghị, đề nghị đó.
Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao Chánh án Toà án
nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trườnghợp Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án,
xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong thời hạn 04
tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có
quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toàán nhân dân tối cao
Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải có sự tham dự của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp xét thấy cần thiết, Toà án nhân dân tối
cao có thể mời cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến tham dự phiên họp.
Sau khi nghe Chánh án Toà án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan được mời tham dự
(nếu có), Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết
quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án cấp dưới có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết
định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:
a). Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
b). Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn
bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
c). Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ
các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
d). Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp
luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của
pháp luật;
đ). Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn
bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;
buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quyđịnh của Luật cạnh tranh;
e). Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp nêu tại các điểm b, c, d và
đ nêu trên, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Toà án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp
luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác
định trách nhiệm bồihoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
g). Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan nhà nước trong trường hợp cố ý vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho cá
nhân, cơ quan, tổ chức.
- Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba
phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán
thành.

Trang
MỤMỤC LỤC
CHƯƠNG I : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm pháp luật, hệ thống PL, luật hành chính 03
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh 05
3. Vai trò của LHC và mối quan hệ với các ngành luật khác 08
CHƯƠNG II: QUI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Qui phạm pháp luật hành chính 16
2. Quan hệ pháp luật hành chính 23
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm, đặc điểm 33
2. Phân lọai cơ quan hành chính nhà nước 34
3. Địa vị pháp lý của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam 36
CHƯƠNG IV : THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Thủ tục hành chính 50
2. Văn bản hành chính nhà nước 53
CHƯƠNG V : QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Khái niệm cộng vụ, cán bộ, công chức 62
2. Những nội dung cbủ yếu trong quy chế pháp lý của các bộ, công chức 70
CHƯƠNG VI : QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 84
2. Tố cáo và giải quyết tố cáo 98
CHƯƠNG VII : VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
1. Vi phạm hành chính 108
2. Trách nhiệm hành chính 113
CHƯƠNG VIII : KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm 131
2. Những nguyên tắc chính giải quyết VAHC 132
3. Thẩm quyền của Tòa án 133
4. Yêu cầu, điều kiện và thời hiệu khởi kiện 138
5. Thủ tục xét xử sơ thẩm 141
6. Thủ tục xét xử phúc thẩm 144
7. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 145
8. Thủ tục xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC 148

You might also like