You are on page 1of 2

LUẬT HÀNH CHÍNH

Câu 3: Phân tích các đặc điểm của Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì sao
quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải là quyết định cá biệt ?
* Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm
quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. (Khoản 1 Điều 3)
Như vậy, để có thể là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, quyết định hành chính phải thỏa mãn các đặc
điểm sau đây:
- Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản
Quyết định hành chính được hiểu là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước, được thể hiện dưới những hình thức nhất định tác động đến các đối tượng nhất định trong quá trình
hành pháp.
Vì thế, quyết định hành chính được ban hành có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như quyết định bằng
miệng, bằng tín hiệm, ám lệnh, văn bản…Nhưng chỉ có những quyết định hành chính được ban hành dưới hình thức
văn bản mới là đối tượng xét xử của Toà án. Đây là hình thức thể hiện có nhiều ưu thế về tính chính xác và tính ổn
định cao so với các hình thức khác.
- Thứ hai, quyết định đó phải là quyết định hành chính cá biệt
Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết
định cá biệt, trong đó, chỉ có quyết định hành chính cá biệt mới là đối tượng xét xử của Toà án.
Quyết định cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng quy phạm pháp luật là quyết định được ban hành trên cơ sở các
quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có những trường hợp được ban hành trên
cơ sở quyết định cá biệt của cơ quan cấp trên.
Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm chứa đựng những quy tắc xử sự chung, tác động đến đối tượng rộng lớn.
Quyết định cá biệt là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể để giải quyết
các trường hợp các biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì
thế quyết định cá biệt trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức.
Các quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm thường không đụng chạm trực tiếp đến các quyền lợi của người dân.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước ban hành quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm nhằm giải quyết
những vấn đề chung theo yêu cầu quản lý Nhà nước và vì lợi ích chung của cộng đồng. Nếu cho phép khiếu kiện cả
văn bản pháp quy sẽ dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Do đó, theo quy định của pháp luật , chỉ
quyết định cá biệt mới thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án.
Ví dụ: Ngày 4/3/2009, doanh nghiệp tư nhân Tam Đảo bị Đội Quản lý thị trường 6B bắt giữ lô hàng không xuất đủ
hóa đơn chứng từ đủ hóa đơn chứng từ nên bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 6 xử phạt 70 triệu đồng theo Thông tư
liên tịch số 12/2007/TTLT-BCT-BTC-BCA ), trong vòng 24 giờ sau khi kiểm tra hàng hóa, doanh nghiệp không xuất
trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, nên số hàng trên bị coi là hàng lậu.
Giám đốc doanh nghiệp không đồng ý cho rằng những quy định trong TT 12/2007 là không hợp lý nên ngày
13/8/2009 đã nộp đơn ra Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kiện Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng,
yêu cầu Tòa án hủy Thông tư 12/2007.
Ngày 19/8, Tòa án nhân dân TP HCM đã ra thông báo bác đơn kiện của doanh nghiệp này với lý do yêu cầu trên
không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
1
Thứ ba, trước đây, theo quy định của PLTTGQCVAHC năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006, quyết định hành
chính là đối tượng xét xử của Toà án phải là quyết định hành chính lần đầu.
Quyết định hành chính lần đầu là quyết định hành chính được cơ quan nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình.
Việc quy định quyết định hành chính lần đầu nhằm phân biệt với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Chỉ các quyết định hành chính lần đầu mới
thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án.
Ví dụ: ….
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về đặc điểm này, trên thực tế có trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại
chứa đứng nội dung giải quyết vụ việc và cá nhân, tổ chức không đồng ý với nội dung này, thì có khởi kiện được hay
không?
Thứ tư, quyết định hành chính không thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Để đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực phòng, an ninh, ngoại giao, các quyết định hành chính liên quan đến bí
mật nhà nước trong những lĩnh vực này sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Chính phủ sẽ quy định
danh mục các quyết định hành chính này.
- Nhằm điều hành hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các chủ thể quản lý nhà nước ban hành các quyết định
mang tính chất nội bộ. Các quyết định hành chính này có đặc điểm là đối tượng bị áp dụng và chủ thể ra quyết định
có mối quan hệ về mặt công tác, được dùng nhằm duy trì hoạt động nội bộ trong bộ máy nhà nước. Để đảm bảo hiệu
quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các quyết định hành chính này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án. Ví dụ: quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, quyết định chuyển công tác, quyết định bổ nhiệm
cán bộ, công chức…
Thứ năm, quyết định hành chính phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có thể do cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ,
Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ban hành)
hoặc các cơ quan nhà nước khác không phải là cơ quan hành chính nhà nước (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân
dân, Bảo hiểm xã hội…), nhưng phải là quyết định trong hoạt động quản lý hành chính, tức là quyết định trong hoạt
động chấp hành – điều hành.
Lưu ý: Tên gọi của quyết định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trước đây, theo quy định của PLTTGQCVAHC, quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành
chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng 1 lần đối với 1 hoặc 1 số đối
tượng cụ thể…Với quy định này đã dẫn đến sự tranh luận không thống nhất về tên gọi của quyết định hành chính.
Chỉ có những quyết định nào được ban hành dưới hình thức là “quyết định” mới là đối tượng khởi kiện hành chính,
những văn bản có nội dung là quyết định nhưng ban hành dưới hình thức khác (thông báo, công văn…) thì không là
đối tượng khởi kiện. Hiện nay, theo quy định của Luật tố tụng hành chính về quyết định hành chính đã giải quyết vấn
đề trên: Quyết định hành chính “là văn bản…”. Như vậy, không phân biệt tên gọi, nếu 1 văn bản thỏa mãn những đặc
điểm trên đều có thể là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện hành chính.

You might also like