« Home « Kết quả tìm kiếm

Dấu hỏi ngã trong chính tả tiếng Việt (Đoàn Xuân Kiên)


Tóm tắt Xem thử

- DẤU HỎI NGÃ.
- một từ tiếng Việt chỉ mang một trong số sáu thanh.
- Thanh là yếu tố định bậc cao thấp trong thang âm sáu bậc của tiếng Việt hiện đại, và là yếu tố cần và đủ để tạo thành ý nghĩa khu biệt của một từ.
- Phân biệt bốn thanh khác không có khó khăn gì, nhưng hai thanh hỏi và ngã thì cần nhiều công phu.
- Phân biệt dấu hỏi và ngã là một việc tương đối dễ dàng đối với người nói giọng bắc, nhưng lại là một việc cần thiết cho những ai nói giọng trung và nam.
- nghĩa là người phát âm giọng tiếng Việt từ phía nam Thanh Hoá vào trong vùng tây nam bộ.
- Đối với những người “đàng trong” thì phân biệt hỏi ngã dựa trên phát âm là chuyện khó chính xác, vì số từ ngữ tiếng Việt mang dấu hỏi và ngã là một khối lượng khá lớn [ 2.
- Trong bài này chúng tôi cố gắng hệ thống hoá lại những nét chính của chính tả dấu hỏi ngã trong tiếng Việt.
- Vì việc phân biệt hỏi ngã có khác nhau giữa hai loại từ vựng trong tiếng Việt, chúng tôi sẽ chia bài thành hai phần chính: trước hết là phân biệt hai nhóm từ vựng trong tiếng Việt, sau đó mới tìm hiểu cách phân biệt hỏi - ngã trong từng nhóm loại từ vựng này.
- Nhận biết một từ.
- tiếng Việt Chúng ta biết rằng từ vựng tiếng Việt là tập hợp từ những nguồn khác nhau: nguồn thứ nhất là những từ ngữ rất lâu đời của cộng đồng ngôn ngữ Việt cổ thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
- nguồn thứ hai là những từ ngữ vay mượn từ một ngôn ngữ khác, hoặc là từ tiếng Hán (tức là tiếng Hoa nói vào đời Hán), hoăc là từ một ngôn ngữ phương tây gần đây [ 3.
- Như vậy thì một từ tiếng Việt có thể là một từ "thuần Việt" (hay có khi còn gọi là tiếng nôm), cũng có thể là một từ Hán Việt, hoặc là một từ mới vay mượn từ một ngôn ngữ khác.
- Nhận biết được một từ là thuộc nhóm từ nôm hoặc từ Hán Việt sẽ giúp giải quyết được một số khá nhiều những trường hợp cần phân biệt dấu hỏi ngã.
- Nhưng làm thế nào để phân biệt được đâu là một từ thuần Việt và đâu là một từ Hán Việt hoặc một từ vay mượn ? (1) Từ thuần Việt.
- trước kia thường gọi chung đây là những “tiếng nôm”, nói trại từ “tiếng nam”, tức là tiếng của người nước Nam.
- để phân biệt với tiếng nói của người phương Bắc, tức là người Hán.
- Đó là những từ có thể chuyển đổi thanh theo quy luật hài thanh, hoặc là những từ láy âm theo phép hoà phối ngữ âm.
- Chẳng hạn, từ nở, nóng, hỏi là những từ thuần Việt, vì chúng có thể tạo thành những từ láy âm: nở nang, nóng nảy, hỏ han .
- Một từ như đã, chẳng, dẫu là những từ thuần Việt, vì chúng có thể chuyển thanh điệu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa: đà, chăng, dầu .
- (2) Từ Hán Việt.
- là những từ đã vay mượn từ vốn từ vựng tiếng Hán từ cả gần hai nghìn năm trước đây, khi nhà Hán bên Trung Hoa sang đô hộ xứ mình.
- Số từ Hán Việt đã chiếm quá nửa số vốn từ của chúng ta hiện nay.
- Có thể nhận biết một từ Hán Việt hay không là nhờ mấy cách như sau: a).
- Nếu một chữ hay một tiếng có thể ghép với các tiếng như nhất (một.
- bất (chẳng), thì từ ấy phải là từ Hán Việt.
- Vậy thì từ nhân, ích, đạo, bình là những tiếng Hán Việt vì chúng có thể kết hợp có ý nghĩa với bốn tiếng trên kia: nhất nhân, hữu ích, vô đạo, bất bình.
- Nếu một chữ hay một tiếng có nghĩa nhưng không thể đứng một mình làm thành một từ được mà chỉ có thể làm thành một thành phần của từ mà thôi, thì đó là một chữ Hán Việt.
- thường chỉ ghép chúng với một tiếng khác chứ không thể dùng riêng rẽ được.
- cũng thế, có thể viết là nhất gia, sơn hà, nhị nhân … nhưng không thể nói một gia, núi hà, hai nh ân .
- Vậy thì những tiếng quốc, gia, sơn hà, nhân, nhất, nhị là những tiếng Hán Việt.
- Nếu gặp một chữ hoặc một tiếng mà ta không hiểu nghĩa, nhưng ta lại biết rằng chúng có thể ghép chung với hai từ mà lại có cùng ý nghĩa, thì đó là một tiếng Hán Việt.
- thì có thể đoán biết là trường là một tiếng Hán Việt có nghĩa là “dài”.
- hoặc là đọc đến mấy chữ tác nghiệp , ta không hiể u tác là gì, nhưng biết là có sáng tác, tác giả , thì đoán biết tác là một tiếng Hán Việt, có nghĩa đại khái là “làm ra cái gì đó”.
- Nếu một tiếng nào đó mặc dù quen dùng riêng rẽ trong lời nói hằng ngày, nhưng lại thấy chúng thường ghép trong ít nhất là hai từ Hán Việt, thì tiếng hoặc chữ đó là một tiếng Hán Việt.
- Ví dụ: tiếng học là một từ quen dùng.
- Tiếng này có thể gặp trong những từ Hán Việt như học sinh, đại học, học vị .
- Vậy thì tiếng học là một tiếng Hán Việt.
- Thí dụ khác: tiếng chúng có thể gặp tr ong các từ Hán Việt như quần chúng, chúng sinh.
- vậy thì chúng cũng là một tiếng Hán Việt.
- (3) Từ vay mượn : là những từ ngữ vay mượn từ vốn từ vựng của các ngôn ngữ khác, cụ thể là các ngôn ngữ phương tây.
- Từ khi giao tiếp với phương tây đến nay, tiếng Việt đã đưa vào kho từ vựng của mình những tiếng như xà phòng, (áo) sơ mi, xi măng, (dầu) xăng, cao bồi, (trái) bom, phim, (xe) ô tô, cuốc (xe), (bà) đầm, (bánh) quy, (nhà) băng, két (bạc), (kinh) xáng.
- Những tiếng vay mượn này hoặc được phiên âm trực tiếp từ một từ ngữ phương tây ( xi măng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt