You are on page 1of 4

Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng

Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng

Tổng kết kinh nghiệm là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử Đảng, là một mặt hoạt

động lý luận rất được Đảng quan tâm. Trên thực tế, trong và sau mỗi thời kỳ vận động cách mạng, nhất là

vào các dịp đại hội của Đảng từ 1960 đến nay, Đảng đều chú trọng tổng kết thực tiễn và rút ra nhiều bài học

lịch sử có tác dụng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình. Để làm rõ các bài học lớn, xuyên suốt Lịch sử

Đảng, cần có sự lý giải cần thiết cơ sở khoa học - lý luận của mỗi bài học và lấy thực tiễn lịch sử của Đảng,

của cách mạng để minh chứng cho bài học đó.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được Đại hội VII

(1991) thông qua, Đảng đã nêu lên năm bài học lớn mà đến nay vẫn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu

sắc.

1. Nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Về lý luận, V.I Lênin cho rằng: khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, xâm lược các nước

khác, biến thành thuộc địa của nó, thì phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa trở

thành một bộ phận của cách mạng vô sản. Do đó, muốn đi tới thắng lợi triệt để, phong trào giải phóng dân

tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa

cộng sản.

Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp cận được chân lý đó và

quyết định giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh cho rằng "Muốn cứu nước

và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản"1, "Chỉ có chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên

thế giới khỏi ách nô lệ"2.

Đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản là một sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt

của Hồ Chí Minh. Điều quan trọng hơn, Người còn cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa

không thụ động lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có tính độc lập, có thể thắng lợi trước

cách mạng chính quốc. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được ưu tiên thực hiện trước, là bước đi tất yếu

để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tuy là phương hướng tiến lên trong tương lai,

nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến tính chất triệt để và sức mạnh của cách mạng giải phóng dân tộc.

Tư tưởng này là cơ sở định hướng đúng đắn cho hoạt động của Đảng và nhân dân ta ở mỗi thời kỳ cũng

như toàn bộ cuộc đấu tranh, là điều kiện để tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

Bởi vậy, nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cội nguồn thắng lợi của

cách mạng Việt Nam.


Về thực tiễn, tư tưởng chiến lược nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã

được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên khi Đảng thành lập và được khẳng định tiếp

tục trong các cương lĩnh tiếp theo, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trước năm 1930, các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, do chưa có định hướng xã

hội chủ nghĩa, mà đi theo khuynh hướng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản, nên dù rất anh dũng, cuối cùng

đều đã bị thất bại.

Trong những năm 1930-1945, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng

đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, tổn thất, từng bước giành được những thắng lợi to lớn,

đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Từ năm 1945 đến năm 1954, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện

qua đường lối kết hợp kháng chiến với kiến quốc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ chiến

lược chống đế quốc, chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống cho chủ

nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc ta, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Từ năm 1954 đến

năm 1975, bài học đó được thể hiện trong đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược

cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, giải

phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhờ có đường lối độc lập tự chủ, sáng tạo này Đảng đã huy động

được tối đa sức mạnh của hai miền, sức mạnh cả nước, sức mạnh của thời đại, đủ sức đánh thắng đế

quốc Mỹ xâm lược.

Từ năm 1975 đến nay, khi cả nước đã giành được độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội,

Đảng đã đề ra đường lối kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ

quốc thống nhất. Đường lối đó đã củng cố, giữ vững độc lập tạo điều kiện để xây chủ nghĩa xã hội, và xây

dựng chủ nghĩa xã hội lại tạo ra cơ sở vật chất, tinh thần để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Khi tình hình quốc

tế có những chuyển biến mới, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng và sụp đổ, bài học giương

cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng thể hiện trong đường lối đổi mới, chuyển sang

nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, xây dựng nền

kinh tế độc lập tự chủ, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, mở rộng giao lưu văn

hóa, giữ vững bản sắc dân tộc... Nhờ vậy, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu mới

trong công cuộc bảo vệ đất nước Việt Nam thống nhất, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Về lý luận, bài học này xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai

trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, coi quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử.

Chủ nghĩa Mác- Lênin đánh giá cao vai trò của cá nhân, nhất là vĩ nhân trong lịch sử, song khẳng định cách

mạng luôn luôn là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, rằng giai cấp

vô sản muốn thực hiện được vai trò lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ

sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. V.I Lênin cho rằng cách mạng là ngày hội của quần chúng

lao động, sự liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông, là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi

của cách mạng vô sản, nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân lao động, thì cách mạng vô sản

không thể thực hiện được.

Quán triệt quan điểm đó của chủ nghĩa Mác- Lênin và kế thừa truyền thống của dân tộc coi "Dân là gốc của

nước", Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc sức mạnh của nhân dân. Người cho rằng cách mạng chỉ có thể

giành được thắng lợi nếu được quần chúng nhân dân tham gia, "Cách mạng là công việc của dân chúng,

chứ không phải của một, hai người", "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong".

Hồ Chí Minh đề cao sức mạnh của nhân dân, của dân tộc, đặc biệt là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.

Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa

đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh

mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"1.

Để tạo ra sức mạnh cho cách mạng, sức mạnh toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải tin dân, tôn

trọng và phát huy quyền dân chủ của dân, đưa lại quyền lợi cho dân, phải dùng sức dân, tài dân, lực dân

mà làm lợi cho dân. Người viết: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự

mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản. Khi "cách mạng đã thành công thì

quyền thuộc về dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng mới được hưởng hạnh phúc". "Khi đất nước độc lập

và trở thành nước dân chủ thì lợi ích thuộc về nhân dân. Quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực

lượng đều ở nơi dân". "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức

tránh"...

Về thực tiễn, bài học này đã được chứng minh qua những thành bại của cách mạng Việt Nam hơn một thế

kỷ qua.

Trước ngày có Đảng lãnh đạo, dân tộc ta đã liêp tiếp vùng lên đấu tranh cứu nước, cứu nhà, song do hạn

chế về nhận thức và bị lợi ích giai cấp chi phối, những tổ chức và cá nhân lãnh đạo phong trào đã không

thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân, không quan tâm đến lợi ích cơ bản của nhân dân, nhất là
nhân dân lao động. Do thiếu niềm tin vào khả năng cách mạng và sức mạnh của nhân dân, họ đã hướng về

chủ trương cầu viện, đi tìm một lực lượng bên ngoài dân tộc. Kết quả của những nhận thức đó là lực lượng

dân chúng bên trong, trước hết là công nông, không được tập hợp, chỉ thu hút được tầng lớp trí thức tiểu tư

sản thành thị hoặc một bộ phận thuộc tầng lớp trên, còn lực lượng bên ngoài thì hạn hẹp, mong manh. Do

đó các phong trào dân tộc, dân chủ ở nước ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đều đã bị thất bại.

You might also like