Academia.eduAcademia.edu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN  Biên soạn ThS. Lê Việt An ThS. Bùi Thị Thu Ngân ThS. Trần Thị Diệu Hường ThS. Lê Vi Sa TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ VĨ MÔ TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: TC- NH & QTKD Bình Định, 06/2016 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN  Biên soạn ThS. Lê Việt An ThS. Bùi Thị Thu Ngân ThS. Trần Thị Diệu Hường ThS. Lê Vi Sa TÀI LIỆU GIẢNG DẠY KINH TẾ VĨ MÔ TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: TC- NH & QTKD SỐ TÍN CHỈ: 3 (LÝ THUYẾT: 45 tiết) Bình Định, 06/2016 2 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 1.1. Những khả năng thay thế khác nhau................................................ 4 Bảng 5.1. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại ................................. 50 Bảng 5.2. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .......................... 65 Bảng 6.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo vùng ................................... 67 Bảng 6.2. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm ........................................... 71 Đồ thị Đồ thị 1.1. Đường PPF của nền kinh tế chỉ sản xuất lúa và vải ....................... 4 Đồ thị 3.1. Quan hệ giữa lãi suất cho vay và đầu tư.......................................... 19 Đồ thị 3.2. Đường tổng cầu ............................................................................... 22 Đồ thị 3.3. Đường tổng cung dài hạn ................................................................ 25 Đồ thị 3.4. Biến động kinh tế trong ngắn hạn ................................................... 25 Đồ thị 3.5. Cân bằng của nền kinh tế trong ngắn hạn ...................................... 27 Đồ thị 3.6. Cú sốc cầu giảm ............................................................................... 29 Đồ thị 3.7. Cú sốc cầu tăng ................................................................................ 29 Đồ thị 3.8. Cú sốc cung bất lợi........................................................................... 30 Đồ thị 4.1. Đường tổng chi tiêu ......................................................................... 32 Đồ thị 4.2. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm ..................................................... 35 Đồ thị 4.3. Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu .................... 41 Đồ thị 4.4. Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách giảm thuế ........................ 41 Đồ thị 4.5. Chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách giảm chi tiêu ................... 42 Đồ thị 4.6. Chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách tăng thué......................... 42 Đồ thị 5.1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ ...................................................... 57 Đồ thị 5.2. Chính sách tiền tệ mở rộng .............................................................. 58 Đồ thị 5.3. Chính sách tiền tệ thu hẹp ............................................................... 59 Đồ thị 5.4. Hình thành đường IS ....................................................................... 60 Đồ thị 5.5. Sự dịch chuyển của đường IS .......................................................... 61 Đồ thị 5.6. Hình thành đường LM .................................................................... 62 Đồ thị 5.7. Sự dịch chuyển đường LM .............................................................. 63 3 Đồ thị 5.8. Mô hình IS – LM ............................................................................. 64 Đồ thị 6.1. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển ................................................... 68 Đồ thị 6.2. Thất nghiệp chu kỳ .......................................................................... 69 Đồ thị 6.3. Lạm phát do cầu kéo ........................................................................ 72 Đồ thị 6.4. Lạm phát do chi phí đẩy ................................................................... 72 Đồ thị 6.5. Lạm phát ì ........................................................................................ 73 Đồ thị 6.6. Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng ở Việt Nam 2006-2009 Đồ thị 6.7. Đường Phillips ngắn hạn................................................................. 76 Đồ thị 6.8. Đường Phillips trong dài hạn .......................................................... 76 Đồ thị 7.1. Thị trường ngoại hối ........................................................................ 79 Đồ thị 7.2. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu Đồ thị 7.3. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu Đồ thị 7.4. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự thay đổi của mức giá chung ......... 84 4 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Chương này giúp người đọc hình dung cái nhìn tổng quan về môn học. Ngoài những nội dung bao quát, chương 1 nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô, cũng như làm rõ mục tiêu của các chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ. Đồng thời trong chương Khái quát về kinh tế học vĩ mô người đọc sẽ tiếp cận với những thuật ngữ căn bản, góp phần thuận lợi hơn khi nghiên cứu những chương sau. 1.1. Khái niệm kinh tế vĩ mô Kinh tế học là môn học ra đời cách đây hơn hai thế kỉ. Từ đó đến nay, kinh tế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cũng đã xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau. Định nghĩa thông dụng nhất, đó là: Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm của mình. Người ta cho rằng, bản chất của kinh tế học là sự khan hiếm. Sự khan hiếm xảy ra khi các nguồn lực trong nền kinh tế không đủ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế đó. Bởi lẽ, nhu cầu của con người thì vô hạn mà các nguồn lực của nền kinh tế thì hữu hạn. Từ cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ cho đến xã hội đều phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn lực. Trước hết, ta nói đến sự khan hiếm nguồn lực của cá nhân và các hộ gia đình. Đã là con người, ai cũng muốn có được một cuộc sống đầy đủ nhất, được hưởng thụ nhiều nhất. Thế nhưng, sự thỏa mãn những nhu cầu đó bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như thời gian, thu nhập… Vì vậy, chúng ta cần phải phân bổ thời gian, thu nhập… một cách lợp lý nhất sao cho nhu cầu được thỏa mãn cao nhất. Xã hội hay nền kinh tế của một quốc gia cũng luôn luôn phải đối mặt với sự khan hiếm các nguồn lực. Nguồn lực của nền kinh tế bao gồm : lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên… Tuy nhiên, tất cả các nguồn lực này đều khan hiếm. Vì vậy, nền kinh tế phải tìm cách phân bổ các nguồn lực sao cho nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế được thỏa mãn cao nhất. Kinh tế học nghiên cứu: cách thức con người ra quyết định, cách thức con người tác động qua lại lẫn nhau và nghiên cứu phân tích các xu hướng, các lực lượng ảnh hưởng tổng thể đến nền kinh tế. Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có mục tiêu tối cao để hướng tới, đó là mục tiêu tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa ích lợi khi tiêu dùng và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội. Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết các bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này. 1 Kinh tế học được chia thành hai nhánh chính, đó là : Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của từng hộ gia đình và từng doanh nghiệp cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa họ trên các thị trường cụ thể. Trong khi đó, Kinh tế vĩ mô nghiên cứu phương thức hoạt động của toàn bộ nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, nó mang tính tổng quát bao trùm. Kinh tế học Vi mô và Kinh tế học vĩ mô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì, một nền kinh tế là tập hợp các bộ phận riêng lẻ, bao gồm hộ gia đình và doanh nghiệp. Hành vi và hoạt động của tất cả các bộ phận riêng lẻ này sẽ hình thành nên sắc thái của nền kinh tế, tức là vấn đề vi mô ảnh hưởng đến vĩ mô. Và ngược lại, nếu một trong số các vấn đề vĩ mô thay đổi cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các bộ phận riêng lẻ kia, tức là vấn đề của vĩ mô ảnh hưởng đến vi mô. 1.2. Các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô quan tâm đến nhiều vấn đề. Trong thực tế, những người nghiên cứu kinh tế học vĩ mô có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, có ba vấn đề mà không một nhà kinh tế học nào cũng như không một cuốn sách nào nói về kinh tế vĩ mô không nhắc đến đó là sản lượng quốc gia, lạm phát và thất nghiệp. Sản lượng quốc gia: Sản lượng quốc gia chính là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà công dân một nước sản xuất ra trong một thời kì nhất định. Sản lượng quốc gia là một trong những chỉ tiêu quan trọng được quan tâm hàng đầu. Nó không chỉ phản ánh khả năng sản xuất hàng hóa dịch vụ mà còn phản ánh và có ảnh hưởng đến mức sống của dân cư cũng như tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Sản lượng quốc gia và sự thay đổi của chỉ tiêu này sẽ tiếp tục được nghiên cứu kĩ hơn trong các chương sau. Lạm phát: Là sự tăng lên liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Lưu ý rằng, khi nghiên cứu nền kinh tế ở góc độ tổng thể thì mức giá ở đây không phải là của một hàng hóa hay dịch vụ nào cụ thể như kinh tế học vi mô mà giá ở đây là mức giá hay mặt bằng giá chung của nền kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ số giá như CPI hay GDPd… Tỉ lệ lạm phát là một trong những chỉ tiêu phản ánh trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Rất nhiều người cho rằng, nền kinh tế có lạm phát đồng nghĩa với nền kinh tế hoạt động không tốt. Điều này không hoàn toàn đúng, bởi lẽ lạm phát là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào việc tỉ lệ lạm phát là cao hay thấp. Như vậy, tại sao nền kinh tế có lạm phát? Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào? Tỉ lệ lạm phát là bao nhiêu thì sẽ gây ra tác động xấu đến nền kinh tế? Và khi lạm phát quá cao thì có biện pháp nào để kiềm chế lạm phát hay không? Tất cả những câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và lí giải trong những chương sau. Thất nghiệp: 2 Thất nghiệp là cụm từ dùng để chỉ tình trạng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm việc và không có việc làm. Tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được thể hiện thông qua tỉ lệ thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp cao có nghĩa là nhu cầu sử dụng lao động thấp, nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. Ngược lại, nếu tỉ lệ thất nghiệp thấp tức là nền kinh tế đang hoạt động tốt làm cho nhu cầu lao động tăng. Trong ngắn hạn, giữa thất nghiệp và lạm phát có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Để giảm lạm phát, nền kinh tế phải chấp nhận việc tỉ lệ lạm phát tăng và ngược lại. Vậy thì trong dài hạn mối quan hệ đó như thế nào? Làm thế nào để đo lường thất nghiệp? Thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Và có những biện pháp nào để hạn chế thất nghiệp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn những vấn đề này trong các chương sau. 1.3. Các công cụ điều tiết vĩ mô của chính phủ Thông thường, chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế bằng cách sử dụng những công cụ trong bốn nhóm chính sách phổ biến, đó là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại (chính sách ngoại thương) và chính sách thu nhập. Chính sách tài khóa: Khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa, điều đó có nghĩa là chính phủ sẽ thay đổi mức chi tiêu của chính phủ, thay đổi mức thuế hay mức trợ cấp. Chính sách tiền tệ: Là việc quản lí cung tiền, lãi suất thông qua ngân hàng trung ương. Chính sách ngoại thương: Trong chính sách ngoại thương, chính phủ sẽ tác động đến các hoạt động ngoại thương thông qua các chính sách thương mại bao gồm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan như hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện… Chính sách thu nhập: Có nghĩa là chính phủ muốn bình ổn lạm phát của nền kinh tế một cách trực tiếp thông qua việc kiểm soát chính sách về tiền lương, giá cả của các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. 1.4. Mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô Mỗi quốc gia trong mỗi thời kì đều có những mục tiêu cụ thể. Nhìn chung có năm mục tiêu sau mà quốc gia nào cũng hướng đến. 1.4.1. Mục tiêu hiệu quả Bất kì quốc gia nào, nền kinh tế nào cũng phải đối mặt với sự khan hiếm nguồn lực. Cho nên, một trong những mục tiêu quan trọng của nền kinh tế là làm cách nào để phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả nhất. Chúng ta biết rằng, sự hiệu quả khi nền kinh tế sử dụng nguồn lực được biểu diễn bằng sự kết hợp hàng hóa nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. 3 * Khái niệm: Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF (Production Posibility Frontier) là đường tập hợp các phương án sản xuất mà nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng hết các nguồn lực hiện có. * Cách dựng: Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa đó là lúa và vải: Bảng 1.1. Những khả năng thay thế khác nhau Phương án sản xuất Vải Lao động Lúa Sản lượng Lao động Sản lượng A 0 0 5 300 B 1 5 4 280 C 2 9 3 240 D 3 12 2 180 E 4 14 1 100 F 5 15 0 0 Từ đó ta xây dựng được đường PPF (Production Posibility Frontier) Đồ thị 1.1. Đường PPF của nền kinh tế chỉ sản xuất lúa và vải Lúa 300 A 280 B 240 C Đường PPF 180 100 5 9 12 14 15 Vải *Ý nghĩa: - Những phương án nằm ngoài đường PPF là không thể thực hiện được vì không đủ nguồn lực. - Những phương án nằm trong đường PPF là không hiệu quả vì không sử dụng hết nguồn lực. 4 Theo thời gian, số lượng các yếu tố sản xuất và công nghệ có thể thay đổi, nên bản thân đường giới hạn khả năng sản xuất cũng có thể dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong. - Nếu có sự di chuyển từ điểm này sang điểm khác trên PPF là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Nếu đường PPF dịch chuyển ra phía ngoài thì có sự tăng trưởng kinh tế.  Từ ý nghĩa đó, với vai trò của mình, Nhà nước phải quan tâm giải quyết việc: - Bố trí sử dụng nguồn lực xã hội sao cho vừa bằng sản lượng tiềm năng, không để cho điểm sản lượng nằm bên trong hay bên ngoài, mà phải nằm trên đường cong đó. - Mở rộng các nguồn lực sao cho đẩy được chúng về bên phải. 1.4.2. Mục tiêu tăng trưởng Khi nói đến tăng trưởng kinh tế, có nghĩa là người ta đang nói đến tình trạng khả năng sản xuất của một quốc gia tăng lên một cách bền vững theo thời gian. Chính vì vậy, theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, một quốc gia sẽ phải tìm cách làm gia tăng nguồn lực của mình để dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất ra bên ngoài. 1.4.3. Mục tiêu ổn định Một nền kinh tế với một nguồn lực nhất định, ở một thời điểm nhất định thì sẽ có một mức sản lượng tiềm năng có thể đạt được. Mức sản lượng tiềm năng (mức sản lượng tự nhiên) là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được khi các nguồn lực trong nền kinh tế đều được sử dụng đầy đủ (khi nền kinh tế đạt được tình trạng toàn dụng nhân công). Nền kinh tế chỉ có thể đạt được mức sản lượng tiềm năng trong dài hạn. Không ai định nghĩa dài hạn là bao lâu, người ta chỉ biết rằng đó là khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thị trường trong nền kinh tế có thể thiết lập lại tình trạng cân bằng. Còn trong ngắn hạn, nền kinh tế sẽ đạt được những mức sản lượng khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Có rất nhiều yếu tố làm sản lượng trong ngắn hạn thay đổi, tạo nên những biến động về kinh tế hay còn gọi là chu kì kinh doanh. Sản lượng thực trong ngắn hạn của nền kinh tế thay đổi liên tục và luôn xoay quanh mức sản lượng tiềm năng. Khi sản lượng thực trong nền kinh tế bắt đầu giảm cho tới đáy và đồng thời thất nghiệp tăng người ta nói rằng nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái. Thông thường, giai đoạn này kéo dài khoảng 6 tháng. Mặc dù không có định nghĩa chính thức nhưng nếu nền kinh tế suy thoái liên tục trong hơn một năm, sản lượng thực giảm nghiêm trọng và tỉ lệ thất nghiệp cao, lúc đó nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khi nền kinh tế bắt đầu tăng từ đáy cho đến đỉnh, ta nói rằng nền kinh tế đang đi vào giai đoạn phát triển. 1.4.4. Mục tiêu bình đẳng 5 Thuật ngữ “bình đẳng” ở đây được dùng để nói về vấn đề phân bổ thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thông thường sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân của một quốc gia thường được biểu hiện thông qua hệ số GINI hay tiêu chuẩn “40%” của ngân hàng thế giới. Đối với hệ số GINI, giá trị của hệ số này được tính từ 0 đến 1. Nếu hệ số này bằng 0 tức là nền kinh tế không có sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hệ số này càng gần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng cao. Và nếu nó bằng 1 thì sự bất bình đẳng là tuyệt đối. Ngân hàng thế giới sẽ xem xét tỉ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. Nếu tỉ trọng này dưới 12% thì quốc gia này có sự bất bình đẳng cao về thu nhập, nếu tỉ trọng này từ 12% đến 17% thì sự bất bình đẳng ở mức trung bình và nếu tỉ trọng này trên 17% thì quốc gia này tương đối bình đẳng. Tất nhiên, không có quốc gia nào mà không có sự phân hóa giàu nghèo, vấn đề chính là sự bất bình đẳng này nhiều hay ít thôi. Cho nên, vấn đề đặt ra là mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia phải phát triển như thế nào để có thể giảm thiểu sự bất bình đẳng đến mức có thể. 1.5. Các hình thức tổ chức nền kinh tế Câu trả lời cho các câu hỏi sản xuất cái gì (What), như thế nào (How) và cho ai (Who) sẽ được xác định trong một nền kinh tế. Nhưng ai là người định ra câu trả lời? Ai sẽ là người thực sự quyết định hàng hóa nào được sản xuất, công nghệ gì được sử dụng và hàng hóa sẽ được phân phối như thế nào? Mỗi một kiểu tổ chức kinh tế khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau. Có bốn hình thức tổ chức nền kinh tế mà xã hội loài người đã trải qua đó là kinh tế truyền thống (tập quán), kinh tế thị trường tự do, kinh tế mệnh lệnh (chỉ huy), kinh tế hỗn hợp. ● Kinh tế truyền thống Các vấn đề kinh tế được giải quyết theo tập quán truyền thống – sự lặp lại trong nội bộ gia đình, từ thế hệ này sang thế hệ khác. ● Kinh tế thị trường tự do Adam Smith đã có câu trả lời cho các vấn đề trên ngay từ năm 1776. Ông nói rằng “bàn tay vô hình” sẽ xác định việc sản xuất như thế nào, sản xuất cái gì và cho ai. “Bàn tay vô hình” của Adam Smith ngày nay được gọi là “cơ chế thị trường”. Ưu điểm: - Cơ cấu sản xuất phù hợp với cơ cấu tiêu dùng. - Sản xuất có hiệu quả. Nhược điểm: - Phân hóa giai cấp. 6 - Tạo chu kì kinh doanh. - Tạo các tác động ngoại vi có hại. - Thiếu đầu tư cho hàng hóa công cộng. - Tạo độc quyền. - Thông tin không cân xứng giữa người mua và người bán. ● Kinh tế mệnh lệnh Karl Marx nói rằng, chúng ta không thể để cho cơ chế thị trường tự điều tiết. Một trong những điều mà Karl Marx lưu ý đó là những người giàu sẽ nắm phần lớn sản phẩm xã hội khi cơ chế thị trường xử lý các vấn đề sản xuất cho ai. Ông cho rằng chính phủ phải can thiệp để uốn nắn sự bất công này. Theo Marx, chính phủ phải đảm bảo cho mọi người đều có nhà ở, lương thực và những nhu cầu cần thiết khác. Ưu điểm: - Giảm chênh lệch giàu nghèo Nhược điểm: - Cơ cấu sản xuất không phù hợp với tiêu dùng - Tài nguyên sử dụng không hợp lý - Sản xuất kém hiệu quả ● Kinh tế hỗn hợp Bàn tay vô hình của Adam Smith và bàn tay hữu hình của cơ chế kế hoạch hóa tập trung là hai cách giải quyết cơ bản khác nhau. Cơ chế thị trường mang lại các cơ hội tốt hơn cho sự phát triển kinh tế, tiến bộ công nghệ và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, cơ chế thị trường không thể tránh khỏi những sức ép từ các vấn đề vấn đề về chính sách công trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay như lạm phát, thất nghiệp, ô nhiễm, nghèo đói và các rào cản thương mại quốc tế. Nền kinh tế thị trường tự do không mang lại các giải pháp lí tưởng và chính phủ đóng vai trò giúp khắc phục các vấn đề mà bản thân cơ chế thị trường tự nó không giải quyết được triệt để. Chính vì vậy, không có quốc gia nào dựa hoàn toàn vào một cơ chế. Thay vào đó, hầu hết các nền kinh tế đều sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tín hiệu thị trường và sự điều tiết của chính phủ. Như Samuelson đã nói “Điều hành một nền kinh tế không có chính phủ lẫn thị trường cũng giống như vỗ tay bằng một bàn tay”. 1.6. Các mô hình kinh tế Có 3 mô hình kinh tế được giả định sau: - Mô hình kinh tế giản đơn bao gồm 2 chủ thể: doanh nghiệp và các hộ gia đình. - Mô hình kinh tế đóng bao gồm 3 chủ thể: doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ. - Mô hình kinh tế mở bao gồm 4 chủ thể: doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ và yếu tố nước ngoài. Các chủ thể của nền kinh tế có những đặc điểm chung sau: 7 - Họ đều là người thực hiện nhu cầu tiêu dùng thông qua hành vi mua từ đó tạo ra cầu về hàng hóa. - Họ đều là người bán: như bán tư liệu sản xuất, sản phẩm, thậm chí cả sức lao động (sức lao động cũng là một loại hàng hóa đặc biệt)  tạo ra cung hàng hóa. - Họ là các nhà đầu tư: như đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các DN, CP, và thậm chí người tiêu dùng bình thường cũng là nhà đầu tư khi họ gửi tiền ở ngân hàng, mua cổ phiếu, công trái,… - Họ tạo ra các nguồn thông tin (hay là những yếu tố thông tin của thị trường) và phải thường xuyên cạnh tranh với nhau. 1.7. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc Các nhà kinh tế tìm cách khám phá xem thế giới kinh tế vận hành như thế nào, và để theo đuổi mục tiêu này, họ phân biệt giữa hai loại nhận định, thế giới là gì và thế giới cần phải như thế nào? Những nhận định để mô tả về sự vận hành của thế giới gọi là nhận định thực chứng. Chúng khẳng định được thế giới là như thế nào. Nội dung của nhận định này không phụ thuộc vào ý muốn hay ý định chủ quan của người quan sát. Một nhận định thực chứng có thể đúng hoặc sai. Chúng ta có thể kiểm định một nhận định thực chứng bằng cách đối chứng với thực tế. Những nhận định có tính chất khuyến nghị và trả lời cho câu hỏi thế giới cần phải như thế nào được gọi là nhận định chuẩn tắc. Nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau. Quan điểm về thực chứng về phương thức vận hành của thế giới sẽ ảnh hưởng đến quan điểm chuẩn tắc về những chính sách mong muốn. Câu hỏi ôn tập: 1. Khái niệm, nội dung nghiên cứu của kinh tế vĩ mô. 2. Phân tích các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ. 3. Nêu đặc điểm và ưu, nhược điểm của các hình thức tổ chức kinh tế? 4. Phân biệt kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. 5. Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ. 8 Chương 2. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG VÀ MỨC GIÁ Thuật ngữ “tổng sản phẩm quốc nội”, gọi tắt là GDP được các nhà kinh tế sử dụng rất nhiều trong thực tế khi nói đến giá trị sản xuất của một quốc gia. Vậy GDP là gì,GDP được tính toán ra sao, và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với một nước?Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời sau khi nghiên cứu chương “Đo lường sản lượng và mức giá”. Ngoài ra, cách xác định chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng được đề cập đến trong chương. Đây là hai nội dung chính của chương này. 2.1. Biểu đồ hoạt động của nền kinh tế Nền kinh tế bao gồm hàng triệu con người tham gia vào các hoạt động. Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, các ngành kinh tế sử dụng mô hình đơn giản để lí giải cách thức tổ chức của nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Mô hình này thường được gọi là biểu đồ vòng chu chuyển. Biểu đồ 2.1. Biểu đồ vòng chu chuyển Thu nhập từ việc cung hàng hóa, dịch vụ Cung hàng hóa, dịch vụ Doanh nghiệp Hộ gia đình Cung dịch vụ, yếu tố sản xuất Thu nhập từ dịch vụ và yếu tố sản xuất Các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác với nhau trên hai loại thị trường. Trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, hộ gia đình là người mua, còn doanh nghiệp là người bán. Trên thị trường nhân tố sản xuất, hộ gia đình là người bán còn doanh nghiệp là người mua. Biểu đồ dòng chu chuyển đem lại một cách nhìn đơn giản về cách thức tổ chức các giao dịch kinh tế diễn ra giữa các doanh nghiệp và hộ gia đình. Vòng trong của biểu đồ biểu thị luồng hàng hóa và dịch vụ giữa các hộ gia đình trong doanh nghiệp. Hộ gia đình bán quyền sử dụng đất, lao động, tư bản của mình cho doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Sau đó doanh nghiệp sử dụng các nhân tố này để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ bán cho các hộ gia đình trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Bởi vậy các nhân tố sản xuất chảy từ các hộ gia đình sang doanh nghiệp còn hàng hóa và dịch vụ chảy từ doanh nghiệp sang các hộ gia đình. Vòng ngoài của vòng chu chuyển biểu thị các luồng tiền tương ứng. Hộ gia đình chi tiền để mua hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng 9 một phần doanh thu để thanh toán cho các nhân tố sản xuất, chẳng hạn như tiền lương trả cho công nhân. Phần còn lại là của chủ doanh nghiệp, cũng là thành viên của hộ gia đình. Vì vậy, luồng chi tiêu để mua các hàng hóa dịch vụ chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp còn thu nhập chảy từ doanh nghiệp sang các hộ gia đình. Biểu đồ trên là một mô hình đơn giản về nền kinh tế. Nó bỏ qua nhiều chi tiết phức tạp hơn, chẳng hạn về vai trò của chính phủ và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, từ tính chất đơn giản của nó, chúng ta có thể thấy cách thức gắn kết các bộ phận của nền kinh tế với nhau. Đồng thời thông qua mô hình trên chúng ta thấy rằng mọi khoản chi tiêu trong nền kinh tế cuối cùng đều trở thành thu nhập của ai đó nên chi tiêu và thu nhập luôn bằng nhau. Tất nhiên nền kinh tế phức tạp hơn nhiều so với nền kinh tế được minh họa trong mô hình trên. Cụ thể, các hộ gia đình không chi tiêu hết thu nhập của họ. Họ nộp một phần thuế, cũng như tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập. Ngoài ra, các hộ gia đình không mua tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Một số được chính phủ mua, một số khác được doanh nghiệp hoặc người nước ngoài mua. Bất kể hộ gia đình, chính phủ hay doanh nghiệp mua thì giao dịch đó vẫn có bên mua và bên bán. Do vậy, nền kinh tế khi xét với tư cách tổng thể thì chi tiêu vẫn bằng thu nhập. Để phục vụ cho việc nghiên cứu phương pháp tính GDP, chúng ta sử dụng mô hình chu chuyển tiền tệ với đầy đủ bốn chủ thể: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài. Đầu tiên, giả sử các doanh nghiệp sản xuất một lượng GDP, trong đó họ phải trích khấu hao, nộp thuế gián thu. Phần còn lại được phân chia dưới dạng tiền lương, tiền thuê, tiền lãi và lợi nhuận. Lượng thu nhập này trước khi thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình còn phải nộp cho chính phủ dưới dạng thuế trực thu. Mặt khác, chính phủ chuyển nhượng lại cho các hộ gia đình dưới dạng trợ cấp, trả lương hưu,… Chính phủ dùng số tiền còn lại để mua hàng hóa, dịch vụ. Thu nhập cuối cùng của hộ gia đình được dùng để tiết kiệm. Về phía doanh nghiệp, họ dùng tiền khấu hao và vay từ tiết kiệm để đầu tư. Ba khoản C, I, G dùng để mua hàng hóa và dịch vụ. Một phần trong đó dành cho hàng nội địa tức là sẽ quay trở về các doanh nghiệp. Phần còn lại để mua hàng nước ngoài, chính là lượng nhập khẩu. Mặt khác, nước ngoài cũng bỏ tiền ra mua hàng do doanh nghiệp trong nước sản xuất, đây chính là lượng xuất khẩu. 2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) 2.2.1. Khái niệm 10 GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một thời kì nhất định. Để hiểu thấu đáo định nghĩa này chúng ta cần phải lưu ý đến nội dung chuyển tải của từng cụm: “GDP là giá trị thị trường” hàm ý mọi hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đều được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá cả của hàng hóa được người mua và người bán chấp nhận trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Cụm từ “của tất cả” nói lên rằng: GDP tìm cách tính toán tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp pháp trên thị trường. Mặc dù vậy, có một số sản phẩm do việc đo lường chúng quá khó khăn như các sản phẩm tự sản tự tiêu trong các hộ gia đình (ví dụ như rau quả trong vườn nhà hay các dịch vụ sửa chữa nhỏ và giặt là tại gia đình). GDP cũng không tính tới một số sản phẩm lưu thông bất hợp pháp hay thuộc kinh tế ngầm như ma túy. Cụm từ “hàng hóa, dịch vụ” hàm ý: GDP bao gồm cả hàng hóa hữu hình như lương thực, thực phẩm, quần áo, xe máy, tủ lạnh và những dịch vụ vô hình như các dịch vụ cắt tóc, khám bệnh, bào chữa của luật sư… Trước tiên chúng ta cần phải biết rõ định nghĩa “hàng hóa” và “dịch vụ”. Theo SNA 1993, hàng hóa là những đồ vật hay vật thể phục vụ cho nhu cầu con người. Quyền sở hữu đối với mỗi đồ vật được thiết lập và có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác hoặc từ đơn vị thể chế này sang đơn vị thể chế khác thông qua các giao dịch trên thị trường. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người vì nó có thể sử dụng để mang lại sự thỏa mãn các nhu cầu của các hộ gia đình hay cộng đồng; hay nó cũng có thể được sử dụng để sản xuất ra các loại hàng hóa và dịch vụ khác. Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa thường là những hoạt động riêng biệt, có những hàng hóa không bao giờ đem bán trên thị trường nhưng cũng có loại hàng hóa được sản xuất ra và đem đi trao đổi, mua bán rất nhiều lần. Chúng ta có thể lấy một vài ví dụ để minh họa cho hàng hóa như quần áo, giày dép, xe máy, quyển sách … Trong khi đó, dịch vụ không phải là thực thể riêng biệt cho nên quyền sở hữu nó không được thiết lập. Việc sản xuất và trao đổi dịch vụ không thể nào là hai hành động riêng biệt; ngay khi quá trình sản xuất dịch vụ kết thúc cũng là lúc người tiêu dùng đã nhận được dịch vụ đó một cách hoàn toàn. Khám chữa bệnh, cắt tóc, dạy học … là một vài ví dụ cho dịch vụ. Cụm từ “cuối cùng” nhấn mạnh rằng: GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa cuối cùng. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là những hàng hóa và dịch vụ mà bản thân nó không được sản xuất ra hàng hóa khác mà dùng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng mà thôi. Phân biệt hàng hóa cuối cùng là để khắc phục hiện tượng tính trùng trong đo lường GDP. Ví dụ, tính GDP trong sản xuất xe máy. Sẽ là vô nghĩa nếu cộng tất cả giá trị của sản lượng cao su, lốp xe máy và xe máy được tạo ra trong một nền kinh tế lại với nhau, bởi vì giá trị của lốp xe đã tính đến giá trị của cao su dùng làm lốp xe đưa vào xe máy. Ở đây, cao su và lốp xe là những hàng hóa trung gian. Hàng hóa 11 và dịch vụ trung gian là những loại hàng hóa dịch vụ được dùng làm đầu vào để sản xuất ra hàng hóa khác và chỉ được sử dụng một lần trong quá trình đó, nghĩa là giá trị của nó chuyển hết vào giá trị hàng hóa mới. Một loại hàng hóa được xem là hàng hóa cuối cùng hay hàng hóa trung gian tùy thuộc vào mục đích sử dụng hàng hóa đó. Chẳng hạn, khi dùng cá tươi, điện,… để làm thành cá đóng hộp thì phần cá, và điện đó là sản phẩm trung gian. Nhưng nếu cá tươi và điện được dùng để nấu ăn hoặc để xuất khẩu thì phần cá và điện này lại trở thành sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế. Như vậy, xét về mục đích sử dụng hàng hóa, theo định nghĩa, GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà thôi, không bao gồm giá trị của các hàng hóa và dịch vụ trung gian. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn lí do tại sao không dùng hàng hóa trung gian ở phần sau khi nói đến các phương pháp tính GDP. Cụm từ “được sản xuất ra” nghĩa là: GDP bao gồm giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra ở kì báo cáo chứ không liên quan đến giá trị giao dịch của các hàng hóa được tạo ra trong các thời kì trước đó. Ở đây việc xác định xem hàng hóa được sản xuất ra ở thời kì nào là điều cần thiết để loại trừ khả năng đưa vào GDP năm báo cáo giá trị của hàng hóa dịch vụ được tính vào thời kì trước đó. Ví dụ, chiếc xe Honda được sản xuất năm 2010 và bán ra thị trường năm 2011 thì giá trị của chiếc xe này được tính vào GDP năm 2010 chứ không phải năm 2011. Cụm từ “trong phạm vi một lãnh thổ” có nghĩa là GDP dùng để đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, có thể là một tỉnh, một thành phố, một quốc gia, một khu vực kinh tế hay của cả nền kinh tế thế giới. Ta có thể thấy GDP của Tp. Hồ Chí Minh, GDP của Việt Nam, GDP của khối ASEAN hay GDP của thế giới. Cụm từ “trong một thời kì nhất định” nghĩa là: Xét về mặt thời gian, GDP có thể được dùng để đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể là một tháng, một quý hay một năm. Nếu theo dõi tin tức kinh tế trên báo, đài hay các phương tiện thông tin đại chúng khác, chúng ta có thể biết được thông tin về GDP theo những mốc thời gian đó. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ sau những năm đổi mới cho đến nay, giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ Việt Nam, hay GDP của Việt Nam tăng đáng kể qua các năm. Đặc biệt là trong khoảng thời gian một thập niên gần đây, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá cao trong vấn đề phát triển kinh tế và sự gia tăng liên tục của giá trị GDP. Những số liệu thống kê về GDP thường được thông tin một cách rộng rãi trên báo, đài cứ mỗi quý, mỗi 6 tháng và mỗi năm. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho một năm thường được đưa ra vào đầu năm sau trong niên giám thống kê do Tổng Cục 12 Thống kê phát hành. Ngoài ra, số liệu thống kê của Việt Nam còn được đưa lên trang web tại địa chỉ www.gso.gov.vn 2.2.2. Các phương pháp tính GDP 2.2.2.1. Phương pháp chi tiêu Phương pháp này dựa trên thông tin về các khoản chi tiêu cho việc mua sắm các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng của các chủ thể trong nền kinh tế. GDP = C + I + G + NX Cơ sở dữ liệu về chi tiêu của nền kinh tế được lấy từ kết quả các cuộc điều tra đối với các doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ, xây dựng dân dụng, đầu tư doanh nghiệp và các khoản chi tiêu của chính phủ và chính quyền địa phương, các ghi chép của hải quan và các số liệu thống kê khác. 2.2.2.2. Phương pháp thu nhập Phương pháp này dựa vào thông tin của các khoản thu nhập được phân phối cho những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất GDP. GDP = W + i + R + Pr + De + T Thu nhập từ lao động: Thù lao lao động (compensation of employees – W): toàn bộ các khoản thanh toán mà doanh nghiệp trả cho các dịch vụ lao động bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp vùng sâu vùng xa, phụ cấp độc hại,…), thuế thu nhập mà người lao động phải trả. Thu nhập từ vốn bao gồm: Tiền lãi ròng (Net interest – i) là toàn bộ các khoản lãi tính trên các khoản vốn hộ gia đình cho vay. Thu nhập từ tiền cho thuê tài sản (Rental income – R) là khoản tiền thanh toán cho việc sử dụng đất đai và các yếu tố đầu vào đã thuê khác. Lợi nhuận doanh nghiệp (Profit – Pr) là toàn bộ lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được. Một phần lợi nhuận được trả cho các hộ gia đình dưới dạng cổ tức và một phần được giữ lại dưới dạng lợi nhuận không phân phối dành để tiếp tục đầu tư. Khấu hao tài sản cố định (De): Là việc chuyển dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSC tài sản cố định Đ khi hết hạn sử dụng. Thuế: thuế sản xuất và thuế nhập khẩu 2.2.2.3. Phương pháp sản xuất (hay phương pháp giá trị gia tăng) Theo phương pháp này, GDP của nền kinh tế là tổng các giá trị gia tăng mà các đơn vị thể chế trong nền kinh tế sản xuất ra. 13 Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong quá trình sản xuất. Do đó, giá trị gia tăng chính là chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm đầu ra và chi phí cho các hàng hóa trung gian. GDP =  VAi Với VAi = Suất lượng của doanh nghiệp i - Chi phí trung gian của doanh nghiệp i *Lưu ý: - Cả ba phương pháp phải cho cùng một kết quả. - Nếu kết quả khác nhau là do dữ liệu thu thập không chính xác. 2.2.3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế, chỉ số điều chỉnh GDP GDP được tính theo giá của năm hiện hành được gọi là GDP danh nghĩa. Năm hiện hành là năm đang tính; giá của năm hiện hành được gọi là giá thực tế hay giá hiện hành. GDPdanhnghiat = ∑Pit × Qit GDP được tính theo giá của năm cố định nào đó được chọn làm năm gốc (năm cơ sở) được gọi là GDP thực. Năm gốc thường được cơ quan thống kê (tại Việt Nam là Tổng cục thống kê) quy định. Hiện nay tổng cục thống kê đang chọn năm 2010 làm năm gốc (theo Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT), trước đây là năm 2004. Theo chuẩn quốc tế thì năm gốc chỉ được sử dụng tối đa là 10 năm. GDPthuctet = ∑Pi0 × Qit Mặt khác, đối với kinh tế học vĩ mô, khi chúng ta nói đến giá thì đây không phải là giá cụ thể của một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó như trong Kinh tế vi mô, mà đó là mức giá chung của nền kinh tế thông qua chỉ số giá; trong đó có một loại chỉ số giá mà chúng ta có thể dùng để chuyển đổi GDP danh nghĩa sang GDP thực tế. Chỉ số giá đó được gọi là chỉ số điều chỉnh GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP là thước đo mức giá trung bình của tất cả hàng hóa, dịch vụ có trong GDP. DGDP = GDPnt/GDPrt 2.3. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross National Product) GNP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa, dịch vụ do công dân một nước tạo ra trong một thời kì nhất định. GNP = GDP + NFA Với NFA: thu nhập ròng từ các yếu tố nước ngoài. NFA = Tổng thu nhập của công dân Việt Nam tạo ra ở nước ngoài – Tổng thu nhập của công dân nước ngoài tạo ra ở Việt Nam. 14 GNP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của một nước có thể mua được. Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. 2.4. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo mức giá chung của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Để tính được CPI Tổng cục thống kê chọn ra một danh mục các loại hàng hóa và dịch vụ phổ biến của người dân như thực phẩm, quần áo, tiền học phí… làm đại diện. Hằng tháng Tổng cục thống kê sẽ thu thập giá của các hàng hóa và dịch vụ trong danh mục hàng hóa đã chọn. Danh mục hàng hóa và dịch vụ này sẽ được xem xét và điều chỉnh theo chu kì 5 năm/lần. Công thức: CPI = ∑ Pit × Qi0 ∑ Pi0 × Qi0 Việc đánh giá tỉ lệ lạm phát thông qua các chỉ số này cũng chỉ là tương đối, không chính xác 100%. Ngày 31/12/2009, trong buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2009, Tổng cục thống kê thông báo một số nội dung cập nhật trong việc tính chỉ tiêu CPI giai đoạn 2010 – 2014. Cụ thể: Số lượng hàng hóa, dịch vụ trong rổ hàng hóa, dịch vụ là 572 mặt hàng, tăng 78 mặt hàng so với giai đoạn trước. Trong đó, Tổng cụ thống kê đã loại bỏ bớt một số hàng hóa không còn phổ biến. Ví dụ: ti vi đen trắng 14inch. Quyền số cũng có sự thay đổi. Nhóm duy nhất giảm điểm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 2,92 điểm). Phần giảm này được chuyển cho 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại mà cao nhất là Bưu chính viễn thông => Giao thông => Giáo dục. Chỉ số giá tiêu dùng được Tổng cục thống kê công bố lần đầu vào năm 1998 (trước đó gọi là chỉ số bán lẻ hàng hóa dịch vụ). Từ đó đến nay đã qua 3 lần cập nhật cách tính vào các năm: 2001, 2006, 2009. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, mặc dù CPI và DGDP cùng cho chúng ta biết một vấn đề nhưng giữa chúng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt sau: Thứ nhất, chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của mọi hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong nước trong khi chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của một giỏ hàng hóa 15 và dịch vụ được người tiêu dùng mua, bất kể chúng được sản xuất trong nước hay nước ngoài. Thứ hai, giá trị số lượng hàng hóa dịch vụ được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng là số lượng hàng hóa dịch vụ của năm gốc, trong khi đó, số lượng hàng hóa, dịch vụ được sử dụng để tính chỉ số giá điều chỉnh GDP là số lượng hàng hóa dịch vụ của năm hiện hành. Như vậy, để tính được tỉ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết định sử dụng chỉ số giá nào để phản ánh mức giá. Như chúng ta đã biết, có hai loại chỉ số giá thường được sử dụng phổ biến đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDPdef). Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng thường được sử dụng nhiều hơn, các số liệu công bố chính thức về lạm phát trên thế giới thường được tính trên cơ sở CPI. Câu hỏi ôn tập: 1. 2. 3. 4. 5. 6. Mối liên hệ giữa các chủ thể trong biểu đồ hoạt động của nền kinh tế? Khái niệm và các phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội. Mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân. Phân biệt GDP danh nghĩa và GDP thực tế? Phân biệt chỉ số điều chính GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI? Khái niệm và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI? Giỏ hàng hóa điển hình và quyền số trong cách tính CPI? 7. Giả sử có 2 mặt hàng là gạo và xăng dầu với lượng và gía được cho qua các năm: Năm Gạo Xăng dầu P (1.000 đ/kg) Q (kg) P (1.000 đ/lít) Q (lít) 2010 10 20 17 300 2011 12 25 20 350 2012 13 22 22 380 Biết năm 2011 là năm gốc. Tính CPI và tỷ lệ lạm phát năm 2012 ? 8. Số liệu thống kê tại nước A năm 2016 (ĐVT : tỷ USD) Tiền lương người lao động: 80; lãi vay: 10; lợi nhuận doanh nghiệp: 40; khấu hao: 10; thuế gián thu: 20; thuế trực thu: 15; tiền thuê đất: 30; tiêu dùng hộ gia đình: 60; đầu tư ròng: 25; chi tiêu Chính phủ: 45. Tính: a. GDP danh nghĩa năm 2016? b. Xuất khẩu ròng năm 2016? 16 Chương 3. TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG Mô hình tổng cầu và tổng cung là cách tiếp cận được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi để giải thích những biến động kinh tế trong ngắn hạn. Hiểu và biết cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách của chính phủ là mục tiêu chính của chương này. Trong chương này chúng ta sẽ tiếp cận với các khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung, tổng cầu của thị trường cũng như cách thức mà Chính phủ tác động tới các biến động kinh tế vĩ mô. 3.1. Tổng cầu (AD – Aggregate Demand) 3.1.1. Khái niệm Tổng cầu là tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ mà các chủ thể kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. AD = C + I + G + NX Trong đó: C : Tiêu dùng của hộ gia đình I : Đầu tư của doanh nghiệp G : Chi tiêu của chính phủ NX: Xuất khẩu ròng (NX = X – IM) 3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu 3.1.2.1. Tiêu dùng của hộ gia đình (Consumption - C) Tiêu dùng của hộ gia đình là tất cả các khoản chi tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của họ. Hoạt động tiêu dùng của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau: Thu nhập: Khi thu nhập tăng thì xu hướng chi tiêu của hộ gia đình cũng tăng lên và ngược lại. Giá cả hàng hóa, dịch vụ: Giá cả hàng hóa, dịch vụ tỉ lệ nghịch với xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình. Khi giá tăng lên thì xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình giảm và ngược lại. Chất lượng, mẫu mã hàng hóa dịch vụ: Với những mặt hàng đẹp, chất lượng tốt sẽ kích thích sự ham muốn của mỗi người để sở hữu món hàng đó làm cho xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình tăng lên và ngược lại. Lãi suất huy động: Khi lãi suất huy động của ngân hàng tăng lên thì hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm, chi tiêu ít hơn để gửi tiền vào ngân hàng nhằm mong số tiền của mình ngày càng sinh lãi nhiều hơn. 17 Tâm lý, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng: Việc tiêu dùng của hộ gia đình còn phụ thuộc vào cá nhân, tính cách mỗi con người. Có người thích chi tiêu, mua sắm nhiều dẫn đến xu hướng tiêu dùng tăng lên nhưng cũng có người lại thích để dành tiết kiệm cho sau này. 3.1.2.2. Đầu tư (Investment - I) Theo cách hiểu thông dụng, đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích đạt được những lợi ích lâu dài trong tương lai. Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến rủi ro bất trắc. Nhà kinh tế học hiện đại P.A. Samuelson đã quan niệm “đầu tư là đánh bạc với tương lai”. Hoặc một đại diện tiêu biểu của trường phái cổ điển, Adam Smith, cũng cho rằng “đầu tư là hoạt động làm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân, công ty, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống”. Đầu tư bao gồm hai khoản mục chính, đó là các khoản chi đầu tư thay thế dùng để bù đắp phần máy móc thiết bị hao mòn trong quá trình sử dụng và chi đầu tư mới để mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Đầu tư chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Lợi nhuận kỳ vọng: Nếu các doanh nghiệp hi vọng rằng khi đầu tư vào một dự án nào đó sẽ thu được lợi nhuận cao thì sẽ tạo ra động lực cho các doanh nghiệp đầu tư làm cho xu hướng đầu tư tăng lên. Và ngược lại nếu các doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận khi đầu tư vào dự án đó thấp thì sẽ làm giảm mong muốn đầu tư của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay: Trong nền kinh tế thị trường để kinh doanh, doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc các trung gian tài chính để đầu tư. Do đó, chi phí đầu tư phụ thuộc nhiều vào lãi suất cho vay. Nếu lãi suất cho vay cao thì chi phí đầu tư cao dẫn đến lợi nhuận giảm và do vậy cầu về đầu tư sẽ giảm. Thuế: Thuế cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư. Nếu thuế đánh vào thu nhập của doanh nghiệp cao thì sẽ hạn chế số lượng và quy mô của đầu tư vì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ thấp. Do vậy, để phát triển đầu tư thì Chính phủ phải có chính sách thuế phù hợp. Dự đoán của các doanh nghiệp về tình hình kinh tế và chính trị trong tương lai. Vì trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng phải tìm hiểu nghiên cứu tình hình kinh tế trong tương lai tăng trưởng đến mức độ nào, nhu cầu là bao nhiêu nhằm làm cho việc tiến hành đầu tư kinh doanh của mình là có hiệu quả nhất. Nếu doanh nghiệp dự đoán trong tương lai tình hình chính trị ổn định và kinh tế phát triển sẽ khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư và ngược lại. Đồ thị 3.1. Quan hệ giữa lãi suất cho vay và đầu tư 18 3.1.2.3. Chi tiêu chính phủ (Government expenditure - G) Theo Luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.  Thu ngân sách nhà nước (ký hiệu là TA): Để thực hiện các chức năng của mình, nhà nước phải huy động một bộ phận nguồn tài chính của xã hội tập trung vào ngân sách nhà nước. Bộ phận nguồn tài chính này được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng những phương thức và hình thức khác nhau. Hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước cho đến nay để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đó là thuế. Ngoài ra Nhà nước còn có các nguồn thu khác như: thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ vay nợ, viện trợ… Thu ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà nhà nước qui định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Lệ phí là khoản thu của ngân sách nhà nước, vừa mang tính chất phục vụ cho người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho Ngân sách nhà nước. Ví dụ như: lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư. Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có tính chất bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do Nhà nước cung cấp. Nó có tính hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban hành. Ví dụ như: phí giao thông, viện phí, thủy lợi phí . . . Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức: thành lập doanh nghiệp nhà nước, góp vốn vào các xí nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ 19 phần. Tùy theo từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động mà số vốn góp vào liên doanh hoặc mua cổ phần của Nhà nước sẽ chiếm một tỷ lệ nhất định trong số vốn pháp định, vốn điều lệ của các công ty đó. Số vốn đầu tư của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải sinh lợi và lợi nhuận thu được sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của Nhà nước, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế cũng là một nguồn thu của Ngân sách nhà nước trong điều kiện của cơ chế thị trường. Khoản thu này phản ánh sự hoạt động kinh tế đa dạng của Nhà nước. Như vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình thành quỹ ngân sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.  Chi ngân sách nhà nước: Về mặt pháp lý, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu do chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích. Về mặt bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hóa - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc phòng. Có nhiều cách phân loại các khoản chi ngân sách, ở đây, chúng ta chỉ bàn tới việc phân chia chi ngân sách nhà nước thành 2 bộ phận là chi tiêu của Chính phủ và chi chuyển giao thu nhập. + Chi tiêu của chính phủ (G): bao gồm: ▪ Chi đầu tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sản xuất xã hội. Khoản chi này có vai trò điều tiết quan trọng, được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, tạo ra sự tác động tổng hợp kích thích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền kinh tế. ▪ Chi cho y tế : bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế. ▪ Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục đào tạo. ▪ Chi cho quản lý hành chính : là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, chi về ngoại giao… ▪ Chi cho an ninh và quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước. 20 + Chi chuyển giao thu nhập hay trợ cấp (Tr): là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm, giúp đỡ. Đó là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các vùng thiên tai, dịch họa, cho thương binh, gia đình liệt sĩ... Những khoản chi này không được tính trong chi tiêu chính phủ vì chúng đã được tính trong các khoản chi cho tiêu dùng của hộ gia đình. Điều này giúp tránh được việc tính hai lần. Như vậy: xét trên tổng thể các khoản thu và chi của ngân sách, thực chất Chính phủ không thu về ngân sách toàn bộ số thu TA. Để phản ánh điều này, người ta đưa ra chỉ tiêu thuế ròng – ký hiệu là T. T = TA – Tr Thuế ròng, hay viết tắt là thuế, chính là phần chính phủ thực thu từ dân chúng. Còn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào nhu cầu cần thiết của chính phủ cũng như tình hình biến động của nền kinh tế và những chính sách của chính phủ đưa ra để giải quyết vấn đề đó. 3.1.2.4. Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX) Xuất khẩu ròng được hiểu là phần chênh lệch giữa kim ngạch xuất và nhập khẩu của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. NX = X – IM Trong đó: X (Exports) là xuất khẩu IM (Imports) là nhập khẩu Giá trị xuất khẩu ròng chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau: Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài: Khi mà có việc giao dịch trao đổi mua bán với nước ngoài thì sẽ xuất hiện hai loại tiền của hai nước khác nhau mà giá trị tiền của nước xuất khẩu và nhập khẩu là khác nhau. Do đó để thuận lợi cho việc trao đổi mua bán người ta sẽ quy đổi tiền ra những ngoại tệ mạnh như USD, EURO… Như vậy, việc dùng tiền của nước khác để định giá cho tiền của nước này người ta gọi là tỷ giá hối đoái. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá tương đối giữa tiền của hai quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích xuất khẩu, còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khuyến khích nhập khẩu. Thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và người nước ngoài: Xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập và thị hiếu của người nước ngoài, còn nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập và thị hiếu của người trong nước. Sức cạnh tranh của hàng hóa: Với những hàng hóa có sức cạnh tranh cao, tức mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá lại rẻ thì hàng hóa sẽ được tiêu thụ mạnh hơn và ngược lại. 21 Chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác: Nếu chi phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa mà cao sẽ làm cho giá của hàng hóa đó tăng cao dẫn đến doanh nghiệp khó bán được hàng, làm hạn chế xuất khẩu và ngược lại. Các chính sách của chính phủ đối với thương mại như hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến nhập khẩu và xuất khẩu. 3.1.3. Đường tổng cầu Đường tổng cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng tổng cầu và mức giá chung. Đồ thị 3.2. Đường tổng cầu Nhìn vào đồ thị ta thấy, khi giá P giảm thì sản lượng Y tăng và ngược lại. Như vậy mức giá P và khối lượng hàng hóa dịch vụ Y được mua có quan hệ ngược chiều nhau (nghịch biến). Do đó, đường AD được biểu diễn dốc xuống. AD = C + I + G + NX = Y Trong 4 thành tố của tổng cầu, chi tiêu của chính phủ được giả định là biến ngoại sinh do chính sách của chính phủ quyết định tùy thuộc vào mục tiêu của điều tiết vĩ mô mà không phụ thuộc vào mức giá. Do đó để hiểu tại sao tổng cầu dốc xuống chúng ta cần làm rõ sự thay đổi trong mức giá có ảnh hưởng như thế nào đến 3 thành tố còn lại của tổng cầu là tiêu dùng, đầu tư và hoạt động ngoại thương. Mức giá và tiêu dùng (hiệu ứng của cải): Khi giá giảm thì tiền trở nên có giá trị hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, lúc này làm cho các hộ gia đình nhận thấy mình trở nên giàu có hơn và sẽ sẵn sàng mua nhiều hàng hóa dịch vụ hơn, nghĩa là lượng tổng cầu tăng. Mức giá và đầu tư (hiệu ứng lãi suất): Khi giá giảm thì công chúng cần ít tiền hơn để mua hàng hóa dịch vụ theo kế hoạch, do đó họ có tiền để tiết kiệm và gửi ngân hàng để sinh lãi, kết quả là lãi suất sẽ giảm, kích thích đầu tư và dẫn đến làm tăng lượng tổng cầu. 22 Mức giá và xuất khẩu ròng (hiệu ứng tỷ giá hối đoái): Sự giảm giá của hàng hóa trong nước sẽ làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài tại một mức tỷ giá hối đoái cho trước. Khi đó, một số người tiêu dùng trong nước và ở nước ngoài chuyển sang mua hàng sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn. Kết quả là xuất khẩu được khuyến khích và nhập khẩu bị hạn chế, làm tăng xuất khẩu ròng và làm tăng lượng tổng cầu. 3.1.4. Di chuyển và dịch chuyển  Di chuyển: là hiện tượng trượt dọc trên một đường nhất định. Sự di chuyển trên đường AD phản ánh sự thay đổi của lượng tổng cầu do sự thay đổi của mức giá trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nếu P↓ → AD↑ → di chuyển lên phía trên của đường AD. Nếu P↑ → AD↓ → di chuyển xuống phía dưới của đường AD.  Dịch chuyển: là hiện tượng thay đổi vị trí của một đường. Sự dịch chuyển của đường AD phản ánh sự thay đổi lượng tổng cầu tại mỗi mức giá cho trước. Nếu AD↑ → đường AD dịch chuyển sang phải. Nếu AD↓ → đường AD dịch chuyển sang trái. Nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển của đường tổng cầu là do những thay đổi trong các thành tố của tổng cầu. Tiêu dùng thay đổi: nếu người tiêu dùng trở nên lạc quan, yên tâm về thu nhập trong tương lai hay chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân → người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng tại mỗi mức giá cho trước → AD↑ → đường AD dịch chuyển sang phải. Đầu tư thay đổi: nếu các doanh nhiệp trở nên lạc quan vào triển vọng mở rộng thị trường hay chính phủ giảm các khoản thuế liên quan đến hoạt động sản xuất → doanh nghiệp sẽ mua thêm máy móc thiết bị nhà xưởng → I↑ → AD↑ → đường AD dịch chuyển sang phải. Chi tiêu chính phủ thay đổi: nếu chính phủ chủ động tăng chi tiêu để đối phó với đà tăng trưởng kinh tế chậm lại → G↑ → AD↑ → đường AD dịch chuyển sang phải. Xuất khẩu ròng thay đổi: nếu thế giới bên ngoài suy thoái → nhập khẩu ít hàng của Việt Nam hơn, hoặc đồng Việt Nam tăng giá so với tiền của các đối tác thương mại (tiền Việt Nam có giá trị hơn) → NX↓ → AD↓ → đường AD dịch chuyển sang trái. 23 3.2. Tổng cung (AS – Aggregate Supply) 3.2.1. Khái niệm Tổng cung là tổng sản lượng hàng hóa dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng có khả năng sản xuất và cung ứng tại mỗi mức giá. 3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng Giá trị của tổng cung AS chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nguồn lực sản xuất: đây là các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh như tư bản, lao động, tài nguyên, trình độ công nghệ… Nếu các nhân tố này tăng lên về mặt số lượng, hoặc chất lượng, hoặc cả hai thì sẽ kích thích tổng cung AS↑. Giá của các yếu tố sản xuất (chính là yếu tố đầu vào – nguồn lực sản xuất). Giá của chúng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá tăng, chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên sẽ khiến hoạt động của các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn, buộc lòng phải thu hẹp sản xuất, điều này dẫn đến AS↓. Giá của hàng hóa dịch vụ, đây chính là mức giá chung của hàng hóa dịch vụ (mức giá P). Nếu P↑ → AS↑. Chính sách của chính phủ. Các chính sách của chính phủ hoặc khuyến khích, hoặc hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp đều có tác động đến tổng cung theo hướng làm tăng, hoặc giảm giá trị của AS. 3.2.3. Đường tổng cung Đường tổng cung là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng tổng cung và mức giá chung. Đường tổng cung có hai hình thái biểu hiện như sau: 3.2.3.1. Trong dài hạn (LR - Long Run) Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài, giá cả tác động đủ mạnh để mọi thị trường bao gồm thị trường tài chính, thị trường hàng hóa và cả thị trường các nhân tố sản xuất ở trạng thái cân bằng. Thị trường các nhân tố sản xuất ở trạng thái cân bằng khi mọi nguồn lực đều được sử dụng đầy đủ. Như vậy, trong dài hạn, đường tổng cung dài hạn – ký hiệu là ASLR – có hai đặc điểm chính: (1), Tổng cung phụ thuộc vào cung các nhân tố sản xuất (tư bản, lao động, tài nguyên, trình độ công nghệ): khi các nguồn lực tăng lên thì lượng tổng cung cũng sẽ gia tăng. (2), Tổng cung không phụ thuộc vào mức giá chung, khi mức giá P thay đổi thì lượng tổng cung vẫn không đổi. Do vậy, trong dài hạn, đường tổng cung ASLR là đường thẳng đứng. Đồ thị 3.3. Đường tổng cung dài hạn 24 Đường ASLR là thẳng đứng và cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng hay còn gọi là sản lượng tự nhiên, ký hiệu là Y*. Sản lượng tiềm năng Y* có thể được hiểu theo các cách sau: - Mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được khi toàn bộ nguồn lực hiện có của đất nước được sử dụng đầy đủ. - Mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được trong điều kiện toàn dụng nhân công, nghĩa là tất cả những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và muốn làm việc đều có việc làm đầy đủ. 3.2.3.2. Trong ngắn hạn (SR - Short Run) Không như trong dài hạn, nền kinh tế khá ổn định, trong ngắn hạn hoạt động kinh tế thường xuyên biến động. Đồ thị 3.4. Biến động kinh tế trong ngắn hạn Trong đó: (1): tăng trưởng, (2): suy thoái, (3): khủng hoảng, (4): phục hồi Các biến động kinh tế xoay quanh xu hướng dài hạn như trên thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Mỗi chu kỳ kinh doanh thường bao gồm 4 giai đoạn: tăng trưởng, suy thoái, khủng hoảng, phục hồi. 25 Trong ngắn hạn, đường tổng cung ngắn hạn, ký hiệu là ASSR, hoặc AS, liên quan mật thiết đến sản lượng thực tế Y, điều đó cũng có nghĩa là tổng cung phụ thuộc vào mức giá chung trong nền kinh tế. Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên chứng tỏ mức giá chung và sản lượng quan hệ cùng chiều với nhau. Đường AS tương đối thoải ở mức sản lượng thấp và trở nên rất dốc khi Y > Y*, điều này được giải thích bởi mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra cho các nguồn lực sản xuất đầu vào và lợi ích thu về của doanh nghiệp. Khi các nguồn lực chưa được toàn dụng, cung của doanh nghiệp có thể đáp ứng mọi nhu cầu, thì một sự gia tăng nhỏ trong giá cũng giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận. Khi hoạt động sản xuất dần trở nên tối đa, tổng cung càng co giãn nhiều, thậm chí, cung gần như hoàn toàn co giãn (―). Khi gần đến mức toàn dụng các nguồn lực (Y*), lợi ích giảm dần, chi phí biên tăng lên (do các nguồn lực dần trở nên khan hiếm và đắt đỏ) thì đường AS bắt đầu dốc lên ( ∕ ). Khi đã vượt qua mức toàn dụng nguồn nhân lực, nếu muốn gia tăng sản xuất thì doanh nghiệp cần bổ sung thêm các nguồn lực. Lúc đó doanh nghiệp phải tăng cường độ lao động, tăng chi phí lao động, vốn…, điều này đẩy mức giá tăng nhanh khiến tổng cung ít co giãn, do vậy đường AS trở nên rất dốc ( | ). 3.2.4. Di chuyển và dịch chuyển  Nguyên nhân đường tổng cung dài hạn dịch chuyển: Lao động: Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài, do đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công nhân rời bỏ nến kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái. Ngoài ra thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn. Nếu tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái và ngược lại. Tư bản: Sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Ngược lại, sự 26 suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái. Tài nguyên thiên nhiên: Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó như đất đai, khoáng sản thời tiết… việc khám phá ra một mỏ khoáng sản có thể làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Sự thay đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái. Tri thức công nghệ: Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Việc phát minh ra máy móc mới đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịch vụ với lượng lao động, tư bản và tài nguyên thiên nhiên như cũ kết quả là điều này làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải.  Nguyên nhân đường tổng cung ngắn hạn di chuyển và dịch chuyển: Đường tổng cung ngắn hạn sẽ di chuyển khi mức giá P thay đổi. Nếu giá tăng, các điểm trên đường AS sẽ di chuyển lên phía trên. Nếu giá giảm, các điểm trên đường AS sẽ di chuyển xuống phía dưới. Với sự dịch chuyển, đường AS sẽ dịch chuyển khi có những sự thay đổi liên quan đến các yếu tố sản xuất đầu vào. Đó là: + Các nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn (tư bản, lao động, tài nguyên, trình độ công nghệ) cũng sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn theo cùng chiều hướng. + Khi giá các yếu tố đầu vào thay đổi → chi phí sản xuất thay đổi. Nếu chi phí sản xuất↑ → lợi nhuận↓ → các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất → AS↓ → đường AS dịch chuyển sang trái và ngược lại. 3.3. Xác định sản lượng và mức giá cân bằng Xác định sản lượng và mức giá cân bằng: Đồ thị 3.5. Cân bằng của nền kinh tế trong ngắn hạn 27 E0 (Equilibrium): điểm cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu. Y0 (Quanlity): mức sản lượng cân bằng, đó là mức sản lượng tại đó tổng cung bằng tổng cầu. P0 (Price): mức giá cân bằng, là mức giá tại đó tổng cung bằng tổng cầu. Tại E0: AD = AS, không có hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa, do vậy thị trường ở trạng thái cân bằng. Với mức giá P1, tổng cầu nhiều hơn tổng cung, thị trường bị thiếu hụt. Với mức giá P2, tổng cung nhiều hơn tổng cầu, thị trường có thặng dư. Như vậy: E0 là điểm cân bằng duy nhất trên thị trường. Trạng thái cân bằng của E0 chỉ có thể thay đổi khi AD, AS dịch chuyển. 3.4. Biến động kinh tế trong ngắn hạn Phân tích những biến động kinh tế ngắn hạn chính là việc xem xét các nguyên nhân cơ bản gây ra các biến động kinh tế trong ngắn hạn. 3.4.1. Cú sốc cầu Cú sốc cầu là những thay đổi tác động đến tổng cầu làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Cú sốc cầu được chia thành hai loại là cú sốc cầu tăng và cú sốc cầu giảm. Cú sốc cầu giảm: là những thay đổi tác động đến tổng cầu làm cho tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển sang trái. Ví dụ: Tăng thuế thu nhập cá nhân → Yd↓ → AD↓ Cú sốc cầu tăng: là những thay đổi tác động đến tổng cầu làm cho tổng cầu tăng, đường AD dịch chuyển sang phải. Ví dụ: Giảm thuế thu nhập cá nhân → Yd↑ → AD↑ Để phân tích tác động của cú sốc cầu đến nền kinh tế cũng như nghiên cứu các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng nhằm ổn định nền kinh tế, các nhà kinh tế đã giả sử ban đầu nền kinh tế cân bằng ở trạng thái tối ưu, nghĩa là mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế sẽ là mức Y*. Từ đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các trường hợp xảy ra với cú sốc cầu giảm và cú sốc cầu tăng.  Cú sốc cầu giảm: Giả sử trong nền kinh tế xảy ra cú sốc cầu giảm → AD↓ → đường AD0 dịch chuyển sang trái thành AD1 → P0 giảm thành P1, Y* giảm thành Y1, thị trường đạt được điểm cân bằng mới là E1 (P1,Y1). 28 Trong ngắn hạn, Chính phủ triệt tiêu tác động của cú sốc đến tổng cầu bằng chính sách kích cầu → AD↑ → đường AD1 dịch chuyển sang phải thành AD0 (AD1 trở về AD0). Đồ thị 3.6. Cú sốc cầu giảm Giả sử rằng trong ngắn hạn chính phủ không sử dụng bất kỳ chính sách nào và cứ để nền kinh tế diễn ra như bình thường. Sau đó, trong dài hạn, thị trường sẽ tự điều tiết theo hướng các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp có thể làm được điều này vì lúc đó nền kinh tế chưa ở trạng thái toàn dụng nhân công. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể giảm tiền lương và thuê thêm lao động → AS↑ → đường AS0 dịch chuyển sang phải thành AS1 → dẫn đến P1 giảm thành P2, Y1 tăng thành Y*.  Cú sốc cầu tăng: Giả sử có cú sốc cầu tăng xảy ra trong thị trường → AD↑ → đường AD0 dịch chuyển sang phải thành AD1 → P0 tăng thành P1, Y* tăng thành Y1, điểm cân bằng mới là E1 (P1, Y1). Đồ thị 3.7. Cú sốc cầu tăng Trong ngắn hạn, Chính phủ triệt tiêu tác động của cú sốc đến tổng cầu bằng chính sách thắt chặt cầu → AD↓ → đường AD1 dịch chuyển sang trái thành AD0 → P1 giảm thành P0, Y1 giảm thành Y*. 29 Tương tự như trên, nếu trong ngắn hạn không có sự can thiệp của Nhà nước thì trong dài hạn, thị trường sẽ tự điều tiết theo hướng các doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất → AS↓ → đường AS dịch chuyển sang trái thành AS1 → kết quả là P1 tăng thành P2, Y1 giảm thành Y* → điểm cân bằng mới là E2 (P2, Y*). 3.4.2. Cú sốc cung Cú sốc cung là những thay đổi tác động đến tổng cung làm cho đường tổng cung dịch chuyển. Cũng giống như cú sốc cầu, cú sốc cung có hai loại là cú sốc cung có lợi và cú sốc cung bất lợi. Cú sốc cung có lợi: là cú sốc cung làm cho tổng cung tăng dẫn đến đường AS dịch chuyển sang phải. Ví dụ: + Nhập khẩu lao động → lao động↑ → AS↑. + Phát hiện ra một mỏ khoáng sản mới → tài nguyên thiên nhiên↑ → AS↑. + Phát minh ra một dây chuyền công nghệ làm tăng năng suất → trình độ công nghệ↑ → AS↑. Cú sốc cung bất lợi: là cú sốc cung làm cho tổng cung giảm dẫn đến đường AS dịch chuyển sang trái. Ví dụ: + Xuất khẩu lao động ra nước ngoài → lao động↓ → AS↓. + Thiên tai bão lụt → nhà xưởng bị phá hủy → tư bản↓ → AS↓. + Giá các yếu tố đầu vào↑ → chi phí sản xuất↑ → AS↓. Đứng trước những cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách nên có điều tiết ra sao? Trước hết, ta cũng giả sử ban đầu nền kinh tế cân bằng ở trạng thái tối ưu, sản lượng cân bằng hiện đang ở mức sản lượng tự nhiên. Khi có cú sốc cung bất lợi xảy ra làm cho tổng cung giảm, kéo theo đường AS0 dịch chuyển sang trái thành AS1. Lúc này cả sản lượng và giá đều diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho nền kinh tế, sản lượng tiềm năng Y* giảm thành Y1 – đây có thể coi là hiện tượng suy thoái (sản lượng giảm); trong khi đó, giá cả lại gia tăng nhanh chóng từ P0 tăng thành P1 – đó là những dấu hiệu ban đầu của hiện tượng lạm phát (giá tăng). Như vậy, khi có cú sốc cung bất lợi xảy ra, nền kinh tế xuất hiện tình trạng suy thoái đi kèm lạm phát (stagflation). Đồ thị 3.8. Cú sốc cung bất lợi 30 Nếu chính phủ muốn giảm suy thoái, chính phủ sử dụng chính sách kích cầu để kích thích tổng cầu AD tăng → đường AD0 dịch chuyển sang phải thành AD1 → P1 tăng thành P2, Y1 tăng thành Y* → điểm cân bằng mới là E2 (P2, Y*). Ưu điểm của chính sách này là khắc phục được tình trạng suy thoái, tuy nhiên mặt trái của nó là làm gia tăng lạm phát. Nếu chính phủ muốn giảm lạm phát, chính phủ sử dụng chính sách thắt chặt cầu để làm thu hẹp tổng cầu AD → đường AD0 dịch chuyển sang phải thành AD2 → P1 giảm thành P0, Y1 giảm thành Y2→ điểm cân bằng mới là E2 (P2, Y*). Chính sách này có ưu điểm là giảm lạm phát, nhưng lại khiến nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái. Câu hỏi ôn tập: 1. 2. 3. 4. 5. Nêu khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu? Nêu khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung? Nguyên tắc di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu. Nguyên tắc di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung. Cú sốc cầu là gì? Phân tích trên đồ thị sự thay đổi của mức giá và sản lượng cân bằng khi có cú sốc cầu xảy ra. 6. Cú sốc cung là gì? Phân tích trên đồ thị sự thay đổi của mức giá và sản lượng cân bằng khi có cú sốc cung xảy ra. 7. Cách xác định cán cân ngân sách và cán cân thương mại? Liên hệ thực tế cán cân ngân sách và cán cân thương mại của Việt Nam. 31 Chương 4. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Chương này tập trung nghiên cứu tổng cầu của nền kinh tế: các thành tố của tổng cầu, các nhân tố quyết định sự biến động của tổng cầu và vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng của nền kinh tế. Từ đó, chính phủ sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong chính sách tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô. 4.1. Tổng chi tiêu (Aggregate Expenditure - AE) 4.1.1. Khái niệm Tổng chi tiêu là tổng chi tiêu dự kiến cho tiêu dùng, đầu tư, hàng hóa và dịch vụ công, xuất khẩu ròng (cũng bằng với lượng tổng cầu tại một mức giá nhất định). AE = C + I + G + NX Đồ thị 4.1. Đường tổng chi tiêu Đường AE biểu diễn mối quan hệ giữa tổng chi tiêu và thu nhập quốc dân (thu nhập của mọi người trong nền kinh tế). Đồ thị này gọi là giao điểm Keynes. Đường tổng chi tiêu có ba đặc điểm chính là: + Đường tổng chi tiêu dốc lên phản ánh khi thu nhập quốc dân tăng thì tổng chi tiêu cũng tăng. Sự thay đổi của các biến khác (như lãi suất, thuế suất và tỷ giá hối đoái) làm cho đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên hay xuống dưới hoặc làm thay đổi độ dốc của đường tổng chi tiêu. + Khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì tổng chi tiêu cũng tăng nhưng tăng ít hơn 1 đơn vị. Nguyên nhân là do người tiêu dùng tiết kiệm một phần thu nhập tăng thêm. Chúng ta vẽ một đường 450 đi qua gốc tọa độ. Đường này có độ dốc bằng 1. Mọi điểm dọc theo đường này đều có đặc điểm là sự thay đổi 1 đơn vị trên trục tung (tổng chi tiêu) tương ứng với sự thay đổi 1 đơn vị trên trục hoành (thu nhập). Đường tổng chi 32 tiêu thoải hơn đường 450 vì khi thu nhập tăng 1 đơn vị thì tổng chi tiêu chỉ tăng ít hơn 1 đơn vị. + Ngay cả nếu thu nhập quốc dân bằng không thì tổng chi tiêu vẫn mang giá trị dương. Tức là đường tổng chi tiêu cắt trục tung tại một giá trị dương, giá trị này thường được gọi là chi tiêu tự định, tức là phần của tổng chi tiêu độc lập với mức thu nhập hiện tại. Chúng ta biết rằng đối với toàn bộ nền kinh tế tổng thu nhập bằng tổng sản lượng vì khi một hàng hóa được bán, doanh thu nhận được cuối cùng sẽ trở thành thu nhập của một ai đó như tiền lương thuộc về công nhân làm cho các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tiền lãi thuộc về người có tiền cho doanh nghiệp vay và lợi nhuận thuộc về người sở hữu doanh nghiệp. Với Y được dùng để biểu thị thu nhập quốc dân thì ta có GDP = Y (1). Khi ở trạng thái cân bằng, mọi cái sản xuất đều được mua. Như vậy tổng chi tiêu phải bằng tổng sản lượng AE = GDP (2). Từ (1) và (2) suy ra tại trạng thái cân bằng thì AE = GDP = Y. Tại mức sản xuất của nền kinh tế là Y1 > Y0. Khi đó đường tổng chi tiêu nằm dưới đường 450. Như vậy có quá nhiều hàng hóa được sản xuất ra so với mức mà mọi người muốn mua. Trong hình trên tại Y1 hàng tồn kho ngoài kế hoạch ngày càng được tích tụ do các doanh nghiệp đang sản xuất nhiều hơn so với lượng hàng có thể bán được. Ngược lại, tại mức thu nhập Y2 < Y0 mọi người mua nhiều hơn mức mà nền kinh tế sản xuất. Vì vậy các doanh nghiệp phải đưa hàng đang giữ trong kho theo kế hoạch ra để bán làm cho hàng trong kho ngày càng cạn kiệt. Khi tổng chi tiêu tăng thì đường AE sẽ dịch chuyển lên trên. Còn khi tổng chi tiêu giảm thì đường AE sẽ dịch chuyển xuống dưới. Điều này đều làm thay đổi sản lượng cân bằng Y0. Để có thể thấy rõ hơn tốc độ thay đổi của sản lượng cân bằng khi tổng chi tiêu thay đổi ta tìm hiểu khái niệm số nhân chi tiêu. 4.1.2. Các thành phần của tổng chi tiêu  Tiêu dùng  Hàm tiêu dùng: Hàm tiêu dùng có dạng: C  C  MPC.Yd Trong đó: + C là tiêu dùng. + Yd: thu nhập khả dụng là thu nhập có khả năng sử dụng, tức là phần thu nhập có được sau khi nộp thuế. Yd = Y - T = C + S 33 + MPC (Marginal Propensity to Consume) là xu hướng tiêu dùng cận biên. C ( 0 < MPC < 1) Yd Trong đó: C là mức thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng. MPC  Yd là mức thay đổi trong thu nhập khả dụng. Ý nghĩa của MPC: MPC phản ánh mức độ thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị. + C : tiêu dùng tự định là mức chi tiêu tối thiểu để đảm bảo sự sống. Ví dụ 1: Trong nền kinh tế giản đơn không có chính phủ và thương mại quốc tế. Mức tiêu dùng của hộ gia đình tương ứng với mức thu nhập như sau: Đơn vị tính: nghìn đồng Yd 0 300 600 900 1200 1500 C 300 525 750 975 1200 1425 Hãy xây dựng hàm tiêu dùng. Hướng dẫn: C = 300 MPC  C 225   0,75 Yd 300 Suy ra hàm tiêu dùng: C = 300 + 0,75Yd  Hàm tiết kiệm: Tiết kiệm (ký hiệu là S) là phần thu nhập khả dụng còn lại của các hộ gia đình sau khi đã trừ ra các khoản chi tiêu dùng của họ. Từ khái niệm đó, tiết kiệm có thể được biểu diễn bằng công thức: S = Yd - C Xu hướng tiết kiệm cận biên (Marginal Propensity to Save - MPS) MPS  S Yd (0 < MPS < 1) Trong đó: S là mức thay đổi trong tiết kiệm Yd là mức thay đổi trong thu nhập khả dụng Ý nghĩa của MPS: MPS phản ánh mức độ thay đổi của tiết kiệm khi thu nhập khả dụng thay đổi 1 đơn vị. 34 Ta có: MPC  MPS  Mà C S C  S   Yd Yd Yd Yd  C  S Suy ra: MPC + MPS = 1 Như vậy hàm tiết kiệm được viết như sau: S = Yd – C S = Yd – ( C + MPC.Yd) S = - C + (1 – MPC).Yd Hàm tiết kiệm: S  C  MPS.Yd Trong đó: S là tiết kiệm C là tiêu dùng tự định MPS là xu hướng tiết kiệm cận biên Yd là thu nhập khả dụng Ví dụ 2: Từ giả thiết của ví dụ 1. Hãy xây dựng hàm tiết kiệm. Hướng dẫn: Hàm tiết kiệm có dạng: S  C  MPS.Yd Với C = 300 MPS = 1 – MPC = 1 – 0,75 = 0,25 Suy ra hàm tiết kiệm S = - 300 + 0,25Yd Đồ thị 4.2. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm 35  Đầu tư: Giả thiết đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân hiện tại mà đầu tư được quyết định chủ yếu bởi dự đoán của doanh nghiệp về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai. Do vậy: I  I  Chi tiêu chính phủ: để đơn giản, giả thiết chi tiêu chính phủ không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, nên G  G Cán cân ngân sách: B = T – G Nếu B = 0  cán cân ngân sách cân bằng. Nếu B < 0  cán cân ngân sách thâm hụt. Nếu B > 0  cán cân ngân sách thặng dư.  Xuất khẩu ròng: NX = X – IM Xuất khẩu : XX Nhập khẩu : IM = IM+MPM.Y Với: IM là nhập khẩu tự định MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu cận biên: MPM  Trong đó: IM Y IM là mức thay đổi trong chi tiêu nhập khẩu Y là mức thay đổi trong thu nhập quốc dân Ý nghĩa của MPM: Xu hướng nhập khẩu cận biên cho biết lượng nhập khẩu tăng lên khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị (hay nói cách khác mỗi đồng thu nhập có được thì chi tiêu cho hàng ngoại nhập bao nhiêu đồng → phản ánh mức độ ưa chuộng hàng ngoại nhập). 4.2. Xác định giá trị số nhân chi tiêu Nền kinh tế luôn có những sự thay đổi do đó làm cho AE thay đổi và đường AE dịch chuyển. Lúc đó, sản lượng cân bằng (Y) cũng thay đổi theo. Sự thay đổi của sản lượng cân bằng tăng giảm như thế nào thì được mô tả thông qua số nhân chi tiêu. Số nhân chi tiêu (m) là một hệ số phản ánh mức độ thay đổi của sản lượng cân bằng khi tổng chi tiêu thay đổi 1 đơn vị. m Y AE 36 Trong đó: Y là sự thay đổi của sản lượng AE là sự thay đổi của tổng chi tiêu  Y  m  AE 4.2.1. Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn Nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm 2 khu vực là hộ gia đình và doanh nghiệp. Tổng chi tiêu AE = C + I với C  C  MPC.Yd C  C  MPC.(Y  T) C  C  MPC.Y (vì nền kinh tế giản đơn nên không có chính phủ, do vậy T = 0) II Sản lượng cân bằng đạt được khi sản lượng thực tế tạo ra vừa đúng bằng tổng chi tiêu tức là: Y = AE Y  C  I  MPC.Y Suy ra sản lượng cân bằng: Y0  CI 1  MPC Giả sử tổng chi tiêu trong nền kinh tế tăng thêm một lượng là AE  AE1  AE  AE  AE1  C  I  MPC.Y  AE Trạng thái cân bằng tương ứng với AE1 xảy ra khi Y  AE1 Y  C  I  MPC.Y  AE Suy ra sản lượng cân bằng mới lúc này sẽ là: Y1  AE Y Y1  Y0 1  MPC   Số nhân chi tiêu: m  AE AE AE Vậy số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn: m 1 1  MPC 37 C  I  AE 1  MPC Ta có: 0 < MPC < 1 → m >1 Y  m  AE , mà m > 1 → ∆Y > ∆AE. Như vậy, tổng chi tiêu chỉ cần tăng một lượng nhỏ nhưng thông qua số nhân chi tiêu làm cho sản lượng quốc dân tăng một lượng lớn hơn, do đó nó thể hiện sự khuếch đại của số nhân chi tiêu. 4.2.2. Số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ Nền kinh tế đóng là một nền kinh tế gồm có 3 chủ thể, đó là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Tổng chi tiêu: AE = C + I + G C  C  MPC.Yd  C  MPC(Y  T) Với: II GG  AE  C  I  G  MPC(Y  T) 4.2.2.1. Khi thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân Thuế phụ thuộc vào thu nhập quốc dân thì thuế được thể hiện bằng công thức: T = t.Y Trong đó: T: thuế t :thuế suất Y: thu nhập quốc dân  AE  C  I  G  MPC(1  t)Y Như vậy: Sản lượng cân bằng: Y0  Số nhân chi tiêu: m  CIG 1  MPC(1  t) 1 1  MPC(1  t) 4.2.2.2. Khi thuế phụ thuộc vào chính sách của chính phủ Nếu thuế chỉ phụ thuộc vào chính sách của chính phủ thì ta có công thức tính thuế như sau: TT  AE  C  I  G  MPC.T  MPC.Y Như vậy: Sản lượng cân bằng: Y  C  I  G  MPC.T 0 1  MPC 38 Số nhân chi tiêu: m 1 1  MPC Trong trường hợp này người ta còn nghiên cứu thêm về tác động của thuế đối với sự thay đổi trong sản lượng. Điều này được thể hiện bằng thuật ngữ “Số nhân thuế”. Số nhân thuế là hệ số phản ánh mức độ thay đổi của sản lượng cân bằng khi thuế thay đổi 1 đơn vị. mt  Y T T  T  T AE  C  I  G  MPC(T  Y)  MPC.Y Y  AE C  I  G  MPC.(T  T) 1  MPC MPC.(T  T)  MPC.T T.MPC  Y  Y1  Y0   1  MPC 1  MPC MPC Y  mt   T 1  MPC  Y1  → Số nhân thuế: mt  Y MPC  1  MPC T Như vậy số nhân thuế có những tính chất sau:  mt < 0. Điều này chứng tỏ thuế tác động ngược chiều đến sản lượng.  mt = - m.MPC  m t  m (vì 0 < MPC < 1). Như vậy, sự ảnh hưởng của thuế đến sản lượng cân bằng ít hơn sự ảnh hưởng của chi tiêu đến sản lượng cân bằng. * Số nhân ngân sách cân bằng: m + mt = 1 Ý nghĩa: Khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng là G để đảm bảo ngân sách không bị thâm hụt thì chính phủ đồng thời phải tăng thuế một lượng là T  G lúc đó sản lượng sẽ tăng thêm một lượng Y  G  T . Chứng minh: Giả thiết T  G C, I không đổi → ∆C = 0, ∆I = 0 → ∆Y = m. ∆G + mt. ∆T = (m + mt).∆G → ∆Y = ∆G = ∆T 39 4.2.3. Trong nền kinh tế mở Nền kinh tế mở là một nền kinh tế gồm có 4 chủ thể, đó là hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài. Tổng chi tiêu AE = C + I + G + X – IM Với: C  C  MPC(Y  T)  C  MPC(Y  (T  t.Y))  C  MPC(1  t)Y  MPC.T II GG XX IM = IM+MPM.Y  AE  C  I  G  X  IM  MPC.T   MPC(1  t)  MPM  Y Như vậy: Sản lượng cân bằng: Số nhân chi tiêu: Y0  C  I  G  X  IM  MPC.T 1  MPC(1  t)  MPM m  1 1  MPC(1  t)  MPM Nhận xét: số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn có giá trị lớn nhất, tiếp đó là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng và cuối cùng là số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở. 4.3. Chính sách tài khóa 4.3.1. Khái niệm Chính sách tài khóa là những chính sách của chính phủ được thực hiện nhằm ổn định nền kinh tế thông qua việc thay đổi chi tiêu của chính phủ và thuế. 4.3.2. Chính sách tài khóa mở rộng Chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tài khóa được thực hiện nhằm gia tăng tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế, hoặc đồng thời cả tăng chi tiêu và giảm thuế. Giả sử ban đầu tổng chi tiêu AE0 không đủ để mua toàn bộ sản lượng tiềm năng Y (Y0 < Y*). * Khi chính phủ tăng chi tiêu một lượng là G thì sẽ làm cho tổng chi tiêu tăng (AE0 thành AE1) và thông qua mô hình số nhân chi tiêu sẽ dẫn đến sản lượng tăng từ 40 Y0 thành Y* (với Y* – Y0 = m × G). Như vậy việc tăng chi tiêu của chính phủ được khuếch đại theo số nhân. Đồ thị 4.3. Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu Khi chính phủ giảm thuế (T) thì sẽ làm cho thu nhập khả dụng của hộ gia đình (Yd) tăng lên, dẫn đến tiêu dùng của hộ gia đình (C) tăng và qua đó làm cho tổng chi tiêu (AE) trong nền kinh tế cùng tăng lên. Lúc này đường AE0 xoay thành đường AE2 và sản lượng đạt tới sản lượng tiềm năng (Y0  Y*). Đồ thị 4.4. Chính sách tài khóa mở rộng bằng cách giảm thuế 4.3.3. Chính sách tài khóa thắt chặt Chính sách tài khóa thắt chặt là chính sách tài khóa được thực hiện nhằm cắt giảm tổng tổng chi tiêu để kiềm chế lạm phát thông qua việc giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế, hoặc đồng thời cả giảm chi tiêu và tăng thuế. Nếu ban đầu, tổng chi tiêu AE0 vượt quá năng lực sản xuất (Y0 > Y*) làm cho giá cả tăng vì thế chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt để đưa nền kinh tế trở về mức sản lượng tiềm năng Y* (Y0 > Y*). Khi chính phủ thực hiện cắt giảm tổng chi tiêu bằng cách giảm chi tiêu chính phủ một lượng là G thì dẫn đến tổng chi tiêu trong nền kinh tế giảm (AE0 thành AE1) và thông qua mô hình số nhân chi tiêu thì làm cho sản lượng trong nền kinh tế giảm từ Y0 đến Y*(với Y* – Y0 = m × G). 41 Đồ thị 4.5. Chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách giảm chi tiêu Khi chính phủ cắt giảm tổng chi tiêu bằng cách tăng thuế thì làm cho thu nhập khả dụng (Yd) của hộ gia đình giảm, dẫn đến việc tiêu dùng của hộ gia đình (C) cũng giảm, qua đó làm tổng chi tiêu trong nền kinh tế giảm (AE0 xoay thành AE2) và sản lượng trở về sản lượng tiềm năng (Y0  Y*). Đồ thị 4.6. Chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách tăng thuế  Cơ chế tự ổn định: là những thay đổi trong chính sách tài khóa có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ hành động điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách. Hệ thống thuế: Hệ thống thuế hiện đại bao gồm thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty. Khi thu nhập quốc dân tăng thì số thu về thuế cũng tăng theo và ngược lại khi thu nhập quốc dân giảm thì số thu về thuế cũng giảm. Sự cắt giảm thuế tự động như thế sẽ có tác dụng kích thích tổng cầu. Mặc dù Chính phủ chưa cần phải điều chỉnh thuế suất. Hệ thống thuế có vai trò như một bộ tự ổn định, điều chỉnh tự động nhanh và mạnh. Hệ thống bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác. Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm. Khi thất nghiệp hay mất việc, nghỉ hưu, ốm đau họ được nhận trợ cấp. Khi có việc làm thì họ phải trích nộp các khoản bảo hiểm. Như vậy khi nền kinh tế suy 42 thoái người lao động không có việc làm nhưng có thu nhập từ các khoản trợ cấp, do đó làm tổng cầu tăng và thúc đẩy sản lượng tăng. Khi nền kinh tế phát đạt thu nhập tăng, trích nộp các khoản bảo hiểm làm cho thu nhập giảm bớt và làm tổng cầu giảm, do đó sản lượng giảm. Như vậy, hệ thống bảo hiểm luôn có tác động ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, những ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm phần nào những dao động của nền kinh tế mà không xoá bỏ được hoàn toàn những dao động đó. Phần còn lại là vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. 4.3.4. Chính sách tài khóa trong thực tế Trong thực tế chính sách tài khóa không đạt được kết quả như lý thuyết do có nhiều hạn chế. - Khó xác định chính xác sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ và thuế để thực hiện chính sách tài khóa. - Trong thực tế để có thể thực hiện chính sách chính phủ cần có thời gian và công sức để thu thập các số liệu, thông tin nhằm xây dựng và thực hiện chính sách. Điều này đôi khi làm cho chính sách chậm đi vào thực thi khi có biến động kinh tế xảy ra làm giảm hiệu quả của chính sách. - Khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thường kéo theo hiện tượng lấn át đầu tư (tháo lui đầu tư), tức là chi tiêu của chính phủ đã lấn át làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân. Cụ thể là khi chi tiêu chính phủ (G) tăng làm cho tổng cầu (AD) tăng dẫn đến sản lượng cân bằng tăng theo mô hình số nhân chi tiêu. Khi sản lượng (Y) tăng thì nhu cầu tiền để giao dịch cũng tăng, trong khi lượng cung tiền không đổi làm cho lãi suất (i) tăng. Điều này làm cho đầu tư của khu vực tư nhân (I) giảm dẫn đến tổng cầu giảm và sản lượng cân bằng giảm. Đồng thời khi lãi suất tăng thì người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cho tiêu tùng (C) giảm, dẫn đến tổng cầu giảm và sản lượng cân bằng giảm. - Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm, trợ cấp xã hội. Mà đa số các dự án này trong thực tế là kém hiệu quả, tham nhũng nhiều, thời gian phát huy tác dụng thường khá dài. - Kéo theo hiện tượng thâm hụt ngân sách. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các nền kinh tế đang phát triển và kém phát triển. Khi thâm hụt chính phủ không thể giảm chi tiêu của chính phủ và tăng thuế nhiều vì sẽ không đạt được mục tiêu đề ra cho sự phát triển kinh tế.  Các nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách Vay từ dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước: Đây là biện pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên nó làm 43 giảm khả năng của khu vực tư nhân tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. Vay từ các ngân hàng thương mại: Việc làm này cũng sẽ làm giảm chi tiêu tư nhân chủ yếu thông qua sức ép làm tăng lãi suất. Vay nước ngoài: Điều này còn phụ thuộc vào uy tín của quốc gia, khả năng trả nợ và tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Bán tài sản (vàng hoặc ngoại tệ): Tuy nhiên khả năng sử dụng dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt hết sức hạn chế vì nó sẽ làm cho đồng nội tệ giảm giá mạnh và sẽ làm tăng sức ép lạm phát. Phát hành tiền: Việc tạo tiền này với tốc độ nhanh hơn nhu cầu về tiền tại mức giá hiện hành sẽ tạo ra lượng tiền dư thừa trong lưu thông và sẽ đẩy lạm phát lên. Câu hỏi ôn tập: 1. Nêu khái niệm, đặc điểm và các thành phần của tổng chi tiêu. 2. Khái niệm và công thức tính số nhân chi tiêu. 3. Chính sách tài khóa là gì? Chính sách này được chính phủ sử dụng nhằm mục đích gì? Phân tích các công cụ của chính sách tài khóa. 4. Phân biệt chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. 5. Vì sao trong thực tế chính sách tài khóa thường không đạt được hiệu quả như ý? 6. Trong nền kinh tế mở có các hàm số sau (ĐVT: tỷ đồng) C = 220 + 0,6Yd ; T = 30 + 0,25Y ; I = 150 ; G = 468 ; X = 200 ; IM = 0,05Y a. Tính sãn lượng cân bằng ? b. Xác định tình trạng của cán cân thương mại và cán cân ngân sách ? c. Để đạt được sản lượng tiềm năng 1800 tỷ đồng thì chi tiêu Chính phủ cần thay đổi như thế nào? 7. Trong nền kinh tế đóng: C = 400 + 0,8Yd ; I = 350 tỷ đồng ; G = 270 tỷ đồng. a. Xác định sản lượng cân bằng khi cán cân ngân sách cân bằng? b. Để đạt được sản lượng tiềm năng là 4000 tỷ đồng thì Chính phủ cần thay đổi thuế bao nhiêu? 8. Trong nền kinh tế mở cho các hàm số sau: S = - 400 + 0,4 Yd ; G = 500 tỷ đồng ; I = 300 tỷ đồng; T = 200 + 0,3Y ; IM = 60 + 0,12Y. Sản lượng cân bằng hiện tại 1600 tỷ đồng. a. Tính số nhân chi tiêu? b. Giá trị xuất khẩu tại mức sản lượng cân bằng? c. Giả sử đầu tư tư nhân tăng thêm 50 tỷ đồng, đồng thời tiêu dùng hộ gia đình giảm bớt 10 tỷ đồng. Tính sản lượng cân bằng mới? 44 Chương 5. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Tiền đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế ngày nay. Để hiểu đúng về tiền cũng như vai trò và những ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chương “Tiền tệ và chính sách tiền tệ”. Trong chương này, các bạn cũng sẽ được biết về một chính sách rất quan trọng mà Chính phủ sử dụng để điều tiết những biến động của nền kinh tế vĩ mô, một chính sách dựa trên cơ chế tác động của đồng tiền đối với nền kinh tế - đó là chính sách tiền tệ. 5.1. Tiền và đo lường tiền 5.1.1. Khái niệm và chức năng của tiền 5.1.1.1. Khái niệm Ngày nay phần lớn các giao dịch kinh tế của chúng ta đều được thực hiện thông qua tiền. Đối với cá nhân, tiền vừa là phương tiện vừa là mục đích của hoạt động kinh tế. Đối với quốc gia tiền được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Trong thực tế tiền tệ đã trải qua nhiều hình thức, nhiều giai đoạn phát triển từ thấp đến cao theo thời gian của lịch sử. Như vậy, Tiền là bất cứ cái gì được mọi người chấp nhận dùng trong thanh toán hay trả nợ. Sự ra đời của tiền là một cuộc cách mạng lớn trong hoạt động kinh tế. Một nền kinh tế không dùng tiền sẽ rất bất tiện, bởi vì một mặt người ta phải bỏ nhiều thời gian và công sức cho việc trao đổi hàng hóa, mặt khác gây lãng phí của cải không ít. Trong chế độ trao đổi hàng lấy hàng, đòi hỏi phải có sự trùng hợp kép về sở thích: một người có gạo muốn đổi lấy thịt thì phải tìm gặp một người có thịt muốn đổi lấy gạo. Điều đó thật khó khăn, nhất là khi xét đến cả số lượng hàng hóa mà hai người muốn trao đổi với nhau. Sự ra đời của tiền đã giúp xóa bỏ những điều bất tiện như vậy. Đến đầu thế kỷ XX, vai trò của tiền mới được nhận thức một cách đúng đắn. Các nhà kinh tế một mặt nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiền nói chung, nhận thức được tác động của tiền đối với việc ổn định và tăng trưởng kinh tế; mặt khác cũng hiểu rõ rằng tiền chỉ là phương tiện chứ không phải là mục tiêu hoạt động kinh tế của quốc gia. Tất nhiên, nếu biết cách sử dụng phương tiện đó thì sẽ có lợi rất nhiều, bằng không thì sẽ bị thiệt hại rất lớn. Ông C. Loweell Harriss, một chuyên gia về tiền tệ và ngân hàng, đã viết: “Tiền tệ như một chiếc máy bay, thật kỳ diệu khi nó hoạt động tốt, gây nên thiệt hại khi nó bị bất động hóa, và thảm hại khi nó sụp đổ”. Và như vậy thì “chúng ta có thể nếm mùi đau khổ không cần thiết vì những quyết định về tiền tệ do những người không có chuyên môn làm ra”! 5.1.1.2. Chức năng 45 Tiền có 4 chức năng (hay 4 công dụng), đó là chức năng làm phương tiện trao đổi, phương tiện cất giữ, phương tiện đo lường giá trị và phương tiện thanh toán. Chức năng phương tiện trao đổi Ý nghĩa của chức năng này là tiền được sử dụng như vật trung gian cho việc mua bán hàng hóa. Đây là chức năng cơ bản nhất mà chúng ta dùng để đưa ra khái niệm về tiền. Muốn trở thành một phương tiện trao đổi tốt thì hệ thống tiền tệ phải đủ cỡ: lớn, vừa và nhỏ theo tỷ lệ phù hợp với cơ cấu nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có nhiều loại hàng hóa có giá trị thấp nhưng lại thiếu loại tiền lẻ thì sẽ gây khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa. Ngược lại, nếu nền kinh tế có nhiều loại hàng hóa có giá trị cao nhưng lại có ít tiền lớn thì việc di chuyển tiền bạc rất cồng kềnh, bất tiện. Việc đổi tiền ngày 14/09/1985 được coi là mở màn cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Trên nguyên tắc một đồng mới ăn mười đồng cũ và Nhà nước hạn chế số lượng tiền đổi được cho từng “loại cá nhân”, ví dụ phân theo công nhân, cán bộ, phó thường dân, tiểu thương… Nếu số tiền đem đổi vượt quá mức quy định thì khoảng trội dư này sẽ bị giữ lại ở ngân hàng. Bằng cách đổi tiền, Nhà nước đã co hẹp lượng cung tiền trong nền kinh tế và qua đó hạn chế sức cầu có khả năng thanh toán. Tờ giấy 50 đồng có giá trị lớn nhất đã không thể chi tiêu được vì thiếu tiền lẻ. Lúc đó dân chúng đã tự hạn chế các cuộc giao dịch nhỏ mà họ cảm thấy không cần thiết lắm, làm thiệt hại cho sản xuất. Ngoài ra nếu như đồng tiền bị mất giá trầm trọng thì cũng khó thực hiện được chức năng phương tiện trao đổi. Lúc đó mọi người không muốn bán hàng hóa để lấy những đồng tiền vô giá trị. Cơ chế hàng đổi hàng xuất hiện trở lại. Nói cách khác, người ta không muốn dùng đồng tiền đó để làm trung gian cho việc trao đổi hàng hóa. Điều này đã từng xảy ra ở Đức vào năm 1923, khi tỷ lệ lạm phát có lúc lên đến 1000%/tháng. Chức năng phương tiện cất giữ Khi cất giữ một lượng tiền thì cũng có ý nghĩa là cất trữ một lượng hàng hóa có giá trị tương đương trong điều kiện giá cả không thay đổi. Dùng tiền để cất trữ giá trị thuận tiện hơn cất trữ hàng hóa rất nhiều, bởi vì nó gọn nhẹ, kín đáo, dễ lưu thông và khó hư hỏng hơn nhiều loại hàng hóa khác. Tiền có thực hiện được chức năng cất trữ giá trị thì mới thực hiện được chức năng cơ bản của nó là làm phương tiện trao đổi. Sẽ không có ai chấp nhận bán hàng lấy tiền hôm nay để rồi ngày mai nó không còn giá trị gì cả. Vì vậy đây là chức năng làm điều kiện cho chức năng thứ nhất. Tiền muốn thực hiện tốt chức năng cất trữ giá trị thì đòi hỏi giá trị của nó phải được ổn định hoặc gia tăng theo thời gian. Một đồng tiền bị mất giá liên tục thì chắc chắn không ai muốn cất trữ nó. Chức năng đo lường giá trị 46 Tiền là thước đo giá trị, nghĩa là người ta dùng tiền để đo lường lượng lao động hao phí để tạo ra một hàng hóa nào đó. Tại sao 1 mét vải trị giá 50.000đ, còn một chiếc xe Honda đáng giá 50.000.000đ? Là vì để tạo ra một chiếc xe thì cực khổ hơn nhiều, hay lượng lao động phải bỏ ra nhiều hơn khi tạo ra một mét vải. Nếu giá bằng nhau hay chẳng phân biệt gì cả thì mọi người sẽ đổ xô vào ngành ít tốn lao động nhất. Chức năng phương tiện thanh toán Ý nghĩa của chức năng này là vay mượn hôm nay, thanh toán về sau. Trong nền kinh tế không có tiền, việc cho vay mượn bằng hàng hóa tỏ ra hết sức bất tiện, bởi lẽ khi thanh toán thì chất lượng và số lượng hàng hóa thường bị thay đổi và mức độ thay đổi nhiều hay ít cũng khó mà đánh giá chính xác được. Tiền đã khắc phục được hạn chế đó, cho nên đây là một loại phương tiện thanh toán rất thuận lợi. 5.1.2. Phân loại tiền Theo thứ tự lịch sử, tiền tệ đã trải qua 2 hình thái: tiền bằng hàng hóa và tiền pháp định. Tiền bằng hàng hóa hay “hóa tệ” là tiền tồn tại dưới hình thức một hàng hóa nào đó. Hàng hóa này được một nhóm người hay một dân tộc, một quốc gia công nhận để làm vật trung gian cho việc trao đổi hàng hóa khác. “Hóa tệ” có hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ bằng kim loại. Lúc đầu người ta sử dụng các loại hàng hóa thông thường như lúa mì, súc vật, da thú, rượu vang… để làm tiền. Vỏ sò, vỏ hến cũng được dùng làm tiền ở châu Phi. Ở Tây Tạng người ta sử dụng trà đóng thành bánh để làm tiền. Việc sử dụng hàng hóa không phải kim loại có nhiều bất tiện. Một là chúng chỉ được công nhận trong một nhóm người hay một địa phương nào đó. Hai là khó bảo quản, dễ bị hư hỏng. Ba là cồng kềnh, không thuận lợi trong việc di chuyển. Bốn là một số loại hàng hóa rất khó phân chia thành các đơn vị nhỏ và đều nhau khi cần thiết. Vì vậy, dần dần người ta sử dụng hàng hóa bằng kim loại thay thế cho các hàng hóa khác để làm tiền. Tiền kim loại tồn tại dưới một số loại thông dụng như sắt, đồng, kẽm, bạc, vàng… Càng về sau thì bạc và vàng càng được ưa chuộng, do chúng có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác. Nguyên tắc chung của hóa tệ là giá trị của tiền bằng với giá trị của vật dùng làm tiền. Ví dụ miếng vàng có giá trị 10.000 đồng thì giá trị của tiền cũng đúng bằng 10.000 đồng. Nhờ nguyên tắc này mà chúng ta có thể phân biệt tiền bằng hàng hóa với tiền pháp định. Tiền pháp định là một loại tiền được tạo ra nhờ một pháp lệnh của Chính phủ. Khái niệm “pháp định” đề cập đến quyết định mang tính pháp lý của Nhà nước. Tiền pháp định bao gồm 3 dạng: tiền kim loại (tiền xu), tiền giấy và bút tệ. 47  Tiền kim loại chủ yếu tượng trưng cho giá trị nhỏ. Nó thuận tiện hơn tiền giấy bởi vì những đồng tiền giấy có giá trị nhỏ thường dễ hư hỏng, dơ bẩn và khó đếm với số lượng lớn, trong khi tiền kim loại tránh được những nhược điểm này.  Tiền giấy có thể tượng trưng cho cả giá trị lớn và nhỏ, như ở Việt Nam hiện nay.  Bút tệ là loại tiền có được do ngân hàng thực hiện một bút toán theo lệnh chuyển khoản. Khi đó, trong tài khoản của người nhận sẽ có thêm một số tiền do chuyển từ tài khoản của người sử dụng séc. Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, bút tệ ngày càng giữ vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, loại tiền này chưa được thông dụng, mới chỉ đi vào hoạt động có hiệu quả do người dân chưa có thói quen dùng bút tệ. 5.1.3. Đo lường khối lượng tiền Quan niệm về khối lượng tiền tệ được đưa ra nhằm nghiên cứu tác động của tiền đối với sự hoạt động của nền kinh tế, xét trên góc độ kinh tế vĩ mô. Sự tác động này diễn ra trên cơ sở thay đổi mức cung và cầu về tiền. Để đo lường lượng cung và cầu về tiền người ta sử dụng khái niệm khối lượng tiền tệ. Cơ sở để đo lường khối lượng tiền là tính thanh khoản (liquidity). Tính thanh khoản là mức độ dễ dàng chuyển tài sản thành phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Hiện nay có ba cách đo lường khối lượng tiền tệ chủ yếu là: tiền mặt (M0), tiền giao dịch (M1) và tiền rộng (M2). M0 bao gồm tiền giấy và tiền xu đang lưu hành. M1 bao gồm M0 cộng thêm các khoản tiền gửi không kỳ hạn. M2 bao gồm M1 cộng thêm các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Nhìn chung, tiền mặt có thể được sử dụng ngay lập tức và không hạn chế cho việc thanh toán, do đó độ thanh khoản của tiền mặt là cao nhất. Còn với tiền gửi không kỳ hạn chúng ta có thể rút tiền bất kỳ lúc nào mà không phải chịu chi phí. Ngoài ra với tài khoản không kỳ hạn, chúng ta có thể viết séc và sử dụng nó để thanh toán cho các khoản chi tiêu của mình. Đối với tài khoản có kỳ hạn, về nguyên tắc chúng ta chỉ có thể rút tiền mặt khi đến hạn, hoặc phải thông báo trước hoặc phải chịu phạt lãi suất. Trước đây, chỉ có tài khoản có kỳ hạn là được hưởng lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay để cạnh tranh với nhau thì các ngân hàng cho phép các tài khoản không kỳ hạn cũng được hưởng lãi suất nhưng thấp hơn nhiều so với tài khoản có kỳ hạn. 5.2. Hệ thống ngân hàng và cung tiền 5.2.1. Hệ thống ngân hàng 48 Các ngân hàng hiện đại được tổ chức thành một hệ thống thống nhất với 2 cấp: ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Mỗi cấp có vai trò, chức năng, nhiệm vụ riêng. Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và có chức năng điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Ở Việt Nam gọi là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng trung ương thực hiện 3 chức năng cơ bản là: phát hành tiền, kiểm soát cung tiền và thực hiện các chính sách hỗ trợ về kinh tế. Mục tiêu của Ngân hàng trung ương là điều hòa lượng tiền trong xã hội cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế; ổn định giá cả; ổn định giá trị đồng tiền; duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương thường xuyên giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng bằng thanh toán liên ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi có nhu cầu. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về mặt tài chính thì ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để duy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng trung ương được gọi là “ngân hàng của các ngân hàng”. Ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại là đi vay và cho vay. Trong điều kiện kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản, đó là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Mục tiêu của loại ngân hàng này là kinh doanh kiếm lời. 5.2.2. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại 5.2.2.1. Một số khái niệm - Cung tiền (MS – Monetary Supply): là tổng tiền có khả năng thanh toán trong nền kinh tế. MS = Cu + D Trong đó: Cu (Currency outside banks): tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, tức là tiền mặt đang lưu hành trong dân chúng. D (Deposit): tiền gửi ngân hàng. - Tiền cơ sở hay còn gọi là tiền mạnh (H – Monetary Base): là lượng tiền do Ngân hàng trung ương phát hành. H = Cu + R với R (Reserve): tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại. R=r*D 49 Trong đó: r là tỷ lệ dự trữ thực tế tại các ngân hàng thương mại. 5.2.2.2. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại Để đơn giản, quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được xây dựng dựa trên 3 giả thiết sau đây. Giả thiết 1: Nền kinh tế có hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Mọi người không thích dùng tiền mặt mà chỉ muốn thanh toán bằng séc. Vì vậy, khi có tiền họ sẽ gửi hết vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi sử dụng séc. Do đó Cu = 0. Giả thiết 2: Các ngân hàng thương mại có cùng một tỷ lệ dự trữ như nhau là r. Giả thiết 3: Ngân hàng chỉ kinh doanh bằng cách cho vay. Giả sử ngân hàng thương mại nhận được một khoản tiền gửi từ Ngân hàng trung ương là 100 triệu đồng. Ta có D = 100 triệu đồng. Trường hợp 1: nếu ngân hàng dự trữ toàn phần, tức là r = 100%. Khi đó R = D = 100 triệu đồng MS = Cu + D = 100 triệu đồng Như vậy, trong trường hợp này cung tiền trong nền kinh tế không có gì thay đổi, và bằng đúng 100 triệu đồng ban đầu tiền gửi ban đầu của Ngân hàng trung ương. Trường hợp 2: nếu ngân hàng dự trữ một phần với tỷ lệ r (0% < r < 100%) Chúng ta xem xét quá trình tạo tiền qua bảng sau: Bảng 5.1. Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại Ngân hàng Tiền gửi Dự trữ Cho vay 1 D r.D (1 - r) . D 2 (1 - r) . D r . (1 - r) . D (1 – r)2 . D 3 (1 – r)2 . D r . (1 – r)2 . D (1 – r)3 . D … … … … n–1 (1 – r)n-2 . D r . (1 – r)n-2 . D (1 – r)n-1 . D n (1 – r)n-1 . D r . (1 – r)n-1 . D (1 – r)n . D MS = n  Di i 1 = D + (1 - r) . D +(1 – r)2 . D + … + (1 – r)n-2 . D + (1 – r)n-1 . D = 1  (1  r ) n .D 1  (1  r ) Vì 0 < r < 1 nên (1 – r) < 1 50 (1 – r)n → 0 1 - (1 – r)n → 1 → MS = 1 .D r → MS > D Vậy: cung tiền trong trường hợp này lớn hơn nhiều so với tiền gửi ban đầu của Ngân hàng trung ương. Ví dụ: tỷ lệ dự trữ thực tế là 10% và tiền gửi bằng 100 triệu đồng, thì cung tiền trong nền kinh tế lên đến 1000 triệu đồng. Tức là, từ 100 triệu ký gửi ban đầu, sau khi qua hệ thống ngân hàng với nhiều vòng ký gửi và cho vay liên tiếp nhau, cuối cùng đã tạo ra một khối lượng tiền lớn hơn gấp 10 lần. Đó là cách tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. Số nhân tiền Theo định nghĩa, ta có: MS = Cu + D H = Cu + R MS Cu  D = H Cu  R Cu 1 MS = D Cu R H  D D Hay Với mM = Cr  1 Cr  ra Cu = Cr : tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi D R = ra : tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại D mM : số nhân tiền, là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền cơ sở. Số nhân tiền biểu thị mức độ mà mỗi đồng tiền cơ sở tạo thành cung tiền lớn hơn. Nó thể hiện khả năng khuyếch đại tiền hay nói cách khác là khả năng tạo tiền trong nền kinh tế. Ví dụ: Có các số liệu của nước Anh (tính theo tỷ bảng Anh) vào năm 2010 như sau: Tiền mặt ngoài ngân hàng 174 Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại 465 51 Dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại 46,5 Ta tính được số nhân tiền bằng 2,9. Số nhân tiền mM = 2,9 có nghĩa là khi bơm vào nền kinh tế lượng tiền cơ sở H = 1 bảng Anh thì khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế là 2,9 bảng Anh. Nói cách khác, khi lượng tiền cơ sở tăng hay giảm 1 bảng Anh thì sẽ làm cho khối lượng tiền tăng hay giảm 2,9 bảng Anh. Tính chất của số nhân tiền: Số nhân tiền luôn lớn hơn 1. Vì r luôn dương và nhỏ hơn 1 nên Cr + 1 > Cr + r, do đó mM > 1. Giá trị mM > 1 có nghĩa là khối lượng tiền trong nền kinh tế luôn lớn hơn lượng tiền cơ sở do Ngân hàng trung ương phát hành. Số nhân tiền càng lớn nếu hoạt động kinh doanh tiền của các ngân hàng thương mại càng mạnh, tức là:  Ngân hàng dự trữ tiền càng ít, r giảm.  Gửi tiền vào ngân hàng càng nhiều, Cr giảm. Từ phân tích trên chúng ta rút ra mô hình về cung tiền như sau: MS = mM . H Như vậy cung tiền phụ thuộc vào tiền cơ sở và số nhân tiền. Cung tiền sẽ tăng (hoặc giảm) khi tiền cơ sở và/hoặc số nhân tiền tăng (hoặc giảm). 5.2.2.3. Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là những quyết định của chính phủ nhằm tác động đến lượng cung tiền và lãi suất. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định nền kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, Ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia. ● Nghiệp vụ thị trường mở (OMO – Open Market Operations) Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của Ngân hàng trung ương trong việc mua bán các loại giấy tờ có giá (chủ yếu là trái phiếu của chính phủ). Hầu hết chính phủ các nước đều có vay tiền của dân chúng bằng cách phát hành trái phiếu. Ở Việt Nam, quy chế phát hành trái phiếu chính phủ được ban hành vào năm 1994. Theo đó, trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của chính phủ do Bộ tài chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi suất, có thể dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng, đồng thời có thể được thừa kế, chuyển nhượng hay mua bán trên thị trường chứng khoán. 52 Vào năm 2000, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy chế về nghiệp vụ thị trường mở, trong đó quy định các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua thị trường mở, bao gồm:  Tín phiếu kho bạc  Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước  Các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác do thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trong từng thời kỳ Ngân hàng trung ương tiến hành mua hay bán các loại giấy tờ có giá trên đây để làm tăng hoặc giảm khối lượng tiền, thông qua việc thay đổi lượng tiền cơ sở H. Lượng tiền thay đổi trong lưu thông (∆H) cũng đúng bằng giá trị các trái phiếu mà Ngân hàng trung ương mua hoặc bán. Khi mua trái phiếu chính phủ, Ngân hàng trung ương phải trả tiền cho người bán trái phiếu, làm cho tiền cơ sở tăng lên một lượng tương ứng. Do đó, cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng. Nếu lượng tiền dùng để mua là ∆H thì cung tiền sẽ tăng thêm: ∆MS = mM * ∆H Ngược lại, khi Ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ, những người mua trái phiếu sẽ trả một khoản tiền tương ứng cho Ngân hàng trung ương. Kết quả là một lượng tiền tương ứng bị rút khỏi lưu thông, tiền cơ sở giảm, và cung tiền sẽ giảm theo. Với cách vận hành như trên, nghiệp vụ thị trường mở có một số ưu điểm, cụ thể là: Thứ nhất, Ngân hàng trung ương có thể chủ động tiến hành mà không phải phụ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng thương mại. Thứ hai, nghiệp vụ này tương đối kinh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Thứ ba, nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng được đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành. Nếu Ngân hàng trung ương thấy rằng cung tiền tăng quá nhanh do mình mua trái phiếu trên thị trường mở quá nhiều, lúc này Ngân hàng trung ương có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành bán trái phiếu trên thị trường mở, và ngược lại. Thứ tư, nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Tuy nhiên để phát huy hết hiệu quả của công cụ này, đòi hỏi hầu hết tiền trong lưu thông phải nằm ở tài khoản của ngân hàng, nghĩa là phải có sự phát triển cao của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó phải có một thị trường tài chính 53 phát triển. Vì vậy, công cụ này được sử dụng thường xuyên nhất, hiệu quả nhất đối với Ngân hàng trung ương của các nước công nghiệp phát triển. Còn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, việc sử dụng công cụ này chưa thể mang lại hiệu quả cao. ● Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Các ngân hàng phải có tiền dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ thực tế bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ tùy ý (còn gọi là tỷ lệ dự trữ vượt trội, hoặc dôi ra, dôi dư). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr): là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải chấp hành theo quy định của Ngân hàng trung ương. Việc áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôn có tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là một công cụ mà Ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền. Tỷ lệ dự trữ tùy ý (re): là tỷ lệ dự trữ do ngân hàng thương mại tự quyết định. Đây là lượng tiền mặt tồn tại ở các ngân hàng thương mại để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền mặt ngay lập tức của khách hàng. Mức dự trữ tùy ý thường cao khi hoạt động gửi tiền và rút tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được. r = rr + re Ta có: Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng thương mại phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn. Do đó, tỷ lệ dự trữ thực tế tăng, làm cho số nhân tiền giảm và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền. Ví dụ: với Cr = 0,2; H = 300 tỷ đồng. Nếu: Lúc đầu r = rr + re = 0,06 + 0,04 = 0,1 thì mM = 0, 2  1 =4 0, 2  0,1 và MS1 = mM . H = 4 . 300 = 1200 tỷ đồng Khi Chính phủ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 6% lên 12% thì: r = rr + re = 0,12 + 0,04 = 0,16 mM = 0, 2  1 1, 2 10 = = 3 0, 2  0,16 0,36 MS2 = mM . H = 10 . 300 = 1000 tỷ đồng 3 Như vậy, chỉ cần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 6% đã làm cho cung tiền giảm bớt 200 tỷ đồng, tức là giảm bớt đến 20%. 54 Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong việc điều chỉnh lượng cung tiền. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng trong những thập niên trước. Nhưng nếu quá lạm dụng công cụ này sẽ gây một số khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngày nay Quốc hội các nước thường quy định giới hạn tối đa và tối thiểu của tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà Ngân hàng trung ương có quyền điều chỉnh. Nếu vượt quá giới hạn đó phải thông qua Quốc hội. ● Lãi suất chiết khấu (rd – discount rate) Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà Ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải đi vay tiền của Ngân hàng trung ương. Điều này xảy ra khi ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Chính sách lãi suất chiết khấu tác động đồng thời đến tiền cơ sở H và số nhân tiền mM. Tác động đến tiền cơ sở H Lãi suất chiết khấu càng thấp thì càng khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền của Ngân hàng trung ương. Khi lượng tiền vay tăng thì cũng có nghĩa là một lượng tiền mạnh ∆H được bơm thêm vào nền kinh tế. Và khi đó cung tiền MS sẽ tăng thêm gấp mM lần. Ngược lại, lãi suất chiết khấu càng cao thì càng hạn chế lượng vốn vay từ Ngân hàng trung ương. Nếu lãi suất này cao đến một mức nào đó thì các ngân hàng thương mại sẵn sàng trả lại tiền vay trước đây. Lúc đó, một lượng tiền cơ sở ∆H bị rút bớt vào Ngân hàng trung ương, kết quả là cung tiền giảm đi gấp mM lần. Tác động đến số nhân tiền mM Khi rd giảm, các ngân hàng thương mại thấy rằng không cần dự trữ tiền mặt nhiều. Nếu cần thì đến vay Ngân hàng trung ương với lãi suất khuyến khích như trên. Do đó ngân hàng thương mại sẽ mở rộng cho vay, tức là re giảm → rr giảm → mM tăng → MS tăng. Ngược lại khi rd tăng, các ngân hàng thương mại thấy rằng càng cố cho vay nhiều làm dự trữ tiền mặt giảm xuống, lỡ có sự cố phải đi vay Ngân hàng trung ương với lãi suất cao. Vì vậy, ngân hàng thương mại tự giác duy trì dự trữ tiền mặt cao, tức là re tăng → rr tăng → mM giảm → MS giảm. Tóm lại, Ngân hàng trung ương muốn tăng cung tiền thì phải giảm lãi suất chiết khấu; muốn giảm cung tiền thì phải tăng lãi suất chiết khấu. Điểm lợi quan trọng nhất là thực hiện chức năng cho vay cuối cùng, giúp ngăn chặn cơn hoảng loạn tài chính. Tuy nhiên, có một số bất lợi khi thực hiện chính sách này. Nếu lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường một mức nào đó thì ngân hàng thương mại sẽ tranh thủ vay chiết khấu để cho vay lại. Đến lúc đó Ngân hàng 55 trung ương lại phải dùng các biện pháp gây khó khăn thông qua cửa sổ chiết chiết khấu để hạn chế lại. Với một mức lãi suất chiết khấu ấn định trước, sự thay đổi thường xuyên của lãi suất thị trường sẽ làm thay đổi chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu, dẫn đến những biến động ngoài ý muốn đối với lượng tiền cho vay chiết khấu. Thay đổi lãi suất chiết khấu là một việc, còn ngân hàng thương mại vay hay không, nhiều hay ít là việc khác. Vì vậy, rất khó điều chỉnh khối lượng tiền theo ý muốn. 5.3. Tác động của chính sách tiền tệ 5.3.1. Cầu tiền Cầu tiền là lượng tiền mà các chủ thể kinh tế muốn nắm giữ để thực hiện mục tiêu của mình. Theo John Maynard Keynes, có 3 động cơ làm cho mọi người muốn nắm giữ tiền: động cơ giao dịch, động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ. Cầu về tiền để giao dịch (gọi tắt là cầu giao dịch): là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để dùng vào việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ hàng ngày. Đó là lượng tiền chi tiêu cho quần áo, thực phẩm, khám sức khỏe định kỳ, mua nguyên liệu cho sản xuất, thuê mướn lao động... Cầu về tiền để dự phòng (gọi tắt là cầu dự phòng): là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bất ngờ, không dự tính trước. Ví dụ: hộ gia đình cần dự phòng tiền khi gia đình có người ốm đau, những chuyện rủi ro hay những khoản chi đột xuất khác. Doanh nghiệp cần dự trữ để mua thêm nguyên vật liệu, thuê mướn công nhân hoặc để ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường. Cầu về tiền để đầu cơ (gọi tắt là cầu đầu cơ): là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để mua những chứng khoán sinh lời. Cầu tiền chịu tác động của 3 yếu tố: thu nhập, giá cả và lãi suất.  Thu nhập: Khi thu nhập tăng, lượng tiền mà người ta cần giữ cũng tăng vì khi thu nhập cao người ta có thể xài sang hơn trước hoặc tích lũy nhiều hơn trước, và ngược lại.  Giá cả: Khi giá cả tăng, cầu tiền cũng tăng vì khi giá tăng người ta phải giữ tiền nhiều hơn trước mới đáp ứng một lượng nhu cầu như cũ.  Lãi suất: Khi lãi suất tăng lên, người ta hạn chế tối đa việc giữ tiền vì nếu giữ tiền thì phải mất đi một khoản chi phí. Ta gọi đó là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. 56 Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất mà lẽ ra bạn có thể hưởng được bằng cách này hay cách khác nếu như không giữ tiền. Do đó, cầu tiền sẽ giảm. Thực tế cho thấy, tùy theo điều kiện thực tế và trình độ phát triển của thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất tiền gởi và cho vay theo từng kỳ hạn, hoặc sàn lãi suất tiền gởi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn, hoặc công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch. 5.3.2. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Cung tiền (MS0): Ngân hàng trung ương là nơi kiểm soát lượng cung tiền. Lượng tiền này không phụ thuộc vào mức lãi suất mà phụ thuộc vào yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Do đó, cung tiền theo lãi suất là một hàm hằng. Đường biểu diễn của nó là một đường thẳng song song trục tung tại M0. Cầu tiền (MD0): theo phân tích ở trên thì cầu tiền nghịch biến với lãi suất. Đồ thị 5.1. Cân bằng trên thị trường tiền tệ Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ diễn ra khi cung tiền bằng cầu tiền, tại đó lãi suất cân bằng là i0. Nếu lãi suất thực tế khác với lãi suất cân bằng thì mức lãi suất đó không thể tồn tại lâu dài, thị trường sẽ tự điều chỉnh để đưa lãi suất thực tế chạy về mức lãi suất cân bằng. 5.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Chính phủ sẽ căn cứ vào vị trí của sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng để quyết định nên mở rộng hay thu hẹp tiền tệ. Khi sản lượng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp nhiều. Muốn chống suy thoái phải làm tăng tổng cầu. Khi sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế bị lạm phát cao. Muốn chống lạm phát phải làm giảm tổng cầu. Muốn tăng hay giảm tổng cầu bằng chính sách tiền tệ thì Ngân hàng trung ương phải thay đổi lượng cung tiền tương ứng. 5.3.3.1. Chính sách tiền tệ mở rộng (Y0 < Yp) 57 Muốn chống suy thoái, Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, nghĩa là làm tăng lượng cung tiền. Việc tăng cung tiền có thể được thực hiện theo 3 cách:  Mua trái phiếu Chính phủ  Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Giảm lãi suất chiết khấu Lượng cung tiền tăng làm cho lãi suất cân bằng giảm. Tác động này được biểu diễn bằng sự dịch chuyển sang phải của đường MS trên hình, lãi suất giảm từ i0 xuống thành i1. Đồ thị 5.2. Chính sách tiền tệ mở rộng Lãi suất giảm làm cho đầu tư tăng. Điều này được mô tả bằng sự di chuyển trên đường đầu tư theo lãi suất I = f(i). Đầu tư tăng làm tăng tổng chi tiêu, đường AE dịch chuyển lên trên, từ AE0 thành AE1, làm cho sản lượng cân bằng Y0 tăng lên bằng sản lượng tiềm năng Y*. Mức tăng của sản lượng là: ∆Y = m * ∆AE = m * ∆I Quá trình tác động trên đây có thể được tóm tắt như sau: ↑ MS → i ↓ → I ↑ → AE ↑ → Y ↑ 5.3.3.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp (Y0 > Yp) Nếu sản lượng lớn hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị áp lực lạm phát cao. Muốn chống lạm phát, Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, nghĩa là làm giảm lượng cung tiền (bán trái phiếu chính phủ, hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc tăng lãi suất chiết khấu hoặc kết hợp đồng thời cả ba). Lượng cung tiền giảm làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng sẽ kéo theo đầu tư tư nhân giảm. Đầu tư giảm làm tổng chi tiêu giảm. Đường AE dịch chuyển xuống dưới, đưa sản lượng trở về mức tiềm năng, làm giảm áp lực lạm phát. Đồ thị 5.3. Chính sách tiền tệ thu hẹp 58 5.4. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế 5.4.1. Thị trường hàng hóa và đường IS 5.4.1.1. Khái niệm Đường IS là tập hợp tất cả các cách phối hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập (hoặc sản lượng) mà tại đó thị trường hàng hóa và dịch vụ ở trạng thái cân bằng. 5.4.1.2. Hình thành đường IS Với mức lãi suất i1 thì đầu tư tương ứng là I1. Tổng chi tiêu ban đầu là AE1, và sản lượng tương ứng là Y1. Ta có tọa độ điểm A (i1, Y1). Khi lãi suất giảm từ i1 xuống thành i2 thì đầu tư tăng lên thành I2. Tổng chi tiêu mới là AE2, và sản lượng cân bằng mới là Y2. Ta được điểm B (i2, Y2). Nối A và B ta dựng được đường IS. Đồ thị 5.4. Hình thành đường IS 59 Đường IS biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất và sản lượng: lãi suất càng giảm thì sản lượng càng tăng, và ngược lại. 5.4.1.3. Ý nghĩa đường IS Đường IS phản ánh sự cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Mọi điểm thuộc đường IS thì thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng. Mọi điểm không thuộc đường IS thì thị trường hàng hóa và dịch vụ không cân bằng. Nếu điểm nào đó nằm phía trên đường IS (ví dụ điểm C) thì cung hàng hóa và dịch vụ lớn hơn cầu hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, nếu điểm nào đó nằm phía dưới đường IS (ví dụ điểm D) thì cầu hàng hóa và dịch vụ lớn hơn cung hàng hóa và dịch vụ. 5.4.1.4. Sự dịch chuyển của đường IS Mọi yếu tố làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu AE mà không phải lãi suất sẽ làm dịch chuyển đường IS. Khi có tác động của chính sách tài khóa mở rộng thì tổng chi tiêu tăng → đường AE dịch chuyển lên trên → đường IS dịch chuyển sang phải. Đồ thị 5.5. Sự dịch chuyển của đường IS 60 Ngược lại, khi có tác động của chính sách tài khóa thắt chặt thì tổng chi tiêu giảm → đường AE dịch chuyển xuống dưới → đường IS dịch chuyển sang trái. 5.4.1.5. Phương trình đường IS AE = Y Với AE = C + I + G + X – IM Ví dụ: Trong một nền kinh tế mở, người ta thống kê được các hàm số sau: C = 100 + 0,75 Yd I = 100 + 0,05Y – 50i G = 300 T = 40 + 0,2Y X = 150 IM = 70 + 0,15Y Hãy viết phương trình đường IS. Ta có: C = 100 + 0,75 Yd = 100 + 0,75 (Y – T) = 100 + 0,75 (Y – 40 – 0,2Y) = 70 + 0,6Y AE = C + I + G + X – IM 61 = 70 + 0,6Y + 100 + 0,05Y – 50i + 300 + 150 – (70 + 0,15Y) = 550 + 0,5Y – 50i Giải phương trình AE = Y, ta viết được phương trình đường IS: Y = 1100 – 100i 5.4.2. Thị trường tiền tệ và đường LM 5.4.2.1. Khái niệm Đường LM là tập hợp tất cả các cách phối hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập (hoặc sản lượng) mà tại đó thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng. (cung tiền thực tế bằng cầu tiền thực tế) 5.4.2.2. Hình thành đường LM Giả thiết: lượng cung tiền đã được cho trước. Với lượng cung tiền đã xác định. Giả sử ban đầu sản lượng (thu nhập) là Y1, lượng cầu tiền tương ứng là MD1. Thị trường tiền tệ cân bằng ở mức lãi suất là i1. Ta được điểm A(i1,Y1). Khi sản lượng (thu nhập) tăng lên thành Y2, lượng cầu tiền tăng theo để đáp ứng nhu cầu giao dịch, dự phòng, đầu cơ của dân chúng. Đường cầu tiền dịch chuyển lên trên, từ MD1 thành MD2. Thị trường tiền tệ cân bằng ở mức lãi suất cao hơn, là i2. Ta được điểm B(i2,Y2). Nối A và B ta có đường LM. Đồ thị 5.6. Hình thành đường LM 5.4.2.3. Ý nghĩa đường LM Đường LM phản ánh sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. Mọi điểm thuộc đường LM thì thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng. Ngược lại, mọi điểm không thuộc đường LM thì thị trường tiền tệ không cân bằng. 62 Giả sử nền kinh tế nằm tại điểm D (i2,Y1), phía trên của đường LM. Với sản lượng Y1, cầu tiền trong nền kinh tế là MD1, lãi suất cân bằng tương ứng là i1. Trên thị trường tiền tệ lúc này, lãi suất thực tế (i2) cao hơn lãi suất cân bằng (i1) nên lượng cung tiền nhiều hơn so với lượng cầu tiền. Các doanh nghiệp, dân chúng giảm nhu cầu vay vốn hoặc nhu cầu giữ tiền để chuyển thành chứng khoán hoặc gửi vào ngân hàng. Vốn ứ đọng tại các ngân hàng thương mại mặc dù họ huy động được nhiều tiền gửi. Trước áp lực đó, để duy trì sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, lãi suất sẽ có xu hướng giảm về i1 trên đường LM. Ngược lại, lập luận tương tự cho điểm E. 5.4.2.4. Sự dịch chuyển của đường LM Đường LM được hình thành trong điều kiện cung tiền không đổi, nên khi thay đổi cung tiền thì LM sẽ dịch chuyển. Khi có tác động của chính sách tiền tệ mở rộng thì đường LM dịch chuyển sang phải. Ví dụ: Giả sử lúc đầu nền kinh tế đang nằm tại điểm A1 trên đường LM1, tương ứng với sản lượng Y1 và lãi suất cân bằng i1. Bây giờ Ngân hàng trung ương tăng cung tiền thành MS2. Lãi suất cân bằng giảm xuống đến i2, tương ứng với sản lượng vẫn là Y1. Thị trường tiền tệ cân bằng tại điểm A2.Do đó đường LM dịch chuyển xuống dưới thành LM2. Đồ thị 5.7. Sự dịch chuyển đường LM Ngược lại, khi có tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt thì đường LM dịch chuyển sang trái. 5.4.2.5. Phương trình đường LM Ta biết đường LM được hình thành từ sự thay đổi điểm cân bằng lãi suất dưới tác động của sản lượng. Như vậy, thực chất đường LM mô tả sự phụ thuộc của lãi suất vào sản lượng cân bằng. Tác động của sản lượng làm thay đổi lãi suất cân bằng là do sự thay đổi cầu về tiền. Do đó ta chỉ cần giải phương trình cân bằng của thị trường tiền 63 tệ trong điều kiện cầu về tiền là một hàm theo lãi suất và sản lượng, sẽ được phương trình đường LM. Cung tiền thực tế = Cầu tiền thực tế MS = MD Ví dụ: Trong nền kinh tế có hàm cung tiền và hàm cầu tiền lần lượt là MS = 600 MD = 500 + 0,2 Y – 100 i Ta có: MS = MD 600 = 500 + 0,2 Y – 100 i i = - 1 + 0,002 Y 5.4.3. Mô hình IS – LM Nền kinh tế cân bằng chỉ khi tất cả các thị trường đều cân bằng. Mô hình này xét luồng chu chuyển kinh tế hoạt động trên hai thị trường: thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tiền tệ. Đồ thị 5.8. Mô hình IS - LM Trên IS, thị trường hàng hóa – dịch vụ cân bằng. Trên LM, thị trường tiền tệ cân bằng. Nếu gọi E0 là giao điểm của IS và LM thì E0 được gọi là điểm cân bằng chung. Tại E0 ta có cả hai thị trường hàng hóa – dịch vụ và thị trường tiền tệ cùng cân bằng. Tại E0: i0 là lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ Y0 là sản lượng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ 5.4.4. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM Phối hợp chính sách là việc vận dụng đồng thời cả hai chính sách: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để đạt được mức sản lượng mục tiêu của kinh tế vĩ mô 64 hay ổn định hóa thu nhập. Kết quả của sự phối hợp này có thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5.2. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ Sản lượng và lãi suất cân bằng Mở rộng Mở rộng Y ↑, i ↑ Mở rộng Thắt chặt Y không xác định được, i ↑ Thắt chặt Mở rộng Y không xác định được, i ↓ Thắt chặt Thắt chặt Y ↓, i ↓ Câu hỏi ôn tập: 1. 2. 3. 4. 5. Khái niệm và chức năng của tiền. Cách đo lường khối tiền trong nền kinh tế? Phân biệt ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của số nhân tiền. Cách xác định tiền cơ sở, cung tiền trong nền kinh tế. Phân tích tác động của 3 công cụ chủ yếu trong chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu) đến cung tiền trong nền kinh tế. 6. Khái niệm và các nhân tố tác động đến cầu tiền. Phân tích sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. 7. Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. 8. Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại là 700 tỷ đồng; tiền mặt trong dân chúng là 300 tỷ đồng; tiền dự trữ tại các ngân hàng thương mại là 100 tỷ đồng. Nếu ngân hàng trung ương mua vào lượng trái phiếu chính phủ trị giá 80 tỷ đồng thì cung tiền sẽ thay đổi bao nhiêu? Tính cung tiền mới? 9. Cho các hàm số sau: C = 100 + 0,7Yd ; I = 240 + 0,2Y – 175i ; G = 1850 ; T = 100 ; X = 300 ; IM = 70 + 0,25Y ; MD = 1070 + 0,2Y – 100i. Cung tiền thực tế 1500 tỷ đồng. a. Theo mô hình IS-LM, lãi suất và sản lượng cân bằng chung bằng bao nhiêu? b. Giả sử xuất khẩu giảm bớt 50 tỷ đồng. Viết phương trình đường IS mới? 10. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi là 20% ; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 15% ; tỷ lệ dự trữ tùy ý là 5%. Tiền cơ sở 450 tỷ đồng. Mức giá chung bằng 1. Hàm cầu tiền MD = 1170 + 0,18Y – 36i. a. Tính số nhân tiền và cung tiền? b. Viết phương trình đường LM? 65 Chương 6. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT Trong quá trình nghiên cứu về tổng cung, tổng cầu cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để bình ổn nền kinh tế; chúng ta đã thấy tác động của những biến động kinh tế và các chính sách kinh tế lên các đối tượng vĩ mô. Hai trong số các đối tượng vĩ mô thường gặp nhất là thất nghiệp và lạm phát. Vậy đây là những vấn đề gì, nó có vị trí như thế nào trong nền kinh tế quốc dân. Nguyên nhân nào gây ra thất nghiệp và lạm phát, cũng như tác động của chúng đối với nền kinh tế… Những điều này sẽ được thể hiện trong chương Thất nghiệp và lạm phát. 6.1. Thất nghiệp 6.1.1. Khái niệm Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO – International Labour Organization), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định. Thất nghiệp còn được hiểu là hiện tượng những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và muốn làm việc. Như vậy người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc. Trong quá trình thống kê, điều tra về dân số và việc làm, tình trạng thất nghiệp được thể hiện qua việc trong tuần lễ trước khi điều tra, người thất nghiệp không có việc làm nhưng đang nỗ lực tìm việc. Cụ thể, họ có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần trước điều tra; hoặc trong tuần tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc. 6.1.2. Đo lường Để đo lường về tình trạng thất nghiệp trong một quốc gia, người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong đó, chỉ tiêu cơ bản và phổ biến nhất là chỉ tiêu “tỷ lệ thất nghiệp”. Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp Lực lượng lao động *100% Trong đó: Lực lượng lao động = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp Bảng 6.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam phân theo vùng 66 Đvt: % Năm 2008 2009 2010 Cả nước 2.38 2.90 2.88 Đồng bằng sông Hồng 2.29 2.69 2.61 Trung du và miền núi phía Bắc 1.13 1.38 1.21 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2.24 3.11 2.94 Tây Nguyên 1.42 2.00 2.15 Đông Nam Bộ 3.74 3.99 3.91 Đồng bằng sông Cửu Long 2.71 3.31 3.59 Nguồn: Niên giám thống kê 2010 Nhưng thật ra, không phải tất cả mọi người có việc làm đều sử dụng hết thời gian và công sức của họ. Điều này cũng được coi như một dạng thất nghiệp. Chính vì vậy, để phản ánh một cách chính xác hơn về tình trạng thất nghiệp, người ta đưa ra chỉ tiêu “tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng”. Tổng số ngày làm việc thực tế Tỷ lệ thời gian lao = động được sử dụng Tổng số ngày có nhu cầu làm việc *100% 6.1.3. Phân loại Đối với lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, thất nghiệp được chia thành 2 loại: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ. Thất nghiệp Tự nhiên Tạm thời Cơ cấu Chu kỳ Theo lý thuyết cổ điển Sơ đồ 6.1. Phân loại thất nghiệp  Thất nghiệp tự nhiên: Thất nghiệp tự nhiên chỉ mức thất nghiệp bình thường nền kinh tế trải qua, nó tồn tại ngay cả trong dài hạn. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm 3 loại: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Thất nghiệp tạm thời. 67 Thất nghiệp tạm thời xảy ra do người lao động đang tìm kiếm công việc phù hợp. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do: sở thích, khả năng của người lao động không phù hợp với yêu cầu của công việc; các thông tin giữa người tìm việc và việc tìm người không ăn khớp về mặt không gian, thời gian; người lao động vừa mới gia nhập thị trường lao động; những người lao động đang trong quá trình chuyển việc… Thất nghiệp cơ cấu. Thất nghiệp cơ cấu là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do cơ cấu của nền kinh tế thay đổi: cơ cấu của cầu hàng hóa dịch vụ thay đổi dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động cũng thay đổi theo; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động; cơ cấu đào tạo và sử dụng lao động không ăn khớp với nhau… Từ đó xảy ra sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động về kỹ năng, trình độ, ngành nghề, độ tuổi, giới tính, địa điểm… Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Loại thất nghiệp này xảy ra khi tiền lương không do thị trường quyết định và cao hơn tiền lương cân bằng của thị trường lao động. Điều này xuất phát từ sự cứng nhắc của tiền lương thực tế. Mô hình cổ điển giả thiết tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo thị trường ở trạng thái đầy đủ việc làm. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến cho mức tiền lương thực tế W2 được xác định trên mức cân bằng của thị trường W0 và luôn có một dòng người lao động chờ việc làm L2’ – L2. Đồ thị 6.1. Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển W DL SL W2 W0 L2 L2’ L Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển có nguyên nhân bắt nguồn từ luật (luật tiền lương tối thiểu), thể chế (công đoàn và thương lượng tập thể), truyền thống (trả lương cao). + Luật tiền lương tối thiểu: để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Chính phủ đưa ra quy định về mức tiền lương tối thiểu và bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Tất nhiên, tiền lương trả theo mức Chính phủ quy định thường cao hơn mức tiền lương mà các doanh nghiệp hiện trả. Điều đó làm cho thất nghiệp xảy ra. 68 + Công đoàn và các cuộc thương lượng tập thể: Công đoàn, nghiệp đoàn là một tổ chức được thành lập để đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tiền lương cũng chính là một trong những quyền lợi mà người lao động hay đòi hỏi. Vì thế, sau những cuộc đấu tranh, làm việc của công đoàn, của các cuộc thương lượng tập thể sẽ dẫn tới: thứ nhất, mức tiền lương được tăng lên dẫn tới tình trạng thất nghiệp như đã đề cập ở trên; thứ hai, những người có tham gia công đoàn sẽ được bảo vệ quyền lợi và được tăng lương, còn những công nhân không tham gia công đoàn sẽ không được hưởng quyền lợi này và thậm chí bị sa thải. + Lý thuyết tiền lương hiệu quả: theo lý thuyết này, không vì một áp lực bên ngoài nào (như Quy đinh pháp lý của Chính phủ, sức mạnh Công đoàn…) mà chính bản thân các lãnh đạo doanh nghiệp chủ động tăng lương cho nhân viên của mình. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân cơ bản sau: tăng lương để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các đơn vị khác; tăng lương để giữ chân người lao động; tăng lương để kích thích động lực làm việc, tăng hiệu quả làm việc của người lao động; tăng lương để tái sản xuất sức lao động.  Thất nghiệp chu kỳ: Thất nghiệp chu kỳ biểu thị những biến động của thất nghiệp xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên, thường xảy ra vào giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Vào giai đoạn này, các doanh nghiệp có xu hướng giãn thải lao động, cầu lao động giảm trong khi cung lao động lại tăng, điều này dẫn tới tình trạng thất nghiệp xảy ra. Đồ thị 6.2. Thất nghiệp chu kỳ U (%) Thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp tự nhiên O t Thất nghiệp chu kỳ thể hiện mức độ chênh lệch của thất nghiệp thực tế trong ngắn hạn so với mức tự nhiên. Nói cách khác, thất nghiệp chu kỳ có thể được tính bằng số người có việc làm ở mức sản lượng tiềm năng – số người đang có việc làm trong nền kinh tế. 6.1.4. Tác động của thất nghiệp Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người lao động mà cả gia đình họ, nền kinh tế và xã hội cũng chịu tác động liên quan. Một điều dễ nhận thấy là cái vòng luẩn quẩn giữa sự trì trệ của nền kinh tế, sự khó khăn trong các vấn đề xã hội, và tình trạng thất nghiệp có liên quan mật thiết với nhau. 69 Kinh tế kém phát triển → thu hút ít lao động ↑ ↓ vấn đề xã hội phức tạp ← thất nghiệp tăng Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan về tác động của thất nghiệp. Trong một số trường hợp, thất nghiệp đôi khi cũng là cơ hội để người lao động nghỉ ngơi, chọn lựa công việc hiệu quả hơn, từ đó, giúp tạo điều kiện xếp đúng người vào đúng việc và làm tăng năng suất lao động. Quy luật Ôkun được phát biểu rằng: nếu GNP thực tế tăng 2.5% so với GNP tiềm năng trong 1 năm, thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi 1%. 6.2. Lạm phát 6.2.1. Khái niệm Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục của mức giá chung; hoặc sức mua trong nước của đồng nội tệ giảm. Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng: lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung. “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, dầu xăng xe ô tô tăng; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Ngược lại, giảm phát là hiện tượng mức giá chung liên tục giảm; hoặc sức mua trong nước của đồng nội tệ tăng. Thông thường, Chính phủ chỉ điều chỉnh trước các cú sốc về giá kéo dài, còn các mất cân đối tạm thời thì để thị trường tự giải quyết. 6.2.2. Đo lường Để đo lường mức độ lạm phát của một nền kinh tế, người ta dùng chỉ tiêu Tỷ lệ lạm phát. Trong đó: πt: tỷ lệ lạm phát của năm t Pt: mức giá chung của năm t Pt-1: mức giá chung của năm t-1 Nếu πt < 0 → giảm phát. πt < 0 → lạm phát Ở đây, đại lượng thay vào vị trí của mức giá chung Pt có thể là chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP (chỉ số giảm phát) DGDP. 70 6.2.3. Phân loại lạm phát * Xét về mặt định tính: Dựa vào định tính, lạm phát được chia thành hai loại là lạm phát cân bằng và không cân bằng, lạm phát có thể và không thể dự đoán trước. Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng. Lạm phát cân bằng: là loại lạm phát tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không gây ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Lạm phát không cân bằng: tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập gây khó khăn cho nền kinh tế. Đây là loại hay xảy ra hơn. Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường. Lạm phát dự đoán trước: lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định và người ta có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát cho các năm tiếp theo. Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến, do vậy gây ra những xáo trộn về tâm lý, cuộc sống và thói quen của người dân. * Xét về mặt định lượng: Dựa trên mức độ lạm phát, người ta chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa phải: tỷ lệ lạm phát < 10%/ năm (lạm phát 1 con số) → Mức lạm phát này ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nền kinh tế có thể chịu đựng được. Lạm phát phi mã: 2-3 con số/ năm → Lúc này, đồng tiền bị mất giá nhanh, do đó mọi người chuyển sang tích lũy của cải, sử dụng vàng, ngoại tệ mạnh để giao dịch. Điều đó làm cho đời sống kinh tế xã hội bị biến dạng, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát siêu tốc (siêu lạm phát): ≥ 4 con số. Đây là trường hợp lạm phát đặc biệt cao, nền kinh tế bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng vì hầu như đồng tiền không còn giá trị, nền kinh tế bị suy sụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế của người lao động bị giảm mạnh. Bảng 6.2. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm Đvt: % Năm 1985 1986 1990 1995 2000 2005 Tỷ lệ 73.3 774.7 67.1 12.7 -0.6 8.4 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ 6.6 12.6 23 6.9 11.75 19* Lưu ý: *: dự báo Nguồn: Niên giám thống kê 2010 71 6.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát 6.2.4.1. Lạm phát do cầu kéo (demand pull inflation) Theo đúng như tên gọi của nó, lạm phát do cầu kéo là hiện tượng lạm phát xảy ra do những biến động từ phía cú sốc cầu tăng. Đồ thị 6.3. Lạm phát do cầu kéo P AS0 P1 P2 ↑ AD1 AD0 Y * Y1 Y Khi Y ≥ Y* mà AD vẫn tiếp tục tăng → dẫn đến lạm phát rất cao. Khi AD↑ → đường AD dịch chuyển sang phải → Y↑ → các doanh nghiệp phải thuê thêm nhân công để tiến hành hoạt động sản xuất tăng sản lượng; trong khi đó, nền kinh tế đã ở trạng thái toàn dụng nhân công (Y*) → do vậy, để thuê thêm nhân công thì phải tăng lương → P↑ Vì đường AS rất dốc → khi AD↑ thì giá P sẽ tăng nhiều hơn → điều này dẫn đến lạm phát. Có nhiều nguyên nhân lý giải hiện tượng AD↑ như: xảy ra sự tăng lên đột biến về tiêu dùng và đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân và đầu tư của chính phủ); hoặc do nhu cầu xuất khẩu tăng khiến cho lượng hàng hóa cung cấp trong nước giảm → P↑. 6.2.4.2. Lạm phát do chi phí đẩy (cost push inflation) Đồ thị 6.4. Lạm phát do chi phí đẩy P AS1 AS0 P1 AD0 P2 Y 1 Y* Y Do chi phí của các yếu tố sản xuất đầu vào đồng loạt tăng → chi phí sản xuất tăng → AS↓ → đường AS dịch chuyển sang trái → dẫn đến P↑, Y↓ → gây ra tình trạng lạm phát đi kèm suy thoái. 72 Nguyên nhân khiến cho chi phí tăng được giải thích bởi sự gia tăng của các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như: tiền lương tăng, thuế tăng, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, giá điện, nước tăng…. 6.2.4.3. Lạm phát ì Lạm phát ì được hiểu là hiện tượng mức giá trung bình hàng năm tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định, tỷ lệ lạm phát thực tế diễn ra gần đúng như dự đoán của người dân. Do đó nó còn được gọi là lạm phát được dự tính trước. Lúc này cả AD và AS cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau, điều đó dẫn tới việc sản lượng được duy trì ở mức Y*, còn giá tăng với tỷ lệ ổn định theo thời gian. Đồ thị 6.5. Lạm phát ì P ASLR AS3 P3 AS2 P2 AS1 AD3 P1 AD2 AD1 Y* 0 Y 6.2.4.4. Tiền tệ và lạm phát Nhiều nhà kinh tế học đã đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ. Theo K. Marx (trong Bộ Tư bản), lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Milton Friedman thì cho rằng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Như vậy, lý thuyết tiền tệ là một trong những cách giải thích về nguồn gốc cơ bản của hiện tượng lạm phát. Điều này được thể hiện một cách cụ thể qua công thức sau: M.V = P.Y Trong đó: M: khối lượng tiền trong lưu thông V: tốc độ quay vòng của tiền → M.V: số lượng tiền trao đổi trong năm P: mức giá của một đơn vị sản lượng Y: mức sản lượng 73  P= MV Y Nếu V ổn định → thì hiện tượng P↑ chỉ xảy ra khi M↑ > Y↑ Điều này cho thấy, tốc độ cung tiền M tăng cao sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Do vậy, có thể nói rằng lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ. Đồ thị 6.6. Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng ở Việt Nam 20062009 Nguồn:VEPR 2011 6.2.5. Tác động của lạm phát Nhìn chung, khi đề cập đến tác động của lạm phát, người ta thường nói đến những ảnh hưởng xảy ra khi lạm phát tăng cao, gây tác động không tốt cho nền kinh tế. Cụ thể như sau: Lạm phát tác động đến lãi suất. Trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng phải luôn đảm bảo duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có của mình, tức là luôn luôn phải giữ cho lãi suất thực ổn định. Do vậy, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng hoặc cao hơn tỷ lệ lạm phát (do lãi suất thực r = i - π). Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả là việc suy thoái và thất nghiệp gia tăng. Lạm phát tác động đến thu nhập thực tế. Khi lạm phát xảy ra, không phải các nhà quản lý có thể điều chỉnh ngay lập tức mức tiền công của người lao động. Do vậy, với mức thu nhập danh nghĩa không đổi này, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động. Chẳng hạn, hiện nay mức lương trung bình của người lao động là 3.000.000/ tháng. Giá gạo trung bình của năm 2010 là 10.000đ/kg, vậy mỗi công nhân sẽ mua được 300kg gạo/tháng. Đến năm 2011, lạm phát tăng 18%, nghĩa là giá gạo tăng thành 11.800đ/kg, như vậy người công nhân chỉ còn mua được hơn 254kg gạo. Rõ ràng, mức thu nhập thực tế của người lao động - thể hiện qua số lượng hàng 74 hóa mua được bằng tiền công của họ – đã giảm một cách đáng kể khi lạm phát gia tăng. Chi phí mòn giày: do lạm phát xảy ra khiến cho lượng tiền mà mọi người nắm giữ nhanh chóng bị hao hụt, vì vậy họ phải đến ngân hàng nhiều hơn làm cho giày nhanh mòn hơn. Thực ra, điều này có nghĩa là chi phí thực tế mà người ta bỏ ra để giữ ít tiền hơn chính là thời gian và sự tiện lợi mà họ phải hy sinh – điều này sẽ không xảy ra nếu nền kinh tế không có lạm phát. Chi phí thực đơn: khi giá cả thay đổi thì doanh nghiệp cũng phải thay đổi các bảng báo giá. Do vậy doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thường xuyên hơn, gây tốn kém. Giá cả tương đối biến động lớn. Rõ ràng, khi lạm phát xảy ra, để mua cùng một lượng hàng như trước kia, người dân phải bỏ ra nhiều tiền hơn, hay nói khác đi, mức tương quan giữa giá cả hàng hóa và giá trị hàng hóa đã bị thay đổi, thậm chí có sự chênh lệch, biến động lớn giữa 2 đối tượng này. Giá cả đã bỏ xa giá trị, số lượng thật của hàng hóa. Vì thế người mua hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cân nhắc túi tiền của mình khi tham gia tiêu dùng. Phân phối lại thu nhập: Khi lạm phát xảy ra, người đi vay được lợi, còn người cho vay sẽ bị tổn thất; doanh nghiệp được lợi, còn công nhân bị tổn thất. Tình trạng này có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế, làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn ra. Thuế phải nộp thay đổi: khi lạm phát xảy ra, nếu thu nhập danh nghĩa tăng sẽ dẫn đến số thuế phải nộp cao hơn mặc dù thu nhập thực tế không đổi. Lạm phát và nợ quốc gia. Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi từ thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng các khoản nợ nước ngoài lại trở thành gánh nặng. Lý do là vì lạm phát đã làm tỷ giá hối đoái tăng cao, đồng tiền trong nước bị mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. Làm biến dạng cơ cấu kinh tế. 6.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Năm 1958, nhà kinh tế A.W.Phillips đã đưa ra nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (nghiên cứu này được đăng trong bài báo “Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957” trong tạp chí Kinh tế học của Anh). Đây là mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Sau đó, Paul Samuelson và Robert Solow cũng khẳng định mối quan hệ trên theo số liệu của nền kinh tế Mỹ. Do vậy, 2 ông đã gọi đường thể hiện mối quan hệ này là đường cong Phillips (PC Phillips Curve) Đồ thị 6.7. Đường Phillips ngắn hạn 75 π ↓ PC tỷ lệ thất nghiệp U Tuy nhiên, mối quan hệ nghịch này chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, lạm phát kỳ vọng có xu hướng được điều chỉnh về sát với lạm phát thực tế, thất nghiệp trở lại mức tự nhiên và không có sự đánh đổi nào xảy ra. Lúc này, đường Phillips dài hạn là đường thẳng đứng, cắt trục hoành tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đồ thị 6.8. Đường Phillips trong dài hạn π PCLR π2 π1 PC2 PC1 U Câu hỏi ôn tập: 1. Thế nào là thất nghiệp? Cách tính tỷ lệ thất nghiệp? Liên hệ thất nghiệp Việt Nam. 2. Phân biệt các loại thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp chu kỳ. 3. Phân tích tác động của thất nghiệp đến nền kinh tế. Những giải pháp nào để giảm tỷ lệ thất nghiệp? 4. Nêu khái niệm và cách phân loại lạm phát. 5. Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát? 6. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của lạm phát. Liên hệ tình hình lạm phát tại Việt Nam. 7. Nêu mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. 76 Chương 7. KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ Toàn cầu hóa và hội nhập đã trở thành một xu hướng không thể cưỡng lại được trong thế kỷ 21. Hòa vào dòng chảy này, các quốc gia phải tiến hành điều chỉnh các chính sách kinh tế của mình theo hướng mở, nói khác đi là mọi chính sách kinh tế đều được đặt trong sự tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hoạt động mở của nền kinh tế vĩ mô, cụ thể là nghiên cứu về các vấn đề đối ngoại có liên quan đến kinh tế vĩ mô như: cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái… 7.1. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán là bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa trong nước với các nước khác trên thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Các giao dịch này là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tài sản giữa cư dân của một quốc gia với cư dân của các quốc gia khác. Các cư dân của một quốc gia bao gồm tất cả các cá nhân thường trú trên lãnh thổ quốc gia đó, các tổ chức chính phủ, các công ty nước ngoài (không tính các chi nhánh nước ngoài của các công ty đó) và các chi nhánh công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước). Các giao dịch mang lại khoản thu ngoại tệ cho đất nước được ghi vào cột Có với dấu (+), các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài được ghi vào cột Nợ với dấu (-) Có (dấu +) Nợ (dấu -) Thu ngoại tệ Chi ngoại tệ Cán cân thanh toán bao gồm 2 khoản mục cơ bản là tài khoản vãng lai (tài khoản thường xuyên) và tài khoản vốn. 7.1.1. Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai ký hiệu là CA (Current Account). Tài khoản vãng lai còn gọi là cán cân vãng lai, cán cân thường xuyên. Tài khoản vãng lai bao gồm: Cán cân thương mại: liên quan đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa (gọi là cán cân thương mại hàng hóa, cán cân thương mại hữu hình), dịch vụ (gọi là cán cân thương mại dịch vụ, cán cân thương mại vô hình). Hoạt động xuất khẩu => mang lại ngoại tệ cho đất nước => ghi có (dấu +) Hoạt động nhập khẩu => phải trả ngoại tệ cho nước ngoài => ghi nợ (dấu -) Cán cân thương mại = Xuất khẩu ròng: NX = X - IM 77 NX = 0 => cân bằng thương mại NX > 0 => thặng dư thương mại NX < 0 => thâm hụt thương mại Thu nhập nhân tố từ nước ngoài: liên quan đến các nguồn lực Việt Nam đặt tại nước ngoài và nước ngoài đặt tại Việt Nam. Đây là khoản chênh lệch thu nhập giữa các nhân tố Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ nước ngoài và nhân tố nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Khoản mục này chủ yếu là các khoản thu nhập có được từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận. Thu nhập nhân tố ròng NFA = GNP - GDP Chuyển khoản quốc tế ròng (chuyển khoản ròng): ghi chép các giao dịch không có đối ứng (giao dịch một chiều): viện trợ, kiều hối, quà tặng… 7.1.2. Tài khoản vốn Tài khoản vốn ký hiệu là KA (Capital Account). Đây còn gọi là cán cân vốn. Tài khoản vốn phản ánh dòng di chuyển vốn giữa trong nước với quốc tế. Vốn đi vào là các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, vốn đi ra là các nguồn vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Việc di chuyển vốn này được thực hiện dưới 2 hình thức: Đầu tư trực tiếp: hoạt động đầu tư trực tiếp được hiểu là hoạt động đầu tư của tư nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam đầu tư ra các nước khác nhằm mục đích kinh tế là lợi nhuận, đồng thời gắn liền với việc hình thành các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài = giá trị khoản đầu tư mà nước ngoài đầu tư vào Việt Nam – giá trị khoản đầu tư mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư gián tiếp: hoạt động đầu tư gián tiếp khác với đầu tư trực tiếp ở việc không hình thành các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư. Hình thức cụ thể của loại hình đầu tư này hiện nay là đầu tư thông qua thị trường tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu… 7.1.3. Cán cân thanh toán (Balance Of Payments - BOP) Cán cân thanh toán là tổng hợp của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. BOP = tài khoản vãng lai + tài khoản vốn BOP = 0 → cán cân thanh toán cân bằng BOP > 0 → cán cân thanh toán thặng dư BOP < 0 → cán cân thanh toán thâm hụt 7.1.4. Tài trợ chính thức 78 Là giá trị của những khoản tài trợ của ngân hàng trung ương cho cán cân thanh toán nhằm giúp cán cân tổng thể ở trạng thái cân bằng. Giá trị của Tài trợ chính thức = - (BOP) Khoản mục này còn phản ánh sự can thiệp của Ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá hối đoái thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ hoặc vàng, điều này làm thay đổi dự trữ quốc tế (vàng hoặc ngoại tệ mạnh). Nếu muốn đồng Việt Nam không bị giảm giá trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng nhà nước Việt Nam phải bán ngoại tệ hoặc vàng khiến cho dự trữ quốc tế ngoại tệ giảm xuống; và ngược lại. 7.2. Tỷ giá hối đoái 7.2.1. Khái niệm Theo quan niệm thông dụng, tỷ giá hối đoái được hiểu là tỷ lệ trao đổi đồng tiền giữa các quốc gia. Hoặc có lúc, nó cũng được định nghĩa là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước được tính bằng tiền tệ của một nước khác. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: ký hiệu là EVND/USD: là giá tương đối giữa đồng tiền của 2 quốc gia. Vd: E = 20100 (VND/USD) Nếu E↓ thì có nghĩa VND lên giá so với USD. Ngược lại, nếu E↑ nghĩa là VND giảm giá so với USD. Tỷ giá hối đoái thực tế (ε): cho biết giá tương đối giữa giỏ hàng hóa dịch vụ nước ngoài so với giỏ hàng hóa dịch vụ trong nước tính theo một đơn vị tiền chung (ở đây, đơn vị tiền này được hiểu là nội tệ). Trong đó: Pf: mức giá chung ở nước ngoài P: mức giá chung trong nước 7.2.2. Xác định tỷ giá hối đoái Đồ thị 7.1. Thị trường ngoại hối E SUSD E0 A DUSD Q0 QUSD 79 * Cầu về USD (cung VND): phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ: khi nhập khẩu ↑ sẽ làm cho nhu cầu ngoại tệ ↑ để trả tiền mua hàng hóa, do đó người ta sẽ bán nội tệ đổi lấy ngoại tệ, từ đó dẫn đến cung nội tệ ↑. - Số USD mà người Việt Nam đi công tác học tập ở nước ngoài mang theo. - Người Việt Nam mua tài sản tài chính nước ngoài. => Như vậy, khi E↑ sẽ làm cho cầu USD↓ (cung VND↑) và ngược lại. Vì mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ giá hối đoái và cầu USD nên đường DUSD là đường dốc xuống. * Cung về USD (cầu VND): phụ thuộc vào: - Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Ngược với nhập khẩu, việc xuất khẩu sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ cho Việt Nam. - Lượng ngoại tệ mà công dân nước ngoài mang theo - Người nước ngoài mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản… ở Việt Nam => Như vậy, khi E↑ sẽ làm cho cung USD↑ (cầu VND↓) và ngược lại. Vì mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ giá hối đoái và cung USD nên đường SUSD là đường dốc lên. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào các nhà đầu cơ có nhu cầu về các loại tiền khác nhau dựa trên kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá hối đoái. * Cân bằng trên thị trường ngoại hối: Thị trường ngoại hối cân bằng tại điểm A. Do vậy, E0 chính là mức tỷ giá hối đoái cân bằng. Lưu ý: nếu thả nổi tỷ giá hối đoái, khi thị trường ngoại hối cân bằng nghĩa là BOP cân bằng và khoản mục “tài trợ chính thức” = 0. 7.2.3. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số nguyên nhân căn bản dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. * Sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu: Nếu cầu của người nước ngoài đối với hàng Việt Nam là rất co giãn; điều này đồng nghĩa với việc khi hàng Việt Nam tăng giá thì người nước ngoài sẽ mua ít hàng Việt hơn. Từ đó làm cho nguồn thu ngoại tệ ↓, dẫn đến SUSD↓ → đường SUSD dịch trái → E↑, QUSD↓ 80 Nếu cầu của người nước ngoài đối với hàng Việt Nam là ít co giãn. Lúc đó, cho dù hàng Việt tăng giá, người nước ngoài vẫn mua hàng Việt, do vậy họ phải bán USD để lấy VND mua hàng → SUSD ↑ → đường SUSD dịch phải → E↓, QUSD↑ Đồ thị 7.2. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu S2USD E S1USD E2  E1 DUSD 0 Q2 Q1 QUSD Cầu của người nước ngoài rất co giãn S1USD E  S2USD E1 E2 DUSD 0 Q1 Q2 QUSD Cầu của người nước ngoài ít co giãn 81 * Sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu: Tương tự như phần trên, chúng ta cũng sẽ quan tâm đến mức độ ưa chuộng hàng hóa của người tiêu dùng khi nghiên cứu về sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu với tỷ giá hối đoái. Nếu cầu của người Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài là rất co giãn, tức là khi giá hàng nhập khẩu gia tăng, người Việt Nam sẽ giảm mua những hàng hóa đó. Điều này dẫn đến DUSD ↓ → đường DUSD dịch trái → E↓, QUSD↓ Nếu cầu của người Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài là ít co giãn thì cho dù giá hàng nhập khẩu tăng, họ vẫn mua. Do đó DUSD↑ → đường DUSD dịch phải → E↑, QUSD ↑. Đồ thị 7.3. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu E SUSD E E1 SUSD E2 D1USD E2 E1 D2USD   D2USD Q2 Q1 D1USD QUSD Q1 Q2 Cầu của người Việt Nam rất co giãn QUSD Cầu của người Việt Nam ít co giãn * Sự thay đổi của mức giá chung: Nếu mức giá chung trong nước P và nước ngoài Pf đều tăng thì giá tương đối của hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu ở 2 nước đều không thay đổi, do đó không làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cân bằng. Nếu chỉ có mức giá chung ở Việt Nam tăng thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt cho hoạt động xuất khẩu, khiến xuất khẩu giảm → SUSD↓ → đường SUSD dịch trái → E↑. Đồng thời, giá hàng hóa dịch vụ trong nước gia tăng cũng sẽ là cơ hội tốt cho hàng nước ngoài tràn vào, do đó nhập khẩu tăng → DUSD↑ → đường DUSD dịch phải → E↑. Như vậy, cả 2 trường hợp đều dẫn đến tỷ giá hối đoái E↑. Đồ thị 7.4. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do sự thay đổi của mức giá chung S2USD E E2  82 S1USD ↑ E1 D2USD  D1USD QUSD Tỷ giá tăng khi mức giá chung ở Việt Nam tăng lên * Sự vận động của luồng vốn quốc tế: Ở đây, khi phân tích sự vận động của luồng vốn quốc tế, chúng ta phải đề cập cả 2 luồng đầu tư vào và đầu tư ra. Thứ nhất, xem xét về hướng đầu tư. Nếu người Việt Nam đầu tư vào Mỹ (đầu tư ra nước ngoài) sẽ kích thích nhu cầu cần có đồng USD tăng → DUSD↑ → E↑. Nếu người Mỹ đầu tư vào Việt Nam (đầu tư vào trong nước) thì sẽ làm gia tăng lượng cung vốn ngoại tệ cho trong nước → SUSD↑ → E↓. Thứ hai, xem xét về giá trị của khoản đầu tư. Giá trị khoản đầu tư của Mỹ vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam vào Mỹ cũng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Nếu SUSD↑ > DUSD↑ E↓ Nếu SUSD↑ < DUSD↑ E↑ Thứ ba, xem xét về môi trường đầu tư. Nếu môi trường, hoạt động đầu tư ở Việt Nam thu hút hơn so với ở nước ngoài sẽ dẫn đến việc: - Người Việt thích giữ tài sản trong nước hơn là đầu tư vào Mỹ → DUSD↓ → E↓ - Người Mỹ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn → SUSD↑ → E↓  E↓ * Đầu cơ: Hoạt động đầu cơ ở đây được hiểu là việc nhà đầu tư dự trữ một lượng lớn ngoại tệ nhằm thao túng về giá; sau đó tiến hành mua bán, thu lời dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nếu dự đoán đồng USD lên giá, nghĩa là E↑, các nhà đầu cơ sẽ đầu cơ găm giữ đồng USD nhằm kích thích nhu cầu USD DUSD↑ → đường DUSD dịch phải → E↑. Ngược lại, nếu dự đoán đồng USD xuống giá, nghĩa là E↓, người ta sẽ bán tháo đồng USD làm cho cầu USD sụt giảm - DUSD↓ → đường DUSD dịch phải → E↓. 83 Đồ thị 7.4. Sự thay đổi tỉ giá hối đoái do đầu cơ E SUSD E2 E1  D2USD D1USD Q1 Q2 QUSD Dự đoán đồng USD lên giá 7.2.4. Các hệ thống tỷ giá hối đoái 7.2.4.1. Hệ thống tỷ giá cố định Trong hệ thống này, tỷ giá hối đoái được giữ ở một mức nhất định, nó chỉ thay đổi do những quyết định chính sách của chính phủ bằng cách mua hoặc bán USD. 7.2.4.2. Hệ thống tỷ giá thả nổi Trong hệ thống tỷ giá thả nổi, tỷ giá hoàn toàn do cung cầu thị trường quyết định, chính phủ hay NHTW hoàn toàn không can thiệp vào thị trường ngoại hối. 7.2.4.3. Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý Trong hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá không được để thả nổi hoàn toàn nhưng cũng không cố định tỷ giá tại một mức nhất định. NHTW mua bán trên thị trường ngoại hối nhằm giảm bớt biên độ dao động của tỷ giá hối đoái. 7.2.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu trong nền kinh tế. Khi tỷ giá hối đoái E↑, đồng nghĩa với giá trị nội tệ giảm, có hai tình huống xảy ra: - Một là, trên thị trường quốc tế: hàng Việt Nam trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngoài, điều đó sẽ kích thích người nước ngoài mua hàng Việt Nam nhiều hơn làm cho xuất khẩu gia tăng. - Hai là, ở trong nước: do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nên giá hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại ↓, do vậy nhập khẩu IM↓. 84 → Cả 2 điều này đều dẫn đến cán cân thương mại được cải thiện theo hướng gia tăng, từ đó đẩy tổng cầu tăng → đường AD dịch chyển sang phải → Y↑ → thất nghiệp↓. Nhưng nếu tỷ giá hối đoái tăng quá mức, nghĩa là giá trị nội tệ giảm quá mức, điều này là bất hợp lý do vị thế đồng tiền trong nước trên thị trường quốc tế giảm mạnh, hơn nữa để có được lượng ngoại tệ như cũ sẽ cần nhiều nội tệ hơn; từ đó sẽ gây ra tình trạng lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái E↓, hay nói khác đi là đồng nội tệ lên giá, cũng sẽ có hai tình huống xảy ra: - Hoặc là sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái làm giá hàng xuất khẩu bán trên thị trường quốc tế đắt hơn trước, khiến cho tính cạnh tranh giảm, kéo theo xuất khẩu↓ - Hoặc là giá hàng nhập khẩu bán trong nước rẻ hơn, kích thích người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu → đẩy nhập khẩu IM↑ → Như vậy, cán cân thương mại diễn biến theo chiều hướng xấu đi → AD↓ → Y↓ → thất nghiệp↑. Câu hỏi ôn tập: 1. Khái niệm và nội dung của cán cân thanh toán. Liên hệ cán cân thanh toán của Việt Nam. 2. Nêu khái niệm và cách xác định tỷ giá hối đoái. 3. Phân tích sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế. 4. Nêu đặc điểm của các hệ thống tỷ giá hối đoái. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Đình Bách (1997), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội [2]. Nguyễn Văn Công (2006), Nguyên lý Kinh tế học vĩ mô, Nxb Lao động, Hà Nội [3]. Nguyễn Văn Công (2006), Bài tậpKinh tế vĩ mô I, Nxb Lao động, Hà Nội [4]. Nguyễn Văn Dần (2004), Bài tập Kinh tế vĩ mô, Nxb Tài chính, Hà Nội [5]. Nguyễn Văn Luân (2005), Kinh tế học vĩ mô, Nxb ĐH Quốc gia, Hồ Chí Minh [6]. Nguyễn Như Ý (2005), Tóm tắt - Bài tập - Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội [7]. N. Gregory Mankiw (2000), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội 86