You are on page 1of 3

Bảng tự nhận xét

Thời gian hoàn thành: Đúng hạn


Tinh thần làm việc: tinh thần làm việc tốt, có cố gắng, hợp tác trong công việc
Nội dung làm việc: Khái niệm và đặc điểm của tội phạm

Khái niệm tội phạm được quy định tại Khoản 1, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") như sau: Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc xâm phạm chế độ
chính trị (thay chế độ XHCN), chế độ kinh tế nền văn hoá quốc phòng, an ninh trật
tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của
công dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.

Đặc điểm tội phạm: tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên nó phải chứa đựng
đầy đủ các đặc điểm của vi phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó còn
mang các đặc điểm có tính đặc thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt
được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác. 
1, Tính nguy hiểm cho xã hội
Tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi
phạm pháp luật khác.
Việc xác định dấu hiệu này có ý nghĩa như sau:Là căn cứ quan trọng để phân biệt
giữa các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;Là dấu hiệu quan trọng nhất
quyết định các dấu hiệu khác của tội phạm;Là căn cứ quan trọng để quyết định
hình phạt.
Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần dựa trên
các phương diện:
- Phương pháp
- Thủ đoạn
- Công cụ
- Phương tiện phạm tội
- Mức độ thiệt hại hay đe dọa gây ra
- Hình thức và mức độ lỗi
- Động cơ và mục đích phạm tội
- Nhân thân người phạm tội
- Hoàn cảnh chính trị xa hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
2, Tính có lỗi
Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện
hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Lỗi là một yếu tố quan trọng để nhận biết tội phạm, nó là yếu tố bên trong và là
nguyên nhân chủ quan của tội phạm.
Phân loại lỗi:
– Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy
ra(Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015).
– Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự
năm 2015).
– Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được. (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015).
– Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả đó. (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe doạ phải áp dụng hình phạt - là
biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
Mục đích: trừng trị và chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích này chỉ đạt
được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm
tội.
Không thể kết tội một người chỉ dựa trên dấu hiệu khách quan, cần liên hệ với
nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi của luật hình sự.

3, Tính trái pháp luật hình sự


Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật
Hình sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hoá tại Điều 2 Bộ luật Hình sự“chỉ
người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”
Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tuỳ tiện của
người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp
thời bổ sung sửa đổi Bộ luật Hình sự theo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã
hội để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả.
4, Tính phải chịu hình phạt
Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu
độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp
luật hình sự.
Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội
nào cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trongBộ luật
Hình sự.
 Khái niệm tội phạm theo đặc điểm của nó:  tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, có lỗi, được quy định trong bộ luật hình sự và phải chịu hình
phạt.

You might also like