Academia.eduAcademia.edu
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Dự kiến đề thi 60’, 2 câu hỏi. Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong phòng thi, nếu trao đổi bài hoặc mở tài liệu sẽ bị điểm 0 cho cả môn học. Tổng quan về QHKTQT KN, Điều kiện hình thành nền KTTG -Khái niệm: Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế quốc gia trong mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau thông qua sự phát triển phân công lao động quốc tế và sự hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế. Nền kinh tế thế giới gồm hai bộ phận cơ bản là các chủ thể kinh tế quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế. -Điều kiện hình thành nền kinh tế thế giới: (Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện. Có hai loại phân công lao động, đó là: Thứ nhất, phân công lao động cá biệt là chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất trong từng công ty, xí nghiệp, cơ sở....Ví dụ sản xuất ra cái bàn thì cần người cưa, người bào, người đục...Sản phẩm của họ làm ra chỉ nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất. Vì vậy, kiểu sản xuất này được gọi là sản xuất tự cấp tự túc, do đó sản phẩm của họ làm ra không có tính trao đổi hoặc mua bán trên thị trường nên chưa được gọi là hàng hóa. Thứ hai, Phân công lao động xã hội là chuyên môn hóa từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm ví dụ như sản xuất một chiếc xe máy, các chi tiết như lốp xe, sườn, đèn, điện...mỗi chi tiết phải qua từng công ty chuyên sản xuất chi tiết đó cung cấp, sau đó mới lắp ráp thành chiếc xe máy. Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa.) +Phân công lao động quốc tế: Nền kinh tế thế giới chỉ có thể xuất hiện khi các nền kinh tế quốc gia đạt đến trình độ phát triển làm chúng gắn bó với nhau trên cơ sở phân công lao động xã hội ở mỗi quốc gia vượt ra khỏi biên giới đất nước để trở thành phân công lao động quốc tế và hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, để hình thành nền kinh tế thế giới còn cần những quan hệ thị trường đi kèm theo phân công lao động quốc tế. (Xét theo mặt kinh tế - xã hội) +Giao thông – vận tải và các phương tiện thông tin đạt đến trình độ phát triển nhất định, tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phân công lao động xã hội vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển này đã làm cho các bộ phận của nền kinh tế thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới mở rộng không ngừng. KN, các loại chủ thể QHKTQT -Chủ thể của QHKTQT là những đại diện của nền KTTG, những thực thể tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Sự tách biệt về sở hữu và địa vị pháp lý trong các QHKTQT là cơ sở hình thành các chủ thể KTQT độc lập. Trong quá trình di chuyển các yếu tố và phương tiện của quá trình tái sản xuất, các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau làm xuất hiện các mối QHKTQT. Các chủ KTQT bao gồm các thực thể kinh tế ở các cấp độ khác nhau. -Các loại chủ thể QHKTQT +Các quốc gia có chủ quyền +Các vùng, lãnh thổ +Cá nhân, các công ty xuyên quốc gia (TCNs), tổ chức phi chính phủ (NGOs) +Các tổ chức kinh tế quốc tế KN QHKTQT, phân biệt QHKTQT vs KTĐN; Nội dung, đặc điểm của QHKTQT -Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng hòa các quan hệ kinh tế hình thành giữa các chủ thể kinh tế thế giới trong tiến trình di chuyển quốc tế các yếu tố và các phương tiện của quá trình tái sản xuất mở rộng. (Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. Căn cứ theo phạm vi có: Tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội. Tái sản xuất cá biệt là tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp, tái sản xuất xã hội là tổng thể tái sản xuất cá biệt trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Căn cứ theo quy mô có: Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước.) -Phân biệt QHKTQT và KTĐN +QHKTĐT là tổng thể các mối quan hệ về vật chất và tài chính, các mỗi quan hệ kinh tế và khoa học – công nghệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. +QHKTQT là tổng hòa các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia. -Những đặc điểm chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế +QHKTQT phát triển mạnh làm cho các nền kinh tế quốc gia xâm nhập vào nhau ngày càng sâu. +Phạm vi cạnh tranh và hợp tác giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng về không gian. +Trong phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, các nước đều tăng cường hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau trong giải quyết các vấn đề chung của kinh tế thế giới. +Các tổ chức kinh tế quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng với tư cách là các thể chế điều phối và hợp tác của các quan hệ kinh tế quốc tế. -Biểu hiện mới của QHKTQT: +Cạnh tranh về kinh tế mạnh mẽ chưa từng thấy trong quá trình phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế. +Các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn về chính trị, hoặc ngược lại bất đồng kinh tế chỉ là sự che đậy mâu thuẫn chính trị. Tổng quan thương mại quốc tế KN, nguyên nhân dẫn đến TMQT, tầm quan trọng của TMQT -Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự mua bán/ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, giữa các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu. Về bản chất, TMQT là 1 quá trình liên kết người bán và người mua từ các quốc gia khác nhau sử dụng ngôn ngữ khác biệt, hệ thống luật pháp khác biệt, tập quán kinh doanh khác biệt, và mạng lưới giao dịch, chuyển giao hàng hóa, dịch vụ phức tạp. Mạng lưới này liên quan đến chính sách thuế và thủ tục hải quan, hệ thống đo lường tiêu chuẩn chất lượng, bảo hiểm vận chuyển và các quy định hành chính khác. -Nguyên nhân: Do nhu cầu mở rộng thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia với mong muốn phát triển kinh tế. -Tầm quan trọng của TMQT: Thể hiện qua giá trị, tốc độ tăng trưởng và những tác động về kinh tế - xã hội của nó. +Đối với người tiêu dùng: TMQT làm tăng khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Nhiều lựa chọn và giá cả giảm do cạnh tranh. +Đối với các nhà sản xuất trong nước: Việc trực tiếp cạnh tranh với các nhà sản xuất khác trên tế giới, cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, đã thúc đẩy họ không ngừng tìm tòi sáng kiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về giá cả lẫn chất lượng. +Đối với nền kinh tế như là một tổng thể: TMQT làm gia tăng quá trình phân công lao động quốc tế cả về chiều rộng (nhiều quốc gia hợp tác làm 1 sp) lẫn chiều sâu (có sp được chuyên sản xuất bởi 1 quốc gia nhất định). +Ngoài ra TMQT còn là kênh chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. =>TMQT đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và thúc đẩy tiêu dùng tiêu dùng, góp phần làm gia tăng phúc lợi cho toàn xã hội. Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, VD minh hoạ. -Nội dung: Một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm khi nó có thể sản xuất sản phẩm đó với chi phí thấp hơn hay với năng suất cao hơn (các) nước khác. -Ví dụ: Nước A sản xuất 1 tấn gạo mất 50h, 1 tấn thép mất 20h Nước B sản xuất 1 tấn gạo mất 30h, 1 tấn thép mất 60h Như vậy nước A có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo còn nước B có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép. Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo,VD minh hoạ -Nội dung: Mô hình của David Ricardo chứng minh rằng nếu một nước chuyên vào sản xuất những hàng hóa mà nó có hiệu quả hơn một cách tương đối (sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn) so với các nước cạnh tranh và trao đổi hàng hóa với các nước khác thì nó sẽ được lợi. -Ví dụ: Nước A sản xuất 1 tấn gạo mất 50h, 1 tấn thép mất 20h Nước B sản xuất 1 tấn gạo mất 30h, 1 tấn thép mất 120h Nước A có lợi thế tương đối với nước B về sản xuất thép vì tỷ lệ trao đổi nội địa của nước A giữa thép và gạo là 1 thép = 0,4 gạo nhỏ hơn ở nước B là 1 thép = 2 gạo. Trong khi đó, nước B có lợi thế tương đối so với nước A về sản xuất gạo vì tỷ lệ trao đổi nội địa giữa gạo và thép nước A là 1 gạo = 2,5 thép lớn hơn ở B là 1 gạo = 0,5 thép. Học thuyết Heckscher – Ohlin – Samuelson (Mô hình “tỷ lệ yếu tố sx”), VD minh hoạ -Nội dung: Mô hình cũng là một loại mô hình về yếu tố so sánh, tuy nhiên đã đề cập đến những đặc điểm mà David Ricardo chưa đề cập đến. Tư bản đã xuất hiện để chỉ việc sản xuất lao động và bên cạnh đó là sự giới thiệu thêm về tỷ lệ sử dụng các yếu tố sản xuất khác nhau giữa các ngành khác nhau giữa các nước khác nhau. Điển hình là tỷ lệ lao động/vốn và tỷ lệ vốn/lao động. Tỷ lệ này ở các nước là do tích lũy hay có được một cách tự nhiên để phục vụ quá trình sản xuất. Lý thuyết H-O lập luận rằng mọt nước được coi là có lợi thế so sánh khi sản xuất một loại hàng hóa cần nhiều yếu tố mà nước đó sẵn có. Khi trao đổi, mỗi nước sẽ xuất khẩu hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu hàng hóa mà mình không có lợi thế so sánh. -Ví dụ: Nước A có vốn là KA và lao động là LA Nước B có vốn là KB và lao động là LB Nếu KA/LA > KB/LB thì nước A sẵn có vốn nhiều tương đối hơn nước B và ngược lại. Nếu gọi LT, LG là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị thép và 1 đơn vị gạo; KT, KG là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị thép và 1 đơn vị gạo. Nếu KT/LT>KG/LG thì người ta nói mặt hàng thép có hàm lượng vốn cao hơn gạo và ngược lại. Khi đó theo lý thuyết H-O, nước A sẽ chuyên môn hóa sản xuất thép vì có sẵn vốn nhiều tương đối và nước B sẽ chuyên môn hóa sản xuất gạo vì có sẵn lao động nhiều tương đối. Nội dung cơ bản của lý thuyết trọng thương -Nội dung: Lý thuyết trọng thương là lý thuyết kinh tế cho rằng sự thịnh vượng và hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào lượng vàng bạc mà nó có, rằng tổng giá trị tài sản thế giới cũng như tổng giá trị thương mại là cố định, vì vậy nước này được tức là nước khác phải mất. Kinh tế và thương mại vì vậy trở thành trò chơi có “kẻ thắng – người thua”. Xuất phát từ tiền đề đó, lý thuyết trọng thương cho rằng chính phủ phải đóng một vài trò tích cực trong nền kinh tế để bảo đảm gia tăng không ngừng sự tích lũy vàng bạc, đặc biệt là thông qua thặng dư của cán cân thương mại. Mục tiêu này được thực hiện bằng những nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là việc sử dụng công cụ thương mại để hạn chế nhập khẩu. Chính sách thương mại quốc tế Phân biệt chính sách TM tự do và CSTM bảo hộ. Nêu những lập luận ủng hộ và phản đối từng loại chính sách này. Chính sách thương mại tự do Chính sách thương mại bảo hộ Khái niệm Thương mại tự do là khái niệm kinh tế chỉ sự mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia không bị giới hạn bởi bất kỳ một rào cản thương mại nào, cả thuế và phi thuế, và sự di chuyển tự do của lao động qua biên giới. Với chính sách thương mại tự do, chính phủ không đặt ra bất kỳ mọi luật lệ hay quy định nào cản trở hoặc gây khó khăn cho các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các đối tác thương mại ở các quốc gia khác. Chính sách thương mại bảo hộ là chính sách của chính phủ nhằm đặt ra những rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ với bên ngoài (bao gồm thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, kiểm soát tiền tệ, quy định hành chính và hạn chế xuất khẩu tự nguyện). Nội dung của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là các biện pháp nhằm bảo vệ hàng hóa được sản xuất trong nước trên thị trường nộ địa trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập có chất lượng cao hay giá thấp hơn hẳn. Tình trạng hoàn toàn cô lập với bên ngoài về thương mại được gọi là tình trạng tự cấp tự túc. Ủng hộ Những lý thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith, David Ricardo, Heckscher – Ohlin về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh là cơ sở cho các ủng hộ thương mại tự do. Điểm mấu chốt của các lý thuyết này là thương mại tự do là một cuộc cả hai bên cùng thắng. Tất cả các bên tham gia đều được lợi nhờ phát huy lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của mình. Thương mại tự do giúp tăng năng suất và mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất do các nguồn lực được phân bố hiệu quả. -Tăng hiệu quả sản xuất, năng suất và tăng trưởng kinh tế: TMTD khiến các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả nhất giữa các ngành sản xuất của nền kinh tế. Sự phân bổ hợp lý mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn, năng suất các yếu tố sản xuất tăng lên làm tổng sản lượng tăng lên. Có thể tập trung sản xuất chuyên môn hóa các hàng hóa mà mình sản xuất hiệu quả nhất trong khi nhập khẩu các sản phẩm nước khác để tiêu dùng với giá thấp. -Cải thiện mức sống: TMTD làm tăng khả năng sản xuất vầ tiêu dùng của nền kinh tế. Nói cách khác, nó mang lại thu nhập quốc dân cao hơn, vì vậy giúp nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra, người dân trong cuộc sống tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn với mức giá hiệu quả. -Nâng cao trình độ sản xuất và kinh nghiệm tổ chức sản xuất: Thông qua chuyên môn hóa và cạnh tranh, các nước có thể cải thiện trình độ sản xuất, khả năng công nghệ và kinh nghiệm quản lý sản xuất. Sự gia tăng FDI gắn liền với TMTD đc coi là đóng góp đáng kể vào công cuộc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. -Cải thiện cơ sở hạ tầng, củng cố thể chế, hệ thống luật pháp và năng lực quản lý của nhà nước: Trong điều kiện tự do hóa thương mại, các chính phủ sẽ phải đầu tư nhiều hơn vào phát triển cơ sở hạ tầng để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng phải thiết lập và ngày càng hoàn thiện các thể chế kinh tế - xã hội và chính trị phù hợp để bảo đảm tốt sự vận hành của thương mại tự do. -Hạn chế xung đột: TMTD làm gia mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, do vậy giảm bớt khả năng đi đến xung đột hay chiến tranh giữa các quốc gia. Các lý thuyết kinh tế cổ điển dựa trên tiền đề là thế giới hòa bình và hài hòa, tuy nhiên thực tế thì các quốc gia tồn tại trong cạnh tranh, có khi chiến tranh và luôn tìm cách để tranh thủ lẫn nhau nhằm đạt lợi ích. Trong thế giới đó, TMTD là không thực tế. Ngược lại, chủ nghĩa bảo hộ lại mang đến nhiều lợi ích cho kinh tế. -Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ: Sự bất lợi về chi phí sản xuất của một ngành công nghiệp trong giai đoạn đầu tồn tại, bất lợi này sẽ được khắc phục thông qua một thời gian học hỏi về sản phẩm, quy trình sản xuất, tiếp thị sản phẩm và đào tạo công nhân… Để có giai đoạn này, cần phải có sự bảo vệ của chính phủ khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài có chi phí sản xuất hiệu quả bằng các biện pháp như đánh thuế hàng nhập khẩu cạnh tranh, cung cấp các khoản trợ cấp… Tuy nhiên, thuế bảo hộ chỉ có tính chất tạm thời, phải được dỡ bỏ khi các ngành công nghiệp đã có đủ thời gian cải thiện và cạnh tranh bình đẳng. -Tăng cường sản xuất trong nước: Chính sách bảo hộ sẽ làm hàng hóa nhập khẩu đắt hơn qua đó thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng hàng trong nước. -Tăng cường sử dụng lao động và các nguồn lực trong nước: Khi ngành công nghiệp trong nước được ủng hộ và tạo điều kiện phát triển, chúng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm. -Phân phối lại thu nhập: Chính sách đánh thuế và cung cấp các điều kiện ưu đãi, hạn chế cũng như các khoản trợ cấp đối với các ngành, các nhà sản xuất, các mặt hàng cụ thể là những công cụ phân phối lại thu nhập của chính phủ. -Tăng ngân sách của chính phủ: Lập luận này chủ yếu gắn với lợi ích các nước đang phát triển. Đối với một số nước đang phát triển, thuế hải quan chiếm ừ 25% đến 60% thu ngân sách của chính phủ, trong khi mức trung bình của các nước công nghiệp phát triển là 2%. Trên lý thuyết, chính phủ các nước phát triển có thể sử dụng khoản này để cải thiện mục tiêu xã hội hay tăng cường vai trò nhà nước. -An ninh quốc phòng: Lập luận cho rằng 1 hàng rào bảo hộ sẽ giúp quốc có thể hoặc sẵn sàng sản xuất sản phẩm cần thiết khi có nhu cầu quân sự khẩn cấp. Khi xung đột hay chiến tranh, quốc gia cần tự sản xuất thay vì ngồi chờ nhập khẩu, vì vậy các ngành công nghiệp này cần bảo hộ dù chi phí cao. Chống lại -Các lý thuyết của Ricardo và Keckscher – Ohlin về lợi thế so sánh dựa trên tiền đề rằng các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn, không di chuyển tự do, song tiền đề này không tốn tại trong nền kinh tế hiện đại ngày nay vì vậy nên lý thuyết bị mất giá trị. Mặt khác, sự tồn tại của những tác động ngoại sinh và môi trường cạnh tranh không hoàn hảo do các chính sách bóp méo thương mại của chính phủ. Một số nhà kinh tế chính trị học lập luận, lợi thế so sánh trong QHKTQT hiện đại là sản phẩm của chính sách thay vì sự sẵn có của các yếu tố sản xuất. -TMTD khiến các nền kinh tế đang phát triển lệ thuộc rất lớn vào bên ngoài, dễ bị tổn thương trước các cú sốc cung cầu hay đầu tư từ bên ngoài; TMTD khiến các quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng, cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lao động lẫn cơ cấu vùng, vì chính sách tự do hóa thường chỉ chú trọng và tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nhất định, một số loại hình lao động và một số khu vực địa lý nhất định. -Việc áp đặt tự do hóa lên các nước đang phát triển không phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển thực tế khiến cho các nước đang phát triển không những không được lợi mà còn thiệt hại khi tham gia thương mại. Điều này là do tính bất bình đẳng của quá trình tự do thương mại. Các nước phát triển bắt các nước đang phát triển phải tự do hóa thương mại triệt để trong khi họ lại đóng cửa thị trường mà hàng hóa của các nước đang phát triển có lợi thế cạnh tranh, hoặc duy trì hàng rào bảo hộ trá hình cao. Ngoài ra, nhiều luật lệ tự do hóa thương mại mà các nước phát triển áp đặt lên các nước đang phát triển không phù hợp với trình độ các nước đó. Dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tỷ lệ thương mại sụt giảm, thất nghiệp gia tăng… -Cản trở tăng trưởng: Các nguồn lực không được phân bổ trên cơ sở hiệu quả, vì vậy gây ra sự tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng đến năng suất và tăng trưởng. -Không phát huy đươc lợi ích của nền sản xuất quy mô: Chủ nghĩa bảo hộ khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và phục vụ tiêu dùng trong nước. Với chính sách bảo hộ, khu vực xuất khẩu không được chú trọng. Vì chính phủ dựng rào cản với hàng nhập khẩu từ nước ngoài nên hàng xuất khẩu cũng phải đối mặt với rào cản tương tự từ các nước khác (nhiều khi mang tính trả đũa). Những nền kinh tế nhỏ mà không sản xuất phục vụ thị trường nước ngoài thì thị trường trong nước không đủ lớn để đạt được lợi ích của nền sản xuất quy mô. -Cán cân thanh toán bất lợi: Khi các nước bảo hộ vẫn phải nhập khẩu máy móc, linh kiện và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong nước, họ sẽ tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ, trong khi khu vực xuất khẩu bị thu hẹp, không được hỗ trợ để cạnh tranh và phát triển gây ra tình trạng cạn kiệt ngoại tệ và thâm hụt cán cân thanh toán. -Nợ nước ngoài: Chính phủ bảo khó thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nên sẽ thiếu vốn và buộc phải vay nước ngoài để đầu tư cho công nghiệp trong nước, đặc biệt là chi phí nhập khẩu máy móc, nguyên lệu. -Nguy cơ tụt hậu: Với mục đich phát huy tính tự lực tự cường, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng cô lập các ngành sản xuất trong nước với các thị trường nước ngoài, như thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn và công nghệ. Do đó quá trình đổi mới công nghệ diễn ra chậm, năng suất lao động thấp. Dẫn đến tụt hậu, đặc biệt là với các nước kém phát triển. -Thiệt hại cho người tiêu dùng: Ít lựa chọn. Trên hết, chi phí nhập khẩu nguyên liệu, máy móc và sự phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Trình bày các công cụ của CSTM. So sánh hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan. -Các công cụ của CSTM: +Thuế nhập khẩu: Là khoản thuế chính phủ đánh vào hàng hóa nhập khẩu. +Hạn ngạch nhập khẩu: Là những hạn chế về lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. +Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là biện pháp hạn chế do chính phủ đặt ra đối với số lượng hàng hóa có thể xuất khẩu ra khỏi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. +Thuế xuất khẩu: là khoản thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. +Trợ cấp xuất khẩu: Là những khoản chính phủ cung cấp để khuyến khích việc xuất khẩu những mặt hàng cụ thể. +Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện: Là một thỏa thuận tăng số lượng nhập khẩu một số loại hàng hóa cụ thể trong một thời gian nhất định +Chính sách mua hàng của chính phủ: Là chính sách quy định rằng một tỉ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài. -So sánh hàng rào thuê qua và hàng rào phi thuế quan +Hàng rào thuế quan ( thuế xuất – nhập khẩu ) : Đây là một loại thuế đánh vào hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch khi hàng hóa qua khu vực hải quan của một nước. +Hàng rào phi thuế quan : Là những biện pháp phi thuế quan do chính phủ của một số quốc gia đặt ra để bảo vệ hàng hóa xuất nhập khẩu không vượt quá số lượng ấn định bằng cách tăng thuế nhập khẩu, gia hạn hàng nhập khẩu, giới hạn thị trường nhập khẩu, giưới hạn thị trường hoạt động của nước ngoài để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. KN, phân loại thuế quan. -Khái niệm: thuế quan là loại thuế đánh l.ên sản phẩm di chuyển qua biên giới quốc gia. Nói một cách khác, thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốc gia. -Phân loại: +Theo đối tượng: thuế nhâp khẩu .Thuế xuất khẩu .Thuế chống bán phá giá .Thuế quan đối kháng đối kháng +Theo mục đích đánh thuế: .Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách( thuế tài chính) vai trò của nó nhằm tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, mức thuế đánh thường ở mức thấp. .Thuế bảo hộ nhằm đánh cao vào hàng nhập khẩu để làm giá bán hàng nhập khẩu tăng bằng hoặc cao hơn giá bán hàng xuất khẩu nội địa, do đó sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu giảm đi. +Theo phương pháp đánh thuế: .Thuế tính theo giá trị : là thuế tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. cách tính thuế này được áp dụng nhiều nhất bởi vì dễ áp dụng trong cách tính thuế và quản lí, theo kịp tốc độ của lạm phát. Tuy nhiên nó có nhược điểm là khó phân loại sản phẩm tính thuế và xác định giá của sản phẩm. .Thuế tính theo số lượng: thuế được tính ổn định theo khối lượng và trọng lượng hàng hóa nhập khẩu. đây là cách tính thuế không cần định giá sản phẩm , nên giảm được gian lận có liên quan đến kê khai giá trị hàng hóa để tính thuế. .Thuế hỗn hợp: tính theo cả số lượng và giá trị Trình bày các biện pháp phi thuế quan. Cho VD. -Khái niệm: Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, có liên quan hoặc không liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước. -Các biện pháp phi thuế quan: +Hạn ngạch: Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. Có hai loại hạn ngạch .Hạn ngạch tuyệt đối: hạn chế số lượng hàng nhập khẩu đến một mức cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể. .Hạn ngạch thuế cho phép một khối lượng hàng hóa nhất định được nhập khẩu với mức thuế suất cắt giảm trong một thời hạn cụ thể. Lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch sẽ phải nộp mức thuế bình thường. VD: Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, giới hạn lượng dầu nhập khẩu vào Mỹ. +Cấm xuất nhập khẩu: Ngăn chặn việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó. VD: Từ ngày 20/2/2014, Việt Nam cấm xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc loại vũ khí, đạn dược, chất nổ (trừ chất nổ công nghiệp), trang thiết bị quân sự. +Giấy phép nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng việc cấp giấy phép cho nhà nhập khẩu. Thông qua giấy phép, nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, khối lượng nhập khẩu cũng như hướng lãnh thổ có lợi hay bất lợi cho doanh nghiệp. +Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là một biện pháp hạn chế do chính phủ đặt ra đối với số lượng hàng hóa có thể xuất khẩu ra khỏi quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Từ “tự nguyện” trong ngoặc kép vì hạn chế này thường được thực hiện dưới sức ép của nước nhập khẩu và nảy sinh khi các ngành công nghiệp cạnh tranh đòi bảo hộ khi lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến. Các nước xuất khẩu đồng ý thực hiện hằm xoa dịu các nước nhập khẩu và nhằm tránh tác động các hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu có thể áp đặt. VD: Mỹ buộc Nhật áp dụng với oto xuất khẩu của Nhật sang Mỹ đầu những năm 1980. +Rào cản kỹ thuật: Các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” thực chất là các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu/ hoặc qui trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật đó . Gọi chung là các biện pháp kỹ thuật- biện pháp TBT. .Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: Các yêu cầu, qui định đối với sản phẩm; Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm. .Tiêu chuẩn về an tòan cho người sử dụng: Đây là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, bao gồm những quy định, tiêu chuẩn về an tòan chung (quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu mã sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ...) .Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội. Bộ tiêu chuẩn đang được sử dụng hiện nay là bộ SA8000, là công cụ quản lý, giúp các công ty, tổ chức chứng nhận đánh giá điều kiện sản xuất và làm việc. .Quy định về bảo vệ môi trường (hệ thống ISO14001:2000). Hệ thống này xem xét vấn đề về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm, tạo sản phẩm xanh, sạch. +Thuế chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. +Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VNDnghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR... VD: Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT +Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu là những khoản chính phủ cung cấp để khuyến khích việc xuất khẩu những mặt hàng cụ thể. Trợ cấp được tính theo hai cách: cụ thể và phần trăm giá trị. VD: Mặt hàng thường nhận được trợ cấp là sản phẩm nông nghiệp và bơ sữa. +Tín dụng xuất khẩu: Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhậu khẩu (còn được cọi là tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau khi giao hàng hoặc nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án. +Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện: Đây là một thỏa thuận tăng số lượng nhập khẩu một loại hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gan nhất định. VD: Cuối những năm 1980, Mỹ đề xuất biện pháp này với Nhập với lập luận rằng Nhật duy trì quá nhiều rào cản hạn chế xuất khẩu của Mỹ, Mỹ yêu cầu Nhật phải tăng kim ngạch nhập khẩu 1 số mặt hàng như bán dẫn, ôt, linh kiện oto… +Chính sách mua hàng của Chính phủ: Chính sách mua hàng của Chính phủ có thể quy định rằng một tỷ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài. Trình bày các nguyên tắc cơ bản trong TMQT -Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong hai quy định: chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ quốc gia. +Đãi ngộ tối huệ quốc( MNF) là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng của nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I hiệp định GATT, điều II hiệp định GATS và điều IV hiệp định TRIPS. Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sự đãi ngộ hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa lý pháp lý công dân thì cũng phải dành cho các quốc gia thành viên còn lại sự đãi ngộ và miễn trừ đó. Ví dụ trong thương mại hàng hóa nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên khác mức thuế ưu đãi này. .Ý nghĩa của nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc : _Nó có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh _ Thứ hai: biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải việc thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, còn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa biên hóa _Thứ ba: nhờ cam kết thực hiện đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ _Thứ tư: nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn +Chế độ đãi ngộ quốc gia Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên đối xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATS và điều III TRIPS. Theo nguyên tắc hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi qua thủ tục hải quan hay được đăng kí bảo hộ thì phải được đối xử bình đằng như hàng hóa dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước. -Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng Mục tiêu cơ bản của WTO là thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, tức là thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn bằng cách tháo bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các quốc gia Để thực hiện nguyên tắc này WTO có chức năng tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán đa phương để các quốc gia thành viên có thể liên tục thỏa thuận về các biện pháp cắt giảm và tiến tới tháo bỏ hoàn toàn mọi trở ngại về thuế quan và phi thuế quan. Bản chất của nguyên tắc mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của nước ngoài. WTO là tổ chức được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng giữa các quốc gia thành viên. Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hóa càng được nâng cao cùng với năng suất lao động Một khía cạnh nữa của nguyên tắc này là sự giản thiểu tối đa sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại bằng các hình thức như trợ giá, bù lỗ -Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại Bằng nguyên tắc này, WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải đảm bảo tính ổn định rõ rang và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ rang, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương mại quốc tế. ví dụ các quốc gia không được đơn phương tăng thuế nhập khẩu, mà chỉ có thể tăng thuế nhập khẩu sau khi đã tiến hành đàm phán và đã đền bù thỏa đáng cho lợi ích của các bên bị thiệt hại do chính sách tăng thuế đó. Nguyên tắc này tạo được sự ổn định trong thương mại quốc tế. -Nguyên tắc có đi có lại Những mặt tích cực và hạn chế của việc các nước giàu trợ cấp nông nghiệp a. Tích cực: + Đảm bảo an ninh lương thực: An ninh lương thực là vấn đề mang tính sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiệm vụ đảm bảo lương thực cho tất cả mọi người là công việc quan trọng hàng đầu mà các Chính phủ phải quan tâm. Trợ cấp nông nghiệp chính là một trong những chính sách hầu hết nước phát triển nào cũng theo đuổi để cung cấp đủ lương thực cho mọi người và xây dựng nền Nông nghiệp bền vững. Chính phủ đưa ra những biện pháp ưu đãi, hỗ trợ cho người nông dân, nhằm khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng quy mô. Chính nhờ những biện pháp trợ cấp hợp lý mà các nước phát triển không chỉ đảm bảo cung ứng đủ lương thực trong nước mà còn cả nhiều quốc gia khác trên thế giới + Giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng chuyển dịch lao động quốc tế:Trong bối cảnh các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh khiến lao động đổ xô vào những lĩnh vực này vì lương cao, môi trường làm việc mới mẻ, được đầu tư quy mô lớn… dẫn đến tình trạng thừa lao động, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Trong khi đó, số lượng nhân công tại ngành nông nghiệp thì thiếu trầm trọng do nhiều lý do khách quan như công việc vất vả, mang tính vụ mùa… Vậy nên, nếu chính phủ không trợ cấp nông nghiệp, người dân sẽ không tham gia vào sản xuất nông nghiệp nữa, nền nông nghiệp không được tiếp tục duy trì. Khi có trợ cấp nông nghiệp, người dân sẽ được khuyến khích tham gia sản xuất, luôn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước Không chỉ dừng lại tại việc giải quyết việc làm trong nước, trợ cấp nông nghiệp còn tạo cơ hội, tăng chuyển dịch lao động quốc tế. Ở một số quốc gia, nếu không trợ cấp nông nghiệp, ngành này sẽ có nguy cơ bị mai một, thậm chí có thể không tồn tại. Việc cung cấp cho nông nghiệp nguồn nhân lực dồi dào là điều hết sức quan trọng, thể hiện sự cân bằng lao động giữa các ngành nghề. Hơn nữa, lao động được chuyển dịch giữa các quốc gia còn giúp nâng cao tay nghề chuyên môn của người lao động, tăng cường giao lưu văn hóa cũng như giúp Nhà nước có một nguồn thu kiều hối nhất định... + Thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật: không phải nước nào cũng có điều kiện và tiềm năng sẵn có để phát triển nông nghiệp, Do đó muốn sản xuất thuận lợi, đạt năng suất cao cũng như phát huy được tối đa hiệu quả nguồn tài nguyên thiên thiên sẵn có (đất đai, tài nguyên…) cần phải áp dụng khoa học - công nghệ kĩ thuật( máy móc, thiết bị, cơ giới hóa, nhà kính, công nghệ sinh học,...) để hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Chính vì vậy mà nhà nước cần trợ cấp cho nông nghiệp thông qua các hình thức hỗ trợ về tài chính để đáp ứng thực hiện vấn đề này. + Bảo vệ nền nông nghiệp và người nông dân: Nông dân ở bất kỳ một quốc gia nào đều đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.Đây là lực lượng chính sản xuất ra lương thực thực phẩm, duy trì nguồn sống trực tiếp cho cả toàn xã hội. Chính sách bảo trợ nông nghiệp của các nước phát triển góp phần bảo vệ người nông dân trước các hiểm họa từ thiên tai, sự bất ổn và các mối lợi trung gian. + Tận dụng tiềm năng thiên nhiên sẵn có: trợ cấp nông nghiệp giống như chiếc chìa khóa để tìm tòi và phát huy tiềm lực tự nhiên mà các quốc gia phát triển chưa làm được, qua đó cân bằng giữa đất phục vụ công nghiệp và nông nghiệp, để hai khối ngành tương xứng lực lượng cũng như bổ trợ cho nhau b. Hạn chế Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP a. Cơ hội -Về kinh tế: +Cân bằng quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm +Giảm thuế xuất nhập khẩu ở các thị trường lớn +Tăng trưởng kinh tế trong nước +Thu hút đầu tư FDI -Về thể chế: +Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường +Hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế +Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng minh bạch +Hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN -Về xã hội: +Tạo thêm việc làm cho người lao động +Nâng cao thu nhập bình quân đầu người +Xóa đói giảm nghèo b. Thách thức -Kinh tế: +Trình độ phát triển chênh lệch kinh tế giữa các nước +Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi +Quy tắc xuất xứ hàng hóa “từ sợi trở đi” +Vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm +Thắt chặt đạo luật về kinh tế. -Xã hội: +Cạnh tranh tăng cho doanh nghiệp +Chi phí lao động có xu hướng tăng -Chính trị: +Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước +Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thể chế XHCN +Tiềm năng kinh tế còn bị hạn chế Đầu tư nước ngoài KN, nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế -Khái niệm: Đầu tư quốc tế là quá trình KT trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, KD hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu KT - xã hội nhất định. Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước. -Nguyên nhân hình thành: +Trình độ phát triển không đồng đều của LLSX và phân bố không đều giữa các yếu tố SX. +Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa +Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHKT +Tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. +Nâng cao uy tín quốc tế và thực hiện các mục đích chính trị xã hội. +Hạn chế rủi ro +Tận dụng chính sách thuế. Phân biệt đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Khái niệm FDI là loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó (hoặc toàn bộ hoặc 1 phần tùy theo số vốn đống góp) Là sự di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, họ không chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả đầu tư mà chịu hưởng lãi suất theo tỉ lệ đã được công bố trước hoặc không được công bố trước trên số vốn họ đã đầu tư. KN, Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài. -Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư phổ biến được các công ty xuyên quốc gia áp dụng trong chiến lược mở rộng phạm vi KD của mình. FDI là một khoản đầu tư dài hạn, phản ánh lợi ích dài hạn và được điều hành bởi một thực thể đóng tại một nước (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ) và một công ty (công ty con nước ngoài) hoạt động tại một nước khác. -Phân loại: +Theo mục đích của FDI, gồm 4 loại: .FDI tìm kiếm tài nguyên: hình thức này tạo ra thương mại gắn với sản xuất bán thành phẩm/sản phẩm đầu ra, đồng thời thúc đẩy thương mại thông qua nhập khẩu TLSX từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư và xuất khẩu bán thành phẩm/sản phẩm từ nước nhận. .FDI tìm kiếm thị trường: là hình thức đầu tư SX và tiêu thụ sp tại nước nhận đầu tư. .FDI tìm kiếm hiệu quả: là hình thức trong đó nhà đầu tư phân bố công đoạn SX ở nước ngoài nhằm tối ưu hóa quá trình SX. .FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: xuất hiện ở giai đoạn pt cao của quá trình toàn cầu hóa các hoạt động của công ty khi họ đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm khả năng nghiên cứu và pt. +Theo hình thức góp vốn, gồm 3 loại: .Hợp đồng hợp tác KD: Các bên tham gia phải kí hợp đồng trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và phân chia kết quả KD mà ko thành lập pháp nhân mới. .DN liên doanh: được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh do các DN nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn KD; lợi nhuận và rủi ro sẽ được cả 2 bên cùng gánh vác theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Ở VN cho phép DN nước ngoài đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của DN. .DN 100% vốn nước ngoài: là DN do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ vốn của DN và trực tiếp quản lý. Lợi nhuận và rủi ro đều do nhà đầu tư hưởng và chịu trách nhiệm. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước đầu tư và nước nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư: Phần lớn những nước cung cấp đầu tư ra nước ngoài là những nước pt, điển hình là Mỹ, NB và Tây Âu. Tác động tích cực: (2) Giúp công ty ở các nước đi đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Theo lý thuyết thì số lượng sp bán ra sẽ giảm khi bước qua giai đoạn cuối của chu kỳ sống. Chính đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các công ty tìm kiếm thị trường mới cho sp của họ trong khi nhu cầu này đã bị bão hòa ở nước họ. Đầu tư sang nước đang pt có thể giúp họ khai thác triệt để nguồn nguyên liệu cũng như nhân công rẻ và dồi dào của nước nhận. Qua đó, sp được bán ra với giá rẻ và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Tác động tiêu cực: (3) Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài yêu cầu phải có một khoản vốn lớn và khá rủi ro, nhất là vào các nước đang pt với hệ thống pháp luật chưa ổn định. Một số hành động tiêu cực như hối lộ quan chức CP để được ưu đãi trong KD được chấp nhận ở một số nước. Nếu nhà đầu tư nằm ngoài quy luật hoạt động ở nước họ đầu tư, họ sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Ngược lại nếu tham gia, sẽ bị lên án về thiếu đạo đức trong KD ở các nước ko chấp nhận quy luật này, dẫn đến việc hình ảnh nhà đầu tư mất chỗ đứng trong thị trường. Các nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn bán dự án đầu tư nước ngoài đang trong quá trình hoạt động nếu các dự án này ko mang lại lợi ích như mong đợi. Đối với nước nhận đầu tư: Tác động tích cực: (5) FDI được xem như là 1 công cụ trong quá trình hòa nhập của nền KT quốc gia vào nền KTTG đang toàn cầu hóa trong lĩnh vực SX. FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các nước nhận đầu tư, đb là các nước nghèo. FDI vừa đáp ứng được các yêu cầu pt mà các nước nghèo lại ko phải gánh chịu nợ nần, nền KT ko tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thuế của mình với nước sở tại. Nguồn thu ngân sách tăng sẽ giúp các quốc gia này đầu tư vào XD và nâng cấp hạ tầng cơ sở, y tế, trường học… qua đó càng thu hút đc nhiều nhà đầu tư hơn nữa. Nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận công nghệ tiên tiến đc chuyển giao từ nước ngoài thông qua hoạt động FDI => giúp nâng cao hiệu suất LĐ cho các nhà đầu tư cũng như tăng thu nhập cho người LĐ ở nước nhận đầu tư. FDI giúp giải quyết vấn đề việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nước. Ngoài ra tay nghề và khả năng quản lý của người LĐ cũng sẽ đc nâng cao do tiếp xúc vs lỹ thuật tiên tiến và đc đào tạo bởi chuyên gia nước ngoài. Khi liên doanh vs công ty nước ngoài thông qua FDI, các DN trong nước có cơ hội quảng bá sp của mình tới thị trường quốc tế thông qua mạng lưới KD của các công ty xuyên quốc gia. Tác động tiêu cực: (4) nguyên nhân một phần là do sự thiếu kinh nghiệm và yếu kém trong quản lý của nước sở tại Các chủ đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm có thể lợi dụng sơ hở trong pháp luật của nước chủ nhà đề phục vụ cho mục đích riêng của mình: gian lận, trốn thuế…khiến cho nước nhận đầu tư ko có đc nguồn thu ngân sách từ thuế như mong đợi. Xét về khía cạnh cạnh tranh, các DN trong nước có tính cạnh tranh thấp hơn nhiều so vs các DN có vốn đầu tư nước ngoài do thiếu vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Trong cuộc chiến giành thị phần, DN ở nước nhận đầu tư thường là người thua cuộc, dẫn đến hoạt động kém hoặc phá sản => gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Về chuyển giao công nghệ, nước chủ nhà nhiều khi sẽ ko nhận đc sự chuyển giao công nghệ như mong đợi vì nhà đầu tư ko thực hiện đúng quy trình chuyển giao. Thêm vào đó các công nghệ đc đưa sang có thể đã lạc hậu, giá cả lại bị đưa lên cao hơn so vs mặt bằng chung. Các nước nhận đầu tư, đb là các nước đang pt, đứng trước mối lo ngại về an ninh chính trị của nước mình khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư. Trình bày các chính sách và biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Các chính sách và BP thu hút FDI của các nước trên TG có những nét riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện KT chính trị của mỗi QG. Xét tổng thể thì thường bao gồm 3 biện pháp chủ yếu: Miễn giảm thuế: -Các QG nhận đầu tư tiến hành miễn giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là BP đc rất nhiều nước áp dụng, điển hình thập kỉ 1990 có 93 QG áp dụng BP này trong số 103 QG áp dụng thu hút FDI. -Ngoài ra còn một số BP như ổn định mức thuế, tăng thêm thời gian ưu đãi thuế. Trung Quốc là nước điển hình trong việc áp dụng BP miễn giảm thuế để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài: miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị và thuế GTGT, miễn thuế thu nhập công ty 2 năm và 3 năm tiếp theo chỉ phải nộp 50% thuế thu nhập... Nhờ các BP này, TQ đã trở thành QG thu hút FDI nhiều nhất trên TG. Năm 2002, luồng vốn FDI vào TQ đạt 53 tỷ USD, vượt cả Mỹ. Khuyến khích về tài chính: -BP này chủ yếu tập trung vào việc thành lập quỹ hỗ trợ DN bằng cách cấp tiền trực tiếp để tài trợ các dự án FDI mới và một số HĐ khác hay cấp tiền giúp DN trang trải vốn hoặc chi phí HĐ. -Các hình thức phổ biến: CP cho vay nợ, trợ cấp tín dụng, bảo hiểm bảo lãnh, cho vay lãi suất ưu đãi và góp vốn đầu tư. Các BP khác: -Hỗ trợ cơ sở hạ tầng chuyên dụng. -Hỗ trợ dịch vụ. -Các ưu đãi về thị trường. -Ưu đãi về ngoại hối. Nợ nước ngoài, nợ công KN, phân loại Nợ nước ngoài; phân biệt nợ nước ngoài vs nợ công -Khái niệm: Nợ nước ngoài của một quốc gia tại một thời điểm nhất định là tổng số nợ theo hợp đồng chưa được thanh toán mà người cư trú của quốc gia đó có trách nhiệm phải thanh toán cho người không cư trú, bao gồm việc hoàn trả nợ gốc cùng (hoặc không cùng) với lãi, hoặc trả nợ lãi cùng (hoặc không cùng) với gốc. Khoản tiền này thường được tính bằng ngoại tệ mạnh. -Phân loại: +Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ: .Nợ nhà nước (nợ chính phủ) là do nhà nước và các cơ quan của nhà nước đứng ra vay hoặc bảo lãnh cho vay. Các chính phủ thường sử dụng các khoản này để bù đắp thâm hụt ngân sách, .Nợ tư nhân là các khoản nợ do các doanh nghiệp tư nhân tự đứng ra vay không có sự bảo lãnh của nhà nước. Đây thường là các ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp công nghiệp,… có nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, có uy tín cao và thương hiệu nổi tiếng. +Căn cứ vào thời hạn cho vay: .Nợ ngắn hạn và nợ trung hạn gồm các khoản vay có thời hạn dưới 3 năm. Các khoản vay này thường chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ (10-20%) tổng số nợ. Trong nợ ngắn hạn có tín dụng thương mại ngắn hạn (bao gồm các khoản vay nợ nóng trong vài ngày hoặc vài tuần tính từ lúc bán hàng đến lúc giao nhận hàng, đóng vài trò quan trọng trong bôi trơn guồng máy thương mại quốc tế. Thiếu chúng, 1 quốc gia sẽ đối mặt với khó khăn là kinh doanh với thế giới bên ngoài hoàn toàn bằng tiền mặt. .Nợ dài hạn gồm các khoản vay từ ba năm trở lên và thường chiếm tỷ lệ lớn (80-90%) tổng số vay nợ. +Căn cứ vào chủ thể cho vay: .Vay ưu đãi do chính phủ các nước, chủ yếu các nước phát triển hay do các tổ chức kinh tế quốc tế cho các nước đang phát triển vay với các điều kiện ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn thanh toán, thời gian ân hạn và phương thức thanh toán. Chính phủ các nước phát triển là chủ nợ lớn các nước đang phát triển thông qua viện trợ ODA. Tuy nhiên, phần lớn ODA cung cấp dưới dạng vay nợ thay vì viện trợ không hoàn lại, dù lãi suất thấp hơn thị trường. .Vay thương mại do các tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài cho chính phủ, doanh nghiệp bao gồm cả ngân hàng và tổ chức tín dụng (thể nhân hay pháp nhân) – vay với các điều kiện khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với vay ưu đãi. Nợ thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vay nợ các nước có thu nhập trung bình còn nợ ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn tổng vay nợ các nước thu nhập thấp. +Căn cứ vào lãi suất cho vay .Vay với lãi suất cố định là khoản vay mà hàng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một số tiền lãi bằng số dư nợ nhân với lãi suất cố định được quy định ngay từ khi ký hợp đồng. .Vay với lãi suất biến động là khoản vay mà hàng năm con nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi theo lãi suất của thị trường tự do. Lãi suất này biến động tùy theo chính sách tiền tệ các nước, đặc biệt là các cường quốc kinh tế và tình hình biến động kinh tế thế giới. .Vay với lãi suất LIBOR là khoản vay mà con nợ phải trả cho chủ nợ một khoản tiền lãi căn cứ theo lãi suất LIBOR và cộng thêm một khoản phụ phí từ 0,5% đến 3% do các ngân hàng cho vay xác định (lãi suất vay = LIBOR + Margin). Phụ phí này chính là thu nhập của chủ nợ do họ cung cấp dịch vụ (huy động tiền trên thị trường liên ngân hàng) cho con nợ. -Phân biệt nợ nước ngoài với nợ công Nợ nước ngoài Nợ công Chủ nợ -Tổ chức tài chính quốc tế -Chính phủ nước khác -Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài/ quốc tế. -Công ty tài chính tư chân nước ngoài/ quốc tế. -Tổ chức tài chính quốc tế -Chính phủ nước khác -Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng. -Công ty tài chính tư chân. Con nợ -Chính phủ -Tư nhân -Chính phủ Tính bền vững của nợ, các chỉ báo nợ -Tính bền vững của nợ: +Giá trị của nợ bằng bao nhiêu: Quy mô nợ (tổng dư nợ hoặc dịch vụ nợ) Lãi suất, thời hạn trả nợ +Năng lực trả nợ của đất nước: GDP Xuất khẩu Số thu thuế (thâm hụt thương mại, ngân sách, dự trữ ngoại hối, tính chất dễ bị tổn thương…) Theo Ngân hàng Thế giới WB: 1 con nợ vay quá nhiều và có thể không có khả năng chi trả khi: OD/GDP > 50% và DSR = DS/E > 20% Trong đó: OD: Tổng dư nợ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội DSR: Tỷ lệ dịch vụ nợ DS: Dịch vụ nợ - là tổng số lãi và một phần gốc đến hạn phải trả E: Xuất khẩu -Các chỉ báo nợ: +Nợ/GDP (30-50%) +Nợ/xuất khẩu (100-300%) +Nợ/thu ngân sách (140-260%) +Dịch vụ nợ/xuất khẩu (20-25%) +Dịch vụ nợ/thu ngân sách (10-15%) +Nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối (>1:1) Những ưu, nhược điểm của việc chính phủ đi vay nợ nước ngoài -Ưu điểm: +Đối vs các nước đang và kém pt, vay nợ nước ngoài tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình pt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng công nghiệp hóa, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo, tức là chuyển dịch cơ cấu KT theo chiều sâu. +Việc huy động vốn đúng thời điểm sẽ giảm bớt đc tình trạng căng thẳng về vốn trong khi thực hiện các nhiệm vụ pt KT ở mỗi giai đoạn. Đồng thời bù đắp cho việc thiếu hụt cán cân thanh toán của nền KT đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa. +Vốn vay ưu đãi góp phần thúc đẩy các nước đang pt nâng cao trình độ khoa học-công nghệ, kỹ năng quản lý, trình độ nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Từ đó thu hút thêm FDI. -Nhược điểm: +Khoản vay nước ngoài nếu ko đc quản lý và sd hiệu quả sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước => Mức sống của dân chúng ngày càng thấp và uy tín của QG sẽ bị suy giảm nghiêm trọng trong các quan hệ KTQT và chính trị quốc tế. +Việc vay nợ nước ngoài nhiều sẽ làm giảm trách nhiệm của CP và người dân. Khi xuất hiện nhu cầu về ngoại tệ, CP sẽ lựa chọn phương án đi vay nước ngoài thay vì cố gắng tìm ra giải pháp để huy động nguồn lực trong nước. +Việc vay nợ nhiều có thể làm cho các con nợ lâm vào thế bị động và phụ thuộc vào các chủ nợ nước ngoài. Lí do là vì các khoản vay ưu đãi thường đi kèm vs các ĐK ràng buộc về chính trị và KT. Phân tích 1 số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công châu Âu và các tác động của nó đối với Châu Âu và thế giới Nguyên nhân sâu xa Thứ nhất là những bất hợp lý từ mô hình KT thiên về dịch vụ tài chính - ngân hàng và bất cập trong mô hình quản lý của khối EU và Eurozon thể hiện ở chỗ mỗi khi nền KT suy thoái hoặc đất nước có bầu cử thì nợ công lại tăng cao do các CP không đưa ra những giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời. Vấn đề nợ công không được giải quyết triệt để, các yếu kém dần tích tụ khiến gánh nặng nợ công ngày càng chồng chất đến mức không thể ứng phó nổi. Thứ hai là khi bước sang thập kỷ 1990, ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng pt mạnh mẽ nhưng chủ yếu dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính tạo nên những viễn cảnh giàu có “ảo” ở châu Âu và Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên và sống nhờ vào sự hỗ trợ của CP. Bên cạnh đó, sự pt của hệ thống tài chính giúp cho nguồn tín dụng được cung ứng trên thị trường ổn định hơn, do vậy, đã thúc đẩy hoạt động vay mượn và tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất. Thứ ba là khi cuộc khủng hoảng KT - tài chính toàn cầu bùng phát vào năm 2008, các nước lại áp dụng chính sách cũ, tức là vay nợ để tài trợ cho các quỹ tín dụng, DN, trợ cấp thất nghiệp trong khi trái phiếu các nước phát hành để vay nợ đã đến kỳ trả nợ, cả vốn lẫn lãi. Gánh nặng nợ nần tích tụ mấy chục năm qua của các nước dường như càng nặng hơn bao giờ hết. Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình KT thiên về dịch vụ tài chính, nhưng các CP vẫn không muốn từ bỏ thói quen sống với nền KT ảo, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang hấp hối. Thứ tư là do vấn đề về cơ cấu nên EU có hạn chế về điều hành nền KT của cả Khối, các chính sách tiền tệ không đi cùng với chính sách tài khóa, nhất là chính sách cải cách thuế và lao động. EU có đề ra giới hạn mức nợ công và thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên nhưng cơ chế quản lý, giám sát còn lỏng lẻo làm cho việc vay nợ của các quốc gia trở nên dễ dàng, không kiểm soát được. EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phản ứng quá chậm với các nền KT khi gặp khủng hoảng. Thứ năm là sự xuất hiện đồng Euro (đồng tiền chung châu Âu). Điều này đem lại thuận lợi cho các nước nhỏ có thể thu hút được lượng vốn đầu tư khổng lồ từ bên ngoài do có một hệ thống tiền tệ thống nhất. Tuy nhiên, điều này cũng đem lại thách thức là khi dòng vốn vượt quá năng lực hấp thụ bền vững của nền KT, lượng đầu tư dư thừa sẽ dễ dàng bị sử dụng lãng phí vào các hoạt động không đem lại hiệu quả cho nền KT, và do vậy, có thể đẩy mức nợ xấu của các ngân hàng gia tăng và hệ quả là khủng hoảng nợ nhanh bùng nổ. Thứ sáu là do lượng tiền vào các nền KT nhỏ trong EU quá lớn, tức là cung tiền tệ tăng cao, dẫn đến giá cả leo thang, làm cho mức lạm phát của các nước nhỏ cao hơn các nước lớn, thậm chí còn cao hơn cả mức lãi suất phải trả (tức là giá trị các khoản nợ giảm theo thời gian, làm cho người đi vay trở nên có lợi). Điều này đã khuyến khích các hành vi vay nợ của các nền KT nhỏ (cả người dân và CP trở nên bất cẩn với các khoản nợ). Hậu quả của việc tận dụng dòng tiền từ bên ngoài (nhập khẩu nhiều) là thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, nhưng các nước lại không tự điều chỉnh được bằng chính sách tiền tệ của quốc gia mình do sử dụng chung một đồng tiền với quốc gia khác. Thêm vào đó, khi sử dụng dòng tiền từ bên ngoài sẽ làm thâm hụt ngân sách gia tăng (do không khuyến khích sản xuất trong nước), vượt quá mức 3% GDP theo quy định của EU. Thâm hụt ngân sách kéo dài qua các năm góp phần làm nợ công tăng dần. Nguyên nhân trực tiếp Thứ nhất là nhóm nguyên nhân bên trong các quốc gia Một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách được công bố đầu năm. Hai là, việc phân bổ nguồn vốn, trong nhiều trường hợp, chịu tác động của các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu KT (VD: chi phí quốc phòng - an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi bù lãi suất ngân hàng cho các dự án công ích, chi lễ tân nhà nước hay các lễ kỷ niệm…). Ba là, thời gian thực hiện các dự án thường kéo dài (ít có dự án công nào hoàn thành đúng tiến độ). Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng mạnh. Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư), do người đi vay vốn không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc hoàn trả. Tức là trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia quyết định vay nợ không hẳn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử. Năm là, CP có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời. Thứ hai là nhóm nguyên nhân bên ngoài Một là, các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu và xếp hạng tín dụng như Standard & Poors (S&P), Moody và Fitch là nhân tố góp phần vào sự bất ổn của các thị trường, đẩy các nước vào khủng hoảng do họ tuyên bố hạ thấp mức xếp hạng tín dụng làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào các thị trường này. Hai là, áp lực từ các nhóm tài phiệt gồm các nhà đầu cơ, các tổ chức tài chính lớn và các trung tâm quyền lực KT đã thuyết phục được các CP chỉ điều chỉnh thể chế chứ không áp dụng các biện pháp cải cách các thể chế. CP các nước phải tốn nhiều tỷ € hỗ trợ các ngân hàng và cho các chương trình hỗ trợ hoạt động KT nhằm cứu ngân hàng và nền KT không bị đổ vỡ. Điều này dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là nợ công gia tăng. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân nhận tiền với lãi suất thấp, khoảng 1%, từ các ngân hàng trung ương với mục đính cung cấp tài chính cho các DN và tư nhân pt sản xuất nhưng lại dùng tiền đó để mua nợ của các CP với lãi suất 4% hoặc 5%. Ba là, do hoạt động đầu cơ tài chính có mục đính là làm tăng lãi suất trái phiếu CP lên mức cao nhất có thể để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Thực tế, nợ công được thương lượng thông qua các ngân hàng tư nhân và giá do các ngân hàng này ấn định. Các tổ chức tài chính như Alpha Bank, Bank of America - Merrill Lynch, ngân hàng thương mại, ING... có nhiều cơ hội đầu cơ đẩy lãi suất trái phiếu các CP lên cao. Tác động đối với KTQT: Khủng hoảng nợ công làm tổn thương đồng Euro: Trái phiếu, cổ phiếu của các QG châu Âu và đồng tiền sử dụng trong khu vực KT Eurozone bị các nhà đầu tư “hắt hủi”. Điều này làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung E, hoàn toàn có thể dẫn đến một cuộc “tháo chạy” với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu, cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu. Điều này có thể gây nên hiệu ứng sụp đổ hàng loạt cho các nền KT khác. Khủng hoảng phủ bóng đen lên việc phục hồi nền KT TG: Trước tiên có thể thấy sự phục hồi KT ở châu Âu sẽ chậm hơn và hiệu quả khá khiêm tốn khi mà Đức vs Pháp phải cùng nhau chia sẻ gánh nặng lớn khi cứu trợ các thành viên khó khăn trong cộng đồng. Sự phục hồi nhanh của nền KT Mỹ vì thế cũng ko chắc chắn, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp lại tăng cao trở lại đạt mức 2 con số, khiến cho sự phục hồi chững lại, không đạt mức như mong muốn. Một số nước cho vay lo ngại vấn đề của châu Âu sẽ gây tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính, khiến các ngân hàng thắt chặt cho vay trong thời gian ngắn hạn và làm cho các khoản tiền cứu trợ của CP khó tiếp cận DN và người tiêu dùng. Mặc dù châu Á vẫn dường như vẫn đủ mạnh mẽ để vượt qua những rắc rối đang làm điên đảo Hy Lạp và Châu Âu, tuy nhiên vẫn ko thể ko lo ngại về hậu quả toàn cầu mà cuộc khủng hoảng này gây ra. Các thị trường chứng khoán châu Á đã thiệt hại khá lớn do sự sụt giảm ở Mỹ và châu Âu. Giá vàng tăng mạnh: Khủng hoảng nợ công khiến các nhà đầu tư hoang mang và quay trở về với kim loại quý như một giải pháp an toàn. Giá vàng tháng 12/2009 tăng 5,5USD, tương đương 0.4%. Giá bạc cũng tăng, tuy nhiên bạch kim lại giảm. Các hãng KD lớn liên tục công bố tình trạng thua lỗ: Đơn cử có hãng bảo hiểm AIG thua lỗ 8.9 tỷ USD chỉ trong quý 4/2009, hãng tài chính Fannie Mae cùng kì cũng thua lỗ 16,3 tỷ USD. Tỷ lệ thất nghiệp tăng: Tính đến tháng 3/2010, tỷ lệ thất nghiệp trong Eurozone tăng đến 10%. Tây Ban Nha là QG khó tìm việc nhất với tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên đến 40%. Nhiều ngân hàng đóng cửa do khủng hoảng: Chỉ trong vòng 1 năm từ khi khủng hoảng nợ công bùng nổ, tổng số ngân hàng lớn bị đóng cửa do ảnh hưởng từ nó là 22 ngân hàng trên toàn TG. Viện trợ nước ngoài KN, phân loại ODA Khái niệm: ODA ( official development assistance) là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (các chính phủ, ngos, lien chính phủ, liên quốc gia) cung cấp cho các nước chậm và đang phát triển => thúc đẩy sự phát triển kte và phúc lơi ở các nước này Phân loại: Theo tính chất gồm có: (3) Viện trợ ko hoàn lại: là các khoản cho ko Viện trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi, tức là cho vay vs những ĐK thuận lợi, dễ dàng hơn Viện trợ hỗn hợp: là các khoản vừa cho ko, vừa cho vay. Theo mục đích gồm có: (5) Vốn đầu tư pt (chiếm 50-60% tổng vốn ODA): vốn này đc CP các nước tiếp nhận trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay, bao gồm: Đầu tư các dự án XD kết cấu hạ tầng vật chất Đầu tư các dự án pt bền vững (tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên MT…) Đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc lĩnh vực mũi nhọn của nền KT Vốn viện trợ kỹ thuật (chiếm 20-30% tổng vốn ODA): là các khoản vốn tài trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, thực hiện cải cách thể chế KT. Vốn hỗ trợ cán cân thanh toán: giúp CP các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và các loại lãi suất đc cộng dồn từ những năm trước đó. Nguồn vốn này chủ yếu lấy từ ODA đa phương. Vốn viện trợ nhân đạo và cứu trợ: đc sd cho các mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh… Vốn viện trợ quân sự: chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước đồng minh trong chiến tranh lạnh, đến nay đã giảm mạnh. Theo điều kiện gồm có: (3) ODA ko ràng buộc: bên nhận ODA sẽ sd mà ko bị rang buộc bởi nguồn hay mục đích sd. ODA có ràng buộc: Trong quá trình sử dụng bên nhận ODA bị ràng buộc bởi các yếu tố: nguồn sd, mục đích sd… ODA có ràng buộc một phần Như vậy theo các điều kiện của ODA, thì việc sd chúng có những khó khăn nhất định, do vậy việc cung cấp cũng có những hạn chế => Khác biệt rất rõ so vs FDI. Theo hình thức gồm có: (2) Hỗ trợ dự án: Sử dụng ODA vào các dự án cụ thể. Hỗ trợ phi dự án: gồm hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ, viện trợ chương trình…vv Động cơ của viện trợ nước ngoài - Mục tiêu chính sách đối ngoại và các liên minh chính trị - Thu nhập và đói nghèo - Quy mô quốc gia - Các ràng buộc thương mại - Mức độ dân chủ Tác động của ODA đối với các nước cung cấp và các nước nhận ODA. Nước đi tài trợ: Tăng cường vị thế chính trị và ảnh hưởng của mình trên TG: Nhìn chung, các nước pt sử dụng ODA như một công cụ để thực hiện ý đồ chính trị đối ngoại, xác định vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. VD: Mỹ là một trong các QG thường xuyên sử dụng các ĐK chính trị để “mặc cả” vs các QG tiếp nhận viện trợ. Gần đây nhất, Mỹ dã công khai gắn việc tăng viện trợ vs thái độ hợp tác của các nước đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Thực chất của các ĐK chính trị này đã trở thành vũ khí để xâm phạm thô bạo chủ quyền của các QG độc lập. Ngay cả một số tổ chức quốc tế khi cung cấp ODA thường đòi hỏi các QG tiếp nhận phải cam kết cải cách thể chế, khuôn khổ pháp lý, thậm chí phải tiếp nhận tư tưởng, lối sống của các nước tài trợ… Có nhiều ĐK mà ẩn giấu sau nó là cả mưu toan chính trị của các thế lực bên ngoài. Tăng cường lợi ích và ảnh hưởng KT Các nước phương Tây sử dụng ODA để khuyến khích sự pt KT-XH ở các nước đang pt theo hình mẫu mà họ mong muốn. VD: khuyến khích pt KT thị trường, tự do hóa thương mại, mở cửa đầu tư, là ND ko thể thiếu trong chính sách cung cấp ODA của Mỹ. Giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ MT, xóa đói giảm nghèo… Những phân tích trên cho thấy các giá trị tiềm ẩn đối vs bên cung cấp ODA là rất lớn => các nước pt lại sẵn sàng cung cấp ODA cho các nước nghèo. Nước nhận tài trợ: Tác động tích cực: ODA là nguồn vốn quan trọng giúp các nước pt KT, tăng cường phúc lợi XH. VD: Hàn Quốc vào thập niên 1960, Indo vào thập niên 1970, Uganda và VN vào thập niên 1990… ODA đc sd rất nhiều vào việc cải thiện dịch vụ công như GD, y tế và dân số, vận tải, thông tin và năng lượng, nông nghiệp, môi trường… những lĩnh vực này rất khó huy động nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước. Nước tiếp nhận có ĐK trang bị những công nghệ cao ở nhiều lĩnh vực, trong đó có cả những lĩnh vực mũi nhọn phù hợp vs chiến lược pt KT-XH của mình, làm tiền đề cho việc pt các ngành công nghiệp chế tạo khác. ODA hỗ trợ các nước tiếp nhận hoàn thiện các thể chế và chính sách từ khâu hoạch định đến các BP thực thi. ODA giữ vai trò quan trọng trong những biến đổi, đóng góp ý tưởng về chính sách pt, đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ công chức, viên chức. ODA tạo điều kiện cho các nước nhận Yăng cường khả năng thu hút FDI. Khi giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng XH, các dự ánODA tạo ĐK để những nước tiếp nhận phát huy nội lực ở tất cả các vùng KT trên cả nước. Thông qua ODA, nước tiếp nhận có thể giải quyết rất nhiều việc làm cho người LĐ, một vấn đề XH rất nhạy cảm đối vs hầu hết các nước đang pt. Đối vs nhiều nước, ODA cung cấp các nguồn lực có thể giúp củng cố quyền lực chính trị và tính pháp lý của chế độ cầm quyền hiện hành. Tác động tiêu cực của ODA hay một số yếu kém trong quá trình tiếp nhận ODA ở các nước đang pt: Đói nghèo và sự phân bổ ODA sai lầm: Thành công của ODA trong việc xóa đói giảm nghèo vẫn chưa đc minh chứng. Ngân hàng TG ước tính sau 3 thập niên cung cấp viện trợ, 1/3 dân số TG (1,1 tỷ người) vẫn đang sống trong cảnh nghèo khổ. Căn bênh Hà Lan (Dutch disease): khi dùng phần lớn ODA để nhập khẩu, cán cân thương mại sẽ thâm hụt, hàng hóa của nước nhận sẽ ko cạnh tranh đc trên thị trường quốc tế kèm theo hàng loạt hậu quả khác. Tất cả làm cho tầng lớp nghèo càng trở nên khó khăn hơn, làm cho các nước khỏ hấp thụ hết nguồn vốn ODA. Hiệu quả của viện trợ lương thực: Đây đc xem là 1 hành động nhân đạo, tuy nhiên thực tế nó đem lại nhiều điều xấu hơn là tốt. Nó làm cho các nước kém và đang pt dễ bị lệ thuộc và tổn thương. Bởi vậy viện trợ lương thực thường vấp phải sự phản đối của nông dân, những người chiếm đa số dân chúng ở nhiều nước đang pt. ODA và vấn đề môi trường: Trong các mô hình tăng trưởng KT truyền thống được phần lớn các tổ chức viện trợ ưa chuộng, người ta ít quan tâm đến chi phí XH và môi trường. Ngân hàng TG đã chịu rất nhiều công kích về những dự án mà những người chỉ trích cho rằng đã gây ra nhiều hậu quả tai hại cho môi trường và người dân địa phương. Từ thập niên 1990 đến nay, Ngân hàng TG và các tổ chức tài trợ khác đã bắt đầu thử nghiệm những mô hình tài trợ mới có tính đến ảnh hưởng sinh thái và nguồn lực, kết hợp mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ MT để tạo ra mức tăng trưởng bền vững cho KT toàn cầu. ODA và việc quá lệ thuộc vào chuyện gia nước ngoài: Nhiều nhà tài trợ quá phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài trong quá trình hoạch định và triển khai dự án viện trợ mà ko tận dụng chất xám tại địa phương hoặc ko tham vấn người nghèo về các kế hoạch có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Điều này dẫn đến những dự án đc hoạch định yếu kém và gây ra sự chống đối từ phía những người tiếp nhận viện trợ. ODA và khả năng trả nợ: Do tính chất ưu đãi của ODA nên khi sd nó, người ta ko ý thức đc ngay gánh nặng nợ nần trong tương lai. Những nước sử dụng ODA có thể có sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian sẽ rơi vào cảnh nợ nần hết sức nặng nề. Tệ nạn tham nhũng ở các nước tiếp nhận viện trợ: Nạn tham nhũng, tình trạng thiếu minh bạch và thiếu đồng cảm đối vs những khó khăn của người nghèo của giới chức ở nhiều nước đang pt đã cản trở mạnh mẽ những nỗ lực của các nhà tài trợ trong việc giúp đỡ người nghèo. So sánh WB và IMF World Bank IMF Thời gian thành lập - Tháng 7 năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods - Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên Cơ cấu - Các nước thành viên (188) - Hội đồng Thống đốc - Ban Giám đốc điều hành Tổ chức - Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) - Công ty tài chính quốc tế (IFC) - Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) - Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn (ICSID) - Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) Không có Nguồn vốn WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian nhà đầu tư và người vay, tức là vay của người này để cho kẻ khác mượn. Các ông chủ WB là 188 quốc gia thành viên với tiền vốn bằng nhau, dùng đồng vốn tự phát hành trái phiếu, sự đóng góp cua các nước và bán trái phiếu trực tiếp cho chính phủ, tổ chức và ngân hàng trung ương các quốc gia để cho các nước đang phát triển vay vốn mức lãi suất ưu đãi Nguồn vốn của ÌM thì thu được từ tiền đăng ký quota giống như phí đăng kí thành viên của 188 nước. Nước góp nhiều nhất là Mỹ (chiếm 18,25%), kế đến là Đức (5,67%), Nhật (5,67%), Pháp (5,10%), Anh (5,10%). Điều kiện vay tiền WB thường chỉ cho vay với đối tượng các nước đang phát triển, nước càng nghèo càng dễ vay - Thời gian vay của IBRD là 12-15 năm - Thời gian vay của IDA là 35-40 năm IMF cho phép mọi nước thành viên bất luận giàu nghèo, đều có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5 năm, hoặc chậm nhất là 10 năm Tài chính quốc tế Trình bày vai trò của TCQT và các chủ thể tham gia vào TCQT? -Khái niệm: Tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia, gắn liền với các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ thể của quốc gia này với các chủ thể của quốc gia khác, hoặc với các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ quốc tế. -Vai trò của TCQT: +Khai thác các nguồn lực ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội +Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới +Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. -Các chủ thể TCQT: +Nhà nước: .Viện trợ không hoàn lại .Tín dụng nhà nước quốc tế .Thu thuế quan với hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia +Các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, ADB, WB, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu,… +Các tổ chức tài chính tín dụng quốc gia: .Tín dụng quốc tế: Các ngân hàng thương mại tham gia vào các quan hệ này với tư cách là người cho vay hoặc người đi vay, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng chi phối. .Đầu tư quốc tế: dưới hình thức liên doanh, liên kết hoặc đầu tư mua bán chứng khoán trên thị trường quốc tế. .Mua bán ngoại hối theo yêu cầu của khách hàng hoặc của chính mình .Cung cấp/ sử dụng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và thu trả phí dịch vụ (chuyển tiền quốc tế, thanh toán quốc tế, tư vấn, bảo lãnh, bảo hiểm…) +Các chủ thể khác: .Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức xã hội… .Các giao dịch tài chính quốc tế của các chủ thể này được thể hiện chủ yếu dưới các hình thức như xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, đầu tư trực tiếp và gián tiếp quốc tế, viện trợ, kiều hối… Trình bày khái niệm, đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối? -Khái niệm: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại tiền tệ khác nhau. -Đặc điểm: +Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Các giao dịch chủ yếu trên thị trường ngoại hối là các giao dịch tại thị trường liên ngân hàng, nói có những nhu cầu rất lớn về ngoại tệ cũng như nội tệ phục vụ cho các hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư. Thị trường liên ngân hàng là nơi tập hợp cung – cầu các loại tiền tệ và trên cơ sở đó xác định tỷ giá giữa các đồng tiền. Việc mua bán ngoại tệ và tìm bên đối tác trong các giao dịch ngoại hối là một quá trình thu thập thông tin cung – cầu tiền tệ của các bên trung gian. Người trung gian sẽ là người kết nối các giao dịch được thực hiện bởi các đối tác, mà trên thị trường ngoại hối chủ yếu là các ngân hàng. +Thị trường mang tính toàn cầu: Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại một địa điểm xác định về mặt địa lý mà có thể là bất kỳ nơi nào diễn ra các hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. +Nhạy cảm với các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội: Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành 1 cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tỷ giá hối đoái được quyết định bởi 3 yếu tố .Các yếu tố kinh tế: Chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế và các chỉ số kinh tế khác : Chính sách tài khóa chính phủ và chính sách tiền tệ, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách chính phủ, các mức độ và xu hướng của cán cân thương mại, mức độ và xu hướng lạm phát, tăng trưởng và sức khỏe kinh tế, năng suất của một nền kinh tế… .Điều kiện chính trị: Điều kiện chính trị và các sự kiện nội bộ, khu vực và quốc tế có thể có một ảnh hưởng sâu sắc trên thị trường tiền tệ. Tất cả các tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với bất ổn chính trị và dự đoán về đảng cầm quyền mới. Biến động chính trị và bất ổn có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia. Ví dụ, bất ổn của chính phủ liên minh ở Pakistan và Thái Lan có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị đồng tiền của họ. Tương tự như vậy, trong một quốc gia gặp khó khăn về tài chính, sự nổi lên của một nhóm chính trị được coi là chịu trách nhiệm về tài chính có thể có tác dụng ngược lại. Ngoài ra, các sự kiện trong một quốc gia trong một khu vực có thể thúc đẩy sự quan tâm tích cực/tiêu cực ở nước láng giềng, và trong quá trình này, ảnh hưởng đến đồng tiền của mình. .Tâm lý thị trường: Tâm lý thị trường và nhận thức của thương nhân ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Chuyến bay đến chất lượng: Các sự kiện quốc tế tình trạng đáng lo ngại có thể dẫn đến một "chuyến bay đến chất lượng", một loại chuyến bay vốn theo đó các nhà đầu tư di chuyển tài sản của họ tới một "thiên đường an toàn" theo cảm nhận. Sẽ có một nhu cầu lớn hơn, do đó một mức giá cao hơn, đối với các tiền tệ coi là mạnh hơn các đối tác tương đối yếu của chúng. Các Đô-la Mỹ, Phật-lăng Thụy Sĩ và vàng có được nơi trú ẩn an toàn truyền thống trong các thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế. +Thị trường “không ngủ”: Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày vì khi một trung tâm giao dịch ngoại hối đóng cửa thì các trung tâm khác vẫn đang hoạt động. Thời gian giao dịch ngoại hối chồng chéo, gối lên nhau tại tất cả các thị trường ngoại hối. -Chức năng: +Thực hiện giao dịch TCQT: .Thương mại quốc tế .Luân chuyển vố quốc tế .KD và phòng ngừa rủi ro tỷ giá +Giúp xác định tỷ giá hối đoái thông qua cung cầu của thị trường. +Là nơi để Ngân hàng Trung ương tiến hành can thiệp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái và thực hiện chính sách tỷ giá của chính phủ. Khái niệm, kết cấu, và 2 nguyên tắc hoạch toán của cán cân thanh toán quốc tế -Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là một bản tóm tắt thống kê giá trị tất cả những giao dịch kinh tế giữa người cư trú của một nước với người không cư trú trong thời kỳ nhất định, thường là một năm. -Kết cấu: (1) Cán cân vãng lai (CA): phản ánh các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chuyển dịch thanh toán giữa hai nước. Bao gồm: +Cán cân thương mại – TB +Cán cân dịch vụ - Se +Cán cân thu nhập – Ie .Thu nhập trả cho người lao động .Thu nhập từ vốn đầu tư: Lợi tức, cổ tức, trái tức… +Cán cân di chuyển một chiều – Trf .Chuyển tiền của tư nhân/chính phủ .Viện trợ không hoàn lại, bồi thường, biếu/tặng, trợ cấp… (2) Cán cân vốn (K): phản ánh di chuyển tiền tệ trong hoạt động tín dụng đầu tư giữa hai nước. Bao gồm: +Cán cân vốn ngắn hạn – Kl: .Tín dụng thương mại .Giao dịch giấy tờ có giá ngắn hạn +Cán cân vốn dài hạn – Ks: .Đầu tư nước ngoài vào trong nước .Đầu tư trong nước ra ngoài nước +Chuyển giao vốn một chiều – Ktr .Viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư .Các khoản nợ được xóa, tài khoản của người di cư… (3) Lỗi và sai sót: Khoản mục này nếu có là do sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. (4) Cán cân tổng thể (OB): Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Lỗi và sai sót (5) Cán cân bù đắp chính thức (OFB) = -Cán cân tổng thể +Dự trữ ngoại hối quốc gia (vai trò quyết định) +Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác. +Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán. -2 nguyên tắc hạch toán của cán cân thanh toán quốc tế +Nguyên tắc ghi Có (+) và Nợ (-) Giao dịch phát sinh cung ngoại tệ CÓ (+) Giao dịch phát sinh cầu ngoại tệ NỢ (-) -Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ -Thu thu nhập -Thu chuyển giao 1 chiều (nhận quà, nhận viện trợ…) -Nhập khẩu vốn (đầu tư, tín dụng vào trong nước…) -Giảm dự trữ ngoại hối -Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ -Chi thu nhập -Chi chuyển giao 1 chiều (tặng quà, chi viện trợ…) -Xuất khẩu vốn (đầu tư, tín dụng ra nước ngoài…) -Tăng dự trữ ngoại gối +Nguyên tắc bút toán kép: Mỗi giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú đều được ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng ngược dấu. Hay nói cách khác, mỗi giao dịch quốc tế sẽ được ghi lại 2 lần, 1 lần ghi Có, 1 lần ghi Nợ. Cán cân thanh tán luôn được cân bằng Phân tích 1 số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và các tác động chính của nó đối với nước Mỹ và thế giới -Nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ lại được xác định có nguyên nhân từ việc các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay mua nhà “dưới chuẩn” với một quy mô lớn. Việc một số lượng lớn người dân đổ xô vào vay tiền ngân hàng (trả lãi và vốn trong một thời gian dài) là do tình trạng lãi suất và dễ vay mượn ở Mỹ mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng, cứu nền kinh tế Mỹ khỏi suy thoái sau cuộc khủng hoảng năm 2000-2001 (chỉ từ tháng 5/2001 đến tháng 12/2002, FED đã 11 lần giảm lãi suất cho vay từ 6,5% xuống còn 1,75%/năm). Còn các NHTM có thể cho người dân vay mua nhà “dưới chuẩn” đầy rủi ro với một quy mô lớn là do được các công ty tài chính và ngân hàng đầu tư, trong đó đặc biệt là hai công ty Fanie Mae và Freddie Mac được Chính phủ Mỹ bảo trợ, “cấp vốn” bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM, biến chúng thành loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp để bán lại cho các công ty, các ngân hàng đầu tư lớn khác như: Bear Stearms, Merrill Lynch… Các công ty tài chính, ngân hàng đầu tư này lại phát hành trái phiếu trên cơ sở các chứng từ cho vay thế chấp đó để bán cho các ngân hàng Mỹ khác và ngân hàng nhiều nước trên thế giới làm tài sản tích trữ do uy tín của các ngân hàng phát hành. Việc “chứng khoán hoá” các khoản vay thế chấp đã vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước. Chuỗi hoạt động kinh doanh mang tính chất đầu cơ đã làm thị trường nhà đất nóng lên, giá nhà đất bị đẩy lên cao, trở thành “bong bóng”. “Bong bóng” nổ là không thể tránh khỏi. -Nguyên nhân sâu xa: Cuộc khủng hoảng tài chính có nguyên nhân từ cơ cấu và cơ chế vận hành nền kinh tế Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933, các học thuyết kinh tế đề cao vai trò tự điều tiết của thị trường, điều tiết của “bàn tay vô hình” bị phê phán, học thuyết kinh tế của Keynes đề cao vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã ra đời. Cơ chế phối hợp giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước đã giúp nền kinh tế thị trường thế giới phát triển tương đối ổn định trong suốt hơn 60 năm qua (khắc phục, giảm bớt được quy mô, tính tàn phá của các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ). Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ trước, các trường phái kinh tế Tân tự do (Tân cổ điển) lại được đề cao. Trong bối cảnh thực hiện các chính sách tự do hoá kinh tế, Chính phủ Mỹ còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài. Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tiếp giảm lãi suất liên ngân hàng (từ 6,5% xuống còn 1,75%), theo đó, lãi suất cho vay của tín dụng thứ cấp cũng giảm xuống thấp. Chính sách nới lỏng tiền tệ (chính sách đồng đô la rẻ) đã kích thích người dân vay tiền mua nhà và các tổ chức tín dụng thì sẵn sàng cho vay, đầu tư mạo hiểm. Tóm lại, sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua. Kinh tế thị trường Mỹ dựa chủ yếu trên sở hữu tư nhân, lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp năng động, nhưng cũng là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp đầu cơ, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, phá vỡ những cân đối duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng. -Tác động đối với nước Mỹ và thế giới: Với Mỹ:+Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới. Trước hết là đối với nước Mỹ. ở Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính biến thành cuộc khủng hoảng kinh tế, sản xuất suy thoái, thất nghiệp tăng lên, do đó được xem là cuộc khủng hoảng “3 trong 1”. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và công ty tài chính, kể cả những ngân hàng, công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ. +Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo, nhiều cổ phiếu rớt giá thế thảm. Trước khi phá sản, cổ phiếu của ngân hàng Lehman Brother giảm 94%, cổ phiếu của Freddie và Fannie giảm 90%; từ đầu năm 2008 đến tháng 3/2009, cổ phiếu của AIG giảm 79%; cổ phiếu của City Group, Bank of America, Goldman Sachs giảm hơn 60%,…Cả bốn chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ là các chỉ số DowJone, S&P 500, Nasdaq và FTSE đều sụt giảm nghiêm trọng, một sự sụt giảm mạnh nhất từ những năm 1930 trở lại đây. +Sản xuất và tiêu dùng ở Mỹ cũng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ngành sản xuất ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng. Ba hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motor, Ford, Chrysler đều thua lỗ nặng nề. Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn của Mỹ buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản. Sản xuất đình đốn, sa thải lao động làm thất nghiệp của Mỹ tăng lên từng tháng và đạt mức cao nhất trong 25 năm qua, từ 2,59 triệu người năm 2007 lên 3,84 triệu năm 2008 và 4,61 triệu người vào tháng 2/2009. Với TG: +Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới, gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh tế thế giới nói chung. Nhiều ngân hàng là những nạn nhân của cuộc khủng tài chính Mỹ, buộc phải xin trợ giúp của chính phủ hoặc bị chính phủ quốc hữu hoá. + Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, trong năm 2008, cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm tổn thất 50 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản tài chính của thế giới, trong đó, các nước đang phát triển châu Á là chịu thiệt hại nặng nề hơn cả với tổng giá trị bị thiệt hại là 9,6 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng giá trị GDP trong một năm của những nước này. Mặc dù chỉ có hơn 20 nước chính thức tuyên bố rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng trên thực tế hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, gặp khó khăn và suy giảm tốc độ tăng trưởng ở các mức độ khác nhau. + Một hệ quả khác của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là sự phá sản của chính sách kinh tế tự do hoá mà nước Mỹ thực hiện nhiều năm qua và muốn áp đặt cho cả thế giới. Sau khủng hoảng, tại nước Mỹ và trên thế giới, chính sách kinh tế của các chính phủ sẽ cân bằng hơn giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước; sự can thiệp, điều tiết kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế sẽ nhiều hơn; sự giám sát của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với hệ thống tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán sẽ chặt chẽ hơn hiện nay. Cuộc khủng hoảng cũng làm thay đổi tương quan giữa các nước, các nền kinh tế lớn trên thế giới với sự suy giảm vai trò của một số nước (như Mỹ, Nhật,…) và sự nổi lên của một số nước khác (như Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Braxin,…). Do đó, xuất hiện yêu cầu đòi hỏi phải thay đổi hệ thống kinh tế, tài chính thế giới với vai trò chi phối, thống trị của Mỹ nhiều năm qua, thay đổi cơ cấu và quy chế hoạt động của IMF, WB, WTO; tìm kiếm những đồng tiền khác thay thế vai trò độc quyền của đồng Đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán và dự trữ quốc tế. Quá trình thay đổi làm hình thành hệ thống kinh tế, tài chính thế giới theo hướng dân chủ hơn, hợp lý hơn đang từng bước được thực hiện. Hội nhập kinh tế quốc tế KN, Các cấp độ hội nhập Kinh tế quốc tế +Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế. +Các cấp độ hội nhập Kinh tế quốc tế STT Cấp độ Đặc điểm Ví dụ 1 Khu mậu dịch tự do (FTA) Là giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhập kinh tế. Các nền kinh tế thành viên tiến hành giảm và loại bỏ dần các hàng rào thuế quan, các hạn chế định lượng và các biện pháp phi thuế quan trong thương mại nội khối. Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do Trung Âu ( CEFTA), …. 2 Liên minh thuế quan (Customs Union) Tham gia vào liên minh thuế quan, các thành viên còn phải cùng nhau thực hiện một chính sách thuế quan chung đối với các nước ngoài khối Hiệp định ANDEAN, Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC), Cộng đồng phát triển Nam Phi(SADC),… 3 Thị trường chung (Common Market) Là mô hình liên minh thuế quan cộng thêm việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển các yếu tố sản xuất khác như vốn và lao động. Như vậy trong thị trường chung, không chỉ hàng hóa, công nghê,… mà hầu hết các nguồn lực khác đều được tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Thị trường chung Nam Mỹ, Thị trường chung các nước vùng Caribe,… 4 Liên minh kinh tế (Economic Union) Là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở mô hình thị trường chung cộng thêm việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các nước thành viên như: ấn định một tỷ giá hối đoái cố định trong 1 thời gian dài giữa các nước liên minh với nhau, ấn định lãi suất trong nước cân đối với lãi suất của liên minh, lập ra 1 cơ quan duy nhất có trách nhiệm quản lý tiền tệ chung. Liên minh Châu Âu (EU) 5 Liên minh kinh tế toàn diện (Comprehensive Union) Hay còn gọi là Liên minh kinh tế và tiền tệ. Các thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thuế, và các chính sách xã hội. Các thành viên cùng nhau thỏa thuận về các vấn đề như: cùng xâu dựng một chính sách phát triển kinh tế chung cho toàn liên minh, xây dựng chính sách đối ngoại chung,….. Quyền lực quốc gia ở các lĩnh vực được chuyền giao cho một cơ chế cộng đồng. Trên Thế Giới hiện nay Liên minh Châu Âu đang tiến hành xây dựng liên minh kinh tế toàn diện. Tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế -Tích cực: tạo ra những cơ hội cho phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia +HNKT làm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mỗi quốc gia nhờ mở rộng thị trường ngoài nước. Đồng thời làm tăng khả năng tiếp cận các nguồn hàng hóa , dịch vụ cho các quốc gia +Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả vốn vay, ODA và FDI cũng như các công nghệ cao nhờ việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. +Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mỗi nước theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi nước, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, khoa học,…từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp các quốc gia. +Thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. +Là giải pháp trung hòa 2 xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch của 2 trường phái kinh tế đối lập nhau: Trường phái tân cổ điển và trường phái chủ nghĩa dân tộc mới. +Dỡ bỏ dần hàng rào về thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên, tạo khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp với tiến trình tự do hóa đa phương, phát triển hệ thống thương mại đa phương. -Tiêu cực: đối mặt với những thách thức ở mỗi quốc gia +Mở cửa đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa và doanh nghiệp mỗi quốc gia +Xóa bỏ hàng rào thuế quan có nghĩa là các quốc gia sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách, nhất là đối với các nước đang phát triển, nơi mà thuế quan là 1 bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước +Tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước áp lực hội nhập đòi hỏi phải có một nguồn tài lực và vật lực rất lớn mà không dễ gì một nước, nhất là các nước kém phát triển có thể đáp ứng được. +Sự khác biệt về trình độ giữa các thành viên, nên dễ tạo nguy cơ là các nền kinh tế đang phát triển phải phụ thuộc vào một số trung tâm kinh tế lớn về nguồn hàng, công nghệ, vốn,…-> giảm sự độc lập của các quốc gia đang phát triển +Trong tiến trình hội nhập, các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống dễ bị xói mòn trước những cám dỗ từ bên ngoài đưa vào -> tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sự lan tỏa một số hành động xấu, mang tính độc hại như khủng bố, mại dâm,… +Trong phạm vi toàn cầu, HNKT khu vực và song phương có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các khối kinh tế - mậu dịch với nhau, giữa các nước trong khối và ngoài khối -> dễ dẫn đến tình trạng thị trường bị chia cắt, ngăn cản quá trình tự do hóa đa phương và làm chậm quá trình toàn cầu hóa. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia vào AEC I.Cơ hội -Về nguồn vốn: +VN tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài liên tục +Quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước trong khối phát triển tốt đẹp. -Đối với người lao động +Các chỉ số về việc làm, GDP, đầu tư, tiêu dùng khu vực tư nhân, xuất – nhập khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. +Nhu cầu sử dụng lao động tăng cao -Đối với người tiêu dùng: Nhiều sự lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng và giá cả hợp lý. -Đối với thương mại: +Tăng khối lượng trao đổi thương mại, tăng trưởng xuất khẩu với ASEAN và các nước đối tác. +Thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực. +Mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam -Đối với vị thế đất nước: Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế II.Thách thức -Thách thức về dịch vụ: Nếu mục tiêu tự do lưu chuyển dịch vụ trong AEC được thực hiện hóa, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chắc chắn sẽ bị đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. -Thách thức về lao động: Khi AEC hoàn tất mục tiêu tự do lưu chuyển lao động, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ, lao động Việt Nam tay nghề kém, thiếu các kỹ năng cần thiết (ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp…) có thể sẽ gặp khó khăn lớn. - Thách thức về quản lý dòng vốn: Nếu AEC hoàn thành mục tiêu tự do lưu chuyển về vốn, Việt Nam sẽ đứng trước thách thức trong việc kiểm soát dòng vốn ra/vào.