« Home « Kết quả tìm kiếm

Quan hệ Kinh tế Quốc tế Dề cương


Tóm tắt Xem thử

- NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ Dự kiến đề thi 60’, 2 câu hỏi.
- Tổng quan về QHKTQT  KN, Điều kiện hình thành nền KTTG -Khái niệm: Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế quốc gia trong mối liên hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau thông qua sự phát triển phân công lao động quốc tế và sự hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
- Nền kinh tế thế giới gồm hai bộ phận cơ bản là các chủ thể kinh tế quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế.
- -Điều kiện hình thành nền kinh tế thế giới: (Phân công lao động là sự phân chia lao động để sản xuất ra một hay nhiều sản phẩm nào đó mà phải qua nhiều chi tiết, nhiều công đoạn cần nhiều người thực hiện.
- Các sản phẩm này không còn giới hạn ở nhu cầu sử dụng của người sản xuất mà nó được trao đổi, mua bán, được lưu thông đến người sử dụng trong xã hội, lúc này sản phẩm đó được gọi là hàng hóa.) +Phân công lao động quốc tế: Nền kinh tế thế giới chỉ có thể xuất hiện khi các nền kinh tế quốc gia đạt đến trình độ phát triển làm chúng gắn bó với nhau trên cơ sở phân công lao động xã hội ở mỗi quốc gia vượt ra khỏi biên giới đất nước để trở thành phân công lao động quốc tế và hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
- Mặt khác, để hình thành nền kinh tế thế giới còn cần những quan hệ thị trường đi kèm theo phân công lao động quốc tế.
- Sự phát triển này đã làm cho các bộ phận của nền kinh tế thế giới ngày càng xích lại gần nhau hơn và quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới mở rộng không ngừng.
- KN, các loại chủ thể QHKTQT -Chủ thể của QHKTQT là những đại diện của nền KTTG, những thực thể tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế.
- Các chủ KTQT bao gồm các thực thể kinh tế ở các cấp độ khác nhau.
- -Các loại chủ thể QHKTQT +Các quốc gia có chủ quyền +Các vùng, lãnh thổ +Cá nhân, các công ty xuyên quốc gia (TCNs), tổ chức phi chính phủ (NGOs) +Các tổ chức kinh tế quốc tế  KN QHKTQT, phân biệt QHKTQT vs KTĐN.
- Nội dung, đặc điểm của QHKTQT -Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng hòa các quan hệ kinh tế hình thành giữa các chủ thể kinh tế thế giới trong tiến trình di chuyển quốc tế các yếu tố và các phương tiện của quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước.) -Phân biệt QHKTQT và KTĐN +QHKTĐT là tổng thể các mối quan hệ về vật chất và tài chính, các mỗi quan hệ kinh tế và khoa học – công nghệ của một quốc gia với phần còn lại của thế giới.
- +QHKTQT là tổng hòa các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia.
- -Những đặc điểm chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế +QHKTQT phát triển mạnh làm cho các nền kinh tế quốc gia xâm nhập vào nhau ngày càng sâu.
- +Trong phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, các nước đều tăng cường hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau trong giải quyết các vấn đề chung của kinh tế thế giới.
- +Các tổ chức kinh tế quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng với tư cách là các thể chế điều phối và hợp tác của các quan hệ kinh tế quốc tế.
- -Biểu hiện mới của QHKTQT: +Cạnh tranh về kinh tế mạnh mẽ chưa từng thấy trong quá trình phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế.
- +Các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn về chính trị, hoặc ngược lại bất đồng kinh tế chỉ là sự che đậy mâu thuẫn chính trị.
- Tổng quan thương mại quốc tế  KN, nguyên nhân dẫn đến TMQT, tầm quan trọng của TMQT -Khái niệm: Thương mại quốc tế là sự mua bán/ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, giữa các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu.
- -Nguyên nhân: Do nhu cầu mở rộng thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các quốc gia với mong muốn phát triển kinh tế.
- -Tầm quan trọng của TMQT: Thể hiện qua giá trị, tốc độ tăng trưởng và những tác động về kinh tế - xã hội của nó.
- +Đối với nền kinh tế như là một tổng thể: TMQT làm gia tăng quá trình phân công lao động quốc tế cả về chiều rộng (nhiều quốc gia hợp tác làm 1 sp) lẫn chiều sâu (có sp được chuyên sản xuất bởi 1 quốc gia nhất định).
- =>TMQT đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và thúc đẩy tiêu dùng tiêu dùng, góp phần làm gia tăng phúc lợi cho toàn xã hội.
- Nội dung cơ bản của lý thuyết trọng thương -Nội dung: Lý thuyết trọng thương là lý thuyết kinh tế cho rằng sự thịnh vượng và hùng mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào lượng vàng bạc mà nó có, rằng tổng giá trị tài sản thế giới cũng như tổng giá trị thương mại là cố định, vì vậy nước này được tức là nước khác phải mất.
- Kinh tế và thương mại vì vậy trở thành trò chơi có “kẻ thắng – người thua”.
- Xuất phát từ tiền đề đó, lý thuyết trọng thương cho rằng chính phủ phải đóng một vài trò tích cực trong nền kinh tế để bảo đảm gia tăng không ngừng sự tích lũy vàng bạc, đặc biệt là thông qua thặng dư của cán cân thương mại.
- Chính sách thương mại tự do Chính sách thương mại bảo hộ Khái Thương mại tự do là khái niệm kinh tế chỉ sự mua Chính sách thương mại bảo hộ là chính sách của chính niệm bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia không bị phủ nhằm đặt ra những rào cản đối với hoạt động giới hạn bởi bất kỳ một rào cản thương mại nào, cả trao đổi hàng hóa dịch vụ với bên ngoài (bao gồm thuế và phi thuế, và sự di chuyển tự do của lao thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, kiểm soát tiền tệ, quy động qua biên giới.
- Ủng hộ Những lý thuyết kinh tế cổ điển của Adam Smith, Các lý thuyết kinh tế cổ điển dựa trên tiền đề là thế David Ricardo, Heckscher – Ohlin về lợi thế tuyệt giới hòa bình và hài hòa, tuy nhiên thực tế thì các đối và lợi thế so sánh là cơ sở cho các ủng hộ quốc gia tồn tại trong cạnh tranh, có khi chiến tranh thương mại tự do.
- Tất cả các bên tham gia đều được lợi lại, chủ nghĩa bảo hộ lại mang đến nhiều lợi ích cho nhờ phát huy lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh kinh tế.
- đoạn đầu tồn tại, bất lợi này sẽ được khắc phục thông -Tăng hiệu quả sản xuất, năng suất và tăng trưởng qua một thời gian học hỏi về sản phẩm, quy trình sản kinh tế: TMTD khiến các nguồn lực được phân bổ xuất, tiếp thị sản phẩm và đào tạo công nhân… Để có một cách hiệu quả nhất giữa các ngành sản xuất giai đoạn này, cần phải có sự bảo vệ của chính phủ của nền kinh tế.
- -Cải thiện mức sống: TMTD làm tăng khả năng sản -Tăng cường sản xuất trong nước: Chính sách bảo hộ xuất vầ tiêu dùng của nền kinh tế.
- gắn với lợi ích các nước đang phát triển.
- các chính phủ cũng phải thiết lập và ngày càng -An ninh quốc phòng: Lập luận cho rằng 1 hàng rào hoàn thiện các thể chế kinh tế - xã hội và chính trị bảo hộ sẽ giúp quốc có thể hoặc sẵn sàng sản xuất sản phù hợp để bảo đảm tốt sự vận hành của thương phẩm cần thiết khi có nhu cầu quân sự khẩn cấp.
- tiền đề này không tốn tại trong nền kinh tế hiện đại -Không phát huy đươc lợi ích của nền sản xuất quy ngày nay vì vậy nên lý thuyết bị mất giá trị.
- Vì chính phủ dựng rào cản với hàng nhập khẩu Một số nhà kinh tế chính trị học lập luận, lợi thế so từ nước ngoài nên hàng xuất khẩu cũng phải đối mặt sánh trong QHKTQT hiện đại là sản phẩm của chính với rào cản tương tự từ các nước khác (nhiều khi sách thay vì sự sẵn có của các yếu tố sản xuất.
- Những nền kinh tế nhỏ mà không -TMTD khiến các nền kinh tế đang phát triển lệ sản xuất phục vụ thị trường nước ngoài thì thị trường thuộc rất lớn vào bên ngoài, dễ bị tổn thương trong nước không đủ lớn để đạt được lợi ích của nền trước các cú sốc cung cầu hay đầu tư từ bên ngoài.
- Ngoài ra, nhiều luật lệ tự do hậu, đặc biệt là với các nước kém phát triển.
- hóa thương mại mà các nước phát triển áp đặt lên -Thiệt hại cho người tiêu dùng: Ít lựa chọn.
- Các nước xuất khẩu đồng ý thực hiện hằm xoa dịu các nước nhập khẩu và nhằm tránh tác động các hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu có thể áp đặt.
- Bản chất của nguyên tắc mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của nước ngoài.
- Cơ hội -Về kinh tế: +Cân bằng quan hệ thương mại với các khu vực thị trường trọng điểm +Giảm thuế xuất nhập khẩu ở các thị trường lớn +Tăng trưởng kinh tế trong nước +Thu hút đầu tư FDI -Về thể chế: +Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường +Hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế +Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng minh bạch +Hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN -Về xã hội: +Tạo thêm việc làm cho người lao động +Nâng cao thu nhập bình quân đầu người +Xóa đói giảm nghèo b.
- Thách thức -Kinh tế: +Trình độ phát triển chênh lệch kinh tế giữa các nước +Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực chăn nuôi +Quy tắc xuất xứ hàng hóa “từ sợi trở đi” +Vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm +Thắt chặt đạo luật về kinh tế.
- -Xã hội: +Cạnh tranh tăng cho doanh nghiệp +Chi phí lao động có xu hướng tăng -Chính trị: +Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước +Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thể chế XHCN +Tiềm năng kinh tế còn bị hạn chế 4.
- KN, Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Giúp công ty ở các nước đi đầu tư kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
- Đối với nước nhận đầu tư.
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho các nước nhận đầu tư, đb là các nước nghèo.
- Các nước nhận đầu tư, đb là các nước đang pt, đứng trước mối lo ngại về an ninh chính trị của nước mình khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư.
- +Căn cứ vào chủ thể cho vay: .Vay ưu đãi do chính phủ các nước, chủ yếu các nước phát triển hay do các tổ chức kinh tế quốc tế cho các nước đang phát triển vay với các điều kiện ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn thanh toán, thời gian ân hạn và phương thức thanh toán.
- Chính phủ các nước phát triển là chủ nợ lớn các nước đang phát triển thông qua viện trợ ODA.
- Lãi suất này biến động tùy theo chính sách tiền tệ các nước, đặc biệt là các cường quốc kinh tế và tình hình biến động kinh tế thế giới.
- quốc tế.
- Viện trợ nước ngoài  KN, phân loại ODA  Khái niệm: ODA ( official development assistance) là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (các chính phủ, ngos, lien chính phủ, liên quốc gia) cung cấp cho các nước chậm và đang phát triển.
- thúc đẩy sự phát triển kte và phúc lơi ở các nước này  Phân loại.
- Quy mô quốc gia.
- Mức độ dân chủ  Tác động của ODA đối với các nước cung cấp và các nước nhận ODA.
- các nước pt lại sẵn sàng cung cấp ODA cho các nước nghèo.
- ODA tạo điều kiện cho các nước nhận Yăng cường khả năng thu hút FDI.
- Tác động tiêu cực của ODA hay một số yếu kém trong quá trình tiếp nhận ODA ở các nước đang pt.
- So sánh WB và IMF  World Bank IMF Thời gian thành - Tháng 7 năm 1944 tại Hội nghị Bretton Woods lập - Cả hai tổ chức đều chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề liên quan đến kinh tế và tập trung việc củng cố cũng như phát triển nền kinh tế của nước thành viên Cơ cấu - Các nước thành viên (188.
- -Vai trò của TCQT: +Khai thác các nguồn lực ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội +Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới +Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính.
- +Nhạy cảm với các sự kiện kinh tế - chính trị - xã hội: Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành 1 cách hợp lý, linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Tỷ giá hối đoái được quyết định bởi 3 yếu tố .Các yếu tố kinh tế: Chính sách kinh tế, điều kiện kinh tế và các chỉ số kinh tế khác : Chính sách tài khóa chính phủ và chính sách tiền tệ, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách chính phủ, các mức độ và xu hướng của cán cân thương mại, mức độ và xu hướng lạm phát, tăng trưởng và sức khỏe kinh tế, năng suất của một nền kinh tế… .Điều kiện chính trị: Điều kiện chính trị và các sự kiện nội bộ, khu vực và quốc tế có thể có một ảnh hưởng sâu sắc trên thị trường tiền tệ.
- Biến động chính trị và bất ổn có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế của một quốc gia.
- Các Đô-la Mỹ, Phật-lăng Thụy Sĩ và vàng có được nơi trú ẩn an toàn truyền thống trong các thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế.
- Khái niệm, kết cấu, và 2 nguyên tắc hoạch toán của cán cân thanh toán quốc tế -Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là một bản tóm tắt thống kê giá trị tất cả những giao dịch kinh tế giữa người cư trú của một nước với người không cư trú trong thời kỳ nhất định, thường là một năm.
- Cán cân thanh tán luôn được cân bằng  Phân tích 1 số nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và các tác động chính của nó đối với nước Mỹ và thế giới -Nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân cuộc khủng hoảng được xác định là bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
- -Nguyên nhân sâu xa: Cuộc khủng hoảng tài chính có nguyên nhân từ cơ cấu và cơ chế vận hành nền kinh tế Mỹ.
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới các học thuyết kinh tế đề cao vai trò tự điều tiết của thị trường, điều tiết của “bàn tay vô hình” bị phê phán, học thuyết kinh tế của Keynes đề cao vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã ra đời.
- Cơ chế phối hợp giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước đã giúp nền kinh tế thị trường thế giới phát triển tương đối ổn định trong suốt hơn 60 năm qua (khắc phục, giảm bớt được quy mô, tính tàn phá của các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ).
- Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ trước, các trường phái kinh tế Tân tự do (Tân cổ điển) lại được đề cao.
- Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã liên tiếp giảm lãi suất liên ngân hàng (từ 6,5% xuống còn 1,75.
- Tóm lại, sự buông lỏng quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách kinh tế của nhà nước là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua.
- Kinh tế thị trường Mỹ dựa chủ yếu trên sở hữu tư nhân, lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp năng động, nhưng cũng là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp đầu cơ, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, phá vỡ những cân đối duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng.
- -Tác động đối với nước Mỹ và thế giới: Với Mỹ:+Hậu quả lớn và nặng nề nhất là phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của kinh tế thế giới.
- Ngành sản xuất ô tô, một trong những ngành sản xuất quan trọng nhất của kinh tế Mỹ, doanh thu giảm nghiêm trọng.
- Kinh tế suy thoái, tiêu dùng suy giảm nghiêm trọng làm hàng loạt các công ty bán lẻ lớn của Mỹ buộc phải phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản.
- Với TG: +Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới, gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh tế thế giới nói chung.
- Nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, trong năm 2008, cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu đã làm tổn thất 50 nghìn tỷ USD trong tổng tài sản tài chính của thế giới, trong đó, các nước đang phát triển châu Á là chịu thiệt hại nặng nề hơn cả với tổng giá trị bị thiệt hại là 9,6 nghìn tỷ USD, cao hơn tổng giá trị GDP trong một năm của những nước này.
- Một hệ quả khác của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là sự phá sản của chính sách kinh tế tự do hoá mà nước Mỹ thực hiện nhiều năm qua và muốn áp đặt cho cả thế giới.
- Sau khủng hoảng, tại nước Mỹ và trên thế giới, chính sách kinh tế của các chính phủ sẽ cân bằng hơn giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước.
- sự can thiệp, điều tiết kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế sẽ nhiều hơn.
- Cuộc khủng hoảng cũng làm thay đổi tương quan giữa các nước, các nền kinh tế lớn trên thế giới với sự suy giảm vai trò của một số nước (như Mỹ, Nhật.
- Hội nhập kinh tế quốc tế  KN, Các cấp độ hội nhập Kinh tế quốc tế +Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế hay liên kết kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường thế giới và khu vực thông qua các biện pháp tự do hóa và mở cửa thị trường trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.
- Hội nhập kinh tế quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác kinh tế quốc tế và phân công lao động quốc tế.
- +Các cấp độ hội nhập Kinh tế quốc tế STT Cấp độ Đặc điểm Ví dụ 1 Khu mậu dịch tự Là giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhập kinh tế.
- Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ do Các nền kinh tế thành viên tiến hành giảm và loại bỏ dần các (NAFTA), Khu vực mậu dịch (FTA) hàng rào thuế quan, các hạn chế định lượng và các biện tự do Trung Âu ( CEFTA.
- 2 Liên minh thuế Tham gia vào liên minh thuế quan, các thành viên còn phải Hiệp định ANDEAN, Cộng quan cùng nhau thực hiện một chính sách thuế quan chung đối đồng kinh tế Châu Âu (Customs Union) với các nước ngoài khối (EEC), Cộng đồng phát triển Nam Phi(SADC.
- 4 Liên minh kinh tế Là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở mô hình Liên minh Châu Âu (EU) (Economic Union) thị trường chung cộng thêm việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các nước thành viên như: ấn định một tỷ giá hối đoái cố định trong 1 thời gian dài giữa các nước liên minh với nhau, ấn định lãi suất trong nước cân đối với lãi suất của liên minh, lập ra 1 cơ quan duy nhất có trách nhiệm quản lý tiền tệ chung.
- 5 Liên minh kinh tế Hay còn gọi là Liên minh kinh tế và tiền tệ.
- Các thành viên cùng nhau thỏa thuận về các vấn kinh tế toàn diện.
- đề như: cùng xâu dựng một chính sách phát triển kinh tế chung cho toàn liên minh, xây dựng chính sách đối ngoại chung.
- Tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế -Tích cực: tạo ra những cơ hội cho phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia +HNKT làm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mỗi quốc gia nhờ mở rộng thị trường ngoài nước.
- +Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mỗi nước theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi nước, thúc đẩy giao lưu và trao đổi kinh nghiệm, khoa học,…từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp các quốc gia.
- +Là giải pháp trung hòa 2 xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: xu hướng tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch của 2 trường phái kinh tế đối lập nhau: Trường phái tân cổ điển và trường phái chủ nghĩa dân tộc mới.
- +Dỡ bỏ dần hàng rào về thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên, tạo khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp với tiến trình tự do hóa đa phương, phát triển hệ thống thương mại đa phương.
- -Tiêu cực: đối mặt với những thách thức ở mỗi quốc gia +Mở cửa đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa và doanh nghiệp mỗi quốc gia +Xóa bỏ hàng rào thuế quan có nghĩa là các quốc gia sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách, nhất là đối với các nước đang phát triển, nơi mà thuế quan là 1 bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước +Tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước áp lực hội nhập đòi hỏi phải có một nguồn tài lực và vật lực rất lớn mà không dễ gì một nước, nhất là các nước kém phát triển có thể đáp ứng được.
- +Sự khác biệt về trình độ giữa các thành viên, nên dễ tạo nguy cơ là các nền kinh tế đang phát triển phải phụ thuộc vào một số trung tâm kinh tế lớn về nguồn hàng, công nghệ, vốn.
- tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sự lan tỏa một số hành động xấu, mang tính độc hại như khủng bố, mại dâm,… +Trong phạm vi toàn cầu, HNKT khu vực và song phương có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các khối kinh tế - mậu dịch với nhau, giữa các nước trong khối và ngoài khối.
- -Đối với thương mại: +Tăng khối lượng trao đổi thương mại, tăng trưởng xuất khẩu với ASEAN và các nước đối tác