You are on page 1of 2

13.

Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến
hậu quả chung của tội phạm.
Nhận định sai. Vì với đồng phạm giản đơn thì hành vi của mỗi người đồng phạm
đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm. Còn đối với đồng
phạm phức tạp thì chỉ hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm
phát sinh hậu quả chung, hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp
sức là nguyên nhân gián tiếp đưa đến hậu quả chung của tội phạm.
14. Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt
buộc của đồng phạm.
Nhận định sai. Vì theo LHS căn cứ vài dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân
chia thành đồng phạm không có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu
trước.
Đồng phạm không có thông mưu trước không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với
nhau về việc cùng thực hiện một tội phạm; hoặc là có sự thỏa thuận nhưng không
đáng kể. Thuộc hình thức đồng phạm này có thể là trường hợp những người đồng
phạm nhất trí với nhau ở hiện trường và bắt tay ngay vào việc thực hiện tội phạm;
hoặc là trường hợp đồng phạm hình thành khi có người đang thực hiện tội phạm.
Như vậy, bàn bạc, thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm không phải là
dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
15. “Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
Nhận định sai. Vì trong quá trình cố ý cùng thực hiện một tội phạm, mục đích
phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau. Đối với những tội phạm
không yêu cầu mục đích là dấu hiệu định tội thì các đồng phạm không buộc phải
có chung dấu hiệu “cùng mục đích”.
Tuy nhiên, nếu trong mặt chủ quan của một số cấu thành tội phạm quy định “mục
đích” là dấu hiệu bắt buộc thì các đồng phạm phải có cùng mục đích. Cũng được
coi là “cùng mục đích” phạm tội khi những người tham gia thực hiện tội phạm biết
rõ và tiếp nhận mục đích của nhau.
Nếu cấu thành tội phạm quy định “cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc, nhưng
những người tham gia thực hiện tội phạm không có chung mục đích thì không phải
là đồng phạm.
Bài tập 6. A và B thống nhất rủ nhau đi dọc phố tìm cơ hội để trộm cắp xe gắn
máy. Nhân lúc ông C để xe bên lề đường vào mua báo, A và B dùng khóa vạn
năng nhanh chóng mở khóa xe để lấy xe của ông C thì bị bắt giữ.
(Biết rằng hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS)
Anh (chị) hãy xác định:
1. Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn nào?
- Hành vi phạm tội của A, B thực hiện ở giai đoạn là phạm tội chưa đạt.
2. Nếu A (17 tuổi), B (15 tuổi) thì A và B có đồng phạm hay không? Tại sao?
- A và B không là đồng phạm.
- Vì theo LHS thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,
đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Trong tình huống này chỉ có A (17 tuổi) có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Còn B (15 tuổi)
căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng. Hành
vi của A và B được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS là tội phạm ít nghiêm
trọng nên B không phải chịu trách nhiệm hình sự nên không thể coi A và B là đồng
phạm mà chỉ là phạm tội đơn lẻ.

You might also like