« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo phân tích thực trạng


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích thực trạng : Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam Nhóm Nghiên cứu Quốc gia của GARP-Việt Nam TS.
- Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Tháng 10- 2010 GARP-VN Phân tích thực trạng Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP-Việt Nam (NWG) TS.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn GS.
- Phó Giám đốc Nghiên cứu Lâm sàng.
- Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford.
- Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Cán bộ GARP- Việt Nam TS.
- GARP-Việt Nam giám sát.
- Chuyên gia vi sinh lâm sàng.
- Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford ThS.
- GARP-Việt Nam.
- Điều phối viên Quốc gia.
- Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Thư ký CDDEP/RFF GARP TS.
- Trung tâm Nghiên cứu Biến động Bệnh dịch, Kinh tế và Chính sách.
- Tổ chức Nguồn lực cho Tương lai GARP-VN Phân tích thực trạng Mục lục Lời nói đầu, TS.
- Các chỉ số cơ bản về kinh tế và y tế .
- Hệ thống cung ứng và quản lý kháng sinh .
- Cơ cấu lập pháp chi phối sự phân phối, lưu thông kháng sinh .
- Sử dụng kháng sinh tại các tuyến cơ sở .
- Sử dụng kháng sinh không hợp lý Cơ chế khuyến khích .
- Các ví dụ về mức sử dụng kháng sinh trên người .
- Chi phí cho kháng sinh tại các bệnh viện .
- Giám sát kháng kháng sinh .
- Kháng sinh sử dụng trên động vật III.
- Đánh giá sơ bộ, đề xuất chính sách và giải pháp can thiệp .
- Phân tích chính sách .
- Các cơ hội nghiên cứu Tài liệu tham khảo GARP-VN Phân tích thực trạng I Lời nói đầu Vấn đề về thực trạng kháng kháng sinh đã mang tính toàn cầu và đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển với gánh nặng của các bệnh nhiễm khuẩn và những chi phí bắt buộc cho việc thay thế các kháng sinh cũ bằng các kháng sinh mới, đắt tiền.
- Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
- Việc kiểm soát các loại bệnh này đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan truyền tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Có thể nói rằng, vi khuẩn càng phơi nhiễm nhiều với kháng sinh thì “sức ép về thuốc” càng lớn-các chủng kháng thuốc càng có nhiều cơ hội để phát triển và lây lan.
- Mặc dù kháng kháng sinh là vấn đề căn bản thuộc về y tế, trong đó sức ép về thuốc là yếu tố nội tại quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
- Tuy nhiên, vấn đề này còn chịu sự chi phối của nhiều lĩnh vực khác bao gồm các yếu tố về sinh thái học, dịch tễ học, văn hoá-xã hội và kinh tế.
- Người bệnh, các nhà lâm sàng, bác sỹ thú y, các phòng khám tư, bệnh viện và doanh nghiệp dược từ qui mô nhỏ đến lớn đều có rất ít động thái (về mặt kinh tế hoặc các khía cạnh khác) nhằm đánh giá những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng kháng sinh đối với các đối tượng liên quan hoặc hậu quả của những ảnh hưởng đó đối với thế hệ tương lai.
- Những hoạt động như tăng cường giám sát, các chiến dịch thông tin đại chúng về mối hiểm họa của tình trạng kháng kháng sinh là một phần cần thiết trong kế hoạch đối phó toàn diện có thể đem lại tác động rất hạn chế.
- Để đem lại hiệu quả cao, các giải pháp chính sách cần có sự thay đổi về mặt cấu trúc các biện pháp để khuyến khích đối với bệnh nhân, các nhà lâm sàng và các đối tượng khác trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời các chính sách này phải được vận hành trong mối quan tâm cao nhất của xã hội.
- Đánh giá các giải pháp chính sách phải bao gồm những hiểu biết của cộng đồng về bệnh nhiễm khuẩn.
- Trước hết cần nghiên cứu, vạch ra các giải pháp chính sách cụ thể và trọng tâm có thể đem lại các tác động có ý nghĩa đối với tình trạng kháng kháng sinh.
- Tiếp theo đó, cần phải biến giải pháp chính sách thành hành động.
- Kháng kháng sinh không nằm trong danh sách các vấn đề được ưu tiên của mỗi quốc gia cũng như không có được các đề xuất chiến lược nhằm thu hút các mối quan tâm từ chính phủ.
- Để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, kiểm soát kháng kháng sinh nên tập trung vào một số các biện pháp can thiệp trọng điểm về mặt y tế có khả năng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế.
- Báo cáo này phân tích, đánh giá một cách chi tiết về tình hình sử dụng kháng sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam.
- Bản báo cáo đã sử dụng các nguồn thông tin thu thập từ các báo cáo GARP-VN Phân tích thực trạng II trong và ngoài nước đồng thời phân tích, tổng hợp cũng như tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan nhằm xây dựng bản báo cáo phân tích một cách tổng quan và chi tiết.
- Từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm kiểm soát tình hình sử dụng thuốc không hợp lý và thực trạng kháng kháng sinh như hiện nay tại Việt Nam.
- Đại diện Nhóm nghiên cứu Quốc gia.
- GARP – Việt Nam GARP-VN Phân tích thực trạng III Tóm tắt ợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh (GARP) nhằm hướng tới giải quyết các thách thức của tình trạng kháng kháng sinh bằng cách xây dựng các đề xuất chính sách hành động tại Việt Nam và bốn nước có thu nhập thấp và trung bình như: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Nam Phi.
- GARP sẽ xây dựng các bằng chứng khoa học cho chương trình hành động kháng kháng sinh tại Việt Nam và nhận biết các chính sách có tác động mạnh làm giảm sự phát triển và lây lan tình trạng kháng thuốc.
- Kể từ sau đổi mới của nền kinh tế năm 1986, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể: tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng tuổi thọ trung bình, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc kể cả thuốc kháng sinh.
- Việc cải thiện khả năng tiếp cận với thuốc kháng sinh đồng thời cũng đem lại một “vị khách không mời mà đến”: kháng kháng sinh.
- Như bản “Phân tích thực trạng” cho thấy, kháng kháng sinh đã gia tăng, nhưng các cơ hội nhằm bảo tồn giá trị của thuốc kháng sinh và cải thiện triển vọng điều trị đối với bệnh nhân vẫn còn bỏ ngỏ.
- Năm 1996, Bộ Y tế đã ban hành chính sách Quốc gia về thuốc, trong đó có nêu rõ chính sách về thuốc kháng sinh như sau: “Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt đối với tình hình bệnh tật của một số nước khí hậu nhiệt đới như nước ta.
- Do đó, cần phải chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp, đồng thời cải thiện khả năng chuẩn đoán của các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng.” Chính sách này thậm chí còn phù hợp hơn với tình hình hiện nay, năm 2010.
- Vấn đề toàn cầu về kháng kháng sinh Trên thế giới, nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng thuốc kháng sinh.
- Các kháng sinh “thế hệ một” gần như không được lựa chọn trong nhiều trường hợp.
- Các kháng sinh thế hệ mới đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm “lựa chọn cuối cùng” cũng đang mất dần hiệu lực.
- Hiệu lực của kháng sinh nên được xem như một loại hàng hóa đặc biệt, cần được bảo vệ và quí trọng, không nên lãng phí vào các trường hợp không cần thiết.
- Mục tiêu làm thế nào để kháng sinh chỉ được sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn là các trường hợp có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, không phải cho các trường hợp sẽ không có lợi từ việc sử dụng kháng sinh.
- GARP-VN Phân tích thực trạng 1 I.
- Các chỉ số cơ bản về kinh tế và y tế 1.1.
- Giới thiệu Phần I phân tích khái quát về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng kháng kháng sinh trong sự chi phối của bối cảnh tổng thể.
- Đồng thời, cũng đề cập đến các vấn đề cơ bản của các chính sách quốc gia về y tế, cơ cấu tổ chức hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc chữa bệnh.
- Các chỉ số về địa lý, y tế cũng như tỉ lệ mắc và tử vong do nguyên nhân các bệnh nhiễm khuẩn cũng được trình bầy sơ lược trong phần này.
- Sơ lược về địa lý, dân số Nằm trên bán đảo Đông dương, Việt Nam có biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia, với diện tích khoảng 331.000 km².
- Với hơn 88 triệu dân, Việt Nam là nước đứng thứ 13 về dân số trên thế giới, với mật độ dân số xấp xỉ 265 người/km².
- Dân số tương đối trẻ so với các nước phát triển với tuổi trung bình là 27 tuổi trong khi các nước Châu Âu là 39-41 tuổi.
- Tốc độ tăng dân số giảm trong vòng 20 năm qua với tỉ lệ trung bình 1,98 trẻ/mẹ (Bảng 1).
- Xấp xỉ 28% dân số sống tại thành thị với tốc độ đô thị hoá khoảng 3,1% mỗi năm.
- Việt Nam Nguồn: Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford.
- sử dụng phần mềm AcrGIS Trẻ em Việt Nam được tiếp cận tốt với giáo dục, tỉ lệ biết chữ đạt 90%.
- Mục tiêu của chính phủ là đến năm 2010, 95% hộ gia đình được sử dụng điện 1 .
- Năm 2010, chính phủ hy vọng 85% dân số được sử dụng nước sạch.
- GARP-VN Phân tích thực trạng 2 1.1.2.
- Tình hình phát triển kinh tế và tỉ lệ nghèo Trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có sự phát triển đáng kể về kinh tế.
- Việt Nam đã nhanh chóng hồi phục về kinh tế sau tác động bất lợi của 2 đại dịch SARS và cúm gia cầm.
- Dự tính, đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 1000 USD và do đó Việt Nam sẽ trở thành nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới 3 .
- Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa.
- Giữa giai đoạn tỉ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội giảm từ 27% xuống còn 21%, trong khi đó, công nghiệp tăng từ 29% lên 41%.
- Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
- Việt Nam cũng thành công trong chiến dịch xoá đói giảm nghèo.
- Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 22% năm 2007.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tốc độ xoá đói giảm nghèo nhanh dẫn đến sự phân cấp trong xã hội.
- Tỉ lệ các hộ đói nghèo cao nhất ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc và thấp nhất ở Đông nam và các khu đô thị lớn.
- Tuy nhiên, phân tích về mật độ các hộ nghèo đã chỉ ra rằng, hầu hết dân nghèo không sống ở các khu vực nghèo nhất mà chủ yếu tập trung ở 2 khu vực châu thổ, nơi mà tỉ lệ hộ nghèo ở mức trung bình (Hình 2).
- Tình hình phân bố các hộ nghèo ở Việt Nam 4.
- Nguồn: Bản đồ đói nghèo và an toàn thực phẩm 4 Việt Nam đã triển khai lộ trình phát triển một số mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).
- 5 trong số 10 mục tiêu MDGs được đề ra cho giai GARP-VN Phân tích thực trạng 3 đoạn đến năm 2015 đã được hoàn thành trong đó kể cả mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
- Các chỉ số cơ bản về y tế Tuổi thọ trung bình của Việt Nam khá cao so với các quốc gia đang phát triển, bình quân xấp xỉ 69 tuổi đối với nam và 74 tuổi ở nữ.
- Xu hướng bệnh tật và tử vong giảm đối với các nhóm dân số đặc biệt như phụ nữ và trẻ em.
- Tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm từ 53 trên 1000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn 22 trong năm 2008 5 .
- Tỉ lệ mẹ tử vong tương đối thấp với khoảng 150 trên 100.000 trẻ đẻ sống năm 2005, so sánh với một số nước trong khu vực như Campuchia, tỉ lệ này lên tới .
- Chính phủ Việt Nam tài trợ 88% cho chương trình tiêm chủng mở rộng với các vắc xin trong chương trình.
- Tuy nhiên tỉ lệ tiêm chủng còn thấp ở vùng sâu, vùng xa 7 .
- Đến nay, vắc xin phòng bệnh do phế cầu vẫn chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng mà vẫn đang là sản phẩm thương mại tại Việt Nam.
- Tương tự như các chỉ tiêu khác, dinh dưỡng vẫn còn là vấn đề khá phổ biến ở vùng sâu, vùng xa và các vùng dân tộc thiểu số nơi mà tỉ lệ các hộ nghèo còn cao và các điều kiện về kinh tế còn rất thiếu thốn.
- Bảng 1: Những chỉ số phát triển cơ bản và các chỉ số y tế của Việt Nam Chỉ số Năm Số lượng Dân số (triệu) 2009 88,6.
- Tốc độ tăng dân số

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt