You are on page 1of 77

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN ĐỨC TÔN

NGUYỄN ĐỨC TÔN


NGÀNH HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

CÁC TỘI THAM NHŨNG

TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ


KHÓA

Hồ Chí Minh, năm 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐỨC TÔN

CÁC TỘI THAM NHŨNG

TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự


Mã số: 8.38.01.04

Người hướng dẫn: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

Hồ Chí Minh, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Các tội tham nhũng trong lĩnh vực Thi hành
án dân sự ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung
thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các
công trình khoa học khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ


VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI THAM NHŨNG ........................................................ 8

1.1. Những vấn đề lý luận về các tội tham nhũng......................................... 8

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội tham
nhũng ................................................................................................................... 17

CHƯƠNG 2: THỰC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI


CÁC TỘI THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở
VIỆT NAM.......................................................................................................... 30

2.1. Định tội danh các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự .... 30

2.2. Quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi
hành án dân sự ..................................................................................................... 44

CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG


ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI THAM NHŨNG TRONG
LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .............................................................. 57

3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội tham
nhũng ................................................................................................................... 57

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
tham nhũng .......................................................................................................... 63

KẾT LUẬN ................................................................................................ 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 72

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, tình hình các tội tham nhũng đang diễn biến hết sức phức tạp
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thi hành án dân sự,
gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội, đặc biệt là
làm méo mó hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý,
công bằng xã hội, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng,
hiệu quả quản lý của Nhà nước, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất
nước, xã hội. Phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, vì vậy được Đảng, Nhà
nước ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa
khó khăn, phức tạp, lâu dài và được tiến hành bằng nhiều phương tiện, biện pháp
khác nhau, trong đó có phương tiện, biện pháp pháp luật hình sự.

Với tính cách là công cụ bảo vệ hữu hiệu xã hội khỏi sự xâm phạm của tội
phạm nói chung và các tội tham nhũng nói riêng, pháp luật hình sự nói riêng,
pháp luật hình sự nước ta góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm, ngăn chặn,
dần loại trừ các tội tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội, dần khôi phục lòng tin
của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý xã hội của Nhà nước. Nhờ
đó, công cuộc đấu tranh với tham nhũng nói chung và với các tội tham nhũng
nói riêng ngày càng được tăng cường trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó có lĩnh vực thi hành án dân sự. Tuy nhiên, kết quả phát hiện, khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với các tội tham nhũng còn
khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra. Riêng trong lĩnh vực thi hành án dân sự là lĩnh
vực hoạt động của Nhà nước mà ở đó Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền được đưa ra thực hiện trên thực tế theo
đúng trình tự thủ tục luật định theo nguyên tắc mọi bản án, quyết định phải được
thi hành nghiêm minh theo Điều 106 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công
dân, mặc dù tình hình các tội tham nhũng diễn ra phức tạp, song năm 2015 đến
năm 2019, ở nước ta chỉ phát hiện và xử lý 07 vụ án với 4 tội danh tham nhũng

2
gồm 1 vụ án tham ô tài sản với 3 bị cáo; 03 vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi hành công vụ với 04 bị cáo và 03 vụ lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản với 02 bị cáo. Có đến 4 tội tham nhũng không có khởi tố, điều
tra truy tố, xét xử, đó là các tội: tội nhận hối lộ; tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ; tội lạm dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi; tội giả mạo trong công tác. Trong khi đó, tình hình các tội tham nhũng
diễn ra trong lĩnh vực này hết sức phức tạp.

Sự không tương thích giữa tình hình các tội tham nhũng xảy ra trong lĩnh
vực thi hành án dân sự với kết quả phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các
tội phạm này trên thực tế đặt ra nhu cầu nghiên cứu các khía cạnh lý luận, quy
định của pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về các tội
tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở nước ta trong thời gian qua, từ
đó tìm kiếm các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với các
tội tham nhũng trong lĩnh vực nói trên. Đó cũng là lý do học viên chọn đề tài:
“Các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” làm
luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.

2. Tình hình nghiên cứu

Bởi “tính nhạy cảm” của vấn đề nghiên cứu mà dưới góc độ luật hình sự
và tố tụng hình sự, các tội tham nhũng ít được quan tâm nghiên cứu hơn so với
góc đội tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự, các tội tham nhũng ngày càng
được đề cập nghiên cứu thường xuyên hơn, kết quả là đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu ở các cấp độ nghiên cứu khác nhau được công bố. Ở cấp độ giáo trình
sau đại học có thể kể đến Luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm do GS.TS.
Võ Khánh Vinh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2014. Ở
cấp độ bài Tạp chí có thể kể đến “Hình sự hóa hành vi tham nhũng trong lĩnh vực
theo Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2003” của tác giả Bùi
Thế Tỉnh công bố trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số 01 năm 2012. Ở cấp độ luận
văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự có thể kể đến:
3
Luận văn thạc sĩ luật học về đề tài “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Thuận” của Trần Anh Tuấn, bảo vệ thành
công tại Học viện Khoa học xã hội năm 2016; Luận văn thạc sĩ luật học về đề tài
“Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh
Quảng Nam” của Mai Văn Sang, bảo vệ thành công tại Học viện Khoa học xã hội
năm 2015…Ở cấp độ luận án tiến sĩ có các luận án: “Các tội phạm về tham nhũng
theo pháp luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Đạt, bảo vệ thành công tại Học
viện Khoa học xã hội năm 2012; …

Ở những quy mô và phạm vi nghiên cứu khác nhau, các công trình nghiên
cứu nêu trên ở những mức độ nhất định làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, quy
định của pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội tham
nhũng. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu đó cung cấp cho tác giả luận văn
này những kiến thức, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, về mặt
thực tiễn, các công trình nghiên cứu đó nghiên cứu chung (trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội) hoặc gắn với địa bàn nghiên cứu cụ thể mà ở đó cũng
diễn ra các quá trình, lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Riêng trong một
lĩnh vực mặc dù phạm vi rộng (cả nước) như lĩnh vực thi hành án dân sự thì chưa
có công trình nào nghiên cứu các tội tham nhũng trong lĩnh vực này, nơi mà các
tội tham nhũng ngày càng xảy ra nhiều hơn, cần khắc phục. Rõ ràng, nghiên cứu
các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án hình sự là đề tài mới mẻ và có tính
cấp thiết cũng như có ý nghĩa lý luận và thực tiễn .

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn hướng đến mục đích làm rõ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý
các tội tham nhũng, nội dung của các quy định của pháp luật hình sự Việt nam
về các tội tham nhũng, thực trạng áp dụng pháp luật hình sự (định tội danh và
quyết định hình phạt) đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân
sự ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng (định tội danh và
4
quyết định hình phạt) đúng đối với các tội tham nhũng ở nước ta trong thời gian
tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, tác giả luận văn tập trung thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Phân tích những vấn đề lý luận về các tội tham nhũng.

- Phân tích các nội dung quy định của pháp luật hình sự ở Việt Nam về các
tội tham nhũng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội
tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở nước ta.

- Phân tích các yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
pháp luật đối với các tội tham nhũng ở nước ta trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Bởi mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn lấy các quan điểm khoa học,
các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự để nghiên cứu
các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự.

Về pháp luật: luận văn tập trung phân tích các quy định của Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về các tội tham nhũng, có so sánh với các
quy định tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999.
5
Về thực tiễn: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội tham
nhũng có nội dung rộng thể hiện ở những hoạt động khác nhau của nhiều chủ thể
có thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên, bởi bị giới hạn số lượng trang được phép
thực hiện, luận văn này chỉ tập trong vào hai nội dung chính là định tội danh và
quyết định hình phạt của Tòa án đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi
hành án dân sự.

Các số liệu thống kê về vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội tham nhũng


trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở nước ta được tác giả luận văn thu thập từ
thực tiễn xét xử của Tòa án trong phạm vi cả nước trong thời gian từ năm 2015
đến năm 2019.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của
Đảng; Chính sách, Pháp luật của Nhà nước về tội phạm, hình phạt, phòng ngừa
tội phạm, cải cách tư pháp, công lý, quyền con người, quyền công dân…làm
phương pháp luận nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề
tài.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, luận văn còn sử dụng trong một tổng thể các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu
án điển hình…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1.Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức sâu sắc và thống nhất
những vấn đề lý luận về các tội tham nhũng.
6
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng vào công tác xét xử
các tội tham nhũng; giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo luật ở nước ta hiện nay.

7. Cơ cấu của luận văn

Bố cục luận văn ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về các tội
tham nhũng.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội tham nhũng
trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam

Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình
sự đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự

7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI THAM NHŨNG

1.1. Những vấn đề lý luận về các tội tham nhũng


1.1.1. Khái niệm các tội tham nhũng

Để có thể xây dựng khái niệm về các tội tham nhũng, trước hết cần phân
tích khái niệm tham nhũng và khái niệm tội phạm nói chung. Tham nhũng là
một hiện tượng tiêu cực của xã hội, có tính phổ biến, xuất hiện cùng với sự ra
đời của Nhà nước; là “lợi dụng quyền lực Nhà nước để trục lợi riêng bao gồm
các hành vi lợi dụng chức quyền hạn để tham gia tham ô, trộm cắp tài sản nhà
nước hoặc lợi đụng địa vị công tác để tư lợi riêng hoặc tạo ra sự xung đột về
thái độ quan tâm giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân để mưu cầu tư lợi”;là
“sự lợi dụng quyền hạn của Nhà nước để trục lợi cho mục đích cá nhân” [Liên
Hợp quốc, công ước năm 2003 về chống tham nhũng];“bao hàm trong nội dung
của nó cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình thức “thù lao” để quyến rũ người đang
bị mắc nợ), tệ bệnh gia đình chủ nghĩa (sự ban ơn, che chở, trên cơ sở những
quan hệ cá nhân) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công cộng và biến tài
sản thành của riêng cá nhân” Giáo sư J.Nai [Political Corution: A hansd book”
(Oxford,1989)]; là “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân để lấy của”, là
hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ quyền
hạn của mình để nhũng nhiễu, hạch sách dân, thu lợi vật chất cụ thể . [Từ điển
tiếng Việt, 2010, Nxb Từ điển Bách Khoa, trang 235]; là “hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” [khoản 2, điều
1, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018].

Tham nhũng, vì vậy trước hết phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành
vi đó phải do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó
thực hiện. Việc thực hiện hành vi đó của người có chức vụ, quyền hạn là vì vụ
lợi. Hiện nay, ở Việt Nam có các dạng hành vi sau đây bị coi là hành vi tham

8
nhũng như: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản; ....
Trong số các dạng hành vi tham nhũng trên thì có 7 dạng hành vi tham
nhũng được pháp luật hình sự đưa “lên tầm tội phạm”. Những hành vi này có
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các hành vi tham
nhũng khác còn lại. Đó là những hành vi không chỉ có tính chất và mức độ nguy
hiểm đáng kể cho xã hội, mà còn được quy định trong pháp luật hình sự, có mức
độ nghiêm trọng của lỗi (cố ý) cao hơn và bị pháp luật hình sự dự liệu các hình
phạt cụ thể để áp dụng đối với chủ thể thực hiện chúng. Các tội tham nhũng luôn
được ghi nhận trong Bộ luật hình sự nước ta. Hiện nay, các tội tham nhũng được
ghi nhận tại Mục A, chương XXI Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017, từ Điều 353 đến Điều 359. Những tội tham nhũng gồm: Tội tham ô
tài sản; Tội nhận hối lộ; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: .... Bởi cũng là
những hành vi tham nhũng, các tội tham nhũng: Thứ nhất, là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cao cho xã hội của các tội tham nhũng
được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đáng chú ý là các tội này
xâm hại hoạt động đúng đắn của các thiết chế của Nhà nước, người thực hiện là
người có chức vụ, quyền hạn; Thứ hai, các tội tham nhũng có tính trái pháp luật
hình sự; Thứ ba, các tội tham nhũng có tính có lỗi (cố ý) và có tính phải chịu
hìnhp hạt. Trong sự phân hóa tội phạm, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể
hóa hình phạt, những người phạm tội tham nhũng bao giờ cũng thuộc diện phải
bị xử lý nghiêm khắc hơn.
Trên cơ sở quy định khái niệm tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và từ những phân tích khái quát trên đây, có
thể hiểu.
“Các tội tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc
lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện một cách cố ý vì vụ lợi, xâm

9
hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chứ,gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ
chức, tập thể, doanh nghiệp quyền và lợi ích của cá nhân, công dân”.

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của các tội tham nhũng

Ngoài khái niệm các tội tham nhũng đã được phân tích ở trên, việc xác định
hành vi cụ thể nào đã xảy ra trên thực tế là tội tham nhũng hay không cần phải
dựa vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng có trong 4 yếu tố cấu thành các tội phạm
tham nhũng. Bởi vậy, việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của các tội tham
nhũng là quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.

Bẩy tội tham nhũng nói trên đều có những dấu hiệu pháp lý riêng, song
cũng có những dấu hiệu pháp lý chung mà việc nhận biết những dấu hiệu pháp
lý chung đó là rất quan trọng. Bởi vậy, học viên lần lượt đi phân tích 4 yếu tố
cấu thành tội phạm (loại tội phạm) gồm: Khách thể của các tội tham nhũng; Mặt
khách quan của các tội tham nhũng; Chủ thể của các tội tham nhũng; Mặt chủ
quan của các tội tham nhũng.

- Khách thể của các tội tham nhũng

Khách thể (loại) của tội tham nhũng là những mối quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự ghi nhận, bảo vệ và đảm bảo sự hoạt động đúng đắn, uy tín
của cơ quan Nhà nước, tổ chức Chính trị - xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, …. bị các tội tham nhũng xâm phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại. Việc đảm bảo cho bộ máy Nhà nước và tổ chức hoạt động xã hội đúng
đắn, đáp ứng được lợi ích nói trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
pháp luật hình sự nước ta.

Với mục đích bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động đúng dắn, đồng
bộ, nhịp nhàng, Nhà nước ta quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ
của các cấp, các ngành; chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng loại cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước. Trong bộ máy đó, việc thực hiện tốt chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ của người này là điều kiện, tiền đề, cơ sở cho hoạt động
của người khác. Vì vậy, việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật
10
của một số cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước hoặc ít, hoặc nhiều đều ảnh
hưởng xấu đến hoạt động đúng đắn của bộ máy Nhà nước và phải bị xử lý
nghiêm minh, kịp thời bằng pháp luật. [30]

Bởi vì các tội tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền
hạn, do đó, khách thể của tội phạm tham nhũng là các quan hệ xã hội tạo nên
hoạt động theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức và uy tín của các cơ
quan, tổ chức đó đối với nhân dân. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình,
những cán bộ và nhân viên của các tổ chức xã hội được giao những chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn nhất định, có bộ máy quản lý riêng, cùng tồn tại và hoạt
động song song với bộ máy Nhà nước. Bên cạnh đó, không phải mọi hành vi
xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức đều được bảo vệ
bởi luật hình sự. Vì ngòai luật hình sự còn nhiều ngành luật khác như luật hành
chính, luật lao động… cũng bảo vệ các quan hệ xã hội đó, khi hành vi xâm hại
đến các quan hệ xã hội này chưa nghiêm trọng tới mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự.

Trên thực tế, cũng có trường hợp cùng một lúc hành vi tội phạm xâm phạm
vào hai quan hệ xã hội khác nhau. Trong trường hợp này, nhà làm luật sẽ xem
quan hệ (khách thể của tội phạm) nào thể hiện bản chất nhất hành vi để quy định
tội phạm đó. Ví dụ như theo quy định về tội tham ô tài sản tại Điều 353 Bộ luật
hình sự năm 2015, thì khách thể của tội phạm vừa là hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, vừa là quan hệ sở hữu, nhưng khách thể thể hiện bản chất nhất
hành vi này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức chứ không phải quan hệ
sở hữu như quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 coi tham ô là tội phạm xâm
phạm quan hệ sở hữu. Do dó, đã phần nào giải thích vì sao tội tham ô tài sản
theo Bộ luật hình sự năm 2015 lại nằm ở chương XXIII - Mục 1 các tội tham
nhũng chứ không phải nằm trong chương các tội phạm sở hữu như Bộ luật hình
sự năm 1985.

Ngoài cơ quan thì các tổ chức khác như các tổ chức chính – xã hội, các
đoàn thể, các hội quần chúng, … cũng thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước đặt
11
ra. Các tổ chức này tuy không phải cơ quan Nhà nước, nhưng được Nhà nước
giao thực hiện các nhiệm vụ nhất định và được Nhà nước thừa nhận, bảo vệ.

Như vậy, từ những ý kiến trên, ta có thể định nghĩa khách thể của các tội
tham nhũng là: “những quan hệ xã hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn, uy
tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức Chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các quyền
và lợi ích của công dân”. Ngoài ra, các tội tham nhũng còn xâm phạm các
khách thể khác là quan hệ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức cá
nhân.

- Mặt khách quan của các tội tham nhũng

Mặt khách quan của các tội tham nhũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc
đánh giá bản chất chính trị, pháp lý của các tội phạm về tham nhũng. Vì vậy,
việc làm sáng tỏ nội dung của mặt khách quan của các tội tham nhũng có ý
nghĩa lớn đối với việc xác định các dấu hiệu của các tội tham nhũng. [30]

Các tội tham nhũng, trước hết là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ,
quyền hạn được giao chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tập thể, tiền hoặc lợi ích
vật chất khác của dân.

Trường hợp lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi là người có chức vụ, quyền
hạn đã lạm dụng chức năng quyền hạn của mình vượt qua ngoài phạm vi thẩm
quyền mà pháp luật quy định để chiếm đoạt hoặc thu về cho mình hoặc cho
nhóm người mà mình quan tâm đến quyền, tài sản hoặc một lợi ích vật chất
khác.

Trong mặt khách quan của tội tham nhũng thì hành vi lợi dụng (hoặc lạm
dụng) chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc để xác định đó là tội tham nhũng.

Ngoài ra khác với trường hợp phạm tội khác, vì người phạm tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội luôn luôn chứa đựng khả
năng tiềm tàng hoàn thành việc phạm tội; người phạm tội dễ dàng thực hiện; dễ
12
dàng vô hiệu hóa các động cơ, điều kiện cản trở và tất nhiên hậu quả là nguy
hiểm dễ xảy ra hơn.

Do đó, trong Bộ luật hình sự nước ta, yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn
được quy định theo hướng phải chịu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn cả ba
mức độ: là yếu tố định tội của một số tội; là yếu tố định khung tăng nặng của
nhiều tội và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung đối với các tội còn
lại. Đối với các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dấu hiệu cấu
thành cơ bản, nên chế tài đối với tội này là nghiêm khắc hơn.

Hành vi thể hiện ra bên ngoài của tội tham nhũng đó là người phạm tội đã
lợi dụng (hoặc lạm dụng) chức vụ, quyền hạn được giao để làm sai lệch hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đi lệch với nhiệm vụ được giao, được pháp
luật quy định. Hành vi của người thực hiện tội phạm này có thể bằng hành động
hoặc có thể không hành động, ví dụ cụ thể như sau:

- Hành vi nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cán bộ kiểm lâm
để không không kiểm tra xe hoặc lơ chốt kiểm tra theo yêu cầu của các chủ xe
ghỗ (Điều 354 Bộ luật hình sự).

- Hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội còn thể hiện ở hành vi sử
dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản của người khác ( Điều
355 Bộ luật hình sự).

- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung
giấy tờ, tái liệu như tẩy xóa, thêm bớt nội dung giấy tờ, tài liệu (Điểm a, khoản
1, Điều 359 Bộ luật hình sự).

- Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm giấy tờ giả, cấp giấy tờ giả
hoặc vừa làm giấy tờ giả, vừa cấp giấy tờ giả (Điểm b, Khoản 1 Điều 359 Bộ
luật hình sự) như: làm bằng giả, sổ hộ khẩu giả, ….

Dấu hiệu thứ hai trong mặt khách quan của các tội tham nhũng là hậu quả
do hành vi đó gây ra. Nghiên cứu hậu quả mặt khách quan có ý nghĩa quan trọng

13
trong việc xác định hành vi nguy hiểm trong xã hội đó có là pham tội tham
nhũng hay chỉ là hành vi phạm pháp luật khác. Việc xác định tính chất và mức
độ của những hành vi phạm tội từ đó giúp ích cho việc cá thể hóa trách nhiệm
hình sự.

Hậu quả của hành vi tham nhũng như đã phân tích có thể là hậu quả về mặt
vật chất, nhưng cũng có thể là hậu quả phi vật chất. Những hậu quả về vật chất
cũng có thể là rất lớn. Nhưng hậu quả về vật chất cho dù có lớn đến mức nào ta
cũng có thể dần dần khắc phục được. Ngoài ra, còn những hậu quả phi vật chất
cụ thể hơn đó là mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Hậu quả này thể hiện
sự mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước.

Bên cạnh đó, các tội tham nhũng đối với cấu thành vật chất (các Điều 353,
355, 356, 357, 359 Bộ luật hình sự năm 2015) đó là mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và
hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra. Hành vi phạm tội của người có chức vụ,
quyền hạn là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đó. Do vậy, khi người phạm
tội thực hiện hành vi trái pháp luật về tội tham nhũng thì chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự nếu hậu quả do họ gây ra được phát sinh là kết quả tất yếu của
hành vi phạm tội. Còn trong các tội có cấu thành hình thức như: Tội nhận hối lộ
(Điều 354) tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi (Điều 358) thì dấu hiệu về hậu quả và mối quan hệ nhân quả không
đặt ra như một giấu hiệu bắt buộc.

- Chủ thể của của các tội tham nhũng

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
do luật định và đã được thực hiện do hành vi phạm tội cụ thể. [Điều 12 Bộ luật
hình sự].

Các tội tham nhũng có chủ thể đặc biệt, tức là người có chức vụ trong các
cơ quan, tổ chức. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, chỉ có người có

14
chức vụ và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi tham
nhũng mới có thể là chủ thể của tội tham nhũng.

Theo Khoản 2, Điều 352, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định khái niệm
người có chức vụ như sau: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử,
do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định
trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.” Quy định mới này đã bổ sung mới so
với Bộ luật hình sự cũ là quy định thêm đối tượng là công chức đựơc giao thực
hiện một nhiệm vụ nhất định. Điều đó, xác định rộng hơn về chủ thể của các tội
tham nhũng.

Theo khoản 2, Điều 3, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung năm
2018 thì người có chức vụ quyền hạn gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; ... [Điều 3, Luật
phòng chống tham nhũng]

Như vậy, thì người có chức vụ là người có hai điều kiện là:

Thứ nhất: được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định thông qua việc bổ
nhiệm, bầu cử hoặc do một hình thức khác như thực hiện nghĩa vụ luật định
(Công an, Bộ đội), thực hiện nghĩa vụ nghề nghiệp (giáo viên, bác sĩ…).

Thứ hai: có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Là
người có quyền quyết định liên quan đến lợi ích của người khác.

Như vậy các dấu hiệu về chủ thể của tội tham nhũng như sau:

- Dấu hiệu xác định thời gian thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có
chức vụ, quyền hạn.

- Dấu hiệu về chức năng nhiệm vụ mà ngươi đó được giao.

- Dấu hiệu về chức năng, nhiệm vụ của người đó có được.

15
- Dấu hiệu xác định người đó đã sử dụng quyền hạn do công việc nào tạo
ra.

- Dấu hiệu chỉ rõ nơi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người có chức vụ.

Trên thực tế, một người có chức vụ thể hiện một quyền năng riêng biệt,
nhưng có thể thực hiện đồng thời các quyền năng. Chẳng hạn một người vừa
thực hiện một quyền năng lãnh đạo, vừa thực hiện chức năng hành chính. Do
vậy, để đánh giá người có chức vụ, quyền hạn sử dụng quyền năng nào để xâm
phạm vào hoạt động đứng đắn của cơ quan Nhà nước.

- Mặt chủ quan của các tội tham nhũng

Các tội tham nhũng được thực hiện bằng lỗi cố ý, vì động cơ vụ lợi hoặc
động cơ cá nhân khác. Người thực hiện tội phạm nhận thức được tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện. Mặt chủ quan của tội phạm là
những diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi phạm tội của mình
gây ra.

Mục đích ở tội phạm này khi thực hiện hành vi phạm tội đó là lợi ích vật
chất hoặc lợi ích phi vật chất khác mà họ mong muốn đạt được. Mục đích này
được đặt ra do động cơ vụ lợi cá nhân bên trong thúc đẩy.

Đặc trưng cơ bản của các tội phạm này được thực hiện do cố ý là người có
chức vụ, quyền hạn hoặc trong một số trường hợp người phạm tội không phải là
người có chức vụ quyền hạn phạm tội.

Tội tham nhũng là loại tội phạm mà khi thực hiện hành vi đó, người có
chức vụ, quyền hạn nhận thức rõ được hành vi đó của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy
ra.

16
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội
tham nhũng
Các tội tham nhũng như trên đã phân tích tại tiểu mục 1.1.2 có những dấu
hiệu giống nhau, nhất là những dấu hiệu trong khách thể của tội phạm và trong
mặt chủ quan của tội phạm. Do vậy, khi phân tích các dấu hiệu pháp lý của từng
tội trong nhóm các tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành,
tác giả chỉ tập trung phân tích các dấu hiệu pháp lý có trong yếu tố chủ thể của
tội phạm và trong yếu tố mặt khách quan của tội phạm vốn cho phép phân biệt
tội này với tội khác trong nhóm tội tham nhũng và các trường hợp khác nhau
trong một tội tham nhũng cụ thể. Đồng thời tác giả nêu ra những điểm mới trong
mỗi tội phạm cụ thể.

1.2.1. Quy định về tội tham ô tài sản

Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội tham ô tài sản; các
khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định
khung hình phạt bổ sung và khoản 6 quy định trường hợp bị coi là phạm tội
tham ô tài sản.

Theo khoản 1 của điều 353 Bộ luật hinh sự năm 2015, tội tham ô tài sản có
các dấu hiện pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội tham ô tài sản

Chủ thể của tội tham ô tài sản được quy định là chủ thể đặc biệt, là người
có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản. Trong đó, trách nhiệm
quản lý tài sản có thể là trách nhiệm phát sinh từ chức vụ hoặc từ nhiệm vụ cụ
thể được giao; có thể phát sinh từ thẩm quyền quản lý chung (thủ trưởng cơ
quan, đơn vị, người đứng đầu tổ chức) hoặc từ chức năng quản lý chuyên môn,
nghiệp vụ về tài chính, kinh tế, tài sản (kế toán, thủ quỹ, thủ kho). Trong một số
trường hợp đặc biệt, những người tuy không có trách nhiệm quản lý tài sản
nhưng được giao nhiệm vụ có thể độc lập tiếp cận tài sản và chịu trách nhiệm về
17
tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định cũng có thể trở thành chủ thể
của tội tham ô tài sản.

Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn có trường hợp phải là
người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô hoặc đã bị kêt án về một trong cảc
tội tham nhũng mà chưa được xóa án tích.

Ngoài ra, cũng cần chú ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng có thể trở thành chủ thể phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản theo khoản 6 cùa điều luật. Có thể thấy đây
là một quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước ta hiện nay

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Hành vi khảch quan của tội tham ô tài sản là hành vì lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý (hành vi chiếm
đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ,
quyền hạn), đó là hành vi dịch chuyển trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước, của tập thể hoặc của các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước
thành tài sản của mình bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Ở đây, chức
vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng dịch
chuyển tài sản được giao quản lý thành tài sản của mình.

Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản do người phạm tội trực
tiếp quản lý. Nó có thể là tài sản thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức mà người
phạm tội trực tiếp quản lý và có quyền định đoạt, nhưng cũng có thể là tài sản
không thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức mà được giao trông giữ như chấp hành
viên, thủ kho tang vật được giao bảo quản, giữ tang vật. [7]

So với khoản 1 Điêu 278 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung
một số điều năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999) thì khoản 1,
Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, được sủa đổi bổ sung một số điều năm
2017 (sau đây được gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 2015) đã bỏ đi quy định đối
với trường hợp chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý dưới hai triêu đồng nhưng
18
gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hinh sự. Vì việc xác định
việc gây hậu quả nghiêm trọng chỉ mang tính định tính, không khách quan và
phù hợp so với thực tế hiện tại, cho nên việc bỏ quy đinh như trên là phù hợp
với tình hinh thực tế.

Bên cạnh đó, việc định lượng giá trị tài sản theo quy định tại khoản 1, Điều
278 Bộ luật hình sự năm 1999 là từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng, nhưng theo quy định theo quy định tại khoản 1, Điều 353 Bộ luật hình sự
năm 2015 thì từ hai triệu đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tù từ 2
năm đến 7 năm tù. Đây là quy định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của
đất nước ta hiện nay. Ngoài ra, tại các khung hình phạt khác cũng đã ấn định giá
trị gây thiệt hại đều tăng lên so với các quy định cũ.

1.2.2. Quy định về tội nhận hối lộ

Điều 354 Bộ luật hinh sự năm 2015 gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định cảc dấu hiệu phảp lý và khung hình phạt cơ bản của tội tham ô tài sản; cảc
khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định
khung hình phạt bổ sung và khoản 6 quy định trường hợp bị coi là phạm tội
tham ô tài sản.

Theo khoản 1 của điều 354 Bộ luật hinh sự năm 2015, tội nhận hối lộ có
cáccác dấu hiệu pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội nhận hối lộ

Được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn có thể
làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người khác.

Theo quy định của điều luật, chủ thể của tội này còn có trường hợp phải là
người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong
các tội phạm tham nhũng mà chưa được xóa án tích.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội nhận hối lộ

19
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ được quy định là hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi
ích nào cho chính bản thân.

Theo đó, hành vi khách quan của tội nhận hối lộ gồm hành vi nhận hoặc sẽ
nhận lợi ích bất kỳ (trực tiếp hoặc qua trung gian) và hành vì làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn mình trong cơ quan, tổ chức để thực hiện việc nhận về bất kỳ lợi ích
nào (có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi Vật chất) từ ngưòi đưa hối lộ.
Trong đó, lợi dụng chức vụ tức là lợi dụng chức danh công tác, chức trách hoặc
quyền hạn được giao. Lợi dụng quyền hạn là lợi dụng quyền năng cụ thể được
giao do có chức vụ hoặc do một căn cứ khác. Trên thực tế, hành vi nhận của hối
lộ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là nhận tiền hay
lợi ích vật chất một cách thuần túy theo kiểu trao tay hoặc nhận dưới vỏ bọc hợp
pháp như nhận thưởng hoặc tiền thù lao (thực chất không chính đáng), nhận lợi
ích bất chính qua hình thức hợp đồng (như hợp đông vay tiền nhưng sau đó
không hoàn trả, hợp đồng bán tài sản với giá cao hơn hoặc mua tài sản với giá
thấp hơn giá trị thực tê của tài sản), hoặc qua các loại hình dịch vụ (không phải
trả chi phí v.v..

Hành vi làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ có thể là hành vi trái pháp luật hoặc hành vi không trái pháp
luật nhưng đều là hành vi được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền
hạn. Trường hợp hành vì làm hoặc không làm (của người nhận lợi ích) là hành
vi trái pháp luật có thể như: Điều tra viên nhận lợi ích của bị can đang bị tạm
giam để thay đổi (không đúng pháp luật) biện pháp ngăn chặn tạm giam thành
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (cho tại ngoại), Thẩm phán nhận lợi ích vật
chất của bị cáo để cho người này được hưởng án treo (không đúng pháp luật)
hoặc người tiến hành tố tụng đã không tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự
người có tội do đã nhận lợi ích từ họ… [7]
20
So với Bộ luật hình sự năm 1999 thì Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung
thêm của nhận hối lộ là dạng lợi ích phi vật chất. Đây là một quy định hoàn toàn
mới trong Bộ luật hình sự và nó phù hợp với tình hình phát triển của nước ta
hiện nay.

Bên cạnh đó, do yếu tố phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
thì các giá trị tài sản quy định trước đây không còn phù hợp, nên theo Bộ luật
hình sự năm 2015 thì các khung hình phạt đã tăng giá trị nhận hố lộ lên cao hơn
so với Bộ luật hình sự năm 1999,

Tại khoản 6, Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 đã chính thức bổ sung
thêm đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này là: “ người có chức
vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoai Nhà nước mà nhận hối lộ,
thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”. Có thể thấy với tình hình phát triển
công nghiệp hóa hiện đại háo của đất nước thi các doanh nghiệp nhà nước đang
dần cổ phần hóa để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của Nhà nước ta hiện nay,
nên việc quy định này giúp đảm bảo việc không bỏ lọt tội phạm trong quá trình
thi hành công vụ.

1.2.3. Quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trừơng hợp phạm
tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt
tài sản có các dấu hiệu pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ,
quyền hạn.

21
* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản

Hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản được quy định là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn
lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Trong đó, lạm đụng chức vụ, quyền hạn được
hiểu là hành vi sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là một phương tiện để
làm một việc vượt quá chức năng, quyền hạn của mình. Hành vi đó có thể là:

+ Uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác để chiếm đoạt tài sản
của họ. Về hình thức, trường hợp này tương tự như tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản và chỉ khác ở chỗ, chủ thể đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình làm
phương tiện để thực hiện hành vi lừa dối. Người bị lừa do tin vào chức vụ,
quyền hạn của người phạm tội mà bị chiếm đoạt mất tài sản.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác đã được
giao cho mình trên cơ sở tín nhiệm. Trường hợp này, về hình thức, tương tự như
hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và chỉ khác ở chỗ, việc giao tài
sản là do tin vào chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. [7]

Cũng như các tội tham nhũng trên, các nhà làm luật đã bỏ đi quy định trong
cấu thanh tội phạm cơ bản là “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu xác định
tội phạm. Vì việc xác định như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ
mạng tính nhận định cảm tính. Thay vào đó nhà làm luật đã ấn định trị giá tài
sản cụ thể trong khung cấu thành tội phạm cơ bản.

Tại các khoản cấu thành tội phạm tăng năng các nhà làm luật đã sủa đổi Bộ
luật hình sự năm 1999 theo hướng cụ thể hóa trị giá tài sản chiếm đoạt và tăng
các giá trị đó lên để phù hợp so với nền kinh tế pháp triển và xã hội hiện nay.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm quy định về hành
vi chiếm đọa tài sản dùng vào các mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp,

22
trợ cấp, ưu đãi đối với người có công cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc
các loại tiên, tai sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh
hoặc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Đây là trường hợp tài sản bị chiếm đoạt là
tài sản được dùng vào mục đích đặc biệt về mặt xã hội nên có ý nghĩa đặc biệt.
Người phạm tội biết rõ ý nghĩa của tài sản mà mình chiếm đoạt.

Tại khoản 3 Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã bỏ đi dấu hiệu là
gây hậu quả nghiêm trọng và thay vào đó là việc ấnđịnh giá trị đã gây thị hại cụ
thể là từ 3.000.000.000 đồng đến dươi 5.000.000.000 đồng; dẫn đến doanh
nghiệp hoặc tổ chức ngưng hoạt động; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,
an toàn xã hội.

Đây là những quy định mới và cụ thể, cần thiết để đảm bảo tính răn đe đối
với những tài sản rất đặc biệt. Cũng như mức độ gây thiệt hại vô cùng to lớn.

1.2.4. Quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ

Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản; các khoản 2, 3 quy định các trừơng hợp phạm tội
tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015, có các dấu hiệu
pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người ở chức vụ,
quyền hạn.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vì lợi dụng chức vụ,
quyền hạn làm trái công vụ. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn để
thực hiện công vụ được giao và họ đã không thực hiện, không thực hiện kịp thời,
23
không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng với yêu cầu của công vụ. Tất
cả các biểu hiện này đều được coi là làm trái công vụ nhưng vẫn trong phạm vi
quyền hạn của chủ thể. Đây là điểm khác của hành vì lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ vởi hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ
được quy định tại Điều 357 Bộ luật hình sự. Cả hai hành vi này đều là làm trái
công vụ và với thi hành công vụ.[7]

Cũng như các tội tham nhũng trên, các nhà làm luật đã bỏ đi quy định trong
cấu thanh tội phạm cơ bản là “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu xác định
tội phạm và thay vào đó nhà làm luật đã ấn định trị giá tài sản cụ thể trong
khung cấu thành tội phạm cơ bản. Vì việc xác định như thế nào là gây hậu quả
nghiêm trọng thì chỉ mạng tính nhận định cảm tính.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình xã hội ở Việt Nam hiện nay, các nhà
luật đã quy định giá trị tài sản gây thiệt hại đặc tăng lên ở Bộ luật hình sự năm
2015.

1.2.5. Quy định về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lạm quyền trong khi
thi hành công vụ; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng
và khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ có
các dấu hiệu phảp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ

Chủ thể của tội phạm này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có
chức vụ, quyền hạn.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ

- Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm


24
Hành vi khách quan của tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ được quy
định là hành vì làm trái công vụ nhưng đã vượt quá quyền hạn của chủ thể. Việc
làm trái ở đây nằm ngoài phạm vi chức danh của chủ thể. Đây chính là điểm
khác giữa lạm quyền với lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
được quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015. [7]

Cũng như các tội tham nhũng trên, các nhà làm luật đã bỏ đi quy định trong
cấu thanh tội phạm cơ bản là “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu xác định
tội phạm và thay vào đó nhà làm luật đã ấn định trị giá tài sản cụ thể trong
khung cấu thành tội phạm cơ bản. Vì việc xác định như thế nào là gây hậu quả
nghiêm trọng thì chỉ mạng tính nhận định cảm tính.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình xã hội ở Việt Nam hiện nay, các nhà
luật đã quy định giá trị tài sản gây thiệt hại đặc tăng lên ở Bộ luật hình sự năm
2015.

1.2.6. Quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi

Điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu phảp lý và khung hình phạt cơ bản của tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; các khoản 2, 3, 4 quy
định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5 quy định khung hình phạt
bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi có các dấu hiệu pháp lý sau

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể cúa tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi.

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là nguời có chức vụ,
quyền hạn có ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyên hạn khác.

25
* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Hành vi khách quan của tội lợi dụng chửc vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi được quy định gồm hai hành vi khác nhau nhưng liên
quan với nhau là:

Thứ nhất, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận lợi ích của người
khác;

Thứ hai, hành vi dùng ảnh hưởng của mình (chức vụ, quyền hạn) thúc đẩy
người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách
nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không
được phép làm theo yêu cầu của ngưòi đã đưa lợi ích cho chủ thể của tội phạm.

Theo quy định, hành vi thứ nhất tương tự như hành vi của người nhận hối
lộ. Hành vi này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa người
phạm tội với người đưa lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất. Việc nhận này
có thể trực tiếp hoặc qua trung gian, có thể nhận trước khi thực hiện hành vi thứ
hai hoặc thỏa thuận nhận sau khi thực hiện hành vi này.

Hành vi dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn
làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến
công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm là hành vi sử dụng
chức vụ, quyền hạn như là phương tiện để yêu cầu người có chức vụ, quyền hạn
khác thực hiện công việc theo ý muốn của người đưa hoặc sẽ đưa lợi ích cho
mình. Đây là điểm khác so với tội nhận hối lộ. Người nhận hối lộ dùng chức vụ,
quyền hạn của mình để giải quyết yêu cầu của người đưa lợi ích, còn chủ thể của
tội phạm này dùng chức vụ, quyền hạn của mình để thúc đấy người khác cũng
có chức vụ, quyền hạn giải quyết công việc theo ý muốn của người đưa lợi ích
vật chất. [7]

Cũng như các tội tham nhũng trên, các nhà làm luật đã bỏ đi quy định trong
cấu thanh tội phạm cơ bản là “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu xác định
26
tội phạm và thay vào đó nhà làm luật đã ấn định trị giá tài sản cụ thể trong
khung cấu thành tội phạm cơ bản. Vì việc xác định như thế nào là gây hậu quả
nghiêm trọng thì chỉ mạng tính nhận định cảm tính.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình xã hội ở Việt Nam hiện nay, các nhà
luật đã quy định giá trị tài sản gây thiệt hại đặc tăng lên ở Bộ luật hình sự năm
2015.

1.2.7. Quy định về tội giả mạo trong công tác

Điều 358 Bộ luật hình sự năm 2015 gồm 5 khoản. Trong đó, khoản 1 quy
định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội giả mạo trong công
tác; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 5
quy định khung hình phạt bổ sung.

Theo khoản 1 của điều luật, tội giả mạo trong công tác có các dấu hiệu
pháp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội giả mạo trong công tác

Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là nguời có chức vụ,
quyền hạn.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội giả mạo trong công tác

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thế là:

+ Hành vi sửa chữa. làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

+ Hành vi làm, cấp gỉấy tờ giả;

+ Hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn,

Các hành vi này có điểm chung là đều được thực hiện với thủ đoạn lợi
dụng chức vụ, quyền hạn. Nội dung cụ thể của cảc hành vi này có thể được hiểu
như sau:

27
- Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi tẩy xóa, thêm
hoặc bớt thông tin hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu không còn phản
ánh đúng nội dung vốn có, không đúng với thực tế khách quan.

- Làm, cấp giấy tờ giả là hành vì làm ra hoặc là hành vi cấp, giấy tờ mang
tiêu đề và có giá trị nhất định cho cá nhân hoặc tổ chức nhưng nội dung không
đúng với thực tế khách quan. Hành vi cấp giấy tờ giả và hành vì làm giấy tờ giả
thường được thực hiện bởi cùng một chủ thể nhưng cũng có thể một người chỉ
thực hiện việc cấp giấy tờ giả còn việc làm ra nó lại do một người khác thực
hiện. Giấy tờ giả có thể là các loại giấy tờ được in bằng khuôn mẫu giả hoặc
được xác nhận bằng chữ ký giả, dấu chứng thực giả…

- Hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi ký
tên của người có chức vụ, quyền hạn khác vào giấy tờ, tài liệu hoặc bằng những
thủ đoạn khác như photocopy chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Chữ ký
bị giả mạo có thể của cấp trên hoặc của người có cấp tương đương hoặc thậm
chí cấp dưới của người phạm tội.

Đối tượng của tội giả mạo trong công tảc là giấy tờ, tài liệu công tác. Đó có
thể là bất kỳ loại giấy tờ, tài liệu nào của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước như
hộ chiếu, văn bằng, giấy khai sinh, giá chứng nhận quyền sử dụng đất... [7]

Khác với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định chung
chung về các tình tiết tăng nặng hình phạt, thì trong Bộ luật hình sự năm 2015
đã cụ thể hóa về số lượng giấy tờ giả mạo để định khung hình phạt.

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã phân tích làm rõ khái niệm tội phạm về tham nhũng và
đưa ra định nghĩa tội phạm về tham nhũng: Tội phạm về tham nhũng là hành vi
nguy hiểm cho xã hội của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm
dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng,
gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp quyền và lợi ích của

28
công dân hoặc xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức dduocj
quy định trong bộ luật hình sự.

Để từ đó đã làm rõ các dấu hiệu pháp lý của các tội tham nhũng. Trong
chương 1 tác giả luận văn đã nêu các quy định về hình phạt của các tội tham
nhũng và những điểm mới được quy định trong bộ luật hình sự. Điều này có ý
nghĩa quan trọng đối với nội dung luận văn vì đã làm sáng tỏ được những vấn đề
lý luận và các quy định của pháp luật đối với các tội tham nhũng theo pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành.

29
CHƯƠNG 2: THỰC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI
VỚI CÁC TỘI THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ Ở VIỆT NAM
Áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội tham nhũng có nội dung rộng
lớn. Ngoài áp dụng pháp luật hình sự để định tội danh, quyết định hình phạt,
còn áp dụng pháp luật hình sự trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn
hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, áp dụng án treo, xóa án tích v.v.. Tuy
nhiên, trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật học, như đã nhấn mạnh trong
phạm vi nghiên cứu, trong chương này học viên chỉ tập trung vào 02 nội dung
chính của áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội tham nhũng là định tội danh
và quyết định hình phạt đối với các tội này trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở
nước ta.

2.1. Định tội danh các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Để có thể nhận diện chính xác thực tiễn định tội danh các tội tham nhũng,
cần khái quát về lý luận định tội danh nói chung. Bởi vậy, trước khi phân tích,
đánh giá thực tiễn đó, học viên phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về định
tội danh.

2.1.1. Khái quát lý luận định tội danh

2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm định tội danh

Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra rất phức tạp và
đa dạng, được tiến hành theo các giai đoạn: Định tội danh và quyết định hình
phạt. Trong hai giai đoạn đó có thể xẩy ra áp dụng quy phạm pháp luật hình sự
để miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, án
treo,.... Trong đó định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản, một trong
những nội dung của quá trình áp dụng luật, bởi vì, định tội danh được tiến hành
thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy
tố, xét xử vụ án hình sự.

Khái niệm định tội danh được hiểu ở hai nghĩa:


30
Thứ nhất, định tội danh là một quá trình lôgic nhất định, là hoạt động xác
nhận và ghi nhận sự phù hợp của trường hợp phạm tội cụ thể hay không.

Thứ hai, định tội danh là việc đánh giá nhất định về mặt pháp lý đối với
một hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội. Hai nghĩa này có mối quan hệ mật
thiết với nhau trong khái niệm định tội danh.

Định tội danh là một quá trình lôgic, bởi vậy để thực hiện đúng đắn quá
trình này đòi hỏi phải có các tiền đề, điều kiện, cơ sở phương pháp luận, biện
pháp logic và kỹ thuật pháp lý. Trong quá trình định tội danh, tư duy của họ bắt
nguồn từ việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật pháp lý và phát triển theo những
quy luật lôgic nhất định. Trong lý luận và thực tiễn, khái niệm định tội danh còn
được hiểu là kết quả nhất định của quá trình hoạt động do cán bộ Điều tra viên,
Kiểm sát vên, Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân tiến hành.

Như vậy, có thể hiểu định tội danh là là một dạng hoạt động nhận thức,
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lí khách quan trên cơ sở
xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực
hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành
tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đông giữa các dấu hiệu của cấu thành
tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và
thông qua các giai đoạn nhất định. [30].

Định tội danh có những đặc điểm sau:


Thứ nhất, định tội danh là một quá trình nhận thức có tính lôgic giữa thực
tiễn và lý luận, thể hiện ở hai khía cạnh: Đó là xác định hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã thực hiện có theo cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ
luật hình sự và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý hình sự đối với hành
vi đã thực hiện trong thực tế.
Thứ hai, quá trình hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các
quy phạm pháp luật được quy định của Bộ luật hình sự cũng như các quy phạm
pháp luật của Bộ luật tố tụng hình sự.

31
Thứ ba, định tội danh là một dạng của hoạt động áp dụng pháp luật của các
cơ quan trong quá trình tiến hành tố để đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào
trong thực tế đời sống xã hội.
Thứ tư, định tội danh với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự được tiến hành theo các trình tự nhất định.
2.1.1.2. Cơ sở pháp lý định tội danh
Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý được sử dụng trong hoạt
động định tội danh đó là: Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự, một số văn
bản khác như: Luật phòng chống tham nhũng, Luật giao thông đừơng bộ, Luật
phòng chống ma túy, các thông tư liên ngành,… Trong đó Bộ luật hình sự là cơ
sở pháp lý trực tiếp cho toàn bộ quá trình định tội danh, các văn bản khác có tính
chất bổ trợ cho quá trình định tội danh, bởi vì:

Một là: khi xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự thì nhà làm luật đã
tiên liệu và đưa các dấu hiệu đặc trưng, phổ biến nhất trong hành vi được coi là
có lỗi ấy vào trong Bộ luật hình sự với tính chất là các dấu hiệu trong cấu thành
tội phạm.

Hai là: trong Bộ luật hình sự đã quy định các dấu hiệu đặc trưng, điển hình
bắt buộc không thể thiếu được của cấu thành tội phạm cụ thể. Tất cả các dấu
hiệu đều tập hợp thành một hệ thống có liên quan chặt chẽ với nhau trở thành
loại tội phạm nhất định là cơ sở cho người định tội danh so sánh, đối chiếu với
hành vi phạm tội đã xảy ra.

Ba là: trong Bộ luật hình sự các nhà làm luật đã liệt kê tất cả các hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Tại điều 2 Bộ luật hình sự quy định: “1. Chỉ người nào
phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình
sự. 2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều
76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Quy định này loại trừ
khả năng cho phép bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có sự mở rộng hay thu
hẹp mô hình cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự.

Cấu thành tội phạm là mô hình pháp lý của định tội danh, vì:
32
Tính chất của cấu thành tội phạm là cơ sở duy nhất cho định tội danh và là
một khuân mẫu pháp lý của tội phạm. Khi xác định đầy đủ các dấu hiệu pháp lý
của cấu thành tội phạm thì mới có đủ căn cứ xác định người thực hành vi đó là
tội phạm.

Nội dung của cấu thành tội phạm là yếu tố cần và đủ cho quá trình định tội
danh, nó là các đấu hiệu điển hình và đặc trưng nhất trong các hành vi phạm tội
cùng loại được các nhà làm luật pháp điển hóa trong Bộ luật hình sự.

Cấu thành tội phạm là mô hình pháp lý của định tội danh, bởi cấu thành tội
phạm thực hiện các chức năng sau đây:

Thứ nhất, chức năng nền tảng, bởi vì: để xác định hành vi của người có lỗi
có bị coi là tội phạm hay không và để xác định nó là tội nào thì chỉ có thể dựa
vào cấu thành tội phạm.

Thứ hai, chức năng phân biệt, trong phần quy định của quy phạm pháp luật
đã mô tả đầy đủ chính xác các dấu hiệu của tội phạm và dựa vào đó nó cho phép
người định tội danh phân biệt tội này với các tội khác.

Thứ ba, là chức năng đảm bảo, nó thể hiện ở nguyên tắc một người chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ thỏa mãn đầy các dấu hiệu
trong cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự và nếu hành vi
của họ không thỏa mãn các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm thi sẽ không bị
coi là tội phạm.

2.1.1.3. Cơ sở phương pháp luận của định tội danh

Cơ sở khoa học của định tội danh được thể hiện:

Thứ nhất là quan hệ giữa cái đơn nhất và cái chung – cơ sở triết học của
định tội danh.

Định tội danh được tiến hành trên cơ sở dựa vào các luận điểm đã được luật
quy định và các luận điểm lý luận về pháp luật. Đến lượt mình, các luận điểm đó
không xuất phát từ các tiền đề phương pháp luận nhất định. [30].
33
Triết học là cơ sở khoa học cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp
luật. Nó là cơ sở cho chế độ pháp quyền mà một trong những biểu hiện cụ thể đó
là định tội danh theo các quy phạm pháp luật. Các phạm trù đặc trưng cho bản
chất nhận thức luận của quá trình áp dụng pháp luật đối với trường hợp cụ thể có
ý nghĩa không nhỏ. [30.]

Cái đơn nhất thể hiện với tư cách là cái xác định về chất của sự vật hoặc
hiện tượng, tính cá thể, tính đa dạng, tính xác định về không gian và thời gian
của sự vật hoặc hiện tượng.

Hiện tượng đơn nhất có vô số các thuộc tính đa dạng. Mọi tội phạm cụ thể
có thể được đặc trưng bởi một loạt các dấu hiệu thuộc về người thực hiện tội
phạm, cũng như liên quan đến các hành vi. Có thể thấy, trong một vụ án hình sự
chúng ta không bao giờ có thể mô tả được đầy đủ tối đa tội phạm đơn nhất đã
được thực hiện.

Như vậy, đối với tội phạm cụ thể chúng ta có thể chia tách ra ít nhất bốn
phạm trù dấu hiệu: Một là “tất cả” các dấu hiệu của hành vi đó. Tác giả đặt từ tất
cả trong ngoặc kép, bởi vì tổng thể hiện thực tất cả các dấu hiệu của một sự kiện
nào đó chỉ có thể được hình dung về mặt lý luận: tổng số đó là vô tận; hai là các
dấu hiệu có ý nghĩa đối với việc điều tra và giải quyết vụ án hình sự; ba là các
dấu hiệu có ý nghĩa pháp lý hình sự; bốn là các dấu hiệu có ý nghĩa đối với định
tội danh.

Để định tội danh tội phạm đã thực hiện thì việc xác định các dấu hiệu của
nó vẫn chưa đủ mà còn phải xác định hành vi đã thực hiện do điều luật nào của
Bộ luật hình sự quy định hay không, được quy phạm nào của phần chung của Bộ
luật hình sự quy định hay không?

Nếu xem xét quy phạm pháp luật từ quan điểm của các phạm trù triết học
thì quy phạm - đó là khái niệm cái chung. [30].

34
Trong triết học cái chung được hiểu là phạm trù chung được dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ lập lại, giống nhau của nhiều
sự vật, hiện tượng quá trình của hiện thực khách quan được phản ánh.

Khi các hình vi nguy hiểm cho xã hội được luật hóa thì các dấu hiệu đó
được thiết kế là những dấu hiệu cơ bản nhất. [30].

Quy phạm pháp luật hình sự không thể chứa đựng toàn bộ các dấu hiệu đặc
trưng cho từng tội phạm cụ thể. Quy phạm pháp luật hình sự chỉ quy định một
số dấu hiệu của tội phạm tương ứng được khái quát hóa và tách ra khỏi các dấu
hiệu và thuộc tính khác của tội phạm đó. [30.]

Bất cứ cái chung nào cũng là của riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không
ra nhập đều vào cái chung,… Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự
chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác. [30.]

Thứ hai là lôgic hình thức

Các phạm trù triết học làm cơ sở cho việc áp dụng đúng đắn đạo luật được
thể hiện trong hoạt động thực tiễn của hoạt động tố tụng thông qua các chế định,
khái niệm và biện pháp pháp luật cụ thể. [30].

Đối với luật học nói chung trong đó có định danh đúng lôgic có ý nghĩa rất
quan trọng. Có lẽ không có lĩnh vực nào của đời sống xã hội mà ở đó việc vi
phạm các quy luật của lôgic, việc rút ra các kết luận đúng đắn, việc tiến hành
các lập luận sai lầm lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như trong lĩnh vực
luật học.

Định tội danh, đó là kết quả của quá trình nhận thức phức tạp. Sự thành
công của quá trình nó cũng phụ thuộc trực tiếp vào sự hiểu biết về việc tuân thủ
các quy luật của lôgic. Trong hoạt động thực tiễn của Điều tra viên, Kiểm sát
viên và Thẩm phán, thông thường các quy luật và quy tắc lôgic được áp dụng
một cách theo bản năng, một cách không có ý thức. Điều đó đặc trưng cho mọi

35
hoạt động thực tiễn, bởi vì tư duy lôgic đó là thuộc tính của bộ não người, được
phát triển trong toàn bộ đời sống của họ không tùy thuộc vào việc người đó có
nghiên cứu lôgic hay không?

Trong khi định tội danh cũng như trong mọi lĩnh vực của hoạt động tư duy,
các quy tắc, phạm trù và phương pháp lôgic khác nhau được sử dụng. Khi làm
sáng tỏ bản chất lôgic của hoạt động của Tòa án áp dụng pháp luật C.Mác viết:
“Pháp luật mang tính chất phổ biến. Trường hợp cần phải xác định trên cơ sở
luật pháp, thì có tính chất đơn nhất. Muốn quy các quy định đó vào cái phổ biến
cần phải có sự phán đoán”.

Để quy phạm pháp luật có thể được sử dụng trong định tội danh thì quy
phạm đó cần phải được diễn đạt về mặt tư tưởng với hình thức sự phán đoán
mang tính chất khẳng định chung. Đôi khi sự văn bản đó được hiểu ngầm ở sự
diễn đạt dè dặt cổ phần quy định của điều luật.

Trong khi định tội danh các hình thức kết luận khác cũng được áp dụng. Ví
dụ, đôi khi chúng ta dung đến tam đoạn luận mang tính khẳng định – chia tách.
Khi giả định rằng hành vi của người phạm tội đó cấu thành hoặc là tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ hoặc là tội lạm quyên trong khi
thi hành công vụ, thì chúng ta phải làm sáng tỏ các dấu hiệu phân biệt giữa các
cấu thành tội phạm đó, làm chính xác các tình tiết của trường hợp cụ thể và đi
đến kết luận khẳng định này hay kết luận khẳng định khác.

Những tam đoạn luận phức tạp với sự thu hẹp đáng kể của chúng thường
được áp dụng trong hoạt động tư duy của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm
phán. [30].

2.1.2. Thực tiễn định tội danh các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi
hành án dân sự

2.1.2.1. Khái quát tình hình định tội danh các tội tham nhũng trong lĩnh vực
thi hành án dân sự

36
Bảng 2.1: Số liệu xét xử về tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân
sự từ năm 2015 đến năm 2019

Số vụ xét xử Số bị cáo

Năm 353 355 356 353 355 356

2015 2 2

2016

2017 1 1

2018 1 1 1 1

2019 1 1 3 2

Từ số liệu thống kê nêu trên có thể thấy tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ được quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015
là tội chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tội tham nhũng, trung bình mỗi năm xét xử
0,6 vụ - 0,8 bị báo.

Tội tham ô tài sản được quy định tại điều 353 Bộ luật hình sự trong 05 năm
xét xử 1 vụ - 3 bị cáo vào năm 2019, các năm khác không xét xử vụ việc nào.

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định taị điều
355 Bộ luật hinh sự trong 05 năm xét xử 02 vụ - 2 bị cáo vào năm 2015, các
năm khác không xét xử vụ việc nào.

Như vậy, có 4 tội tham nhũng không có khởi tố, điều tra truy tố, xét xử, đó
là các tội: tội nhận hối lộ (điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015); tội lạm quyền
trong khi thi hành công vụ (điều 357 Bộ luật hình sự năm 2015); tội lạm dụng
chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (điều 358 Bộ
luật hình sự năm 2015); tội giả mạo trong công tác (điều 359 Bộ luật hình sự
năm 2015).

37
Việc nghiên cứu các bản án trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, cho
thấy Tòa án hầu hết đã xác định tội danh của các bị cáo. Tòa án định tội danh
theo 4 yếu tố cấu thành của tội phạm, định tội danh trong trường hợp đồng
phạm, định tội danh trong trường hợp phạm tội nhiều lần,…

2.1.2.2. Thực tiễn định tội danh các tội tham nhũng theo cấu thành tội phạm
cơ bản

Trong năm năm từ năm 2015 đến năm 2019, tổng cộng có 6 vụ án về tội
tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự gồm các tội: Tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 2 vụ; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ 3 vụ; Tội tham ô tài sản 1 vụ.

Trong đó các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đều được định tội
danh theo cấu thành tội phạm cơ bản khi tuyên án. Còn tội tham ô tài sản định
tội danh theo khoản 4 cho người chủ mưu với mức là chung thân và khoản 1 cho
các đồng phạm.

Qua quá trình xét xử các bị cáo đều không kháng cáo hoặc bị kháng nghị
của Viện kiểm sát về việc định tội danh trong quá trình áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, tác giả luận văn không đồng tình với Bản án số 164/2015/HSST
ngày 28/3/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa bởi lẽ, theo như tình
tiết vụ án thì ông T đã thực hiện vi phạm hai vụ, cụ thể:

Vụ thứ nhất:

Ông T được phân công tổ chức thi hành án đố với vụ ông Vũ Nam L phải
trả cho bà Nguyễn Thị L, ngụ tại phường Tân Biên, thảnh phố Bíên Hòa với số
tiển là 708. 000. 000đ (Bảy trăm lẻ tám triệu đồng) theo Bản án số 165 ngày
26/9/2011 của Tòa ản nhân dân thành phố Biên Hòa. Ngày 28/9/2011, bà L có
làm đơn yêu cầu xác minh điều kiện thì hành án và đưa cho ông T số tiền
5.000.000đ (Năm triệu đông) để nhờ Trung xác minh điều kiện thì hành án của

38
ông Vũ Nam L. Sau khi nhận được số tiền trên để đi xác minh thì T đã nhiều lần
mời bà L lên Chi cục thi hành ản dân sự để làm việc. Mặc dù biết rõ theo quy
định của Luật thi hành ản dân sự và quy định tại Điều 31 của Nghị định số
58/CP của Chính phủ ngày 13/7/2009, thì chi phí kê biên cưỡng chế sẽ được tạm
ứng từ ngân sách Nhà nưóc và thanh toán sau, nhưng T đã nói với bà L muốn
được việc thì bà L phải đưa cho T 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng) để T
làm chi phí thi hành ản cho bà L. Do mong muốn được thi hành án nên bà L đã
đưa cho T số tiền 950 USD, trị gỉả 19.960.450đ (Muời chin triệu chín trăm sáu
mươi nghìn bốn trăm năm mươi đồng). Sau khi nhận được số tỉền trên T cất giữ
để tiêu xài. Quá trình làm vỉệc và T đã thừa nhận và đã trả lại cho bà L số tiền
13.500.000đ (Mười ba triệu năm trăm nghìn đồng), còn lại 6.460.450đ (Sảu triệu
bốn trăm sảu mưoi nghìn bốn trăm năm mươi đồng) T chưa trả. Hiện chị L
không yêu cầu T phải trả lại số tiền trên. Quá trình điều tra T khai nhận số tiên
trên của bà L để thực hiện việc kế biên, cưỡng chế là không có cơ sở.

Vụ thứ 2:

Vào tháng 10/2011 ,Trần Văn T được phân công thụ lý gìải quyết việc
Công ty TNHH CT phải thi hành ản trả cho Công ty Thương Mại Cổ phần H số
tiền 702.000.000đ (Bảy trăm lẻ hai trỉệu đồng) và lãi suất chậm thì hành án theo
Quyết định thi hảnh ản sô 593/QĐ ngày 26/10/2011. Quá trình gìải quyết việc
thi hành án trên T đã xác minh tại phòng Cảnh sảt gỉao thông Công an tỉnh Đồng
Nai nên ngày 17/7/2012, T đã ra quyết định kê biên đối với chiếc ô tô biển số
60S-224 của Công ty TNHH CT đã bản cho chị Hoàng Thị V ngụ tại khu phố 3,
phường Trung Dũng, thành phố Biến Hòa nhưng chưa làm thủ thủ tục đăng ký
sang tên. Do sợ bị kê biên chiếc xe trên nên chị V đã gặp ông T để đưa hợp đồng
mua bản chiếc xe ô tô biển số 60S-224 của Công ty TNHH CT bán cho chị V
cho ông T xem và nhờ ông T gìúp đỡ thì ông T nói rất khó khăn, nếu Công ty
TNHH CT không thỏa thuận được với Công Ty Thương Mại Cổ phần H thì ông
T sẽ tiếp tục kê biên chỉếc xe trên. Sau đó chị V hứa nếu ông T giúp đỡ thì sẽ bồi
dưỡng 10.000.000 đ ( Muời triệu đồng) thì Trung đồng ý và nói“ Anh em giúp
39
đỡ nhau là chính”. Sau đó đến ngày 25/7/2012, Công ty TNHH CT đã thỏa
thuận được với Công Ty Thương Mại Cổ phẩn H nên đến ngày 10/8/2012, ông
T đã ra quyết định giải tỏa kê biên đối với chiếc xe ô tô trên. Đến gày 15/8/2012,
T gọi chị V lên để nhận quyết định giải tỏa kê biên và đưa số tiền đã nêu trên.
Nhưng chị V không đồng ý đưa. Sau đó ông T đã nhiều lần gọi điện và nói khi
nào chị V giao hết số tiền trên thì mới gửi văn bản cho Phòng cảnh sát giao
thông để giải tỏa. Nên chị V đã hẹn ông T để đưa số tiền trên và khi thực hiện
việc giao tiền cho ông T thì Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang.

Theo khoản 1 của điều 354, tội nhận hối lộ có các dấu hiệu phảp lý sau:

* Dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội nhận hối lộ được quy định là người có chức vụ, quyền hạn.
Đó là chức vụ, quyền hạn có thể làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu cúa người khác.

Theo quy định cúa điều luật, chủ thể của tội này còn có trường hợp phải là
người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ hoặc đã bị kết án về một trong
các tội phạm tham nhũng mà chưa được xóa án tích.

Như vậy, với vụ thứ nhất ông T thỏa mãn là chủ thể của tội phạm nhận hối lộ.

* Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực
tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân
người đó.

Theo đó, hành vi khách quan của tội nhận hối lộ gồm hành vi nhận hoặc sẽ
nhận lợi ích bất kỳ (trực tiếp hoặc qua trung gian) và hành vì làm hoặc không
làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn mình trong cơ quan, tổ chức để thực hiện việc nhận về bất kỳ lợi ích
nào (có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất) từ người đưa hối lộ.
40
Trong đó, lợi dụng chức vụ tức là lợi dụng chức danh công tác, chức trách hoặc
quyền hạn được giao. Lợi dụng quyền hạn là lợi dụng quyền năng cụ thể được
giao do có chức vụ hoặc do một căn cứ khác. Trên thực tế, hành vi nhận của hối
lộ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là nhận tiền hay
lợi ich vật chất một cách thuần túy theo kiểu trao tay hoặc nhận dưới vỏ bọc hợp
pháp như nhận thưởng hoặc tiền thù lao (thực chất không chính đáng), nhận lợi
ích bất chính qua hình thức hợp đồng (như hợp đông vay tiền nhưng sau đó
không hoàn trả, hợp đồng bán tài sản với giá cao hơn hoặc mua tài sản với giá
thấp hơn giá trị thực tê của tài sản), hoặc qua các loại hình dịch vụ (không phải
trả chỉ phù v.v..

Hành vì làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ có thể là hành vi trái phảp luật hoặc hành vi không trái pháp
luật nhưng đều là hành vi được thực hiện trên cơ sở lợi dụng chức vụ, quyền
hạn. Trường hợp hành vì làm hoặc không làm (của người nhận lợi ích) là hành
vi trái pháp luật có thể như: Điều tra viên nhận lợi ích của bị can đang bị tạm
giam để thay đổi (không đúng phảp luật) biện pháp ngăn chặn tạm giam thành
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (cho tại ngoại), Thẩm phản nhận lợi ích vật
chất của bị cáo để cho người này được hưởng án treo (không đúng phảp luật)
hoặc người tiến hành tố tụng đã không tiến hành truy cứu trảch nhiệm hình sự
người có tội do đã nhận lợi ích từ họ…

Như vậy có thể thấy trong trường hợp trên ông T đã nhận tiền của chị L để
thực hiện một số công việc nhất định như đi xác minh thi hành án, để kê biên xử
lý tài sản.

* Dấu hiệu xác định hành vi nhận hối lộ là tội phạm

Theo điều luật, hành vì nhận hối lộ cấu thành tội phạm trong các trường
hợp sau:

Của hối lộ là lợi ích vật chất (tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá
từ 02 triệu đông trở lên;

41
Như vậy, theo tình tiết cảu vụ án thì bản án trên đã bỏ qua tội nhận hối lộ
của ông T trong quá trình thực thi công vụ trên thực tế.

2.1.2.3. Định tội danh các tội tham nhũng theo cấu thành tội phạm tăng
nặng và trong trường hợp đặc biệt.

Trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, trong tổng số vụ án tham nhũng
trong lĩnh vực thi hành án dân sự, Tòa án đã xét xử 6 việc tương ứng với 3 tội là
tội tham ô tài sản; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Như vậy, có 4 tội tham
nhũng không có khởi tố, điều tra truy tố, xét xử, là: tội nhận hối lộ (điều 354 Bộ
luật hình sự năm 2015); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điều 357 Bộ
luật hình sự năm 2015); tội lạm dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi (điều 358 Bộ luật hình sự năm 2015); tội giả mạo trong
công tác (điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015). Trong số 3 tội đã đưa ra xét xử
thì có 2 vụ có đồng phạm, còn những vụ khác là cá nhân người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ và tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản. Trong số đó có 01 vụ tham ô tài
sản Tòa án đã xem xét mức độ có lỗi của hành vi và các cấu thành của tội tham
nhũng (khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan) để quyết định hình
phạt chung thân đối với tội tham ô tài sản đối với nguyên thủ kho thi hành án
dân sự thành phố Hà Nội và 02 đồng phạm được áp dụng theo khoản 2 do cso
tình tiết giảm nhẹ. Đây là vụ án phức tạp và việc tham ô xảy ra nhiều năm dựa
trên các sơ hở của luật và cũng như việc kiểm tra quản lý đối với kho vật chứng
của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, dẫn đến thiệt hại lên tới gần 17 tỷ đồng.
Còn đối với các đồng phạm khác chỉ là bảo vệ kho, nhưng do không làm hết
chức trách nhiệm vụ được giao và chỉ đóng vai trò giúp sức trong việc chuyển
tài sản trong kho ra ngoài khi chưa có đầy đủ giấy tờ theo quy định nên Tòa án
đã áp dụng hình phạt theo khoản 2. Như vậy, theo tác giả luận văn , việc áp dụng
khung hinh phạt là chung thân đối với nguyên thủ kho và các đồng phạm đối với
việc thực hiện hành vi phạm tội là đúng quy định.
42
Đối với vụ án tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai của nguyên Chi cục trưởng và kế toán của đơn vị đã cấu kết với nhau rút
tiền hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện để mua máy in máy photo và các khoản
tiền khác vào mục đích tiều xài cá nhân. Tòa án đã xác định đúng tội danh của
các bị cáo và đánh giá vai trò, tính chất mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo
đã gây ra để quyết định hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, tại bản án sơ thẩm số
44/2018/HS-ST ngày 28/6/2018, Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất đã bỏ lọt
một số tình tiết về việc vi phạm của nguyên kế toán nên đã bị tòa án nhân dân
tỉnh Đồng Nai hủy bỏ bản án sơ thẩm sau khi có kháng cáo của đồng phạm là
nguyên Chi cục trưởng và trả về cho Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất xét xử
lại. Kết quả xét xử lại, Tòa án đã có những đánh giá đúng và đầy đủ các mặt của
cấu thành tội phạm và áp dụng khung hình phạt phù hợp với quy định và lỗi cảu
các bị cáo đã gây ra.

2.1.2.4. Đánh giá thực tiễn định tội danh các tội tham nhũng trong lĩnh vực
thi hành án dân sự

Những hạn chế trong định tội đanh: Thực tiễn áp dụng pháp luật định tội
danh đối với tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự, chúng tôi thấy
rằng đã có những hạn chế sau đây:

Một là, hành vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc vì động cơ khác
là chưa rõ ràng dẫn dến không thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp
luật.

Hai là, về các tình tiết định khung tăng nặng như: “có tổ chức”, “dùng thủ
đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, “gây hậu quả nghiêm trọng khác”, “gây hậu quả rất
nghiêm trọng khác”, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên đã tạo ra
những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Nguyên nhân của những hạn chế

43
Năng lực trình độ của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
chưa cao, chưa hiểu rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm về tham nhũng, nên
dẫn đến việc định tội danh chưa chính xác.

Về pháp luật xử lý tham nhũng còn những bất cập như: về các tình tiết tăng
nặng định khung hình phạt chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đển việc có
trường hợp xử lý tùy tiện, nhiều nơi không giống nhau, có nhiều nơi không xử lý.

2.2. Quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi
hành án dân sự
Cũng như định tội danh, thì quyết định hình phạt đối với các tội tham
nhũng, để có thể nhận diện thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội tham
nhũng, trước hết cần khái quát một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt nói
chung.

2.2.1. Khái quát lý luận về quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của Hội dồng
xét xử nhân danh Nhà nước xã hội chủ nghĩa, luôn chọn loại và mức hình phạt
tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội , các đặc điểm nhân thân
người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để áp
dụng đối với người phạm tội nhằm đạt được mục đích của hình phạt. Quyết định
hình phạt là một giai đoạn trong quá trình xét xử tội phạm, giai đoạn này kế tiếp
sau khi định tội danh, nó cũng là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Tuy nhiên,
cho tới nay ghi nhận khái niệm quyết định hình phạt. Trong khoa học pháp lý đã
có khá nhiều tác giả đưa ra khái niệm hình phạt. Đa số các tác giả cho rằng:
“Quyết định hình phạt là việc Toà án lựa chọn loại hình phạt cụ thể bao gồm
hình phạt chính và có thể cả hình phạt bồ sung với mức độ cụ thể với tỉnh chất,
mức độ nguy hỉểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã thực hiện đế áp dụng cho
người phạm tội”.
* Đặc điểm
Quyết đinh hình phạt có thể thấy quyêt định hình phạt có các đặc điểm sau:

44
Thứ nhất, Quyết định hình phạt là giai đoạn áp dụng pháp luật sau cùng,
liền ngay sau khi định tội, tội danh theo cấu thành tội phạm cụ thể. Do đó, định
tội đúng là điều kiện rất quan trọng để quyết định hình phạt đúng;
Thứ hai, được thực hiện trên cơ sở các căn cứ pháp luật quy định;
Thứ ba, Quyết định hình phạt mang tính tùy nghi cao: tùy nghi trong áp
dụng; trong lựa chọn loại hình phạt áp dụng; trong quyết định mức hình phạt cụ
thể; …
Từ những phân tích trên, tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng, “Quyết
định hình phạt là hoạt động nhận thức thực tiễn của Toà án (cụ thể là Hội đồng
xét xử) được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để định ra biện pháp
xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo
đã thực hiện. ...” .
* Ý nghĩa
như vậy, việc quyết định hình phạt đúng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bởi:
Thứ nhất, quyết đinh hình phạt là cơ sở pháp lý để đạt mục đích của hình
phạt. Tuy nhiên, mục đích của hình phạt có đạt được hay không lại phụ thuộc
vào việc quyết định hình phạt của Hội đồng xét xử.
Thứ hai, quyết đinh hình phạt là cơ sở pháp lý đảm bảo và nâng cao hiệu
quả của hình phạt. Việc quyết định hình phạt đúng là cơ sở để đảm bảo cho các
yếu tố còn lại. Do vậy, trong tất cả các yếu tố này thì quyết định hình phạt là yếu
tố mang tính quyết định, là điều kiện đảm bảo tính khả thi của hệ thống hình
phạt.
Thứ ba, quyết định hình phạt là điều kiện đảm bảo tính khả thi của hệ thống
hình phạt. Việc quyết định hình phạt đúng sẽ tác động đến ý thức của mỗi cá
nhân và quan trọng hơn là nhận thức được tính nghiêm minh của pháp luật để tự
giác chấp hành pháp luật.
2.2.2. Các căn cứ quyết định hình phạt
Căn cứ quyết định hình phạt là những đòi hỏi có nội dung cụ thể, mang tính
khách quan, đặc trưng nhất cho tất cả các trường hợp phạm tội.
45
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: Các căn cứ quyết định hình phạt là những
đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc do Luật hĩnh sự quy định hoặc do giải thích
luật mà cỏ buộc Toà án phải tuân thủ khi quyết định hĩnh phạt đổi với người
thực hiện tội phạm ”.

Việc quyết định hình phạt phải được thực hiện theo các căn cứ được quy
định trong Bộ luật hình sự. Những căn cứ đó bao gồm:

Một là chế tài quy phạm pháp luật quy định về tội phạm.

Hai là các căn cứ được quy định tại Điều 51- 52- 54 Bộ luật hình sự năm
2015: tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự; nhân thân người phạm tội.

Ba là các căn cứ đặc biệt: đường lối xử lý (Điều 3 Bộ luật hình sự năm
2015), miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015); miễn hình
phạt (Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015); chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
(Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015); đồng phạm (Điều 58 Bộ luật hình sự năm
2015); quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên (Điều 91 - 101 Bộ
luật hình sự năm 2015); quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt (Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015)…

Khi quyết định hình phạt, các căn cứ quyết định hình phạt phải được xem
xét, cân nhắc kỹ lưỡng một cách đầy đủ, toàn diện và biện chứng (trong từng
trường hợp, hoàn cảnh cụ thể), không được bỏ sót hoặc đánh giá thiếu chính xác.
Cần chú ý rằng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ quan
trọng nhất của việc định tội; nhân thân người phạm tội cũng rất quan trọng.
Căn cứ- của quyết định hình phạt ngoài việc phải được quy định trong pháp
luật hình sự thì còn có thể do giải thích pháp luật mà có buộc Toà án phải tuân
theo khi quyết đinh hình phạt. Vì như vậy sẽ đảm bảo việc áp dụng hình phạt
cho bị cáo không những đáp ứng được sự chặt chẽ, chính xác, thống nhất trên cơ
sở quy định của Bộ luật hình sự.
Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt
như sau: “1.Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật
46
này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình
sự. 2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1
Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người
phạm tội.” Đây là căn cứ chung có tính chất bắt buộc trong mọi trường hợp khi
quyết định hình phạt, tuân thủ các cãn cứ quyết định hình phạt tạo khả năng đạt
được mục đích của hình phạt.
Như vậy, khi Tòa án quyết định hình phạt phải căn cứ và tuân thủ theo các
đòi hỏi quan trọng có tính nguyên tắc sau:
Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự.
Khi quyết định hình phạt trước hết Tòa án phải căn cứ vào các quy định
của Bộ luật hình sự bởi quy định của Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng
nhất để Toà án định tội danh xác định khung hình phạt, yêu cầu đầu tiên của
việc lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Việc quy định căn cứ “quy
định của Bộ luật hình sự” nhằm đảm bảo tính thông nhất, đúng pháp luật khi áp
dụng các quy phạm pháp luật hình sự vào quyết định hình phạt.
Vì vậy, Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 đã buộc Hội đồng xét xử phải
“căn cứ” theo quy định của Bộ luật hình sự, còn đối với ba căn cứ sau đây, Điều
luật chỉ yêu cầu cân nhắc. Theo đó, những quy định của Bộ luật hình sự về quyết
định hình phạt bao gồm:
+ Các quy định có tính định hướng chung cho việc quyết định hình phạt
theo Bộ luật hình sự năm 2015: Nguyên tắc xử lý (Điều 3); Miễn trách nhiệm
hình sự (Điều 16 và Điều 29); Mục đích của hình phạt (Điều 31).....
+ Các quy định cụ thể về quyết định hình phạt: Các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự (Điều 51); Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
(Điều 54); Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52); ....
+ Căn cứ vào quy định phần Các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 là
căn cứ vào điều luật về tội phạm cụ thể để xác định khung hình phạt chính và
hình phạt bổ sung áp dụng cho từng hành vi phạm tội mà điều luật về tội phạm
quy định.
47
Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Đó là tính nguy hiểm của tất cả các tội phạm cùng loại so với các tội phạm
khác. Còn mức độ nguy hiểm cho xã hội là tính nguy hiểm của một tội phạm cụ
thể so với các tội phạm khác cùng loại. [8].
Khi quyết định hình phạt thì việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội. Đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, Thẩm phán cần dựa vào những tình tiết, tính chất và mức độ
hậu quả đã xảy ra hoặc đe dọa gây ra, mức độ lỗi, ....
Nhân thân người phạm tội
Theo luật hình sự thì nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng hợp
những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ
văn hóa, ....
Để bảo đảm hình phạt được tuyên phù hợp với khả năng cải tạo, giáo dục
của người phạm tội thì Tòa án còn phải dựa vào nhân thân người phạm tội, bởi
vì nhân thân người phạm tội không chỉ phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội mà còn phản ánh khả năng cải tạo, giảo dục của người
phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ.
Các tình tiết gỉam nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là dùng để đánh giá
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hơn nữa nhiều tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng lại thuộc về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, luật hình sự
vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự làm căn cứ quyết
định hình phạt độc lập bên cạnh các căn cứ khác nhằm mục đích buộc Tòa án
phải cân nhắc các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với nội dung vụ án để
quyết định hình phạt cho người phạm tội được chính xác, hạn chế sự tùy tiện
trong áp dụng pháp luật.
2.2.3. Các trường hợp quyết định hình phạt
Thứ nhất: Quyết định hình phạt theo quy định chung:

Cũng như định tội, để quyết định hình phạt, Tòa án cần thực hiện hai quy
trình:
48
- Xác định các tình tiết của vụ án mà Tòa làm căn cứ quyết định hình phạt.
Các tình tiết đó bao gồm các tình tiết liên quan đến tội phạm (cả các yếu tố
khách quan và cả yếu tố chủ quan); liên quan đến nhân thân người phạm tội (thể
hiện mức độ nguy hiểm cũng như khả năng cải tạo, giáo dục của họ);

- Nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật liên quan đến quyết định
hình phạt như đã đề cập ở phần trên.

Tuy nhiên, việc thực hiện tốt hai quy trình trên chưa thể đảm bảo cho việc
quyết định hình phạt đúng đắn, phù hợp. Để hình phạt được áp dụng đạt được
các mục đích quy định, đòi hỏi người áp dụng có nhận thức tổng hợp về trường
hợp phạm tội, về nhu cầu xã hội, yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa
phương… Ngoài nguyên tắc pháp chế, cần tuân thủ các nguyên tắc quyết định
hình phạt khác như cá thể hóa hình phạt, nhân đạo, tôn trọng quyền, lợi ích
chính đáng của con người…

Thứ hai: Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt:

- Trường hợp đồng phạm (Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015): Điều luật
không quy định giới hạn cứng, mà chỉ quy định nguyên tắc chung cho việc quyết
định hình phạt; trong đó có nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự theo hai
căn cứ riêng, đặc thù. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, cần áp dụng các căn cứ
chung và căn cứ riêng để quyết định cho phù hợp, hài hòa và hiệu quả.

- Trường hợp chuẩn bị phạm tội (khoản 1, 2 Điều 57 Bộ luật hình sự năm
2015): Điều luật quy định mức hình phạt cao nhất đối với chuẩn bị phạm tội là
20 năm tù (nếu chế tài có hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình) mà không
quy định giới hạn tối thiểu hoặc bằng 1/2 mức phạt tù quy định (cả mức tối đa
và tối thiểu, nếu là tù có thời hạn). Đây là giới hạn cao nhất mà luật định. Còn
khi quyết định hình phạt Tòa án phải căn cứ cả vào các căn cứ chung, bao gồm
cả quyết định hình phạt dưới khung.

Đề nghị lưu ý cân nhắc giới hạn trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 14
Bộ luật hình sự (chỉ người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt

49
nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự) và chế tài các quy phạm quy
định về từng tội phạm cụ thể để quyết định hình phạt cho phù hợp với chính
sách hình sự nước ta.

- Trường hợp phạm tội chưa đạt (khoản 1, 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm
2015): Bộ luật hình sự năm 2015 không loại trừ hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình đối với người phạm tội chưa đạt, nhưng giới hạn ở những trường hợp đặc
biệt. Ví dụ: định giết nhiều người nhưng chỉ chết một người hoặc rất nhiều
người bị thương tích rất nặng.

Khi quyết định hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể, cần cân nhắc mức
độ phạm tội chưa đạt, nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt.

Thứ ba: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:

Do nguyên tắc quyết định hình phạt quy định trong Bộ luật hình sự nước ta
là cộng toàn bộ các hình phạt mà không có thu hút (toàn bộ hay một phần). Cho
nên, khi quyết định hình phạt, Tòa án cần chú ý cân nhắc các trường hợp cụ thể
khác nhau để quyết định hình phạt đối với từng tội trước khi quyết định hình
phạt chung.

Có thể phân biệt ba trường hợp như sau:

- Bị cáo thực hiện các hành vi phạm tội cấu thành nhiều tội khác nhau.
Trường hợp này, việc quyết định hình phạt được thực hiện theo quy định chung;

- Bị cáo thực hiện một hành vi phạm tội cấu thành hai tội (ví dụ giết người
để chiếm đoạt tài sản): cần cân nhắc quyết định hình phạt thông thường đối với
tội nặng hơn; còn tội phạm đi kèm có thể cân nhắc để giảm nhẹ hơn;

- Thủ đoạn phạm tội đồng thời cấu thành một tội phạm khác. Trong một số
trường hợp, thậm chí thủ đoạn phạm tội còn đồng thời là tình tiết định khung
hình phạt. Vì vậy, trong trường hợp này cũng cần cân nhắc khi quyết định hình
phạt đối với tội phạm đó.

2.2.2. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng trong
lĩnh vực thi hành án dân sự
50
2.2.2.1. Khái quát tình hình quyết định hình phạt đối với các tội tham
nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Bảng 2.2, Số liệu thống kê các tội tham nhũng đã xét xử trong lĩnh vực thi
hành án dân sự từ năm 2015 đến năm 2019

Số vụ/Bị cáo Hình phạt áp dụng

Vụ Bị cáo Tù đến Từ trên 3 Từ 7 Tù Hình


3 năm năm đến năm đến chung phạt bổ
Năm
dưới 7 năm 15 năm thân sung

2015 2 2 2

2016

2017 1 1 1

2018 1 1 1 1

2019 2 5 2 2 1

Kết quả nghiên cứu số liệu thống kê và các bản án hình sự xét xử về các tội
tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự trong giai đoạn từ năm 2015 đến
năm 2019, cho thấy Tòa án không cho bị cáo nào hưởng án treo, có 4 bị cáo bị
phạt tù với mức phạt tù đến 3 năm, 3 bị cáo bị phạt tù từ 3 năm đến dưới 7 năm,
2 bị cáo bị phạt tù từu 7 năm đến 15 năm, 1 bị cáo bị phạt tù chung thân, không
có bị cáo nào bị áp dụng hình phạt bổ sung.

Trong tổng số 10 bị cáo bị xét xử về các tội phạm về tham nhũng có 4 bị


cáo có kháng cáo về quyết định hình phạt và đã được Tòa án chấp nhận và 6 bị
cáo không có kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát về việc quyết định
hình phạt của Tòa án cụ thể:

- Có 2 vụ kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt được chấp nhận.

51
- Có 1 vụ kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt nhưng bị giữ nguyên mức

hình phạt đã tuyên.

- Có 1 vụ kháng cáo đề nghị giảm nhẹ hình phạt nhưng sau khi xem xét tính

chất mức độ và vai trò trong quá trình thực hiện tội phạm, Tòa án đã quyết định
thay đổi hình phạt từ án treo thành tù có thời hạn.

2.2.2.2. Quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng theo khoản cơ bản

Kết quả nghiên cứu các bản án về các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi
hành án dân sự cho thấy trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019, có 2 bị cáo bị
quyết định hình phạt theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015, 2 bị cáo
bị quyết định hình phạt theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015, 1 bị
báo bị quyết định hình phạt theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015, 2
bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015,
1 bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật hình sự năm
2015, 1 bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự
năm 2015. Đa số các quyết định hình phạt của Tòa án là đúng quy định, thể hiện
tính răn đe giáo dục và phòng ngừa chung.

Tuy nhiên trong quá trình xét xử vẫn còn kháng cáo của các bị cáo về việc
áp dụng hình phạt khi xem xét đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong quá
trình xét xử vụ án điển hình như vụ án theo bản án số 44/2018/HSST ngày
28/6/2018 của Tòa án nhân dân huyện Thống Nhất xét xử về tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo đó Tòa án đã quyết định hình
phạt 2 năm 6 tháng tù và cho hưởng án treo, nhưng đồng phạm không đồng ý
với các quyết định hình phạt. Theo nội dung bản án thì các bị cáo đã nhiều lần
thu, chi sai nguyên tắc kế toán, không giám sát các khoản thu, chi không báo cáo
kịp thời mà còn tích cự giúp sức cho bị cáo khác vi phạm pháp luật kéo dài từ
năm 2008 đến năm 2014. Do các bị cáo nhiều lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn
xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức gây thiệt hại về tài sản
cho nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân và làm mất lòng tin của người dân

52
đối với nhà nước, cần phải xử lý nghiêm để răn đe giáo dục và phòng ngừa
chung, nên tòa án đã quyết định hình phạt 2 năm 6 tháng tù và không cho hưởng
án treo theo như bản án sơ thẩm trước đó.

2.2.2.3. Quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng theo các khoản
tăng nặng và trong trường hợp đặc biệt.

Trong số các bị cáo bị quyết định hình phạt về các tội tham nhũng, có 1 bị
cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật hình sự năm 2015, 2
bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 1 Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015,
1 bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật hình sự năm
2015, 1 bị cáo bị quyết định hình phạt theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự
năm 2015. (xem bảng 2.2)

Trong đó có 1 bị cáo có kháng cáo về quyết định hình phạt được Tòa án
chấp nhận, cụ thể:

Bị cáo Nguyễn Văn T rút số tíền 3.768.334.875 đồng là khoản tiển thi hành
án cho các vụ ản bị cáo được giao giải quyểt để sử dụng vảo mục đích cá nhân,
do không thanh toán được nên bị cảo bàn bạc với Võ Nhật T và Trương Thị
Ngọc D rút số tiền thì hành án của các vụ án khác được Chi cục Thi hảnh án dân
sự huyện L tạm gửi tại Kho bạc nhà nước để thanh toán lại cho các vụ án bị cáo
đã chiếm đoạt. Đối với khoản tiền lãi 123.297.095đ, đây là các khoản tiền lãi
phát sỉnh trong các tài khoản 6 các Ngân hàng, bị cáo rút ra sử dụng vào mục
đích cá nhân sau khi đã chi trả hết cho các vụ án mà bị cáo đã giải quyết. Tại
bản án sơ thẩm mới chỉ xem xét về các yêu tố thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải, bản thân và gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả. Nên cấp sơ thẩm đã
quyết định hình phạt là 11 năm tù. Còn đối với các đồng phạm thì ông Võ Nhật
T đã mất vì bệnh lý trong quá trình điều tra nên đã ra quyết định đình chỉ điều
tra vụ án. Đối với Trương Thị Ngọc D thì bị bệnh rối loạn stress sau sang chấn,
tâm căn suy nhược, chưa đủ năng lực, nhận thức và điều khiển hảnh vi để làm

53
việc với cơ quan pháp luật nên Tòa án đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh và
tạm đình chỉ giải quyết vụ án đối với bị cáo Trương Thị Ngọc D.

Không chấp nhận bị quyết định hình phạt như vậy và bản thân bị cáo trong
quá trình công tác đã được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen nhiều năm, Bộ
trưởng Bộ tư pháp tặng bằng khen, được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây
dựng tổ chức Công đoàn thỏa mãn quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 46 Bộ luật
hình sự năm 199 và hướng dẫn tạ điểm b khoản 5 Nghị quyết số 01/2000.NQ-
HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng
chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét. Cho nên Tòa cấp phúc thẩm đã chấp
nhận kháng cáo của ông Nguyễn Văn T và tuyên bị cáo 10 năm tù, giảm 1 năm
so với quyết định hình phạt ở cấp sơ thẩm.

2.2.2.4. Đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội tham nhũng
trong lĩnh vực thi hành án dân sự

Những hạn chế khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham
nhũng:

+ Một số Tòa án còn bỏ sót các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo, đặc biệt là bỏ sót các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ
luật hình sự năm 2915 và tình tiết tăng nặng. Thực tiễn xét xử cho thấy các
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có đánh giá khác nhau, chưa có sự thống nhất
đối với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, phần nào đã ảnh hưởng đến việc quyết
định hình phạt.

+ Một số Tòa án không xem xét đến đặc điểm nhân thân người phạm tộI về
tham nhũng và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã phạm tội nên đã dẫn
đến việc quyết định hình phạt chưa thuyết phục, chưa đạt được mục đích của
hình phạt là trừng trị, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Nguyên nhân của những hạn chế

+ Do đội ngũ xét xử còn hạn chế về năng lực, trình độ và trách nhiệm.

54
Hiện nay, do tình hình thực tế tại một số Tòa án thiếu đội ngũ Thẩm phán,
trong khi đó một số Thấm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa tích
cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến
việc quyết định theo cảm tính không theo quy định của pháp luật.

Trong thực tế, Hội thẩm nhân dân hầu hết có chuyên môn nghiệp vụ về luật
còn hạn chế, do đó trong thực tiễn họ thường theo quyết định của Thẩm phán.

+ Hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành: Một số quy định
trong luật chưa được hưởng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng còn tùy nghi,
không thống nhất; một số quy định không phù hợp với thực tiễn.

+ Quyết định hình phạt chưa phù hợp với hành vi phạm tội do đánh giá sai
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.

Để khẳc phục, hạn chế những tồn tại, vướng mắc trong quá trình xét xử các
tội phạm về tham nhũng nêu trên, cần có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao
chất lượng xét xử đối với loại tội phạm này.

Kết luận chương 2

Trong chương này của luận văn, tác giải đã khái quảt tình hình xét xử các
tội phạm về tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự, đồng thời làm rõ cơ
sở lý luận, cơ sở pháp lý của định tội danh và quyết định hình phạt đối với các
tội phạm về tham nhũng, đồng thời, đã nêu lên định nghĩa của định tội danh và
quyết định hình phạt, đặc biệt đã đưa ra các căn cứ và nguyên tắc để định tội
danh và quyểt định hình phạt. Từ những vấn đề lý luận chung về định tội danh
và quyết định hình phạt, tác giả đã phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh và
quyểt định hình phạt đối vởi các tội phạm về tham nhũng trong lĩnh vực thi hành
án dân sự giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, nêu lên những hạn chế, bất cập
trong các quy định pháp luật hiện hành và làm rõ nguyên nhân của nó để làm cơ
sở cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

55
56
CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI THAM NHŨNG
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội tham
nhũng
3.1.1. Yêu cầu bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân

Quyền con người là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực của con người
được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia.
Theo từ điển tiếng Việt thì “quyền công dân” được hiểu là “quyền của người
công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế
văn hóa - xã hội”

Việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân trong lĩnh vực tố tụng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đã
được Hiến pháp lần đầu tiên ghi nhận, cụ thể là nguyên tắc “các quyền con
người, quyền công dân… được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến
pháp và pháp luật” và nguyên tắc “quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết bì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [Hiến
pháp năm 2013- Điều 14].

Các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Tòa án và các nguyên tắc bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân cùng những quy định cụ thể về
quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp trong Hiến pháp năm
2013 đã tạo cơ sở hiến định vững chắc cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án và các cơ quan, tổ chức tham gia thực
hiện quyền tư pháp phù hợp với định hướng cải cách tư pháp vì mục tiêu bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Với tư cách là cơ quan xét xử, một cơ quan nhân danh nhà nước để định tội
danh và quyết định hình phạt, Tòa án có quyền phán quyết những vấn đề về

57
quyền con người như: Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc
tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định
và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Theo nguyên tắc này,
một người bị kết tội phải có 02 điều kiện: Một là, phải được chứng minh tuân
theo một trình tự luật định; hai là, có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tại phiên tòa, dưới sự điều khiển của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, bị cáo,
người bị hại, người bào chữa, luật sư…(trong vụ án hình sự); các bên đương sự
đều có quyền trình bày ý kiến, quan điểm của mình về vụ án… Vì vậy, phán
quyết của Hội đồng xét xử là kết quả của quá trình thẩm vấn và tranh tụng mà
các bên được tham gia trong quá trình xét xử tại Tòa án.
Như vậy, tố tụng hình sự trước hết phải hướng và bảo đảm, bảo vệ được
công dân khỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự không có cơ sở pháp luật, đảm
bảo loại và mức hình phạt áp dụng đối với họ là hợp lý, hợp pháp,phù hợp với
tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm tội và các điều kiện
khác mà pháp luật quy định. Nói cách khác bảo vệ quyền con người trong tố
tụng hình sự là bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội (người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo) đồng thời tố tụng hình sự còn phải hướng vào bảo vệ quyền con
người của người bị hại.Về điều này,không thể không đồng ý với quan điểm cho
rằng “người bị hại là một trong những “gương mặt” cần được nói đến đầu tiên
khi bàn về vấn đề bảo vệ quyền con người,quyền công dân trong tố tụng hình sự.
Người bị buộc tội và người bị hại là những “gương mặt tương phản” có quan
điểm đối lập nhau, đều cố gắng chứng minh mình là đúng và như vậy có thể
thiệt hại cho nhau bởi những kết luận thiếu căn cứ về đối tượng chứng minh nào
đó trong vụ án hình sự. Do vậy, bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự là
bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
và của người bị hại).

Các quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong hiến
pháp là cơ sở Hiến định quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và thực tiễn
thi hành pháp luật ở nước ta. Từ góc độ luật hình sự, các quy định của Hiến pháp

58
lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vì, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt
động phán quyết về hành vi tội phạm của người bị buộc tội và áp dụng trách
nhiệm hình sự - biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đối với người
đó; kèm theo đó là hoạt động có thể tác động rất lớn đến quyền con người nói
chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. Từ việc nghiên cứu các quy định
của luật hình sự, ta thấy Bộ luật đã cơ bản thể hiện được tinh thần của Hiến pháp
2013 trong bảo đảm quyền con người.

Xem xét từ góc độ bảo vệ quyền con người, pháp luật tố tụng hình sự hiện
hành đã phần nào đáp ứng được các đảm đảm về bảo vệ quyền con người cụ thể:

Một là, một trong những nhiệm vụ của Luật hình sự là xác định bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người.

Hai là, đã từng bước hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tố tụng hình
sự, trong đó có các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người
(nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc
bảo đảm tranh tụng trong xét xử...) đảm bảo cho các chủ thể tố tụng thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng được quy định.

Ba là, hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể tố tụng hình sự theo hướng
tăng cường các quyền tố tụng của người tham gia tố tụng, nhất là bên bào chữa.

Bốn là, hoàn thiện các quy định về các thời hạn tố tụng để bảo đảm quyền
của người bị buộc tội được Tòa án xét xử nhanh chóng, kịp thời; rút ngắn thời
hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn… không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án;

Năm là, hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện
pháp hạn chế quyền tự do của con người.

Để bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015 đã bổ sung về người bị tạm giữ (Điều 59) không chỉ quy định thời hạn
có thể bị tạm giữ mà cần quy định các quyền cho người bị tạm giữ như :biết lý
do tạm giữ, được giải thích về quyền và nghĩa vụ, được trình bày lời khai, được

59
bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
được khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người
có thẩm quyền (khoản 2 , Điều 59). Đồng thời, để các quyền mà pháp luật tố
tụng hình sự đã quy định đối với người bị tạm giữ được thực hiện và tôn trọng
triệt để. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rõ những người có quyền
quyết định tạm giữ (Khoản 2, Điều 110) quyền hạn, nhiệm vụ của viện kiểm sát
trong việc tạm giữ (Khoản 5, Điều 110),quyền quyết định hủy bỏ biện pháp tạm
giữ khi không còn cần thiết...

Để các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can được bảo vệ, Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 quy định rõ những trường hợp bị tam giam (Điều 113) chế độ
tam giam (Điều 119),việc chăm nom người thân thích quản lý tài sản của người
bị tạm giữu,thời hạn tạm giam (Điều 173).

Bảo vệ quyền con người của bị can trong tố tụng hình sự, như đã nhấn
mạnh chủ yếu gắn với hoạt động và trách nhiệm của cơ quan điều tra và viện
kiểm sát.

Như vậy, vấn đề bảo vệ quyền con người bị hại trong hoạt động tố tụng
hình sự đặt ra yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh và
quyết định hình phạt đối với ngừoi phạm tội.

3.1.2. Yêu cầu cải cách tư pháp

Pháp luật hình sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc pháp chế,
nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc hành vi,
nguyên tắc có lỗi và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Trong đó nguyên
tắc nhân đạo là nguyên tắc chung và là nguyên tắc được đặc biệt chú ý vì hậu
quả của người phạm tội phải chịu là rất lớn và khó khắc phục lại.

Do đó, cải cách tư pháp hình sự ở nước ta trong thời gian tới phải đáp ứng
một số yêu cầu, đòi hỏi sau đây:

60
Thứ nhất: Cải cách tư pháp hình sự phải đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa có
hiệu quả và xử lý kip thời, nghiêm minh các loại tội phạm.
Mục đích tồn tại của tố tụng hình sự chính là vấn đề phát hiện và xử lý tội
phạm. Bộ máy các cơ quan tiến hành tố tụng, các thủ tục tố tụng cần được bố trí
sắp xếp, kiện toàn cũng là để thực hiện tốt mục tiêu phát hiện tội phạm và xử lý
tội phạm.
Thứ hai: Cải cách tư pháp hình sự phái đáp ứng yêu cần bảo đảm và tôn
trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Là quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, tố tụng hình sự
phải đảm bảo vai trò là công cụ sắc bén và đầy hiệu lực của Nhà nước, xã hội
trong việc đấu tranh, phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và xử
lý nghiêm minh những người có hành vi phạm tội. Đặc biệt, trong điều kiện hiện
nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đặt quyết tâm chính trị đẩy mạnh quá
trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền thì yêu cầu đối với quá trình
đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng nói riêng phải
được chú trọng đến mục tiêu đề cao công lý, không làm oan người vô tội, phải
xem đây là yêu cầu tối quan trọng đối với quá trình giải quyết vụ án.
- Thứ ba: Cải cách tư pháp hình sự phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm sự công
bằng, bình đẳng thực sự giữa các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội) trong suốt
quá trình đi tìm sự thật của vụ án
Một nền tư pháp tiến bộ là nền tư pháp phải bảo đảm cho các chủ thể thực
hiện chức năng buộc tội và chức năng ghỡ tội có các cơ hội, điều kiện như nhau
trong việc bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình trong suốt quá trình giải
quyết vụ án. Do vậy, công bằng, bình đẳng rất quan trọng của quá trình giải
quyết vụ án hình sự, được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc
tế.
Bộ luật hinh sự năm 2015 đã bổ sung thêm các đối tượng có thể coi là tội
phạm về tham nhũng là “người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp,
tổ chức ngoài nhà nước” mà vi phạm các quy định về tham nhũng cũng sẽ bị xử
lý về tội tham nhũng. Điều đó đảm bảo tính răng đe, giáo dục và phòng ngừa tội
61
phạm trên thực tế. Bên cạnh đó, do nền kinh tế phát triển nên các mức tham
nhũng cũng được các nhà lập pháp xác định lại một cách cụ thể hơn để phù hợp
với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay.

3.1.3 Yêu cầu phòng ngừa tình hình tội các tội tham nhũng

Phòng ngừa tội phạm là việc mà các cơ quan của nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng các biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều
kiện của tình trạng phạm tội, từ đó ngăn chặn, hạn chế và từng bước tiến tới loại
trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

Đối tượng phạm tội của tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự là
những người có học thức và am hiểu pháp luật nên việc thực hiện các hành vi đó
rất khó bị phát hiện và nếu bị phát hiện thì các hành vi đó thường đã xảy ra rất
lâu về trước. Điều đó dẫn đến khi bị phát hiện sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín, niềm
tin của nhân dân vào các cơ quan nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân và công
luận, tuy nhiên, việc phát hiện vẫn chưa được nhiều, do đó, việc phòng ngừa là
rất quan trọng để phần nào ngăn chặn, hạn chế việc tham nhũng trong lĩnh vực
thi hành án dân sự hiện nay.

3.1.4. Yêu cầu hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một trong những quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển
lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh
của quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội, con người muốn tồn
tại và phát triển phải có mối liên liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ với nhau.

Việc đi đầu, tiên phong trong công cuộc hội nhập quốc tế là của các cơ
quan Nhà nước trong vấn đề ngoại giao, do đó, việc tiên quyết các công chức
trong nhà nước trong sạch không tham nhũng sẽ làm một tiền đề tốt trong tiến
trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các quy định chi tiết, cụ thể về các vấn đề
tham nhũng đối vơi “người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ
chức ngoài nhà nước”, điều đó có tác động vô cùng lớn trong hoạt động hội

62
nhập và thúc để sự phát triển kinh tế và đầu từ nước ngoài vào Việt Nam hiện
nay.

3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội
tham nhũng
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự

Từ khi ra đời, Bộ luật hình sự năm 1999 là một phương thức hiệu quả của
Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của công dân, tổ
chức và Nhà nước, có thể thấy Bộ luật hình sự đã quy định một cách tương đối
có hệ thống, toàn diện các nguyên tắc, chế định chung của chính sách hình sự,
đã hình sự hóa dược nhiều hành vì nguy hiểm cho xã hội và xác định hệ thống
hình phạt khá toàn diện và khoa học. Tuy nhiên, qua quá trinh phát triển đất
nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Quốc hội đã thông qua bản
Hiến pháp năm 2013. Cho nên Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung
năm 2009 đã bộc lộ không ít vướng mắc, bất cập dối với các loại tội phạm nói
chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. Do đó, ngày 27/11/2015 Quốc Hội
đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015, có hiệu lực ngày 01/7/2016 thay thế cho
Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo Bộ luật vẫn còn
một số sơ suất. Để tiếp tục hoàn thiện hơn Bộ luật quan trọng này, ngày 20
tháng 6 năm 2017, Quốc hội khóa XIV, kỳ hợp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 và có hiệu lực thi hành ngày
01 tháng 01 năm 2018.

Theo tác giả, đa số các bất cập, vướng mắc của Bộ luậ hình sự năm 1999 đã
được Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đối, bổ sung và hoàn thiện hơn, Tuy nhiên,
phần quy định về cảc tội phạm về tham nhũng của Bộ luật hình sự năm 2015
vẫn còn một số bấp cập, một số tình tiết cần phải được hướng dẫn, cụ thể như:

Tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ nêu khái niệm tội phạm về
chức vụ chưa có khái niệm tội phạm về tham nhũng, do đó cần bổ sung thêm

63
khái niệm tội phạm về tham nhũng. Kiến nghị bổ sung như sau: Tội phạm về
tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm trái pháp luật để
mưu cầu lợi ích riêng, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, tập thể, doanh
nghiệp quyền và lợi ích của công dân hoặc xâm hại đến hoạt động đúng đắn
của cơ quan, tổ chức được quy định trong bộ luật hình sự.

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định người kê khai tài sản không trung
thực thì bị xử lý theo quy định của pháp luật cũng chỉ dừng ở việc kỷ luật, hoặc
không được tham gia ứng cử, ... Do đó, để đảm bảo tính răn đe và giáo dục cần
pháp luật hóa việc không kê khai tài sản. Vì xét cho cùng thì nguyên nhân gì và
động cơ gì khiến các cán bộ, công chức không kê khai trung thực đối với tài sản
của mình.

3.2.2. Tăng cường tổng kết thực tiễn, hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật; xây dựng án lệ hình sự về các tội tham nhũng

Có thế nói, việc xét xử của Tòa án thực chất là việc áp dụng pháp luật để
xác dịnh các quan hệ pháp luật tranh chấp, áp dụng các chế tài, các biện pháp tư
pháp hoặc các giải pháp pháp lý để giải quyểt các vấn đề đặt ra trong việc giải
quyết những vụ án thuộc thẩm quyền cùa Tòa án. Để thực hiện được điều này,
thiết nghĩ bên cạnh việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, thì cần ban hành các văn
bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự và xây dựng hệ thống án lệ hình sự về
tham nhũng nhằm khắc phục những tổn tại, bất cập hiện nay trong công tác tổng
kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với tất cả các
loại tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng.

Theo tác giả cần ban hành văn bản hướng dẫn các vấn đề sau:

Đối với các tinh tiết tăng nặng, đinh khung hình phạt: “Ảnh hưởng xấu đến
đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan
tổ chức” tại điểm g, khoản 2 Điều 353, Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy như thế

64
nào gọi là ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và
người lao động trong cơ quan tổ chức đó?

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, các tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt khác như: tình tiết “dùng thủ doạn xảo quyệt, nguy hiểm” được
quy định tại Điều 353, Điều 355 thì cần phải ban hành văn bàn hướng dẫn cụ thể
như thể nào là phạm tội có tổ chức, như thế nào là dùng thủ đoạn xảo quyệt,
nguy hiểm và như thế nào là lợi ích phi vật chất để Tòa án áp dụng thống nhất.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổng kết thực tiễn xét xử tội phạm nói
chung và tội tham nhũng nói riêng, để từ đó có những định hướng, kế hoạch cho
công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng nói riêng. Từ
những kinh nghiệm thực tế đã tổng kết được cần xây dựng nên án lệ hình sự về
tội tham nhũng để đảm bảo quá trình á dụng pháp luật được thống nhất, tránh
trường hợp do nhận thức của mỗi người khác nhau về cùng một hành vi nhưng
quyết định hình phát và định tội danh lại khác nhau.

Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, luật hình Việt Nam
nói riêng về các tội tham nhũng, xây dựng án lệ hình sự về tham nhũng, sẽ phần
nào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong gỉai đoạn hiện
nay và thực hiện tốt các cam kểt quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm về
tham nhũng, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trên tinh
thần Nghị quyết số 49-NQITW ngày 02/6/2005 cúa Bộ Chính trị “Về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020”. Trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thiện
những quy định của Bộ luật hình sự về các tội tham nhũng, cần bổ sung, hoàn
thiện những văn bản hướng dẫn áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự về
nhóm tội phạm này, bên cạnh đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn cần xây dựng án
lệ hình sự về tội tham nhũng để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chính
xác và hiệu quả hơn.

65
3.2.3. Nâng cao khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo
đức nghề nghiệp của người áp dụng và người tham gia áp dụng pháp luật
hình sự đối với các tội tham nhũng

Đây là vẩn đề hết sức quan trọng, bởi cảc vụ án tham nhũng thường liên
quan đến cảc lĩnh vực quản lý kinh tế như tài chính, ngân sách, tín dụng, ngân
hàng, đất đai, xây dựng cơ bản… nói chung và trong lĩnh vực thi hành án dân sự
nói riêng thì người thực hỉện hành vi phạm tội thường có trình độ chuyên môn
sâu về lĩnh vực này và thủ đoạn thực hìện tội phạm rất tinh vi, khó phát hiện. Do
vậy, khi giải quyết vụ án cần phải chờ các kết luận của cơ quan chuyên môn.

Vì vậy, cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật.
Bên cạnh đó, người phạm tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự
thường có mối quan hệ với Tòa án, Viện kiểm sát trong quá trình thi hành công
vụ trước đây nên cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp của những người áp
dụng pháp luật trong quá trình tố tụng.

Ngòai ra, trong quá trình xét xử vụ án hình sự có sự tham gia của Hội thẩm
nhân dân. Trong quy định pháp luật thì Hội thẩm nhân dân chỉ cần có kiến thức
pháp lý mà không quy định một tiêu chuẩn tối thiểu và được cùng tham gia xét
xử với Thẩm phán là người có trình độ cử nhân luật trở lên, được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên sâu về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử. Mặt khác gần như
Hội thẩm không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì liên quan đến chất lượng xét xử,
nên mặc dù chiếm đa số trong Hội đồng xét xử và các phán quyết của Hội đồng
xét xử được quyết định theo đa số, nhưng trên thực tế với trình độ pháp lý cảu
Hội thẩm thì khó có thể trách khỏi bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán. Để
khắc phục vấn đề này, cần có quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn Hội thẩm nhân
dân khi tham gia xét xử vụ án cần phải có trình độ pháp lý nhất định.

3.2.4. Các giải pháp khác

66
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân
dân về các tội tham nhũng.
Tất cả các hoạt động của cơ quan nhà nước đều chịu sự giám sát của nhân
dân. Do đó, việc tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật trong nhân dân về
các tội tham nhũng là đặc biệt cần thiết. Đó là tiền để giúp nhân dân hiểu rõ về
quy định và thực hiện tốt hơn về quyền công dân là quyền giám sát hoạt động
của cơ quan nhà nước. Điều đó góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng chống
tội phạm về tham nhũng.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền các quy định của pháp luật sẽ giúp cho
nhân dân hiểu biết sâu về quy định của pháp luật, từ đo đảm bảo quyền va lợi
ích của nhân dân khi tham gia vào các quan hệ dân sự với cơ quan nhà nước.
Khuyến khích nhân dân tố giác tội phạm nói chung và tội phạm về tham
nhũng nói riêng. Bởi vì, người dân là người trực tiếp gần gũi với cán bộ, công
chức nhiều nhất, là một trong những yếu tố quan trong trong quá trình phạm tội
của các đối tượng phạm tội tham nhũng.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho áp dụng pháp hình sự

Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan
liêu, hách dịch, cửa quyền. đây là cơ sở hiến định trong Hiến pháp năm 2013
quan trọng cho việc tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt
động tư pháp của nước ta hiện nay. Đối với tài sản, vật chất bị người có hành vi
tham nhũng chiếm đoạt, cần căn cứ các quy định của pháp luật để xử lý như sau:

Thứ nhất: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng cảc biện pháp cần
thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng;

Thứ hai: Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản
lý hợp pháp;

Thứ ba: Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện
hành vì đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ;

67
Thứ tư: Tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực
hiện bằng các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.

Việc thu hồi tài sản tham nhũng không những khắc phục được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, mà còn có ý nghĩa cảnh báo, răn
đe, ngăn chặn hành vi tham nhũng của người phạm tội. Vì vậy, xin đề xuất một
số giải pháp như sau:

Một là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu nhằm ngăn chặn việc hợp
pháp hóa quyền sở hữu đối với tài sản tham nhũng qua các giao dịch dân sự.

Hai là: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai tài sản, thu
nhập và có hiệu quả để kiểm soát được tài sản thu nhập trên thực tế đối với cán
bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu.

Ba là: Xác định rõ các hình thức thu hồi tài sản tham nhũng: thu hồi trực
tiếp, thu hồi gián tiếp, thu hồi tài sản, thu hồi giá trị tài sản; cơ chế bồi thường
chi phí trong quá trinh thẩm định tài sản do tham nhũng mà có.

Bốn là: phát huy yếu tố dư luận xã hội để tạo ảnh hưởng nhất định để thu
hồi tài sản. Thực tế cho thấy việc thu hồi tiền, tài sản là rất cần thiết nhưng ó lại
rất khó khăn khi xác định được tiền tài sản tham ô hiện đang ở đâu.

68
Kết luận chương 3

Trên cơ sở những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân đã được làm rõ tại
chương 2, tác giả đã đưa ra các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự
đối với tội tham nhũng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
và nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự các tội phạm về
tham nhũng. Nhóm giải pháp thứ nhất là nhóm giải phảp nhằm hoàn thiện pháp
luật hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng, kiến nghị về việc hoàn thiện,
nâng cao chất lượng Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật, hoàn thiện các quy định của pháp luật về định tội danh, quyết
định hình phạt. Nhóm giải pháp thứ hai là tăng cường công tác tổng kết thực
tiễn, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất; xây dựng án lệ hình sự về các tội
tham nhũng, nâng cao trình dộ chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm nghề
nghiệp, nâng cao kỹ năng xét xử cho Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân... Tất cả
những giải pháp đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật hình
sự đối với các tội phạm về tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án nói riêng và
tội phạm nói chung. Chỉ khi nào hoàn thiện được những vấn đề trên thì cơ quan
áp dụng pháp luật mới có những căn cứ chuẩn mực, công cụ sắc bén để xét xử
đúng pháp luật, công bằng và hợp lý đối với mỗi tội phạm và người phạm tội,
đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và
tội phạm về tham nhũng nói riêng.

69
KẾT LUẬN
Nghiên cứu các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt
Nam hiện nay, bước đầu tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và
đánh giá thực tiễn để làm rõ các dấu hiệu phạm tội và công tác xét xử đối với tội
tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Kết quả đạt được cho phép tác giải
đi đến một số kết luận như sau:

Thứ nhất: Tham nhũng nói chung và tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án
dân sự nói riêng là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại khác nhau và
ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công quyền cũng như cản trở sự phát triển của
xã hội. Việc chọn đề tài trên là một đề tài mới chuyên sâu vào tội tham nhũng
trong một lĩnh vực cụ thể. Xét đến cùng thì tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành
án dân sự cũng chính là tội tham nhũng, ở đây chỉ gắn tội tham nhũng với một
lĩnh vực nhất định. Luận văn đã nghiên cứu một số lý luận về tội tham nhũng,
những quan điểm khoa học về nhóm tội phạm này, thực trạng định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự
trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Để từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân trong công tác xét xử của Tòa án, để từ đó có thể đề xuất những giải
pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật thực định và góp phần nâng cáo chất lượng,
hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, phòng ngừa tội tham nhũng trong
giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp của nước ta hiện
nay.

Thứ hai: chủ thể của các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân sự
là những người được đào tạo chuyên sâu về thi hành án dân sự nên họ rất am
hiểu các quy định của pháp luật, vì vậy, tội tham những trong lĩnh vực thi hành
án dân sự ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Và tính chất mức độ nguy hiểm
cho xã hội ngày càng cao.

Thứ ba: công tác xét xử các tội tham nhũng trong lĩnh vực thi hành án dân
sự còn bị kháng cáo nhiều, thể hiện chất lượng xét xử chưa cao. Tuy việc xác
định tội danh tương đối chính xác, nhưng vấn đề quyết định hình phạt còn bỏ sót
70
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt. Do đó, quyết định hình phạt đúng
với người phạm tội thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo mục đích
của hình phạt, đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa
tội tham nhũng.

71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng cộng sản
toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ chính trị, về một số nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư
pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày
24/5/2005 của Bộ chính trị, về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cải cách tư pháp đến
năm 2020, Hà Nội.
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà
Nội.
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị số 50-CT/TW ngày
7/12/2015 của Bộ chính trị, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Diệp (2000), Tìm hiểu và bình luận các tội phạm về
tham nhũng trong Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Hòa (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm
2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017-Quyển 2, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
8. Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh, quyết định hình phạt, Nxb
Lao động, Hà Nội
9. Hồ Chí Minh (1981), toàn tập, tập 2, Nxb sự thật, Hà Nội.
10. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập V
(phần các tội phạm chức vụ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
12. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
13. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

72
14. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
15. Quốc hội (2017), Bộ luật hình sự (sửa đổi bổ sung), Hà Nội.
16. Quốc hội (1992), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
17. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
18. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
19. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.
21. Quốc hội (2007), Luật sửa đổi bổ sung một số điêu của Luật phòng
chống tham nhũng, Hà Nội.
22. Quốc hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điêu của Luật phòng
chống tham nhũng, Hà Nội.
23. Quốc hội (2018), Luật phòng chống tham nhũng, Hà Nội.
24. Trần Anh Tuấn (2017), So sánh Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 với Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
25. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao(2000), Nghị quyết số 01/2000.NQ-HĐTP
ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định trong phần chung của bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.
27. Viện ngôn ngữ học (2001), từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng.
28. Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh (Giáo trình
sau đại học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần
chung, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các
tội phạm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

73
31. Võ Khánh Vinh (2015), Quyền con người (Giáo trình sau Đại học),
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

74

You might also like