You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Tên đề tài:

CHỨNG MINH TÍNH CHẤT PHỨC TẠP CỦA TRANH


CHẤP MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC BÌNH LUẬN
BẢN ÁN SỐ 84/2017/DS-PT NGÀY 01-8-2017 CỦA
TAND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Lĩnh vực: Khoa học pháp lý


TP HCM, Ngày 07 Tháng 02 Năm 2021

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Tên đề tài:

CHỨNG MINH TÍNH CHẤT PHỨC TẠP CỦA TRANH


CHẤP MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC BÌNH LUẬN
BẢN ÁN SỐ 84/2017/DS-PT NGÀY 01-8-2017 CỦA
TAND TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Nguyễn Gia Thiện


Sinh viên thực hiện:
Tên: TRẦN HÀ MY
Lớp: K18504T
MSSV: K185041938

TP HCM, Ngày 21 Tháng 02 Năm 2021


Xét xử phúc thẩm ngày 01/08/2017, Toà án nhân dân Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
ban hành bản án số 84/2017/DS-PT về việc chấp nhận kháng cáo của các bị đơn và công
nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà, sửa một phần bản án dân sự sơ thẩm.
Tóm tắt bản án:
Nguyên đơn: 33 hộ dân tại xã L4, huyện N3 (33 nguyên đơn)
Bị đơn: Các Doanh nghiệp chế biến hải sản tại xã L4, huyện N3 (9 bị đơn)
Nội dung:
Bản án Dân sự sơ thẩm số 65/2016/DS-ST ngày 22/12/2016 của Toà án nhân dân
thành phố N1 bị kháng cáo bởi các bị đơn.
Các bị đơn cho rằng không thực hiện việc xả nước thải độc hại nên không phải
bồi thường về thuỷ sản bị chết cho các nguyên đơn. Về các thiệt hại các nguyên đơn kê
khai cũng không có cơ sở, không đúng thực tế.
Còn các nguyên đơn cho rằng nguyên nhân gây chết thủy sản của các nguyên đơn
là do các bị đơn gây ra, thông qua hành vi xả nước thải độc hại ra sông Chà Và. Mức thiệt
hại đã được thống kê cụ thể và sát với thực tế; Bản báo cáo 119/BD-VTNMT-KHCN
ngày 30/9/2015 của Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh đã kết luận các bị đơn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân
chính, chiếm 76,64% gây chết cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và từ ngày 05 đến 14/9/2015
do thiếu oxy hòa tan và bị ngộ độc với nitrit NO2.
Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, 33 nguyên đơn và đại diện của 09 bị đơn có
kháng cáo nêu trên đã tự nguyện thương lượng, thỏa thuận và thống nhất được cách giải
quyết giữa 09 bị đơn và 33 nguyên đơn.
Nhận định của Toà án:
Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng sự thỏa thuận của các đương sự có mặt tại
phiên tòa là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội
nên quyết định công nhận sự thỏa thuận này, sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm theo
quy định của Điều 300 Bộ luật tố tụng dân sự.
Số tiền các nguyên đơn phải thanh toán cho các bị đơn tổng cộng: 5.470.172.000
đồng.
Những vấn đề khác của Bản án sơ thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.
Quyết định của Toà án:
Chấp nhận một phần kháng cáo của các bị đơn.

1
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa.1

BÌNH LUẬN
Tính phức tạp của tranh chấp môi trường được thể hiện qua những đặc trưng cơ
bản của tranh chấp môi trường. Những đặc điểm của tranh chấp môi trường sẽ giúp phân
biệt với các loại tranh chấp khác. Từ đó có thể thấy rõ sự phức tạp khi giải quyết vấn đề
về tranh chấp môi trường.
1. Về quy mô và các chủ thể liên quan đến tranh chấp môi trường
Tranh chấp bao gồm 33 nguyên đơn và 09 bị đơn, điều nay cho thấy, quy mô của
tranh chấp lớn, liên quan nhiều chủ thể khác nhau (như các doanh nghiệp, hộ gia đình).
Bởi lẽ, xuất phát từ đặc điểm của môi trường là một thể thống nhất không thể tách rời,
không bị giới hạn bởi không gian, thời gian nên các tác động xấu đến thành phần môi
trường này sẽ ảnh hưởng tới các thành phần môi trường khác.2 Những tác động ảnh hưởng
đến môi trường thường diễn ra với phạm vi và quy mô lớn, liên quan trực tiếp đến nhiều
cá thể sống, đặc biệt là điều kiện sống của con người.3
Tương ứng với phạm vi và mức độ của những tác động xấu tới môi trường là
phạm vi và cấp độ của tranh chấp môi trường. Nếu môi trường bị ảnh hưởng nặng nề thì
các tranh chấp xảy ra càng phức tạp, liên quan nhiều chủ thể, tác động đến nhiều mặt của
xã hội. Tranh chấp có thể này sinh trong phạm vi khu dân cư, tại một địa phương, hoặc
nhiều địa phương, trong phạm vi khu vực và quốc tế.4 Điều này có nghĩa là tranh chấp
môi trường có thể nảy sinh giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào các cá nhân hay
tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người nước ngoài, quốc gia
phát triển hay đang phát triển và giữa họ có hay không quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp
đồng hay công vụ.5

1
Bản án số 84/2017/DS-PT.
2
Hoàng Mỹ (2020), ‘Sơ bộ thực trạng tranh chấp môi trường và tình hình giải quyết tranh chấp môi trường
tại Đồng Nai’, Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai, xem 21.02.2021,
<https://stnmt.dongnai.gov.vn/Pages/pTinTucChiTiet.aspx?newsid=927>.
3
Lê Minh Trường (2018), ‘Tranh chấp môi trường và những dấu hiệu đặc trưng’, Công ty Luật TNHH
Minh Khuê, xem 21.02.2021, <https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-moi-truong-va-nhung-dau-hieu-dac-
trung.aspx>.
4
Lê Minh Trường (2018), ‘Tranh chấp môi trường và những dấu hiệu đặc trưng’, Công ty Luật TNHH
Minh Khuê, xem 21.02.2021, <https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-moi-truong-va-nhung-dau-hieu-dac-
trung.aspx>.
5
Lê Minh Trường (2018), ‘Tranh chấp môi trường và những dấu hiệu đặc trưng’, Công ty Luật TNHH
Minh Khuê, xem 21.02.2021, <https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-moi-truong-va-nhung-dau-hieu-dac-
trung.aspx>.

2
Bên cạnh sự đa dạng về chủ thể tham gia tranh chấp là trách nhiệm pháp lý chủ
yếu phát sinh ngoài hợp đồng khiến cho tranh chấp môi trường trở nên khó kiểm soát,
khó dung hòa và dễ chuyển hóa thành các xung đột có quy mô lớn, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến trật tự xã hội và an toàn pháp lý.6
Sự đa dạng về chủ thể dẫn đến việc khó xác định số lượng cụ thể các đương sự
trong mỗi vụ tranh chấp môi trường. Đây là điểm khác nhau rõ nét so với các tranh chấp
trong lĩnh vực khác, số lượng các bên tham gia tranh chấp luôn được xác định và thường
không quá hai hoặc ba bên.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc các tranh chấp liên quan đến nhiều lợi ích,
nhiều chủ thể khác nhau, như: lợi ích của những người làm công tác bảo tồn, các nhà sản
xuất kinh doanh, các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các cộng đồng
dân cư,... khiến cho tranh chấp môi trường khó định lượng về hậu quả.7 Cụ thể trong
trường hợp của vụ việc này là tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường,
chủ thể là các hộ dân sống tại xã L4, huyện N3 chịu thiệt hại về tài sản (cụ thể là các loại
cá do các hộ dân nuôi chết hàng loạt; tiền thức ăn cho cá; tiền nhân công; cũng như các
chi phí khác) do ô nhiễm môi trường gây ra bởi các chủ thể khác là các doanh nghiệp
trong cùng khu vực đã xả thải ra sông Chà Và.
Bên cạnh đó, có một trường hợp đặc biệt là DNTN D5, người đại diện hợp pháp
trình bày: chủ doanh nghiệp hiện nay là bà Đỗ Thị E5 mới mua lại DNTN D5 từ chủ
doanh nghiệp cũ là ông Vũ Thanh E12 từ ngày 16-9-2014. Vì vậy, bà E5 không chịu trách
nhiệm bồi thường đối với thời gian trước đó của chủ doanh nghiệp cũ. Đề nghị Tòa án
đưa chủ doanh nghiệp cũ là ông Vũ Thanh E12 vào vụ án để phân định trách nhiệm của
ông E12 với bà E5. Điều này lại một lần nữa đặt ra vấn đề về xác định chủ thể phải bồi
thường thiệt hại. Bởi lẽ pháp luật quy định, doanh nghiệp muốn thành lập phải thực hiện
một số thủ tục nhất định, bắt buộc trong một số ngành nghề như phải thực hiện việc đánh
giá tác động môi trường,… nhưng việc gây ô nhiễm môi trường này là do chủ cũ của
doanh nghiệp, vậy chủ mới của doanh nghiệp chỉ kế thừa lại hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp (tức đã hoàn thành các thủ tục luật định để thành lập doanh nghiệp theo
Luật Bảo vệ môi trường trường, Luật Doanh nghiệp) thì có phải chịu các chi phí về bồi
thường thiệt hại do công ty gây ra hay không, vì đây là doanh nghiệp tư nhân. Để các

6
Nguyễn Văn Dương (2020), ‘Tranh chấp môi trường là gì? Nguyên tắc và các hình thức tranh chấp môi
trường?’, Luật Dương Gia, xem 21.02.2021, <https://luatduonggia.vn/tranh-chap-moi-truong-la-gi/>.
7
Nguyễn Văn Dương (2020), ‘Tranh chấp môi trường là gì? Nguyên tắc và các hình thức tranh chấp môi
trường?’, Luật Dương Gia, xem 21.02.2021, <https://luatduonggia.vn/tranh-chap-moi-truong-la-gi/>.

3
tranh chấp được giải quyết nhanh hơn, không phải phát sinh thêm nhiều việc khởi kiện
khác thì pháp luật cần quy định cụ thể hơn về các vấn đề chủ thể phải chịu bồi thường
thiệt hại.
2. Thời điểm xác định tranh chấp môi trường
Thời điểm xác định các tranh chấp môi trường thông thường nảy sinh sớm hơn so
với thời điểm xác định nảy sinh tranh chấp của các tranh chấp khác. Trong các tranh chấp
dân sự, kinh tế, lao động thì quyền và lợi ích mà các bên yêu cầu được bảo vệ, phục hồi
là những quyền và lợi ích đã bị bên kia xâm hại. Còn đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường,
các bên còn yêu cầu loại trừ các khả năng xâm hại môi trường.
Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ giai đoạn lấy ý kiến cộng đồng
dân cư địa phương khi lập thủ tục môi trường, tức là các dự án đầu tư chưa triển khai.
Hoặc khi dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động, hoặc do lo ngại tình trạng ô nhiễm tương
tự đã xảy ra ở địa phương khác mà cũng xảy ra tranh chấp. Điều này giải thích cho nhiều
mâu thuẫn, xung đột trong lĩnh vực môi trường đã nảy sinh ngay từ giai đoạn khi các dự
án đầu tư chưa triển khai hoặc mới bắt đầu đi vào hoạt động. Vào giai đoạn này, mặc dù
thiệt hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra
thiệt hại đối với môi trường nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Vì thế luật môi
trường cũng đặt ra vấn đề về “Đánh giá tác động môi trường” đây là yêu cầu bắt buộc đối
với một số dự án đầu tư nhất định nếu muốn hoạt động dự án.
Lý do để chấp nhận sớm được các yêu cầu của các bên đương sự trong các vụ
tranh chấp môi trường đã được các thẩm phán tại Tòa án quốc tế ở La Hay ghi nhận:
“Trong lĩnh vực bảo vệ mội trường, cần có sự ngăn ngừa và cảnh giác. Điều này xuất phát
từ tính không thể sửa chữa được của những thiệt hại đối với môi trường và giới hạn vốn
có của mọi cơ chế bồi thường thiệt hại. Các chủ thể không bị bắt buộc phải đợi tới tận khi
thiệt hại môi trường xảy ra trước cả khi họ hành động.”8
Cụ thể trong tranh chấp của bản án này, có một số bị đơn không đồng ý các yêu
cầu của nguyên đơn cũng như phán quyết của bản án sơ thẩm. Theo ông Nguyễn Công
E11, chủ DNTN D11 trình bày, ông không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của các nguyên
đơn bởi vì rước và sau thời gian cá chết khoảng 1,5 tháng thì doanh nghiệp không hoạt
động vì không có nguyên liệu.9 Các bị đơn khác cũng có những trình bày tương tự. Từ
các trình bày của những bị đơn cho thấy, họ không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn vì

8
Nguyễn Văn Dương (2020), ‘Tranh chấp môi trường là gì? Nguyên tắc và các hình thức tranh chấp môi
trường?’, Luật Dương Gia, xem 21.02.2021, <https://luatduonggia.vn/tranh-chap-moi-truong-la-gi/>.
9
Bản án số 84/2017/DS-PT.

4
họ cho rằng thời điểm cá chết (tức là thời điểm xảy ra xung đột, tranh chấp môi trường)
phải cùng lúc hoặc sau khi doanh nghiệp của họ hoạt động. Điều này với tranh chấp trong
lĩnh vực môi trường là khó có thể xác định. Vì tính tác động tiêu cực đến môi trường
không thể nào thể hiện rõ trong thời gian ngắn, nó mang tính âm ỉ, tác động lâu dài.
3. Giá trị thiệt hại trong tranh chấp lớn và khó xác định
Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thông thường rất lớn, lâu dài và khó
xác định hay định giá về mặc thực tế.10 Bên cạnh đó, sự xâm hại đến các thành phần môi
trường còn mang lại những hậu quả đa dạng và biến đổi ở nhiều cấp độ khác nhau: có
thiệt hại trược tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài; thiệt hại vật
chất, thiệt hại phi vật chất; thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe; thiệt hại đối với quốc
gia, thiệt hại trên phạm vi quốc tế,…11 Do vậy có tình trạng người bị thiệt hại kê khống
lên (như số lượng cá chết) để nhận tiền đền bù. Thậm chí lợi dụng sự không định lượng
được thiệt hại, chủ thể trong tranh chấp môi trường cố tình gây ra các cuộc khiếu kiện
kéo dài, ảnh hưởng đến các chủ thể khác trong tranh chấp, bất ổn xã hội và ảnh hưởng
xấu đến môi trường đầu tư.
Cụ thể đối với tranh chấp này, đã có một số bị đơn cho rằng các căn cứ tính toán
thiệt hại là không hợp lý, không có cơ sở và không chính xác. Họ cho rằng, các loại cá
chết, kích thước mỗi loại cá, thời gian nuôi được liệt kê trong bảng thiệt hại phần lớn là
do nguyên đơn tự làm; ngoài ra không có biên bản kiểm kê tính trọng lượng, số lượng,
chất lượng; biên bản thống kê thiệt hại lập không có mặt Doanh nghiệp; về áp giá cá
giống, thức ăn, hệ số thức ăn, chi phí đi lại cho số lượng cá bị chết do nguyên đơn liệt kê
không có cơ sở (Bị đơn là Công ty TNHH D2 trình bày). Hoặc DNTN D8 cho rằng các
nguyên đơn đã xác định thiệt hại đối với môi trường với các dữ liệu, chứng cứ tính toán
thiệt hại của năm 2008 thay vì năm 2015 là thời điểm cá chết, vì năm 2008 không xảy ra
hiện tượng cá chết và có thể các hộ dân có cá chết trong vụ án này còn chưa nuôi cá.12
Các bị đơn khác cũng không đồng ý với lý do tương tự. Điều này chứng tỏ rằng, việc xác
mình được thiệt hại thực tế là rất khó. Ngoài các chi phí nhân công, các chi phí khác thì
việc xác định được các tổn thất như số lượng cá chết yêu cầu rất nhiều yếu tố khác nhau
như: giá trị thực tế, hệ số thức ăn,… Để xác định được chính xác thì cần một bên thứ ba

10
Hoàng Mỹ (2020), ‘Sơ bộ thực trạng tranh chấp môi trường và tình hình giải quyết tranh chấp môi trường
tại Đồng Nai’, Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai, xem 21.02.2021,
<https://stnmt.dongnai.gov.vn/Pages/pTinTucChiTiet.aspx?newsid=927>.
11
Lê Minh Trường (2018), ‘Tranh chấp môi trường và những dấu hiệu đặc trưng’, Công ty Luật TNHH
Minh Khuê, xem 21.02.2021, <https://luatminhkhue.vn/tranh-chap-moi-truong-va-nhung-dau-hieu-dac-
trung.aspx>.
12
Bản án số 84/2017/DS-PT.

5
là các cơ quan chuyên môn định giá để có thể đưa ra số liệu đúng, không làm kéo dài
tranh chấp gây tốn thời gian, chi phí của các bên.
4. Sự bất cân xứng trong vị thế của các bên có trong tranh chấp môi trường
Tuy tranh chấp môi trường có nhiều phức tạp thể hiện ở quy mô, giá trị bồi thường
thiệt hại, xác định thời điểm xảy ra tranh chấp, nhưng vụ án này đã được các bên thương
lượng để giải quyết và được toà án công nhận. Các tranh chấp môi trường thường có sự
bất cân xứng giữa vị thế của các bên trong tranh chấp, bởi vì tranh chấp môi trường là
những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên
quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về việc khai
thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi
trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi
trường gây nên.13 Theo đó, phần lớn các tranh chấp môi trường có bên tham gia là chủ
các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lý, trong khi phía bên kia chỉ là những thường
dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người. Điều
dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường có ít động cơ hơn trong việc tìm giải pháp để điều
hòa lợi ích xung đột. Hơn nữa, tranh chấp môi trường dễ thấy nhất là tranh chấp thành
phần môi trường sống. Điều này thể hiện qua lợi ích chung là chất lượng môi trường sống
không khí, đất, nước, âm thanh đối với tất cả mọi người và lợi ích riêng là tài sản, tính
mạng, sức khỏe do chất lượng môi trường đem lại. Hai lợi ích này luôn gắn liền với nhau
nhưng đối với lợi ích riêng thì thường được quan tâm hơn và được ước lượng để yêu cầu
bồi thường. Qua đó cũng thấy rằng vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường không
công bằng với nhau do công cụ xác định thiệt hại chưa được chuẩn hóa, bên bị thiệt hại
là người dân không đủ am hiểu chuyên môn cũng như pháp luật để tự bảo vệ lợi ích của
mình khi bị xâm hại.14
Có thể thấy, sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là một trong những trở ngại
lớn của quá trình giải quyết tranh chấp môi trường. Trên thực tế hiện nay, khi các tranh
chấp môi trường được giải quyết thông qua biện pháp thương lượng, hoà giải thì các bên
tham gia tranh chấp sẽ tự điều hòa mâu thuẫn với nhau, mà chưa có sự can thiệp sâu của
cơ quan chức năng cùng công cụ pháp luật.

13
Nguyễn Văn Dương (2020), ‘Tranh chấp môi trường là gì? Nguyên tắc và các hình thức tranh chấp môi
trường?’, Luật Dương Gia, xem 21.02.2021, <https://luatduonggia.vn/tranh-chap-moi-truong-la-gi/>.
14
Hoàng Mỹ (2020), ‘Sơ bộ thực trạng tranh chấp môi trường và tình hình giải quyết tranh chấp môi trường
tại Đồng Nai’, Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai, xem 21.02.2021,
<https://stnmt.dongnai.gov.vn/Pages/pTinTucChiTiet.aspx?newsid=927>.

6
Một khi tranh chấp không thể giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải
theo pháp luật hiện hành, các bên có thể khởi kiện ra toà để giải quyết. Lúc đó các bên
đều phải có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của toà mà cơ quan này chỉ làm việc trên nguyên
tắc “độc lập chỉ tuân theo pháp luật” và “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Như vậy vị thế của các bên trước cơ quan tố tụng là như nhau, không hề có sự “bất tương
xứng”. Vì thế đối với vụ án này, mặc dù các bên có thương lượng với nhau về cách giải
quyết nhưng lại được sự can thiệp và giám sát của Toà án cũng như Viện kiểm sát nên lợi
ích của các bên luôn được bảo đảm và cân xứng.

You might also like