Academia.eduAcademia.edu
Chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Donald Trump1 Nguyễn Hồng Bắc Tóm tắt: Chủ nghĩa dân tộc là đặc điểm chung qua các thời Tổng thống Mỹ. Chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Donald Trump được thể hiện qua ba trụ cột là nước Mỹ trên hết, chống Trung Quốc và rút khỏi các tổ chức đa phương. Chính sách này thể hiện sự thay đổi trong cách thức vận hành trong trật tự thế giới mới của chính quyền Trump thông qua việc xác định đối thủ chiến lược là Trung Quốc đồng thời thỏa thuận lại với các đồng minh và đối tác, cũng như đặt lại giá trị cho các định chế đa quốc gia. Abstract: Nationalism is a natural factor in foreign policy of the U.S. President. Nationalism in the Trump foreign policy has been reflected in the three polars such as America First, anti-China, and withdrawing from multilateral institutions. The policy has shown the change in the Trump administration’ interaction with the international order by clarifying China as strategic rival, renegociating with alliencies and partners as well as revaluating multilateral instituations. Keywords: chủ nghĩa dân tộc, chính sách đối ngoại, Donald Trump (nationalism, foreign policy, Donald Trump) “Nước Mỹ trên hết”là kim chỉ nam cũng là đặc trưng mang tính dân tộc trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Donald Trump. Bài viết này trình bày chính sách đối ngoại của nước Mỹ qua các thời kỳ cùng đặc điểm dân tộc trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump (2016-2020). 1 Bài đã đăng trên tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, No 578, tháng 12/2020 1. Chính sách đối ngoại Mỹ Mỹ là nước đa đảng với hai đảng lớn (Dân chủ và Cộng hòa) thay nhau nắm chính quyền. Chính sách đối ngoại của Mỹ nhìn chung về chiến lược cơ bản không thay đổi khi chính quyền thay đổi từ Cộng hòa sang Dân chủ hay ngược lại. Mục tiêu cốt lõi của tất cả các chính quyền đều là phục vụ cho quyền lợi nước Mỹ hay nước Mỹ trên hết. 1.1 Chính sách đối ngoại Mỹ qua các thời kỳ Từ khi ra đời vào năm 1776, nước Mỹ đã trải qua các giai đoạn lớn như thế chiến I, II, chiến tranh lạnh, trật tự thế giới tự do và chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho tới nay. Nước Mỹ đã trải qua các giai đoạn cô lập, bành trướng, bá quyền và hiện nay đang trải qua thời kỳ chính sách đối ngoại đầy tranh cãi của Tổng thống Donald Trump. Thời kỳ thế chiến I (1914 - 1918) : Trong thế chiến I, thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Woodrow Wilson (1913, đảng Dân chủ), với chính sách trung lập trong chiến tranh đồng thời can thiệp tại châu Mỹ để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là lợi ích kinh tế thương mại. Tổng thống Wilson cho quân đội Hoa Kỳ tấn công Mexico năm 1914, Haiti năm 1915, Dominican Republic năm 1916, Mexico lần hai năm 1916, Cuba năm 1917, và Panama năm 1918. Mỹ còn duy trì một một tổng thống Nicaragua thân Mỹ cũng như đóng quân tại nước này. 2 Năm 1914, khi thế chiến I bùng nổ nước Mỹ chủ trương đứng trung lập, cho phép các tập đoàn và ngân hàng tài trợ cho cả hai phe.3 Tuyên bố Mười bốn điểm của Wilson tháng 1 năm 1918 với các sáng kiến về quân sự, ngoại giao và quan hệ công chúng, đã định hình chủ nghĩa Wilsonianism trở thành niềm hy vọng hòa bình của thế giới.4 Thời kỳ thế chiến II (1939-1945) : Trong thế chiến II, thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Franklin Roosevelt (1933, đảng Dân chủ), ban đầu duy trì chính sách trung lập từ thời thế chiến I, nhưng sau đứng hẳn về phe đồng minh. Mỹ đã viện trợ quân sự và kinh tế cho đồng minh, đồng thời ngành công nghiệp quốc phòng cũng phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Mỹ đứng hẳn về phe đồng 2 James W. Loewen. (2018).. Jerald A Combs. (2015). 4 John Milton Cooper. (2009). 3 minh chống lại Đức, Nhật Bản và Ý tháng 12 năm 1941, sau cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Sau thế chiến II, Mỹ ở phe thắng trận và trở thành nước đóng vai trò dẫn dắt thế giới. Franklin Roosevelt đã thành công thành lập Liên Hiệp Quốc năm 1945 với mục đích duy trì hòa bình thế giới bằng sự đồng thuận giữa các quốc gia, cùng các biện pháp trừng phạt như tẩy chay, cấm vận và thậm chí cả sức mạnh quân sự do Hội đồng Bảo an thực hiện. Ngân sách của Liên Hiệp Quốc dựa vào sự đóng góp của các nước thành viên. Năm 2009, ngân sách của Liên Hiệp Quốc được tính toán dựa trên GDP của các nước thành viên (2%), còn Mỹ đóng góp tới 20% vào năm 2009 để hình thành quỹ $5 tỷ cho Liên Hiệp Quốc. Thời kỳ chiến tranh lạnh (1947–1991) : Thời kỳ chiến tranh lạnh diễn ra dưới các đời Tổng thống thuộc đảng Dân chủ (Truman, Kennedy, Johnson, Carter) đến Cộng Hòa (Dwight Eisenhower, Nixon, Ford, Ronald Reagan). Sau thế chiến II, năm 1948, kế hoạch Marshall của Mỹ đã viện trợ tái thiết $13 tỷ cho Tây Âu (Stalin không chấp nhận cho Mỹ tài trợ cho các nước Đông Âu). Mỹ cũng viện trợ cho Nhật. Các chương trình viện trợ của Mỹ được phủ rộng trên khắp các lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao và văn hóa. Mỹ đã thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949, tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1950. Đặc trưng của thời kỳ chiến tranh lạnh là không có chiến tranh quy ước, mà thay vào đó là vô số cuộc chiến tranh ủy nhiệm kéo dài ở nhiều khu vực giữa Mỹ và các nước đồng mình với Liên Xô và các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa dưới bóng ma ám ảnh của chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh lạnh được thực hiện theo chính sách ngăn chặn (chặn sự bành trướng của Liên Xô) với các cuộc chiến như chiến tranh Đại Hàn (1950–1953), chiến tranh Việt Nam (1963–1975), và chiến dịch Cyclone tại Afghanistan.5 Ronald Reagan (1981-1989) xóa bỏ chính sách ngăn chặn và tuyên bố chiến đấu để xóa bỏ Liên Xô bằng việc chạy đua vũ trang, gia tăng chi tiêu quân sự và đầu tư lớn vào vũ khí kỹ thuật cao. Reagan đã thành công trong việc đặt hỏa tiễn đạn đạo tầm trung ở Tây Âu, nhằm vào Liên Xô. Mỹ và NATO đã thắng Chiến tranh Lạnh đưa Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Hậu Chiến tranh Lạnh (1992 đến nay) : Thời kỳ hậu chiến tranh lạnh diễn ra dưới thời các Tổng thống thuộc đảng Dân chủ (Clinton, Obama) và Cộng hòa (George H. W. Bush, George W. Bush, Donald Trump), với những thách thức mới trên phạm vi toàn cầu như khủng bố và biến đổi khí hậu. Thời kỳ này chiến lược đối ngoại của Mỹ bị đánh giá là thiếu tầm nhìn. Mỹ đã cắt giảm ngân sách cho đối ngoại 5 Mark Galeotti. (2001). và quốc phòng. 6. Cuộc tấn công khủng bố 11/09/2001 đã thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ với các cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông, Afghanistan và Iraq. Học thuyết Bush đã thay đổi chính sách ngoại giao và an ninh theo hướng mở rộng các thể chế chính trị tự do và các giá trị dân chủ. Chính sách này đã được gọi là chủ nghĩa hiện thực dân chủ, chủ nghĩa tự do an ninh quốc gia, chủ nghĩa toàn cầu dân chủ. 7 Thế giới đã thay đổi từ lưỡng cực sang đa cực. Trong khi Mỹ vẫn là một cường quốc về kinh tế và quân sự, các quốc gia đang lên như Trung Quốc và Nga đang thách thức sự thống trị của Mỹ.8 Trong thời Obama cầm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ đã theo hướng thiết lập một mạng lưới các căn cứ quân sự trên toàn thế giới bao gồm tổng lực (Lục quân, Hải quân và Không quân) đóng tại Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.9 Như vậy, chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi theo mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau; từ chính sách không can thiệp, không đồng minh, phi liên kết và có thể không có một chính sách ngoại giao rõ ràng. Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại khi bị tấn công hay bị tổn thất, như trong hai Thế chiến. Từ chính sách biệt lập, Mỹ trở thành “sen đầm thế giới” sau hai cuộc thế chiến và trong thời Chiến tranh lạnh, rồi lại trở thành hình mẫu quảng bá dân chủ tự do khắp nơi bằng mọi phương tiện từ viện trợ tài chính, kỹ thuật, thực phẩm đến những hoạt động ngầm như ủng hộ lãnh đạo các nước thân Mỹ. Mỹ cũng dẫn dắt cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sau khi bị Al-Qaeda tấn công ngày 11 tháng 9, 2001. Hợp tác với đồng minh và thế giới hay tự cô lập, phi liên kết đều là một phần của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tùy theo bối cảnh không ngoài mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích cốt lõi của Mỹ. 1.2 Chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Trump Triết lý cơ bản trong học thuyết Trump là duy trì sự lãnh đạo của nước Mỹ trên toàn cầu theo phương châm “nước Mỹ trên hết” và “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách đối ngoại sẽ đặt lợi ích quốc gia Mỹ ở vị trí cao nhất, và chính quyền Trump sẽ thay đổi những chính sách bất lợi cho nước Mỹ trong tất cả các lĩnh vực. Trên nền tảng dân tộc chủ nghĩa với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, các trụ cột khác 6 John Dumbrell. (1997). Jonathan Monten. (2005). 8 Mona Sutphen và Nina Hachigian. (2010). 9 Kent E. Calder. (2010). 7 của chính sách đối ngoại Trump bao gồm chống Trung Quốc, và rút khỏi các tổ chức đa phương. “nước Mỹ trên hết”: được thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ chính sách ngoại giao cho tới chính sách quốc phòng. Chính sách ngoại giao: với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” Trump đã cương quyết trong việc xây một bức tường giữa Mỹ và Mexico để ngăn nạn di cư bất hợp pháp và kế hoạch cấm người đạo Hồi di cư tới Mỹ. Ông cũng đã nhiều lần cố gắng ngăn chận số người Hồi giáo và người Mexico di cư bất hợp pháp vào Mỹ, cũng như những người xin tị nạn từ châu Mỹ Latin. Mỹ đã rút khỏi một số hiệp định đa phương lớn như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hoặc rút lui khỏi một số tổ chức đa phương, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tổng thống Trump còn đánh thuế nhập cảng trên hàng hóa của Canada, Mexico (đàm phán lại Hiệp ước NAFTA), châu Âu và các quốc gia khác, và mở ra một cuộc chiến thương mại leo thang với Trung Quốc. Ông cho rằng cho rằng những tổ chức và hiệp định này hiện tại không đem lại lợi ích quốc gia cho Hoa Kỳ, mà chỉ khiến Mỹ thêm “nặng gánh” bởi những điều khoản ‘ không công bằng’ Chính sách quốc phòng: Tổng thống Trump cho rằng nước Mỹ cần phải mạnh về quân sự mới có thể hùng mạnh trở lại. Do vậy, ngân sách quốc phòng đã tăng vọt trong nhiệm kỳ của Trump, ngân sách quốc phòng của Mỹ lên khoảng 10% (tương đương 54 tỷ USD) cho năm 2017. Các ưu tiên được nêu bật trong chi tiêu ngân sách đã nhấn mạnh tới sự cần thiết phải chống lại Nga và Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực tên lửa, hạt nhân và không gian mạng. Nước Mỹ đang trong một cuộc chạy đua vũ trang với các nước này. Tổng thống Trump cũng đã yêu cầu các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường chi tiêu quốc phòng trong liên minh quân sự, đồng thời giảm quân số của quân đội Mỹ tại nước ngoài, như Đức và Afghanistan. Theo hiệp định, NATO phải đóng góp 2% GDP cho quốc phòng, nhưng không nước nào thực hiện, thậm chí Pháp và Đức còn đang giảm chi tiêu quốc phòng. Trên thực tế Mỹ đang phải chi tới 75% chi phí quốc phòng cho NATO tăng từ 63% trong năm 2001. Khi Trump lên nắm quyền, quân đội Mỹ đang tham dự tại khắp nơi trên thế giới như Trung Đông (Afganistan, Syria ... ) trong các cuộc chiến chống khủng bố, châu Âu (Ba Lan, Romania, Đức ..), châu Á (Hàn Quốc, Nhật, Philippine ..) trong cuộc chiến phòng ngừa với 10 nghìn quân ở Afganistan và 6 nghìn quân ở Iraq, 28 nghìn quân tại Hàn Quốc, 50 nghìn quân tại Nhật Bản, và 36 nghìn tại Đức (rút 12 nghìn sang Bỉ), cả châu Âu. 10 Trump nhận thức được sự nguy hiểm khi dàn trải lực lượng quân sự khắp nơi khi các nước đồng minh chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ mà không chi đủ cho quốc phòng như đã cam kết. Biện pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh này là ngoại giao. Ví dụ khủng hoảng Triều Tiên, Mỹ có thể thực hiện chiến tranh, không làm gì hay đàm phán ngoại giao. Trump đã tìm cách đàm phán với Triều Tiên; Nga đang tham gia chiến tranh với Mỹ tại Syria và đe dọa tình hình tại Đông Âu và Caucasus nên Trump cần đàm phán với Nga trong một quy trình phức tạp hơn. Quan điểm của Trump là không muốn điều binh sĩ Mỹ hoặc chi thêm tiền thuế cho xung đột ở nước ngoài trừ khi Mỹ có lợi. Chính sách Syria chính là một ví dụ điển hình. Trump cho rằng Mỹ không có lợi khi duy trì quân ở Syria và đã rút khỏi đây chỉ để lại một nhóm bảo vệ mỏ dầu Syria và giám sát quânkhủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Học thuyết Trump đã được định hình theo hướng đơn phương vì lợi ích nước Mỹ đi ngược với chủ trương đa phương trong các đời tổng thống trước kia. Chiến Lược An Ninh Quốc Gia (NSS) 2017 hay Chiến Lược Quốc Phòng (NDS) 2018 đã thể hiện rõ những thay đổi chính sách an ninh quốc phòng dựa trên thế giới quan trong học thuyết Trump. Chính quyền Trump đã rút quân khỏi Syria để tránh bị cuốn vào một cam kết lâu dài, hay như rút khỏi thỏa thuận Iran vào tháng 10/2017, đảo ngược tiến trình Palestine, di chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ném bom Syria, và tái can dự ở Afghanistan. Tổng thống Trump đã dàn xếp một thỏa thuận nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mỹ cũng sự hỗ trợ của các nước khác đã tiêu diệt thành công Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), và vị tướng quân sự của Iran, Tướng Qasem Soleimani. Cuộc chiến chống Trung Quốc: Trump có cách tiếp cận rất khác về thương chiến trên mặt trận kinh tế. Dưới lăng kính của một nhà dân tộc, Trump đã nhìn thế giới như một cuộc chơi có tổng bằng zero, nghĩa là các thỏa thuận hay hiệp định đều tạo ra người thắng và kẻ thua và cho là thương mại tự do có hại cho nền kinh tế Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ có tỷ trọng nhỏ so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ không phụ thuộc vào xuất khẩu. Mỹ tìm cách giảm bớt thâm hụt thương mại, nhất là với Trung Quốc, và tạo việc làm cho dân Mỹ, i.e Mỹ thỏa thuận lại NAFTA với Canada và Mexico, rút ra khỏi hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), áp thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng khác 10 Reveron, D., & Gvosdev, N. (2017). nhau từ Trung Quốc, Canada, México và Liên minh châu Âu và tiến hành thương chiến với Trung Quốc. Dù vậy, chính sách sử dụng sức ép kinh tế sẽ làm căng thẳng quan hệ ngoại giao với các nước khác và ảnh hưởng tới danh tiếng của Mỹ trên chính trường quốc tế. Chính quyền Trump đã hướng tới các thỏa thuận song phương, số lượng các hiệp định song phương và cả đa phương đang tăng trong hầu khắp các lĩnh vực. Mỹ đã tái đàm phán lại NAFTA với Mexico, và Canada buộc phải tham gia hiệp định này. Ngoài ra, Mỹ còn ký các hiệp định thương mại khác như KORUS (the US Korea Free Trade Agreement) và tái đàm phán với Nhật trong khuôn khổ TPP. Rút khỏi các tổ chức đa phương: Trong gần bốn năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump (2016-2020), chính sách đối ngoại của Trump đã gây nhiều tranh cãi khi rút Mỹ ra khỏi nhiều thỏa thuận đã được ký kết như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hiệp định khí hậu quốc tế Paris, và Kế hoạch Hành động Toàn diện chung nhằm hạn chế sự phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.11 Chiến lược Ấn Độ dương - Thái Bình dương tự do và rộng mở (2017) của Mỹ là một ví dụ về hợp tác đa phương của Mỹ với đồng minh và đối tác trong khu vực này. Chính sách đối ngoại về an ninh nhất quán chống lại Trung Quốc được thể hiện trong Chiến lược quốc phòng quốc gia (National Defense Strategy) đã khẳng định những đồng minh của Mỹ như Úc, Nhật, Philippines, và Hàn Quốc là xương sống an ninh trong khu vực Ấn độ Thái bình dương. Đồng minh của Mỹ cũng đã đứng về phía Mỹ trước những thách thức từ Trung Quốc. Ấn độ gần đây cũng đã từng bước tham gia vào liên minh của Mỹ tại khu vực này. Pháp đã tham gia cuộc đối thoại ba bên với ngoại trưởng Ấn Độ và Úc (Quadrilateral Security Dialogue) vào tháng 5/ 2019. Đức cũng đã tham gia vào vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương cùng với Mỹ. Các hiệp định gần đây được ký kết với trung gian của Mỹ như Hiệp định Abraham (thỏa thuận hòa bình Israel – UAE), thỏa thuận hòa bình Bahrain - Israel và thỏa thuận hợp tác kinh tế Kosovo và Serbia (2020) đã cho thấy giai đoạn hiện nay là một giai đoạn hợp tác quốc tế đặc biệt. Đằng sau tất cả những hành động tấn công các tổ chức đa phương này là cuộc chiến dữ dội giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc không thách thức vị thế toàn cầu của các tổ chức này mà tìm cách thay đổi cách thức vận hành bằng cách thay đổi các khái niệm, giá trị của các tổ chức khi ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lớn. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra trên khắp các lĩnh vực như thương mại, công nghệ, hay sở hữu trí tuệ. Dù vậy, thế giới chưa chuẩn bị cho tình huống 11 Landler, Mark. (2017. 28 Dec). xuất hiện hai khối với các nguyên tắc thương mại, tài chính khác biệt. Richard Haass cho rằng chính quyền Trump đã đảo lộn các chiến lược ngoại giao của Mỹ 12 Tuy vậy, học thuyết Trump đã được đề cử nhận giải Nobel bởi nhóm luật sư Úc. Ông David Flint đã đánh giá cao học thuyết này khi cho rằng nó đã giúp Mỹ rời khỏi các cuộc chiến bất tận, và duy trì nền hòa bình trên toàn cầu. Trong tháng 9 2020, ông Trump đã được đề cử giải Nobe Hoà bình, bởi nhà lập pháp Na Uy với thỏa thuận UAE – Israel; và nhà lập pháp Thụy Điển, với thỏa thuận Kosovo – Serbia do Trump làm trung gian. Nhìn chung, nước Mỹ của Tổng thống Trump là quốc gia đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết. Mỹ không còn đóng vai trò “cảnh sát” quốc tế và các quốc gia có trách nhiệm tự bảo vệ mình. Mỹ chỉ hành động khi quyền lợi cả hai phía đều có lợi. 2. Đặc điểm chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của Donald Trump “Nước Mỹ trên hết”là quan điểm định hình chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Trump và cũng là đặc điểm điển hình của chủ nghĩa dân tộc trong chính sách này. 2.1 Khái niệm chủ nghĩa dân tộc Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là những khái niệm xuất hiện cùng với sự hình thành của quốc gia dân tộc và chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa dân tộc được nhìn nhận như một học thuyết, ý thức hệ, phong trào cách mạng, hay ý chí lãnh đạo. Trong lịch sử thế giới, chủ nghĩa dân tộc ra đời tại châu Âu và sau đó lan ra toàn thế giới, và cũng là nguyên nhân của hai cuộc thế chiến đẫm máu. Chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh được người Roma sử dụng lần đầu vào năm 1798. Chủ nghĩa dân tộc đã được các nhà triết học và sử gia quan tâm từ thế kỷ 19, và được quan tâm đặc biệt trong những năm 1960 - 1970 trong giai đoạn giải phóng dân tộc dưới thời thuộc địa, hình thành các quốc gia dân tộc tại châu Á và châu Phi. Nghiên cứu sâu về chủ nghĩa dân tộc đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu như 12 Richard Haass. (2018). Benedict Anderson13, John Breuilly14, Ernest Gellner15, Eric J. Hobsbawm16, and Anthony D. Smith17. Anderson (1991) cho rằng cảm giác thuộc về một dân tộc là một thuộc tính phổ quát nhất trong hành vi chính trị. Hobsbawn (1991); Hutchinson & Smith (1994)18 phân tích và đánh giá cách mạng tư sản là cái nôi cho sự hình thành quốc gia dân tộc. Smith (1971)19 khi nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc đã phân loại các đặc điểm đặc trưng như lãnh thổ / chủng tộc; lạc hậu / phát triển; thất bại/ thành công; đã văn hóa/ văn hóa thuần chủng; hội nhập/ bảo hộ; trước độc lập/ sau độc lập, và đổi mới/ bành trướng. Ông còn cho rằng chủ nghĩa dân tộc có thể mang nhiều đặc trưng qua lại giữa các dạng khác nhau. Theo Smith (1971) thì có khoảng 39 loại chủ nghĩa dân tộc khác nhau. Tính phức tạp của chủ nghĩa dân tộc được thể hiện rõ qua các phân tích về vai trò của chủ nghĩa dân tộc trong các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, xã hội, và công nghiệp qua các lăng kính khác nhau như một phong trào xã hội, một chính sách kinh tế hay một công cụ chính trị thuần túy mang tính dân túy. Nhìn chung các nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc đều được các nhà sử gia, triết gia, chính trị gia hay xã hội học thực hiện và cùng thống nhất chủ nghĩa dân tộc là một khái niệm mới, còn mỏng và cần được nghiên cứu sâu hơn với tuổi đời khoảng từ 200300 năm. Guibernau (2008)20 đưa ra 2 đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc bao gồm tính sắc tộc, được kế thừa nhờ chủng tộc và đặc tính tâm lý bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc văn hóa được quan tâm nghiên cứu từ thế kỷ 18 qua các tác phẩm của Johann Gottfried von Herder (1744-1803).21 Chủ nghĩa dân tộc chính trị được quan tâm trong thế kỷ 19, và mang những đặc điểm khác so với chủ nghĩa dân tộc văn hóa như lòng trung thành và sự gắn kết cộng đồng. Nhà dân tộc người Ý Giuseppe Mazzini (1805-1872) là ví dụ của phong trào cách mạng dân tộc từ thế kỷ 19 khi đã khơi dậy tinh thần dân tộc của người dân Ý để đòi độc lập trước sự cai trị của đế quốc Áo và Tây Ban Nha. Angharad. S (2016)22 cho rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ thay đổi đặc điểm tùy theo bối cảnh mà nó được sinh ra. Chủ nghĩa dân tộc Thiên Chúa 13 Anderson, Benedict (1991). Breuilly, John. (1994). 15 Gellner, Ernest. (2008 ). 16 Hobsbawm, Eric. (1991 ). 17 Smith. Anthony D. (2003). 18 Hutchinson. J & Smith. A. (1994). 19 Smith, Anthony. (1971). 20 Guibernau, Montserrat. (2008). 21 J Herder . (F. M. Barnard. Ed). (2010). 22 Angharad. C. S (2016). 14 giáo, Hồi giáo, Phật giáo là những nhánh trong chủ nghĩa dân tộc tôn giáo sắc tộc.23 Trong thời kỳ toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc công dân, chủ nghĩa dân tộc nhà nước cũng đã được nghiên cứu24. Trong thời đại kỹ thuật số, Spence. S (2019)25 đã đưa ra khái niệm như chủ nghĩa dân tộc AI, và cho rằng trong tương lai có nhiều vấn đề về luật pháp, đạo đức và chiến lược từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc AI và rộng hơn là chủ nghĩa dân tộc công nghệ hay chủ nghĩa dân tộc số trong giai đoạn hiện nay. Ernest Renan (2018)26 cho rằng chủ nghĩa dân tộc có những giai đoạn mang tính gắn kết nhưng cũng có những giai đoạn gây chia rẽ cộng đồng xã hội. Trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa dân tộc đi từ động lực tích cực sang cực đoan và phân biệt chủng tộc. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan: Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Chủ nghĩa dân tộc mang xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và do vậy kì thị những dân tộc khác. Như vậy, chủ nghĩa dân tộc mang đặc điểm của phong cách chính trị riêng biệt.27 Chính vì vậy, chủ nghĩa dân tộc không tách khỏi nhu cầu về quyền lực. Các nhà dân tộc chủ nghĩa đều có xu hướng duy trì và tìm kiếm quyền lực và sự tuyệt đối hóa đi cùng với dân tộc như một biểu tượng của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước: Sau khi giai cấp tư sản phát triển trở thành chủ nghĩa thực dân và tiến hành xâm lược các dân tộc khác, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện dưới hai hình thức bao gồm chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay chủ nghĩa dân tộc nước lớn và chủ nghĩa dân tộc khu vực nước nhỏ. Nhưng hình thức chủ nghĩa dân tộc nước nhỏ này còn được gọi là chủ nghĩa yêu nước với ý thức dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống thực dân, giành độc lập dân tộc. Yêu nước là tình cảm đối với một nơi cụ thể theo một cách thức đặc trưng nhưng không có xu hướng cưỡng ép hay buộc người khác phải theo, là biểu hiện cảm tính bảo vệ những biểu tượng của tổ quốc như toàn vẹn lãnh thổ, tồn vong của chế độ mà an ninh dân tộc đang bị lâm nguy trước những thế lực bên ngoài. Yêu nước là một tình cảm tự nhiên của con người đối với quê hương xứ sở, 23 Hussain, Asifa, and William Miller. (2006). Brubaker, Rogers. (1999). 25 Spence. S (2019, Apr 10). 26 Renan, Ernest. (2018). 27 Alex Nowrasteh. (4th Jan 2018). 24 với ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cùng với sự hình thành dân tộc và nhà nước dân tộc thì yêu nước từ một tình cảm, một yếu tố tâm lý xã hội đã tiến dần lên thành một ý thức xã hội. Chủ nghĩa dân tộc bao hàm ý thức bảo tồn, truyền thống, duy trì giá trị vĩnh hằng của dân tộc đã sáng tạo ra và tích lũy được qua các thế hệ cũng như duy trì văn hóa dân tộc. Đầu thế kỷ 21, khi chủ nghĩa dân tộc bùng phát trở lại trên thế giới, Rodrik (2019)28 cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc qua các biểu hiện như sự thắng cử của Tổng thống D. Trump, hiện tượng Brexit và chiến thắng của một số đảng cực hữu tại châu Âu có nguyên nhân từ sự lo lắng bất an về kinh tế của cử tri do khủng hoảng tài chính, chính sách thắt lưng buộc bụng và toàn cầu hóa và những chia rẽ trong lòng đất nước. 2.2 Đặc điểm chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của Donald Trump Chính sách nước Mỹ trên hết: đã được Trump cá nhân hóa vào khắp các lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội trên toàn nước Mỹ. Chính sách này đã được phân tích kỹ ở phần 1.2. Không chỉ định hình một chính sách đối ngoại đặc nước Mỹ trên hết Trump đã cố gắng thực hiện những lời hứa của mình trong chiến dịch bầu cử. Khi vận động tranh cử Trump hứa không xóa bỏ Medicare and Medicaid, ông đã cố gắng xóa bỏ Obamacare. Trump cũng hứa xây bức tường dọc biên giới Mỹ – Mexico, khi quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu ngân sách chi USD 1,3 tỷ cho an ninh biên giới, ít hơn rất nhiều so với yêu cầu của mình là USD 5 tỷ. Trump đã tái phân bổ USD 2,5 tỷ từ Bộ Quốc phòng để xây bức tường này. Giữ lời hứa về hạn chế thương mại bất lợi cho dân Mỹ, Trump đã tiến hành thương chiến với các đối tác thương mại. Trump cũng tìm cách giảm số di dân bất hợp pháp tại Mỹ, như ban hành Lệnh cấm đi lại và đang tìm cách xóa bỏ DACA. Trump hứa sẽ chi khoảng $800 - $1000 tỷ trong 5 năm cho cơ sở hạ tầng, thì ông đã đưa ra một dự án cơ sở hạ tầng có tên là “Trump Versus Clinton on Infrastructure” vào 27/10/2016, với tiền tài trợ tư nhân mà không lấy từ ngân sách liên bang. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế: Tổng thống Donald Trump cho rằng các hiệp định thương mại quốc tế đang gây hại cho nước Mỹ. Thay vì các thỏa thuận để mở rộng 28 Dani Rodrik. (2019). thương mại, Tổng thống Trump có khuynh hướng hướng nội. Thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ-Mexico-Canada được thỏa thuận thay cho NAFTA (hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) được thêm vào các rào cản mới. Trump từ bỏ TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) trong tuần đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Phân tích chính sách kinh tế của Tổng thống Trump, Cozzolino (2018)29 cho rằng Trump đã kết hợp chính sách dân tộc kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô tự do mới trong nước. Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế, McCorriston & Sheldon (2019)30 cho rằng trong ngắn hạn đến 2018 người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu thiệt hại USD 68,8 tỷ; doanh nghiệp xuất khẩu lợi USD 23 tỷ, lợi nhuận thuế quan là USD 39,4 tỷ. Nhìn chung thiệt hại ròng khá nhỏ - USD 6,4 tỷ chiếm 0,03% GDP của Mỹ, nhưng ý nghĩa của phân phối lại rất lớn. Hình 1: Thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc (tỷ USD) Dù vậy, trao đổi dịch vụ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn rất lớn. 29 30 Cozzolino, A. (2018, Apr). McCorriston & Sheldon (2019, Sep). Hình 2: Thương mại dịch vụ giữa Mỹ và Trung Quốc (tỷ USD). Hình 3: Thực hiện thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1 Đại dịch COVID-19 xảy ra vào đầu 2020 đã khiến các hoạt động thương mại bị đình trệ và ¾ giá trị thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa được thực hiện theo hình 3. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng suy thoái kinh tế mạnh nhất mà lịch sử đã ghi nhận với hơn 40 triệu (15%) việc làm bị mất từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5 2020. Hình 4: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ Nguồn: U.S. Bureau of Labour Statistics. Hình 5: So sánh tỷ lệ thất nghiệp qua các giai đoạn suy trầm kinh tế Hình 5 cho thấy số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp từ lần 2 trở lên trong các giai đoạn suy trầm kinh tế từ những năm 1970 cho tới 2020. Ảnh hưởng của đại dịch đã đẩy số lượng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao kỷ lục đầu năm 2020 tới 25 triệu so với mức khoảng 5 triệu của các đợt suy trầm khác. Giữa đại dịch này, sự mất lòng tin vào thương mại quốc tế đó vẫn là kim chỉ nam định hình chính sách dân tộc kinh tế của Trump. Tại Nhà Trắng ngày 15 tháng 5 2020, Trump tuyên bố: “Những loại vaccine này mà chúng ta sẽ tập trung vào và sản xuất, tất cả chúng sẽ được sản xuất ngay tại Mỹ.” Như vậy, an ninh y tế đã thúc đẩy cho chủ nghĩa dân tộc kinh tế. Hơn nữa, chính quyền Trump lấy vấn đề an ninh y tế như một lý do để nâng các rào cản thương mại đã được áp đặt trong ba năm trước đây lên cao hơn nữa cùng với việc thúc giục các công ty Mỹ quay trở lại Mỹ. Trump đã cấm vận xuất cảng vật dụng y tế của Mỹ sang các nước đồng minh đối tác. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế được thúc đẩy như một biện pháp khẩn cấp, bảo vệ sức khỏe nhưng vẫn được duy trì như một chính sách sau tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh. 3. Kết luận Chủ nghĩa dân tộc luôn hiện diện trong chính sách đối ngoại của Mỹ qua các đời Tổng thống dù Cộng hòa hay Dân chủ. Các đời Tổng thống Mỹ đều vì lợi ích và an ninh của nước Mỹ. Chính sách đối ngoại của Trump cho thấy một chân lý hiện thực là khi hoàn cảnh thay đổi chính sách cũng phải thay đổi. Trump đang thay đổi luật chơi để duy trì vị thế lãnh đạo của nước Mỹ bằng cách đòi hỏi một sự công bằng trong các thỏa thuận với cả đồng minh và đối tác, đồng thời xác định và đối phó với đối thủ chiến lược của nước Mỹ là Trung Quốc. Trump đã nêu bật một thông điệp là chủ nghĩa dân tộc Mỹ, chủ quyền và sức mạnh vượt trội của Mỹ không thể bị thách thức, cùng với quyền hành động đơn phương của Mỹ. Việc Trump nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa bình cho thấy một trật tự thế giới mới đang dần định hình với những cách thức vận hành mới đang diễn ra. Tài liệu tham khảo Anderson, Benedict (1991). Imagined Communities: Reflections on the Origin and Spread of. Nationalism. London: Verso. Angharad. C. S (2016). The affective atmospheres of nationalism. Cultural Geographies. Vol 23 Issue 2 Breuilly, John. (1994). Nationalism and the State. University of Chicago Press. Brubaker, Rogers. (1999). The Manichean Myth: Rethinking the Distinction Between ‘Civic’ and ‘Ethnic’ Nationalism. Nation and National Identity: The European Experience in Perspective. Ed. Hanspeter Kriesi. Zurich: Ruegger. Cozzolino, A. (2018, Apr). Trumpism as nationalist neoliberalism . A critical enquiry into Donald Trump’s political economy. Inter disciplinary Political Studies. Issue 4(1) Dani Rodrik. (2019), Chủ nghĩa dân túy bùng phát do văn hóa hay kinh tế? Phan Nguyên (biên dịch), Nghiên cứu quốc tế, ngày 10/7/2019. Gellner, Ernest. (2008 ). Nations and Nationalism. Cornell University Press. Guibernau, Montserrat. (2008). The Identity of Nations. Polity. Gurdgiev, Constantin. (2020, 26 Aug). Employment and Continued Unemployment Claims. Econintersect Hobsbawm, Eric. (1991 ). Nations and Nationalism since 1780: Programme, Myth, Reality. Cambridge University Press. Hussain, Asifa, and William Miller. (2006). Multicultural Nationalism: Islamophobia, Anglophobia, and Devolution. Oxford: Oxford University Press. Hutchinson. J & Smith. A. (1994). Nationalism. Oxford Readers. J Herder. (F. M. Barnard. Ed). (2010). J. G. Herder on Social & Political Culture. Cambridge Studies in the History and Theory of Politics). Cambridge University Press. James W. Loewen. (2018). Lies My Teacher Told Me. The New Press, New York. Jerald A Combs. (2015). The History of American Foreign Policy: v.1: To 1920. Routledge; 3rd Edition John Dumbrell. (1997). American Foreign Policy: Carter to Clinton. Palgrave Macmillan John Milton Cooper. (2009). Woodrow Wilson: A Biography. Knopf. Chap 17–19 Jonathan Monten. (2005). The Roots of the Bush Doctrine: Power, Nationalism, and Democracy Promotion in U.S. Strategy. International Security. No 29 Kent E. Calder. (2010). Embattled garrisons: Comparative base politics and American globalism. Princeton University Press Landler, Mark. (2017. 28 Dec). Trump, the Insurgent, Breaks With 70 Years of American Foreign Policy. The New York Times. Mark Galeotti. (2001). Afghanistan: The Soviet Union’s Last War. Taylor & Francis McCorriston & Sheldon (2019, Sep). Economic Nationalism: US Trade Policy VS. BREXIT. Ohio State Business Law Journal. Mona Sutphen và Nina Hachigian. (2010). The Next American Century: How the U.S. Can Thrive as Other Powers Rise. Simon & Schuster. Renan, Ernest. (2018). What is a nation? And other political writings. Columbia University Press. Reveron, D., & Gvosdev, N. (2017). An Emerging Trump Doctrine? Horizons: Journal of International Relations and Sustainable Development, (9), 42-61. doi:10.2307/48573706 Richard Haass. (2018). A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order. Penguin Publishing Group. Smith, Anthony. (1971). Theories of Nationalism. London: Duckworth Smith. Anthony D. (2003). Chosen Peoples: Sacred Sources of National Identity. Spence. S (2019, Apr 10). The birth of AI nationalism. New Statesman U.S. Bureau of Economic Analysis U.S. Bureau of Labour Statistics.