You are on page 1of 2

III.

Thanh lọc, phát triển được các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh bằng xây dựng
chiến lược KD, tạo liên kết mới để phát triển
1, Cơ hội đi kèm thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia WTO
Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Như vậy, nước ta đã có vị thế bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định
chính sách thương mại toàn cầu và thiết lập một trật tự kinh tế công bằng trong việc đấu tranh
bảo vệ quyền lợi cho đất nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có những điều chỉnh, thích nghi với điều kiện thực tế nếu muốn tận dụng cơ
hội một cách thành công nhất.
Nhiều doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể bị loại trừ
ra khỏi cuộc chơi bởi mức độ cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt, với nhiều” đối thủ” hơn, trên
bình diện rộng, sâu hơn. Ðiều này có thể xảy ra với những doanh nghiệp quá yếu về tiềm lực kinh
tế cũng như thương hiệu, kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Sự đào thải của hàng loạt
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ khiến số lao động thất nghiệp tăng cao. Ðây là một trong
những vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững. Như vậy thách
thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là không hề nhỏ.
Tuy nhiên, nếu tận dụng được đây có thể là cơ hội không thể tốt hơn để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm,cũng như khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.Trong hội
nhập kinh tế quốc tế có rất nều yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng cạnh tranh, đó là chất
lượng, giá thành, thương hiệu sản phẩm… mà doanh nghiệp cần chú trọng tới
2, Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
a) Về phía nhà nước
- Đổi mới thể chế, xây dựng pháp luật để đáp ứng đòi hỏi của việc hình thành hành lang
pháp lý nhất quán, thông thoáng, minh bạch, công khai, dễ dự báo, tạo môi trường thuận
lợi hơn cho kinh doanh và đầu tư
- Đổi mới chính sách kinh tế chuyển sang giai đoạn mới của sự nghiệp công nghiệp hóa cần
đổi mới đồng bộ chính sách kinh tế để có thể hình thành đội ngũ doanh nghiệp có đủ năng
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp của những nước phát triển trong khu vực
-  Để doanh nghiệp Việt Nam hoạt động có hiệu quả ở nước ngoài cần có sự hỗ trợ của Nhà
nước, cần hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp
nước ngoài.
b) Về phía doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị trên cơ sở hiện có;
nếu năng lực tài chính có hạn thì trước mắt chỉ cần thay đổi thiết bị ở những khâu sản xuất
có tính quyết định đối với chất lượng sản phẩm. Đây là phương án tiết kiệm được đầu tư
và nhanh chóng đưa ra sản phẩm thích hợp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Cần đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng đến đào tạo cán bộ quản lý giỏi,
nắm vững luật pháp quốc tế, đồng thời đào tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành
nghề.
- Cần đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp để áp dụng các công nghệ tiên tiến như:
công nghệ thông tin, các công nghệ điều hành mới, đồng thời quản lý chất lượng theo các
tiêu chuẩn của ISO nhằm giảm thiểu những lao động gián tiếp và tăng người lao động trực
tiếp, qua đó cũng đạt được mục đích giảm giá thành sản phẩm và giải quyết được việc làm
cho lao động tại địa phương.
- Lãnh đạo doanh nghiệp cần tăng cường nghiên cứu Maketting để có chiến lược sản xuất
sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Cần đổi mới tư duy, sản xuất những sản phẩm mà thị
trường trong nước, khu vực và thế giới cần chứ không phải là sản xuất những sản phẩm
mà doanh nghiệp có khả năng sản xuất.
- Khi nước ta đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định của pháp
luật, trước hết là các quy định của WTO. Sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đến nước nào cần
nghiên cứu sâu về pháp luật của nước đó để tránh vi phạm dẫn đến những sai lầm không
đáng có, ở nước ta đã có nhiều doanh nghiệp bị thua thiệt do bị xử ép trong giao dịch.
- Các doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình. Ý kiến của nhiều
chuyên gia kinh tế đã cho rằng: “Để thâm nhập vào thị trường quốc tế, một yêu cầu bắt
buộc là các doanh nghiệp của ta phải nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng... đối với hàng nông sản phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm”
Một số thương hiệu Việt vươn ra thế giới( Vinamilk, Vinfast, Viettel,…) những mặt hàng
nông sản xuất khẩu như( gạo, hạt điều, cao su, cà phê,…) với những thương hiệu như gạo
ST25, cà phê robusta,…)

Nhược điểm của hàng Việt Nam là chất lượng không ổn định, mẫu mã bao bì tuy có nhiều
tiến bộ song chưa thực sự bắt kịp với thị trường quốc tế; nếu doanh nghiệp bán một loại
hàng hóa nào đó không có thương hiệu thì giá bán sẽ rất thấp, ví dụ như: Cũng là hai
chiếc áo sơ mi, nếu đưa ra phân biệt bằng mắt thường thì hai sản phẩm giống như nhau,
nhưng một sản phẩm có danh hiệu giá bán sẽ gấp 10 lần so với sản phẩm cùng loại...

Ví dụ: tại tỉnh Yên Bái cũng xảy ra trường họp đó, ví dụ như 1 kg chè đen chỉ bán được
với giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng chè Ô Long của Công ty Thực phẩm Phú Tài
do có sự đầu tư cả vùng nguyên liệu và công nghệ sản xuất giá bán gấp 20 đến 30 lần. Có
sản phẩm chè đã có danh tiếng ở trong và ngoài nước là niềm tự hào của chè Yên Bái,
song đã tự đánh mất thương hiệu sản phẩm của mình.

3, Thành tựu đạt được nhờ nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau 5 năm gia nhập
WTO( 2007- 2012)
Đánh giá một cách tổng thể, sau 5 năm gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam đã được cải thiện. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng và chất lượng
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được tăng lên. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 5
năm 2007-2011 là 19,25%/năm, cao hơn mức 18,1%/năm của thời kỳ 5 năm 2001-2005 trước khi
nước ta gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4
USD/người so với 559,2 USD/người của năm 2006, tăng gấp gần 2 lần. Thị trường tiêu thụ hàng
hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng tăng hơn trước.
Không chỉ tăng về lượng, mà cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có những thay
đổi theo hướng tích cực. Có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới, như trái cây, hoa, rau... Quy mô
thị trường cũng được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu đạt từ 1 tỉ
USD trở lên.

You might also like